Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

BÀI TẬP 1:
Ngày 01/02/2017, Bà Nguyễn Thị A mua bảo hiểm nhân thọ trọn đời cho chồng bà là
ông Nguyễn Văn B (45 tuổi) của Công ty CP bảo hiểm Bưu Điện. Ngay sau khi ký
hợp đồng bà A đã đóng phí bảo hiểm 25.106.000 đồng.
Quyền lợi bảo hiểm được quy định tại Hợp đồng như sau:
“Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, nếu người được bảo hiểm bị
thương tật toàn bộ và vĩnh viễn trước 70 tuổi hoặc tử vong, công ty sẽ chi trả 1
lần quyền lợi bảo hiểm theo quy định tại điều này tùy thuộc vào quyền lợi bảo
hiểm mà bên mua bảo hiểm đã chọn, được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm
hoặc các sửa đổi bổ sung nếu có. Số tiền bảo hiểm tử vong là 250.000.000”.
Ngày 10/10/2018 ông HB chết do bị tai nạn giao thông khi đang đi xe gắn máy tại TP
Hồ Chí Minh (Nguyên nhân chết theo Biên bản giảm định pháp y: Chấn thương sọ
não). Sau khi ông B chết, bà A gửi thông báo cho công ty bảo hiềm và yêu cầu công ty
bảo hiểm thanh toán số tiền như trong hợp đồng. Tuy nhiên, sau nhiều lần từ chối đến
ngày 01/12/2018 công ty bảo hiểm trả lời từ chối chi trả bảo hiểm cho bà A với lý do
sau:
Công ty đã tiến hành xác minh, thu thập thông tin làm cơ sở giải quyết quyền lợi
bảo hiểm theo đúng quy trình thì phát hiện ngày 08 và 09/02/2016 ông B đã 02 lần
khám và nhập viện để điều trị tại Bệnh viện đa khoa An Phước vì được chẩn đoán
nhồi máu cơ tim. Đến ngày 15/02/2016., ông B tiếp tục khám và được chẩn đoán bị
bệnh thiếu máu cục bộ)/nhồi máu cơ tim cũ. Nhưng khi lập hồ sơ bảo hiểm
ngày 01/2/2017, khi trả lời các câu hỏi của bị đơn về tình hình sức khỏe của ông B
đã không khai báo thông tin trên cho bị đơn, cụ thể:
1. Tại mục g, câu hỏi số 7 công ty có hỏi về việc người được bảo hiểm đã từng có
hoặc hiện nay có bất cứ một dấu hiệu, triệu chứng hoặc bệnh nào về “Đau ngực,
rối loạn nhịp tim...” ông B đã trả lời KHÔNG;
2. Tại mục h, câu hỏi số 7 công ty có hỏi về việc người được bảo hiểm đã từng có
hoặc hiện nay có bất cứ một dấu hiệu, triệu chứng hoặc bệnh nào về: “Bệnh mạch
vành (Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim)...” thì nguyên đơn và ông B đã trả lời
KHÔNG;
3. Tại câu hỏi số 9 có hỏi về việc “Trong 05 năm vừa rồi, ông/bà đã bao giờ
nằm viện điều trị, đi khám tại các cơ sở y tế (Bệnh viện, trung tâm y tế, phòng
khám, phòng mạch bác sỹ...) để chẩn đoán hay làm các xét nghiệm thì nguyên đơn
và ông B cũng đã trả lời KHÔNG.
CÂU HỎI:

1. Quyền lợi của bà A trong trường hợp này giải quyết như thế nào? Đưa ra căn
cứ pháp lý và lập luận để giải quyết.
a. Giá trị pháp lý của hợp đồng bảo hiểm:

Ngày 01/02/2017, Bà Nguyễn Thị A mua bảo hiểm nhân thọ trọn đời cho chồng
bà là ông Nguyễn Văn B (45 tuổi) của Công ty CP bảo hiểm Bưu Điện. Ngay sau khi
ký hợp đồng bà A đã đóng phí bảo hiểm 25.106.000 đồng. Căn cứ vào điều 16, điều
18, điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm giữa bà A, ông B và
công ty CP bảo hiểm Bưu điện là hợp pháp và có hiệu lực thực hiện.
b. Sự kiện bảo hiểm:

Ngày 10/10/2018 ông HB chết do bị tai nạn giao thông khi đang đi xe gắn máy
tại TP Hồ Chí Minh (Nguyên nhân chết theo Biên bản giảm định pháp y: Chấn thương
sọ não).

=> Việc ông B tử vong do tại nạn giao thông là hoàn toàn thuộc điều kiện được hưởng
quyền lợi bảo hiểm mà hai bên đã ký: “Trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu
lực, nếu người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn trước 70 tuổi hoặc tử
vong, công ty sẽ chi trả 1 lần quyền lợi bảo hiểm theo quy định tại điều này tùy thuộc
vào quyền lợi bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã chọn, được ghi trên giấy chứng nhận
bảo hiểm hoặc các sửa đổi bổ sung nếu có. Số tiền bảo hiểm tử vong là 250.000.000”

Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện nêu lý do ông B cố tình khai báo không trung
thực khi ký kết hợp đồng, không chi trả quyền lợi bảo hiểm là không có cơ sở pháp lý
và cơ sở thực tiễn. Mặc dù công ty có chứng cứ chứng minh được tại thời điểm hai bên
ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà ông B và bà A cung cấp thông tin về tình trạng
bệnh của ông B là không đúng, nhưng thực tế nguyên nhân dẫn đến ông B chết là do
chấn thương sọ não là rủi ro do tai nạn giao thông gây ra, nên thuộc trường hợp (đối
tượng) được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng.

c. Nghĩa vụ bồi thường:

Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện phải có nghĩa vụ chi trả số tiền bảo hiểm là
250.000.000 đồng cho nguyên đơn.

Hàng tháng công ty bảo hiểm còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải
thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Trong trường hợp không thể thương lượng và hoà giải với công ty bảo hiểm.
Hãy tư vấn cho bà A cách thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp
luật? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Trường hợp không thể thương lượng và hoà giải với công ty bảo hiểm. Bà A có
thể khởi kiện công ty bảo hiểm ra toà án. Cụ thể, bà A phải nộp đơn khởi kiện công ty
bảo hiểm Bưu điện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi Công ty Bảo hiểm Bưu điện đặt
trụ sở. (Lấy căn cứ pháp lý trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

BÀI TẬP 2:

Gia đình ông Nguyễn Tuấn Anh sở hữu 1 xe ô tô do vợ là bà Nguyễn Ánh Dương
đứng tên sở hữu. Theo đó, ngày 01/7/2023 giữa bà Nguyễn Anh Dương đã ký Hợp
đồng bảo hiểm xe cơ giới số 008-25/22/2G/HD/04799 với mức phí bảo hiểm vật
chất xe tổng số tiền 7.800.000 đồng/năm, thời hạn hợp đồng từ 00h00 ngày
30/7/2023 đến 00h00 ngày 30/7/2024. Vợ chồng bà Dương đã thanh toán toàn bộ
chi phí bảo hiểm theo hợp đồng.

Ngày 22/9/2023, ông Nguyễn Tuấn Anh điều khiển xe thì ô tô bất ngờ bị nổ vỏ
trước bên phụ nên lái xe mất lái, lao xuống rãnh thoát nước gây tai nạn giao thông.
Khi vừa xảy ra tai nạn, ông Tuấn Anh đã gọi điện thoại báo ngay cho số Hotline
của Công ty bảo hiểm và được hướng dẫn trình báo Công an xã và kiểm tra nồng
độ cồn.

Sau đó ông Tuấn Anh đã trình báo đến Công an xã và có xác nhận của Công an xã
về sự việc tại nạn vào ngày 22/9/2023. Đến trưa ngày 22/9/2023 ông Tuấn Anh
ghé qua Trung tâm y tế huyện X để kiểm tra nồng độ cồn. Do hoàn toàn không sử
dụng rượu bia hoặc nước uống có cồn khác khi điều khiển ô tô nên ông T đã không
thắc mắc gì về kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Ông Tuấn Anh đã đưa
xe vào hãng để sửa chữa và tổng số tiền là 21.500.000.

Ngày 11/10/2023 hãng xe thông báo đã sửa chữa xong những phía bảo hiểm chưa
thanh toán. Ông Tuấn Anh đã chủ động liên hệ nhiều lần thì nhân viên phụ trách
bảo hiểm mới giao cho ông Tuấn Anh Tờ trình không giải quyết bồi thường ngày
15/12/2023 do vi phạm quy tắc bảo hiểm, cho rằng có nồng độ cồn trong kết quả
xét nghiệm.

Ông Tuấn Anh liên hệ Trung Tâm y tế X thắc mắc vì sao trong máu lại có chỉ số
nồng độ cồn thì được Bác sỹ giải thích nồng độ cồn trong máu dưới 0,46
miligam/100 mililít máu được xem là không có cồn theo Quyết định số: 320/QĐ-
BYT ngày 23/01/2014 của Bộ Y tế vì ngay cả khi không uống rượu bia hoặc nước
uống có cồn khác thì cơ thể vẫn có thể sinh ra một lượng cồn nhỏ gọi là cồn sinh
học từ việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Công ty bảo hiểm lại đưa ra quy định giảm trừ bồi thường để từ chối chi trả tiền
bảo hiểm. Cụ thể, Công ty căn cứ Điều 8 Quy tắc bảo hiểm ô tô ban hành theo
Quyết định số: 2758/2018/QĐ-BSH-QLNV1 ngày 25/12/2018 của Tổng Giám đốc
Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội quy định: “Người điều khiển xe ô tô trong
tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khi thở, sử dụng ma túy và chất kích
thích bị cấm theo quy định của pháp luật.” và Điều 8 Luật Giao thông đường bộ
2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy
chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Câu hỏi: Quyền lợi của gia đình ông Nguyễn Tuấn Anh và bà Nguyễn Ánh
Dương được giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Đưa ra các căn cứ pháp lý.

BÀI LÀM
a. Giá trị pháp lý của hợp đồng bảo hiểm:
Ngày 01/7/2023 giữa bà Nguyễn Anh Dương đã ký Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới
số 008-25/22/2G/HD/04799 với mức phí bảo hiểm vật chất xe tổng số tiền
7.800.000 đồng/năm, thời hạn hợp đồng từ 00h00 ngày 30/7/2023 đến 00h00 ngày
30/7/2024. Vợ chồng bà Dương đã thanh toán toàn bộ chi phí bảo hiểm theo hợp
đồng. Căn cứ vào điều 16, điều 18 và điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm
2022, hợp đồng bảo hiểm số 008-25/22/2G/HD/04799 là hợp pháp và có hiệu lực
thực hiện

b. Sự kiện bảo hiểm

Ngày 22/9/2023, ông Nguyễn Tuấn Anh điều khiển xe thì ô tô bất ngờ bị nổ
vỏ trước bên phụ nên lái xe mất lái, lao xuống rãnh thoát nước gây tai nạn giao
thông.

Căn cứ Điều 8 Quy tắc bảo hiểm ô tô ban hành theo Quyết định số:
2758/2018/QĐ-BSH-QLNV1 ngày 25/12/2018 của Tổng Giám đốc Công ty CP
Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội quy định: “Người điều khiển xe ô tô trong tình trạng
có nồng độ cồn trong máu hoặc khi thở, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm
theo quy định của pháp luật.” và Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định
các hành vi bị nghiêm cấm: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

=> Mặc dù ông Tuấn Anh không sử dụng rượu bia nhưng khi xét nghiệm vẫn có
nồng độ cồn trong máu => Ông Tuấn Anh đã vi phạm Điều 8 Luật giao thông
đường bộ và Quyết định số: 2758/2018/QĐ-BSH-QLNV1 ngày 25/12/2018 của
Tổng Giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội.

=> Công ty bảo hiểm không cần phải chi trả số tiền bảo hiểm 21.500.000 đồng cho gia
đình ông Nguyễn Tuấn Anh.

BÀI TẬP SỐ 3:
Anh Nguyễn Văn B, mua bảo hiểm thông qua hình thức điện tử của Tổng công ty cổ
phần Bảo hiểm Bưu điện. Thời hạn bảo hiểm là 1 năm từ 01/1/2023 đến 31/12/2023,
phí bảo hiểm là 2.790.000. Quyền lợi có được từ bảo hiểm là:
“Người mua bảo hiểm được hưởng số tiền là 2.400.000/1 ngày điều trị nội trú do tai
nạn, bệnh tật”.
Anh B đã ký kết và thanh toán chi phí bảo hiểm 1 lần và nhận giấy chứng nhận bảo
hiểm.
Từ ngày 19/10/2023 đến ngày 30/10/20203, anh B phải điều trị bệnh nhiễm khuẩn hệ
tiết niệu tại Bệnh viện đa khoa Tâm Đức – Hà Nội. Sau đó anh B đã hoàn thiện hồ sơ
gửi công ty bảo hiểm và yêu cầu chi trả số tiền là 24.000.000 (10 ngày nằm viện)
Tuy nhiên, đến ngày 08/04/2023, công ty Bảo hiểm Bưu Điện gửi thông báo anh
Nguyễn Văn B không thuộc trường hợp được chi trả tiền bảo hiểm bởi lý do sau:
Hồ sơ hồ sơ bệnh án của anh B không có tài liệu chứng minh khách hàng đã thực
hiện xét nghiệm nước tiểu, căn cứ theo hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết
niệu ở Việt Nam năm 2013 do Hội tiết niệu thận học Việt Nam ban hành. Trường
hợp của khách hàng chưa đúng phác đồ quy định. Bệnh nhân xuất hiện tiểu buốt,
tiểu rắt, không nôn không sốt (Theo tóm tắt bệnh án). Đồng thời tình trạng bệnh
có thể điều trị ngoại trú theo tiêu chuẩn y khoa hiện hành.
1. Giải quyết quyền lợi của anh B như thế nào trong trường hợp này? Tìm ra các
căn cứ để bảo vệ quyền lợi của anh B
a. Giá trị pháp lý của hợp đồng bảo hiểm
Anh B đã ký kết và thanh toán chi phí bảo hiểm 1 lần và nhận giấy chứng nhận
bảo hiểm nên hợp đồng bảo hiểm là hợp pháp và có hiệu lực thực hiện.
b. Sự kiện bảo hiểm
Từ ngày 19/10/2023 đến ngày 30/10/20203, anh B phải điều trị bệnh nhiễm
khuẩn hệ tiết niệu tại Bệnh viện đa khoa Tâm Đức – Hà Nội. Như vậy, anh B đủ điều
kiện đáp ứng quyền lợi có được từ bảo hiểm: “Người mua bảo hiểm được hưởng số
tiền là 2.400.000/1 ngày điều trị nội trú do tai nạn, bệnh tật”.
Lý do của công ty Bảo hiểm đưa ra là không có cơ sở nên công ty Bảo hiểm
phải chi trả số tiền 2.400.000 đồng/1 ngày cho anh B.
2. Trong trường hợp không thể hoà giải và thương lượng với công ty bảo hiêm, tư
vấn cho B phương thức bảo vệ quyền lợi của mình? Cơ quan nào có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp trên?
Trường hợp không thể hoà giải và thương lượng với công ty bảo hiểm, B có thể
khởi kiện công ty bảo hiểm ra toà án nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở của công ty
bảo hiểm (lấy căn cứ tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

You might also like