BTL Kinh tế vi mô nhóm 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

.

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN


MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT NHU CẦU MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
NGÂN HÀNG

Giảng viên giảng dạy :CAO HẢI VÂN


Lớp :K26KTA
Mã lớp học phần :232ECO01A02
Nhóm thực hiện :NHÓM 6
Danh sách sinh viên thực hiện :
Họ và tên MSSV Lớp
Phạm Thị Thúy Hạnh 26A4022692 K26KTA
Phạm Mạnh Hiếu 26A4023092 K26KTA
Phạm Ngọc Khánh 26A4023121 K26KTA
Phùng Thị Thùy 26A4020878 K26KTA
Lê Minh Thư 26A4021324 K26KTA
Trần Phương Thảo 26A4020867 K26KTA
Đặng Thu Hiền 26A4022696 K26KTA
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................2
I. MÔ TẢ VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT...................................................................3
II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT....................................................................5
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của Laptop.........................................................5
2.1.1. Thu nhập........................................................................................................5
2.1.2. Thị hiếu.........................................................................................................7
2.1.3. Giá.................................................................................................................8
2.1.4. Giá hàng hóa liên quan..................................................................................9
2.1.5. Số lượng người tiêu dùng trên thị trường....................................................11
2.1.6. Kỳ vọng của người tiêu dùng......................................................................11
2.2. Các nhân tố khác................................................................................................12
2.2.1. Thông tin.....................................................................................................12
2.2.2 Các tiêu chí ưu tiên khi chọn Laptop..........................................................13
III. CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP............................................................14
3.1. Nhận dạng thị trường mục tiêu...........................................................................14
3.2. Chính sách giá....................................................................................................15
3.3. Chính sách sản phẩm..........................................................................................16
3.4. Chính sách phân phối.........................................................................................17
3.5. Truyền thông Marketing.....................................................................................18
3.6. Mục tiêu kinh doanh của công ty.......................................................................19
Lời cam đoan...............................................................................................................20
Danh mục tài liệu tham khảo:....................................................................................21

1
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, ngành công nghệ
thông tin không ngừng được cải thiện và mở rộng. Sự tiến bộ của ngành đã dần làm
giảm đáng kể khoảng cách về không gian và thời gian, không chỉ khiến con người đến
gần nhau hơn, đồng thời là cầu nối mang cả kho tàng tri thức nhân loại đến với mỗi
người. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của con người đã được cải thiện đáng kể, nhất là
nhu cầu về thông tin và truyền thông. Thời đại mà một lượng thông tin nhỏ bé có thể
mang đến sự thành công cho một người hay sự phá sản của cả một tập đoàn. Và con
đường ngắn nhất giúp ta tiếp cận với tất cả những thứ quí giá đó chính là những chiếc
máy tính thông minh. Theo đó, máy tính có những sự phát triển đáng kinh ngạc từ
những cổ máy lớn nhất bằng cả ngôi nhà đến những chiếc máy siêu mỏng chỉ vài
centimet. Những chiếc Laptop đã phần nào cơ bản cách mạng con đường tiếp cận với
thế giới bên ngoài của con người bởi những đặc tính ưu việt của mình. Nó đã là một
thứ trang bị không thể thiếu cho hành trang của mỗi người khi bước vào cuộc sống từ
học tập, nghiên cứu đến công việc kinh doanh…
Tại sao lại chọn kinh doanh Laptop?
Laptop đã thực sự ngày càng trở nên vô cùng gần gũi với con người hiện đại.
Với sinh viên ngày nay, Laptop không còn là thiết bị vượt quá tầm với nữa, ngược lại
việc sở hữu một chiếc Laptop đã vô cùng dễ dàng. Ngày càng có nhiều sinh viên sở
hữu những chiếc Laptop phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giải trí của mình.
Hơn nữa, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều số lượng Laptop trên thị trường với
nhiều mẫu mã, giá cả của nhiều thương hiệu cả lớn lẫn nhỏ, phù hợp với túi tiền của
sinh viên. Thêm vào đó, với những chương trình bán Laptop trợ giá, giảm giá dành
cho sinh viên đã góp phần rút ngắn khoảng cách khả năng tài chính và nhu cầu mua
Laptop. Riêng tại trường Học Viện Ngân Hàng, khi mà trường đã phủ sóng Wifi toàn
trường với mong muốn phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, đã
có nhiều bạn sinh viên được gia đình đầu tư cho những chiếc máy tính. Qua đó, có thể
thấy nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên đang ngày càng tăng lên. Để đánh giá một
cách tổng quát thực trạng nhu cầu mua Laptop của sinh viên trường Học Viện Ngân
Hàng. Nhóm chúng em chọn đề tài “khảo sát nhu cầu mua Laptop của sinh viên Học
Viện Ngân Hàng”.

2
I. MÔ TẢ VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Đây là thông tin thu thập được sau khi nhóm khảo sát 103 sinh viên Học viện
Ngân hàng, các câu trả lời là ngẫu nhiên.
 Giới tính của đối tượng khảo sát:

 85,4% là nữ
 14,6% là nam
Trong số 103 sinh viên tham gia khảo sát, phần lớn là sinh viên nữ cho thấy nữ
giới cung cấp thông tin về các yếu tố sử dụng Laptop sẽ chi tiết hơn nam giới.
 Độ tuổi của đối tượng khảo sát:

 78,6% là sinh viên năm nhất


 9,7% là sinh viên năm hai
 4,9% là sinh viên năm ba
 6,8% là sinh viên năm tư
Nhóm đã thực hiện khảo sát từ nhiều sinh viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, đa
dạng từ năm nhất đến năm tư, trong đó, số lượng sinh viên năm nhất đông đảo hơn cả
khi chiếm 78,6%.
 Đối tượng khảo sát đang theo học chuyên ngành nào?

3
Có thể thấy, sinh viên tham gia khảo sát thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau,
có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về nhu cầu sử dụng Laptop, giúp cho khảo sát
bao quát hơn.
 Số lượng đối tượng sử dụng Laptop

Hầu hết sinh viên đều sử dụng Laptop (97,1%), chỉ một số rất ít sinh viên
không sử dụng Laptop (2,9%).
 Thời gian sử dụng Laptop trong một ngày của đối tượng khảo sát

Phần lớn sinh viên sử dụng Laptop từ 2-4 tiếng/ngày (49,5%), tiếp đến là
từ 4-6 tiếng/ngày cũng khá nhiều (27,2%), số lượng sinh viên sử dụng Laptop
dưới 2 tiếng/ngày ít hơn (12,6%). Phần nhỏ sinh viên sử dụng Laptop trên 6
tiếng/ngày(10,7%).

4
Có thể thấy, dù nhiều hay ít, sinh viên dành khá nhiều thời gian cho việc sử
dụng Laptop với nhiều mục đích khác nhau, nên nhu cầu về Laptop khá cao. Đây cũng
là lý do nhóm chọn đối tượng khảo sát là sinh viên.
II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Từ các thông tin trên nhóm đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết quả khảo sát
đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về nhu cầu mua Laptop của sinh viên. Đây là cơ
sở quan trọng để các nhà sản xuất và nhà phân phối Laptop phát triển và cung cấp các
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của Laptop
2.1.1. Thu nhập
Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của
người tiêu dùng. Thu nhập tăng khiến người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn. [1]
Khi thu nhập tăng, cầu với hầu hết hàng hóa đều tăng. Những hàng hóa này
được gọi là hàng hóa thông thường.
Tuy nhiên, đối với một số hàng hóa, khi thu nhập tăng đến một mức độ nhất
định thì cầu sẽ giảm. Những hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp.
- Theo dữ liệu khảo sát về mức thu nhập hàng tháng của sinh viên Học Viện
Ngân Hàng cho thấy:

+ 27,2% có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.


+ 47,6% có thu nhập từ 1-3 triệu đồng /tháng.
+ 17,5% có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.
+ 7,8% có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng.
Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng, mức thu nhập từ 1-3 triệu đồng/tháng
chiếm tỷ lệ cao nhất (47,6%), tại mức thu nhập này sinh viên có nhu cầu mua Laptop
với giá cả hợp lý.
Mặt khác, đối với sinh viên có mức thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng (7,8%), họ
lại có nhu cầu mua Laptop với mức giá cao hơn thì cầu về Laptop với mức giá hợp lí
lại giảm, cầu về Laptop với mức giá cao tăng (hàng hóa thông thường).

5
Còn đối với sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu đồng/ tháng (27,2%) có phần khá
cao, họ lại ưu tiên lựa chọn Laptop với mức giá rẻ, khi đó cầu về Laptop với mức giá
rẻ tăng (hàng hóa thứ cấp).

Nguyên nhân là vì sinh viên không có nhiều thời gian đi làm, trong khi lương
bán thời gian lại rất thấp, ảnh hưởng đến thu nhập. Một nguyên nhân nữa là sinh viên
thường không có kiến thức chuyên môn nên không tìm được việc làm phù hợp với
mức lương cao, phần lớn phải phụ thuộc vào tiền trợ cấp của bố mẹ.

6
2.1.2. Thị hiếu
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng với hàng hóa/dịch vụ.
Thị hiếu được hình thành từ phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, độ tuổi, giới tính
hay môi trường văn hóa-xã hội. [1]
Khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, cầu đối với một số loại hàng hóa/dịch
vụ cũng thay đổi.
Nếu người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm hơn thì cầu về hàng hóa tăng lên.
Ngược lại, nếu hàng hóa bị kém ưa thích hơn, người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hóa hơn,
cầu về hàng hóa giảm.
Do vậy ta hiểu thị hiếu về Laptop là sở thích, sự ưu tiên của người tiêu dùng đối
với Laptop. Nguyên nhân Laptop được sử dụng nhiều:
- Đa dạng: Laptop có nhiều hãng, với nhiều mức giá khác nhau.

Sinh viên có thể tùy ý lựa chọn loại Laptop phù hợp với nhu cầu và tài chính
của bản thân.
- Có nhiều mục đích sử dụng.

Học tập chiếm phần lớn với 97,1% vì hầu hết sinh viên đều cần học nên mục
đích này chiếm phần lớn.

7
Ngoài ra Laptop còn đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong giải trí và làm việc
với 56,3% và 54,4%.
- Có nhiều phụ kiện đi kèm khi mua.

Đây cũng là một trong số nhiều lý do mà sinh viên có nhu cầu mua Laptop, vì
khi mua Laptop chúng ta sẽ được tặng kèm nhiều loại phụ kiện, đáp ứng nhu cầu sử
dụng.
Phụ kiện đi kèm có thể là: balo, chuột, tai nghe,...Đây cũng là cách để các
doanh nghiệp thu hút khách hàng, đó là có những chương trình ưu đãi lớn.
Từ đây ta có biểu đồ:

2.1.3. Giá
Giá luôn là yếu tố tác động đến người mua rõ ràng nhất, giá giảm thì cầu về
hàng hóa tăng và ngược lại. [1]
Ví dụ: Trong những dịp sale, khách hàng có nhu cầu mua hàng cao hơn.
Mặt khác, Laptop là loại sản phẩm có phân khúc giá khá đa dạng, có thể dao
động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Tùy vào nhu cầu của sinh viên thì
mong muốn về mức giá lại khác nhau.
Đối với sinh viên với mức thu nhập hạn chế, theo như khảo sát của nhóm thì họ
thường chọn Laptop với mức giá từ 10-15 triệu đồng.
8
Vậy khi mức giá tăng ảnh hưởng thế nào đến cầu?

Theo như kết quả khảo sát, khi giá tăng nhu cầu tiếp tục mua Laptop và dừng
mua Laptop là tương đương nhau (lần lượt chiếm 49,5% và 50,5%).
Giá tăng thì cầu sẽ giảm, người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm thay thế.
Ta có nhân tố tiếp theo tác động đến cầu.

2.1.4. Giá hàng hóa liên quan


Hàng hóa liên quan: Hàng hóa liên quan cũng là một trong những nhân tố quan
trọng tác động đến cầu ngoài giá hàng hóa. Hàng hóa liên quan là những hàng hóa có
quan hệ với nhau trong việc thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, cụ thể ở đây
là nhu cầu mua Laptop của sinh viên. Tùy vào trường hợp đó là hàng hóa bổ sung hay
hàng hóa thay thế sẽ làm tăng hay giảm cầu của sinh viên đối với Laptop.
Hàng hóa thay thế: Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế cho nhau khi
chúng cùng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng ( mặc dù mức độ thỏa
mãn đem lại cho nười tiêu dùng có thể khác nhau). Cụ thể dựa trên khảo sát, nếu được
hỏi sẽ mua gì thay thế Laptop khi Laptop tăng giá, phần lớn sinh viên chọn mua: máy
tính bảng (68,7%), máy tính để bàn (34,3%), và các lựa chọn khác được đưa ra như:
Laptop giá rẻ hơn, Laptop đã qua sử dụng,...

9
Từ đó đưa ra được phân tích: Khi giá Laptop tăng lên, làm cho sinh viên nhận thấy
rằng Laptop đang trở nên đắt đỏ, không còn phù hợp với ngân sách của mình. Trong
khi đó, các loại máy tính để bàn, máy tính bảng, hay các loại Laptop đời cũ, đã qua sử
dụng với công dụng gần như tương tự có thể thay thế Laptop, khiến cho sinh viên có
xu hướng dần chuyển sang mua các mặt hàng này. Lúc này, cầu về hàng hóa thay thế
Laptop tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải). Và ngược lại, khi giá Laptop giảm,
sinh viên lại có nhu cầu mua Laptop, cầu về hàng hóa thay thế cũng giảm.
Từ đây ta có biểu đồ như sau:

Hàng hóa bổ sung: Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa bổ sung cho nhau khi
chúng được sử dụng cùng với nhau để thỏa mãn một nhu cầu nhất định của người tiêu
dùng. [1]
Xét trong trường hợp này, có thể hiểu hàng hóa bổ sung của Laptop như: tai
nghe, chuột, lót chuột, bàn phím,…Đây thường là những phụ kiện đi kèm khi mua
10
Laptop để thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm, các phụ kiện này cùng thỏa
mãn nhu cầu học tập, làm việc và giải trí của sinh viên.

Kể cả khi không được tặng kèm thì sinh viên vẫn có nhu cầu mua các phụ kiện
này. Khi giá các phụ kiện đi kèm giảm, sinh viên sẽ tăng mua, khiến cầu về Laptop
tăng. Như vậy, đối với hai hàng hóa bổ sung, việc giảm giá mặt hàng này làm tăng cầu
mặt hàng kia và ngược lại, nên nếu muốn cầu về Laptop tăng các chủ kinh doanh nên
giảm giá các phụ kiện đi kèm như: tai nghe, chuột, lót chuột, bàn phím,…

2.1.5. Số lượng người tiêu dùng trên thị trường


Số lượng người tiêu dùng trên thị trường và cầu có quan hệ thuận chiều với
nhau. Số lượng người tiêu dùng càng nhiều thì cầu về hàng hóa càng tăng.

Theo khảo sát, phạm vi khảo sát là 103 sinh viên của Học viện Ngân hàng thì
đã có 97,1% có nhu cầu sử dụng Laptop. Điều đó có nghĩa, khi phạm vi khảo sát rộng
hơn thì số lượng người sử dụng Laptop càng tăng, cầu Laptop tăng.

2.1.6. Kỳ vọng của người tiêu dùng


Cầu đối với hàng hóa/dịch vụ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi kỳ vọng của người
tiêu dùng. Những kỳ vọng về biến động trong tương lai của những yêu tố tác động đến
cầu có thể làm tăng hoặc giảm cầu của người tiêu dùng.
Ví dụ:
11
- Nếu giá của một hàng hóa nào đó dự kiến sẽ tăng trong tương lai, người tiêu
dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày.
- Nếu dự kiến thu nhập trong tương lai cao hơn, người tiêu dùng sẽ mua nhiều
quần áo hơn ở hiện tại.
Như vậy có thể thấy, sinh viên cũng có kỳ vọng về thu nhập, giá, sở thích, thị
hiếu,… trong tương lai.
Theo khảo sát về khoảng thời gian mua Laptop của sinh viên Học viện Ngân
hàng, ta thấy:

Sinh viên kỳ vọng giá Laptop sẽ giảm vào những dịp sale, mùa tựu trường, khi
mẫu mới ra giá mẫu cũ sẽ giảm nên họ thường lựa chọn mua Laptop vào những thời
điểm đó.
Vì vậy mà cầu hiện tại của Laptop sẽ giảm, và vào những dịp đó thì cầu Laptop
tăng.

2.2. Các nhân tố khác


Các nhân tố giá, thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng là các nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến cầu Laptop. Nhưng ngoài ra, còn có một số các yếu tố khác
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu sử dụng Laptop của các bạn sinh viên.
2.2.1. Thông tin
Việc cung cấp thông tin về Laptop ảnh hướng rất lớn tới nhu cầu sử dụng
Laptop của các bạn sinh viên, họ sẽ quan tâm đến một vấn đề nào đó của sản phẩm
như: chất lượng, mẫu mã, chức năng,..

12
Qua khảo sát 103 sinh viên về việc nắm bắt thông tin của Laptop qua các hình
thức như: bạn bè, người thân, mạng xã hội,...ta thấy sinh viên thường biết tới thông tin
về Laptop qua bạn bè, người thân (83,5%), tức là hình thức truyền miệng, trao đổi
thông tin trực tiếp. Việc này không quá khó để lý giải, vì sinh viên thường muốn có sự
trải nghiệm để biết được chất lượng nên việc hỏi ý kiến từ người thân, bạn bè - người
mà đã từng sử dụng Laptop là điều hết sức bình thường.
Sau đó là qua tư vấn tại cửa hàng chiếm 67%, việc tìm kiếm thông tin về
Laptop khá rộng nên cách đơn giản nhất là nghe tư vấn trực tiếp từ các cửa hàng để lựa
chọn được loại Laptop phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Ngày nay, mạng xã hội rất phát triển, với sinh viên – người chiếm phần lớn
trong đối tượng sử dụng mạng xã hội, rất dễ bắt gặp những quảng cáo về Laptop trên
Internet. Hoặc khi sinh viên chủ động tìm hiểu về Laptop cũng có thể tìm kiếm thông
tin trên Internet vô cùng đa dạng, thuận tiện, dễ dàng.

2.2.2 Các tiêu chí ưu tiên khi chọn Laptop


Các tiêu chí như: giá thành hợp lý, cấu hình mạnh, pin sử dụng lâu, màu sắc,
kiểu dáng,...là các yếu tố mà sinh viên sẽ quan tâm khi có nhu cầu mua Laptop. Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm.

13
Tiêu chí giá thành hợp lý và cấu hình mạnh là 2 tiêu chí được chọn nhiều nhất
(lần lượt chiếm 87,4% và 81,6%), sau đó là pin sử dụng lâu (77,7%) và bảo mật tốt
(60,2%). Qua đó, có thể kết luận được thói quen tiêu dùng của sinh viên, họ mong
muốn một chiếc Laptop giá cả hợp lý nhưng phải đi đôi với chất lượng. Những yêu
cầu về kiểu dáng, màu sắc chỉ là một phần nhỏ. Nếu nhà sản xuất đáp ứng được yêu
cầu trên, thì chắc chắn cầu về Laptop sẽ tăng.

III. CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP


Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, quyết định
đến doanh số, chi phí và lợi nhuận, qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công
ty.

3.1. Nhận dạng thị trường mục tiêu


Có thể nói khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại hay
phát triển của mỗi doanh nghiệp, vì vậy nghiên cứu kỹ các khách hàng cũng như đặc
điểm riêng của từng đối tượng khách hàng khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến các
chiến lược mà mỗi công ty thực hiện trong từng giai đoạn khác nhau.

Khối bán lẻ: Đại diện tiêu biểu của khối bán lẻ hiện nay chính là các khách
hàng vãng lai, là các cá nhân hay hộ gia đình có nhu cầu mua sắm Laptop cho các mục
đích cá nhân. Có thể phân ra các đối tượng khách hàng khác nhau dựa trên các tiêu chí
cơ bản là độ tuổi, nhu cầu và khả năng thanh toán.

Thông qua phân tích, đối tượng khách hàng chủ yếu là sinh viên Học viện Ngân
hàng nói riêng, và đại bộ phận sinh viên nói chung. Bởi họ là người cần sử dụng
Laptop cho việc học rất nhiều với tỉ lệ sinh viên Học viện Ngân hàng có sử dụng
Laptop là 97,1%. Đặc biệt, khi vào mùa tựu trường, nhu cầu mua Laptop của sinh viên
tăng cao với 78,6% sinh viên năm nhất.

14
Bộ phận khách hàng tiềm năng khác là phụ huynh của các sinh viên. Bởi, có tới
75,7% thu nhập của sinh viên được trợ cấp từ gia đình. Vì vậy, họ chưa có quyền hoàn
toàn quyết định khi mua một món đồ có giá trị.

Ngoài ra, khối doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh: Đây cũng là một đối tượng
khách hàng lớn mà Công ty cần đặc biệt quan tâm, chú ý đến. Quan hệ mua bán được
thực hiện chủ yếu qua các hợp đồng lớn, có giá trị lớn, và có sự gắn kết lâu dài giữa
các bên tham gia hợp đồng.

3.2. Chính sách giá


Tuy nhiên, qua khảo sát về mức Thu nhập của sinh viên Học viện Ngân hàng
theo từng tháng:

- Hầu hết, sinh viên Học viện Ngân hàng có mức thu nhập tầm trung (47,6% có
thu nhập từ 1-3 triệu đồng /tháng, 27,2% có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng)
vì vậy họ bị giới hạn bởi mức giá so với thu nhập của mình. Với mức giá tầm
trung, thông thường bạn học sinh, sinh viên sẽ không có nhiều cơ hội sở hữu
những chiếc Laptop với kiểu dáng thời trang, cấu hình mạnh mẽ.
- Vì vậy công ty cần đưa ra chiến lược giá cả phù hợp, đánh vào trọng yếu tâm lý
sinh viên “máy đẹp, giá tốt”. Chính sách giá cả của công ty được định hướng
theo hướng giá thấp cùng các dịch vụ sửa chữa kèm theo với phương châm:
“cung cấp Laptop có mức giá cạnh tranh với chất lượng tốt”.

Đối với khách hàng sinh viên là người tiêu dùng: áp dụng các chính sách sau:

- Giảm giá (theo giá trị sản phẩm), hỗ trợ cho sinh viên trả góp lãi suất 0% theo
tháng. [2]
- Khuyến mãi tặng kèm phụ kiện như: chuột với tỉ lệ khảo sát 80,6%, lót chuột
(51,5%), tai nghe(68,9%)…

15
- Không chỉ được giảm giá, khách hàng mua Laptop còn nhận được nhiều chính
sách khuyến mại kích cầu khác, chẳng hạn như giảm 20% khi mua phần mềm
diệt virus và miếng dán màn hình…

3.3. Chính sách sản phẩm


Sản phẩm là những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra
chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu
dùng.

Thống kê cho thấy: sinh viên ưa chuộng dùng Laptop Dell nhất với tỉ lệ 56.3%,
tiếp đến là Laptop HP với tỉ lệ 22.3%, Laptop Asus với tỉ lệ 11.7%,…

Công ty nên tập trung phát triển về những hãng Laptop này. Bởi nó đáp ứng
được nhu cầu cũng như thị hiếu của đại bộ phận sinh viên Học viện Ngân hàng.

Ngoài giá thành hợp lý, sinh viên Học viện Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến
các yếu tố khác như: Cấu hình mạnh (81,6%), pin sử dụng lâu ( 77,7%), bảo mật tốt
(60,2%)…

Công ty cần chú trọng phát triển những dòng Laptop đáp ứng các tính năng theo
nhu cầu của sinh viên, đánh vào trọng điểm nhằm kích cầu. [2]

Các dòng Laptop của Công ty được cung cấp từ nhiều nguồn có thể trực tiếp
được nhập khẩu tại chính nhà sản xuất hoặc có thể được lấy từ các nhà phân phối
chính thức lớn như FPT…

Chính sách sản phẩm được Công ty sử dụng là đa dạng hoá sản phẩm, tập trung
vào các hãng lớn như: Dell, HP, Asus…. Và các dòng Laptop cấu hình mạnh, thời
lượng pin cao và bảo mật tốt.

16
Chất lượng laptop: Đảm bảo kinh doanh hàng chính hãng, 100% mới, không có
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

3.4. Chính sách phân phối


Phân phối là cách thức mà người sản xuất đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng, để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm.

Kênh phân phối là một chuỗi các tổ chức hoặc cá nhân cùng thực hiện các khâu
chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hoá cụ thể hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay
người tiêu dùng cuối cùng.

Cấu trúc của một kênh phân phối thường bao gồm: Nhà sản xuất→Người bán
buôn→Người bán lẻ→Người tiêu dùng.

Qua khảo sát 103 sinh viên Học viện Ngân hàng, có tới 67% sinh viên tìm hiểu
thông tin mua Laptop qua việc được tư vấn trực tiếp tại các cửa hàng. Vì vậy, công ty
đẩy mạnh việc trưng bày trong không gian của cửa hàng. Ngoài ra, đào tạo lực lượng
nhân viên bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sức bán ra của cửa hàng.

Phát triển mô hình cộng tác viên bằng việc tìm kiếm các cộng tác từ chính lực
lượng khách hàng mục tiêu của mình. 83,5% sinh viên tìm được thông tin Laptop mình
cần mua thông qua bạn bè, người thân. Vì vậy, công ty cần xây dựng đội ngũ cộng tác
viên là sinh viên tại các trường đại học, những bạn trẻ thế hệ gen Z, họ sẽ là những
cộng tác viên có tiềm năng nhất.

Xây dựng hệ thống kênh phân phối sản phẩm đa dạng hơn, hiệu quả hơn, nâng
cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. [2]

Cửa hàng nên thiết lập bộ phận làm dịch vụ phục vụ khách hàng riêng chỉ để
giải quyết các ý kiến phản hồi của khách hàng. Bởi, khách hàng mục tiêu là các bạn

17
sinh viên Học viện Ngân hàng, họ chưa có nhiều kiến thức trong lĩnh vực Laptop nên
cần tư vấn kĩ, cũng như giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng.

3.5. Truyền thông Marketing

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các trang mạng xã
hội như Facebook, Instagram, Tiktok… là những “miền đất hứa” cho tất cả các doanh
nghiệp biết tận dụng triệt để các nguồn lực phát triển trên các nền tảng này.

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết (61,2%) sinh viên Học viện Ngân hàng tìm kiếm
thông tin mua Laptop thông qua Internet. Vì vậy, công ty cần tập trung đẩy mạnh
quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội phát triển như:

- Chạy quảng cáo trên các trang mạng Facebook, Tiktok,…


- Tạo lập fanpage bán hàng của công ty trên các nền tảng như Facebook,
Instagram,…
- Tạo lập website để sinh viên có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm mà họ quan
tâm. Hơn thế nữa, còn tạo tính chuyên nghiệp cho công ty mình.
- Thuê các KOL, KOC, người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội chia sẻ và
quảng bá sản phẩm.

18
Ngoài ra, khi khảo sát về thời gian mua Laptop, có tới 62,1% sinh viên Học
viện Ngân hàng chọn mua khi có giảm giá sâu vào các dịp Black Friday, đại hội siêu
sale,… Vì vậy, trong thời gian này đặc biệt đẩy mạnh các mô hình quảng bá từ online
đến offline, tạo hiệu ứng số đông tác động đến tâm lý của các bạn sinh viên.

Khi vào mùa tựu trường, nhu cầu của các bạn sinh viên Học viện Ngân hàng
mua laptop cũng khá lớn ( 46,6%), lợi dụng đặc điểm này, công ty nên có các chính
sách khuyến mãi, hoặc tăng giá trị quà tặng, cung cấp những giá trị dịch vụ gia tăng từ
đó kích thích hành vi mua sắm của của sinh viên.

3.6. Mục tiêu kinh doanh của công ty


- Trở thành một trong số các công ty phân phối và kinh doanh bán lẻ Laptop lớn
trên thị trường.
- Đạt được sự tin cậy của khách hàng là các bạn sinh viên, tạo niềm tin về thương
hiệu, từ đó mở rộng tệp khách hàng mục tiêu ra sinh viên các trường đại học
khác, bộ phận công nhân viên chức văn phòng,…
- Đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên Học viện
Ngân hàng.
- Tăng lợi nhuận, tăng doanh số bán hàng, tăng quy mô công ty.
- Mở rộng thị trường ra thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.
- Định vị thành công vào tâm trí của sinh viên Học viện Ngân hàng là công ty
chuyên cung cấp các dòng Laptop tầm trung giá rẻ và có chất lượng dịch vụ
cao.

19
Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày, dưới sự hướng dẫn
của TS. Cao Hải Vân, là do nhóm thảo luận, thực hiện và hoàn toàn trung thực.

Các nguồn tài liệu phục vụ cho việc phân tích và đưa ra có nguồn gốc rõ ràng
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các kết quả nghiên
cứu do nhóm chúng em thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.

Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài làm của mình.

20
Danh mục tài liệu tham khảo

[1] Ts. Nguyễn Thị Ngọc Loan và Ts. Trần Thị Thanh Huyền(2023). Giáo trình
kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

[2] Phan Thị Thanh Tâm(2014). Chính sách marketing sản phẩm laptop của công
ty máy tính Gia Phan, tỉnh Bình Định, tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh
doanh, trường đại học Đà Nẵng.
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/5552/2/PhanThiThanhTam.TT.pdf

21

You might also like