Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

https://www.tapchicongsan.org.

vn/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/16121/tim-hieu-
nguyen-nhan-tinh-trang-suy-thoai-tu-tuong-chinh-tri%2C-dao-duc%2C-loi-song-trong-
mot-bo-phan-can-bo%2C-dang-vien-hien-nay.aspx

https://www.tapchicongsan.org.vn/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/16121/tim-hieu-
nguyen-nhan-tinh-trang-suy-thoai-tu-tuong-chinh-tri%2C-dao-duc%2C-loi-song-trong-
mot-bo-phan-can-bo%2C-dang-vien-hien-nay.aspx

Thực trạng:

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Một số không ít người xem thường luân lý và các giá trị tinh thần, giá trị nhân văn, đề cao
lợi ích vật chất. Có thể nói, chính nền kinh tế thị trường đã tạo ra bệnh sùng bái đồng tiền.
Nhiều người chạy theo lợi nhuận, kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp dư luận xã hội,
chuẩn mực đạo đức hay pháp luật.

Đồng tiền đã chi phối nhiều mối quan hệ giữa người với người. Vì tiền họ bán rẻ nhân
phẩm, che đậy cái xấu, thờ ơ với tệ nạn xã hội, tiếp tay cho tội phạm; phá vỡ quan hệ tình
cảm tốt đẹp của cha con, anh em, chồng vợ và con cái gây nên sự bất bình trong xã hội.
Không ít thanh niên có lối sống buông thả, thiếu hoài bão, lý tưởng, không quan tâm đến
cộng đồng, họ chỉ lo cho cá nhân, vị kỷ không quan tâm đến chính trị, quay lưng với
truyền thống, tham gia vào các tệ nạn xã hội, đi ngược với thuần phong, mỹ tục của dân
tộc.

- Biểu hiện của hiện tượng này là lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, cá nhân vị
kỷ, tham nhũng, tệ nạn xã hội mỗi ngày một phát triển; nạn thất nghiệp:

(Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam thường dao động ở
mức 4%. Giai đoạn quý I năm 2020 đến quý II năm 2022, tỷ lệ này đạt mức cao kỷ
lục là 10,4% vào quý III năm 2021 sau đó giảm dần và duy trì tại mức 4,2%. Tại
thời điểm quý IV năm 2023, tỷ lệ này là 4,2% (tương ứng hơn 2,2 triệu người)), ô
nhiễm môi trường, sinh thái, bệnh tật hiểm nghèo, tệ nạn xã hội tràn lan...
- Một số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay
là: Thiếu lý tưởng, không có động lực phấn đấu cụ thể và rõ ràng cho bản thân.
Thói dối trá, không trung thực, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã
hội quy định. Không chuyên tâm vào việc nâng cao năng lực trình độ bản thân, có
ý ỷ lại người khác. Không chịu rèn luyện, cống hiến, lao động mà chỉ muốn sung
sướng.
- Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức: Tình
trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng tăng: Theo thống kê sơ bộ, trung bình
mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ
gây án ở tuổi vị thành niên là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với
người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi,
lôi kéo bè cánh để đánh nhau, thậm trí hành hung cả thầy cô giáo rồi con giết cha,
anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng: mới đây, ngày
22/12/2023, một học sinh lớp 10 tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sau khi
tranh cãi với bố, đã dùng hung khí sát hại chính người sinh ra mình rồi đốt thi thể
để phi tang, Tình trạng bạo lực học đường, đặc biệt hiện tượng nữ sinh đánh nhau
cũng có xu hướng gia tăng: Tính từ ngày 01/9/2021 cho đến ngày 05/11/2023 cả
nước có xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến 2.016 học sinh, trong số đó
có 854 học sinh là nữ.

Nghiêm trọng hơn là hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một số bộ phận không
nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền cao.

Sự suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay còn biểu hiện có tính cơ hội, diễn ra dưới
nhiều hình thức mà điển hình là các kiểu chạy chức trước khi bầu cử, chạy quyền
trước khi bổ nhiệm; chấp nhận "chức nhỏ" miễn là được "quyền lớn"; chấp nhận
"chức bé" ở cơ quan nhà nước hơn là "quan to" ở cơ quan Đảng; chạy "chỗ" trước
khi bổ nhiệm, phân công công tác; tìm chỗ "ngon", chỗ kiếm được nhiều "lợi";
chạy "lợi" khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án; chạy "tội" khi vi phạm pháp
luật, thậm chí chạy cho cả tội phạm. Từ năm 2016-2020, có 1.623 đảng viên tham
ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối
tượng khác để trục lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, tiếp
tay cho tham nhũng, tiêu cực. Cũng theo báo cáo, từ năm 2016- 2020, có hơn
25.000 đảng viên suy thoái hoặc có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
(0,5% tổng số đảng viên) bị xử lý kỷ luật.

Nguyên nhân

- Do tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường như việc chạy theo lợi ích,
lợi nhuận; sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng bất công xã hội, gian lận thương mại,
chủ nghĩa cá nhân… chưa có giải pháp khắc phục tích cực, trong khi có những mặt
trở nên nghiêm trọng. Tình trạng yếu kém trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội;
tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số cán
bộ có chức, có quyền… chậm được ngăn chặn, đẩy lùi. Tất cả đã tác động tạo nên
sự hoài nghi, dao động và cả tiêu cực trong tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng
viên.
- Tác động từ các thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Lợi dụng
những khó khăn, yếu kém, sự tha hóa của một số cán bộ ta trong cơ chế mới, các
thế lực thù địch tìm mọi cách khoét sâu thêm mâu thuẫn, tìm cách làm suy yếu
Đảng, tha hóa, lôi kéo, mua chuộc cán bộ, chia rẽ nội bộ…
- Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, quản lý đảng viên bị buông lỏng, chấp hành
chưa nghiêm. Tình trạng thiếu chặt chẽ trong quản lý cán bộ, đảng viên; việc kiểm
tra, giám sát hoạt động của đảng viên chưa tốt; đấu tranh chống tiêu cực và xử lý
vụ việc chưa nghiêm, chưa triệt để; nắm bắt diễn biến tư tưởng cán bộ, đảng viên
chậm, thiếu đầy đủ; việc bảo vệ tư tưởng và con người cụ thể trong chống tiêu cực
chưa tốt.

Giải pháp

- Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò nền tảng
trong nâng cao hiệu quả đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ ngày nay về đạo đức lối sống tốt đẹp, lên án
những hành vi trái với đạo đức lương tâm. Giáo dục cho họ về tình cảm giữa người
với người trong cuộc sống.
- Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hạn chế sự tác động của đồng tiền tới đạo
đức con người. Lên án những hành vi vì đồng tiền mà đánh mất đi giá trị đạo đức
tốt đẹp.

You might also like