Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỘ CỨNG UỐN CỦA DẦM, EI

1. Tổng quan
Thí nghiệm sẽ giúp sinh viên tìm hiểu việc xác định độ cứng uốn của dầm. Hai mô hình thí nghiệm
đơn giản sử dụng:
i. Một dầm có tiết diện chữ nhật được gối đơn giản hai đầu và đặt tải giữa hai gối đỡ, sau
đó tiến hành đo độ cong.
ii. Một dầm console có tiết diện chữ nhật được đặt tải tại đầu mút, tiến hành đo độ võng.

2. Mục đích

Mục đích chính của thí nghiệm này là khảo sát lý thuyết về dầm chịu uốn và vận dụng để tìm kiếm
một đặc trưng vật lý bằng phân tích thực nghiệm. Sinh viên xác lập các quan hệ giữa tải trọng (lực /
moment) và độ võng/độ cong trên các mô hình thực nghiệm. Dựa trên kết quả đo đạc và các quan hệ
xây dựng được để xác định EI.

3. Cơ sở lý thuyết

Phương trình vi phân của độ võng dầm

Giả sử dầm chịu uốn dưới tác động của tải trọng. Nó bị uốn cong với độ cong được xác định:

1 M
χ= =
ρ EI

Tổng quát hơn, dưới tác động của tải trọng, moment uốn và độ võng của dầm thay đổi từ mặt cắt này
sang mặt cắt khác. Hãy đặt x là khỏang cách tính từ gối trái của dầm, quan hệ trên được viết lại:

1 M ( x)
χ= =
ρ EI

Độ dốc () và độ võng (y) dưới tác động của tải trọng được xác định bằng phương trình vi phân
tuyến tính bậc 2. Đây là phương trình chủ đạo của đường cong đàn hồi đặc trưng cho dạng của dầm
bị biến dạng:

d2 y M ( x )
=
dx 2 EI

1
Hình 1: Dầm chịu tải.

Để tính moment quán tính của tiết diện chữ nhật, sử dụng công thức sau:

trong đó b là bề rộng và h chiều cao của dầm.

Chú ý: Đơn vị của moment quán tính là [m4]

Các giả thuyết

(i) độ võng dầm tuân thủ đinh luật Hooke, tức là dầm ứng xử đàn hồi tuyến tính.
(ii) độ võng là rất nhỏ so với chiều dài của dầm. Một cách khác để đặt giả thuyết này là
độ dốc của đường cong võng là nhỏ và do đó:

Hình 2: Giả thuyết thứ hai.

 độ võng của dầm là do uốn thuần và bỏ qua biến dạng do cắt.

Đây là các giả thuyết chấp nhận được cho phần lớn các ứng dụng. Tuy nhiên, nếu quan tâm
đến lý thuyết của chuyển vị lớn và/hoặc biến dạng cắt, sinh viên có thể tham khảo sách.

Độ võng

Độ võng được xác định là khỏang cách theo phương y từ vị trí nằm ngang lý tưởng của dầm ("y"
trong biểu đồ sau).

Hình 3: Độ võng, y.

2
Dầm đơn giản

Một dầm đơn giản, hay dầm gối tựa đơn, là dầm mà cả hai đầu của nó được đỡ và có thể xoay tự do.
Điều này có nghĩa là có nghĩa là sự tự do di chuyển của dầm tại các gối đỡ. Vì vậy các giả thuyết
này hàm ý rằng không có lực (dọc cạnh dầm) cản trở dầm chịu uốn.

Hình 4: Dầm gối tựa đơn.

Một lọai khác (không đơn giản) của dầm là cố định ở cả hai đầu. Ta thấy rằng với một tải như nhau
sẽ làm dầm đơn giản võng nhiều hơn tại bất cứ điểm nào so với dầm được cố định cả ở hai đầu (xem
biểu đồ dưới và so sánh với biểu đồ trước để xác nhận).

Hình 5: Dầm với các gối cố định.

Dầm console (cantilever) là dầm được ngàm một đầu, đầu còn lại để tự do.

Hình 6: Dầm với một đầu ngàm.

Các điều kiện biên có thể được xây dựng cho các lọai dầm khác nhau không phải là dầm đơn giản,
nhưng chúng không được xem xét trong thí nghiệm này (xem tài liệu tham khảo).

Xác định độ cứng uốn

Phương pháp 1: Xác định hệ số góc EI trong mô hình dầm gối tựa đơn giản (PP đo độ cong).

Quan hệ giữa moment M và độ cong  là quan hệ tuyến tính :

M =EI χ
EI là hệ số góc của đặc M = M().

Mô hình nghiên cứu:

3
Hình 7: Mô hình đo M = M().

Cần xác định moment M và độ cong  tại cùng một điểm (F). Ví dụ, với mô hình trên, moment tính
tại điểm F do lực P đặt tại điểm L sẽ là:

LEL
M F =RG LFG =P L
LEG FG

Trong khi đó, độ cong  được xác định bằng đồng hồ đo độ cong.

1 8c
χ= ≈ 2
ρ L

c – độ nâng dầm, được đọc trực tiếp


từ đồng hồ đo độ cong (đồng hồ so).
L – khoảng cách giữa 2 trụ (75 mm). Hình 8: Xác định .
Phương pháp 2: Xác định hệ số góc EI trong mô hình dầm console (PP đo chuyển vị).

Chuyển vị tại x của dầm console chịu tải P ở đầu tự do được tính như sau:

Hình 9: Mô hình đo chuyển vị.


Px 3 PL2 PL3
y= − x+
6 EI 2 EI 3 EI

( x3 −3 L2 x +2 L3 )
P =EI y
6

Tại một giá trị x xác định, quan hệ này có dạng:


¿
P =EI y

4
(x 3 −3 L2 x+2 L3 )
P¿ =P
6
với :

Một khi chuyển vị y đo được, với tải P* (xác định từ P và x) đặt vào thì EI hoàn toàn được xác định
như là hệ số góc.

References

1. Ferdinand P.Beer, E. Russell Johnston, Jr John T. DeWolf 0020, Mechanics of Materials,


McGraw-Hill, 2002.
2. Trần Công Nghị, Lê Đình Tuân, Cơ kết cấu, NXB ĐHQG, 2008.

4.Thiết bị thí nghiệm

Giới thiệu chung

Thiết bị thí nghiệm uốn dầm được chế tạo chuyên dùng cho thí nghiệm uốn dầm (xác định độ
cứng uốn, xác định độ võng) với các bố trí gối đỡ, ngàm, vị trí đặt tải, vị trí đo tùy chọn.

Thiết bị

Thiết bị thí nghiệm uốn dầm bao gồm một khung nhôm cứng có bố trí rãnh trượt cho phép bố trí
các thí nghiệm uốn dầm linh hoạt: thay đổi cơ cấu kẹp chặt/ gối đỡ; thay đổi vị trí đặt tải trọng,
vị trí đo chuyển vị. Thiết bị đo bao gồm 3 đồng hồ so điện tử (tầm đo 12.5 mm, độ chính xác
0.01 mm) để đo chuyển vị, một đồng hồ đo độ cong dựa trên cơ sở 1 đồng hồ so điện tử (tầm đo
12.5 mm, độ chính xác 0.001 mm) có thể bố trí trên khung thí nghiệm này.

5
Thiết bị thí nghiệm uốn dầm.

Dầm được gá đặt lên khung nhờ vào các chốt đỡ, gá kẹp đóng vai trò như các gối đơn giản hay
ngàm.

Gối đơn Ngàm

6
Đồng hồ so điện tử Đồng hồ đo độ cong ()

Dầm thép (3 mm30 mm).

Quả cân 1N, 2N (100 g, 200 g).

Giá treo tải (quả cân).

5.Thực hiện thí nghiệm

Câu hỏi chuẩn bị

1 Kiểm tra công thức xác định độ cong  từ việc đo độ nâng dầm c:
.

c
L 1 8c
χ= ≈ 2
ρ L

2 Sưu tầm một số mô-đun đàn hồi của các vật liệu thông dụng (thép, đồng, nhôm,…).
.

7
Bước 1: lắp đặt gối đỡ dầm / ngàm
Lắp đặt các gối đỡ lên khung thí nghiệm và đo cẩn Kẹp dầm theo mô hình ngàm. Chú ý chiều
thận khoảng cách giữa 2 gối đỡ. Đặt dầm lên. dài dầm không nên vượt quá 600 mm.

Bước 2: kiểm tra dầm được gối tựa đơn giản / ngàm
Dùng tay ấn dầm võng xuống để chắc rằng dầm Dùng tay ấn đầu tự do của dầm võng xuống
quay tự do tại cả hai gối và trượt được để chắc rằng dầm đã được ngàm chặt.
trên một gối.

Bước 3: lắp đặt đồng hồ đo độ cong / đồng hồ so (đo chuyển vị)


Đo khỏang cách và đặt đồng hồ đo độ cong tại vị Đo khỏang cách và đặt đồng hồ đo chuyển vị
trí đã chọn, chú ý để đầu đo này vuông góc với (đồng hồ so) tại vị trí thích hợp, chú ý để đầu
mặt phẳng của dầm thí nghiệm. tiếp xúc của nó vuông góc với mặt phẳng của
dầm thí nghiệm.

8
Chú ý: cột dây chống rơi cho đồng hồ này.

Bước 4: lắp đặt giá treo tải


Đo cẩn thận khỏang cách và đặt giá treo tải tại vị trí thích hợp.

Bước 5: chỉnh về zero đồng hồ đo độ cong / đồng hồ so (đo chuyển vị)


Nhấn nút "zero" trên mặt đồng hồ để set giá trị đo về 0.

Bước 6: gia tải


Đặt (các) quả cân lên giá treo tải.

9
Chú ý: Sử dụng các quả cân 2N.
Chú ý: Chỉ sử dụng các quả cân 1N khi
dầm có chiều dài console lớn.

Bước 7: đọc giá trị đo


Đọc (các) giá trị đo c trên đồng hồ so của Đọc (các) giá trị đo hiển thị trên mặt đồng hồ.
thiết bị đo độ cong.

6. Phân tích dữ liệu


Bây giờ khi bạn đã hòan tất việc thu thập dữ liệu, bạn có thể hòan thành mục tiêu của thí
nghiệm: xác định độ cứng uốn EI bằng thực nghiệm. Sử dụng phương pháp bình phương cực
tiểu để xây dựng các đặc tuyến (tuyến tính):

M=EI χ

ở phương pháp 1 (đo độ cong) hay


¿
P =EI y
ở phương pháp 2 (đo độ võng)

EI chính là các hệ số góc của các đặc tuyến trên.

Các bảng số liệu có thể được tổ chức như sau:

10
Phương pháp 1: Đo độ cong của dầm đơn giản

[bh] (mm) LEG (mm) LEL (mm) LFG (mm) L (mm)

Lần P (g) c (m) M (Nm) χ (m-1)

1 200

2 400

3 …

Phương pháp 2: Đo chuyển vị của dầm console

( x 3 −3 L2 x +2 L3 )
[bh] L x
6

303 mm

( x3 −3 L2 x +2 L3 )
P
Lần P [g] y(x) 6
(m)

0 0 0 0

1 100

Câu hỏi:

1. Kết quả xác định EI giữa 2 phương pháp có khác biệt hay không ?
2. Nguyên nhân có thể của sự khác biệt này ? So sánh với giá trị tham khảo của thép
Esteel = 210 Gpa.
3. Để tăng độ chính xác của EI, cần chú ý đến những vấn đề gì ?

11
Phụ lục:

A1. Phương pháp bình phương cực tiểu

Khi thực hiện đo đạc, chúng ta thu được bảng các giá trị x i, yi. Để tìm ra mối quan hệ y = f(x), chúng
ta sử dụng Phương pháp bình phương cực tiểu để xây dựng hàm.

Nội dung của phương pháp là tìm cực tiểu của phiếm hàm:
m
g ( f )=∑ [f ( x k ) − y k ] → min
2

k=1

Ta chọn dạng hàm đơn giản nhất thường gặp trong thực tế là đa thức bậc n:
n
f ( x )=∑ a k x k
k=0
với ak là các hệ số cần xác định.
Để xác định ak, chúng ta tìm nghiệm của đạo hàm hàm số g(f) lần lượt theo từng biến ak bằng 0.
Chúng ta thu được hệ (n+1) phương trình (n+1) ẩn ak.
∂g
=0
∂ ak
m
⇔ ∑ x ki ( f ( x i )− y i ) =0
i=1
hoặc ở dạng ma trận:

( ) ( )
m m

∑ xi ∑ x i2 …
m
m
∑ yi

()
i=1 i=1
m a0 i=1

∑ xi
m
⋱ ⋮ a1 =
i=1

∑ xi y i
m i=1

… ⋯ ∑ xi n ⋮
i=1

Giải hệ này, ta tìm được các hệ số của đa thức (ak).

A2. Sai số căn quân phương (Root Mean Square Errors, RMSE)
Để đánh giá hàm xây dựng có thể mô tả tốt mối quan hệ giữa các đại lượng hay không, ta tính sai số
căn quân phương. Nếu sai số này càng nhỏ, hàm xấp xỉ càng có độ chính xác cao.


n
1
RMSE= ∑ ( f ( x i ) − y i )
2

n i=0
Hỗ trợ kỹ thuật:
Tuan-ledinh@hcmut.edu.vn
0908 191 766

12

You might also like