Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

ĐAU THẦN KINH HÔNG TO

BS LÊ XUÂN LONG
ĐẠI CƯƠNG

Dây thần kinh tọa bao gồm các thành phần


của rễ thần kinh L4 - S3. Dây thần kinh đi
ra khỏi khung chậu qua các lỗ ngồi lớn dọc
theo mặt sau của đùi. Ở một phần ba dưới
của đùi, nó chia thành các dây thần kinh
chày và dây thần kinh mác chung. Đây
được coi là dây thần kinh dài nhất của cơ
thể.
GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG CỦA
THẦN KINH TỌA
GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG CỦA
THẦN KINH TỌA
NGUYÊN NHÂN ĐAU
THẦN KINH TỌA
• Nguyên nhân phổ biến nhất của đau
thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng, thường xảy ra ở
vị trí L4-5 và L5-S1
NGUYÊN NHÂN ĐAU
THẦN KINH TỌA
Các nguyên nhân khác bao gồm:
1. Nang màng não tủy sống
2. Hẹp ống sống, thoái hóa cột sống,
trượt đốt sống…
3. Viêm nhiễm
NGUYÊN NHÂN ĐAU
THẦN KINH TỌA

4. Ung thư
5. Mạch máu
6. Cạnh cột
sống
7. Hội chứng
cơ hình lê
LÂM SÀNG
1. Hội chứng cột sống:
- Đau lưng
- Co cứng cơ cạnh sống, ấn cơ cạnh sống đau
tăng. Dấu bấm chuông dương tính: là khi ấn
dọc cơ cạnh sống, có vị trí làm đau từ lưng
dọc xuống thần kinh tọa.
LÂM SÀNG
1. Hội chứng cột sống:
- Vẹo cột sống
- Hạn chế biên độ vận động cột sống, nghiệm
pháp ngón tay chạm đất không được, chỉ số
Schober giảm < 4cm.
LÂM SÀNG
2. Hội chứng rễ thần kinh:
- Rễ L5: đau mông xuống mặt sau ngoài đùi
xuống mặt ngoài cẳng chân, xuống mu chân
đến ngón cái.
LÂM SÀNG
2. Hội chứng rễ thần kinh:
- Rễ S1: đau ở mặt sau chân từ mông xuống
gót chân, xuống dọc bờ ngoài bàn chân đến
ngón út.
LÂM SÀNG
2. Hội chứng rễ thần kinh:
- Tính chất đau: đau sâu, nhức nhối như
dao đâm, bỏng buốt, châm chích, nóng
rát. Đau dọc theo phân bố của thần
kinh bị kích thích.
LÂM SÀNG
- Ấn dọc đường đi thần kinh tọa gây
đau chói, gọi là điểm Vallex
- Các dấu căng rễ dương tính, như dấu
Lasegue, dấu Bragard, dấu Sicard,
Bonnet, Neri.
- Rối loạn vận động và cảm giác:
thường là giảm hoặc mất cảm giác,
vận động do rễ hoặc thần kinh tọa chi
phối, gây liệt mềm với giảm phản xạ
gân xương, giảm trương lực cơ.
LÂM SÀNG

dấu Lasegue
LÂM SÀNG

dấu Bragard
LÂM SÀNG

Dấu Sicard
CẬN LÂM SÀNG
1. Xquang :
- Xquang cột sống: tam chứng Barr: Vẹo cột
sống trên phim thẳng, mất đường cong sinh
lý trên phim nghiêng, hẹp khe gian đốt sống.
CẬN LÂM SÀNG

2. CT scan: để
khảo sát
những
nguyên
nhân từ
xương gây
tổn thương
thần kinh
tọa.
CẬN LÂM SÀNG

3.MRI: Là xét nghiệm số 1 về chẩn


đoán cột sống, cũng như những tổn
thương gây đau thần kinh tọa. Nếu
nguyên nhân đau thần kinh tọa là do
u thì cần chụp MRI có thuốc cản từ.
CẬN LÂM SÀNG
CẬN LÂM SÀNG
4.Điện cơ: là xét nghiệm quan trọng
không thể thiếu trong chẩn đoán
bệnh lý thần kinh cơ, cũng như
bệnh lý đau thần kinh tọa. Điện cơ
giúp ta phân biệt được nhiều bệnh
lý gây đau thần kinh tọa.
ĐIỀU TRỊ
Tùy vào nguyên nhân gây đau thần kinh
tọa thì ta sẽ có hướng điều trị khác
nhau. Nếu như nguyên nhân gây đau
thần kinh tọa mà không cần phải mổ thì
ta điều trị nội khoa, bao gồm:
1.Bất động:
Là biện pháp cần thiết đối với đau
thần kinh tọa do bệnh lý cột sống.
ĐIỀU TRỊ

2. Điều trị bằng thuốc:


- Giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, vitamin
nhóm B, thuốc kích thích tăng dẫn
truyền thần kinh, tái tạo bao myelin( như
nucleo CMP forte)
- Giảm đau thần kinh: gabapentin,
pregabalin thường sử dụng trong lâm
sàng.
ĐIỀU TRỊ
3. Đối với đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
có thêm những phương pháp điều trị không
phẫu thuật như:
- Tiêm corticoid giảm đau ngắn hạn.
- Đốt nhân đệm bằng sóng radio, laser
- Tập vật lý trị liệu
ĐIỀU TRỊ
4. Điều trị phẫu thuật đối với đau thần kinh tọa
do:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không
giảm đau sau 4 đến 6 tuần điều trị nội khoa tích
cực.
- Trượt đốt sống
- U cột sống tủy sống

You might also like