TV 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHIẾC DIỀU SÁO

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo
nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà
lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.
Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ
đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy
anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một
đoạn tre và nói:
- Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:
- Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo
Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:
- Diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga,
bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.
(Theo Thăng Sắc)
Câu 1: Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào?
A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.
C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi rất giỏi.
D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.
Câu 2: Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào?
A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.
B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.
C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.
D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.
Câu 3: Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng
A. Vì bà đã đẩy anh ra.
B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.
D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.
Câu 4: Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến?
A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.
D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Bạn Nam thật chăm chỉ! (là câu cảm)
Nam đi học. (là câu khiến)
Câu 7: Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm là:
a. kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo.
b. kiên trì, cẩn thận, can đảm, sợ sệt.
c. thích khám phá, ngại khổ, bền gan, dũng cảm.
d. ưa mao hiểm, tò mò, hiếu kì, ngại khó khăn.
Câu 8: Xác định trạng ngữ trong câu:
“Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.”
Trạng ngữ:
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Chuyển câu kể thành câu cảm: Bạn Hoa chăm chỉ.
…………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Hãy viết một câu khiến phù hợp với tình huống sau:
Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai cái bút. Hãy nói với bạn một
câu để mượn bút.
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
GIỮ VỮNG ƯỚC MƠ
Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nhất nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát.
Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra. Cậu con trai nhỏ của họ sa chân té xuống vực nước sâu. Tất cả
tưởng chừng như vô vọng. Thế rồi, từ xa, một chú bé nhem nhuốc đã chạy đến cứu.
Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít
tiền hậu tạ. Ông ân cần hỏi cậu bé:
- Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
- Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
- Vậy, cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
- Dạ thưa, nhà cháu nghèo như vậy thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây.
- Nhưng bác muốn biết nếu cháu được phép mơ ước, thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
- Dạ, thưa bác, cháu... cháu muốn được đi học ạ. Cháu muốn trở thành một bác sĩ. Nhưng gia
đình cháu rất nghèo, không thể trang trải cho việc học tập của cháu được.
- Đừng bận tâm cháu à! Cháu sẽ có trái tim của một thầy thuốc độ lượng và kiến thức sâu rộng
về y học. Hãy giữ vững ước mơ và lên kế hoạch cho bản thân. Bác sẽ chí trả mọi chi phí học tập.
Sau này cậu bé ngày xưa không biết bơi, được cứu sống, đã trở thành một vĩ nhân. Đã làm cho
cả nước Anh hãnh diện tự hào. Đó là nhà chính trị gia Winston Churchill nối tiếng với cương vị thủ
tướng Anh trong thời thế chiến thứ hai. Còn cậu bé quê nhà nghèo, đã không còn chỉ biết đặt ước mơ
đời mình nơi cụm cỏ, bờ đê. Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân
của cả nhân loại khi tìm ra được thân được penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming. Không ai ngờ
rằng, đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy
lừng, để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình... tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ Alexander Fleming
đã tự ý tìm đến, và ông đã cứu sống một lần nữa người mà ông đã từng cứu năm xưa.
Theo Bóng mát tâm hồn
1. Cậu con trai nhỏ của gia đình quý tộc giàu có nhất nước Anh đã xảy ra chuyện gì khi về miền
quê nghỉ mát?
A. Bị một người lạ mặt dẫn đi và không tìm được đường trở về nhà.
B. Gặp được một cậu bé nhem nhuốc, tốt bụng và họ kết thân, trở thành bạn bè.
C. Bị tai nạn, sa chân té xuống vực sâu.
D. Bị tai nạn, mắc kẹt vào một vũng lầy và không thoát ra được.
2. Ai là người đã cứu cậu con trai của gia đình quý tộc?
A. Một vị bác sĩ tốt bụng
B. Một người nông dân
C. Một cậu bé trắng trẻo.
D. Một chú bé nghèo.
3. Ước mơ của cậu bé nghèo trong câu chuyện là gì?
A. Được đi học, trở thành thầy giáo
B. Được đi học, trở thành bác sĩ
C. Được nghỉ học để tiếp tục nghề nông của cha
D. Được đi học, trở thành một nông dân giống cha của mình.
4. Nhờ sự giúp đỡ của nhà quý tộc, cậu bé nghèo đã làm nên điều kì tích nào?
A. Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm
ra được thân được penicillin, Tên của ông là Alexander Fleming.
B. Trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó là nhà chính trị gia Winston
Churchill
C.Trở thành thủ tướng Anh trong thời thế chiến thứ hai.
D. Vẫn là cậu bé quê nhà nghèo, chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ, bờ đê.
5. Theo em, chúng ta cần làm gì để giữ tinh thần đoàn kết trong lớp học?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Đã đến lúc tôi phải đi về rồi. (là câu khiến)
Ôi, con tôi mới ngăn nắp làm sao! (là câu cảm)
7. Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm là:
A . kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo.
B. kiên trì, dũng cảm, can đảm, sợ sệt .
C. thích khám phá, ngại khổ, bền gan, bền chí.
D. ta mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, chậm chạp.
8. Xác định trạng ngữ trong câu sau :
“Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nhất nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát .”
Trạng ngữ trong câu trên là: …………………………………………………………………………….
9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: “Chú mèo này bắt chuột giỏi.”
…………………………………………………………………………………………………………………………
10. Em hãy đặt câu khiến để nhắc nhở bạn của mình tuân thủ 5K phòng chống bệnh Covid-19.
- Đặt câu:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….

You might also like