Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Ôn tập Hóa Sinh 1

Câu 1. Bệnh nhân Nguyễn Văn A, 45 tuổi, được chẩn đoán suy gan. Xét nghiệm acid
lactic trong máu 25.0 mmol/L (bình thường 0.5 – 2.2 mmol/L). Giải thích nào về tăng
acid lactic trong máu bệnh nhân là hợp lý nhất?
A. Gan tổng hợp nhiều acid lactic
B. Gan không sử dụng được acid lactic
C. Gan hấp thu nhiều acid lactic
D. Gan giải phóng nhiều acid lactic
Câu 2. Chuyển hóa bao gồm quá trình tiêu hóa, thoái hóa và tổng hợp. Con đường uronic
tại gan được ưu tiên diễn ra khi nào?
A. Khi đi bộ C. Khi chế độ ăn nhiều protid
B. Ăn nhiều lipid D. Khi tan máu
Câu 3. Trong máu người, các phân tử lipid luôn tồn tại dưới dạng lipoprotein. Với thành
thần cấu tạo đặc trưng của mình, LDL có vai trò gì đối với cơ thể?
A. Vận chuyển triglycerid từ gan ra ngoại vi
B. Vận chuyển triglycerid từ ruột về gan
C. Vận chuyển cholesterol từ gan ra ngoại vi
D. Vận chuyển cholesterol từ ngoại vi về gan
Câu 4. Một số enzym cần có coenzym xúc tác. Quá trình hoạt hóa acid béo ở bào tương
sẽ bị ngừng lại nếu thiếu coenzym nào?
A. HSCOA C. Biotin
B. S-adenosyl methionin D. Pyridoxal phosphat
Câu 5. Các phản ứng của giai đoạn 2 của con đường đường phân có đặc điểm gì?
A. Chủ yếu là các phản ứng oxy hóa
B. Chủ yếu là các phản ứng tổng hợp
C. Chủ yếu là các phản ứng thủy phân
D. Chủ yếu là các phản ứng phosphoryl hóa
Câu 6. Các loại lipid do cấu tạo khác nhau có vai trò sinh học khác nhau.
Gangliosid được cấu tạo từ những chất nào?
A. Spingolipid, acid béo, olygosaccarid và acid sialic
B. Spingolipid, acid béo, olygosaccarid và acid phosphoric
C. Spingolipid, acid béo, olygosaccarid
D. Spingolipid, acid béo, galactose
Câu 7. Một số enzym cần có coenzym nào tham gia hoạt động. Khi thiếu thiamin
pyrophosphat có thể gây nên bệnh lý gì?
A. Suy tim cấp trẻ bú mẹ B. Suy dinh dưỡng
C. Suy gan cấp D. Thiếu máu mạn tính
Câu 8. Hemoglobin đảm nhiệm chức năng vận chuyển khí. Tăng 2.3 DPG có ảnh hưởng
gì đến khả năng vận chuyển oxy của Hb?
A. Không tác động lên liên kết Hb-oxy
B. Giảm khả năng gắn oxy
C. Tác động tùy từng giai đoạn
D. Tăng khả năng gắn oxy
Câu 9. Số phận của oxaloacetat trong cơ thể ra sao?
A. Carboxyl hóa tạo pyruvat
B. Nguyên liệu của chu trình Krebs
C. Trao đổi amin tạo aspartat
D. Trao đổi cetonic tạo aspartat
Câu 10. Bệnh nhân Nguyễn Văn C, 56 tuổi, có tiền sử viêm gan B, vào viện với dấu hiệu
cổ chướng, vàng da, được các bác sĩ chẩn đoán suy gan. Xét nghiệm nước tiểu có
urobilinogen tăng (ref< 3.2 umol/L). Lý giải nào là phù hợp với bệnh nhân này?
A. Suy gan, giảm liên hợp bilirubin tại gan, bilirubin trực tiếp lọc qua thận thoái
hóa thành urobilinogen
B. Gan suy, tái hấp thu urobilinogen từ thận, do đó, urobilinogen tăng trong nước
tiểu.
C. Bilirubin xuống ruột ít, tràn vào máu, lọc qua thận, thoái hóa thành urobilinogen
D. Gan suy, giảm tổng hợp bilirubin tự do từ urobilinogen, urobilinogen tăng trong
máu, đào thải qua nước
Câu 11. Trong số các acid béo, acid pamitic có nhiều trong cơ thể người. Acid palmitic
có đặc điểm hóa học gì?
A. Chưa bão hòa, mạch thẳng
B. Bão hòa, chứa nhóm alcol
C. Bão hòa, mạch thẳng
D. Bão hòa, mạch nhánh
Câu 12. Protein trong tự nhiên chủ yếu ở dạng xoắn vặn, gấp khúc. Trạng thái xoắn vặn
gấp khúc của protein tạo nên tính chất gì cho protein?
A. Lớp áo nước B. Trạng thái kết tủa
C. Lớp điện tích D. Trạng thái biến tính
Câu 13. Lý giải nào phù hợp cho sự tăng bilirubin liên hợp huyết thanh ở hội chứng vàng
da sau và tại gan?
A. Tế bào gan viêm nhiễm phù nề
B. Giảm khả năng liên hợp của gan.
C. Rò rỉ đường mật vào máu
D. Ứ mật tại vi quản mật trong gan
Câu 14. Bệnh nhân Nguyễn Thị B, 56 tuổi, có kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần
5.6 mmol/L (ref: 3-5.2 mmol/L), triglycerid: 1.0 mmol/L (ref: 0.4-1.77 mmol/L). Chế độ
ăn của bệnh nhân này cần hạn chế thức ăn nào?
A. Nội tạng động vật B. Đồ ăn ngọt
C. Thịt mỡ D. Lòng trắng trứng
Câu 15. Để tìm máu trong phân, người ta tiến hành phản ứng Benzidin. Tại sao khi trong
phân có hồng cầu, dung dịch của phản ứng benzidin hiện tượng chuyển màu?
A. Hb phân hủy acid làm kiềm hóa môi trường.
B. Hb thủy phân H2O2 giải phóng Oxy nguyên tử, lấy ion H+ của môi trường.
C. Hb phân hủy H2O2 giải phóng oxy nguyên tử, giải phóng ion H+ làm acid hóa
môi trường.
D. Hb phân hủy H2O2 giải phóng oxy nguyên tử, lấy ion H+ của acid làm kiềm
hóa môi trường.
Câu 16. Trong máu người, các phân tử lipid luôn tồn tại dưới dạng lipoprotein. Với thành
phần cấu tạo đặc trưng của mình, chylomicron có vai trò gì đối với cơ thể?
A. Vận chuyển triglycerid từ ruột về gan
B. Vận chuyển triglycerid từ gan ra ngoại vi
C. Vận chuyển cholesterol từ gan ra ngoại vi
D. Vận chuyển cholesterol từ ngoại vi về gan
Câu 17. Các enzym có đặc điểm gì khi ở trạng thái xoắn vặn gấp khúc?
A. Gấp cuộn nhóm ưa nước vào trong
B. Phá vỡ trung tâm hoạt động
C. Hình thành trung tâm hoạt động
D. Giữ chất công tác trong cấu trúc
Câu 18. Bệnh nhân có nghi ngờ rối loạn lipid máu luôn được chỉ định xét nghiệm định
lượng cholesterol, triglycerid toàn phần và HDL-C, LDL-C trong huyết thanh. HDL-C có
vai trò gì đối với cơ thể?
A. Vận chuyển cholesterol từ gan ra ngoại vi
B. Tham gia cấu tạo hormon steroid
C. Vận chuyển cholesterol từ ngoại vi về gan
D. Thoái hóa tạo dịch mật
Câu 19. Hầu hết các phản ứng trong cơ thể cần enzym xúc tác. Các enzym thường ở dạng
cấu trúc bậc mấy?
A. 1, 2, 3 B. 1
C. 2, 3, 4 D. 1,2
Câu 20. Năng lượng giải phóng từ liên kết thiol-este được dùng để là gì?
A. Tổng hợp ATP
B. Sử dụng cho các phản ứng tổng hợp
C. Cất giữ dưới dạng GTP
D. Trao đổi cho coenzym A
Câu 21. Tuyến nước bọt bài tiết enzym amylase để tiêu hóa tinh bột tại miệng. Tại sao
tuyến tụy lại bài tiết amylase để tiếp tục tiêu hóa tinh bột tại khúc 2 tá tràng?
A. Amylase đã tác dụng và thoái hóa hết ở khoang miệng nhưng vẫn chưa thủy
phân hết tinh bột
B. pH dạ dày quá acid biến tính cơ chất
C. pH dạ dày quá acid, biến tính enzym amylase
D. Thời gian thức ăn ở khoang miệng quá ngắn và lượng enzym amylase quá ít
Câu 22. Coenzym nào tham gia vào quá trình tổng hợp acid palmitic?
A. FMNH2 C. NADPHH
B. FADH2 D. NADHH
Câu 23. Albumin có nhiều trong huyết thanh người. Albumin có vai trò gì đối với cơ thể?
A. Điều hoà nội môi B. Xúc tác
C. Khử độc D. Tạo áp suất keo
Câu 24. Trong máu người, các phân tử lipid luôn tồn tại dưới dạng lipoprotein. Với thành
thần cấu tạo đặc trưng của mình, VLDL có vai trò gì đối với cơ thể?
A. Vận chuyển triglycerid từ ruột về gan
B. Vận chuyển cholesterol từ ngoại vi về gan
C. Vận chuyển triglycerid từ gan ra ngoại vi
D. Vận chuyển cholesterol từ gan ra ngoại vi
Câu 25. Hầu hết các enzym xúc tác các phản ứng nội bào. Trong các enzym của gan mật,
enzym nào xúc tác phản ứng vận chuyển nhóm?
A. GGT C. ALP
B. Catalase D. LDH
Câu 26. Hầu hết các phản ứng trong cơ thể đều do enzym xúc tác. Với alpha cetoglutarat
dehydrogenase, ATP đóng vai trò gì?
A. Chất hoạt hóa B. Chất dị lập thể dương
C. Chất ức chế D. Chất dị lập thể âm
Câu 27. Vì sao thoái hóa cetonic xảy ra chủ yếu ở mô cơ?
A. Vì mô cơ cần nhiều năng lượng nhất
B. Vì mô cơ cần acetyl CoA để tổng hợp myosin
C. Vì mô cơ cần acetyl CoA để tổng hợp lipid
D. Vì mô cơ có đầy đủ enzym thoái hóa
Câu 28. Hemoglobin là thành phần chính của hồng cầu. Oxy được gắn lên vị trí nào của
Hb?
A. Fe+++¿ ¿ B. Đầu amin tận cùng
C. Fe++¿ ¿ D. Đầu carboxyl tận cùng
Câu 29. Các chuyển hóa trong cơ thể luôn liên quan với nhau. Sự liên quan giữa AST và
CK thể hiện yếu tố nào?
A. Sản phẩm C. Coenzym
B. Cơ chất D. ATP
Câu 30. Khi khảo sát tính chất hóa học của monosaccarid, người ta tiến hành phản ứng
Feeling. Tại sao trong phản ứng Fehling, lượng của của ống nghiệm chứa dung dịch
fructose luôn ít hơn ống nghiệm chứa glucose?
A. Vì fructose có tính acid hơn glucose
C. Vì nồng độ fructose ít hơn glucose
B. Vì fructose bị thủy phân lâu hơn
D.Vì fructose phải chuyển dạng sang glucose
Câu 31. Bệnh nhân mắc bệnh ứ glycogen thường có biểu hiện gì?
A. Glucose niệu dương tính
B. Trẻ béo phì
C. Glucose máu tăng
D. Glucose máu giảm
Câu 32. Khi khảo sát tính chất hóa học của monosaccarid, người ta tiến hành phản ứng
Selivanoff. Phản ứng Selivanoff đặc trưng cho nhóm chức nào của monosaccarid?
A. Aldehyd và ceton B. Aldehyd
C. Polyalcol D. Ceton
Câu 33. Ở bệnh nhân đái tháo đường, glucose huyết thanh tăng cao liên tục sẽ có hiện
tượng gì xảy ra?
A. Ete hóa B. Khử
C.Oxy hóa D. Amin hóa
Câu 34. Vì sao chế độ ăn giàu protein không làm ure máu tăng hơn bình thường?
A. Acid amin thoái hóa không làm tăng ure
B. Protein không được tích lũy
C. Acid amin dư thừa được tích lũy
D.Các acid amin bị đào thải trước khi thoái hóa
Câu 35. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, có đau khớp ngón chân cái trái, xét nghiệm acid uric
máu 750 umol/L (210 - 420 mol/L), được chẩn đoán bệnh gút và được chỉ định dùng
Alupurinol. Cơ chế nào khiến cho alupurinol can thiệp được nồng độ acid uric máu?
A. Ức chế xanthinoxydase - tổng hợp purin
B. Ức chế xanthinoxydase - thoái hóa purin
C. Hoạt hóa enzym xanthinoxydase - tổng hợp purin
D. Hoạt hóa xanthinoxydase - thoái hóa purin
Câu 36. Ở người khỏe mạnh, hiện tượng gì sẽ xảy ra ở gan khi chế độ ăn giàu
cholesterol?
A. Tăng tổng hợp cholesterol
B. Tăng tổng hợp hormone sinh dục
C. Tăng tổng hợp đào thải cholesterol
D. Giảm tổng hợp cholesterol
Câu 37. Glucid là một trong ba nhóm chất hữu cơ trong thức ăn của người. Nhu cầu
glucid trung bình của người trưởng thành trong 1 ngày là bao nhiêu?
A. 400 – 500 g
B. 300 - 400 g
C. 100-200 g
D. 200 - 300 g
Câu 38. Bệnh nhân có nghi ngờ rối loạn lipid máu có kết quả xét nghiệm cholesterol toàn
phần trong huyết thanh tăng. Cholesterol tăng có thể ở loại lipoprotein nào nhất?
A. LDL
B. VLDL, LDL hoặc HDL
C. LDL hoặc HDL
D. HDL
Câu 39. Trong máu người, các phân tử lipid luôn tồn tại dưới dạng lipoprotein. Với thành
thần cấu tạo đặc trưng của mình, HDL có vai trò gì đối với cơ thể?
A. Vận chuyển triglycerid từ ruột về gan
B. Vận chuyển cholesterol từ gan ra ngoại vi
C. Vận chuyển cholesterol từ ngoại vi về gan
D. Vận chuyển triglycerid từ gan ra ngoại vi
Câu 40. Bệnh nhân có nghi ngờ rối loạn lipid máu luôn được chỉ định xét nghiệm định
lượng cholesterol, triglycerid toàn phần và HDL-C, LDL-C trong huyết thanh. LDL-C có
vai trò gì đối với cơ thể?
A. Thoái hóa tạo dịch mật
B. Vận chuyển cholesterol từ ngoại vi về
C. Vận chuyển cholesterol từ gan ra ngoại vi
D. Tham gia cấu tạo hormon steroid
Câu 41. Bệnh nhân Nguyễn Thị S, 56 tuổi, đang điều trị ngoại trú đái tháo đường, đến tái
khám và được chỉ định xét nghiệm tìm đường trong nước tiểu. Vì sao kỹ thuật xét nghiệm
nước tiểu không tìm được disaccarid trong nước tiểu?
A. Vì disaccarid không có tính khử
B. Vì disaccarid không tham gia phản ứng
C. Vì disaccarid không có tính oxy hóa
D. Vì disaccarid không có trong nước tiểu
Câu 42. Các acid amin mạch vòng có nhiều vai trò sinh học đối với cơ thể. Sản phẩm
thoái hóa acid amin dị vòng nào sẽ gây dị ứng?
A. Glutamin
B. Valin
C. Isoleucin
D. Histidin
Câu 43. Bệnh nhân Nguyễn Văn B, 35 tuổi, vào viện vì đau hạ sườn phải, sốt nhẹ, vàng
da, có kết quả xét nghiệm AST 2561 IU/L (ref: <38IU/L), ALT 2622 IU/L (ref:<38IU/L).
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp, theo dõi suy gan và được chỉ định dùng
Philopra (thành phần có chứa L-ornithin và L-aspartat). Lý giải nào cho chỉ định dùng
Philopra ở bệnh nhân này?
A. Vì bệnh nhân bị bệnh gan, bổ sung philora để tăng tái tạo acid nucleic, tăng sinh
tế bào gan.
B. Vì bệnh nhân bị bệnh gan, giảm khả năng tổng hợp ornithin và aspartat. Bổ
sung philora để làm giảm NH3 máu.
C. Vì bệnh nhân bị bệnh gan, ăn uống kém nên thiếu ornithin và aspartat. Bổ sung
philora để làm tăng ure máu.
D. Vì bệnh nhân bị bệnh gan, bổ sung philora để bảo vệ tế bào gan khỏi bị hủy
hoại.
Câu 44. Bệnh nhân có nghi ngờ rối loạn lipid máu luôn được chỉ định xét nghiệm định
lượng cholester toàn phần trong huyết thanh. Chỉ số cholesterol toàn phần bao gồm
cholesterol ở lipid nào trong máu?
A. HDL và LDL
B. VLDL, LDL, HDL
C. VLDL, LDL, HDL và chylomicron
D. LDL, VLDL, chylomicron,
Cầu 45. Giai đoạn 1 của con đường đường phân có đặc điểm gì?
A. Tiêu tốn 8 ATP
B. Thu được 2 ATP
C. Tiêu tốn 2 ATP
D. Thu được 8 ATP
Câu 46. Tinh bột là polysaccarid. Tính hấp phụ màu iod của tinh bột được áp dụng để
làm gì?
A. Xác định mạch của tinh bột
B. Phát hiện bát đĩa bẩn
C. Chẩn đoán tổn thương cổ tử cung
D. Tìm tinh bột trong nước tiểu
Câu 47. Bệnh nhân Nguyễn Thị A, 12 ngày tuổi, vàng da, quấy khóc, bỏ bú. Xét nghiệm
máu có bilirubin toàn phần 230 umol/L (ref: <17 umol/L), bilirubin trực tiếp 15 mmol/L
(ref <4.3 umol/L). Tại sao bệnh nhân có biểu hiện vàng da?
A. Vì bilirubin trực tiếp màu vàng, khuếch tán vào lớp mỡ dưới da
B. Vì bilirubin gián tiếp màu vàng, khuếch tán vào tổ chức nước dưới da
C. Vì bilirubin gián tiếp màu vàng, khuếch tán vào lớp mỡ dưới da
D. Vì bilirubin trực tiếp kích thích các đầu mút thần kinh tăng tiết sắc tố màu vàng
Câu 48. Hầu hết các phản ứng trong cơ thể đều cần enzym xúc tác. Mọi enzyme không
thể thiếu thành phần nào?
A. Trung tâm hoạt động
B. Trung tâm dị lập thể
C. Nhóm ngoại
D. Coenzym
Câu 49. Tính chất của các hợp chất luôn được áp dụng để phục vụ con người. Tại sao
dung dịch H2O2 có tác dụng diệt khuẩn?
A. H2O2 làm sủi bọt, đẩy vi khuẩn và dị vật ra khỏi vết thương
B. H2O có tính oxy hóa mạnh, phá vỡ vách của tế bào vi khuẩn
C. Catalase từ tế bào bị tổn thương, phân hủy H2O, giải phóng oxy nguyên tử, phá
vỡ vách vi khuẩn
D. Catalase từ tế bào bị tổn thương, phân hủy H2O, giải phóng oxy nguyên tử, đẩy
vi khuẩn và dị vật ra
Câu 50. Sự co cơ được huy động năng lượng từ phân tử nào?
A. PGA và G6P
B. ATP và creatin phosphat
C. PEP và FTP
D. ATP và creatinin phosphat
Câu 51. Tại sao beta hydroxybutyrat là thể cetonic chủ yếu trong cơ thể người?
A. Vì beta hydroxybutyrat có tính acid nhất
B. Vì beta hydroxybutyrat có tính khử cao
C. Vì beta hydroxybutyrat có độ toan ít nhất
D. Vì beta hydroxybutyrat có tính kiềm nhất
Câu 52. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, có đau khớp ngón chân cái trái, xét nghiệm acid uric
máu 750 umol/L (210 – 420 umol/L), được chẩn đoán bệnh gút. Cần tư vấn chế độ ăn và
lối sống của bệnh nhân ra sao?
A. Uống nhiều bia rượu tăng thải acid uric qua thận
B. Hạn chế rượu bia và mỡ vì mỡ làm khó thải acid uric qua thận
C. Hạn chế bia rượu và thức ăn hải sản, động vật
D. Hạn chế rượu bia và đồ ngọt vì tạo tinh thể urat.

Hết

You might also like