23 24 ĐỀ ÔN CHK2 Th L Tr 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – KHỐI 11 (120 phút) – ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)


Đọc văn bản: NHỚ NGUỒN (Nguyễn Ngọc Tư)
Ở quê mình nhà nào cũng có cửa sau. Mỗi khi đi xa, nhớ ba nhớ má, nhớ nhà, nhớ luôn cái ngạch cửa trước,
nhớ cái chái cửa sau. Rồi chợt hiểu vì mắc mớ gì mà người con gái xưa thầm lén “chiều chiều ra đứng cửa sau” để
“trông về quê mẹ” để “ruột đau chín chiều”.
Ở nhà mình cũng có cái cửa sau. Cửa nhìn ra vườn cây xanh mịt, trắng loáng loáng ngoài kia là chòm mả ông
bà tổ tiên. Những chiều xa nhà, ngồi dưới đò đi dọc theo các triền sông nhìn cửa sau của những ngôi nhà trầm lắng
trong nắng héo. Không hiểu sao mình cảm thấy tội nghiệp mình ghê lắm. Người ta có nhà còn nghề nghiệp mình thì
giang hồ mãi tận đâu đâu. Mình nhớ cửa sau nhà mình. Không phải chỉ là nơi để đi ra đi vào, cửa trở thành một khung
tranh. Chị mình vẽ cảnh ngồi giặt áo trong cái nền sẫm đỏ của hoàng hôn. Ba mình vẽ vào khung một thân mình chắc
nịch, đỏ au vì nắng gió trên đồng, những làn nước trong văng trong vắt từ cái lu nước nhỏ bên cửa bắn tung tóe mỗi
lần ba tắm. Bà nội mình ngồi trên cái đôn cưa bằng gỗ mù u, vẽ vào cửa sau một cái nhìn khắc khoải, ngoài vườn
chiều kia, dưới trăng chiều kia có mộ ông, có mộ các chú nằm xuống khi tuổi còn rất trẻ. Nên mắt bà đã mờ mà như
ướt lem nhem? Hay tại khói cay bay cao bay sà từ chiếc lò cà ràng, ùng ục nồi cám heo sôi trên bếp? Trên khung tranh
còn má mình chiều nào cũng ngồi dưới chái đâm từ cửa sau, trước mặt má là thúng rau, sịa ngò đang lặt dở, bó dở…
Tay má nhăn, tái xanh vì ngâm nước lâu, trán má nhăn vì lo toan, vất vả, chỉ có cái cười của má thì vui, vui lắm, vui
không kể xiết. […]
Đêm đầy sao, mở cửa sau chợt hương bông cau, bông bưởi ùa vào đầy ứ mũi. Muốn thở chỉ sợ hương tan.
Nghe con chim heo kêu nghe sợ mơ hồ, chạy cuống chạy cuồng qua cửa rồi mà hương vẫn còn theo.
Cửa sau, với mình, ít nhiều mang cảm giác thiêng liêng của sự đầm ấm, sum vầy. Cho nên nhớ hoài, nhớ mãi,
nhớ không thôi.
Lược phần cuối: Ở thành phố, sau nhà không còn cửa nữa, cửa sau đã mang một ý nghĩa khác. “Cửa sau”
làm cho người ta không trọng nhau, không thương nhau, không tin nhau, người ta vẽ lên “cửa sau” những hình ảnh
khác. Dẫu vậy, hãy tin rằng, cửa sau vẫn luôn là hình ảnh của gia đình, hình ảnh cội nguồn.
Câu 1: Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Chất trữ tình trong bài tản văn được bộc lộ trực tiếp qua những cảm xúc như thế nào của người viết, chỉ ra 2
câu văn biểu đạt cảm xúc đó.
Câu 3: Theo anh (chị) vì sao tác giả gọi nỗi nhớ về cái cửa sau phía sau nhà là “nhớ nguồn”?
Câu 4: Nêu tác dụng của cách kết hợp từ phá vỡ quy tắc thông thường trong từ in đậm ở câu văn sau:
Những chiều xa nhà, ngồi dưới đò đi dọc theo các triền sông nhìn cửa sau của những ngôi nhà trầm lắng
trong nắng héo. Không hiểu sao mình cảm thấy tội nghiệp mình ghê lắm.
Câu 5: Anh/chị nhận ra thông điệp gì từ cảm nhận của nhân vật trữ tình trong câu “ Cửa sau, với mình, ít nhiều mang
cảm giác thiêng liêng của sự đầm ấm, sum vầy”?
II. VIẾT (6 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề và hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:
Chốn về
mình có ngôi nhà khép cửa ai kẻ dắt tay qua ác mộng ngày
chưa bao giờ mình mời ai tới đó máu chảy tự khô
những tượng đất nung ngủ vùi vết đau tự liếm láp
cuộc diễu hành tịch lặng cúc tự cài
hát mình nghe
treo đèn lựu đỏ sân sau chưa bao giờ mình mời ai đến đó
chỉ một mình ngồi ngắm
mình không bóng nơi ấy không mặt nạ
ngủ sâu không ai gọi không lời ngọt nhạt lạ xa
say nắng không người lay chỉ mình thôi với ngọn gió cuối cùng.
(Chấm, Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Hà Nội 2013, tr.8)
Câu 2: Trong bộ phim hoạt hình Kungfu Panda 4 có một câu thoại của con Cáo: “ Bất cứ ai bước đi cũng sẽ để lại
những dấu chân, dù lớn hay nhỏ”
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – KHỐI 11 (120 phút) – ĐỀ 2
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Quê hương
Quê hương là gì hả mẹ Quê hương là bàn tay mẹ
Mà cô giáo dạy hãy yêu? Dịu dàng hái lá mồng tơi
Quê hương là gì hả mẹ Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Ai đi xa cũng nhớ nhiều? Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là vàng hoa bí


Cho con trèo hái mỗi ngày Là hồng tím giậu mồng tơi
Quê hương là đường đi học Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Con về rợp bướm vàng bay Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương là con diều biếc Quê hương mỗi người đều có
Tuổi thơ con thả trên đồng Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là con đò nhỏ Quê hương là dòng sữa mẹ
Êm đềm khua nước ven sông Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương là cầu tre nhỏ Quê hương mỗi người chỉ một
Mẹ về nón lá nghiêng che Như là chỉ một mẹ thôi
Là hương hoa đồng cỏ nội Quê hương nếu ai không nhớ
Bay trong giấc ngủ đêm hè Sẽ không lớn nổi thành người.

Quê hương là đêm trăng tỏ (Đỗ Trung Quân)


Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
Con nằm nghe giữa mưa đêm

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.


Câu 2. Trong văn bản, định nghĩa quê hương gắn với những sự vật nào?
Câu 3. Phân tích tác dụng của các câu hỏi trong đoạn thơ đầu.
Câu 4. Nhận xét về tình cảm, thái độ của của nhân vật trữ tình đối với quê hương trong văn bản.
Câu 5. Anh/chị có đồng tình với quan điểm dưới đây không? Vì sao?
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh quê hương trong đoạn thơ sau:
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Câu 2. (4,0 điểm)
Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.
Hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về quan điểm trên.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – KHỐI 11 (120 phút) – ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
DƯ VỊ MÙA HÈ (Lữ Thị Mai)
(1) Thoáng chốc, phố phường đã lại đón thêm một mùa hoa sấu li ti lấm tấm xôn xao rắc kín vỉa hè. Kể
cũng lạ, loài cây ấy lúc xanh thì xanh đến tận cùng, khi trút lá vàng thì ráo riết như chẳng có gì phải tiếc
thương, ấy vậy mà mỗi mùa hoa lại đến thật dịu dàng, lặng lẽ.
[…] (2) Có lẽ, Hà Nội là chốn đô thành hội tụ được nhiều sắc hoa từ mọi miền Tổ quốc, mỗi sắc hoa
đặc trưng cho một vùng miền: Phượng đỏ chói chang từ thành phố cảng Hải Phòng, hoa ban Tây Bắc điệu
đà xuống phố, phong lan rừng hoang hoải kiêu sa… nhưng sự hiện diện của những con đường dọc hai bên
trồng sấu bao năm qua đã níu giữ được nhiều nhớ nhung mỗi khi ai đó rời xa Hà Nội.
(3) Mùa này, trong giây phút yên ắng hiếm hoi của phố phường lúc đêm về, cạnh con đường mướt mát
sấu xanh, chỉ cần đưa tay đẩy nhẹ cánh cửa sổ, ta sẽ được chứng kiến một cảnh tượng rất đỗi thanh tao của
Hà thành trầm lắng: hoa sấu rụng rơi như mưa, từng đợt vô ưu trải đầy mặt đất. Có lẽ, vì mùa sấu đến và đi
thầm lặng nên phút thăng hoa cho vẻ đẹp ấy cũng kín kẽ đến nao lòng.
(4 )Ai biết được, vòm xanh rười rượi kia đã chở che cho bao thế hệ người Hà Nội. Nơi những đứa trẻ
ngày xưa lớn khôn, khoác lên vai kỉ niệm mang màu lá xanh lá úa, ngập ngừng trao cho nhau chùm hoa bé
dại xâu vòng rồi đến khi cùng rủ nhau trốn cha mẹ leo trèo hái những quả sấu lớn dần theo năm tháng... Đã
có bao người ở lại? Có bao người ra đi? Có bao nhiêu mùa sấu đã vĩnh viễn nằm trọn trong ngăn hoài niệm
cũ càng. Chỉ biết, sau những mùa đơm hoa kết trái ấy, kí ức Hà Nội đã kịp hằn lên những thân phận người,
chạm trổ vào thân cây thêm nhiều vết xù xì tuổi tác.
(5) Dưới trưa hè nhấp nhoáng, chói chang, từng chùm sấu sai trĩu quả lấp ló như món quà giản dị dành
tặng cho phố phường bằng những ngụm nước sấu ngâm để lại dư vị chua chua, dịu mát nơi đầu lưỡi xua tan
đi sự mệt mỏi, căng thẳng của bao người. Người ta gọi đó chính là hương vị của mùa hè, vừa có chút gì xốn
xang gay gắt, vừa lắng đọng trong thẳm sâu sự thoáng đãng, mát lành.
(Trích Hà Nội không vội được đâu, trang 59, NXB Văn học)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra các từ láy có trong đoạn (1).
Câu 2. Theo văn bản, Hà Nội hội tụ được nhiều sắc hoa trên cả nước, đó là những loại hoa nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ có trong câu văn: Ai biết được, vòm xanh rười rượi kia đã
chở che cho bao thế hệ người Hà Nội.
Câu 4. Nhận xét hình ảnh cây sấu và tình cảm của tác giả trong văn bản trên.
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của cây xanh trong đời sống chúng ta. (viết từ 3
đến 5 dòng)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tính đa nghĩa của hệ thống hình ảnh được sử dụng
trong đoạn thơ sau:
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phũ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi,
Không người du tử đến nhằm hang! Tản mác phương ngàn lạc gió câm,
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;
Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều, Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu. Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.
Song le hoa đợi càng thêm tủi: […]
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều. (Trích Gửi hương cho gió, Xuân Diệu, in trong
Thơ Xuân Diệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2023)
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: Yêu thương cho đi
là yêu thương còn mãi.

You might also like