Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 132

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 HỖ TRỢ


KÊ KHAI ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG VÀ QUẢN LÝ
HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ QUỲNH THANH,
HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

LÊ THỊ KIM OANH

Hà Nội - 2024
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 HỖ TRỢ


KÊ KHAI ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG VÀ QUẢN LÝ
HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ QUỲNH THANH,
HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành : Quản lý Đất đai


Mã ngành : 7 85 01 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. TRẦN MẠNH HÙNG

Hà Nội - 2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM ĐOAN


Tên tôi là: Lê Thị Kim Oanh
Mã sinh viên: 20111114468 Lớp: ĐH10QĐ1
Ngành: Quản lý đất đai
Tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Ứng dựng phần
mềm ViLIS 2.0 hỗ trợ công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và quản
lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn của TS.Trần Mạnh Hùng.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực
và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ
hình thức gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Sinh viên

Lê Thị Kim Oanh

i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho
cá nhân em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Với tình cảm và lòng kính trọng sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến
các thầy, cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng với
các thầy, cô trong khoa Quản lý đất đai, đã tạo điều kiện và dạy dỗ em, trạng
bị cho em những kiến thức để em được thời gian hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin phép được gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
thầy giáo TS. Trần Mạnh Hùng đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo giúp em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp một cách thành công nhất, bên cạnh đó không thể
thiếu những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô trong khoa Quản lý đất
đai.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn chính quyền và bà con nhân dân tại xã
Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em trong quá trình thực hiện khóa luận trên địa bàn.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, khích lệ, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho em trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Sinh viên

Lê Thị Kim Oanh

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 2
2.2.Yêu cầu .................................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
1.1.1. Tổng quan về kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận ........................................ 4
1.1.2. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất. ........................................................................................................... 6
1.1.3. Tổng quan về hồ sơ địa chính ......................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 11
1.2.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và
quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng đăng ký đất đai Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An. ............................................................................................................................. 11
1.2.2. Tình Hình ứng dụng CNTT trong kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và
quản lý hồ sơ địa chính tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. ............................................................................................................. 12
1.3. Căn cứ pháp lý.................................................................................................... 12
1.4. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng trong công tác kê khai đăng ký cấp giấy
chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính. .................................................................... 12
1.4.1. Phần mềm Microstation V8i ........................................................................... 13
1.4.2. Phần mềm gCadas........................................................................................... 14
1.4.3. Phần mềm ViLIS 2.0 ........................................................................................ 16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................................18
2.1. Đối tượng và phạm vi......................................................................................... 18

iii
2.1.1. Đối tượng ........................................................................................................ 18
2.1.2. Phạm vi............................................................................................................ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu .............................................. 18
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ........................................................... 19
2.3.3. Phương pháp minh họa ................................................................................... 19
2.3.4. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế: ................................................................ 19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 20
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường tại xã Quỳnh Thanh,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An .............................................................................. 20
3.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ...................................................... 20
3.1.2. Thực trạng phát triễn kinh tế- xã hội .............................................................. 23
3.1.3. Tài Nguyên và Môi trường. ............................................................................. 28
3.1.4. Văn hóa, xã hội ............................................................................................... 29
3.1.5. Về Quốc phòng, An ninh, Nội chính................................................................ 31
3.1.6. Công tác tư pháp ............................................................................................. 32
3.1.7. Công tác chính quyền, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng bộ phận
một cửa, dịch vụ công, chuyển đổi số. ...................................................................... 33
3.1.8. Nguyên nhân và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn xã
Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ....................................................... 34
3.2. Đánh giá hiện trạng và tình hình biến động về sử dụng đất trên địa bàn xã
Quỳnh Thanh ............................................................................................................. 36
3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ trên địa bàn xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu
tỉnh Nghệ An. ............................................................................................................ 42
3.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu đồ họa........................................................................ 42
3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. ................................................................. 50
3.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ................................................................. 51
3.4. Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 hỗ trợ kê khê đăng ký cấp giấy chứng nhận và
quản lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. ......... 52
3.4.1. Thiết lập và phân quyền, chức năng trong ViLIS ........................................... 52
3.4.2. Phân quyền cho văn phòng đăng ký đất đai huyện Quỳnh Lưu ..................... 55
iv
3.4.3. Khởi tạo số hồ sơ gốc ...................................................................................... 56
3.4.4. Khởi tạo và cấp phát số hiệu GCN ................................................................. 56
3.4.5. Kê khai đăng ký cho hộ gia đình cá nhân ....................................................... 57
3.4.6. Thiết lập và phần quyền cho tổ chức .............................................................. 74
3.4.7. Kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận cho tổ chức ........................................ 75
3.5. Ứng dụng phần mềm ViLIS Enterprise vào xử lý biến động đất đai trên địa bàn
xã Quỳnh Thanh ........................................................................................................ 78
3.6. Lập và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An. ................................................................................................... 92
3.7. Chỉnh lý bản đồ địa chính sau khi kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận ......... 97
3.8. Đánh giá kết quả đạt được và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ứng
dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận và
quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Quỳnh Thanh.............................................. 99
3.8.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong
công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn
xã Quỳnh Thanh. ...................................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 103
1. Kết luận ............................................................................................................... 103
2. Kiến Nghị ............................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 106
Phụ lục 01: Các hộ biến động đã được cấp giấy chứng nhận ................................. 108
Phụ lục 02: Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận....................................................... 111
Phụ lục 03: Tờ trình cấp giấy chứng nhận .............................................................. 114
Phụ lục 04. Quyết định cấp giấy chứng nhận.......................................................... 116
Phụ lục 05: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất. .............................................................................................................. 116

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
C ữ v t tắt C ữ v t đầ đủ
NĐ - CP Nghị định Chính phủ
TT – BTNMT Thông tư Bộ Tà nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
HSĐC Hồ sơ địa chính
BĐĐC Bản đồ địa chính
GCN Giấy chứng nhận
CNTT Công nghệ thông tin
NTTS Nuôi trồng thủy sản
THCS Trung học cơ sở
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND Hội đồng nhân dân
TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
DGN Định dạng file của hệ thống Microstation
VPĐK Văn phòng đăng ký

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Diện tích đất nông nghiệp xã Quỳnh Thanh.................................. 25
Bảng 3. 2. Diện tích đất lâm nghiệp xã Quỳnh Thanh .................................... 25
Bảng 3. 3. Bảng hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2023 ............................ 36
Bảng 3.4. Bảng biến động hiện trạng sử đụng đất năm 2023 so với năm 2019
........................................................................................................................... 39

vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3. 1. Mấu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất ...................................................................................................9
Hình 3. 2. Hình ảnh UBND xã Quỳnh Thanh ...........................................................20
Hình 3. 3. Vị trí địa lý xã Quỳnh Thanh ...................................................................20
Hình 3. 4. Hình ảnh nhà thờ tại xã Quỳnh Thanh .....................................................23
Hình 3. 5. Hình ảnh khu nuôi tôm tại xã Quỳnh Thanh ............................................26
Hình 3. 6. Hình ảnh các trường học xã Quỳnh Thanh ..............................................29
Hình 3. 7. Hình ảnh trạm ý tế xã Quỳnh Thanh ........................................................30
Hình 3. 8. Hình ảnh thực hiện sữa lỗi bản đồ............................................................43
Hình 3. 9. Hình ảnh kết quả tạo số vùng thành công ................................................43
Hình 3. 10. Hình ảnh kết quả tạo vùng .....................................................................44
Hình 3. 11. Bảng gán thông tin từ nhãn ....................................................................44
Hình 3. 12. Kết quả gán thông tin từ nhãn thành công .............................................45
Hình 3. 13. Kết quả gán thông tin thửa đất ...............................................................45
Hình 3. 14. Hình ảnh thiết lập tạo khung cho tờ bản đồ địa chính ...........................46
Hình 3. 15. Hình ảnh khung của tờ bản đồ địa chính................................................46
Hình 3. 16. Hình ảnh phân lớp ranh giới thửa đất cho tất cả tờ cả đồ ......................47
Hình 3. 17. Hình ảnh bảng phân lớp theo đúng thông tư ..........................................47
Hình 3. 18. Hình ảnh kiểm tra lỗi tiếp biên của các tờ bản đồ ..................................48
Hình 3. 19. Hình ảnh lỗi tiếp biên .............................................................................48
Hình 3. 20. Hình ảnh sữa lỗi tiếp biên cho thành công .............................................49
Hình 3. 21. Hình ảnh gộp bản đồ xã Quỳnh Thanh ..................................................49
Hình 3. 22. Hình ảnh tờ bản đồ tổng xã Quỳnh Thanh .............................................50
Hình 3. 23. Tích hợp thành công vào CSDL .............................................................50
Hình 3. 24. Hình ảnh xuất dữ liệu thành công ..........................................................51
Hình 3. 25. xuất dữ liệu từ gCdas sang định sạng shp file thành công .....................51
Hình 3. 26. Hình ảnh tích hợp dữ liệu vào ViLIS thành công ..................................52
Hình 3. 27. Hình ảnh thiết lập cấu hình hệ thống .....................................................53
Hình 3. 28. Phần quyền cho nhân viên số 02 ............................................................54
Hình 3. 29. Bản đồ xã Quỳnh Thanh trên phần mềm ViLIS Enterprise ...................54
Hình 3. 30. Hình ảnh các nhãn thửa đất trên phần mềm ViLIS Enterprise ..............55
viii
Hình 3. 31. Phân quyền cho nhân viên Lê Thị Kim Oanh để thực hiện kê khai đăng
kí ................................................................................................................................55
Hình 3. 32. Cập nhật xã cho nhân viên phụ trách kê khai đăng ký ...........................56
Hình 3. 33. Khởi tạo hồ sơ gốc thành công ...............................................................56
Hình 3. 34. Hình ảnh khởi tạo số hiệu GCN cần cấp phát ........................................57
Hình 3. 35. Kê khai thông tin chủ sự dụng đất/ sở hữu ............................................59
Hình 3. 36. Cập nhật thông tin tài liệu đo đạc theo thửa đất .....................................60
Hình 3. 37. Hình ảnh kê khai thông tin thửa đất .......................................................60
Hình 3. 38. Cập nhật đơn đăng ký.............................................................................61
Hình 3. 39. Hình ảnh cấp giấy chứng nhận cho Ông Hồ Thiện ................................61
Hình 3. 40. Biêp tập Giấy chứng nhận và các giấy tờ liên quan ...............................62
Hình 3. 41. Biên tập Quyết định của UBND huyện Quỳnh lưu ...............................62
Hình 3. 42. Biên tập tờ trình GCN ............................................................................63
Hình 3. 43. Hình ảnh lấy sơ đồ thửa đất cấp GCN ...................................................63
Hình 3. 44. Hình ảnh trang 1-4 GCN hộ ông Hồ Văn Thiện ....................................64
Hình 3. 45. Nội dung trang 2-3 GCN ........................................................................64
Hình 3. 46. Hình ảnh kê khai thưả đất cho một chủ - nhiều thửa ............................65
Hình 3. 47. Danh sách đăng ký 3 thửa đất ................................................................66
Hình 3. 48. Hình ảnh đơn đăng ký cho trường hợp một chủ - nhiều thửa ................66
Hình 3. 49. Hình ảnh cấp GCN cho Trường hợp một chủ - nhiều thửa...................67
Hình 3. 50. Trang 1 – 4 của GCN .............................................................................67
Hình 3. 51. Trang 2- 3 của GCN ...............................................................................68
Hình 3. 52. Danh sách đăng ký một thửa - nhiều chủ ..............................................69
Hình 3. 53. Kê khai thửa đất cho trường hợp một thửa- nhiều chủ .........................69
Hình 3. 54. Đơn đăng ký cho trường hợp một thửa – nhiều chủ ..............................70
Hình 3. 55. Cấp GCN cho trường hợp nhiều chủ- một thửa .....................................70
Hình 3. 56. Hình ảnh trang 1- 4 ................................................................................71
Hình 3. 57. Hình ảnh trang 2- 3 ................................................................................71
Hình 3. 58. Kê khai đăng ký thửa đất đa mục đích cho đất ở ...................................73
Hình 3. 59. Kê khai đăng ký cho thửa đất đa mục đích đất BHK .............................73
Hình 3. 60. Hình ảnh trang 2-3 Giấy chứng nhận thửa đa mục đích ........................74
Hình 3. 61. Hình ảnh phân quyền cho nhân viên VPĐK cấp tỉnh ............................75
ix
Hình 3. 62. Kê khai cho tổ chức ................................................................................76
Hình 3. 63. Kê khai thửa đất cho tổ chức ..................................................................76
Hình 3. 64. Đơn đăng ký cho tổ chức .......................................................................77
Hình 3. 65. Cấp giấy chứng nhận cho tổ chức ..........................................................77
Hình 3. 66. Giấy chứng nhận trang 1-4 .....................................................................78
Hình 3. 67. Giấy chứng nhận trang 2-3 .....................................................................78
Hình 3. 68. Hỉnh ảnh chuyển quyền trọn Giấy chứng nhận ......................................79
Hình 3. 69. Hình ảnh thêm chủ .................................................................................80
Hình 3. 70. Điền nội dung chuyển quyền trọn thửa ..................................................80
Hình 3. 71. Thực hiện biến động chuyển quyền trọn giấy ........................................81
Hình 3. 72. Cấp Giấy chứng nhận cho hộ Ông Nguyễn Văn Tài .............................81
Hình 3. 73. Thu hồi GCN cũ của ông Trần Văn Hiền ..............................................82
Hình 3. 74. Biên tập GCN mới cho hộ ông Nguyễn Văn Tài ...................................82
Hình 3. 75. Đăng ký và hoàn thành nội dung biến động thế chấp ............................83
Hình 3. 76. Thực hiện biến động thế chấp ................................................................84
Hình 3. 77. In giấy xác nhận trang bổ sung ..............................................................85
Hình 3. 78. In nội dung lên trang bổ sung .................................................................85
Hình 3. 79. Trang bổ sung GCN ...............................................................................86
Hình 3. 80. Tìm thửa thế chấp để thực hiện xóa thế chấp.........................................87
Hình 3. 81. Thực hiện xóa Thế chấp .........................................................................87
Hình 3. 82. Biên tập lại tờ trình xóa thế chấp ...........................................................88
Hình 3. 83. Biên tập in xác nhận GCN .....................................................................88
Hình 3. 84. Nội dung trang bổ sung xóa thế chấp trên GCN ....................................89
Hình 3. 85. Đính chính sai sót thông tin trong GCN ................................................90
Hình 3. 86. Nội dung in xác nhận .............................................................................90
Hình 3. 87. Biên tập in xác nhận đổi trang GCN ......................................................91
Hình 3. 88. Nội dung thay đổi sau khi đính chính lại thông tin ................................91
Hình 3. 89. Cấp lại giấy chứng nhận cho hộ ông Trần Văn Lệ ................................92
Hình 3. 90. Các bước làm tạo hồ sơ địa chính ..........................................................93
Hình 3. 91. Nôi dung trang sổ địa chính điện tử .......................................................93
Hình 3. 92. Giao diện tạo sổ mục kê .........................................................................94
Hình 3. 93. Trang bìa và nội dung của sổ mục kê.....................................................95
x
Hình 3. 94. Giao diện tạo sổ cấp GCN ......................................................................95
Hình 3. 95. Trang bìa và nội dung của sổ cấp GCN .................................................96
Hình 3. 96. Giao diện tạo và in sổ biến động ............................................................96
Hình 3. 97. Trang bìa và nội dung sổ biến động đất đai ...........................................97
Hình 3. 98. Tích hợp vào CSDL ViLIS 2.0 ..............................................................97
Hình 3. 99. Hình ảnh cập nhật thành công từ ViLIS vào bản đồ ..............................98
Hình 3. 100. Bảng thuộc tính trước và sau khi cập nhật từ ViLIS ............................98
Hình 3. 101. Hình ảnh thửa đất trước và sau khi cấp nhật từ ViLIS ........................99

xi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thi t của đề tài
Hiện nay, đã có nhiều phần mềm ứng dụng ra đời thay thế cho các thao
tác thủ công đem lại hiệu quả cao. Trong lĩnh vực đất đai, khối lượng thông
tin là vô cùng lớn, nhưng yêu cầu phải quản lý và cung cấp thông tin chính
xác cho nhà quản lý và người sử dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quá trình quản lý đất đai ở nước ta chỉ là những bước đi ban đầu, trong
khi các thao tác vẫn là thủ công gây khó khăn cho việc lưu trữ truy xuất thông
tin. Đất đai luôn luôn biến động, thay đổi chủ sở hữu và các biến động khác
nên nghiệp vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng nhiều, đòi
hỏi chính xác, kịp thời và rút ngắn thời gian. Khối lượng thông tin cần được
lưu trữ, cập nhật là rất lớn bao gồm những thông tin về chủ sở hữu, số tờ, số
thửa, vị trí, diện tích, tình trạng pháp lý của thửa đất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của
công nghệ thông tin tiên tiến đã sản xuất ra nhiều phần mềm ứng dụng nhằm
hỗ trợ trong công tác quản lý đất đai. Mặt khác, trong thực tế, công nghệ
thông tin chủ yếu được sử dụng phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng. Tuy nhiên trong công tác kê khai đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất lại chưa được ứng dụng nhiều về công nghệ. Trong khi đó, việc xử lý
kịp thời các hồ sơ về kê khai đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất
vẫn còn là vấn đề nan giải ở hầu hết các địa phương trên cả nước.
Phần mềm ViLIS 2.0 là một phần mềm hữu ích cho cán bộ quản lý đất đai
giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính. Phần mềm này vừa đáp ứng được
nhu cầu về cấp giấy chứng nhận cho người dân, vừa đáp ứng cho việc tra cứu các
thông tin trên cấp giấy chứng nhận của người dân được nhanh chóng và đạt được
hiệu quả nhất. Có thể nói, ViLIS 2.0 là một phần mềm chuyên ngành tương đối
toàn diện cho mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý đất đai ở nước ta. Phần mềm
ViLIS 2.0 ra đời hứa hẹn giải quyết triệt để những bất cấp còn tồn tại trong công

1
tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
nhân dân trong lĩnh vực đất đai.
Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An có diện tích
8,22 km², tính đến năm 2023 là hơn 16.055 người với mật độ dân số là 1.375
người/km2. Từ xa xưa trên địa bàn xã này có tuyến kênh Nhà Lê nối từ kinh
đô Hoa Lư đến Đèo Ngang đi qua, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam và được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng
góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt (hiện là một đoạn của sông Mai
Giang theo tên gọi địa phương).
Chính vì điều đó, để phục vụ cho việc cập nhật biến động, quản lý đất
đai có hiểu quả, và có cái nhìn cụ thể hơn về việc ứng dụng phần mềm ViLIS
2.0 vào kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, em đã chọn
thực nghiệm tại xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tại đây,
việc ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế, chưa
có sự kết hợp giữa các cơ sở dữ liệu và ứng dụng trong công tác cấp giấy
chứng nhận. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi xin tiến hành thực hiện với
đề tài “Ứng dựng phần mềm ViLIS 2.0 hỗ trợ công tác kê khai đăng ký cấp
giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Mạnh Hùng,
giảng viên khoa Quản lý đất đai, trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà
Nội.
2. Mục tiêu và yêu cầu
2.1. Mục tiêu
- Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận
và quản lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An.
- Đánh giá kết quả đạt được và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong kê khai đăng ký cấp giấy chứng
nhận và quản lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An.
2
2.2.Yêu cầu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu xã Quỳnh
Thanh.
- Có kiến thức về công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Hiểu biết các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài tại xã Quỳnh
Thanh đang có giá trị pháp lý.
- Có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm ViLIS 2.0, Microstation,..

3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Tổng quan về kê k ai đăng ký cấp giấy chứng nhận
a, Khái niệm đăng ký đất đai
- Theo khoản 15, điều 3, luật đất đai 2013 quy định: “Đăng ký đất đai,
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp
lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và
quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.” [1]
b, Vai trò và lợi ích của đăng ký đất đai
* Vai trò đăng ký đất đai
- Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng
đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành
cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất.
- Đăng ký đất đai là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai,
thực chất là sở hữu nhà nước. Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt,
không được khai thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho
phép của Nhà nước. Bảo vệ hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.
c, Hình thức của đăng ký đất đai
Có 2 hình thức chính đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất. Đó là đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ
chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký
trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau. (Khoản 3,4
Điều 95).
d, Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu (nếu có yêu cầu cấp khi thực hiện thủ
tục đăng ký đất đai)
*Bước 1: Nộp hồ sơ:
- Người nộp hồ sơ: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định
để làm thủ tục đăng ký (Khoản 1 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).[2]

4
- Nơi nộp hồ sơ: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 của Nghị định
43/2014/NĐ-CP
- Thành phần hồ sơ: (Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-
BTNMT, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19 Điều 7 Thông tư số
33/2017/TT-BTNMT)
- Cơ quan có trách nhiệm đăng ký đất đai lần đầu:
+ Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài
sản khác gắn liền với đất (Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP);
+ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở cấp huyện, quận, thị xã được
thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai
theo quyết định của UBND cấp tỉnh (Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định
43/2014/NĐ-CP);
*Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất
đai thực hiện các công việc theo Khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
*Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất
đai lập gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế và chuẩn bị hồ sơ để cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp có yêu cầu cấp (Điểm d
Khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP):
*Bước 4: Cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra hồ sơ và trình Cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất (Khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-
CP):
- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
*Bước 5: Văn phòng đăng ý đất đai, hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất
đai cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá
5
nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho UBND cấp xã để trao cho
người được cấp. (Điểm g khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
e, Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp
giấy chứng nhận lần đầu
- Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là không quá 30 ngày (Điểm a Khoản 2 Điều 61 Nghị định
43/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định
01/2017/NĐ-CP).
1.1.2. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
Mẫu giấy chứng nhận được quy định tại Điều 3 Thông tư 23 – 2014
BTNMT [3]: do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống
nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa
văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang
bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội
dung theo quy định như sau:
+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu
đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt
và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất", trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây
dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng
năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp
Giấy chứng nhận;

6
+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";
+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những
thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; nội dung lưu ý đối với người được
cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;
+ Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ
"Trang bổ sung Giấy chứng nhận"; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng
nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp
Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận;
+ Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản
này do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng
ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
- Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận quy định tại các
Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm
theo Thông tư này.
Điều 4. In ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận
- Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm:
+ Tổ chức việc in ấn, phát hành phôi Giấy chứng nhận cho Văn phòng
đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp sử dụng;
+ Lập và quản lý sổ theo dõi phát hành phôi Giấy chứng nhận;
+ Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở
các địa phương.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
+ Lập kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi về
Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 31 tháng 10 hàng năm;
+ Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở địa
phương;

7
+ Tổ chức tiêu hủy phôi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in hoặc
viết bị hư hỏng theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
+ Báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng
nhận của địa phương về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 25 tháng 12 hàng
năm.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường ở nơi chưa thành lập Văn phòng
đăng ký đất đai có trách nhiệm:
+ Lập kế hoạch về sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi
về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 10 hàng năm;
+ Kiểm tra việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận đối với Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
- Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất các cấp có trách nhiệm:
+ Báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường về nhu cầu sử dụng phôi
Giấy chứng nhận trước ngày 15 tháng 10 hàng năm;
+ Tiếp nhận, quản lý, lập sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi
Giấy chứng nhận đã phát hành về địa phương;
+ Kiểm tra thường xuyên việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận
trong đơn vị để bảo đảm sự thống nhất giữa sổ theo dõi và phôi Giấy chứng
nhận thực tế đang quản lý, đã sử dụng;
+ Tập hợp, quản lý các phôi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in
hoặc viết bị hư hỏng để tiêu hủy;
+ Báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận
về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 06 tháng trước ngày 20 tháng 6,
định kỳ hàng năm trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
- Nội dung và hình thức Sổ theo dõi phát hành phôi Giấy chứng nhận;
Sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Giấy chứng nhận; Báo cáo tình
hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục
số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

8
Hình 3. 1. Mấu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

9
 Vai trò,của công tác đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước,
cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian
tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt
nhất. Nhà nước biết được chắc để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng
ký đất đai để quản lý.
 Lợi ích của công dân có thể thấ đƣợc n ƣ:
- Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh
chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng
tranh chấp đất đai.
- Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở
hữu Nhà nước, Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được khai
thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà
nước. Bảo vệ hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để
đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết
lập hệ thống thông tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý.
- Đăng ký đất đai để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài
nguyên đất. Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ
sơ địa chính, hồ sơ địa chính cung cấp tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình
thể, góc cạnh, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay
đổi trong quá trình sử dụng và quản lý của những thay đổi này.
1.1.3. Tổng quan về hồ sơ địa chính
a, Khái niệm hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện
trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn
liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông
tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. (Khoản 1, Điều 3, thông tư 24/TT-
BTNMT).[4]
b, Vai trò của hồ sơ địa chính

10
- Hồ sơ địa chính đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về đất đai, là loại tài liệu đặc thù. Chính vì vậy, ở nước ta, hồ sơ địa
chính được lập ở tất cả các đơn vị hành chính, từ cấp tỉnh đến cấp xã, trải qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau. HSĐC được lập ra thông qua việc sử dụng
nhiều phương tiện khoa học kỹ thuật khác nhau. Do đó, HSĐC ở mỗi thời kỳ
lại mang những đặc điểm riêng, đánh dấu sự phát triển trong khoa học kỹ
thuật đo đạc bản đồ.
- Thành phần của HSĐC bao gồm: BĐĐC; Sổ mục kê; Sổ địa chính; Sổ
theo dõi biến động đất đai; Bản lưu GCN quyền sử dụng đất.
c, Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
- HSĐC được lập theo đơn vị hành chính cấp xã (phường)
- Việc lập và chỉnh lý HSĐC thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành
chính quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính
phủ về thi hành Luật đất đai.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong kê k ai đăng ký cấp giấy chứng
nhận và quản lý hồ sơ địa chính tại Văn p òng đăng ký đất đai Hu ện
Quỳn Lƣu, tỉnh Nghệ An.
- Trong thời gian qua, công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và
quản lý HSĐC tại Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quỳnh Lưu đã được chú
trọng đầu tư và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu và làm tốt công tác
quản lý đất đai. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đã đạt được
những kết quả nhất định, các phần mềm ứng dụng trong quản lý đất đai bao
gồm các phần mềm như Microstation, gCadaS,ViLIS 2.0, đã góp phần thúc
đẩy cho việc quản lý đất đai được thực hiện tốt hơn.
- Tuy nhiên hiện nay, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý đất đai còn chưa được ứng dụng đồng bộ cho các địa phương trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu. Việc đó đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc
ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đất đai, đặc biệt là công tác kê khai
đăng ký đất đai và quản lý HSĐC.
11
1.2.2. Tình Hình ứng dụng CNTT trong kê k ai đăng ký cấp giấy chứng
nhận và quản lý hồ sơ địa chính tại c i n án văn p òng đăng ký đất đai
huyện Quỳn Lƣu, tỉnh Nghệ An.
- Tình hình ứng dụng ứng dụng CNTT tại Chi nhánh văn phòng đăng
ký đất đai huyện Quỳnh Lưu vào kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và
quản lý HSĐC đã góp phần thúc đẩy cho việc quản lý đất đai được thực hiện
tốt hơn. Hiện nay cả huyện có 33 xã, trong đó hầu như các xã đều đã có sổ
đăng ký đất đai, sổ cấp giấy chứng nhận số cho nên việc áp dụng phần mềm
công nghệ thông tin là khá dễ dàng.
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
huyện có trụ sở riêng, 1 kho lưu trữ tài liệu, máy in A4, A3. Trang thiết bị vật
chất còn hạn hẹp, trong khi đó hồ sơ lưu trữ ngày càng nhiều.
- Hiện nay, tại Văn phòng áp dụng phần mềm Microsation,
gCadaS,...để phục vụ đo đạc, thành lập bản đồ địa chính. Phần mềm ViLIS
2.0 phục vụ công tác kê khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và quản lý
HSĐC.
1.3. Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014);
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;
1.4. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng trong công tác kê k ai đăng ký
cấp giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính.

12
1.4.1. Phần mềm Microstation V8i
Microstation V8i là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi
trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể
hiện các yếu tố bản đồ. Microstation V8i còn được sử dụng để làm nền cho
các ứng dụng khác như Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfflag, Irasc, MGE
và các phần mềm của hệ thống xử lý ảnh số chạy trên đó. Microstation V8i là
phiên bản mới nhất được công bố, hỗ trợ toàn diện tất cả các định dạng CAD
chuẩn hiện nay là DWG của AutoCAD và DGN của Microstation V8i, có
nhiều ưu điểm vượt trội:
+ Phần mềm Microstation V8i hiện nay đã giải quyết được một loạt các
hạn chế về dung lượng file. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực làm
bản đồ, nhất là khi phát triển các bản đồ địa hình mô phỏng chi tiết cần đến
dựng lưới và phân tính bề mặt. Phương thức phân chia lớp thông tin trong
giới hạn từ 0 – 63 lớp đã bị loại bỏ mà thay bằng số các lớp thông tin theo nhu
cầu người sử dụng.
+ Tính linh hoạt trong sử dụng của phần mềm Microstation V8i được thể
hiện qua việc kết hợp dữ liệu 2D và 3D trong cùng một file. Người sử dụng
có thể nhanh chóng gắn một file tham chiếu 2D trên một file địa hình 3D. Một
ảnh nền bản đồ cho địa hình cũng có thể được thể hiện ở tất cả các góc cạnh
nhìn từ vị trí phẳng cho đến vị trí phối cảnh. Microstation V8i có thể coi như
là một ứng dụng đồ hoạ kết hợp nhuần nhuyễn giữa thiết kế 2D và 3D trong
tất cả mọi lĩnh vực có liên quan.
+ Khả năng hỗ trợ Unicode lần đầu tiên được đưa vào trong phần mềm
Microstation V8i, cho phép các tài liệu, các bản thiết kế ở dạng quốc tế hoá và
cũng đáp ứng được các yêu cầu và quy định về văn bản ở Việt Nam. Hiện nay
Microstation V8i hỗ trợ cho các hệ cơ sở dữ liệu Oracle. MS SQL, Sybase,
Informix, Access. Microstation V8i còn là một môi trường phát triển ứng
dụng trên môi trường CAD hoàn chỉnh bằng việc hỗ trợ các ngôn ngữ lập
trình Visual Basic, Microstation V8i Basic, MDL, người sử dụng có thể sử
dụng bộ công cụ Visual C++ hoặc .NET. để viết mã và gỡ rối chương trình.
13
Hình 1. 1. Biểu tƣợng và giao diện của Microstation V8i
1.4.2. Phần mềm gCadas
- Đúng như tên gọi, phần mềm gCadas là phần mềm chuyên về hỗ trợ làm
việc với bản đồ trên nền ứng dụng Microstation V8i. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu
cầu của ngành quản lý đất đai, phần mềm gCadas có thêm nhiều hỗ trợ khác, nổi
bật có thể kể đến tính năng In Giấy chứng nhận hàng loạt dựa trên dữ liệu thuộc
tính của các thửa đất trên bản đồ địa chính. Do đó, việc kê khai đăng ký và cấp
GCN có thể thực hiện ngay trên phần mềm này với năng suất cao nhất.

Hình 1. 2. Giao diện phần mềm gCadas


14
* Một số tính năng nổi bật của phần mềm:
- Bộ công cụ biên tập bản đồ địa chính đầy đủ và trực quan.
- Tự động cắt mảnh bản đồ địa chính và cắt thửa giao thông, thuỷ hệ theo sơ
đồ phân mảnh.
- Hỗ trợ lập hồ sơ địa chính cho tất cả các đối tượng sử dụng đất.
- Biên tập sơ đồ hình thể thửa đất một lần sử dụng cho nhiều loại bản vẽ hồ sơ
thửa đất, giấy chứng nhận.
- Đồng nhất thông tin thửa đất giữa bản đồ và hồ sơ.
- Truy vấn, tra cứu thông tin hồ sơ địa chính trực tiếp bản đồ địa chính.
- Vẽ tự động nhãn địa chính theo hình dạng thửa đất.
- Xuất và in đồng loạt hồ sơ thửa đất ra tệp PDF để kiểm tra.
- Hỗ trợ lập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê.
- Cho phép cập nhật đầy đủ thông tin theo quy định về cơ sở dữ liệu địa
chính.
- Tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê hiện trạng sử dụng đất.
*Phần mềm gCadas có nhiều công dụng như:
- Tra cứu thông tin đất đai (chủ, thửa, giấy chứng nhận,…) trực tiếp trên bản
đồ địa chính.
- Tạo các biên bản trích lục thửa đất, phiếu xác nhận kết quả đo đạc giấy tờ
phục vụ đăng ký cấp giấy, đăng ký biến động,… trực tiếp trên bản đồ địa
chính.
- Lập trích đo cho khu vực chưa có BĐĐC chính quy.
- In giấy chứng nhận trực tiếp từ trên BĐĐC.
- Chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính.
- Lập biểu thống kê, kiểm kê đất đai, xuất bản đồ số *.dgn.- Tính diện tích,
kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng.

15
1.4.3. Phần mềm ViLIS 2.0

Hình 1. 3. Các mô đun t uộc phần mềm ViLIS 2.0


- Phần mềm ViLIS (phần mềm Vietnam Land Information System) là
phần mềm chuyên ngành được phát triển bởi Trung tâm Viễn Thám, hỗ trợ
các thực hiện nhiều quy trình thủ tục của cán bộ ngành quản lý đất đai như
công tác kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thành lập cơ sở dữ liệu và hệ thống
thông tin đất đai toàn quốc, hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính, trợ giúp quản lý tài chính đất đai.
a) Ứng dụng của phần mềm ViLIS 2.0 trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- Phần mềm ViLIS 2.0 chạy trên hệ quản trị SQL Server 2005 đảm bảo
quản lý được tối đa theo yêu cầu quản lý dữ liệu địa chính. ViLIS 2.0 quản lý
dữ liệu bản đồ địa chính đồng bộ với MicroStation, Famis và ArcGIS đảm
bảo thống nhất cơ sở dữ liệu phục vụ tối đa cho việc quản lý cơ sở dữ liệu địa
chính. Ứng dụng của phần mềm ViLIS 2.0 trong quản lý hồ sơ địa chính.
- Phần mềm ViLIS 2.0 là một công cụ tốt để quản lý hồ sơ địa chính. Với
khả năng xây dựng hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ một cách thống nhất toàn bộ khối
lượng sản phẩm bản đồ cũng như hệ thống hồ sơ quét, khả năng thực hiện
biến động đất đai toàn diện, người d ng phần mềm có thể dễ dàng kiểm soát
được dữ liệu trong từng hồ sơ địa chính và các mốc sự kiện quyết định biến
động trong hồ sơ địa chính đó đều được sắp xếp sao cho r ràng, trật tự và có
tài liệu cụ thể.

16
- Hệ thống sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo d i biến động điện tử trên
phần mềm ViLIS 2.0 góp phần tạo ra khối hồ sơ địa chính mang tính hệ
thống, thống nhất cao hơn rất nhiều so với quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy
trước kia.
b) Ứng dụng của phần mềm ViLIS 2.0 trong kê khai đăng ký, cấp GCN
- Phần mềm ViLIS 2.0 cung cấp đầy đủ chức năng phục vụ quy trình kê
khai đăng ký và cấp GCN cấp huyện, cấp tỉnh theo một quy trình mặc định.
Tất cả các mẫu đơn, quyết định, tờ trình đều được tích hợp s n trong hệ thống
phần mềm. Từng nội dung trên GCN đều được thiết đặt theo quy định trong
Thông tư 23/2014/TT – BTNMT.
K t luận: Với khả năng ứng dụng cao vào trong quy trình kê khai đăng
ký đất đai, cấp GCN và quản lý HSĐC, phạm vị đề tài em lựa chọn là ứng
dụng hệ phần mềm này vào thực tế để tìm ra ưu điểm, nhược điểm và đề xuất
giải pháp để vận dụng được tối đa nhất công nghệ vào thực hiện nhiệm vụ
trong ngành.

17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG , PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi
2.1.1. Đối tƣợng
“Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 hỗ trợ kê khai đăng ký cấp gấy chứng nhận
và quản lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
2.1.2. Phạm vi
Toàn bộ diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính xã Quỳnh Thanh.
2.2. Nội dung nghiên cứu.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường tại xã
Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An;

- Đánh giá hiện trạng và tình hình biến động về sử dụng đất trên địa bàn
xã Quỳnh Thanh;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ trên địa bàn xã Quỳnh Thanh, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An;
- Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 hỗ trợ kê khai đăng ký cấp Giấy chứng
nhận và quản lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An;
- Chỉnh lý bản đồ sau khi kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhân;
- Đánh giá kết quả đạt được và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ứng
dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và
quản lý hồ sơ địa chính.
2.3. P ƣơng p áp ng iên cứu.
2.3.1. P ƣơng p áp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tại xã Quỳnh
Thanh năm 2023;
- Tài liệu về thống kê kiểm kê năm 2019 đến năm 2023 xã Quỳnh
Thanh;
- Tài liệu về tình hình sử dụng đất tại xã Quỳnh Thanh giai đoạn năm
2023;

18
- Bản đồ địa chính năm 2019 của xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
2.3.2. P ƣơng p áp t ống kê và xử lý số liệu
- Việc xử lý, thống kê số liệu sẽ dùng các phần mềm tin học như
Microstation V8i, Famis, gCadas, ViLIS,..bao gồm:
+ Xử lý dữ liệu không gian: Dựa trên bản đồ địa chuẩn hóa bản đồ địa
chính Xã Quỳnh Thanh, chuyển đổi bản đồ từ file có đuôi.dgn sang file có
đuôi.shp để đổ vào phần mềm ViLIS 2.0;
+ Xử lý dữ liệu thuộc tính: Từ những mẫu sổ và các hồ sơ đã thu thập
được chọn lọc toàn bộ dữ liệu thuộc tính của mảnh bản đồ số, kiểm tra các
thửa đất đã được cấp GCN, cũng như các thông tin biến động và so sánh
thông tin thuộc tính trên hồ sơ sổ sách với thông tin trên bản đồ địa chính;
+ Thống kê tình hình biến động đất đai trên địa bàn Xã Quỳnh Thanh.
2.3.3. P ƣơng p áp min ọa
- Sử dụng phần mềm Microstation V8i, gCadas để biên tập, cập nhật,
chỉnh lý hồ sơ địa chính; Phần mềm gCadaS để chuyển BĐĐC sang ViLIS
2.0;
- Phần mềm ViLIS 2.0 để thể hiện hình ảnh về trích lục thửa đất, trang
bìa của Giấy chứng nhận.
2.3.4. P ƣơng p áp kiểm nghiệm thực t :
- Tiến hành ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 để hỗ trợ công tác kê khai
đăng ký cấp giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính tại xã Quỳnh Thanh.

19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh t - xã hội, văn óa và môi trƣờng tại xã
Quỳnh Thanh, huyện Quỳn Lƣu, tỉnh Nghệ An
3.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a) Vị trí địa lý, địa hình
Xã Quỳnh Thanh là một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, cách trung tâm
huyện Quỳnh Lưu 8 km về phía bắc, xã Quỳnh Thanh là nơi có diện tích lớn
và đa dạng về địa hình và khi hậu, xã có diện tích 8,22 km², tính đến năm
2023 là hơn 16.055 người với mật độ dân số là 1.375 người/km2 . Quỳnh
Thanh là một xã có 100% đồng bào theo đạo Thiên chúa.

Hình 3. 2. Hình ảnh UBND xã Quỳnh Thanh


+ Ranh giới hành chính của xã Quỳnh Thanh tiếp giáp sau:

Hình 3. 3. Vị trí địa lý xã Quỳnh Thanh

20
- Phía Tây Bắc giáp xã Quỳnh Văn
- Phía Đông giáp xã Quỳnh Bảng
- Phía Nam giáp xã Quỳnh Lương và Quỳnh Minh
- Phía Tây giáp xã Quỳnh đôi.
- Phía Tây Nam giáp xã Quỳnh Thạch.
Trên địa bàn xã Quỳnh Thanh có tuyến đường nối quốc lộ 1A chạy qua.
Do đó xã Quỳnh Thanh có vị trí khá là thuận lợi để giao lưu và phát
triễn kinh tế văn hóa- xã hội.
b) Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Quỳnh Thanh nằm trong v ng khí hậu nhiệt đới, nên thời tiết chia làm
hai m a r rệt.
+ M a lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 (âm lịch) năm sau. Tháng giêng là
tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung bình khoảng 180C, có những năm
nhiệt độ xuống 50C. M a lạnh thường ít mưa gây khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp và sự phát triển của cây trồng. Đặc điểm m a Đông có những đợt mưa
ph n kéo dài có lúc hàng tuần và những đợt rét đậm. Ban ngày tuy trời nắng
nhẹ gió heo mây nhưng về đêm nhiệt độ xuống thấp một cách đột ngột kết
hợp với mưa ph n làm cho cây trồng, vật nuôi kém phát triển hoặc bị bệnh.
+ M a nắng nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình
250C- 300C, có ngày lên 410C. Đây cũng là m a mưa, bão nhiều chiếm 80%
lượng nước cả năm. Tháng 4 (âm lịch) có mưa “lụt tiểu mãn” (có năm làm
cho ruộng đồng ngập nước), trận mưa đầu m a hạ cung cấp nước cho cây
trồng trong giai đoạn phát triển. Từ tháng 5 đến tháng 9 xuất hiện nhiều cơn
giông nhiệt đới do sự di chuyển của khí quyển hoặc của đối lưu nhiệt. V ng
đồi núi phía Tây Bắc chắn hơi nước của biển đưa vào tạo những cơn mưa nhỏ
nên nhiều mưa hơn ở v ng Đông-Nam thấp trũng. Tháng 7, tháng 8 do ảnh
hưởng của gió Lào “Phơn”, đây là thời kỳ hạn hán, ảnh hưởng lớn đến đời
sống, sản xuất của nhân dân.

21
Thời gian mưa, gió bão lũ từ tháng 8 đến tháng 10, với những cơn mưa
như trút nước, kèm theo giông tố bão lụt. Những năm thiên tai lớn xảy ra ảnh
hưởng trực tiếp đến quê hương như: trận bão năm 1907, nước biển dâng vào
đất liền cao từ 3-4m, hạn hán kéo dài nửa năm 1916, tiếp đến là các năm
1930-1932 dân thường gọi là “bạch lạng” m a màng thất bát. Hạn hán năm
1976-1977 và năm 1978 ngập lụt nặng làm cho v ng đồng bằng toàn huyện
nạn đói kéo dài. Năm 1980, bão cấp 12 nhiều nhà cửa bị đổ, năm 1987 bão
lớn triều cường dâng, năm 1998 hạn hán kéo dài hơn một năm… ảnh hưởng
lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
* Thủy văn
Từ xa xưa trên địa bàn xã này có tuyến kênh Nhà Lê nối từ kinh đô Hoa
Lư đến Đèo Ngang đi qua, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam và được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp
cho các cuộc chiến tranh của người Việt (hiện là một đoạn của sông Mai
Giang theo tên gọi địa phương). Chính vì vậy nó giúp vai trò phát triễn kinh tế
và cũng như điều hòa về môi trường.
c) Tài Nguyên thiên nhiên.
* Tài nguyên nước
- Xã Quỳnh Thanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đoạn của con sông
Mai Giang.
- Ngoài ra trên địa bàn phường còn rất nhiều các ao, sông suối và đó
cũng là nguồn nước góp mặt đóng vai trò cho phát triễn vũng như điều tiết
nước.
* Tài nguyên nhân văn
- Toàn xã Quỳnh Thanh tính đến năm 2023 có khoảng 16.055 người
với mật độ dân số là 1.375 người/km2
- Quỳnh Thanh là một xã có 100% đồng bào theo đạo Thiên chúa.
- Xã Quỳnh Thanh với các hình thể văn hóa tâm linh với 5 nhà thờ và 1
nhà thờ chính.

22
Hình 3. 4. Hình ảnh nhà thờ tại xã Quỳnh Thanh
* Thực trạng môi trường
Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trong bảo vệ môi trường chưa được
đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hệ thống cống rãnh thoát nước chưa được đầu tư,
chưa có hoạt động thu gom và sử lý chất thải, nước thải tập trung, các cơ sở
sản xuất kinh doanh chưa chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, về cơ bản môi trường sinh thái của xã Quỳnh Thanh chưa bị ô nhiễm
nặng.
3.1.2. Thực trạng phát triễn kinh t - xã hội
* Kinh tế.
Trong những năm qua, mặc d gặp nhiều khó khăn do thiên tai song
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân xã, c ng với lợi thế về tiềm
năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế xã Quỳnh Thanh đã dần đi
vào hướng phát triển ổn định.
+Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2023.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8,4%/KH 8,03%
- Tổng giá trị sản xuất: 619,199 triệu đồng/CT 618,275 triệu đồng
- Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng: 263,603 triệu đồng/CTG
262,450 triệu đồng
- Giá trị sản xuất dịch vụ: 149,986 triệu đồng/KH 149,092 triệu đồng
- Sản lượng sản xuất lương thực: 5,235 tấn/KH 5,200 tấn

23
- Giá trị sản xuất trồng trọt bình quân: 95,5 triệu đồng/ha/KH 9,5 triệu
đồng/ha
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 488 triệu đồng/KH 230 triệu
- Thu nhập bình quân đầu người 44 triệu/KH triệu.
=>Tổng giá trị sản xuất (theo giá SS2023); 619,119 triệu đồng/CT
618,275 triệu đồng, bằng 100,14%/KH năm, tăng 8,49% so với cùng kỳ
Trong đó:
+ Nông- lâm- thủy sản đạt 205,530 triệu đồng, bằng 99,42% KH năm,
tăng 4,16% so với cùng kỳ.
+ Công nghiệp- xây dựng đạt 263,603 triệu đồng, bằng 100,44% KH,
tăng 9,65% so với cùng kỳ.
+ Dịch vụ đạt 149,986 triệu đồng, bằng 100,6% KH, tăng 12,84% so với
cùng kỳ.
* Cơ cấu kinh tế.

36,36% 34,25% Nông-Lâm-Thủy sản


Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ
29,95%

- Nông- Lâm-Thủy sản: 33,63% KH 34,25%


- Công nghiệp- Xây dựng: 29,95 KH 29,39
- Dịch vụ 36,43% KH 36,36%
a) Ngành Nông- lâm-Thủy sản
* Về Nông nghiệp
+ Trồng trọt: tổng giá trị sản xuất (giá SS 2023) 39,251 triệu đồng,
bằng 100,1%KH năm, tăng 0,8% so với cùng kỳ.
Diện tích gieo trồng trong năm là 801 ha, bằng 91,96% KH; trông đó:
Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2023 đạt 431 ha, bằng 100% KH năm,
24
năng suất bình quân đạt 7,32 tấn/ha, tăng 12,62% so với cùng kỳ, sản lượng
đất 3,155 tấn
Rau màu: 50 ha sản lượng đạt 2550 tấn. Diện tích gieo cấy lúa vụ hè
Thu- M a 340ha, đật 90% KH.
=>Tổng sản lượng lương thực năm 2023 đạt: 5,235 tấn, bằng 100,04%
KH. Diện tích vụ đông 50 ha.
Về chăn nuôi: giá trị sản xuất( giá SS 2023) đạt 75,605 triệu đồng, bằng
107% KH năm, tăng 15,64% so với cùng kỳ.
STT Loại đất Mã Diện tích
1 Đất nông ng iệp NNP 612,84
1.1 Đất sản xuất nông ng iệp SXN 515,87
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 515,77
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 340,76
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 175,01
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,10
Bảng 3. 1. Diện tíc đất nông nghiệp xã Quỳnh Thanh
(Nguồn: UBND xã Quỳnh Thanh)
Năm 2023 tình hình chăn nuôi cơ bản ổn định. Chỉ đạo công tác phòng,
chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa đông và có kế hoạch
dữ trữ, bổ sung thức ăn. Thống kê tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn gồm:
153 con trâu, 180 con bò, 2.150 con lợn, 11.450 con gia cầm, 135 con hươu
và 250 con dê, tổ chức tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc gia cầm.
* Lâm Nghiệp
Ổn định diện tích rừng ngập mặn 2,59 ha.
STT Loại đất Mã Diện tích
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 8,40
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 8,40
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
Bảng 3. 2. Diện tíc đất lâm nghiệp xã Quỳnh Thanh
(Nguồn: UBND xã Quỳnh Thanh)

25
* Về Thủy Sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tính đến năm 2023 có diện tích là 88,57
ha.
Giá trị sản xuất ( giá SS 2023) đạt 80,416 triệu đồng, bằng 87,62% KH
năm, giảm 6,61% so với cùng kỳ.
Tổng diện tích nuôi tôm là 180 ha,( tính 2 vụ nuôi), trong đó nuôi công
nghiệp tôm he chân trắng là 85 ha, nuôi tôm sú quảng canh, tôm lúa là 5 ha,
diện tích nuôi cá nước ngọt 83 ha, triễn khai việc xử lý ao nuôi tại vùng nuôi
mặn lợ đảm bảo để thả tôm vụ 1, vụ 2 năm 2023.
Thông báo hướng dẫn cho nhân dân vùng nuôi trồng thủy sản một số
quy định về nuôi trồng thủy sản theo luật thủy sản năm 2017, hướng dẫn ký
ban đầu đối với các hộ nuôi tôm, cá, toàn xã có 264 hộ NTTS, đến nay 100%
số hộ nuôi đăng ký ban đầu.
Tình hình nuôi tôm hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng giám so
với kế hoạch, sản lượng thủy sản đạt 1.745 tấn, bằng 87,42% KH năm, giảm
6,61% so với cùng kỳ.Trong đó sản lượng nuôi là: 1.627 tấn bằng 86,04%
KH, giảm 5,45% so với cùng kỳ, sản lượng tôm cá đánh bắt tự nhiên là 118
tấn, bằng 129,54% KH, giảm 69,03% so với cùng kỳ.

Hình 3. 5. Hình ảnh khu nuôi tôm tại xã Quỳnh Thanh


26
d) Công nghiệp- xây dựng
* Công nghiệp- thị trường công nghiệp: Giá trị sản xuất( giá CĐ 2023) đạt 75,420
triệu đồng, bằng 95,79% KH, tăng 15,62%KH, tăng 15,62% so với cùng kỳ.
Các ngành nghề liên quan đến tiêu thủ công nghiệp đang được duy trì
và phát triễn, số công nhân ngày càng tăng, giải quyết tốt về nhu cầu về việc
làm trên địa bàn.
* Xây dựng cơ bản (Xây dựng cơ bản)
Giá trị đầu tư (giá SS 2023) đạt: 188,183 triệu đồng, bằng 102,43% KH
năm, tăng 7,43% so với cùng kỳ.
Trong năm UBND xã đang triễn khai 15 dự án như: Hoàn thiện dự án
Trường mầm non giai đoạn 2, nhà văn hóa xóm 1,2 và xóm 6, Trường THCS,
nhà học tầng 2 và tầng 6 phòng trường Tiểu học Quỳnh Thanh A cùng các
công trình phù trợ, sân vận động xã, hạ tầng đất ở tạ xóm 6 và xóm 9, đường
cấp khối nội đồng. Tổng giá trị đầu tư 6 tháng đầu năm ước đạt 25 tỷ đồng.
e) Dịch vụ- Thương mại và khoa học công nghệ
* Dịch vụ
Dịch vụ đạt 149,986 triệu đồng, bằng 100,6 % KH, tăng 12,84%, so với cùng kỳ
Toàn xã có 3 Cty TNHH, trong đó 01 Cty dịch vụ xăng dầu, 1 Cty chế biến
gỗ và 1 Cty du lịch, có nhiều tổ thợ chuyên dịch vụ xây dựng, có hơn 850 hộ làm
dịch vụ buôn bán vật liệu xây dựng, hàng tạp hóa và các loại mặt hàng khác.
f) Tài chính- tín dụng.
* Tài chính
Tổng doanh thu ngân sách: 13,06 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn đạt 284.882.000 đồng. Tổng chi ngân sách địa phương đạt
13,06 tỷ đồng.
* Tín dụng
Tổng số hộ vay vốn ngân hàng là: 1.675 hộ, tăng 238 hộ so với cùng kỳ
năm 2022, chiếm 56.4% số hộ trong toàn xã, với số tiền là: 128.162.000 đồng,
tăng 15,8 tỷ đồng; Trong đó: Vốn vay ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh
Lưu là: 294 hộ, giảm 24 hộ so với cùng kỳ, số tiền là: 41,232 triệu đồng tăng
27
7,112 triệu đồng, vốn vay ngân hàng tại chính sách huyện Quỳnh Lưu là: 128
hộ, tăng 292 hộ so với cùng kỳ, tổng số tiền là: 48.730.66 triệu đồng. Học
sinh sinh viên: 99,61 triệu đồng.
3.1.3. Tài Ngu ên và Môi trƣờng.
Tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân biết và hiểu rõ các quy
định về sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất và các thủ tục liên quan đến
cấp đổi, công nhận hạn mức đất ở, tiếp tục thực hiện các tồn tại đất đai, môi
trường, lập hồ sơ quy hoạch bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-
2030, đôn đốc tư vấn lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ theo bảng đồ dạng số do đơn
vị tư vấn lập, lập hồ sơ quy hoạch bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2021-2025, hoàn thiện báo cáo thống kê đất đai năm 2023. Phối hợp các đơn
vị tư vấn thông qua dự thảo lần 1 quy hoạch chung giai đoạn năm 2021-2030,
trích đo đơn vị tư vấn vùng áo Thanh thoáng, chính sửa mốc 9 lô đất đã đấu
giá ao bà Nhường, báo cao nhu cầu thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
để trình HĐND tỉnh.
Trong năm có 02 trường hợp vi phạm lấn chiếm san lấp đất trồng rau
màu là ông Hoàng Tạo xóm 8 đã đổ san lấp hơn 10m3 đất lấn chiếm vên sông
bến Hải, ông Hồ Thương xóm 6 san lấp hớn 30m3 ven bờ ao ông Thống phía
nam, UBND xã đã kịp thời phát hiện và yêu cầu múc số đất đã san lấp, gia
đình ông Tạo và ông Hồ Thương đã chấp hành và cam kết không tái phạm.
Tổ chức làm việc 2 hộ để giải phóng mặt bằng sân vận động của xã đã
có 01 hộ tại xóm 13 đồng ý, đã tổ chức chuyển đổi đất, giải phóng mătj bằng
vùng quy hoạch khuôn viên trường trung học cơ sở, đã giải quyết 13/16 hộ,
với tổng diện tích thu hồi là: 4.089m2 , trong đó 11 hộ chuyển đổi diện tích
3,623m2/ 4,987m2 .
Tiếp tục thực hiện đề án thu gôm rác thải có hiểu quả, góp phần bảo vệ
môi trường và đảm bảo sức khỏe của người dân trong cộng đồng chỉ đạo
Công ty thu gom rác thải đúng lịch và chuyển đi xử lý theo quy định. Tăng
cường giám sát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại trung tâm chợ.

28
3.1.4. Văn óa, xã hội
* Văn hóa, thông tin
Tuyên truyên các nội dung như:Tiếp tục hướng ứng cuộc vận động học
tập và làm theo tấm gướng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Vui xuân đón
Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Công tác bảo vệ, chăm sóc cây
trồng vụ xuân năm 2023. Tuyên truyên, tổ chức chức các hoạt động kỷ niệm
93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/2023- 03/02/2023) và
đốn xuân quý Mão, treo Băng rôn, Pano, cờ để đôn đốc và khai trương du lịch
biển quỳnh, phối hợp với đoàn thanh niên kỷ niệm 93 năm ngày thành lập
Đoàn TNCSHCM (26/03/1930-26/03/2023), phối hợp với hội phụ nữ, công
đoàn cơ sở tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
* Giáo dục- Đào tạo.
Hoàn thiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023, chất lượng giáo dục tiếp tục
được giữ vững, trường THCS tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp là: 97,3%, tăng
0,1% so với năm học 2021-2022, học sinh giỏi tỉnh 1 em. Học sinh giỏi huyện
là 69 em, Học sinh giỏi trường 500 em, có 6 giáo viên giỏi tỉnh, 15 giáo viên
giỏi huyện, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 13 giáo viên. Tỷ lệ tiểu học B và A
hoàn thành chương trình lớp 5 là 100%. Chuyên đề “Phối hợp giữa gia đình,
nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục
mầm non”, vào hoạt động giáo dục trẻ trong các chủ đề chủ nhiệm đạt hiểu
quả khá tốt. Đặc biệt đã tổ chức cho trẻ 5 tuổi sân chơi giao lưu “Bé với an
toàn giao thông”, kết quả chuyên đề được xếp loại khá.

Hình 3. 6. Hình ản các trƣờng học xã Quỳnh Thanh


29
* Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình
Dân số đến cuối kỳ năm 2023 là 16.005 nhân khẩu với 3.007 hộ. Tổ
chức trực khám cho các bệnh nhân theo qui định, trong năm đã khám cho
4.774 bệnh nhân, tỏng đó điều trị tại trạm 127 bệnh nhân, chuyển tuyến trên
80 BN, điều trị ngoại trú 1.277 BN, tiêm phòng vác xin định kỳ cho 3.234
cháu, tiêm phòng covid 36 liều, tổ chức khám sàng lọc tiểu đường cho 191
trường hợp.
Tiếp tục tuyên truyên vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ thực
hiện các biện pháp tránh thai. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của
ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình
mới.Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác Dân số trên địa bàn.

Hình 3. 7. Hình ảnh trạm ý t xã Quỳnh Thanh


* Lao động và chính sách xã hội
Các chính sách xã hội được chi trả đầy đủ, kịp thời, trong đó dịp tết
Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức chi trả, cấp phát các chế độ chính sách và an
ninh xã hội tổng số kinh phí hỗ trợ trong dịp tết năm 2023 cho các hộ gia đình
chính sách, hộ cận nghèo, hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là:
147.500.000 đồng.
Rà soát bổ sung thể BHYT hộ nghèo, cần nghèo, số người tham gia
BHYT là 8.500 người, phối hợp Đoàn thanh viên, Hội phụ nữ tuyên truyền về
30
phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em, xây dựng kế hoạch
dạy bơi cho trẻ em năm 2023, tuyên truyền về xuất khẩu lao động, giải quyết việc
làm.
* Bảo hiểm xã hội
Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức, viên
chức của xã được thực hiện đầy đủ theo luật bảo hiểm.
3.1.5. Về Quốc phòng, An ninh, Nội chính
* Quốc Phòng
Duy trì nghiêm túc chế độ trực sãn sàng chiến đấu, hoạt động dân quân
cơ động. Tổ chức gặp mặt, tặng quà cho 8 thành niên lên đường nhập ngủ
năm 2023, Đảng ủy, UBND xã, các Đoàn Thể, các xóm tặng quà với tổng số
tiền là 15.6 triệu đồng và tổ chức giao quân đủ chỉ tiêu huyện giao
* An Ninh
- Hoạt động người nước ngoài và Việt kiều đến địa bàn: Trong năm có
08 người nước ngoài về trên địa bàn, trong đó có 5 người mang quốc tịch
PhilipPin, 1 người quốc tịch trung quốc với mục đích về thăm người thân,
trong năm vừa qua trên địa bàn không có xẩy ra ảnh hưởng đến an ninh trật
tự.
- An ninh nội bộ các bộ:An ninh nội bộ, an ninh nông thôn cơ bản ổn
định. Cán bộ Đảng Ủy, HĐND, UBND,UBMTTQ và trưởng các đoàn thể cơ
bản đoàn kết, mỗi cá nhân luôn hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, tuy nhiên năm có đơn phản ánh, tố cáo trong nội bộ Đảng viên.
- Trật tự an toàn xã hội: Trong năm công tác an ninh cơ bản ổn định,
cẩy ra 12 vụ việc trên địa bàn, giảm 11 vụ so với năm 2022.
+ Trộm cắp tài sản: xảy ra 08 vụ, thiệt hại tài sản: điện thoại: 09 chiếc,
máy ảnh 02 chiếc, tiền mặt 5 triệu đồng, vàng 1 chỉ (giá trị 6 triệu đồng)
+Ma túy: tổ chức tuyên truyền tháng phòng chống ma tủy (tháng
6/2021). Phối hợp ông an huyện Quỳnh Lưu phát hiện, bắt giữ 1 vụ, 1 đối
tượng về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thu 400 viên ma túy tổng

31
hợp và 0.4g ma túy đá. Trong năm, ông an xã chưa lập được hồ sơ cai nghiện
tại gia đình, cộng đồng và hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Tai nạn giao thông: xảy ra 7 vụ tai nạn, làm 10 người bị thương, 2
người chết.
+ Tệ nạn xã hội: Phát hiện 02 vụ, 08 đối tượng đánh bạc trái phép tại
xã.
+ Tai nạn rủi ro: tai nạn lao động: Xảy ra 1 vụ đuối nước, làm chết 1
người.
* Pháo, vật liệu nổ: Tổ chức 1 buổi tuyên truyền lưu động về phòng chống
pháo nước trong và sau tết nguyên đán 2023. Làm r vụ 2 vụ việc, 2 đối
tượng có hành vi sản xuất pháo tự chế.
* Công tác quản lý nhà nước: Quản lý đối tượng chấp hành án hình sự tại cộng
đồng. Năm 2023 tiếp nhận, quản lý 6 đối tượng chấp hành án hình sự tại cộng
đồng.
* Công tác xây dựng lực lượng: Tổng số công an xã hiện nay là 15 đồng chí.
Trong đó, 01 trưởng công an, 01 phòng công an, 03 công an xã, 10 công an
xóm. Hiện còn thiếu công an 03 xóm( xóm 5, 9,10). Chất lượng hoạt động của
công an ban chuyên trách chưa cao, một số đồng chí chưa nắm được tình hình
trên địa bàn.
3.1.6. Công tác tƣ p áp
Việc kiểm tra văn bản đi, đến được thực hiện nghiêm túc, duy trì việc
tiếp dân thường xuyên và tiếp dân định kỳ. Trong năm đã tiếp công dân định
kỳ gồm 48 buổi vào thứ 5 hàng tuần tại phòng tiếp dân.
Tiếp dân thường xuyên; có 9 đơn thư khai khiếu nại tố cáo của công
dân liên quan đến tranh chấp ranh giới, đất đai, chế độ chính sách, làm dịch
vụ về hồ sơ đất đai, trong đó có 02 đơn do UBND huyện chuyển về, UBND
xã đã làm việc giải quyết xong 2/2 đơn do huyện chuyển về 7 đơn tại xã theo
thẩm quyền.

32
3.1.7. Công tác chính quyền, cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng bộ
phận một cửa, dịch vụ công, chuyển đổi số.
* Công tác chính quyền
Tiếp tục thực hiện chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17
của Ban thường vụ tỉnh Ủy Nghệ an về kỷ luật kỷ cương hành chính trong
đơn vị cơ quan; Thực hiện các nhiệm vụ theo Qui chế của UBND xã nhiệm
kỳ 2021-2026; tổ chức Đại hội xã khóa III nhiệm kỳ 2023-2028; Đại hội Hội
khuyến học xã lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024-2029 thành công.
Tổ chức họp kiểm điểm cán bộ, công chức theo Công văn 1572/UBND,
ngày 17/7/2023 của UBND huyện; đánh giá xếp loại cán bộ, công chức năm
2023.
Họp triển khai Nghị quyết HĐND xã kỳ họp thứ 6 và thứu 10 và triển khai
kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2023; tổng kết công tác tuyển quân năm 2023
triển khai một số nhiệm vụ năm 2024 và các nội dung theo Kế hoạch năm 2023.
Kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm dịp tết trung thu năm 2023. Để
chỉ đạo thực hiện việc tu sữa nâng cấp đường ống nước sinh hoạt và chỉ đạo
thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023-2028.
Chúc cán bộ, viên chức trạm y tế kỷ niệm 68 năm ngày thầy thuốc Việt
Nam (27/2/1955-27/2/2023). Làm các quy trình để hướng dẫn bầu xóm
trưởng nhiệm kỳ 2023-2025 và đã bầu thành công 13/13 xóm;
Thực hiện các nhiệm vụ để đón huyện về đích nông thôn mới và khai
trương du lịch biển Quỳnh.
Công tác quản lý về tôn giáo được quan tâm; tuyên truyền, vận động
các linh mục và hội đồng mục vụ các giáo xứ trên địa bàn thực hiện tốt quy
định của pháp luật; giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của tôn giáo;
trình cấp có thẩm xem xét qui hoạch và cấp đất xây dựng nhà học giáo lý tại
xứ Cự Tân và xứ Tân Thanh và đã được UBND tỉnh cấp đất cho 2 giáo xứ
theo qui định của pháp luật. Giải quyết kịp thời các vi phạm về đất đai liên
quan đến tôn giáo trên địa bàn. Công tác thi đua khen thưởng được chú trọng,
góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn; Ủy ban
33
nhân dân xã giữ được mối quan hệ chặt chẽ với Thường trực HĐND xã, thống
nhất các nội dung công việc và kinh phí được thực hiện theo luật định.
Thường trực HĐND xã tham gia họp định kỳ hàng tháng của Ủy ban nhân
dân xã;
* Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng bộ phận một cửa, dịch vụ
công, chuyển đổi số:
UBND xã đã quan tâm việc cải cách hành chính; chất lượng, thái độ,
tác phong làm việc và tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ tại bộ phận một
cửa được nâng lên; Việc nhận, giải quyết các loại giấy tờ và trả kết quả ngày
càng đáp ứng yêu cầu của nhân dân; công tác kiểm tra việc ban hành các văn
bản được thực hiện đầy đủ, đảm bảo theo quy định. Tổ chức cấp đăng ký khai
sinh: 86 trường hợp; cấp phát thẻ BHYT trẻ em dưới 6 tuổi: 43 thẻ; đăng ký
khai tử: 13 trường hợp; đăng ký kết hôn: 8 đội; xác nhận tình trạng hôn nhân:
20 trường hợp; chứng thực chữ ký: 74 trường hợp, chứng thực bản sao từ sổ
gốc: 298 bản; trích lục hộ tịch từ bản gốc 149 bản.
Việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản đi, VNID, dịch vụ công
Nghệ An đạt hiệu quả.Từ 01/01/2023 đến 15/11/2023 đã thực hiện được 1034
hồ sơ chứng thực điện tử. Tiếp nhận 780 hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ
công của tỉnh. Tiếp nhận 113 hồ sơ liên thông thủ tục hành chính khai sinh,
cấp thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký thường trú cho trẻ dưới 6 tuổi; hoàn thành
100% dự liệu số hóa về công dân vào số dự liệu quốc gia về dân cư; xác thực
định danh điện tử 5.623 trường hợp; cấp căn cước công dân 11.056 trường
hợp; dịch vụ công hồ sơ tạm trú 09 ; thường trú 715 hồ sơ.
3.1.8. Nguyên nhân và hạn ch về điều kiện tự nhiên, kinh t - xã hội trên
địa bàn xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳn Lƣu, tỉnh Nghệ An
*Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
Sự chỉ đạo điều hành của UBND xã trong việc phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội chưa quyết liệt.

34
Tính đ n đẩy, né tránh, ngại va chạm của cán bộ, Công chức có lúc vẫn
còn. Một số cán bộ chưa có gắng để hoàn thành nhiệm vụ được phân công,
vẫn còn chậm trễ trong thực thi công vụ.
- Nguyên nhân khách quan
Là một xã có nhiều yếu tố đặc thù, phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên, dịch bệnh ở gia súc gia cẩm, dịch ở tôm, cá, thời tiết lũ lụt
xảy ra thường xuyên và phức tạp nên hàng năm tốc độ phát triển kinh tế
chậm, thu nhập bình quân đầu người thâp.
Việc thu hút nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó
khăn do thực hiện chính sách thắt chặt đầu tư công; nguồn thu tại địa phương
cho đầu tư phát triển không năm không có nên chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của
cấp trên.
* Hạn chế
- Kinh tế
Tổng giá trị sản xuất không đạt theo kế hoạch, có 2/11 chỉ tiêu không
đạt kế hoạch đề ra; nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn do tình hình dịch xẩy ra
trên diện rộng và phức tap.
Vốn bố trí cho đầu tư phát triển ít và chậm; Nợ các loại nghĩa vụ còn nhiều
đặc biệt là nợ đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng và quỹ vệ sinh môi trường.
Công tác quản lý đất đai chưa tốt vẫn còn xẩy ra vi phạm về quản lý sử
dụng đất; việc khắc phục các tồn đọng vi phạm về đất đai theo các Kết luận
của huyện ủy, UBND huyện chưa đạt kế hoạch, hiệu quả thấp. Việc chỉ đạo
cấp GCNQSD đất theo bản đồ dạng số chậm, không đạt Kế hoạch.
Việc thu hồi đất để qui hoạch đất ở để bán đấu giá gặp khó khăn, các
thủ tục theo qui định còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong việc ban hành
chủ trương đầu tư và thực hiện chậm do vậy chưa có kinh phí để tả nợ và triển
khai thêm các Dự án công trình phúc lợi khác.
- Văn hoá- Xã hội
Xây dựng thiết chế văn hoá thể thao- thông tin đạt chuẩn, gia đình văn
hoá, Thôn văn hoá còn chậm; chưa vận nhân dân để có quỹ đất XD nhà văn
35
háo xóm 4. Việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước xuống tận người dân còn hạn chế; việc tuyên truyền trực quan còn nhiều
bất cập, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao.
- Quốc phòng- An ninh
Tình hình an ninh trật tự tuy đang ổn định nhưng tệ nạn trộm cắp tài
sản, tai nạn giao thông và tai nạn rủi ro tăng hơn so với cùng kỳ;
An ninh nội bộ, an ninh nông thôn chưa tốt, còn để xẩy ra đơn thư kiến
nghị, phản ánh, tố cáo vượt cấp trong nội bộ cán bộ Đảng viên.
- Xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
tuy được Nhà nước và nhân dân quan tâm, nhưng các nguồn vốn đầu tư của
Nhà nước để xây dựng các cơ sở hạ tầng còn ít, công trình đang xây dựng dỡ
giang còn nhiều; nhân dẫn chưa đầu tư đúng mức cho chương trình mục tiêu
quốc gia về XDNTM.
- Công tác chính quyền; Cái cách hành chính, nâng cao chất lượng bộ
phận một cửa, dịch vụ công, chuyển đổi số
Việc thực hiện Chỉ thị 26 của thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của
BTV tỉnh uỷ chưa nghiêm túc, tính thứ bậc trong thực thi công vụ có lúc chưa
tốt, vắng giờ làm việc mà không xin phép còn xẩy ra.
3.2. Đán giá iện trạng và tình hình bi n động về sử dụng đất trên địa bàn
xã Quỳnh Thanh
a) Hiện trạng sử dụng đất
Theo thống kê đất đai tính đến hết ngày 31/12/2023 của UBND xã
Quỳnh Thanh, hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2023 được thể hiện dưới
bảng sau.
Bảng 3.3. Bảng hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2023

TT LOẠI ĐẤT Mã Diện tíc Cơ cấu

Tổng diện tíc đất tự nhiên 823,36 100,00


1 Đất nông ng iệp NNP 612,84 74,43
36
TT LOẠI ĐẤT Mã Diện tíc Cơ cấu

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 515,87 62,65


1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 515,77 62,64
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 340,76 41,39
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 175,01 21,26
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,10 0,01
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 8,40 1,02
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 8,40 1,02
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 88,57 10,76
2 Đất p i nông ng iệp PNN 208,47 25,32
2.1 Đất ở OCT 52,41 6,36
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 52,41 6,36
2.2 Đất c u ên dùng CDG 87,72 10,65
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,33 0,04
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 6,94 0,84
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông CSK 3,36 0,41
2.2.6 Đất có mục đích công cộng
nghiệp CCC 77,10 9,36
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 8,64 1,05
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang NTD 5,12 0,62
2.6 Đất sông,
lễ, nhà hỏangòi,
táng kênh, rạch, suối SON 54,58 6,63
3 Đất c ƣa sử dụng CSD 2,05 0,25
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2,05 0,25
( Nguồn:UBND xã Quỳnh
Thanh)
=> Qua bảng 3.3 tình hình biến động đất đai trên địa bàn xã Quỳnh Thanh có tổng
diện tích đất tự nhiên là 823,36 ha. Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện như sau:
* Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp có tổng diện tích là 612,84 ha, chiếm 74,43% tổng
diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 515,87 ha chiếm 62,65%
tổng diện tích tự nhiên;
- Đất trồng cây hàng năm có diện tích là 515,77 ha chiếm 62,64% trên
tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:

37
+ Đất trồng lúa có diện tích là 340,76 ha chiếm 41,39% trên tổng diện
tích tự nhiên;
+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích là 175,01 ha chiếm 21,26%
trên tổng diện tích tự nhiên;
+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 0,10 ha chiếm 0,01% trên tổng
diện tích tự nhiên.
* Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp có diện tích là 8,40 ha chiếm 1,02% trên tổng diện tích
tự nhiên, trong đó tất cả đều là đất rừng phòng hộ.
* Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản có tổng diện tích là 88,57 ha chiếm 10,76%
trên tổng diện tích tự nhiên.
* Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 208,47 ha chiếm 25,32% trên
tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất ở có tổng diện tích là 52,41 ha chiếm 6,36% trên tổng diện tích tự
nhiên, và đó bao gồm tất cả diện tích đất ở tại nông thôn.
* Đất chuyên dùng
Đất chuyên dùng có tổng diện tích là 87,72 ha chiếm 10,65% trên tổng
diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan có diện tích là 0,33 ha chiếm 0,04% trên
tổng diện tích tự nhiên;
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp có diện tích là 6,94 ha chiếm
0,84% trên tổng diện tích tự nhiên;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích là 3,36 ha
chiếm 0,41% trên tổng diện tích tự nhiên;
- Đất có mục đích công cộng có diện tích là 77,10 ha chiếm 9,36% trên
tổng diện tích tự nhiên;
- Đất cơ sở tôn giáo có diện tích 8,64 ha chiếm 1,05% trên tổng diện
tích tự nhiên;
38
- Đất nghĩa tràn nghĩa địa, nhà tang lễ, hỏa táng có diện tích là 5,12 ha
chiếm 0,62% trên tổng diện tích tự nhiên;
- Đất sông ngòi, kênh, rạch , suối có diện tích là 54,58 ha chiếm 0,62%
trên tổng diện tích tự nhiên.
* Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng có diện tích là 2,05 ha chiếm 0,25% trên tổng diện tích tự
nhiên.
b) Biến động sử dụng đất
Bảng 3.4. Bảng bi n động hiện trạng sử đụng đất năm 2023 so với năm 2019

Diện tích So với năm 2019


T ứ Ghi
Mục đíc sử dụng Mã năm
tự Diện tíc Tăng(+) chú
2023
năm giảm(-)
2019 2019
(8)=(4)-
(1) (2) (3) (4) (7) (9)
(7)
Tổng diện tíc đất của đơn vị
823,36 823,36
hành chính (1+2+3)
1 Đất nông ng iệp NNP 612,84 616,46 -3,62

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 515,87 519,04 -3,17

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 515,77 518,95 -3,18
1.1.1
Đất trồng lúa LUA 340,76 342,73 -1,97
.1
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm khác HNK 175,01 176,22 -1,21
.2
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,10 0,10

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 8,40 8,40

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 8,40 8,40

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 88,57 89,01 -0,44

2 Đất p i nông ng iệp PNN 208,47 204,50 3,97

2.1 Đất ở OCT 52,41 50,63 1,78

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 52,41 50,63 1,78

2.2 Đất chuyên dùng CDG 87,72 86,14 1,58

39
Diện tích So với năm 2019
T ứ Ghi
Mục đíc sử dụng Mã năm
tự Diện tíc Tăng(+) chú
2023
năm giảm(-)
2019 2019
(8)=(4)-
(1) (2) (3) (4) (7) (9)
(7)
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,33 0,33
Đất xây dựng công trình sự
2.2.4 DSN 6,94 5,72 1,22
nghiệp
Đất sản xuất, kinh doanh phi
2.2.5 CSK 3,36 3,36
nông nghiệp
Đất sử dụng vào mục đích
2.2.6 CCC 77,10 76,74 0,36
công cộng
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 8,64 8,00 0,64
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
2.5 NTD 5,12 5,15 -0,03
tang lễ, NHT
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 54,58 54,58

3 Đất c ƣa sử dụng CSD 2,05 2,40 -0,35

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2,05 2,40 -0,35

(Nguồn: UBND xã Quỳnh Thanh)


=> Tính đến ngày 31/12/2023 xã Quỳnh Thanh có tổng diện tích tự
nhiên là 823,36 ha, bằng số liệu 2019.
* Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2023 là 612,84 ha, giảm 3,62 ha so với
năm 2019( 612,46 ha), bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp;
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2023 là 515,87 ha, giảm 3,17
ha so với năm 2019 (519,04 ha) gồm:
- Đất trồng cây hàng năm;
Diện tích đất trồng cây hàng năm 2023 là 515,77 ha, giảm 3,18 ha so
với năm 2019 (518,95 ha), bao gồm:
+ Đất trồng lúa:
Diện tích đất trồng lúa năm 2023 là 340,76 ha, giảm 1,97 ha so với
năm 2019 (342,73 ha);
Diện tích đất trồng lúa giảm 1,97 ha so với năm 2019 do:
40
Biến động giảm 1,97 ha do chuyển sang xây dựng Nhà học giáo lý xứ Cự
Tân.
+ Đất trồng cây hàng năm khác:
Diện tích đất trồng cây hàng năm 2023 là 175,01 ha, giảm 1,21 ha so
với năm 2019 (176,22 ha);
Diện tích đất trồng hàng năm khác giảm 1,21 ha so với năm 2019 do:
Biến động giảm 01,21 ha do chuyển sang đất ở tại nông thôn để thực
hiện chuyển mục đích sử dụng, công nhận hạn mức trong khu dân cư tại xóm
1, 3, 7, 9, 10 ,12.
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2023 là 0,10 ha, bằng diện tích năm
2019.
* Đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2023 là 8,40 ha, bằng diện tích năm
2019; trong đó 100% là diện tích đất rừng phòng hộ.
* Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2023 là 88,57 ha, giảm 0,44 so với
năm 2019 ( 89,01 ha).
* Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2023 là 208,47 ha, tăng 3,97 ha so
với năm 2019 ( 204,50 ha), bao gồm:
- Đất ở
Diện tích đất ở (đất ở tại nông thôn) năm 2023 là 52,41 ha, tăng 1,78 ha
so với năm 2019 (50,63 ha);
Diện tích đất ở nông thôn tăng 1,78 ha so với năm 2029 do chuyển mục đích
từ đất trồng cây hàng năm khác.
* Đất chuyên dùng
Diện tích đất chuyên dùng là 87,72 ha, diện tích tăng 1,58 ha với năm
2019 (86,14 ha), bao gồm:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan
năm 2023 là 0,33 ha, bằng diện tích năm 2019.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Diện tích đất xây dựng công trình sự
41
nghiệp năm 2023 là 6,94 ha, tăng 1,22 ha so với diện tích năm 2019 (5,72 ha).
Diện tích tăng 1,22 ha là do việc chuyển 1,22 ha đất thể dục thể thao
xóm 12 sang xây dựng Nhà học giáo lý xứ Tân Thanh.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp năm 2023 là 3,36 ha, bằng diện tích năm 2019;
- Đất có mục đích công cộng: Diện tích đất sử dụng vào mục đích công
cộng năm 2023 là 77,10 ha, tăng 0,36 so với diện tích so với năm 2019 (76,74 ha).
- Đất cơ sở tôn giáo
Diện tích đất cơ sở tôn giáo năm 2023 là 8,64 ha, tăng 0,64 ha so với diện
tích năm 2019 (8,00 ha);
Diện tích tăng 0,64 ha đất tôn giáo được chuyển mục đích từ đất trồng lúa
0.64 ha sang đất cơ sở thể dục thể thao là 0,64 ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng năm
2023 là 5,12 ha, diện tích giảm 0,03 so với diện tích năm 2019 (5,15 ha);
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối năm 2023 là 54,58 ha, bằng
diện tích năm 2019;
* Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2023 là 2,05 ha, giảm 0,35 ha diện tích
so với năm 2019.
3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ trên địa bàn xã Quỳnh Thanh, huyện
Quỳn Lƣu tỉnh Nghệ An.
3.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu đồ họa
Trong thời gian thực tập trên địa bàn xã Quỳnh Thanh, em đã thu thập
được hơn 100 biến động, các biến động đã được cấp giấy chứng nhận (được
thể hiện ở phụ lục 01) và được chuyển hóa theo thông tư 25/2014/TT-
BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về bản đồ địa chính
[4], cũng là nguồn cơ sở dữ liệu chính để phục vụ kê khai đăng ký cấp GCN,
quản lý hồ sơ địa chính, cung cấp thông tin địa chính trên phần mềm ViLIS 2.0.

42
Hiện nay xã Quỳnh Thanh đang sử dụng 29 tờ bản đồ bao gồm: 13 tờ
bản đồ số tỷ lệ 1/2000 và 15 tờ bản đồ số tỷ lệ 1/1000 được đo vẽ từ năm
2019, bản đồ được biên tập bằng phần mềm MicroStation.
Trong khuôn khổ của khóa luận, em sử dụng phần mềm MicroStation
V8i, gCadas để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ.
+ Bước 1: Biên tập chuẩn hóa bản đồ địa chính xã Quỳnh Thanh
- Thực hiện sữa lỗi bản đồ địa chính đường không cắt nhau trên tờ bản
đồ số 18.

Hình 3. 8. Hình ảnh thực hiện sữa lỗi bản đồ


- Sau khi sữa lỗi cho tờ bản đồ xong các tờ bản đồ khác ta cũng thực
hiện sữa lỗi tương tự rồi sau đó ta tiến hành tạo vùng cho tờ bản đồ.
- Từ công cụ chọn lớp tham gia tạo vùng.

Hình 3. 9. Hình ảnh k t quả tạo số vùng thành công

43
Hình 3. 10. Hình ảnh k t quả tạo vùng
- Tiếp theo, sau khi đã thực hiện tạo vùng cho tờ bản đồ ta thực hiện
gán thông tin địa chính ban đầu cho tờ bản đồ số 18: Trong nội dung khóa
luận em thực hiện gán các thông tin như: Số hiệu thửa, số hiệu tờ bản đồ,
mục đích sử dụng đất, chủ sử dụng, địa chỉ thường trú, địa chỉ thửa đất,...

Hình 3. 11. Bảng gán thông tin từ nhãn

44
Hình 3. 12. K t quả gán thông tin từ nhãn thành công
Ta thực hiện gán thông tin địa chính: Số hiệu thửa, số hiệu thửa đất, mã
mục đích sử dụng đất, họ tên chủ hộ, địa chỉ sử dụng đất tương tự cho các tờ
bản đồ. Sau khi thực hiện thành công, bảng thuộc tính các thửa đất của tờ bản
đồ có đầy đủ thông tin như bảng thuộc tính sau:

Hình 3. 13. K t quả gán thông tin thửa đất


- Tiếp theo thực hiện tạo khung cho tờ bản đồ địa chính, chọn tỷ lệ bản
đồ, điền thông tin xã, huyện, tỉnh, lấy tọa độ góc khung cho các tờ bản đồ rồi
sau đó tạo khung.

45
Hình 3. 14. Hình ảnh thi t lập tạo khung cho tờ bản đồ địa chính
Sau khi đã thiết lập và tạo khung bản đồ và dưới đây là hình ảnh khung
tờ bản đồ tờ số 18. Các tờ bản đồ khác ta cũng thực hiện tương tự.

Hình 3. 15. Hình ảnh khung của tờ bản đồ địa chính


46
Khi đã thực hiện biên tập sữa lỗi, tạo vùng gán nhãn, tạo khung cho tất
cả 29 tờ bản đồ xã Quỳnh Thanh ta tiến hành chuẩn hóa tất cả 29 tờ bản đồ về
đúng level theo thông tư 25/2014/TT-BTNM quy định về bản đồ địa chính.
- Ranh giới thửa đất level 10, màu 0
- Ranh giới giao thông level 23 màu 0
- Ranh giới thủy lợi level 32 màu 5
- Ranh giới sông suối, ao hồ level 31 màu 5.

Hình 3. 16. Hình ảnh phân lớp ranh giới thửa đất cho tất cả tờ cả đồ

Hình 3. 17. Hình ảnh bảng phân lớp t eo đúng t ông tƣ


- Sau khi đã gán cho 29 tờ bản đồ ta tiến hành tìm sữa lỗi tiếp biên cho
bản đồ địa chính.

47
Hình 3. 18. Hình ảnh kiểm tra lỗi ti p biên của các tờ bản đồ

Hình 3. 19. Hình ảnh lỗi ti p biên

48
Hình 3. 20. Hình ảnh sữa lỗi ti p biên cho thành công
- Tiếp theo, sau khi ta đã biên tập chuẩn hóa và sữa lối tiếp biên cho tất
cả 29 tờ bản đồ địa chính xã Quỳnh Thanh, ta tiến hành gộp 29 tờ bản đồ
thành tờ bản đồ tổng.

Hình 3. 21. Hình ảnh gộp bản đồ xã Quỳnh Thanh


Sau khi gộp thành công, ta đã có tờ bản đồ tổng hợp mới tất cả dữ liệu
thuộc tính trên mỗi thửa đất.

49
Hình 3. 22. Hình ảnh tờ bản đồ tổng xã Quỳnh Thanh
3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính.
Tiếp tục thực hiện kết xuất dữ liệu thuộc tính sang phần mềm ViLIS
trực tiếp từ phần mềm gCadas.

Hình 3. 23. Tích hợp thành công vào CSDL


50
3.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ta tiến hành xuất dữ liệu bản đồ
sang định dạng Shape File (.shp) bằng cách xuất Shape File ViLIS 2.0. Từ
phần mềm gCadas lựa chọn công cụ và thực hiện cho kết quả sau đây.

Hình 3. 24. Hình ảnh xuất dữ liệu thành công

Hình 3. 25. xuất dữ liệu từ gCdas sang định sạng shp file thành công

51
Hình 3. 26. Hình ảnh tích hợp dữ liệu vào ViLIS thành công
3.4. Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 hỗ trợ kê k ê đăng ký cấp giấy chứng
nhận và quản lý hồ sơ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳn Lƣu, tỉnh
Nghệ An.
3.4.1. Thiết lập và phân quyền, chức năng trong ViLIS
Một trong những ưu việt của phần mềm ViLIS 2.0 là khả năng quản lý
chặt chẽ của cấp trên đối với cấp dưới của mình thông qua việc thiết lập khả
năng tác động đến hệ thống kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận toàn
huyện. Phần mềm “Quản trị người sử dụng” trong hệ thống giúp phục
vụ khả năng này. Do đó, các bước thiết lập người d ng thường do lãnh đạo
thực hiện với mật khẩu “admin”
- T i t lập đơn vị triển khai:
Khởi động “ Quản trị người sử dụng” – Thiết lập – xuất hiện hộp thoại sau:
Ở hộp thoại đơn vị triển khai ta tiến hành chọn xã Quỳnh Thanh, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sau đó bấm ghi để cập nhật đơn vị triển khai.

52
Hình 3. 27. Hình ảnh thi t lập cấu hình hệ thống
- Thi t lập ngƣời dùng:
Đăng nhập bằng phần mềm bằng “ Phân hệ quản trị người sử dụng”
bằng tài khoản admin”, mất khẩu “ admin” và thực hiện phân quyền cho
người d ng sau đó chọn xã cần truy cập rồi bấm ghi. Cần lưu ý răng ViLIS là
phần mềm thiết kế dành cho một tổ chức chỉnh thế như ở Văn phòng đăng ký
đất đai nên sự phân quyền rất nghiêm ngặt và rõ ràng, chỉ có tài khoản admin
(thường dành cho người đứng đầu cơ quan mới có quyền phần quyền cho các
tài khoản khác. Thiết lập quyền này không thể bị bất cứ tài khoản nào khác
trong hệ thống thay đổi.

53
Hình 3. 28. Phần quyền cho nhân viên số 02
Sau khi đã cập nhật xã truy cập và phần quyền người dùng xong, ta
khởi động phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise, mới có thể đăng nhập thành công
tài khoản vừa phần quyền cho nhân viên số 02 như trên hình 3.28 tên đăng
nhập là n2 ( nhân viên số 02) và mật khẩu là 2.
Tiếp theo ta tiến hành đăng nhập vào ViLIS 2.0 Enterprise, tại đây cửa
sổ làm việc đầu tiên chính là bản đồ địa chính xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.

Hình 3. 29. Bản đồ xã Quỳnh Thanh trên phần mềm ViLIS Enterprise
Phóng to bản đồ lên đến tỷ lệ 1/1000, có thể quán sát thấy được các mã
loại đất thông qua nhãn thửa đất tương tự trên bản đồ địa chính, giúp người dùng
có thể tìm đến thửa đất một cách dễ dàng với số hiểu thửa và số tờ bản đồ.
54
Hình 3. 30. Hình ảnh các nhãn thửa đất trên phần mềm ViLIS Enterprise
3.4.2. Phân quyền c o văn p òng đăng ký đất đai u ện Quỳn Lƣu
Trước tiên để khê khai đăng ký cho hộ gia đình cá nhân ta cần truy cập
“Phân hệ quản trị người sử dụng” sau đó phân quyền cho người phụ trách tại
văn phòng đăng ký cấp huyện phụ trách xã Quỳnh Thanh.
Ở đây, để thuận tiện cho nghiên cứu, ta cấp tất cả quyền đối với xã
Quỳnh Thanh cho nhân viên Lê Thị Kim Oanh.
Sau khi đã phân quyền người d ng xong, ta khởi động phần mềm
ViLIS 2.0 Enterprise, ta mới có thể đăng nhập thành công bằng tài khoản
mình vừa mới phần quyền.

Hình 3. 31. Phân quyền cho nhân viên Lê Thị Kim Oan để thực hiện kê
k ai đăng kí

55
Hình 3. 32. Cập nhật xã cho nhân viên phụ trác kê k ai đăng ký
3.4.3. Khởi tạo số hồ sơ gốc
Số hồ sơ gốc là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai
tương ứng với GCN được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nó tương ứng với phần cuối mã vạch trên
GCN. Do vậy, phải tạo kho số hồ sơ gốc trước để lấy mã vạch cho GCN.

Hình 3. 33. Khởi tạo hồ sơ gốc thành công


3.4.4. Khởi tạo và cấp phát số hiệu GCN
Việc cấp GCN có ý nghĩa lớn, có tính chất trách nhiệm đối với người
thực hiện cấp GCN nên thông thường, admin phải khởi tạo và cấp phát số
hiệu GCN cho từng người trong phòng, ban của mình.

56
Để cấp phát số hiệu GCN: Chọn Kê khai đăng ký – Quản lý số hiệu
GCN – khởi tạo số hiệu GCN, xuất hiện hộp thoại như hình dưới đây. Chọn
Tiền tố là 2 chữ cái in hoa đầu tiên trên số hiệu GCN, chọn khoảng tăng, ngày
cấp phát số hiệu và kích chuột vào tạo, xuất hiện bảng các số hiệu GCN mới
chưa được sử dụng. Ta tích vào chọn tất cả, chọn đơn vị phát hành là Tổng
cục quản lý đất đai rồi chọn Cập nhật để cập nhật khởi tạo này vào hệ thống.
Sau đó, vào Cấp phát số hiệu GCN, chọn tìm kiếm để tìm các số hiệu
GCN chưa được sử dụng vừa khởi tạo ở phần trên, đưa vào danh sách cấp
phát cho nhân viên của Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quỳnh Lưu.

Hình 3. 34. Hình ảnh khởi tạo số hiệu GCN cần cấp phát
3.4.5. Kê k ai đăng ký c o ộ gia đìn cá n ân
Sau khi đã khởi tạo và cấp phát số hiệu giấy chứng nhận cũng như phân
quyền cho nhân viên thuộc văn phòng đăng ký đất đai huyện Quỳnh Lưu ta
tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp thuộc hộ
gia đình cá nhân.

57
Để ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trên địa bàn xã Quỳnh Thanh dưới đây
em đã thực hiện kê khai đăng ký các trường hợp thực tế cho các chủ sử dụng đất,
tổ chức cá nhân, thửa đất và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn xã Quỳnh Thanh.
Trường hợp 1: Ông Hồ Thiện có thửa đất với diện tích là 637.6 m2 tại
xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thửa đất được ông khai
hoang từ đất bằng chưa sử dụng, sử dụng vào mục đích đất trồng 2 vụ lúa năm
1997, được UBND xã Quỳnh Thanh xác nhận sử dụng ổn định không tranh
chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Nay Ông làm đơn xin cấp giấy
chứng nhận cho thửa đất trồng 2 vụ lúa nêu trên.( đơn cấp giấy chứng nhận
được thể hiện ở phụ lục 02 theo mẫu 04a/ ĐK).
Trường hợp trên được xem là trường hợp một chủ - một thửa.
Giả định ng Thiện đã đủ điều kiện cấp GCN. Như vậy, bước đầu tiên
là kê khai thông tin về chủ sử dụng và thửa đất được nhắc tới vào phần mềm
ViLIS 2.0 Enterprise.
Bƣớc 1: Trước tiên, ta tìm kiếm xem tên chủ sử dụng có xuất hiện
trong cơ sở dữ liệu của phần mềm hay chưa để tránh trường hợp tr ng lặp gây
khó khăn trong quản lý. Nếu thông tin chủ sử dụng đã có s n thì ta sử dụng
thông tin đó để tạo đơn đăng ký. Nếu chưa có thông tin chủ sử dụng, ta thực
hiện kê khai chủ sử dụng như các bước dưới đây;
Bƣớc 2: Chọn Thêm đơn mới ở mục 1. Đơn đăng ký, hệ thống sẽ tự
động chuyển sang mục 3. Chủ sử dụng/ sở hữu hoặc trong mục 3, chọn Thêm
mới để ta bắt đầu kê khai thông tin;
Bƣớc 3: Kê khai chủ sử dụng/ sở hữu: Ta xác định hộ ông Thiện là loại
đối tượng Hộ gia đình, cá nhân (GDC). Do đó, ta lựa chọn điền thông tin trong
mục 3.1. Lần lượt kê khai thông tin chủ sử dụng ở mục 3 rồi chọn Cập nhật(F2)
để lưu thông tin vào hệ thống.
Chọn Cập nhật (F2) để lưu thông tin chủ sử dụng đất;
Chọn để đưa thông tin vào danh sách đăng ký nhằm tạo đơn đăng
ký cho chủ sử dụng trên.

58
Hình 3. 35. Kê khai thông tin chủ sự dụng đất/ sở hữu
Sau đó ta vào mục thửa đất ta tiến hành kê khai thửa đất, tương tự như
phần kê khai thông tin chủ sử dụng đất.
Điền thông tin vào mục trống như số hiệu thửa, diện tích, nguồn gốc,
địa chỉ thửa đất,nguồn gốc giao đất,...
Ở mục số tờ cũ, số thửa cũ: được sử dụng số tờ cũ, số thửa cũ trước khi
tách thửa hoặc đo đạc lại bản đồ địa chính nhưng chưa nghiệm thu bản đồ mà
người sử dụng đất có nhu cầu cấp GCN, trong trường hợp hộ gia đình Ông
Thiện thì không phải sử dụng số tờ và số thửa cũ nên ta không điền các mục
số tờ cũ, số thửa cũ, sử dụng số hiệu tờ.
Mục tài liệu đo đạc điền theo tài liệu thu thập từ bản đồ địa chính xã
Quỳnh Thanh lập năm 2019.
Sau khi đã kê khai chủ sử dụng, ta sang kê khai các thông tin thửa đất
xong rồi ta chọn F2 để cập nhật thông tin, sau đó điền thông tin ở mục 4.2 như
các MĐSD trên GCN, MĐSD quy hoạch ( như hình 3.37 dưới đây).
Chọn Cập nhật (F2) để lưu thông tin thửa đất vừa được tạo lập

59
Hình 3. 36. Cập nhật thông tin tài liệu đo đạc theo thửa đất

Hình 3. 37. Hình ảnh kê khai thông tin thửa đất


Chọn để đưa thông tin từ mục 4.4 vào mục 4.5. Danh sách đăng ký
để thêm thửa đất vào đơn đăng ký của hộ gia đình Ông Thiện nói trên.
Các bước kê khai nhà ở và tài sản ta cũng thực hiện điền đầy đủ thông
tin như kê khai thửa đất ở trên. Do trường hợp ông Hồ Thiện không có nhu
cầu đăng ký, cấp GCN đối với quyền sở hữu các tài sản kể trên nên ta không
kê khai các mục lớn 5, 6, 7, 8.

60
Bƣớc 4: Cập nhật đơn đăng ký
Sau khi đã kê khai đầy đủ thông tin về đối tượng đăng ký ta trở lại mục
1 thêm thông tin mã biên nhận và mã hồ sơ lưu rồi sau đó cấp nhật để lưu đơn
đăng ký của Ông Thiện.

Hình 3. 38. Cập nhật đơn đăng ký


Bƣớc 5: Cấp Giấy chứng nhận
Trong phần mềm ViLIS 2.0, ta chỉ thực hiện cấp Giấy chứng nhận
được sau khi cập nhật đơn đăng ký.
Ta tiến hành vào mục 2. Cấp GCN rồi sau đó chọn thêm giấy mới.

Hình 3. 39. Hình ảnh cấp giấy chứng nhận cho Ông Hồ Thiện
Bƣớc 6: Biên tập GCN
Tại mục 2.1 Cấp GCN sau khi đã cập nhật giấy chứng nhận xong ở
ngay cạnh bên có phần biên tập giấy chứng nhận (F4).
61
Hình 3. 40. Biêp tập Giấy chứng nhận và các giấy tờ liên quan
Ngoài những mục ta đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận thì hầu
hết các thông tin đã được hệ thống mặc định, sau khi cấp giấy ta tiến hành
kiểm tra nội dung một lần nữa để chắc rằng giấy chứng nhận in ra được chính
xác nhất và điền các thông tin còn thiếu. Nếu các nội dung kê khai sai hay
nhầm lẫn, ta trở lại mục 1 để sữa đơn đăng ký.
Tiếp theo ta tiến hành thực hiện biên tập các nội dung như: tờ trình,
quyết định (tờ tình và quyết định được thể hiện ở phụ lục 03 và phụ lục 04).

Hình 3. 41. Biên tập Quy t định của UBND huyện Quỳn lƣu
62
Hình 3. 42. Biên tập tờ trình GCN
Tiếp theo từ trên thanh công cụ hồ sơ kỹ thuật thửa đất ta tiến hành
tìm kiếm số thửa và số hiệu tờ bản đồ rồi sau đó tích chuốt vào thửa đất như
hình dưới rồi biên tập lại sơ đồ thừa rồi bấm ghi sơ đồ.

Hình 3. 43. Hình ảnh lấ sơ đồ thửa đất cấp GCN


Kết quả biên tập Giấy chứng nhận: Ta thực hiện Xem trang in Giấy
chứng nhận để xem trước hình thức Giấy chứng nhận, lưu lại bản pdf và thực

63
hiện in như in trang giấy bình thường trên khổ giấy A3 để nhận kết quả cuối
c ng (giấy chứng nhận được thể hiện ở phụ lục 05).

Hình 3. 44. Hình ảnh trang 1-4 GCN hộ ông Hồ Văn T iện

Hình 3. 45. Nội dung trang 2-3 GCN


Trường hợp 2: Bà Trần Thị Lương sử dụng 3 thửa đất gồm các thửa:
Thửa 116 có diện tích là 495.5 m2, thửa 2 là 126 có diện tích là 413.3 m2, thửa

64
3 là 109 có diện tích là 579.3 m2 thuộc tờ bản đồ số 1 tại xã Quỳnh Thanh,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Các thửa đất trên được bà khai hoang từ đất
bằng chưa sử dụng, sử dụng vào mục đích đất trồng 2 vụ lúa năm 1995, được
UBND xã Quỳnh Thanh xác nhận sử dụng ổn định không tranh chấp, phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất. Nay bà làm đơn xin cấp giấy chứng nhận cho các
thửa đất trồng 2 vụ lúa nêu trên.
Đối với trường hợp này được xem là một chủ - nhiều thửa đất mà muốn
cấp chung một Giấy chứng nhận thì thông tin thửa đất được liệt kê dưới dạng
bảng.
Bƣớc 1: Cũng tương tự như cấp cho trường hợp 1, đầu tiên ta tìm kiếm
thông tin xem tên chủ đã có trong cơ sỡ dữ liệu chưa. Nếu chưa ta thì ta tiến
hành kê khai đăng ký.
Bƣớc 2: Kê khai chủ sử dụng như trường hợp 1 ở trên, sau đó cập nhật
(F2) rồi ấn mũi tên sang bên danh sách đăng ký để lưu.
+ Kê khai thửa đất
Trường hợp này khác với kê khai đăng ký cho trường hợp 1 ở trên là chỗ
kê khai thông tin thửa đất, sau khi kê khai thông tin thửa đất thứ nhất rồi ta chọn
thêm (F1) để kê khai tiếp thông tin của các thửa đất tiếp theo sau rồi cập nhật.

Hình 3. 46. Hình ản kê k ai t ƣả đất cho một chủ - nhiều thửa


65
Sau khi đã kê khai xong 3 thửa đất rồi cập nhật, rồi chọn mũi tên
chuyển sang danh sách đăng ký.

Hình 3. 47. Dan sác đăng ký 3 t ửa đất


Bƣớc 3: Tương tự như trường hợp một chủ - một thửa.
Trở về mục 1 để cập nhật đơn đăng ký.

Hình 3. 48. Hình ản đơn đăng ký c o trƣờng hợp một chủ - nhiều thửa
Bƣớc 4: Cấp Giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất chung chủ sử dụng
Trong trường hợp này có 03 thửa đất cần cấp Giấy chứng nhận, ta chọn tích
vào cả 3 thửa và điền thông tin GCN như hình.

66
Hình 3. 49. Hình ảnh cấp GCN c o Trƣờng hợp một chủ - nhiều thửa
Các bước tiếp theo thực hiện tương tự như trường hợp 1. Kết quả Giấy
chứng nhận biên tập được có dạng như dưới đây.

Hình 3. 50. Trang 1 – 4 của GCN

67
Hình 3. 51. Trang 2- 3 của GCN
Trường hợp 3: Ông Lê Văn Tín đang sử dụng thửa đất 118 tờ bản đồ số
1 có diện tích là 531.7 m2 do ông khai hoang từ đất bằng chưa sử dụng, sử
dụng ổn định không tranh chấp vào mục đích trồng 2 vụ lúa từ năm 1991. Đến
năm 1992 ông làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Ông Hồ
Xuân triều và Ông Trần Văn Đông và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận
là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Từ thời điểm nhận chuyển
nhượng Ông Hồ Xuân Triều và Ông Trần Văn Đông vẫn sử dụng vào mục đích
đất trồng 2 vụ lúa, đất sử dụng ổn định không tranh chấp. Nay ông Hồ Xuân
Triều và Ông Trần Văn Đông làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho thửa đất nêu trên.
Ở trường hợp này được xem là một thửa – nhiều chủ (đồng quyền sử
dụng đất), ta thực hiện kê khai tương tự như các trường hợp trên, nhưng sau
đó sau khi kê khai chủ sử dụng đầu ta chọn Thêm (F1) ở mục chủ sử dụng/ sở
hữu để nhập thêm chủ sử dụng và đưa các chủ sử dụng/ sở hữu vào một danh
sách đăng ký. Ngoài ra, bên phần kê khai thửa đất cần lưu ý khi làm trường
hợp này cần tích vào mục sử dụng chung đối với phần kê khai thửa đất.

68
Hình 3. 52. Dan sác đăng ký một thửa - nhiều chủ

Hình 3. 53. Kê khai thửa đất c o trƣờng hợp một thửa- nhiều chủ

69
Hình 3. 54. Đơn đăng ký c o trƣờng hợp một thửa – nhiều chủ

Hình 3. 55. Cấp GCN c o trƣờng hợp nhiều chủ- một thửa
Cấp Giấy chứng nhận cho Ông Hồ Xuân Triều đồng quyền sử dụng đất
với Ông Trần Văn Đông cũng thực hiện tương tự như hai trường hợp trên.

70
Hình 3. 56. Hình ảnh trang 1- 4

Hình 3. 57. Hình ảnh trang 2- 3

71
+ Kê k ai đăng ký c o t ửa một mục đíc và t ửa đa mục đíc
- Trường hợp kê khai thửa một mục đích cũng tương tự như trường hợp
1 là kê khai một chủ - một thửa.
- Kê khai thửa đất đa mục đích:
Đất sử dụng đa mục đích là đất được sử dụng kết hợp vào nhiều mục
đích khác để làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Giả sử: Kê khai đăng ký sử dụng đất cho trường hợp hộ gia đình ông
Trần Văn Lệ và bà Nguyễn Thị Thuận có thửa đất với diện tích 283.8 m2
trong đó đất ở tại nông thôn là 200 m2 và đất BHK có diện tích 83.8 m2 (
Nguồn gốc sử dụng đất: Do bố mẹ để lại, có giấy tặng cho quyền sử dụng đất
từ năm 1995). Gia đình ông sử dụng ổn định, không tranh chấp, được UBND
xã Quỳnh Thanh xác nhận phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nay
hộ Ông Trần Văn Lệ và bà Nguyễn Thị Thuận làm đơn xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất với thửa đất nêu trên.
Như vậy, thửa đất của hộ gia đình ông Trần Văn Lệ là thửa đất có 2
mục đích là đất ở tại nông thôn, và đất bằng trồng cây hàng năm.
+ Trường hợp kê khai chủ sử dụng đất cũng giống như kê khai đăng ký
cho những trường hợp trên.
+ Trường hợp kê khai thửa đất đa mục đích thì ở trong các mục 4.1
Thửa đất chúng ta nhập đầy đủ các thông tin như phần thửa một mục đích
- Nhập mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp trước đồng thời nhập
diện tích tương ứng và chọn nguồn gốc giao đất ph hợp với mục đích sử
dụng đất
- Bấm Cập nhật (F8) để cập nhật thông tin, sau đó bấm Thêm (F7) để
thêm Mục đích sử dụng đất tiếp theo của thửa đất và nhập tương tự như mục
đích sử dụng đất phi nông nghiệp ở trên.

72
Hình 3. 58. Kê khai đăng ký thửa đất đa mục đíc c o đất ở

Hình 3. 59. Kê k ai đăng ký c o t ửa đất đa mục đíc đất BHK


Các quá trình cấp và biên tập GCN được thực hiện tương tự như đối
với thửa đất một mục đích.
- Trang 1- 4 Giấy chứng nhận cũng giống như các trường hợp trên
- Trang 2- 3 Giấy chứng nhận thể hiện đất đa mục đích là đất ở và đất
trồng cây hàng năm.

73
Hình 3. 60. Hình ảnh trang 2-3 Giấy chứng nhận thửa đa mục đíc
3.4.6. Thi t lập và phần quyền cho tổ chức
Đối với trường hợp kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận cho tổ chức
thì thẩm quyền cấp thuộc cơ quan cấp tỉnh. Nên ta phải phân quyền lại cho
văn phòng đăng ký cấp tỉnh người phụ trách kê khai đăng ký cấp giấy chứng
nhận cho tổ chức.
Cách phần quyền cũng tương tự như phân quyền cho người phụ trách
văn phòng đăng ký cấp huyện.
Ở đấy giả sử ông Trần Hữu Thân là nhân viên phụ trách kê khai văn
phòng đăng ký cấp tỉnh Nghệ An, ta tiến hành phân quyền cho ông Thân.

74
Hình 3. 61. Hình ảnh phân quyền cho nhân viên VPĐK cấp tỉnh
3.4.7. Kê k ai đăng ký cấp giấy chứng nhận cho tổ chức
Trước tiên khởi tạo số hồ sơ gốc tương tự như khởi khởi tạo cho nhân
viên cấp huyện trong trường hợp kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận cho hộ
gia đình. Sau đó tiến hành kê khai tương tự như các trường hợp trên, tại mục
đăng ký cấp giấy chứng nhận ta bấm vào mục 3.2. Tổ chức, cộng đồng dân cư
sau đó kê khai như hình 3.62 dưới đây.
Trường hợp: Công ty TNHH may mặc Trọng Phúc đang sử dụng thửa đất
240 tờ bản đồ số 4 với diện tích là 24090.3 m2 đất được nhà nước giao đất sử
dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, địa chỉ thửa đất tại xóm 03, xã Quỳnh
Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nay Công ty TNHH may mặc Trọng
Phúc đại diện là Ông Phan Trọng Phúc giám đốc công công ty đứng ra làm thủ
tục và kê khai làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.

75
Hình 3. 62. Kê khai cho tổ chức

Hình 3. 63. Kê khai thửa đất cho tổ chức

76
Hình 3. 64. Đơn đăng ký c o tổ chức

Hình 3. 65. Cấp giấy chứng nhận cho tổ chức

77
Hình 3. 66. Giấy chứng nhận trang 1-4

Hình 3. 67. Giấy chứng nhận trang 2-3


3.5. Ứng dụng phần mềm ViLIS Enterprise vào xử lý bi n động đất đai
trên địa bàn xã Quỳnh Thanh
Những biến động điển hình trên địa bàn xã Quỳnh Thanh như:
- Chuyển quyền trọn giấy.
- Thế chấp, xóa thế chấp.
78
- Đính chính thông tin Giấy chứng nhận.
- Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận.
Dựa vào tài liệu thu thập được và kiến thức đã học, ta ứng dụng ViLIS
vào thực hiện biến động trên địa bàn xã Quỳnh Thanh.
 Chuyển quyền trọn Giấy chứng nhận
Năm 2023, ông Trần văn Hiền trú tại xóm 11 xã Quỳnh Thanh, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh nghệ An chuyển nhượng quyền sử dụng đất cả thửa đất ở tại
nông thôn số thửa đất 45 tờ bản đồ số 16, cho gia đình ông Nguyên Văn Tài
và vợ là Nguyễn Thị Mận, hợp đồng chuyển nhượng số 01/2023/HĐCN đã
được chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu xác nhận. Gia đình ông Nguyễn Văn
Tài đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai, nay có nhu cầu đăng
ký, xin cấp GCN mới.
Để cập nhật và thực hiện biến động trên lên hệ thống phần mềm, ta cần
sử dụng chức năng Chuyển quyền trọn GCN: Biến động – Chuyển quyền –
Chuyển quyền trọn giấy như hình dưới đây.

Hình 3. 68. Hỉnh ảnh chuyển quyền trọn Giấy chứng nhận
Tiếp theo, ta thực hiện tìm GCN trong cơ sở dữ liệu đưa vào danh sách
chuyển quyền, đồng thời tìm tên chủ sử dụng được nhận chuyển quyền trong
hệ thống (hoặc kê khai thêm thông tin của chủ sử dụng mới mà được nhận
chuyển quyền như hình 3.69 dưới đây). Sau đó kiểm tra xem toàn bộ thông tin
chủ, thửa đất, tài sản trên giấy chứng nhận đã đúng chưa.

79
Hình 3. 69. Hình ảnh thêm chủ

Hình 3. 70. Điền nội dung chuyển quyền trọn thửa


Sau khi đã điền các thông tin về nội dung chuyển quyền trọn giấy xong,
ta thực thực hiện.

80
Hình 3. 71. Thực hiện bi n động chuyển quyền trọn giấy

Hình 3. 72. Cấp Giấy chứng nhận cho hộ Ông Nguyễn Văn Tài
Sau khi cấp GCN xong, chọn Trở về (F6) để thực hiện tiếp việc chuyển
quyền: Cập nhật nội dung thu hồi GCN cũ vào cơ sở dữ liệu. Trở lại cửa sổ

81
đầu tiên của Chuyển quyền để thực hiện tạo quyết định, tờ trình và cập nhật
vào sổ địa chính, sổ mục kê điện tử trên ViLIS.

Hình 3. 73. Thu hồi GCN cũ của ông Trần Văn Hiền

Hình 3. 74. Biên tập GCN mới cho hộ ông Nguyễn Văn Tài
Biên tâp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tài cũng
tương tự như các trường hợp trên.

82
 Thế chấp
+ Đăng ký t chấp:
Năm 2023, ông Trần Văn Thành thế chấp bằng quyền sử dụng đất thửa
số 26 tờ bản đồ 16 có diện tích là 175.2 m2 đất ở cho Ngân hàng cổ phần
thương mại công thương Việt Nam chi nhánh tại huyện Quỳnh Lưu với giá trị
là 700.000.000 triệu vnd tiền mặt, với lãi suất là 1,6%/ năm trong vòng 2
năm.
Để cập nhật biến động này lên ViLIS, ta vào menu Biến động trên
thanh công cụ, chọn Giao dịch đảm bảo – Thế chấp. Chọn Tìm GCN để tìm
đến GCN cần thực hiện biến động đồng thời chọn người nhận thế chấp (bên
B). Ta cần kiểm tra lại các thông tin về chủ sử dụng, thửa đất và thông tin liên
quan. Sau đó sử dụng mũi tên chuyển thửa đất xuống.

Hình 3. 75. Đăng ký và hoàn thành nội dung bi n động th chấp


Sau khi đã hoàn thành nội dung biến động như trên và chọn
, hệ thống mở thêm của sổ thực hiện biến động với GCN đã chọn, rồi sau đó
ta tiến hành thêm các thông tin cần thiết rồi chọn chấp nhận.

83
Hình 3. 76. Thực hiện bi n động th chấp
Tiếp theo chọn In xác nhận ở cửa sổ Thế chấp để in xác nhận biến
động ra trang bổ sung của GCN. Ta cần kiểm tra lại các thông tin biến động
rồi chọn Cập nhật.

84
Hình 3. 77. In giấy xác nhận trang bổ sung

Hình 3. 78. In nội dung lên trang bổ sung

85
Hình 3. 79. Trang bổ sung GCN
Như vậy, ta đã cập nhật thành công biến động Thế chấp quyền sử dụng
đất lên phần mềm ViLIS 2.0. Các loại giao dịch đảm bảo khác như thế chấp
bổ sung, thế chấp có người bảo lãnh thực hiện tương tự theo quy định pháp
luật.
+ Xóa th chấp:
Trong mục Biến động – Giao dịch đảm bảo – Xóa thế chấp
Trường hợp của ông Trần Văn Thành ở trên, giả sử sau khi kết thúc
hợp đồng thế chấp giữa ông và Ngân hàng cổ phần thương mại công thương

86
Việt Nam tại chi nhánh huyện Quỳnh Lưu ngày 10/05/2023. Ta thực hiện như
sau:
- Trước hết tìm số hiệu thửa và tờ bản đồ của ông Trần Văn Thành, sau
đó ở dưới phần danh sách đăng ký thế chấp ta chuyển mũi tên qua danh sách
xóa đăng ký thế chấp sau đó thực hiện.

Hình 3. 80. Tìm thửa th chấp để thực hiện xóa th chấp

Hình 3. 81. Thực hiện xóa Th chấp

87
Hình 3. 82. Biên tập lại tờ trình xóa th chấp

Hình 3. 83. Biên tập in xác nhận GCN

88
Hình 3. 84. Nội dung trang bổ sung xóa th chấp trên GCN
 Đính chính thông tin Giấy chứng nhận
- Trong thanh công cụ Biến động, chọn Xác nhận bộ sung - Đính chính
thông tin Giấy chứng nhận.
- Sau đó tiến hành bấm nào sai thông tin cần đính chính.

89
Giả định: Cần đính chính thông tin trên sai tên chủ sử dụng trên GCN
của trường hợp 1 là một chủ- một thửa đã kê khai đăng ký nêu trên trên là
ông Hồ Thiện, địa chỉ: Xóm 03, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An với số hiệu GCN là BA 001005.
+Nội dung đín c ín n ƣ sau:
- Ông Hồ Thiện đính chính lại là Hồ Văn Thiện
- Địa chỉ: Xóm 11, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
đính chính lại là Xóm 06 xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Hình 3. 85. Đín c ín sai sót t ông tin trong GCN

Hình 3. 86. Nội dung in xác nhận


90
Hình 3. 87. Biên tập in xác nhận đổi trang GCN

Hình 3. 88. Nội dung t a đổi sau k i đín c ín lại thông tin
 Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
Việc cấp đổi, cấp lại GCN cho chủ sử dụng đất cũng được thực hiện
tương tự như các nội dung biến động ở trên, sau khi thực hiện biến động cần
thực hiện cấp GCN số hiệu mới cho chủ sử dụng có nhu cầu cấp đổi, cấp lại
như hình 3.89 dưới đây.

91
Hình 3. 89. Cấp lại giấy chứng nhận cho hộ ông Trần Văn Lệ
3.6. Lập và quản lý hồ sơ địa c ín trên địa bàn xã Quỳnh Thanh, huyện
Quỳn Lƣu, tỉnh Nghệ An.
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện
trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn
liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông
tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.( Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư
24/2014/TT-BTNMT).
Đây là chức năng hữu ích và vô cùng cần thiết, giúp giải quyết được
công việc thủ công xuyên suốt nhiều năm qua. Sau quá trình kê khai dăng ký
đất đai và cấp giấy chứng nhận, ta có thể lập ra được 1 bộ sổ hồ sơ địa chính.
Trước đây, việc tạo và quản lý các sổ HSĐC chỉ được thực hiện bằng việc
viết tay, tốn nhiều công sức và thời gian. Khi có phần mềm ViLIS thì công
việc này trở lên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Hồ sơ địa chính bao
gồm: Sổ mục kê, Sổ địa chính, Sổ cấp Giấy chứng nhận, Sổ theo dõi biến
động đất đai.
 Tạo và in sổ địa chính điện tử
- Giao diện lập sổ địa chính cho phép ta có thể xác định đối tượng sử
dụng để tạo sổ địa chính: hộ gia đình cá nhân, các tổ chức và nạp toàn bộ dữ
liệu của đối tượng được chọn để lập sổ địa chính và thực hiện các chức năng.

92
Hình 3. 90. Các bƣớc làm tạo hồ sơ địa chính

Hình 3. 91. Nôi dung trang sổ địa c ín điện tử


 Tạo và in sổ mục kê
Sổ mục kê là loại sổ được lập để ghi các thửa đất và các đối tượng
chiếm đất không tạo thành thửa đất theo từng xã, phường, thị trấn.
Sổ mục kê có vai trò là để phục vụ cho Nhà nước có thể nắm được đầy đủ
thông tin và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của luật đất đai.
- Cách thực hiện: Vào kê khai đăng ký - Hồ sơ địa chính - Tạo sổ mục
kê.
- Chọn tờ bản đồ rồi bấm vào mũi tên chuyển qua. Sau đó bấm tạo
sổ.
93
- Sau khi tạo sổ xong, tương tự như phần hồ sơ địa chính ta vào in sổ mục kê.

Hình 3. 92. Giao diện tạo sổ mục kê


- Chương trình sẽ tự động cập nhật danh sách của các chủ sử dụng
trong cơ sở dữ liệu, cho phép thống kê tất cả các thửa trong theo từng tờ bản
đồ theo mẫu sổ tại.
- Phụ lục 15 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Từ đây ta có thể xem
và in ra sổ mục kê tiện cho việc tra cứu và lưu trữ.

94
Hình 3. 93. Trang bìa và nội dung của sổ mục kê
 Tạo và in sổ cấp Giấy chứng nhận
Điều kiện để thực hiện được là đơn vị hành chính làm việc phải có chủ
sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ta có thể lựa chọn
các đơn vị hành chính cần tạo sổ cấp giấy chứng nhận, ngoài ra có thể xác lập
ngày cấp giấy vào sổ cấp giấy chứng nhận, hay có thể xem và in ra sổ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cũng tương tự như hai loại sổ trên ta cũng tiến hành vào kê khai đăng
ký- hồ sơ địa chính – tạo sổ cấp Giấy chứng nhận rồi điền các thông tin .

Hình 3. 94. Giao diện tạo sổ cấp GCN

95
Hình 3. 95. Trang bìa và nội dung của sổ cấp GCN
 Tạo sổ và in theo dõi bi n động đất đai.
Sổ theo dõi biến động đất đai có thể theo d i được quá trình biến động
của một thửa đất vào thời điểm xảy ra biến động cà cách thức biến động. Sau
khi biến động ta có thể nhập nộp dung biến động về đất đai vào sổ theo dõi
biến động để có thể dễ dàng quản lý được các quá trình biến động đất đai.

Hình 3. 96. Giao diện tạo và in sổ bi n động

96
Hình 3. 97. Trang bìa và nội dung sổ bi n động đất đai
3.7. Chỉnh lý bản đồ địa chính sau khi kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận
Sau khi đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng chứng nhận và cập nhật
biến động ta tiến hành chỉnh lý bản đồ địa chính.
- Vào công cụ - Xử lý dữ liệu ViLIS - Xuất file excel từ CSDL ViLIS
- Tích hợp vào CSDL ViLIS 2.0 sau đó xuất dữ liệu kê khai

Hình 3. 98. Tích hợp vào CSDL ViLIS 2.0

97
Hình 3. 99. Hình ảnh cập nhật thành công từ ViLIS vào bản đồ

Hình 3. 100. Bảng thuộc tính trƣớc và sau khi cập nhật từ ViLIS
vào bản đồ

98
Hình 3. 101. Hình ảnh thửa đất trƣớc và sau khi cấp nhật từ ViLIS
vào bản đồ
Sau khi xuất dữ liệu kê khai đăng ký từ ViLIS vào bản đồ ta thấy
có sự thay đổi trên bảng thuộc tính và thay đổi về mục đích sử dụng đất
củ thể như sau:
Thửa 487 tờ bản đồ số 3 có diện tích là 528.5 m2 đất LUC sau khi
chuyển muc đích sử dụng đất là đất BHK.
3.8. Đán giá k t quả đạt đƣợc và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong công tác kê k ai đăng ký cấp
Giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa c ín trên địa bàn xã Quỳnh Thanh.
Trước đây khi chưa ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 vào kê khai đăng
ký thì mọi thủ tục được thực hiện máy móc, rời rạc, không tận dụng được
tiềm năng công nghệ, việc kê khai gặp rất nhiều khó khăn rất tốn thời gian
như việc cán bộ địa chính phải in tờ kê khai ra và cho người dân kê khai
thông tin của mình hoặc cán bộ địa chính phải trực tiếp viết kê khai cho dân.
Sau khi ứng dụng phần mềm ViLIS vào việc kê khai trở nên dễ dàng hơn, tiết
kiệm được rất nhiều thời gian cho công dân và cán bộ địa chính. Hồ sơ lại
được lưu trữ một cách khoa học, dễ tìm kiếm khi sử dụng công cụ tìm kiếm.
Tất cả trình tự thủ tục được thực hiện theo quy trình đã nhớ s n trong ViLIS.
Đối với phần mềm ViLIS 2.0 thì các thao tác cập nhật chỉnh lí dễ dàng, nó có
tính năng ưu việt hơn hẳn so với phương pháp quản lý thủ công. Một tiện ích
khác của ViLIS là thuận tiện trong việc biên tập Giấy chứng nhận với kho bản

99
đồ địa chính có s n, mã vạch, phôi giấy được cung cấp khoa học cho từng
nhân viên biên tập Giấy chứng nhận. Ngoài ra, nghiệp vụ khai thác thông tin
của phần mềm ViLIS 2.0 còn cung cấp các thông tin khác về nhà, công trình
xây dựng, tài sản khác, thông tin thế chấp, thông tin ngăn chặn,… rất thuận
tiện cho tra cứu và cập nhật
Các quá trình cấp GCNQSDĐ, đăng ký biến động đất đai, tách thửa
gộp thửa, chuyển đổi, chuyển mục đích sử dụng, cho thuê, thế chấp…được
giải quyết nhanh chóng, thủ tục gọn nhẹ và rút ngắn thời gian cho người sử
dụng đất, giúp giải quyết dễ dàng và hiệu quả cao trong công việc vì đây là
phần mềm tiếng việt dễ hiểu, giao diện thân thiện.
 Ƣu điểm
- Giúp cho công tác quản lý đất đai được thực hiện một cách nhanh chóng,
chính xác và đầy đủ thông tin. Dễ dàng lập được các loại sổ: sổ mục kê, sổ địa
chính,… thông tin được thể hiện dưới dạng sổ sách, báo cáo, hình ảnh, bản đồ,…
- Tạo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tiết kiệm được thời gian
và giảm bớt được khối lượng lớn giấy tờ sổ sách trong việc lưu trữ thông tin đất.
- Phần mềm được viết bằng tiếng việt nên thuận tiện cho cán bộ sử
dụng.
- Tính bảo mật cao. ViLIS 2.0 Enterprise đảm bảo an toàn và bảo mật
dữ liệu cao, bởi phần mềm trang bị chức năng phải đăng nhập mật khẩu trước
khi đăng nhập vào hệ thống.
 N ƣợc điểm
- Rủi ro mất dữ liệu quản lý trên phần mềm là khá cao, vì các dữ liệu
quản lý HSĐC được quản lý hoàn toàn trên máy tính, khi máy tính bị hỏng
hay bị virus các dữ liệu sẽ bị mất.
- Hệ thống quản lý của phần mềm ViLIS trong quá trình sử dụng còn bị lỗi.
- Dữ liệu đầu vào đòi hỏi phải biên tập, chỉnh lý và hoàn thiện bằng các
công cụ như phần mềm Microstation V8i, Vietmap, gCadas,...
- Cài đặt phần mềm rất phức tạp.

100
3.8.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ứng dụng phần mềm ViLIS
2.0 trong công tác kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa
chính trên địa bàn xã Quỳnh Thanh.
 Một số giải pháp về con ngƣời
- Ngành quản lý đất đai có nhiều phần mềm ứng dụng, mỗi phần mềm
có đặc điểm riêng nên đòi hỏi mỗi cán bộ phải biết biết khả năng sử dụng linh
hoạt. Hiện nay thì khả năng sử dụng các phần mềm trong ngành còn rất yếu,
vậy cần cử các cán bộ di tập huấn về phần mềm như Microstation, ViLIS 2.0
để sử dụng và đáp ứng hiểu qủa trong công tác quản lý
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin của cán bộ địa chính xã, huyện, tỉnh, đặc biệt các hệ
thống phần mềm về bản đồ, hệ thống thông tin đất,...
- Ngoài ra không chỉ nhưng cán bộ địa chính mà những sinh viên trong
ngành Quản lý đất đai cũng cần nắm vững kiến thức về quản lý đất đai và
thành thạo các phần mềm đồ họa, phần mềm kê khai, đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận, phần mềm tạo Cơ sở dữ liệu đất đai trước khi ra trường để nâng
cao chất lượng cán bộ trong ngành.
 Một số giải pháp về Quản lý cơ sở dữ liệu
- Dữ liệu quản lý HSĐC cần phải cập nhập thường xuyên và lưu dữ liệu vào
các thiết bị lưu trữ dữ liệu, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của Virut để tránh mất
dữ liệu.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, cập nhật đăng ký biến động về
thông tin thửa đất trên hệ thống phần mềm ViLIS.
 Một số giải pháp về kỹ thuật
- Các cấp chính quyền địa phương đề nghị cấp có thẩm quyền để nhận sự
hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư máy chủ và các trang thiết bị khác phục vụ cho việc
quản lý đất đai tại địa phương.
- Khi có sự đầu tư về kĩ thuật thì cần phải được đưa vào sử dụng đúng
mục đích và tính năng tránh việc không khai thác triệt để gây lãng phí và
hỏng hóc nếu không sử dụng.
101
 Một số giải pháp về phần mềm
- Từng bước hoàn thiện phần mềm, đơn giản hóa các bước thực hiện trong
khai thác các chức năng cũng như cách thiết lập hệ thống của phần mềm,…
- Đầu tư phát triển phần mềm hơn nữa để có thể kết nối CSDL trong
Microstation và CSDL ViLIS 2.0 phục vụ công tác cung cấp thông tin cho các
nhà quản lý cũng như các đối tưởng sử dụng đất

102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. K t luận
Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An có diện tích 8,22 km²,
tính đến năm 2023 là hơn 16.055 người với mật độ dân số là 1.375 người/km2.
Trong những năm gần đây, xã đã có những bước phát triễn kinh tế nhất định. Tình
hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn đã dần đi vào nề nếp hơn. Năm 2019 xã đã
đo và thành lập được 29 tờ bản đồ địa chính trong đó có 13 tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000
và 15 tờ tỷ lệ 1/1000 tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý quỹ đất trên địa
bàn.
Qua quá trình điều tra thu thập và nghiên cứu số liệu, c ng với sự nâng cao
nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trước pháp luật, tình hình đăng ký cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn xã đã được cải
thiện r rệt. Trong năm 2023 thì có hơn 60% người sử dụng đất trên địa bàn đã
được cấp Giấy chứng nhận, theo đó tỷ lệ người dân đăng ký lần đầu tăng 10%, ước
tính trong năm 2024 tỷ lệ cấp giấy tăng 20%. Nhìn chung, công tác kê khai đăng ký
cấp GCN trên địa bàn xã Quỳnh Thanh có sự chuyển biến r rệt và dần được cải
thiện hơn. Đặc biệt hơn trong năm 2023 xã đã giải quyết được hết tất cả các đơn thư
khiếu nại, và sẽ phát huy trong năm 2024 tới. Tuy nhiên nói về thủ tục cấp Gấy
chứng nhận cho người sử dụng đất hiện nay rất còn phức tạp, mất thời gian, cần
được khắc phục.
Qua quá trình tìm hiểu,thực hiện khả năng ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0
vào kê khai đăng ký và cấp Giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính đã đáp ứng
được nhu cầu mới trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Quỳnh Thanh.
- Giải quyết được vấn đề in GCN ra phôi giấy chuẩn xác, hiệu quả và tiết
kiệm cả về thời gian và tiền bạc vẫn còn tồn tại ở Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất huyện Quỳnh Lưu, giải quyết các vấn đề về kê khai đăng ký, một hệ cơ sở
dữ liệu thống nhất và đầy đủ giúp người sử dụng dễ dàng truy xuất thông tin.
- Cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trong các trường hợp

103
- Tạo hồ sơ địa chính: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động,
sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
- Cập nhật chỉnh lý biến động trong quá trình sử dụng đất của các đối
tượng thế chấp. Qua công tác quản lý đất đai bằng phần mềm ViLIS đã đạt
những hiệu quả bước đầu. Đặc biệt là công tác cấp GCN QSDĐ, đăng ký biến
động đất đai như chuyện nhương,thế chấp, đính chính thông tin… được giải
quyết hiệu quả và ít mất thời gian hơn.
- Thông qua hệ thống phần mềm ViLIS hoàn thiện và in được các loại
sổ sách của Hồ sơ địa chính, phục vụ công tác quản lý hồ sơ địa chính tại xã.
Tóm lại, việc ứng dụng phần mềm VILIS tại địa phương là việc làm hết
sức cần thiết nhằm từng bước tiến tới tự động hóa trong việc quản lý dữ liệu
đất đai, góp phần nâng cao công tác quản lý HSĐC tại địa phương. Đáp ứng
nhu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp, nhằm khai thác, sử
dụng, quản lý tài nguyên đất một cách hiệu quả hợp lý. Tiến đến hiện đại hóa
công tác quản lý đất đai nhằm khai thác tốt và quản lý tốt tài nguyên vô giá.
2. Ki n Nghị
- Với sự biến động đất đai không ngừng hiện nay, phần mềm phải luôn
được cập nhật và nâng cấp để đáp ứng theo nhu cầu phát triển của xã hội,
phục vụ tốt cho công tác quản lí đất đai. Do vậy, nên mở nhiều lớp tập huấn
nâng cao năng lực tin học cho các cán bộ địa phương. Đồng thời, đầu tư kinh
phí để đưa phần mềm hữu dụng như ViLIS 2.0 vào sử dụng phổ biến.
- Việc cài đặt phần mềm cho cả một hệ thống máy tính của văn phòng
khá phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm cài đặt phần mềm; chi phí đầu tư
ban đầu cao, có yêu cầu cao về cấu hình máy chủ. Chính vì thế cần tập huấn,
triển khai ở các cấp từ tỉnh đến xã, đầu tư trang thiết bị, máy móc, phần mềm
ứng dụng, cần đầu tư đúng mức để mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Từng bước hoàn thiện phần mềm, đơn giản hóa các bước thực hiện trong
khai thác các chức năng cũng như cách thiết lập hệ thống của phần mềm,…

104
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, cập nhật đăng ký biến động về thông
tin thửa đất trên hệ thống phần mềm ViLIS.

105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quốc Hội, Luật đất đai 2013;
[2]. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014);
[3]. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
[4]. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
[5]. Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;
[6]. UBND xã Quỳnh Thanh, báo cáo kết quả thông kê năm 2023;
[7]. UBND xã Quỳnh Thanh, báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, văn
hóa và môi trường năm 2023.

106
DANH MỤC PHỤ LỤC
 Phụ lục 01: Các hộ biến động đã được cấp giấy chứng nhận
 Phụ lục 02: Đơn cấp giấy chứng nhận
 Phụ lục 03: Tờ trình cấp GCN
 Phụ lục 04: Quyết định cấp GCN
 Phụ lục 05: Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khắc gắn liền đất.

107
P ụ lục 01: Các hộ bi n động đã đƣợc cấp giấy chứng nhận
T ủ tục Ghi chú
Số Số Diện Địa c ỉ t ửa Mã số GCN Ngà bi n
TT hành C ủ sử dụng
t ửa tờ tích đất đƣợc cấp động
chính
Trần Vinh
1 CMĐ 104 12 1468.6 Nguyễn Thị Quỳnh Thanh DI 335964 02/12/2022
Thường
Trần Minh Mận
2 CMĐ 28 29 1966.2 Quỳnh Thanh DI 370214 21/12/2022
Trần Thị Chức
Hoàng Văn Thành
3 ĐKBĐ 261 12 249.7 Quỳnh Thanh DI 335700 06/02/2022
Trần Thị Nhan
Hồ Xuân Thắng
4 CNHM 428 22 1046.6 Quỳnh Thanh DI 370742 01/02/2022
Hồ Thị Cẩn
Hoàng Văn Trọng
5 CN 73 24 342.4 Quỳnh Thanh DK 326111 09/02/2019
Trần Thị Lữ
Nguyễn Văn Tiến
6 ĐC 171 14 200 Quỳnh Thanh AH 106318 17/02/2019
Hồ Thị Hứa
7 ĐKBĐ 787 2 200.0 Phạm Xuân Quỳnh Thanh I 136951 23/02/2019
8 Cấp đổi 15 29 1623.0 Trần Văn Hiều Quỳnh Thanh DK 326624 15/02/2020
9 CNHM 137 16 1128.9 Nguyễn Thị Thái Quỳnh Thanh DK 461220 07/04/2020
Đăng ký
10 biến 344 18 239.7 Phạm Văn Dũng Quỳnh Thanh DH 286727 24/03/2020
động
Trần Mỹ
11 Cấp đổi 64 29 2049.8 Quỳnh Thanh DK 326143 22/02/2020
Trần Thị Đạo
12 Cấp đổi 304 28 1654.1 Hồ Hữu T ng Quỳnh Thanh DK 326570 05/01/2020
Trần Văn Khương
13 Cấp đổi 14 16 456.3 Quỳnh Thanh DK 461737 10/05/2020
Nguyễn thị Hương
14 ĐKBĐ 408 22 164.4 Trần Văn Yên Quỳnh Thanh DD 342265 23/05/2019
492.2 556
15 ĐC 4 Hoàng Nhân Quỳnh Thanh G 486771 09/05/2019
492.1 400
Trần Hòe
16 Cấp đổi 18 16 882.5 Nguyễn Thị Quỳnh Thanh DK 461738 10/05/2019
Trường
17 ĐC 454 4 600 Trần Nhuận Quỳnh Thanh H 253394 08/05/2019
Nguyễn Văn
18 CĐ ĐL 104 27 813.6 Thanh Quỳnh Thanh DD 342114 07/04/201
Hồ Thị Nhi
Trần Tài
19 CĐ ĐL 202 22 477.4 Quỳnh Thanh DD 342107 07/04/2021
Hồ Thị Bình
Nguyễn Văn Lan
20 CĐ ĐL 194 22 498.0 Quỳnh Thanh DD 342464 07/04/2021
Trần Thị Công
Nguyễn Bình
21 CĐ ĐL 299 22 155.1 Quỳnh Thanh DD 342475 07/04/2021
Trần Thị Nhi
Nguyễn Bá Hà
22 CĐ ĐL 71 20 1963.3 Quỳnh Thanh DD 342028 07/04/2021
Trần Thị Lữ
23 CĐ ĐL 221 28 1410.7 Trần Thị Nghiệm Quỳnh Thanh DD 342020 07/04/2021
Trần Gương
24 CĐ ĐL 5 29 459.6 Quỳnh Thanh DD 342042 07/04/2021
Trần Thị Nông
C Văn Chiến
25 CĐ ĐL 61 24 1429.6 Quỳnh Thanh DD 342034 07/04/2021
Nguyễn Thị Thiết
Phạm Nhã
26 CĐ ĐL 245 18 295.7 Quỳnh Thanh DD 342029 07/04/2021
Nguyễn Thị Nhân
Nguyễn Hữu Công
27 CĐ ĐL 140 27 203.6 Quỳnh Thanh DD 342022 07/04/2021
Nguyễn Thị Hòa
Lê Văn Cần
28 CĐ ĐL 120 17 683.1 Quỳnh Thanh DD 342033 07/04/2021
Phạm Thị Lý

108
T ủ tục Ghi chú
Số Số Diện Địa c ỉ t ửa Mã số GCN Ngà bi n
TT hành C ủ sử dụng
t ửa tờ tích đất đƣợc cấp động
chính
Nguyễn Bá Thắng
29 CĐ ĐL 606 5 1212.6 Quỳnh Thanh DD 342031 07/04/2021
Nguyễn Thị Nho
Nguyễn Đình Sửu
30 CĐ ĐL 213 17 1127.9 Quỳnh Thanh DD 342030 07/04/2021
Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Hữu Vì
31 CĐ ĐL 40 17 202.0 Quỳnh Thanh DD 342025 07/04/2021
Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Hữu Vì
32 CĐ ĐL 116 17 766.8 Quỳnh Thanh DD 342026 07/04/2021
Nguyễn Thị Thanh
Trần Tuyết
33 CĐ ĐL 81 20 453.6 Quỳnh Thanh DD 342023 07/04/2021
Nguyễn Thị Trinh
Nguyễn Hữu Vị
34 CĐ ĐL 238 17 482.6 Quỳnh Thanh DD 342027 07/04/2021
Phạm Thị Tin
Trần Văn Bình
35 CĐ ĐL 98 22 773 Quỳnh Thanh DD 342072 10/05/2021
B i Thị Trinh
Nguyễn Đức Minh
36 CĐ ĐL 103 21 497.4 Quỳnh Thanh DD 342073 10/05/2021
Trần Thị Nhung
Nguyễn Ân
37 CĐ ĐL 65 17 806.5 Quỳnh Thanh DD 342074 10/05/2021
Nguyễn Thị Thành
Nguyễn Hữu Diệu
38 CĐ ĐL 153 18 386.5 Quỳnh Thanh DD 342071 10/05/2021
Đào Thị Vân
Trần Văn Diện
39 CĐ ĐL 62 17 596.1 Quỳnh Thanh DD 342070 10/05/2021
Trần Thị Viên
Hồ Chánh
40 CĐ ĐL 293 18 1772.6 Quỳnh Thanh DD 342078 10/05/2021
Trần Thị Thứ
Trần Lưu
41 CĐ ĐL 60 27 1145.1 Quỳnh Thanh DD 342079 10/05/2021
Trần Thị Lợi

42 CĐ ĐL 41 23 1546.4 Trần Thị Toan Quỳnh Thanh DD 342080 10/05/2021

Trần Văn Trung


43 CĐ ĐL 8 19 1878.4 Quỳnh Thanh DD 342075 10/05/2021
Trần Thị Trọng
Hồ Sang
44 CĐ ĐL 59 19 579.7 Quỳnh Thanh DD 342076 10/05/2021
Hồ Thị Trì
Trần Minh Thiềm
45 CĐ ĐL 10 23 187.6 Quỳnh Thanh DD 342077 10/05/2021
Lương Thị Hường
Trần Nhân
46 CĐ ĐL 384 7 383.1 Quỳnh Thanh DD 342069 10/05/2021
Nguyễn Thị Thân
Trần Bảo
47 CĐ ĐL 12 5 991.2 Quỳnh Thanh DD 342059 10/05/2021
Trần Thị Mận
Hồ Sỹ Hiệp
48 CĐ ĐL 80 16 388.3 Quỳnh Thanh DD 342063 10/05/2021
Hoàng Thị Hạ
Hồ Sỹ Sâm
49 CĐ ĐL 28 15 193.5 Nguyễn Thị Quỳnh Thanh DD 342062 10/05/2021
Hường
Trần Văn Đức
50 CĐ ĐL 34 16 285.6 Quỳnh Thanh DD 342056 10/05/2021
Hồ Thị Tình
51 CĐ ĐL 262 2 255.5 Hồ Sỹ Hiển Quỳnh Thanh DD 342057 10/05/2021
Thái Minh Xuân
52 CĐ ĐL 89 15 864 Quỳnh Thanh DD 342058 10/05/2021
B i Thị Đường
Trần Hữu Linh
53 CĐ ĐL 119 16 1669.6 Quỳnh Thanh DD 342099 10/05/2021
Trần Thị Xinh
Trần Xuân Chu
54 CĐ ĐL 101 22 746.2 Quỳnh Thanh DD 342043 10/05/2021
Trần Thị Cậy
Nguyễn Liên
55 CĐ ĐL 12 22 1062.7 Quỳnh Thanh DD 342053 10/05/2021
Hoàng Thị Hòa
56 CĐ ĐL 133 22 325 Trần Thị Linh Quỳnh Thanh DD 342055 10/05/2021

109
T ủ tục Ghi chú
Số Số Diện Địa c ỉ t ửa Mã số GCN Ngà bi n
TT hành C ủ sử dụng
t ửa tờ tích đất đƣợc cấp động
chính
57 CĐ ĐL 158 22 765 Trần Thị Phúc Quỳnh Thanh DD 342082 10/05/2021

110
Phụ lục 02: Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận
Mẫu số 04a/ĐK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHẦN GHI CỦA NGƢỜI NHẬN HỒ

ĐƠN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU ràng, thống nhất với giấy tờ xuất
NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC trình.Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: …01..
GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Quyển …01..
Ngày …14../…04../…2023..
Kính gửi: UBND huyện Quỳnh Lưu Ngƣời nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Lê Thị Kim Oanh

I.PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƢỜI ĐĂNG KÝ(Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai;
không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn)

1. Ngƣời sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, ngƣời quản lý đất

1.1. Tên (viết chữ in hoa): Ông Hồ Văn Thiện, sin năm: 1986; CCCD:040308614770

Bà:Trần Thị Chức, sin năm: 1987, CCCD: 040318714771

1.2. Địa chỉ thường trú(1): Xóm 11, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

2.Đề nghị: - Đăng ký QSDĐ ☒ Đăng ký quyền quản lý đất  (Đánh dấu X
vào ô trống
- Cấp GCN đối với đất ☒ Cấp GCN đối với tài sản trên đất 
lựa chọn)

3. Thửa đất đăng ký (2)…………………………………...................................................


3.1. Thửa đất số: …104….; 3.2. Tờ bản đồ số: ……01…………………;
3.3. Địa chỉ tại: Xóm 02, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳn Lƣu, tỉnh Nghệ An;
3.4. Diện tích: 637.6 m²; sử dụng chung: ………0…… m2; sử dụng riêng: 637.6. m2;
3.5. Sử dụng vào mục đích: 637.6 đất trồng lúa nước, từ thời điểm:
3.6. Thời hạn đề nghị được sử dụng đất: Đất trồng lúa nước: Đến ngày 01/7/2064
3.7. Nguồn gốc sử dụng(3): Khai hoang sử dụng từ năm 1997. Nay được UBND huyện Quỳnh Lưu
lập hồ sơ cấp GCNQSD đất và nộp tiền theo quy định.
3.8. Có quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất số ……., của ……………….., nội dung quyền sử
111
dụng………………………………….............................…………………..;
4. Tài sản gắn liền với đất (Chỉ kê khai nếu có nhu cầu được chứng nhận quyền sở hữu tài sản)
4.1. Nhà ở, công trình xây dựng khác: không
a) Loại nhà ở, công trình(4): ………… b) Diện tích xây dựng: …………………….. (m2);
c) Diện tích sàn (đối với nhà) hoặc công suất (đối với công trình khác): ……………………;
d) Sở hữu chung: ……………………………..m2, sở hữu riêng: ………………………..m2;
đ) Kết cấu: ……………………………………..; e) Số tầng: ………………………………;
g) Thời hạn sở hữu đến: ………………………………………………………………………
4.2. Rừng sản xuất là rừng trồng: không 4.3. Câ lâu năm: k ông
a) Loại cây chủ yếu: …………………… a) Loại cây chủ yếu: ……………….;
b) Diện tích: ……………………….. m2;
b) Diện tích: ………….……………m2;
c) Nguồn gốc tạo lập:
d) Sở hữu chung:….m2, sở hữu riêng:...m2; c) Sở hữu chung: …………………..m2,
đ) Thời hạn sở hữu đến: ………………… Sở hữu riêng: ………………………m2;
d) Thời hạn sở hữu đến: …………………
5. Những giấy tờ nộp kèm theo:..................................................-/-.....................

6. Có nhu cầu ghi nợ đối với loại ng ĩa vụ tài chính: không


Đề nghị khác: ………………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quỳnh Lưu, ngày 08 tháng 04 năm 2023
Ngƣời vi t đơn
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu )

Hồ Văn Thiện

II. XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN5
(Xác nhận đối với trường hợp hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định
cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở, trừ trường hợp mua nhà, đất của tổ chức đầu tư xây dựng
nhà ở để bán)

1. Nội dung kê khai so với hiện trạng: Đúng hiện trạng


2. Nguồn gốc sử dụng đất: Khai hoang sử dụng từ năm 1997. Nay được UBND huyện Quỳnh
Lưu lập hồ sơ cấp GCNQSD đất và nộp tiền theo quy định
3. Thời điểm sử dụng đất vào mục đích đăng ký: 01/07/2014
4. Thời điểm tạo lập tài sản gắn liền với đất: …………..
5. Tình trạng tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất: không

112
6. Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng: Phù hợp
7. Nội dung khác: ……………………………………
Ngày 10 tháng 04 năm 2023 Ngày 10 tháng 04 năm 2023
Công chức địa chính TM. Ủy ban nhân dân
(Ký, ghi rõ họ, tên) Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)

Hồ Xuân Xuyên
Nguyễn Bá Mơ

(Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
thì không xác nhận các nội dung tại các Điểm 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Mục này; đăng ký riêng về
đất thì không xác nhận nội dung Điểm 4; đăng ký riêng tài sản thì không xác nhận nội dung
Điểm 2 và Điểm 3 Mục này)
III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Ngày 13 tháng 04 năm 2023 Ngày 13 tháng 04 năm 2023
Ngƣời kiểm tra Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ) (Ký tên, đóng dấu)

Lê Thị Kim Oanh Hồ Thị Thanh Nga

113
Phụ lục 03: Tờ trình cấp giấy chứng nhận

UBND HUYỆN QUỲNH LƯU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Số: 01 /TTr-TNMT H. Quỳnh Lưu, ngày 19 tháng 05 năm 2024


Số biên nhận: 23
Ngày biên nhận: 19/05/2023

TỜ TRÌNH
Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.

I.NGƢỜI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN:


Ông:Hồ Văn Thiện; Năm sinh: 1986 ; CCCD: 040308614770
và Bà: Trần Thị Chức; Năm sinh: 1987; CCCD: 040318714771
II. THỬA ĐẤT, NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG:
Thửa đấ ộ ở ;
1. Về thửa
- Thửa đất: 104 , Tờ bản đồ: 1
- Địa Chỉ: Xóm 02, X. Quỳnh Thanh, H. Quỳnh Lưu, Nghệ An
- Số nhà cũ (nếu có): -/-
- Diện tích đất: 637,6 m² ; Sử dụng riêng: 637,6 m² ; Sử dụng chung: Không
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
- Tranh chấp: - -
2. Về nhà
- Cấp nhà: -/-
- Diện tích sàn: -/-
- Diện tích xây dựng:
- Số tầng: -/-
- Nguồn gốc hình thành nhà: -/-
3. Công trình xây dựng: -/-
III. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG:
Sử dụng ổn định, không tranh chấp, hoàn thành đúng nghĩa vụ tài chính về đất đai
IV. QUY HOẠCH VÀ ĐỐI CHIẾU HỒ SƠ:
1. Quy hoạch: Phù hợ Phù hợp một phầ  Không phù hợ

114
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở số: 1 do công ty Công Ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi
trường Miền Nam lập ngày 02/01/2020.
- Quy hoạch lộ giới: -/-
- Quy hoạch khu chức năng: -/-
- Hệ thống điện: -/-
- Hệ thống cống thoát nước: -/-
2. Đối chi u hồ sơ:
- Nhà không có tên trong danh sách nhà do Nhà nước quản lý 
- Không thuộc diện nhà 2/IV 
- Không có tranh chấp, ngăn chặn
Đề nghị bổ túc:  Không bổ túc giấy tờ
Nội dung bổ túc (nếu có): -/-
Đã bổ túc xong ngày: -/-
V. NHẬN XÉT - ĐỀ XUẤT:
1.Nhận xét:
2. Đề xuất:
VI. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
- Công nhận quyền sử dụng đất: 
- Cho phép chuyển mục đích sử đụng đất sang đất ở tại đô thị: 
- Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHN và TSKGLVĐ: 
- Cấp mới số nhà , cấp đổi số nhà 
- Không thuận cấp Giấy chứng nhận: 
Lý do:.............................................................................
Nơi n ận: Ngày 19 tháng 05 năm 2023
- NT Phòng TNMT huyện
- UBND huyện Quỳnh Lưu Trƣởng Phòng
- Phòng TN&MT ( ký tên đóng dấu)
- Lưu Vp
Nguyễn Văn Thành

115
Phụ lục 04. Quy t định cấp giấy chứng nhận.
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN QUỲNH LƢU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------- ----------------------------
Số: 01 /QĐ- UBND Quỳnh Lưu, ngày 20 tháng 05 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận quyền dụng đất
----------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỲNH LƢU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Nghị quyết số


725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII về
điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và quy định nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND huyện, quận, phường nơi
không tổ chức HĐND huyện, quận, phường;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị Định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ Quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 21/3/2008 của UBND thành phố Hồ
Chí Minh, ban hành Quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1 /TTr-TNMT
ngày 19/05/2024 .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận quyền sử dụng Đất chuyên trồng lúa nước cho Ông: Hồ Văn
Thiện và Bà: Trần Thị Chức, địa chỉ: Xóm 11, X. Quỳnh Thanh, H. Quỳnh Lưu, Nghệ An

116
đang sử dụng thửa đất số 104, tờ bản đồ số 1, Xóm 02, X. Quỳnh Thanh, H. Quỳnh Lưu,
Nghệ An có diện tích 637,6 m² (Sáu trăm ba mươi bảy phẩy sáu mét vuông).
Thời hạn sử dụng đất sau khi được công nhận quyền sử dụng đất: 01/07/2064 .
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Phòng Tài nguyên và Môi trường
chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
2.1. Thông báo cho người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất và phí, lệ phí theo quy
định của pháp luật.
2.2. Trình UBND Quận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất và trao cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài
chính theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Huyện Quỳnh Lưu, Trưởng phòng Tài nguyên và
Môi trường, Chi cục Trưởng Chi cục Thuế, Chủ tịch UBND Xã Quỳnh Thanh Huyện
Quỳnh Lưu và ng: Hồ Thiện và Bà: Trần Thị Chức chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.

Nơi nhân: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN


- Như Điều 3; CHỦ TỊCH
- UBND huyện( CT,PCT/ĐT) ( Ký ghi rõ họ tên)
- Sở TNMT tỉnh
- Lưu: VT( TNMT).
Hồ T ị T an Nga

117
Phụ lục 05: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận trang 1 - 4
- Giấy chứng nhận trang 2 - 3

116
117

You might also like