Chương-III-IV-M Kinh te chinh trị

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Nguồn gốc của giá thị thặng dư
a/ Công thức chung của tư bản (T- H -T’)
Tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn đồng
thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.
- So sánh hai công thức
Lưu thông hàng hóa giản đơn: H - T - H
Lưu thông tư bản: T - H - T’
* Điểm giống nhau:
+ Đều cấu thành hai nhân tố (Tiền và Hàng)
+ Đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau (Mua và Bán)
+ Đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
* Điểm khác nhau:
Lưu thông hàng hóa giản đơn: (H-T-H)
Bắt đầu bằng hành vi bán (H-T)
Kết thúc bằng hành vi mua (T-H)
Xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích
là giá trị sử dụng. Ví dụ…
Lưu thông hàng hóa tư bản: (T- H-T’)
Bắt đầu bằng hành vi mua (T-H)
Kết thúc bằng hành vi bán (H-T’)
Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung
gian….
Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công
thức:
T- H - T’, trong đó T’= T+t; t là số tiền trội hơn được gọi là gía trị thặng dư và ký
hiệu là (m). Số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu giá trị thặng dư trở thành tư bản.
Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư
bản và (T- H-T’) được gọi là công thức chung tư bản, vì tất cả tư bản trong xã hội đều
vận động nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư….
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Trong công thức T- H - T’, trong đó T’ = T + t. Vậy gía trị thặng dư (t) do đâu mà
có?
Có câu hỏi đặt ra: Lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị hay không?
Thọat nhìn, hình như lưu thông tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Ta sẽ thấy mấy vấn đề
đặt ra sau:
- Thứ nhất, nếu mua, bán ngang giá (đúng giá trị) thì chỉ có sự thay đổi hình thái: từ
tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia
trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.

1
Thứ hai, nếu mua, bán không ngang giá hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá
trị. Nhưng trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa đều là người bán
đồng thời là người mua. (có lợi khi bán thì thiệt khi mua)
- Thứ ba, trường hợp chuyên mua rẻ bán đắt (mắc) thì tổng giá trị toàn xã hội cũng
không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà họ thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp
số giá trị của người khác mà thôi.
Nếu xét ngoài lưu thông tức là tiền để trong két, hàng hóa để trong kho thì cũng không
sinh ra giá trị thặng dư.
Như vậy, giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông, lại vừa không sinh ra
trong quá trình lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công thức chung tư bản.
Để giải quyết mâu thuẫn này C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu
thuẫn đó bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.
trị của người khác mà thôi.
b/ Hàng hóa sức lao động
- Sức lao động và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa.
Khái niệm sức lao động: sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn
tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất
và tinh thần cho xã hội.
Sức LĐ tồn tại bên trong còn LĐ biểu hiện ra bên ngoài.
* Hai điều kiện để sức lao động thành hàng hoá.
Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người lao động không có TLSX cần thiết, không có của cải nào khác, muốn
sống phải bán sức lao động của mình cho người khác sử dụng.
* Việc sức lao động trở thành hàng hoá:
- Đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phương thức kết hợp sức lao động với tư
liệu sản xuất là bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến.
- Sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa thành phổ biến
hơn, đồng thời báo hiệu sự ra đời của CNTB.
*Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
- Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái xản xuất sức lao động quyết định. Bao gồm:
Một là, giá trị những tư liệu sinh họat vật chất, tinh thần để duy trì đời sống của họ.
Hai là, những chi phí đào tạo người lao động.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh họat vật chất, tinh thần cần thiết để duy trì đời sống
của gia đình họ.
Khác hàng hóa thông thường bao hàm cả yếu tố tinh thần, yếu tố lịch sử, điều kiện địa
lý, khí hậu, hòan cảnh ra đời của giai cấp công nhân của mỗi nước….
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động . Thỏa mãn nhu cầu người mua là quá
trình tiêu dùng sức lao động, để sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.
Đặc điểm của giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động:
- Sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó,

2
- Phần dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư (m). Đó là đặc trưng riêng
của gía trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.
- Đặc điểm này là chìa khoá giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
(T - H - T’).
- Sản xuất ra giá trị thặng dư
Quá trình sx giá trị thặng dư là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng
và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Theo nguyên tắc ngang giá thỏa thuận với người lao động với chủ sở hữu TLSX
Ví dụ: để tiến hành sản xuất sợi nhà tư bản ứng ra 50 USD mua 50 kg bông, 3 USD
hao mòn máy móc, 15 USD mua SLĐ để làm việc trong một ngày 8 giờ. Như vậy, tư bản
ứng ra 68 USD.
Trong giờ đầu công nhân đã chuyển hết 50 kg bông thành sợi
Giá trị 50 kg bông 50 USD
Hao mòn máy móc 3 USD
Giá trị mới bằng SLĐ 15 USD
Tổng cộng: 68 USD. ( nếu dừng lại thì nhà tư bản không có giá trị thặng dư)
Theo thỏa thuận với nhà tư bản, công nhân phải làm việc trong 8h/ngày. Giả định
việc mua bán này đúng giá trị. Trong 4 giờ sau công nhân cũng tạo ra giá trị 68 USD.
Công nhân SX 100 kg bông 8h lao động thành sợi cụ thể như sau:
Giá trị 100 kg bông 100 USD
Hao mòn máy móc 6 USD
Giá trị mới bằng SLĐ 15 USD (8 giờ tư bản trả 15 USD)
Tổng cộng = 121 USD Trong khi đó tổng giá trị = 136 USD
136 USD - 121 USD = 15 USD (phần chêng lệch này C. Mác gọi là giá trị
thặng dư đây là giá trị mới do lao động tạo ra ngoài hao phí tất yếu)
Tới đây kết luận: giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của người công nhân tạo
ra ngòai giá trị sức lao động của họ, là kết quả lao động không công của công nhân cho
nhà tư bản. (ký hiệu là m)
Ngày lao động của công nhân chia ra hai phần (thời gian LĐ cần thiết và thời gian LĐ
thặng dư)
Trong trường hợp tư bản thuê lao động quản lý thì giá trị mới cũng có sự đóng góp một
phần từ lao động quản lý.
Như vậy, ta có thể khái quát tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Để hiểu rõ hơn (m) C.Mác đi sâu nghiên cứu vai trò của TLSX và hai thuật ngữ TB bất
biến và tư bản khả biến
d/Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tư bản bất biến là bộ phận tồn tại dưới hình thức TLSX mà giá trị của nó được lao
động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
tức giá trị không đổi được C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là C).
Hay nói cách khác tư bản bất biến là bộ phận mua TLSX.
Bộ phận tư bản ấy được gọi là tư bản bất biến Giá trị của nó được bảo toàn và chuyển
dần vào sản phẩm (không thay đổi về lượng), Hay còn gọi là: khấu hao tài sản cố định.
- Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động.
Trong qúa trình sản xuất, người công nhân tạo ra một gía trị mới không những đủ bù

3
đắp lại giá trị sức lao động mà còn có giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Được gọi là tư bản
khả biến (ký hiệu là V )……
Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự thay đổi về lượng trong qúa trình
sản xuất.
Tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện, là phương tiện, còn tư bản khả biến (v) có vai trò
quyết định, là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Nếu gọi G là gía trị hàng hóa ta có công thức
G= c + (v+m)
trong đó c là TLSX, còn (v+m) là giá trị mới của hàng hóa do lao đông sống tạo ra.
d/ Tiền công
- Bản chất tiền công.
Khái niệm tiền công: tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao
động, là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Trong xã hội tư bản người ta dễ lầm tưởng tiền công là giá cả của lao động. Vì, nhà tư
bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động. Tiền công không
phải là giá cả của lao động, mà là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Vậy bản chất của tiền công trong CNTB là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức
lao động, hay giá cả của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra ngòai thành giá cả của lao
động.
- Hai hình thức cơ bản của tiền công trong CNTB
Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động dài
hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng…), nó còn tùy thuộc vào ngày lao động dài hay ngắn,
cường độ lao động và giá cả của một giờ lao động.
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã
làm ra, hoặc số lượng công việc đã hòan thành trong một thời gian nhất định.
Tiền công tính theo sản phẩm nó giúp nhà tư bản quản lý giám sát quá trình lao động
của công nhân. Đồng thời kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra
nhiều sản phẩm để thu được tiền công cao hơn.
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà công nhân nhận được do bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản (biểu hiện bằng tiền)
Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa. (biểu hiện
bằng hiện vật, dịch vụ)
* Ý nghĩa thực tiễn tiền công
Tiền công là giá cả hàng hóa sức lao động; nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo
sự biến động trong quan hệ Cung – Cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường.
Mua bán hàng hóa SLĐ cần đối xử với họ thật trách nhiệm vì chính họ làm giàu cho
TB.
Muốn có (m) thì hàng hóa phải bán được nếu không bán được sẽ bị phá sản.
e/ Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
- Tuần hoàn của tư bản
Sản xuất của tư bản là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình
lưu thông tư bản.

4
Tuần hoàn tư bản
Tư bản trong quá trình vận động đều trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thái và
thực hiện ba chức năng:
SLĐ
T–H .…. SX ..… H’ - T’
TLSX

* Giai đoạn thứ nhất:


Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường hàng hoá và thị trường lao động để mua tư liệu
sản xuất và sức lao động.
SLĐ
T–H
TLSX
- Hình thái: Tiền tệ (T)
- Chức năng: mua các yếu tố sản xuất
* Giai đoạn thứ hai:
Đây là giai đoạn nhà tư bản tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất công nhân hao
phí sức lao động, tạo ra giá trị mới. Còn nguyên liệu, máy móc hao mòn được chuyển vào
sản phẩm mới.

SLĐ
H …… SX …… H’
TLSX
- Hình thái: sản xuất
- Chức năng: tạo ra hàng hoá và giá trị thặng dư (m)
Kết thúc giai đoạn thứ hai nhà tư bản sản xuất chuyển hoá thành tư bản hàng hoá.
* Giai đoạn thứ ba:
Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng hoá. Hàng hoá của nhà tư
bản được chuyển thành tiền: H’ – T’
- Hình thái: hàng hoá
- Chức năng: thực hiện giá trị thặng dư
Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục đích
của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu nhưng số lượng
của nó lớn hơn trước.
Như vậy, tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt
mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không
chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
- Chu chuyển của tư bản
Tuần hoàn tư bản, nếu xét nó trong một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại, thì
gọi là sự chu chuyển của tư bản.
Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác nhau tuỳ theo thời gian sản xuất
và lưu thông của hàng hoá.

5
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông
* Thời gian sản xuất: là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.
Bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố:
- Tính chất của các ngành sản xuất.
- Quy mô chất lượng sản phẩm.
- Vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên dài hay ngắn.
- Năng suất lao động cao hay thấp.
- Dự trữ sản xuất thiếu hay đủ. v.v. ...
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian
lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất.
Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hoá nhanh hay chậm.
(giá cả hàng hóa)
Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các yếu tố sau đây quy định: thị trường gần hay
xa, tình hình thị trường ổn định hay không ổn định, trình độ phát triển của hệ thống giao
thông vận tải, ngân hàng, hệ thống thanh toán, giá cả hàng hóa……
Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng
dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.
Công thức:
CH
n = --------
ch
Trong đó:
- n: là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản.
- CH: là thời gian trong năm. (12 tháng)
- ch: thời gian cho 1 vòng chu chuyển của một tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm
là:
12
n = ------- = 2 vòng (một năm quay 2 vòng)
6
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển một lần
của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông của nó.
- Tư bản cố định và tư bản lưu động
Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư bản sản xuất thành tư bản
cố định và tư bản lưu động.
+ Tư bản cố định: (C) là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, nhà
xưởng, thiết bị…) tham gia toàn bộ vào qúa trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không
chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần giá trị theo mức độ hao mòn của nó
trong thời gian sản xuất và nó bị hao mòn trong quá trình sản xuất.
Có hai loại hao mòn đối với tư bản cố định: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
+ Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng do quá trình

6
sử dụng và tác động của tự nhiên.
+ Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị, xảy ra ngay cả khi máy móc
còn tốt nhưng bị máy móc khác hiện đại hơn, rẻ hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn…..
Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường
độ lao động, tăng ca, kíp làm việc, nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn
càng tốt. (khấu hao càng nhanh càng tốt)
- Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu phụ, sức lao động…..) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và gía trị
của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ của quá trình sản xuất.
+Ý nghĩa: việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động: nó làm tăng lượng tư bản
lưu động được sử dụng trong năm; tiết kiệm được tư bản ứng trước và tăng tốc độ chu
chuyển tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư (m’) trong năm tăng lên.
2. Bản chất của giá trị thặng dư
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của
công nhân làm thuê.
Như vậy, bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp
tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ số phần trăm giữa giá trị thặng dư (m) với tư bản
khả biến và được tính bằng công thức: m
m’ = -------- x 100 %
v
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng:
t’ (thời gian lao động thặng dư )
m’ =---------------------------------------------------- x 100 %
t (thời gian lao động tất yếu)
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân. Nó
chỉ rõ, tổng số giá trị thặng dư mới do sức lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao
nhiêu, nhà tư bản chiếm đọat bao nhiêu.
- Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu
được trong một thời gian sản xuất nhất định. Bằng công thức sau: M = m’ x V
- M là khối lượng giá trị thặng dư
-V là tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số lao động
- m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
M là khối lượng giá trị thặng dư nó tùy thuộc vào m’ và tỷ lệ thuận vào cả hai nhân
tố m’ và V.
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động
tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu
không đổi.
Ví dụ: 1 ngày lao động 8 h (4h lao động tất yếu, 4 h lao động thặng dư), thì giá trị
thặng dư tuyệt đối là 4
m’ =------ X 100% =100%
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2h nữa, thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên 6 và tỷ

7
suất giá trị thặng dư là
6
m’ = ------ x 100% = 150(%)
4
Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn (sinh lý của công nhân vì họ
còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ, giải trí … để phục hồi tái tạo sức khỏe). Vì lợi nhuận
bản thân, khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, nhà tư bản đã tìm cách tăng
cường độ lao động (thực chất là kéo dài ngày lao động)
-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư thu được do
rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài của ngày không đổi nhờ đó kéo
dài tương ứng thời gian lao động thặng dư.
Ví dụ: ngày lao động là 8h, trong đó 4h là lao động tất yếu, 4h là lao động thặng dư.
Nếu lao động lao động tất yếu giảm xuống 2h.
6h
m’ =----------x 100% = 300%
2h
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh họat và dịch vụ cần
thiết cho người công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các
ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho
ngành sản xuất ra các tư liệu sinh họat.
* Giá trị thặng dư siêu ngạch: là giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động
cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường.
Trong từng Cty giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm
vi xã hội thì nó thường xuyên tồn tại. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất
để tư bản cá biệt muốn thắng trong cạnh tranh. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là
hình thức “biến tướng” của giá trị thặng dư tương đối.
II. TÍCH LŨY TƯ BẢN.
1. Bản chất của tích lũy tư bản
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội lòai người, tái sản xuất có hai hình thức:
tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng
thêm tư bản ứng trước.
Như vậy, bản chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư
thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
Nguồn gốc tích lũy tư bản là giá trị thặng dư – là lao động của công nhân bị nhà tư bản
chiếm không.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao đồng (nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư
Thứ hai, nâng cao năng suất lao động năng suất lao động tăng lên thì số lượng sản
phẩm tăng, giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này mang lại hai hệ
quả cho tích lũy.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả của máy móc
Tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà tòan bộ quy mô hiện
vật của nó đều họat động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.(sử dụng tòan bộ hoạt

8
động của máy móc).
Tư bản tiêu dùng: là phần giá trị những tư liệu lao động được chuyển vào sản phẩm
theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao. (tiêu dùng từng phần).
Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng ngày
càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động ngày càng cao cho tư bản sở
hữu nó.
Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước: (vốn ban đầu)
Đại lượng tư bản ứng trước (vốn đầu tư ban đầu) càng lớn thì quy mô sản xuất càng
được mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu.
3. Một số hệ quả của tích lũy
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là
cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu
tạo kỹ thuật của tư bản. (công thức: C/V)
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, cấu tạo hữu cơ có sự biến đổi:
- Bộ phận tư bản bất biến (C) tăng nhanh hơn tư bản khả biến (V).
- Tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối.
- Tư bản khả biến (V) thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống tương đối, là một
nguyên nhân dẫn tới lao động thất nghiệp.
Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Qúa trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng.
Tích luỹ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của từng tư bản cá
biệt.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng
dư, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy làm tư bản xã hội cũng tăng lên.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất một số tư
bản có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt lớn hơn.
Thứ ba, quá trình tích lũy TB không ngừng làm tăng chênh lệnh giữa thu nhập của nhà
TB với thu nhập của người lao động
Dẫn tới bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối người lao động làm thuê.
III. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Lợi nhuận (P) để làm rõ bản chất của lợi nhuận C.Mác bắt đầu phân tích chi phí
làm rõ chi phí sx của tư bản.
a/ Chí phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Nếu gọi giá trị hàng hóa là G, thì G = c + (v + m). Đó là những chi phí lao động thực
tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa.
Đối với nhà tư bản họ chỉ quan tâm tới chi phí để mua TLSX (c) và sức lao động (v).
Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ký hiệu là (K). K = c + v.
Vậy, chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những
TLSX và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
b/ Bản chất lợi nhuận
Sự khác nhau giữa (K) chi phí tư bản và (G) giá trị hàng hóa.
Về chất, chi phí sản xuất TB chỉ là sự chi phí về vốn mua yếu tố sản xuất; còn giá trị
hàng hóa là sự chi phí về thực tế để sản xuất ra hàng hóa.
Về lượng, chí phí sản xuất tư bản (K) luôn nhỏ hơn chi phí thực tế vì K < G

9
Khi c + v chuyển thành (K) thì số tiền tư bản thu được trội hơn gọi là lợi nhuận. G=
c+v + m thành G = k + p ; p = G - k
Bản chất lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai
lệch bản chất bóc lột của tư bản.
Cái khác nhau giữa (m) và (p) ở chỗ, khi nói (m) là hàm ý so sánh với (v) còn khi nói
tới (p) lại hàm ý so sánh với (c+v).
P và m thông thường không bằng nhau, P có thể cao hơn, hoặc thấp hơn là tuỳ thuộc
vào giá bán hàng hóa do quan hệ (cung – cầu) quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã
hội, thì tổng P luôn bằng tổng M
c/ Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ % giữa tổng giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký
hiệu là: (p’)
p
Hoặc p’= -------- x 100%
K (c+v)
- Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư ( P’< m’)
- Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư (m’) biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản
đối với lao động. Còn tỷ suất (p’) chỉ nói nên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận (p’)
Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư: m’ càng cao thì p’ càng lớn và ngược lại.
Thứ hai, Cấu tạo hữu cơ tư bản: (C / V) Cấu tạo hữu cơ tư bản tác động tới chi phí
sx, do đó tác động tới P và tỷ suất P.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản (vòng quay đồng vốn)
Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến (c) vì theo công thức:
m
P’ = ---------- x 100%.
c+v
d/ Lợi nhuận bình quân
Lợi nhuận bình quân là do cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong
các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, nơi có tỷ suất
lợi nhuận cao hơn.

Ví dụ: xem bảng sau:


Ngành Chi phí m’= Giá trị P’ ngành Tỷ Lơi Giá cả
SX SX 100% thặng dư (%) suất lợi nhuận SX
nhuận Bình
BQ P’ quân
P
Cơ khí 80c + 100 20 20% 30% 30 130
20v
Dệt 70c 100 30 30% 30% 30 130
+30v
Da 100 40 40% 30% 30 130

10
60c
+40v

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư
bản xã hội đầu tư vào các ngành của nền sản xuất TBCN hay tỷ suất lợi nhuận bình quân
là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội. (ký hiệu là p’)
Tổng m 90
p’ =------------- = -------- 100% = 30%
Tổng (c+v) 300
Lợi nhuận bình quân, khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, có thể tính được lợi
nhuận bình quân từng ngành theo công thức
P = P’ x K; = 30% x 100 = 30
trong đó K là tư bản ứng trước của từng ngành. (Lợi nhuận bình quân ký hiệu P)
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các
ngành sản xuất khác nhau. Không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào. (Lợi nhuận
bình quân ký hiệu P)
Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư biến dạng.
Quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn tự do cạnh tranh thể hiện thành quy luật lợi
nhuận bình quân.
- Giá cả sản xuất
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì
giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.
(Giá cả sản xuất = K + P)
Khi giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có hình thức biểu
hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
* Ý nghĩa nghiên cứu (p), tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả
hàng hóa.
- Giúp ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và lý luận giá trị thặng dư của C. Mác
theo tiến trình đi từ trừu tượng tới cụ thể.
- Quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc giành lợi nhuận với nhau.
- Toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân.
d/ Lợi nhuận thương nghiệp
Trong Chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách
ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa. Như vậy hoạt động của tư bản thương
nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện hàng hóa của tư bản công
nghiệp:
(Công thức T – H – T’)
Đặc điểm tư bản thương nghiệp:
Phụ thuộc vào tư bản công nghiệp (nó là một bộ phận tư bản hàng hóa),
Có tính độc lập tương đối (chức năng chuyển hoá cuối cùng của hàng hóa trở thành
chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp)
Vai trò của tư bản thương nghiệp:
- Lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi người sản xuất trực

11
tiếp đảm nhận.
- Thực hiện chuyên môn hóa việc mua - bán hàng hóa giúp cho người sản xuất hàng
hóa tập trung chăm lo cho việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế,
tăng giá trị thặng dư.
- Chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh
chu chuyển tư bản từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
* Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản
xuất mà tư bản công nghiệp “nhường” cho tư bản thương nghiệp.
Ví dụ: Tư bản CN ứng ra 900 để sản xuất; với c/v là 4/1; m’= 100%; tư bản cố định
hao mòn trong năm
W = 720 c + 180v + 180 m = 1080

180
P’= ------ x 100% = 20%
900
Để lưu thông hàng hóa tư bản CN bỏ thêm vào 100, do đó
180
P’= ------------- x 100% = 18%
900 + 100
Nếu tư bản thương nghiệp ứng ra 100 thì nó cũng hưởng lợi nhuận 18%
Tư bản công nghiệp bán 720c + 180v + (180m -18m) = 1062 (bán buôn công nghiệp)
Tư bản thương nghiệp bán 720c + 180v + 180m = 1080 (bán lẻ thương nghiệp)
2. Lợi tức cho vay
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà tư bản
khác sử dụng trong một thời gian nhất định để nhận được số tiền lời (gọi là lợi tức)
Đặc điểm tư bản cho vay:
Thứ nhất, quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản.
Thứ hai, tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không
mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất
định và phải trả lợi tức cho người chủ ở hữu (lợi tức chính là giá cả của tiền tệ) của tư
bản cho vay.
Thứ ba, tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, nó vận động theo công thức T
–T’ (tiền đẻ ra tiền)
- Lợi tức, tỷ suất lợi tức
Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay
về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. (Ký
hiệu là Z).
Người đi vay và người cho vay thoả thuận với nhau về tỷ suất lợi tức.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay trong một thời gian
nhất định (Z’)

Z
Z’= -------100% (Trong đó TBCV là số tư bản cho vay)
TBCV
Giới hạn của Z’ là: 0 < Z’ < P’ .

12
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân (P’)
Hai là, tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của tư bản họat
động.
Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
Khi sx càng phát triển đòi hỏi có vốn lúc đó quan hệ tín dụng tư bản và ngân hàng có
vai trò to lớn trong việc huy động vốn cho sx và kinh doanh.
3. Địa tô Tư bản chủ nghĩa ký hiệu là (R)
Đặc điểm nổi bật của QHSX TBCN nông nghiệp là chế độ độc quyền sở hữu và độc
quyền kinh doanh ruộng đất.
Về quan hệ giai cấp trong xã hội tư bản:
- Địa chủ (độc quyền sở hữu ruộng đất);
- Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp (các nhà tư bản thuê ruộng đất của địa chủ
để kinh doanh)
- Giai cấp công nhân nông nghiệp làm thuê.
Các hình thức địa tô Tư bản chủ nghĩa
Địa tô chênh lệch:
Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất điều kiện tự nhiên
thuận lợi. (độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi; vị trí địa lý thuận lợi)
Địa tô chênh lệch II là địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết
quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.
Địa tô tuyệt đối: là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành
nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.
Địa tô độc quyền: là hình thức đặc biệt của địa tô Tư bản chủ nghĩa.
Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu
đất trong thành thị có giá trị thu địa tô cao.
* Giá cả ruộng đất
Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá.
Giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện
hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi ngân hàng.
Địa tô
Giá cả rộng đất = --------------------------------
Tỷ suất lợi tức gửi ngân hàng
Ví dụ: Một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 USD, tỷ suất lợi tức tiền gửi
ngân hàng là 5% thì giá của mảnh đất là:
200USD x 100
Giá cả rộng đất = ---------------------- = 4000 USD
5
Vì với số tiền 4000 USD gửi ngân hàng với lãi suất 5%/ năm cũng thu được một lợi
tức 200 USD ngang bằng với địa tô thu được khi cho thuê đất.
* Ý nghĩa nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa:
- Mác vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.
Là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành
có liên quan./.

13
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa thực
tiễn?
2. Tích luỹ của tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ? Liên hệ
và vận dụng
3. Phân tích các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường? Ý nghĩa thực tiễn?

HẾT CHƯƠNG 3

Chương 4
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
1. Độc quyền, độc quyền Nhà nước và tác động của độc quyền.
a/ Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền nhà nước
* Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền
- Độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tư do, C.Mác và Ăngghen đã dự báo: cạnh tranh tự
do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát
triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.

14
Vận dụng tư tưởng của C.Mác, Lênin khẳng định: “Tự do cạnh tranh đẻ ra
tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ
nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.
Độc quyền là sự liên minh giữa các Cty lớn, nắm trong tay phần lớn việc SX và
tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định giá độc quyền, nhăm thu lợi nhận
độc quyền cao.
- Nguyên nhân hình thành độc quyền
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa
học – kỹ thuật, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Hai là, do cạnh tranh
cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ; các
doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản còn các nhà tư bản lớn phát tài đồng thời liên kết
với nhau tập trung với quy mô ngày càng lớn. Những thành tựu của khoa học – kỹ
thuật làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các xí nghiệp phải có khả
năng tích lũy và tăng năng suất lao động làm cho lực lượng sản xuất phát triển.
Ba là, do khủng hoảng kinh tế và sự phát triển của hệ thống tín dụng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 làm cho một số xí nghiệp nhỏ bị phá sản, một số phải đổi
mới kỹ thuật trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung tư bản hình thành doanh nghiệp lớn.
Sự phát triển của hệ thống tín dụng tạo thành đòn bẩy mạnh cho tập trung sản xuất, hình thành
các Cty cổ phần tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền ra đời
* Độc quyền nhà nước, nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước

- Độc quyền nhà nước


Độc quyền nhà nước là một kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc
quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế. Nó được phổ biến trong nền kinh tế thị trường tạo ra sức
mạnh kinh tế của nhà nước để chi phối các lĩnh vực khác
- Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong nền kinh tế TBCN
Một là, tích tụ, tập trung tư bản ngày càng cao, đẻ ra những cơ cấu kinh tế lớn
đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội, cần có kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm;
lực lượng sản xuất xã hội hoá ngày càng cao, đòi hỏi CNTB độc quyền nhà nước
ra đời.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số
ngành mới mà tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh
vì đầu tư lớn thu vốn chậm và ít lợi nhuận… Nhà nước tư bản đứng ra đảm nhận.
Ba là, sự thống trị của độc quyền làm mâu thuẫn đối kháng - giữa giai cấp tư
sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách
để xoa dịu những mâu thuẫn đó.
Bốn là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các
liên minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi
ích, đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước tư sản.
Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cách
mạng khoa học - công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước.
- Bản chất của độc quyền nhà nước trong CNTB.

15
Là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh sức
mạnh của Nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục
vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ
không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của CNTB, nó là hình
thức vận động mới của TB nhằm duy trì, thích nghi với điều kiện lịch sử mới
b/ Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
- Tác động tích cực:
Một là, độc quyền, tạo ra những khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển
khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Hai là, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Ba là, độc quyền tạo ra sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
theo hướng sản xuất lớn hiện đại
- Những tác động tiêu cực:
Một là, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho
người tiêu dùng.
Hai là, độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Ba là, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi các nhóm lợi ích cục bộ hoạc chi
phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
Trong nền kinh tế thị trường sang độc quyền không những không thủ tiêu cạnh
tranh mà còn quyết liệt biểu hiện mấy vấn đề sau:
Một là, cạnh trong giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc
quyền.
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền với nhau nhằm chiếm tỷ
lệ cổ phần khống chế.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và độc quyền luôn song hành với nhau.

II. LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC
QUỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ
BẢN CHỦ NGHĨA
1. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền.
a/ Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn.
Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào
tay một phần lớn sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh
hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.

16
* Sự liên kết ngang, là những Cty trong cùng ngành, dưới hình thức Cácten,
Xanh đica, Tờ rớt.
- Cácten (Cartel) là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định
thoả thuận về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán…
còn việc sản xuất và tiêu thụ vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện.
- Xanhđica (Syndicate) là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc mua và
bán do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc
lập của mỗi thành viên.
• Tờrớt (Trust) là hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm
thống nhất sản xuất, tiêu thụ, tài chính do Ban quản trị thống nhất quản lý.
Các nhà TB tham gia Tờrớt trở thành cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ
phần.
*Sự liên kết dọc, là sự liên kết gồm những xí nghiệp lớn Côngxoócxiom
(Consortium)
- Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, chúng liên kết với
nhau về kinh tế kỹ thuật, có hàng trăm Cty liên kết trên cơ sở phụ thuộc về tài
chính vào nhóm TB kếch xù, nhờ đó nắm được được điạ vị thống trị trong lĩnh vực
sản xuất và lưu thông định ra giá cả độc quyền
Hiện nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có những biểu
hiện mới, đó là sự xuất hiện các Cty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh các cí
nghiệp vừa và nhỏ.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ đã hình thành
những liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều: chiều dọc và chiều ngang ở
trong nước và ngoài nước. từ đó hình thành tổ chức độc quyền mới ra đời đó là:
Consơn (concern) và các Công-gơ-lô-mê-rết (Conglomerate).
Các độc quyền có xu hướng bành trướng quốc tế, hình thành các Cty xuyên
quốc gia và liên minh với nhà nước hình thành CNTB độc quyền nhà nước trong
điều kiện mới.
b/ Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt
chi phối.
"là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc
quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền độc quyền các nhà công
nghiệp”.
Bọn đầu sỏ tài chính thực hiện sự thống trị bằng “chế độ tham dự”. Thực chất
của chế độ tham dự là tư bản tài chính lớn hoặc một tập đoàn tài chính lớn “Cty
mẹ” sau đó chi phối “Cty con”
Về chính trị TB tài chính chi phối các hoạt động của cơ quan nhà nước, chi phối
các chính sách đối ngoại nhằm phục vụ lới ích cho tập đoàn TB
c/ Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến

17
Xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu giá trị sử dụng mang hàng hóa ra nước ngoài
bán để thực hiện giá trị thặng dư.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị mang tư bản (vốn) đầu tư ở nước ngoài
để sản xuất giá trị thặng dư ở những nước nhập khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước TB phát triển “thừa"
tư bản. Không phải là thừa “tuyệt đối” mà là thừa “tương đối”…
Do đó, việc xuất khẩu ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu để nâng cao
tỷ suất lợi nhuận và khối lượng giá trị thặng dư.
Xuất khẩu tư bản có hai hình thức cơ bản:
-Đầu tư trực tiếp:(FDI) là trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao; hay nói cách
khác sở hữu vốn với sử dụng vốn cùng một chủ thể kinh tế.
- Đầu tư gián tiếp:(ODA) là xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi
tức; hay nói cách khác chủ sở hữu vốn với sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau,
(không cùng chủ thể KT).
Xuất khẩu tư bản là sự mở rộng QHSX, TBCN là công cụ chủ yếu để bành
trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới, cả về (kinh tế và chính trị,
quân sự)
d/ Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tâp đoàn độc
quyền .
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt
kinh tế, phân chia thị trường thế giới.
Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư
có lợi nhuận cao ở nước ngoài càng trở lên gay gắt đã dẫn đến xu hướng thỏa hiệp,
ký kết hiệp định để củng cố điạ vị độc quyền trong những lĩnh vực kinh tế và thị
trường nhất định.
đ/ Lôi kéo, thúc đầy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh
hưởng là cách thức bảo vệ lợi ích độc quyền
Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm
chiếm thuộc địa, vì thuộc điạ dễ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, dễ nắm được độc
quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Đầu thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ đã hoàn thành,
nhưng không thể diễn ra một lần. Do tác động của quy luật phát triển không đều
của chủ nghĩa tư bản, các nước đế quốc ra đời muộn hơn đấu tranh đòi chia lại lãnh
thổ thế giới.
Các đế quốc già (Anh, Pháp) đã chiếm gần hết thuộc địa còn những đế quốc
trẻ (Đức, Áo, Hung, Italia, Nhật, Nga..) đòi chia lại lãnh thổ thế giới

18
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914 -1918) và lần hai (1939 -1945) và những xung đột nóng ở ở nhiều khu vực
trên thế giới.
Hiện nay, sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản vẫn
tiếp tục với những hình thức cạnh tranh và thống trị mới. Các cường quốc tư bản
tranh giành nhau thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên
giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, buộc nước kém phát triển phụ thuộc vào
vốn, công nghệ, chính trị
Năm đặc điểm cơ bản của độc quyền dưới CNTB có quan hệ chặt chẽ với
nhau, nói lên bản chất sự thống trị của CNTB độc quyền. Đồng thời thúc đẩy
CNTB phát triển lên trình độ cao hơn - CNTB độc quyền nhà nước.
2. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong
CNTB.
a/ Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
Sư kết hợp này được thực hiện thông qua các Đảng phái tư sản. Chính các Đảng
phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị
và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước.
b/ Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước
CNTB nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó biểu
hiện sở hữu nhà nước tăng lên và cả sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này
đan kết với nhau trong quá trình chu chuyển của tổng tư bản xã hội.
Chức năng của sở hữu nhà nước :
Thứ nhất, mở rộng sản xuất, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của
CNTB.
Thứ hai, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi đưa
vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
Thứ ba, làm chỗ dựa kinh tế cho nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế phục
vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
c/ Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều hành nền kinh tế
Dung hoà cả ba cơ chế:
+ Thị trường; quy luật kinh tế (bàn tay vô hình)
+ Điều tiết của Nhà nước (bàn tay hữu hình) nhằm hạn chế những mặt tiêu
cực. Sự điều tiết này bằng nhiều công cụ độc quyền của nhà nước (thuế, tiề tệ, tín
dụng, các doanh nghiệp, kế hoạch hoá, các công cụ hành chính pháp lý...
+ Độc quyền tư nhân TB

19
Sự điều tiết này bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ
có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá
trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền.
Trong giai đoạn hiện nay thực hiện trên nhiều lĩnh vực gồm: chính sách chống
khủng hoảng chu kỳ; chống lạm phát; chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách
xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại….
III. BIỂU HIỆN MỚI CỦA ĐỘC QUYỀN, ĐÔC QUYỀN NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN NGÀY NAY, VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ
BẢN.
1. Biểu hiện mới của độc quyền
a) Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản
Ngày nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có những biểu
hiện mới, đó là sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự
phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ. Để thích nghi trong điều kiện mới:
Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn hoá
và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh riêng, như: nhạy cảm
với những thay đổi trong sản xuất; linh hoạt ứng phó với sự biến động của thị
trường.
Ngoài ra, độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện cả ở những nước đang phát triển.
Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng bành trướng quốc tế.

b) Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và những biểu hiện mới, đó là:

Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành
thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... dưới hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu: công - nông
- thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng;... Nội dung của sự liên
kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn.

Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự biến đổi, cổ phiếu có mệnh giá nhỏ được phát
hành rộng rãi. Các chủ sở hữu lớn giờ đây vừa khống chế trực tiếp vừa khống chế gián tiếp thông
qua biến động trên thị trường tài chính.

Để thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành
lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế
giới là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế.

c) Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản

20
Thứ nhất, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các
nước kém phát triển. Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại
giữa các nước tư bản phát triển với nhau.

Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment - FDI). Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các
nước đang phát triển.

Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu
hàng hoá tăng lên.

Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và
nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.

d) Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền

Ngày nay, sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền có những biểu hiện
mới do tác động của xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu
hướng khu vực hoá nền kinh tế.

Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tăng lên đã thúc
đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế.

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế lại diễn ra xu hướng khu vực hoá kinh tế, hình thành
nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu (EU) (ngày 1/1/1999 đồng tiền chung
châu Âu - EURO ra đời). Đến nay EU đã bao gồm hầu hết quốc gia châu Âu.

Khối Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm: Canađa, Mêhicô và Mỹ... Việc phân chia thế
giới về kinh tế cũng có sự tham gia của một loạt nước đang phát triển nhằm chống lại sức ép của
các cường quốc tư bản.

Thành lập tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); thị trường chung vùng
Nam Mỹ (MERCOSUS), gồm: Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay;... Ngày
càng có nhiều nước tham gia vào các Liên minh mậu dịch tự do (FTA) và các liên
minh thuế quan (CU),... Tư bản độc quyền quốc tế là thế lực đang chi phối quá
trình toàn cầu hoá thông qua các tổ chức kinh tế quốc tế và đang ra sức hạn chế sự
phát triển của các tổ chức khu vực.

đ) Biểu hiện mới về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các
tập đoàn độc quyền

Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản vẫn tiếp tục dưới
những hình thức cạnh tranh và thống trị mới:

Thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên giới kinh tế"
rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ

21
thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc tư bản
dưới mọi hình thức lúc ngấm ngầm, lúc công khai.

Sang đầu thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị
đẩy lùi, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ chạy đua vũ trang mới, thực chất là
nguy cơ chiến tranh lạnh phục hồi trở lại. Mặt khác, sự phân chia lãnh thổ thế giới
lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh
sắc tộc, tôn giáo, đứng bên trong hoặc núp đằng sau, trực tiếp hoặc gián tiếp các
cuộc đụng độ đó chính là các cường quốc tư bản.
2. Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản
a) Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự: Sự phát triển của trình độ
dân trí và quy luật cạnh tranh trong xã hội tư bản ngày nay dẫn đến sự thay đổi về
quan hệ nhân sự trong bộ máy chính quyền nhà nước. Thể chế đa nguyên, thoả
hiệp trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến.
Trong không ít trường hợp, trọng tâm quyền lực nhà nước lại thuộc về một thế
lực trung dung có vị thế cân bằng giữa các thế lực đối địch nhau.
b) Những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước
• Chi tiêu ngân sách nhà nước là công việc thuộc quyền của giới lập pháp.
Giới hành pháp bị giới hạn, thậm chí bị quản lý chặt chẽ bằng luật ngân sách nhà
nước. Chống lạm phát và chống thất nghiệp được ưu tiên. Dự trữ quốc gia trở
thành nguồn vốn chỉ có thể được sử dụng trong những tình huống đặc biệt.
• Vai trò của đầu tư nhà nước để khắc phục những chi phí tốn kém trong
nghiên cứu khoa học cơ bản, trong xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết các nhu
cầu mang tính xã hội ngày càng tăng lên ở các nước tư bản phát triển.
• Nhà nước tư sản hiện đại là nhân tố quyết định sự ổn định kinh tế vĩ mô
thông qua thu - chi ngân sách, kiểm soát lãi suất, trợ cấp và trợ giá, kiểm soát tỷ
giá hối đoái, mua sắm công,...
• Tại một số nước, định hướng ưu tiên cho các vấn đề xã hội trong chi tiêu
ngân sách nhà nước được luật pháp hóa. Trong số đó có phần chi cho các hoạt
động bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Nhờ đó ở những nước phát triển có môi
trường xanh và sạch hơn, như Nauy có giáo dục và y tế miễn phí toàn dân.
c) Biểu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước
• Độc quyền nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày nay tập trung
trong một số hạn chế lĩnh vực.
• Về chính trị, các chính phủ, nghị viện tư sản hiện đại cũng được tổ chức như
một công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa. Sự tham dự của các đảng đối lập kể cả đảng
cộng sản trong chính phủ hoặc trong nghị viện cũng chỉ được chấp nhận ở mức độ
chưa đe dọa quyền lực khống chế của giai cấp tư sản độc quyền.
• Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước có xu hướng gia tăng. Viện trợ cho
nước ngoài của chính phủ trở thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong nước.

22
Được chỉ định thực hiện những dự án đó là một cơ hội lớn mà không có tập đoàn
độc quyền nào không quan tâm. Đó có thể là một phương thuốc cứu nguy trong bối
cảnh hàng hóa tồn đọng, công nghệ lỗi thời hoặc thị giá cổ phiếu sụt giảm,...
3. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
a/ Vai trò tích cực của CNTB:
- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường
trung cổ” của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp
chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn hiện đại.
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, lực lượng sản xuất phát
triển nhanh chóng, ngày nay nước TB đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất từ cơ
khí dần sang kinh tế tri thức.
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất hiện đại, làm tăng tăng năng
suất lao động xã hội, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào thời đại mới, thời đại
của kinh tế tri thức.
-Thực hiện xã hội hoá sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu.
-Thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã tổ chức lao động làm thay đổi thói
quen của người lao động sản xuất nhỏ thành thói quen của sản xuất công nghiệp.
b/ Những giới hạn phát triển của CNTB.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, CNTB cũng có những hạn chế về mặt lịch
sử.
Mục đích của CNTB vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư
sản
- Sự tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột sự bất bình đẳng và
phân hóa xã hội vẫn là điều không thể trách khỏi.
- Sự phân hóa giàu nghèo ở chính ngay trong lòng các nước tư bản và có xu
hướng ngày càng sâu sắc. Chịu trách nhiệm chính về nạn nghèo đói của hàng trăm
triệu người nhất là ở những nước đang phát triển, tạo ra hố ngăn cách nước giàu và
nước nghèo trên thế giới.
Chủ nghĩa tư bản đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung
đột ở nhiều nơi trên thế giới
Vì sự tồn tại, phát triển, các cường quốc tư bản ra sức chiếm lĩnh thuộc địa,
chiếm lĩnh thị trường, các cường quốc tư bản đã tiến hành phân chia lãnh thổ, thị
trường thế giới.
Thủ phạm chính là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 - 1918) và thứ hai (1939 - 1945) cùng với hàng trăm cuộc chiến tranh
khác trên thế giới và là nguyên nhân của các cuôc chạy đua vũ trang.

23
Sang đầu thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh đã tạm thời kết thúc; nguy cơ chiến tranh
thế giới cũng đã bị đẩy lùi, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến tranh đã bị loại
trừ hoàn toàn. Hiện nay, trên thế giới hàng chục các cuộc chiến tranh cục bộ, chiến
tranh khu vực, chiến tranh sắc tộc và chiến tranh thương mại vẫn liên tiếp xảy ra,
trong đó hoặc đứng bên trong hay đằng sau, hoặc trực tiếp hay gián tiếp, hoặc
ngấm ngầm hay công khai đều có “bàn tay” của các cường quốc tư bản.
* Sự phân hóa giàu - nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày
càng sâu sắc
Sự phân hóa, chênh lệch giàu - nghèo trong các nước tư bản đã tồn tại ngay từ
khi chủ nghĩa tư bản ra đời bằng quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản - giai
cấp tư sản dùng “bạo lực” để tước đoạt những người sản xuất nhỏ, đặc biệt là
những người nông dân cá thể. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tích lũy, tích tụ và
tập trung tư bản càng cao, giá trị thặng dư mà các tập đoàn tư bản độc quyền thu
được càng lớn, làm cho thu nhập của giai cấp công nhân ngày càng giảm tương
đối…
* Xu hướng vận động của CNTB
CNTB ngày nay có những sự điều chỉnh nhưng không thể khắc phục được mâu
thuẫn mâu thuẫn cơ bản của CNTB biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau:
+ Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động: sự phân chia cực giàu – nghèo và tình trạng
bất công xã hội có xu hướng tăng lên.
+ Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với CNTB độc quyền nhà
nước. Ngày nay mâu thuẫn này được biểu hiện mâu thuẫn giữa các nước chậm
phát triển bị lệ thuộc với những nước tư bản độc quyền.
+ Mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau, chủ yếu là giữa các trung tâm kinh tế,
chính trị hàng đầu thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.
+ Mâu thuẫn giữa CNTB với chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn này là mâu thuẫn xuyên
suốt thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Ngày nay CNTB hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học – công nghệ, thị
trường và đang có khả năng thích nghi một chừng mực nhất định; CNTB cũng
buộc phải thực hiện một số điều chỉnh giới hạn về quan hệ sản xuất, trong khuôn
khổ của CNTB, song không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có, không
thể vượt qua giới hạn lịch sử của nó.
Mặt khác, CNXH trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại, cũng
như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo
bước phát triển mới.
Tuy nhiên, như C.Mác và V.I.Lênin đã nhận định và dự báo: phương
thức sản xuất TBCN không tự tiêu vong và phương thức sản xuất Cộng sản chủ
nghĩa không tự phát sinh, hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách
mạng xã hội, trong đó giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội
này chính là giai cấp công nhân./

24
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc
quyền trong chủ nghĩa tư bản? Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền
trong chủ nghĩa tư bản ngày nay?
2. Phân tích nguyên nhân hình thành và đặc điểm của độc quyền nhà nước trong
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa? Vai trò và hạn chế phát triển của chủ
nghĩa tư bản ngày nay?
HẾT CHƯƠNG 4

25

You might also like