Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Hà nội, ngày 13 tháng 11 năm 2024

Họ và tên người soạn Bùi Mai Hạ


Môn STEAM

LỊCH SỬ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƢƠNG EM.

DỰ ÁN SÁCH ĐIỆN TỬ- NÉT ĐẸP QUÊ HƢƠNG.

THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC

Lớp: 4 Thời lƣợng: 3 tiết

Thời điểm tổ chức: Tuần 03 (môn Lịch sử và địa lý)

Mô tả bài học: Thông qua bài học này, học sinh sẽ:
- Mô tả được vị trí địa lý tỉnh Hoà Bình
- Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ
hội, trang phục, ẩm thực,...) của địa phương.
- Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại
trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
- Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.

Từ đó đề xuất ra ý tưởng thiết kễ một cuốn sách điện tử về nét đẹp văn hoá
truyền thống của địa phương, mang nét đẹp này giới thiệu với bạn bè Việt Nam
nói riêng và quốc tê nói chung.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học Yêu cầu cần đạt

Lịch sử - Mô tả được vị trí địa lý tỉnh Hoà Bình


và địa lý - Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập
(Khoa quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực,...) của địa phương.
học xã - Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn,
hội) một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
- Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa
phương.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo độ dài,
Toán
hình khối.

Mĩ - Phối hợp được một số kĩ năng: sắp xếp bố cục, bảng màu,
Thuật vẽ,…trong thực hành, sáng tạo.

- Biết và thiết kế thành công được 01 quyển sách E – book bằng


Công các phần mềm hỗ trợ như : canva, power point, Heyzine,…
nghệ - Chia sẻ cuốn sách đã thiết kế trên các nền tảng trực tuyến cho
mọi người và bạn bè gần xa.

- Các phần của một cuốn sách


Kỹ thuật
- Quy trình tạo ra một cuốn sách điện tử ( E- book)

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)


1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Mô tả được vị trí địa lý tỉnh Hoà Bình


- Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội,
trang phục, ẩm thực,...) của địa phương.
- Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang
phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
- Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.
- Biết và thiết kế thành công được 01 quyển sách E – book bằng các phần
mềm hỗ trợ như : canva, power point, Heyzine,…
- Phối hợp được một số kĩ năng: sắp xếp bố cục, bảng màu, vẽ,…trong thực
hành, sáng tạo.
- Biết cách sử dụng các công cụ công nghệ như laptop,…
2. Năng lực

Năng lực chung:


- Giao tiếp hợp tác: Sử dụng được ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để giới
thiệu về món ăn, trang phục hoặc lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.

Năng lực riêng:

- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Mô tả được một số nét về văn hóa
của địa phương.
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Kể lại câu chuyện về một trong số các danh nhân
ở địa phương.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ
đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa
phương.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: tự hào với lịch sử và truyền thống địa phương em.

- Có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ.


II. CHUẨN BỊ.

Giáo viên Học sinh


- Giáo án, powerpoit - Giấy, bút
- Laptop
- Phiếu học tập
- Phiếu đánh giá học sinh

III. CÁCH TIẾN HÀNH.

TIẾT 01
THỜI CÁC HOẠT ĐỘNG
GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
5 phút 1. Khởi động
a. Mục tiêu
- Dẫn dắt vào nội dung bài học.
- Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh
bước vào bài học mới.
b. Tiến trình hoạt động
- Cho học sinh khởi động và hát theo lời - Học sinh thực hiện
bài hát Quê hương tươi đẹp. theo yêu cầu của
- Sau đó, giáo viên dẫn dắt vào bài học giáo viên.
bằng một số câu hỏi:
+ Bài hát trên nói về gì? Bài hát trên nói về quê
+ Quê hương của bạn nhỏ có những gì? hương.
+ Bạn nhỏ có yêu quê hương của mình Quê hương của bạn nhỏ
không? có: đồng lúa xanh, núi
+ Các em có yêu quê hương của mình rừng, ngàn cây.
không? Em rất yêu quê hương của
Giáo viên dẫn dắt vào bài học: các em ạ, mỗi mình.
con người sinh ra đều mang trong mình một
quê hương. Quê hương là nơi chôn rau, cắt
rốn của mỗi người, là nơi có ba mẹ thân
thương, là nơi có nhà để chúng ta trở về.
Trong bài học ngày hôm nay, các em hãy
cùng cô dành ra một chút thời gian để tìm về
với cội nguồn của mình, để biết nhớ, biết yêu,
biết trân trọng mảnh đất Hoà Bình thân
thương- quê hương của chúng ta.

15 2. Khám phá
phút a. Mục tiêu
- Mô tả được vị trí địa lý tỉnh Hoà Bình
- Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ:
nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục,
ẩm thực,...) của địa phương.
b. Tiến trình hoạt động.
Hoạt động 1. Quan sát lƣợc đồ và cho cô
biết: - Học sinh quan sát
lược đồ và trả lời
câu hỏi của giáo
viên.
Hoà bình giáp với các
tỉnh:
Phía bắc giáp tỉnh Phú
Thọ
Phía đông giáp tỉnh Hà
Nam, tỉnh Ninh Bình
và thủ đô Hà Nội
Phía tây giáp tỉnh Sơn
La
Phía nam giáp tỉnh
Thanh Hóa.
Hoà Bình gồm có 1 thành
phố và 9 huyện.

- Học sinh tiến hành


thực hiện theo yêu
cầu.
- Tỉnh Hoà Bình tiếp giáp với những tỉnh
thành nào?
- Tỉnh Hoà Bình gồm có mấy huyện và thành
phố, kể tên?
Hoạt động 2. Cây phong tục tập quán, văn
hoá
- Giáo viên chia lớp thành 04 nhóm, mỗi
nhóm sẽ tiến hành làm một cây phong
tục tập quán, văn hoá ở địa phương (
dưới các hình thức khác nhau như vẽ,
cắt dán).
Nhóm Nhiệm vụ
1 Cây phong tục, tập
quán
2 Cây danh lam, thắng
cảnh - Học sinh lắng nghe.
3 Cây các dân tộc
4 Cây anh hùng dân
tộc

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng


trình bày cây của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét xét bài làm của các
nhóm.
Kết luận: tỉnh Hoà bình là một tỉnh miền núi
thuộc Tây Bắc Bộ Việt Nam, tiếp giáp với
nhiều tỉnh thành ở trên đất nước ta. Tỉnh hoà
bình có phong tục tập quán đa dạng, mang
đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Luyện tập
10 a. Mục tiêu
phút - Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn
giản một món ăn, một loại trang phục hoặc
một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
- Kể lại được câu chuyện về một trong
số các danh nhân ở địa phương.
b. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 3: Em tập làm hƣớng dẫn viên
du lịch.
- Giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận - Học sinh thực hiện
theo nhóm đôi, lựa chọn một phong tục theo yêu cầu.
tập quán hoặc, món ăn, lễ hội, trang
phục, một danh nhân địa phương,…để
giới thiệu với bạn bè trong lớp.
- Giáo viên cho một số học sinh lên thực
hành làm hướng dẫn viên du lịch.

5 phút 4. Vận dụng


a. Mục tiêu
- Đề xuất ý tưởng thiết kế sách điện tử (
E – Book)
b. Tiến trình hoạt động
- Giáo viên nêu lên thực trạng hiện nay - Học sinh trình bày
có rất nhiều nét đẹp văn hoá tại quê cảm nghĩ của mình.
hương đã bị mai một dần, vậy làm cách - Học sinh trình bày
nào để chúng ta- thế hệ tương lai của một số biện pháp để
đất nước có thể gìn giữ, bảo vệ và phát giữ gìn bẳn sắc văn
huy truyền thống văn hoá đó. hoá dân tộc.
- Giáo viên đưa ra ý tưởng làm cuốn
sách điện tử.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm
hiểu thêm về sách E- Book để chuẩn bị
cho tiết học sau.
TIẾT 02
THỜI CÁC HOẠT ĐỘNG
GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
5 phút 1. Khởi động
a. Mục tiêu
- Dẫn dắt vào nội dung bài học.
- Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh
bước vào bài học mới.
b. Tiến trình hoạt động
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi - Học sinh tiến hành
“Truyền tên” lần lượt học sinh sẽ trả chơi trò chơi.
lời nhanh những câu hỏi sau:
+ Hoà Bình giáp với những tỉnh nào?
+ Hoà Bình có mấy huyện và thành phố
+ Hoà Bình gồm những dân tộc chủ yếu
nào?
+ Kể tên các lễ hội tại địa phương mà em
biết.
Giáo viên dẫn dắt vào bài học: các em ạ, ở - Học sinh lắng nghe
tiết học trước chúng ta đã cũng nhau tìm hiểu
về những nét đặc trưng tiêu biểu của quê
hương Hoà Bình và đề xuất được các ý tưởng
để quảng bá quê hương của chúng ta tới bạn
bè quốc tế. Và trong tiết học ngày hôm nay,
cô sẽ cùng các em tìm hiểu về cách làm một
cuốn sách điện tử. Chúng ta hãy bước vào bài
học ngày hôm nay nhé.
10 2. Khám phá
phút a. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được các phần của
một cuốn sách.
- Học sinh nắm được quy trình thiết kế
một cuốn sách điện tử ( E- book)
Hoạt động 1. Quan sát cuốn sách và cho cô - Học sinh trả lời
biết:
- Cuốn sách gồm những phần nào?
- Cuốn sách bằng bản cứng và cuốn sách
E book có gì giống và khác nhau?
Cuốn sách gồm có các phần: bìa sách, lời nói
đầu, phần nội dung.
Cuốn sách bằng bản cứng và cuốn sách E-
book đều cung cấp cho người đọc những
thông tin bổ ích. Tuy nhiên, một cuốn sách E
– book sẽ được người đọc bằng các công cụ ,
phần mềm trực tuyến, có thể đọc mọi lúc, mọi
nơi chỉ cần có điện thoại, laptop,…có kết nối
mạng.
Nhận xét: Thông qua hoạt động trên chúng ta - Học sinh lắng nghe
có thể nhận thấy những lợi ích to lớn mà sách
E-book đem lại như: nhưng tiện ích trong
việc đọc sách online mà không cần tốn một
khoản chi phí để mua sách, dễ dàng chia sẻ
cuốn sách bổ ích cho mọi người xung quanh
và số lượt đọc là vô hạn.
Hoạt động 2. Quy trình thiết kế một cuốn
sách E- Book
Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế một - Học sinh quan sát
cuốn sách E – book thông qua 2 phần mềm
phổ biến là Canva và Heyzine.
Quy trình thiết kế sách gồm:
Bước 1: Tạo file ( qua phần mềm thiết kế
Canva)
Bước 2: Chuyển đổi file đã tạo thành dạng E-
book ( qua phần mềm Heyzine).
Mở rộng: Giáo viên giới thiệu cho học sinh
thêm một vài công cụ khác để thiết kế sách E-
book.
20 3. Luyện tập- vận dụng
phút Hoạt động 3: “ Thiết kế một cuống sách E-
book về nét đẹp quê hƣơng em”.
a. Mục tiêu
Thiết kế thành công được 01 quyển sách E –
book bằng các phần mềm hỗ trợ như : canva,
power point, Heyzine,…
b. Cách tiến hành - Học sinh thực hiện
- Giáo viên nhắc lại ý tưởng “ Thiết kế theo yêu cầu.
một cuống sách E- book về nét đẹp quê
hương em”.
- Giáo viên chia lớp thành 04 nhóm, mỗi
nhóm 6 học sinh.
- Giáo viên cho học sinh đăng ký chủ đề
viết sách.
- Giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá sản
phẩm.
Phiếu tự đánh giá
Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên ý tưởng


thiết kế và thực hiện thiết kế một cuốn
sách về nét đẹp quê hương của mình.
Phiếu học tập

- Giáo viên giải đáp thắc mắc, hướng


dẫn, hỗ trợ học sinh.
TIẾT 03
THỜI CÁC HOẠT ĐỘNG
GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
5 1. Khởi động
phút a. Mục tiêu
- Dẫn dắt vào nội dung bài học.
- Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh
bước vào bài học mới.
b. Cách tiến hành
Giáo viên cho học sinh đứng dạy và hát theo - Học sinh thực hiện
lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng”. theo yêu cầu
Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Các em ạ, vào
tiết học buổi trước cô đã giao nhiệm vụ cho
chúng ta thực hiện cuốn sách điện tử về nét
đẹp quê hương Hoà Bình và trong tiết học
ngày hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau hoàn
thành nốt cuốn sách và chia se với bạn bè
trong lớp nhé.

2. Luyện tập
20 a. Mục tiêu
phút - Học sinh trình bày được trước lớp về
cuốn sách của nhóm mình.
- Học sinh nhận thức được vai trò của
thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát
huy truyền thống văn hoá của quê
hương
b. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Thuyết trình sản phẩm
- Giáo viên cho lần lượt từng nhóm lên - Đại diện học sinh
trình bày bài làm của nhóm. lên bảng thuyết
- Giáo viên nhận xét bài làm của từng trình
nhóm. - Học sinh tiến hành
- Đánh giá bài làm của các nhóm theo đánh giá các thành
tiêu chí đã thống nhất trước lớp viên trong nhóm và
- Vinh danh, trao thưởng cho nhóm hoàn sản phẩm của nhóm
thành sản phẩm theo đúng yêu cầu. bạn
10 3. Mở rộng
phút - Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh - Học sinh lắng nghe
một số trang web có thể đăng tải các và bày tỏ quan
cuốn sách của mình đã thiết kế. điểm.
Kết luận: Các con ạ, quê hương Hoà Bình ta
có rất nhiều truyền thống văn hoá tốt đẹp,
nhưng gần đây nó lại có nguy cơ bị mai một.
Là một thế hệ trẻ tương lại của đất nước,
chúng ta phải có trách nhiện gìn giữ và bảo
vệ truyền thống văn hoá ấy. Ngày nay khi
công nghệ đang ngày một phát triển cũng là
một cơ hội để chúng ta có thể đưa các nét đẹp
văn hoá của quê hương tới gần với mọi người
trên đất nước Việt Nam, tới gần với bạn bè
Quốc tế nhiều hơn. Cô hi vọng rằng, thông
qua tiết học này các con sẽ ngày càng cố
gắng, tìm tòi thêm các ứng dụng công nghệ
để phục vụ cho cuộc sống và tạo ra những giá
trị tốt đẹp cho cộng đồng. Và hi vọng rằng,
qua dự án STEAM lần này, các em sẽ càng
yêu mến và trân trọng quê huong Hà Bình
yêu dấu của chúng ta.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………...............................................................

You might also like