Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 45

1

PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG

Chương 1: DANH PHÁP, CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT HÓA LÝ, TÍNH ACID-
BASE CỦA THUỐC
1.1. Danh pháp, cấu trúc
Thuốc khi được cấp phép sẽ được đặt một tên chung bởi WHO để tránh nhầm lẫn và thuận tiện sử
dụng trên toàn thế giới. Hệ thống tên này được gọi là tên quốc tế không độc quyền INN
(International Nonproprietary Name) là tên generic của thuốc hay tên thuốc được giới thiệu và
giảng dạy trong chương trình đào tạo ngành Dược. Tên INN là tên quốc tế không độc quyền nên
tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể sử dụng nó. Trừ một số trường hợp đặc biệt, tên INN thường
gồm phần gốc và phần tiền tố hay hậu tố. Phần gốc thể hiện nhóm dược lý của các chất, giúp phân
biệt các nhóm thuốc với nhau. Phần tiền, hậu tố để phân biệt các thuốc trong cùng một nhóm dược
lý. Trong rất nhiều trường hợp từ tên gốc, tiền tố và hậu tố có thể dự đoán cấu trúc của thuốc.

Một số tên gốc tác dụng dược lý và thuốc đại diện trong chương trình hóa dược 1

Phần gốc Nhóm tác dụng dược lý Một số chất cụ thể


-fluran Thuốc gây mê đường hô hấp, dẫn chất halogen Isofluran, methoxyfluran
(chứa fluo)
-cain Thuốc gây tê Procain, lidocain
-barbital Thuốc an thần gây ngủ dẫn chất acid barbituric Phenobarbital, pentobarbital
-azepam Dẫn chất diazepam Diazepam, nitrazepam
-pramin Dẫn chất imipramin, chống trầm cảm 3 vòng Imipramin, clomipramin
-oxetin Thuốc chống trầm cảm, ức chế hấp thu chọn Fluoxetin
lọc serotonin và/hoặc noradrenalin
-dopa Chất chủ vận receptor dopamin, dẫn chất Levodopa, carbidopa
dopamin, điều trị Parkinson và ức chế prolactin
-oxicam Thuốc NSAID, nhóm oxicam Piroxicam, meloxicam
-olol Thuốc ức chế receptor beta Propanolol, acebutolol
-dipin Thuốc chẹn kênh Calci, dẫn chất 1,4- Nifedipin, amlodipin
dihydropyridin
- pril Thuốc chống tăng huyết áp, ức chế men Captopril, enalapril, lisinpril
chuyển
-prilat Thuốc chống tăng huyết áp, ức chế men Enalaprilat
chuyển, dẫn chất dicarboxylat
-sartan Thuốc chống tăng huyết áp, đối kháng thụ thể Losartan, omesartan
Angiotensin II

TS. Hoàng Văn Hải


2

-vastatin Thuốc hạ lipid máu, ức chế HMG CoA Simvastatin, atorvastatin


reductase
-fibrat Thuốc hạ lipid máu, dẫn chất clofibrat Fenofibrat
-tadin Đối kháng receptor H1, dẫn chất 3 vòng Loratadin

Một số thuật ngữ khác có thể xuất hiện trong tên thuốc như:

- Nor: Loại một nhóm -CH3 như adrenalin và noradrenalin.


- Levo: Đồng phân tả tuyền như levodopa, levocetirizin
- Dex: Đồng phân hữu tuyền như dextromethophan
- Es: đồng phân S như esomeprazol, esketamin
- Ar: Đồng phân R như armodanifil
- Fos: dẫn chất ester của acid phosphoric

Lưu ý rằng nhiều tên thuốc được đặt tên dựa trên công thức cấu tạo nên có thể dựa vào tên thuốc
(phần gốc + tiền tố + hậu tố) để suy ra công thức. Xét một số ví dụ sau:

Ví dụ 1:

Thuốc an thần gây ngủ dẫn chất acid barbituric có tên gốc là barbital, công thức cấu tạo chung là:

Khi 2 nhóm thế R và R’ là C2H5, thuốc có tên là barbital, thay thế 1 nhóm ethyl bằng nhóm pentyl
thuốc mới có tên là pentobarbital, thay thế một nhóm ethyl bằng nhóm phenyl được thuốc mới có
tên phenobarbital.

Ví dụ 2:

Từ tên paracetamol có thể tách ra đc 3 nhóm từ para, acetam, và ol. “ol” là nhóm OH, “acetam” =
acetamid là nhóm CH3CONH-, para có nghĩa 2 nhóm này ở vị trí para trên vòng thơm. Vì vậy có
thể suy ra công thức paracetamol là:

TS. Hoàng Văn Hải


3

1.2. Độ tan
Thông thường dược chất tan tốt trong nước thì kém tan, hoặc không tan trong dung môi hữu cơ và
ngược lại.

Dược chất ở dạng muối đặc biệt là muối với acid hay base vô cơ thì dễ tan trong nước. Các hợp
chất chứa nhiều nhóm phân cực như OH, NH cũng thường tan tốt hơn trong nước.

1.3. Các phương pháp kiểm nghiệm hóa lý


1.3.1. Góc quay cực riêng
Các hợp chất có trung tâm bất đối sẽ làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực. Tính chất này được
ứng dụng để định tính và thử độ tinh khiết của dược chất thông qua góc quay cực riêng. Giá trị
góc quay cực riêng phải nằm trong khoảng cho phép theo các chuyên luận dược điển.

Chương trình hóa hữu cơ bậc đại học tập tập trung giới thiệu trung tâm bất đối carbon. Tuy nhiên
trên thực tế có nhiều thuốc có trung tâm bất đối không phải là carbon. Trung tâm bất đối có thể là
một nguyên tử, một trục hay một mặt phẳng. Trong phân tử dược chất thường gặp các trung tâm
bất đối sau:

Bất đối nguyên tử

Bất kỳ một nguyên tử nào có cấu trúc tứ diện hoặc kim tự tháp với ba hoặc 4 nhóm thế khác nhau
trong một phân tử đều có thể là trung tâm bất đối.

- Nguyên tử carbon bất đối khi 04 nhóm thế trên nguyên tử là khác nhau. Đây là trường hợp hay
gặp nhất.

- Nguyên tử lưu huỳnh trong hợp chất sulfoxid với 01 cặp điện tử không liên kết cũng có cấu trúc
tứ diện nên khi hai nhóm thế của sulfoxid khác nhau thì nó cũng là 1 trung tâm bất đối.

Esomeprazol (thuốc ức chế bơm proton) là đồng phần S- của omeprazol và armodafinil (thuốc
điều trị chứng ngủ rũ) là đồng phân R- của modafinil.

TS. Hoàng Văn Hải


4

Bất đối trục

Bất đối trục là một trường hợp đặc biệt của đồng quân quang học trong đó phân tử quang học
không có trung tâm nguyên tử bất đối mà thay vào đó là một trục bất đối. Đó là sự sắp xếp của 4
nhóm thế không đồng phẳng trên 1 trục. Điển hình trục bất đối thường thấy ở các hợp chất
atropisomer. Atropisomer là đồng phân lập thể xuất hiện bởi việc cố định liên kết đơn. Liên kết
đơn này bị cố định bởi sự khác nhau về mức năng lượng giữa các đồng phân do sự căng lập thể
(steric strain) hoặc xuất hiện một nhóm cản trở quay. Khi mức năng lượng này đủ lớn thì các đồng
phần có khả năng được phân lập riêng biệt. Chúng thường xuất hiện ở các hợp chất biaryl.

Hợp chất atropisomer (phần cấu trúc màu đỏ) gặp trong kháng sinh vancomycin

Thuốc chống tăng huyết áp, nhóm chẹn kênh calci dẫn chất 1,4-dihydropyridin cũng là hợp chất
atropissomer.

TS. Hoàng Văn Hải


5

Cl
Amlodipin
H3COOC COOC2H5

O
H3C N NH2
H

1.3.2. Phổ hấp thụ IR


Các dược chất đều có phổ hấp thụ hồng ngoại (IR) đặc trưng và dùng để định tính dược chất.
Thông thường trong các chuyên luận dược điển phổ hấp thụ hồng ngoại có thể dùng là một phép
thử duy nhất để định tính chế phẩm. Phổ hấp hồng ngoại của chế phẩm được đo và tiến hành so
sánh với phổ hồng ngoại dược chất chuẩn để định tính. Trừ một số trường hợp đặc biệt như chế
phẩm là hỗn hợp của nhiều chất, hiện nay phép đo IR đều được đưa vào các chuyên luận.

Trong phổ hồng ngoại trục tung biểu diễn độ truyền qua, trục hoành biểu diễn số sóng ν = 1/λ. Phổ
hồng ngoại có 02 vùng đặc trưng:

- Vùng nhóm chức có ν = 4000 - 1350 cm-1 đặc trưng cho giao động của các nhóm chức.

- Vùng vân tay có giá trị ν = 1350 – 750 cm-1 đặc trưng cho giao động của toàn phân tử. Vùng vân
tay của chế phẩm và dược chất chuẩn phải giống nhau trong phép thử định tính.

Dưới đây là minh họa phổ IR của morphin theo dược điển Anh 2019

1.3.3. Phổ hấp thụ UV và phương pháp sắc ký


Tia tử ngoại (UV) là sóng điện tử có bước sóng từ 10 nm đến 400 nm. Các chất đều có khả năng
hấp thụ UV, tuy nhiên trên thực tế ngành dược hay khi nói về phổ hấp phụ UV khi không có chú

TS. Hoàng Văn Hải


6

thích gì đặc biệt UV ở đây được hiểu là vùng UV gần có bước sóng từ 200-400 nm. Trong chương
trình hóa dược khi nói chất A hấp thụ UV được mặc định là trong vùng UV gần. Nhiều dược chất
đặc biệt là dược chất có màu còn có khả năng hấp thụ áng sáng ở vùng nhìn thấy VIS.

Các dược chất có chứa các nhóm cấu trúc sau đây hấp thụ UV:

- Vòng thơm

- Hệ dây nối đôi liên hợp.

Tính chất hấp thụ UV được ứng dụng trong kiểm nghiệm như sau:

Phổ hấp thụ UV-VIS

Phổ hấp thụ UV-VIS là đồ thị biểu thị độ hấp thụ (trục tung) theo bước sóng (trục hoành) khác
nhau được ứng dụng để định tính chế phẩm. Trong phép định tính này các giá trị được quan tâm
là bước sóng hấp thụ cực đại λ max và độ hấp thụ tại bước sóng này.

Giá trị λmax và độ hấp thụ phụ thuộc vào dung môi và đặc biệt là giá trị pH đối với những chất có
bản chất acid yếu và base yếu. Có thể tóm tắt quy tắc như sau “Bất cứ yếu tố nào làm tăng mật
độ điện tử lên nhóm cấu trúc hấp thụ UV đều làm tăng giá trị λmax và cường độ hấp thụ”. Hiện
tượng này gọi là dịch chuyển đỏ do giá trị λ max dịch chuyển gần hơn về vùng ánh sáng đỏ. Trường
hợp hay gặp trong thực tế:

- Các chất có bản chất acid yếu trong môi trường kiềm có giá trị λ max và A (1%, 1cm) lớn hơn
so với môi trường acid. Do trong môi trường kiềm acid yếu tồn tại ở dạng muối anion nên tăng
khả năng đẩy điện tử.

- Các chất có bản chất base yếu trong môi trường kiềm có giá trị λ max và A (1%, 1cm) lớn hơn
so với môi trường acid. Do trong môi trường kiềm base tồn tại ở dạng phân tử có khả năng đẩy
điện tử tốt hơn khi nó tồn tại ở dạng cation trong môi trường acid.

Dưới đây là giá trị λ max và A (1%, 1cm) của phenol và anilin trong các môi trường khác nhau:

λ max (nm) A (1%, 1cm)


Môi trường Môi trường Môi trường Môi trường
acid base acid base

270 287 172 271

255 286 16 179

TS. Hoàng Văn Hải


7

Dược điển VN 5 định tính Amphoteracin B như sau: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 5 ml
dimethyl sulfoxyd và pha loãng thành 50 ml bằng methanol. Pha loãng 2 ml dung dịch này thành
200 ml bằng methanol. Phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến của dung dịch thu được trong khoảng bước
sóng 300 nm đến 450 nm cho 3 cực đại hấp thụ ở bước sóng 362 nm, 381 nm và 405 nm. Tỷ số
giữa độ hấp thụ ở bước sóng 362 nm và bước sóng 381 nm phải từ 0,75 đến 0,61. Tỷ số giữa độ
hấp thụ ở bước sóng 381 nm và bước sóng 405 nm phải từ 0,87 đến 0,93.

Định luật Lambert-Beer và phép định lượng

Theo định luật Lambert-Beer độ hấp thụ quang của một mẫu tỷ lệ thuận với nồng độ mẫu đó theo
công thức:

A = A (1%, 1cm) x l x C

Trong đó:

A (1%, 1cm) là độ hấp thụ riêng tại nồng độ 1% của dung dịch có bề dày 1 cm, là một hằng số ở
một bước sóng cố định và khoảng nồng độ thích hợp.

l là bề dày mẫu dung dịch cần đo

C là nồng độ.

Do đó có thể xác định được nồng độ của dung dịch cần đó nếu biết các giá trị còn lại. Thông
thường để hạn chế sai số, bước sóng được chọn là giá trị λ max; nồng độ phải nằm trong khoảng
tuyến tính và giá trị A nằm trong khoảng 0,2 – 0,8.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM)

SKLM là phương pháp được sử dụng để định tính, xác định độ tinh khiết của chế phẩm. Để phát
hiện các vết trên lớp mỏng có thể nhuộm màu hoặc soi dưới đèn UV khi các chất hấp thụ UV.
Phép định tính yêu cầu vết chế phẩm và vết chuẩn phải cùng vị trí và màu sắc.

TS. Hoàng Văn Hải


8

Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

Với các dược chất hấp thụ UV, detector thường được lựa chọn là UV-VIS. HPLC được ứng dụng
trong:

- Định tính thông qua thời gian lưu: Thời gian lưu mẫu thử và mẫu chuẩn phải giống nhau

- Thử giới hạn tạp chất

- Định lượng

1.4. Tính acid-base


Đa số dược chất được sử dụng hiện nay đều là acid hoặc base yếu. Tính acid – base được áp dụng
nhiều trong pha chế, định tính, định lượng. Các quy tắc chung được áp dụng như sau:

- Dạng muối thường tan tốt trong nước hơn so với dạng phân tử do đó có thể chuyển thành dạng
muối dễ tan trong nước để pha chế dung dịch thuốc, thuốc tiêm tĩnh mạch.

- Các muối của acid yếu thường tạo tủa màu với các ion kim loại đặc biệt là kim loại nặng.

- Các muối của base amin tạo tủa màu đặc trưng với thuốc thử của alkaloid.

- Định lượng acid bằng phép đo base

- Định lượng base bằng phép đo acid

1.4.1. Định lượng trong môi trường khan


Kỹ thuật định lượng trong môi trường khan là kỹ thuật thường được áp dụng để định lượng dược
chất. Kỹ thuật này được sử dụng khi:

- Dược chất không tan trong dung môi nước, lúc này thường phải hòa tan dược chất trong dung
môi hữu cơ hoặc hỗn hợp dung môi hữu cơ – nước (thực chất đây không phải là môi trường khan).

- Dược chất có tính acid hay base rất yếu.

Quy tắc chung cho phép định lượng acid-base trong môi trường khan như sau:

- Áp dụng cho các acid yếu có giá trị pK > 7 và base có giá trị pKa < 7

- Với những chất có bản chất base yếu, dung môi sử dụng là acid yếu (acid acetic, acid formic), và
chất có khả năng hút nước thường là anhydrid acetic, chỉ thị đo thế, chất chuẩn độ là acid rất mạnh
HClO4.

- Với những chất có bản chất acid yếu, dung môi sử dụng thường dimethylformamid, chỉ thị đo
thế hay tím thymol, chất chuẩn độ là base mạnh như natri methoxyd, natri ethoxyd hay tetrabutyl
amimino hydroxyd.

Nguyên lý phép định lượng trong môi trường khan

TS. Hoàng Văn Hải


9

Xem phần các phép định lượng

1.4.2. Xác định nhóm chức có tính acid – base


Có nhiều định nghĩa khác nhau về acid – base nhưng chương trình dược bậc đại học định nghĩa
của Brosted-Lowy: Acid là chất cho proton, base là chất nhận proton là hay được sử dụng nhất.

Để xác định độ mạnh yếu của một acid hay base cách chính xác nhất là dựa vào giá trị pKa của
chất đó. Cần chú ý rằng có dược chất dù là acid hay base đều được báo cáo dưới giá trị pKa. Rất
ít tài liệu báo cáo giá trị pKb. Giá trị pKa lúc này là giá trị của acid liên hợp. Như giá trị pKa của
pyridin là 5,23 có nghĩa là acid liên hợp pyridinium có giá trị pKa = 5,23 còn pyridin có pKb =
14- pKa = 8,75.

Do đó với dược chất có nhiều nhóm chức có tính acid, base khi các tài liệu chỉ báo cáo giá trị pKa
có thể gây nhầm lẫn khi xác định đó là acid hay base, và giá trị pKa đó là của nhóm chức nào. Như
trong trường hợp nitrazepam có 02 giá trị pKa = 3,2 và 10,8.

Diazepam có 2 giá trị pKa và 2 nhóm chức có tính acid, base là nito ở vị trí số 4 và nhóm amid.
Như vậy giá trị pKa nào là có nhóm nào, và đó là của bản thân nhóm chức đó hay là của acid liên
hợp với nó. Ở đây có thể thấy nito ở vị trí số 4 có tính base và giá trị pKa là giá trị của acid liên
hợp với nó. Nhưng với nhóm amid thì không dễ dàng xác định như vậy. Trong nitrazepam nhóm
amid là acid hay base và đâu là giá trị pKa của nó? Vì vậy trước hết cần xác định được đâu là
nhóm acid, đâu là nhóm base.

a. Các khái niệm cơ bản

- Acid là những chất có khả năng cho proton tức là trong cấu trúc của nó phải có nguyên tử hydro,
hay phân tử đó phải chứa nhóm XH (X là bất kỳ nguyên tử nào).

- Về lý thuyết X là bất kỳ nguyên tử nào thì XH đều là acid mặc dù tính acid có thể rất yếu
có thể bỏ qua. Như vậy trong hóa học hữu cơ và hóa dược các nhóm XH hay gặp có tính acid là
CH, CH2, CH3, NH3, NH2, NH, OH, SH. Như ví dụ dưới đây là phương trình phân ly và giá trị
pKa của các acid tương ứng.

TS. Hoàng Văn Hải


10

CH3-CH3  CH3-CH2- + H+ (pKa ~ 50)

CH2=CH2  CH2=CH- + H+ (pKa = 44)

C2H2  C2H- + H+ (pKa = 25)

NH3  NH2- + H+ (pKa = 35)

H-OH  OH- + H+ (pKa = 15,7)

H2S  HS- + H+ (pKa = 7,2)

Ở ví dụ trên có thể thấy ngay như ethan cũng có tính acid. Tuy nhiên tính acid của ethan rất yếu,
yếu hơn nước hơn 1034 lần. Hay như phân tử amonia có tính base nhưng vẫn thế hiện tính acid
nhưng yếu hơn nước 1020 lần.

- Base là những chất có khả năng nhận proton tức là nhận H+ trong cấu trúc luôn phải chứa cặp
điện tử không liên kết. Như vậy các nguyên tử halogen (3 cặp e), oxy, lưu huỳnh (2 cặp e), ni
tơ (1 cặp e) có tính base. Đối với carbon khi tham gia đủ 4 liên kết thì không còn cặp e tự do nên
không có tính base. Tuy nhiên khi chuyển thành ion âm, carbanion có một cặp điện tử không liên
kết nên có tính base.

- Cần chú ý rằng nhiều nhóm mang cả cặp điện tử không liên kết và nguyên tử hydro nên thể hiện
tính acid và cũng thể hiện tính base. Như nước (H2O) là ví dụ kinh điển nhất trong trường hợp này.

- Do đó, khi nhận định một nhóm chức là acid hay base phải hết sức cẩn thận. Thông thường với
những chất có tính acid quá yếu (pka > 14), base quá yếu (pka < 0) có thể bỏ qua nhưng trong một
số trường hợp đặc biệt tính acid, base của hợp chất được tăng cường và thể hiện.

b. Dự đoán tính acid

Xét phương trình phân ly của acid HA tạo base tương ứng là A -

HA H+ + A-

Phương trình phân ly xảy ra thuận nghịch. Nếu base tương ứng A - bền vững thì nó là dạng tồn tại
chủ yếu, cần bằng chủ yếu dịch chuyển qua phải. Acid phân ly mạnh hơn. Do vậy, base A - càng
bền vững nghĩa là HA là acid càng mạnh. Để so sánh, dự đoán độ mạnh yếu của một acid HA ta
có thể đánh giá và so sánh độ bền của base tương ứng với nó. Dưới đây là 04 yếu tố chính ảnh
hưởng tới độ bền của base tương ứng:

- Kích thước và độ âm điện của nguyên tử mang điện tích âm

- Ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp

- Ảnh hưởng của hiệu ứng cảm ứng

- Độ lai hóa của orbital mang điện tích

TS. Hoàng Văn Hải


11

Ngoài ra còn yếu tố tính thơm của nhóm cấu trúc. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng mạnh
tới tính acid, base của hợp chất. Tuy nhiên trong chương trình hóa dược ít gặp các hợp chất loại
này.

Kích thước và độ âm điện của nguyên tử mang điện tích âm

Nguyên tắc chung: Các nguyên tố trong cùng một chu kỳ từ trái qua phải tính acid tăng dần. Trong
cùng một nhóm từ trên xuống dưới tính acid cũng tăng dần.

- Xét chu kỳ 2 với 3 nguyên tố C, N, O ta thấy tính acid của các hợp chất tương tự nhau là:

CH3-CH3 CH3-CH2- + H+ (pKa ~ 50)

CH3-NH3 CH3-NH2- + H+ (pKa = 40)

CH3-OH CH3-O- + H+ (pKa = 15,5)

- Trong cùng một chu kỳ do kích thước nguyên tử hay ion thường tương tự nhau nên độ bền của
ion phụ thuộc vào độ âm điện của nguyên tử mang ion. Độ âm điện của một nguyên tố là khả năng
hút e của nguyên tố đó. Từ trái qua phải độ âm điện tăng dần C < N < O, do đó O có khả năng hút
điện tử mạnh nhất nghĩa là ion âm O- bền vững nhất. Điều này giải thích methanol có tính acid
mạnh nhất trong ba chất.

- Xét nhóm 6 với 2 nguyên tố O và S, tính acid của các hợp chất tương tự nhau là:

CH3-OH CH3-O- + H+ (pKa = 15,5)

CH3-SH CH3-S- + H+ (pKa = 10,4)

- Trong cùng một lớp, từ trên xuống kích thước ion tăng mạnh, hoặc cụ thể hơn kích thước orbital
tăng mạnh. Với cùng một điện tích, khi nó được phân bố trong khoảng không gian rộng hơn thì
hiển nhiên nó sẽ bền vững hơn. Kích thước ion S- hơn hơn O- hay orbital 3p lớn hơn 2p nên ion S-
bền vững hơn hơn O-. Methanthiol có tính acid mạnh hơn methanol.

Ảnh hưởng hiệu ứng liên hợp

Nguyên tắc chung: Hiệu ứng liên hợp làm tăng tính acid của hợp chất. Đây là hiệu ứng mạnh có
thể thay đổi giá trị pKa đến trên 10 đơn vị. Nguyên nhân là do hiệu ứng liên hợp giúp giải tỏa điện
tích âm ra toàn hệ liên hợp làm tăng độ bền của hệ.

- Xét trường hợp acid acetic

Acid acetic và ethanol đều chứa nhóm OH thể hiện tính acid. Tuy nhiên acid acetic có tính acid
mạnh hơn ethanol đến 1011 lần. Để giải thích hiện tượng này, trước tiên xét phương trình phân ly
của 2 chất

TS. Hoàng Văn Hải


12

Tương tự như trường hợp trên, ở đây ta so sánh độ bền vững của các base tương ứng để đánh giá
tính acid của các hợp chất. Do hiệu ứng liên hợp, cặp điện tử trong ion acetat được giải tỏa ra toàn
bộ hệ cấu trúc COO nên hệ bền vững hơn. Trong khi đó điện tử âm trong ethanolat chỉ tập trung ở
nguyên tử oxy nên cấu trúc này kém bền vững. Cấu trúc của acetat có thể biểu diễn như dưới đây.
Cấu trúc này được gọi là cấu trúc cộng hưởng.

- Xét trường hợp phenol

Phenol và cyclohexanol có cấu trúc tương tự nhau nhưng phenol có tính acid mạnh hơn nhiều
cyclohexanol. Tương tự như trường hợp acid acetic, ở đây cấu trúc của phenolat cũng tồn tại hệ
liên hợp giúp giải tỏa điện tử làm bền vững cấu trúc hơn. Trong khi đó điện tử lại tập trung ở ion
âm oxy làm cấu trúc này không bền vững. Mô hình cấu trúc cộng hưởng của muối phenolat có thể
biểu diễn như sau:

Cấu trúc trên chỉ biểu diễn cấu trúc cộng hượng chính, thực tế điện tử được giải tỏa ra toàn bộ hệ
vòng thơm. Như vậy cặp điện tử của ion oxy đã được giải tỏa ra toàn bộ cấu trúc phenol nên hệ
bền vững hơn. Tuy nhiên ở đây, oxy là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất với khả năng hút e của
nó là lớn nhất nên điện tử vẫn tập trung chủ yếu ở trên oxy. Đây là nguyên nhân phenol có tính
acid yếu hơn acid acetic mặc dù điện tử trong phenol được giải tỏa ra vùng không gian rộng hơn.

TS. Hoàng Văn Hải


13

- Xét trường hợp aceton

Điện tích trên nhóm methylen (CH2) trong cấu trúc ion của aceton được giải tỏa nên aceton có tính
acid yếu. Quá trình giải tỏa điện tử này như sau:

Cần chú ý do độ âm điện của oxy lớn hơn carbon nên điện tử sẽ tập trung nhiều ở oxy hơn. Tính
acid của aceton và các hợp chất ceton giải thích cơ chế phản ứng của phản ứng Zimmermann.

- Xét trường hợp amid

Tương tự chúng ta cũng giải thích được nguyên nhân tại sao amid có tính acid mạnh hơn amin.
Trong trường hợp succinamid có thêm một nhóm carbonyl tăng cường giúp điện tích giải tỏa tốt
hơn nên tính acid của nó mạnh hơn amid. Nhóm chức này gặp trong các thuốc dẫn chất barbiturat.

- Xét trường hợp sulfonamid

TS. Hoàng Văn Hải


14

Điện tích âm của sulfonamid được giải tỏa trên hệ nhiều nguyên tử hơn nên bền vững hơn,
sulfonamid có tính acid mạnh hơn chất có cấu trúc tương tự benzamid. Các thuốc kháng khuẩn,
tiểu đường, lợi tiểu có chứa nhóm sulfamid.

Ảnh hưởng hiệu ứng cảm ứng

Nguyên tắc chung: Các nhóm hút điện tử làm tăng tính acid, nhóm đẩy điện tử làm giảm tính acid.
Nguyên nhân là nhóm hút điện tử sẽ kéo điện tử về phía nó và làm ổn định cấu trúc base tương
ứng. Nhìn chung, hiệu ứng cảm ứng yếu hơn hiệu ứng liên hợp. Trong hiệu ứng cảm ứng, tính acid
phụ thuộc vào:

- Số nhóm hút điện tử: Tính acid tăng lên khi số nhóm hút điện tử tăng.

O O O
O
H Cl Cl
HO Cl HO HO
H HO Cl Cl
H H H Cl
H
pKa = 4,8 pKa = 2,8 pKa = 1,3 pKa = 0,64

- Độ âm điện nhóm hút điện tử: Acid càng mạnh khi nhóm hút điện tử có độ âm điện càng lớn.

- Khoảng cách: Hiệu ứng cảm ứng tắt nhanh theo mạch liên kết.

Độ lai hóa của orbital mang điện tích âm

Orbital s gần hạt nhân hơn orbital p, nên khi điện tích âm ở orbital s hệ sẽ bền vững hơn khi điện
tích âm ở orbital p do tác dụng lực hút của hạt nhân. Như vậy trong các orbital lai hóa, orbital nào
có tỷ lệ orbital s lớn hơn, khi nó mang điện âm nó sẽ bền vững hơn. Do đó độ bền vững giảm dần
theo thứ tự sp > sp2 > sp3. Như đã trình bày ở trên khi base liên hợp càng bền tính acid càng mạnh
nên tính acid cũng giảm dần theo thứ tự sp > sp 2 > sp3 với cùng một nguyên tử mang điện tích.

Acid Base liên hợp Lai hóa Tỷ lệ orbiatl s pKa


CH3-CH3 H sp3 25% 50
H3C C
H

TS. Hoàng Văn Hải


15

CH2=CH2 sp2 33% 44

sp 50 25

Các nhóm cấu trúc có tính acid thường gặp trong các thuốc hóa dược và giá trị pKa tương đối của
chúng. Giá trị pKa ở đây là giá trị pKa nguyên gốc khi chưa bị ảnh hưởng bởi các nhóm cấu trúc
liền kề.

Nhóm cấu trúc Công thức cấu tạo pKa


Acid carboxylic -COOH ~5
Imid ~7

Phenol C6H5OH ~ 10
Sulfonamid thơm C6H5SO2NH2 ~7
Thiol -SH ~ 10
Amid thơm C6H5CONH2 ~ 12

c. Dự đoán tính base

Tính base của một nhóm là khả năng nhận H+ của chúng được thể hiện qua mật độ điện tử của cặp
điện tử không liên hợp. Trong chương trình hóa dược thường chỉ gặp nguyên tử ni tơ là có tính
base. Cần phải chú ý rằng với base các tài liệu thường cung cấp giá trị pKa mà không phải giá trị
pKb. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính base gồm:

- Hiệu ứng cảm ứng

- Hiệu ứng liên hợp

- Độ lai hóa của orbital mang cặp điện tử

Hiệu ứng cảm ứng

Nguyên tắc chung: Nhóm thế đẩy điển tử vào nguyên tử ni tơ làm tăng tính base, nhóm thế hút
điện tử làm giảm tính base. Như vậy về nguyên tắc với các alkanmin tính base sẽ tăng từ amin bậc
1 đến amin amin bậc 3. Tuy nhiên do amin bậc 3 có hiệu ứng chắn không gian, che chắn cặp điện
tử tự do, nên xét theo tính base thì amin bậc 2 > amin bậc 1, amin bậc 3.

Hiệu ứng liên hợp

Nguyên tắc chung: Hiệu ứng liên hợp p-π làm mật độ điện tử trên nguyên tử ni tơ được phân bố
lại trên toàn hệ liên hợp. Do đó tính base của nó giảm xuống.

TS. Hoàng Văn Hải


16

- Xét trường hợp anilin

Mặc dù có cấu trúc gần tương tự nhau nhưng tính chất base của cyclohexamin mạnh hơn anilin10 6
lần. Nguyên nhân là do hiệu ứng liên hợp giữa cặp điện tử p và hệ vòng liên kết π làm giảm mật
độ điện tử trên nguyên tử ni tơ dẫn đến giảm tính base.

- Xét trường hợp amid

Tương tự như anilin, do hiệu ứng liên hợp p-π giữa orbital p của ni tơ và liên kết π của nhóm C=O,
tính base của ni tơ bị giảm mạnh. Hiệu ứng liên hợp với nhóm C=O mạnh hơn nhiều so với vòng
thơm nên nhóm amid không còn thể hiện tính base đáng kể (pKa < 0).

NH2 + H2 O NH3 + OH- pKa = 11

O O
+ H2 O + OH- pKa = -1
NH2 NH3

Trong một số trường hợp amid thơm bậc nhất còn thể hiện tính acid yếu (xem phần acid).

- Xét trường hợp pyrrol

Pyrrol là hợp chất thơm trong đó cặp điện tử p của ni tơ liên hợp với 2 liên kết π tạo thành cấu trúc
thơm. Do đó, cặp điện tử này tham gia vào nhân thơm, giải tỏa ra toàn vòng pyrrol nên khả năng
nhận proton giảm mạnh. Pyrrol hầu như không còn tính base mà lại có tính acid.

TS. Hoàng Văn Hải


17

Tính base rất yếu (pKa = -3,8):

Tính acid rất yếu (pKa = 17,5)

Các vòng indol, imidazol, benzimidazol cũng có tính chất tương tự.

H N base
acid
N
N acid N acid
H N base H
Indol Benzimidazol
Imidazol

Tính acid được tăng cường khi xuất hiện các nhóm hút điện tử trên vòng. Các chất ức chế bơm
proton có nhóm hút điện tử S=O làm tăng tính acid trên nhóm NH và giảm tính base trên nguyên
tử ni tơ ở vòng benzimidazol như trường hợp của omeprazol hình dưới.

Mức độ lai hóa

Tương tự như trong trường hợp acid, mức độ lai hóa của orbital mang điện tử ảnh hưởng đến độ
mạnh yếu của tính base. Ngược lại với tính acid, điện tử nằm ở orbital lai hóa có % orbital s nhiều
tính base của ni tơ càng yếu. Như vậy tính base sẽ giảm từ sp 3 > sp2 > sp..

TS. Hoàng Văn Hải


18

Cần chú ý rằng trong phân tử pyridin và pyrrol nguyên tử ni tơ đều tham gia vào hệ vòng thơm
nhưng tính chất khác nhau hoàn toàn. Pyridin còn có tính base yếu là do cặp điện tử nằm trên
orbital sp2 (không tham gia vào hệ thơm) khác hoàn toàn với pyrrol khi cặp điện tử tham gia vào
hệ thơm không còn tính base.

Như vậy giá trị pKa gần đúng của các base ni tơ trong thuốc (khi chưa có hiệu ứng cảm ứng) như
sau:

Nhóm Cấu trúc chung Hiệu ứng ảnh hưởng pKa


Amin nhánh, no R1R2R3N 8-11
Amin thơm bậc nhất Liên hợp p- π 5

Amin thơm dị vòng Lai hóa sp2 5

Như vậy quay lại với nitrazepam chúng ta có thể xác định dễ dàng đâu là nhóm acid, đâu là nhóm
base và các giá trị pKa tương ứng của nó. Ở đây tính acid được tăng cường, tính base bị giảm do
ảnh hưởng của nhóm hút điện tử mạnh nitro.

TS. Hoàng Văn Hải


19

Chương 2: KIỂM NGHIỆM DƯỢC CHẤT THEO NHÓM CHỨC


Nhóm acetyl
Tiến hành thủy phân nhóm acetyl bằng acid phosphoric để thu được acid acetic. Định tính acid
acetic mới sinh bằng phản ứng với lanthan như phần acetat.

2.1. Định tính ion, các nhóm cấu trúc thông dụng
Acetat
- Đun nóng chế phẩm với acid oxalic. Hơi xông ra có mùi acid acetic (mùi giấm). Phản ứng xảy
ra do acid oxalic (pKa = 1,25) mạnh hơn acid acetic (pKa = 4,75), đẩy acid acetic ra khỏi muối.
Hỗn hợp cần đun nóng để tăng tốc độ bay hơi của acid acetic sinh ra.

CH3COO- + HOOC-COOH  CH3COOH + HOOC-COO-

- Dung dịch chế phẩm trong nước được thêm lần lượt lanthan nitart 5%, iod 0,1 N và amoniac 2
M, và đun nóng đến sôi, sau vài phút xuất hiện tủa màu xanh lam hay màu xanh thẫm. Màu xanh
này là màu của phức hợp La(OH)(CH3COO)2.I2 tạo thành theo phương trình:

2CH3COOH + La(NO3)3 + 3 NH4OH  La(OH)(CH3COO)2 + NH4NO3 + 2 H2O

La(OH)(CH3COO)2 + I2  La(OH)(CH3COO)2.I2

Amoni
- Chế phẩm trong nước được đun nóng với dung dịch NaOH tạo khí có mùi khai sốc đặc trưng, và
làm xanh giấy quỳ ẩm.

NH4+ + NaOH  Na+ + NH3 + H2O

- Dung dịch chế phẩm trong nước cho hỗn hợp màu vàng hay tủa vàng nâu với thuốc thử Nessler
(K2HgI4/KOH).

2 K2HgI4 + NH3 + 3 KOH  HgO.Hg(NH2)I + 7 KI + 2 H2O

- Dung dịch chế phẩm được thêm magnesi oxid. Khí sinh ra có mùi đặc trưng, làm chuyển màu đỏ
của dung dịch acid hydroclorid/methyl đỏ qua màu vàng. Thêm dung dịch natri cobaltinitrit mới
pha sẽ cho tủa vàng. Magnesi oxid là base mạnh đẩy muối amoni ra khỏi dung dịch dưới dạng khí
amoniac có mùi đặc trưng. Amoniac trung hòa dung dịch acid hydroclorid, làm chuyển màu chỉ
thị đỏ methyl từ đỏ qua vàng.

MgO + 2 NH4+  Mg 2+ + 2 NH3 + H2O

NH3 + HCl  NH4Cl

Ion amoni mới sinh phản ứng với cobaltinnitrit cho tủa màu vàng. Phản ứng không đặc hiệu, ion
kali cũng cho phản ứng tương tự.

2 NH4+ + Na3[Co(NO2)6]  (NH4)2Na[Co(NO2)6] (tủa) + 2 Na+

TS. Hoàng Văn Hải


20

Benzoat
Dung dịch chế phẩm cho tủa màu vàng thẫm với muối sắt (III) clorid. Tủa này tan trong ether. Có
thể thể hiện công thức đơn giản của tủa dưới dạng (C 6H5COO)3Fe, tuy nhiên trên thực tế tủa vàng
này được xác định công thức như hình dưới:

Ph Ph
O C O O C O

Ph Ph
HO Fe O C O Fe O C O Fe OH

PhCOO
O C O O C O
Ph Ph

Bromid
- Dung dịch chế phẩm được acid hóa bằng acid nitric loãng và thêm bạc nitrat sẽ xuất hiện tủa
vàng lổn nhổn. Tủa được lọc và rửa sạch để loại bỏ hết acid, phân tán trong nước và thêm dung
dịch amoniac, tủa khó tan. Acid nitric để thêm vào ban đầu để đảm bảo môi trường thử có tính
acid tránh xuất hiện tủa AgOH và AgO, có thể gây dương tính giả.

Br- + AgNO3  AgBr (tủa) + NO3-

- Dung dịch chế phẩm trong nước được acid bằng acid sulfuric loãng, thêm nước clor và cloroform,
lắc. Lớp clorofrom sẽ có màu đỏ đến nâu đỏ. Phản ứng xảy ra do tính oxy hóa của clor mạnh hơn
brom, oxy hóa ion bromid thành brom phân tử. Phân tử brom tan tốt trong cloroform nên làm lớp
dung môi này đổi màu.

Cl2+ 2 Br-  Br2 + 2 Cl-

Carbonat và hydrocarbonat
- Dung dịch chế phẩm trong nước khi được thêm acid acetic sẽ sinh khí. Khí này khi dẫn vào dung
dịch calci hydroxyd bão hòa sẽ tạo tủa trắng. Tủa trắng tan trong acid hydroclorid quá thừa. Phản
ứng lần lượt diễn ra như sau:

CO32- + 2 CH3COOH  2 CH3COO- + CO2 (khí) + H2O

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 (tủa) + H2O

CaCO3 + HCl  CaCl2 (tan) + CO2 + H2O

- Dung dịch chế phẩm trong nước được thêm magnesi sulfat, nếu là muối carbonat sẽ cho tủa trắng,
nếu là muối hydrocarbonat sẽ không có tủa, nhưng khi đun sôi sẽ cho tủa trắng. Nguyên nhân là
muối hydrocarbonat không bền, ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành muối carbonat, muối carbonat
sinh ra này tạo tủa mới magnesi sulfat.

TS. Hoàng Văn Hải


21

CO32- + MgSO4  MgCO3 (tủa) + SO42-

2 HCO3- (đun sôi)  CO32- + H2O + CO2

Calci
- Dung dịch chế phẩm trong nước cho tủa trắng với amoni oxalat. Tủa này ít tan trong acid acetic
nhưng tan trong acid hydroclorid

Ca2+ + NH4OOC-COONH4  Ca(COO)2 (tủa) + 2 NH4+

Ca(COO)2 + 2 HCl  CaCl2 (tan) + HOOC-COOH

- Dung dịch chế phẩm trong acid acetic 5 M, khi thêm dung dịch kali ferocyanid vẫn trong, nhưng
thêm amoni clorid tạo tủa kết tinh trắng. Ion calci không phản ứng với kali ferocyanid trong môi
trường acid, nhưng khi thêm ion amoni tủa tinh thể trắng xuất hiện. Ion magnesi cũng cho phản
ứng tương tự.

Ca2+ + 2 NH4+ + [Fe(CN)6]4-  Ca(NH4)2[Fe(CN)6] (tủa)

- Dung dịch chế phẩm được thêm lần lượt dung dịch glyoxal-hydroxyanil trong ethanol, dung dịch
natri hydroxyd loãng, dung dịch natri carbonat. Lắc hỗn hợp trên với clorofom có cho thêm nước.
Lớp cloroform xuất hiện màu đỏ. Glyoxalhydroxyanil là sản phẩm của phản ứng giữa
hydroxyanilin và glyoxal, cho phức có màu đỏ (λmax = 520 nm) với ion calci trong môi trường
kiềm. Các ion kiềm thổ khác như bari cũng cho phản ứng tương tự.

Citrat
- Dung dịch chế phẩm cho tủa trắng calci citrat với muối calci clorid khi đun sôi. Tủa này tan trong
dung dịch acid acetic 6 M. Khi thêm acid acetic, muối calci citrat chuyển thành muối monocalci
citrat và dicalcicitrat dễ tan trong nước.

- Chế phẩm cho màu đo với hỗn hợp thuốc thử anhydrid acetic và pyridin. Sản phẩm tạo thành là
acid acetyl-γ-anhydrid citric cho màu đỏ trong pyridin. Ở đây pyridin cũng đóng vai trò xúc tác
cho phản ứng tạo anhydrid vòng và phản ứng acetyl hóa nhóm hydroxy.

TS. Hoàng Văn Hải


22

- Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với khoảng 50 mg acid citric trong 5 ml nước. Thêm
0,5 ml dung dịch acid sulfuric, 1 ml dung dịch kali permanganat và đun nóng đến khi mất màu.
Thêm 0,5 ml dung dịch natri nitroprusiat trong acid sulfuric và 4 g acid sulfamic. Kiềm hóa hỗn
hợp bằng amoniac đặc (acid sulfamic tan hết), xuất hiện màu tím chuyển dần thành xanh tím. Acid
citric có tính khử, khử muối permanganat màu tím trong môi trường acid thành ion mangan (II)
có màu hồng nhạt và acid 3-oxopentanedioic. Tại nồng độ thấp hỗn hợp gần như không màu. Acid
3-oxopentanedioic cho phản ứng Simon với natri nitroprusiat.

- Dung dịch chế phẩm trong nước được thêm 2 ml thủy ngân (II) sulfat, đun sôi. Thêm 2 ml dung
dịch kali permanganat 0,02 M vào dung dịch đang nóng trên, màu tím của permanganat biến mất,
dung dịch mất màu và xuất hiện tủa trắng.

Clorid
- Dung dịch chế phẩm được acid hóa bằng acid nitric loãng và thêm bạc nitrat sẽ xuất hiện tủa
trắng lổn nhổn. Tủa được lọc và rửa sạch để loại bỏ hết acid, phân tán trong nước và thêm dung
dịch amoniac, tủa tan dễ dàng. Acid nitric để thêm vào ban đầu để đảm bảo môi trường thử có tính
acid tránh xuất hiện tủa AgOH và AgO, có thể gây dương tính giả. Chú ý, trong nhóm halogen,
ion clorid cho tủa trắng, dễ tan trong dung dịch amoniac, ion bromid cho vàng nhạt, khó tan trong
amoniac, ion iodid cho tủa màu vàng, không tan trong amoniac.

Cl- + AgNO3  AgCl (tủa) + NO3-

AgCl + 2 NH3  Ag(NH3)2Cl (tan)

TS. Hoàng Văn Hải


23

- Dung dịch chế phẩm trong nước được thêm lần lượt kali dicromat, acid sulfuric. Đun nóng sẽ
giải phóng khí cromyl clorid có mùi đặc biệt, khí này đổi màu giấy tẩm diphenylcarbazid sang
màu đỏ tím. Ion clorid bị oxy bởi dicromat trong môi trường acid sinh khí cromyl clorid.

4 Cl- + Cr2O72- + 6 H+  2 CrO2Cl2 + 3 H2O

Khí cromyl clorid sinh ra oxy hóa diphenylcarbazid thành diphenylcarbazon. Chất này tạo phức
với ion crom (III) cho màu đỏ tím.

Iodid
- Dung dịch chế phẩm được acid hóa bằng acid nitric loãng và thêm bạc nitrat sẽ xuất hiện tủa
vàng lổn nhổn. Tủa được lọc và rửa sạch để loại bỏ hết acid, phân tán trong nước và thêm dung
dịch amoniac, tủa không tan. Acid nitric để thêm vào ban đầu để đảm bảo môi trường thử có tính
acid tránh xuất hiện tủa AgOH và AgO, có thể gây dương tính giả.

I- + AgNO3  AgI (tủa) + NO3-

- Dung dịch chế phẩm được thêm vài giọt sắt (III) clorid, acid hydroclorid và 1 ml cloroform. Lắc,
để yên, lớp cloroform có màu tím. Ion sắt (III) có tính oxy hóa, oxy hóa ion iodid thành iod phân
tử tan trong lớp cloroform cho màu tím.

2 Fe3+ + 2 I-  2 Fe2+ + I2

Kali (muối)
- Dung dịch chế phẩm không được tạo tủa với dung dịch natri carbonat, natri sulfid, nhưng tạo tủa
tinh thể trắng với dung dịch acid tartric đặc. Phản ứng giữa ion kali và acid tartric xảy ra do kali
bitartrat kém tan trong nước (độ tan 0,57 g/100 ml ở 20 oC).

K+ + HOOC-CHOH-CHOH-COOH  HOOC-CHOH-CHOH-COOK + H+

- Dung dịch chế phẩm cho tủa màu vàng hay da cam với thuốc thử cobaltinnitrit. Phản ứng tương
tự như ion amoni.

2 K+ + Na3[Co(NO2)6]  K2Na[Co(NO2)6] (tủa) + 2 Na+

Lactat
Dung dịch chế phẩm chứa một lượng tương đương với khoảng 5 mg acid lactic được hòa tan trong
5 ml nước, thêm 1 ml nước brom và 0,5 ml dung dịch acid sulfuric loãng. Đun nóng cách thủy đến
dung dịch trở nên không màu. Thêm 4 g amoni sulfat, trộn đều. Thêm từng giọt theo thành ống

TS. Hoàng Văn Hải


24

0,2 ml dung dịch có chứa 10% natri nitroprusiat trong dung dịch acid sulfuric 1 M và 1 ml amoniac
đậm đặc. Để yên 30 phút sẽ xuất hiện một vòng màu lục giữa bề mặt của hai chất lỏng. Acid lactic
bị oxy hóa bởi brom tạo thành acid pyruvic. Nhóm carboxylic của acid pyruvic không bền, dễ dàng
bị tách loại CO2 tạo thành acetaldehyd. Acetaldehyd cho phản ứng Simon với natri nitroprusiat.

Natri (muối)
- Dùng dây bạch kim hay đũa thủy tinh lấy một hạt chất thử hay một giọt chế phẩm đưa vào ngọn
lửa không mùa. Ngọn lửa sẽ nhuộm thành màu vàng. Nguyên tử natri khi bị kích thích sẽ phát xạ
ra ánh sáng màu vàng có bước sóng λ = 598 nm và 598,6 nm.

- Dung dịch chế phẩm không được tạo tủa với dung dịch kali carbonat, nhưng khi đun sôi với dung
dịch kali pyroantimonat, làm lạnh sẽ tạo tủa trắng.

2 Na+ + K2H2Sb2O7  Na2H2Sb2O7 (kém tan) + 2 K+

- Dung dịch chế phẩm cho tủa tinh thể trắng với thuốc thử methoxyphenylacetic khi được làm lạnh
bằng hỗn hợp nước đá trong 30 phút. Tủa này không tan khi dung dịch được đưa về nhiệt độ phòng.
Thêm amoniac loãng kết tủa tan hoàn toàn, thêm amoni carbonat tủa không tạo thành. Ion natri
tạo muối khó tan với acid methoxyphenylacetic theo tỷ lệ 1:2 khi làm lạnh. Khi thêm amoniac hỗn
hợp chuyển thành muối kép dễ tan trong nước.

Nitrat
- Dung dịch chế phẩm được thêm và trộn acid sulfuric, sau đó thêm từ từ (tránh trộn hỗn hợp) dung
dịch sắt (II) sulfat. Miền tiếp giáp sữa hai lớp chất lỏng có một vòng màu nâu. Trong môi trường
acid, sắt (II) bị oxy bởi nitrat thành hợp chất sắt (III); trong khi đó hợp chất nitrat bị khử thành
nitric oxid. Nitric oxid tạo phức với ion sắt (II) dư cho mày nâu.

2 HNO3 + 3 H2SO4 + 6 FeSO4  3 Fe2(SO4)3 + 2 NO + 4 H2O

[Fe(H2O)6]SO4 + NO  [Fe(H2O)5(NO)]SO4 + H2O

- Trộn 0,1 ml nitrobenzen với 0,2 ml acid sulfuric và một lượng chế phẩm, để yên trong 5 phút,
làm lạnh với nước đá, vừa lắc vừa thêm từ từ 5 ml nước, 5 ml dung dịch NaOH 10 M và 5 ml
aceton. Lắc rồi để yên, lớp chất lỏng ở trên có màu tím thẫm. Dưới xúc tác của acid sulfuric,
nitrobenzen bị nitro hóa thành m-dinitrobenzen.

TS. Hoàng Văn Hải


25

m-Dinitrobenzen phản ứng với aceton tạo ra sản phẩm màu tím (phản ứng Zimmermann). Đây là
phản ứng đặc trưng của các ceton có hydro ở vị trí carbon α. Nguyên tử hydro này linh động (có
tính acid yếu, pKa = 19) bị tách loại bởi kiềm mạnh tạo anion giàu điện tử. Hợp chất anion giàu
điện tử này tạo phức màu tím với m-dinitrobenzen nghèo điện tử (do 2 nhóm nitro hút điện tử
mạnh).

Phosphat
- Trung tính hóa chế phẩm chứa muối phosphat bằng acid nitric loãng hoặc natri hydroxyd, thêm
dung dịch bạc nitrat sẽ có tủa màu vàng. Màu của tủa không đổi khi đun sôi, tủa tan khi thêm dung
dịch amoniac 10 M. Phản ứng giữa ion bạc và ion phosphat tạo thành muối bạc phosphat kém tan
(Ksp = 8,89 x 10-17). Tủa này tan trong dung dịch amoniac tương tự như các muối bạc halide.

3 Ag + + PO43-  Ag3PO4

Ag3PO4 + 2 NH3  Ag3(NH3)2PO4

- Dung dịch chế phẩm được acid hóa bằng acid nitric cho tủa vàng với dung dịch amoni molybdat.

PO43- + 12 (NH4)2MoO4 + 24 H+  (NH4)3PO4.12MoO3 + 12 H2O

Salicylat
- Dung dịch chế phẩm cho màu tím với thuốc thử sắt (III) clorid. Màu tím không bị mất khi thêm
acid acetic.

- Nitroso hóa acid salicylic bằng natri nitrit và acid acetic. Sản phẩm thu được tạo phức có màu
đặc trưng với ion kim loại như với đồng (II) sulfat cho màu đỏ. Sản phẩm nitroso acid salicylic là
acid 5-nitrososalicylic hỗ biến sang dạng quinoimin có khả năng tạo phức màu với ion kim loại
(phản ứng Millon).

TS. Hoàng Văn Hải


26

Sulfat
- Dung dịch chế phẩm được acid hóa bằng acid hydroclorid loãng và thêm dung dịch bari clorid,
tủa trắng hình thành.

Ba2+ + SO42-  BaSO4 (tủa)

- Thêm 0,1 ml dung dịch iod 0,05 M vào hỗn hợp ở phản ứng trên, hỗn hợp giữ nguyên màu vàng
(phân biệt với ion sulfit và dithionit), nhưng mất màu nếu thêm từng giọt dung dịch thiếc (II) clorid
(phân biệt với iodat). Đun sôi hỗn hợp không tạo thành tủa có màu (phân biệt với selenat và
tungsat). Sulfit và dithionit đều có khả năng tạo tủa ít tan màu trắng với muối bari, để phân biệt
với ion sulfat dung dịch iod được thêm vào hỗn hợp tủa. Sulfit và dithionit có tính khử, khử hóa
iod phân tử có màu thành ion iodid không màu. Ion sulfat không có tính khử nên không làm mất
màu dung dịch iod.

SO32- + I2 + H2O  SO42- + 2 I- + 2 H+

S2O42- + 3 I2 + 4 H2O  2SO42- +6I- + 8 H+

Iod bị khử hóa bời thiếc (II) clorid thành ion iodid không màu. Nếu trong hỗn hợp có iodat, iodat
oxy hóa lại ion iodid thành iod phân tử có màu. Khi có mặt ion selenat sẽ xuất hiện tủa đỏ của
selen nguyên tử, trong khi đó ion tungstat cho tủa màu xanh lục.

Sn2+ + I2  Sn4+ + 2 I-

IO3- + 5I- + 6 H+  3 I2 + 6 H2O

Tartrat
- Hòa tan 15 mg chế phẩm trong 5 ml nước hoặc dùng 5 ml dung dịch chế phẩm. Thêm 0,05 ml
dung dịch sắt (II) sulfat 1% và 0,05 ml dung dịch hydrogen peroxyd 10%, màu vàng không bền
vững được tạo thành. Sau khi màu vàng biến mất, thêm từng giọt dung dịch natri hydroxyd 2 M,
xuất hiện màu tím hay đỏ tía. Hydrogen peroxid oxy hóa acid tartaric khi có mặt ion sắt (II) tạo
thành acid dihydrofumaric và ion sắt (II) chuyển thành ion sắt (III) có màu vàng. Hai sản phẩm
này kết hợp nhanh với nhau tạo thành phức có màu tím trong môi trường kiềm.

H2O2 + Fe2+  Fe3+ + OH- + OH.

TS. Hoàng Văn Hải


27

- Thêm 0,1 ml dung dịch kali bromid 10 %, 0,1 ml dung dịch resorcinol và 3 ml dung dịch acid
sulfuric vào 0,1 ml dung dịch chế phẩm (có chứa lượng tartrat tương đương với khoảng 15 mg
acid tartaric). Đun nóng cách thủy từ 5 tới 10 phút xuất hiện màu lam đậm. Làm lạnh và đổ hỗn
hợp vào nước, màu chuyển qua đỏ. Acid tartaric bị loại bỏ carbon dioxid, carbon monoxid và
nước thành glycolaldeyd và bị oxy hóa thành acid glyoxylic. Acid glyoxylic hoạt động như một
aldehyd, ngưng tụ với resorcinol thành phẩm diphenylmethan. Phẩm này đóng vòng tạo ester nội
phân tức thì, và bị bromo oxy nihóa cho ra sản phẩm ở dạng muối oxoni có màu lam đậm trong
môi trường acid sulfuric. Khi pha loãng với nước, màu đỏ nguyên bản của phẩm xuất hiện (phản
ứng Pesez).

2.2. Kiểm nghiệm nhóm chức alcol


2.2.1. Tính chất chung
- Các hợp chất có chứa nhóm chức hydroxy thường làm tăng tính phân cực và tham gia liên kết
hydro với phân tử nước do đó làm tăng độ tan trong nước so với các hợp chất tương ứng không
chứa nhóm hydroxy.

- Nhóm alcohol không hấp thụ ánh sáng ở bước sóng trên 200 nm nên không định tính, định lượng
các alcol mạch thẳng, nhánh bằng phương pháp đo UV. Các alcol mạch ngắn như methanol,
ethanol được dùng làm dung môi trong các phép đo UV.

TS. Hoàng Văn Hải


28

2.2.2. Kiểm nghiệm alcol đơn chức


a. Phản ứng tạo ester

Khi alcol và acid carboxylic được đun nóng với xúc tác acid sulfuric đặc, ester và nước được hình
thành. Ester thường có mùi đặc trưng có thể dùng để định tính alcol. Ethanol có thể định tính theo
phương pháp này cách cách tạo ra ethyl acetat có mùi đặc trưng.

b. Phản ứng oxi hóa

Alcol bị oxy hóa bởi các chất có tính oxy hóa mạnh như kali permanganat, kali bicromat tạo
alhehyd, ceton hay acid carboxylic tương ứng. Có thể định tính alcohol thông qua các sản phẩm
oxy hóa này (xem mục 2.4 và 2.6). Về chuyên luận có thể tham khảo chuyên luận ethanol trong
dược điển VN 5.

2.2.3. Kiểm nghiệm alcol đa chức


a. Phản ứng tạo phức

Các polyalcol có nhóm OH liền kề có thể định tính bằng việc tạo phức xanh thẫm với đồng
hydroxyd.

b. Phản ứng oxy hóa

Tương tự như alcol đơn chức.

2.3. Kiểm nghiệm phenol


2.3.1. Tính chất chung
- Các dẫn chất phenol có tính acid yếu với giá trị pKa khoảng 10, do đó các dẫn chất phenol có thể
tan trong dung dịch kiềm mạnh tạo muối phenolat.
OH ONa

+ NaOH + H2O

- Do nhóm OH đẩy điện tử vào vòng thơm theo hiệu ứng liên hợp p-π, dẫn đến vòng thơm giàu
điện tử đặc biệt là vị trí ortho và para. Vì vậy hợp chất phenol dễ bị oxy hóa (tính khử) trong không
khí tạo thành các hợp chất có màu, phản ứng với các chất oxy hóa, tham gia phản ứng thế ái điện
tử.

TS. Hoàng Văn Hải


29

- Do có vòng thơm nên dẫn chất phenol hấp thụ UV. Nhóm OH đẩy điện tử vào vòng làm bước
sóng hấp thụ cực đại của phenol (λmax = 270 nm) tăng lên so với benzen (λmax = 254 nm) (hiện
tượng dịch chuyển đỏ), và cường độ hấp thụ mạnh hơn.

- Muối phenonat đẩy điện từ vào vòng thơm mạnh hơn so với phenol do đó trong môi trường kiềm
dẫn chất phenol dễ bị oxy hóa hơn trong môi trường acid, bước sóng hấp thụ cực đại cũng lớn hơn
bước sóng hấp thụ cực đại của phenol trong môi trường acid hay trung tính. Các thuốc chứa nhóm
phenol thường phải bảo quản tránh ánh sáng, các tác nhân oxy hóa và điều chỉnh pH dung dịch về
trung tính hoặc acid.

- Các hợp chất polyphenol chứa nhiều nhóm hydroxy hơn nên càng dễ bị oxy hóa hơn, đặc biệt là
các chất chứa nhóm hydroxy ở vị trí ortho và para.

2.3.2. Các phản ứng dùng trong kiểm nghiệm


Phản ứng tạo phức với sắt (III)

- Đa số các hợp chất phenol đều tạo phức có màu với sắt (III) clorid. Môi trường acid nhẹ hay
trung tính xúc tác cho phản ứng. Khi các hợp chất có thêm nhóm thế ở vị trí ortho cũng có thể
tham gia tạo phức thì phức tạo thành bền vững và màu đậm hơn như trường hợp của acid salicylic.
Phức hợp này có cấu trúc khá phức tạp, để đơn giản phản ứng và cấu trúc phức hợp có thể biểu
diễn như sau:

- Màu của phức hợp tạo thành tùy thuộc vào các nhóm cấu trúc khác có trên vòng thơm nhưng
thường là màu tím đậm với hợp chất monophenol, màu lục với hợp chất o-diphenol, màu lam với
hợp chất m-phenol và màu đen đậm với hợp chất triphenol. Màu của phức hợp còn phụ thuộc vào
pH của môi trường như các hợp chất catechol (o-diphenol) thường cho lục ở pH < 4, cho màu tím
ở pH = 5-7 và cho màu đỏ ở pH > 9. Do tại pH cao, phenol chuyển thành dạng phenolat khả năng
tạo phức cao hơn nên màu của phức cũng thay đổi. Sơ đồ dưới minh họa màu phức hợp thay đổi
theo giá trị pH của catechol.

TS. Hoàng Văn Hải


30

- Phản ứng tạo phức hợp sắt (III)-phenol là phản ứng nhạy nên thường dùng để định tính các thuốc
có chứa nhóm phenol. Phản ứng này diễn ra nhanh, hoàn toàn và theo tỷ lệ các chất tham gia phản
ứng hằng định do đó có thể định lượng các phenol thông qua phép đo quang phức hợp tạo thành
như phép định lượng acid salicylic trong Dược điển Việt Nam 5.

- Tuy nhiên phản ứng trên không đặc hiệu, một số nhóm chức khác cũng tạo phức với ion sắt (III)
như hydroxamic, enol,…

Dược điển Việt Nam 5 định tính nguyên liệu levodopa như sau: Hòa tan 2 mg chế phẩm trong
2 ml nước và thêm 0,2 ml dung dịch sắt (III) clorid 1,3 %. Màu xanh lá cây xuất hiện và chuyển
thành màu tím ánh lam khi thêm 0,1 g hexamethylentetramin.

Dược điển Việt Nam 5 định tính levodopa trong viên nén như sau: Cân một lượng bột viên tương
ứng với 20 mg levodopa, thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M, lắc kỹ để hòa tan. Thêm 0,1
ml dung dịch sắt (III) clorid 5 %, dung dịch xuất hiện màu xanh lục. Chia đôi dung dịch vào 2 ống
nghiệm, một ống nghiệm thêm một lượng thừa dung dịch amoniac 5 M, xuất hiện màu tím; một
ống nghiệm thêm một lượng thừa dung dịch natri hydroxyd 5 M, xuất hiện màu đỏ.

Levodopa là một o-diphenol có khả năng tạo phức với ion sắt (III), tùy giá trị pH của môi trường
mà màu sắc phức hợp khác nhau: màu xanh ở pH acid, màu tím ở pH trung tính và kiềm yếu
(amonia hay hexamethylentetramin), màu đỏ ở pH kiềm mạnh (NaOH).

TS. Hoàng Văn Hải


31

Dược điển Việt Nam 5 định lượng acid salicylic trong thuốc mỡ benzosali như sau: Lấy chính
xác 5 ml dung dịch chứa acid salicylic vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch sắt (III) clorid
0,1% trong dung dịch acid nitric 0,1 % vừa đủ đến vạch. Lọc (nếu cần) để loại khỏi mủ trong bình,
rồi đo độ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng cực đại 530 nm, dùng dung dịch sắt (III) clorid
0,1 % trong dung dịch acid nitric 0,1 % làm mẫu trắng. Song song tiến hành đo độ hấp thụ dung
dịch chuẩn salicylic.

Phản ứng tạo phẩm màu azo với muối diazo

- Vị trí ortho và para của hợp chất phenol giàu điện tử nên dễ dàng tham gia phản ứng với muối
diazo tạo phẩm màu azo có màu đỏ cam. Phản ứng xảy ra theo cơ chế ái điện tử, do đó mật độ điện
tử trên vòng phenol càng cao phản ứng càng dễ xảy ra. Do đó các phenol thường ở dạng muối
phenolat.

- Phản ứng tạo phẩm màu azo có thể tạo ra sản phẩm ở vị trí ortho hay para tùy thuộc vào từng
hợp chất.

- Phản ứng dùng để định tính dẫn chất phenol cũng như để định tính dẫn chất amin thơm bậc 1.
Khi định tính amin thơm bậc 1 các dược điển hay dùng thuốc thử naphthanol trong kiềm.

Phản ứng Berthelot

- Thuốc thử Berthelot là phenol trong natri hypoclorid ở môi trường kiềm. Ban đầu, thuốc thử trên
được dùng để định tính amino nhưng sau đó còn được dùng để định lượng các amin (như metformin)
và phenol khác. Phản ứng như diễn ra như sau:

TS. Hoàng Văn Hải


32

NH3 + NaOCl  NH2Cl + NaOH

- Thực tế hay sử dụng dicloroquinonclorimid để định tính các hợp chất phenol.

Dược điển Việt Nam 5 định tính pyridoxin hydroclorid bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Các
vết được quan sát bằng việc phun dung dịch dicloroquinonclorimid 0,1 % trong ethanol 96%.

Phản ứng oxy hóa

- Do vòng thơm của hợp chất phenol giàu điện tử nên dễ dàng bị oxy hóa bởi oxy không khí, các
chất oxy hóa như kali permanganat, kali bicromat,.... Các hợp chất diphenol đặc biệt là o-diphenol,
p-diphenol còn dễ bị oxy hóa hơn bị oxy hóa bởi các chất oxy hóa yếu hơn như ion sắt (III), iod,
thuốc thử Fehling, thuốc thử Tollen (AgNO3/NH3).

- Sản phẩm của phản ứng oxy hóa phenol trên chỉ là phản ứng bước đầu, trong nhiều trường hợp
các sản phẩm này phản ứng với nhau hay phản ứng với phenol ban đầu tạo ra các sản phẩm có cấu
trúc phức tạp.

- Phản ứng oxy hóa được sử dụng để tính các hợp chất phenol, định lượng bằng phép đo oxy khử.

Dược điển Việt Nam 5 định tính adrenalin trong chế phẩm thuốc tiêm như sau: Lấy 10 ml chế
phẩm, thêm 2 ml dung dịch dinatri hydrophosphat 10 %, thêm dung dịch iod-iodid vừa đủ để có
màu nâu và thêm từng giọt dung dịch natri thiosulfat 0,1 M để loại bỏ lượng thừa iod, sẽ xuất hiện
màu đỏ.

TS. Hoàng Văn Hải


33

Adrenalin là một dẫn chất của o-phenol bị oxy hóa bởi iod tạo 1,2-benzoquinon dễ dàng bị đóng
vòng oxy hóa tạo adrenocrom có màu đỏ. Để tránh màu đỏ nâu của iod dư gây dương tính giả phải
dùng natri thiosulfat để loại iod thừa.

Dược điển Việt Nam 5 định lượng paracetamol theo phương pháp oxy hóa khử dựa vào tính
khử của 4-aminophenol, một sản phẩm phân hủy của paracetamol: Hòa tan 0,300 g chế phẩm
trong hỗn hợp gồm 10 ml nước và 30 ml dung dịch acid sulfuric loãng. Đun sôi hồi lưu trong 1 h,
làm lạnh và pha loãng thành 100,0 ml nước. Lấy 20,0 ml dung dịch, thêm 40 ml nước, 40 g nước
đá, 15 ml dung dịch acid hydroclorid loãng và 0,1 ml dung dịch feroin. Định lượng bằng dung
dịch amoni ceri sulfat 0,1 M cho đến khi xuất hiện màu vàng lục. Song song tiến hành mẫu trắng
với cùng điều kiện.

Paracetamol được thủy phân trong môi trường acid ở nhiệt độ cao tạo ra 4-aminophenol. 4-
Aminophenol có tính khử tương tự như p-diphenol bị oxy hóa bởi Ce4+ (amino ceri sulfat). Ion
ceri (IV) dư oxy hóa Fe2+ trong feroin thành dạng Fe3+ cho màu vàng lục.

Phản ứng ngưng tụ với aldehyd

- Tương tự như phản ứng tạo phẩm màu azo, các dẫn chất phenol ngưng tụ với aldehyd dưới xúc
tác acid tạo sản phẩm có màu dùng để định tính. Thông thường hay dùng hỗn hợp formadehyd
trong acid sulfuric (thuốc thử Marquis) để định tính phenol. Phản ứng diễn ra theo cơ chế ái điện
tử trên vòng thơm. Vị trí tham gia ngưng tụ là vị trí giàu điện tử ortho hoặc para. Sản phẩm ban
đầu (sơ đồ dưới) tiếp tục bị oxy hóa thành hợp chất có màu.

TS. Hoàng Văn Hải


34

Dược điển Việt Nam 5 định tính morphin hydroclorid như sau: Thêm 0,5 ml dung dịch
formaldehyd trong acid sulfuric (TT) vào khoảng 1 mg chế phẩm đã được nghiền trong đĩa sứ.
Màu đỏ tía sẽ xuất hiện và biến thành màu tím.

Trong phân tử morphin có cấu trúc phenol và nguyên tử oxy ở vòng epoxy đẩy điện tử vào vòng
thơm cũng đóng vai trò tương tự như một nhóm phenol thứ hai. Phản ứng ngưng tự xảy ra ở vị trí
ortho và para của hai nhóm thế đó.

TS. Hoàng Văn Hải


35

Phản ứng ngưng tụ với cloroform

- Một số phenol tham gia phản ứng ngưng tụ với cloroform trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất
có màu. Phản ứng xảy ra theo cơ chế ái nhân trên vòng thơm tương tự phản ứng ngưng tụ với
aldehyd ở trên. Môi trường kiềm làm tăng mật độ điện tử trên vòng thơm đẩy nhanh tốc độ phản
ứng.

2.4. Kiểm nghiệm aldehyd, ceton, nhóm carbonyl


2.4.1. Tính chất chung
- Nhóm aldehyd là một nhóm chức hoạt động dễ tham gia phản ứng với các đại phân tử trong tế
bào nên nhìn chung ít xuất hiện trong phân tử thuốc. Ngược lại nhóm ceton hiện diện nhiều hơn
trong phân tử thuốc.

- Aldehyd và ceton đều mang nhóm carbonyl là nhóm phân cực, dễ tham gia vào các phản ứng thế
ái nhân. Nhóm chức này cũng là nhóm hút điện tử nên ảnh hưởng tới tính acid, base của các nhóm
chức liền kề. Trong phân tử thuốc thường có các ảnh hưởng sau:

+ Tăng tính acid của nhóm hydroxy liên hợp như trường hợp warfarin hay acid ascorbic. Nhóm
hydroxy có tính acid rất yếu (pK = 15) trong khi đó nhóm hydroxy của warfarin và acid ascorbic
có giá trị pKa lần lượt là 5,56 và 4,1.

+ Tăng tính acid của các nhóm NH. Bình thường nhóm NH có tính base, khi thêm 01 nhóm
carbonyl liền kề như trong trường hợp nhóm amid (NHCO) thì nhóm NH có tính acid rất yếu (pKa
~ 25); khi thêm tiếp 01 nhóm carbonyl như trường hợp imid (CONHCO) thì nhóm NH có tính acid
yếu (pKa ~8). Thuốc chứa nhóm imid như nhóm thuốc barbiturat.

+ Tính acid của carbon α: Do hiệu ứng cảm ứng I- và hiệu ứng siêu liên hợp, nguyên tử hydro gắn
với carbon α trở nên linh động. Như trường hợp aceton có pKa = 19.

TS. Hoàng Văn Hải


36

2.4.2. Các phản ứng dùng trong kiểm nghiệm


Phản ứng tạo ngưng tụ với amin

Các hợp chất aldehyd và ceton ngưng tụ với amin tạo imin và nước theo cơ chế ái nhân. Phản ứng
được xúc tác bởi một lượng nhỏ acid (có tác dụng hoạt hóa nhóm carbonyl).

Tùy thuộc vào nhóm “amin” khác nhau, sản phẩm ngưng tụ tạo thành sẽ khác nhau:

“Amin” tham gia phản ứng Sản phẩm


Cấu trúc Tên Cấu trúc Tên
R-NH2 Amin thẳng bậc nhất R1R2C=NR’’ Imin (bsse Schiff)
NH2-NH2 Hydrazin R1R2C=N-NH2 Hydrazon
OH-NH2 Hydroxylamin R1R2C=N-OH Oxim
Ar-NH-NH2 Arylhydrazin R1R2C=N-Ar Arylhydrazon
NH2-NH-(C=O)-NH2 Semicarbazid R1R2C=N-NH-(C=O)- Semicarbazon
NH2

- Sản phẩm thu thường ở dạng kết tinh, có màu vàng, cam hoặc đỏ và được dùng để tính ceton.
Ngoài ra, ceton có thể định tính thông qua việc đo nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm tạo thành.
thuốc thử hay được sử dụng để định tính ceton là hydrazin hay phenylhydrazin.

Dược điển Việt Nam 5 định tính cortison trong viên nén cortison như sau: Lấy một lượng bột
viên tương ứng với khoảng 30 mg cortison acetat, thêm 15 ml cloroform, khuấy kỹ 15 phút và lọc.
Bay hơi dịch lọc đến khô khi cách thủy. Hòa tan 1 mg cắn 10 ml methanol. Lấy 1 ml dng dịch thêm
8ml dung dịch phenylhydrazin sulfat mới pha, đun nóng ở 70 oC trong 15 phút. Xuất hiện màu
vàng.

TS. Hoàng Văn Hải


37

Phản ứng oxy hóa

- Aldehyd có tính khử dễ bị oxy hóa bởi các chất có tính oxy hóa, trong khi đó ceton có tính oxy
khử yếu hơn chỉ bị oxy hóa bởi các chất có tính oxy mạnh. Thực tế thuốc thử Tollens (AgNO 3/NH3)
và Fehling hay được sử dụng để định tính các thuốc mang cấu trúc aldehyd.

- Phản ứng của aldehyd với thuốc thử Tollen tạo ra bạc nguyên tử màu xám hoặc trắng bạc:

RCHO + 2 [Ag(NH3)2]+ + 2 OH-  RCOOH + 2 Ag (tủa) + 4 NH3 + H2O

- Phản ứng của aldehyd với thuốc thử Fehling tạo ra tủa đồng (I) oxid có màu đỏ. Phản ứng có thể
trình bày đơn giản theo sơ đồ sau:

RCOH + 2 Cu2+ + 4OH-  RCOOH + Cu2O (tủa nâu đỏ) + H2O

Dược điển Việt Nam 5 định tính glucose bằng thuốc thử Fehling như sau: Hòa tan 0,2 g chế
phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml thuốc thử Fehling, đun đến sôi sẽ xuất hiện tủa màu đỏ nâu.

Phản ứng Zimmermann

Phản ứng Zimmermann là phản ứng của các hợp chất có chứa nhóm ceton với thuốc thử
Zimmerman (m-dinitrobenzen/KOH). Ceton phải có hydro không thế ở carbon α và không có
nhóm chức nào có tính acid mạnh hơn và ở gần nhóm ceton. Sản phẩm phản ứng thường có màu
tím đặc trưng và dùng dể định tính muối nitrat (xem mục 2.1) và ceton.

Dược điển Việt Nam 5 định tính haloperidol như sau: Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 5
ml ethanol. Thêm 0,5 ml dung dịch dinitrobenzen và 0,5 ml dung dịch kali hydroxyd 2 M trong
ethanol. Có màu tím xuất hiện và chuyển sang nâu đỏ sau 20 phút.

2.5. Kiểm nghiệm amin


2.5.1. Tính chất chung
- Amin là dẫn chất hữu cơ của amonia trong đó một hoặc nhiều nguyên tử hydro được thay thế bởi
nhóm alkyl hoặc aryl.

- Bậc của amin được xác định bằng số nguyên tử carbon liên kết trực tiếp với nguyên tử ni tơ.
Amin bậc 1 có một nhóm thế, amin bậc 2 có 2 nhóm thế, amin bậc 3 có 3 nhóm thế và muối
amonium bậc 4 khi 4 nhóm hydro đều được thay thế.

Amonia Amin bậc 1 Amin bậc 2 Amin bậc 3 Muối amin bậc 4

TS. Hoàng Văn Hải


38

NH3 R-NH2 R-NH-R’

- Tùy thuộc vào nhóm thế trên ni tơ, amin được phân loại thành amin thơm khi có ít nhất một nhóm
thế là aryl và alkyl amin khi các nhóm thế là alkyl.

Tính base

Amin có một cặp điện tử tự do có khả năng nhận H+ nên có tính base. Tính chất base của nguyên
tử ni tơ phụ thuộc nhiều yếu tố (xem mục 1.4). Cần chú ý rằng trong phân tử thuốc, nguyên tử ni
tơ chỉ thể hiện tính base đáng kể khi nó là aliphaltic amin, amin thơm, amin dị vòng. Các trường
hợp khác nguyên tử ni tơ không còn tính base, một số trường hợp NH còn thể hiện tính acid yếu
như trong trường hợp của amid, imid, hay dẫn chất vòng indol. Tính base của hợp chất chứa ni tơ
và các giá trị pKa tương ứng xem ở mục 1.4.2.

Tính base được ứng dụng:

- Tạo muối dễ tan trong nước có thể dùng để pha chế dung dịch thuốc, thuốc tiêm tĩnh mạch.

- Tạo muối, tăng độ bền của dược chất

- Định tính (mục 2.5.2)

- Định lượng (mục 1.4.1 và 2.5.2)

2.5.2. Các phản ứng dùng trong kiểm nghiệm


Phản ứng với thuốc thử chung của alkaloid

Các base ni tơ cho phản ứng với thuốc thử chung của alkaloid cho tủa màu đặc trưng thường dùng
để định tính. Một số trường hợp có thể dùng để định lượng. Nguyên tắc chung là hình thành cặp
ion giữa ion alkaloid và các ion âm thuốc thử. Các phản ứng hay được dùng là:

- Thuốc thử Mayer (K2HgI4) cho tủa trắng hay vàng nhạt, màu cream.

[R3NH]+X- + K2HgI4  [R3NH]+K+HgI4 + KX

- Thuốc thử Dragendroff cho tủa màu cam

[R3NH]+X- + KBiI4  [R3NH]+BiI4 + KX

- Thuốc thử Bouchardat cho tủa màu nâu

[R3NH]+X- + KI3  [R3NH]+I3 + KX

- Phản ứng với acid picric cho tủa màu vàng

TS. Hoàng Văn Hải


39

Phản ứng với thuốc thử Ninhydrin

Amin bậc nhất, bậc hai cho phản ứng với thuốc thử Ninhydrin ở nhiệt độ cao, sản phẩm tạo ra có
màu tím.

Phản ứng diazonium hóa

Phản ứng diazoni hóa là phản ứng của amin với acid nitrous. Acid nitrous rất kém bền vững nên
thường được điều chế ngay trong quá trình sử dụng bằng phản ứng giữa natri nitrit và acid, thường
là acid hydrocloric. Các amin đều phản ứng với acid nitrous, tùy vào bậc amin mà cho sản phẩm
khác nhau.

Aliphatic amin bậc 1 phản ứng với acid nitrous tạo muối diazonium rất không bền, ngay lập tức bị
phân hủy ra khí ni tơ và carbacation. Carbacation thường chuyển thành alcol, ether hoặc olefin.

Amin bậc 2 (cả aliphalic và amin thơm) phản ứng với acid nitrous tạo N-nitrosamin. Nitrosamin
là tác nhân gây ung thư mạnh.

Aliphatic amin bậc 3 cho muối với acid nitrous, trong khi đó amin thơm bậc 3 thường tạo thành
sản phẩm thế nitroso trên vòng thơm.

Amin thơm bậc nhất phản ứng với acid nitrous tạo muối diazoni bền vững. Muối diazoni này phản
ứng với các hợp chất thơm hoạt động (dẫn chất phenol hay anilin) tạo thành phẩm màu azo. Phản
ứng này dùng để:

- Định tính amin thơm bậc nhất. Hợp chất thơm hoạt động hay được sử dụng nhất là β-naphtol
trong kiềm hoặc naphthylethylendiamin dihydroclorid. Cần chú ý rằng các đa số amin đều phản
ứng với acid nitrous nhưng trong phép thử định tính các dược điển chỉ sử dụng phản ứng này để
dịnh tính amin thơm bậc nhất do sản phẩm tạo thành cuối cùng có màu và tủa đặc trưng (thường
là màu đỏ).

- Định lượng các hợp chất amin thơm bằng phép đo nitrit.

Phản ứng của muối diazoni với naphthanol

TS. Hoàng Văn Hải


40

Phản ứng của muối diazoni với naphthylethylendiamin dihydroclorid.

Dược điển VN 5 định tính furosemid nguyên liệu như sau: Hòa tan khoảng 25 mg chế phẩm trong
10 ml ethanol 96%. Trộn 5 ml dung dịch thu được với 10 ml nước. Lấy 0,2 ml dung dịch thu được
thêm 10 ml dung dịch acid hydroclorid 2M và đun hồi lưu 15 phút. Để nguội và thêm 18 ml dung
dịch natri hydroxyd 1 M và 1 ml dung dịch natri nitrit 0,5 %. Để yên 3 phút, thêm 2 ml dung dịch
acid sulfamic 2,5 % và trộn đều. Thêm 1 ml dung dịch naphthylethylendiamin dihydroclorid 0,5 %.
Màu đỏ tím xuất hiện.

Furosemid không bền vững trong môi trường acid, khi đun nóng với acid hydroclorid, furosemid
bị thủ phân giải phóng ra amin thơm bậc nhất. Lượng acid thừa được trung hòa một phần bằng
dung dịch natri hydroxyd. Lượng acid còn lại chuyển muối natri nitrit thành acid nitrous tham gia
phản ứng tạo muối diazoni với amin thơm. Muối diazoni phản ứng với naphthylethylendiamin
dihydroclorid tạo thành sản phẩm có màu đỏ tím.

Dược điển VN 5 định tính thuốc tiêm procain hydroclorid như sau: Chế phẩm được thêm 1 giọt
acid hydroclorid và 1 giọt dung dịch natri nitrit 10 %, sau 1 đến 2 phút thêm 1 ml dung dịch 2-
naphtol trong kiềm, lắc đều, sẽ có tủa đỏ.

Dược điển VN 5 tiến hành định lượng procain hydroclorid nguyên liệu như sau (phép đo nitrit):
Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydroclorid 2M, thêm 3 g kali bromid. Làm

TS. Hoàng Văn Hải


41

lạnh trong nước đá và chuẩn độ bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M. Xác định điểm kết thúc bằng
phương pháp chuẩn độ đo ampe.

Phản ứng oxy hóa

Các hợp chất amin đặc biệt là amin thơm nhạy cảm với quá trình oxy hóa. Do amin là nhóm đẩy
điện tử vào vòng thơm làm giàu hóa điện tử trên vòng thơm dẫn đến hợp chất này có tính khử, dễ
dàng bị oxy hóa. Sản phẩm thường là dẫn chất của benzoquinon và các phản ứng trùng hợp bậc
cao hơn.

Kết quả của quá trình này gồm:

- Các hợp chất amin thơm dễ dàng bị oxy hóa, trở nên đậm màu trong không khí, ánh sáng. Trong
bảo quản, pha chế phải tránh ánh sáng (dùng vật đựng tối màu), tránh không khí và thường điều
chỉnh pH dung dịch về môi trường acid. Trong môi trường acid, nhóm amin thơm chuyển thành
muối mang điện tích dương làm mất khả năng đẩy điện tử do đó bền hóa hợp chất.

- Ứng dụng trong định tính: Chế phẩm amin thơm làm mất màu các chất oxy hóa như KMnO 4,
K2Cr2O7, hay sản phẩm của quá trình oxy hóa cho màu. Sự thay đổi màu này dùng để định tính
chế phẩm chứa nhóm amin thơm.

- Định lượng: Bằng các phép đo oxy hóa khử. Phép đo thông dụng hay dùng trong kiểm nghiệm
hóa dược là đo Ceri.

Dược điển VN 5 định tính procain hydroclorid nguyên liệu như sau: Thêm 2 ml nước, 0,5 ml dung
dịch acid sulfuric 1 M vào dung dịch chế phẩm, lắc đều và thêm 1 ml dung dịch kali permanganat
0,1 %. Màu biến mất ngay.

Nhóm amin thơm của procain dễ dàng bị oxy bởi kali permanganat. Trong môi trường acid, Mn 7+
có màu tím bị khử hóa thành Mn2+ gần như không màu trong ở nồng độ loãng.

Dược điển VN định tính paracetamol nguyên liệu như sau (phương pháp đo Ceri): Hòa tan 0,300
g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml nước và 30 ml dung dịch acid sulfuric loãng. Đun sôi hồi
lưu trong 1 h, làm lạnh và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 20,0 ml dung dịch, thêm 40

TS. Hoàng Văn Hải


42

ml nước, 40 g nước đá, 15 ml dung dịch acid hydrocloric loãng và 0,1 ml dung dịch feroin. Định
lượng bằng dung dịch amoni ceri sulfat 0,1 M cho đến khi xuất hiện màu vàng lục.

Nhóm amid trong phân tử paracetamol bị thủy phân trong môi trường acid sulfuric, đun nóng giải
phóng 4-aminophenol có tính khử mạnh. 4-Aminophenol phản ứng với Ce 4+ tạo thành Ce3+, ion
Ce4+ dư oxy hóa chỉ thị feroin từ dạng khử có màu đỏ sang dạng oxy hóa có màu xanh.

Phản ứng với aldehyd hay ceton

Amin phản ứng với aldehyd và ceton tạo sản phẩm imin. Khi phản ứng với aldehyd thơm như p-
dimethylaminobenzaldehyd thường tạo sản phẩm tủa và có màu dùng để định tính amin hoặc thử
giới hạn tạp chất.

Phản ứng nitro hóa

Do hiệu ứng liên hợp p-π của nhóm amin, điện tử được đẩy vào vòng thơm đặc biệt là vị trí ortho
và para. Kết quả là vòng thơm dễ tham gia phản ứng thế ái điện tử hơn, sản phẩm được thế ở vị trí
ortho và para. Tính chất hóa học này được ứng dụng để định tính các dẫn chất amin bằng phản ứng
nitro hóa.

Dược điển Anh 2019 định tính lidocain nguyên liệu như sau: Trong 5 mg lidocain được thêm 0,5
ml dung dịch acid nitric khói. Cô cận đên khô trên bể cách nhiệt, làm lạnh, hòa tan lại trong 5 ml
aceton. Thêm 0,2 ml dung dịch KOH trong cồn. Màu xanh lục xuất hiện.

Lidocain chứa nhóm hoạt hóa amin dưới tác dụng của acid nitric khói tạo ra sản phẩm thế dinitro.
Sản phẩm thế này tham gia phản ứng với aceton theo cơ chế phản ứng Zimmermann tạo sản phẩm
có màu xanh lục (xem phần aldehyd, ceton).

2.6. Kiểm nghiệm acid carboxylic


2.6.1. Tính chất chung
Các acid carboxylic có tính acid yếu với giá trị pKa ~ 5. Tính chất này được ứng dụng

- Tạo muối dễ tan trong nước với kiềm, dùng trong pha chế dung dịch thuốc hay thuốc tiêm tĩnh
mạch.

- Tạo ester với alcohol. Các acid carboxylic thường tồn tại ở dạng ion âm ở pH sinh lý nên khả
năng vận chuyển qua màng kém, một số có mùi vị khó chịu hoặc gây kích ứng hệ tiêu hóa nên
thường được chuyển thành dạng ester. Khi vào trong cơ thể ester được thủy phân thành acid
carboxylic là dạng hoạt động dưới tác dụng của các esterase. Một số trường hợp tạo ester để tiêm

TS. Hoàng Văn Hải


43

dưới da, hoặc tiêm bắp có tác dụng kéo dài. Do ester thường có độ tan thấp trong nước, nên nó
đóng vai trò như một kho dữ trữ thuốc, thuốc được giải phóng từ từ và thủy phân thành dạng hoạt
động.

ROH Esterase
Drug COOH Drug COOR Drug COOH

Nhiều thuốc lưu hành trên thị trường hiện nay là dạng tiền chất ester như các statin, fibrat.

2.6.2. Các phản ứng kiểm nghiệm


Phản ứng với Fe3+

Một số dẫn chất của acid carboxylic có thể phản ứng với ion Fe 3+ cho màu và tủa màu.

RCOOH + Fe3+  (RCOO)3Fe + H+

Định lượng bằng phép đo base

Do có tính acid yếu, các acid carboxylic có thể định lượng bằng phép đo base (trung hòa) hay đo
base trong môi trường khan.

2.8. Kiểm nghiệm một số nhóm chức khác


2.8.1. Ester
- Ester có thể thủy phân trong kiềm thành acid carboxylic. Acid carboxylic tạo thành được định
tính bằng ion Fe3+. Cần chú ý rằng sản phẩm của phản ứng thủy phân là muối carboxylat, cần được
acid hóa để thu được acid carboxylic trước khi tiến hành định tính (tránh tạo tủa Fe(OH) 3 gây
dương tính giả).

RCOOR’ + NaOH  RCOONa + R’OH

RCOONa + H+  RCOOH + Na+

RCOOH + Fe3+  (RCOO)3Fe + H+

- Phản ứng thứ 2 hay được dùng là phản ứng với hydroxylamin. Ester phản ứng với hydroxylamin
hydroclorid trong môi trường kiềm tạo thành muối hydroxamat. Sau khi acid hóa để chuyển muối
thành acid hydroxamic có thể định lượng acid này bằng FeCl 3. Thường phản ứng cho màu đỏ đậm
đặc trưng.

RCOOR’ + NH2OH.HCl + 2NaOH  RCONHONa + R’OH + NaCl + H2O

RCONHONa + HCl  RCONHOH + NaCl

TS. Hoàng Văn Hải


44

R
HN
O O O
O
OH + Fe3+ O Fe NH
R N
H O O
R N R
H

- Ester có thể định lượng bằng phương pháp kiềm dư: Thông thương một lượng NaOH dư sẽ được
sử dụng để thủy phân ester. Lượng NaOH dư sẽ được định lượng bằng dung dịch HCl. Song song
tiến hành mẫu trắng. Lượng NaOH chênh lệch giữa mẫu thử và mẫu trắng là lượng NaOH tham
gia phản ứng thủy phân.

RCOOR’ + NaOH  RCOONa + R’OH

NaOH (dư) + HCl  NaCl + H2O

Chỉ thị sử dụng là phenolphthalein có khoảng pH chuyển màu ~ 8 để tránh RCOONa cũng phản
ứng với HCl. Acid acetylsalycilic được định lượng theo phương pháp này trong dược điển VN V.

2.8.2. Halogen hữu cơ


Các hợp chất halogen hữu cơ có thể được vô cơ hóa tạo ra ion halid. Các ion này có thể nhận biết
bằng muối bạc nitrat.

Các phương pháp vô cơ hóa thường hay sử dụng là nung nhiệt độ cao với muối natri carbonat, đun
với dung dịch NaOH đặc, hay với acid nitric đặc. Không sử dụng acid hydroclorid hay acid
sulffuric cho quá trình vô cơ hóa để tránh gây dương tinh giả.

2.8.3. Nitro thơm


Nitro thơm được khử hóa để tạo ra amin thơm bậc 1. Amin thơm bậc 1 được định tính bằng phản
ứng tạo phẩm mầu azo với β-naphtol trong kiềm.

Tác nhân khử hóa hay sử dụng là kẽm trong acid.

2.8.4. Amid
Amid được thủy phân trong kiềm ở nhiệt độ cao giải phóng amin và muối carboxylat tương ứng

RCONHR’ + NaOH  RCOONa + R’NH2

- Nếu amin giải phóng là amin thơm bậc nhất có thể định tính bằng phương pháp tạo phẩm màu
azo.

- Nếu amin giải phóng là amonia và các amin dễ bay hơn có thể định tính bằng mùi đặc trưng hoặc
giấy quỳ, chỉ thị vạn năng ẩm.

TS. Hoàng Văn Hải


45

2.8.5. Imid
Các imid xuất hiện nhiều trong nhóm thuốc thần kinh như nhóm an thần gây ngủ barbituric,
phenytoin,… Tính chất hóa học chung của nhóm imid là tính acid yếu (pK ~ 8) (xem phần 1.4.2).
Các tính chất của imid được ứng dụng:

- Tạo muối kiềm dễ tan trong nước được dùng để làm thuốc tiêm tĩnh mạch.

Cần chú ý rằng các imid là acid yếu hơn acid carbonic nên dung dịch muối của imid để lâu ngoài
không khí không bền vững dễ hấp thụ khí carbon dioxid giải phóng imid ở dạng acid không tan
trong nước gây vẩn đục dung dịch và nguy hiểm khi sử dụng. Do đó với các chế phẩm này thường
chỉ chuẩn bị dung dịch ngay trước khi sử dụng.

- Tạo muối tủa màu với các ion kim loại nhóm B như đồng cobal, bạc,…

- Thủy phân trong kiềm đặc nóng giải phóng amonia

2.9. Một số phương pháp định lượng hóa học hay sử dụng trong hóa dược
2.9.1. Phép định lượng acid-base trong môi trường khan
2.9.2. Các phương pháp định lượng oxy-khử
Phương pháp đo iod

Phương pháp đo Ceri

Phương pháp đo nitrit

TS. Hoàng Văn Hải

You might also like