Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

NỘI DUNG KHÁI QUÁT

1. Khái lược các quan điểm triết học về


con người trong lịch sử
2. Quan điểm TH Mác - Lênin về con người
3. Vấn đề con người trong tư tưởng triết
học Hồ Chí Minh
4. Vấn đề phát huy nhân tố con người
trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay
1. Khái lược các quan điểm triết học về
con người trong lịch sử
a. Quan điểm triết học phương Đông về
con người
- Trong lịch sử tư tưởng triết học phương
Đông đã có nhiều quan điểm khác nhau
về nguồn gốc con người.
• Theo quan điểm duy tâm, tôn giáo, con
người do một vị thần tối cao sinh ra và chịu
sự điều khiển của vị thần đó (trong Kinh
Veda; Thuyết mệnh trời của Khổng Tử).
• Theo quan điểm duy vật mộc mạc, con
người do Thái cực, Ngũ hành hoặc do nước,
lửa, khí… tạo thành (quan niệm của Tuân
Tử; Lão Tử; Phật giáo không thừa nhận
đấng sáng thế tạo ra con người).
- Triết học phương Đông đã có những
quan điểm khác nhau về bản chất con
người.
• Phật giáo coi con người khác con vật là có
tâm và có thức.
• Nho giáo tìm bản chất con người ở phương
diện đạo đức, đồng thời cho rằng con người
khác con vật ở chỗ biết hợp quần.
• Đạo giáo coi con người là một bộ phận của
TN và thần bí hóa bản chất XH của con
người.
- Tính người là một khía cạnh thuộc bản
chất con người được quan tâm bàn đến.
• Phật giáo cho rằng tính người có hai thuộc
tính: tính Phật và tính trần tục.
• Khổng Tử cho rằng tính người gần nhau,
do tập nhiễm mà xa nhau; có thiện, có ác.
• Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là
thiện, do không biết tu dưỡng và ảnh hưởng
của tập quán mà trở nên ác, qua tu dưỡng có
thể giữ được cái tốt.
• Tuân Tử cho rằng bản tính con người là ác,
và có thể cải biến được cái ác trở thành tốt.
• Đổng Trọng Thư chia tính người làm ba
loại: toàn thiện; có thiện, có ác; chỉ có ác.
• Cáo Tử cho rằng tính người không thiện
cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn
cảnh và giáo dục tạo ra.
• Hàn Phi Tử cho rằng tính người là ích kỉ,
cá nhân, vụ lợi.
b. Quan điểm triết học phương Tây trước
Mác về con người
- Thời kì cổ đại, cả TH duy vật và TH duy tâm
đều có quan niệm khác nhau về con người.
• Theo quan niệm của các nhà triết học tự
nhiên, con người là một bộ phận cấu thành
của thế giới, là một bản nguyên vật chất xác
định. Democritus cho rằng mọi sinh vật đều
có cấu tạo từ nguyên tử, linh hồn con người
cũng là vật chất, được cấu tạo từ nguyên tử.
• Chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại đã có những
quan niệm khác nhau về nguồn gốc, bản
chất của con người. Theo Pythagoras, mọi
vật và con người có nguồn gốc từ con số,
con người có thể xác và linh hồn, trong đó
linh hồn là bất tử. Platon cho rằng con người
có thể xác và linh hồn, thân thể là nhà tù của
linh hồn. Aristotle cho rằng mọi sinh vật đều
có linh hồn, con người có linh hồn lí tính, vị
trí của linh hồn là ở trái tim.
- Trong triết học thời kì trung cổ, quan
niệm về con người bị chi phối bởi quan
điểm duy tâm của tôn giáo. Theo giáo lí
Kitô, con người do Chúa sáng tạo ra, con
người có thể xác và linh hồn, thể xác mất
đi, linh hồn sẽ còn lại.
- Trong triết học Tây Âu thời kì Phục
hưng - cận đại, quan niệm về con người có
bước phát triển. Các nhà triết học duy vật,
dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa
học tự nhiên, đã phê phán mạnh mẽ chủ
nghĩa duy tâm và tôn giáo về vấn đề nguồn
gốc, bản chất của con người. Theo F.Bacon,
con người là một thực thể vật chất. Descartes cho
rằng tư duy trí tuệ là bản chất của con
người. Diderot khẳng định ý thức từ vật chất
sinh ra, là thuộc tính của vật chất.
- Trong triết học cổ điển Đức, quan niệm
về con người đã phát triển mạnh mẽ cả hai
khuynh hướng duy tâm và duy vật. Hegel
cho rằng ý niệm tuyệt đối tha hóa thành tự
nhiên, xã hội và con người. Chủ nghĩa duy
vật nhân bản khẳng định rằng ý thức là sản
phẩm của bộ óc, tinh thần là sản phẩm của
vật chất, nhưng đã tuyệt đối hóa con người
tự nhiên, sinh vật mà không thấy được bản
chất xã hội - lịch sử của con người.
c. Quan điểm về con người trong một số
trào lưu triết học ngoài mácxít đương đại
- Triết học nhân bản.
- Triết học hiện sinh.
- Chủ nghĩa thực chứng mới.
- Thuyết nhân bản trong tôn giáo hiện đại.
- Chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa Freud mới.
2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về con
người
a. Khái niệm con người
Con người là một sinh vật có tính xã hội, vừa
là sản phẩm cao nhất trong quá trình tiến hóa
của tự nhiên và lịch sử xã hội, vừa là chủ thể
sáng tạo mọi thành tựu văn hóa trên trái đất.
b. Các phương diện tiếp cận nguồn gốc,
bản chất con người
- Sự hình thành, phát triển con người là
một quá trình gắn liền với lịch sử sản
xuất vật chất. Triết học Mác - Lênin khẳng
định, lao động là điều kiện chủ yếu quyết
định sự hình thành, phát triển con người.
Chính trong lao động, thông qua lao động
mà con người biến đổi điều kiện tự nhiên
bên ngoài; làm biến đổi bản chất tự nhiên,
cải tạo bản năng sinh học của con người;
đồng thời, hình thành và phát triển những
phẩm chất xã hội của mình.
- Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa
mặt sinh học và mặt xã hội. Về mặt sinh học,
con người tồn tại ở cấp độ cơ thể, biểu hiện
trong các hiện tượng sinh lí, di truyền, thần
kinh... Về mặt này, con người phục tùng các quy
luật của tự nhiên, sinh học. Về mặt xã hội, con
người tồn tại ở cấp độ nhân cách, biểu hiện
trong những quá trình ý thức, tính cách… là chủ
thể quan hệ xã hội, lao động, giao tiếp… Về mặt
này, con người phục tùng các quy luật xã hội.
- Con người tồn tại, phát triển trong môi
trường cư trú và mang thuộc tính xã hội -
hành tinh - vũ trụ. Triết học Mác - Lênin
tiếp cận con người trong hệ thống con người
- môi trường cư trú, từ trái đất đến vũ trụ.
Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của con người. Đó là toàn
bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội được thu
hút vào quá trình đời sống con người. Theo
nghĩa rộng nhất, môi trường bao gồm môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Con người là một thực thể cá nhân - xã
hội.
• Trước hết con người là một nhân cách mang
đặc trưng chung, đại biểu cho nhân loại. Thuộc
tính chung nhất và cao nhất của con người là
sáng tạo. Con người mang những phẩm chất
đặc thù đại biểu cho một xã hội - cụ thể, đại
biểu cho một dân tộc, giai cấp, tập đoàn xã hội,
tập thể, nhóm xã hội, gia đình... Những phẩm
chấ xã hội của con người mang dấu ấn của một
thời đại lịch sử và những quan hệ xã hội cụ
thể.
• Những phẩm chất riêng có của mỗi người
là cái đơn nhất, cái đặc thù của cá nhân tạo
nên kinh nghiệm, tính đơn nhất về tâm lí xã
hội của mỗi người. Cái riêng của con người
do đặc điểm di truyền, do điều kiện sống
riêng của mỗi người quy định. Nhờ những
phẩm chất riêng mà phân biệt được giữa cá
nhân này và cá nhân khác về trí tuệ, tình
cảm, ý chí, động cơ hành động, tính cách…
- Sự thống nhất biện chứng giữa con người
giai cấp và con người nhân loại.
• Tính nhân loại thể hiện trong thuộc tính chung
nhất, cao nhất của con người là sáng tạo và
trong những giá trị văn hóa chung mà nhân loại
đạt được; thể hiện trong những quy tắc chuẩn
mực của cuộc sống chung được hình thành như
những đạo lí; thể hiện trong những giá trị chung
mà con người quan tâm như nhân đạo, dân chủ,
công bằng, hòa bình, bảo vệ môi trường…
• Trong xã hội có giai cấp, con người mang
tính giai cấp. Mỗi người là một thành viên
của giai cấp mang địa vị kinh tế xã hội của
giai cấp đó. Địa vị kinh tế xã hội mang tính
khách quan, do toàn bộ điều kiện sinh hoạt
vật chất quy định, mặc dù mỗi thành viên
giai cấp có thể ý thức được hoặc không ý
thức được địa vị của mình.
- Con người thống nhất biện chứng giữa tất
yếu và tự do. Hoạt động của con người bị chi
phối bởi tính tất yếu. Tính tất yếu tồn tại dưới
hình thức các quy luật khách quan. Mặc dù con
người nhận thức được quy luật khách quan hay
không thì lịch sử xã hội vẫn vận động phát triển
theo quy luật. Hoạt động của con người biểu
hiện ra như là tất yếu “mù quáng”. Con người tự
do là con người nhận thức sâu sắc quy luật và
hoạt động tự giác. Tự do là tiền đề, điều kiện
cho hoạt động sáng tạo của con người.
- Hiện tượng tha hóa của con người.
• Triết học Mác - Lênin nghiên cứu sự hình
thành, phát triển con người trong quá trình
lịch sử, khẳng định bên cạnh mặt chủ đạo
của con người là sáng tạo, còn có hiện tượng
con người bị tha hóa. Tha hóa là quá trình
xã hội trong đó hoạt động của con người và
sản phẩm của nó biến thành một lực lượng
độc lập và thống trị lại con người.
• Nguồn gốc của tha hóa là do sự phát triển
của phân công lao động xã hội và sự xuất
hiện chế độ tư hữu. Tha hóa từ các phương
diện: thao hóa của điều kiện lao động; tha
hóa của kết quả lao động; tha hóa của thiết
chế chính trị xã hội; tha hóa của tư tưởng …
Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu
dài, gắn liền với xóa bỏ chế độ tư hữu.
- Vấn đề giải phóng con người. Do sự phát
triển của phân công lao động xã hội và sự
xuất hiện chế độ tư hữu mà xuất hiện sự tha
hóa con người. Khắc phục sự tha hóa chính
là một quá trình giải phóng con người. Đấu
tranh giai cấp cũng là một quá trình khắc
phục sự thao hóa con người về mặt xã hội,
giải phóng con người khỏi mọi chế độ áp
bức, bóc lột. Thực chất của triết học Mác -
Lênin là học thuyết giải phóng con người.
3. Vấn đề con người trong tư tưởng triết
học Hồ Chí Minh
a. Quan niệm về con người
Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh
có thể khái quát như sau: Con người là một
chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và
mặt xã hội, chủ thể của các mối quan hệ xã
hội - lịch sử, chủ thể sáng tạo và hưởng thụ
các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
b. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của cách mạng và tiến bộ xã hội
- Con người, tự do và hạnh phúc của con
người là vấn đề trung tâm trong tư tưởng
Hồ Chí Minh.
• Mục tiêu cao nhất, bao trùm và thường
xuyên mà HCM cống hiến toàn bộ cuộc đời
là độc lập, tự do, hạnh phúc của con người.
• Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí
Minh là quá trình đấu tranh vì mục đích giải
phóng con người.
• Người xác định mục đích của chủ nghĩa xã
hội là vì hạnh phúc con người.
• Hồ Chí Minh nhấn mạnh Đảng và Nhà
nước phải luôn luôn chăm lo đến con người.
- Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý
nhất, thương yêu vô hạn và tin tưởng
tuyệt đối vào con người.
• Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý
nhất, trong đó, Người nhấn mạnh nhân dân.
• Hồ Chí Minh luôn luôn có tư tưởng kính
trọng nhân dân.
• Hồ Chí Minh luôn trân trọng sinh mệnh
con người.
• Hồ Chí Minh rất chú trọng tiết kiệm sức người.
• Hồ Chí Minh luôn luôn nhìn nhận mặt tiến
bộ, tích cực của con người và tin tưởng ở
con người, kể cả những người lầm đường
lạc lối.
• Hồ Chí Minh luôn luôn tin tưởng vô hạn
vào sức mạnh của toàn dân được tổ chức,
đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
c. Phương thức phát huy, sử dụng vai trò
động lực con người
- Hồ Chí minh giải quyết mối quan hệ giữa
sử dụng đúng và sử dụng khéo con người.
- Hồ Chí Minh giải quyết mối quan hệ giữa
mục tiêu và động lực cách mạng.
- Hồ Chí Minh quan tâm việc kết hợp giữa
lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
- Hồ Chí Minh đề ra và thi hành chính sách
xã hội hướng tới con người.
4. Vấn đề phát huy nhân tố con người
trong sự nghiệp đổi mới ở VN hiện nay
a. Quan niệm triết học về nhân tố con
người
Nhân tố con người là hệ thống các thuộc
tính, các đặc trưng quy định vai trò chủ thể
tích cực, tự giác, sáng tạo của con người,
bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt
hoạt động với tổng hòa những đặc trưng về
phẩm chất, năng lực của con người trong
quá trình phát triển lịch sử.
b. Phát huy nhân tố con người trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
- Sự nghiệp đổi mới đặt con người vào vị
trí trung tâm - vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển.
• Con người, tự do và hạnh phúc của con
người là vấn đề trung tâm của chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu cao nhất, bao trùm của chủ nghĩa xã hội
là độc lập, tự do, hạnh phúc của con người.
• Cách mạng Việt Nam muốn giành được
thắng lợi, đòi hỏi phải có phương thức phát
huy, sử dụng đúng đắn vai trò động lực con
người.
- Vấn đề chiến lược con người ở VN hiện
nay.
• Việc xây dựng con người mới có tầm quan
trọng đặc biệt, phải đi trước một bước so với
hoàn cảnh kinh tế xã hội. Thực chất, đây là
chuẩn bị nhân tố con người cho sự phát triển XH.
• Mục tiêu của chiến lược con người là phát
triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa
“chuyên”, trong đó ưu tiên đạo đức cách
mạng, coi đức là gốc.
- Những động lực lớn phát huy nhân tố
con người trong đổi mới đất nước hiện
nay.
• Quan tâm đến lợi ích của con người.
• Thực hiện dân chủ hóa mọi mặt đời sống
XH.

• Coi trọng phát triển giáo dục đào tạo.

You might also like