Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BỆNH ÁN CHUYỂN DẠ SINH

TS.BS. LÂM ĐỨC TÂM


1. HÀNH CHÁNH
Họ và tên: ..........................................................................
Tuổi...........
Địa chỉ: ...............................................................................
Nghề nghiệp: .......................................................................
Ngày giờ nhập viện:.............................................................
2. LÝ DO NHẬP VIỆN: ..............................................................
Lý do là thai kèm dấu hiệu của chuyển dạ hay bất thường chuyển dạ.
Đây là những lý do chính để sản phụ nhập viện gồm các triệu chứng
cơ năng/ thực thể hiện có của sản phụ để khám và điều trị bệnh; HOẶC sản
phụ được chuyển viện thì ghi chẩn đoán tuyến trước; nhưng lý do thường
gặp là
- Đau trằn bụng dưới/ Đau bụng từng cơn
- Ra nhớt hồng âm đạo/ Ra huyết âm đạo
- Khám thai định kỳ.
Lưu ý: đây là bệnh án chuyển dạ, cần ghi tuổi thai để có nhận định
đúng hơn về chuyển dạ sinh hoặc sinh non hoặc sinh đủ tháng...
3. TIỀN SỬ
3.1. Gia đình:
- Các bệnh lý di truyền: có ai từng sinh con dị tật? khám phát hiện
bất thường về di truyền trước đó của anh chị em, cha mẹ hoặc các người
thân gần nhất để phát hiện các thai kỳ nguy cơ. Yếu tố di truyền là vấn đề
đang được quan tâm nhất là các bệnh lý di truyền gen ẩn như Thalassemia/
G6PD; rối loạn chuyển hoá đường/ bênh phenyketone niệu; bệnh lý di
truyền mà bé vẫn có thể sống được.
- Bệnh lý nội khoa: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường,
gan, thận, tai biến mạch máu não, bất thường về bệnh lý máu; bất thường
về nội tiết; bệnh mạch máu, hệ thống, hoặc nhiễm trùng...
- Bệnh lý ngoại khoa: các phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu
- Bệnh lý ung thư: gia đình có bệnh lý ung thư phụ khoa, tiêu hoá...
- Quá trình điều trị của gia đình nếu có
3.2. Bản thân
- Bệnh lý nội khoa: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường,
gan, thận, tai biến mạch máu não, bất thường về bệnh lý máu; bất thường
về nội tiết; bệnh mạch máu, hệ thống, hoặc nhiễm trùng..., nhất là nhiễm
trùng TORCH. Quá trình theo dõi điều trị...đây là những bệnh lý có liên
quan trực tiếp đến thai kỳ hiện tại có thể xuất hiện trong thời gian mang
thai và/ hoặc làm bệnh lý nặng thêm khi có mang thai và/ hoặc diễn tiến
xấu trong chuyển dạ sinh, hậu phẫu, hậu sản. Cần xem xét có sốt bại liệt
không?
- Bệnh lý ngoại khoa: các phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu; có
nhiễm trùng và biến chứng trong quá trình phẫu thuật không? vết mổ như
thế nào? ngày phẫu thuật, thời gian nằm viện, có biến chứng gây mê- gây
tê;...bệnh lý tại khung chậu như chấn thương hoặc sốt bại liệt từ nhỏ.. các
vấn đề sẽ ảnh hưởng đến đường sinh của sản phụ trong lần mang thai này.
Có tiền căn thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật bệnh lý phụ khoa như
nạo buồng tử cung, cắt may tầng sinh môn,... phẫu thuật bóc nhân xơ- u xơ
cơ tử cung, tái tạo tử cung dị dạng, khâu lại lỗ thủng tử cung hoặc khâu tử
cung đã vỡ... các phẫu thuật điều trị vô sinh hiếm muộn...
- Tiền căn sản khoa:
+ Tuổi lập gia đình.
+ PARA: sinh đủ tháng- sinh con thiếu tháng- sẩy thai- thai còn
sống. Hiện nay còn dùng thuật ngữ đánh giá tiền thai là G-P: G là số lần
mang thai; P là tiền thai của sản phụ; ví dụ: G5P2012 là sản phụ mang thai
5 lần, trong đó, có 2 lần mang thai đủ tháng, 1 lần sẩy thai tự nhiên, 2 con
còn sống nhưng do G5 nên 2 lần mang thai có thể là vấn đề về bệnh lý thai
ngoài, thai trứng hay phá thai chủ động...cần khai thác kỹ để nhận định vấn
đề cho đúng. Tuy nhiên, hiện nay, chủ yếu vẫn còn dùng PARA trong nhận
định sản khoa. Khi diễn giải kết quả của PARA cần lưu ý:
Với chỉ đầu tiên và chỉ số thứ 2: Số lần mang thai đủ tháng/non
tháng, khai thác các phần sinh để ghi nhận những vấn đề cho nhận định thai
kỳ này, cụ thể:
Đối với trường hợp sinh thường hay sinh giúp: thời gian sinh, ở đâu,
phương pháp sinh (sinh thường- sinh thường cắt may tầng sinh môn-
sinh giúp bằng dụng cụ gì?), cân nặng trẻ, có biến chứng khi sinh như
chảy máu sau sinh, truyền máu, bóc nhau nhân taọ, kiểm soát tử cung
hay kiểm tra đường sinh dục, biến chứng tại tầng sinh môn, diễn tiến
trong thời gian hậu sản; cho con bú hay phương pháp ngừa thai trong
thời gian hậu sản.
 Đối với trường hợp sinh mổ: cần khai thác thời gian sinh, ở đâu, lý
do phẫu thuật là gì? phương pháp phẫu thuật (mổ ngang đoạn dưới lấy
thai hay mổ dọc thân tử cung)?, các diễn tiến trong và sau phẫu thuật?
cân nặng trẻ, có biến chứng khi sinh như chảy máu sau sinh, truyền máu,
biến chứng gì, diễn tiến trong thời gian hậu sản- hậu phẫu; ngừa thai.
Với chỉ số thứ 3 này, có thể khai thác thêm về sẩy thai/ thai chết lưu/
phá thai/ thai ngoài tử cung/ thai trứng để ghi nhận thông tin của tiền thai
như: tuổi thai? phương pháp thực hiện, nơi thực hiện, tai biến và biến
chứng; phương pháp xử trí biến chứng.
 Đối với trường hợp thai ngoài tử cung: phương pháp điều trị là
nội khoa hay ngoại khoa, có bảo tồn hay cắt vòi tử cung? thời gian
điều trị nội khoa/ nằm viện; có biến chứng gì? xử lý các biến chứng.
 Đối với bệnh lý nguyên bào nuôi như thai trứng cần lưu ý về
phương pháp xử lý nạo hút trứng, thời điểm thực hiện; số lần thực
hiện, có nguy cơ cao không? có dùng hoá trị? quá trình theo dõi hậu
thai trứng? có biến chứng nặng không? bao lâu có thai lại; phương
pháp ngừa thai?..
- Tiền căn phụ khoa và kế hoạch hoá gia đình:
+ Tiền sử kinh nguyệt: Tuổi có kinh lần đầu? chu kỳ kinh đều hay
không đều, thời gian hành kinh? số ngày hành kinh? lượng máu kinh? tính
chất máu kinh? có mùi bất thường không? có triệu chứng gì kèm theo như
thống kinh, nôn ói; có bất thường khác khi hành kinh không?
+ Bệnh lý phụ khoa: cần ghi nhận cụ thể bệnh lý như bệnh lý khối u
vùng chậu là u xơ cơ tử cung, u buồng trứng; abcess vòi tử cung; các bệnh
lý viêm nhiễm vùng âm hộ, âm đạo, tử cung và phần phụ.... Cần khai thác
thời điểm xuất hiện; triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng là gì? có điều trị
không? điều trị nội hay ngoại khoa? có biến chứng gì? chỉ định phẫu thuật
không? phương pháp phẫu thuật? thời gian hậu phẫu và diễn tiến trong thời
gian hậu phẫu? kết quả giải phẫu bệnh là gì?
+ Có từng sinh con dị tật không? loại di tật gì? chấm dứt thai kỳ khi
nào? có sàng lọc các bệnh lý di truyền gen ẩn như Thalassemia/ G6PD; rối
loạn chuyển hoá đường/ bênh phenyketone niệu; bệnh lý di truyền mà bé
vẫn có thể sống được
+ Vô sinh- hiếm muộn: có hiếm muộn không? thời gian bị hiếm
muộn; nguyên nhân là gì và có điều trị không? thời gian điều trị? phương
pháp hỗ trọ sinh sản như IUI/IVF/ICSI/...
+ Thực hiện kế hoạch hoá gia đình: phương pháp tránh thai? thời
điểm dùng tránh thai; thời gian dùng phương pháp tránh thai đó; có tai
biến- biến chứng; có nạo phá thai để thực hiện KHHGĐ không? phương
pháp và thời gian thực hiện; tuổi thai cũng như tai biến- biến chứng của nạo
phá thai.
4. BỆNH SỬ
4.1. Xác định tuổi thai:
Hiện tại thai được bao nhiều tuần/ mấy ngày? nên ghi cụ thể; ví dụ là
36 tuần 3 ngày. Với cách ghi này cho nhân viên y tế nhận định được tuổi
thai là đủ tháng hay non tháng để có hướng xử lý thích hợp.
- Tính tuổi thai dựa vào: Kinh cuối............. ngày dự sinh........... với
chu kỳ kinh đều (chênh lệch khoảng 2- 3ngày) và tính theo ngày dương
lịch.
- Tính tuổi thai theo siêu âm 3 tháng đầu: dự sinh ngày.... ở tuổi thai
bao nhiêu tuần? tốt nhất là trong 7 đến 9 tuần tuổi thai.
4.2. Quá trình khám thai và quản lý thai
Quá trình khám thai là vấn đề quan trong nhằm có nhận định về thai
kỳ nên việc khám thai định kỳ ở đâu? khám bao nhiều lần?mang thai tự
nhiên không? có diễn tiến bất thường ở sản phụ và thai nhi không? điều trị
những gì khi có bất thường? có chích ngừa uốn ván không? ở tuổi thai nào?
tăng cân bao nhiêu kg? khám và sàng lọc như thế nào? thai tăng trưởng?...
cần khai thác đầy đủ; cụ thể:
- Khám thai ở tam các nguyệt 1:
+ Dấu hiệu cơ năng/ thực thể khi khám lần đầu. Cần khai thác các
vấn đề quan trong như cân nặng của thai phụ; chỉ số huyết áp; tiền sử bệnh
lý nội khoa, nhiễm trùng TORCH...
+ Siêu âm xác định có thai: thời điểm khảo sát, số lượng thai, tuổi
thai, bất thuờng thai; diễn tiến của thai, hình ảnh trên siêu âm; có bất
thường tại tử cung và phần phụ như buồng trứng, u xơ cơ tử cung, thai
ngoài tử cung...
+ Các bất thường thường xảy ra với các chẩn đoán, diễn tiến, điều
trị, kết quả điều trị, các cận lâm sàng đã ghi nhận...
+ Xét nghiệm sàng lọc trước sinh như XN thường làm là Combined
test/ NIPT/ sinh thiết gai nhau.... thực hiện ở thời điểm nào và có kết quả
bất thường. Ngoài ra, thực hiện sàng lọc về nguy cơ tiền sản giật, bệnh di
truyền thể ẩn..
- Khám thai ở tam các nguyệt 2
+ Diễn tiến của thai phụ: cân nặng, tăng cân, bệnh lý xuất hiện trong
thai kỳ, nhiễm trùng..., các bệnh lý này có ảnh hưởng đến sự phát triển cho
thai không? chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai; dùng thuốc trong
thai kỳ.
+ Tình trạng thai: sự phát triển thai; sức khoẻ của thai; siêu âm đánh
giá hình thái thai nhi, các bất thường hình thái của thai, đánh giá lại tuổi
thai nếu không được chẩn đoán của tam cá nguyệt 1.
+ Thực hiện tầm soát quý 2 là Tripple test (nếu không có làm
Combined test); kết quả như thế nào? sàng lọc đái tháo đường thai kỳ....
+ Thực hiện chích ngừa phòng ngừa uốn ván vào thời điểm nào.
- Khám thai ở tam cá nguyệt 3
+ Diễn tiến của thai phụ: cân nặng, tăng cân, bệnh lý xuất hiện trong
thai kỳ, nhiễm trùng..., các bệnh lý này có ảnh hưởng đến sự phát triển cho
thai không?
+ Tình trạng thai: sự phát triển thai; sức khoẻ của thai; siêu âm đánh
giá hình thái thai nhi, các bất thường hình thái của thai...
- Tình trạng nhập viện
+ Khai thác các vấn đề: thời điểm xuất hiện triệu chứng, hoàn cảnh
xảy ra, diễn tiến của triệu chứng và các vấn đề liên quan đến khi nhập viện;
khai thác các can thiệp trước nhập viện. Trường hợp là chuyển viện, cần
ghi nhận tóm tắt quá trình diễn tiến của bệnh như chẩn đoán, điều trị, diễn
tiến và lý do chuyển viện...
+ Khi khai thác thông tin về vấn đề chuyển dạ: Đau trằn bụng dưới;
ra nhớt hồng âm đạo; ra máu âm đạo, ra nước âm đạo hoặc cơn co tử
cung....

5. KHÁM LÂM SÀNG: Ghi rõ thời gian khám: ngày và giờ khám
5.1. TỔNG TRẠNG
- Tình trạng sản phụ: tri giác của sản phụ là tỉnh/ mê.
- Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, nước tiểu
- Cân nặng, chiều cao.
- Dáng đi thai phụ: cân đối hay lệch, chú ý đến gù quẹo cột sống.
- Phù không? dạng phù thế nào?
5.2. KHÁM CƠ QUAN VÀ CHUYÊN KHOA
5.2.1. Khám cơ quan chung
- Đầu mặt cổ, chú ý tuyến giáp
- Khám tim: tần số, âm thổi,..
- Khám phổi: thông khí..
- Khám bụng: vết mổ, màu sắc, mềm hay đau?
- Cơ xương khớp
- Yếu tố thần kinh.
5.2.2. Khám chuyên khoa
- Khám vú: kích thước, đau không; có tiết sữa không?...
- Khám bụng:
+ Quan sát trên thành bụng của sản phu ghi nhận màu sắc, có vết mổ;
hình dạng vết mổ, hình dáng tử cung, có đau, nhu động ruột,...
+ Đo bề cao tử cung: từ bờ trên xương vệ đến đáy tử cung (chú ý đáy
tử cung bị lệch- cần chỉnh về theo trục của tử cung) và vòng bụng: đo
ngang bụng phần cao nhất- đi ngang qua rốn. Sau đó, ước lượng trọng
lượng thai.
+ Thực hiện thủ thuật Léopold: kết luận ngôi/ thế- lưng/ độ lọt và vị
trí nghe tim thai; chú ý khi thực hiện thủ thuật này cần tuân thủ vị trí đứng/
mặt của bác sĩ khám và cách khám tuần tự...
+ Cơn co tử cung: để bàn tay trên đáy tử cung, thường ở sừng phải tử
cung, để đánh giá là tần số cơn co (số lần cơn co trong 10 phút), cường độ-
biên độ cơn co (thường biết qua monitoring); khi đó, có thể tính được Hoạt
độ cơn cơ/ đơn vị tính là UM (hoạt độ được tính bằng Tần số * biên độ cơn
co trong 10 phút). Cách ghi cơn co là thời gian co- thời gian nghỉ trong 10
phút; kết luận có bao nhiêu cơn co tử cung trong 10 phút;
ví dụ: 35''- 2'; 40''- 2'; 40''- 2'. Có 3 cơn co trong 10 phút.
+ Tim thai: nghe tim thai cần xác định vị trí nghe; tần số, đều hay
không. Lưu ý là cần đến trong thời gian 1 phút và bắt mạch máu của mẹ khi
nghe tim thai của thai; độ chênh lệch của Mẹ và Thai là trên 10 nhịp nếu
Mẹ có bệnh tim mạch/ cần cẩn thận khi nghe tim thai.
- Thăm âm đạo- tầng sinh môn:
+ Quan sát vùng âm môn và tầng sinh môn xem có vết may, chảy
máu hoặc có tổn thương trước đó; u cục hoặc vệ sinh vùng âm môn.
+ Khám mỏ vịt: quan sát thành âm đạo, bề mặt cổ tử cung, có dịch
chảy ra từ cổ tử cung không? màu dịch, lượng, có thể chẩn đoán ối vỡ bằng
giấy quỳ....(Lau sạch cổ tử cung; để giấy quỳ và bảo SP ho để dịch ối chảy
từ cổ tử cung và quan sát màu sắc từ giấy màu vàng chuyển sang màu xanh
là dương tính)
+ Khám cổ tử cung: Vị trí, mật độ, độ xoá, độ mở, hướng để có thể
đánh giá chỉ số Bishop.
+ Tình trạng ối: ối còn/ ối vỡ. Nếu ối còn ghi nhận ối phòng hay ối
dẹt. Nếu ối vỡ ghi nhận: màu sắc nước ối, lượng nước ối; có mùi; thời gian
vỡ ối để có thể chẩn đoán bệnh lý đi kèm hoặc sử dụng thuốc kháng sinh
nếu cần. Chú ý: màu sắc nước ối có liên quan đến bệnh lý cần quan tâm
như
 Ối vỡ trắng đục: thai đủ tháng,
 Ối vỡ màu trắng trong: thai non tháng
 Ối vỡ màu hồng: nhau bong non
 Ối vỡ màu đỏ: nhau tiền đạo/ mạch máu tiền đạo
 Ối vỡ màu xanh vỡ đậu: suy thai.
 Ối vỡ màu nâu: Thai chết lưu trong tử cung.
+ Dây rốn: có sa dây rốn không, nhất là khi có ối vỡ.
+ Tình trạng nhau: nhau tiền đạo, sờ xung quanh cổ tử cung thấy tấm
đệm của nhau tiền đaọ; màu sắc nước ối có màu hồng có thể là nhau bong
non hoặc bất thường nhau khác.
+ Ngôi: là phần thai trình diện trước eo trên: đầu hay mông hay
ngang.
+ Thế là điểm mốc của ngôi nằm bên phải hay bên trái của khung
chậu
+ Kiểu thể là điểm mốc của ngôi nằm ở trước/ ngang/ sau của khung
chậu Mẹ; có 6 kiểu thế cho 1 ngôi ở 2 kiểu thế... Ví dụ: ngôi chỏm có chẩm
chậu trái trước/ trái ngang/trái sau nếu là thể trái; và ngược lại ở thế phải.
+ Độ lọt: về thuyết là đường kính lọt của ngôi thai đi vào đường kính
chéo của khung chậu Mẹ. Về lâm sàng: độ lọt lâm sàng là phần thấp nhất
của đầu thai nhi đi ngang qua mặt phẳng 2 gai hông. Đây là yếu tố trong
các yếu tố dùng để đánh giá chỉ số Bishop trong tiên lượng của chuyển dạ
sinh.
+ Bướu huyết thanh/ dấu hiệu chồng xương.
+ Khung chậu: cần dùng kích quang chậu để chẩn đoán khung chậu
hẹp nhưng hiện không thực hiện nên việc chẩn đoán chủ yếu là chẩn đoán
lâm sàng là khung chậu bình thường trên lâm sàng khi khảo sát các yếu tố
sau là bình thường:
Eo trên: Không sờ quá 1/2 gờ vô danh
Đường kính mỏm nhô- hạ vị (bình thường là 12cm;
nhưng mỏm nhô- hâu vệ là đường kính lọt của thai nên khi đo đường kính
mỏm nhô- hạ vị cần trừ 1,5 cm để xác định mỏm nhô- hậu vệ), sờ được
mỏm nhô không.
Eo giữa: Đường kính 2 gai hông (bình thường là 10,5cm)
2 gai hông có nhô là nhọn hay tù.
Eo dưới: Góc vòm vệ (bình thường là góc tù)
Đường kính lưỡng ụ ngồi (khoảng 10,5- 11cm)
Tuỳ theo kết quả của khám các eo của khung châu: bác sĩ lâm sàng
có thể kết luận giới hạn khung chậu về eo trên, eo giữa hoặc eo dưới hoặc
giới hạn toàn bộ khung chậu.
6. TÓM TẮT BỆNH ÁN
- Sản phụ.............. tuổi, PARA: .... , lý do vào viện.......
- Tuổi thai: ....tuần... ngày, dự sinh ngày.... (theo kinh cuối/ siêu âm)
- Tiền căn bất thường: cần ghi cụ thể
- Qua hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng ghi nhận:
+ Quá trình khám thai: chú ý tóm tắt lại trong suốt thai kỳ, bệnh lý
gì..
+ Tổng quát: tri giác, HA, mạch, nhiệt độ
+ BCTC- VB: ước lượng trọng lương thai
+ Thủ thuật Léopold: ngôi- thế- độ lọt
+ Tim thai: tần số, đều hay không
+ Cơn co tử cung: số cơn co trong 10 phút; thời gian co.
+ Cổ tử cung: vị trí, mật độ, độ xoá- mở CTC.
+ Tình trạng ối.
+ Ngôi- thế và kiểu thế của thai
+ Khung chậu:
+ Các bất thường khác.
7. CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ
Con lần mấy/ tuổi thai/ chuyển dạ sinh giai đoạn/ pha chuyển dạ/
ngôi thai/ kèm bất thường về thai và mẹ.
8. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Con lần mấy/ tuổi thai/ chuyển dạ sinh giai đoạn/ pha chuyển dạ/
ngôi thai/ kèm bất thường về thai và mẹ.
9. BIỆN LUẬN CHẨN ĐOÁN
Biện luận chẩn đoán để chẩn đoán phân biệt: khi đó tác giả cần nêu
những cơ sở cho chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán phân biệt, cụ thể dựa vào
chuyển dạ ở giai đoạn nào/ pha nào/ các yếu tố được ghi nhận trong phần
tóm tắc bệnh án. Khi ghi nhận các vấn đề khó khăn cho 2 chẩn đoán mà
cần cận lâm sàng cần thiết phải đặt ra giải quyết cho chẩn đoán trên; tác giả
có thể đề xuất cận lâm sàng.
10. ĐỀ NGHỊ CẬN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG ĐÃ CÓ
Tác giả có thể đề nghị các cận lâm sàng nhằm:
+ Cận lâm sàng thường quy.
+ Cận lâm sàng giúp cho hẩn đoán phân biệt và chẩn đoán xác định
bệnh của thai phụ và thai nhi.
+ Cận lâm sàng giúp cho xử trí.
+ Cận lâm sàng giúp theo dõi xử trí.
Những cận lâm sàng đã có thì ghi nhận lại phù hợp.
11. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Con lần mấy/ tuổi thai/ chuyển dạ sinh giai đoạn/ pha chuyển dạ/
ngôi thai/ kèm bất thường về thai và mẹ.
12. BIỆN LUẬN:
Để xác định chẩn đoán và giải thích chọn hướng xử trí cho thai kỳ
lần
13. HƯỚNG XỬ TRÍ
- Hướng xử trí: theo dõi sinh hay phẫu thuật
Trường hợp theo dõi sinh: cần lý giải cơ sở để theo dõi sinh
- Theo dõi chuyển dạ sinh bằng sản đồ/ lập biểu đồ chuyển dạ. Khi
theo dõi sinh, diễn tiến bất thường có thể giải thích và chuyển mổ cấp cứu.
Theo dõi sinh theo pha của giai đoạn chuyển dạ bao gồm: dấu hiệu
sinh tồn; tim thai, cơn co tử cung; độ xoá mở cổ tử cung, độ lọt, ngôi thế và
kiểu thế, dấu hiệu chồng xương, tình trạng ối,... tuỳ theo pha chuyển dạ
sinh:
Pha tiềm tàng: theo dõi 2 giờ/ 1 lần đối với dấu hiệu sinh tồn; tim
thai, cơn co.. theo dõi 4 giờ 1 lần đối với độ xoá mở cổ tử cung, ngôi thế và
kiểu thế; độ lọt ngôi thai cũng như tình trạng ối...khi có diễn tiến bất
thường cần khám ngay.
Pha hoạt động: theo dõi 30 phút đến 1 giờ/ 1 lần đối với dấu hiệu
sinh tồn; tim thai, cơn co.. theo dõi 1 đến 2 giờ/ 1 lần đối với độ xoá mở cổ
tử cung, ngôi thế và kiểu thế; độ lọt ngôi thai cũng như tình trạng ối...khi có
diễn tiến bất thường cần khám ngay.
Đối với giai đoạn 2/3 chuyển dạ: theo dõi dấu hiệu sinh tồn 30 phút/
lần; hướng dẫn cách rặn, theo dõi cơn co tử cung, tim thai và cho sản phụ
rặn.. đỡ sinh và có thể có cắt may tầng sinh môn.
Tư vấn: Chế độ dinh dưỡng, ăn uống đồ nhẹ dễ tiêu; vệ sinh cá
nhân; cách rặn khi đang giai đoạn 2 chuyển dạ.
Trường hơp phẫu thuật cấp cứu: cần lý giải cơ sở để phẫu thuật.
- Giải thích cho gia đình về nguy cơ thai phụ và thai nhi về các tai
biến- biến chứng cho mẹ/ thai về phẫu thuật; chảy máu, nhiễm trùng, tình
trạng suy hô hấp của thai; tai biến của gây mê hồi sức.
- Ký cam đoan- vệ sinh và chuyển mổ.
14. TIÊN LƯỢNG
Mẹ: tiến triển nặng thêm hay ổn định của các bệnh lý đi kèm/ các
yếu tố ảnh hưởng đến thai;
Thai nhi: các nguy cơ cho thai
Nguy cơ chuyển dạ trong thai kỳ.

You might also like