Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐẶC TÍNH CỦA BỘ ĐIỀU TỐC VÀ CÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT

ĐIỆN

ĐẶC TÍNH CỦA BỘ ĐIỀU TỐC VÀ CÁC


CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT
ĐIỆN.
Mỗi một máy phát được trang bị một bộ phân chia phụ tải và ổn định tần số
bằng công nghệ điều khiển số (Digital load sharing module), gọi tắt là bộ điều
tốc. Các bộ điều tốc này được kết nối truyền thông với nhau và với PLC.
Bộ điều tốc được trang bị có những đặc tính cơ bản sau:
Đặc tính cứng "ISOCH" – và chế độ làm việc độc lập

Khi bộ điều tốc được chọn hoạt động ở chế độ này, máy phát sẽ được bộ điều
tốc điều khiển tải-tần số theo hàm:
f=60+0*P=60
f: tần số điện đầu máy [Hz].
P: công suất tác dụng. [kW]
Đồ thị biểu diễn quan hệ này còn gọi là đường đặc tính không có độ dốc (đặc
tính cứng), được minh họa như hình bên dưới.

Hình 1. Đường đặc tính cứng"ISOCH"


Như vậy, trong khoảng tải từ 0 đến 100% định mức, máy phát sẽ luôn giữ
được tần số ổn định, mạng điện cũng có tần số luôn ổn định (ở đây thiết lập là
60Hz). Do đó, về mặt lý thuyết ta thấy sẽ không thể phân chia tải tác dụng nếu
hai phát phát làm việc song song chạy với đường đặc tính cứng này. Cho nên,
trong nhiều trường hợp chế độ "ISOCH" này chỉ nên được chọn khi máy phát
làm việc một mình, hoặc hai máy phát làm việc độc lập trên hai mạng điện tách
lập nhau. Ví dụ: Mạng A (BUS A) chỉ có một máy làm việc, BUS B chỉ có một
máy làm việc và BUS Link không được kết nối, khi đó, hai máy phát sẽ không
làm việc song song mà sẽ là độc lập nhau.
Nếu có dây nối cân bằng giữa hai hay giữa các bộ điều tốc thì các máy phát
có thể làm việc song song cùng nhau trên lưới. Ở chế độ này, tải tác dụng được
phân chia bằng nhau về lượng giữa các máy phát thông qua dây nối cân bằng ở
bộ điều tốc. Ví dụ, nếu tổng công suất trên lưới cần là 1000kW thì MF1sẽ phát
là 500kW, MF2 cũng phát 500kW (không phụ thuộc vào công suất định mức
của mỗi máy). Nếu các máy phát giống nhau (có cùng công suất định mức và
cùng đặc tính/ đáp ứng) thì nên dùng cách nối dây cân bằng để phân chia tải tác
dụng giữa các máy phát khi làm việc song song vì như vậy vừa phân chia đều
được tải, vừa giữ cứng được tần số mạng điện. Nếu các máy phát có công suất
định mức khác nhau, thì máy phát nhỏ hơn sẽ dễ bị quá tải. Ví dụ: Công suất
định mức của MF1 là 1000kW, MF2 là 500kW, tổng tải trên lưới 1000kW, do
cân bằng nên tải phát của MF1 và MF2 là: P1=500kW, P2=500kW, khi đó,
MF2 đã bị quá tải vì đã đạt 100% tải, còn MF1 thì chỉ mới 50%. – hai máy phát
này chia tải bằng nhau về giá trị nhưng không đều về tỷ lệ. Nếu các máy phát có
đáp ứng khác nhau thì khả năng ổn định điều khiển sẽ không tốt. Trong trường
hợp các máy phát khác nhau như vậy thì có thể chọn các chức năng với đặc tính
khác để làm việc, như đặc tính có độ dốc (Droop) hoặc chế độ cố định tải
(Base).
Nếu các máy phát được chọn là giống nhau và cấu hình của các bộ điều tốc
được thiết lập cũng giống nhau và đã được trang bị dây nối cân bằng; nên
khi vận hành ta thường chọn chế độ ISOCH để vừa chia tải cân bằng vừa giữ
ổn định tần số 60Hz (kể cả khi máy phát chạy độc lập hay song song).
Đặc tính mềm "DROOP" và chế độ làm việc song song của máy phát.

Khi bộ điều tốc được chọn hoạt động ở chế độ này, máy phát sẽ được bộ điều
tốc điều khiển tải-tần số theo hàm:
f=fo+k*P
f: tần số điện đầu máy [Hz].
P: công suất tác dụng. [kW]
k: độ nghiêng đặc tính (<0).
fo: tần số không tải [Hz].
(fo thường từ 60 đến 63Hz, tùy vào yêu cầu ổn định. Nếu có yêu cầu ổn định
tần số thực theo tải thì fo sẽ là một biến, giá trị của nó sẽ thay đổi sao cho
f=fo+kP=60[Hz])
Đồ thị biểu diễn quan hệ này còn gọi là đường đặc tính có độ dốc (đặc tính
nềm), được minh họa như hình bên dưới.
Hình 2. Đường đặctính mềm "DROOP"
Độ dốc của đặc tính được thiết lập sẵn trong bộ điều tốc. Giá trị này tùy
thuộc vào yêu cầu về độ ổn định tần số của mạng điện và có thể thay đổi được
thông qua việc thiết lập cấu hình của bộ điều tốc.
Với đặc tính này, nếu không có thêm điều chỉnh nào khác thì khi tải của
máy phát tăng-giảm thì tần số cũng giảm-tăng theo tỷ lệ nghịch xoay qoanh tần
số định mức 60Hz.Tuy nhiên, tần số sẽ không vượt quá giới hạn cho phép khi
tải thay đổi trong khoảng từ 0 đến 100% định mức, tức sẽ chỉ thay đổi trong
khoảng dốc đã được thiết lập (+/-5%, tương ứng với +/- 3Hz so với tần số định
mức.)
Độ dốc đặc tính càng lớn, đặc tính càng mềm thì khả năng điều chỉnh phân
chia tải càng dễ dàng và chính xác, tuy nhiên sai số tần số lại lớn và đáp ứng
chậm. Ngược lại thì sai số tần số nhỏ đi nhưng khả năng điều khiển và phân
chia tải giữa các máy phát sẽ khó khăn hơn, độ ổn định điều khiển sẽ nhỏ hơn.
Khi hai máy phát làm việc song với nhau, tần số của hai máy phát phải là
bằng nhau và là tần số lưới vì là hoạt động phát đồng bộ. Khi đó, nếu bộ điều
tốc của máy phát nào có đặc tính càng cứng hơn thì máy phát đó sẽ nhận tải
nhiều hơn.
Ví dụ: MF1 có công suất định mức là 1000kW, MF2=1000kW. Hai máy
phát đang làm việc song song, bộ điều tốc của các MF được thiết lập: fo1 của
MF1 là 63Hz, f02 của MF2 là 61.5Hz; độ dốc đặc tính của bộ điều tốc MF1,
Mf2 là
k1=-5%, k2=-2.5%. Tổng tải trên lưới đang là 1000kW thì khi đó tải chia trên
mỗi máy phát sẽ là 500kW và tần số đạt yêu cầu ở 60Hz (đang chia đều tải về
cả giá trị và tỷ lệ, tần số đạt yêu cầu). Nếu tải trên mạng tăng lên 1750kW thì
lúc này tải trên mỗi máy phát nhận được sẽ là P1=750kW, tương ứng 75% định
mức, máy phát 2 sẽ là P2=1000kW, tương ứng 100% định mức; tần số mạng sẽ
tụt xuống còn ở 58.5Hz. (f=f1=f2=[61.5+(-0.025*100%)]=58.5[Hz]). Đây là
trạng thái chia tải không đồng đều giữa các máy phát và MF số 2 đang bị quá
tải. Tình trạng này xảy ra do việc thiết lập các thông số không phù hợp trong bộ
điều tốc.

Hình 3. Đồ thị chia tải giữa hai máy phát với đường đặc tính mềm"DROOP"
Do đó, khi các máy phát làm việc song song với nhau trên mạng điện, để
các máy phát làm chia được tỷ số [(công suất cung cấp)/(công suất định mức)]
đều nhau thì thông số về độ dốc (k) và tần số không tải (fo) của mỗi máy phát
phải được chỉnh định bằng nhau.
Nếu máy phát được chọn ở chế độ "SWBD" thao tác nhấp nhả nút gạt
"LOWER" hoặc "RAISE" trên bảng điều khiển sẽ có tác dụng thay đổi giá trị
fo; nếu máy phát được chọn ở chế độ "PMS" thì việc này được thực hiện tự
động bằng các lệnh tương ứng được gửi từ PLC của hệ thống PMS đến bộ điều
tốc nhằm phân chia tải và ổn định tần số cho các máy phát (độ dốc k không thay
đổi được thông qua các thao tác vận hành.)
Đặc tính mềm của bộ điều tốc áp dụng cho các máy phát trên giàn Tam Đảo
03 khi chúng làm việc song song với nhau để phân chia tải tác dụng theo tỷ lệ
mong muốn, mà điển hình nhất là dùng để chuyển đổi tải giữa các máy phát với
nhau. Ví dụ, trong trường hợp muốn dừng một máy phát đang làm việc trên
lưới, ta chuyển máy phát đó qua chế độ DROOP và giảm tải máy phát đó từ từ
xuống tới mức an toàn rồi mới tiến hành ngắt ACB rồi tắt máy.
Chức năng cố định tải "BASE" và chế độ làm việc với lưới cứng.

Chức năng mày của bộ điều tốc có tác dụng giữ ổn định tải của máy phát tại
giá trị đặt. Máy phát sẽ được bộ điều tốc điều khiển tải-tần số theo hàm:
f=fo+k*P hay P=(f-fo)/k
f: tần số đầu ra của MF [Hz]
P: công suất tác dụng = giá trị đặt [kW]
k: độ nghiêng đặc tính (<0)
fo: tần số không tải [Hz].
Hình 4. Chức năng "BASE"
Độ nghiêng đặc tính (k) được đặt trước trong bộ điều tốc và không thay đổi
được trong quá trình điều khiển. Khi máy phát làm việc song song trên mạng thì
tần số đầu ra của máy phát (f) chính là tần số mạng điện. Do đó, để thay đổi hay
ổn định được giá trị công suất tác dụng (P) thì bộ điều tốc sẽ điều chỉnh giá trị
tần số không tải (fo).
Chức năng này phù hợp để máy phát làm việc song song với mạng điện
cứng, khi đó bộ điều tốc sẽ điều khiển để máy phát chỉ cung cấp lên mạng điện
một lượng công suất cụ thể theo yêu cầu. Tuy nhiên, mạng điện giàn Tam Đảo
03 chưa thể coi là mạng điện cứng, nên chức năng này trên giàn được thiết lập
dùng để giảm tải tự động, chạy bảo trì máy phát, …
Có 03 thông số quan trọng khi thiết lập giá trị BASE của bộ điều tốc giàn
Tam Đảo 03 là:
BASE LOAD MINIMUM (KW) : mức tải nhỏ nhất
BASE LOAD REFERENCE (kW): mức tải mặc định
BASE LOAD MAXIMUM (kW): mức tải cao nhất
Máy phát của giàn Tam Đảo 03 được cấu hình như sau:
SERVICE: N** LOAD SETTINGS **.08 10 10
100 100
BASE LOAD MINIMUM (KW) 0 0
SERVICE: N** LOAD SETTINGS **.09 30 30
300 300
BASE LOAD REFERENCE (KW) 0 0
SERVICE: N** LOAD SETTINGS **.10 16 16 160 160
BASE LOAD MAXIMUM (KW) 03 03 3 3
SERVICE: N** LOAD SETTINGS **.11
60 60 60 60
BASELOAD RAISE TIME(SEC)
SERVICE: N** LOAD SETTINGS **.12
60 60 60 60
BASELOAD LOWER TIME(SEC)
Các giá trị max, min, reference load (kW) như trên đã được cấu hình theo
yêu cầu của chủ đầu tư – người trực tiếp sẽ vận hành hệ thống sau này.
Với cấu hình này, chế độ BASE trên Tam Đảo 03 sẽ có các chức năng sau:
BASE LOAD REFERENCE = 300KW: Ngay khi chuyển máy phát từ chế độ khác
về chế độ BASE, tải của máy phát sẽ giảm/tăng từ đến 300KW, tương đương
18,7% tải định mức  mục đích của mức này là dùng để chạy máy phát với tải
nhỏ, ổn định để chạy rô-đai sau khi mới bảo trì máy phát.
BASE LOAD MINIMUM = 100KW: khi ở chế độ BASE, nếu ta gạt cần gạt
"LOWER" thì máy phát sẽ tự động giảm tải từ từ đến mức 100KW, tương
đương 6,2% tải định mức  mục đích dùng để giảm tải tự động và ngắt máy
phát bằng tay ra khỏi lưới.
BASE LOAD MAXIMUM = 1603KW, tương đương 100% tải định mức: khi ở chế
độ BASE, nếu ta gạt cần gạt "RAISE" thì máy phát sẽ tự động tăng tải từ từ lên
đến 1603KW  mục đích dùng để đặt máy phát vào trạng thái máy chủ - luôn
chạy với 100% tải.

You might also like