Lab 05. Điều hướng cơ bản

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

LAB 5.

ĐIỀU HƯỚNG CƠ BẢN TRONG ỨNG DỤNG UWP

Mục tiêu

- Chuyển hướng được các frame trong ứng dụng UWP

-Truyền được giá trị giữa các Page với nhau

Bài 1

Tạo 1 MainPage gồm các nút nhấn Home, Back và Forward. Trong MainPage
tạo 1 Frame để hiển thị các Page con. Tạo 3 Page class lần lượt là Page1, Page2, Page3.
Thực hiện chuyển đổi qua lại giữa các Page.

Hướng dẫn

Tạo New Project và đặt tên là Navigation

Chỉnh sửa XAML của MainPage như sau


<StackPanel>
<StackPanel Orientation="Horizontal">
<Button x:Name="HomeButton" Content="Home" Margin="0, 0, 20, 0"
Click="HomeButton_Click"/>
<Button x:Name="BackButton" Content="Back" Margin="0, 0, 20, 0"
Click="BackButton_Click"/>
<Button x:Name="ForwardButton" Content="Forward" Margin="0, 0, 20, 0"
Click="ForwardButton_Click"/>
</StackPanel>
<Frame x:Name="MyFrame">

</Frame>
</StackPanel>

Thêm các Page1, Page2, Page3 vào theo các bước sau

Click chuột phải lên Project Navigation -> Add -> New Item
Chọn Blank Page và đặt tên là Page1

Tương tự, ta thêm vào các Page2 và Page3


Chỉnh sửa XAML code cho Page1, Page2 và Page2 lần lượt như sau:

Page1
<StackPanel>
<TextBlock Text="Page 1" FontSize="48"/>
<HyperlinkButton x:Name="GoToPage2Button" Content="Go to Page 2"
Click="GoToPage2Button_Click"/>
</StackPanel>

Page 2
<StackPanel>
<TextBlock Text="Page 2" FontSize="48"/>
<TextBox x:Name="PassValueTextBox" Width="200"/>
<HyperlinkButton x:Name="GoToPage3Button" Content="Go to Page 3"
Click="GoToPage2Button_Click"/>
</StackPanel>

Page 3
<StackPanel>
<TextBlock Text="Page 3" FontSize="48"/>
<TextBlock x:Name="PassValueTextBlock" Width="200"/>
</StackPanel>

Viết chương trình cho các sự kiện trong MainPage


public sealed partial class MainPage : Page
{
public MainPage()
{
this.InitializeComponent();
MyFrame.Navigate(typeof(Page1));
}

private void HomeButton_Click(object sender, RoutedEventArgs e)


{
MyFrame.Navigate(typeof(Page1));
}

private void BackButton_Click(object sender, RoutedEventArgs e)


{
if (MyFrame.CanGoBack)
{
MyFrame.GoBack();
}
}

private void ForwardButton_Click(object sender, RoutedEventArgs e)


{
if(MyFrame.CanGoForward)
{
MyFrame.GoForward();
}
}
}

Chương trình cho Page1


public sealed partial class Page1 : Page
{
public Page1()
{
this.InitializeComponent();
}

private void GoToPage2Button_Click(object sender, RoutedEventArgs e)


{
Frame.Navigate(typeof(Page2));
}
}

Tương tự cho Page2

Lưu ý: Tại các Page1, Page2 ta không tham chiếu tới MyFrame mà chỉ tham chiếu tới
Frame. Khi tại Frame Page1 ta chuyển hướng sang Page2 thì một đối tượng Frame sẽ
được kế thừa từ cha nên khi chuyển sang Page2 sẽ có thuộc tính giống Page1.

Bài 2

Thực hiện tiếp bài 1. Khi chuyển hướng từ Page2 sang Page2 ta truyền giá trị từ
PassValueTextBox sang PassValueTextBlock.

Hướng dẫn

Ta tạo 1 field trong class App trong file App.xaml.cs


internal static string passValue = string.Empty;

Ta khai báo internal để field chỉ được sử dụng trong App


Chỉnh sửa lại sự kiện GoToPage3Button_Click để gán giá trị cho biến passValue khi
nút được nhấn
private void GoToPage3Button_Click(object sender, RoutedEventArgs e)
{
App.passValue = PassValueTextBox.Text;
Frame.Navigate(typeof(Page3));
}

Tạo ghi đè sự kiện trong Page3.xaml.cs như sau


protected override void OnNavigatedTo(NavigationEventArgs e)
{
PassValueTextBlock.Text = App.passValue;
}
Bài 3

Đọc tài liệu tham khảo để thiết kế ứng dụng để tính BMI và WHR dành cho người
trên 20 tuổi với các yêu cầu sau:

a. Tính chỉ số BMI và đưa ra kết luận về BMI cho người Việt Nam

b. Tính toán cân năng lý tưởng dựa vào chiều cao

c. Tính WHR và đưa ra kết luận về WHR

Lưu ý: Sử dụng các Page riêng để tính BMI và WHR

Đọc tài liệu tham khảo ở trang sau


BẠN CÓ THÂN HÌNH CÂN ĐỐI?

Thân hình bạn có cân đối? Bạn có thiếu cân, thừa cân hay béo phì?

Hiện nay tình trạng thừa cân hay béo phì có xu hướng gia tăng kéo theo sự gia tăng các
bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch, sỏi thận,
xương khớp, một số bệnh ung thư... Vì vậy mỗi người cần phải có những hiểu biết về béo phì
để có một lối sống lành mạnh, một thói quen ăn uống hợp lý nhằm bảo vệ sức khoẻ cho bản
thân và gia đình.

Béo phì là trạng thái dư thừa cân nặng do cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, khi béo quá mức
thì gọi là béo phì. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá thừa cân và béo phì như: Đo
lớp mỡ dưới da, đo tỉ trọng mỡ cơ thể, dùng các chất phóng xạ hoặc cân đặc biệt để đo tỉ lệ
phần trăm mỡ trong cơ thể... Nhưng phương pháp thông dụng nhất được Tổ chức Y tế thế giới
khuyến cáo dùng để đánh giá béo phì đó là dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chỉ số BMI

Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Dựa vào chỉ
số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số
này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính chỉ
số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
Công thức BMI được áp dụng cho cả nam và nữ và chỉ áp dụng cho người trưởng thành
(trên 18 tuổi), không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và có sự thay
đổi giữa các quốc gia.

Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI. Thang
phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của
Hiệp hội tiểu đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.

Bảng 1: Bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI

Phân loại 𝒌𝒈 𝒌𝒈
𝑩𝑴𝑰 ( 𝟐 ) − 𝑰𝑫𝑰 & 𝑾𝑷𝑹𝑶 𝑩𝑴𝑰 ( 𝟐 ) − 𝑾𝑯𝑶
𝒎 𝒎

Thiếu cân (gầy) < 18.5 < 18.5

Bình thường 18.5 – 22.9 18.5 – 24.9

Tiền béo phì 23 − 24.9 25 − 29.9

Béo phì độ I 25 − 29.9 30 − 34.9

Béo phì độ II ≥ 30 35 − 39.9

Béo phì độ III ≥ 40

Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng
của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Ngoài ra bạn có thể tính nhẩm nhanh cân nặng lý
tưởng của mình dựa vào chiều cao theo cách sau:

• Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10

• Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm)

• Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10

Như vậy, nếu bạn cao 1,7m, tức 170 cm thì:

• Cân cân nặng lý tưởng của bạn là: 70 x 9: 10 = 63kg

• Cân nặng tối đa là: 70kg


• Cân nặng tối thiểu là: 70 x 8 :10 = 56kg

Do đó, chỉ cần dựa vào số lẻ chiều cao, bạn có thể nhận định ngay mức cân nặng tối đa
cho phép. Nếu bạn vượt qua mức cân nặng tối đa tức là bạn đã bị thừa cân.

Ngoài chỉ số BMI, việc đánh giá sự phân bố mỡ dư thừa trong cơ thể cũng rất quan trọng
trong dự báo các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường... Để đánh giá sự phân
bố mỡ thừa người ta sử dụng công thức tính tỷ số vòng eo và hông (WHR)

Tỷ lệ vòng eo/hông

Tỷ số vòng eo hông (Waist Hip Ratio, WHR) được tính theo công thức

Trong đó: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to
nhất của mông (Hình 1
Hình 1: Cách đo vòng eo và vòng hông
Mối liên hệ giữa WHR và mức nguy hiểm đến sức khỏe được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: WHR và nguy cơ sức khỏe

Mức nguy hiểm đến sức khỏe Hình dạng cơ thể WHR - Nam WHR - Nữ

Thấp Quả Lê <0.95 <0.80

Trung Bình Quả Bơ 0.96 - 1.0 0.81-0.85

Cao Quả Táo >1.0 >0.85

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tỷ số vòng eo trên vòng mông
và sức khỏe của một người. WHR vào khoảng 0,8 đối với nữ và 0,95 đối với nam báo hiệu sức
khỏe tốt và khả năng sinh sản cao.

Ngoài ra tỷ số vòng eo trên vòng mông là một phương pháp được sử dụng để xác định
sự phân phối mỡ trên cơ thể của một người, bổ sung sự thiếu hụt cho khái niệm chỉ số khối cơ
thể (BMI), bởi vì BMI chỉ phản ánh mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng. Nếu WHR nhỏ
hơn 1, cơ thể được xếp vào dạng trái lê (pear-shaped body), tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông,
mỡ chủ yếu tập trung ở mông và các vùng xung quanh; ngược lại, nếu WHR lớn hơn 1, nó
thuộc dạng trái táo (apple-shaped body), nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập
trung ở vùng bụng. Ở dạng trái táo cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn.

Tóm lại, việc thường xuyên theo dõi cân nặng sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khoẻ
của mình, bởi vì béo quá và gầy quá đều không tốt cho sức khoẻ. Để có sức khoẻ tốt bạn nên
luôn giữ cho mình có một cân nặng lý tưởng và một thân hình cân đối thông qua một chế độ
dinh dưỡng cân đối, nghiêm túc và lao động, tập luyện hợp lý thường xuyên.

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/

Bạn có thân hình cân đối không ? (viendinhduong.vn)

Cách đo và tính chỉ số BMI theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia | Vinmec

You might also like