VD Va BT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 81

THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THUẾ
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Thuế suất tuyệt đối là gì?
A. Là thuế suất tính cụ thể bao nhiêu tiền trên một đơn vị số lượng hoặc khối lượng của đối tượng chịu
thuế
B. Là dung lượng của đối tượng chịu thuế
C. Là thuế suất tính theo một tỷ lệ % nào đó trên giá trị của đối tượng chịu thuế
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 2: Thuế có đặc điểm nào sau đây?
A. Tính cưỡng chế B. Tính tự nguyện
C. Tính hoàn trả trực tiếp D. Tính hoàn trả ngang giá
Câu 3: Hiện tượng đánh thuế trùng lắp trên một đối tượng chịu thuế là hiện tượng gì?
A. Hiện tượng bội thu ngân sách B. Hiện tượng thâm hụt ngân sách
C. Hiện tượng thuế chồng lên thuế D. Các đáp án trên đều sai
Câu 4: Cơ quan nào có thẩm quyền bãi bỏ các loại Thuế?
A. Thủ tướng B. Quốc hội C. Chủ tịch nước D. Chính phủ
Câu 5: Các đáp án sau đáp án nào liên quan tới thuế gián thu?
A. Tác động vào tài sản và/hoặc thu nhập B. Thuế Chuyển quyền sử dụng đất
C. Người chịu thuế đồng thời cũng là đối tượng nộp thuế D. Thuế Nhập khẩu
Câu 6: Thuế trực thu có đặc trưng gì?
A. Tác động và thu thông qua hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
B. Người chịu thuế và đối tượng nộp thuế thường là hai chủ thể tách rời nhau
C. Người chịu thuế đồng thời cũng là đối tượng nộp thuế
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 7: Đâu là căn cứ tính thuế?
A. Dịch vụ B. Cá nhân C. Mức thuế suất của đối tượng chịu thuế D. Các đáp án trên đều sai
Câu 8: Thuế khoán có đặc điểm gì?
A. Nghĩa vụ thuế được xác định căn cứ vào quy mô và mức độ hoạt động
B. Áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hóa đơn theo quy định
của pháp luật.
C. Nghĩa vụ thuế được xác định căn cứ vào chứng từ, hóa đơn
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 9: Luật Thuế do cơ quan nào ban hành?
A. Quốc hội B. Tổng cục Hải quan C. Bộ tài Chính D. Tổng cục Thuế
Câu 10: Chức năng tái phân phối thu nhập xã hội của thuế thể hiện như thế nào?
A. Đảm bảo công bằng xã hội
B. Một phần thu nhập xã hội được động viên vào NSNN thông qua thuế hình thành quỹ tiền tệ của
Nhà nước
C. Khắc phục các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
D. Kích thích hoặc kìm hãm kinh tế phát triển với vai trò là đòn bẩy
1
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 11: Đâu là đặc tính của thuế suất tuyệt đối?
A. Áp dụng cho đa số các đối tượng chịu thuế B. Thuế TTĐB 50%
C. Tính cụ thể bao nhiêu tiền/đơn vị số lượng hay khối lượng D. Các đáp án trên đều sai
Câu 12: Thuế gián thu có đặc trưng gì?
A. Người chịu thuế đồng thời cũng là đối tượng nộp thuế
B. Người chịu thuế và đối tượng nộp thuế thường là hai chủ thể tách rời nhau
C. Tác động vào tài sản và/hoặc thu nhập
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 13: Căn cứ tính thuế là gì?
A. Mức thuế suất của đối tượng chịu thuế
B. Là những cơ sở để đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế
C. Dung lượng của đối tượng chịu thuế
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 14: Đâu là đặc tính của thuế suất tương đối?
A. Áp dụng cho ô tô cũ B. Ít được áp dụng
C. Áp dụng cho đa số các đối tượng chịu thuế D. Các đáp án trên đều sai
Câu 15: Nguyên nhân của chế độ ưu đãi về thuế?
A. Khuyến khích tiết kiệm B. Khuyến khích người giàu đóng thuế
C. Khuyến khích đầu tư D. Các đáp án trên đều sai
Câu 16: Các đáp án sau đáp án nào liên quan đến thuế trực thu?
A. Người chịu thuế và đối tượng nộp thuế thường là hai chủ thể tách rời nhau B. Thuế TNDN
C. Tác động và thu thông qua hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ D. Thuế TTĐB
Câu 17: Thuế khoán có đặc điểm gì?
A. Nghĩa vụ thuế được xác định căn cứ vào lựa chọn của người nộp thuế
B. Nghĩa vụ thuế được xác định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của người nộp thuế
C. Áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hóa đơn theo quy
định của pháp luật.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 18: Đâu là trách nhiệm của đối tượng nộp thuế?
A. Giữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn B. Cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế
C. Nộp thuế đúng, đủ, kịp thời theo quy định D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 19: Chế độ ưu đãi về thuế là gì?
A. Là chế độ ưu tiên được nộp thuế nhiều hơn quy định
B. Là việc miễn thuế một phần hay toàn bộ đối với người nộp thuế phù hợp với pháp luật hiện hành
C. Là chế độ ưu tiên được nộp thuế trước
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 20: Các yếu tố sau yếu tố nào nói về thuế gián thu?
A. Tác động và thu một cách gián tiếp trên tài sản, thu nhập của các thể nhân và pháp nhân thông qua
hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ bằng việc thu thuế người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
B. Người chịu thuế đồng thời cũng là đối tượng nộp thuế
C. Tác động vào tài sản và/hoặc thu nhập
D. Thuế TNCN
Câu 21: Thuế khoán có đặc điểm gì?

2
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Nghĩa vụ thuế được xác định căn cứ vào quy mô và mức độ hoạt động
B. Áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hóa đơn theo quy
định của pháp luật.
C. Áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán theo quy định
của pháp luật.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 22: Chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô của thuế thể hiện ở chức năng nào sau đây?
A. Kích thích hoặc kìm hãm kinh tế phát triển với vai trò là đòn bẩy B. Ổn định phát triển kinh tế
C. Đảm bảo công bằng xã hội D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 23: Khắc phục các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là
chức năng gì của Thuế?
A. Chức năng tạo nguồn thu chủ yếu cho Nhà nước B. Chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô
C. Chức năng tái phân phối thu nhập xã hội D. Chức năng điều tiết các yếu tố sản xuất
Câu 24: Tiền thuế thu được sẽ phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước qua kênh chi NSNN thể hiện bản
chất gì của thuế?
A. Bản chất giai cấp B. Bản chất kinh tế C. Bản chất xã hội D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 25: Thuế suất là gì?
A. Là tỷ lệ % B. Là những cơ sở để đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế
C. Là yêu cầu động viên trên đối tượng chịu thuế D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 26: Sắc thuế là gì?
A. Đối tượng chịu thuế B. Luật thuế C. Tên gọi của thuế D. Các đáp án trên đều sai
Câu 27: Đâu là đặc tính của thuế suất tuyệt đối?
A. Áp dụng cho ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu B. Áp dụng cho đa số các đối tượng chịu thuế
C. Thuế GTGT 10% D. Các đáp án trên đều sai
Câu 28: Các yếu tố sau yếu tố nào nói về thuế trực thu?
A. Người chịu thuế và đối tượng nộp thuế thường là hai chủ thể tách rời nhau B. Thuế GTGT
C. Tác động và thu thông qua hành vi tiêu dùng HH, DV D. Tác động vào tài sản và/hoặc thu nhập
Câu 29: Các đối tượng sau đây đâu đối tượng chịu thuế?
A. Tổ chức B. Cá nhân C. Tổng cục thuế D. Thu nhập
Câu 30: Thuế có đặc điểm nào sau đây?
A. Không hoàn trả trực tiếp B. Tính hoàn trả ngang giá
C. Tính tự nguyện D. Các đáp án trên đều sai
Câu 31: Các yếu tố sau yếu tố nào nói về thuế trực thu?
A. Thuế Xuất khẩu B. Người chịu thuế và đối tượng nộp thuế thường là hai chủ thể tách rời nhau
C. Thuế Chuyển quyền sử dụng đất D. Tác động và thu thông qua hành vi tiêu dùng HH, DV
Câu 32: Thuế suất tương đối là gì?
A. Là thuế suất tính cụ thể bao nhiêu tiền trên một đơn vị số lượng hoặc khối lượng của đối tượng chịu
thuế
B. Là thuế suất tính theo một tỷ lệ % nào đó trên giá trị của đối tượng chịu thuế
C. Là dung lượng của đối tượng chịu thuế
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 33: Thuế là công cụ quản lý vĩ mô toàn xã hội rất nhạy bén của Nhà nước thể hiện bản chất gì của
thuế?

3
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Bản chất xã hội B. Bản chất kinh tế C. Bản chất giai cấp D. Các đáp án trên đều sai
Câu 34: Đâu là đặc tính của thuế suất tuyệt đối?
A. Ít được áp dụng B. Áp dụng cho đa số các đối tượng chịu thuế
C. Tính theo một tỷ lệ % D. Các đáp án trên đều sai
Câu 35: Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế quy định những gì?
A. Xác định những việc cơ quan thuế phải làm B. Xác định những việc cán bộ thuế phải làm
C. Xác định những thẩm quyền được giải quyết của cơ quan thuế D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 36: Đâu là đặc tính của thuế suất tương đối?
A. Tính theo một tỷ lệ % B. Áp dụng cho ô tô cũ
C. Ít được áp dụng D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 37: Tên gọi của một Luật Thuế nói lên điều gì?
A. Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuế đó
B. Căn cứ để tính thuế của luật thuế đó
C. Đối tượng (tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực hiện việc kê khai nộp thuế theo quy định của Luật
thuế đó
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 38: Nguyên nhân của chế độ ưu đãi về thuế?
A. Khuyến khích tiết kiệm B. Chiếu cố đến những hoàn cảnh khó khăn của người nộp thuế
C. Giảm thuế cho người đóng nhiều thuế D. Khuyến khích người giàu đóng thuế
Câu 39: Một phần thu nhập xã hội được động viên vào NSNN thông qua thuế hình thành quỹ tiền tệ
của Nhà nước thể hiện chức năng gì của Thuế?
A. Chức năng tạo nguồn thu chủ yếu cho Nhà nước B. Chức năng tái phân phối thu nhập xã hội
C. Chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô D. Chức năng điều tiết các yếu tố sản xuất
Câu 40: Nguyên nhân của chế độ ưu đãi về thuế?
A. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài B. Khuyến khích kinh doanh
C. Khuyến khích tiết kiệm D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 41: Phương pháp tính thuế cho biết gì?
A. Công thức tính thuế B. Số tiền thuế phải nộp giá trị bao nhiêu
C. Cách xác định số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 42: Bản chất giai cấp của Thuế do ai quyết định?
A. Bản chất giai cấp của vô sản B. Bản chất giai cấp của công nhân, nông dân
C. Bản chất giai cấp của Nhà nước D. Bản chất giai cấp của tri thức
Câu 43: Thuế có đặc điểm nào sau đây?
A. Tính tự nguyện B. Thuế hoàn trả trực tiếp và ngang giá
C. Tính hoàn trả trực tiếp D. Thuế không hoàn trả trực tiếp và không hoàn trả ngang giá
Câu 44: Các đối tượng sau đây đâu đối tượng chịu thuế?
A. Cá nhân B. Doanh nghiệp C. Hàng hóa D. Tổ chức
Câu 45: Các yếu tố sau yếu tố nào nói về thuế gián thu?
A. Thuế TTĐB B. Tác động vào tài sản và/hoặc thu nhập
C. Thuế Sử dụng đất nông nghiệp D. Người chịu thuế đồng thời cũng là đối tượng nộp thuế
Câu 46: Các đối tượng sau đây đâu là đối tượng nộp thuế?
A. Thu nhập B. Dịch vụ C. Tổ chức D. Hàng hóa
Câu 47: Các đối tượng sau đây đâu là đối tượng chịu thuế?

4
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Tài sản B. Cá nhân C. Pháp nhân D. Doanh nghiệp
Câu 48: Đâu là trách nhiệm của đối tượng nộp thuế?
A. Khai báo tài liệu về đối tượng tính thuế B. Khai báo thuế ban đầu
C. Nộp thuế đúng, đủ, kịp thời theo quy định D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 49: Nhà nước tập trung một phần thu nhập quốc dân vào NSNN qua công cụ thuế thể hiện bản chất
gì của thuế?
A. Bản chất kinh tế B. Bản chất xã hội C. Bản chất giai cấp D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 50: Các đối tượng sau đây đâu đối tượng chịu thuế?
A. Tổ chức B. Chi cục thuế C. Dịch vụ D. Cá nhân
Câu 51: Đâu là căn cứ tính thuế?
A. Pháp nhân B. Độ lớn của đối tượng chịu thuế
C. Tài sản D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 52: Các đối tượng sau đây đâu đối tượng nộp thuế?
A. Tài sản B. Hàng hóa C. Dịch vụ D. Cá nhân
Câu 53: Hiện tượng thuế chồng lên thuế là hiện tượng gì?
A. Nhiều đối tượng cùng chịu một loại thuế B. Đánh nhiều loại thuế lên cùng một đối tượng
C. Đối tượng phải chịu một mức thuế quá cao D. Đánh thuế trùng lắp trên một đối tượng chịu thuế
Câu 54: Đâu là căn cứ tính thuế?
A. Dung lượng của đối tượng chịu thuế B. Tổ chức
C. Hàng hóa D. Các đáp án trên đều sai

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A
B
C
D

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
A
B
C
D

5
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Chương 2
THUẾ XUẤT KHẨU
THUẾ NHẬP KHẨU
VD3: Nghiệp vụ nào sau đây được coi là XK – NK?

a. Cty TNHH An Nhiên bán nguyên liệu cho Cty Shinan trong siêu thị miễn thuế Mộc Bài

b. Cty Maject trong khu chế xuất Linh Xuân bán 1 lô khuy áo cho cty Nyon ở Malaysia

c. Cty Việt Xưa mua rượu từ 1 DN nước ngoài trong khu chế xuất Tân Thuận

VD4: Công ty Becamex có các nghiệp vụ sau:

1. NK trực tiếp 1 lô hàng điện máy

2. UT cho cty bia Sài Gòn NK 1 dây chuyền sản xuất

3. Nhận NKUT cho DN tư nhân A 1 lô hàng khô dầu hạt cải

Cty Becamex phải kê khai và nộp thuế NK trong trường hợp nào?

VD5: Xác định số lượng hàng hóa XK, NK của công ty X trong các trường hợp sau:

a. Ký hợp đồng XK tại chỗ 50.000 sp A cho khách hàng nước ngoài trong khu phi thuế quan. Khi giao
cho khách hàng trong lô hàng có 2.000 sp không đủ tiêu chuẩn chất lượng như hợp đồng ký kết,
khách hàng không nhận 2.000 sp này nên cty X phải tiêu thụ trong nước.

b. Ký hợp đồng NK 1.000 tấn hàng (dung sai  10%). Khi nhận hàng, hải quan kiểm tra có:

• TH1: 1.050 tấn

• TH2: 990 tấn

• TH3: 1.000 tấn, trong đó có 100 tấn bị hư hỏng không sử dụng được.

VD6: Công ty X ký hợp đồng XK trực tiếp 2.000 tấn hàng A giá bán 45 USD/MT/FOB, tỷ giá tính
thuế 20.500 VND/USD. Xác định trị giá tính thuế của lô hàng A?

VD7: DN ở TP.HCM ký hợp đồng XK sản phẩm A:

TH1: theo giá xuất tại kho 10$/sp, chi phí vận chuyển từ kho ra cảng 5.000đ/sp.

TH2: theo giá CIF/Jakata 25$/sp

TH3: theo giá CFR/Jakata 22$/sp

Biết tỷ giá 20.000 VND/USD, I = 2$/sp, F = 3$/sp. Xác định giá tính thuế của sản phẩm A?

6
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
VD8: Công ty X ký hợp đồng bán hàng cho DN Y trong KCX 20.000 sản phẩm B, giá xuất kho
35.000đ/SP, phí vận chuyển nội địa đến cổng KCX của khách hàng là 2.000đ/SP, và từ cổng KCX
đến kho của khách hàng là 500đ/SP. Xác định trị giá tính thuế của lô hàng B?

VD9: hàng xuất khẩu có giá thị trường 10trđ, người xuất cảnh tự khai báo:

TH1: 5 trđ

TH2: 12 trđ

Xác định giá tính thuế xuất khẩu trong mỗi trường hợp?

VD10: xác định cửa khẩu nhập đầu tiên trong các trường hợp sau?

TH1: Doanh nghiệp ở TP.HCM nhập giá CIF/HCM, hàng về cảng Sài Gòn

TH2: Doanh nghiệp ở Bắc Giang nhập khẩu giá CIF/TSN, hàng về sân bay Tân Sơn Nhất rồi lại bay
ra Nội Bài và đi đường bộ về kho ở Bắc Giang.

TH3: nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn.

VD11: Công ty X ký hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp Y trong khu chế xuất 20.000 sản phẩm
D, giá xuất kho 35.000 đ/SP, phí vận chuyển từ kho tới cổng khu chế xuất của người bán là 2.000
đ/SP, và từ cổng khu chế xuất đến kho của cty X là 4.000 đ/SP. Xác định trị giá tính thuế của lô hàng
D?

VD12: Công ty X ký hợp đồng nhập khẩu 2.000 tấn hàng C, tỷ giá tính thuế 20.500 VND/USD. Xác
định trị giá tính thuế của lô hàng C khi giá mua:

TH1: 50 USD/MT/CIF

TH2: 45 USD/MT/FOB, I = 1USD/MT, F = 2USD/MT

TH3: 48USD/MT/CFR, Cty X không mua bảo hiểm

VD13: Cty X NK trực tiếp 2 ô tô cũ 4 chỗ, thuế suất thuế NK 4.200USD/chiếc và 3 ô tô cũ 15 chỗ, thuế
suất thuế NK 9.500USD/chiếc, tỷ giá tính thuế 20.600đ/USD. Xác định các căn cứ tính thuế

VD14: Cho doanh nghiệp thương mại X có các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ như sau
1. Nhận ủy thác xuất khẩu cho doanh nghiệp tư nhân Y 2.000 tấn hàng A, theo giá FOB: 500.000 đ/tấn,
thuế XK phải nộp 2%.
2. XK trực tiếp 200.000 SP B theo giá CIF 50 USD/SP, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế 5USD/SP,
thuế suất thuế XK 3%. Tỷ giá tính thuế 20.450VND/USD.
3. Nhận nhập khẩu ủy thác cho Cty Z 1.000 kg nguyên liệu C, trị giá hàng NK theo giá CIF là 40.000
USD, thuế suất thuế NK 20%. Tỷ giá tính thuế 20.600 VND/USD.
4. NK trực tiếp 500 tấn hàng D, giá mua 200 USD/MT/FOB. Chi phí vận tải, bảo hiểm quốc tế 3%/giá
FOB. Thuế suất thuế NK 10%. Tỷ giá tính thuế 20.500 VND/USD.

7
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
5. Ủy thác cho Cty T NK 1 thiết bị bán hàng theo giá FOB là 50.000 USD, chi phí vận tải bảo hiểm
quốc tế: 2.000 USD. Thuế NK phải nộp 30%. Tỷ giá tính thuế 20.500 VND/USD.
Yêu cầu: Xác định số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong kỳ DNTM X phải nộp?
VD15: DN X NK 100.000A làm nguyên liệu sản xuất hàng nội địa, đã đóng thuế NK ở khâu NK. DN
X xuất kho 80.000A sản xuất được 160.000B. Sau đó, DN lại ký được hợp đồng XK 50.000B vừa sản
xuất được. Xác định số lượng sản phẩm được hoàn thuế NK?

QUY TRÌNH LÀM BÀI TẬP VÀ QUY TẮC TRÌNH BÀY


1. Phân loại nghiệp vụ: lọc riêng nghiệp vụ xuất khẩu làm trước, nghiệp vụ nhập khẩu làm sau.

2. Tính tổng số thuế phải nộp: sau khi tính hết các nghiệp vụ có thuế XK phải cộng lại để được tổng số
thuế XK phải nộp trong kỳ, làm tương tự với thuế NK.

3. Trình bày công thức tính toán đúng tiêu chuẩn (đúng thứ tự) phương pháp tính thuế đã học:

Số lượng x trị giá tính thuế 1 đơn vị x tỷ giá (nếu có) x thuế suất

4. Viết số có dấu chấm phân cách ngàn, kết quả tính toán phải có đơn vị tính rõ ràng, ví dụ: 1.000 kg
hay 2.500.000 đ.

5. Tuyệt đối KHÔNG viết tắt như sau: 3x106, nếu muốn viết tắt 3.000.000 đ có thể viết thành 3 trđ.

6. Không làm gộp các nghiệp vụ, mỗi nghiệp vụ làm riêng 1 phép tính vì mỗi lần xuất – nhập khẩu sẽ
phải kê khai 1 tờ khai riêng.

7. Nguyên tắc làm tròn được chia làm 2 trường hợp, đối với các khoản phải nộp cho Nhà nước sẽ được
làm tròn lên, còn các khoản doanh nghiệp được hoàn hoặc miễn sẽ được làm tròn xuống. Tiền tệ tính
bằng VND làm tròn đến đơn vị đồng, các số liệu khác làm tròn đến đơn vị tính giá.

8
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1: Cty TNHH X ký hợp đồng mua hàng của DN Y trong khu chế xuất 16.000 sản phẩm D, giá xuất
kho 25.000đ/SP, phí vận chuyển từ kho tới cổng KCX của DN Y là 1.000đ/SP, và từ cổng KCX đến
kho của cty X là 4.000đ/SP. Xác định trị giá tính thuế của lô hàng D?
A. 384.000.000 đ B. 416.000.000 đ C. 480.000.000 đ D. 400.000.000 đ
Câu 2: Khu phi thuế quan là khu nào?
A. Khu hành chính B. Khu thương mại - công nghiệp
C. Khu dân cư cao cấp D. Khu công nghệ cao
Câu 3: Mối liên hệ giữa giá EXW và FOB?
A. FOB = EXW + I + F
B. FOB = EXW + Toàn bộ chi phí phát sinh ở nội địa nước xuất khẩu cho đến khi hàng lên tàu ở
cảng bốc (VD: Phí vận tải nội địa, Phí bảo hiểm nội địa, Chi phí bốc hàng lên tàu...)
C. EXW = FOB + Toàn bộ chi phí phát sinh ở nội địa nước xuất khẩu cho đến khi hàng lên tàu ở
cảng bốc (VD: Phí vận tải nội địa, Phí bảo hiểm nội địa, Chi phí bốc hàng lên tàu...)
D. FOB = EXW + F
Câu 4: Nghiệp vụ nào sau đây là nhập khẩu?
A. Cty Anh Đào mua vải từ 1 DN nước ngoài trong khu chế xuất Tân Thuận
B. Cty Maject trong khu chế xuất Linh Trung bán 1 lô khuy áo cho cty Zegma ở Malaysia
C. Cty TNHH Song Mai bán nguyên liệu cho Cty Hana trong khu công nghiệp Việt Nam –
Singapore (VSIP)
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 5: Phương pháp tính thuế XK, NK đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối?
A. Số lượng*Mức thuế tuyệt đối*Tỷ giá tính thuế
B. Số lượng*Trị giá tính thuế/mỗi đv hàng hóa*Thuế suất
C. Số lượng*Trị giá tính thuế/mỗi đv hàng hóa
D. Số lượng*Mức thuế tuyệt đối
Câu 6: Thuế suất thuế NK gồm những loại nào?
A. Thuế suất ưu đãi đặc biệt B. Thuế suất ưu đãi
C. Thuế suất thông thường D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7: Công ty X ký hợp đồng NK 3.000 tấn hàng C, tỷ giá tính thuế 21.000 VND/USD. Xác định trị
giá tính thuế của lô hàng C khi giá mua là 28USD/MT/CFR, I = 1$/MT, F = 2$/MT? Biết cty X không
mua bảo hiểm cho lô hàng này.
A. 1.953.000.000 đ B. 1.764.000.000 đ C. 1.827.000.000 đ D. 1.638.000.000 đ
Câu 8: DN ở TP.HCM ký hợp đồng XK sản phẩm A theo giá CIF/Jakata 25$/sp, có I = 1$/sp, F = 2$/sp.
Tỷ giá 21.000 VND/USD Xác định giá tính thuế của sản phẩm A?
A. 504.000 đ/sp B. 525.000 đ/sp C. 462.000 đ/sp D. 588.000 đ/sp
Câu 9: DN NK 100.000 A, xuất kho 60.000 A để sản xuất được 120.000 B. DN lại XK 50.000 B. Xác
định số lượng A mà DN được miễn thuế NK?
A. 25.000 A B. 50.000 B C. 60.000 A D. 40.000 A
Câu 10: Cty TNHH X ký hợp đồng NK 3.500 tấn hàng (dung sai ± 5%). Khi nhận hàng, Hải quan kiểm
tra có 3.550 tấn hàng. Xác định số lượng hàng tính thuế NK?
A. 3.550 tấn hàng B. 3.500 tấn hàng C. 3.675 tấn hàng D. 3.325 tấn hàng
Câu 11: Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất tương đối là giá gì?
A. CIF B. CFR C. EXW D. FOB
Câu 12: Mối liên hệ giữa giá FOB và CFR?
A. CFR = FOB + I + F B. CFR = FOB + I C. CFR = FOB + F D. FOB = CFR - I
Câu 13: Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế XK, NK?
A. Bên giao ủy thác XK, NK
B. Bên nhận ủy thác XK, NK

9
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
C. Đại lý làm thủ tục Hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế đối
với hàng hóa XK, NK
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 14: DN NK 120.000 A, xuất kho 40.000 A để sản xuất được 80.000 B. DN lại ủy thác cho 1 cty
XNK khác XK 60.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A mà DN được hoàn thuế NK?
A. 90.000 A B. 60.000 B C. 40.000 A D. 30.000 A
Câu 15: Cty TNHH X ký hợp đồng XK tại chỗ 25.700 sp A cho khách hàng nước ngoài trong khu chế
xuất Tân Thuận. Khi giao cho khách hàng trong lô hàng có 3.600 sp không đủ tiêu chuẩn chất lượng
như hợp đồng ký kết, khách hàng không nhận 3.600 sp này và cty X phải tiêu thụ trong nước. Xác định
số lượng sp A không bị tính thuế XK?
A. 22.100 sp A B. 29.300 sp A C. 3.600 sp A D. 25.700 sp A
Câu 16: Bên giao ủy thác
A. Là những DN phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
B. Là những DN phải có giấy phép kinh doanh trong nước và/hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu
C. Là bên muốn XK, NK hàng hóa nhưng không tự mình làm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 17: Nghiệp vụ nào sau đây DN X phải nộp thuế XK?
A. DN X trong Khu chế xuất A bán hàng cho DN Y cũng trong Khu chế xuất A
B. DN X trong nước bán hàng cho DN chế xuất Y
C. DN X trong Khu chế xuất A bán hàng cho DN Y trong Khu chế xuất B
D. DN X trong Khu chế xuất A mua hàng của DN Y trong nước.
Câu 18: Xác định thuế XK, NK trong trường hợp DN NK nguyên liệu về sản xuất hàng hóa rồi bán cho
DN khác trong nước để DN này đem XK (có hóa đơn chứng từ đầy đủ chứng minh việc XK đã hoàn
thành)?
A. DN chỉ được hoàn thuế NK nguyên liệu tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa trực tiếp XK
B. DN được hoàn thuế NK nguyên liệu có dùng sản xuất hàng hóa bán cho DN khác XK
C. DN được hoàn thuế NK nguyên liệu tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa bán cho DN khác
XK
D. DN không được hoàn thuế NK nguyên liệu tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa bán cho DN
khác XK
Câu 19: Đáp án nào sau đây đúng với thuế suất thông thường?
A. Bằng thuế suất ưu đãi*150%
B. Áp dụng đối với các nước có tham gia vào liên minh thuế quan với Việt Nam
C. Áp dụng đối với các nước có tham gia AFTA
D. Áp dụng đối với các nước có tham gia vào khu vực thương mại tự do với Việt Nam
Câu 20: Các yếu tố dưới đây đâu là căn cứ tính Thuế XK – Thuế NK đối với hàng hóa áp dụng thuế
suất tương đối?
A. (1) Trị giá tính thuế B. (2) Trị giá tính thuế của 1 đơn vị hàng hóa XK, NK
C. (3) Số lượng hàng hóa XK, NK D. (1) và (3) đúng
Câu 21: Cty X ký hợp đồng bán hàng cho DN Y trong KCX 30.000 sp B, giá xuất kho 42.000đ/SP, phí
vận chuyển nội địa đến cổng KCX của DN Y là 3.000đ/SP, và từ cổng KCX đến kho của DN Y là
500đ/SP. Xác định trị giá tính thuế của lô hàng B?
A. 1.365.000.000 đ B. 1.260.000.000 đ C. 1.335.000.000 đ D. 1.350.000.000 đ
Câu 22: Đối tượng nào sau đây là đối tượng nộp thuế XK?
A. (3) DN A ủy thác cho DN B nhập khẩu táo New Zealand
B. (1) Cty Thanh Tâm XK 2.000 tấn nhãn xuồng qua Thái Lan
C. (2) Cá nhân B mang theo 10 chai rượu ngoại khi nhập cảnh vào Việt Nam
D. (2) và (3) đúng

10
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 23: Thuế ưu đãi áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ như thế
nào?
A. Có tham gia vào liên minh thuế quan với Việt Nam
B. Có thực hiện quy chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam
C. Có tham gia vào khu vực thương mại tự do với Việt Nam
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 24: Số lượng hàng hóa thực tế XK, NK tính thuế được xác định như thế nào?
A. Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trên Hợp đồng ngoại thương đã được Hải quan
kiểm hóa
B. Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trên tờ khai Hải quan đã được Hải quan kiểm
hóa
C. Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trên tờ khai Hải quan
D. Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trên Hợp đồng ngoại thương đã ký kết
Câu 25: Mối liên hệ giữa giá FOB và CIF?
A. FOB = CIF + I + F B. FOB = CIF - F C. CIF = FOB + F D. CIF = FOB + I + F
Câu 26: FOB là viết tắt của cụm từ gì?
A. Tiếng Anh là Fare On Boeing, nghĩa là "Vé lên máy bay"
B. Tiếng Anh là Fee On Boat, nghĩa là "Phí lên thuyền"
C. Tiếng Anh là Fare On Board, nghĩa là "Vé lên tàu"
D. Tiếng Anh là Free On Board, nghĩa là miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao
lên tàu”
Câu 27: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hóa như thế nào?
A. (2) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán
cho tổ chức, cá nhân ở 1 nước thứ 3
B. (3) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nước ngoài với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong khu
phi thuế quan
C. (1) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong
khu phi thuế quan
D. (2) và (3) đúng
Câu 28: CFR là viết tắt của cụm từ gì?
A. Là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng, viết tắt của chữ: C – corporation: Công ty; FR –
freight: Cước phí
B. Là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng, viết tắt của chữ: C – certification: Giấy chứng nhận; FR
– freight: Cước phí
C. Là điều kiện giao hàng tại cảng bốc hàng, viết tắt của chữ: C – cost: Tiền hàng; FR – fare: Vé
lên tàu
D. Là điều kiện giao hàng tại cảng bốc hàng, viết tắt của chữ: C – cost: Tiền hàng; FR – freight:
Cước phí
Câu 29: Hàng hóa nào là hàng mua bán, trao đổi được coi là hàng hóa XK?
A. Laptop Macbook trị giá 40.000.000 đ của cá nhân A ở Mỹ gửi tặng cá nhân B ở Việt Nam
B. 5 chai rượu vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo của người nhập cảnh vào
Việt Nam
C. 2 điện thoại di động vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo của người xuất cảnh
qua cửa khẩu Việt Nam
D. DN X trong nước mua hàng của DN Y trong Khu chế xuất A
Câu 30: Đối tượng nào phải nộp thuế NK?
A. Hải quan B. Bên XK C. Bên giao ủy thác NK D. Bên nhận ủy thác NK
Câu 31: Công ty X ký hợp đồng XK trực tiếp 600 tấn hàng A giá bán 250 USD/MT/FOB, I = 2 USD/MT,
F = 8 USD/MT, tỷ giá tính thuế 20.500 VND/USD. Xác định trị giá tính thuế của lô hàng A?
A. 5.330.000 đ B. 3.198.000.000 đ C. 3.075.000.000 đ D. 5.125.000 đ
11
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 32: DN ở TP.HCM ký hợp đồng XK sản phẩm A theo giá xuất tại kho 21$/sp, chi phí vận chuyển
từ kho ra cảng 15.000đ/sp. Tỷ giá 20.000 VND/USD Xác định giá tính thuế của sản phẩm A?
A. 435.000 đ/sp B. 420.000 đ/sp C. 405.000 đ/sp D. 21 USD/sp
Câu 33: Mối liên hệ giữa giá CIF và CFR?
A. CIF = CFR + F B. CFR = CIF - F C. CIF = CFR - I D. CFR = CIF - I
Câu 34: Xác định thuế XK, NK mà công ty X kê khai, phải nộp khi XK trực tiếp 180.000 SP D theo
giá CIF 55 USD/SP, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế 5 USD/SP, thuế suất thuế XK 3%. Tỷ giá tính
thuế 21.500VND/USD.
A. 6.385.500.000 đ B. 5.805.000.000 đ C. 1.935.000.000 đ D. 6.966.000.000 đ
Câu 35: Giá FOB là giá như thế nào?
A. Khi xuất khẩu FOB người bán hàng chỉ giao hàng qua lan can tàu là đã hàng thành trách nhiệm.
Mọi rủi ro sẽ được chuyển giao ngay tại thời điểm hàng đã lên tàu
B. Khi xuất khẩu FOB người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua
tại cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (VD: xưởng, nhà máy, kho...)
C. Khi xuất khẩu FOB người bán trả phí vận chuyển (bao gồm chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng
dỡ hàng) nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển
D. Khi xuất khẩu FOB người bán chịu trách nhiệm, bằng chi phí của mình, đưa hàng tới cảng bốc
hàng chỉ định và hoàn thành việc giao hàng khi hàng đã vượt qua lan can tàu tại cảng bốc hàng, đồng
thời thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đến
Câu 36: Hàng hóa nào sau đây là hàng biên mậu bị đánh thuế Xuất khẩu - Nhập khẩu?
A. Laptop Macbook trị giá 40.000.000 đ của cá nhân A ở Mỹ gửi tặng cá nhân B ở Việt Nam
B. 600 kg táo mèo của cư dân 2 bên cửa khẩu Hà Khẩu mua bán với nhau trị giá 3.000.000 đ
C. 1.000 cá ngừ đại dương của cty A ở Nhật bán cho cty B ở Bình Dương theo hợp đồng số
543/HĐNT-2016
D. 50 bịch bánh tráng phơi sương giá 1.000.000 đ của người dân Tây Ninh ở gần cửa khẩu Mộc Bài
bán cho người dân Cambodia bên kia biên giới
Câu 37: Xác định thuế XK, NK mà công ty X kê khai, phải nộp khi nhận UTXK cho DNTN Y 2.300
tấn hàng A, theo giá FOB: 3.200.000 đ/T, I+F = 100.000 đ/T, thuế XK phải nộp 2%
A. 151.800.000 đ B. 1.518.000.000 đ C. 142.600.000 đ D. 147.200.000 đ
Câu 38: DN ở TP.HCM ký hợp đồng XK sản phẩm A theo giá CFR/Jakata 23$/sp, có I = 1$/sp, F =
2$/sp. Tỷ giá 20.000 VND/USD Xác định giá tính thuế của sản phẩm A?
A. 420.000 đ/sp B. 460.000 đ/sp C. 480.000 đ/sp D. 440.000 đ/sp
Câu 39: Xác định thuế XK, NK mà công ty X kê khai, phải nộp khi ủy thác cho Cty T NK 1 thiết bị bán
hàng theo giá FOB là 50.000 USD, chi phí vận tải bảo hiểm quốc tế: 2.000 USD. Thuế NK phải nộp
30%. Tỷ giá tính thuế 20.500 VND/USD?
A. 319.800.000 đ B. 295.200.000 đ C. 307.500.000 đ D. Không kê khai, không nộp thuế
Câu 40: Cá nhân N khi xuất cảnh mang theo hàng XK A thuộc diện chịu thuế khi xuất cảnh. Hàng A
có giá thị trường 12.000.000đ. Xác định trị giá tính thuế của hàng A nếu người xuất cảnh N tự khai báo
Hải quan trị giá hàng A là 7.000.000 đ
A. 9.500.000 đ B. 7.000.000 đ C. 19.000.000 đ D. 12.000.000 đ
Câu 41: Cá nhân N khi xuất cảnh mang theo hàng XK A thuộc diện chịu thuế khi xuất cảnh. Hàng A
có giá thị trường 14.000.000đ. Xác định trị giá tính thuế của hàng A nếu người xuất cảnh N tự khai báo
Hải quan trị giá hàng A là 17.000.000 đ
A. 17.000.000 đ B. 14.000.000 đ C. 15.500.000 đ D. 3.000.000 đ
Câu 42: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về hàng mậu dịch thuộc diện chịu Thuế XK, NK?
A. Hàng hóa mua bán giữa DN trong nước và DN hay cá nhân nước ngoài
B. Hàng hóa mua bán có mối quan hệ tiền - hàng
C. Hàng hóa mua bán qua hợp đồng miệng
D. Các đáp án trên đều sai

12
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 43: Cty TNHH X ký hợp đồng NK 4.000 tấn hàng (dung sai ± 10%). Khi nhận hàng, Hải quan
kiểm tra có 4.000 tấn hàng, trong đó có 300 tấn bị hư hỏng không sử dụng được (có xác nhận của cơ
quan kiểm tra chất lượng sản phẩm). Xác định số lượng hàng tính thuế NK?
A. 4.000 tấn hàng B. 3.700 tấn hàng C. 3.600 tấn hàng D. Các đáp án trên đều sai
Câu 44: Công ty X ký hợp đồng NK 3.000 tấn hàng C, tỷ giá tính thuế 21.000 VND/USD. Xác định trị
giá tính thuế của lô hàng C khi giá mua là 27 USD/MT/FOB, I = 1$/MT, F = 2$/MT
A. 1.764.000.000 đ B. 1.890.000.000 đ C. 1.827.000.000 đ D. 1.701.000.000 đ
Câu 45: Công ty X ký hợp đồng NK 3.000 tấn hàng C, tỷ giá tính thuế 21.000 VND/USD. Xác định trị
giá tính thuế của lô hàng C khi giá mua là 30 USD/MT/CIF, I = 1$/MT, F = 2$/MT?
A. 1.890.000.000 đ B. 1.701.000.000 đ C. 90.000 $ D. 81.000 $
Câu 46: Nhận định nào sau đây đúng về thuế Xuất khẩu?
A. Đánh vào hàng hóa được mua ở nước ngoài về VN B. Thuế trực thu
C. Đánh vào hàng hóa được bán từ trong nước ra nước ngoài D. Các đáp án trên đều sai
Câu 47: Hàng hóa nào sau đây là hàng phi mậu dịch thuộc diện chịu Thuế XK, NK?
A. 10 kg mận của cư dân 2 bên cửa khẩu Móng Cái mua bán với nhau
B. 1 container vải thiều của cty X ở TP.HCM mua của cty Y ở Bắc Giang theo HĐ thương mại số
123/HĐTM-2016
C. Quà của cá nhân ở nước ngoài gửi cho cá nhân ở Việt Nam có giá trị 55.000.000 đ
D. 3 kiện kính mát do cty A ở Hà Nội mua của cty B ở Ý theo Hợp đồng ngoại thương vận chuyển
đường hàng không tới sân bay Nội Bài
Câu 48: Xác định thuế NK trong trường hợp doanh nghiệp NK nguyên liệu (đã nộp thuế NK ở khâu
NK) về sản xuất hàng hóa rồi trực tiếp đem hàng hóa này XK đi?
A. DN được hoàn thuế NK nguyên liệu để sản xuất hàng hóa XK
B. Doanh nghiệp nộp thuế XK và NK bình thường
C. DN được hoàn thuế NK nguyên liệu tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa XK
D. DN được hoàn thuế NK nguyên liệu đã xuất kho để sản xuất hàng hóa XK
Câu 49: Xác định thuế NK trong trường hợp DN NK nguyên liệu (đã nộp thuế NK ở khâu NK) về sản
xuất hàng hóa rồi ủy thác cho DN khác XK hàng hóa đi?
A. DN không được hoàn thuế NK nguyên liệu NK tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa ủy thác
XK
B. DN được hoàn thuế NK nguyên liệu NK tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa ủy thác XK
C. DN được hoàn thuế NK nguyên liệu NK để sản xuất hàng hóa ủy thác XK
D. DN chỉ được hoàn thuế NK nguyên liệu NK tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa trực tiếp
XK
Câu 50: Số lượng hàng hóa tính thuế XK, NK đối với hàng hóa áp thuế suất tuyệt đối được xác định
như thế nào?
A. Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối
B. Là tổng số lượng các mặt hàng thực tế XK, NK trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối
C. Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 51: Thuế suất thuế XK, NK đối với hàng hóa áp thuế suất tuyệt đối là gì?
A. Là tỷ lệ % quy định trên một đơn vị hàng hóa theo quy định của Bộ Tài chính
B. Là mức thuế suất tuyệt đối quy định trên giá trị hàng hóa theo quy định của Bộ Tài chính
C. Là tỷ lệ % tính trên giá trị hàng hóa theo quy định của Bộ Tài chính
D. Là mức thuế suất tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa theo quy định của Bộ Tài chính
Câu 52: Trường hợp, hàng hóa XK, NK đăng ký tờ khai Hải quan một lần để XK, NK nhiều lần thì thuế
XK, NK được tính như thế nào?
A. Thuế XK, NK được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày có hàng
hóa XK, NK trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK

13
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
B. Thuế XK, NK được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày đăng ký tời
khai
C. Thuế XK, NK được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày ký hợp
đồng xuất khẩu
D. Thuế XK, NK được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày thuận tiện
cho cty XK, NK hàng đó
Câu 53: Đồng tiền nộp thuế là đồng tiền nào?
A. Đồng tiền xác định trị giá tính thuế và đồng tiền nộp thuế là loại tiền tệ tính trong hợp đồng
ngoại thương
B. Đồng tiền xác định trị giá tính thuế và đồng tiền nộp thuế luôn phải quy ra USD
C. Đồng tiền xác định trị giá tính thuế và đồng tiền nộp thuế luôn phải quy ra đồng tiền Việt Nam
D. Đồng tiền xác định trị giá tính thuế và đồng tiền nộp thuế tùy theo cán bộ Hải quan quyết định
Câu 54: Phương pháp tính thuế XK, NK đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tương đối?
A. Số thuế XK, NK phải nộp = Số lượng*Trị giá tính thuế/mỗi đv hàng hóa*Thuế suất*Tỷ giá tính
thuế
B. Số thuế XK, NK phải nộp = Số lượng*Trị giá tính thuế/mỗi đv hàng hóa
C. Số thuế XK, NK phải nộp = Số lượng*Thuế suất
D. Số thuế XK, NK phải nộp = Số lượng*Trị giá tính thuế/mỗi đv hàng hóa*Thuế suất
Câu 55: Phân loại thuế theo quan hệ ưu đãi gồm những loại nào?
A. (1) Thuế ưu đãi đặc biệt, (2) Thuế bảo hộ và (3) Thuế thông thường
B. (1) Thuế ưu đãi đặc biệt, (2) Thuế ưu đãi và (3) Thuế thông thường
C. (1) Thuế ưu đãi, (2) Thuế bảo hộ và (3) Thuế thông thường
D. (1) Thuế ưu đãi đặc biệt, (2) Thuế ưu đãi và (3) Thuế bảo hộ
Câu 56: Nghiệp vụ nào sau đây DN X phải nộp thuế NK?
A. DN X trong nước mua hàng của DN Y trong Khu chế xuất A.
B. DN X trong kcx A mua hàng của DN Y trong Khu chế xuất B
C. DN X bán hàng cho DN Y ở Ấn Độ
D. DN X trong nước bán hàng cho DN Y trong Khu chế xuất A
Câu 57: DN NK 100.000 A, xuất kho 60.000 A để sản xuất được 120.000 B. DN lại XK 60.000 B. Xác
định số lượng A mà DN phải nộp thuế NK?
A. 40.000 A B. 100.000 A C. 70.000 A D. 30.000 A
Câu 58: Trách nhiệm của bên nhận ủy thác nhập khẩu?
A. Thanh toán phí dịch vụ ủy thác
B. Xuất trả hàng đã NK cho bên giao ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng NK (bên cạnh hóa đơn
VAT cho phí dịch vụ ủy thác NK)
C. Chuyển tiền hàng và tiền thuế để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng
D. Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)
Câu 59: DN NK 100.000 A, xuất kho 80.000 A để sản xuất được 160.000 B. DN lại ủy thác cho 1 cty
XNK khác XK 70.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A mà DN phải nộp thuế NK?
A. 100.000 A B. 65.000 A C. 20.000 A D. 70.000 B
Câu 60: Xác định thuế XK, NK mà công ty X kê khai, phải nộp khi NK trực tiếp 4.700 tấn hàng B, giá
mua 300 USD/MT/FOB. Chi phí vận tải, bảo hiểm quốc tế 2%/giá FOB. Thuế suất thuế NK 10%. Tỷ
giá tính thuế 20.500 VND/USD
A. 2.876.400.000 đ B. 2.890.500.000 đ C. 2.832.690.000 đ D. 2.948.310.000 đ
Câu 61: Trị giá tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tương đối được xác định như thế nào?
A. Số lượng hàng hóa thực tế XK, NK*Trị giá tính thuế của 1 đơn vị hàng hóa XK, NK*Tỷ giá tính
thuế
B. Số lượng hàng hóa thực tế XK, NK*Trị giá tính thuế của 1 đơn vị hàng hóa XK, NK*Thuế suất
C. Số lượng hàng hóa thực tế XK, NK*Thuế suất
D. Số lượng hàng hóa thực tế XK, NK*Trị giá tính thuế của 1 đơn vị hàng hóa XK, NK
14
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 62: Công ty Intamex phải kê khai nộp thuế gì khi nhận NK ủy thác cho DN tư nhân X 300 tấn bắp
hạt?
A. Không kê khai, không nộp thuế B. Thuế Nhập khẩu
C. Cả thuế Xuất khẩu và thuế Nhập khẩu D. Thuế Xuất khẩu
Câu 63: DN NK 100.000 A, xuất kho 50.000A để sản xuất được 75.000 B. DN bán cho cty khác trong
nước để cty này đem XK 30.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A mà DN phải nộp thuế NK?
A. 80.000 A B. 50.000 A C. 20.000 A D. 30.000 B
Câu 64: DN NK 100.000 A, xuất kho 50.000A để sản xuất được 75.000 B. DN bán cho cty khác trong
nước để cty này đem XK 60.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A mà DN được hoàn thuế NK?
A. 60.000 A B. 50.000 A C. 40.000 A D. 60.000 B
Câu 65: Xác định thuế XK, NK trong trường hợp DN nhận gia công hàng hóa XK?
A. DN được miễn thuế NK khi nhập nguyên liệu từ bên giao gia công để gia công hàng hóa XK và
miễn thuế XK khi xuất trả thành phẩm cho bên giao gia công
B. DN được miễn thuế NK khi nhập nguyên liệu từ bên giao gia công để gia công hàng hóa XK
C. DN miễn thuế XK khi xuất trả thành phẩm cho bên giao gia công
D. DN được miễn thuế NK khi nhập nguyên liệu từ bên giao gia công để gia công hàng hóa XK và
miễn thuế XK khi XK cho bên mua thành phẩm gia công
Câu 66: Cty TNHH X ký hợp đồng NK 5.600 tấn hàng (dung sai ± 5%). Khi nhận hàng, Hải quan kiểm
tra có 5.400 tấn hàng. Xác định số lượng hàng tính thuế NK?
A. 5.880 tấn hàng B. 5.400 tấn hàng C. 5.600 tấn hàng D. 5.320 tấn hàng
Câu 67: Thuế suất thuế XK, NK do ai ban hành?
A. Tổng cục Hải quan B. Quốc hội C. Bộ Tài chính D. Tổng cục Thuế
Câu 68: Xác định thuế XK, NK mà công ty X kê khai, phải nộp khi nhận NKUT cho Cty Z 1.500 kg
nguyên liệu C, trị giá hàng NK theo giá CIF là 60.000 USD, thuế suất thuế NK 20%. Tỷ giá tính thuế
20.600 VND/USD
A. 247.200.000 đ B. 370.800.000 đ C. 1.236.000.000 đ D. Không kê khai, không nộp thuế
Câu 69: Xác định nghiệp vụ được coi là Xuất khẩu - Nhập khẩu?
(1) Cty TNHH Song Mai bán nguyên liệu cho Cty Mayo trong khu chế xuất Linh Trung
(2) Cty Maject trong khu chế xuất Tân Thuận bán 1 lô khuy áo cho cty Zegma ở Malaysia
(3) Cty Anh Đào mua vải từ siêu thị miễn thuế Mộc Bài
A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1), (2) và (3) D. (1) và (3)
Câu 70: Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất tương đối là giá gì?
A. Là giá thực tế người NK phải trả tính đến “Cửa khẩu nhập đầu tiên” B. Là giá bán tại kho
C. Là giá giao tại cảng bốc cộng với phí bảo hiểm quốc tế D. Là giá tính đến cửa khẩu xuất

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A
B
C
D

15
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
A
B
C
D

61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
A
B
C
D
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 2
Bài 1: Công ty Thành Hiệp là công ty chấp hành tốt pháp luật về thuế (được hoãn thời hạn nộp thuế tối
đa 275 ngày) có các số liệu về XNK trong kỳ như sau:

1. Trực tiếp NK 100.000 SP A theo hợp đồng giá FOB là 2 USD/SP. Tỷ giá tính thuế: 20.000
VND/USD.
2. Trực tiếp XK 200.000 SP B, tổng trị giá xuất theo giá CIF là 300.000 USD. Tỷ giá tính thuế:
19.200 VND/USD.
3. Ủy thác NK 2.500 tấn bã đậu phộng cho cty Thành Đạt, biết trị giá tính thuế của lô hàng là 1.250
trđ
4. Trực tiếp XK 8.500 SP C giá CIF là 5 USD/SP. Tỷ giá tính thuế 20.100 VND/USD.
5. Trực tiếp NK 3.000 SP D giá CIF 5 USD/SP. Tỷ giá tính thuế 20.500 VND/USD.
6. Nhận ủy thác NK 2.000 SP E, tổng trị giá nhập theo giá CIF là 20.000 USD. Tỷ giá tính thuế:
19.400 VND/USD.
7. NK 100.000 kg nguyên liệu F để sản xuất SP G xuất khẩu theo hợp đồng XK đã ký kết với khách
hàng nước ngoài. Giá FOB quy ra VND là 3.000 VND/kg. Công ty xuất kho 100.000 kg nguyên liệu F
sản xuất được 150.000 SP G. Công ty đã XK được 75.000 sản phẩm G với giá CIF là 1,2 USD/SP. Tỷ
giá tính thuế: 20.000 VND/USD. Tuy nhiên, trong đợt giao hàng tiếp theo khách hàng nước ngoài lại
không đồng ý nhận hàng, cty Thành Hiệp đã bán 30.000 sp G cho cty TNHH Văn Trung, số sp G còn
lại cty đang lưu kho để tìm đối tác nước ngoài tiêu thụ.

Biết rằng:

- Phí vận tải và bảo hiểm quốc tế đối với các hàng hóa xuất – nhập khẩu nêu trên là 2.000 VND/SP.
- Thuế suất thuế NK hàng A là 10%; hàng D là 20%; hàng E là 5%; hàng F là 8%; bã đậu phộng là
3%.
- Thuế suất thuế XK hàng C là 1%; hàng B là 2%; hàng G là 3%.

Yêu cầu: tính thuế xuất – nhập khẩu?


(165.072.500 VND – 508.900.000 VND)

16
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Bài 2: Công ty Phương Nam là công ty chấp hành tốt pháp luật về thuế có các số liệu về xuất, nhập khẩu
trong kỳ như sau:

1. Cty bán cho 1 DN trong khu chế xuất 2.000 tấn hàng A giá bán tại cửa khẩu là 40USD/MT.
2. Nhận NK ủy thác 500 tấn hàng B theo giá FOB là 97 USD/MT, biết chi phí vận chuyển và bảo
hiểm quốc tế chiếm 3% giá CIF.
3. Ủy thác cho cty Sao Mai XK 30.000 tấn hàng C theo giá CIF 1.212.500đ/tấn, I+F=2%/CIF.
4. NK 100.000 kg nguyên liệu D với giá CIF là 6USD/kg, chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế
1%/CIF. Công ty xuất kho 80.000 kg D sản xuất được 120.000 sp E. Công ty trực tiếp XK được 60.000
sản phẩm E với giá CFR là 8,3USD/SP, chi phí vận tải quốc tế 0,3USD/SP và bảo hiểm quốc tế
0,1USD/SP. Ngoài ra, công ty còn bán cho 1 DN trong nước khác 30.000 sản phẩm E để XK (có chứng
từ chứng minh việc XK đã hoàn thành).
Biết rằng:

- Thuế suất thuế XK: hàng A 3%; hàng C 5%; sản phẩm E 2%.
- Thuế suất thuế NK: hàng B 20%, nguyên liệu D 10%.
- Tỷ giá tính thuế 20.500 VND/USD.

Yêu cầu: tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu công ty Phương Nam phải nộp trong kỳ.

(246.000.000 VND – 697.000.000 VND)

Bài 3: Tại công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Ánh Kim thuộc đối tượng được hoãn thời hạn nộp thuế
tối đa 275 ngày, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. XK 1.300 tấn thanh long đỏ theo giá CFR 840$/MT, biết I = 1% giá CFR, F = 5% giá FOB. Khi
làm thủ tục thông quan, cơ quan giám định chất lượng sản phẩm phát hiện có 45 tấn hàng không đạt tiêu
chuẩn chất lượng như hợp đồng đã ký nên không cho số sản phẩm này thông quan.
2. NK 4.000 mắt kính Tomford theo giá FOB 103$/cây, F = 1% giá FOB, I = 2% giá FOB, biết cty
ko mua bảo hiểm cho lô hàng này. Theo biên bản giám định của cơ quan chức năng, lô hàng bị thiếu
114 cây kính so với số lượng trong hợp đồng.
3. NK 2.500 tấn bắp hạt (dung sai ± 3%) làm thức ăn gia súc theo giá 200$/MT/CIF, I+F = 5% giá
FOB. Khi hàng về tới cảng, Hải quan kiểm tra lô hàng thấy có 2.511 tấn.
4. Nhận XKUT cho cty XP 500 bộ bàn ghế gỗ, giá giao hàng tại kho là 5 trđ/bộ, chi phí vận chuyển
hàng từ kho đến cảng 30 trđ, chi phí bốc hàng lên tàu 1,2 trđ, chi phí vận tải quốc tế 5$/sp, lô hàng này
không được mua bảo hiểm quốc tế.

Biết rằng:

- Thuế suất thuế XK của thanh long đỏ là 2%, của bàn ghế gỗ là 10%.
- Thuế suất thuế NK của mắt kính là 20%, của bắp hạt là 9%
- Tỷ giá tính thuế 22.600 VND/USD
17
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Yêu cầu: Xác định thuế XK, NK mà cty Ánh Kim mà cty phải nộp trong kỳ.
(706.928.000 VND - 2.844.257.822 VND)

Bài 4: Công ty Nhật Linh thuộc đối tượng được ân hạn nộp thuế 275 ngày, có các số liệu trong kỳ như
sau:

1. Cty ký hợp đồng nhận gia công (100%) cho nước ngoài, theo hợp đồng cty NK 70.000 kg nguyên
liệu A theo giá CIF 40.000 đ/kg. Theo định mức được giao thì cty phải hoàn thành 105.000 thành phẩm
B từ số nguyên liệu trên. Tuy nhiên, khi cty gia công xong giao thành phẩm thì có 3.000 thành phẩm B
không đạt tiêu chuẩn như hợp đồng đã ký hết nên khách hàng nước ngoài trả lại, cty phải tiêu thụ 3.000
thành phẩm này ở nội địa.
2. Xuất bán 12.000 sp C cho doanh nghiệp chế xuất Yukul theo giá EXW là 15.000 đ/sp, chi phí
vận chuyển từ kho của cty Nhật Linh đến cổng khu chế xuất của Yukul là 3 trđ, chi phí vận chuyển từ
cổng khu chế xuất tới kho của Yukul 450.000 đ.
3. Ủy thác cho cty Minh Chung NK 1 dây chuyền sản xuất, trị giá tính thuế NK 2.500 trđ.
4. NK 200.000 sp D giá FOB 1,4$/sp, chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế 2% giá FOB. Sau
đó cty xuất kho 160.000 D sản xuất được 80.000 E. Công ty trực tiếp XK được 50.000 sản phẩm E với
giá CIF 4,2 USD/SP, I+F = 5% giá FOB. Công ty bán cho một công ty trong nước 20.000 sp E với giá
bán chưa có thuế GTGT là 77.000 VND để công ty này XK (có đủ hồ sơ chứng minh cho việc XK đã
hoàn thành).
5. Nhận UTXK từ cty Tân Mai 3.000 tấn nông sản theo giá 530$/MT/CIF, I+F = 6% giá FOB.

Biết rằng:

- Thuế suất thuế NK: hàng A 12%; hàng D là 10%, dây chuyền sản xuất là 5%.
- Thuế suất thuế XK: hàng B là 3%; hàng C là 5%; hàng E là 2%; nông sản là 1%.
- Tỷ giá tính thuế 22.500 VND/USD.

Yêu cầu: tính thuế xuất – nhập khẩu?


(436.650.000 VND - 202.380.000 VND)

18
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Chương 3
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
VD1: Trường hợp nào sau đây công ty A phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

1. Công ty thương mại A mua rượu sản xuất trong nước rồi bán lại cho doanh nghiệp tư nhân B.

2. Công ty thương mại A nhập khẩu rượu vang từ Pháp.

3. Công ty thương mại A nhập khẩu rượu vang từ Pháp về nộp thuế nhập khẩu và thuế TTĐB, sau đó
bán lại cho công ty C.

4. Công ty thương mại A sản xuất rượu 40 độ rồi bán cho công ty TNHH D

5. Công ty A sản xuất rượu 40 độ rồi xuất khẩu qua Lào.

VD2: Công ty nhập khẩu 20.000 USD rượu, tNK = 10%, tTTĐB = 55%, tỷ giá 22.000 VND/USD.
Do hàng hóa bị giảm chất lượng nên khó tiêu thụ, công ty nhập khẩu làm giải trình xin giảm thuế nhập
khẩu cho lô hàng. Cơ quan Hải quan đồng ý giảm 20%/số tiền thuế nhập khẩu phải nộp. Tính trị giá tính
thuế TTĐB của lô hàng?
VD4: Cty bia SG giao đại lý 1.000 két bia, giá 200.000đ/két chưa bao gồm vỏ chai và két nhựa,
đặt cọc vỏ chai và két nhựa 100.000đ/két. Đại lý bán cho người tiêu dùng, nhưng đến khi thu hồi chỉ thu
được 900 két nhựa và vỏ chai. Giá tính thuế xác định như thế nào?
VD5: Xe mô tô 250cc, giá bán trả tiền ngay 75 trđ, giá bán trả góp 5 năm là 100 trđ. Thuế suất
thuế TTĐB là 20%, xác định giá tính thuế TTĐB của xe mô tô trong trường hợp bán trả góp?
VD6: Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là
doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của
dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm
VD7: Công ty Bia Sài Gòn mua gạo để sản xuất bia nhưng không thanh toán bằng tiền mặt mà
thanh toán bằng bia. Giá thành sản xuất bia 150.000đ/thùng, giá bán chưa VAT, đã có thuế TTĐB là
270.000đ/thùng, thuế suất thuế TTĐB 50%. Giá tính thuế TTĐB?
VD8: DN sản xuất xe gắn máy, giá thành sản xuất 45 trđ/chiếc, giá bán chưa VAT 72 trđ/chiếc.
DN giao 2 xe cho nhân viên sử dụng trong quá trình công tác. DN xuất 10 xe thưởng cho CBCNV cuối
năm. Giá tính thuế TTĐB? Thuế suất thuế TTĐB 20%.
VD9: Cty xuất kho giao cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc 5.000sp, giá giao hàng 20.000đ/sp,
hoa hồng 2.000đ/sp, giá bán ra thị trường chưa VAT 30.000đ/sp. Giá tính thuế TTĐB? Biết thuế suất
thuế TTĐB 20%.
VD10: Cty Bến Thành bán thuốc lá cho các cơ sở kinh doanh thương mại giá bán chưa VAT
19.800đ/bao, thuế suất thuế TTĐB 65%. Giá tính thuế TTĐB?

VD12: Cơ sở sản xuất rượu vang nho có tài liệu trong kỳ kê khai thuế như sau:

19
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
1. Nhập khẩu rượu nguyên chất 40 o của Pháp: 72.000 lít, giá (CIF) 3 USD/lít.

2. Trong kỳ đã sử dụng để chế biến được 240.000 chai rượu vang nho (chai 0,750 lít). Sau đó
đã xuất bán nội địa 200.000 chai rượu vang nho với giá bán chưa có thuế GTGT là: 182.000 đ/chai

Yêu cầu: Tính thuế TTĐB phải nộp trong kỳ

Biết rằng: tNKr40o = 20%, tTTĐBr40o = 60%, tTTĐBrvang = 30%, tỷ giá ngoại tệ tính thuế: 1USD =
22.200 VNĐ

VD13: Cty XNK A NK 2.000 cây thuốc lá Caster từ Đức, giá CIF 100.000 đ/cây, t NK = 135%, tTTĐB
= 70%. Sau khi thông quan, cty A bán 850 cây thuốc lá ra thị trường nội địa với giá chưa VAT 935.000
đ/cây, tTTĐB = 70%. Xác định số thuế TTĐB phải nộp ở khâu tiêu thụ nội địa?

3.5.2. Thuế suất thuế TTĐB


BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hóa
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018 70
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 75
2 Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65
b) Rượu dưới 20 độ
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 30
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
3 Bia
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ

20
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e
và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 40
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 45
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 40
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 55
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 60
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 15
4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 10
4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e
và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
- Loại có dung tích xi lanh > 3.000 cm3 25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, Bằng 70% mức
trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng thuế suất áp
dụng cho xe
cùng loại quy
định tại các điểm
4a, 4b, 4c và 4d
của Biểu thuế
quy định tại
Điều này
21
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức
thuế suất áp
dụng cho xe
cùng loại quy
định tại các điểm
4a, 4b, 4c và 4d
của Biểu thuế
quy định tại
Điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 70
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 75
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3 20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại
a) Xăng 10
b) Xăng E5 8
c) Xăng E10 7
9 Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35
4 Kinh doanh đặt cược 30

22
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1: Đối tượng nào sau đây phải nộp thuế TTĐB?
A. Các cty sử dụng các dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB
B. Các cá nhân gửi những hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB ra nước ngoài
C. Các cơ sở KD những dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
D. Các cty sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB để XK
Câu 2: Cty Bến Thành bán thuốc lá cho các cơ sở kinh doanh thương mại giá bán chưa VAT, đã có thuế
TTĐB là 20.400 đ/bao, thuế suất thuế TTĐB 70%. Xác định giá tính thuế TTĐB?
A. 34.680 đ/bao B. 20.400 đ/bao C. 10.900 đ/bao D. 12.000 đ/bao
Câu 3: Cty bia Sài Gòn giao đại lý 2.500 két bia, giá chưa thuế GTGT và thuế TTĐB là 180.000đ/két
chưa bao gồm vỏ chai và két nhựa, đặt cọc vỏ chai và két nhựa 70.000đ/két. Đại lý bán cho người tiêu
dùng, nhưng đến khi thu hồi chỉ thu được 2.205 két nhựa và vỏ chai. Xác định trị giá tính thuế TTĐB?
A. 625.000.000 đ B. 470.650.000 đ C. 450.000.000 đ D. 604.350.000 đ
Câu 4: Cơ sở SX rượu vang nho trong kỳ kê khai thuế có bán ra thị trường nội địa 38.600 chai rượu
vang nho với giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB là 212.500 đ/chai, biết thuế suất thuế TTĐB
là 25%. Tính thuế TTĐB phải nộp trong kỳ?
A. 6.562.000.000 đ B. 8.202.500.000 đ C. 1.640.500.000 đ D. 2.050.625.000 đ
Câu 5: Xác định thuế TTĐB trong trường hợp DN NK nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB về sản
xuất hàng hóa rồi trực tiếp đem hàng hóa này XK đi?
A. DN được hoàn thuế TTĐB của nguyên liệu tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa XK
B. DN được hoàn thuế TTĐB nguyên liệu để sản xuất hàng hóa XK
C. DN được hoàn thuế TTĐB nguyên liệu đã xuất kho để sản xuất hàng hóa có XK
D. Doanh nghiệp nộp thuế TTĐB như bình thường
Câu 6: Định kỳ kê khai thuế TTĐB bao lâu phải thực hiện 1 lần?
A. Hàng quý B. Hàng tháng C. Hàng năm D. Hàng ngày
Câu 7: Xác định thuế TTĐB trong trường hợp DN NK nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB về sản
xuất hàng hóa rồi ủy thác cho doanh nghiệp khác XK hàng hóa đi?
A. Doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB của nguyên liệu NK tương ứng đã dùng để sản xuất hàng
hóa ủy thác XK
B. DN được hoàn thuế TTĐB của toàn bộ nguyên liệu NK để sản xuất hàng hóa ủy thác XK
C. DN chỉ được hoàn thuế TTĐB của nguyên liệu NK tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa trực
tiếp XK
D. DN không được hoàn thuếTTĐB của nguyên liệu NK tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa ủy
thác XK
Câu 8: Thời hạn nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước?
A. Ngày cuối cùng của tháng phát sinh nghiệp vụ B. Không quá 25 ngày của tháng tiếp theo
C. Nộp ngay khi phát sinh nghiệp vụ D. Không quá 10 ngày của tháng tiếp theo
Câu 9: Xe mô tô 250cc, giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB với phương thức trả tiền ngay là
180.000.000 đ/chiếc và phương thức giá bán trả góp 5 năm là 220.000.000 đ/chiếc, biết thuế suất thuế
TTĐB là 20%. Xác định giá tính thuế TTĐB?
A. 220 trđ/chiếc B. 180 trđ/chiếc C. 40 trđ/chiếc D. 150 trđ/chiếc
Câu 10: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa cơ sở sản xuất bán qua các cơ sở trực thuộc hạch toán
phụ thuộc tính như thế nào?
A. Là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra sau khi cộng tiền hoa hồng
B. Là giá mà cơ sở sản xuất bán cho cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc
C. Là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra sau khi đã trừ hoa hồng
23
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
D. Là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra
Câu 11: Xử lý vi phạm trong trường hợp nộp chậm tiền phạt liên quan đến thuế TTĐB?
A. Nộp chậm tiền phạt liên quan đến thuế TTĐB thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền phạt thì cơ sở còn
phải nộp phạt chậm nộp bằng 0,03%/ngày/số tiền nộp chậm
B. Nộp chậm tiền phạt liên quan đến thuế TTĐB thì cơ sở còn phải nộp phạt chậm nộp bằng
0,1%/ngày/số tiền nộp chậm
C. Nộp chậm tiền phạt liên quan đến thuế TTĐB thì cơ sở phải nộp đủ số tiền phạt theo quy định
D. Nộp chậm tiền phạt liên quan đến thuế TTĐB thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền phạt thì cơ sở còn
phải nộp phạt chậm nộp bằng 0,3%/ngày/số tiền nộp chậm
Câu 12: Thuế suất thuế TTĐB được áp dụng cho hàng NK và hàng hóa, sản phẩm SX trong nước như
thế nào?
A. Khác nhau B. Thuế suất hàng NK > Thuế suất hàng nội địa
C. Thống nhất D. Thuế suất hàng NK < Thuế suất hàng nội địa
Câu 13: Giá tính thuế TTĐB tính như thế nào đối với hàng hóa nội địa chịu thuế TTĐB có bao bì, vỏ
chai trường hợp có thu đổi vỏ chai?
A. Giá tính thuế TTĐB không loại trừ giá trị vỏ bao bì, vỏ chai
B. Giá tính thuế TTĐB không bao gồm giá trị vỏ bao bì, vỏ chai.
C. Không tính thuế TTĐB bao bì, vỏ chai
D. Giá tính thuế TTĐB là giá bán cộng thêm giá trị vỏ bao bì, vỏ chai
Câu 14: Cơ sở SX rượu vang nho có tài liệu trong kỳ kê khai thuế như sau:
1. Mua 30.000 lít rượu nguyên chất 40 độ của 1 cty trong nước, giá chưa thuế GTGT, đã có thuế
TTĐB là 66.000 đ/lít, thuế suất thuế TTĐB là 65%.
2. Trong kỳ đã sử dụng để chế biến được 45.000 chai rượu vang nho (chai 0,750 lít). Sau đó đã xuất
bán 30.000 chai rượu vang nho với giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB là 220.000 đ/chai, biết
thuế suất thuế TTĐB là 25%.
Yêu cầu: Tính thuế TTĐB đầu ra của rượu vang nho tiêu thụ trong kỳ?
A. 1.650.000.000 đ B. 800.000.000 đ C. 1.200.000.000 đ D. 1.320.000.000 đ
Câu 15: DN sản xuất xăng, giá thành sản xuất 10.000 đ/lít, giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB
là 15.400 đ/lít, thuế suất thuế TTĐB 10%. DN xuất cho nhân viên kinh doanh 60 lít xăng sử dụng trong
quá trình công tác. Xác định trị giá tính thuế TTĐB?
A. 600.000 đ B. 840.000 đ C. 924.000 đ D. Không tính thuế TTĐB
Câu 16: Giá tính thuế TTĐB các loại rượu đóng chai nhập khẩu có hộp kèm theo chai tính như thế nào?
A. Giá trị vỏ chai và hộp đựng đều bị đưa vào giá tính thuế TTĐB
B. Giá trị vỏ chai và hộp đựng đều bị trừ ra khỏi giá tính thuế TTĐB
C. Vỏ chai và hộp đựng không thuộc diện chịu thuế TTĐB nên không bị tính vào trị giá tính thuế
TTĐB
D. Vỏ chai và hộp đựng thuộc diện chịu thuế TTĐB nên luôn được tính vào giá tính thuế TTĐB
Câu 17: Đối tượng nào sau đây phải nộp thuế TTĐB?
A. Các DN thương mại có mua bán những hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
B. Người tiêu dùng mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
C. Cá nhân có hoạt động NK hàng hóa chịu thuế TTĐB
D. Các cty sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB để XK
Câu 18: Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu là đối tượng chịu thuế TTĐB thì thuế TTĐB khi bán
hàng hóa được xác định như thế nào?
A. Được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên vật liệu dùng để SX hàng hóa chịu thuế
TTĐB đã sản xuất trong kỳ
B. Được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp tương ứng cho số nguyên vật liệu dùng để SX hàng hóa chịu
thuế TTĐB đã xuất bán trong kỳ
C. Được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên vật liệu dùng để SX hàng hóa chịu thuế
TTĐB tồn kho trong kỳ
24
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
D. Nộp thuế chồng
Câu 19: Dịch vụ nào sau đây thuộc diện chịu thuế TTĐB?
A. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế B. Dịch vụ hàng không
C. Trò chơi điện tử có thưởng D. Khách sạn 5 sao
Câu 20: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa để trao đổi, biếu, tặng cho tính như thế nào?
A. Là giá tính thuế GTGT của HH cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
B. Là giá tính thuế NK của HH cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
C. Là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm phát sinh các hoạt động
này
D. Là giá thành sản xuất của hàng hóa đó tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
Câu 21: Cơ sở SX rượu vang nho trong kỳ kê khai thuế có nhập khẩu 50.000 lít rượu nguyên chất 40
độ của Pháp, giá (CIF) 4 USD/lít, thuế suất thuế NK là 30%, thuế TTĐB là: 65%, tỷ giá tính thuế
21.500VND/USD. Tính thuế TTĐB phải nộp trong kỳ?
A. 2.795.000.000 đ B. 4.360.200.000 đ C. 3.354.000.000 đ D. 3.633.500.000 đ
Câu 22: Cty NK bia nguyên liệu trị giá tính thuế NK là 15.000$, thuế suất thuế NK 25% và TTĐB 55%,
tỷ giá 22.600VND/USD. Do hàng hóa bị giảm chất lượng nên khó tiêu thụ, cty NK làm giải trình xin
giảm thuế NK. Cơ quan HQ đồng ý giảm 20%/số tiền thuế NK phải nộp. Tính trị giá tính thuế TTĐB?
A. 406.800.000 đ B. 223.740.000 đ C. 423.750.000 đ D. 339.000.000 đ
Câu 23: Dịch vụ nào sau đây thuộc diện chịu thuế TTĐB?
A. Dịch vụ xăm B. Kinh doanh xổ số
C. Nhà hàng 5 sao D. Du lịch trên du thuyền tiêu chuẩn 5 sao
Câu 24: Đối tượng nào sau đây phải nộp thuế TTĐB ở Việt Nam?
A. Cty Rượu Bình Tây B. Cty CP nước giải khát Chương Dương
C. Nhà hàng Sinh đôi D. Gốm sứ Minh Long
Câu 25: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ tính như thế nào?
A. Là giá bán của sản phẩm tương tự
B. Là giá thành sản xuất, chưa bao gồm lợi nhuận và các loại thuế
C. Không tính thuế TTĐB đối với những hàng hóa này
D. Là giá bán của sản phẩm tương tự chưa bao gồm thuế TTĐB và thuế GTGT tại cùng thời điểm
phát sinh hoạt động này
Câu 26: Thuế suất thuế TTĐB do ai ban hành?
A. Bộ Tài Chính B. Quốc hội C. Chính phủ D. Tổng cục Thuế
Câu 27: DN NK 100.000 A thuộc diện chịu thuế TTĐB, xuất kho 50.000 A để sản xuất được 75.000 B.
DN bán cho cty khác trong nước để cty này đem XK 60.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A mà
DN được hoàn thuế TTĐB?
A. 60.000 A B. 40.000 A C. 60.000 B D. 50.000 A
Câu 28: Trường hợp hàng NK có vỏ chai thì giá tính thuế TTĐB như thế nào?
A. Trường hợp hàng NK có vỏ chai thì giá tính thuế TTĐB không trừ giá trị vỏ chai
B. Trường hợp hàng NK có vỏ chai thì giá tính thuế TTĐB không cộng giá trị vỏ chai
C. Trường hợp hàng NK có vỏ chai thì giá tính thuế TTĐB đã trừ giá trị vỏ chai
D. Trường hợp hàng NK có vỏ chai thì giá tính thuế TTĐB không tính giá trị vỏ chai
Câu 29: Cty Bia SG mua gạo để sản xuất bia nhưng không thanh toán bằng tiền mặt mà thanh toán bằng
bia. Giá thành sản xuất bia 135.000đ/thùng, giá bán chưa VAT, đã có thuế TTĐB là 270.000đ/thùng,
thuế suất thuế TTĐB 50%. Xác định giá tính thuế TTĐB?
A. 270.000 đ/thùng B. 202.500 đ/thùng C. 180.000 đ/thùng D. 135.000 đ/thùng
Câu 30: Xác định thuế TTĐB trong trường hợp doanh nghiệp nhận gia công hàng hóa xuất khẩu?
A. DN được miễn thuế TTĐB khi nhập nguyên liệu từ bên giao gia công để gia công hàng hóa XK
B. DN được hoàn thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để gia công hàng hóa thực
tế đã xuất khẩu

25
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
C. DN được miễn thuế TTĐB khi nhập nguyên liệu từ bên giao gia công để gia công hàng hóa XK
và miễn thuế XK khi xuất trả thành phẩm cho bên giao gia công
D. DN miễn thuế TTĐB khi xuất trả thành phẩm cho bên giao gia công
Câu 31: Đối tượng nào dưới đây là đối tượng nộp thuế TTĐB?
A. Quán trà sữa Gong Cha B. Khách sạn New World
C. Công ty Sabeco D. Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Câu 32: Công thức tính thuế TTĐB?
A. Giá tính thuế TTĐB*Thuế suất thuế NK*Thuế suất thuế TTĐB
B. Giá tính thuế NK hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB*Thuế suất thuế TTĐB
C. Giá tính thuế TTĐB*(1+ Thuế suất thuế NK)*Thuế suất thuế TTĐB
D. Giá tính thuế TTĐB*Thuế suất thuế TTĐB
Câu 33: Các yếu tố dưới đây đâu là căn cứ tính thuế TTĐB?
A. Thuế suất tương đối B. Số lượng hàng hóa XK, NK
C. Giá tính thuế của hàng hóa chịu thuế TTĐB D. Trị giá tính thuế NK
Câu 34: Cty xuất kho giao đại lý bán đúng giá 3.500sp, giá giao hàng 55.000 đ/sp, hoa hồng 9.000 đ/sp,
giá bán ra thị trường chưa VAT, đã có thuế TTĐB theo quy định của cty là 84.000 đ/sp, thuế suất thuế
TTĐB 20%. Xác định giá tính thuế TTĐB?
A. 70.000 đ/sp B. 75.000 đ/sp C. 55.000 đ/sp D. 62.500 đ/sp
Câu 35: Tiền thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước nộp vào đâu?
A. Ngân hàng nhà nước tại nơi SX, gia công hàng hóa, KD dịch vụ
B. Cục thuế tại nơi SX, gia công hàng hóa, KD dịch vụ
C. Kho bạc tại nơi SX, gia công hàng hóa, KD dịch vụ
D. Chi cục thuế tại nơi SX, gia công hàng hóa, KD dịch vụ
Câu 36: Trường hợp hàng hóa NK thuộc diện chịu thuế TTĐB được miễn, giảm thuế NK thì giá tính
thuế TTĐB như thế nào?
A. Thuế NK dùng để xác định giá tính thuế TTĐB là số thuế NK ban đầu
B. Thuế NK dùng để xác định giá tính thuế TTĐB là số thuế NK được miễn giảm
C. Thuế NK dùng để xác định giá tính thuế TTĐB là số thuế NK còn lại phải nộp
D. Không cộng thuế NK vào giá tính thuế TTĐB
Câu 37: DN NK 120.000 A thuộc diện chịu thuế TTĐB, xuất kho 60.000 A để sản xuất được 120.000
B. DN lại XK 60.000 B. Xác định số lượng A mà DN phải nộp thuế TTĐB?
A. 30.000 A B. 120.000 A C. 60.000 A D. 90.000 A
Câu 38: Công thức giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu ở khâu nhập khẩu?
A. Giá tính thuế nhập khẩu B. FOB*(1 + thuế suất thuế TTĐB)
C. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu D. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB
Câu 39: Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ
hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá nào?
A. Là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra sau khi cộng tiền hoa hồng
B. Là giá bán do cơ sở sản xuất quy định đã trừ tiền hoa hồng trả cho cơ sở hạch toán phụ thuộc
C. Là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra đã trừ hoa hồng
D. Là giá bán do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng
Câu 40: Cơ sở SX rượu vang nho có tài liệu trong kỳ kê khai thuế như sau:
1. Nhập khẩu rượu nguyên chất 40 độ của Pháp: 60.000 lít, giá (CIF) 3 USD/lít, thuế suất thuế NK
là 30%, thuế TTĐB là: 65%, tỷ giá tính thuế 21.500VND/USD.
2. Trong kỳ đã sử dụng để chế biến được 120.000 chai rượu vang nho (chai 0,750 lít). Sau đó đã xuất
bán 36.800 chai rượu vang nho với giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB là 212.500 đ/chai, biết
thuế suất thuế TTĐB là 25%.
Yêu cầu: Tính thuế TTĐB phải nộp ở khâu tiêu thụ nội địa trong kỳ
A. 561.154.000 đ B. 1.564.000.000 đ C. 226.872.000 đ D. 1.337.128.000 đ
Câu 41: Thuế TTĐB đánh ở những khâu nào?
26
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Khâu kinh doanh dịch vụ B. Khâu kinh doanh thương mại
C. Khâu xuất khẩu D. Các đáp án trên đều sai
Câu 42: Cơ sở SX rượu vang nho có tài liệu trong kỳ kê khai thuế như sau:
1. Mua 30.000 lít rượu nguyên chất 40 độ của 1 cty trong nước, giá chưa thuế GTGT, đã có thuế
TTĐB là 66.000 đ/lít, thuế suất thuế TTĐB là 65%.
2. Trong kỳ đã sử dụng để chế biến được 45.000 chai rượu vang nho (chai 0,75 lít). Sau đó đã xuất
bán 30.000 chai rượu vang nho với giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB là 220.000 đ/chai, biết
thuế suất thuế TTĐB là 25%.
Yêu cầu: Tính thuế TTĐB phải nộp trong kỳ"
A. 800.000.000 đ B. 520.000.000 đ C. 680.000.000 đ D. 363.000.000 đ
Câu 43: Cơ sở SX rượu vang nho có tài liệu trong kỳ kê khai thuế như sau:
1. Mua 30.000 lít rượu nguyên chất 40 độ của 1 cty trong nước, giá chưa thuế GTGT, đã có thuế
TTĐB là 66.000 đ/lít, thuế suất thuế TTĐB là 65%.
2. Trong kỳ đã sử dụng để chế biến được 45.000 chai rượu vang nho (chai 0,750 lít). Sau đó đã xuất
bán 30.000 chai rượu vang nho với giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB là 220.000 đ/chai, biết
thuế suất thuế TTĐB là 25%.
Yêu cầu: Tính thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ của rượu nguyên chất 40 độ
A. 936.000.000 đ B. 520.000.000 đ C. 858.000.000 đ D. 780.000.000 đ
Câu 44: Các yếu tố sau yếu tố nào nói đúng về Thuế Tiêu thụ đặc biệt?
A. Chỉ đánh vào dịch vụ B. Chỉ đánh vào hàng hóa nhập khẩu
C. Thuế gián thu D. Đánh vào các hàng hóa sản xuất trong nước rồi xuất khẩu
Câu 45: Khi thực hiện nghiệp vụ nào sau đây phải kê khai, nộp thuế TTĐB?
A. Khi trả hàng gia công thuộc diện chịu thuế TTĐB
B. Khi xuất khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
C. Khi cơ sở sản xuất dùng sản phẩm chịu thuế TTĐB để khuyến mãi
D. A và C đúng
Câu 46: Trường hợp nào sau đây Cty TM A phải nộp thuế TTĐB?
A. Cty TM A mua thuốc lá sản xuất trong nước rồi bán lại cho DNTN B.
B. Cty A sản xuất thuốc lá rồi xuất khẩu qua Lào.
C. Cty A sản xuất thuốc lá rồi bán cho cty TNHH D
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 47: DN NK 100.000 A thuộc diện chịu thuế TTĐB, xuất kho 60.000 A để sản xuất được 120.000
B. DN lại XK 40.000 B. Xác định số lượng A mà DN được hoàn thuế TTĐB?
A. 80.000 A B. 60.000 A C. 20.000 A D. 60.000 B
Câu 48: DN NK 100.000 A thuộc diện chịu thuế TTĐB, xuất kho 80.000 A để sản xuất được 160.000
B. DN lại ủy thác cho 1 cty XNK khác XK 60.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A mà DN được
hoàn thuế TTĐB?
A. 70.000 A B. 30.000 A C. 80.000 A D. 60.000 B
Câu 49: Thời điểm kê khai thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu ở khâu NK?
A. Kê khai vào ngày cuối tháng có phát sinh nghiệp vụ
B. Chậm nhất không quá 10 ngày của tháng tiếp theo
C. Chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo
D. Kê khai và nộp tờ khai thuế TTĐB của hàng hóa nhập khẩu cùng lúc với tờ khai thuế NK
Câu 50: Cơ sở SX rượu vang nho có tài liệu trong kỳ kê khai thuế như sau:
1. Nhập khẩu rượu nguyên chất 40 độ của Pháp: 60.000 lít, giá (CIF) 3 USD/lít, thuế suất thuế NK
là 30%, thuế TTĐB là: 65%, tỷ giá tính thuế 21.500VND/USD.
2. Trong kỳ đã sử dụng để chế biến được 120.000 chai rượu vang nho (chai 0,750 lít). Sau đó đã xuất
bán 36.800 chai rượu vang nho với giá bán chưa thuế GTGT, đã có thuế TTĐB là 212.500 đ/chai, biết
thuế suất thuế TTĐB là 25%.
Yêu cầu: Tính thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ của rượu nguyên chất 40 độ
27
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. 3.270.150.000 đ B. 561.154.000 đ C. 771.420.000 đ D. 1.002.846.000 đ
Câu 51: Xử lý vi phạm trong trường hợp khai man, trốn thuế ?
A. Khai man, trốn thuế ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo qui định, còn bị phạt từ 1 đến 3 lần số
tiền thuế gian lận, trốn thuế. Với số tiền lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. Khai man, trốn thuế ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo qui định, còn bị phạt từ 1 đến 10 lần số
tiền thuế gian lận, trốn thuế. Với số tiền lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. Khai man, trốn thuế ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo qui định, còn bị phạt 5 lần số tiền thuế
gian lận, trốn thuế. Với số tiền lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Khai man, trốn thuế bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế gian lận, trốn thuế. Với số tiền lớn có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 52: Đối tượng nào sau đây không thuộc diện chịu thuế TTĐB?
A. Hàng hóa do cơ sở SX, gia công trực tiếp XK ra nước ngoài bao gồm cả hàng hóa bán, gia công
cho DN chế xuất
B. Hàng hóa cơ sở SX bán hoặc ủy thác cho cơ sở KD xuất khẩu XK theo hợp đồng kinh tế
C. Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm nước ngoài
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 53: Trường hợp cơ sở XK mua để XK hoặc nhận ủy thác XK hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
nhưng không XK mà tiêu thụ trong nước thì thuế TTĐB tính như thế nào?
A. Cơ sở XK mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB để XK hoặc nhận ủy thác XK nhưng không
XK thì được miễn thuế TTĐB cho hàng hóa đã tiêu thụ nội địa
B. Cơ sở SX đã bán hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB cho cơ sở XK hoặc giao ủy thác XK nhưng
không XK phải kê khai nộp thuế TTĐB cho hàng hóa đã tiêu thụ nội địa
C. Cơ sở XK mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB để XK hoặc nhận ủy thác XK nhưng không
XK thì phải kê khai nộp thuế TTĐB cho hàng hóa đã XK
D. Cơ sở XK mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB để XK hoặc nhận ủy thác XK nhưng không
XK thì phải kê khai nộp thuế TTĐB cho hàng hóa đã tiêu thụ nội địa
Câu 54: Hàng hóa nào sau đây thuộc diện chịu thuế TTĐB?
A. iPhone 12 Pro max B. Hàng mã
C. Thuốc lá sợi D. Du thuyền của công ty du lịch Hạ Long
Câu 55: Nghiệp vụ nào sau đây DN phải kê khai, nộp thuế TTĐB?
A. DN nhận nhập khẩu ủy thác bài lá từ Trung Quốc B. DN sản xuất xe mô tô 110cc
C. DN nhập khẩu điều hòa nhiệt độ 100.000 BTU D. DN nhập khẩu 3.000 iPad Air
Câu 56: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa gia công nội địa tính như thế nào?
A. Là giá bán đã có thuế TTĐB và GTGT của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời
điểm bán hàng
B. Giá bán chưa có thuế GTGT và đã có thuế TTĐB của cơ sở giao gia công/(1 + thuế suất thuế
TTĐB)
C. Là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở nhận gia công
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 57: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nội địa bán theo phương thức trả góp tính như thế nào?
A. Là giá bán chưa có thuế GTGT và đã có thuế TTĐB của hàng hóa đã bán theo phương thức trả
tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp
B. Là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa đã bán theo phương thức trả
tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp
C. Là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa đã bán theo phương thức trả
tiền một lần, có bao gồm khoản lãi trả góp
D. Là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa đã bán theo phương thức trả
góp, không bao gồm khoản lãi trả góp

28
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 58: Xác định thuế TTĐB trong trường hợp DN NK nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB về sản
xuất hàng hóa rồi bán cho DN khác trong nước để DN này đem XK (có hóa đơn chứng từ đầy đủ chứng
minh việc XK đã hoàn thành)?
A. DN được hoàn thuế TTĐB của nguyên liệu có dùng sản xuất hàng hóa bán cho DN khác XK
B. DN không được hoàn thuế TTĐB của nguyên liệu tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa bán
cho DN khác XK
C. DN chỉ được hoàn thuế TTĐB của nguyên liệu tương ứng đã dùng để sản xuất hàng hóa trực tiếp
XK
D. Doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB của nguyên liệu NK tương ứng đã dùng để sản xuất hàng
hóa bán cho doanh nghiệp khác XK
Câu 59: Dịch vụ nào sau đây bị đánh thuế TTĐB?
A. Dịch vụ du lịch B. Dịch vụ xông hơi trong cơ sở mát-xa
C. Dịch vụ cắt tóc D. Dịch vụ khách sạn
Câu 60: DN NK 150.000 A thuộc diện chịu thuế TTĐB, xuất kho toàn bộ A để sản xuất được 225.000
B. DN lại ủy thác cho 1 cty XNK khác XK 150.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A mà DN phải
nộp thuế TTĐB?
A. 150.000 A B. 100.000 A C. 50.000 A D. Không kê khai, không nộp thuế
Câu 61: Xác định số thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa NK thuộc diện chịu thuế TTĐB ra nội
địa?
A. Bằng số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa NK chịu thuế TTĐB đã sản xuất trong kỳ trừ số thuế
TTĐB đã nộp của hàng hóa NK tương ứng với số hàng bán trong kỳ
B. Bằng số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa NK chịu thuế TTĐB đã bán nội địa trong kỳ trừ số
thuế TTĐB đã nộp của hàng hóa NK trong kỳ
C. Bằng số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa NK chịu thuế TTĐB đã bán nội địa trong kỳ trừ số
thuế TTĐB đã nộp của hàng hóa NK tương ứng với số hàng bán trong kỳ
D. Bằng số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa NK chịu thuế TTĐB đã sản xuất trong kỳ trừ số thuế
TTĐB đã nộp của hàng hóa NK trong kỳ
Câu 62: Cty XNK Liên Hương NK 1.000 thùng bia Budweiser từ Mỹ, giá CIF 360.000 đ/thùng, tNK
= 35%, tTTĐB = 60%. Sau khi thông quan, cty A bán 850 thùng ra thị trường nội địa với giá chưa VAT
980.000 đ/thùng, tTTĐB = 60%. Xác định số thuế TTĐB phải nộp ở khâu tiêu thụ nội địa?
A. 64.515.000 đ B. 312.375.000 đ C. 20.775.000 đ D. Không kê khai, không nộp thuế
Câu 63: DN NK 200.000 A thuộc diện chịu thuế TTĐB, xuất kho 80.000 A để sản xuất được 160.000
B. DN bán cho cty khác trong nước để cty này đem XK 90.000 B ra nước ngoài. Xác định số lượng A
mà DN phải nộp thuế TTĐB?
A. 155.000 A B. 200.000 A C. 120.000 A D. 45.000 A
Câu 64: Công thức xác định giá tính thuế TTĐB đối với dịch vụ kinh doanh trong nước thuộc diện chịu
thuế TTĐB?
A. Giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế GTGT và thuế TTĐB/(1 + Thuế suất thuế TTĐB)
B. Giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế GTGT đã có thuế TTĐB/(1 + Thuế suất thuế GTGT)
C. Giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế GTGT đã có thuế TTĐB/Thuế suất thuế TTĐB
D. Giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế GTGT đã có thuế TTĐB/(1 + Thuế suất thuế TTĐB)
Câu 65: Trường hợp nào sau đây cty A KHÔNG phải nộp thuế TTĐB?
1. Cty TM A mua thuốc lá sản xuất trong nước rồi bán lại cho DNTN B.
2. Cty TM A nhập khẩu thuốc lá từ Pháp.
3. Cty TM A nhập khẩu thuốc lá từ Pháp về nộp thuế NK và thuế TTĐB, sau đó bán lại cho DNTN
C.
4. Cty A sản xuất thuốc lá rồi bán cho cty TNHH D
5. Cty A sản xuất thuốc lá rồi xuất khẩu qua Lào.
A. (2) và (4) B. (1) và (5) C. (3) và (4) D. (1), (2) và (3)
Câu 66: Đối tượng nào sau đây là đối tượng chịu thuế TTĐB?
29
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Dịch vụ xông hơi trong cơ sở mát xa B. Công ty xổ số kiến thiết Bình Thuận
C. Crown International Club, Đà Nẵng D. Dịch vụ làm đẹp cao cấp
Câu 67: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa cơ sở sản xuất bán qua các cơ sở kinh doanh thương mại
tính như thế nào nếu giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh
doanh thương mại bán ra?
A. Là giá bán của cơ sở sản xuất
B. Là giá mà bên kinh doanh thương mại khai thuế
C. Là giá mà cơ sở kinh doanh thương mại bán ra
D. Giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định.
Câu 68: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa cơ sở sản xuất bán qua các cơ sở kinh doanh thương mại
tính như thế nào?
A. Là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ
sở kinh doanh thương mại bán ra
B. Là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được cao hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở
kinh doanh thương mại bán ra
C. Là giá mà cơ sở kinh doanh thương mại bán ra nhưng không được cao hơn 10% so với giá giao
hàng của cơ sở sản xuất
D. Là giá mà cơ sở kinh doanh thương mại bán ra nhưng không được thấp hơn 10% so với giá giao
hàng của cơ sở sản xuất

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A
B
C
D

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
A
B
C
D

61 62 63 64 65 66 67 68
A
B
C
D

30
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 3
Bài 1: Tại công ty sản xuất rượu Việt Xưa là công ty chấp hành tốt pháp luật về thuế (được hoãn thời
hạn nộp thuế tối đa 275 ngày), trong kỳ tính thuế có hoạt động kinh doanh như sau:

1. Nhập khẩu 12.000 chai rượu 40o theo giá CIF là 20 USD/chai (trong đó, phí I & F là 20.000
đ/chai), chi phí vận chuyển từ cảng nhập đến kho của công ty là 1.500 đ/chai, tỷ giá tính thuế 20.000
VND/USD. Công ty Việt Xưa sử dụng 40% số rượu này sản xuất được 240.000 chai rượu Việt Xưa rồi
tiêu thụ được như sau:
2. Ủy thác cho công ty XNK Mai Hoa xuất khẩu 38.000 chai, giá 14.100 đ/chai/FOB, I+F =
700đ/chai.
3. Bán cho công ty thương mại Quê Hương 12.000 chai, giá thanh toán chưa VAT là 16.250 đ/chai.
4. Xuất khẩu 60.000 chai, giá CIF = 14.700 đ/chai, phí bảo hiểm và vận tải quốc tế bằng 5% giá
FOB.
5. Bán cho doanh nghiệp chế xuất 120.000 chai với giá xuất kho 13.000 đ/chai, phí vận chuyển từ
kho của công ty Việt Xưa đến cổng khu chế xuất là 31.200.000 đ.

Biết rằng: Thuế nhập khẩu rượu 400 là 20%; Thuế xuất khẩu rượu chai Việt Xưa là 2%; Thuế tiêu
thụ đặc biệt của rượu 400 là 65%, rượu chai Việt Xưa là 25%

Yêu cầu: tính thuế XK, thuế NK và thuế TTĐB công ty Việt Xưa phải nộp trong kỳ.
(48.624.000 – 611.200.000 – 2.383.680.000)

Bài 2: Công ty An Nhiên thuộc đối tượng được ân hạn nộp thuế ở khâu nhập khẩu 275 ngày, trong
kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. Nhập khẩu từ Trung Quốc 2.000 kg thuốc bắc, chi phí thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập Hà
Khẩu là 2.200 trđ, chi phí vận chuyển hàng về kho của cty là 45 trđ.
2. Nhập khẩu 10 ô tô cũ 4 chỗ theo giá FOB 11.000 USD/chiếc, I = 3% và F = 5% giá FOB
3. Mua 100.000 lít rượu 40 độ trực tiếp từ 1 doanh nghiệp sản xuất trong nước tổng số tiền phải
thanh toán trên hóa đơn chưa VAT là 4.800.000.000 đồng.
4. Công ty xuất kho 1.200 kg thuốc bắc và 60.000 lít rượu 40 độ để sản xuất được 120.000 chai rượu
thuốc.
5. Bán cho công ty Đông Pha 23.000 chai rượu thuốc giá chưa thuế TTĐB và VAT là 80.000đ/chai
để công ty này xuất khẩu ra nước ngoài theo giá 4,2USD/chai/CIF, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế
là 1% giá FOB, có đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh việc xuất khẩu đã hoàn thành.
6. Bán 21.000 chai rượu thuốc cho doanh nghiệp chế xuất với giá 82.000 đ/chai.
7. Trực tiếp xuất khẩu 18.000 chai rượu thuốc với giá FOB 4,2 USD/chai.
8. Tiêu thụ trong nước 51.000 chai rượu thuốc, giá thanh toán chưa VAT là 91.000 đ/chai.
9. Bán 4 ô tô cũ đã NK ở NV2 ra thị trường nội địa, giá bán chưa VAT 750 trđ/chiếc.

31
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Biết rằng: tỷ giá tính thuế 20.000 VND/USD. Thuế suất thuế nhập khẩu thuốc bắc là 20%, của ô tô
là 4.200 USD/chiếc. Thuế suất thuế xuất khẩu của rượu thuốc là 3%. Thuế suất thuế TTĐB của xe ô tô
là 50%, rượu 40 độ là 60% và rượu thuốc là 30%. Thuế GTGT các mặt hàng tiêu thụ trong nước trong
bài là 10%.

Yêu cầu: tính thuế XK, thuế NK và thuế TTĐB công ty An Nhiên phải nộp trong kỳ?

(97.020.000 - 1.143.600.000 - 1.608.000.000; 968.800.000)

Bài 3: Công ty Minh Trang chuyên sản xuất bia, là công ty chấp hành tốt pháp luật về thuế. Trong
kỳ, có các số liệu như sau:

1. Nhập khẩu 200 tấn vật liệu A để làm nguyên liệu sản xuất bia, giá CIF quy ra VND là 13.000
đồng/kg.
2. Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất bia, giá CIF là 55.000 USD, tỷ giá tính thuế 22.550
VND/USD.
3. Nhập khẩu 4.000 kg hương liệu để sản xuất bia, giá FOB: 90USD/kg, phí vận tải bảo hiểm quốc
tế 3% giá FOB; phí vận chuyển từ cảng về kho 2.000 đồng/kg. Tỷ giá tính thuế 22.600VND/USD.
4. Xuất kho toàn bộ số hương liệu và vật liệu A để sản xuất bia và tạo ra được 1.000.000 két bia
chai loại 20 chai/két dung tích 500ml/chai và 500.000 thùng bia lon loại 24 lon/thùng, dung tích 330ml.
Trong đó, nguyên vật liệu dùng để sản xuất bia lon chiếm tỷ trọng 60%.
5. Xuất bán cho một DN trong nước 500.000 két bia với giá bán chưa có thuế GTGT là 180.000
đồng/két.
6. Xuất bán cho một DN trong nước 300.000 thùng bia lon với giá bán chưa có thuế TTĐB là
150.000 đồng/thùng.
7. Xuất khẩu ra nước ngoài 400.000 két bia chai, giá bán tại kho 120.000 đồng/két; phí vận chuyển
đến cửa khẩu xuất là 800 đồng/két.
8. Xuất khẩu ra nước ngoài 100.000 thùng bia lon theo giá CIF 123.600 đồng/thùng; phí vận tải và
bảo hiểm quốc tế 3.600 đồng/thùng.
9. Bán cho DN trong khu chế xuất 50.000 thùng bia lon, giá bán tại cửa khẩu xuất 115.000
đồng/thùng.

Biết rằng:

- Thuế suất thuế nhập khẩu của dây chuyền sản xuất bia là 10%; của vật liệu A là 20%; của hương
liệu là 30%.
- Thuế suất thuế xuất khẩu của bia các loại là 2%.
- Thuế suất thuế TTĐB của bia các loại là 50%.

Yêu cầu: tính thuế XK, thuế NK và thuế TTĐB công ty Minh Trang phải nộp trong kỳ?

(1.321.400.000 - 2.126.480.840 – 52.500.000.000)

Bài 4: Tại công ty La Vang thuộc đối tượng được hoãn nộp các loại thuế ở khâu nhập khẩu 275
ngày, trong kỳ tính thuế có hoạt động kinh doanh như sau:
32
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
1. Nhập khẩu 10.000 thùng rượu nguyên liệu từ Pháp theo giá FOB 32 USD/thùng (loại thùng 30
lít), I+F = 2% giá FOB, chi phí vận chuyển từ cảng nhập đến kho của công ty là 5.000 đ/thùng.
2. Cty xuất kho 3.000 thùng rượu nguyên liệu NK sản xuất được 150.000 chai rượu vang đỏ (loại
0,75 lít/chai).
3. Cty bán 1.300 thùng rượu nguyên liệu NK cho cty Vang Đà Lạt, giá bán chưa VAT 1,6 trđ/thùng.
4. Cty bán 260 thùng rượu nguyên liệu NK cho cty Tân Nhất Hương, giá bán chưa VAT 1,8
trđ/thùng.
5. Cty bán cho doanh nghiệp chế xuất Waha 2.200 thùng rượu nguyên liệu NK, giá bán chưa VAT
1,76 trđ/thùng.
6. Cty XK trực tiếp ra nước ngoài 37.300 chai rượu vang đỏ theo giá CIF 12 USD/chai, I+F = 1
USD/chai.
7. Cty bán cho 1 doanh nghiệp nước ngoài nằm trong khu chế xuất Tân Thuận 20.000 chai rượu
vang đỏ, giá giao tại cổng khu chế xuất là 4.400 trđ.
8. Cty ủy thác cho cty XNK Thiên Vương XK 50.000 chai rượu vang đỏ với giá FOB 11,2 USD/chai.
9. Cty bán cho hệ thống nhà hàng Hoa Viên 4.000 chai rượu vang đỏ, giá bán chưa VAT 228.800
đ/chai.

Biết rằng: Thuế nhập khẩu rượu nguyên liệu là 20%; Thuế xuất khẩu rượu nguyên liệu và rượu vang
đỏ là 2%; Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu nguyên liệu NK là 60%, rượu vang đỏ là 30%. Tỷ giá tính
thuế 22.000VND/USD.

Yêu cầu: tính thuế XK, thuế NK và thuế TTĐB công ty La Vang phải nộp trong kỳ.

(345.972.000 - 1.127.960.064 – 4.060.656.230; 318.791.136)

Bài 5: Công ty sản xuất xăng dầu có tình hình sản xuất kinh doanh trong một tháng như sau:

1. Số lượng xăng tồn kho đầu kỳ: 32.000 lít.


2. Số lượng xăng sản xuất trong kỳ: 570.000 lít.
3. Số lượng xăng tồn kho cuối kỳ: 11.000 lít.
4. Trong tháng sản phẩm mất mát, hao hụt: 345 lít.
5. Đơn giá bán bình quân trên hóa đơn GTGT chưa bao gồm thuế GTGT: 15.000 đ/lít.
6. Xuất khẩu: 22.000 lít, giá FOB: 13.500 đ/lít.
7. Xuất cho nhân viên kinh doanh sử dụng: 1.200 lít.
8. Thuế suất thuế TTĐB: 10%.
9. Thuế suất thuế xuất khẩu: 15%.

Yêu cầu: Tính thuế XK và thuế TTĐB?

33
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Chương 5
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VD4: Cơ sở X NK xe máy nguyên chiếc có dung tích xilanh 150cc, giá NK tại cửa khẩu là 26 trđ/
chiếc, tNK = 50%, tTTĐB = 20%. Xác định giá tính thuế GTGT của xe máy NK?
VD5: Công ty nhập khẩu 20.000 USD rượu, tNK = 10%, tTTĐB = 55%, tỷ giá 22.000 VND/USD. Do
hàng hóa bị giảm chất lượng nên khó tiêu thụ, công ty nhập khẩu làm giải trình xin giảm thuế nhập khẩu
cho lô hàng. Cơ quan Hải quan đồng ý giảm 20%/số tiền thuế nhập khẩu phải nộp. Tính trị giá tính thuế
GTGT của lô hàng?
VD8: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá
bán (chưa có thuế GTGT) là 400.000 đồng/chiếc. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD9: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng
sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD10: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi
thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất. Xác định giá tính
thuế GTGT?
VD11: Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất
kinh doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này.
Xác định giá tính thuế GTGT?
VD12: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai
nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ
trong các cuộc họp công ty. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD13: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai
nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích
không phục vụ sản xuất kinh doanh. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD14: Công ty TNHH P sản xuất nước ngọt có ga, năm 2018 Công ty có thực hiện 2 đợt khuyến
mại vào tháng 5/2018 và tháng 7/2018 theo hình thức mua 10 sản phẩm tặng 1 sản phẩm. Chương trình
khuyến mại vào tháng 5/2018 được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của
pháp luật về thương mại. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD15: Tiếp theo VD14, trường hợp chương trình khuyến mại vào tháng 7/2018 không được thực
hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại. Xác định giá
tính thuế GTGT?
VD16: Công ty N hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, chuyên bán các loại thẻ cào di động. Công
ty thực hiện đăng ký khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại dưới hình thức bán hàng
thấp hơn giá bán trước đó cho thời gian từ ngày 01/4/2018 đến hết ngày 20/4/2018, theo đó, giá bán một
thẻ cào mệnh giá là 100.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trong thời gian khuyến mại được bán với
giá 90.000 đồng. Xác định giá tính thuế GTGT?

34
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
VD17: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5
triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng). Xác định giá tính
thuế GTGT?
VD18: Cơ sở X nhận gia công 01 lô hàng với các chi phí sau:
- Nguyên liệu: 200 trđ
- Nhân công: 100 trđ
- Điện nước: 10 trđ
- Xăng dầu: 30 trđ
Xác định giá tính thuế GTGT?
VD19: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng
giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1,5 tỷ đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT
là 1 tỷ đồng. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD20: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng,
tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1,5 tỷ đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ
đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1 tỷ đồng. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD21: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp
đặt mở rộng xưởng sản xuất. Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng.
VD22: Cơ sở A làm đại lý bán xe đạp tỷ lệ hoa hồng được hưởng 2 % trên doanh số. Trong kỳ cơ
sở A bán được 200 xe đạp, giá (chưa có thuế GTGT) là 500.000đ/chiếc. Xác định giá tính thuế GTGT?
VD23: Cơ sở kinh doanh vàng, bạc Kim Tiền trong tháng kê khai thuế có các số liệu về kinh doanh
vàng SJC như sau:
1. Tồn đầu kỳ: 12.000 lượng – giá vốn: 33 trđ/lượng.
2. Mua vào trong kỳ: 94.000 lượng – giá vồn: 33,2 trđ/lượng.
3. Bán ra trong kỳ: 96.000 lượng – giá bán: 34,7 trđ/lượng.
4. Cơ sở kinh doanh xác định giá vốn hàng bán theo PP nhập trước – xuất trước.

Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT phải nộp?

VD24: Cơ sở kinh doanh vàng, bạc Kim Tiền có các kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
10/11/2016: - 200 trđ
22/11/2016: + 100 trđ
16/12/2016: + 50 trđ
31/01/2017: + 300 trđ
Xác định thuế GTGT cở sở Kim Tiền phải nộp ở tháng 11/2016, 12/2016 và tháng 01/2017, giả sử tháng
11/2016 không có số dư thuế GTGT đầu kỳ.
VD25: Nhà thầu Malaysia không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán theo quy định có doanh thu cho thuê
máy móc theo hợp đồng: 80.000 USD – tỷ giá: 22.200 VND/USD. Xác định số thuế GTGT phải nộp?

35
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
VD26: Cơ sở kinh doanh ăn uống nộp thuế theo phương pháp khoán có doanh thu do cơ quan thuế ấn
định: 20.000.000 đ/tháng. Xác định số thuế GTGT phải nộp?

VD27: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000
đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp
chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn. Xác định thuế GTGT đầu ra trong trường hợp hóa đơn hợp lệ và
trường hợp hóa đơn không hợp lệ?

VD28: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào có hóa đơn đặc thù như sau: Tổng giá thanh
toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%. Xác định số thuế GTGT đầu
vào?

36
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Câu 1: Cty A mới thành lập, là nhà phân phối rượu vang Đà Lạt, trong kỳ có doanh số phân phối rượu
chưa bao gồm thuế GTGT là 250 triệu đồng. Xác định thuế GTGT cty A phải nộp trong kỳ?
A. 5 trđ B. 2,5 trđ C. 12,5 trđ D. 25 trđ
Câu 2: Xác định giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc
cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ)?
A. Là giá tính thuế TTĐB của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh việc tiêu dùng nội bộ hàng hóa, dịch vụ
B. Là giá thành sản xuất của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh việc tiêu dùng nội bộ hàng hóa, dịch vụ
C. Không phải tính, nộp thuế GTGT
D. Là giá tính thuế GTGT (giá bán chưa có thuế GTGT) của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng nội bộ hàng hóa, dịch vụ
Câu 3: Đối tượng nào sau đây không phải nộp thuế Giá trị gia tăng?
A. Cá nhân kinh doanh HHDV có mức doanh thu hàng năm từ 1.000 triệu đồng trở xuống
B. Cá nhân kinh doanh HHDV có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống
C. DN mua dây chuyền sản xuất từ Mỹ
D. Cá nhân sử dụng dịch vụ rút tiền từ ATM của ngân hàng quốc tế CityBank đặt tại Việt Nam
Câu 4: Công thức xác định thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh khác theo phương pháp tính thuế
trực tiếp?
A. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu hoạt động kinh doanh khác*3%
B. Thuế GTGT phải nộp = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác*10%
C. Thuế GTGT phải nộp = GTGT từ hoạt động kinh doanh khác*5%
D. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu hoạt động kinh doanh khác*2%
Câu 5: Đâu là phương pháp tính thuế GTGT?
A. Phương pháp khấu hoàn thuế B. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT
C. Phương pháp cộng dồn thuế D. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu
Câu 6: Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
A. Đối với HHDV NK, còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán HHDV, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối
với hàng hoá NK
B. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HHDV mua vào, trừ HHDV mua từng lần có giá
trị dưới mười triệu đồng
C. Có hoá đơn GTGT mua HHDV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu NK
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7: Công thức xác định thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất; vận tải; dịch vụ có gắn với hàng
hóa; xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu theo phương pháp tính thuế trực tiếp?
A. Thuế GTGT phải nộp = Lợi nhuận từ sản xuất; vận tải; dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng có
bao thầu nguyên vật liệu*10%
B. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu sản xuất; vận tải; dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng có
bao thầu nguyên vật liệu*3%
C. Thuế GTGT phải nộp = GTGT từ sản xuất; vận tải; dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng có bao
thầu nguyên vật liệu*2%
D. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu sản xuất; vận tải; dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng có
bao thầu nguyên vật liệu*5%
Câu 8: Phương pháp tính thuế đối với hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý?
A. Thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng, bạc, đá quý chịu thuế*10%
B. Thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng, bạc, đá quý chịu thuế*5%
C. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu mua bán vàng, bạc, đá quý chịu thuế*10
37
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
D. Thuế GTGT phải nộp = Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý chịu thuế*5%
Câu 9: Đâu là đặc điểm của đối tượng không chịu thuế GTGT?
A. Phải kê khai, nhưng không phải nộp thuế GTGT đầu ra
B. Phải kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra là 0 đồng
C. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
D. Không kê khai, không nộp thuế GTGT đầu ra
Câu 10: Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu
ra được xác định như thế nào?
A. Thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán*10%
B. Thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán - Giá tính thuế
C. Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế - Giá thanh toán
D. Thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra*Thuế suất thuế GTGT
của hàng hóa, dịch vụ đó
Câu 11: Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng
tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế xác định như thế nào?
A. Là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này đã bao gồm thuế GTGT
B. Là tỷ lệ phần trăm trên hợp đồng đại lý, môi giới, ủy thác
C. Là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT
D. Là trị giá của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng đại lý, môi giới, ủy thác
Câu 12: Đâu là đặc điểm của đối tượng chịu thuế GTGT 0%?
A. Phải kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra là 0 đồng
B. Phải kê khai, nhưng không phải nộp thuế GTGT đầu ra
C. Không kê khai, không nộp thuế GTGT đầu ra
D. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây là đúng về thuế Giá trị gia tăng?
A. Thuế trực thu B. Đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
C. Đánh vào giá trị mua bán của hàng hóa, dịch vụ D. Chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng
Câu 14: Phụ phí, phụ thu thêm ngoài giá bán là gì?
A. Là khoản phí mà doanh nghiệp được phép thu thêm, đã bao gồm trong giá bán hàng hóa hoặc giá
cước dịch vụ
B. Là khoản phí mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước
C. Là khoản phí mà doanh nghiệp được phép thu thêm, chưa bao gồm trong giá bán hàng hóa hoặc
giá cước dịch vụ
D. Là khoản phí mà doanh nghiệp không được phép thu thêm, chưa bao gồm trong giá bán hàng hóa
hoặc giá cước dịch vụ
Câu 15: "Cơ sở X nhận gia công 01 lô hàng với các chi phí sau:
Nguyên liệu: 200 trđ
Nhân công: 100 trđ
Điện nước: 10 trđ
Xăng dầu: 30 trđ
Xác định giá tính thuế GTGT?
A. 340 trđ B. 140 trđ C. 130 trđ D. 300 trđ
Câu 16: Xác định giá tính thuế GTGT trong trường hợp hàng NK được miễn, giảm thuế NK
A. Nếu hàng NK được miễn, giảm thuế NK thì giá tính VAT là giá NK tại cửa khẩu cộng với thuế
NK theo mức thuế đã được miễn giảm
B. Nếu hàng NK được miễn, giảm thuế NK thì giá tính VAT là giá NK tại cửa khẩu cộng với thuế
NK được miễn giảm
C. Nếu hàng NK được miễn, giảm thuế NK thì giá tính VAT là giá NK tại cửa khẩu
D. Nếu hàng NK được miễn, giảm thuế NK thì giá tính VAT vẫn là giá NK tại cửa khẩu cộng với
thuế NK bình thường
38
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 17: Nhà thầu Malaysia không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán theo quy định có doanh thu cho thuê
máy móc theo hợp đồng: 60.000 USD – tỷ giá: 21.200 đ/USD. Xác định số thuế GTGT phải nộp?
A. 25.440.000 đ B. 18.000 USD C. 63.600.000 đ D. 38.160.000 đ
Câu 18: Hạng mục nào sau đây thuộc thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ?
A. Cung cấp dịch vụ: bán hàng đại lý, nhận ủy thác... B. Mua hàng nội địa
C. Xuất khẩu trực tiếp/Xuất khẩu ủy thác D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 19: Đối tượng nào sau đây chịu thuế Giá trị gia tăng?
A. Máy bay riêng do ông Đoàn Nguyên Đức nhập khẩu về Việt Nam
B. Máy bay quân sự Su 30 nhập khẩu về phục vụ an ninh quốc phòng
C. Lúa người nông dân sản xuất ra bán cho thương lái
D. Sách giáo khoa của học sinh tiểu học
Câu 20: Phụ phí, phụ thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) là gì?
A. Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN do phát sinh các hoạt động mua bán hàng
hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật
B. Là khoản tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN do phát sinh các hoạt động mua bán
hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật
C. Là khoản tiền phạt mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN do phát sinh các hoạt động mua bán
hàng hóa, dịch vụ trái với quy định của pháp luật
D. Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp vào cơ quan thuế do phát sinh các hoạt động mua bán
hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật
Câu 21: Đối tượng nào sau đây áp thuế suất thuế Giá trị gia tăng 10%?
A. Thịt vịt tươi sống B. Xe ô tô nhập khẩu C. Đào mương D. Lưới đánh cá
Câu 22: Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ phục vụ công cộng không thuộc diện chịu thuế
GTGT?
A. Dịch vụ Internet miễn phí ở quán cafe B. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt
C. Dịch vụ chăm sóc vườn hoa trong công viên Đầm Sen D. Truyền hình cáp SCTV
Câu 23: Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ bảo hiểm và tài chính không thuộc diện chịu thuế
GTGT?
A. Dịch vụ chuyển tiền ngân hàng B. Bảo hiểm nhân thọ
C. Bảo hiểm ô tô D. Dịch vụ rút tiền ATM
Câu 24: Các sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp nào sau đây không thuộc diện chịu thuế GTGT?
A. Muối hóa học AgCl B. Nạo vét kênh, mương
C. Tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính ≤ 90CV D. Phân bón vô cơ
Câu 25: Xác định giá tính thuế GTGT đối với vật tư xuất ra để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ
sở sản xuất, kinh doanh?
A. Là giá mua của vật tư cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
B. Là giá tính thuế GTGT (giá bán chưa có thuế GTGT) của vật tư cùng loại hoặc tương đương tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này
C. Không phải tính, nộp thuế GTGT cho vật tư này
D. Là giá vốn của vật tư cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
Câu 26: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành
phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất, biết giá sợi thành phẩm là
2 trđ/tấn. Xác định giá tính thuế GTGT cho lô sợi thành phẩm này?
A. Cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may
B. 2.000.000 đ/tấn C. 2.200.000 đ/tấn D. 0 đ
Câu 27: Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm hàng NK thuộc diện không chịu thuế GTGT?
A. Sản phẩm mỹ nghệ bằng vàng
B. Ô tô bọc thép
C. Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ
D. Hàng viện trợ có hoàn lại
39
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 28: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành
phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất. Đây là hoạt động gì?
A. Trao đổi B. Biếu C. Tiêu dùng nội bộ D. Luân chuyển nội bộ hàng hóa
Câu 29: Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm giáo dục, đào tạo, tuyên truyền và khoa học công nghệ
không thuộc diện chịu thuế GTGT?
A. Xuất bản bộ sách tử vi B. Nhập khẩu truyện tranh Doraemon
C. Phát hành sách in bằng chữ dân tộc thiểu số D. Phát hành báo Tuổi trẻ
Câu 30: Đối tượng nào sau đây áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT?
A. Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý
B. DN, HTX đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới ngưỡng một tỷ đồng/năm
C. Cá nhân, hộ KD cá thể
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 31: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá
bán (chưa có thuế GTGT) là 400.000 đồng/chiếc. Đây là hoạt động gì?
A. Cho tặng B. Trả thay lương C. Trao đổi D. Biếu
Câu 32: Cơ sở X NK 200 tấn bắp hạt, giá NK tại cửa khẩu là 10 trđ/tấn, thuế suất thuế NK 20%. Do
trong quá trình vận chuyển hàng hóa bị giảm chất lượng nên cơ sở X đã làm đơn xin cơ quan chức năng
giảm thuế NK cho lô hàng này, kết quả được chấp nhận giảm 30% thuế NK phải nộp. Xác định giá tính
thuế GTGT của lô bắp hạt NK?
A. 2.400 trđ B. 2.120 trđ C. 120 trđ D. 2.280 trđ
Câu 33: Sản phẩm và dịch vụ văn hóa, y tế và giáo dục nào sau đây thuộc diện chịu thuế GTGT 5%?
A. Chuyển giao công nghệ B. Xe lăn
C. Nuôi dạy trẻ D. Lồng đèn trung thu
Câu 34: Trường hợp công thức tính thuế GTGT phải nộp trong kỳ cho kết quả âm nghĩa là gì?
A. Tổ chức phải nộp thuế
B. Tổ chức không phải nộp thuế, số tiền âm đó sẽ được kết chuyển qua kỳ sau để khấu trừ tiếp
C. Tổ chức đang nợ tiền thuế của Nhà nước
D. Không có trường hợp trên
Câu 35: Đâu là phương pháp tính thuế GTGT?
A. Phương pháp cộng dồn thuế B. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu
C. Phương pháp khấu trừ thuế D. Phương pháp khấu hoàn thuế
Câu 36: Sản phẩm và dịch vụ văn hóa, y tế và giáo dục bào sau đây thuộc diện chịu thuế GTGT 5%?
A. Ô tô cứu thương B. Dạy kịch C. Sách chính trị D. Khám chữa bệnh
Câu 37: Thuế GTGT đầu vào xác định căn cứ vào đâu?
A. Số tiền hàng trên hóa đơn B. Số tiền thuế trên hóa đơn GTGT mà người mua xuất ra
C. Giá trị hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ D. Số tiền thuế trên hóa đơn GTGT của người bán
Câu 38: Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm hàng XK, chuyển khẩu không thuộc diện chịu thuế GTGT?
A. Hàng hóa được chế biến từ tài nguyên có tổng trị giá tài nguyên cộng với chi phí năng lượng chiếm
23% giá thành SP
B. Xăng C. Hàng tạm NK, tái XK và hàng tạmXK, tái NK D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 39: Xác định giá tính thuế GTGT đối với gia công hàng hóa?
A. Là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả chi phí về nguyên liệu,
nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa
B. Là giá gia công theo hợp đồng gia công đã có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên
liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa
C. Là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí
vềnguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa
D. Là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về
nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa
Câu 40: Đối tượng nào sau đây áp thuế suất thuế Giá trị gia tăng 10%?
40
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Ghế mây B. Máy chụp CT C. Vé xe Bus D. Túi xách
Câu 41: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng
sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT
là 10%. Xác định trị giá tính thuế của lô hàng này?
A. 1.100.000 đ B. 50.000.000 đ C. 1.000.000 đ
D. Không nộp thuế nhưng vẫn phải xuất hóa đơn - thuế suất và tiền thuế gạch chéo
Câu 42: Đối tượng nào sau đây áp thuế suất thuế Giá trị gia tăng 0%?
A. Thịt heo tươi sống bán ở chợ
B. Điện thoại di động nhập khẩu
C. Xây dựng nhà kho cho doanh nghiệp chế xuất
D. Xe ô tô bán cho giám đốc của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
Câu 43: Đối tượng nào sau đây áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT?
A. DN, HTX mới thành lập
B. DN, HTX đang hoạt động có doanh thu hàng năm trên ngưỡng một tỷ đồng/năm
C. Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ
D. Tổng công ty quốc doanh
Câu 44: Đối tượng nào sau đây không phải nộp thuế Giá trị gia tăng?
A. DN nhập khẩu máy móc thiết bị từ Đức
B. DN nhập hàng về bán lại
C. Cá nhân kinh doanh HHDV có mức doanh thu một trăm 200 triệu đồng
D. DN gửi phương tiện vận tải ra nước ngoài sửa chữa
Câu 45: Công thức xác định GTGT của vàng, bạc, đá quý chịu thuế?
A. GTGT của vàng, bạc, đá quý chịu thuế = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra - Giá thanh
toán của vàng, bạc, đá quý mua vào
B. GTGT của vàng, bạc, đá quý chịu thuế = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra - Giá thanh
toán của vàng, bạc, đá quý mua vào trong kỳ
C. GTGT của vàng, bạc, đá quý chịu thuế = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra - Giá thanh
toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng
D. GTGT của vàng, bạc, đá quý chịu thuế = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra - Giá thanh
toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng - Các chi phí khác có liên quan
Câu 46: Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định như thế nào?
A. Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào là giá mua vào hoặc nhập khẩu, chưa có thuế GTGT
dùng cho vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng
B. Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào là giá của vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập
khẩu trong kỳ
C. Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào là giá mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT
dùng cho vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng
D. Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào là giá của vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập
khẩu trong kỳ, đã có thuế GTGT
Câu 47: Hạng mục nào sau đây thuộc thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ?
A. Cung cấp dịch vụ: bán hàng đại lý, nhận ủy thác... B. Bán hàng nội địa
C. Nhập khẩu trực tiếp/Nhập khẩu ủy thác D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 48: Công thức xác định thuế GTGT đối với hoạt động dịch vụ; xây dựng không bao thầu nguyên
vật liệu theo phương pháp tính thuế trực tiếp?
A. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu dịch vụ; xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu*1%
B. Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hoạt động dịch vụ; xây dựng không bao thầu nguyên vật
liệu*3%
C. Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hoạt động dịch vụ; xây dựng không bao thầu nguyên vật
liệu*10%
D. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu dịch vụ; xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu*5%
41
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 49: Hoạt động nào sau đây là sơ chế thông thường?
A. Bóc vỏ đậu xanh B. Nhồi bông gòn vào vỏ gối ôm
C. Xay cá rồi làm cá viên chiên D. Làm giò lụa từ thịt heo
Câu 50: Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ y tế, thú y không thuộc diện chịu thuế GTGT?
A. Máy chụp Xquang B. Bông, băng C. Tay giả D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 51: Cơ sở kinh doanh ăn uống nộp thuế theo phương pháp khoán, trong tháng kê khai thuế có doanh
thu ấn định: 35.000.000 đ/tháng. Xác định số thuế GTGT phải nộp?
A. 1.050.000 đ B. 1.750.000 đ C. 350.000 đ D. 700.000 đ
Câu 52: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, có
doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính là 100 trđ và dịch vụ tư vấn thành lập doanh
nghiệp là 30 trđ thì Công ty TNHH A phải kê khai nộp thuế GTGT như thế nào?
A. 1.500.000 đ B. 3.000.000 trđ C. 300.000 đ D. 900.000 đ
Câu 53: Đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng có bao nhiêu đối tượng?
A. 25 đối tượng B. 26 đối tượng C. 30 đối tượng D. 42 đối tượng
Câu 54: Hoạt động nào sau đây là sơ chế thông thường?
A. Ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro
B. Chiên, hấp, ninh nhừ C. Tẩm hương liệu, rang, xay D. Tẩm ướp theo công thức món ăn
Câu 55: Thuế GTGT đầu ra xác định như thế nào?
A. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của HH, DV bán ra*Thuế suất thuế GTGT
B. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của HH, DV bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
C. Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán của HH, DV bán ra ghi trên hóa đơn*Thuế suất thuế GTGT
D. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của HH, DV mua vào ghi trên hóa đơn GTGT
Câu 56: Công thức xác định thuế GTGT đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương
pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu?
A. Thuế GTGT phải nộp = Sản lượng ấn định của hộ khoán* tỷ lệ % tương ứng
B. Thuế GTGT phải nộp = Lợi nhuận ấn định của hộ khoán* tỷ lệ % tương ứng
C. Thuế GTGT phải nộp = GTGT ấn định của hộ khoán* tỷ lệ % tương ứng
D. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu ấn định của hộ khoán* tỷ lệ % tương ứng
Câu 57: Cơ sở kinh doanh vàng, bạc Kim Phát trong tháng kê khai thuế có các số liệu về kinh doanh
vàng như sau:
1. Tồn đầu kỳ: 22.000 lượng – giá vốn: 33 trđ/lượng.
2. Mua vào trong kỳ: 84.000 lượng – giá vốn: 34 trđ/lượng.
3. Bán ra trong kỳ: 96.000 lượng – giá bán: 35 trđ/lượng.
4. Cơ sở kinh doanh xác định giá vốn hàng bán theo PP nhập trước – xuất trước.
Xác định số thuế GTGT phải nộp của cơ sở kinh doanh vàng, bạc Kim Phát?"
A. 11.800 trđ B. 3.242 trđ C. 3.360 trđ D. 10.800 trđ
Câu 58: Đối tượng nào sau đây tính thuế GTGT áp dụng phương pháp khấu trừ thuế?
A. DN, HTX đang hoạt động có doanh thu hàng năm trên ngưỡng một tỷ đồng/năm
B. Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý
C. Cá nhân, hộ KD cá thể
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 59: Đối tượng nào sau đây tính thuế GTGT áp dụng phương pháp khấu trừ thuế?
A. DN, HTX đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới ngưỡng một tỷ đồng/năm
B. Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý
C. Cá nhân, hộ KD cá thể
D. Ngân hàng
Câu 60: Công ty cổ phần AP có hoạt động sản xuất chuồng dạng lồng thép nuôi gà công nghiệp lấy
trứng. Chuồng gà sản xuất ra, 1 phần cty bán ra thị trường, 1 phần xuất dùng cho hoạt động nuôi gà của
cty. Khi xuất chuồng gà để phục vụ hoạt động nuôi gà của cty thì AP kê khai, nộp thuế GTGT như thế
nào?
42
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. AP lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra và không kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào
đối với hóa đơn GTGT số chuồng gà xuất dùng cho hoạt động nuôi gà của cty
B. AP không lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra và có kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào
đối với hóa đơn GTGT số chuồng gà xuất dùng cho hoạt động nuôi gà của cty
C. AP lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra và kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với
hóa đơn GTGT số chuồng gà xuất dùng cho hoạt động nuôi gà của cty
D. AP không lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra và không kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu
vào đối với hóa đơn GTGT số chuồng gà xuất dùng cho hoạt động nuôi gà của cty
Câu 61: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn;
thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá
bán là 12.100.000 đồng/tấn. Xác định thuế GTGT đầu ra DN phải kê khai trong trường hợp hóa đơn chỉ
ghi giá bán?
A. 1.210.000 đồng/tấn B. 1.100.000 đồng/tấn C. 12.100.000 đ D. 11.000.000 đ
Câu 62: Công thức xác định thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT?
A. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra*Thuế
suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
B. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra*Thuế
suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
C. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra*(1 +
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó)
D. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra*10%
Câu 63: Công thức xác định thuế GTGT đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa theo phương
pháp trực tiếp
A. Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa*10%
B. Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa*5%
C. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu phân phối, cung cấp hàng hóa*1%
D. Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu phân phối, cung cấp hàng hóa*2%
Câu 64: Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù),
không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra tính như thế
nào?
A. Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ
B. Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá chưa thuế ghi trên hóa đơn, chứng từ
C. Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá tính thuế
D. Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá vốn hàng bán
Câu 65: Công thức tính thuế của phương pháp khấu trừ thuế GTGT?
A. Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra trong kỳ - Thuế GTGT đầu vào trong kỳ
B. Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
C. Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra*Thuế suất thuế GTGT
D. Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Câu 66: Thuế GTGT đầu vào xác định căn cứ vào đâu?
A. Số tiền thuế trên hóa đơn GTGT mà người mua xuất ra
B. Tờ khai Hải quan
C. Giá trị hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
D. Số tiền thuế GTGT của hàng nhập khẩu đã nộp theo biên lai thu thuế của Hải quan
Câu 67: Cơ sở kinh doanh vừa SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT vừa SXKD hàng hóa dịch vụ
không chịu thuế GTGT, trong trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu
vào của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và của hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định như thế nào?
A. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với doanh thu không chịu thuế GTGT
43
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
B. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra
không hạch toán riêng được
C. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì thuế GTGT đầu vào không được
khấu
D. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
hết
Câu 68: Cơ sở kinh doanh vừa SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT vừa SXKD hàng hóa dịch vụ
không chịu thuế GTGT, trong trường hợp cơ sở kinh doanh hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào
của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và của hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định như thế nào?
A. Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT
B. Cơ sở kinh doanh được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của tất cả các hàng hóa, dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ
C. Cơ sở kinh doanh chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT
D. Cơ sở kinh doanh chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
Câu 69: Công thức xác định giá tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu
A. Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
B. Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu
có)
C. Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK + Thuế TTĐB (nếu có)
D. Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế bảo vệ môi
trường (nếu có)
Câu 70: Công thức giá tính thuế GTGT đối với hàng sản xuất, kinh doanh trong nước
A. Giá tính thuế GTGT = Giá bán chưa có thuế GTGT/(1+ thuế suất thuế GTGT tương ứng)
B. Giá tính thuế GTGT = Giá bán đã có thuế GTGT/(1+ thuế suất thuế GTGT tương ứng)
C. Giá tính thuế GTGT = Giá bán đã có thuế GTGT/(1+ thuế suất thuế TTĐB tương ứng)
D. Giá tính thuế GTGT = Giá bán đã có thuế GTGT/thuế suất thuế GTGT tương ứng
Câu 71: Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
A. Đối với HHDV NK, còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán HHDV, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối
với hàng hoá NK
B. Có hoá đơn GTGT bán HHDV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu XK
C. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HHDV mua vào, trừ HHDV mua từng lần có giá
trị dưới hai mươi triệu đồng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 72: Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
A. Đối với HHDV XK, còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán HHDV, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối
với hàng hoá XK
B. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HHDV mua vào, trừ HHDV mua từng lần có giá
trị dưới ba mươi triệu đồng
C. Có hoá đơn GTGT bán HHDV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu XK
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 73: Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ ghi nhận những hạng mục nào?
A. Bán hàng nội địa B. Xuất khẩu trực tiếp/Xuất khẩu ủy thác
C. Cung cấp dịch vụ: bán hàng đại lý, nhận ủy thác... D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

44
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 74: Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán đặc thù ghi giá thanh toán là giá
đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như
thế nào?
A. Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)/Thuế suất thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ
B. Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)*Thuế suất thuế GTGT của hàng
hóa, dịch vụ
C. Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)*(1 + thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ)
D. Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)/(1 + thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ)
Câu 75: Cơ sở X NK xe máy nguyên chiếc, giá NK tại cửa khẩu là 28 trđ/chiếc. Thuế suất thuế NK
50%, thuế suất thuế TTĐB 20%. Xác định thuế GTGT của xe máy NK?
A. 4.200.000 đ B. 5.040.000 đ C. 1.400.000 đ D. 840.000 đ
Câu 76: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ xác định như thế nào?
A. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ - thuế
GTGT của hàng hóa nhận NK ủy thác + thuế GTGT của hàng hóa giao ủy thác NK
B. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ - Thuế
GTGT của hàng hóa mua vào không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định
C. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ - thuế
GTGT của hàng hóa mua vào không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định - thuế GTGT
của hàng hóa nhận NK ủy thác + thuế GTGT của hàng hóa giao ủy thác NK
D. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ - thuế
GTGT của hàng hóa mua vào không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định - thuế GTGT
của hàng hóa nhận NK ủy thác
Câu 77: Thuế GTGT phải nộp hoặc còn được khấu trừ qua kỳ sau được xác định như thế nào?
A. Thuế GTGT phải nộp hoặc còn được khấu trừ qua kỳ sau = Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ - Thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển
sang
B. Thuế GTGT phải nộp hoặc còn được khấu trừ qua kỳ sau = Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ
C. Thuế GTGT phải nộp hoặc còn được khấu trừ qua kỳ sau = Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ + Thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển
sang
D. Thuế GTGT phải nộp hoặc còn được khấu trừ qua kỳ sau = Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong
kỳ - Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ trong kỳ - Thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển
sang
Câu 78: Trường hợp hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý trong kỳ tính thuế phát sinh
GTGT âm thì xử lý như thế nào?
A. Trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm thì được tính bù trừ vào GTGT dương. Trường hợp không
có phát sinh GTGT dương hoặc GTGT dương không đủ bù trừ GTGT âm thì được kết chuyển để trừ
vào GTGT của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, GTGT âm không được kết chuyển tiếp sang
năm sau
B. Trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm thì được tính bù trừ vào GTGT dương. Trường hợp không
có phát sinh GTGT dương hoặc GTGT dương không đủ bù trừ GTGT âm thì không được kết chuyển
sang kỳ sau
C. Trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm thì được tính bù trừ vào GTGT dương. Trường hợp không
có phát sinh GTGT dương hoặc GTGT dương không đủ bù trừ GTGT âm thì được kết chuyển để trừ
vào GTGT của kỳ sau
D. Trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm thì số thuế GTGT âm sẽ được hoàn

45
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 79: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá
bán (chưa có thuế GTGT) là 400.000 đồng/chiếc. Xác định giá tính thuế GTGT của lô hàng này?
A. 400.000 đ B. 20.000.000 đ C. 2.000.000 đ D. 22.000.000 đ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A
B
C
D

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
A
B
C
D

61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79
A
B
C
D

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 5


Bài 1: Doanh nghiệp thương mại Tre Việt là đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và phải nộp
các loại thuế ở khâu nhập khẩu trước khi nhận hàng, trong kỳ có các số liệu như sau:

A. HOẠT ĐỘNG MUA VÀO:


1. Nhập khẩu 100.000 mét vải cotton từ Thái Lan để bán trong nước, trị giá nhập khẩu 3,6 tỷ đồng.
Thuế nhập khẩu 180 triệu đồng, VAT 10%.
2. Mua của một doanh nghiệp trong nước 700 bộ bàn ghế gỗ, đơn giá đã bao gồm VAT 3,52 triệu
đồng/bộ, VAT 10%.
3. Các dịch vụ mua ngoài phát sinh trong kỳ chưa VAT là 157 triệu đồng, trong đó có 32 triệu đồng
không có hóa đơn hợp pháp. VAT các dịch vụ trong nước 10%.

46
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
B. HOẠT ĐỘNG BÁN RA:
1. Bán cho công ty may MPP 75.000 mét vải cotton giá thanh toán chưa VAT 3,75 tỷ đồng.
2. Gửi đại lý bán được 900 bộ bàn ghế gỗ, tổng số tiền nhận được bao gồm thuế GTGT là 4.455
triệu đồng. Trả hoa hồng cho đại lý 4% trên giá bán chưa VAT.
3. Ký hợp đồng bán hàng đại lý 80.000 mét lụa với công ty Thái Tuấn, trong kỳ tiêu thụ được
48.500 mét lụa, giá thanh toán trên hóa đơn VAT 99.000 đ/mét. Hoa hồng đại lý 5% giá bán
chưa VAT.
4. Xuất khẩu 4.000 khung tranh, trị giá tính thuế xuất khẩu 2 tỷ đồng, tXK=15%.

Yêu cầu: xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của công ty XNK Tre Việt, biết rằng số thuế
GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang là 233 triệu đồng.

(801.825.000 – 630.700.000 – 630.700.000 – (61.875.000))

Bài 2: Doanh nghiệp thương mai Lan Thanh là đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và phải
nộp các loại thuế ở khâu nhập khẩu trước khi nhận hàng, trong kỳ có các số liệu như sau:

A. HOẠT ĐỘNG MUA VÀO:


1. Nhập khẩu 200.000 hộp bánh quy ngọt về bán trong nước, trị giá nhập khẩu 16 tỷ đồng. Thuế
nhập khẩu 800 triệu đồng, VAT 10%.
2. Mua của một doanh nghiệp trong nước 7.000 khung tranh, đơn giá đã bao gồm VAT 550.000
đ/khung, VAT 10%.
3. Các dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông, ăn uống, môi giới ... mua ngoài phát sinh trong
kỳ chưa VAT là 652 triệu đồng, trong đó có 73 triệu đồng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
VAT các dịch vụ trong nước 10%.
B. HOẠT ĐỘNG BÁN RA:
1. Bán cho hệ thống siêu thị BigC 90.000 hộp bánh quy ngọt giá đơn giá chưa VAT 120.000đ/hộp.
2. Gửi đại lý bán được 35.000 hộp bánh quy ngọt, tổng số tiền nhận được bao gồm thuế GTGT là
5.005 triệu đồng. Trả hoa hồng cho đại lý 4% trên giá bán chưa VAT.
3. Ký hợp đồng bán hàng đại lý 50.000 két xá xị với công ty Chương Dương, trong kỳ tiêu thụ
được 38.500 két, giá thanh toán trên hóa đơn VAT 187.000 đ/két. Hoa hồng đại lý 5% giá bán
chưa VAT.
4. Xuất khẩu 8.000 thùng bia Saigon, trị giá tính thuế xuất khẩu 2 tỷ đồng, thuế suất thuế xuất khẩu
3%.

47
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Yêu cầu: xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của công ty XNK Lan Thanh, biết rằng số thuế
GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang là 457 triệu đồng.

(1.567.725.000 – 2.106.100.000 – 2.106.100.000 – (995.375.000))

Bài 3:

Cty TM Trường Thành thuộc đối tượng phải nộp các loại thuế ở khâu nhập khẩu trước khi nhận hàng
vào tháng 9/2016 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1. Mua của 1 DNCX 5.000 cây thuốc lá, giá 200.000 đ/cây, tNK = 30%, tTTĐB = 65%, tGTGT = 10%.

2. Mua 2.000 bao thức ăn gia súc, giá mua 500.000 đ/bao.

3. Mua 1.350 tấn hàng A, tổng số tiền phải thanh toán trên hóa đơn GTGT là 10.395 trđ, tGTGT =
10%.

4. Bán cho 1 DN trong KCX 3.000 tấn hàng A với giá 430USD/MT/FOB, tXK = 3%.

5. Bán lẻ 7.250 sp B, đơn giá bán lẻ là 45.100 đ/sp, tGTGT = 10%.

6. Bán buôn 34.000 sp C, tổng số tiền thanh toán chưa VAT là 3.910 trđ, tGTGT = 10%.

7. Bán 500 tấn cà phê hạt cho cty TNHH Khai Thiên, giá bán 44.000.000 đ/tấn.

8. Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài trong kỳ có hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ là 145 trđ,
không có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ là 15 trđ.

Yêu cầu: xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của công ty thương mại Trường Thành, biết số
thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang là 35,5 triệu đồng.

(420.725.000 – 1.319.500.000 – 1.304.500.00 – (919.275.000))

48
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Chương 6
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
VD1: Xác định doanh thu tính thuế TNDN năm 2018 với các dữ liệu sau:

(1) Các khoản DT bán hàng đã thu được tiền: 700 trđ.

(2) Một số hàng hóa đã bán cho khách hàng nhưng cuối năm vẫn chưa thu được tiền: 400 trđ.

(3) Ngày 25/12/2018, ký hợp đồng bán hàng cho khách hàng, trị giá 300 trđ, KH đặt cọc 30% tiền hàng
bằng tiền mặt, ngày 25/01/2019 thực hiện hợp đồng.

VD2: DN thuê văn phòng 5 năm 2017 – 2021, giá 50 trđ/tháng, chủ văn phòng yêu cầu trả trước 2
năm. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN năm 2017?

VD3: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa
đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán: 100.000 đồng.

Thuế GTGT (10%): 10.000 đồng.

Giá thanh toán: 110.000 đồng.

Xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN?

VD4: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị
gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT). Xác định doanh thu
tính thu nhập chịu thuế?

VD5: DN X bán hàng A theo 2 phương thức: (1) trả ngay giá 10.000.000 đ, (2) trả góp 1 năm giá
12.000.000 đ. Xác định doanh thu chịu thuế từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ của DN X trong
trường hợp bán hàng trả góp?

VD6: DN X ký hợp đồng giao bán hàng đại lý với DN Y 7.000 két nước ngọt, giá bán chưa VAT
150.000đ/két, hoa hồng bán đại lý 5%/giá bán chưa VAT. Trong năm DN Y bán được 5.500 két, xác
định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ cho hoạt động này của DN X?

VD7: DN X ký hợp đồng giao bán hàng đại lý với DN Y 7.000 két nước ngọt, giá bán 150.000đ/két,
hoa hồng bán đại lý 5%/giá bán. Trong năm DN Y bán được 5.500 két, xác định doanh thu tính thu nhập
chịu thuế TNDN trong kỳ cho hoạt động này của DN Y?

VD8: Ngày 01/01/2018, DN X cho thuê 1 nhà xưởng, giá thuê 25trđ/tháng, thời hạn thuê 2 năm,
khách hàng trả tiền thuê 1 lần lúc bắt đầu thuê. Biết rằng, DN đã thuê cty môi giới bất động sản tìm
khách hàng thuê xưởng, phí hoa hồng môi giới đã trả là 12 trđ. Xác định doanh thu tính thuế TNDN
năm 2018 cho hoạt động này trong trường hợp doanh thu không phân bổ và có phân bổ cho số năm trả
tiền trước?

49
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
VD9: DN có chi phí khấu hao TSCĐ trong năm là 100 trđ. Trong đó khấu hao từ:

(1) TS thuê hoạt động: 20 trđ

(2) TSCĐ là nhà ăn trưa cho công nhân: 10 trđ

(3) TS sử dụng phục vụ SXKD: 70 trđ

Xác định chi phí khấu hao TSCĐ được xem là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

VD10: TSCĐ nguyên giá 100 trđ, hạn sử dụng 5 năm. Đã trích khấu hao hết trong 5 năm, đến năm
thứ 6 vẫn tiếp tục sử dụng. Năm thứ 6 có trích khấu hao không? Nếu được thì trích bao nhiêu?

VD11: DN có 2 nhà kho, 1 cái DN dùng trữ hàng hóa, 1 cái DN cho thuê hoạt động. DN được tính
khấu hao TSCĐ nào là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

VD12: DN mua 100 tấn hàng, giá mua 1 trđ/tấn, chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng vào kho
150.000đ/tấn. DN bán 60 tấn hàng A, giá bán 1,3trđ/tấn. Xác định chi phí được trừ cho 60 tấn hàng A
đã bán?

VD13: DN mua hàng B:

Đợt 1: 30 tấn x 1.000.000 đ/tấn

Đợt 2: 40 tấn x 1.050.000 đ/tấn

Đợt 3: 30 tấn x 980.000 đ/tấn

DN bán 75 tấn hàng B, giá 1.300.000 đ/tấn, biết xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Xác định chi phí được trừ cho 75 tấn hàng B đã bán?

VD14: Cty X vay 200 trđ bổ sung vốn SXKD từ cá nhân Y, với lãi suất 1,5%/tháng. Mức lãi suất cơ
bản tại thời điểm vay là 0,8%/tháng. Xác định chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN?

VD15: Vốn điều lệ trên GPĐKKD của cty X là 2 tỷ đồng. Các thành viên cty đã góp 1,2 tỷ đồng.
Cty đi vay vốn SXKD 1 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm. Xác định chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế
TNDN?

VD16: Ngày 01/11/2018 cty X mua 20.000 cổ phiếu, giá 70.000đ/cp. Ngày 31/12/2018, giá CP còn
68.000 đ/cp. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN năm 2018 trong trường hợp này?

VD17: DNTM X xuất khẩu 1 lô hàng A có giá vốn hàng bán là 160 trđ, thuế suất thuế XK 4%, tỷ
giá tính thuế 22.000 VND/USD. Xác định thu nhập chịu thuế TNDN của hoạt động XK lô hàng A trong
các trường hợp sau:

TH1: Xuất khẩu theo giá 10.000 USD/FOB

TH2: Xuất khẩu theo giá 10.300 USD/CFR, với F = 300 USD, I = 200 USD

TH3: Xuất khẩu theo giá 10.500 USD/CIF, với F = 300 USD, I = 200 USD

50
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
VD18: DN A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để
thành lập DN liên doanh sản xuất giấy sau đó DN A chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho DN B
với giá là 550 tỷ đồng, vốn góp của DN A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ
đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng. Xác định thu nhập tính thuế TNDN
từ chuyển nhượng vốn?
VD19: Ngày 01/11/2017 cty X mua 20.000 cổ phiếu, giá 70.000đ/cp. Ngày 31/12/2017, giá CP
còn 68.000 đ/cp. Đến ngày 31/12/2018 giá CP là 69.500 đ/cp. Xác định thu nhập khác năm 2018 trong
trường hợp này?

VD20: Cty X góp vốn cổ phần trị giá 400 trđ vào DN Y. Năm 2018 DN Y có lãi trước thuế
TNDN là 100 trđ, chia lãi cho Cty X 40 trđ. Xác định thu nhập khác chịu thuế TNDN năm 2018 của Cty
X từ hoạt động này?

51
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Câu 1: Đâu là điều kiện để chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
A. TSCĐ phải đang được sử dụng B. TSCĐ là tài sản thuê hoạt động
C. TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2: Ngày 01/01/2016, DN X cho thuê 1 nhà xưởng, giá thuê 25trđ/tháng, thời hạn thuê 2 năm, khách
hàng trả tiền thuê 1 lần lúc bắt đầu thuê. Biết rằng, DN đã thuê cty môi giới bất động sản tìm khách hàng
thuê xưởng, phí hoa hồng môi giới đã trả là 12 trđ. Xác định doanh thu tính thuế TNDN năm 2016 cho
hoạt động này trong trường hợp doanh thu không phân bổ cho số năm trả tiền trước?
A. 600 trđ B. 50 trđ C. 300 trđ D. 588 trđ
Câu 3: Xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hoạt động cho thuê tài sản?
A. Là tổng số tiền bên thuê phải trả theo hợp đồng thuê
B. Là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và tiền đặt cọc
C. Là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê
D. Là giá trị tài sản cho thuê
Câu 4: Thời điểm trích lập các khoản dự phòng?
A. Đầu kỳ kế toán năm B. Thời điểm nghiệp vụ phát sinh
C. Cuối kỳ kế toán năm D. Khi tổn thất xảy ra
Câu 5: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn
giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:
Giá bán: 100.000 đồng.
Thuế GTGT (10%): 10.000 đồng.
Giá thanh toán: 110.000 đồng.
Xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN?"
A. 110.000 đ B. 100.000 đ C. 90.000 đ D. 120.000 đ
Câu 6: Xác định chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào SXKD
hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu & thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ đối với hoạt động kinh
doanh thương mại?
A. Là giá thanh toán trên hóa đơn GTGT của hàng hóa bán ra
B. Là giá thanh toán của hàng hóa bán ra
C. Là giá vốn của hàng hóa bán ra
D. Là giá thành sản xuất của hàng hóa bán ra
Câu 7: Vốn điều lệ trên GPĐKKD của cty X là 2 tỷ đồng. Các thành viên cty đã góp 1,2 tỷ đồng. Cty
đi vay vốn SXKD 1 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm. Xác định chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN?
A. 80 trđ/năm B. 20 trđ/năm C. 100 trđ/năm D. 120 trđ/năm
Câu 8: Công thức xác định Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp?
A. Thu nhập tính thuế = Giá bán chứng khoán - Giá mua của chứng khoán chuyển nhượng - Các chi
phí liên quan đến việc chuyển nhượng - Thuế TNCN
B. Thu nhập tính thuế = Giá bán chứng khoán - Giá mua của chứng khoán chuyển nhượng
C. Thu nhập tính thuế = Giá bán chứng khoán - Các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng
D. Thu nhập tính thuế = Giá bán chứng khoán - Giá mua của chứng khoán chuyển nhượng - Các chi
phí liên quan đến việc chuyển nhượng
Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng về các khoản trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công
đoàn cho người lao động được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?

52
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. DN nộp bảo hiểm thất nghiệp: 2%*Lương và phụ cấp lương
B. DN nộp bảo hiểm y tế: 4,5%*Lương và phụ cấp lương
C. DN nộp bảo hiểm xã hội: 17,5%*Lương và phụ cấp lương
D. DN nộp kinh phí công đoàn: 1%*Lương và phụ cấp lương
Câu 10: Xác định chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào SXKD
hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu & thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ đối với hoạt động sản
xuất?
A. Là giá thanh toán của hàng hóa bán ra
B. Là giá thanh toán trên hóa đơn GTGT của hàng hóa bán ra
C. Là giá vốn của hàng hóa bán ra
D. Là giá thành sản xuất sản phẩm đã bán
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây là đúng về thuế Thu nhập doanh nghiệp?
A. Đánh vào doanh thu của doanh nghiệp B. Đánh vào thu nhập tính thuế của doanh nghiệp
C. Thuế gián thu D. Thuế tuyệt đối
Câu 12: Công thức xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế?
A. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu trong kỳ tính thuế - Chi phí được trừ trong kỳ
tính thuế
B. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu trong kỳ tính thuế + Các khoản thu nhập khác
C. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = (Doanh thu- Chi phí) + Các khoản thu nhập khác
D. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = (Doanh thu trong kỳ tính thuế - Chi phí được trừ trong kỳ
tính thuế) + Các khoản thu nhập khác
Câu 13: "DN mua hàng B:
Đợt 1: 30 tấn x 1.000.000 đ/tấn
Đợt 2: 40 tấn x 1.050.000 đ/tấn
Đợt 3: 30 tấn x 980.000 đ/tấn
DN bán 75 tấn hàng B, giá 1.300.000 đ/tấn, biết xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN cho 75 tấn hàng B đã bán?"
A. 75.000.000 đ B. 97.500.000 đ C. 73.500.000 đ D. 76.900.000 đ
Câu 14: Khoản chi cho lao động nữ nào sau đây được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ
khoa cho nữ công nhân viên
B. Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con
C. Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 15: DN A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để thành
lập DN liên doanh sản xuất giấy vệ sinh sau đó DN A chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho DN B
với giá là 550 tỷ đồng, vốn góp của DN A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ
đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng. Xác định thu nhập tính thuế thu nhập
từ chuyển nhượng vốn?
A. 480 tỷ đồng B. 550 tỷ đồng C. 150 tỷ đồng D. 80 tỷ đồng
Câu 16: DN mua 100 tấn hàng, giá mua 1 trđ/tấn, chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng vào kho
150.000đ/tấn. DN bán 60 tấn hàng A, giá bán 1,5 trđ/tấn. Xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
cho 60 tấn hàng A đã bán?

53
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. 69.000.000 đ B. 21.000.000 đ C. 60.000.000 đ D. 90.000.000 đ
Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng về việc trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp?
A. Được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ
B. Chỉ được sử dụng cho đầu tư nghiên cứu KH&CN của DN
C. Trong thời hạn 10 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết
70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì DN phải nộp NSNN phần thuế TNDN tính trên khoản thu
nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số
thuế TNDN đó
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 18: Điều kiện để các khoản chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh được tính là chi phí
được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Chi phí trả lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc kinh tế
không vượt quá 120% mức lãi suất cơ bản tại thời điểm vay
B. Phải là khoản vay của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
C. Không phải là chi trả lãi vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến
độ góp vốn
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 19: Thuế suất thuế TNDN hiện hành?
A. 25% B. 22% C. 20% D. 28%
Câu 20: Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được trừ trên số tiền trích quỹ
B. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được trừ trên số chi thực tế
C. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được trừ tối đa 10% trên lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp
D. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải theo đúng quy định của doanh nghiệp
Câu 21: DN thuê văn phòng 5 năm 2021 – 2025, giá 40 trđ/tháng, chủ văn phòng yêu cầu trả trước 2
năm. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN năm 2021?
A. 2.400 trđ B. 960 trđ C. 480 trđ D. 40 trđ
Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng về các khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được
tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được trừ trên số tiền trích quỹ
B. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được trừ tối đa 10% trên lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp
C. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải theo đúng quy định hiện hành
D. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được trừ tối đa 10% số tiền trích quỹ
Câu 23: Xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hoạt động gia công hàng hóa
A. Là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu
phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa
B. Là tiền tiền công gia công
C. Là giá bán sản phẩm gia công của bên giao gia công
D. Là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nguyên liệu, chi phí về nhiên
liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa

54
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 24: Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Chi phí tặng hàng hóa cho khách hàng B. Chi phí làm từ thiện
C. Chi phí tặng hàng hóa cho gia đình Ban giám đốc D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 25: DN X bán hàng A theo 2 phương thức: (1) trả ngay giá 10.000.000 đ, (2) trả góp 1 năm giá
12.000.000 đ. Xác định doanh thu chịu thuế TNDN từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ của DN X
trong trường hợp bán hàng trả góp?
A. 2.000.000 đ B. 12.000.000 đ C. 8.000.000 đ D. 10.000.000 đ
Câu 26: DN X ký hợp đồng giao bán hàng đại lý với DN Y 7.000 két nước ngọt, giá bán 150.000đ/két,
hoa hồng bán đại lý 5%/giá bán. Trong năm DN Y bán được 5.500 két, xác định doanh thu tính thu nhập
chịu thuế TNDN trong kỳ cho hoạt động này của DN X?
A. 1.050.000.000 đ B. 825.000.000 đ C. 41.250.000 đ D. 52.500.000 đ
Câu 27: Xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương
thức trả góp, trả chậm?
A. Là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần trừ đi tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm
B. Là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm
C. Là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, bao gồm cả tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm
D. Là tiền bán hàng hóa, dịch vụ chưa trừ tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm
Câu 28: Xác định đối tượng chịu thuế TNDN?
A. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Thu nhập được miễn thuế
B. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các
khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) + Thu nhập khác
C. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo
quy định
D. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các
khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Câu 29: Công thức xác định thuế TNDN phải nộp?
A. Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập sau thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất
thuế TNDN
B. Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất
thuế TNDN
C. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
D. Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất
thuế TNDN
Câu 30: Công thức xác định thu nhập chịu thuế TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ?
A. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKD = Doanh thu bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ - Chi phí
được trừ - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ
B. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKD = Doanh thu bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ - Chi phí
được trừ + Thu nhập khác
C. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKD = Doanh thu bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ đã thu được
tiền - Chi phí được trừ
D. Thu nhập chịu thuế TNDN từ hoạt động SXKD = Doanh thu bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ -
Chi phí được trừ

55
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 31: Đâu là điều kiện để các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
B. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 15 triệu đồng trở lên (giá
chưa bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
C. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 32: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế là gì?
A. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và thu nhập từ kinh doanh bất động sản
B. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và thu nhập khác
C. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và thu nhập khác
D. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ
Câu 33: Thu nhập từ những năm trước của doanh nghiệp là thu nhập gì?
A. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
B. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra
C. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước năm nay mới thu được tiền
D. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra
Câu 34: Nhận định nào sau đây đúng về các khoản chi bảo hộ lao động hoặc chi trang phục được tính
là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không vượt quá 05 (năm) triệu
đồng/người/năm
B. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không khống chế nhưng phải có hóa đơn,
chứng từ
C. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động không vượt quá 500.000 đồng/người/năm
D. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động không vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm
Câu 35: Điều kiện để các khoản chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh được tính là chi phí
được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. B và C đúng
B. Khoản chi trả lãi vay vốn phải tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ
góp vốn
C. Chi phí trả lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc kinh tế
không vượt quá 120% mức lãi suất cơ bản tại thời điểm vay
D. Chi phí trả lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc kinh tế
không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản tại thời điểm vay
Câu 36: Đặc điểm nào sau đây là đúng về thuế Thu nhập doanh nghiệp?
A. Đánh vào doanh thu của doanh nghiệp B. Thuế gián thu
C. Đánh vào thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpD. Thuế trực thu
Câu 37: Đâu là điều kiện để chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
A. TSCĐ thuộc quyền định đoạt của DN B. TSCĐ phải được sử dụng phục vụ cho chủ DN
C. TSCĐ là tài sản thuê mua tài chính D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

56
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 38: Cty X góp CP trị giá 400 trđ vào DN Y. Năm 2016 DN Y có lãi trước thuế TNDN là 100 trđ,
chia lãi cho Cty X 40 trđ. Xác định thu nhập khác chịu thuế TNDN năm 2016 của Cty X từ hoạt động
này?
A. 100 trđ B. 40 trđ C. 0 đ D. 32 trđ
Câu 39: DN X ký hợp đồng giao bán hàng đại lý với DN Y 7.000 két nước ngọt, giá bán 150.000đ/két,
hoa hồng bán đại lý 5%/giá bán. Trong năm DN Y bán được 5.500 két, xác định doanh thu tính thu nhập
chịu thuế TNDN trong kỳ cho hoạt động này của DN Y?
A. 52.500.000 đ B. 825.000.000 đ C. 1.050.000.000 đ D. 41.250.000 đ
Câu 40: Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước
được tính là thu nhập khác chịu thuế TNDN khi nào?
A. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước
được chia từ thu nhập sau khi nộp thuế TNDN
B. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước
được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế TNDN
C. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước
được chia từ thu nhập sau thuế
D. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước
được chia từ thu nhập còn lại
Câu 41: DNTM X xuất khẩu 1 lô hàng A theo giá 10.300 USD/CFR, với F = 300 USD, I = 200 USD
có giá vốn hàng bán là 160 trđ, thuế suất thuế XK 4%, tỷ giá tính thuế 22.000 VND/USD. Xác định
doanh thu tính thuế TNDN của hoạt động XK lô hàng A?
A. 175,4 trđ B. 220 trđ C. 226,6 trđ D. 51,2 trđ
Câu 42: Ngày 01/11/2016 cty X mua 20.000 cổ phiếu, giá 70.000đ/cp. Ngày 31/12/2016, giá CP còn
68.000 đ/cp. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN năm 2016 trong trường hợp này?
A. 1.400.000.000 đ B. 2.000 đ/cp C. 40.000.000 đ D. 1.360.000.000 đ
Câu 43: TSCĐ nguyên giá 100 trđ, hạn sử dụng 5 năm. Đã trích khấu hao hết trong 5 năm, đến năm thứ
6 vẫn tiếp tục sử dụng. Xác định chi phí khấu hao TSCĐ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN ở năm thứ 6?
A. 0 đ B. 20.000.000 đ C. 16.666.667 đ D. Không được trích khấu hao TSCĐ nữa
Câu 44: Các khoản sau đây khoản nào là chi phí tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được tính là chi phí được
trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Chi phí bảo quản B. Chi phí môi giới mua hàng
C. Thuế nhập khẩu D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 45: Đâu là nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong kỳ tính thuế?
A. Người bán đã nhận được tiền B. Người mua phải thanh toán tiền hàng rồi
C. Người mua đã trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền D. Hợp đồng mua bán đã được ký kết
Câu 46: Ngày 01/11/2016 cty X mua 20.000 cổ phiếu, giá 70.000đ/cp. Ngày 31/12/2016, giá CP còn
68.000 đ/cp. Đến ngày 31/12/2017 giá CP là 69.500 đ/cp. Xác định thu nhập khác năm 2017 trong
trường hợp này?
A. 30.000.000 đ B. 40.000.000 đ C. 10.000.000 đ D. 20.000.000 đ
Câu 47: DNTM X xuất khẩu 1 lô hàng A theo giá 10.000 USD/FOB có giá vốn hàng bán là 160 trđ,
thuế suất thuế XK 4%, tỷ giá tính thuế 22.000 VND/USD. Xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
của hoạt động XK lô hàng A?

57
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. 168,8 trđ B. 160 trđ C. 51,2 trđ D. 220 trđ
Câu 48: Thu nhập từ tiền phạt, tiền bồi thường được tính là thu nhập khác khi xác định thuế TNDN là
thu nhập nào?
A. Khoản phạt vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy
B. Khoản phạt do tài xế của doanh nghiệp lái xe sai làn đường quy định
C. Khoản phạt chậm nộp tiền thuế
D. Khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng
Câu 49: Cty X vay 200 trđ bổ sung vốn SXKD từ cá nhân Y, với lãi suất 1,5%/tháng. Mức lãi suất cơ
bản tại thời điểm vay là 0,8%. Xác định chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN?
A. 36 trđ B. 2,4 trđ/tháng C. 1,6 trđ/tháng D. 3 trđ/tháng
Câu 50: DNTM X xuất khẩu 1 lô hàng A theo giá 10.500 USD/CIF, với F = 300 USD, I = 200 USD
có giá vốn hàng bán là 160 trđ, thuế suất thuế XK 4%, tỷ giá tính thuế 22.000 VND/USD. Xác định
doanh thu tính thuế TNDN của hoạt động XK lô hàng A?
A. 51,2 trđ B. 220 trđ C. 226,6 trđ D. 231 trđ
Câu 51: Nguyên tắc ghi nhận chi phí được trừ trong kỳ tính thuế?
A. Tính toàn bộ chi phí đã thanh toán
B. Chỉ tính chi phí năm tính thuế, không được tính chi phí trả trước
C. Chỉ tính chi phí năm tính thuế, không tính chi phí còn nợ
D. Chỉ tính chi phí năm tính thuế và chi phí trả trước (nếu có)
Câu 52: Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Hoa hồng môi giới B. Chi phí bia, rượu tiếp khách
C. Chi mừng tân gia nhà giám đốc D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 53: Xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi;
tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp)
A. Là giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời
điểm trao đổi; tiêu dùng nội bộ
B. Không thu nhập chịu thuế cho hoạt động này
C. Là giá thành sản xuất của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường
tại thời điểm trao đổi; tiêu dùng nội bộ
D. Là giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời
điểm trao đổi; tiêu dùng nội bộ
Câu 54: Xác định DT tính thuế năm 2018 với các dữ liệu:
(1) Các khoản DT bán hàng đã thu được tiền: 700 trđ.
(2) Một số hàng hóa đã bán cho khách hàng nhưng cuối năm vẫn chưa thu được tiền: 400 trđ.
(3) Ngày 25/12/2018, ký hợp đồng bán hàng cho khách hàng, trị giá 300 trđ, KH đặt cọc 30% tiền
hàng bằng tiền mặt, ngày 25/01/2019 thực hiện hợp đồng.
A. 1.400 trđ B. 1.100 trđ C. 1.190 trđ D. 1.000 trđ
Câu 55: Nhận định nào sau đây đúng về thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp?
A. Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn
B. Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Chi phí chuyển nhượng
C. Là thu nhập có được từ việc góp vốn do doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá
nhân khác

58
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 56: Dịch vụ mua ngoài nào sau đây được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Sách B. Tiền thuê thiết kế nhãn hiệu hàng hóa
C. Xăng D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 57: Thu nhập nào sau đây là thu nhập từ chuyển nhượng dự án của doanh nghiệp?
A. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư
B. Thu nhập từ thu hút dự án đầu tư
C. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến nông sản
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 58: Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp bao gồm thu nhập nào sau
đây?
A. Tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
B. Thu nhập về quyền cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
C. Thu nhập từ chuyển giao hàng hóa
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 59: DNTM X xuất khẩu 1 lô hàng A theo giá 10.000 USD/FOB có giá vốn hàng bán là 160 trđ,
thuế suất thuế XK 4%, tỷ giá tính thuế 22.000 VND/USD. Xác định thu nhập tính thuế của hoạt động
XK lô hàng A?
A. 220 trđ B. 168,8 trđ C. 51,2 trđ D. 60 trđ
Câu 60: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hóa đơn
bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT). Xác định doanh thu tính thu nhập chịu
thuế TNDN?
A. 100.000 đ B. 110.000 đ C. 121.000 đ D. 10.000 đ
Câu 61: Thu nhập khác của doanh nghiệp là gì?
A. Thu nhập khác là các khoản thu nhập của doanh nghiệp nhưng không chịu thuế
B. Thu nhập khác là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp nhận giúp đối tượng khác
C. Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế thuộc các ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
D. Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không
thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 62: DNTM X xuất khẩu 1 lô hàng A theo giá 10.300 USD/CFR, với F = 300 USD, I = 200 USD
có giá vốn hàng bán là 160 trđ, thuế suất thuế XK 4%, tỷ giá tính thuế 22.000 VND/USD. Xác định chi
phí được trừ khi tính thuế TNDN của hoạt động XK lô hàng A?
A. 168,8 trđ B. 220 trđ C. 160 trđ D. 175,4 trđ
Câu 63: Xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại
lý, ký gửi hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng?
A. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN là tiền hoa hồng bán hàng
B. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN là tổng số tiền bán hàng hóa
C. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN là tổng giá trị hợp đồng đại lý, ký gửi
D. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN là tổng số tiền bán hàng hóa đã thu được trong kỳ tính
thuế
Câu 64: Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá
khác của doanh nghiệp được xác định như thế nào?

59
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Thu nhập tính thuế = Doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản - Các
khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản
B. Thu nhập tính thuế = Doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản - Giá
mua của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý - Các khoản chi phí
được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản
C. Thu nhập tính thuế = Doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản - Giá trị
còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý - Các khoản chi phí
được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản
D. Thu nhập tính thuế = Doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản - Giá trị
còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý
Câu 65: "DN có chi phí khấu hao TSCĐ trong năm là 100 trđ. Trong đó khấu hao từ:
(1) TS thuê hoạt động: 20 trđ
(2) TSCĐ là nhà ăn trưa cho công nhân: 10 trđ
(3) TS sử dụng phục vụ SXKD: 70 trđ
Xác định chi phí khấu hao TSCĐ được xem là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?"
A. 70 trđ B. 80 trđ C. 90 trđ D. 100 trđ
Câu 66: Thu nhập từ nợ của doanh nghiệp là thu nhập gì?
A. Thu lãi phạt quá hạn B. Khoản nợ của doanh nghiệp được đối tượng cho vay xóa nợ
C. Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được D. Lãi từ việc cho mượn nợ
Câu 67: Đối tượng nào sau đây khi chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng không được tính là chi phí
được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Chủ doanh nghiệp tư nhân
B. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ)
C. Các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này trực
tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 68: Các khoản thuế được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
A. Thuế Xuất khẩu B. Thuế nhập khẩu
C. Thuế GTGT hàng nhập khẩu D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A
B
C
D

60
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
A
B
C
D

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 6


Bài 1:

Cty TNHH TMDV Minh Hùng có tình hình kinh doanh trong năm 2018 như sau:

A. Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ:


1. Hàng A: mua của cty Tùng Lâm: 50.000 kg, giá thanh toán trên hóa đơn GTGT: 167.200 đ/kg, VAT
10%.
2. Hàng nông sản B mua của nông trường Sông Hậu: 200 tấn, đơn giá 5.000.000 đ/tấn.
3. Rượu thuốc mua của cty dược phẩm Minh Châu: 1.000 chai; giá mua đã có thuế TTĐB, chưa có
thuế GTGT: 144.000 đ/chai.
4. Hàng nông sản B mua của người nông dân sản xuất trực tiếp: 200 tấn, giá mua 4.800.000 đ/tấn.
5. Nhận ủy thác nhập khẩu cho DNTN Hòa Vang 5.000 chiếc hàng F; giá nhập khẩu theo giá CIF là
100 USD/chiếc, thuế nhập khẩu phải nộp 20%; thuế GTGT phải nộp 10%. Hoa hồng ủy thác nhập
khẩu 1%/trị giá tính thuế nhập khẩu. Tỷ giá tính thuế 20.800 VND/USD.
B. Tình hình bán hàng:
1. Bán cho cty thương mại Biên Thùy:
1.1. Hàng A: 15.000 kg, giá bán chưa có thuế 220.400 đ/kg.
1.2. Rượu thuốc: 400 chai, giá bán chưa có thuế 216.000 đ/chai.
2. Xuất bán lẻ:
2.1. Hàng A: 20.000 kg, giá thanh toán trên hóa đơn GTGT: 244.200 đ/kg.
2.2. Hàng B: 2.000 kg, giá thanh toán trên hóa đơn GTGT: 6.300 đ/kg.
2.3. Rượu thuốc: 600 chai, giá thanh toán trên hóa đơn GTGT: 242.000 đ/chai.
3. Nhận bán đại lý cho XN dệt Long Xuyên: 200.000m vải Jeans, giá bán lẻ chưa có thuế 40.000 đ/m,
biết số hàng DN đã bán được trong năm là 170.000m vải Jeans. Hoa hồng dịch vụ bán đại lý 4%/giá
bán lẻ chưa VAT.
C. Chi phí kinh doanh trong năm:
1. Giá vốn hàng bán: DN tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
2. Chi phí mua hàng phát sinh trong năm 250 trđ; số chi phí phân bổ cho hàng đã bán trong năm là 200
trđ.
3. Chi phí tiền lương trả cho nhân viên 350 trđ. Trong đó tiền chi khen thưởng 150 trđ theo quy chế
khen thưởng của công ty.
4. Trích các quỹ theo tiền lương theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
5. Chi phí vận chuyển bốc xếp hàng đi bán chưa có thuế GTGT: 65 trđ, trong đó phần người mua chịu
20 trđ.
6. Chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý: 25 trđ.
61
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
7. Tiền thuê kho giá chưa có thuế 240 trđ, trong đó trả cho người môi giới 10 trđ (có hóa đơn VAT).
8. Chi phí điện, điện thoại sử dụng trong kinh doanh 275 trđ chưa bao gồm thuế GTGT. Trong đó số
có hóa đơn nhưng không có chứng từ hợp lệ: 50 trđ.
9. Lãi vay vốn kinh doanh: 220 trđ, trong đó có 20 trđ thuộc lãi vay quá hạn và có lãi suất vượt 150%
lãi suất cơ bản.
10. Chi phí tiếp khách, quảng cáo chưa VAT: 230 trđ.
11. Thuế môn bài, phí, lệ phí: 10 trđ.
D. Hoạt động khác:
1. Tiền nộp phạt vi phạm hành chính: 2 trđ.
2. Bán một số cổ phiếu ngắn hạn giá bán 1.200 trđ; giá mua 800 trđ, chi phí môi giới 36 trđ.
3. Thu lãi tiền gửi ngân hàng: 7 trđ.

Yêu cầu:

a. Xác định thuế GTGT đầu ra ps trong kỳ, thuế GTGT đầu vào ps trong kỳ, thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp/còn được khấu của doanh nghiệp trong kỳ. Biết DN tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

(834.640.000; 2.126.400.000; 873.400.000; -38.760.000)

b. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
(8.352.400.000; 7.046.000.000; 371.000.000; 1.677.400.000; 335.480.000)

Bài 2:

Một đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm F&B thuộc đối tượng phải nộp các loại thuế ở khâu nhập
khẩu trước khi nhận hàng, thực hiện kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số liệu
kinh doanh cả năm 2018 như sau:

A. Các nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong năm:


1. Bán cho công ty thương nghiệp nội địa 300.000 sản phẩm, giá đã có thuế GTGT là 220.000 đ/sp
2. Nhận xuất khẩu ủy thác 1 lô hàng theo giá FOB là 9 tỷ đồng. Tỷ lệ hoa hồng tính trên giá trị lô hàng
là 4%.
3. Là đại lý tiêu thụ hàng cho công ty nước ngoài có trụ sở tại TP.HCM. Tổng hàng nhập theo điều
kiện CIF là 50 tỷ đồng. Tổng giá hàng bán theo đúng quy định là 60 tỷ đồng. Tỷ lệ hoa hồng là 5%
giá bán.
4. Nhận 30 tỷ đồng nguyên liệu để gia công cho nước ngoài. Công việc hoàn thành 100% và toàn bộ
thành phẩm đã xuất trả. Doanh nghiệp được hưởng tiền gia công 4 tỷ đồng.
5. Xuất ra nước ngoài 130.000 sp theo giá CIF là 224.400 đ/sp; phí bảo hiểm và vận chuyển quốc tế
4.400 đ/sp.
6. Bán 170.000 sp cho doanh nghiệp chế xuất, giá bán 180.000 đ/sp.
B. Chi phí:
1. Thuế môn bài: 3 triệu đồng
2. Giá vốn hàng bán: 90 tỷ đồng
3. Chi phí khấu hao TSCĐ: 5 tỷ đồng, trong đó, 1 tỷ đồng là khấu hao của nhà ăn trưa cho công nhân.
62
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
4. Trả lãi ngân hàng: 7 tỷ đồng
5. Chi phí khác chưa bao gồm thuế xuất khẩu: 1,15 tỷ đồng
6. Chi phí quảng cáo, tiếp thị: 12 tỷ đồng
7. Thuế GTGT đầu vào phát sinh cả năm là 9 tỷ đồng, trong đó, 850 triệu đồng không có đầy đủ hóa
đơn, chứng từ hợp pháp.
C. Thu nhập khác:
1. Lãi tiền gửi: 340 triệu đồng
2. Chuyển nhượng tài sản nguyên giá 13 tỷ đồng, đã khấu hao 12,6 tỷ đồng, giá chuyển nhượng 600
triệu đồng, chi phí chuyển nhượng 40 triệu đồng.

Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT các mặt hàng là 10%; Thuế suất thuế xuất khẩu các mặt hàng là 4%

Yêu cầu: tính thuế xuất khẩu, thuế GTGT và thuế TNDN mà công ty F&B phải nộp trong năm 2017.
(2.728.000.000 - 6.396.000.000; 9.000.000.000; 8.150.000.000; (1.754.000.000) - 127.132.000.000; 118.093.000.000; 500.000.000;
9.539.000.000; 1.907.800.000)

63
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Chương 7
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
VD1: Andrew là công dân Úc, đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 17/3/2019 sau đó trở về Úc vào ngày
27/6/2019. Ngày 20/11/2019 Andrew lại đến VIệt Nam và ở tới ngày 9/2/2020 thì rời khỏi Việt Nam và
chưa quay trở lại tính tới ngày 26/3/2020. Xác định số ngày có mặt tại Việt Nam của Andrew khi xem
xét tư cách cá nhân cư trú để tính thuế Thu nhập cá nhân năm 2019 tại Việt Nam của Andrew.

VD2: Andrew là công dân Úc, đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 17/3/2019 và thuê 1 căn hộ chung
cư ở Quận 2, TP.HCM từ 17/3/2019 đến 16/9/2019. Ngày 27/6/2019 Andrew đi công tác Singapore tới
ngày 20/7/2019 quay về Việt Nam. Trong kỳ tính thuế 2019, Andrew có được xem là cá nhân cư trú của
Việt Nam không?

VD3: Cá nhân Nguyễn Hồng Điệp là công dân Việt Nam, thường trú tại Quận 7, TP.HCM. Chị Điệp
được cử đi công tác tại Hà Lan trong khoảng thời gian 14/2/2019-02/9/2019. Trong kỳ tính thuế 2019,
chị Điệp có được xem là cá nhân cư trú của Việt Nam không?

VD4: Bà Cúc kinh doanh quán bún bò Huế ở quận Gò Vấp, TP.HCM. Năm 2019, quán bún của bà Cúc
có doanh thu bình quân 11.000.000 đ/tháng. Xác định số thuế TNCN năm 2019 bà Cúc phải nộp?

VD5: Ông Huy bắt đầu kinh doanh từ tháng 3/2019 và có doanh thu khoán của 10 tháng thực tế kinh
doanh trong năm 2019 là 90 trđ. Ông Huy có phải nộp thuế TNCN cho hoạt động kinh doanh trên không?

VD6: Năm 2019 ông Thái phát sinh doanh thu từ 01 hợp đồng gia công hàng hóa với Cty X có giá trị
40 trđ và 01 hợp đồng với Cty Y có giá trị là 50 trđ. Xác định số thuế TNCN năm 2019 ông Thái phải
nộp?

VD7: Năm 2019 ông Thái phát sinh doanh thu từ 01 hợp đồng gia công hàng hóa với Cty X có giá trị
40 trđ; 01 hợp đồng với Cty Y có giá trị là 50 trđ; và 01 hợp đồng với Cty Z với giá trị là 20 trđ. Xác
định số thuế TNCN năm 2019 ông Thái phải nộp?

VD8: Bà Lan có dãy 05 phòng trọ cho thuê, mỗi phòng 1,5trđ/tháng và 1 nhà xưởng cho thuê giá
13trđ/tháng. Xác định số thuế TNCN năm 2019 bà Lan phải nộp?

VD9: Bà Châu ký hợp đồng cho thuê nhà trong 02 năm - tính theo 12 tháng liên tục - với thời gian cho
thuê là từ tháng 10 năm 2017 đến hết tháng 9 năm 2019, tiền thuê là 10 triệu đồng/tháng và được trả 1
lần. Xác định thuế TNCN bà Châu phải nộp đối với doanh thu trả tiền một lân nêu trên?

VD10: Ông Bình có các khoản thu nhập theo hợp đồng lao động như sau:

Tiền lương: 40 trđ/tháng

Tiền thưởng: 10 trđ/tháng

Tiền thuê xe hơi: 20 trđ/tháng

Tiền thuê nhà: 20 trđ/tháng


64
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công?

VD11: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là
40.000 đồng/giờ. Trường hợp ông A làm thêm giờ vào ngày thường, được trả 60.000 đồng/giờ và làm
thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, được trả 80.000 đồng/giờ. Xác định thu nhập được miễn thuế
trong 2 trường hợp này?

VD12: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 42 triệu đồng và nộp các khoản bảo
hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong
tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Xác định thuế TNCN tạm nộp trong tháng
của Bà C là bao nhiêu?

VD13: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công không bao gồm thuế TNCN trong tháng là 42 triệu
đồng (Cty nộp thuế TNCN thay bà C) và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo
hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân
đạo, khuyến học. Xác định thuế TNCN tạm nộp trong tháng của Bà C là bao nhiêu?

VD14: Ông Trung trong năm thu được tiền cổ tức chia từ công ty CP Huy Hoàng là 50 trđ, lãi trái phiếu
công ty 20 trđ. Tính thuế TNCN từ đầu tư vốn mà ông Trung phải nộp trong năm

VD15: Năm 2017 bà Linh góp 500 trđ vốn đầu tư vào cty TNHH may mặc Thiên Sa. Đến năm 2019 bà
Linh cần tiền nên quyết định bán cổ phần của mình trong Cty Thiên Sa cho ông Tân với giá 700 trđ, chi
phí môi giới cho hoạt động chuyển nhượng này là 2% giá chuyển nhượng. Xác định thuế TNCN bà Linh
phải nộp trong trường hợp này?

VD16: Ông K là cổ đông của công ty cổ phần X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm
2011, ông K được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của CP là 10.000
đồng). Tháng 2/2014, Ông K chuyển nhượng 2.000 CP của công ty X với giá là 30.000 đồng/CP. Tháng
8/2014, ông K chuyển nhượng 7.000 CP với giá là 20.000 đồng/CP. Xác định thuế TNCN?

VD17: Ông Sơn vào tháng 11/2019 đã bán 01 ngôi nhà ở quận 12, TP.HCM của mình (lúc này ông Sơn
đang sở hữu 03 bất động sản) với giá 2,35 tỷ đồng. Xác định số thuế TNCN mà ông Sơn phải nộp trong
trường hợp này?

VD18: Ông Xuân Diệu năm 2019 có thu nhập từ bản quyền tác phẩm văn học 300 trang với tiền chuyển
nhượng bản quyền 50 đ/trang. Nhà phát hành sách phát hành 1.000 quyển. Xác định thuế TNCN ông
Xuân Diệu phải kê khai vào nộp trong năm 2019

VD19: Bà Vân sau 1 lần uống trà sữa ở quán Changtea đã muốn mở quán trà sữa với công nghệ và
phương thức như Changtea. Bà Vân đã đàm phán và ký hợp đồng với bà Trang (chủ quán Changtea) để
nhượng quyền thương hiệu trà sữa Changtea với giá 200 trđ. Theo đó, hợp đồng được thanh toán làm 3
đợt:

Đợt 1: 70trđ ngay khi ký hợp đồng

Đợt 2: 100 trđ sau khi phía bà Trang set up toàn bộ hệ thống của hàng cho bà Vân

65
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Đợt 3: 30 trđ sau khi quán Changtea của bà Vân khai trương 1 tháng

Xác định số thuế TNCN bà Trang phải nộp trong trường hợp này?

VD20: Ông Khánh trúng vé số Vietlott với giải thưởng 18.352.524.500 đ. Xác định số thuế TNCN ông
Khánh phải nộp trong trường hợp này?

VD21: Bạn Minh được hưởng thừa kế từ ông Mẫn, là bố ruột của Minh, một chiếc xe phân khối
lớn trị giá 125 trđ. Xác định số thuế TNCN bạn Minh phải nộp trong trường hợp này?

VD22: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2014. Trong năm
2014 tính đến ngày 31/12/2014, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm
2015, tính đến 19/4/2015 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Xác định kỳ tính thuế
đầu tiên và kỳ tính thuế thứ 2 của ông B?

VD23: Ngoài hợp đồng lao động không thời hạn với doanh nghiệp An Bình có thu nhập 8 triệu
đồng/tháng, bà Chi còn ký hợp đồng lao động:

+ thời hạn 2 tháng (03/2020 – 05/2020) với doanh nghiệp Bứt Phá với thu nhập 3 triệu đồng/
tháng

+ thời hạn 1 tháng (03/2020) với công ty Sáng Tạo với thu nhập 1,8 triệu đồng/tháng

Xác định số thuế TNCN khấu trừ vào tháng 03/2020?

VD24: Doanh nghiệp Phương Nhiên ký hợp đồng lao động với ông Công thời hạn 1 tháng, trả
thù lao 4 lần, mỗi lần 1 triệu. Xác định thuế TNCN DN Phương Nhiên khấu trừ từng lần trả thu
nhập cho ông Công.

VD25: Năm 2019, bà Dung chỉ có thu nhập là 5 triệu/tháng từ các khoản tiền thù lao không ký
hợp đồng lao động trong một năm.

Vậy một năm bà Dung có tổng thu nhập là 5.000.000x12 = 60.000.000/năm.

Bà Dung được trừ gia cảnh = 9.000.000x12 = 108.000.000 triệu/năm (bà Dung không có
người phụ thuộc)

Do đó thu nhập chịu thuế của bà Dung chưa tới mức phải nộp thuế nên bà Dug có thể
làm cam kết để tạm thời không bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Kết thúc năm tính thuế, doanh
nghiệp trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức
khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế.

Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết và phải
chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo
quy định của Luật quản lý thuế.

66
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
VD26: Năm 2019, bạn Hoài là sinh viên năm cuối trường UFM. Từ 01/01/2019 đến 30/04/2019
bạn Hoài (chưa có MST và không có bản cam kết 02/CK-TNCN) làm thêm tại Cricle K theo ca
với mức lương 3trđ/tháng. Từ t5/2019 đến hết t6/2019, bạn Hoài ký hợp đồng thử việc với công
ty An Hảo nơi bạn đang thực tập, mức lương thử viêc 5,5 trđ/tháng. Từ t7/2019 bạn Hoài ký hợp
đồng lao động thời hạn 1 năm với cty trên, hưởng mức lương cơ bản 7 trđ/tháng. Tháng 12/2019,
bạn Hoài được thưởng 5 trđ do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bán hàng. Xác định số thuế TNCN
bị khấu trừ từng đợt và số thuế cuối cùng bạn Hoài phải nộp khi quyết toán thuế TNCN năm
2019.

67
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7
Câu 1: Thuế suất thuế TNCN đối với TN từ đầu tư vốn?
A. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần
B. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế từng phần
C. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 15%
D. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%
Câu 2: Công thức quy đổi ra thu nhập tính thuế TNCN với thu nhập không bao gồm thuế TNCN trên
4,75 đến 9,25 trđ/tháng
A. (TNQĐ - 0,25 trđ)/0,9 B. TNQĐ/0,95
C. (TNQĐ - 1,65 trđ)/0,8 D. (TNQĐ - 0,75 trđ)/0,85
Câu 3: Khoản nào sau đây được tính là khoản giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học của cá nhân cư trú?
A. Khoản chi đóng góp vào các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng
phúc lợi ...
B. Khoản chi đóng góp vào các quỹ của các hiệp hội như: hiệp hội lương thực, hiệp hội doanh nhân...
C. Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như: học phí, tiền ăn
trưa, tiền ăn sáng ở các trường mầm non công lập và tư thục
D. Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa
Câu 4: Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán thì giá chuyển
nhượng vốn góp được xác định như thế nào?
A. Cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
B. Giá chuyển nhượng là giá thị trường
C. Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân đã bỏ ra để mua vốn góp chuyển nhượng + suất sinh lời
D. Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân đã bỏ ra để mua vốn góp chuyển nhượng + suất sinh lời
+ các chi phí chuyển nhượng
Câu 5: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân
không cư trú?
A. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú = Thu
nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân*Thuế suất 10%
B. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú = Thu
nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân*Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần
C. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú = Toàn
bộ tiền lương, tiền công nhân*Thuế suất 5%
D. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú = Thu
nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân*Thuế suất 20%
Câu 6: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không
cư trú?
A. Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú = (Giá chuyển
nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng - Các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập
từ chuyển nhượng vốn)*Thuế suất 20%

68
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
B. Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú = Tổng số tiền mà
cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt
Nam*Thuế suất 0,1%
C. Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú = (Tổng số tiền mà
cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam -
Giá vốn)*10%
D. Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú = Tổng số tiền mà
cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt
Nam*Thuế suất 0,1%, việc chuyển nhượng phải được thực hiện tại Việt Nam
Câu 7: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân cư trú
A. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn
phần với thuế suất là 20%
B. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn
phần với thuế suất là 5%
C. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn
phần với thuế suất là 10%
D. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn
phần với thuế suất là 15%
Câu 8: Giảm trừ gia cảnh của cá nhân cư trú của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là gì?
A. Là số tiền được cộng vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú và không cư trú
B. Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế sau khi tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương,
tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú và không cư trú
C. Là số tiền được cộng vào thu nhập chịu thuế sau khi tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú và không cư trú
D. Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú và không cư trú
Câu 9: Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú là gì?
A. Nếu trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại VN<183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục
kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN
B. Nếu trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được
tính theo năm dương lịch
C. Tính theo từng lần phát sinh thu nhập
D. B và C đúng
Câu 10: Công thức xác định thu nhập tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú
A. Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công - Các khoản giảm trừ gia
cảnh - Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện + Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học
B. Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công - Các khoản giảm trừ gia
cảnh - Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

69
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
C. Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công - Các khoản giảm trừ gia
cảnh - Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện - Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến
học
D. Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công - Các khoản giảm trừ gia
cảnh - Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Câu 11: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của cá nhân
không cư trú
A. 5% B. 3% C. 1% D. 2%
Câu 12: Ông K là cổ đông của công ty cổ phần X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm
2020, ông K được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của CP là 10.000
đồng). Tháng 2/2021, Ông K chuyển nhượng 2.000 CP của công ty X với giá là 30.000 đồng/CP. Tháng
8/2021, ông K chuyển nhượng 7.000 CP với giá là 20.000 đồng/CP. Xác định thuế TNCN đối với thu
nhập từ đầu tư vốn trong đợt chuyển nhượng tháng 2/2021?
A. 60.000 đ B. 1.000.000 đ C. 3.000.000 đ D. 20.000 đ
Câu 13: Các khoản trả thay trong công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi là khoản gì?
A. Là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả trước cho
người lao động, sau khi có lương người lao động sẽ trả lại cho người sử dụng lao động
B. Là các khoản lợi ích bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động
C. Là các khoản lợi ích không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động
D. Là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao
động
Câu 14: Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân cư trú và cá nhân không cư
trú
A. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 5%
B. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 10%
C. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 15%
D. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 20%
Câu 15: Khoản nào sau đây là chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động
chuyển nhượng vốn góp?
A. Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng
B. Giá mua vốn cổ phần chuyển nhượng
C. Thuế TNCN phải nộp liên quan đến thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 16: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động
là 40.000 đồng/giờ. Ông A làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, được trả 80.000 đồng/giờ. Xác
định thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế TNCN trong trường hợp này?
A. 80.000 đ/giờ B. 60.000 đ/giờ C. 20.000 đ/giờ D. 40.000 đ/giờ
Câu 17: Xác định thu nhập tính thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản là quyền sử dụng đất và
quyền thuê đất, thuê mặt nước?

70
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Là giá theo bảng giá của Nhà nước
B. Là giá tính lệ phí trước bạ của Nhà nước
C. Là giá trị còn lại thực tế của bất động sản
D. Là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng
Câu 18: Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?
A. Là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng bằng tiền mặt mà người nộp thuế nhận được
theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng
B. Là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 tỷ đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng
thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng
C. Là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần
trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng
D. Là phần giá trị giải thưởng (không tính trúng thưởng khuyến mãi bằng hiện vật) vượt trên 10 triệu
đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền
thưởng
Câu 19: Đối tượng chịu thuế TNCN là gì?
A. Là toàn bộ thu nhập của người nộp thuế B. Là thu nhập chịu thuế của người nộp thuế
C. Là thu nhập của người nộp thuế D. Là thu nhập chịu thuế của người Việt Nam
Câu 20: Công thức tính thuế TNCN đối với thu nhập tính thuế trên 5 đến 10 trđ/tháng từ tiền lương,
tiền công của cá nhân cư trú
A. 20%*TNTT - 1,65 trđ B. 5%*TNTT
C. 15%*TNTT - 0,75 trđ D. 10%*TNTT - 0,25 trđ
Câu 21: Công thức tính thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn?
A. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn*Thuế suất 5%
B. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn*Thuế suất 10%
C. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn*Thuế suất 15%
D. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn*Thuế suất 20%
Câu 22: Thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú và cá nhân không
cư trú
A. Thuế suất đối với chuyển nhượng BĐS là 5% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại
B. Thuế suất đối với chuyển nhượng BĐS là 0,1% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại
C. Thuế suất đối với chuyển nhượng BĐS là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại
D. Thuế suất đối với chuyển nhượng BĐS là 20% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại
Câu 23: Thuế suất thuế TNCN đối với phần thu nhập tính thuế trên 80 trđ/tháng từ tiền lương, tiền công
của cá nhân cư trú
A. 35% B. 10% C. 15% D. 20%
Câu 24: Hoạt động nào sau đây phải nộp thuế TNCN?
A. Mua biệt thự B. Nhận lương 6 triệu đồng/tháng
C. Nhận tiền bán bản quyền phần mềm ứng dụng D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 25: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú là gì?
A. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa
hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế sau khi trừ đi các chi phí có liên quan
B. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền lời có được từ bán hàng, gia công,
hoa hồng, cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế

71
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
C. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa
hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế
D. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ của cá nhân
Câu 26: Năm 2022, bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 42 triệu đồng và phải nộp
các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương, 1% bảo hiểm thất
nghiệp. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Xác định thuế TNCN tạm nộp trong tháng của Bà C là bao nhiêu?
A. 3.390.000 đ B. 2.712.000 đ C. 1.918.500 đ D. 9.666.667 đ
Câu 27: Công thức tính thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú?
A. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú = Lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh*Thuế suất
B. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú = Thu nhập từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh*Thuế suất
C. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú = (Doanh thu từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh - Chi phí kinh doanh)*Thuế suất
D. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú = Doanh thu từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh*Thuế suất
Câu 28: Thuế TNCN trong trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu của cá nhân cư trú
A. Cá nhân chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá
nhân phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
B. Cá nhân phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu với thuế suất 5%
C. Cá nhân chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá
nhân phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn
D. Cá nhân chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá
nhân phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Câu 29: Xác định thu nhập tính thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản là quyền sử dụng đất và
quyền thuê đất, thuê mặt nước trong trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất, giá
cho thuê lại hoặc ghi giá thấp hơn giá do Nhà nước quy định?
A. Là giá tính lệ phí trước bạ của Nhà nước
B. Là giá trên bảng giá của Nhà nước quy định
C. Là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng
D. Là giá trị còn lại thực tế của bất động sản
Câu 30: Thuế suất thuế TNCN đối với phần thu nhập chịu thuế trên 120 đến 216 trđ/năm từ tiền lương,
tiền công của cá nhân cư trú
A. 25% B. 15% C. 30% D. 20%
Câu 31: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nào sau đây được miễn thuế TNCN?
A. Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa 2 gia đình hàng xóm với nhau
B. Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa giám đốc và phó giám đốc
C. Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng
D. Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa người yêu với nhau
Câu 32: Căn cứ tính thuế TNCN của cá nhân cư trú?
A. Lợi nhuận kinh doanh B. Thuế suất lũy tiến

72
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
C. Thu nhập tính thuế D. Tiền lương, tiền công
Câu 33: Giá mua của phần vốn góp chuyển nhượng đối với cá nhân cư trú là giá gì?
A. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn
B. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm góp vốn
C. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là giá vốn của phần vốn chuyển nhượng
D. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là giá thị trường của phần vốn chuyển nhượng
Câu 34: Thu nhập tính thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân cư trú và cá nhân không
cư trú là gì?
A. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán = Giá chuyển nhượng - Giá mua của chứng
khoán - Các chi phí giao dịch
B. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng
khoán từng lần
C. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán là lợi nhuận có được từ hoạt động chuyển
nhượng chứng khoán
D. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán = Giá chuyển nhượng - Giá vốn của chứng
khoán chuyển nhượng - Các chi phí môi giới
Câu 35: Thu nhập tính thuế TNCN từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là khoản
nào?
A. Lợi tức của công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ
B. Lợi tức của DN tư nhân
C. Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 36: Thu nhập từ đầu tư vốn nào sau đây được miễn thuế TNCN?
A. Tiền lãi nhận được từ việc cho vay trong nước
B. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
C. Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 37: Thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
là gì?
A. Là tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao theo như hợp đồng lao động đã ký
B. Là tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền
công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế
C. Là tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao theo như hợp đồng lao động đã ký nhưng không bao
gồm các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công
D. Là tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế
nhưng không bao gồm các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công
Câu 38: Công thức tính thu nhập làm căn cứ quy đổi khi tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương,
tiền công cho người lao động không bao gồm thuế TNCN?
A. Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay + Các khoản giảm trừ
B. Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận - Các khoản trả thay + Các khoản giảm trừ
C. Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận - Các khoản trả thay - Các khoản giảm trừ
D. Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay - Các khoản giảm trừ
Câu 39: Đặc điểm nào sau đây là đúng về thuế TNCN?

73
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. Đánh trên một số khoản thu nhập của cá nhân mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước
B. Đánh vào toàn thu nhập của cá nhân Việt Nam
C. Thuế gián thu
D. Thuế tuyệt đối
Câu 40: Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân cư trú
A. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng
khoán từng lần
B. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán áp dụng theo Biểu thuế
toàn phần với thuế suất là 20%
C. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,5% trên giá chuyển nhượng chứng
khoán từng lần
D. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán áp dụng theo Biểu thuế
toàn phần với thuế suất là 5%
Câu 41: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa của cá
nhân không cư trú
A. 1% B. 5% C. 2% D. 3%
Câu 42: Công thức xác định thu nhập tính thuế TNCN từ chuyển nhượng phần vốn góp của cá nhân cư
trú
A. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp = Giá chuyển nhượng
B. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần
vốn chuyển nhượng - Các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn
C. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp = Giá chuyển nhượng - Các chi phí hợp lý
liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn
D. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần
vốn chuyển nhượng
Câu 43: Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi
thu nhập chịu thuế tối đa bao nhiêu?
A. 5 trđ/tháng B. 9 trđ/tháng C. 1 trđ/tháng D. 3,6 trđ/tháng
Câu 44: Ông K là cổ đông của công ty cổ phần X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm
2011, ông K được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của CP là 10.000
đồng). Tháng 2/2014, Ông K chuyển nhượng 2.000 CP của công ty X với giá là 30.000 đồng/CP. Tháng
8/2014, ông K chuyển nhượng 7.000 CP với giá là 20.000 đồng/CP. Xác định thuế TNCN tạm nộp đối
với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán trong đợt chuyển nhượng tháng 2/2014?
A. 20.000 đ B. 1.000.000 đ C. 3.000.000 đ D. 60.000 đ
Câu 45: Đối tượng chịu thuế TNCN đối với cá nhân cư trú tại VN là công dân của quốc gia, vùng lãnh
thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với
các loại thuế đánh vào thu nhập?
A. Là thu nhập tính trong khoảng thời gian người đó có mặt tại Việt Nam (<183 ngày)
B. Là thu nhập tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại VN đến
tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời VN (được tính đủ theo tháng)
C. Là thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt
nơi trả thu nhập
D. Là thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

74
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 46: Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ tháng 1/2020 là bao nhiêu?
A. 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm B. 10 triệu đồng/tháng, 120 triệu đồng/năm
C. 3,6 triệu đồng/tháng, 43,2 triệu đồng/năm D. 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm
Câu 47: Từ năm 2020, giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của người nộp thuế là bao nhiêu?
A. 4,4 triệu đồng/tháng/người B. 1,6 triệu đồng/tháng/người
C. 3,6 triệu đồng/tháng/người D. 9 triệu đồng/tháng/người
Câu 48: Thuế suất đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú
A. 20% B. Được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
C. 5% D. Được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần
Câu 49: Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân cư trú và cá nhân
không cư trú?
A. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 20%
B. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 5%
C. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 15%
D. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần
với thuế suất là 10%
Câu 50: Thu nhập tính thuế TNCN từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư
trú?
A. Là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 100 triệu đồng mỗi lần nhận
B. Là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 5 triệu đồng mỗi lần nhận
C. Là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận
D. Là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 20 triệu đồng mỗi lần nhận
Câu 51: Giá chuyển nhượng chứng khoán đối với chứng khoán không phải của công ty đại chúng giao
dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là gì?
A. Là giá được xác định từ kết quả khớp lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán
B. Là giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán
C. Là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 52: Trường hợp nào cá nhân nhận được tiền từ nước ngoài do thân nhân là người nước ngoài gửi
về được miễn thuế?
A. Đã làm thủ tục xin miễn thuế gửi lên cơ quan có thẩm quyền
B. Đáp ứng điều kiện về khuyến khích chuyển tiền về nước theo quy định của Ngân hàng nhà nước
Việt Nam
C. Bán lại ngoại tệ nhận được cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
D. Không có trường hợp trên
Câu 53: Thu nhập từ nhận thừa kế nào sau đây được miễn thuế TNCN?
A. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa bà nội với cháu nội
B. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa người yêu với nhau
C. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa chồng cũ và vợ cũ
D. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa cha dượng với con riêng của vợ

75
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 54: Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công nào có trách nhiệm tự khai thuế TNCN?
A. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự
quán tại Việt Nam trả hoặc do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài nhưng chưa thực hiện khấu trừ
thuế thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý
B. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số
thuế nộp thừa nhưng không đề nghị hoàn thuế
C. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã ủy quyền quyết toán thuế cho đơn vị trả thu
nhập
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 55: Đặc điểm nào sau đây là của cá nhân cứ trú?
A. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp
đồng thuê từ 3 tháng trở lên trong năm tính thuế
B. Có nơi ở tạm thời tại Việt Nam, có thể liên lạc được
C. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên
tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 56: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2014. Trong năm 2014 tính
đến ngày 31/12/2014, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm 2015, tính đến
19/4/2015 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Xác định kỳ tính thuế thứ 2 của ông B?
A. 01/01/2015-31/12/2015 B. 20/4/2015 - 19/4/2016
C. 20/4/2015 - 20/4/2016 D. 21/4/2015 - 18/4/2016
Câu 57: Đâu là người phụ thuộc của cá nhân cư trú?
A. Bà ngoại không có khả năng lao động đang được Dì ruột nuôi dưỡng
B. Con dưới 18 tuổi có thu nhập 5 trđ/tháng
C. Cha dượng không có khả năng lao động và không có thu nhập
D. Mẹ đẻ ngoài tuổi lao động có thu nhập từ cho thuê phòng trọ 1,2 trđ/tháng
Câu 58: Giá chuyển nhượng vốn góp của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là giá nào?
A. Là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn trừ đi giá vốn của vốn góp
B. Là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn trừ đi các chi phí chuyển
nhượng
C. Là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn sau khi trừ thuế TNCN
D. Là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn
Câu 59: Đối tượng chịu thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú?
A. Là thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt
nơi trả thu nhập
B. Là thu nhập tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại VN đến
tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời VN (được tính đủ theo tháng)
C. Là TNCT là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, có nơi trả thu nhập thuộc lãnh
thổ Việt Nam
D. Là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
Câu 60: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và
hoạt động kinh doanh khác của cá nhân không cư trú
A. 3% B. 2% C. 1% D. 5%

76
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Câu 61: Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề SXKD khác
nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất thuế TNCN
được áp dụng như thế nào?
A. 3%
B. Áp dụng theo mức thuế suất thấp nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ
doanh thu
C. Áp dụng theo mức thuế suất bình quân của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên
toàndoanh thu
D. Áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ
doanh thu
Câu 62: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong
trường hợp cá nhân không cư trú là người nước ngoài không hiện diện tại VN làm việc đồng thời ở VN
và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại VN
A. Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/Tổng số
ngày làm việc trong năm)* Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế
khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
B. Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/365)* Thu
nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại
Việt Nam
C. Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/280)* Thu
nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (sau thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (sau thuế) phát sinh tại Việt
Nam
D. Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/Tổng số
ngày làm việc trong năm)* Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (sau thuế) + Thu nhập chịu thuế
khác (sau thuế) phát sinh tại Việt Nam
Câu 63: Khấu trừ thuế TNCN là gì?
A. Là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người
nộp thuế trước khi trả thu nhập
B. Là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện cộng thêm số thuế phải nộp vào thu nhập của người
nộp thuế trước khi trả thu nhập
C. Là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người
nộp thuế sau khi trả thu nhập
D. Là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện cộng thêm số thuế phải nộp vào thu nhập của người
nộp thuế sau khi trả thu nhập
Câu 64: Công thức tính thuế TNCN đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân cư trú và cá
nhân không cư trú?
A. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng*Thuế suất 5%
B. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng*Thuế suất 10%
C. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10.000.000 đ*Thuế suất 5%
D. Thuế TNCN phải nộp = 10.000.000 đ*10%
Câu 65: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2014. Trong năm 2014 tính
đến ngày 31/12/2014, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm 2015, tính đến
19/4/2015 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Xác định kỳ tính thuế đầu tiên của ông B?

77
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
A. 01/01/2014-31/12/2014 B. 20/4/2014 - 19/4/2015
C. 20/4/2014 - 20/4/2015 D. 21/4/2014 - 18/4/2015
Câu 66: Đối tượng chịu thuế TNCN của cá nhân cư trú?
A. Là thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu
nhập
B. Là thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
C. Là thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt
nơi trả thu nhập
D. Là thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, có nơi trả thu nhập
thuộc lãnh thổ Việt Nam
Câu 67: Giá chuyển nhượng chứng khoán đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở
Giao dịch chứng khoán là gì?
A. Là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng
B. Là giá được xác định từ kết quả khớp lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán
C. Là giá thực tế chuyển nhượng
D. Là giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng
Câu 68: Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại trong trường hợp cùng là một đối tượng của
quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng?
A. Là phần vượt trên 5 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại
B. Là phần vượt trên 20 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại
C. Là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại
D. Là phần vượt trên 100 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại
Câu 69: Đâu là người phụ thuộc của cá nhân cư trú?
A. Mẹ đẻ đã nghỉ hưu, lương hưu 3 trđ/tháng B. Con dưới 18 tuổi
C. Hàng xóm bị khuyết tật không có thu nhập D. Vợ đang đi làm lương 2 trđ/tháng
Câu 70:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A
B
C
D

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
A
B
78
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
C
D

61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
A
B
C
D

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 6


Bài 1: Ông Brian là cá nhân không cư trú, lương thực nhận (NET) trong 1 tháng làm việc tại VN là
4.000 USD (coi tỷ giá là 23.000), Ông Brian đc Cty tại VN trả thay tiền thuê nhà 1 tháng là 17 triệu
đồng. Vậy tiền thuế TNCN mà Cty ở VN sẽ phải nộp thay ông Brian là bao nhiêu?

Bài 2: Ông Simon là người nước ngoài lần đầu tiên tới Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời
hạn từ ngày 01/04/2018 đến 31/03/2020. Năm 2018, ông Simon có mặt tại Việt Nam 120 ngày và
phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 130 triệu đồng. Năm 2019, ông Simon có mặt tại Việt
Nam trong thời gian từ 01/01/2019 đến hết ngày 31/03/2019 là 65 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền
lương, tiền công là 77 triệu đồng; từ ngày 01/04/2019 đến 31/12/2019, ông Simon có mặt tại Việt
Nam là 145 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 152 triệu đồng. Ông Simon không
đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và không phát sinh các khoản đóng góp bảo hiểm,
từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Xác định số thuế TNCN mà ông Simon phải nộp cho kỳ tính thuế
thứ nhất và thứ hai?

79
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
Phụ lục
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính)

Tỷ lệ % tính Thuế suất


STT Danh mục ngành nghề
thuế GTGT thuế TNCN
1. Phân phối, cung cấp hàng hoá
- Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại
1% 0,5%
lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).
2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
- Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho
khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú
dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt
động cung cấp cả cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương
tiện giải trí. Hoạt động lưu trú không bao gồm: Hoạt động cung cấp cơ
sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ
hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản
theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt nam.
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan
đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;
- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;
- Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;
- Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch 5% 2%
vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;
- Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ
thông tin, viễn thông;
- Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;
- Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;
- Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;
- Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng
gia đình;
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;
- Các dịch vụ khác;
- Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp
đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).
- Cho thuê tài sản gồm:
+ Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú
+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo 5% 5%
người điều khiển.
+ Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ

80
THUẾ 1 GV: TRẦN NHÂN NGHĨA
- Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp - 5%
3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao
thầu nguyên vật liệu
- Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;
- Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
- Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng,
chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;
3% 1,5%
- Dịch vụ ăn uống;
- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
- Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt
máy móc, thiết bị công nghiệp).
4. Hoạt động kinh doanh khác
- Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; 2% 1%
- Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;

- Các dịch vụ khác không chịu thuế GTGT. -

81

You might also like