Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM

HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: HÓA LÝ DƯỢC
LỚP DUOC2021 – Đề A
THỜI GIAN: 60 phút

Câu 1: Với công thức tính ΔG=ΔH −TΔS của một phản ứng bất kỳ, phát biểu nào đúng:
A. T càng cao, phản ứng sẽ càng khó tự xảy ra
B. ΔH của một phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ
C. Các phân tử của phản ứng càng hỗn loạn thì phản ứng sẽ càng dễ tự xảy ra
D. ΔG là thế biến thiên đẳng nhiệt đẳng tích của hệ
Câu 2: Phát biểu về các hàm đặc trưng sau, phát biểu nào sai:
A. Vì ΔG=ΔH −TΔS nên hàm G là hàm đặc trưng
B. Từ ΔG=ΔH −TΔS , kết luận hai đại lượng H và S là hàm đặc trưng
C. Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng: PV = nRT thì P, V, T là các thông số đặc trưng
D. Không có phát biểu sai
Câu 3: Sức căng bề mặt là:
A. Là năng lượng bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt
B. Là năng lượng tự do bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt riêng
C. Là năng lượng bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt riêng
D. Là năng lượng tự do bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt phân chia pha
Câu 4. Chọn câu sai trong các khái niệm về thông số hạt keo:
A.
ϕ 0 : điện thế trên bề mặt rắn so với lỏng

B. ξ : Thế điện động zeta


C. δ : chiều dày lớp kép
D. Khi có phản ứng xảy ra, tầng hấp phụ sẽ quyết định vận tốc phản ứng
Câu 5. Các định nghĩa về sự hấp phụ sau, định nghĩa nào Đúng:
A. Mọi quá trình tập trung chất lên bề mặt được gọi là hiện tượng bề mặt
B. Phản hấp phụ là quá trình các chất bị hấp phụ tách ra khỏi bề mặt chất hấp phụ, thường hoàn toàn
do chuyển động nhiệt
C. Quá trình hấp phụ là quá trình thu hút vào sâu bên trong thể tích chất hấp phụ
D. Chất hấp phụ là vật có bề mặt pha rắn hay lỏng thu hút vào sâu bên trong thể tích chất hấp phụ
Câu 6. Phát biểu về tính chất hấp phụ, phát biểu nào Sai:
A. Có 2 loại hấp phụ: hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học
B. Hấp phụ vật lý là hấp phụ đa lớp, hấp phụ hoá học là hấp phụ đơn lớp
C. Hấp phụ vật lý có tính thuận nghịch trong khi hấp phụ hoá học là bất thuận nghịch
D. Nhiệt hấp phụ vật lý thường có giá trị lớn
Câu 7. Langmuir được thiết lập không dựa trên giả thiết nào:
A. Lớp hấp phụ là đơn lớp, chính là hấp phụ hoá học
B. Các trung tâm hấp phụ thực hiện chức năng hấp phụ các phân tử
C. Các phân tử hấp phụ bề mặt không tương tác với nhau
D. Sự hấp phụ đạt cực đại
Câu 8: Phát biểu sau về quá trình hòa tan, phát biểu nào sai:
A. Hòa tan là phân tán một chất hay nhiều chất vào trong một môi trường phân tán lỏng để được một hệ
đồng nhất gọi là dung dịch.
B. Nhiệt độ làm tăng tốc độ hòa tan và tăng độ tan của dược chất trong dung môi
C. Độ hòa tan của một chất là lượng tối đa của chất đó tan được trong một đơn vị thể tích dung môi ở một
nhiệt độ nhất định.
D. Những chất có nhiều nhóm ưa nước hòa tan nhiều trong dung môi phân cực. Những chất kỵ nước hòa tan
trong những dung môi không phân cực
Câu 9: Phát biểu về chất rắn sau, phát biểu nào sai:
A. Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.
B. Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định.
C. Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định và không phụ
thuộc vào áp suất
D. Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định
Câu 10: Phát biểu về các đặc tính của chất rắn kết tinh, phát biểu nào sai
A. Vật rắn đa tinh thể là vật được cấu tạo từ nhiều tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn. Hầu hết các kim loại (sắt,
nhôm, đồng,...) là vật rắn đa tinh thể.
B. Vật rắn đơn tinh thể là vật được cấu tạo từ một tinh thể hoặc nhiều tinh thể nhỏ liên kết theo một trật tự
xác định. Hạt muối, miếng thạch anh, viên kim cương,... là vật rắn đơn tinh thể.
C. Độ bền của kim loại tăng khi mạng tinh thể có càng nhiều khuyết tật.
D. Trong tinh thể thực thường có những khuyết tật (tức là các sai hỏng so với cấu trúc lí tưởng)
Câu 11: Phát biểu về khả năng dẫn điện của các chất sau, phát biểu nào sai:
A. Có thể dựa vào độ dẫn điện riêng để pha dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, chạy thận nhân tạo
B. Nước bị ô nhiễm do phân bón, thuốc trừ sâu, do chất thải công nghiệp có độ dẫn điện lớn hơn nước máy
C. Dựa vào độ dẫn điện có thể xác định được hằng số phân ly từng nấc của các acid và bazơ yếu đa chức
D. Phương pháp đo độ dẫn điện không dùng để kiểm tra chất lượng nước khoáng, đặc biệt là nước giải
khát hay các thực phẩm lỏng như sữa.
Câu 12: Nói về sự tương tác giữa các ion trong dung dịch nước, phát biểu nào sau đây sai:
A. Ion H+ có bán kính nhỏ nhất so với tất cả các ion khác
B. H+ bị hydrat hóa mạnh mẽ nhất
C. Linh độ của H+ nhỏ nhất trong tất cả các ion
D. Tốc độ H+ dịch chuyển lớn nhất
Câu 13: Phát biểu về lực hút tương hổ giữa các ion, phát biểu nào sai:
A. Chất điện ly mạnh phân ly hoàn toàn thành các ion âm và dương trong dung dịch ở mọi nồng độ
B. Khi dung dịch càng loãng, các ion ở cách xa nhau, lực hút tĩnh điện càng lớn vì có xu hướng hút lẫn
nhau.
C. Hiệu ứng kìm hãm giữa các ion trong điện trường gọi là hiện tượng điện di.
D. Nồng độ càng tăng, khoảng cách giữa các ion càng giảm, tốc độ giữa các ion dưới tác dụng của điện
trường càng giảm đi.
Câu 14: Khi cho NaOH loãng vào nước, SCBM của dung dịch được tạo thành là:
A. Nước = σdd B. Nước > σdd C. Nước < σdd D. Không xác định được
Câu 15: Khi cho một axit béo có gốc R (gồm 20 mạch Cacbon) vào nước, SCBM của dung dịch được tạo
thành là:
A. Nước = σdd B. Nước > σdd C. Nước < σdd D. Không xác định được
Câu 16: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần SCBM của các chất: H2O, CH3CH2OH, n-Octan, Hg, NaClr:
A. Hg, NaClr, H2O, CH3CH2OH, n-Octan B. H2O, CH3CH2OH, n-Octan, Hg, NaClr
C. n-Octan, CH3CH2OH, H2O, NaClr, Hg D. Không có sắp xếp đúng
Câu 17: Phát biểu nào sai về độ bền của hệ keo:
A. Quá trình các hạt bé nhập lại thành các hạt lớn là quá trình kết tinh
B. Hệ keo có bề mặt phân pha lớn, có năng lượng bề mặt cao thì hệ thường không bền
C. Xu hướng giảm năng lượng tự do bề mặt để quá trình tự xảy ra
D. Muốn hệ keo bền thì các hạt keo phải phân bố đều trong toàn môi trường
Câu 18. Về các tính chất của hệ keo, phát biểu nào sau đây sai:
A. Hệ hạt keo vừa có tính khuếch tán ánh sáng, vừa có tính hấp thu ánh sáng
B. Các mixen keo là các hạt mang điện
C. Hệ keo cũng có tính động học phân tử, đặc trưng bởi chuyển động Brown
D. Hệ keo cũng thể hiện tính chất điện
Câu 19. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu về bề mặt phân chia pha của hệ phân tán:
A. Bề mặt riêng S của một hệ phân tán , cũng như độ phân tán D là những đại lượng đặc trưng cho hệ
phân tán
B. Bề mặt riêng tỷ lệ thuận với kích thước hạt
C. Bề mặt riêng của hệ phân tử (ion) đạt giá trị lớn nhất
D. Cùng một khối lượng chất phân tán, nhưng hạt phân tán càng nhỏ thì bề mặt phân chia pha càng nhỏ,
ngược lại hạt to bề mặt sẽ lớn
Câu 20. Nói về Hiện tượng bề mặt, phát biểu nào sau đây Sai:
A. Các phân tử trong lòng bề mặt của chất lỏng luôn chịu những lực tương tác cân bằng nhau
B. Bề mặt phân chia lỏng - khí có xu hướng giảm, nên đa số những giọt lỏng ở trạng thái tự do đều ở dạng
hình cầu
C. Quá trình làm tăng diện tích bề mặt, bằng cách chuyển phân tử trong lòng chất lỏng lên bề mặt là quá
trình giảm năng lượng bề mặt và là quá trình tự xảy ra
D. Các phân tử nằm trên bề mặt phân pha lỏng - khí, chịu lực tương tác không cân bằng và luôn hướng vào
trong
Câu 21. Về SCBM, phát biểu nào sau đây là sai:
A. SCBM là năng lượng tự do dư nằm trên 1cm2 bề mặt phân chia
B. Thứ nguyên của SCBM là ere/cm2, hay dyn/cm
C. SCBM là lực căng bề mặt - lực kéo phân tử bề mặt vào trong lỏng pha tính cho 1 đơn vị chiều dài
D. Khi nhiệt độ tăng thì SCBM tăng
Câu 22: Phát biểu về tính động học của hệ keo sau, phát biểu nào sai:
A. Khuếch tán là 1 quá trình tự xãy ra
B. Khả năng khuuyếch tán của hệ keo lớn hơn nhiều so với các dung dịch phân tử
dc
C. Định luật Fick I về sự khuếch tán phân tử dm = -D dx .Sdt, dấu “-“ là do khuếch tán xảy ra theo chiều
giảm dần
D. Bản chất chuyển động Brown của hệ keo là chuyển động nhiệt và các hạt keo chuyển động không theo 1
quỹ đạo nào
Câu 23: Tìm phát biểu sai về sự sa lắng của hệ keo:
A. Hệ phân tán có kích thước đủ lớn thì sẽ sa lắng càng nhanh
B. Ly tâm một quá trình thúc đẩy sẽ sa lắng càng nhanh
C. Hệ không sa lắng là hệ có độ bền động học cao
D. Keo tụ là quá trình đưa chất mới vào hệ để làm kết tụ các phân tử trong hệ, không có hiện tượng sa
lắng trong quá trình này
Câu 24: Về tính quang học của hệ keo, phát biểu nào sai:
a. Ánh sáng đi qua dung dịch thực nhưng bị khuếch tán trong dung dịch keo
b. Ánh sáng đơn sắc có bước sóng càng ngắn sẽ khuếch tán càng yếu
c. Màu của hệ keo liên quan đến cả 2 hiện tượng hấp phụ và khuếch tán ánh sáng
d. Màu của hệ keo phụ thuụoc vào: chiều dài bước sóng ánh sáng tới
Câu 25: Về tính chất điện ly của hệ keo, tìm phát biểu nào sai:
A. Qua thí nghiệm về hiện tượng điện thẩm, có thể kết luận: pha rắn và pha lỏng đều mang điện và
mang điện cùng dấu
B. Qua thí nghiệm về hiện tượng điện chuyển, có thể kết luận hạt keo là những hạt mang điện
C. Dựa vào các độ pH khác nhau, có thể phân tích định lượng các protein, acid amin
D. Hiệu ứng chảy ngược với sự điện thẩm
Câu 26: Phát biểu về quá trình khuếch tán sau, phát biểu nào sai:
a. Khuếch tán là quá trình vận chuyển các phân tử và ion nhờ vào chuyển động nhiệt ngẫu nhiên của phân
tử (chuyển động Brown) cùng với các lực định hướng như chênh lệch nhiệt độ, chênh lệch nồng độ, điện
thế, áp suất thẩm thấu…
b. Sự hấp thu thức ăn và thuốc qua đường tiêu hóa , các phân tử hấp thu qua niêm mạc nhờ quá trình khuếch
tán.
c. Động học của quá trình khuếch tán được biểu đạt bằng công thức Fick I, II
d. Cả 3 câu đều sai
Câu 27: Phát biểu về hiện tượng thẩm thấu sau, phát biểu nào sai:
A. Thẩm thấu là hiện tượng các phân tử đi qua màng bán thấm nhằm để pha loãng dung dịch có chứa dung
môi và chất tan
B. Màng bán thấm là màng chỉ cho dung môi đi qua
C. Áp suất thẩm thấu là lực định hướng cho sự kiểm soát giải phóng thuốc
D. Thẩm thấu là hiện tượng hoàn toàn khác biệt với khuếch tán
Câu 28: Về ảnh hưởng của chất HĐBM, phát biểu nào sau đây là sai:
a. Chất hoạt động bề mặt là chất khi cho vào dung môi tinh khiết sẽ làm tăng SCBM của dung dịch ( dd
> dm )
b. Các chất HĐBM thường gồm hai phần: gốc cacbuahydro kỵ nước và gốc chứa các nhóm chất ưa nước
c. Các chất HĐBM có khả năng tập trung ở bề mặt ngăn cách pha và làm giảm SCBM của dung dịch
d. Khả năng làm giảm SCBM của dung dịch phụ thuộc nồng độ chất HĐBM và chiều dài mạch cacbon gốc
R
Câu 29: Tìm phát biểu sai trong khái niệm “quá trình tự xảy ra trong hệ vi dị thể có độ phân tán cao”:
a. Năng lượng tự do bề mặt G = S, với  là SCBM
b. Khi giữ  không đổi, quá trình tự xảy ra là quá trình giảm bề mặt phân pha
c. Khi giữ S (diên tích bề mặt phân pha) không đổi, muốn quá trình tự xảy ra, phải tìm cách làm tăng
SCBM của hệ
d. Muốn duy trì hệ keo, hệ nhũ tương bền, người ta đưa chất hấp phụ lên bề mặt phân chia pha, làm giảm
SCBM của hệ
Câu 30: Các khái niệm về sự hấp phụ sau, khái niệm nào sai
A. Tồn tại bề mặt phân chia pha là điều kiện cần cho sự hấp phụ
B. Hoàn toàn có thể hoàn nguyên chất hấp phụ bằng quá trình phản hấp phụ, tức là quá trình dùng chuyển
động nhiệt để tách chất bị hấp phụ ra khỏi bề mặt chất hấp phụ
C. Lượng chất bị hấp phụ chỉ phụ thuộc vào bản chất chất hấp phụ không phụ thuộc vào nhiệt độ của
môi trường hấp phụ
D. Khi sục CO2 vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2, CO2 bị giữ lại và ta có thể nói Ca(OH)2 đã hấp phụ
khí CO2
Câu 31: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu về bề mặt phân pha của hệ phân tán
A. Hệ đồng thể không có bề mặt phân pha
B. Kích thước hạt càng được chia nhỏ thì diện tích bề mặt phân pha trong hệ càng giảm
C. Hệ dung dịch bão hòa muối ăn đồng thời bão hòa muối KCl, khi cho thêm 1g muối ăn và 1g KCl là hệ dị
thể
D. Đưa lưu huỳnh vào dung môi cồn sẽ tạo thành dung dịch trong suốt, không có bề mặt phân pha.
Câu 32: Với các định nghĩa về hê keo thuận nghịch và không thuận nghịch, phát biểu nào sai
A. Hệ Gel và hệ sol là hai khái niệm hoàn toàn tương đương nhau
B. Những hệ keo thuận nghịch ưa lỏng khi tăng nồng độ sẽ dễ trở thành gel
C. Những hệ keo thuận nghịch kỵ lỏng khi tăng nồng độ pha phân tán sẽ kết tủa xuống
D. Hệ keo lỏng của các kim loại, hydrosol của AgI, As2O3 là những hệ không thuận nghịch
Câu 33-35: Phản ứng enzym hóa L-asparat thành fumarat và ion amoni diễn ra theo phương trình:
+ 0
L−aspartat ( aq )⃗
H 2 O fumarate ( aq )+ NH 4 ( aq )
. Biết Kcb ở 29oC là 7.4x10-3 mol/L; ΔH =14500
cal/mol.
K2 ΔH 0 1 1

Câu 33: Tính Kcb ở 37oC theo phương trình Van’t Hoff:
ln
K1
=−
(−
R T2 T 1 )
A. 0.623 mol/L B. 1.38x10-2 mol/L C. 0.296 mol/L D. cả 3 câu đều sai
0 0
Câu 34: Tính biến thiên năng lượng tự do ΔG 37 , biết ΔG 37 =−RT ln K 37
A. 2608 cal/mol B. 5550 J/mol C. 759 cal/mol D. 11,08 KJ/mol
0 0 0 0
Câu 35: Biết ΔH0 hầu như không đổi trong khoảng nhiệt độ nhỏ. Tính ΔS 37 biết ΔG 37=ΔH 37−TΔS 37
A. 43.4 cal/mol K B. 320 cal/mol oC C. 35.2 cal/mol K D. 160,44 J/mol K
Câu 36-38: Quá trình phân rã aspirin (A) bằng cách thủy phân trong nước được thực hiện bởi phương trình
(A ⃗
H 2O
A(aq)) có phương trình tốc độ phản ứng v=k [ A ] . Lượng aspirin này đóng vai trò là nguồn bổ
sung liên tục vào quá trình hòa tan vào trong nước để tham gia thủy phân, tức là [A] = Độ hòa tan của
aspirin (= const). Nên v=k [ A ] =k ' , lúc này quá trình thủy phân này trở thành phản ứng bậc 0 với k’ là
hằng số tốc độ biểu kiến của phản ứng bậc 0.
Câu 36: Giả sử nồng độ ban đầu [A]o = 0,21 M. Sau 43 ngày nồng độ aspirin còn lại là [A] = 0.13M. Tính
hằng số tốc độ biểu kiến k’ của quá trình thủy phân hỗn dịch aspirin trong nước.
A. 1.86 M/ngày B. 1.86x103 M/ngày C. 44,64 x10-3 M/giờ D. Cả 3 câu đều sai
Câu 37: Độ hòa tan của aspirin là 0,0183 M, tính hằng số tốc độ k của quá trình phần rã aspirin trong nước
A. 0.1 M/ngày B. 1 M/ngày C. 4,1x10-3 giờ-1 D. 1 ngày-1
Câu 38: Tính thời gian bán hủy
A. 0.5645 ngày B. 5.645 ngày C. 56.45 ngày D. Cả 3 câu đều sai
Câu 39: Phát biểu về quá trình khuếch tán sau, phát biểu nào sai:
A. Khuếch tán là quá trình vận chuyển các phân tử và ion nhờ vào chuyển động nhiệt ngẫu nhiên của phân
tử (chuyển động Brown) cùng với các lực định hướng như chênh lệch nhiệt độ, chênh lệch nồng độ, điện
thế, áp suất thẩm thấu…
B. Sự hấp thu thức ăn và thuốc qua đường tiêu hóa , các phân tử hấp thu qua niêm mạc nhờ quá trình khuếch
tán.
C. Động học của quá trình khuếch tán được biểu đạt bằng công thức Fick I, II
D. Cả 3 câu đều sai
Câu 40-47: Lấy 60ml dd AgNO3 1,2.10-4 M trộn với 20ml dd KI 3.10-4 M ta được hệ keo:
Câu 40: Nồng độ đầu của AgNO3 và KI lần lượt là:
A. 1,2.10-4M & 3.10-4 M B. 0,9.10-4 M & 0,75.10-4 M
C. 3,6.10-4 M và 1.10-4 M. D. 0,2.10-4 M và 0,2.10-4 M
Câu 41: Hệ keo có tính chất:
A. Mang điện tích dương B. Trung hòa điện
C. Mang điện tích âm D. Vừa mang điện dương,vừa mang điện âm.
Câu 42: Cấu tạo của keo AgI ở có dạng:
A. [m(AgI).nI- .(n-x)K+ ]x-.xK+ B. [m(AgI).nAg+ .(n-x)NO3- ]x+..x NO3-
+ - x+ -
C. [m(AgI).nK .(n+x)I ] .xI D. [m(AgI).nI- .(n+x)K+ ]x-.xK+
Câu 43: Trong cấu tạo của keo AgI, lớp khuếch tán mang điện gì:
A. Âm B. Không mang điện C. Dương D. Đáp án khác
Câu 44: Khi cho K2SO4 vào hệ keo ở câu trên thì ion nào tác dụng gây keo tụ:
A. Ag+ B. K+ C. NO3- D. SO4 2-
Câu 45: Trong các chất điện li: K2SO4, BaSO4, Fe2(SO4)3. Chất có ngưỡng keo tụ nhỏ nhất đối với hệ keo ở
trên là:
A. K2SO4 B. Fe2(SO4)3 C. BaSO4 D. a, b, c có ngưỡng keo tụ bằng nhau.
Câu 46: Khi đặt hệ keo ở câu trên vào 1 điện trường thì lớp khuếch tán sẽ di chuyển vào cực nào?
A. Âm B. Không di chuyển C. Dương D. a, b, c đều sai.
Câu 47: Keo AgI ở câu trên được điều chế bằng phương pháp:
A. Ngưng tụ do phản ứng trao đổi B. Ngưng tụ do phản ứng khử
C. Ngưng tụ do phản ứng oxy hóa - khử D. Ngưng tụ do phản ứng thủy phân
Câu 48: Chọn câu đúng khi nói về khí dung
1. Khí dung là hệ phân tán R/L 2. Khí dung là hệ phân tán L/K
3. Khí dung là hệ phân tán K/K
4. Các chế phẩm thuốc phun mù đều trị mũi họng thường là khí dung
5. Các chế phẩm thuốc ở dạng dịch treo là khí dung.
A. 1, 2, 3 đúng B. 1, 2, 4, 5 đúng C. 1, 2, 4 đúng D. Tất cả đúng
Câu 49: Quy trình chuyển pha của hệ nhũ tương theo thứ tự nào sau, (sự chuyển pha của nhũ tương là quá
trình chuyển biến tương hỗ của 2 loại nhũ tương từ D/N ↔ N/D trong điều kiện thích hợp), quy trình nào
sai:
1. Tạo hệ nhũ tương bằng dầu lạc đã nhuộm đỏ bằng sudan III và nước trong ống nghiệm, lắc mạnh tạo hệ
nhũ tương D/N
2. Thêm vào dung dịch trên xà phòng Na, lắc mạnh
3. Thêm vào dung dịch CaCl2 bởi một lượng thích hợp
A. Quy trình chuyển pha nhũ tương D/N thành N/D gồm 1,2,3
B. Quy trình chuyển pha nhũ tương D/N thành N/D chỉ gồm 1,2
C. Quy trình chuyển pha nhũ tương D/N thành N/D chỉ gồm 1,3
D. Các quá trình trên chỉ tạo hệ nhũ tương D/N
Câu 50: Phát biểu về phương trình Vant’ Hoff sau, phát biếu nào sai:
k T +10 n k T +10. n T −T n k T +10
A. γ 10= B. γ = C. n= 2 1 D. γ =
kT kT 10 kT
Câu 51-53: Biết một loại thuốc có hằng số tốc độ phản ứng ở 120 oC và 180 oC lần lượt là: 1.276/h và
5.024/h. Biết công thức liên quan giữa các giá trị trên là: k=A.e-E/RT
Câu 51: Năng lượng hoạt hoá của phản ứng trên là
A. 22.1 kcal/mol B. 92.47 kcal/mol C. 22.1 KJ/mol D. Không có đáp án đúng
Câu 52: Hằng số tốc độ ở 25 oC của phản ứng trên là:
A. 1.54x10-4/h B. 0.554 /s C. 0.42/h D. Không có đáp án đúng
Câu 53: Thừa số tần số có giá trị là:
A. 2.5x1012/hr B. 2.5x1012/s C. 2.5x1012/phút D. Không có đáp án đúng
dC
Câu 54: Phát biểu về định luật khuếch tán Fick I: “ J=−D. sau, phát biểu nào sai:
dx
A. x là khoảng cách đến bề mặt khuếch tán
B. Dấu (-) có ý nghĩa mô tả chất khuếch tán di chuyển theo chiều ngược với chiều tăng của nồng độ
C. Hệ số khuếch tán D là một hằng số
D. Sự khuếch tán dừng lại khi không có sự chênh lệch về nồng độ
Câu 55: Phát biểu về sự giải phóng dược chất sau, phát biểu nào sai:
A. Thuốc và chất dinh dưỡng được giải phóng qua nhiều giai đoạn bao gồm: rã, phân tán, hoà tan và khuếch
tán
B. Sau khi hoà tan, dược chất được khuếch tán ra khỏi dạng bào chế và tiếp theo sẽ khuếch tán đến niêm
mạc hấp thu hoặc đích tác dụng
C. Dược chất phải được giải phóng ra trước khi phát huy tác dụng dược lý
D. Không có phát biểu sai
Câu 56-59. Phản ứng giữa acid salicylic và Fe3+ tạo phức:
Câu 56: Đem đo mật độ quang ở bước sóng   550 nm là để xác định nồng độ của:
A. Fe3+ còn lại B. acid còn lại C. Phức D. Không có câu nào thích hợp
Câu 57: Công thức xác định Δ F o của phản ứng trên là:
A. Δ F o=−2,303. R . T . ln K C B. Δ F o=−2,303.lg K C
C. Δ F o=−2,303. ln K C D. Không có đáp án đúng
Câu 58: Phản ứng trên nếu tỷ lệ acid salicylic và Fe3+ là 1:1 thì KC có đơn vị là:
A. Không đơn vị B. Mol/l C. (Mol/l)-1 D. (Mol/l)-4
Câu 59: Lúc này, ống đạt được giá trị cân bằng là ống số (biết đánh số thứ tự từ 1-9 tương ứng với Fe3+ có
thể tích từ 1-9 ml):
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 60: Lượng chất còn lại sau mỗi lần chiết được tính bằng công thức:
KV A
A. m1=mo B. m2=mo ¿ C. m3=mo ¿
KV A + 3V B
D. Tất cả công thức đều phù hợp
Câu 61: Công thức tính hệ số phân bố K theo thực nghiệm khi định mức dung dịch thu được về 50ml là:
D V CCl Δ D 50 D V CCl D V Iod
A. K= . B. K= D . V C. K= . D. K= .
4 4

ΔD V H O 2
C Cl 4 ΔD 50 Δ D 50
Câu 62: Đo mật độ quang tại 329 349 nm là đo của ở bước sóng:
A. CHCl3/H2O B. Iod/CHCl3 C. Iod/H2O D. H2O/Iod
Câu 63: Thực hiện đo mật độ quang được giá trị Do ban đầu. Phương pháp chiết 1 lần, sau chiết đo mật độ
quang có giá trị D. Chiết nhiều lần, sau chiết đo được các giá trị D1, D2, D3. Các kết luận sau, kết luận nào
sai?
A. Do > D B. D > D3 C. D < D1 D. D2 < D
Câu 64-66.
Câu 64. Điều kiện cần và đủ để xác định được hằng số cân bằng k của phản ứng xà phòng hoá ethyl acetat
khi dùng NaOH ở burret để chuẩn độ lượng NaOH phản ứng (đã có sẵn HCl dư) trong bài thực nghiệm là:
A. [HCl] = [NaOH] = 0.05 N B. [HCl] = [NaOH]
C. Lượng NaOH phải lớn D. Lượng ester phải nhỏ
Câu 65. Công thức tính hằng số cân bằng k cho phản ứng trên sau khi thực hành xong là:
2,303 b (a−x) 2,303 b (a−x)
A. k = .lg B. k= .200 . lg
t(a−b) a(b−x) t(a−b) a (b−x)
2,303 b(a−x ) 2,303 b(a−x )
C. k = . ln D. k= .200 . ln
t(a−b) a (b−x ) t(a−b) a(b−x )
Câu 66. Phát biểu về các kết luận liên quan đến bài xác định hằng số bậc 2 sau, phát biểu nào đúng:
A. k-HSTĐ có xu hướng tăng dần
B. k-HSTĐ có xu hướng giảm dần
C. k-HSTĐ nên không thay đổi ở một nhiệt độ xác định
D. Đun hỗn hợp còn lại ở 60oC sau 30 phút để phản ứng xảy ra hoàn toàn là vì nước sôi ở 60oC ở áp suất khí
quyển
Câu 67. Các sản phẩm chứa Acid salicylic trong dược phẩm không được dùng để:
A. Điều trị bệnh về da
B. Bệnh vảy nến toàn thân
C. Trị mụt cóc ở chân, mụn cơm
D. Điều trị đái tháo đường
Câu 68-72. Cho mỗi 1.5g than hấp phụ 50 ml CH3COOH ở các nồng độ lần lượt là 0,025M; 0,05M; 0,1M;
0,2M; 0,4M có kết quả theo bảng sau:
Dung dịch 0,025 M 0,05 M 0,1 M 0,2 M 0,4 M
Thể tích acid acetic dùng để chuẩn độ cho trước
20 20 10 10 5
hấp phụ
Số ml NaOH 0,1 M chuẩn độ trước hấp phụ 5,2 10,3 10,4 20,6 21,2
Thể tích thu được sau hấp phụ (ml) 50 53 51 50 50
Thể tích acid acetic dùng để chuẩn độ cho trước
20 20 10 10 20
hấp phụ
Số ml NaOH 0,1 M chuẩn độ trước hấp phụ giọt đầu
2,9 5.9 13,45 16,3
hoá hồng

Câu 68. Ở dung dịch có nồng độ 0,025M, giọt đầu tiên của NaOH làm dung dịch sau hấp phụ hoá hồng là
do:
A. Than quá nhiều so với lượng CH3COOH
B. CH3COOH đã bị hấp phụ hết
C. Quá trình hấp phụ này không tuân theo phương trình Freundlich
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 69. Phát biểu về Phương trình Freundlich sau, phát biểu nào sai:
X n
A. =a C
m
X
B. lg =lga+ nlgC
m
C. a,n là hệ số thực nghiệm, 0 < a, n <1
D. X/m là lượng chất tan bị hấp phụ bới 1 gam chất hấp phụ
Câu 70. Công thức tính lượng chất bị hấp phụ ở bình CH3COOH có nồng độ 0,2 M là:
A. X = (Co –Ci).50 milimol (với Ci là nồng độ của CH3COOH sau hấp phụ)
B. X = CoVo – CiVi (Vi = V1, V2, V3, V4, V5; Ci là nồng độ sau hấp phụ)
C. X = 0.1 x Vi (Vi = V1, V2, V3, V4, V5)
D. Các công thức trên đều sai
Câu 71. Công thức tính lượng chất bị hấp phụ ở bình CH3COOH có nồng độ 0,05; 0,1 M lần lượt là:
A. X = (Co – Ci).50 milimol (với Ci là nồng độ của CH3COOH sau hấp phụ)
B. X = CoVo – CiVi (Vi = V1, V2, V3, V4, V5; Vo = 50 ml, Ci là nồng độ sau hấp phụ)
C. X = 0.1 x Vi’ (Vi’ = V1’, V2’, V3’, V4’, V5’)
D. Các công thức trên đều sai
Câu 72. Công thức tính lượng chất bị hấp phụ ở bình CH 3COOH có nồng độ 0,4 M. Công thức tính lượng
chất bị hấp phụ lần lượt là:
A. X = (Co – C1).50 milimol (với Ci là nồng độ của CH3COOH sau hấp phụ)
50 50
B. C1 = V1 .(0.1N). (Với là hệ số thể tích, hút 20 ml chuẩn độ trong thể tích 50ml)
20 20
C. C1 = V1 .(0.1N)
D. Cả A,B đều đúng
Câu 73. Từ công thức ∆ G=σ . S , trong điều kiện giữ bề mặt phân pha không đổi, các phát biếu nào sai sau:
A. dσ <0 nên σ < 0
B. Duy trì hệ nhũ tương bền, phải cho thêm chất hoạt động bề mặt để làm giảm SCBM của hệ
C. Duy trì bọt khí, cho thêm chất tạo bọt
D. Bề mặt phân chia pha không có xu hướng tự thu hẹp
Câu 74. Keo xanh phổ có công thức là:
A. K4Fe(CN)6 B. KFe[Fe(CN)6] C. Na Fe[Fe(CN)6] D. Các công thức đều sai
Câu 75. Sudan được dùng làm gì trong Dược phẩm
A. Tạo màu cho dung môi
B. Nhuộm màu tế bào
C. Làm sáp như vật liệu dẫn
D. Không được sử dụng vì sudan rất độc
Câu 76. Keo xanh phổ được điều chế bằng cách:
A. Phản ứng giữa FeCl2 và Fericyanur kali B. Phản ứng giữa FeCl2 và Ferocyanur kali
C. Phản ứng giữa FeCl3 và Fericyanur kali D. Phản ứng giữa FeCl3 và Ferocyanur kali
Câu 77: Keo hydronol sắt (III) được điều chế bằng cách cho từ từ FeCl3 vào nước sôi. Ký hiệu của keo là:
A. [mFe(OH)3.nH+ . (3n – x)OH-]x+.xOH- B. [mFe(OH)3.Fe3+ . (3n –x)Cl-] x+.xCl-
- + x- +
C. [mFe(OH)3.nOH . (3n + x)H ] .xH D. [mFe(OH)3.nCl- . (n - x)Fe3+]x-.xFe3+
Câu 78: Keo hydronol sắt(III) được điều chế bằng cách cho từ từ FeCl3 vào nước sôi. Hạt keo mang điện
tích là:
A. Âm B. Dương C. Không mang điện tích D. Không thể xác định
Câu 79: Keo hydronol sắt(III) được điều chế bằng cách cho từ từ FeCl3 vào nước sôi. Ion tạo thế là:
A. Cl- B. Fe3+ C. OH- D. H+
Câu 80. Từ công thức ∆ G=σ . S , trong điều kiện σ không đổi, các phát biếu nào sai sau:
A. Quá trình chỉ xảy ra theo chiều giảm năng lượng tự do bề mặt
B. Diện tích bề mặt phân pha có xu hướng giảm
C. Các giọt nhũ tương xu hướng hợp lại
D. Các hạt lớn có kích thước lớn có tổng diện tích bề mặt lơn hơn các hạt có diện tích bé (cùng 1 hệ hạt
được phân nhỏ)

Huế, ngày ....... tháng.......năm 2023


Duyệt đề Người ra đề

You might also like