Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Organochlorine (OC)

Ngày 28/12/2021 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 19/2021/TT-
BNNPTNT ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
cấm sử dụng tại Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/02/2022.
Theo đó Thông tư quy định Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam gồm nhiều loại, đặc biệt là
các loại thuốc trừ sâu Organochlorine (OC): Chlordane, Chlordimeform, DDT, Dieldrin, Heptachlor, Polychlorocamphene,
lindane,… Organochlorine là một nhóm các hợp chất chứa chlorine được sử dụng rộng rãi làm thuốc trừ sâu. Với chi phí
thấp, thuốc trừ sâu OC như DDT, HCH, aldrin và dieldrin được sử dụng rộng rãi nhất ở các nước đang phát triển như châu
Á. OC thuộc nhóm chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, có độ bền cao trong môi trường. Thuốc trừ sâu OC trước đây được
sử dụng để kiểm soát bệnh sốt rét và sốt phát ban nhưng hiện nay chúng đã bị cấm ở hầu hết các quốc gia theo Công ước
Stockholm, phê duyệt năm 2002 và đã được thay thế bằng các hóa chất thân thiện với môi trường và ít tích lũy sinh học
hơn. Tuy nhiên, OC vẫn tồn tại trong đất, trong trầm tích, trong sinh quyển và gây độc do việc sử dụng rộng rãi OC trong
quá khứ. Từ một nghiên cứu lớn được thực hiện ở các hệ sinh thái nhiệt đới ven biển trên toàn thế giới, người ta kết luận
rằng dư lượng thuốc trừ sâu có ở khắp mọi nơi và tập trung ở các loài động vật biển. Các nghiên cứu điển hình khác cho
thấy kết luận tương tự, chẳng hạn như ở Vịnh Manila, Philippines, Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, đầm phá ven
biển Tây Bắc Mexico, Laguna de Terminus, Biển Caribe, Mexico, Vịnh Todos-os-Santos ở Salvador, Brazil, các khu vực
ven biển của Florida ở Hoa Kỳ, Biển Bắc và Biển Baltic ở Châu Âu). Tại tất cả các khu vực ven biển này một lượng lớn các
loại hóa chất bảo vệ thực vật như DDT, HCH, lindane, aldrin, toxaphene và endosulfan đã được xác định (Carvalho, 2017).
Thuốc trừ sâu thường được sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, nhưng chúng có những mối nguy hiểm đáng
kể. Các hóa chất trong thuốc trừ sâu có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, bao gồm các vấn đề về hô hấp, rối
loạn thần kinh và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, thuốc trừ sâu có thể gây hại cho môi trường như làm ô nhiễm đất, nước,
không khí và phá vỡ hệ sinh thái.

Môi trường Kinh tế Xã hội


Thuốc trừ sâu
(SDG 1, 2, 6, 14, 15) (SDG 12) (SDG 3)
Tác động tiêu Đối với môi trường đất: - Chi phí đầu tư cao hơn so với Đối với con người:
cực (ghi kèm + Suy giảm số lượng của nhiều vườn không sử dụng thuốc trừ + Gây ra các bệnh mãn tính ảnh
SDG liên quan) sinh vật có lợi như những loại sâu. hưởng đến hệ thần kinh, hệ sinh
thiên địch như ong kí sinh hay - Nếu sản phẩm dư lượng thuốc sản, hệ tim mạch, hệ thận và hệ
côn trùng bắt mồi => mất cân trừ sâu theo quy định sẽ bị thu hô hấp.
bằng sinh thái, dạng sinh học hồi, xử lý, dẫn đến thiệt hại kinh
+ Gây đau đầu, nổi mẩn da,
đất. tế . buồn nôn, đau nhức cơ thể, kém
+ Gây ngộ độc cấp tính và giảm - Chi phí để khắc phục sự ô tập trung, chóng mặt, chuột rút,
sinh khối vi sinh vật như vi nhiễm đất, ô nhiễm nước do hoảng loạn, suy giảm thị lực, dị
khuẩn và nấm, phân hủy tàn dư tật bẩm sinh, sản sinh khối u
thực vật và chất hữu cơ trong thuốc thuốc trừ sâu gây ra. lành tính hoặc ác tính, độc tính ở
đất, giảm độ phì nhiêu của đất. thai nhi, đột biến, rối loạn thần
+ Giảm độ phì nhiêu của đất kinh, thay đổi gen, rối loạn máu,
sinh sản tác dụng phụ và rối
Đối với môi trường nước
loạn nội tiết.
+ Gây ô nhiễm hệ sinh thái thủy
sinh, hủy hoại môi trường sống
tự nhiên của các sinh vật trong
nước.
+ Giảm lượng oxy hòa tan, ảnh
hưởng đến các loài sống trong
nước.
Đối với không khí
+ Thuốc trừ sâu sẽ bị bay hơi
một phần, một phần được quang
hóa tạo thành các cấu tử khác
nhau, gây hại nếu con người hít
phải.
Ở động vật:
Thuốc trừ sâu gây ra các chất
gây ung thư tiềm ẩn, độc tố sinh
sản, độc tố thần kinh và độc tố
miễn dịch,…

Nguồn: USGS - Pesticide in the Atmosphere


Có lẽ, nền nông nghiệp vẫn phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu
lượng thuốc trừ sâu bằng cách xác định chính xác vị trí cần phun thuốc nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ như máy cảm biến
phun thuốc tự động. Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng nặng nề cho môi trường và con người. Các
tổ chức đề ra các ngưỡng thuốc trừ sâu được phép sử dụng, tăng cường giáo dục cho nông dân và mọi người về các nguy
hiểm mà thuốc trừ sâu mang lại. Người tiêu dùng khi sử dụng các loại thực phẩm cần rửa kỹ, ngâm trong các dung dịch
chuyên dụng để loại bỏ bớt hàm lượng thuốc trừ sâu. Với mục tiêu phát triển bền vững (SDG 2), nhu cầu sản xuất nhiều
thực phẩm để phục vụ cho dân số thế giới sẽ càng tăng. Do đó để có thể đáp ứng mục tiêu này, chúng ta cần có những giải
pháp bền vững hơn, để làm được điều đó cần có thời gian và sự nghiên cứu của các nhà khoa học.

You might also like