Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Chương 1: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM BẢN NGÃ TRONG TIỂU THUYẾT BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT

1.1. Văn học Nhật Bản và tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”
1.1.1. Sơ lược về văn học Nhật Bản
Văn học Nhật Bản có một lịch sử lâu dài và nhất quán. Nền văn học Nhật Bản được hình thành từ đầu thế kỉ VIII,
điều này đã được kiểm chứng bằng các tài liệu đã được ghi chép lại như: cuốn sách sử có giá trị lớn về văn học “Cổ sự ký”
(Kojiki) ra đời năm 712 hay tuyển tập thơ “Vạn diệp tập” (Manyoshu) ra đời nửa sau thế kỉ VIII. Kể từ đó đến nay, văn học
Nhật Bản luôn xuôi theo một dòng chảy nhất quán, mặc dù trải qua thay đổi lớn nhưng chưa bao giờ đứt đoạn hoàn toàn, nó
vẫn được kế thừa với tư cách “một nền văn học đồng nhất” được viết bằng tiếng Nhật.
Lịch sử văn học Nhật Bản không chỉ lâu đời mà các hình mẫu phát triển của nó còn có chung một đặc trưng, đó là
mặc dù ở vào một thời kì nào đó có thể xuất hiện những hình thức văn học và ý thức thẩm mĩ mới, song chúng không bao giờ
xóa bỏ hoàn toàn hình thức và ý thức thẩm mĩ trước đó, ngược lại, chúng kế thừa những cái cũ và bồi đắp thêm những cái
mới để tạo ra một dòng chảy văn học sử. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thơ ca, thể loại tanka (thơ ngắn hay còn gọi là waka) kể
từ sau thời kì “Cổ sự ký” có lịch sử lâu đời nhất, tuy nhiên nó vẫn song song tồn tại cùng hai thể loại thơ ra đời sau đó là
haikai (sau này gọi là haiku) và thơ cận đại (sau này gọi là thơ hiện đại) chịu ảnh hưởng của thơ ca Châu Âu từ thời Minh Trị.
Nghĩa là, sự xuất hiện của thơ hiện đại không làm cho tanka hay haiku mất đi. Tương tự như vậy trong lĩnh vực kịch nghệ,
trạng thái cùng tồn tại ba thể loại gồm No – cuồng ngôn (kyogen), Kabuki, Tân kịch (kịch hiện đại) vẫn được duy trì đến
ngày nay.
Tuy nhiên, nền văn học Nhật Bản vẫn có sự tiếp nhận một cách mạnh mẽ những ảnh hưởng về văn hóa từ nước
ngoài, vừa tích cực tiếp thu vừa phát triển nó thành văn hóa của mình. Nói một cách khái quát, thần thoại và ca dao trong thời
kì cổ đại mang đậm nét bản địa là sản phẩm của Nhật Bản thì nền văn học 11 Nhật Bản sau này lại phát triển dưới ảnh hưởng
áp đảo của văn hóa Trung Quốc trong thời kì trung đại và của văn hóa Châu Âu trong thời kì cận hiện đại (kể từ sau thời
Minh Trị).
Bước sang nửa sau thế kỷ XIX, cuộc cải cách Minh Trị đã đặt dấu chấm hết cho chính sách bế quan tỏa cảng kéo dài
và Nhật Bản bắt đầu mở cửa ra bên ngoài. Chính trong thời kì này, văn học cũng giống như các lĩnh vực khác như khoa học,
tư tưởng đã hấp thu tinh hoa văn hóa của Châu Âu. Khi nói đến quá trình hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết, thơ, kịch và sự
xác lập của văn học cận hiện đại ở Nhật Bản, chúng ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của văn học cận hiện đại châu Âu từ
Shakespeare, Geothe đến Turgenev, Tolstoi, Dostoevski ... Sau đó, việc chuyển ngữ văn học Âu Mỹ trở nên xuyên suốt và
phổ biến và văn học dịch đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học cận hiện đại Nhật Bản.
Văn học hiện đại Nhật Bản không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật trong giai đoạn cuối thế kỉ
XIX và trong suốt thế kỉ XX. Các nhà văn lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản có thể
kể đến như: Mori Ogai, Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro, Akutagawa Ruynosuke, Kawabata Yasunari, Kenzaburo Oe,
Haruki Murakami … Có thể nói, văn học hiện đại Nhật Bản mang diện mạo như hôm nay là kết quả của sự tiếp thu tinh hoa
văn hóa Châu Âu và yếu tố nội sinh của văn học Nhật Bản; sự kết hợp hợp của tính khác biệt và thống nhất, tính kế thừa và
biến đổi.
1.1.2. Nhà văn Haruki Murakami và tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”
Trong văn học Nhật Bản đương đại, Haruki Murakami là một trong những nhà văn được đánh giá rất cao trong nước
và trên thế giới. Đồng thời, ông giữ một vị trí quan trọng trong văn xuôi Nhật Bản. Đánh giá tài năng văn chương của
Murakami, cuốn “Từ điển bách khoa Columbia” xuất bản năm 2001 cho rằng: “Haruki Murakami được công nhận một cách
phổ biến là một trong những tiểu thuyết gia thế kỉ XXI quan trọng của Nhật Bản” [21].
Haruki Murakami sinh năm 1949 ở Kyoto, trải qua thời kì tuổi trẻ ở Kobe và học Đại học Nghệ thuật sân khấu
Waseda, nhưng Murakami lại đi theo con đường văn chương và sớm thành công khi ở nước ngoài (Mỹ). Ông là người chịu 12
ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Bắt đầu sáng tác từ cuối thập niên 70 (1978) của
thế kỉ XX, nhất là hơn chục năm đầu thế kỉ XXI, Murakami đã trở thành một “hiện tượng văn học” của văn học Nhật Bản
đương đại. Nhà văn đã có một khối lượng tác phẩm khá lớn, chủ yếu ở thể loại văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn và tự
truyện) đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới. Ở thể loại truyện ngắn, Haruki Murakami khá thành công với nhiều
truyện ngắn được tập hợp trong các tuyển tập như: “Con voi biến mất”, “Cây liễu mù”, “Người đàn bà ngủ”… Nhưng Haruki
Murakami đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết với nhiều tác phẩm gây được tiếng vang lớn như: “Lắng nghe gió hát”,
“Rừng Na Uy”, “Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời”, “Biên niên ký chim vặn dây cót”, “Kafka bên bờ biển”, “Xứ sở diệu
kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới”, “1Q84”, “Người tình Sputnik”, “Nhảy, nhảy, nhảy”, “Cuộc săn cừu hoang”, “Tazaki
Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương” … Haruki Murakami đã nhận được nhiều giải thưởng văn học lớn:
Giải thưởng Gunzo (1978), Giải thưởng Yomiuri (1994), Giải thưởng Franz Kafka(2006), Giải thưởng Kiriyama (2007), Giải
thưởng Jerusalem (2009) và ông cũng là một trong những ứng cử viên sáng giá của giải Nobel Văn học.
Có thể nói, tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” đã mang Haruki Murakami đến gần với độc giả trên thế giới
và trở thành ứng cử viên nặng kí của giải Nobel Văn học danh giá. Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, một lần nữa
Murakami đã đặt ra vấn đề ý nghĩa thực sự của việc tồn tại và khẳng định bản ngã cá nhân trong cộng đồng, xã hội. Nếu ở
“Rừng Na Uy” thể hiện mong muốn vượt thoát của con người khỏi xã hội thực tại thì “Biên niên ký chim vặn dây cót” lại thể
hiện hành trình con người quay trở lại đối diện với chính cái xã hội rối ren, phi logic, mâu thuẫn với cái ác, cái giả dối đang
hoành hành và thao túng mọi hành vi của con người. Nhân vật Toru Okada giống như hiện thân của người anh hùng thời hiện
đại, dám đương đầu đấu tranh với những thế lực đen tối, xấu xa và trá hình không chỉ trong thực tại mà trong cả phi thực tại
để giải cứu người vợ yêu thương trở về và đồng thời anh đã cứu vớt cả thế giới tưởng chừng như đã vụn vỡ. Hành trình dấn
thân, hành động của Toru cũng chính là hành trình truy 13 tầm bản ngã đích thực của con người thời hiện đại. Qua đó họ sẽ
trả lời được câu hỏi: “Ta là ai trong cuộc sống này?”, “Ta sẽ đi về đâu?” …
Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, Haruki Murakami đã viết về Nhật Bản ngày hôm nay, về sự cô độc nơi đô thị
và những chuyến du hành tự khám phá bản ngã của con người; bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn những hồi ức chiến tranh và
tư duy siêu hình, những cảm thức mới mẻ về tình yêu cùng những giấc mơ và biểu tượng vào một tác phẩm ấn tượng và tràn
đầy sức mạnh.
1.2. Khái niệm về bản ngã theo phân tâm học và bản ngã trong tác phẩm “Biên niên ký chim vặn dây cót”
1.2.1. Khái niệm về bản ngã theo phân tâm học
Theo Freud, bản ngã (Ego) là một trong ba cấp độ hoạt động tinh thần của con người bên cạnh cái tự ngã (Id) và cái
siêu ngã (Superego). Freud cho rằng cái tự ngã sẽ phát triển lên thành bản ngã cùng với sự trưởng thành của con người. Nếu
tự ngã là những ham muốn bản năng được dẫn dắt hoàn toàn bằng nguyên lý khoái lạc thì bản ngã bị chi phối bởi nguyên lý
“thích ứng với thực tại”. Bản ngã biết được thế giới xung quanh và nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng phạm
pháp của cái tự ngã nhằm ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ của xã hội. Như Freud nói, bản ngã là viên trọng tài giữa những
đòi hỏi bạt mạng của cái tự ngã và sự kiểm soát của thế giới bên ngoài. Như vậy, đối với Freud, bản ngã thực sự hành động
như một nhân viên kiểm duyệt, cắt xén, sửa đổi những thúc giục của cái tự ngã, làm cho những thúc giục này phù hợp với
tình hình thực tế [27;10].
Freud cũng cho rằng bản ngã là những ước muốn bản năng trong sự điều chỉnh của con người sao cho tương thích với
những quy chế xã hội. Bản ngã bao hàm cả sự kết nối giữa phần con và phần người trong danh từ “con người”, tức là những
nhu cầu thực thể, sinh lý và cả những ước muốn mang tính chất tinh thần. Bản ngã giúp con người ý thức thật đầy đủ về mối
quan hệ giữa nó và thế giới [27;11].
Ở khóa luận này, chúng tôi sẽ dựa vào khái niệm về bản ngã theo phân tâm học đã được tiếp cận trên đây để có một
cái nhìn xác đáng về bản ngã của nhân vật trong tác phẩm “Biên niên niên ký chim vặn dây cót” cũng như hình 14 thành
những tiêu chí nhằm khảo sát đối tượng nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.
1.2.2. Khái niệm bản ngã trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”
Nhật Bản là một đất nước thường xuyên chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt. Vì vậy, con người Nhật Bản luôn có ý thức
đoàn kết cùng nhau chống chọi lại thiên tai. Chính đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Yasuaki Tanizaki đã khẳng định: “Từ lịch sử
xa xưa, Nhật Bản đã rất coi trọng nhóm, tập thể hay nói rộng ra là cộng đồng” [28;4]. Vì vậy, bản ngã của người Nhật Bản
không hoàn toàn đề cao giá trị tuyệt đối của cá nhân như ở phương Tây mà nó có sự dung hòa, kết nối giữa các cá nhân trong
cộng đồng. Tuy nhiên, người Nhật Bản cũng không cố gắng tìm đến sự nhất thể trong bản ngã như các nước phương Đông
khác mà họ đề cao bản ngã cá nhân trong sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội khác.
Đến với các tác phẩm của Haruki Murakami, chúng ta có thể cảm nhận được sự trăn trở của các nhân vật trong việc
kiếm tìm bản ngã đích thực của mình và phải làm sao để bản ngã của mình hòa nhập được với xã hội nhưng không bị tan lẫn
vào biển cả đa ngã của thời đại. Hành trình đi tìm bản ngã của các nhân vật trong tác phẩm của Murakami luôn đầy chông
gai, thử thách và thậm chí phải đánh đổi bằng cái chết như nhân vật Naoko trong “Rừng Na Uy” vì cái tự ngã cá nhân của cô
quá lớn, quá khác biệt và không thể nào dung hòa được với mọi người trong thực tại. Hay nhân vật Nagasawa trong “Rừng
Na Uy” cũng đề cao sự khác biệt của bản ngã của mình nhưng thay vì tìm đến cái chết để trốn tránh xã hội như Naoko thì anh
chọn cách thách thức lại với cái thế giới này bằng việc tìm cách tiến thân đứng vào hàng ngũ những kẻ lãnh đạo, những quan
chức cấp cao.
Có thể thấy, vấn đề đi tìm bản ngã đích thực được đề cập trong rất nhiều tác phẩm của Haruki Murakami nhưng phải
đến với tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” thì nó đã trở thành chủ đề xuyên suốt cả tác phẩm. Qua từng chương của
cuốn tiểu thuyết có dung lượng khá đồ sộ này, bản ngã của các nhân vật sẽ lần lượt được bóc tách, được soi chiếu và cái cốt
lõi còn lại sau cùng chính là bản ngã đích thực của họ. Đồng thời, các nhân vật sẽ hiểu được sứ mệnh của 15 bản thân mình
trong cuộc đời này. Đúng như nhà văn Murakami đã khẳng định: “Có thể hình dung thế giới chúng ta đang sống là một ngôi
nhà. Có tầng trệt, tầng lầu và tầng hầm. Tôi tin bên dưới tầng hầm vẫn còn tầng hầm nữa. Nếu thực sự muốn, chúng ta sẽ tìm
được đường đi xuống. Cuốn tiểu thuyết này dẫn dụ ta theo hướng đó” [12].
Chẳng hạn như nhân vật chính Toru Okada, xét theo những tiêu chí thông thường của xã hội thì anh là một kẻ thất bại
hoàn toàn: năng lực bình thường, chẳng có kế hoạch cụ thể gì cho tương tai, đang thất nghiệp, không tài sản, bị vợ bỏ. Đầu
cuốn tiểu thuyết, anh sống mà không thật sự biết mình đang là ai, đang ở đâu, anh chỉ quẩn quanh với những vấn đề cá nhân
của mình. Cuối cuốn tiểu thuyết, anh đã tìm được bản ngã đích thực của mình ở đâu trong những mối liên hệ chằng chịt giữa
quá khứ - hiện tại và đã làm tròn việc phải làm, đó là diệt trừ một cái ác mang tính phổ quát, giải cứu người vợ của mình.
Thầm lặng và không đòi hỏi gì cho bản thân, anh là một người hùng theo nghĩa chân chính và giản dị nhất của từ này [15;3].
Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, Haruki Murakami đã viết về đất nước, con người Nhật Bản thời hiện đại với
những vấn đề hiện hành mang tính thời sự nóng hổi, đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa kéo theo đó
là sự tha hóa về nhân cách con người hay là những nỗi đau đớn đến tê dại trong tinh thần con người. Murakami đã khám phá,
nắm bắt những chuyển động, những thay đổi tế vi nhất trong bản ngã của mỗi nhân vật để cuối cùng dẫn đến kết quả nhân vật
phải tự mình dấn thân, nhập cuộc vào cuộc sống để xác định mình muốn gì và ý nghĩa của bản thể mình trong cuộc đời. “Biên
niên ký chim vặn dây cót” cũng là tác phẩm mang thông điệp tích cực và tính đột phá trong việc giải mã bản ngã con người
của nhà văn Haruki Murakami.
Trên đây, chúng tôi đã bước đầu lý giải bản ngã trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”. Dựa trên cơ sở
này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các đối tượng nghiên cứu cụ thể biểu hiện hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật trong
tác phẩm.
1.3. Nhân vật đi tìm bản ngã qua những biểu tượng
Biểu tượng là những hình ảnh, sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa gây được ấn tượng sâu sắc với
người đọc. Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nó chính là
sự mã hóa cảm xúc ý tưởng của nhà văn. Biểu tượng trở thành phương tiện diễn đạt cô đọng, hàm súc có sức khai mở rất lớn
trong sự tiếp nhận của độc giả [11;92]. Hiểu theo ý nghĩa đó, tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” ẩn chứa rất nhiều
biểu tượng nghệ thuật độc đáo hay nói một cách khác muốn hiểu thông điệp nhà văn Haruki Murakami truyền tải trong tác
phẩm thì chúng ta phải soi chiếu, giải mã tác phẩm dưới những biểu tượng.
1.3.1. Biểu tượng chim vặn dây cót
Chim vặn dây cót là một biểu tượng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm và hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Trước hết, đó
là biệt danh của nhân vật chính Toru Okada, với ý nghĩa này chúng ta có thể lý giải nhan đề tác phẩm “Biên niên ký chim vặn
dây cót” giống như một cuốn biên niên ký kể về cuộc đời và những trải nghiệm của một con người. Thật ra con chim vặn dây
cót trong tác phẩm chỉ là một con chim đứng đằng sau rặng cây trong khu vườn của vợ chồng Toru và cất tiếng kêu “quick …
quick” như đang vặn dây cót đồng hồ, chẳng ai biết con chim đó tên gì, hình thù nó ra sao, chỉ biết rằng “nó đến đậu trên rặng
cây để lên dây cho cái thế giới nhỏ bé tĩnh lặng của chúng tôi” [15;13]. Không dừng lại ở ý nghĩa đó, chim vặn dây cót còn là
loài chim dự báo những điềm xấu sắp sửa xảy ra, mỗi khi các nhân vật trong tác phẩm nghe tiếng kêu của nó thì chắc chắn
những điều không hay, không lành sẽ ập xuống cuộc đời nhân vật “Và mỗi lần con chim vặn dây cót đậu trong sân nhà tôi mà
vặn dây cót thì thế giới càng đắm sâu vào hỗn loạn hơn” [15;148]. Tuy nhiên, qua những chuyện đã xảy ra với nhân vật mỗi
khi chim vặn dây cót xuất hiện thì bản ngã của nhân vật lại có sự thay đổi. Chẳng hạn như nhân vật Toru trước khi bị vợ bỏ
thì cái bản ngã của anh rất đỗi nhàn nhạt xoay quanh những vấn đề tầm thường trong cuộc sống: nào là tối nay nấu món gì, đi
siêu thị cần mua những gì, đến tiệm giặt là lấy quần áo, tìm kiếm con mèo đi lạc … nhưng khi bị vợ bỏ thì bản ngã của Toru
giống như một ngọn lửa âm ỉ lâu ngày nay có chất xúc tác phù hợp đã trỗi dậy mạnh mẽ 17 hơn, cái bản ngã ấy đòi hỏi Toru
phải xác định bản thân thật sự muốn gì và làm như thế nào để đạt được điều mong muốn. Hay cậu bé Quế trong tác phẩm khi
nghe tiếng chim vặn dây cót trong đêm “Khi nghe tiếng kêu đó, chú bé cảm thấy bằng trực giác rằng một cái gì đó nghiêm
trọng sắp xảy ra” [15;418] và bản ngã của cậu đã có sự chuyển biến rất lớn: một bản ngã hoạt bát, vui vẻ đã mất đi và thay
vào đó là một bản ngã trầm tĩnh, thông minh nhưng không bao giờ nói được nữa.
Tiếng chim vặn dây cót còn có ý nghĩa thức tỉnh bản ngã con người trong trường hợp anh lính Nhật Bản ở Mãn Châu.
Khi nghe tiếng kêu của chim vặn dây cót, anh nhìn thấy kết cục bi thảm của đội quân Nhật Bản trong cuộc chiến tranh ở
Trung Hoa và anh cảm thấy mặc cảm tội lỗi, nhục nhã ê chề khi tham gia một cuộc chiến tranh phi nghĩa vì đã ra tay tàn sát
những người dân Trung Hoa vô tội. Tiếng kêu của chim vặn dây cót càng rõ ràng thì bản ngã thiện lương trong anh càng được
đánh thức, anh cảm thấy nhớ quê hương da diết và nhớ mùi mằn mặn quen thuộc của đại dương “Đại dương là một trong
những điều kỳ diệu nhất hắn từng thấy trong đời – lớn lao và sâu thẳm hơn bất cứ cái gì hắn từng hình dung… Nó làm dậy
lên một nỗi buồn sâu sắc trong lòng hắn, đồng thời lại mang đến cho lòng hắn sự bình an khuây khỏa” [15;607]. Tóm lại, biểu
tượng chim vặn dây cót trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” có vai trò dự báo, đánh thức bản ngã tiềm ẩn bên
trong mỗi nhân vật.
1.3.2. Biểu tượng con mèo
Mèo cũng được coi là một nhân vật mang tính biểu tượng quan trọng trong các tác phẩm của Haruki Murakami. Có lẽ
vì mèo là một con vật gần gũi với con người và trong chúng luôn có những linh giác bí ẩn mà chúng ta vẫn chưa khám phá
được. Biểu tượng con mèo trong các tác phẩm của Murakami luôn hiện lên rất sinh động và báo trước nhiều điều bí ẩn. Trong
“Kafka bên bờ biển”, Murakami đã nhân cách hóa con mèo có khả năng trò chuyện, tư duy, tình cảm giống như một con
người. Và con mèo Wataya Noboru trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” thì lại mang ý nghĩa cho thấy những xáo trộn
trong bản ngã của nhân vật chính. Con mèo với cái đuôi quặp khi biến mất khỏi cuộc sống của vợ chồng Toru thì những sự
kiện đặc biệt, những nhân vật kì lạ bắt đầu xuất hiện 18 và phá tan những tháng ngày bình yên của anh. Bởi vì đối với vợ
chồng Toru, con mèo đóng vai trò là trung gian nối kết quan hệ vợ chồng của họ, đúng như lời nhận định của Kumiko: “Con
mèo rất quan trọng đối với em. Nó là con mèo đầu tiên em nuôi. Nó rất quan trọng đối với em, nó như một thứ biểu tượng
vậy. Em không thể mất nó được” [15;59]. Và khi con mèo biến mất, Kumiko đã lặng lẽ bỏ đi.
Qua việc tìm kiếm con mèo, Toru đã gặp gỡ cô bé kì lạ Kasahara May, chị em kì dị Kano Malta và Kano Creta,
những nhân vật này tác động khá lớn đến hành trình đi tìm bản ngã của Toru. Đồng thời, việc con mèo đi mất đã khiến cho
bản ngã Toru có những chuyển hướng kì lạ, đúng như lời của Kano Malta: “Ông Okada ạ, tôi phải nói rằng theo tôi, hầu như
chắc chắn ông sẽ không bao giờ tìm thấy con mèo. Nói ra điều này thật tôi không muốn, nhưng có lẽ tốt nhất là ông nên chấp
nhận thực tế. Nó ra đi vĩnh viễn rồi. Trừ phi có một thay đổi lớn nào đó, bằng không con mèo sẽ không bao giờ trở về nữa”
[15;209]. Việc con mèo mang tên Wataya Noboru – tên người anh rể của Toru cũng mang ý nghĩa cô độc, tách biệt với cuộc
sống thực tại. Và khi Toru đặt lại tên cho con mèo là Cá Thu vào ngày nó trở về nhà như hàm ý rằng lúc này Toru đã tìm được
bản ngã đích thực của mình và anh sẵn sàng dấn thân vào thực tại và cả phi thực tại để hoàn thành sứ mệnh của mình trong
cuộc đời này. Tóm lại, biểu tượng con mèo trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” có vai trò tạo nên những
chuyển hướng trong cuộc sống cũng như trong bản ngã nhân vật “Cuộc sống của tôi đang chuyển hướng một cách kì lạ, đó là
điều chắc chắn. Con mèo đi đâu mất kéo theo những cuộc gọi lạ lùng của một người đàn bà kì lạ. Tôi đã gặp một cô gái lạ và
bắt đầu lui tới một căn nhà không người ở. Wataya Noboru đã hãm hiếp Kano Creta. Kano Malta đã tiên đoán đúng rằng tôi
sẽ tìm thấy cà vạt. Kumiko đã bảo tôi rằng tôi không cần phải kiếm việc làm” [15;99].
1.3.3. Biểu tượng cái giếng
Biểu tượng cái giếng xuất hiện trở đi trở lại trong các tác phẩm của Haruki Murakami. Trong “Rừng Na Uy”, cái
giếng được so sánh với tâm hồn sâu hun hút và đầy bí ẩn của nhân vật Naoko. Trong “Tazaki Tsukuru không màu và những
năm tháng hành hương”, cái giếng như một biểu trưng cho cái chết, cho 19 sự tuyệt vọng vô bờ bến của nhân vật Tazaki. Tuy
nhiên, trong “Biên niên ký chim vặn dây cót”, cái giếng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và mang nhiều tầng nghĩa hơn cả.
Theo nghĩa đen, cái giếng trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” chính là cái giếng đã cạn nước ở ngôi nhà hoang trong ngõ
hẹp “Đó là một cái giếng tròn, đường kính khoảng một mét rưỡi, đậy vừa khít bằng một cái nắp tròn bằng gỗ dày. Có hai tảng
bê tông dằn lên nắp giếng giữ cho nó không xê dịch. Thành giếng cao chừng một mét, bên cạnh là một cây già đơn độc, như
gã lính canh” [15;80] và cái giếng ở ngoại mông Nomonhan nơi trung úy Mamiya đã nhảy xuống. Không dừng lại ở đó, cái
giếng trong tác phẩm đã được nhà văn Murakami nâng lên một tầng nghĩa siêu thực hơn. Cái giếng bị cạn nước cũng giống
như cuộc sống của con người đang bị ngưng trệ, đứt đoạn “Có lẽ vì dòng chảy đã thay đổi. Có lẽ một cái gì đó đã ngăn dòng
chảy” [15;54]. Bởi vì, giếng nước là nơi thông với đất trong quan niệm “thiên, địa, nhân” của người châu Á nhằm vươn tới sự
hài hòa trong vũ trụ, giếng cạn nước nghĩa là sự tương thông đó đã bị đứt gãy. Phải chăng bản ngã của các nhân vật trong tác
phẩm đang bị vướng mắc vào một điểm nào đó trong một thời khắc nào đó của cuộc sống? Và để gỡ bỏ được khúc mắc ấy bắt
buộc nhân vật phải tìm về cội nguồn của nguyên nhân, đúng như lời của nhà ngoại cảm Honda: “Khi nào phải đi lên thì đi
lên, khi nào phải đi xuống thì đi xuống. Hễ đã đi lên thì phải chọn ngọn tháp cao nhất mà trèo lên đỉnh. Hễ đã đi xuống thì
hãy tìm cái giếng sâu nhất mà chui xuống đáy. Khi nào không có dòng chảy thì đứng yên. Nếu cưỡng lại dòng chảy, vạn vật
sẽ khô kiệt. Nếu vạn vật khô kiệt, thế gian này sẽ tối đen” [15;64].
Cái giếng gắn liền với bóng tối. Ở dưới giếng sâu hun hút và ngập đầy bóng tối chắn chắn sẽ khiến con người hoang
mang, sợ hãi “Tôi không nhìn thấy chính cơ thể mình. Tôi không thể dùng mắt để xác định xem cơ thể mình có ổn không. Tôi
chỉ có thể dùng tay sờ, nhưng không dám chắc những cảm nhận của mình trong bóng tối là chính xác. Tôi cảm thấy mình
đang bị dối gạt, bị đánh lừa. Đó là một cảm giác thật kì lạ” [15;193]. Nhưng ở chính nơi đó con người sẽ ngộ ra được nhiều
chân lí, lẽ đời và khám phá đến tận cùng bản ngã của mình, như viên trung úy Mamiya đã cảm nhận được niềm mặc khải siêu
nhiên khi được tắm đẫm trong luồng ánh sáng rực rỡ quét xuống đáy giếng chỉ trong một khoảnh 20 khắc ngắn ngủi “Trong
ánh sáng đó, lệ trào khỏi mắt tôi. Tôi cảm thấy như toàn bộ chất lỏng trong cơ thể tôi có thể biến thành nước mắt rồi trào ra
khỏi mắt tôi, rằng chính cơ thể cũng có thể sẽ tan đi mất. Nếu như điều đó xảy ra trong niềm phúc lạc tột cùng của ánh sáng
kì vĩ đó thì ngay cái chết cũng không còn đáng sợ nữa. Tôi có một cảm giác kì diệu về nhất thể, một cảm thức vô cùng lớn lao
về sự hợp nhất. Phải, nó đấy: ý nghĩa đích thực của cuộc nhân sinh nằm trong cái ánh sáng chỉ kéo dài mấy giây kia…”
[15;196]. Còn với nhân vật Toru, bóng tối ở cái giếng sâu lại làm sống dậy trong anh những kí ức về những việc đã xảy ra và
nhìn nhận một cách xác đáng mối quan hệ của anh và vợ mình nảy sinh vấn đề từ đâu “Trong cái bóng tối đầy ẩn nghĩa đến kì
lạ đó, kí ức tôi bỗng trỗi dậy với một sức mạnh chưa từng có. Những hình ảnh rời rạc mà kí ức khơi dậy trong tôi sinh động lạ
lùng, rõ rệt đến từng chi tiết nhỏ, chừng như tôi có thể nắm bắt được trong tay. Tôi nhắm mắt, hồi tưởng lại lần đầu tiên gặp
Kumiko tám năm về trước…” [15;260]. Bên cạnh đó, Toru đã cảm nhận, nắm bắt sâu sắc bản ngã của mình khi anh ở dưới
đáy giếng và sau đó anh đã nỗ lực vượt thoát khỏi mọi giới hạn, bế tắc của bản thân để khiến cuộc sống tốt đẹp hơn “Con
người này, cái tôi này, cái ngã này, được tạo ra ở một nơi khác. Mọi cái đều từ một nơi khác đến, mọi cái đều cũng nơi đó mà
trở về. Tôi chẳng qua chỉ là đường thông cho cái kẻ gọi là tôi đi qua” [15;305] … “Anh đã muốn thoát khỏi chính mình, khỏi
cái tôi đã tồn tại từ trước khi đó. Trong cái thế giới mới đó anh cố tìm một cái tôi mới phù hợp hơn với cái bản lai diện mục
sâu xa của mình” [15;304]. Nước là khởi nguồn của sự sống, Toru ý thức được điều đó nên anh đã tìm mọi cách để nước lại
lấp đầy cái giếng khô “Nó đã khô cạn, đã chết từ quá lâu rồi, thế nhưng giờ nó đã phục hồi sự sống. Cái gì đó bấy lâu vẫn làm
tắc nghẽn mạch nước nay đã bị tháo tung ra” [15;685]. Qua đó, bản ngã đích thực của anh sẽ trỗi dậy “Anh tin mình có thể
sống theo một lối mới tương hợp hơn với cái tôi đích thực của mình” [15;304], dẫu cho anh suýt bị chết đuối vì mực nước
dâng cao.
Cái giếng còn là cánh cửa trung gian nối liền giữa thực tại và giấc mơ, giữa hiện tại và quá khứ. Vì thế, nhân vật
trung úy Mamiya và Toru mới có những sự tương giao trong việc khám phá bản ngã khi ngồi dưới đáy giếng, dẫu cho từ cái
giếng ở Nomonhan đến cái giếng ở nhà Miyawaki cách nhau về 21 khoảng cách địa lí rất xa. Và ở cái giếng trong thực tại đã
dẫn dắt Toru đến giấc mơ hay một cõi phi thực tại, ở đó anh đã chiến đấu với cái ác, cái ô uế đang giam cầm bản ngã của vợ
mình.
Có thể nói, thông qua biểu tượng cái giếng, dường như nhà văn Haruki Murakami muốn nói lên những giới hạn bên
trong nhân vật cũng như những khao khát vượt lên giới hạn để làm chủ thực tại của họ. Nói rộng ra, đó chính là bi kịch của
con người tri thức thời hiện đại. Cả trung úy Mamiya và Toru đều là những con người thuộc tầng lớp tri thức trong xã hội, lúc
đầu họ tưởng rằng đã nhận thức và làm chủ được cuộc sống của mình cho đến khi xuống đáy giếng họ mới ngỡ ra mình chỉ là
những kẻ đáng thương vì không thể nắm bắt trọn vẹn bản ngã của mình. Giống như viên trung úy Mamiya sau khi cảm nhận
được niềm mặc khải bên trong tâm hồn thì “tôi cảm thấy thật sự mình cần phải chết ngay lúc đó” [15;196] nhưng ông đã
không chết được và khi trở về với cuộc sống đời thường ông chẳng khác gì một cái xác không hồn “Tôi như một bộ xương
khô, cái vỏ rỗng bị một con côn trùng bỏ lại” [15;196]. Tóm lại, biểu tượng cái giếng trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim
vặn dây cót” có vai trò để nhân vật tự vấn với chính bản ngã đích thực của mình mà đôi khi nó bị lớp sương mù của cuộc
sống thực tại xô bồ, vội vã làm khuất lấp. Chỉ khi nhân vật ở dưới giếng sâu và bị bóng tối dày đặc bao phủ, thậm chí chúng
ta có cảm tưởng như họ bị bỏ ở ngoài rìa thế giới thì lúc đó họ mới sống thật với cái tôi, cái ngã của mình nhất.
1.3.4. Biểu tượng vết bầm
Vết bầm cũng là một biểu tượng quan trọng trong tác phẩm. Nó xuất hiện trên gương mặt Toru có ý nghĩa giống như
một sự đánh dấu cuộc sống của anh đã chuyển giao sang một giai đoạn mới. Vết bầm hình thành khi Toru đi xuyên qua tường
trong giấc mơ và ở hiện tại thì “nó nằm ngay gần xương hàm, kích thước bằng bàn tay đứa trẻ sơ sinh. Nó có màu xanh
dương thẫm gần như đen, giống màu mực Mont Blanc xanh đen” [15;332]. Dường như vết bầm trên mặt Toru có mối liên hệ
nhân quả một cách thần bí với những giấc mơ của anh và cả quá khứ về cuộc chiến tranh ở Mãn Châu. Bởi vì, ở cuộc chiến
tranh Mãn Châu quốc, vết bầm này đã xuất hiện trên mặt của viên bác sĩ thú y – cha của Nhục 22 Đậu Khấu và nhờ đặc điểm
nhận dạng này mà trong thời hiện tại, bà mới tìm được người kế tục của mình là Toru.
Vết bầm xuất hiện nhắc nhở Toru cần phải không ngừng đi tìm bản ngã đích thực của mình và vết bầm biến mất khi
anh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Tóm lại, biểu tượng vết bầm trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” có vai
trò như một dấu mốc mới đã hình thành trong cuộc sống nhân vật và nhắc nhở nhân vật đi tìm cái ngã đích thực và nhiệm vụ
cần phải hoàn thành.
1.3.5. Biểu tượng cây gậy bóng chày
Cây gậy bóng chày chỉ xuất hiện thấp thoáng trong tác phẩm nhưng cũng là một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Cây
gậy bóng chày cũng là một vật kết nối thần bí giữa quá khứ, hiện tại và giấc mơ. Trong quá khứ, ở cuộc chiến tranh Mãn
Châu quốc, đó là vật mà tay lính trẻ người Nhật Bản đã dùng để đánh chết người lính Trung Hoa và sau đó viên bác sĩ thú y
đã cầm nó chìm sâu vào giấc ngủ. Trong hiện tại, Toru đã bị gã ảo thuật gia đánh tới tấp bằng cây gậy bóng chày và từ đó cây
gậy bóng chày thường xuyên được Toru mang theo bên mình, đặc biệt là khi ở dưới đáy giếng, cây gậy bóng chày lại mang
đến cho anh cảm giác bình tâm, nhẹ nhõm. Và trong giấc mơ, cây gậy bóng chày đã trở thành vũ khí để anh tiêu diệt kẻ thù,
cụ thể là người anh rể Wataya Noboru. Bên cạnh đó, biểu tượng cây gậy bóng chày trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn
dây cót” còn có vai trò giống như một chất xúc tác đánh thức bản ngã đang ngủ sâu bên trong nhân vật. Chẳng hạn như nhân
vật Toru sau khi bị đánh bằng cây gậy bóng chày, anh đã hoàn toàn tỉnh ngộ và thay vì trốn tránh hiện thực, anh đã quay trở
lại đối diện với nó và tìm cách giải quyết những khúc mắc của mình. Chỉ khi đó anh mới giữ được cái tôi, cái ngã đích thực
của mình “Tôi không thể - và không nên – chạy trốn, không trốn đến Crete, cũng chẳng trốn đi đâu hết. Tôi phải đưa bằng
được Kumiko trở về. Bằng đôi tay mình, tôi phải lôi nàng trở lại thế giới này. Bởi nếu tôi không làm vậy, đó sẽ là chung cục
của chính tôi. Con người này, cái kẻ mà tôi xem là “tôi”, kẻ đó sẽ mất đi vĩnh viễn” [15;391].
Nhà văn Haruki Murakami đã từng bộc bạch: “Những biểu tượng ẩn trong tâm hồn chúng ta. Những biểu tượng ẩn
rất sâu ở tận cùng của trái tim mỗi chúng ta và có thể đưa người ta xích lại gần nhau, gần đến mức sát sao nhất. Khi 23 tôi
viết một cuốn tiểu thuyết, tôi đi xuống những đáy sâu tận cùng đó” [12]. Chính vì thế, muốn hiểu văn chương Murakami,
chúng ta bắt buộc phải tiếp cận, giải mã, quy chiếu dưới ý nghĩa của các biểu tượng. Trên đây, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu, phân tích vai trò của các biểu tượng trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”. Nhìn chung, mỗi một biểu tượng
được đưa ra để soi chiếu, giải mã đều đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn lao trong hành trình đi tìm bản ngã của các
nhân vật. Qua đó, chúng ta cảm nhận được thông điệp mà Murakami gửi gắm trong tác phẩm gắn với một triết lí thuần nét Á
Đông đó là “vạn vật hữu linh”, nghĩa là vạn vật trong cuộc sống đều có linh hồn và ẩn chứa nhiều sự thần bí, chúng không
phải tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên biến mất, tắc mạch mà sự xuất hiện của chúng luôn có một ý nghĩa nhất định nhằm
khai sáng điều gì đó trong tâm linh con người. Mỗi sự thay đổi, biến thiên của vạn vật đều ảnh hưởng đến cái bản ngã của con
người. Cách duy nhất để giữ vững cái ngã của mình là con người phải có sự dung hòa, hòa hợp với vạn vật, với mọi mối quan
hệ trong xã hội và cần xác định nhiệm vụ, sứ mệnh của mình trong cuộc đời này. Với một phong cách văn chương thâm trầm,
tĩnh tại, Haruki Murakami đã tài tình nói với độc giả thông điệp đó thông qua cuốn tiểu thuyết mang đậm hơi hướng của chủ
nghĩa hiện thực kì ảo này.
1.4. Sư gặp gỡ với các nhân vật kì bí trong hành trình đi tìm bản ngã
Có thể nói, Haruki Murakami chịu sự ảnh hưởng rất lớn của văn học châu Âu trong tư duy nghệ thuật của mình. Thế
nhưng, dấu ấn của nền văn hóa dân tộc vẫn cuồn cuộn chảy trong từng huyết mạch của nhà văn và Murakami cũng đã khẳng
định điều này trong một bài phỏng vấn của mình “Trước đây, tôi muốn làm một nhà văn ngoài lề Nhật Bản. Nhưng tôi vẫn là
một nhà văn Nhật. Đây là đất nước tôi và gốc rễ của tôi. Tôi không thể trốn chạy khỏi Tổ quốc” [12]. Vì vậy, các sáng tác của
ông vẫn mang hơi hướng Nhật Bản, hơi hướng Á Đông khá rõ nét.
Nhật Bản là một dân tộc duy cảm. Họ có đời sống tâm linh rất phong phú. Họ sống hướng nội, trầm tĩnh và thích
chiêm nghiệm, suy tưởng những vẻ đẹp mang đậm yếu tố tinh thần. Điều này chúng ta có thể bắt gặp trong “Xứ tuyết”, “Cố
đô” của nhà văn Kawabata Yasunari khi các nhân vật trong tiểu thuyết thích 24 chìm sâu vào thế giới tinh thần tĩnh tại của
mình để đối diện với những làn sóng nội tâm đa thanh, đa sắc. Hay chúng ta cũng có thể cảm nhận yếu tố duy tình, an nhiên
của tâm hồn con người trong thơ haiku của Basho. Và trong các sáng tác của mình, Haruki Murakami đã tạo cho nhân vật có
những năng lực thiên phú đặc biệt có thể tác động đến ngoại giới và khai mở thế giới tâm linh của con người. Trong “Biên
niên ký chim vặn dây cót”, xuất hiện rất nhiều kiểu nhân vật kì bí và bằng cách này hay cách khác, họ có sự tác động không
nhỏ đến hành trình đi tìm bản ngã đích thực của nhân vật chính trong tiểu thuyết.
1.4.1. Nhà ngoại cảm
Nhân vật nhà ngoại cảm Honda xuất hiện không nhiều trong tác phẩm, ông chỉ hiện lên thấp thoáng qua lời kể của
nhân vật Toru “Ông là một cụ già dễ mến, khuôn mặt luôn bừng sáng mỗi khi thấy chai rượu sake chúng tôi mang đến cho
ông … Ông rõ là một người xem bói khá nổi tiếng, nhưng ông sống rất giản dị, thậm chí phải nói là khắc khổ” [15;63] và
nhân vật trung úy Mamiya “Ông Honda biết rõ mình sắp chết. Ông ấy đã đạt tới một trạng thái tâm thức mà những kẻ như tôi
chẳng bao giờ mong có được. Ở ông ấy có gì đó làm người khác bị xáo động sâu xa. Tôi cảm thấy điều đó ngay từ lần đầu
gặp ông ấy, vào mùa hè năm 1938” [15;157] nhưng ông là người đóng vai trò quan trọng trong hành trình đi tìm bản ngã của
Toru. Chính nhờ ông mà Toru và Kumiko mới có thể kết hôn với nhau “Ông đã hỏi cha mẹ Kumiko tất cả những gì hai ông
bà đã biết về tôi, đoạn tuyên bố dứt khoát rằng nếu muốn gả chồng cho con gái họ thì chẳng có đám nào tốt hơn tôi, rằng một
khi Kumiko đã chọn tôi làm ý trung nhân thì dù có thể nào họ cũng không được ngăn cản, nếu không thì sẽ phải hứng chịu
những hậu quả khủng khiếp” [15;61]. Và ông Honda đã hoàn toàn đúng, bởi vì nếu không gặp gỡ và kết hôn với Toru thì
Kumiko sẽ mãi mãi bị giam cầm và lạc lối trong chính bản ngã của mình. Ông Honda cũng là người đầu tiên dự đoán về sứ
mệnh đặc biệt của Toru “Tôi là tôi, anh ta là anh ta. “Tôi là tôi/ anh ta là anh ta/ tàn thu”. Nhưng con ạ, riêng con thì không
thuộc về cõi đó. Con thuộc về một cõi nằm trên hoặc dưới đó”. Ông đã cảnh báo Toru hãy cẩn thận với nước và quả thật sau
này Toru đã suýt bị chết đuối.
Bằng tài năng ngoại cảm phi thường, ông Honda đã cứu sống được trung úy Mamiya khi họ cùng tham gia một
nhiệm vụ đặc biệt ở ngoại mông Nomonhan “… Sau đó ông ấy đi tìm tôi. Tuy nhiên, để tìm ra được tôi dưới cái giếng kia,
ông ấy phải mất nhiều công sức lắm. Thậm chí ông ấy không biết đám lính dẫn tôi về hướng nào kia mà … Chắc chỉ có thể
nói là ông ấy biết, vậy thôi” [15;198]. Và ông Honda là người đã sắp xếp cuộc gặp gỡ tưởng chừng như tình cờ giữa Toru và
trung úy Mamiya. Cuộc gặp gỡ đặc biệt này đã tác động rất sâu xa đến bản ngã của Toru khi giữa anh và trung úy Mamiya có
sự tương thông một cách thần bí về niềm mặc khải lúc ở dưới đáy giếng. Món quà ông Honda để lại cho Toru sau khi ông
chết cũng mang ý nghĩa sâu sắc “Tất cả những gì ông Honda để lại cho tôi là một cái hộp rỗng” [15;202]. Phải chăng ông
Honda muốn nói rằng cái bản ngã bên trong Toru lúc bấy giờ cũng đang trống rỗng như vỏ hộp whisky ấy và nhiệm vụ của
Toru là hãy đi tìm bản ngã đích thực của mình để lấp đầy trạng thái rỗng không của bản thân.
1.4.2. Chị em bà đồng
Trong hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật Toru, chị em Kano Malta và Kano Creta đóng vai trò rất quan trọng.
Nhà văn Haruki Murakami đã sử dụng thủ pháp nghịch dị rất độc đáo để khắc họa hình tượng hai chị em bà đồng này và gợi
lên trong lòng độc giả sự tò mò, hứng thú về thân thế nhân vật. Nghịch dị là “một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật dựa vào
huyễn tưởng, vào tính trào phúng, vào tính ngụ ngôn, vào sự kết hợp và tương phản một cách kì quặc cái huyền ảo và cái
thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa” [27;60]. Hiểu theo ý nghĩa đó, trong “Biên niên ký
chim vặn dây cót”, Murakami đã xây dựng hình tượng hai chị em Kano Malta và Kano Creta dựa trên sự tương phản giữa cái
đẹp và cái kì lạ, giữa cái thực và cái huyền ảo. Sự nghịch dị thể hiện trước hết ở trang phục của hai chị em, cô chị Kano Malta
là một người có “thân hình cân đối, thon thả, trang điểm chừng mực. Cô ta biết cách ăn mặc. Áo khoác và áo blouse cắt may
tuyệt khéo. Trên cổ áo khoác lấp lánh một cái ghim bằng vàng hình lông chim” [15;48], thế nhưng cô lại luôn đội lên đầu cái
mũ vinyl màu đỏ không hề phù hợp với bộ đồ cô đang mặc. Cái mũ vinyl màu đỏ của Kano Malta đã gợi lên một ấn tượng
mạnh gần như là ám ảnh 26 đối với Toru kể từ sau lần gặp gỡ đầu tiên giữa họ. Còn cô em Kano Creata cũng là một cô gái rất
đẹp nhưng lại chọn cho mình một phong cách thời trang rất kì lạ “Cô em gái mặc bộ đồ màu lam nhạt, đội một chiếc mũ cùng
tông, loại mũ thịnh hành vào thập niên 1960. Kiểu tóc của cô em chính là của Jacqueline Kennedy hồi còn là phu nhân tổng
thống, keo xịt tóc bóng nhẫy …” [15;52]. Không dừng lại ở đó, sự nghịch dị còn thể hiện ở vẻ bề ngoài gợi lên sự huyễn
hoặc, thoát tục của hai chị em họ, chẳng hạn như đôi mắt thiếu chiều sâu một cách bí hiểm của Kano Malta “Đôi mắt cô ta có
cái gì đó thật lạ. Đôi mắt ấy đẹp thì đẹp thật, nhưng dường như chúng chẳng nhìn bất cứ cái gì. Chúng phẳng lì, như thể làm
bằng thủy tinh. Song dĩ nhiên đó không phải là cặp mắt thủy tinh…” [15;49] hay thể xác luôn mang vẻ tách biệt, rời rạc giữa
thế giới thực tại của Kano Creta “Tôi cảm thấy như mình không gắn liền với thế giới … Thân thể tôi nhẹ bỗng một cách đáng
sợ. Nó nhẹ tênh, như không khí, như không còn là thân xác tôi nữa … Giờ đây thế giới ấy không còn là thế giới, tôi cũng
không còn là tôi nữa …” [15;118].
Toru gặp gỡ hai chị em Kano Malta và Kano Creta với mục đích nhờ Kano Malta giúp đỡ tìm kiếm con mèo đi lạc
hay đúng hơn là Kumiko đã giới thiệu, sắp xếp cuộc gặp giữa anh và Kano Malta, bởi vì “Kano Malta là loại người có linh
giác thấu thị hay gì đó tương tự” [15;54]. Năng lực đặc biệt này khiến cuộc sống của Kano Malta trở nên khổ sở và dần dà cô
cảm thấy cô độc, xa rời với cuộc sống, với xã hội hiện hành “Chị càng lớn thì những năng lực đặc biệt kia càng mạnh, nhưng
chị chẳng biết dùng chúng vào việc gì hay nuôi dưỡng chúng ra sao, điều đó khiến chị hết sức khổ sở … Chị phải đè nén năng
lực của mình, ỉm chúng đi. Chẳng khác gì trồng một cái cây to lớn, mạnh mẽ trong chiếc chậu con. Nó không tự nhiên.
Không đúng chỗ …” [15;105]. Vì vậy, Kano Malta đã tìm đến đảo Malta để tu tập và điều dưỡng năng lực của bản thân trong
vòng ba năm (tên gọi Kano Malta cũng ra đời từ đó) và luôn bị ám ảnh về các thành tố của nước chi phối đến cấu trúc cơ thể
con người. Cũng giống như nhà ngoại cảm Honda, Kano Malta đã đưa là lời dự đoán rất chính xác về cuộc đời Toru “Tôi tin
rằng đời ông đang bước vào một giai đoạn trong đó nhiều sự kiện sẽ xảy ra. Việc con mèo của vợ chồng ông biến mất chỉ là
sự khởi đầu mà thôi” [15;55]. Có thể 27 nói, những lời tiên đoán của Kano Malta đã phần nào mang tính chất quyết định đến
hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật Toru sau này. Dường như Kano Malta đã biết trước rằng sứ mệnh sắp tới của Toru
không hề dễ dàng, đầy thách thức, chông gai và Toru phải tự mình dấn thân, hành động mới có thể tìm được bản ngã đích
thực của mình, đồng thời cứu rỗi bản ngã của Kumiko “Ông sẽ phải vượt qua tất cả bằng chính sức mình. Bằng chính đôi tay
mình” [15;239].
Khác với người chị có năng lực thấu thị đặc biệt, Kano Creta lại mang sự nhạy cảm lạ thường về những cái đau đến
nỗi cô phải quyết định tự sát vào năm hai mươi tuổi để chấm dứt sự đau đớn triền miên của bản thân “Cái đau là nguyên nhân
khiến tôi quyết định tự sát. Đau ở đây không phải theo nghĩa bóng mà là nghĩa đen. Hoàn toàn không phải ẩn dụ, mà là cái
đau thể xác, thuần túy về thể xác. Cái đau giản đơn, thường tình, trực tiếp, vật lý, song chính vì vậy càng là cái đau buốt nhói:
nào nhức đầu, nào đau răng, nào đau khi đến kì kinh nguyệt, nào đau lưng dưới, nào tê vai, nào sốt, nào đau cơ, nào bỏng, nào
tê cóng, nào chuột rút, nào bong gân, nào sưng, nào bầm tím, vân vân. Suốt đời, tôi luôn phải chịu đựng những cái đau thể
xác ngày càng thường xuyên, ngày càng dữ dội hơn cái đau của kẻ khác … Tôi thử hỏi mọi người rằng đau là gì, nhưng
chẳng ai biết cái đau thực sự nó là thế nào cả. Hầu hết thiên hạ trên đời này sống mà chẳng mấy khi biết tới cái đau, ít nhất là
không phải biết nó ngày ngày” [15; 109 – 110]. Thế nhưng, cuộc tự sát của Kano Creta đã bất thành và từ đây một bản ngã
mới đã ra đời “Tôi không còn đau gì nữa … Cái đau đã hoàn toàn biến mất” [15;115] và cô quyết định tiếp tục sống để trải
nghiệm cái bản ngã mới mẻ này “Tôi chợt muốn biết, dù chỉ một chút thôi, rằng thế nào là sống mà không phải đau đớn gì”
[15;115]. Tuy nhiên, Kano Creta vẫn không thể hòa hợp hoàn toàn với cái bản ngã mới của mình “Cuộc sống không biết thế
nào là đau đớn: nó chính là điều tôi từng mơ ước suốt ngần ấy năm ròng, nhưng giờ đây có nó, tôi lại không thấy có chỗ cho
mình trong đó. Giữa cuộc sống đó với tôi có một sự cách ngăn rạch ròi, điều đó khiến tôi bối rối vô cùng” [15;118], thậm chí
cô đi làm điếm rồi bị bọn xã hội đen làm nhục tập thể vẫn không khiến cô có một chút cảm giác đau đớn hay khoái lạc nào
“Chúng lôi tôi vào một hẻm vắng, hăm dọa tôi bằng một món gì giống như con dao, rồi đưa tôi về sào huyệt của chúng. 28
Chúng đẩy tôi vào một căn phòng mãi phía sau, lột hết áo quần tôi, trói quặt cổ tay tôi lại rồi thay nhau hãm hiếp tôi trước
ống kính máy quay video. Suốt thời gian đó tôi nhắm mắt, cố không nghĩ gì cả. Việc đó với tôi không khó, bởi tôi chẳng cảm
thấy gì hết – đau đớn không, khoái lạc cũng không” [15;116]. Có thể nói, Kano Creta đã hoàn toàn trơ lì, chai sạn về mặt xúc
cảm “… Nhưng bây giờ thậm chí chết cũng không chết được. Trong nỗi vô cảm này, thậm chí tôi không đủ sức tự giết mình.
Tôi không cảm thấy gì hết: đau đớn không, niềm vui không. Mọi cảm giác và cảm xúc đã ra đi. Và tôi thậm chí không còn là
tôi nữa” [15;118] cho đến khi cô gặp Wataya Noboru và bị hắn hãm hiếp, đồng thời suýt bị lạc lối trong mê cung thăm thẳm
của bản thể chính mình “Mỗi khi nhớ lại mười ngón tay hắn, mỗi khi nhớ lại cái thứ lùm lùm, nhơn nhớt đã chui ra khỏi
người tôi, tôi lại thấy bất an khủng khiếp. Trong tôi tràn ngập nỗi căm giận – và thất vọng – mà tôi không thể làm gì được …
gã đàn ông kia đã mở tung một cái gì đó sâu trong thân thể tôi. Cảm giác mình đã bị bật tung cứ bám riết lấy tôi, khăng khít
không rời với kí ức về gã đàn ông đó, cùng với cảm giác rõ ràng mình đã bị ô uế” [15;353]. Nhờ sự giúp đỡ của Kano Malta,
Kano Creta đã dần dần dung hòa với cái bản ngã mới của mình – cái bản ngã đã được định hình kể từ sau khi cô bị Wataya
Noboru hãm hiếp “Tôi cần thời gian làm quen với cái tôi mới của mình. Tôi phải xây dựng cái mà tôi gọi là “tôi” này, hay
đúng hơn, tự mình làm ra từng cái một trong những cái hình thành nên tôi” [15;353]. Đồng thời, từ đây Kano Creta đã hình
thành cho mình một năng lực siêu nhiên, đó là cô có thể tự tách tinh thần của mình ra khỏi lớp vỏ thể xác. Thậm chí, cô có thể
đi xuyên qua lớp vỏ vật chất thể xác để vào bên trong tinh thần của người khác mà quan hệ tình dục với họ trong giấc mơ.
Nhờ năng lực kì lạ này của Kano Creta mà Toru có thể soi rọi sâu xa nhất về bản thể của chính mình. Bên cạnh đó, qua việc
lắng nghe Kano Creta khảo sát bản chất của cái đau, về việc cô đã gặp gỡ Wataya Noboru và bị hắn làm cho ô uế bản ngã,
Toru đã phần nào hiểu được vấn đề của vợ mình. Qua đó, hành trình đi tìm bản ngã đích thực của anh bắt đầu có sự chuyển
hướng đúng đắn, anh đã xác định được nhiệm vụ thiết yếu của anh là tiêu diệt Wataya Noboru hay đúng hơn là ngăn chặn
năng lực tàn bạo, kì dị của hắn – cái năng lực đã hại chết chị gái Kumiko, giam cầm bản ngã Kumiko và 29 khiến Kano Creta
không thể hồi phục trọn vẹn bản ngã bằng cách này hay cách khác «Có một điều em không bao giờ được quên, đó là thân thể
em đã bị gã đàn ông đó làm ô uế. Lỡ mà xảy ra điều xấu nhất, chị có thể sẽ mất em mãi mãi ; em có thể sẽ phải vĩnh viễn lang
thang trong cõi hư vô. Cũng may, hóa ra cái tôi của em lúc đó không phải là cái tôi thực, cái tôi bản lai của em, thành thử biến
cố kia lại có tác dụng ngược. Thay vì giam hãm em, nó lại giải phóng em khỏi trạng thái trung gian. Điều đó xảy ra hoàn toàn
là do may mắn. Tuy nhiên, việc em đã bị ô uế thì vẫn còn đó, ở bên trong em, đến một lúc nào đó em sẽ phải tự rứt nó ra khỏi
mình. Em sẽ phải tự mình tìm ra cách và tự mình làm việc đó” [15;355].
1.4.3. Người chữa bệnh tâm linh
Nhật Bản được biết đến là một trong những đất nước có nền khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất ở khu vực châu Á. Thế
nhưng bên cạnh sự tiến bộ vượt bậc ở mọi lĩnh vực, trong đó có y học thì người Nhật Bản vẫn coi trọng yếu tố tâm linh. Hay
nói cách khác, họ rất tin tưởng vào các thế lực siêu nhiên thần bí được kí thác ở một số người có năng lực đặc biệt có thể xoa
dịu, “chỉnh lí” những vấn đề tiềm ẩn sâu thẳm trong tâm hồn họ mà nền y học hiện đại không thể nào chữa khỏi được. Nhân
vật Nhục đậu khấu trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” cũng thuộc kiểu nhân vật có năng lực chữa bệnh tâm linh. Nhục
đậu khấu vốn là một nhà thiết kế thời trang có tiếng tăm lừng lẫy cho đến khi chồng bà bị sát hại không rõ nguyên nhân thì bà
bắt đầu từ bỏ việc thiết kế. Đồng thời, lúc này bà phát hiện được một năng lực thần bí đang trỗi dậy mạnh mẽ bên trong cơ
thể bà và năng lực ấy có khả năng chỉnh lí “cái gì đó” tồn tại bên trong con người “Nhục đậu khấu và người đàn bà đang tán
gẫu trong khi chờ cô con gái thử quần áo thì bỗng nhiên người đàn bà ép cả hai tay lên đầu và lảo đảo quỳ sụp xuống sàn nhà.
Nhục đậu khấu hoảng hốt ghì lấy bà ta cho khỏi ngã và xoa xoa thái dương trái của bà ta. Bà làm việc đó theo phản xạ, không
suy nghĩ gì, nhưng ngay khi lò ng bàn tay bắt đầu di chuyển, bà cảm thấy “có một cái gì đó”, như thể bà đang cảm nhận được
một vật bên trong chiếc túi vải” [15;558]. Và năng lực đặc biệt này đã trở thành nghề chính của bà trong nhiều năm liền “Hết
năm này sang năm khác bà tiếp tục chỉnh lí “cái gì đó” kia mà mỗi khách hàng đều mang bên trong mình. Bà chẳng bao giờ
hiểu được chính xác mình đang làm gì 30 cho họ, nhưng bà vẫn tiếp tục làm hết sức mình …” [15;534]. Tuy nhiên, Nhục đậu
khấu dần dần nhận thấy năng lực của bà đang suy yếu “Mình chẳng còn lại bao nhiêu sức lực. Nếu cứ thế này, mình sẽ tự
thiêu cháy mình đến hết. Mình sẽ chẳng còn lại gì nữa” [15;535] mà “cái gì đó” bên trong mỗi khách hà ng của bà vẫn đang
lớn mạnh theo thời gian “Chỉ trong ít ngày (thường từ ba đến mười ngày), mỗi “cái gì đó” ấy sẽ lại hoạt động, khi tiến khi lùi
song về lâu dài thì ngày một lớn ra, ngày một mạnh lên như tế bào ung thư, không thể nào ngăn được” [15;534]. Nhục đậu
khấu bắt buộc phải tìm người thay thế bà để tiếp tục “chỉnh lí” các khách hà ng. Và người kế tục bà chính là “chàng thanh
niên với vết bầm trên má đang ngồi trước một tòa nhà ở khu Shinjuku” [15;535] – Toru Okada.
Có thể nói, trở thành người kế tục của Nhục đậu khấu, Toru đã hoàn toàn “thay da đổi thịt” trong một bản ngã mới.
Bản ngã này hình thành sau khi anh từ dưới đáy giếng trở lên mặt đất. Và lúc này Toru đã trở thành một con người đa ngã.
Kiểu nhân vật đa ngã cũng xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Haruki Murakami, chẳng hạn như nhân vật Sumire, Miu
trong “Người tình Sputnik”, Shimamoto trong “Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời”, Miss saeki trong “Kafka bên bờ
biển”. Sở dĩ có kiểu nhân vật đa ngã này vì các tác phẩm của Murakami viết về những con người trẻ cô đơn, lạc lõng giữa
một xã hội hiện đại nhưng cũng lắm vấn đề phức tạp nảy sinh; vì vậy khi bước vào đời thực, những con người ấy không khỏi
cảm thấy chông chênh, lạc lối và không thể xác định bản ngã đích thực của mình ; bởi trải qua mỗi sự va chạm, mất mát thì
một bản ngã mới lại hình thành, đúng như nhân vật Miu trong “Người tình Sputnik” đã khẳng định: “Tôi – cái tôi đích thực –
đã chết, còn những cái tôi khác vẫn sống, đang ngấu nghiến da thịt tôi, nhai tim tôi, hút máu tôi” [9;24]. Tuy nhiên, trong
“Biên niên ký chim vặn dây cót”, Haruki Murakami đã không dừng lại ở việc phản ánh cái đa ngã của nhân vật mà nhà văn
chỉ muốn lấy yếu tố này làm chất xúc tác để nhân vật có thể tìm được bản ngã đích thực của mình. Với bản ngã mới, Toru có
khả năng phân thân, tách khỏi lớp vỏ nhục thể của mình trong suốt quá trình “chỉnh lí” cho khách hà ng “Tách khỏi xác thịt
mình không đến nỗi khó. Tôi thấy dễ chịu hơn nhiều, ít nhất việc này cũng cho phép tôi rũ bỏ cảm giác 31 vụng về mà tôi
đang cảm thấy. Tôi là một khu vườn um tùm cỏ dại, một con chim đá không bay, một cái giếng cạn khô. Tôi biết rằng một
người đàn bà đang ở trong căn nhà trống vốn là bản thân tôi. Tôi không nhìn thấy cô ta, song điều đó chẳng làm tôi bận tâm
nữa. Nếu cô ta đang tìm cái gì đó ở trong kia, tôi có thể cho cô ta cái đó” [15;427]. Qua đó, anh có thể nắm bắt tận gốc những
vấn đề tiềm ẩn trong bản thân mình mà cuộc sống tẻ nhạt đời thường đã vô tình làm khuất lấp. Khả năng tương thích với
ngoại giới đã giúp Toru từng bước tiến lại gần Kumiko hay đúng hơn là bản ngã đích thực của vợ mình.
1.4.4. Người rỗng
Trong các tác phẩm của Haruki Murakami thường hay xuất hiện những kiểu nhân vật kì bí có vai trò dẫn dắt, giúp đỡ
nhân vật chính khi họ gặp nguy hiểm. Những nhân vật này không hiện diện ở cõi thực mà họ chỉ có mặt trong tâm tưởng hoặc
trong giấc mơ của nhân vật chính. Chẳng hạn như nhân vật người cừu trong hai tiểu thuyết “Cuộc săn cừu hoang” và “Nhảy,
nhảy, nhảy” chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của nhân vật chính và đưa ra những lời giải đáp cho những vướng mắt mà nhân vật
chính gặp phải trong đời thực. Ở “Biên niên ký chim vặn dây cót” lại có người rỗng chỉ hiện diện trong những giấc mơ của
Toru và là người đã nhiệt tình giúp đỡ Toru khi anh bị mọi người truy bắt. Người rỗng là một người không có khuôn mặt cụ
thể “Tôi quay lại và thấy một người đàn ông không có mặt. Có thật là anh ta không có mặt hay không, tôi không biết, nhưng
ở chỗ lẽ ra là khuôn mặt chỉ bao trùm một bóng tối đen ngòm, và tôi không thể biết có cái gì đằng sau nó” [15;121]. Trong
giấc mơ của Toru, anh trở thành nghi phạm đã đánh trọng thương Wataya Noboru “Theo người ta mô tả, hung thủ có ngoại
hình giống hệt tôi – áo khoác và mũ màu xanh lính thủy, kính râm, vết bầm trên má, chiều cao, độ tuổi – và cây gậy bóng
chày” [15;662]. Người rỗng xuất hiện kịp thời như một vị cứu tinh giải thoát cho Toru khỏi hoàn cảnh nan giải và chính anh
đã dẫn dắt Toru đến với căn phòng khách sạn 208 – căn phòng chứa nhiều bí mật đang đợi chờ Toru giải mã.
Có thể nói, nhân vật người rỗng giống như một dạng phân thân khác của Toru, nó là phần bản ngã thiện lương ẩn sâu
bên trong mỗi con người. Và ở hoàn cảnh nguy nan, nó sẽ trỗi dậy giúp đỡ con người hướng về những điều chân – 32 thiện –
mĩ trong cuộc sống. Chính vì vậy, nhân vật người rỗng trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” mới không có hình hài cụ thể
mà chỉ như một bóng ma trong suốt thoắt ẩn thoắt hiện. Tuy nhiên, nhân vật này lại có vai trò rất quan trọng trong việc định
hướng Toru tìm được bản ngã đích thực của mình cũng như đánh thức thiên lương tốt đẹp trong tâm hồn nhân vật.
Trên đây, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích sự gặp gỡ các kiểu nhân vật kì bí trong hành trình đi tìm bản
ngã của nhân vật Toru. Mỗi một nhân vật kì bí trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” có thể có tên tuổi hoặc
không có tên tuổi, có hoàn cảnh xuất thân khác nhau và có thể hiện diện ở cõi thực hoặc cõi phi thực. Tuy nhiên, điểm chung
ở họ là đều có những năng lực đặc biệt và có vẻ ngoài, tính cách kì lạ. Mỗi nhân vật xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau
trong cuộc đời Toru khiến cuộc sống vốn bình dị của anh trở nên bị xáo trộn nhưng cũng đầy kịch tính và có những chuyển
biến quan trọng hơn. Bằng cách này hay cách khác, sự gặp gỡ một cách ngẫu nhiên giữa Toru và các nhân vật kì bí đã giúp
cho anh dần dần tiến tới bản ngã đích thực của mình, đồng thời giải cứu được người vợ yêu thương trở về.
1.5. Sự cô đơn – một dạng thức để nhân vật tìm về bản ngã
Có thể nói, sự cô đơn xuất hiện trong các tác phẩm của Haruki Murakami với nồng độ rất đậm đặc. Trong “Rừng Na
Uy”, ông đã để cho nhân vật của mình tuyên bố: “Bản ngã và tha nhân là cách biệt”. Vì vậy, các nhân vật của Murakami dẫu
luôn cố gắng hòa hợp giữa bản ngã và nhân vị của mình qua giao tiếp, tình yêu, tình dục với người khác để tìm kiếm sự chia
sẻ, đồng cảm nhưng đều bất thành. Bởi vì, bản ngã của họ quá khác biệt. Họ càng khao khát hiểu được chính mình và hiểu
được người khác thì càng rơi vào bế tắc, thất vọng. Chính vì thế, họ bị vây bủa trong nỗi cô đơn đến cùng cực. Tuy nhiên,
trong trạng thái cô đơn, họ lại có cơ hội đối diện và tự vấn với bản ngã của mình một cách trọn vẹn nhất. Hay nói cách khác,
sự cô đơn như một dạng thức để nhân vật tìm về bản ngã đích thực.
1.5.1. Sự cô đơn trong xã hội
Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, sự cô đơn khởi phát từ chính xã hội mà nhân vật đang sống. Các nhân vật trong
tác phẩm luôn sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Ở những chương đầu của tác phẩm, người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy điều
đó qua lối sống của vợ chồng Toru. Cuộc sống của hai vợ chồng gần như chỉ xoay quanh ngôi nhà, công việc và những vấn
đề cá nhân của họ. Kể từ khi thất nghiệp, Toru hầu như không giao du với mọi người xung quanh, thậm chí ngôi nhà của anh
cũng không có tivi. Có thể thấy, trước khi vợ anh bỏ đi, Toru hầu như cắt đứt liên lạc với xã hội bên ngoài “Ngoại trừ dăm ba
cuộc tụ tập cần thiết với đồng nghiệp, suốt sáu năm kể từ ngày cưới chúng tôi hầu như không có quan hệ với người ngoài mà
khép mình vào cuộc sống riêng tư, chỉ có Kumiko và tôi” [15;211]. Thậm chí, nhân vật còn cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống
trong vòng tay của gia đình “Là con một, tôi có thiên hướng thích cô đơn, khép kín … Kumiko cũng vậy, nàng đóng chặt cõi
lò ng đối với gia đình, cứ thế lớn lên như thể nàng chỉ có một mình. Dù có chuyện gì nàng cũng chẳng bao giờ đến gặp gia
đình xin một lời khuyên nhủ. Theo nghĩa đó thì tôi và nàng rất giống nhau” [15;270]. Và khi đã chung sống với nhau sáu năm
trời, Toru và Kumiko đôi khi cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính đời sống vợ chồng của mình; họ chưa hề hiểu rõ về
đối phương như họ vẫn hằng tưởng “Đêm đó, nằm bên Kumiko trong căn phòng ngủ tắt đèn, tôi nhìn lên trần nhà mà tự hỏi
mình thực sự biết những gì về người phụ nữ này … Hay là cho đến khi già, đến khi xuống lỗ tôi vẫn chẳng bao giờ thực sự
biết được vợ mình? Nếu quả thật đời tôi sẽ thế thì cái cuộc sống vợ chồng này có ý nghĩa gì cơ chứ? Cuộc đời tôi có ý nghĩa
gì nếu suốt đời tôi ngủ chung giường với một người đàn bà xa lạ vẫn hoàn xa lạ?” [15;39]. Cô bé Kasahara rơi vào trạng thái
tự kỉ chỉ vì không nhận được sự chia sẻ, đồng cảm từ mọi người xung quanh “Thật sự là em chỉ muốn truyền đạt cảm giác
cho người khác. Nhưng dường như em không làm nổi. Người ta không hiểu. Dĩ nhiên có thể tại em không biết giải thích sao
cho thật rõ, nhưng cũng tại người ta không chịu lắng nghe nữa. Họ vờ nghe, nhưng thật ra họ có nghe đâu. Vì thế mà đôi khi
em nổi điên lên rồi làm những việc rồ dại” [15;373].
Vì không thể tương tác với xã hội bên ngoài nên các nhân vật trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” rơi vào trạng
thái tự cô lập mình. Tuy nhiên, nhân vật cô đơn vì họ ý thức được bản ngã cá nhân của mình khác biệt, hay nói cách khác, họ
không thể đồng tình với thị hiếu chung của cộng đồng. Chẳng hạn như, khi đám đông đều cho rằng Wataya Noboru là “người
hùng của thời đại mới”, là một chính trị gia có tài năng và tầm cỡ lớn lao thì Toru vẫn không thể ưa nổi người anh rể của
mình. Toru đã tinh tường nhận thấy Wataya Noboru chỉ là một “con tắc kè tri thức”, một tay chính trị gia rởm đời không có
thế giới quan nhất định “Nếu trong các quan điểm của anh ta có cái gì đó gọi là nhất quán, ấy là cái sự trước sau như một
chẳng có gì nhất quán, và nếu anh ta có một thế giới quan thì thế giới quan đó có thể gọi là “tôi chẳng có thế giới quan nào
sất”” [15;91]. Có thể thấy, sự khác biệt trong cách nhìn, cách nghĩ so với đám đông thông thường đã khiến nhân vật không
thể tìm được tiếng nói chung với cộng đồng, với xã hội đang sinh sống. Vì thế, nhân vật cứ mãi loay hoay định vị bản ngã của
mình giữa cuộc đời. Để rồi khi nhân vật đau đớn nhận lại sự quay lưng của xã hội cũng như của những người mình tin tưởng
nhất “Rõ ràng Nhục đậu khấu và Quế đã quyết định cắt đứt mọi liên hệ với tôi. Hai mẹ con kì lạ này đã từ bỏ con tàu đắm để
đến nơi an toàn hơn. Tôi không ngờ điều đó lại khiến lò ng tôi buồn da diết đến vậy. Tôi cảm thấy như rốt cuộc đã bị chính
gia đình mình phản bội” [15;621] hay bẽ bà ng nhận ra sự phản bội đến từ người vợ đầu gối tay ấp mà mình hết mực yêu
thương “Tôi từng biết gì về Kumiko? Im lìm, tôi bóp nát lon bia trong tay rồi ném vào sọt rác. Có thật là Kumiko mà tôi
tưởng mình đã biết, Kumiko mà tôi đã đầu gối tay ấp, đã từng giao hoan trong ngần ấy năm trời, cô Kumiko ấy chẳng qua chỉ
là lớp bề ngoài cạn cợt của Kumiko đích thực, cũng như phần lớn nhất của thế giới này thuộc về vương quốc của lũ sứa?”
[15;324], đó cũng là lúc nhân vật tìm về bản ngã đích thực của mình. Điều đó lý giải vì sao Toru phải chui xuống đáy giếng
với bóng tối ngập đầy và hoàn toàn xa cách với xã hội bên ngoài, bởi vì chỉ khi một mình trải nghiệm, gặm nhấm nỗi cô đơn,
mất mát, con người mới có thể đối diện chân thật với bản ngã của mình. Đồng thời, khi và chỉ khi ấy bản ngã và tha nhân của
con người mới có thể hòa làm nhất thể, đúng như lời nói của nhân vật Kasahara May: “Có chăng là, em 35 cảm thấy, bằng
cách tách mình khỏi đời sống, em đang tiến gần đến “cái tôi đích thực” của mình. Em không biết nói sao cho rõ … nhưng
hình như em đang tiến gần hơn đến cái cốt lõi của chính mình” [15;520].
1.5.2. Sự cô đơn trong bản thể
Cô đơn là bản chất của con người. Thế nhưng trong các tác phẩm của Haruki Murakami, nỗi cô đơn đã được nâng lên
thành tính thời đại. Các nhân vật của Murakami cứ mải miết chìm đắm trong những đêm trường bất tận của nỗi cô đơn đến
ám ảnh, thậm chí họ bị rơi vào trạng thái trầm cảm, u uất. Và nỗi cô đơn ấy tựa như những sợi dây leo bám sâu vào bản thể
của nhân vật và càng ngày càng lan rộng ra khi họ dần trưởng thành. Chẳng hạn như nhân vật Naoko trong “Rừng Na Uy”
càng trưởng thành nhân vật càng hoang mang, sợ hãi và bị giày vò trong nỗi cô đơn dằng dặc. Thậm chí, Murakami đã để cho
nhân vật rơi vào sự bấn loạn ngôn ngữ để tô đậm thêm nỗi cô đơn ở nhân vật. Naoko luôn thấy khó khăn trong việc tìm từ
ngữ diễn đạt với mọi người xung quanh, đối với cô “viết cũng là một quá trình đau đớn” [16;45]; ngay cả khi quan hệ tính
giao với người khác thì những thanh âm cực cảm của cô cũng chỉ là thanh âm của nỗi cô đơn đến đau đớn, tê dại “Tiếng kêu
của nàng là âm thanh cực cảm buồn thảm nhất mà tôi đã từng nghe” [16;92]. Cũng giống như nhân vật Naoko, nhân vật
Kumiko trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” cũng chìm đắm trong nỗi cô đơn triền miên và không thể chia sẻ, kết nối với
mọi người xung quanh, kể cả chồng mình “Điều làm em đau khổ là em muốn kể với anh tất cả, kể tất, không thiếu một cái gì,
nhưng em không thể. Em không thể kể chính xác với anh về cảm xúc của em” [15;293]. Vì vậy, Kumiko đã bị lạc lối trong
chính bản thể của mình, cô không thể xác lập nhân vị trong thế giới thực tại ngay cả khi cô cố gắng làm điều đó bằng cách
quan hệ tính giao với nhiều người đàn ông khác. Và khi quan hệ tình dục với Kumiko, Toru cũng cảm nhận sự phân mảnh, rời
rạc, chia ly của bản thể nàng “Hẳn khi ân ái lần đầu tiên Kumiko chỉ cảm thấy đau, mà thật, toàn thân nàng cứng đờ ra vì cái
đau ấy, nhưng đó không phải là lý do duy nhất của nỗi ngập ngừng mà tôi cảm thấy kia. Ở nàng còn có một cái gì đó dễ nhận
ra đến lạ lù ng, một cảm giác phân ly, xa cách …” [15;266]. Có thể nói, sự cô đơn trong bản thể đã khiến nhân vật như chết
dần chết mòn “Em đang chết dần chết mòn vì 36 một chứng bệnh không chữa được, một chứng bệnh làm cho mặt và thân
mình em bị phân hủy dần từng tí một. Dĩ nhiên đây chỉ là một ẩn dụ. Trên thực tế mặt và mình em không bị phân hủy. Nhưng
điều em nói cũng rất gần với sự thực” [15;569]. Hay hiểu theo một cách ẩn dụ thì Kumiko đang bị giam cầm trong cái hố đen
sâu thẳm không lối thoát của bản thể chính mình “Em ở đây bởi vì đây là nơi thích hợp cho em, dù em có muốn hay không.
Đây là chỗ em phải ở. Em không có quyền chọn chỗ nào khác” [15;570]. Qua đó, nhà văn Murakami đã cho chúng ta thấy
điều đáng sợ nhất trong cuộc đời con người là chính ta cũng không thể hiểu được bản thân ta, không thể nắm bắt được cái ngã
của ta.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác thì khi nhân vật đối diện với nỗi cô đơn trong bản thể cũng là một dạng thức để
nhân vật tìm về cội nguồn bản ngã của mình. Đó là trong trường hợp của nhân vật Toru. Có thể thấy, xuyên suốt tiểu thuyết
“Biên niên ký chim vặn dây cót”, Toru hiện lên là một nhân vật cô đơn điển hình. Anh lạc loài giữa xã hội và bị bao phủ trong
nỗi cô đơn miên viễn của bản thể chính mình “Tôi cảm nhận mọi thứ một cách rõ ràng đáng sợ đến nỗi chính bả n thể tôi
bỗng trở nên mơ hồ, vô hạn …” [15;18]. Và rằng, theo cách đó, như lời của Kasahara May: “Anh là một người cực kì bình
thường, nhưng anh lại làm những chuyện chẳng bình thường chút nào. Anh luôn luôn cô đơn và có vẻ bình thản, như thể dù
có gì xảy ra đi nữa thì cũng chẳng liên quan gì đến anh, nhưng thật ra anh không phải vậy. Theo cách của riêng anh, anh đang
chiến đấu hết sức mình, mặc dù thoạt nhìn người ta không biết đâu” [15;376], Toru đang tiến gần hơn đến cái lõi của bản ngã
đích thực của mình. Đồng thời, anh cũng đến gần hơn với bản thể của Kumiko đang bị lạc lối, vướng mắc “Anh biết. Anh biết
anh muốn tìm đường đến chỗ em đang ở - em, cô Kumiko đang cần anh đến cứu kia. Anh đang tiến gần hơn đến chỗ em và sẽ
còn đến gần hơn nữa” [15;571].
Trên đây, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích sự cô đơn trong xã hội và trong bản thể như một dạng thức để
nhân vật tìm về bản ngã đích thực. Có thể nhận thấy rằng bản ngã là một khái niệm khá trừu tượng và thiên về chiều sâu.
Điều đó phần nào lý giải vì sao các nhân vật trong tác phẩm của Haruki Murakami luôn ở trong trạng thái cô đơn, u buồn,
thậm chí là bế tắc, tuyệt vọng. Con người sẽ khó có thể đối diện một cách trọn vẹn với bản ngã của mình nếu ở trong trạng
thái vui vẻ, yêu đời và tương hợp được với mọi người xung quanh. Và qua những khoảnh khắc sống tách biệt với cộng đồng,
xã hội và tự chiêm nghiệm nỗi bi cảm của bản thể mình; nhân vật sẽ từng bước chắp nối những phân mảnh cái ngã của mình
để tìm được bản ngã đích thực. Đồng thời, qua việc tô đậm nỗi cô đơn dày đặc trong “Biên niên ký chim vặn dây cót”, Haruki
Murakami đã thầm kín gửi đến người đọc thông điệp về một đất nước Nhật Bản hiện đại, phát triển đến đỉnh cao của khoa
học – kĩ thuật nhưng lại thiếu vắng lí tưởng sống cao đẹp và đang dần làm lu mờ các giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì
thế, những con người trẻ mới bị vây kín trong nỗi cô đơn triền miên. Họ cô đơn vì không thể tìm được một lí tưởng đúng đắn
để xác lập nhân vị, bản ngã của mình trong xã hội. Họ vẫn cô đơn đến cùng cực khi san sẻ, chung đụng với kẻ khác. Và họ
càng cô đơn đến đau đớn, tê tái vì bản thể không thể hòa hợp với thể xác của họ. Qua đó, có thể thấy “Biên niên ký chim vặn
dây cót” còn là tác phẩm có tính thời sự nóng hổi về thực trạng đất nước Nhật Bản hôm nay và mai sau.
1.6. Tình yêu – nơi cứu cánh và giải phóng bản ngã
1.6.1. Sự giải phóng bản ngã trong tình yêu mang tính dục
Hầu hết các tác phẩm văn học Nhật Bản từ thời cổ đại đến thời hiện đại đều có yếu tố tính dục. Nó cũng được xem là
một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản. Người Nhật rất thoải mái trong việc nói về sex, về tình dục,… thậm chí ở
Nhật Bản còn có lễ hội tình dục Kanamara. Tiếp thu nét văn hóa này của Nhật Bản, các tác phẩm của Haruki Murakami xuất
hiện yếu tố dục tính với tần suất khá dày đặc. Thế nhưng, tính dục trong tác phẩm của Murakami không phải nói về niềm
hoan lạc đơn thuần của thể xác hay để thỏa mãn những dục vọng thấp hèn. Trái lại, yếu tố tính dục của Murakami mang đậm
chất nhân văn và gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc về con người thời hiện đại.
1.6.1.1. Giải phóng nỗi cô đơn
Trong các tác phẩm của Haruki Murakami, tính dục là một yếu tố góp phần giải phóng nỗi cô đơn của nhân vật. Đó là
lý do vì sao các nhân vật có thể 38 không yêu nhau, không rung động với đối phương nhưng sẵn sàng chung đụng thể xác với
nhau. Chẳng hạn như nhân vật Toru Watanabe, Nagasawa ngủ với nhiều cô gái trong “Rừng Na Uy”, nhân vật Kumiko cũng
ngủ với nhiều người đàn ông trong “Biên niên ký chim vặn dây cót”… Họ ăn nằm với nhiều người một phần để thỏa mãn dục
vọng bản năng “Em ngủ với ông ta vì em muốn ngủ với ông ta. Vì em không thể chịu nổi nếu không ngủ với ông ta. Vì em
không kìm nén nổi dục vọng xác thịt của mình” [15;318]; một phần để giải tỏa nỗi cô đơn đậm đặc đang bủa vây cuộc sống
của mình.
Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, Murakami đã để nhân vật của mình chung đụng thể xác với nhiều người trong
cả thực tại và giấc mơ, thậm chí nhân vật Toru đã xuất tinh khi nghe cuộc điện thoại sex từ người đàn bà kì lạ và khi người
đàn bà bí ẩn trong văn phòng thiết kế của Nhục đậu khấu hôn lên vết bầm của anh. Có thể thấy, bằng cách này hay cách khác,
nhân vật đang cố gắng tìm cách soi rọi, cứu rỗi bản ngã khiếm khuyết, méo mó của mình qua việc quan hệ thể xác với kẻ
khác, đúng như lời của Kano Creta: “Bằng cách ngủ với ông, con người thực của ông, nhập thân thể mình vào thân thể ông
trong thực tế, tôi muốn đi qua con người ông, con người gọi là Okada này. Có làm như vậy tôi mới mong thoát khỏi cảm giác
bị ô uế ở bên trong tôi” [15;361]. Tuy nhiên, nhân vật vẫn không thể thoát khỏi trạng thái cô đơn cố hữu bên trong mình ngay
cả khi chung đụng thể xác với mọi người xung quanh “Đêm ấy tôi lên giường với Kano Creta … Thân thể cô là có thực, là
sống động nhưng nỗi vô cảm trong tôi vẫn day dứt … Thực tại cứ lỏng ra dần và rời khỏi thực tại, từng bước từng bước một”
[15;363]. Qua đó, nhà văn Haruki Murakami đã tinh tế chỉ ra được tâm trạng tuyệt vọng, mất mát, hoảng loạn của con người
trong thời hiện đại. Cuộc sống hiện đại đẩy con người vào những mối quan hệ vội vã, chóng vánh, họ dễ dàng gặp gỡ, ăn nằm
với nhau nhưng ngay sau đó họ lại càng chìm sâu vào nỗi cô đơn mênh mang và không thể định vị bản ngã đích thực của
mình trong đời thực.
1.6.1.2. Giải phóng bản thể
Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, tính dục không chỉ giải phóng nỗi cô đơn mà còn giải phóng bản thể của nhân
vật, qua đó nhân vật sẽ tìm được bản ngã đích thực của mình. Đó mới là dụng tâm của Haruki Murakami khi viết về 39 tình
yêu thấm đẫm tính dục trong tác phẩm này. Nhân vật Toru quan hệ tính dục với Kano Creta, nói chuyện sex qua điện thoại
với người đàn bà kì lạ, … cuối cùng cũng chỉ muốn soi rọi tường tận bản thể của chính mình “Anh ngủ. Anh đang mơ. Anh
đang nằm trên một lớp bùn ấm áp. Quên vợ anh đi. Quên đi chuyện mình đang thất nghiệp. Quên tương lai đi. Quên mọi thứ
đi. Tất cả chúng ta đều trồi lên từ bùn ấm rồi tất cả lại quay về đó” [15;154]. Ở đây, Murakami đã để nhân vật truyền tải tâm
trạng, suy nghĩ và cả thông điệp của mình trên một “kênh” rất độc đáo, đó là qua việc quan hệ tính dục. Nhân vật Toru đã cảm
nhận được bản thể sâu kín của Kano Creta khi quan hệ tính giao với cô trong giấc mơ “Dường như có một cái gì đó bên trong
cô, một cái gì đó đặc biệt từ bên trong cô đang thông qua cơ quan sinh dục của tôi mà từ từ nhập vào tôi” [15;223]. Đồng
thời, khi chung đụng thể xác với nhiều người, bản ngã của Toru đã được nâng lên một tầm cao mới. Chẳng hạn như, khi quan
hệ tính giao với người đàn bà bí ẩn trong văn phòng của Nhục đậu khấu, bản ngã của Toru đã biến chuyển sang một dạng
thức mới.
Có thể thấy rằng, trong các tác phẩm của Haruki Murakami, nhà văn đã nâng yếu tố tính dục vượt thoát khỏi mọi ý
nghĩa thông thường. Nó không còn là sự chung đụng thể xác đơn thuần giữa hai con người khác phái. Mà nó chứa đựng yếu
tố nhân văn rất đỗi đẹp đẽ, cao cả . Trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”, không phải ngẫu nhiên Murakami để
nhân vật Toru, Kumiko quan hệ tính dục với nhiều người, mà đằng sau việc đó, Murakami muốn nói về tâm trạng đỗ vỡ, tha
hóa của con người thời hiện đại. Họ hoàn toàn câm lặng, lạc lõ ng giữa xã hội vật chất hào nhoáng, giả dối. Họ không thể tìm
được bản ngã đích thực của mình trong giao tiếp hay những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Vì vậy, tính dục được
xem là cứu cánh của họ nhằm tạo lập mối quan hệ với mọi người và giải phóng được bản thể sâu thẳm của mình. Qua đó,
nhân vật sẽ xác định được con đường, phương thức để tìm được bản ngã đích thực; đồng thời hoàn thành sứ mệnh cao cả của
mình.
1.6.2. Kiếm tìm bản ngã trong tình yêu đích thực
Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng và cao quý. Khi trái tim con người thật sự rung động trước một người khác giới
chính là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã tìm được một nưa đích thực của mình. Và khi đã yêu thương nhau, chúng ta sẽ chấp
nhận những gì thuộc về đối phương, bao gồm ca khuyết điểm của họ. Bởi vì, con người không có ai là hoàn hảo tuyệt đối.
Chính việc bù trừ những thiếu hụt của nhau mới tạo nên tình yêu đích thực trong cuộc sống này. Đúng như E.Fromm đã nói
rằng: "Tình yêu là một quyền năng chủ động trong con người, quyền năng chọc thủng những bức tường ngăn cách người với
người, hợp nhất mình với ke khác, tình yêu khiến mình vượt qua được ý vị cô lập và ly cách nhưng nó cho phép mình là
mình, giữ lại sự toàn vẹn của mình". Triết gia hiện sinh Kierkegaard cũng khẳng định: "Nơi nào có tình yêu, nơi đỏ hết cô
đơn". Vì vậy, với "Biên niên kỷ chim vận dây cót", tình yêu chân chính được xem là nơi xoa dịu nỗi đau và là cứu cánh cho
tâm hồn nhân vật trên hành trình đi tìm ban ngà đích thực.
1.6.2.1. Tình yêu – nơi xoa dịu nỗi đau trong nhân vật
Trong "Rừng Na Uy", Haruki Murakami đã viết về mỗi tỉnh trong lành, dịu ngọt giữa Toru và Naoko và mối tình sôi
nổi, nồng nàn, nhiệt huyết giữa Toru và Midori. Trái ngược với "Rừng Na Uy", "Biên niên kỷ chim vận dây cót" đem đến cho
người đọc cam thức về một tỉnh yêu giản dị, không màu mè, thì vị nhưng rất chân thành và đầy sẻ chia, vị tha giữa Toru và
Kumiko. Họ tình cờ gặp gỡ nhau rồi sau vài lần hẹn hò, làm tỉnh, họ quyết định đi tới hôn nhân. Không phải ngẫu nhiên mà
nhân vật quyết định cuộc hôn nhân chóng vánh này, vì lẽ, họ đã tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng cũng như sự thấu
hiểu, sự sẻ chia và được sẻ chia ở nhau. Có thể nói, tình yêu của Toru và Kumiko không phải là kiểu "tình yêu sét đánh" hay
những rung động bồng bột, sôi nổi của tuổi trẻ mà nó là kiểu tỉnh yêu này nở khi con người cam thấy được vỗ về, an ui và
xoa dịu nổi đau, nỗi mất mát trong nhau "Dẫu sao, từng tí một, chúng tôi học cách đồng hoa than thể và tâm hồn mình vào cái
sinh thể vừa mới tạo lập này mà chúng tôi gọi là "tô ẩm của mình". Chúng tôi học cách cùng nghĩ và cũng cam về mọi sự
Những gì xảy ra với một trong hai người, chúng tôi đều có gắng giải quyết như thể nó liên quan đến cả hai" [15:270]. Và từ
"gia đình" cũng được nhân vật định nghĩa rất đỗi đơn giản nhưng rất chân thật, ấm áp "Hai chúng tôi ăn tối, uống bia.
Kumiko kể chuyện về công việc. Tôi lắng nghe, thinh thoang gật đầu hoặc thốt vài câu lấy lệ. Tôi chỉ nghe thấy không quả
một nữa những gì nàng nói Chẳng phải vì tôi không thích nghe nàng nói những chuyện ấy. Không kể nội dung câu chuyện,
tôi thích ngắm nang ngồi bên bàn ăn say sưa nói về công việc của mình. Đây chính là "gia đình", tôi tự nhủ. Ở đây mỗi người
đang làm đứng phận sự đã được phân công trong gia đình. Nàng nói về công việc của mình, còn tôi, làm bữa tối xong thì giờ
lắng nghe nàng nói. Cảnh này rất khác với hình anh "gia đình" mà tôi từng hình dung trước khi lấy vợ. Nhưng đây là cái gia
đình chính tôi đã chọn" [15:57]. Vì vậy, khi Kumiko bo đi, Toru buộc phải tự vẫn với chính mình về các vấn đề này sinh
trong cuộc sống vợ chồng của họ "Bởi nó là lựa chọn của tôi, và nều có những vấn đề này nọ này sinh thì hầu như chắc chắn
phải tìm cội rễ sâu xa của chúng ở trong chính tôi" [15:58] Điều này tác động không nho đến hành trình đi tìm bản ngã của
nhân vật.
Chính tỉnh yêu chân thành của Toru đã xoa dịu những vết thương lòng tưởng chừng không bao giờ lành sẹo trong
Kumiko. Có thể nói, trong "Biên niên kỷ chim vặn dây cót”. Haruki Murakami đã xây dựng một nhân vật Kumiko mang đậm
chất vị ngã. Nếu trong "Rừng Na Uy, chúng ta bắt gặp một Naoko bị mắc chứng trầm cảm nặng sau cái chết của người yêu thì
trong “Biên niên kỷ chim vận dây cót", Kumiko cũng mang những nỗi đau tinh thần rất lớn sau cái chết của người chị gái.
Nhưng khác với Naoko yếu đuối, mỏng manh, không thể hoà nhập vào cuộc sống thực tại: Kumiko lại có thiên hướng tự tách
mình khỏi mọi người trong gia đình "Từ khi người chị qua đời, nàng đóng chặt cõi lòng đổi với gia đình, cứ thể lớn lên như
thẻ nàng chỉ có một mình. Dù có chuyện gì năng cũng chẳng bao giờ đến gặp gia đình xin một lời khuyên nhữ" [15:270]; cô
sống gai góc, mạnh mẽ dù bản ngã bên trong đang vỡ cũng bất ổn. Sự lệch lạc trong bản ngã của Kumiko còn do sự chi phối
của người anh trai Wataya Noboru, bâng cách kì dị nào đó, anh ta đã vô hình chung gián tiếp gây nên cái chết của chị gái
Kumiko và kim hãm ban ngà đích thực của Kumikg. Nhưng những tháng ngày sống một cách méo mó, quẻ quật trong bản
ngã của 45 đã được cứu vớt khi gặp được Toru và kết hôn với anh “Giữa anh và em luôn luôn có một cải gì rất gần gũi và tinh
tế. Quả thực em đã vô cùng hạnh phúc khi lấy anh" [15:318). Có thể thấy rằng, tình yêu đích thực là nơi xoa dịu những nỗi
đau đớn đến tột cùng trong nhân vật và tiếp thêm cho họ niềm tin, lông ham sống ở cuộc đời này. Đồng thời, sức mạnh của
tình yêu đã khiển Toru trở nên mạnh mẽ, dùng cam hơn để giải cửu và bảo vệ bản ngã của người mình yêu, qua đó, anh đã
tìm được ban ngă đích thực của mình.
1.6.2.2. Tình yêu – nơi cứu cánh cho tâm hồn nhân vật
Đại văn hảo M. Gorki đã từng nói rằng: "Cuộc sống thiểu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại. Không thể
sống thiều tỉnh yêu vì con người sinh ra đã có một tâm hồn để yêu thương". Hay nói đúng hơn, tình yêu chính là cứu cánh cho
những tâm hồn đau khổ, cô đơn. Vì vậy, trong "Biên niên kỷ chim văn dây cót”, dựa vào sức mạnh của tình yêu đích thực mà
hai nhân vật Toru và Kumiko đã tìm được bản ngã đích thực của mình. Tình yêu chân thành, nồng ấm của Toru đã giải phóng
bản ngã của Kumiko khỏi ách kìm hãm đen tối, xấu xa. Và niềm tin bất diệt vào tình yêu, vào nhân cách của Kumiko chính là
cứu cánh cho tâm hồn đầy những ẩn ức, giằng xé của Toru sau khi có bỏ đi hay khi anh nhận được tin vợ mình ngoại tình "...
Còn dù trên thực tế em có ngủ với người này hay người nọ đi nữa thì cũng chỉ là chuyện thứ yếu. Chỉ là bề nổi thôi ... Anh
không khỏi cảm thấy đó chẳng qua chỉ là một thứ ẩn dụ thôi" [15:673].
Xuyên suốt tác phẩm "Biên niên kỷ chim vận dây cót”, trên cả chặng hành trình đằng đằng đi tìm bản ngã. Haruki
Murakami không ngừng đặt nhân vật vào những tình thế gian nan, hiểm nghèo và thậm chỉ là suýt đánh mắt bản ngã đích
thực của mình. Nhưng cuối cùng tình yêu đích thực là cứu cánh tuyệt đối cho cuộc đời nhân vật. Tình yêu lớn lao dành cho
Kumiko đã dẫn dắt Toru đến những vạch địch đùng đân trên hành trình đi tìm bạn ngã. Và cũng chính tình yêu thương đã
giúp anh giai mà những bị một sâu kín nhất của Kumiko và lý giai được nguyên nhân có bỏ đi không lời từ biệt "Anh đoạn
rằng, trong dòng máu nhà Wataya có một khuynh hưởng đi truyền nào đó. Khuynh hưởng đó là gì anh không rõ, nhưng nó là
một thứ khuynh hương. Nó là một thứ mà em sợ. Chính vì vậy em luôn xự có con. Khi có thai, em đã hoang loạn vì em lo cải
khuynh hướng đó sẽ lộ ra ở con của chính mình. Nhưng em đã không thể tiết lộ điều bí mật đó với anh" (15,674). Cuối cùng,
tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh cho Toru giúp anh đánh bại cái xấu xa, cái đê hên đang chỉ phối bản ngã của Kumiko và đưa
cô trở về với cuộc đời thực bình dị, với ngôi nhà nhỏ của họ và với ban ngã trọn vẹn, địch thực nhất "Anh sẽ đưa em về nhà,
về thế giới của em, thế giới có những con mèo đuối quặp, có những manh vườn nho nhỏ, có những chiếc đồng hồ báo thức
vào buổi sáng" [15:677]
Sự chiến thắng của Toru cũng chính là sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt đẹp trước cái ác, cát xấu xa trong mỗi con
người. Qua đó, Haruki Murakami da gửi gắm niềm tin vào con người Nhật Ban thời hiện đại, dù trong bất kì thời đại nào,
hoan canh nào, con người cũng sẽ tìm được ban ngã đích thực của mình nêu không đánh mất bản thân, lương tâm trước
những cám dỗ vật chất nhào nhoáng. phù phiếm, chóng đến chóng lụi tàn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, bản ngã
đích thực ấy chính là cái ngã, cái tôi tốt đẹp, trong sáng ở bạn thật mỗi người và để giữ vững được điều do con người phải
luôn sống co li tương lanh mạnh, biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và không ngừng trao gửi yêu
thương, sống chan hoà với mọi người xung quanh. Và điều quan trọng hơn là con người hãy sống hoà hợp nhưng không hoà
tan mà vẫn giữ những dầu ấn, giá trị riêng biệt của ban ngã mình trước biển đời mênh mang, xô bổ.
Trên đây, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích yếu tố tình yêu với ý nghĩa là nơi cứu cánh và giải phòng bản
ngã của nhân vật trong “Biên niên kỷ chim vận dây cót”. Chúng tôi đã khảo sát sự giai phòng bản ngã trong tình yêu mang
tính dục và kiếm tìm bản ngã trong tỉnh yêu đích thực. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích, li giải yếu tố tỉnh yêu mang tỉnh
dục và tình yêu đích thực có tác động như thế nào đến việc kiểm tim hàn ngã của nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi nhận
thấy rằng, tình yêu mang tỉnh dục giống như một dạng thức hay một tác nhân cần thiết để nhân vật giải phóng nỗi cô đơn nữi
bản thể và cổ gàng hòa hợp, giao kết với mọi người trong cộng đồng. Và chính tình yêu chân thành và vị tha mới giúp nhân
vật tim được ban ngã đích thực và đánh thức, giữ vững được những giá trị tốt đẹp trong con người mình không bị lung lay,
chao đảo giữa một xã hội hiện đại ngôn ngang, thật giả, trắng đen lẫn lộn. Đây cũng là thông điệp cuối cùng mà nhà văn
Haruki Murakami gửi gắm đến người đọc thông qua tác phẩm này.
* Tiểu kết: Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát hành trình đi tim ban ngà trong tiểu thuyết
"Biên niên kỷ chim vận dây cót” dựa trên các phương diện sau:
- Nhân vật đi tim ban ngã qua những biểu tượng. Qua đó, chúng tôi đã lý giải, soi chiếu các biểu tượng đóng vai trò
cốt yếu trong hành trình đi tìm bản ngă của nhân vật trong tác phẩm.
- Sự gập gỡ với các nhân hát kì bị trong hành trình đi tim ban ngà. Qua đó, chúng tôi đã khai thác, phân tích các nhân
vật kì bị góp phần tác động đến hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật trong tác phẩm.
- Sự cô đơn - một dạng thức để nhân vật tìm về bản ngã. Qua đó, chúng tôi đã phân tích trạng thái cô đơn, lạc lông
của nhân vật giữa xã hội hiện đại. Đồng thời, chúng tôi đã khai thác khía cạnh này như một phương thức để nhân vật có thể
đổi diện với nội tâm sâu thâm của mình. Điều đó góp phần không nhỏ trong hành trình đi tìm bản ngã đích thực của nhân vật
- Tình yêu - nơi cứu canh và giai phòng ban ngà. Qua đó, chúng tôi đã khai thác yếu tố tỉnh yêu dưới hai góc độ tình
yêu mang tính dục và tỉnh yêu đích thực. Ở mỗi góc độ, chúng tôi đã tiến hành phân tích, lý giải nó đóng vai trò hay có sự tác
động sâu xa như thế nào đến hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật.
Tóm lại, khi lần lượt nghiên cứu, phân tích qua từng phương diện, chúng tôi đã giúp người đọc tiếp cận được thông
điệp cuối cùng mà nhà văn Haruki Murakami gửi gắm qua cuốn tiểu thuyết có dung lượng khá lớn này. Đó là nỗi trăn trở,
chơi vơi, băn khoăn của con người trong việc xác định bạn ngã đích thực của mình ở thời hiện đại. Và cuối cùng bằng sự tỉnh
táo, kiên định họ đã không đánh mắt hay hoa vị bạn ngã của mình vào biển cả đa ngã của thời đại Đồng thời, với mềm tin vào
tình yêu chân thành, bất diệt, nhân vật đã hoàn thành sư mệnh cao cả của mình. Bằng cách thân lăng và giản dị nhất, Toru
Okada ‫ قل‬được Murakami suy tôn như một người anh hùng của thời đại này.
Chương 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN – PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH TRÌNH ĐI TÌM BẢN NGÃ
TRONG TIỂ U THUYẾ T BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT
Có thể thấy rằng, các sự kiện đời sống luôn luôn diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể. Công việc sáng tác
văn học là công việc tái hiện các sự kiện đời sống. Vì vậy, khi tái hiện các sự kiện đời sống, nhà văn cũng phải tái hiện không
gian, thời gian gắn với các sự kiện đó. Chính vì thế, khi nghiên cứu, phân tích tác phẩm “Biên niên ký chim vặn dây cót”,
chúng tôi đã tách phần không gian, thời gian nghệ thuật thành một chương riêng biệt. Bởi vì ở tác phẩm này có rất nhiều sự
kiện đan cài, chồng chéo vào nhau và đôi khi tác phẩm còn khiến người đọc rơi vào trạng thái mơ hồ, huyễn hoặc với những
sự việc liên tiếp xảy đến xoay quanh nhân vật chính. Mặc dù trong tiểu thuyết này, Murakami đã vận dụng rất nhiều thủ pháp
nghệ thuật đặc sắc khác như: thủ pháp dòng ý thức, lạ hóa, nghịch dị … Tuy nhiên, để có thể phần nào lí giải các sự kiện cũng
như nắm bắt được diễn tiến quá trình đi tìm bản ngã của nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi đã chọn yếu tố không gian, thời
gian là phương thức tiêu biểu thể hiện hành trình đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”.
2.1. Không gian nghệ thuật trong hành trình đi tìm bản ngã
2.1.1. Không gian lịch sử
Xuyên suốt tiểu thuyết “Biên niên kỷ chim vặn dây cót”, chúng ta có thể thấy nổi bật lên không gian lịch sử. Ở lớp
không gian này, Haruki Murakami đã tái hiện lại sự thất bại đầy ê chế, nhục nhã của Đế quốc Nhật Bản trong cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai. Cụ thể là trận chiến ở Nomonhan và sự bại trận ở Mân Châu quốc. Trong tất cả các tác phẩm đã sáng
tác của Murakami, có thể xem đây là một trong số ít những cuốn tiểu thuyết chứa đựng yếu tố lịch sử của ông. Và không phải
ngẫu nhiên Murakami đưa yếu tố lịch sử vào cuốn tiểu thuyết này, ma thông qua đó, ông muốn người đọc có một cái nhìn
khách quan, toàn diện hơn về ban ngà đích thực của con người Nhật Bản từ thời chiến tranh đến thời hiện tại.
Không gian lịch sử được tái hiện chủ yếu qua lời kể của nhân vật Honda trung úy Mamiya và Nhục đậu khấu. Đó là
những năm tháng chiến tranh triển miên vô cùng gian khổ và khắc nghiệt “Ở Nomonhan hoàn toàn không có nước. Tiền
tuyển thì hỗn loạn, nguồn tiếp tế bị cắt. Nước không. Lương thực không. Bông bang không. Đạn được không. Thật khủng
khiếp. Các vị tai to mặt lớn ngồi ở hậu phương chỉ quan tâm mỗi một điều chiếm đất càng nhanh càng tốt. Chẳng ai nghĩ đến
việc tiếp tế. Suốt ba ngày trời ông hầu như không có một giọt nước. Trái rộng khăn tay ra, đến sáng nó sẽ đẫm sương. Vắt ra
cũng được vài giọt uống, nhưng chỉ có thể. Hoàn toàn không có thử nước nào khác. Khổ không sao chịu thấu, chỉ muốn chết
thôi. Trên đời này chăng có gì đáng sợ hơn là khất như thể. Chỉ muốn lao ra ngoài ăn một viên đạn cho xong. Những người bị
trúng thương ở bụng gào thét đòi nước. Vài người phát điên vì khát. Như là địa ngục trần gian vậy" [15:65]. Quân đội Nhật
Bản luôn được đánh giả là đội quân quả cảm, thiện chiến và những người lính Nhật không tiếc hi sinh thân mình để đem về
chiến thắng, vinh quang cho đất nước họ. Thế nhưng, ở trận chiến Mãn Châu quốc, họ không khỏi băn khoăn, trăn trở về sứ
mệnh của mình. Trong thâm tâm, những người lính Nhật biết rằng đây là cuộc chiến phi nghĩa, phi đạo đức của Thiên hoàng
Nhật Bản khi đem quân sang xâm lược, bành trường và giết hại hàng ngàn người vô tội ở các nước thuộc địa, yếu thế, đúng
như lời tâm sự của viên trung sĩ Hamano: “Tôi không nề hà chuyện đành nhau Tôi là người lĩnh. Tôi sẵn sàng chết trên chiến
trưởng vì tổ quốc, bởi vì đó là việc của tôi. Nhưng cái cuộc chiến mà chúng ta đang làm vào ấy, trung ủy à, nó không chính
đáng đâu. Nó không phải là cuộc chiến thật, không có chiến tuyền nơi ta giáp mặt quân địch mà đánh tới nơi tới chồn. Chúng
ta tiền, còn địch thì rút lui không đành. Rồi lĩnh Trung Hoa họ cải hết quân phục mà trà trộn vào dân thường, thể là chúng ta
chẳng còn biết kẻ thù là ai nữa. Vậy nên chúng ta giết nhiều người vô tội với cải cở là tiêu diệt "bọn nổi loạn" hay "đàm tàn
quân" và tịch thu thực phẩm. Chúng ta buộc phải cướp đồ ăn của họ vì chiến tuyền di chuyển quả nhanh nên hậu cần của ta
không theo kịp. Và ta buộc phải giết từ bình vì không biết giam chúng ở đâu hay lấy gì cho chúng ăn. Thế là sai. Tung ủy a.
Chúng ta đã làm những chuyện kinh khủng ở Nam kinh. Chính đơn vị tới làm. Chúng ta quảng hàng tả người xuống giếng rồi
nêm lựu đạn xuống theo. Co những chuyện chính mình đã làm mà bây giờ không sao mở miệng nói ra được... " [15:169].
Và như luật nhân quả, với những tội ác Đế quốc Nhật Bản đã gây ra cho nhân dân Trung Hoa, những người lính may
mắn sống sót sau cuộc chiến tranh vĩnh viễn bị dần vật trong chính bản ngã méo mó, mặc cảm của mình. Chẳng hạn như, viên
trung úy Mamiya đã sống phần đời còn lại như một 1 cái xác không hồn, không ước mơ, không sự nghiệp, không tình yêu.
Có thể nói, trung úy Mamiya đã không thể tìm lại được bản ngã đích thực của mình hay đúng hơn là bản ngã của ông đã bị
giam cầm dưới cái giếng sâu ở sa mạc Ngoại Mông"... đời tôi hoàn toàn thất bại. Tôi đã mất tất cả. Tôi chăng còn là gì cả. Tôi
không làm được bất cứ cái gì. Tôi không yêu ai và không được ai yêu. Tôi chỉ còn là cải bóng biết đi, cứ thể biển vào bóng
tối" [15;657]. Hay Nhục đậu khấu mãi mãi bị âm anh về cuộc chiến tranh Mãn Châu quốc với hình anh viên bác sĩ thú y có
vết bằm trên mặt (cha của Nhục đậu khẩu) và cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Nhật Bản đổi với những người lính Trung
Hoa. Nhà ngoại cam Honda, trung uy Mamaya và Nhục đậu khẩu có vai trò như sợi dây nồi kết giữa không gian lịch sự với
không gian hiện tại của Nhật Bản. Qua đó, cảng tỏ đậm hơn thông điệp cua Haruki Murakami trong tác phẩm này: con người
Nhật Bạn luôn luôn trăn trở, kiếm tìm bạn ngã đích thực của mình và khẳng định cái ngà cả nhân ấy với cuộc đời, nếu những
con người trong quá khứ không thể xác định bản ngũ địch thực của mình thì những con người thời hiện tại sẽ tiếp tục mai
miết đi tìm và phai tim được ban ngã của mình. Đó chính là sứ mệnh của Toru Okada, Kumiko, Kasahara May.
2.1.2. Không gian thực tại
Trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”, thông qua lớp không gian thực tại, Haruki Murakami đã thể hiện
một quan niệm cụ thể về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lí hay không gian vật lí,
vật chất. Hay nói cách khác, mỗi một không gian thực tại trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” đều là yếu tố tác động đến
hành trình đi tìm bản ngã của các nhân vật. Chẳng hạn như cái ngõ cụt gần nhà vợ chồng Toru là một không gian khép kín thể
hiện quan niệm về xã hội thực tại của nhà văn “Tôi trèo 48 qua bức tường bê tông để sang bên cái ngõ, đúng hơn là chỗ mà
chúng tôi gọi là cái ngõ. Thật ra nó chẳng phải là “ngõ” theo đúng nghĩa; hẳn là chẳng có từ nào thích hợp để gọi nó cả. Nó
không phải là “đường”, không phải là “lối đi”, cũng chẳng ra cái “ngõ”. Dù “đường” hay “ngõ” thì cũng phải có lối vào và lối
ra, phải dẫn ta tới một chỗ nào đó nếu ta đi theo nó. Nhưng cái “ngõ” này chẳng có lối vào cũng chẳng có lối ra. Cũng không
thể gọi nó là “ngõ cụt”, vì ít ra ngõ cụt cũng còn có lối vào. Còn cái ngõ này thì cả hai đầu đều cụt” [15;17]. Cái ngõ cụt bị
mọi người lãng quên nhưng vẫn hiện hữu bên cạnh đời sống của họ cũng giống như nhân vật Toru sống tách biệt với mọi
người, mọi sự kiện diễn ra bên ngoài ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, bản ngã của anh cũng giống như cái ngõ cụt kia: vẫn tồn
tại, vẫn song hành với xã hội thực tại nhưng không thể hòa hợp và càng không thể xác định được cái “Tôi” đích thực của
mình.
Cùng với không gian cái ngõ cụt thì không gian sân nhà Miyawaki bị bỏ hoang ở thực tại cũng đóng vai trò gián tiếp
trong hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật Toru. Đó là một nơi“Cỏ đã mọc quá cao, trùm lấp mọi thứ. Những dây trường
xuân xấu xí đã bò kín lên hai trong số các cây ăn quả như thể muốn siết cho chết ngạt. Hàng cây bụi dọc bờ rào đã biến thành
màu trắng ma quái do bị phủ một lớp trứng côn trùng” [15;73]. Không gian này giống như một cột mốc dẫn đường để Toru
tìm thấy cái giếng cạn là nơi phát lộ để anh nắm bắt cái ngã nội tại của chính mình.
Bên cạnh đó, không gian ngôi nhà của vợ chồng Toru trong thực tại cũng có sự tác động trực tiếp đến việc chuyển
tiếp ở hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật Toru. Không gian ngôi nhà xuất hiện thấp thoáng xuyên suốt cả tác phẩm. Lúc
đầu, nó đơn giản chỉ là không gian sinh hoạt của vợ chồng Toru được người cậu ruột của Toru cho thuê lại “Vợ chồng tôi
chuyển đến căn nhà đang sống hiện nay kể từ mùa hè năm thứ hai sau khi lấy nhau. Khi ông cậu tôi biết tin chúng tôi đang
tìm thuê một căn hộ, ông liền đề nghị chúng tôi chuyển đến sống ở căn nhà của ông tại Setagaya. Ông chỉ cần chúng tôi trả
tiền nhà đủ để nộp thuế … Cho dù căn nhà không phải của chúng tôi, nhưng ngay khi dọn về, nó lập tức cho chúng tôi cảm
giác từ nay chúng tôi thực sự là “gia chủ”” [15;136]. Nhưng dần dần từ một không gian sinh hoạt vợ chồng khép kín nó đã trở
thành 49 một không gian mở từ sau khi Kumiko bỏ đi để Toru tiếp đón và lắng nghe những câu chuyện kì lạ của Trung úy
Mamiya và Kano Creta. Những cuộc gặp gỡ này vô hình chung lại có liên hệ mật thiết với hành trình đi tìm bản ngã đích thực
của nhân vật Toru. Đồng thời, ở không gian này, Toru đã gặp gỡ một kẻ quái dị là Ushikawa – đầy tớ trung thành của Wataya
Noboru, kẻ đã theo lệnh của Wataya đến đàm phán, thương thảo với Toru về việc “căn nhà có dớp” (thực ra là văn phòng
“chỉnh lí” của Toru và mẹ con Nhục đậu khấu) “Tiến sĩ Wataya đọc bài báo thì nhận ra rằng “căn nhà có dớp” nằm rất gần
nhà của ông, ông Okada ạ. Ông ấy đâm ra có ý nghĩ này: biết đâu có mối liên hệ nào đó giữa căn nhà đó với ông Okada. Thế
là ông ấy điều tra … đúng như Tiến sĩ đã dự đoán, ông Okada đây ngày nào cũng theo cái ngõ đó đi đi về về giữa nhà mình
với nhà kia và rõ là dính líu ra trò tới những gì có trời biết đang diễn ra trong đó” [15;503]. Thông qua việc này, Toru có cơ
hội trò chuyện với Kumiko (dù chỉ chat qua gmail) sau bao tháng ngày xa cách. Tuy nhiên đổi lại Toru phải chấp nhận yêu
cầu của Wataya Noboru “Vậy là như tôi mới nói với ông đó, ông nên cắt đứt liên hệ với cái khu đất ấy và rút lui khỏi chuyện
này … Vậy là mảnh đất và căn nhà sẽ thuộc về Wataya Noboru” [15;529]. Để có thể trò chuyện với Kumiko, Toru phải làm
theo hướng dẫn của Ushikawa và anh đã phá vỡ mạng lưới an ninh bằng công nghệ thông tin chặt chẽ mà Quế đã thiết kế để
bảo vệ Toru, Nhục đậu khấu cũng như khách hành của họ. Hành động này khiến mẹ con Nhục đậu khấu đã “bỏ rơi” Toru và
lúc này năng lực “chỉnh lí” của anh cũng biến mất kéo theo đó là một bản ngã mới có cơ hội tái sinh, trỗi dậy.
Ở tác phẩm “Biên niên ký chim vặn dây cót”, chúng ta có thể nhận thấy các nhân vật không có sự di chuyển quá
nhiều ở không gian thực tại. Murakami đã để cho các nhân vật của mình luôn ở trong trạng thái tĩnh tại trước cảnh sắc bên
ngoài. Chẳng hạn như nhân vật nhà toán sư trong “Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới” đã ở trong trạng thái gần
như là bất động với không gian hoạt huyên của thực tại. Đó là căn nguyên sâu xa dẫn đến việc tái lập một thế giới mới trong
tâm tưởng của nhà toán sư. Tuy nhiên, với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, chúng ta vẫn cảm nhận được trạng thái “hoạt
động” của nhân vật Toru qua không gian nhà ga Shinjuku “Quang cảnh đám đông ở ga Shinjuku làm tôi 50 choáng váng. Chỉ
cần thấy dòng người đi lại là tôi đã thấy nghẹt thở, thậm chí tim đập thình thình, ấy thế mà nào phải giờ cao điểm! Khó khăn
lắm tôi mới chen qua được khối người. Đây không phải là đám đông mà là một dòng chảy khổng lồ xé tan tành và cuốn
phăng nhà cửa” [15;408]. Không phải ngẫu nhiên nhà văn để nhân vật của mình đi đi lại lại hàng tháng liền ở không gian nhà
ga Shinjuku và thực hiện những hành động, động tác quen thuộc đến nhàm chán “Sáng hôm sau tôi lại bắt tàu điện đến khu
Shinjuku. Tôi ngồi cũng trên băng ghế ấy, nhìn mặt người qua lại. Buổi trưa, tôi lại ăn bánh cam vòng và uống cà phê. Trước
khi đến giờ cao điểm chiều, tôi lên xe điện về nhà. Ngày hôm sau tôi cũng làm đúng như vậy” [15;410]; mà việc làm đó cho
thấy bản ngã của nhân vật đã có sự trỗi dậy, nó ẩn sâu dưới lớp vỏ bọc tưởng chừng như vô cảm, thờ ơ của thể xác “Nhưng
tôi có một cảm giác mơ hồ rằng mình đang nhích gần đến một cái gì đó, từng tí một. Tôi có thể nhận ra cái chuyển động đó,
cái gần gụi hơn từng tí một đó mỗi khi nhìn chính mình trong gương trước bồn rửa mặt” [15;410].
Và cuối cùng, khi nghiên cứu về lớp không gian thực tại trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót”, chúng ta
không thể không nói đến không gian Văn phòng thiết kế Akasaka của mẹ con Nhục đậu khấu và Quế. Đây là một không gian
để lại nhiều ám ảnh trong tâm trí người đọc. Trước hết, không gian này khiến con người bị ấn tượng bởi sự sang trọng, chỉn
chu quá mức cần thiết của nó “Giờ tôi đang đứng ở một phòng tiếp khách có một chiếc đi văng và ghế da trông khá tiện nghi.
Sàn phòng trải một tấm thảm màu lục nhạt trông dịu mắt. Nhìn qua cũng biết đây là một căn phòng không chê vào đâu được,
không một chút bừa bộn” [15;422]. Tiếp theo, không gian này là một tác nhân tuyệt hảo trong việc thúc đẩy nhân vật nắm bắt
những chuyển hướng quan trọng của bản ngã ở thực tại “Tôi cảm thấy mình đang ở một thế phân ly lạ lùng, như thể tôi đang
cố nhảy từ một chiếc xe đang chạy sang một chiếc xe khác chạy với vận tốc khác. Tôi nhắm mắt lại và tách ra khỏi cái vỏ
bằng nhục thể này” [15;427]. Đặc biệt, Haruki Murakami đã tài tình lồng ghép tính phóng sự với tính văn học ở tác phẩm
này. Nhà văn đã đứng dưới góc độ của những người ngoài cuộc và nhìn nhận một cách khách quan nhưng không kém phần dí
dỏm về căn phòng chỉnh lí của mẹ con Nhục đậu khấu (sau này chuyển giao cho người kế tục là Toru) 51 “Setagaya, Tokyo:
Những kẻ trong “căn nhà có dớp” – Nó che giấu bí mật gì? (Trích Tuần báo, ngày 21 tháng Mười Một)” [15;561] hay “Liệu
pháp bí mật của M: Trò huyền bí lan tràn trong giới kinh doanh giải trí (Trích Nguyệt san, tháng Mười Một)” [15;492]. Điều
đó kích thích sự tò mò và thôi thúc người đọc truy tầm ý nghĩa thực sự của không gian nghệ thuật này.
2.1.3. Không gian trong giấc mơ
Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, không gian trong giấc mơ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chuyển
biến nội tâm, hành động và bản ngã của nhân vật. Có thể nói, Haruki Murakami thường xây dựng một không gian giấc mơ
lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của mình. Và hiển nhiên không gian đó phải mang ý nghĩa trong việc thể hiện phần tính cách
ẩn chìm trong tiềm thức của nhân vật hay nói cách khác đó là cái “ngã” mà họ không thể bộc lộ trong cuộc sống thực tại.
Chẳng hạn, trong “Nhảy, nhảy, nhảy”, Murakami đã để nhân vật mơ liên tục về không gian trong thang máy bởi vì thang máy
đi xuống mang ý nghĩa gợi lại quá khứ, tượng trưng cho tuổi thơ, cho sự quay về dĩ vãng, về vô thức, về bóng tối. Hay trong
“Kafka trên bờ biển”, nhân vật Kafka thường xuyên mơ về không gian bãi biển gắn liền về những cuộc gặp gỡ với Miss Saeki
lúc mười lăm tuổi. Giấc mơ đó tượng trưng cho những ẩn ức tình dục không thể giải tỏa trong thực tại của nhân vật. Trong
“Biên niên ký chim vặn dây cót”, nhân vật Toru Okada chỉ mơ những giấc mộng xoay quanh không gian cái hành lang trong
khách sạn và căn phòng 208 đầy bí ẩn. Không gian hành lang dài thăm thẳm của khách sạn cho thấy nhân vật Toru đang bị
mất phương hướng trong cuộc sống, không mục tiêu, không ý niệm về tương lai và hoàn toàn cô độc với cảm thức bị bỏ rơi
“Khách sạn lặng ngắt như một công trình đổ nát bị thời gian bỏ quên. Tôi rẽ nhiều lần, đi qua nhiều cánh cửa. Hành lang phân
nhánh liên tục, cứ mỗi lần như vậy tôi đều rẽ phải, ý là để nếu muốn quay về, tôi chỉ cần toàn rẽ trái là sẽ tìm được căn phòng
nơi xuất phát. Nhưng rồi tôi mất phương hướng. Đi, đi mãi mà không hề cảm thấy mình đang đến gần bất cứ cái gì. Các
phòng đánh số không theo thứ tự nào, lại cứ nối nhau không biết bao giờ mới hết nên có số cũng bằng không. Các con số
chưa kịp ghi vào trí nhớ thì đã trôi tuột mất khỏi đầu tôi. Thỉnh thoảng tôi lại có cảm giác mình đã đi qua số này số nọ 52 rồi.
Đến giữa hành lang tôi dừng lại thở. Có phải tôi đang đi vòng vòng cùng một chỗ như khi người ta lạc lối trong rừng?”
[15;645]. Những giấc mộng về không gian hành lang còn thể hiện nỗi âu lo sẽ đánh mất những bù trừ của nhân vật, sẽ phải
đối diện với chính mình, với chân ngã thực tướng của mình. Nó cho thấy nhân vật Toru hoàn toàn bị lạc lối hay bị rơi trong
chính bản ngã của mình “Đi lang thang trong cái khách sạn này chẳng khác gì liều mạng đi trong sa mạc mênh mông mà
không có la bàn. Nếu không tìm được chỗ tiền sảnh rồi tiếp tục không tìm được đường trở lại phòng 208 thì ắt tôi sẽ bị cầm tù
trong chốn mê cung này, không thể quay về thế giới thực nữa” [15;645].
Không gian căn phòng 208 cũng trở đi trở lại trong những giấc mơ triền miên của nhân vật Toru, đó là một căn phòng
“có vẻ đã bị bỏ rơi, bị lãng quên từ lâu lắm” [15;643], mọi sự vật trong căn phòng này đều chìm ngập trong cái bóng tối mờ
mịt, nguy hiểm và đầy đe dọa “Tôi đứng dậy đi một vòng quanh phòng. Tôi săm soi sàn nhà, nhìn chằm chặp lên trần, ngồi
lên bàn, tựa vào tường, xoay nhanh quả đấm cửa, bật lên bật xuống công tắc cây đèn chân đế. Quả đấm hiển nhiên không
xoay, đèn không sáng. Cửa sổ bị phong kín từ bên ngoài. Tôi căng tai nghe xem có tiếng gì không, nhưng sự im lặng giống
như bức tường cao ngất, nhẵn thín. Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy có một cái gì đó đang cố đánh lừa tôi, dường như có những
kẻ khác đang nín thở, ép sát người vào tường, xóa màu da để tôi không biết rằng có họ ở đó. Cho nên tôi cũng vờ không nhận
thấy. Cả hai bên chúng tôi rất giỏi lừa nhau …” [15;644]. Căn phòng 208 có chức năng cầm chân con người trong cuộc tìm
kiếm bản ngã nội tại thâm sâu của chính mình. Chính tại không gian này, Kumiko đã bị giam cầm bản ngã đích thực của mình
và không thể tìm được trung tâm của cái “Tôi” mình “Em không biết. Nhưng nếu anh đã nghĩ vậy thì chắc là đúng. Có thể em
đúng là Kumiko thật. Nhưng em không chắc lắm [15;671] … Có vẻ như anh nghĩ em là Kumiko. Anh muốn đưa em về nhà
như là đưa Kumiko về. Nhưng nếu em không phải là Kumiko thì sao? Có khi anh đang sắp sửa đưa về nhà một kẻ hoàn toàn
khác đấy” [15;677].
Theo Freud, “trong số những ức chế thường thấy nhất là những giấc mộng giải tỏa mặc cảm Oedipe” [3;60]. Dựa vào
nguyên lí này chúng ta có thể giải thích vì sao nhân vật Kafka trong “Kafka bên bờ biển” liên tục nằm mơ thấy 53 việc làm
tình với Miss Saeki mười lăm tuổi (chính là mẹ mình) bởi trong sâu thẳm tiềm thức của đứa con trai luôn mong ước độc
chiếm trọn vẹn tình yêu thương của người mẹ. Trong “Biên niên ký chim vặn dây cót”, nhân vật Toru cũng nằm mơ thấy
những trận cuồng hoan với nhiều người phụ nữ trong căn phòng 208 “Trong giấc ngủ, tôi đang kéo khóa áo cho Kumiko. Tôi
thấy tấm lưng trơn nhẵn trắng ngần của nàng. Nhưng khi kéo khóa áo lên đến đỉnh, tôi nhận ra đó không phải Kumiko mà là
Kano Creta … cô mở toang khóa quần tôi, kéo dương vật của tôi ra rồi ngậm vào miệng. Suốt thời gian đó cô vẫn mặc áo váy
của Kumiko. Đột nhiên tôi nhận thấy căn phòng sụp tối … Đó là người đàn bà đã nói chuyện với tôi qua điện thoại. Người
đàn bà bí ẩn trên điện thoại lúc này đang cưỡi trên tôi, hợp nhất thân mình với tôi …” [15;221 – 223]. Có thể thấy rằng, thông
qua thủ pháp giấc mơ, Murakami đã thể hiện đậm nét những ức chế và những ước muốn không được con người thú nhận
trong thực tại. Nó bị dồn nén vào những tầng hầm tối tăm của vô thức con người. Chính vì thế, việc nhân vật Toru nằm mơ
thấy cảnh tượng làm tình với nhiều người phụ nữ trong không gian quen thuộc đã thể hiện nhu cầu cốt yếu của nhân vật là
mong muốn được nối kết, được liên thông với thế giới chung quanh.
Cũng trong không gian căn phòng 208 đã tạo cơ sở để nhân vật dấn thân, hành động. Nếu trong thực tại, nhân vật
Toru hoàn toàn loay hoay, giậm chân tại chỗ với sứ mệnh của mình thì trong giấc mơ anh đã xác định được mình phải làm gì
để giải cứu Kumiko. Trong căn phòng 208, anh đã dũng cảm chiến đấu với Wataya Noboru hay đúng hơn là chiến đấu với
phân thân của cái ác, cái nham hiểm ẩn sâu bên trong con người hắn “Tôi không rõ mình đang nghĩ đúng hay sai, nhưng tôi
biết chừng nào còn ở đây, tôi còn phải đánh bại “cái thứ này”. Đây là cuộc chiến của tôi, và tôi phải chiến đấu đến cùng”
[15;679]. Và việc Toru tiêu diệt được Wataya Noboru trong giấc mơ cho thấy mọi ức chế, mọi vấn đề bế tắc đến với anh trong
thực tại đã được giải tỏa “Tôi đã kết liễu hắn: không phải vì hận thù, thậm chí cũng chẳng phải vì sợ, ấy chẳng qua là một
việc tôi phải làm … Mọi chuyện đã chấm dứt. Tôi phải mang nàng ra khỏi căn phòng đó mà đưa nàng về nhà. Chính vì lẽ đó
tôi mới giết tên kia. Chính vì lẽ đó tôi mới đánh cho sọ hắn vỡ toác ra như quả dưa” [15;683 – 684]. Haruki Murakami đã tô
đậm không khí huyền ảo bao trùm lên tác phẩm bằng việc để nhân vật Toru đánh chết Wataya Noboru trong giấc mơ và điều
đó đã tạo một mối dây liên kết kì bí với thực tại khi nhân vật Wataya trong đời thực bị đột quỵ ngay khoảnh khắc Toru giáng
đòn chí mạng vào hắn ở căn phòng 208 “Chắc hẳn phải có mối liên quan nào đó giữa việc tôi đã đánh chết kẻ nào đó ở thế
giới kia với việc Wataya Noboru đột quỵ. Rõ ràng tôi đã giết chết một cái gì đó ở bên trong hắn hay một cái gì đó có liên hệ
chặt chẽ với hắn. Ắt là hắn đã tiên cảm được điều đó sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc tôi làm đã không đoạt được sinh mạng của
Wataya Noboru. Hắn vẫn cứ sống ngay bên bờ vực cái chết” [15;698]. Việc nhân vật Wataya Noboru vẫn còn sống thoi thóp
trong thực tại giống như một ẩn dụ hay thể hiện ngầm ý của Murakami rằng dù ở bất cứ thời đại nào, phần ác và phần thiện
vẫn luôn song hành trong bản ngã mỗi con người. Nhân vật Toru đã đánh chết phần ác bên trong Wataya Noboru đang làm
nhiễu lạc bản ngã của vợ mình, của Kano Creta và của mọi người xung quanh nhưng anh không thể tiêu diệt hoàn toàn nó.
Điều cốt yếu Murakami muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này đó là dù trong hoàn cảnh nào, xã hội nào, con người hãy tỉnh
táo, hãy sống có lí tưởng để kìm hãm phần tối tăm trong bản ngã mình và giữ vững được cái bản ngã thiện lương của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phân tích căn phòng 208 trong tác phẩm dưới góc nhìn là một biểu tượng trong
giấc mơ. Số 2 trong số 208 biểu thị tính lưỡng phân nằm trong mỗi con người. Nó cũng chính là những đối kháng trong bản
ngã của nhân vật Toru: tích cực và tiêu cực, thiện và ác, bóng tối và ánh sáng, yêu và ghét … Đồng thời, nó cũng tượng trưng
cho sự xung đột và lo âu ngự trị đang hiện hữu trong bản thân nhân vật. Tuy nhiên, số 8 trong số 208 lại biểu tượng cho sự
công bình, lòng chính trực, khoan dung và trung thành. Đó cũng chính là con người, là nhân cách và là bản ngã đích thực của
nhân vật Toru.
2.2. Thời gian nghệ thuật trong hành trình đi tìm bản ngã
2.2.1. Thời gian lịch sử
Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, thời gian lịch sử có thể được hiểu theo hai hàm nghĩa. Trước hết, thời gian lịch
sử trong tác phẩm được đánh dấu 55 bằng cột mốc của cuộc chiến tranh Mãn Châu quốc vào năm 1932. Đây là một sự kiện
lịch sử có thật và nó cho thấy nỗi thất bại ê chề, nhục nhã trước tham vọng bành trướng thế lực ở châu Á của Đế quốc Nhật
Bản. Hay thời gian lịch sử trong tác phẩm này cũng có thể được hiểu là sự ước lệ, là chuỗi liên tục của các sự kiện trong quan
hệ trước sau, nhân quả. Điều này lí giải vì sao chúng ta thấy có sự tương liên kì bí giữa các nhân vật ở mỗi thời đại trong tác
phẩm. Chẳng hạn như niềm mặc khải về bản ngã dưới đáy giếng giữa trung úy Mamiya và Toru hay vết bầm cùng xuất hiện
trên gương mặt viên bác sĩ thú y và Toru.
Thông qua lớp thời gian lịch sử, chúng ta có thể liên hệ, chắp dính các sự kiện tưởng chừng như huyễn hoặc, bí ẩn ở
trong tác phẩm. Bởi vì giữa các sự kiện có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chẳng hạn như Nhục đậu khấu có năng lực
“chỉnh lí” những bất ổn bên trong tinh thần con người bởi vì bà đã kế thừa năng lực ấy từ người bố của mình (là viên bác sĩ
thú y ở Tân Kinh trong cuộc chiến tranh ở Mãn Châu). Hoặc Toru từ khi xuất hiện vết bầm trên mặt bỗng dưng có được năng
lực giống như Nhục đậu khấu bởi vì Toru chính là hậu kiếp của viên bác sĩ thú y. Hay dòng máu tàn độc, mị hoặc tinh thần
con người mà Wataya Noboru mang trong người được kế thừa từ người bác của hắn trong cuộc chiến tranh Mãn Châu.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể cảm nhận yếu tố thời gian lịch sử trong tác phẩm qua các “biên niên ký chim vặn
dây cót” do nhân vật Quế xây dựng. Ở mỗi biên niên ký được đánh dấu theo thứ tự từ một đến tám là một câu chuyện lịch sử
khác nhau nhưng chủ yếu xoay quanh viên bác sĩ thú y cùng vườn thú ở Tân Kinh, Mãn Châu. Sau khi tình cờ đọc được
những biên niên ký của Quế, Toru mới tìm thấy sự tương đồng giữa anh và viên bác sĩ thú y, qua đó anh có thể lí giải được
bản ngã với năng lực “thẩm thấu” con người thần bí của mình có cội nguồn, nguyên nhân từ đâu.
Tương tự, yếu tố thời gian lịch sử trong tác phẩm còn xuất hiện qua những bức thư của Trung úy Mamiya gửi cho
Toru. Ở những bức thư này, nhân vật Trung úy Mamiya đã kể về quãng thời gian bị tù đày khổ sai tại trại tập trung Siberia
của Liên Xô sau khi quân đội Nhật Bản hoàn toàn đại bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Thông qua những bức thư
của viên Trung úy 56 Mamiya, nhà văn Murakami đã mạnh dạn, thẳng thắn vạch ra cho cả thế giới biết rằng, sau mỗi cuộc
chiến tranh dù là cuộc chiến chính nghĩa hay phi nghĩa thì luôn ẩn chứa những thực trạng và sự thật lịch sử đáng buồn. Chẳng
hạn như: Ở cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô – nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã khiến cả thế giới
phải ngưỡng mộ, kính nể vì họ đã giành chiến thắng trước đội quân hùng mạnh, thiện chiến như Nhật Bản. Và cuộc chiến
tranh giành độc lập của Liên Xô được xem là cuộc chiến chính nghĩa và luôn được sử sách sau này tôn vinh, ngợi ca. Tuy
nhiên, sau cuộc chiến tranh, cách đối xử của người Nga với những tù binh Nhật rất đỗi tàn bạo, hiểm ác; nó không khác gì với
cách người Nhật đã đối xử với người Trung Hoa ở cuộc chiến Mãn Châu quốc. Tất cả điều này đã được Murakami phản ánh
một cách chân thực, chi tiết trong “Biên niên ký chim vặn dây cót”: “Còn thiếu gì nguyên nhân khiến người ta chết: đói ăn,
làm quá sức, sập hầm, chết đuối khi hầm bị ngập nước, điều kiện vệ sinh tồi tệ khiến bệnh dịch tràn lan; cái lạnh mùa đông
khủng khiếp đến không thể tin được; những cai tù hung hãn, chỉ một kháng cự nhỏ nhất là đàn áp tàn bạo. Những người chết
bị ném vào các hầm lò bỏ không. Không chỉ người chết mới bị ném xuống hầm lò. Đôi khi cả người sống cũng bị ném xuống,
để dạy những người còn lại một bài học. Bất cứ người lính Nhật nào có dấu hiệu phản kháng đều bị lính canh Liên Xô bắt đi,
đánh thừa sống thiếu chết, bẻ chân tay rồi ném xuống đáy hố đen kịt. Đến giờ tai tôi vẫn còn nghe những tiếng thét thảm thiết
đó. Thật là địa ngục trần gian” [15;629]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến viên Trung úy Mamiya sau khi
được trả tự do và đã hồi hương trong tâm trạng suy sụp, mất mát cũng như hoàn toàn mất niềm tin vào tình yêu thương của
con người “Tôi đã chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp khi viên sĩ quan Nga cùng các tay chân người Mông Cổ của y lột da
một người sống. Tôi đã bị ném xuống một cái giếng ở Mông Cổ, và trong cái ánh sáng kì lạ, mãnh liệt đó tôi đã mất hết lòng
ham sống, niềm tin vào con người. Làm sao một người như tôi có thể tin vào ý thức hệ và chính trị được?” [15;629]. Sự đổ vỡ
của niềm tin vào các giá trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước (Trung úy Mamiya) đã tác động trực tiếp đến sự thiếu vắng
lí tưởng sống đúng đắn và nỗi khó khăn, hoang mang trong việc đi tìm bản ngã đích thực của thế hệ sau (Toru).
Có thể thấy rằng, lớp thời gian lịch sử không xuất hiện rõ nét trong tác phẩm nhưng muốn tìm hiểu được cội nguồn,
căn nguyên bản ngã đích thực của các nhân vật thì chúng ta không thể không đối chiếu nó dưới góc độ thời gian sự kiện, lịch
sử.
2.2.2. Thời gian thực tại
Khác với thời gian vật lí, tuyến tính, thời gian nghệ thuật là phạm trù có nội hàm triết lí. Nó thể hiện quan niệm của
nhà văn về cuộc đời và con người cũng như ý thức chủ quan của nghệ thuật. Vì vậy, yếu tố thời gian thực tại trong tác phẩm
“Biên niên ký chim vặn dây cót” không phải đánh dấu bằng những mốc thời gian cụ thể mà nó được cảm nhận chủ quan qua
diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật. Chẳng hạn, thời gian như ngưng đọng khi Toru bước vào sân vườn nhà Miyawaki
“Chốn này như một cái ao tù mà dòng chảy đã bị một sức mạnh to lớn nào đó hãm lại” [15;73]. Hay thời gian trở nên khắc
khoải, bất an theo diễn biến tâm lí nhân vật Toru khi anh ở dưới đáy giếng sâu “Thời gian cứ vậy mà trôi trong bóng tối, dù
không có sự hành tiến của những cây kim đồng hồ - một thời gian bất phân, không chịu sự đo lường. Khi đã mất những điểm
phân giới, thời gian không còn là một dòng liên tục mà trở thành một thứ chất lỏng bất định hình, lúc co lúc giãn tùy ý muốn.
Chẳng mấy chốc tôi cảm thấy bất an ghê gớm. Tôi bắt đầu cảm thấy như mình đã bị ném xuống đại dương giữa đêm khuya từ
trên boong một con tàu đang chạy. Chẳng ai nghe ra tiếng thét của tôi, con tàu vẫn tiến về phía trước, càng lúc càng xa cho tới
khi hầu như biến khỏi tầm mắt” [15;308]. Hoặc cảm thức về thời gian trong thực tại trở nên xa xăm, mông lung khi Toru
“chỉnh lí” khách hàng ở Văn phòng thiết kế Akasasa. Qua đó, bản ngã của Toru dường như có sự tiếp biến theo sự chuyển
dịch của lớp thời gian thực tại. Chẳng hạn, bản ngã của Toru như chìm vào cõi trầm tĩnh của nội tâm cùng với thời gian
ngưng đọng ở sân vườn nhà Miyawaki. Hay bản ngã của anh có sự phân thân cùng với thời gian mông lung trong Văn phòng
thiết kế Akasaka “Tôi hiện hữu ở khoảng trống giữa hai bên, một căn nhà trống rỗng. Bây giờ tôi là một căn nhà bỏ trống …
Tôi là một khu vườn um tùm cỏ dại, một con chim đá không bay, một cái giếng cạn khô” [15;427].
Đồng thời, thời gian thực tại trong “Biên niên ký chim vặn dây cót” cũng có thể được nhìn nhận dưới góc độ của thời
gian tâm lí bởi nó đã phần nào phản ánh ý thức chủ quan của nhân vật trong hành trình đi tìm bản ngã đích thực của mình
“Tiến trình thời gian càng lúc càng trở nên không rõ ràng. Xung quanh tôi lúc này có nhiều loại thời gian, tôi không biết mình
đang ở thời gian nào trong số đó. Một phần ý thức tôi vẫn nằm ở đó như một căn nhà trống. Đồng thời tôi vẫn “ở đây”, từng tí
một, cái từ “ở đây” dường như tách làm hai ở bên trong tôi. Tôi “ở đây”, nhưng tôi cũng “ở đây”. Cả hai đều có thực như
nhau đối với tôi. Tôi đang dấn thân vào sự phân đôi kì lạ đó” [15;428]. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt những cột
mốc quan trọng trong hành trình đi tìm bản ngã đích thực của nhân vật Toru qua từng chặng thời gian cụ thể. Murakami đã
phân chia cuốn tiểu thuyết thành ba mốc thời gian lớn tương ứng với từng giai đoạn phát triển bản ngã của nhân vật: quyển
một: “Chim ác là ăn cắp” (tháng 6 và tháng 7 năm 1984); quyển hai: “Chim tiên tri” (tháng 7 đến tháng 10 năm 1984) và
quyển ba: “Kẻ bắt chim” (tháng 10 đến tháng 12 năm 1984).
2.2.3. Thời gian trong giấc mơ
Freud cho rằng: “Giấc mơ là một loại hô hấp tâm lí. Trước hết, nó là chỗ thoát hơi an toàn cho rất nhiều xung đột bị
dồn nén trong ban ngày. Giấc mơ cho phép giải phóng những ưu tư, thù hận, khổ tâm, những hi vọng, yêu sách, thèm muốn.
Nó đưa lên bề mặt những khó khăn nội tâm; thường nó gợi ý những giải pháp qua sự mách nước của cái máy tính điện tử
khổng lồ là vô thức của chúng ta” [3;19]. Con người thường nằm mơ trong trạng thái vô thức nên yếu tố thời gian trong
những giấc mơ có thể cụ thể hoặc mờ nhạt. Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, yếu tố thời gian đã được Murakami làm lu
mờ nhưng chúng ta vẫn cảm thức được thời gian theo diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật. Chẳng hạn, nhịp điệu thời
gian trở nên gấp gáp theo giai điệu huýt sáo trong vở “Chim ác là ăn cắp” của gã bồi bàn trong giấc mơ của Toru. Hay thời
gian dường như ngưng đọng mang theo sự chết chóc trong căn phòng 208 “Sức nặng bất khả cưỡng của cái chết đè nặng
trong tay tôi như một cái bao cát. Tôi nghi ngờ ngay chính sự tồn tại của mình ở nơi này” [15;643].
Thời gian trở nên khẩn trương theo từng bước chân dồn dập của Toru trong nỗ lực thoát khỏi sự truy đuổi của đám
đông trong giấc mơ “Tôi phải rời khỏi nơi này càng nhanh càng tốt. Chẳng ai hân hoan chào đón tôi ở đây. Vừa đi được vài
bước, tôi ngoảnh lại thì thấy có mấy người đã đứng dậy đi theo tôi. Tôi rảo bước, cắt ngang qua gian tiền sảnh về phía hành
lang nọ. Tôi phải thoát khỏi bọn họ” [15;663]. Việc đám đông rượt đuổi Toru trong giấc mơ cho thấy nhân vật đang cố lảng
tránh những vấn đề gặp phải trong thực tại. Hiểu theo một ý nghĩa khác thì lúc này nhân vật đang rơi vào sự bế tắc trong việc
đi tìm bản ngã đích thực của mình.
Thời gian mang cảm thức da diết mênh mang hơn khi Toru bày tỏ tình cảm nồng ấm yêu thương với vợ mình trong
căn phòng 208 “Phải, tôi nghĩ em là Kumiko. Bởi vì mọi chuyện đều từ đó mà ra cả. Em đã từ đây mà gọi điện thoại cho tôi
không biết bao nhiêu lần. Em cố truyền đạt cho tôi một thông điệp bí mật nào đó. Một bí mật về Kumiko. Một bí mật mà
Kumiko thật trong đời thực không đủ sức nói cho tôi biết. Thế nên em phải làm việc đó thay cô ấy, bằng những lời như một
thứ ám hiệu [15;671] … Anh sẽ đưa em ra khỏi đây, anh sẽ đưa em về nhà, về thế giới của em …” [15;677]. Với quyết tâm
giải cứu Kumiko, Toru đã dần dần tiến đến bản ngã đích thực của mình.
Và cuối cùng, người đọc cảm thấy hồi hộp theo diễn tiến thời gian trong cuộc chiến gay cấn giữa Toru và Wataya
Noboru “Tôi nhảy bật về bên trái rồi phục trong bóng tối, mò mẫm tìm đối thủ. Hai chúng tôi đối diện nhau trong bóng tối,
cùng nín thở … Tôi đã dính dao hai lần, nhưng cả hai lần đều không nặng. Hắn có dao, nhưng tôi có gậy … Tôi xoay người
nhảy sang một bên, rồi tôi vung gậy vào không trung. Cú đánh quá hoàn hảo. Tôi đã nện vào hắn ở đâu đó trên cổ. Một cú
giáng thứ hai đúng phóc – ngay vào sọ, quật hắn văng sang một bên. Hắn hộc ra một âm thanh kì lạ rồi đổ phịch xuống sàn.
Tôi nhắm mắt, chẳng suy nghĩ gì, nhắm một cú đánh cuối cùng về phía âm thanh kia. Tôi phải kết liễu hắn” [15;682 – 683].
Hành động thanh trừ Wataya Noboru trong giấc mơ đồng nghĩa với việc Toru đã tìm được bản ngã đích thực của mình. Có thể
thấy rằng, Haruki Murakami là một bậc thầy trong việc sử dụng phương thức thời gian 60 để thể hiện diễn biến tâm lí, hành
động của nhân vật. Điều đó khiến người đọc cảm thấy tò mò, kích thích và háo hức theo dõi từng câu chữ của nhà văn.
* Tiểu kết: Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích mô hình không gian, thời gian dưới cấu trúc
sau:
- Về không gian nghệ thuật gồm có ba lớp không gian: không gian lịch sử, không gian thực tại và không gian trong
giấc mơ.
+ Ở không gian lịch sử: Chúng tôi đã đối sánh những sự kiện lịch sử được nhà văn Haruki Murakami nhắc đến trong
tác phẩm với những tư liệu lịch sử ở bên ngoài, cụ thể là trận chiến Nomonhan ở Mãn Châu quốc. Đồng thời, không gian lịch
sử cũng đã tạo tiền đề khởi phát cho hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật.
+ Ở không gian thực tại: Chúng tôi đã phân tích những lớp không gian quen thuộc gắn liền với những sinh hoạt đời
thường của nhân vật. Qua đó, chúng tôi cố gắng truy tầm ý nghĩa của những không gian đó có vai trò như thế nào trong việc
làm chuyển biến bản ngã của nhân vật.
+ Ở không gian giấc mơ: Chúng tôi đã phân tích những không gian lặp đi lặp lại trong các giấc mơ của nhân vật.
Đồng thời, dựa vào các khái niệm, nguyên lí của phân tâm học, chúng tôi đã thử giải mã những không gian đó đã góp phần
như thế nào trong việc định hướng bản ngã đích thực của nhân vật.
- Về thời gian nghệ thuật gồm có ba lớp thời gian: thời gian lịch sử, thời gian thực tại và thời gian trong giấc mơ.
+ Ở thời gian lịch sử: Dựa vào tác phẩm và đối chiếu với những tư liệu lịch sử bên ngoài, chúng tôi đã đưa ra những
số liệu, những cột mốc lịch sử cụ thể; và thông qua lớp thời gian này, chúng tôi đã phần nào nối kết, liên hệ các sự kiện chồng
chéo trong tác phẩm lại với nhau.
+ Ở thời gian thực tại: Ở lớp thời gian này, chúng tôi chủ yếu thể hiện sự cảm thức về thời gian thông qua việc phân
tích diễn biến tâm lí của nhân vật để nắm bắt được những mốc thời gian quan trọng trong hành trình đi tìm bản ngã của nhân
vật. Đồng thời, tác phẩm “Biên niên ký chim vặn dây cót” có dung lượng khá đồ sộ, được chia làm ba quyển gắn với ba mốc
thời gian cụ thể, chúng tôi cũng dựa vào những mốc thời gian này để nắm bắt sự phát triển trong bản ngã của nhân vật.
+ Ở thời gian trong giấc mơ: Trong giấc mơ, yếu tố thời gian đã trở nên mơ hồ, mờ ảo và điều này cũng hợp lẽ
thường tình. Chính vì thế, chúng tôi đã phân tích lớp thời gian này thông qua tâm lí và hành động dấn thân của nhân vật. Và
cuối cùng bản ngã đích thực của nhân vật dần dần được hé lộ theo diễn tiến thời gian hay là diễn biến hành động của nhân vật
thể hiện trong giấc mơ.
Tóm lại, mỗi một không gian, thời gian được thể hiện trong tác phẩm “Biên niên ký chim vặn dây cót” đều thể hiện ý
đồ nghệ thuật của nhà văn Haruki Murakami trong việc khám phá hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật nhằm truy tìm ý
nghĩa thực sự của cái “tôi”, sứ mệnh và số phận của từng con người cá thể trong cuộc đời này.
Phần 3. KẾT LUẬN
Với những đóng góp và cống hiến trong văn chương của mình, Haruki Murakami là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn
lao trong nền văn học Nhật Bản và là nhà văn người Nhật nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Oe Kenzaburo đánh giá văn
chương của Murakami là “văn học đại chúng” nhưng rõ ràng Murakami đã khéo léo biến hóa và kết hợp giữa tính hiện đại
Âu Mỹ với tính thuần túy thẩm mĩ của văn học Nhật Bản “Cho dù mọi người có thái độ như thế nào đi chăng nữa đối với sự
nghiệp cầm bút của Haruki Murakami, ông vẫn mãi là nhà văn Nhật Bản đích thực … Murakami vẫn mãi là nhà văn được
yêu thích nhất trong làng văn học Nhật Bản hiện đại” [8].
Tác phẩm của Haruki Murakami đã xóa nhòa ranh giới giữa tính bình dân và tính bác học trong sáng tạo nghệ thuật.
Vì lẽ đó, tác phẩm của ông mở ra rất nhiều cánh cửa đi vào tâm hồn bạn đọc và Murakami trở thành nhà văn được độc giả
trên toàn thế giới đón nhận, yêu thích và mong chờ những tác phẩm tiếp theo của ông “Ở tất cả các địa danh nơi tác phẩm của
ông đã đi qua, Haruki Murakami đều có thể trở thành những cơn địa chấn làm rung động tâm hồn biết bao thế hệ độc giả” [8].
Có thể nói, tác phẩm “Biên niên ký chim vặn dây cót” của Haruki Murakami đã mở ra nhiều cánh cửa đa tầng, đa
phức trong việc khám phá bản ngã đích thực của con người thời hiện đại. Thông qua tác phẩm, nhà văn đã phần nào thể hiện
chân thật cái xã hội tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản, bóc trần sự giả dối, lươn lẹo vẫn đang từng ngày chi phối cuộc sống và
bản ngã của con người “Haruki Murakami là nhà văn xuất sắc của nước Nhật Bản hiện đại, một đất nước phồn vinh đột biến
đang tìm những lí tưởng đã mất của mình. Trong nước Nhật của ông những truyền thống cũ đã bị phá vỡ, còn thế chỗ chúng
là những lí tưởng vô nghĩa, và không một ai biết cái gì sẽ tiếp diễn” [21].
Tác phẩm cũng góp phần giúp người đọc thâm nhập vào những cõi sâu thẳm trong bản ngã con người và tự chiêm
nghiệm về vị ngã của chính mình. Với “Biên niên ký chim vặn dây cót”, ước vọng hòa hợp giữa bản ngã và tha nhân đã 63
được nhà văn truy tầm và đề cao đến gần như là tuyệt đối. Qua đó, Haruki Murakami đã kết nối hài hòa tư duy Âu Mỹ và tư
duy Á Đông trong việc tìm kiếm và trả lời cho câu hỏi: “Ta là ai?”, “Sứ mệnh của ta trong cuộc đời là gì?”. Với việc để cho
tác phẩm có một kết thúc mở, nhà văn đã khiến mỗi chúng ta phải tự suy ngẫm và tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Và phải
chăng đó cũng là sứ mệnh của con người hôm nay và mai sau?
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề hành trình đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết “Biên niên ký chim vặn dây cót” của
Haruki Murakami, người viết nhận thấy rằng cần định hướng cho tầng lớp thanh niên trong xã hội hiện đại hướng tới những lí
tưởng sống lành mạnh; bồi dưỡng cho họ tri thức, khát vọng cao đẹp, niềm tin vào tình yêu thương con người và nâng cao
nhận thức của họ trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Có như vậy những con người trẻ
tuổi và trẻ lòng mới không bị chơi vơi, lạc lõng trong việc xác lập, định vị bản ngã, cái “tôi” riêng biệt của mình khi bước vào
xã hội để lập thân, lập nghiệp. Và điều cốt yếu nhất là phải làm sao để họ có thể hòa nhập, kết nối với cộng đồng nhưng
không hòa tan bản ngã, cá tính riêng của mình trong biển đời mênh mang, ào ạt.

You might also like