Nhóm 4 - Nguy Cơ Gây Bệnh Do Thiếu Vitamin a

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

NHÓM 04

Lớp: NGUY CƠ GÂY BỆNH DO THÓI QUEN DINH DƯỠNG_T7C1_ Nhóm 02


BUỔI 9:
TÌM HIỂU VỀ NGUY CƠ GÂY BỆNH DO THIẾU VITAMIN A

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

STT Mã SV Họ và tên Mã lớp

15 21129700 Trần Lê Ngọc Khánh DH21DD

33 21129851 Trần Ngọc Quỳnh Như DH21DD

34 21129856 Nguyễn Thị Tú Oanh DH21DD

38 21129882 Trịnh Thị Hồng Quyên DH21DD

39 21129888 Phạm Thị Thu Quỳnh DH21DD

53 21129966 Nguyễn Thị Thu Thuỷ DH21DD

54 21129970 Phan Thị Như Thuyền DH21DD

55 21129944 Nguyễn Ngọc Minh Thư DH21DD

56 21129946 Phạm Phương Thư DH21DD

57 21129950 Phạm Vũ Minh Thư DH21DD

69 21125478 Nguyễn Ngọc Tuyết DH21DD


Tên sinh viên Nhiệm vụ Ngày nộp
Phan Thị Như Thuyền Câu 1

Trịnh Thị Hồng Quyên Câu 2

Phạm Phương Thư Câu 3

Phạm Vũ Minh Thư Câu 4

Trần Lê Ngọc Khánh Câu 5


12h00
Trần Ngọc Quỳnh Như Câu 6
Ngày 15/4/2024
Nguyễn Thị Thu Thủy Câu 7

Nguyễn Ngọc Minh Thư

Nguyễn Thị Tú Oanh


Câu 8
Phạm Thị Thu Quỳnh

Nguyễn Ngọc Tuyết


12h00 – 20h00
Cả nhóm Kiểm tra bài
Ngày 15/4/2024
Họp Online google meet 20h00
Cả nhóm
bổ sung tài liệu Ngày 15/4/2024
22h00
Cả nhóm Hoàn thành powerpoint
Ngày 17/4/2024
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
 Ngày phân công: 13/4/2024 (thứ 7)
 Thời gian lập kế hoạch: 8h30 (sáng)
 Tại: RĐ105 - Trường đại học Nông Lâm TP.HCM
 Người lập kế hoạch: Phạm Phương Thư
MỤC LỤC

Nguy cơ gây bệnh do thiếu vitamin A


Câu 1: Hãy cho biết lịch sử ra đời của thuật ngữ Vitamin A? Tại sao phải nghiên
cứu nguy cơ gây bệnh do thiếu Vitamin A mãn tính?..............................................
Câu 2: Hãy nêu ít nhất 2 khái niệm về Vitamin A. Nêu các dạng tồn tại của
Vitamin A trong thực phẩm và trong cơ thể con người...........................................
Câu 3: Hãy cho biết nhu cầu Vitamin A hằng ngày đối với người trưởng thành
(19 tuổi - 30 tuổi), trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai. Hãy cho biết nguồn
Vitamin A (trong thực phẩm, viên uống)................................................................
Câu 4: Hãy nêu và phân tích ít nhất 3 vai trò sinh học quan trọng của Vitamin A.
Ứng dụng của Vitamin A trong những lĩnh vực khác (nếu có)................................
Câu 5: Hãy nêu và phân tích các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh khô mắt (liên
quan đến dinh dưỡng)...........................................................................................
Câu 6: Nếu các tiêu chuẩn để chuẩn đoan thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt do
thiếu Vitamin A......................................................................................................
Câu 7: Bệnh khô mắt là gì? Hậu quả của thiếu Vitamin A mãn tính.......................
Câu 8: Hãy trình bài quá trình tiêu hóa, hấp thu, biến dưỡng Vitamin A trong cơ
thể người...............................................................................................................
Câu 1: Hãy cho biết lịch sử ra đời của thuật ngữ Vitamin A? Tại sao phải
nghiên cứu nguy cơ gây bệnh do thiếu Vitamin A mãn tính?

Lịch sử ra đời của thuật ngữ Vitamin A

Quá trình phát hiện ra vitamin A có nguồn gốc từ nghiên cứu của các nhà khoa
học như Elmer McCollum và Lafayette Mendel vào khoảng đầu những năm
1900, các nghiên cứu này nghiên cứu về vai trò của chế độ ăn đối với sự phát
triển của động vật. Trong đó người ta chỉ ra rằng “yếu tố” không phải
carbohydrate, protein, chất béo cũng cần thiết cho sự phát triển bình thường.

Vào năm 1917, một trong các chất này đã được Elmer McCollum tại Đại học
Wisconsin-Madison và Lafayette Mendel cùng Thomas Osborne tại Đại học
Yale phát hiện ra độc lập với nhau. Đến năm 1918, thì những yếu tố này được
xác định là yếu tố tan trong chất béo.

Do “yếu tố hòa tan trong nước B” cũng mới được phát hiện ra gần khoảng thời
gian đó, nên các nhà nghiên cứu chọn tên gọi “yếu tố hòa tan trong chất béo
A”.

Thuật ngữ “vitamin” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1912 do nhà hóa học Ba
Lan Casimir Funk đề xuất khi ông nghiên cứu về các chất dinh dưỡng cần thiết
cho sức khỏe, thuật ngữ này để mô tả các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sức
khỏe bắt nguồn từ tiếng Latin “vita” (đời sống) và “amine” (nhóm chức năng
hóa học).

Năm 1920, Elmer McCollum và 1 số nhà khoa học khác đã nhận ra sự tồn tại
của nhiều “yếu tố tan trong chất béo” và quyết định đổi tên “yếu tố tan trong
chất béo” thành “vitamin A”

*Tại sao phải nghiên cứu nguy cơ gây bệnh do thiếu Vitamin A mãn tính?
Nghiên cứu về nguy cơ gây bệnh do thiếu hụt vitamin A mãn tính là rất quan
trọng vì vitamin A đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
và sức khỏe con người.

1. Hiểu rõ về tác động của thiếu hụt vitamin A đối với sức khỏe và chất lượng
cuộc sống

Thiếu hụt vitamin A mãn tính có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng,
đặc biệt là ở các khu vực nghèo và thiếu chế độ dinh dưỡng đủ. Thiếu hụt
vitamin A mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng:

+ Gây ra vấn đề thị lực: Vitamin A là một thành phần chính của rhodopsin,
một protein quan trọng, cần thiết cho quá trình nhìn trong điều kiện ánh
sáng yếu, nên thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến vấn đề thị lực và thậm
chí là mù lòa. Tình trạng khô mắt và viêm giác mạc có thể xảy ra do thiếu
vitamin A, gây cảm giác khó chịu và có thể gây tổn thương lâu dài cho
mắt nếu không điều trị kịp thời.

Tình trạng khô mắt do thiếu vitamin A xảy ra bởi vì vitamin A đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của niêm mạc mắt và sản
xuất nước mắt. Niêm mạc mắt được bảo vệ bởi lớp nước mắt, và khi cơ
thể thiếu vitamin A, sản xuất nước mắt có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến
giảm sự ẩm ướt của mắt. Kết quả là, mắt trở nên khô và có thể gây ra
cảm giác khó chịu, kích ứng, viêm nhiễm và thậm chí là tổn thương niêm
mạc. Điều này dẫn đến tình trạng gọi là xerophthalmia, một trong những
biểu hiện của thiếu vitamin A trong cơ thể.

+ Làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh
truyền nhiễm, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Trẻ em dưới 5
tuổi và phụ nữ mang thai là hai nhóm có nguy cơ cao nhất trước hậu quả
của thiếu hụt vitamin A.

Thiếu hụt vitamin A có thể gây suy giảm miễn dịch do một số lý do chính
sau:
Ảnh hưởng đến tế bào miễn dịch: Vitamin A cần thiết cho sự phát triển
và hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào B và tế bào T.
Thiếu hụt vitamin A có thể làm giảm số lượng và chức năng của các tế
bào này, làm suy yếu hệ miễn dịch.

Giảm sản xuất các yếu tố miễn dịch: Vitamin A cũng cần thiết cho sản xuất
một số yếu tố miễn dịch quan trọng, như cytokines và immunoglobulins.
Thiếu hụt vitamin A có thể làm giảm sản xuất của những yếu tố này, làm
ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể trong việc đấu tranh chống lại các
bệnh tật.

Tăng cảm giác viêm nhiễm: Thiếu hụt vitamin A có thể làm tăng cảm giác
viêm nhiễm trong cơ thể, làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ
mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh lý khác.

=> Những yếu tố này cùng nhau đóng vai trò trong việc giảm sức đề kháng
của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh lý
khác khi thiếu hụt vitamin A.

+ Gây ra vấn đề về sức khỏe sinh sản: Trong thời kỳ mang thai, vitamin A
giúp phát triển phổi, gan và mắt của thai nhi. Thiếu hụt vitamin A có thể
dẫn đến các vấn đề thai nghén, sảy thai và sinh non. Vitamin A cũng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo tế bào và
góp phần vào sự phát triển chung của cơ thể.

2. Xác định nhóm nguy cơ cao, đưa ra biện pháp phòng ngừa và can thiệp
dinh dưỡng cho cộng đồng

Nghiên cứu giúp xác định các nhóm dân số có nguy cơ cao nhất mắc thiếu hụt
vitamin A, như trẻ em nhỏ, phụ nữ mang thai và người dân sống ở các khu vực
nghèo. Thông qua nghiên cứu, chúng ta có thể phát triển và đánh giá hiệu quả
của các chính sách và biện pháp can thiệp nhằm phòng tránh và điều trị thiếu
hụt vitamin A, bao gồm cả việc cung cấp bổ sung vitamin và cải thiện dinh
dưỡng.

3. Tăng cường nhận thức cộng đồng


Nghiên cứu cũng giúp tăng cường nhận thức của cộng đồng về tình trạng thiếu
hụt vitamin A mãn tính, hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của vitamin A đối với
sức khỏe. Nhận thức này có thể kích thích hành động để chăm sóc dinh dưỡng
và phòng tránh thiếu hụt vitamin A, giảm tỷ lệ tử vong trong cộng đồng.

=> Tổng thể, thiếu hụt vitamin A mãn tính gây ra những tác động tiêu cực lớn
đối với sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sống và phát triển
của những người ở các khu vực có nguy cơ cao. Nghiên cứu về nguy cơ gây
bệnh do thiếu hụt vitamin A mãn tính đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thông tin cần thiết và hướng dẫn các biện pháp can thiệp để cải thiện sức
khỏe cộng đồng và giảm tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tình trạng thiếu hụt này.

Câu 2: Hãy nêu ít nhất 2 khái niệm về Vitamin A. Nêu các dạng tồn tại của
Vitamin A trong thực phẩm và trong cơ thể con người.

❖ Khái niệm:
1. Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Là chất dinh
dưỡng vi lượng ko sinh năng lượng.
2. Vitamin A là chất có màu vàng, hòa tan trong chất béo, hoạt động như
một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể.
3. Vitamin A là thành phần của sắc tố thị giác ở các tế bào hình que và hình
nón. Rhodopsin, một sắc tố thị giác ở các tế bào hình que của võng mạc,
có chứa 11-cis retinal liên kết với 1 protein là opsin.
4. Vitamin A, còn được gọi là retinol và axit retinoic (RA) được công nhận
rộng rãi là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì các tế bào và mô
khỏe mạnh. RA sở hữu một khả năng cơ bản để điều chỉnh sự phát triển
của tế bào, nói chung bằng cách làm chậm tốc độ của chu kỳ tế bào và
tạo ra các tế bào chưa trưởng thành và biến đổi để phân biệt thành kiểu
hình trưởng thành hơn.
5. Retinol là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò là chất nền để sản
xuất, trong các tế bào khác nhau, võng mạc cần thiết cho quá trình sinh
tổng hợp rhodopsin và để sản xuất RA, có chức năng điều chỉnh quan
trọng các chức năng tế bào ở tất cả các mô. RA hiện được công nhận là
chất điều chỉnh mạnh mẽ biểu hiện gen.
6. Retinoids là một trong những nhóm tác nhân hiệu quả nhất để thúc đẩy
quá trình biệt hóa tế bào và do đó rất được quan tâm trong việc ngăn
ngừa ung thư và điều trị ung thư. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều thử
nghiệm, việc sử dụng chúng trong việc ngăn ngừa ung thư bằng hóa chất
vẫn bị hạn chế do các tác dụng phụ liên quan đến hầu hết các hợp chất.
7. Vitamin A (3 - Dehydroretinol) là một chất có thể tan trong dầu, thường
có nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây, trứng, bơ, rau xanh, sữa
nguyên kem, thịt,..

❖ Các dạng tồn tại của Vitamin A trong cơ thể và thực phẩm:

Vitamin A tồn tại dưới hai dạng: vitamin A thành hình và tiền chất vitamin
A.
● Vitamin A thành hình là dạng hoạt động của vitamin A (cơ thể có thể sử dụng
ngay mà không cần biến đổi), bao gồm các chất retinol, retinal và retinoic acid
được tìm thấy trong động vật.
● Các dạng của vitamin A thành hình:
➢ Retinol: là một alcohol nguyên thủy gồm 1 vòng –ionone và một chuỗi
không bão hòa. Retinol hiện diện trong mô động vật dưới dạng retinyl
ester với các acid béo chuỗi dài.
➢ Retinal: là một aldehyde được tạo thành do sự oxh retinol. Retinal và
retinol dễ dàng chuyển đổi qua lại lẫn nhau.
➢ Retinoic acid: là một acid được tạo thành do sự oxy hóa retinal. Retinoic
acid không bị khử trong cơ thể động vật do đó không thể biến đổi thành
retinol hoặc retinal.
● Tiền chất vitamin A là các carotenoid (là nhóm các chất hóa học có màu vàng
hoặc màu cam được tìm thấy trong thực vật, một số trong đó qua quá trình
chuyển hóa trong cơ thể con người tạo ra dạng hoạt động của vitamin A) bao
gồm alpha - carotene, beta - carotene và beta - cryptoxanthin.
➢ Alpha - carotene (α - carotene) là một trong các carotenoid tìm thấy rộng
rãi trong trái cây và rau quả ăn kiêng, và nồng độ phụ thuộc vào loài thực
vật. Cơ thể có thể chuyển đổi α và β-caroten thành vitamin A để duy trì hệ
thống xương và làn da khỏe mạnh, tầm nhìn tốt, và một hệ thống miễn
dịch khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa enzyme ngăn chặn các gốc tự do gây
ra sự đổ vỡ của các tế bào.
➢ Beta - Carotene (β - Carotene) là một chất hữu cơ với màu đỏ-cam mạnh,
chúng có phong phú ở thực vật và trong trái cây. Đây là một thành viên
của carotene, là terpenoid (isoprenoid), và được tổng hợp theo phương
thức hóa sinh với nguyên liệu là tám đơn vị isoprene và do đó, chúng có
40 nguyên tử cacbon. Trong số các carotene, β-carotene có thể được
phân biệt do chúng có các vòng beta ở cả hai đầu của phân tử. β-Carotene
được sinh tổng hợp từ pyrophosphate geranylgeranyl. Chất chống oxy
hóa, một hợp chất ngăn chặn hoạt động của các phân tử oxy hoạt hóa có
thể gây tổn hại cho tế bào.
➢ Beta - cryptoxanthin (β - cryptoxanthin) là một loại caroten phổ biến
được tìm thấy trong trái cây, trong máu và mô của con người. Thực phẩm
giàu beta-cryptoxanthin bao gồm quýt, hồng và cam. Beta-cryptoxanthin
có một số chức năng quan trọng đối với sức khỏe con người, bao gồm vai
trò bảo vệ chống oxy hóa và giao tiếp giữa các tế bào. Quan trọng nhất,
beta-cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A, là chất dinh dưỡng thiết
yếu cần thiết cho thị lực, tăng trưởng, phát triển và đáp ứng miễn dịch.
➔ Tiền chất của vitamin A phổ biến nhất là beta-carotene. Beta-carotene là
một loại carotenoid, một nhóm các hợp chất màu sắc có trong nhiều loại
rau củ và hoa quả. Khi con người tiêu thụ beta-carotene, cơ thể có thể
chuyển đổi nó thành vitamin A theo nhu cầu của mình. Các nguồn giàu
beta-carotene bao gồm cà rốt, bí đỏ, bí ngô, cà chua, cà chua, bí đỏ, và
nhiều loại rau xanh lá.
● Ngoài ra, trong tự nhiên Vitamin A hiện diện dưới 2 dạng: Vitamin A1 có trong
gan các động vật biển và vitamin A2 có trong gan các loại cá nước ngọt. Cả 2
đều là các alcohol 20 carbon được tạo thành từ các đơn vị isoprene. Vitamin A
không có trong thực vật, nhưng nhiều thực vật có chứa β-carotene có thể biến
đổi thành Vitamin A trong cơ thể động vật.

Câu 3: Hãy cho biết nhu cầu Vitamin A hằng ngày đối với người trưởng thành
(19 tuổi - 30 tuổi), trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai. Hãy cho biết nguồn
Vitamin A (trong thực phẩm, viên uống).

Nhu cầu vitamin A với từng đối tượng:


Đối với người trưởng thành:
Theo Viện Y học Hoa Kỳ (IOM), nhu cầu vitamin A hằng ngày cho người trưởng
thành 19 - 30 tuổi như sau:
Nam giới:
900 microgam retinol tương đương (RAE)
Nữ giới:
700 microgam RAE
Nhu cầu vitamin A đối với trẻ em dưới 5 tuổi:
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, nhu cầu vitamin A
hằng ngày đối với trẻ em dưới 5 tuổi được chia thành hai nhóm:
Nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không cần bổ sung vitamin A do đã nhận đủ vitamin A từ
sữa mẹ.
Trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi: Cũng không cần bổ sung vitamin A do sữa mẹ vẫn cung
cấp đủ nhu cầu vitamin A cho trẻ trong giai đoạn này.

Nhóm trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ không đầy đủ:


- Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: 400 mcg retinol/ngày
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: 500 mcg retinol/ngày
Ngoài ra trẻ em cần:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Uống 50.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A = mỗi 6
tháng.
Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Uống 100.000 IU vitamin A mỗi 6 tháng.
Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi: Uống 200.000 IU vitamin A mỗi 6 tháng.
Trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi: Uống 200.000 IU vitamin A mỗi 6 tháng.
Trẻ từ 36 - 60 tháng tuổi: Liều lượng bổ sung vitamin A cần được điều chỉnh
tùy theo vùng miền và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Nhu cầu vitamin A đối với phụ nữ mang thai:


Theo Viện Y học Hoa Kỳ, lượng vitamin A khuyến nghị hàng ngày (RDA) cho phụ
nữ mang thai là 770 microgam (mcg) retinol tương đương (RAE) trong cả giai
đoạn mang thai.
Nhu cầu vitamin A của phụ nữ cho con bú là 850 microgam tương đương
retinol (RAE) mỗi ngày.
Tuy nhiên, lượng vitamin A thực tế cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào các
yếu tố như tuổi tác, cân nặng và tình trạng sức khỏe.
trong quá trình cho con bú
Trong đó:
● 1 microgam RAE = 1 microgam retinol = 6 microgam beta-carotene từ
thực vật.
● 1 IU vitamin A = 1 RAE.
● 1 IU retinol = 0.3 mcg RAE

Nguồn cung cấp vitamin A:


- Thực phẩm động vật giàu vitamin A (tính trên 100gram thực phẩm):
● Gan bò: 10.378 mcg (1.038 IU)
● Gan gà: 8.134 mcg (813 IU)
● Gan lợn: 6.693 mcg (669 IU)
● Cá hồi: 3.187 mcg (319 IU)
● Cá thu: 2.063 mcg (206 IU)
● Trứng gà (lòng đỏ): 1.365 mcg (136 IU)
● Sữa bò nguyên chất: 112 mcg (11 IU)
- Thực phẩm thực vật:
● Cà rốt: 8.352 mcg (835 IU)
● Rau bina: 8.296 mcg (830 IU)
● Khoai lang: 8.252 mcg (825 IU)
● Bí đỏ: 5.880 mcg (588 IU)
● Cà chua: 864 mcg (86 IU)
● Ớt chuông đỏ: 316 mcg (32 IU)
● Bơ: 684 mcg (68 IU)
● Măng tây: 268 mcg (27 IU)
● Xoài: 362 mcg (36 IU)
● Dưa hấu: 320 mcg (32 IU)
● Bưởi: 179 mcg (18 IU)
● Kiwi: 93 mcg (9 IU)
Ngoài nguồn cung cấp từ thực, thì cũng có thể cung cấp từ dạng viên uống,...
Vitamin A dạng retinol: Đây là dạng vitamin A nguyên chất nhất và được cơ
thể hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng
quá liều. (hình ảnh)
Vitamin A dạng beta-carotene: Đây là dạng tiền chất vitamin A được tìm thấy
trong thực vật. Beta-carotene được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể,
nhưng quá trình này không hiệu quả như khi sử dụng vitamin A dạng retinol.
(hình ảnh)
Vitamin A dạng palmitate: Đây là dạng vitamin A phổ biến nhất trong viên
uống. Nó ít gây tác dụng phụ hơn vitamin A dạng retinol, nhưng cũng không
được hấp thu tốt bằng. (hình ảnh)
Vitamin A dạng acetate: Đây là dạng vitamin A hòa tan trong chất béo, có
nghĩa là nó được hấp thu tốt hơn trong cơ thể khi được dùng cùng với chất
béo. (hình ảnh)
Khi chọn viên uống vitamin A, điều quan trọng là phải chọn một thương hiệu
có uy tín và sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ.

Câu 4: Hãy nêu và phân tích ít nhất 3 vai trò sinh học quan trọng của Vitamin
A. Ứng dụng của Vitamin A trong những lĩnh vực khác (nếu có).

Vai trò sinh học quan trọng của Vitamin A:

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng quan trọng của cơ thể,
bao gồm:

1. Sức khỏe thị giác:

● Thiếu vitamin A có thể dẫn đến quáng gà, khô mắt và thậm chí mù lòa.
● Vai trò:
○ Giúp võng mạc tạo ra rhodopsin, một sắc tố cần thiết cho thị lực
ban đêm.
○ Duy trì độ ẩm và chức năng của giác mạc.

giải thích:

*Quy trình tổng hợp rhodopsin:

1. Chuyển đổi vitamin A thành retinal:

● Vitamin A (retinol) được vận chuyển đến võng mạc qua máu.
● Trong võng mạc, vitamin A được chuyển đổi thành retinal bởi enzyme
retinol dehydrogenase.
● Retinal là một hợp chất aldehyde bắt nguồn từ vitamin A.
2. Kết hợp retinal với opsin:

● Opsin là một protein nằm trong màng tế bào que.


● Retinal kết hợp với opsin để tạo thành rhodopsin.
● Quá trình này được xúc tác bởi enzyme retinal isomerase.

3. Phân hủy rhodopsin khi có ánh sáng:

● Khi ánh sáng tác động vào rhodopsin, nó sẽ phân hủy thành retinal và
opsin.
● Phân hủy rhodopsin tạo ra tín hiệu điện truyền được truyền đến não bộ,
giúp ta nhìn thấy hình ảnh.
Do đó :
- Lượng rhodopsin thấp trong võng mạc sẽ làm giảm khả năng thu nhận
ánh sáng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng, dẫn đến tình trạng
quáng gà.

- Thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi retinal thành cis-
retinal, làm chậm quá trình tái tạo rhodopsin, dẫn đến giảm khả năng
nhìn ban đêm.

I. Tạo ra Rhodopsin:

● Rhodopsin là một sắc tố nằm trong tế bào que của võng mạc, giúp mắt
cảm nhận ánh sáng trong điều kiện thiếu sáng.
● Khi thiếu vitamin A, cơ thể không thể sản xuất đủ rhodopsin, dẫn đến
tình trạng quáng gà, hay còn gọi là khó nhìn trong điều kiện ánh sáng
yếu.
● Vitamin A tham gia vào quá trình chuyển đổi một hợp chất khác thành
rhodopsin, đảm bảo cung cấp đủ lượng sắc tố này cho mắt hoạt động
hiệu quả.

II. Là hành phần của màng nước mắt:

● Vitamin A là một thành phần thiết yếu của glycoprotein, một loại protein
giúp liên kết nước trong màng nước mắt. Màng nước mắt này tạo thành
lớp màng mỏng trên bề mặt mắt, giúp bôi trơn, bảo vệ và nuôi dưỡng
giác mạc.
● Khi thiếu vitamin A, glycoprotein sẽ giảm sản xuất, dẫn đến tình trạng
màng nước mắt mỏng và khô hơn. Điều này có thể dẫn đến các triệu
chứng như khô mắt, ngứa mắt, rát bỏng và nhạy cảm với ánh sáng.

III. Duy trì sức khỏe của biểu mô giác mạc:

● Vitamin A cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của
biểu mô giác mạc, lớp tế bào mỏng bao phủ bề mặt ngoài của mắt. Biểu
mô giác mạc chịu trách nhiệm bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các
tác nhân gây hại khác.
● Khi thiếu vitamin A, biểu mô giác mạc trở nên dễ bị tổn thương và dễ bị
nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng như viêm giác mạc,
loét giác mạc và thậm chí mất thị lực.

2. Hệ miễn dịch:

● Thiếu vitamin A: Làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm
trùng.
● Vai trò:
○ Kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, giúp chống lại vi khuẩn và
virus.
○ Giúp duy trì chức năng hàng rào của da và niêm mạc, ngăn ngừa
sự xâm nhập của mầm bệnh.
Giải thích:

1. Kích thích sản xuất tế bào bạch cầu:

● Vitamin A thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành của tế bào T, là loại tế
bào bạch cầu đóng vai trò chủ chốt trong miễn dịch tế bào.
● Vitamin A cũng kích thích sản xuất tế bào B, có chức năng sản xuất
kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn và virus.
● Ngoài ra, vitamin A còn giúp tăng cường hoạt động của tế bào NK (tự
nhiên sát thủ), có khả năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và ung
thư.
Chú thích:
- Tế bào NK (Natural Killer cells) là một loại tế bào miễn dịch thuộc hệ
miễn dịch bẩm sinh. Chúng có khả năng tiêu diệt tế bào bị nhiễm virus, vi
khuẩn, tế bào ung thư và các tế bào bất thường khác mà không cần qua
quá trình kích hoạt phức tạp như tế bào T.
- Tế bào T, hay tế bào lympho T, là một loại tế bào bạch cầu đóng vai trò
quan trọng trong hệ miễn dịch thích ứng. Chúng có khả năng nhận diện
và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng,
cũng như các tế bào ung thư. Tế bào T được tạo ra trong tủy xương và
trưởng thành trong tuyến ức.

Có hai loại chính của tế bào T:

● Tế bào T hỗ trợ (helper T cells): Giúp kích hoạt các tế bào T khác và tế
bào B sản xuất kháng thể.


● Tế bào T độc tế bào (cytotoxic T cells): Tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị
nhiễm bệnh và tế bào ung thư.


- Tế bào B, còn được gọi là tế bào lympho B, là một loại tế bào bạch cầu
đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Chúng được tạo ra trong tủy
xương và di chuyển đến các hạch bạch huyết, lá lách và các mô bạch
huyết khác trong cơ thể. Chức năng chính của tế bào B là sản xuất kháng
thể, là các protein giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

2. Duy trì hàng rào bảo vệ cơ thể:

● Vitamin A giúp duy trì tính toàn vẹn của lớp niêm mạc ở mắt, mũi, phổi
và đường tiêu hóa. Lớp niêm mạc này đóng vai trò như rào cản vật lý,
ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
● Vitamin A cũng kích thích sản xuất mucin, một chất nhầy giúp bôi trơn và
bảo vệ các bề mặt niêm mạc, đồng thời bẫy và loại bỏ vi khuẩn và virus.

3. Tăng cường hoạt động chống oxy hóa:

● Vitamin A có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi
bị tổn thương do gốc tự do. Gốc tự do do vi khuẩn và virus sản sinh ra có
thể làm suy yếu hệ miễn dịch.

4. Giảm viêm nhiễm:

● Vitamin A có khả năng chống viêm, giúp giảm bớt tình trạng viêm do
nhiễm trùng. Viêm nhiễm quá mức có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và
khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn.

3. Tăng trưởng và phát triển:

● Thiếu vitamin A:cơ thể chậm phát triển,thấp còi,da khô ,tóc gãy
rụng,miễn dịch suy yếu,...
● Vai trò:
○ Tham gia vào quá trình phân chia tế bào, giúp cơ thể phát triển
bình thường.
○ Kích thích sản xuất collagen, protein quan trọng cho xương, răng
và da.
Giải thích:
1. Quá trình phân chia tế bào:

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự biểu hiện của gen,
ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào. Nó liên kết với các thụ thể đặc biệt
trong tế bào, kích hoạt một loạt các phản ứng dẫn đến sự phân chia và phát
triển của tế bào mới. Quá trình này đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển
và sửa chữa mô, cũng như duy trì chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

2. Kích thích sản xuất collagen:

Collagen là một protein quan trọng tạo nên cấu trúc của xương, răng, da và các
mô liên kết khác. Vitamin A kích thích sản xuất collagen bằng cách kích hoạt
các tế bào da liễu, thúc đẩy chúng tổng hợp và tiết ra collagen. Điều này giúp
duy trì độ đàn hồi và sức khỏe của da, đồng thời hỗ trợ quá trình lành vết
thương và ngăn ngừa nếp nhăn.

4. Sức khỏe sinh sản:

● Thiếu Vitamin A:

- Đối với phụ nữ:rối loạn kinh nguyệt,giảm khả năng thụ thai,tăng nguy
cơ sảy thai,gây dị tật bẩm sinh,...

- Đối với nam giới:giảm chất lượng tinh trùng,rối loạn chức năng sinh
lý,...

● Vai trò:
○ Quan trọng cho sự phát triển và chức năng của hệ thống sinh sản
ở cả nam và nữ.
○ Giúp điều chỉnh sản xuất hormone giới tính.

Giải thích:

1. Điều chỉnh sản xuất hormone giới tính:

● Nam giới: Vitamin A giúp kích thích sản xuất testosterone, hormone sinh
dục nam chính. Testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển tinh hoàn, sản xuất tinh trùng và duy trì các đặc điểm sinh dục nam.
● Nữ giới: Vitamin A giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, sản xuất trứng và
hỗ trợ quá trình thụ thai. Nó cũng đóng vai trò trong việc sản xuất
progesterone, hormone quan trọng cho thai kỳ.

2. Duy trì sức khỏe hệ thống sinh sản:

● Nam giới: Vitamin A giúp duy trì sức khỏe tinh trùng, tăng cường khả
năng di chuyển và khả năng thụ thai. Nó cũng giúp bảo vệ tinh hoàn khỏi
tác hại của các gốc tự do.
● Nữ giới: Vitamin A giúp duy trì sức khỏe tử cung, buồng trứng và âm
đạo. Nó cũng giúp điều chỉnh hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh
nhiễm trùng sinh sản.

3. Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi:

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi, đặc biệt là
trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
mắt, phổi, tim và hệ miễn dịch của thai nhi.

4. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh:

Thiếu hụt vitamin A trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai
nhi, bao gồm dị tật ống thần kinh, tim và khuôn mặt.

5. Chống oxy hóa:

● Vai trò:
○ Bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, giúp giảm nguy cơ
mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và lão hóa.

Giải thích:

1. Hoạt động chống oxy hóa:

● Vitamin A là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do
- những phân tử không ổn định gây tổn thương tế bào và DNA.
● Vitamin A có thể liên kết trực tiếp với các gốc tự do, ngăn chặn chúng
tấn công các tế bào khỏe mạnh.
● Vitamin A cũng kích thích sản xuất các enzyme chống oxy hóa khác, giúp
tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại stress oxy hóa.

2. Tăng cường hệ miễn dịch:

● Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng bình
thường của hệ miễn dịch.
● Nó giúp cơ thể sản xuất các tế bào miễn dịch và chống lại nhiễm trùng.
● Vitamin A cũng có thể giúp giảm viêm, một yếu tố góp phần gây ra nhiều
bệnh mãn tính.

3. Thúc đẩy sự phát triển và sửa chữa tế bào:

● Vitamin A cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa tế bào, bao gồm cả tế
bào da.
● Nó giúp da khỏe mạnh và đàn hồi, đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ
mắc các bệnh về da như nếp nhăn và ung thư da.
● Vitamin A cũng đóng vai trò trong việc sửa chữa DNA bị tổn thương, có
thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

4. Điều chỉnh sự phân hóa tế bào:

● Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân hóa tế
bào, là quá trình mà các tế bào trưởng thành từ các tế bào gốc.
● Nó có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư và thúc
đẩy sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.

*Tại sao Vitamin A lại quan trọng?

Vitamin A là một vitamin thiết yếu, có nghĩa là cơ thể không thể tự sản xuất nó.
Do đó, chúng ta cần nạp vitamin A từ chế độ ăn uống. Vitamin A được tìm thấy
trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm gan, cá, trứng, sữa, rau lá xanh và trái cây
màu cam.
*Ứng dụng của Vitamin A trong những lĩnh vực khác:

Ngoài vai trò sinh học quan trọng, Vitamin A còn được ứng dụng trong một số
lĩnh vực khác như:

1. Mỹ phẩm:

● Chống lão hóa: Giúp giảm nếp nhăn, tăng độ đàn hồi và làm sáng da.
● Trị mụn: Giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo da.

2. Dược phẩm:

● Điều trị một số bệnh về da: Như vẩy nến, chàm, và mụn trứng cá.
● Phòng ngừa ung thư: Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung
thư phổi, ung thư vú và ung thư da.
3. Ngành công nghiệp thực phẩm:
● Vitamin A được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm để tăng
cường giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm, chẳng hạn như ngũ cốc
và sữa.

*Lưu ý:

● Mặc dù Vitamin A rất quan trọng, nhưng việc sử dụng quá liều có thể gây
ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, nhức đầu và rụng tóc.
● Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung
Vitamin A nào.
Tóm lại, vitamin A là một vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều
chức năng sinh học, bao gồm thị giác, hệ miễn dịch và sức khỏe da. Nó cũng
được sử dụng trong một số lĩnh vực khác như ngành công nghiệp mỹ phẩm,
dược phẩm và thực phẩm.

Câu 5: Hãy nêu và phân tích các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh khô mắt (liên
quan đến dinh dưỡng)
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh khô mắt là Chế độ dinh dưỡng cũng đóng
một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh khô mắt

Axit béo omega-3: Lợi ích về mắt của axit béo omega-3 là giúp ngăn ngừa thoái
hóa điểm vàng (AMD) và khô mắt. Axit béo không bão hòa đa omega 3 và
omega 6 là những yếu tố của chế độ ăn uống được báo cáo rộng rãi nhất có tác
động trong DES (hội chứng khô mắt). Thực tế này được phản ánh trong nghiên
cứu hiện tại, chủ yếu tập trung vào tác dụng của các chất này.

● MGD (rối loạn chức năng tuyến Meibomian) gây ra sự tiết lipid không
đầy đủ và rối loạn chức năng dẫn đến khô mắt bay hơi. Nó đã được
khuyến khích để bổ sung chế độ ăn uống với axit béo omega-3 và đạt
được một sự cân bằng đầy đủ với nồng độ axit béo omega-6 vì MGD có
liên quan đến một thành phần lipid bị thay đổi
● Nguồn chứa Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá béo, chẳng hạn
như cá hồi, cá thu và cá ngừ. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong hạt
lanh, quả óc chó và hạt chia. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm và
cải thiện chất lượng nước mắt. Tỷ lệ axit béo omega-3 / omega-6 cao
ảnh hưởng tốt đến 'trạng thái chống viêm' ở cấp độ hệ thống . Theo
nguyên tắc này, chế độ ăn uống lý tưởng sẽ duy trì tỷ lệ từ 1: 4 đến 1: 2,3
theo các tác giả [10,63]. Mối quan hệ này được tìm thấy trong chế độ ăn
Địa Trung Hải - giàu dầu cá và dầu thực vật.(Signes-Soler and Javaloy
Estañ, 2019)

RDA: Không có; nhưng vì lợi ích tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
khuyến nghị khoảng 1.000 mg mỗi ngày.

1. RDA: 3.000 IU cho nam giới; 2.333 IU cho phụ nữ (2.567 IU khi mang thai
và 4.333 IU khi cho con bú).

(Nazrana et al., 2020)

● Thiếu Vitamin A:.

Vitamin A là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ mắt khỏi tổn
thương. Thiếu vitamin A khiến giác mạc trở nên rất khô, dẫn đến đục mặt
trước mắt, loét giác mạc và mất thị lực. Thiếu vitamin A cũng gây tổn thương
võng mạc, cũng góp phần gây mù lòa. Bởi vì vitamin A cũng rất quan trọng đối
với khả năng chống nhiễm trùng và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thiếu
vitamin A có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh
nhiễm trùng khác. Vitamin A là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ
mắt khỏi tổn thương. Nó cần thiết cho chức năng võng mạc và giúp duy trì độ
ẩm cho mắt.

Giá trị hàng ngày (DV) được phát triển để giúp người tiêu dùng xác định xem
một loại thực phẩm chứa nhiều hay ít chất dinh dưỡng, dựa trên Trợ cấp chế
độ ăn uống được đề xuất. DV cho vitamin A là 5.000 IU.

(Nazrana et al., 2020)

● Thiếu kẽm gây kém hấp thụ vitamin A: Kẽm là nguyên tố quan trọng
việc đưa vitamin A vào võng mạc, nếu không có đủ kẽm việc hấp thụ
vitamin A sẽ không đủ dẫn đến suy giảm thị lực. Kẽm là một khoáng
chất cần thiết cho chức năng võng mạc giúp vitamin A giảm nguy cơ
quáng gà; có thể đóng một vai trò trong việc giảm nguy cơ AMD tiến
triển. Bổ sung kết hợp kẽm và vitamin A đã điều chỉnh hiệu quả tình
trạng thiếu vitamin A, cho thấy sự tồn tại của tác dụng hiệp đồng giữa
kẽm và vitamin A. Trên ngưỡng kẽm huyết thanh nhất định, việc vận
chuyển vitamin A không phụ thuộc vào nồng độ kẽm huyết thanh; Tuy
nhiên, dưới ngưỡng đó, sự giải phóng và vận chuyển vitamin A từ gan bị
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nồng độ kẽm trong huyết thanh (Rahman et al.,
2002).

Nó được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, đậu lăng và ngũ cốc
nguyên hạt.

RDA: 11 mg đối với nam giới; 8 mg cho phụ nữ (11 mg khi mang thai và
12 mg khi cho con bú)(Nazrana et al., 2020)

Sự thiếu hụt các chất béo/dầu: sẽ làm hạn chế tốc độ chuyển đổi của
vitamin A. Vì vitamin A tan trong dầu, do đó nó không thể được hấp thụ ở ruột
nếu không có chất béo hoặc dầu trong thực phẩm(Ribeiro et al., 2013). Dẫn
đến tình trạng thiếu vitamin A gây ra bệnh khô mắt.
● Thiếu Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt
khỏi tác hại của các gốc tự do, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và
bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương. Nó được tìm thấy trong các thực phẩm
như cam, quýt, dâu tây và bông cải xanh. Vitamin C là một chất chống
oxy hóa khác giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ mắt khỏi bị
tổn thương.

· RDA: 90 mg đối với nam giới; 70 mg cho phụ nữ (85 mg khi mang thai
và 120 mg khi cho con bú). (Nazrana et al., 2020)

● Thiếu Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ
mắt khỏi tác hại của các gốc tự do. Nó được tìm thấy trong các thực
phẩm như hạnh nhân, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Vitamin E
là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào mắt khỏi bị tổn thương.
Nó được tìm thấy trong các loại thực phẩm như hạnh nhân, hạt hướng
dương, dầu hướng dương và rau bina.

• Lợi ích về mắt của vitamin E: Khi kết hợp với carotenoids và
vitamin C, có thể làm giảm nguy cơ AMD tiến triển

• Nguồn thực phẩm: Hạnh nhân, hạt hướng dương, quả phỉ. • RDA:
15 mg đối với thanh thiếu niên và người lớn (15 mg đối với phụ nữ khi
mang thai và 19 mg khi cho con bú).

• RDA: 15 mg đối với thanh thiếu niên và người lớn (15 mg đối với phụ
nữ khi mang thai và 19 mg khi cho con bú).

(Nazrana et al., 2020)

● Thiếu Lutein và zeaxanthin: Lutein và zeaxanthin là hai carotenoid được


tìm thấy trong điểm vàng của mắt. Chúng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi
tác hại của ánh sáng mặt trời.
• Lợi ích mắt của lutein and zeaxanthin: Có thể ngăn ngừa đục thủy tinh
thể và thoái hóa điểm vàng.

• RDA: Không có.

Câu 6: Nêu các tiêu chuẩn để chuẩn đoan thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt
do thiếu Vitamin A.

Dấu hiệu lâm sàng phổ biến nhất của tình trạng thiếu vitamin A là bệnh khô
mắt, phát triển sau khi retinol huyết tương xuống thấp và lượng vitamin A dự
trữ của mắt đã cạn kiệt. Dấu hiệu đầu tiên là quáng gà hoặc không thể nhìn
thấy trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc bóng tối do nồng độ rhodopsin trong
võng mạc thấp.

Mức retinol huyết thanh, đánh giá lâm sàng, và đáp ứng với vitamin A

Những dấu hiệu ở mắt gợi ý sự thiếu hụt vitamin A. Sự thích nghi với bóng tối
có thể bị suy giảm trong các rối loạn khác (ví dụ thiếu hụt kẽm, viêm võng mạc
sắc tố, lỗi khúc xạ nặng, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc tiểu đường). Nếu sự
thích ứng bóng tối bị ảnh hưởng, thì phép đo điểm tối và phép đo điện đồ võng
mạc được thực hiện để xác định liệu sự thiếu hụt vitamin A có phải là nguyên
nhân.

Mức độ retinol huyết thanh được đo. Mức thông thường là từ 28 đến 86
mcg/dL (1 đến 3 mcmol/L). Tuy nhiên, nồng độ chỉ giảm khi sự thiếu hụt đã
tiến triển vì gan dự trữ nhiều vitamin A. Ngoài ra, mức giảm có thể là kết quả
của nhiễm trùng cấp tính, làm cho protein liên kết retinol và mức độ
transthyretin (còn gọi là tiền albumin) giảm nhanh. Một thử nghiệm liệu pháp
điều trị vitamin A có thể giúp xác nhận chẩn đoán.

Khi mức vitamin A trong huyết thanh dưới 0,7 µmol/l chứng tỏ cơ chế điều hòa
đã mất hiệu lực, phản ánh tình trạng vitamin A ở giới hạn thấp. Khi vitamin A
huyết thanh dưới 0,35 µmol/l phản ánh dự trữ vitamin A đã cạn và tỷ lệ có
biểu hiện lâm sàng khô mắt cao lên.

Nồng độ vitamin A huyết thanh > 1,4 umol/L có thể được giải thích một cách
an toàn là dấu hiệu cho thấy chức năng võng mạc phụ thuộc vitamin A bình
thường ở hầu hết các bệnh nhân trưởng thành.

Thiếu vitamin A tiền lâm sàng khi nồng độ vitamin A huyết thanh (Serum
Retinol- SR) <0,7μmol/l; Nguy cơ thiếu VA-TLS khi 0,7 μmol/l≤ SR<1,05 μmol/l
(WHO 2006)

Điều tra khẩu phần ăn

Một số chỉ tiêu gợi ý đánh giá tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ em:

+Triệu chứng tại mắt

Tùy theo mức độ và thời gian thiếu hụt vitamin A mà tổn thương tại mắt có thể
nhẹ hay nặng, dấu hiệu như sau:

Quáng gà: Đây là dấu hiệu sớm nhất khi thiếu hụt vitamin A, mắt bị giảm khả
năng thích nghi và khả năng nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi vào phòng
thiếu ánh sáng hoặc chập tối, trẻ thường nhìn kém nên đi loạng choạng, hay
vấp ngã, không nhận biết được người quen.

Khô kết mạc: Màng tiếp hợp khô, không bóng ướt, kết mạc dày có nếp nhăn,
màu vàng nhạt, xám nhạt hoặc nâu sẫm.

Nhuyễn giác mạc: Là giai đoạn tiếp theo của khô giác mạc hoặc loét giác mạc
không được điều trị kịp thời. Giác mạc bị phủ một lớp trắng đục, toàn bộ giác
mạc bị mềm nhũn, hoại tử dẫn đến thủng và phòi mống mắt.. + Sẹo giác mạc
(XS): sẹo giác mạc có màu trắng đục.

Vệt Bitot: Trên mắt có vệt trắng.

Khô giác mạc: Giác mạc khô, mờ đục, mất bóng sáng.

Sợ ánh sáng mạnh.

Có cảm giác khô và rát ở mắt.

Đỏ mắt.

Đau mắt.

Nhìn mờ tạm thời hoặc mờ vĩnh viễn.

Tuyến lệ bị kích thích, dễ tiết nước mắt.

Đau hốc mắt.

Khô da, ngứa da, tuyến nhờn hoạt động kém, da sần sùi tróc vảy.

Nếu vitamin A kéo dài, bệnh lý về mắt không được khắc phục sẽ dẫn đến biến
chứng như: loét giác mạc, sẹo giác mạc, khô đáy mắt,…

Để chẩn đoán thiếu vitamin A, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm định lượng
vitamin A trong máu với kết quả giảm dưới 10 ug%.

Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là hai đối tượng có nhu cầu vitamin A cao, vì thế
cũng dễ bị thiếu vitamin A nếu không có chế độ dinh dưỡng bổ sung đặc biệt.

*Ở trẻ nhỏ

_ Lúc chiều tối trẻ thường nhút nhát hơn, ngồi yên 1 chỗ, phải dựa
tường hoặc đồ vật khi đi,…

+Triệu chứng toàn thân

Trẻ thiếu hụt vitamin A thường mệt mỏi, chậm lớn, kém ăn, dễ bị rối
loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra, tình trạng da
khô, tóc khô, dễ gãy cũng có thể nguyên nhân do thiếu vitamin này.

Các dạng thiếu vitamin A nghiêm trọng hơn, chứng khô giác mạc, loét
giác mạc và “keratomalacia” (sự tan chảy toàn bộ bề dày của giác mạc
tiến triển nhanh chóng đến mất mắt), có xu hướng xảy ra song song
với tình trạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng.

BỆNH KHÔ MẮT

Bệnh khô mắt được biểu hiện bởi các triệu chứng bệnh sau:

- Cảm giác khô rát, cộm như có hạt sạn trong mắt.

- Mắt bị đỏ hoặc nóng.

- Bị chảy nước mắt và giảm thị lực do bị khô mắt nặng dẫn đến tổn
thương ở bề mặt nhãn cầu.

Điều trị khô mắt do thiếu vitamin A

Cách điều trị đầu tiên và tiết yếu nhất cho bệnh lý này đó là bổ sung
vitamin A. Tùy vào tình trạng của bệnh, bệnh nhân sẽ được kê liều lượng
vitamin A cần bổ sung khác nhau. Bên cạnh đó, nếu có các bệnh đi kèm như
tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp, bệnh nhân cũng cần được điều trị dứt
điểm các bệnh lý này.

Câu 7: Bệnh khô mắt là gì? Hậu quả của thiếu Vitamin A mãn tính.

Bệnh khô mắt (DES - Dry Eye Syndrome) là tình trạng nước mắt bị mất cân
bằng, khả năng bảo vệ mắt bị suy giảm, dẫn đến tình trạng nước mắt bay hơi
nhanh, từ đó không còn đủ để bôi trơn, bảo vệ bề mặt nhãn cầu và nuôi dưỡng
giác mạc, gây ra tình trạng khô mắt.

*Khô mắt là sự rối loạn của màng phim nước mắt vốn được cấu tạo bởi 3 lớp:
+lớp mỡ: giúp hạn chế sự bốc hơi nước mắt
+ lớp nước: cung cấp oxy cho biểu mô giác mạc, có tính sát trùng nhẹ, giúp rửa
trôi bụi bẩn cho giác mạc trơn nhẵn
+lớp nhầy: giúp dàn đều nước mắt trên giác mạc.
=>Ba lớp này cùng “hợp lực” bảo vệ nhãn cầu khỏi những tác động xấu bên
ngoài.

*Hậu quả của thiếu Vitamin A mãn tính:

● Các vấn đề về da

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các tế bào da và kháng
viêm. Do đó, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể khiến bạn gặp phải
những vấn đề về da như viêm da, ngứa da, khô da…

Bên cạnh đó, không nhận đủ vitamin A có thể là nguyên nhân gây ra sự phát
triển của bệnh chàm. Một số nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy, alitretinoin
trong vitamin A có hiệu quả trong việc điều trị bệnh chàm. Những người mắc
bệnh da liễu này sau khi bổ sung thêm vitamin A vào chế độ dinh dưỡng thì đã
giảm đến 53% các triệu chứng như viêm, ngứa, bong tróc da.

● Xuất hiện mụn trứng cá

Vì vitamin A thúc đẩy sự phát triển của da và chống lại tình trạng viêm, nên nó
có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị mụn trứng cá.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, những loại kem có chứa vitamin A
có thể làm giảm số lượng tổn thương da do mụn gây ra lên đến 50%.

● Tình trạng khô mắt

Các vấn đề về mắt là tình trạng chung của những người bị thiếu hụt vitamin A.
Khô mắt có thể dẫn đến những triệu chứng như mỏi mắt, nhức mắt, đau rát…
ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và khả năng làm việc.

Các vết Bitot có thể ảnh hưởng lớn tới giác mạc, bộ phận hấp thụ ánh sáng và
tăng cường khả năng tập trung của mắt. Khi bị khô giác mạc, tuyến nước mắt
của người bệnh sẽ không hoạt động để sản xuất nước mắt. Do đó, giác mạc trở
nên khô và mờ đục. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn tới
mù lòa, thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ.

● Loét giác mạc


Nếu không nhanh chóng bổ sung vitamin A cho cơ thể, tình trạng viêm loét sẽ
xuất hiện ở trong giác mạc. Hiện tượng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn,
dẫn đến các bệnh về mắt mãn tính.

● Mắc bệnh quáng gà

Dấu hiệu sớm nhất của việc thiếu hụt vitamin A là bị giảm thị lực vào ban đêm,
hay còn gọi là quáng gà. Khi ấy, bạn sẽ không nhìn rõ vào lúc chập choạng tối.

● Vô sinh

Cả nam và nữ khi không có đủ vitamin A đều có thể gặp phải những vấn đề về
khả năng sinh sản. Không những thế, khi mang thai mà người mẹ không nhận
đủ lượng dưỡng chất này cũng có thể dẫn đến việc sẩy thai hoặc trẻ bị dị tật.

Qua đó, có thể thấy vitamin A là cần thiết cho sức khỏe sinh sản ở cả nam giới
và phụ nữ, cũng như sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy
rằng, nam giới vô sinh có thể là do nhu cầu về các chất chống oxy hóa không
được đáp ứng đủ trong cơ thể. Trong đó, vitamin A là một trong những chất
dinh dưỡng hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể.

● Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt là ở cổ họng hoặc ngực, có thể là dấu hiệu
của sự thiếu hụt vitamin A. Ngoài ra, bổ sung vitamin A còn có thể giúp ngăn
ngừa bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi.

● Khả năng chữa lành vết thương kém

Các vết thương không lành sau chấn thương hoặc phẫu thuật có thể liên quan
đến nồng độ vitamin A trong cơ thể thấp. Điều này là do vitamin A thúc đẩy
việc tạo ra collagen, một thành phần quan trọng của việc tái tạo da.

Cả vitamin A dạng uống và bôi tại chỗ đều có thể tăng cường điều trị cho da.
Kết quả cũng chỉ ra rằng, những người bị thương sau khi bôi thuốc có chứa
vitamin A đã giảm 50% tình trạng và tốc độ lành da nhanh hơn.

● Bệnh tự miễn
Thiếu hụt vitamin A sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc
bệnh truyền nhiễm có khả năng gây tử vong. Tùy theo mức độ nghiêm trọng,
tình trạng này có thể dẫn đến chứng teo tuyến ức, lá lách, hao mòn hạch bạch
huyết, làm biến đổi niêm mạc trong mắt, đường hô hấp và tiêu hóa. Một số
bệnh tự miễn và truyền nhiễm bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt vitamin A
như: Sởi, Tiêu chảy…

● Bệnh thiếu máu

Trong thời kì mang thai, nhu cầu hấp thụ vitamin A của người mẹ sẽ tăng cao.
Không chỉ nuôi bản thân, cơ thể còn cần chất dinh dưỡng này để phát triển
đứa bé trong bụng. Những phụ nữ thiếu vitamin A trong thời kì mang thai sẽ
gặp phải tình trạng thiếu máu, giảm lượng hồng cầu trong máu và bị quáng gà.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh thiếu máu có thể dẫn tới sinh non, gia tăng
nguy cơ vỡ màng ối trong tử cung, ảnh hưởng tới tĩnh mạch và làm người mẹ
tử vong.

● Sức khỏe tóc kém

Tóc cũng là một trọng những bộ phận trên cơ thể có khả năng cảnh báo sức
khỏe của bạn. Cùng với các loại khoáng chất như protein, chất béo, vitamin A
đóng vai trò quan trọng giúp giữ gìn sức khỏe da dầu. Chất dinh dưỡng này
tham gia vào quá trình sản sinh bã nhờn, loại dầu tự nhiên được cơ thể tiết ra
từ nang lông giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm da đầu. Ngoài ra, beta-carotene, hợp
chất được chuyển hóa từ vitamin A cũng làm nhiệm vụ duy trì sức khỏe tóc và
da đầu.
Câu 8: Hãy trình bài quá trình tiêu hóa, hấp thu, biến dưỡng Vitamin A trong
cơ thể người.

Quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin A trong cơ thể


*Quá trình tiêu hóa vitamin A trong cơ thể

Vitamin A trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật được tìm thấy dưới
dạng acyl este chuỗi dài của retinol và chúng được tiêu hóa thành retinol
khi kết hợp với dầu trước khi được tế bào niêm mạc ruột hấp thu.Retinol
được cho là được đưa vào tế bào ruột bằng chất vận chuyển retinyl ester
hydrolase viền bàn chải (BB-REH) giải phóng các vitamin tự do khỏi este của
chúng thông qua khuếch tán thuận lợi

Provitamin A carotenoid như β-carotene (β-C) được tìm thấy trong thực
phẩm có nguồn gốc thực vật. Những chất này và các carotenoid khác không
có hoạt tính vitamin A xâm nhập vào tế bào ruột (tế bào niêm mạc ruột)
thông qua khuếch tán thụ động, không cần chất vận chuyển màng tế bào

*Quá trình hấp thu Vitamin A trong cơ thể:


- Quá trình hấp thu vitamin A: retinol và carotenoid được hấp thu chủ
yếu ở ruột non.
+ 70-90% retinol ăn vào được hấp thu.
+ 3% carotenoids ăn vào được hấp thu.
Giải thích sơ đồ:
- Retinyleste dưới tác dụng của lipase (EC3.1.1.3) và enzyme sterol esterase
(EC3.1.1.13) từ tuyến tụy chuyển hóa thành retinol.
- Retinol và carotenoid được hấp thu hiệu quả khi nó kết hợp cùng với
(fatty acids) acid béo, mono-glycerides, acid mật (Bile acids), phospholipid
chuyển hóa carotenes retinol (hỗn hợp micelle).
- Cấu trúc micelle bắt đầu sẽ đi qua những bờ bàn chải trong cấu trúc
enterocyte (tế bào niêm mạc ruột) rồi sau đó đi qua nhung mao.
- Trong nhung mao hỗn hợp micelle dưới tác dụng của enzyme Asymm
cleavage chuyển hóa thành apocarotenals (những carotenoid đã được cắt vòng
benzen) chuyển thành retinal.
- Ngoài ra, dưới tác dụng của enzyme 15,15’-Dioxygenase chuyển hóa
những chất trong cấu trúc micelle thành retinal. Tất cả retinal sẽ được chuyển
thành retinol và retinol có sẵn trong cấu trúc micelle.
- Retinol dưới tác dụng của enzyme phosphatidyl-choline-retinol O-
acyltransferase chuyển thành retinyl estes.
- Những chất apocarotenals, retinal, retinyl estes vào tổ chức chylo-micron
xuyên màng vào mạch bạch huyết (lymph duct) rồi đi vào hệ tuần hoàn.

❖ Biến dưỡng Vitamin A trong cơ thể:


Sau khi hấp thu từ chế độ ăn chuyển hóa vitamin A dưới dạng retinyl ester
(RE) hoặc carotenoids trong ruột (màu xanh lá cây), thông qua vận chuyển qua
tế bào ruột, bạch huyết (màu xanh) và máu (màu đỏ), đến gan (màu nâu), nơi
nó được chuyển hóa. Có thể được lưu trữ trong các tế bào hình sao ở gan
(HSC, màu vàng) hoặc phân phối lại đến các mô khác (màu tím).
- Sau khi hấp thụ, carotenoid có thể được chuyển đổi thành retinaldehyd
nhờ β-carotene-15,15′-monooxygenase (BCO1) và sau đó thành retinol
bằng retinaldehyde reductase. Retinol tự do trong tế bào ruột được liên
kết với Protein liên kết với Retinol tế bào 2 (CRBP2) và có thể được ester
hóa bởi LRAT hoặc Diacylglycerol O-Acyltransferase 1 (DGAT1) thành
retinyl-ester bằng các cơ chế khác nhau. LRAT đặc biệt sử dụng nhóm acyl
béo ở vị trí SN-1 của phosphatidylcholine (chủ yếu là palmitate), trong khi
DGAT1 sử dụng acyl-CoA có nguồn gốc từ nhóm axit béo tự do, dẫn đến
sự khác biệt về thành phần axit béo giữa các este retinyl được tạo ra bởi
cả hai enzyme. Carotenoid và retinyl-ester mới hình thành trong tế bào
ruột sẽ được đóng gói vào tổ chức chylomicron xuyên màng vào mạch
bạch huyết rồi đi vào hệ tuần hoàn. Các retinoid có thể được hấp thụ bởi
các mô, ví dụ như phổi, lá lách và tuyến thượng thận, hoặc chúng có thể
được vận chuyển đến gan kết hợp với tàn dư chylomicron.
❖ Chuyển hóa Retinol ở võng mạc

Quá trình xử lý enzyme trong chu trình thị giác bắt đầu bằng việc cung cấp
vitamin A (all-trans-retinol) từ tuần hoàn máu. Khi vào quá trình biểu mô
sắc tố võng mạc:
(1)all-trans -retinol được chuyển thành retinyl ester thông qua hoạt động
của lecithin retinol acyl transferase.
(2) Nhóm este retinyl all-trans thu được đại diện cho một dạng dự trữ của
vitamin A mà RPE65 hoạt động để tạo ra 11- cis -retinol.
(3) 11- cis -retinol sau đó bị oxy hóa bởi retinol dehydrogenase đặc hiệu 11-
cis để tạo thành nhiễm sắc thể thị giác, 11- cis -retinal.
(4)Nhiễm sắc thể thị giác được chuyển đến các đoạn bên ngoài hình que,
nơi nó kết hợp với opsin để tạo thành sắc tố thị giác rhodopsin. Sự kích
hoạt ánh sáng của rhodopsin sẽ bắt đầu quá trình truyền tải thị giác và
giải phóng toàn bộ xuyên võng mạc dưới dạng sản phẩm quang.
(5)Quá trình khử all-trans -retinal, thông qua all-trans -retinal
dehydrogenase, tạo ra all-trans -retinol, chất này được chuyển trở lại
biểu mô sắc tố võng mạc để tái chế.
❖ Dự trữ Retinol ở gan:
Khoảng 80% vitamin A có trong cơ thể được lưu trữ dưới dạng este retinyl
trong LD trong HSC. Trong thời điểm thiếu nguồn cung cấp retinol thông qua
chế độ ăn uống, những kho dự trữ retinyl ester này trong HSC có thể được sử
dụng.

Trong HSC, retinol được CRBP1 vận chuyển đến LRAT để ester hóa và lưu trữ
trong LD. LRAT là enzyme chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành retinyl-
ester từ retinol. Khi không có LRAT, một enzyme khác, DGAT1, cũng có thể tạo
ra retinyl-ester, mặc dù hiệu suất thấp hơn nhiều.

❖ Điều hòa phiên mã

Vitamin A (retinol, ROL) lưu thông liên kết với protein liên kết với retinol
trong huyết tương (RBP4) và transthyretin. RBP4 liên kết với thụ thể
màng STRA6 để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu retinol của tế bào
ở một số tế bào. Vitamin A lưu thông như một phần của tàn dư
chylomicron (CMRE) cũng có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp vitamin
A cho tế bào. Retinol hoặc được ester hóa bởi lecithin:retinol
acyltransferase (LRAT) và được lưu trữ, hoặc bị oxy hóa thuận nghịch
thành retinaldehyd (RAL) bởi retinol dehydrogenase (RDH/ADH), và bị
oxy hóa tiếp theo kiểu không thể đảo ngược thành RA bởi retinaldehyd
dehydrogenase (RALDH). Trong nhân, phức hợp RAR/RXR được liên kết
với một chuỗi DNA cụ thể được gọi là yếu tố phản ứng axit retinoic
(RARE). Việc liên kết RA với RAR dẫn đến giải phóng phức hợp ức chế lõi
(CoRep) và liên kết với các protein đồng hoạt hóa (CoAct), sau đó là sự
phiên mã của các gen mục tiêu ở hạ lưu bị thay đổi và cuối cùng là thay
đổi chức năng tế bào.

*Giải thích 1 số từ viết tắt:


RBP: retinol-binding protein
CRABP: cellular retinol-acylbinding protein
CRBP: cellular retinol-binding protein
LRAT: lecithin retinol acyltransferase
ARAT: acyl CoA retinol acyltransferase
ASCL4: acyl CoA synthetase loại 4
ATGL: lipase mỡ béo trung tính;
ATRA: acid all-trans-retinoic
BCO1: β-caroten-15,15′-monooxygenase
CD36: Yếu tố quyết định cụm36
CM: chylomicron
CRABP2: protein liên kết RA tế bào 2
CRBP1: Protein liên kết với Retinol tế bào 1
CRBP2: Protein liên kết với Retinol tế bào 2
CYP26A1: Cytochrome P450 Họ 26 Phân họ A Thành viên 1
DC: tế bào đuôi gai
DGAT1: Diacylglycerol O-Acyltransferase 1
FABP5: protein liên kết axit béo
HCC: ung thư biểu mô tế bào gan
HSC: tế bào hình sao gan
HSD17B13: 17-β hydroxysteroid dehydrogenase 13
Bộ chuyển đổi tín hiệu/JAK/STAT: Janus kinase và bộ kích hoạt phiên mã;
LD: giọt lipid
LRAT: lecithin:retinol acyltransferase;
NPLC1L1: chất vận chuyển giống NPC1 1
PNPLA3: miền chứa phospholipase giống patatin 3
PUFA: axit béo không bão hòa đa
RA: axit retinoic
Ral: retinaldehyd
RAE1: gen cảm ứng sớm axit retinoic 1
RAR: thụ thể axit retinoic
RBP4: protein liên kết retinol 4
RBPR2: thụ thể protein liên kết với retinol 2
ROH: retinol
RRD: reductase võng mạc
RXR: thụ thể retinoid X
STRA6: thụ thể được kích thích bởi axit retinoic 6
SR-BI: Cơ quan thụ cảm loại B loại I
TAG: triacylglycerol
TTR: transthyretin
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Giáo trình sinh hóa học: Phần I sinh hóa học tĩnh
 A History of Vitamin A and Retinoids
 SOLDATENKOV, A., KOLYADINA, N., & SHENDRIK, I. CƠ SỞ HÓA HỌC
HỮU CƠ.
 Cơ sở hóa học hữu cơ
 Sommer, A. (1995). Thiếu vitamin A và hậu quả của nó: hướng dẫn hiện
trường về phát hiện và kiểm soát . Tổ chức Y tế Thế giới.
 Thiếu vitamin A và hậu quả của nó
 Semba, RD (1998). Vai trò của vitamin A và retinoid liên quan đến chức
năng miễn dịch. Đánh giá dinh dưỡng , 56 (1), S38-S48.
 Vai trò của vitamin A và retinoid liên quan đến chức năng miễn dịch

 Bastos Maia, S., Rolland Souza, AS, Costa Caminha, MDF, Lins da Silva, S.,
Callou Cruz, RDSBL, Carvalho dos Santos, C., & Batista Filho, M. (2019).
Vitamin A và mang thai: đánh giá tường thuật. Chất dinh dưỡng , 11 (3),
681.
 Vitamin A và thai kỳ

 Molavi, F., Sarabi-Aghdam, V., Mirarab Razi, S., & Rashidinejad, A.


(2022). Vitamin A. Trong Sổ tay Thành phần Hoạt tính Sinh học Thực
phẩm: Tính chất và Ứng dụng (trang 1-25). Chăm: Nhà xuất bản quốc tế
Springer.
 Vitamin A

 Tổ chức Y tế Thế giới. (2009). Tỷ lệ thiếu vitamin A trên toàn cầu trong
các nhóm dân số có nguy cơ 1995-2005: Cơ sở dữ liệu toàn cầu của
WHO về tình trạng thiếu vitamin A.
 NAZRANA, N., JAIN, T. & VERMA, S. 2020. Role of nutrition in
maintaining normal eyesight-a review. Int J Med Biomed Stud, 4, 194-8.
 RAHMAN, M. M., WAHED, M. A., FUCHS, G. J., BAQUI, A. H. & ALVAREZ,
J. O. 2002. Synergistic effect of zinc and vitamin A on the biochemical
indexes of vitamin A nutrition in children. The American journal of
clinical nutrition, 75, 92-98.
 SIGNES-SOLER, I. & JAVALOY ESTAÑ, J. 2019. Nutrition and dry eye: a
systematic review. Expert Review of Ophthalmology, 14, 133-150.
 RIBEIRO, E. M. G., JAEGER, L. M. & ORTIZ, G. M. D. 2013. Vitamin A:
Dietary Sources and Health Consequences. Vitamin A and Vitamin E, 3,
85-103.
 Russell, R. M. (2000). The vitamin A spectrum: from deficiency to
toxicity. The American journal of clinical nutrition, 71(4), 878-884.
o Thiếu vitamin A có thể gây ra những bệnh lý nào? (medlatec.vn)
o Sommer, A. (2008). Vitamin A deficiency and clinical disease: an
historical overview. The Journal of nutrition, 138(10), 1835-1839.
 Khô mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec
o Chen, Wei, and Guoxun Chen. "The Roles of Vitamin a in the
Regulation of Carbohydrate, Lipid, and Protein Metabolism."
Journal of Clinical Medicine 3 (06/01 2014): 453-79.
o "The Roles of Vitamin a in the Regulation of Carbohydrate, Lipid,
and Protein Metabolism." Journal of clinical medicine 3, no. 2
(2014): 453-79.
o Harrison, Earl H. "Mechanisms of Digestion and Absorption of
Dietary Vitamin A." Annu. Rev. Nutr. 25 (2005): 87-103.
o Harrison, Earl H, and Rachel E Kopec. "Digestion and Intestinal
Absorption of Dietary Carotenoids and Vitamin A." In Physiology
of the Gastrointestinal Tract, 1133-51: Elsevier, 2018.
o Harrison, Earl H., and Rachel E. Kopec. "Chapter 50 - Digestion and
Intestinal Absorption of Dietary Carotenoids and Vitamin a☆." In
Physiology of the Gastrointestinal Tract (Sixth Edition), edited by
Hamid M. Said, 1133-51: Academic Press, 2018.
o Kohlmeier, M. (2015). Nutrient Metabolism: Structures, Functions,
and Genes. Elsevier Science.

You might also like