Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 45

Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023

LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 20


(Từ ngày 30 /01/2023 đến ngày 4 /2/2023)
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà An– Lớp: 2B
Thứ Buổi Tiết Môn học Tên bài học ĐDĐH -
NDĐC
1 HĐTN Sinh hoạt dưới cờ: Nghe nhắc nhở kế
2 Sáng hoạch học tập sau Tết
30/1 2 Tiếng Việt Con trâu đen lông mượt.
3 Tiếng Việt Con trâu đen lông mượt.
2 Toán Luyện tập
Chiều 3 Đạo đức Cảm xúc của em (T2)
1 Tiếng Việt Chính tả: Trâu ơi.
3 2 Tiếng Việt Tập viết: Chữ hoa Q
31/1 Sáng 3 Toán Bảng nhân 5
4 TN & XH Bài 19: Thực vật và động vật quanh
em (T2)
Chiều 1 T Việt TC Luyện tập
2 Toán TC Luyện tập
5 1 TiếngViệt Con chó nhà hàng xóm.
02/2 2 TiếngViệt Con chó nhà hàng xóm.
Sáng 3 Toán Luyện tập
1 TiếngViệt Nói và nghe: Kể chuyện “ Con chó nhà
Chiều hàng xóm”
2 TN&XH Bài 19: Thực vật và động vật quanh
em (T3)
3 T Việt TC Luyện tập
4 HĐTN Bài 20: Ngày đáng nhớ của gia đình
1 Toán Phép chia
6 3 TiếngViệt Viết: Thời gian biểu. Lập thời gian
03/2 Sáng biểu buổi tối.
4 Tiếng Việt Góc sáng tạo: Viết vẽ về vật nuôi
1 TiếngViệt Góc sáng tạo: Viết vẽ về vật nuôi
7 Chiều Tự đánh giá
04/2 3 Toán Luyện tập
4 HĐTN SHL: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần
tới. SH theo chủ đề: Ngày đặc biệt của
gia đình

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2023
TIẾT 1:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ:
THAM GIA BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ “GIA ĐÌNH”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
-Kể được một số ngày đáng nhớ của gia đình
- Cùng người thân lập và thực hiện kế hoạch kỉ niệm sinh nhật các thành viên trong
gia đình.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào
thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc:
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động:
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
-SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học bàn ghế kê thành dãy
- Một số tờ phiếu ghi từng tháng từ tháng 1 đến tháng 12.
- Giấy, bút màu.
2. Đối với học sinh
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tham gia biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Gia đình”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS điều khiển lễ chào cờ. - HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và các lớp trong tuần qua.
triển khai các công việc tuần mới. - HS lắng nghe kế hoạch tuần
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
– GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và hỗ trợ mới.
các em khi tham gia các tiết mục giới thiệu về - HS chuẩn bị tham gia các tiết
người thân em yêu quý trong chương trình của mục.
nhà trường.
– GV tổ chức cho HS lên giới thiệu về người
thân em yêu quý theo chương trình của nhà - HS lên giới thiệu về người thân
trường. em yêu quý.
– GV nhắc HS lắng nghe và cổ vũ cho các tiết
mục trong chương trình. - HS lắng nghe và cổ vũ các tiết
- GV yêu cầu HS ghi lại cảm nhận và những mục.
điều em học được qua buổi nghe các bạn giới
thiệu về người thân em yêu quý.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TIẾT 2-3:
TIẾNG VIỆT
BÀI 20: GẮN BÓ VỚI CON NGƯỜI
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
BÀI ĐỌC 1: CON TRÂU ĐEN LÔNG MƯỢT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực ngôn ngữ:
Đọc lưu loát với giọng tình cảm bài thơ Con trâu đen lông mượt; phát âm đúng
các từ ngừ; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, mỗi dòng, mỗi khổ thơ.
Hiểu được nghĩa của từ ngữ. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm gắn bó thân thiết
của bạn nhỏ với con trâu. Bạn nhỏ yêu quý con trâu, chăm sóc và trò chuyện với con
trâu như một người bạn thân tình.
Nhận biết từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, xếp đúng các từ ngữ vào nhóm thích
hợp: chỉ sự vật, chi đặc điểm.
Nhận biết câu khiến (những câu thơ nào là lời khuyên của bạn nhỏ với con
trâu).
2. Năng lực văn học:
Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất
Yêu quý những vật nuôi trong nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, máy chiếu. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Chia sẻ chủ điểm:


- GV dẫn dắt: Chủ điểm
Bạn trong nhà tuần
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
trước nói về những vật nuôi trong nhà (gà, vịt, bồ
câu, chó, mèo, lợn,...). Trong tuần này, các em sẽ
được học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói
về sự gắn bó thân thiết của con người với những
con vật đó.
- GV yêu cầu 2HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Có những vật nuôi nào trong tranh?
b. Các bạn nhỏ đang làm gì?
- HS trả lời:
a. Tên vật nuôi trong bức tranh: con mèo vằn lông
vàng; con chó nhỏ; vịt mẹ đang tha thẩn trên sân
cùng vịt con; gà trống, gà mái cùng đàn con đang
đi trên sân. Gần nhà, bên đường, bò, bê đang gặm
cỏ.
b. Các bạn nhỏ đang chơi đùa với con chó, con
mèo trong nhà.
- GV dẫn dắt vào bài học: Qua bức tranh, em thấy
tình cảm giữa con người với các vật nuôi trong
nhà như thế nào? Hai anh em bạn nhỏ rất yêu
quý các con vật. Các con vật trong nhà cũng rất
quấn quýt với hai anh em. Đây là bức tranh đầm - HS lắng nghe, tiếp thu.
ấm tình cảm giữa hai anh em bạn nhỏ với các vật
nuôi trong nhà: Con người và các vật nuôi quân
quýt bên nhau. Các vật nuôi rất gắn bó với con
người.
2. Bài đọc 1: Con trâu đen lông mượt
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen bài học.
Cách thức tiến hành:
- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Gắn bó
với con người, các em sẽ học bài thơ Con trâu đen
lông mượt. Tực ngừ Việt Nam có câu “Con trâu là
đầu cơ nghiệp”. Trong các vật nuôi, con trâu là
vật nuôi quan trọng nhất của người nông dân. Qua
bài thơ, các em sẽ thấy tình cảm gắn bó của con
người với con trâu như thế nào.
* HĐ1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: HS đọc bài thơ Con trâu đen lông mượt
với giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài thơ Con trâu đen lông mượt:
Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm. Nhân giọng
những tư ngữ gợi tả, gợi cảm: lông mượt, vênh
vênh, cao lớn lênh khênh, đập đất ở 4 dòng thơ
đầu. Nhanh hơn, tha thiết, ân cần với những câu - HS lắng nghe, đọc thầm theo.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
hỏi, lời khuyên ở các dòng thơ còn lại.
- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các
từ ngữ khó: cỏ mật, cỏ gà, uống nước nhá, tỏ.

- HS đọc phần giải nghĩa:


+ Cỏ mật: cỏ mọc cao thành bụi, lá
khi khô có mùi thơm như mật.
+ Cỏ gà: cỏ thường có chỗ phình ra
- GV tổ chức cho HS luyện đọc: ở đầu chồi non, trẻ con hay lấy làm
+ Từng HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (1 HS đọc trò chơi “trọi gà”.
liền 3 dòng 7, 8, 9). GV phát hiện và sửa lỗi phát + Uống nước nhá: uống nước nhé.
âm cho HS. Chú ý các từ ngừ: lông mượt, đập đất, + Tỏ: sáng rõ, soi rõ.
vất vả, nước mương, xanh mướt,...
+ Đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối (em - HS đọc bài.
9, em 8 dòng thơ).
+ Thi đọc tiếp nối các đoạn của bài thơ (cá nhân,
bàn, tổ).
+ Cả lớp đọc đồng thanh (cả bài). - HS luyện đọc.
+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
HĐ2: Đọc hiểu - HS đọc bài.
Mục tiêu: - HS đọc bài.
HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang - HS đọc bài; các HS khác lắng
13. nghe, đọc thầm theo.
Cách tiến hành:
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 3 câu
hỏi:

+ (Câu 1): Bài thơ là lời của ai?


- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
+ (Câu 2): Tìm từ ngữ tả hình dáng con trâu trong - HS hỏi - đáp, tìm câu trả lời.
4 dòng thơ đầu? - HS trả lời:
+ Câu 1: Bài thơ là lời của bạn nhỏ
chăn trâu nói với con trâu.
+ Câu 2: Từ ngữ tả hình dáng con
+ (Câu 3): Cách trò chuyện của bạn nhỏ thể hiện trâu trong 4 dòng thơ đầu: Con trâu
tình cảm với con trâu như thế nào? màu đen, có bộ lông mượt. Nó cao
lớn lênh khênh. Cặp sừng vênh vênh.
Chân đi như đập đất.
- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi - đáp. + Câu 3: Cách trò chuyện của bạn
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. nhở the hiện bạn nhỏ rất yêu quý
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ em con trâu, nói với con trâu như nói
hiểu điều gì? với một người bạn thân thiết.
GV kết luận: Bài thơ nói về tình cảm gắn bó thân - HS trả lời:
thiết của bạn nhỏ với con trâu, tình cảm gắn bó
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
của người nông dân với con trâu - con vật được
nuôi trong nhà, giúp đỡ nông dân làm những
công việc nhà nông vất vả như cày bừa, kéo xe
và các vật nặng.
HĐ3: Học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu
Mục tiêu: HS học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, học thuộc
lòng 9 dòng thơ đầu.
- GV mời 1-2 HS xung phong đọc trước lớp.
- GV hướng dẫn HS có thể về nhà tự học thuộc
lòng - HS luyện đọc.
HĐ4: Luyện tập
Mục tiêu: HS sắp xếp được các từ vào nhóm thích - HS đọc bài; các HS khác lắng
hợp, tìm được những lời khuyên của bạn nhỏ với nghe, đọc thầm theo.
con trâu.
Cách tiến hành:
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài
tập.
+(Câu 1): Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp
+(Câu 2): Tìm những câu là lời khuyên của bạn
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

nhỏ với con trâu:


- GV yêu cầu HS làm bài bài vào Vở bài tập.
- GV gắn lên bảng lớp 24 thẻ từ để HS 2 nhóm thi
tiếp sức xếp các từ vào nhóm thích hợp.

- HS làm bài vào vở.


- HS thi tiếp sức:
- GV mời 2 HS đứng dậy trả lời câu 2. + Từ chỉ sự vật: trâu, sừng, nước,
Mặt Trời, Mặt Trăng.
+ Từ chỉ đặc điểm: đen, mượt, vênh
vênh, trong, hồng, tỏ, xanh.
- HS trả lời: Câu a và c là câu hỏi;
câu b và d là lời khuyên.
a. Trâu ơi, ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà?
3. Vận dụng- Trải nghiệm b. Đừng ăn lúa đồng ta.
- Gọi hs đọc lại bài thơ. c. Trâu ơi, uống nước nhá.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương d. Trâu cứ chén cho no khỏe.
những HS học tốt. Ngày mau cày cho khỏe.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau.
- HS đọc bài thơ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY


.........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 2:
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
HS củng cố bảng nhân 2, vận dụng tính nhẩm.
Thực hiện tính trong trường hợp có 2 dấu phép tính. Biết đếm cách đều 2, vận
dụng giải toán thực tế.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm.
Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng
thú học tập cho HS và ôn lại Bảng nhân
2; kết nối bài mới
- Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ - HS chơi trò chơi
chức chơi trò chơi ĐỐ BẠN
- Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc
một số phép tính và kết quả của bảng
nhân 2.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học
sinh.
2. Luyện tập:
Mục tiêu: HS củng cố bảng nhân 2, vận
dụng tính nhẩm.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời.
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: - HS thực hiện lần lượt các YC.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
a) Bảng có mấy hàng? Muốn điền được - Hs trả lời và làm theo y/c
hàng kết quả làm như thế nào?
- Y/c hs làm sgk. 1 hs làm bảng phụ
b) HDHS điền lần lượt kết quả theo dấu.
- GV nêu:
+ Muốn điền được kết quả ta phải học
thuộc bảng nhân mấy?
- Yêu cầu HS tính được tích khi biết các
thừa số của tích (theo mẫu)
+ Y/c hs đọc thuộc bảng nhân 2 - Bài này ôn tập tính phép nhân bằng cách
- Nhận xét, tuyên dương HS. chuyển thành phép cộng các hạng bằng
nhau
Bài 2: - 2 HS đọc.
- Gọi HS đọc YC bài. - 1-2 HS trả lời.
- Bài yêu cầu làm gì? - Học sinh làm bài cá nhân

- Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô


- Yêu cầu hs đếm thêm 2 rồi điền vào trống.
chỗ trống. - Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét dãy số vừa điền. -Học sinh tương tác, thống nhất KQ
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài. - 2 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời.
- Y/c hs dựa vào bảng nhân 2, tính nhẩm - HS thực hiện chia sẻ.
chọn phép tính thích hợp
+ Tích của 14 là phép tính nào?
+ Tích của 16 là phép tính nào?

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. 2 x 7 = 14,


- Nhận xét, đánh giá bài HS. 2 x 8 = 16
Bài 4:
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
a)- Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc.
- Bài toán cho biết gì? - 1-2 HS trả lời
- Bài toán hỏi gì? - HS làm bài cá nhân.
- Muốn biết 5 con cua có bao nhiêu càng
ta thực hiện phép tính như thế nào? - HS đổi chéo vở kiểm tra.
b)- Gọi HS đọc YC bài. Bài giải:
- Bài toán cho biết gì? Số càng của 5 con cua là:
- Bài toán hỏi gì? 2 x 5 = 10(cái càng)
- Muốn biết 7 con cua có bao nhiêu càng Đáp số: 10 cái càng
ta thực hiện phép tính như thế nào? - 2 -3 HS đọc.
- Y/c hs làm vở - 1-2 HS trả lời
- HS làm bài cá nhân.
Bài giải:
Số càng của 5 con cua là:
2 x 7 = 14 (cái càng)
Đáp số: 14 cái càng
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS nêu.
3. Vận dụng trải nghiệm: - HS chia sẻ.
- Hôm nay em học bài gì?
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 2.
- Nhận xét giờ học.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)


.........................................................................................................................................
........................................................................................................................

TIẾT 3:
ĐẠO ĐỨC
BÀI 9: CẢM XÚC CỦA EM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lý bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Nêu những cảm xúc tích cực và cảm - 2-3 HS nêu.
xúc tiêu cực?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Luyện tập:
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Bài 1: Chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”
- GV lấy tinh thần xung phong y/c HS
lên bảng để thể hiện trạng thái cảm xúc - HS quan sát và dự đoán cảm xúc của
bằng các động tác, cử chỉ, điệu bộ, lời bạn.
nói. - HS thể hiện cảm xúc.
- Tổ chức cho HS lên thể hiện cảm xúc.
- GV khen những HS đoán đúng cảm
xúc và biết thể hiện cảm xúc tốt.
Bài 2: Xử lí tình huống.
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.43, đồng - 3 HS đọc.
thời gọi HS đọc lần lượt 4 tình huống - HS thảo luận nhóm đôi:
của bài. Tình huống 1: tổ 1
- YCHS thảo luận nhóm đôi đưa ra Tình huống 2: tổ 2.
cách xử lí tình huống và phân công Tình huống 3: tổ 3.
đóng vai trong nhóm. Tình huống 4: cả 4 tổ.
- Các nhóm thực hiện.
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 3: Đóng vai, thể hiện cảm xúc
trong những tình huống sau
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.43, 44, - HS đọc.
đọc lời thoại ở mỗi tranh. - HS thảo luận nhóm bốn:
- YCHS thảo luận nhóm bốn đưa ra Tình huống 1: nhóm 1, 2
cách xử lí tình huống và phân công Tình huống 2: nhóm 3, 4
đóng vai trong nhóm. Tình huống 3: nhóm 5, 6.
Tình huống 4: nhóm 7, 8
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai. - HS chia sẻ, đóng vai
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng:
Yêu cầu: Hãy chia sẻ những cảm xúc
của em trong một ngày.
- GV YC thảo luận nhóm đôi, chia sẻ - HS thảo luận theo cặp.
với bạn về những cảm xúc của em
trong một ngày.
- Tổ chức cho HS chia sẻ. - 3-5 HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
Thông điệp:
- GV chiếu thông điệp. Gọi HS đọc - HS quan sát và đọc.
thông điệp sgk/tr.44.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông
điệp vào cuộc sống.
3. Vận dụng trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì? - HS chia sẻ.
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào
cuộc sống.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- Nhận xét giờ học.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2023

TIẾNG VIỆT
TIẾT 1
BÀI VIẾT 1: NGHE VIẾT - TRÂU ƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
Nghe - viết lại chính xác bài thơ Trâu ơi. Qua bài chính tả, củng cố cách trình
bày bài thơ lục bát (chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, dòng 6 chừ viết lùi vào 2 ô tính từ
lề vở; dòng 8 chữ lùi vào 1 ô).
Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s hay x; điền vần iêc hay iêt; giải đúng
các câu đố.
2. Năng lực
Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng đức tính HS tính kiên nhẫn, cấn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, máy chiếu.
HS: SHS. Vở Luyện tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen bài học.
Cách thức tiến hành:
- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay
chúng ta sẽ được nghe - viết lại chính xác bài
thơ Trâu ơi; Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền
chữ s hay x; điền vần iêc hay iêt; giải đúng các
câu đố; Biết viết chữ Q hoa cờ vừa và nhỏ. Biết
viết câu ứng dụng Quê hương đổi mới từng ngày
cỡ nhỏ.
2. Khám phá:
HĐ1: Nghe – viết
Mục tiêu: HS nghe GV đọc bài ca dao, hiểu nội
dung bài ca dao; HS viết bài ca dao vào vở.
Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ: Nghe - viết bài ca dao Trâu - HS lắng nghe, đọc thầm theo.
ơi. - HS đọc bài; các HS khác lắng
- GV đọc mẫu 1 lần bài ca dao. nghe, đọc thầm theo.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc bài ca dao. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV hướng dẫn HS nhận xét: Bài ca dao viết về
con trâu là bạn thân thiết cùa người nông dân,
giúp nông dân cày cấy, trồng lúa. về hình thức:
Đây là bài thơ lục bát (dòng trên 6 chữ, dòng
dưới 8 chữ). Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Viết
dòng 6 lùi vào 2 ô tính từ lề vở. Viết dòng 8 lùi
vào 1 ô.
- GV đọc chậm từng dòng thơ cho HS viết. Đọc - HS viết bài.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
từng cụm từ ngắn cho HS dễ nhớ, dễ viết đúng: - HS soát bài.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lỗi. - HS sửa lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết
sai, viết lại bằng bút chì). - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV đánh giá 5-7 bài. Nêu nhận xét.
HĐ2: Bài tập chính tả lựa chọn
Mục tiêu: HS chọn chữ s hoặc x, vần iêc hoặc
iêt để điền vào câu đố.
Cách tiến hành:
Bài tập 2: - HS lắng nghe, đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn chữ hoặc
vần phù hợp với ô trống:
a. Chữ s
hoặc x:
b. Vần iêc
hay
iêt
- HS làm bài.
- HS trình bày:
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở chính tả in, giải a. suốt - xướng / Giải câu đố: là con
câu đố. ve sầu.
- GV mời HS lên bảng làm bài, báo cáo kết quả. b. Nước chảy mạnh là chảy xiết.
Bài tập 3: Mất một vật quý, em rất tiếc.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Chọn chữ hoặc
vần phù hợp với ô trống:
a. Chữ s hoặc x?

- HS làm bài.
- HS trình bày:
a. xông lên, dòng sông, xen lẫn, hoa
sen.
b. viết chữ, làm việc, bữa tiệc, thời
b. Vần iêc hoặc iêt? tiết.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện tập.
- GV mời HS lên bảng làm bài, báo cáo kết quả.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Vận dụng trải nghiệm: - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị tiết học sau Tập viết.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
................................................................................................................................
TIẾT 2:
TIẾNG VIỆT
BÀI VIẾT 1 - TẬP VIẾT: CHỮ HOA Q

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
Biết viết chữ Q hoa cờ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương đổi mới
từng ngày cỡ nhỏ, chữ viết đúng mầu, đều nét, biết nối nét chữ.
Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày bài viết.
2. Phẩm chất
Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Giáo án, máy tính, máy chiếu, phần mềm hướng dẫn viết chữ Q.
Mẫu chữ cái Q viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng
dụng trên dòng kẻ ô li.
HS: Vở Luyện viết 2, tập hai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- GV giới thiệu tên môn học. -HS lắng nghe
- Giờ tập viết hôm nay chúng ta viết bài
Chữ hoa Q.
2. Luyện tập
HĐ1: Tập viết chữ Q hoa
Mục tiêu: HS nghe hướng dẫn quy trình
viết chữ Q hoa và viết chữ Q hoa vào vở
Luyện chữ.
Cách tiến hành:
- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi - HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Q theo
HS: Chữ Q hoa cao mấy li, có mấy hướng dẫn của GV.
ĐKN? Được viết bởi mấy nét?
- GV chỉ chữ mẫu, - HS quan sát, nhận xét cùng GV.
miêu tả: - HS trả lời: Chữ Q hoa cao 5 li - 6 ĐKN.
• Nét 1: Cong kín, Được viết bởi mấy nét 2 nét.
phần cuối nét lượn - HS quan sát, tiếp thu.
vào trong bụng chữ (giống chữ hoa O).
• Nét 2: Lượn ngang (như làn sóng).
- GV chỉ dẫn viết cho HS:
• Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang
trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn
vào trong bụng chữ; đến ĐK 4 thì lượn
lên một chút rồi dừng bút (như chữ hoa
O). • Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, - HS quan sát.
lia bút xuống gần ĐK 2 (trong chữ O)
viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra - HS viết bài.
ngoài; dừng bút trên ĐK 2.
- GV viết mẫu chữ Q hoa cỡ vừa (5 li) - HS đọc câu ứng dụng.
trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết.
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa trong
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
vở Luyện viết 2.
HĐ2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng
dụng.
Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dung Quê
hương đổi mới từng ngày cỡ nhỏ, chữ
viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng
quy định.
Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS viêt câu ứng dụng: - HS quan sát, lắng nghe.
+ GV cho HS đọc câu ứng dụng: Quê
hương đổi mới từng ngày.
+ GV hướng dẫn HS quan sát và nhận - HS quan sát, lắng nghe.
xét:
• Độ cao của các chữ cái: Chữ Q hoa (cỡ
nhỏ) và các chữ h, g, y cao 2.5 li; Chữ đ
cao 2 li; Chữ t cao 1.5 li; Những chữ
còn lại (u, ê, ư, ơ, ô,..) cao 1 li.
• Cách đặt dấu thanh: Dấu hỏi đặt trên - HS quan sát, lắng nghe.
chữ ô (đổi); dấu sắc đặt trên chữ ơ
(mới), dấu huyền đặt trên chữ ư, a (từng,
ngày).
- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng
trong vở Luyện viết 2.
- GV đánh giá nhanh 5-7 bài, nêu nhận
xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Kết luận: HĐ vừa rồi đã giúp các con
Biết cách viết cụm từ ứng dụng “Quê
hương đổi mới từng ngày.” cỡ nhỏ, chữ
viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ
đúng quy định.
HĐ3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập
viết.
Mục tiêu: Giúp HS viết thành thạo chữ
vừa học vào vở.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết các chữ Q cỡ vừa - HS viết vở luyện viết.
và cỡ nhỏ vào vở.
- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng
Quê hương đổi mới từng ngày cỡ nhỏ
vào vở.
Kết luận: Biết viết các chữ cái Q viết
hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ
ứng dụng “Quê hương đổi mới từng
ngày” cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều
nét và nối chữ đúng quy định. Các con
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
trình bày bài viết rất đẹp.
4. Vận dụng trải nghiệm:
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS về tư thế viết, chữ - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao
viết, cách giữ vở sạch, đẹp,... yêu cầu vể nhà.
những HS chưa viết xong bài trên lớp về -HS lắng nghe và thực hiện
nhà viết tiếp, luyện viết thêm phần bài ở
nhà.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
................................................................................................................................
TIẾT 3:
TOÁN
BẢNG NHÂN 5
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
HS hình thành được bảng nhân 5, biết đếm thêm 5.
Vận dụng vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Phát triển năng lực tính toán.
Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Các tấm bìa. GV nên chuẩn vị hình
phóng to hoặc chiếu bảng nhân 5 lên bảng
HS: SGK. ĐD TOÁN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng
thú học tập cho HS và kết nối với bài
học mới
Cách tiến hành:
- Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ
chức chơi trò chơi Bắn tên
- Nội dung chơi: học sinh thi đọc
thuộc một số phép tính và kết quả của
bảng nhân 5.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học
sinh.
2. Khám phá:
Mục tiêu: HS hình thành được bảng
nhân 5, biết đếm thêm 5.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.12:
*GV cho HS trải nghiệm trên vật thật *HS trải nghiệm trên vật thật
- Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 5 chấm - Quan sát hoạt động của giáo viên và trả
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
tròn lên bàn. lời có 5 chấm tròn.
- Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên - Học sinh trả lời.
bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Năm chấm tròn được lấy mấy lần? - Năm chấm tròn được lấy 1 lần.
- 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép - Học sinh đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5.
nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân - Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6,...,
này). 10 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Hướng dẫn học sinh lập các phép
tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi - Nghe giảng.
lần học sinh lập được phép tính mới
giáo viên ghi phép tính này lên bảng để
có bảng nhân 5.
*Nhận xét:
Thêm 5 vào kết quả 5 x 2 = 10 ta được
kết quả của phép nhân 5 x 3 = 15 - Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. -Tự học thuộc lòng bảng nhân 5.
các phép nhân trong bảng đều có một
thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là - Đọc bảng nhân.
các số 1, 2, 3,..., 10.
- Học sinh đọc bảng nhân 5 vừa lập
được
+Sau đó cho học sinh thời gian để tự
học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc - Thi đoc thuộc bảng nhân 5.
lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc
lòng bảng nhân 5.
3. Hoạt động:
Mục tiêu: Vận dụng vào tính nhẩm,
giải bài tập, bài toán thực tế
Cách tiến hành:
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời.
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: x 5 5 5 5 5 5
- Bảng có mấy hàng? Muốn điền được 1 3 5 7 9 10
hàng kết quả làm như thế nào? 5 ? ? ? ? ?
- Y/c hs làm sgk. 1 hs làm bảng phụ
- GV nêu:
+ Muốn điền được kết quả ta phải học
thuộc bảng nhân mấy? - HS thực hiện làm bài cá nhân.
+ Y/c hs đọc thuộc bảng nhân 5 - HS đổi chéo kiểm tra.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Tìm cánh hoa cho ong đậu?
- Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời.
- Nhìn vào các hình ảnh trong sách con
biết được điều gì?
- Y/c hs làm SGK - HS thực hiện làm bài cá nhân.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS đổi chéo kiểm tra.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
- Muốn tìm chính xác cánh hoa của
mỗi chú ong cần dựa vào bảng nhân
mấy?

3. Vận dụng trải nghiệm: - hs trả lời


- Hôm nay em học bài gì?
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 5. - HS đọc bảng nhân 5
- Muốn điền được kết quả tích tiếp theo - Cộng thêm 5
cộng thêm mấy?
- Nhận xét giờ học.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................
TIẾT 4:
TNXH:
BÀI 19: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT QUANH EM(tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
Tìm hiểu, điều tra được một số thực vật và động vật xung quanh.
Mô tả được môi trường sống của một số thực vật và động vật.
Tìm hiểu những việc làm của người dân tác động đến môi trường sống của
thực vật và động vật.
Yêu quý động vật, thực vật nói chung và động vật, thực vật xung quanh nói
riêng.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng
dụng vào thực tế.
Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tìm hiểu trước địa điểm để tổ chức cho HS học tập ngoài thiên nhiên:
vườn trường, vườn cây, công viên hay trang trại,...Dự kiến nơi sẽ bố trí cho HS quan
sát, các cây và con vật có thể quan sát. Phiếu quan sát thực vật và động vật cho các
nhóm HS. Giấy khổ lớn, bút màu cho mỗi nhóm. Sơ đồ “Bảo vệ môi trường sống của
thực vật và động vật” cho các nhóm.
HS: Trang phục gọn gàng; giày, dép để đi bộ; mũ, nón,... và giấy, bút để ghi
chép.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh
và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV kiểm tra trang phục của HS xem đã phù - HS chuẩn bị trang phục phù hợp
hợp cho việc học tập ngoài trời chưa. với học tập ngoài trời theo hướng
- GV và HS cùng trao đổi về trang phục của dẫn của GV.
HS và điều chỉnh nếu chưa phù hợp vớiviệc đi
quan sát, tìm hiểu ngoài trời. - HS ghi phiếu quan sát.
- GV cho HS đọc để hiểu nội dung phiếu quan
sát.
2. Khám phá:
Mục tiêu: HS thích thú với việc tìm hiểu cây,
con vật xung quanh. HS chăm chúquan sát, ghi
chép được tên cây, con vật và môi trường sống
của chúng; nhận biết đượcmột vài đặc điểm
nổi bật của từng cây và con vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: thực hiện hoạt động 1
GV cho HS quan sát theo các nhóm nhỏ để tìm - HS tìm cây và con vật sống trong
kiếm cây và con vật sống ở khu vực đó, lưu ý khu vườn đó.
bao quát đểđảm bảo an toàn cho HS. GV luôn
đứng cạnh nhóm HS quan sát gần mép nước.
Bước 2: thực hiện hoạt động 2
- HS quan sát để mô tả môi trường sống của - Đại diện các nhóm mô tả môi
các cây và con vật ở khu vực quan sát. trường sống của cây và con vật.
Bước3: thực hiện hoạt động 3
- HS quan sát để tìm hiểu các việc làm của con - HS tìm hiểu việc làm của con
người làm môi trường sống của thực vật,động người làm môi trường sống. (ví dụ:
vật thay đổi. vứt rác, đổ nước bẩn; lấp ao, hồ;...).
Bước 4: thực hiện hoạt động 4
- HS ghi kết quả điều tra vào phiếu theo mẫu. - HS ghi kết quả vào phiếu.
- Nếu nơi quan sát không tiện ghi chép, hoạt - Hoàn thiện phiếu ghi chép.
động này có thể làm khi về lớp. Việc ghichép
này để HS đỡ quên và để làm tài liệu cho hoạt
động thực hành trên lớp.
- Hoàn thành báo cao.

GV nhắc nhở HS về nhà mang theo số liệu,


Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
sản phẩm đã quan sát được để hoàn thànhbáo
cáo trước lớp vào giờ học sau.
3. Vận dụng trải nghiệm:
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1:

TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG:

LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


Sau bài học, HS có khả năng:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Học sinh ôn lại các mẫu câu Ai thế nào?
- Vận dụng vào làm bài tập.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực ngôn ngữ
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: vở Tiếng Việt ô li
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
- Cho hs khởi động bằng một bài nhảy tại chổ. -Thực hiện cả lớp.
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm - HS đọc
có trong đoạn văn sau? - HS lắng nghe hướng dẫn
Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau - HS làm bài vào vở
trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh - Hs nối tiếp nêu: ấm áp, mơn mởn, ấm
nắng ấm áp của mặt trời. áp.

Bài 2: Gạch 1 sạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch - HS làm bài vào vở
dưới bộ phận Thế nào? - HS lên bảng làm bài.
a. Mái tóc ông em bạc trắng. a. Mái tóc ông em bạc trắng.
b. Cây bàng xanh tốt. b. Cây bàng xanh tốt.
c. Bộ lông của chú gà vàng óng. c. Bộ lông của chú gà vàng óng.
d. Con voi rất khoẻ. d. Con voi rất khoẻ.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộn phận gạch chân.
a. Cô Hiền rất dễ thương, vui tính. - HS nhận xét
b. Quyển sách thật hay và thú vị. - HS làm bài vào vở
c. Con thỏ rất đáng yêu. - HS lên bảng làm bài.
d. Bầu trời trong xanh và cao vút. a. Ai rất dễ thương, vui tính?

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
b. Cái gì thật hay và thú vị?
c. Con gì rất đáng yêu?
d. Bầu trời thế nào?
3. Củng cố, dặn dò: - HS nhận xét
- Nhận xét bài làm của HS -HS nhận xét bài
- Dặn dò học sinh.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
................................................................................................................................................
..................................................................................................................................

TIẾT 2:
TOÁN TĂNG CƯỜNG:
LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT


Sau bài học, HS có khả năng:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập kiến thức về phép nhân, thành phần của phép nhân, bảng nhân 2.
- Vận dụng giải bài toán liên quan đến bảng nhân.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: Vở ô li Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” -Thực hiện cả lớp.
nêu thành phần của phép nhân.
- Hướng dẫn chơi trò chơi. -HS lắng nghe.
- GV đánh giá, khen HS
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Viết các phép cộng thành phép - HS đọc
nhân. - HS lắng nghe hướng dẫn
a. 2+2+2+2 = - HS thực hành làm bài vào vở.
b. 3+3+3= - Lên bảng chữa bài.
c. 4+4+4+4=
- Hs đọc yêu cầu
Bài 2: Viết các phép nhân sau thành phép - Hs làm vào vở.
cộng. - Hs lên bảng làm
a. 5 x 4 =
b. 7 x 3= - Hs đọc yêu cầu.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
c. 6 x 2= -Hs làm vào vở.
- 1 hs lên bảng làm.
Bài 3: Số?
Thừa số 3 2 2 4
Thừa số 4 6 5 2
Tích
Bài 3: Mỗi bàn có 2 bạn. Tổ 1 có 6 bàn . - Hs đọc yêu cầu
Hỏi tổ 1 có bao nhiêu bạn? - Hs lên bảng làm.
Bài giải
Tổ 1 có số bạn là:
2 x 6 = 12 ( bạn)
3. Củng cố, dặn dò: Đáp số: 12 bạn
- Nhận xét bài làm của HS
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2023


TIẾT 1-2:
TIẾNG VIỆT:

BÀI ĐỌC 2: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
Đọc trôi chảy bài Con chó nhà hàng xóm. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ hơi đúng
theo dấu câu và theo nghĩa. Biết đọc phân biệt lời người kể, lời nhân vật (mẹ của Bé,
Bé).
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu
ý nghĩa câu chuyện: Tình bạn thân thiết giữa bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm cho
thấy các vật nuôi có vai trò rất quan trọng trong đời sống tình cảm của trẻ em.
Biết tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào? Đặt đúng câu theo mẫu câu
Ai thế nào?.
2. Năng lực văn học:
Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Cảm động trước sự tận tuy cua Cún, tình bạn giữa Bé và Cún.
3. Phẩm chất
Yêu quý, bảo vệ các vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Máy tính, máy chiếu. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen bài học.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát - HS trả lời: Tranh vẽ một bạn nhỏ
tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Em hãy đang chơi đùa với một chú chó.
miêu tả bức tranh nói về nội dung gì?

- GV giới thiệu bài học: Bài đọc Con chó nhà hàng
xóm ngày hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy
tuổi thơ của thiếu nhi sè rất vui nếu có tình bạn với
các vật nuôi trong nhà. Chúng ta cùng vào bài.
2. Khám phá;
HĐ1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: HS đọc bài Con chó nhà hàng xóm với
giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Con chó nhà hàng xóm: Giọng - HS lắng nghe, đọc thầm theo.
chậm rãi, tha thiết, tình cảm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ - HS đọc phần chú giải:
ngữ khó: tung tăng, bó bột. + Tung tăng: vừa đi vừa nhảy, có
- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp vẻ rất vui thích.
nối 5 đoạn văn: + Bó bột: dùng khuôn bột thạch
+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “khắp vườn”. cao bó chặt chỗ xương gãy.
+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “trên giường”
+ HS 3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “mẹ ạ”.
+ HS4 (Đoạn 4): tiếp theo đến “chơi được”.
+ HS5 (Đoạn 5): đoạn còn lại.
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp - HS đọc bài.
HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.
- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của - HS luyện đọc.
bài đọc.
- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. - HS thi đọc nối tiếp.
- HS đọc bài; các HS khác lắng
HĐ2: Đọc hiểu nghe, đọc thầm theo.
Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SHS
trang 15.
Cách tiến hành:
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 3 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Bạn của Bé ở nhà là ai? - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
+ HS2 (Câu 2): Cún Bông đã giúp Bé như thế nào?
a. Khi Bé ngã?
b. Khi Bé phải nằm bất động?
+ HS3 (Câu 3): Vì sao bác sĩ nghĩ Bé mau lành là
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
nhờ cún Bông?
- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi - đáp.
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. - HS thực hành hỏi – đáp, trả lời
câu hỏi.
- HS trình bày:
+ Câu 1: Bạn của Bé ở nhà là ai
Cún Bông.
+ Câu 2: Cún Bông đã giúp Bé:
a. Khi Bé ngã, Cún đi tìm người
tới giúp.
b. Khi Bé phải nằm bất động Cún
chơi với Bé làm Bé vui. Cún mang
cho Bé khi thì tờ báo, khi thì con
búp bê. Dù muốn chạy nhảy, nô
đùa nhưng Cún rất thông minh, nó
hiểu rằng chưa đến lúc Bé có thể
chạy đi chơi cùng nó được.
+ Câu 3: Bác sĩ nghĩ rằng chính
Cún Bông đã giúp Bé mau lành vì
nhìn Bé vuốt ve Cún Bông, bác sĩ
hiểu tình bạn với Cún Bông đã
giúp Bé vui vẻ trong những ngày
chữa bệnh đế vết thương mau
lành.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc em - HS trả lời: Câu chuyện ca ngợi
hiểu điều gì từ câu chuyện? tình bạn thân thiết giữa Bé và Cún
Bông. Cún Bông mang lại niềm
vui cho Bé, giúp Bé mau lành
bệnh. Các vật nuôi trong nhà là
HĐ3: Luyện đọc lại bạn của trẻ em.
Mục tiêu: HS luyện đọc lại nội dung đoạn 2
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, - HS đọc bài
- GV mời 1-2 HS xung phong đọc trước lớp.
- GV hướng dẫn HS có thể về nhà tự đọc.
HĐ4: Luyện tập
Mục tiêu: HS tìm được bộ phận câu trả lời cho câu
hỏi Thế nào?; đặt được 1 câu về Cún Bông theo mẫu
Ai thế nào?
Cách tiến hành: - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 2 câu hỏi: - HS trình bày:
+ HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi + Câu 1:
Thế nào? a. Vết thương của Bé khá nặng.
a. Vết thương của Bé khá nặng. Vết thương của Bé thế nào?
b. Bé và Cún càng thân thiết. b. Bé và Cún càng thân thiết.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
c. Bác sĩ rất hài lòng. Bé và Cún thế nào?
+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu nói về Cún Bông theo c. Bác sĩ rất hài lòng.
mẫu Ai thế nào? Bác sĩ thế nào?
- GV hướng dẫn HS: + Câu 2: Cún Bông rất xinh/Cún
+ Câu 1: 2 HS hỏi đáp với câu a, 2 HS hỏi đáp với Bông rất đáng yêu. /Cún Bông rất
câu b, 2 HS hỏi đáp với câu c. trung thành.
+ Câu 2: HS trong nhóm tiếp nối nhau, mỗi em đặt 1
câu nói về Cún Bông theo mẫu Ai thế nào.
- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.
3. Vận dụng- Trải nghiệm
- Gọi hs nêu lại nội dung bài đọc 2 - HS nêu nội dung bài đọc
- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những
HS học tốt.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
................................................................................................................................

TIẾT 3:
TOÁN
TIẾT 98: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
HS củng cố bảng nhân 5, vận dụng tính nhẩm.
Thực hiện tính trong trường hợp có 5 dấu phép tính. Biết đếm cách đều 5, vận
dụng giải toán thực tế.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm.
Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.
2.Luyện tập:
Mục tiêu: Biết vận dụng bảng nhân 5
để thực hiện phép tính nhân.
Cách tiến hành:
Bài 1: - 2 -3 HS đọc.
- Gọi HS đọc YC bài. - 1-2 HS trả lời.
- Bài yêu cầu làm gì? - HS thực hiện lần lượt các YC.
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: - Hs trả lời và làm theo y/c
a) Bảng có mấy hàng? Muốn điền được T. số 5 5 5 5 5 5 5 5
hàng kết quả làm như thế nào? T. số 3 5 7 9 2 4 6 8
- Y/c hs làm sgk. 1 hs làm bảng phụ Tích 1 ? ? ? ? ? ? ?

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
b) HDHS điền lần lượt kết quả theo dấu. 5
- GV nêu:
+ Muốn điền được kết quả ta phải thực
hiện lần lượt các phép tính từ trái qua
phải và học thuộc bảng nhân mấy?
+ Y/c hs đọc thuộc bảng nhân 5
- Nhận xét, tuyên dương HS.
5 x 2=10, 10 – 5 = 5 , 5 x 7 = 35
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu hs đếm thêm 5 rồi điền vào
chỗ trống.
- Nhận xét dãy số vừa điền.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nếu có t/g gv cho hs đếm cách đều
chiều ngược lại
– GV có thể liên hệ với cách đếm ước
lượng các đồ vật theo nhóm 5. Chẳng - 2 -3 HS đọc.
hạn: Để đếm một rổ quả (ổi, táo,...), - 1-2 HS trả lời.
người ta thường nhóm 5 quả cho một - Học sinh làm bài cá nhân
lần đếm (5 quả lấy thêm nhóm 5 quả - Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô
nữa là 10 quả, thêm nhóm 5 quả nữa là trống.
15 quả,... đến khi vừa hết quả hoặc còn - Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả.
thừa ít hơn 5 quả). -Học sinh tương tác, thống nhất KQ
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài. - HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
- Bài yêu cầu làm gì? - HS suy nghĩ và làm bài ra nháp.
- Y/c hs dựa vào bảng nhân 2 và 5, tính - Thảo luận cặp đôi, chỉnh sửa cho nhau.
nhẩm các phép tính ở toa tàu. - HS giơ tay phát biểu, trình bày câu trả lời:
+ toa tàu nào có phép tính lớn nhất? 5 x 3 = 15; 5 x 2 = 10 ; 2 x 10 = 20 ; 2 x 7
+ toa tàu nào có phép tính nhỏ nhất? = 14
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. a. Toa 2 x 10 có kết quả lớn nhất (20)
- Nhận xét, đánh giá bài HS. b. Toa 5 x 2 có kết quả nhỏ nhất (10)
Bài 4:
a)- Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc.
- Bài toán cho biết gì? - 1-2 HS trả lời
- Bài toán hỏi gì? - HS làm bài cá nhân.
- Muốn biết 5 đoạn tre bác Hòa làm Bài giải:
được bao nhiêu ống hút ta thực hiện Bác Hòa làm được số ống hút là:
phép tính như thế nào? 5 x 5 = 25 (ống hút)
(Hướng dẫn Hs giải bài toán hoàn Đáp số: 25 ống hút
chỉnh) - HS đổi chéo vở kiểm tra.
- Y/c hs làm vở
3. Vận dụng trải nghiệm:
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- Hôm nay em học bài gì? - HS nêu.
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 5. - HS chia sẻ.
- Nhận xét giờ học.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................

BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1:
TIẾNG VIỆT
LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Năng lực ngôn ngữ:
Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn (1,2, 3, 4, 5) và kể toàn bộ câu chuyện
“Con chó nhà hàng xóm”. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; thay đổi
giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Theo dõi bạn kể. Kể tiếp nối kịp lượt lời của bạn. Biết nhận xét, đánh giá lời kể
của bạn.
2. Năng lực
Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Nắm được các nhân vật và lời kể trong câu chuyện. Bước đầu biết kể phân biệt
lời người kể với lời các nhân vật (mẹ của Bé và Bé).
3. Phẩm chất
Yêu quý, có ý thức bảo vệ các vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, máy chiếu. Giáo án
HS: SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
Cách thức tiến hành:
- GV kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện Con - HS lắng nghe.
chó nhà hàng xóm.
- GV giới thiệu bài học: Đây là câu chuyện các - HS lắng nghe, tiếp thu.
em đã biết nhưng vẫn rất hấp dẫn nếu các em
biết kể lại câu chuyện đó một cách sinh động,
biểu cảm. Cuối tiết học, các em sẽ biết bạn nào
là người kể chuyện hay nhất. Chúng ta cùng
vào bài Kể chuyện “Con chó nhà hàng xóm”.
2. Khám phá:
HĐ1: Kể chuyện trong nhóm
Mục tiêu: HS nối tiếp nhau nói vắn tắt nội
dung từng tranh; kể chuyện theo tranh.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Cách tiến hành:
- GV gắn / chiếu 5 tranh minh hoạ lên bảng, - HS quan sát tranh minh họa.
nêu yêu cầu của bài tập: Dựa theo tranh, kể lại
từng đoạn của câu chuyện Con chó nhà hàng

xóm. - HS trình bày:


- GV chỉ từng hình, mời 5 HS khá, giỏi tiếp nối + Tranh l: Bé cùng Cún Bông chạy
nhau nói vắn tắt nội dung từng tranh. nhảy tung tăng, chơi đùa rất vui vẻ.
+ Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương,
Cún chạy đi tìm người giúp.
+ Tranh 3: Bạn bè biết Bé bị thương,
rủ nhau đến thăm.
+ Tranh 4: Cún làm Bé vui những
ngày Bé bị bó bột.
+ Tranh 5: Bé khỏi đau, lại vui đùa
với Cún. Bác sĩ nói Cún đã giúp Bé
mau lành.
- GV chia HS thành các nhóm (mỗi nhóm 5 - HS kể chuyện theo nhóm.
HS), mỗi HS kể theo 1 tranh.
- GV mời 1-2 HS trong nhóm xung phong kể cả - HS kể chuyện; HS khác lắng nghe,
5 đoạn. theo dõi.
- GV mời 1-2 HS khá, giỏi kể đoạn 3, 4, 5 của - HS kể chuyện; HS khác lắng nghe,
câu chuyện theo lời nhân vật Bé. Ví dụ: Tôi bị theo dõi.
thương khá nặng, bạn bè thay nhau đến thăm. - HS kể từng đoạn câu chuyện.
Nhung khi các bạn về, tôi lại buồn....
- HS nhận xét.
HĐ2: Thi kể chuyện trước lớp
Mục tiêu: HS thi kể chuyện theo từng nhóm;
kể toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV mời một số nhóm tiếp nối nhau thi kể - HS kể toàn câu chuyện.
từng đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét: về nội dung lời kể; - HS bình chọn theo các nội dung
giọng kể to, rõ/ hợp tác kể kịp lượt lời / lời kể được đưa ra.
tự nhiên, sinh động, biểu cảm.
- GV mời 1 HS xung phong kể toàn bộ câu
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
chuyện; kể đoạn 3, 4, 5 cùa câu chuyện theo lời
nhân vật Bé.
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn cá
nhân, nhóm kể chuyện hay: Kể to, rõ, tự nhiên,
đúng nội dung, biểu cảm.
- GV khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn
kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Vận dụng – Trải nghiệm
- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương
những HS học tốt.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................
TIẾT 4:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 19: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT QUANH EM (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nêu được thực trạng môi trường đã quan sát
Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường sống của
thực vật và động vật nơi quan sát
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Yêu quý động vật, thực vật nói chúng và động vật, thực vật xung quanh nói
riêng.
Rèn năng lực tự tin khi báo cáo, Phẩm chất trung thực khi ghi chép
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
HS: SGK, phiếu ghi chép lại những gì quan sát của tiết học trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2. Luyện tập:
- Gv cho HS làm việc theo nhóm để hoàn - HS hoàn thành tiếp phiếu theo nhóm
thàn phiếu (nếu tiết trước chưa xong)
- YC HS báo cáo về: số lượng cây, con vật
quan sát được; trong đó có bao nhiêu con, - Các nhóm trưng bày sản phẩm - kết
cây sống trên cạn, bao nhiêu cây, con sống quả điều tra của nhóm lên bảng
dưới nước? - Đại diện từng nhóm báo cáo
? Môi trường ở đó có được quan tâm, - Nhận xét, bổ sung
chăm sóc không?
? Những việc làm nào của con người khiến
môi trường sống của động vật, thực vật
thay đổi?
- Gv nhận xét, khen ngợi các nhóm
3. Hoạt động vận dụng
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- YC HS làm việc theo nhóm 6 để hoàn
thành sơ đồ về các việc nên làm, không
nên làm để bảo vệ môi trường sống của
thực vật, động vật
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm
- GV KL:
+ Các việc nên làm: nhặt rác, không xả rác,
không đổ nước bẩn như nước xà phòng,
thuốc trừ saaura môi trường sống của thực
vật, động vật…
+ Các việc không nên làm: lấp ao, hồ; dẫm
lên cây, cỏ; xả rác bừa bãi,…

- Hs làm việc theo nhóm


- Đại diện từng nhóm lên báo cáo, các
nhóm khác lắng nghe, nhận xét và khích
* Tổng kết: lệ
- Gv gọi một số HS đọc lời chốt của mặt
trời
- GV cho HS QS hình trang 75 và hỏi
? Hình vẽ ai? Các bạn đang làm gì?
? Các em có suy nghĩ giống bạn về động
vật, thực vật mình tìm hiểu không? Hãy
nói cụ thể về điều đó
3. Vận dụng trải nghiệm:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tranh ảnh về các
cây, con vật và mang đến lớp vào buổi sau
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TIẾT 3:
TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG:
LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Phát triển năng lực:
- Ôn lại cách dùng dấu phẩy.
- Học sinh luyện viết được đoạn văn kể về tranh ( ảnh) về vật nuôi em yêu
thích.
2. Phát triển phẩm chất:

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
HS: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:
- Ổn định tổ chức - Hát
- Giới thiệu nội dung ôn luyện.
2. Hoạt động:
Bài 1: Điền dấu phẩy vào chổ thích hợp.
a. Bố em nuôi chim chích bông chim vẹt. - Hs đọc yêu cầu.
b. Chúng em học Toán Tiếng Việt Mĩ - Hs viết bài vào vở.
thuật. a. Bố em nuôi chim chích
c. Vân Mai Hoa là bạn thân. bông, chim vẹt.
b. Chúng em học Toán, Tiếng
Việt ,Mĩ thuật.
c. Vân, Mai ,Hoa là bạn thân.

- Hs lên bảng làm, lớp nhận xét.

Bài 2: Viết đoạn văn kể về tranh ( ảnh) về vật


nuôi em yêu thích.
Gợi ý: - Hs đọc yêu cầu.
- Đó là tranh ảnh con vật gì? - Hs đọc gợi ý.
- Trong tranh con vật đang làm gì? - Hs viết bài vào vở.
- Em thấy con vật thế nào?
- Đặt tên chop bức tranh đó? - 1 hs trình bày bài trên bảng
- Hs lắng nghe và sửa sai cho bạn.
- Cho hs viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm, sửa bài.
- Gọ hs đọc bài của mình. - Hs lắng nghe.
- Giáo viên chữ 1 bài của học sinh cho cả lớp
theo dõi.
3. Tổng kết giao việc:
- Nhận xét tiết học.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TIẾT 4:
HĐTN:
BÀI 20: NGÀY ĐÁNG NHỚ CỦA GIA ĐÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Kể được một số ngày đáng nhớ của gia đình (sinh nhật người thân, ngày kỉ
niệm, Tết, giỗ,…).
Cùng người thân lập và thực hiện kế hoạch kỉ niệm sinh nhật các thành viên
trong gia đình.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
HS nhớ được những dịp đặc biệt trong gia đình và những hoạt động trong
những ngày đó.
Giúp HS đưa ra các công việc và lên kế hoạch thực hiện chúc mừng sinh nhật
người thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một số tờ phiếu ghi từng tháng từ tháng
1 đến tháng 12.
HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho
HS và từng bước làm quen bài học. - HS quan sát, thực hiện theo HD.
Cách tiến hành:
- GV mời một bạn lên làm quản trò. Bạn
quản trò bốc ngẫu nhiên một tấm thẻ lên
và hô to tên tháng, hỏi: “Tháng 5 của
ai?”. Các bạn phía dưới giơ tay nếu tháng
đó là tháng sinh nhật mình, nói: Tháng 5
của tôi!”.
- GV khen ngợi HS biết được tháng sinh
nhật mình, đồng thời đề nghị HS nghĩ
xem, tháng nào có sinh nhật hoặc ngày kỉ
niệm của người thân trong gia đình. - 2-3 trả lời.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
* Thảo luận nhóm về những ngày đáng
nhớ của gia đình. - Đại diện nhóm trả lơi.
− GV đề nghị HS cùng nhớ lại những dịp
sum họp trong gia đình vào những dịp
nào?
– Câu hỏi thảo luận theo nhóm:
+ Các bạn thường làm gì những lúc gia - HS lắng nghe.
đình sum họp?
+ Các bạn cảm thấy thế nào vào những
lúc gia đình sum họp?
Kết luận: Những ngày sum họp, gia đình
thường rất vui vẻ và là dịp để các thành
viên quan tâm thăm hỏi lẫn nhau.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - HS thực hiện theo HD.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Thực hành: Lên kế hoạch tổ chức sinh
nhật cho một người thân trong gia
đình. - HS làm việc theo nhóm.
− GV phân các bạn theo cặp đôi hoặc
nhóm ba bạn để thảo luận lập kế hoạch tổ
chức một buổi sinh nhật.
− GV hướng dẫn các bạn thực hiện theo
trình tự:
+ Cần tìm hiểu sở thích, mong ước của
người thân.
+ Nghĩ cách phân công mỗi người trong
gia đình một việc phù hợp. - HS thực hiện theo HD.
+ Đảm bảo bí mật để tạo bất ngờ cho
người thân.
– Hướng dẫn HS lập kế hoạch tổ chức - HS lắng nghe.
sinh nhật gồm các hoạt động:
+ Trang trí nhà cửa.
+ Chuẩn bị quà tặng phù hợp với sở - HS thực hiện
thích.
+ Chuẩn bị tiệc sinh nhật.
Kết luận: Mỗi học sinh lên được một kế
hoạch tổ chức sinh nhật cho một người
thân trong gia đình.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy cùng bố mẹ dùng lịch
bàn để đánh dấu những ngày đáng nhớ
của gia đình. .
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2023

TIẾT 1:
TOÁN
TIẾT 99: PHÉP CHIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
HS nhận biết khái niệm ban đầu về phép chia, đọc, viết phép chia.
HS biết từ một phép nhân viết được 2 phép tính chia tương ứng,từ đó tính được
một số phép chia đơn giản dựa vào phép nhân tương ứng. Vận dụng giải một số bài
tập về phép nhân, chia với số đo đại lượng, giải bài toán thực tế liên quan đến phép
nhân, phép chia.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Phát triển năng lực tính toán,giải các bài toán thực tế có lời văn.
HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng
thú học tập cho HS và kết nối với bài
học mới
Cách tiến hành:
- Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ
chức chơi trò chơi Bắn tên
- Nội dung chơi: học sinh thi đọc
thuộc một số phép tính và kết quả của - HS nêu các phép tính của bảng nhân 2, 5
bảng nhân 2, 5.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học
sinh.
2. Khám phá:
Mục tiêu: HS nhận biết khái niệm ban
đầu về phép chia, đọc, viết phép chia.
HS biết từ một phép nhân viết được 2
phép tính chia tương ứng,từ đó tính
được một số phép chia đơn giản dựa
vào phép nhân tương ứng.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.15:
a) Giới thiệu phép chia 3.
- Y/c Hs đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - 2 -3 HS đọc.
- Giúp Hs hình thành thao tác thực tế - 1-2 HS trả lời.
chia 6 quả cam vào 3 đĩa để tìm mỗi - HS lắng nghe. Tham gia hoạt động
đĩa có bao nhiêu quả cam.
- Hs trình bày cách chia. -Chia đều 6 quả cam thành 3 phần ta có
- Viết phép chia: 6:3 = 2 phép chia tìm được mỗi phần có 2 quả cam
- Y/c Hs đọc phép chia.
- Giới thiệu dấu chia, cách viết
b) Giới thiệu phép chia 2. - 2 -3 HS đọc.
- Y/c Hs đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Giúp Hs hình thành thao tác thực tế
chia 6 quả cam vào các đĩa, mỗi đĩa 2 -2 x 3 = 6 ( quả)
quả cam để tìm số đĩa
- Hs trình bày cách chia. - 6 : 3 = 2 ( quả)
- Viết phép chia: 6:2 = 3 - 6 : 2 = 3 ( đĩa)

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- Y/c Hs đọc phép chia.
- Giới thiệu dấu chia, cách viết
c) Nêu nhận xét quan hệ giữa phép
nhân và phép chia - 2 -3 HS đọc.
- Mỗi đĩa có 2 quả cam, có 3 đĩa như - 2 -3 HS đọc.
vậy có bao nhiêu quả? - HS lắng nghe. Nối vào sgk
- Có 6 quả cam chia thành 3 đĩa bằng
nhau, mỗi đĩa có bao nhiêu quả? - Hs nx
- Có 6 quả cam, mỗi đĩa 2 quả cam thì
được mấy đĩa?
- Từ một phép nhân ta có thể lập được
2 phép chia tương ứng
2x3=6 6:2=3 6:3=2
3. Hoạt động:
Mục tiêu: Vận dụng giải một số bài
tập về phép nhân, chia với số đo đại
lượng, giải bài toán thực tế liên quan
đến phép nhân, phép chia.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài. - 2 -3 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn học sinh nối phép tính - HS làm bài
thích hợp.
- Cùng học sinh nhận xét. - Hs nx
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên
dương học sinh. - HS nêu và thực hiện yêu cầu.
Củng cố:
- Từ bài toán thứ nhất đẫn ra phép nhân
5 X 3 = 15 (nối mẫu);
-Từ bài toán thứ hai (chia theo nhóm)
dẫn ra phép chia 1 5 : 5 = 3;
-Từ bài toán thứ ba (chia theo thành
phần) dẫn ra phép chia 15 : 3 = 5.
Bài 2: Viết mỗi phép nhân viết 2
phép chia.
- Gọi HS đọc YC bài. - HS lên bảng viết đáp án
- Bài yêu cầu làm gì? b. 2 x 7 = 14
- gọi hs đọc mẫu 14 : 7 = 2
- Y/c hs làm SGK. 2 Hs làm bảng phụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn 14 : 2 = 7
- Nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân c. 5 x 8 = 40
và phép chia. 40 : 5 = 8
- Đánh giá, nhận xét bài HS. 40 : 8 = 5
3. Vận dụng trải nghiệm: d. 5 x 3 = 15
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- Hôm nay em học bài gì? 15 : 3 = 5
- Nêu lại mối quan hệ giữa phép nhân 15 : 5 = 3
và phép chia.
- Nhận xét giờ học.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................
TIẾT 3:
TIẾNG VIỆT
BÀI VIẾT 2: LẬP THỜI GIAN BIỂU BUỔI TỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Năng lực ngôn ngữ:
Biết đọc văn bản Thời gian biểu với giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch: Đọc
đúng các số chỉ giờ. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, các dòng. Hiểu
từ “thời gian biểu” (TGB). Hiểu tác dụng của TGB giúp con người làm việc có kế
hoạch).
Biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB buổi tối).
2. Năng lực văn học:
Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Biết lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân,
3. Phẩm chất
Có ý thức tổ chức cuộc sống khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, máy chiếu. Giáo án
HS: SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen bài học.
Cách thức tiến hành:
- GV giới thiệu bài học: Mỗi ngày, các em có - HS lắng nghe, tiếp thu.
nhiều việc phải làm ở nhà và ở trường. Nếu
không biết sắp xếp công việc thì có thể suốt
ngày bận rộn mà kết quả vẫn không tốt. Nếu biết
sắp xếp các việc theo TGB hợp lí, các em có thể
làm được nhiều việc mà vẫn thong thả, có thì
giờ vui chơi. Bài học hôm nay giúp các em hiểu
thế nào là một TGB. Sau đó, dựa theo mẫu, các
em biết lập TGB cho hoạt động của bản thân.
2. Khám phá:
HĐ1: Đọc và tìm hiểu
Mục tiêu: HS đọc từng dòng trong TGB của
bạn Nguyễn Thu Huệ và trả lời các câu hỏi liên
quan đến TGB của bạn Huệ.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Thời gian biểu, giọng chậm - HS lắng nghe, đọc thầm theo.
rãi, rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi rõ sau mỗi cụm
từ. Ví dụ: - HS đọc bài.
+ 6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / tập thể dục, / - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
vệ sinh cá nhân // - HS thảo luận theo nhó, trả lời câu
+ 6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra sách vở, ăn hỏi.
sáng // - HS trình bày:
- GV tổ chức cho HS đọc trước lớp: HS tiếp nối a. Những việc Thu Huệ làm hằng
nhau đọc từng dòng (l lượt). Ví dụ: ngày:
+ HS 1: Sáng//6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / + Buổi sáng, Huệ dậy lúc 6 giờ. Sau
tập thể dục, /vệ sinh cá nhân // đó, Huệ tập thể dục và vệ sinh cá
+ HS 2: 6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra nhân 30 phút, đến 6 giờ 30. Từ 6 giờ
sách vở, / ăn sáng // 30 đến 7 giờ, Huệ sắp xếp sách vở,
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 3 câu ăn sáng. 7 giờ Huệ đi học. 17 giờ
hỏi: chiều Huệ đã về nhà.
+ HS1 (Câu a): Hãy kể những việc Thu Huệ làm + Buổi chiều....
hằng ngày? + Buổi tối....
+ HS2 (Câu b): Thu Huệ lập thời gian biểu để b. Thu Huệ lập TGB để nhớ việc và
làm gì? làm các việc đó một cách thong thả,
+ HS3 (Câu c): Thời gian biểu của Thu Huệ tuần tự, hợp lí, đúng lúc.
ngày cuối tuần có gì khác ngày thường? c. TGB ngày nghỉ của Thu Huệ: Thứ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, hỏi – 7, CN là ngày nghỉ, Huệ không đến
đáp và trả lời các câu hỏi trong SHS trang 18. trường. Thứ 7, Huệ đi học vẽ. CN,
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo Huệ đến thăm ông bà.
luận.
- HS lắng nghe, thực hiện.
HĐ2: Lập TGB buổi tối của em
Mục tiêu: HS dựa theo thời gian biểu của bạn
Thu Huệ, lập thời gian biểu buổi tối của em.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Dựa theo mẫu TGB của Thu - HS nhận phiếu.
Huệ, các em hãy lập TGB buổi tối của mình.
GV nhắc HS chú ý lập TGB của mình đúng như - HS làm bài theo gợi ý.
trong thực tế. 18 giờ 30 – 19 giờ: Ăn tối
- GV hướng dẫn HS đọc thầm lại TGB buổi tối 19 giời – 20 giờ: Chơi với em bé
của Thu Huệ, làm bài vào Vở bài tập. GV phát 20 giờ - 21 giờ: Chuẩn bị bài, chuẩn
phiếu khổ to cho 1 HS. bị sách vở ngày mai
- GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu dán bài lên 21 giờ - 21 giờ 30 : Đánh răng, vệ
bảng lớp để các bạn nhận xét. GV gợi ý cho HS: sinh cá nhân
- Cả lớp và GV nhận xét: TGB được lập có khoa 21 giờ 30: Đi ngủ
học, hợp lí không? - HS nhận xét, hỏi thêm bạn.
3. Vận dụng – Trải nghiệm
- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương - HS thực hiện
những HS học tốt.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................
TIẾT 4:
TIẾNG VIỆT
GÓC SÁNG TẠO: VIẾT VỀ VẬT NUÔI
TỰ ĐÁNH GIÁ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Phát triển năng lực ngôn ngữ;
Tạo lập được sản phẩm đa phương thức (kênh chữ kết hợp với hình) có tính
sáng tạo: Viết đoạn văn (4-5 câu) hoặc 4-5 dòng thơ về vật nuôi yêu thích.
Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Trang trí đoạn văn/thơ bằng
ảnh con vật hoặc tranh tự vẽ, cắt dán.
Biết đánh dấu tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau 2 chủ
điểm Bạn trong nhà, Gắn bó với con người (Bài 19, Bài 20).
2. Năng lực
Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Biết giới thiệu tự tin sản phâm của mình với các bạn.
3. Phẩm chất
Có ý thức bảo vệ các vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Máy tính, máy chiếu. Giáo án
HS: SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen bài học.
Cách thức tiến hành:
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết Góc sáng tạo - HS lắng nghe, tiếp thu.
hôm nay, các em sẽ làm bài tập: Viết đoạn văn,
hoặc viết mấy dòng thơ về một vật nuôi các em
yêu thích, kết hợp trang trí bài làm bằng hình
ảnh con vật do các em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.
Sau đó, các em sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm
của mình, bình chọn những sản phẩm ấn tượng
xứng đáng gắn lên bức tường của lớp suốt tuần.
Hi vọng tiết học này sẽ bổ ích với các em, mang
lại cho các em nhiều niềm vui.
2. Khám phá:
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học
Mục tiêu: HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu bài tập;
quan sát 2 đoạn viết trong SHS; chuẩn bị dụng cụ
học tập; dán đoạn văn, đoạn thơ đã làm vào vở
Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An
Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
bài tập.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 3 BT: - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
+ HS 1 đọc BT 1,2:
Câu 1: Viết 4-5 câu (Hoặc 4-5 dòng thơ) về một
vật nuôi mà em yêu thích.
Câu 2: Trưng bày và bình chọn sản phẩm có nội
dung hay, hình ảnh đẹp.
+ HS 2 đọc BT 3 và 2 sản phẩm mẫu. - HS quan sát 2 đoạn viết, lắng
Câu 3: Các bạn có sản phẩm được chọn giới nghe.
thiệu trước lớp sản phẩm của mình

- GV khuyến khích HS viết nhiều hơn 5 câu văn - HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
(dòng thơ),
- GV mời cả lớp quan sát 2 đoạn viết của 2 HS - HS làm thơ, viết đoạn văn, gắn
(trong SHS): sản phẩm vào VBT.
+ 1 bạn cắt dán 1 con thỏ bằng lá cây khô, viết về
con thỏ mình yêu thích. GV giới thiệu mẫu đầy
đủ của một đoạn viết: Trong thế giới động vật,
em thích nhất là con thỏ. Con thỏ rất đáng yêu.
Bộ lông của nó mềm và mượt. Tai nó dài. Nó rất
ngoan và thích ăn cà rốt. Đôi mắt nó đẹp, sáng
long lanh. Thỏ rất thân thiện với mọi người. Em - HS lắng nghe, tiếp thu.
yêu nó lắm.
+ 1 bạn vẽ con mèo và viết mấy dòng thơ về con - HS gắn ảnh vảo đoạn thơ, đoạn
mèo yêu quý của mình. văn.
- GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn
bị: giấy bút, kéo, hồ dán, ảnh vật nuôi,... - HS lắng nghe, tự soát lại bài của
- GV phát thêm cho mỗi HS 1 tờ giấy A4, 1 mẩu mình.
giấy (hình chữ nhật hoặc ô van cỡ 7 X 8 cm) có
dòng ô li. - GV hướng dẫn HS: Làm thơ hoặc
viết đoạn văn vào mẩu giấy, dán vào tờ A4, rồi
vẽ tranh vật nuôi, tô màu. Cuối tiết, HS sẽ gắn
sản phẩm vào VBT để lưu giữ.
HĐ2: Làm bài
Mục tiêu: HS gắn ảnh, tranh vẽ về vật nuôi bên
cạnh đoạn viết.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS: HS viết đoạn văn hoặc

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
những dòng thơ, gắn ảnh hoặc vè tranh vật nuôi
bên cạnh đoạn viết.
- GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS:
chỉ cho các em vị trí thích hợp đế gắn ảnh, vẽ
tranh, trang trí, tô màu. Nhắc HS chú ý đặt dấu
chấm kết thúc câu.
- GV sửa bài cho một số HS lỗi chính tả, từ, câu),
nhận xét về trình bày, trang trí để các em có thể
viết lại hoặc viết vào mẩu giấy khác rồi đính lại.
HĐ3: Trưng bày và bình chọn sản phẩm ấn
tượng
Mục tiêu: HS trong nhóm chọn một số sản phẩm
ấn tượng để giới thiệu trước lớp; đọc và giới
thiệu sản phẩm của mình; mang sản phẩm về nhà
giới thiệu với người thân.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trong nhóm xem các sản phẩm; - HS bình chọn các sản phẩm ấn
chọn một số sản phẩm ấn tượng để giới thiệu tượng.
trước lớp, thi cùng các nhóm khác. - HS đọc và giới thiệu sản phẩm
- GV cùng HS đính lên bảng lớp 9-10 sản phẩm của mình.
đã qua vòng sơ khảo. Mời HS lần lượt đọc và
giới thiệu sản phẩm của mình.
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài tập
sáng tạo, được giơ tay bình chọn nhiều nhất.
- GV nhắc HS có thể mang sản phẩm về nhà - HS giới thiệu sản phẩm cho người
khoe với người thân trước khi treo ở vị trí trang thân khi về nhà.
trọng trong lớp học suốt tuần.
HĐ4: HS tự đọc bảng tổng kết và tự đánh giá
- GV hướng dẫn HS: Đánh dấu v vào ô thích hợp
ở bảng tổng kết và tự đánh giá trong vở bài tập,
xác nhận nhũng việc mình đã biết (cột trái) và
những gì đà làm được (cột phải).

- GV yêu cầu HS đánh giá. - HS lắng nghe, thực hiện.


- GV mời 1 số HS đứng dậy đọc bài tự nhận xét,
đánh giá của mình. - HS làm bài tự nhận xét, đánh giá.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
3. Vận dụng trải nghiệm: - HS trình bày.
- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương
những HS học tốt.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................
Thứ bảy ngày 4 tháng 2 năm 2023

TIẾT 1:
TIẾNG VIỆT
ĐÃ SOẠN Ở TIẾT 4 SÁNG THỨ 6
TIẾT 3:
TOÁN
TIẾT 100: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển kiến thức:
Củng cố ý nghĩa phép chia, tính phép chia từ phép nhân tương ứng, thực hiện
phép nhân, phép chia với số đo đại lượng, vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời
văn) liên quan đến phép chia.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2. Luyện tập:
Mục tiêu:
Thông qua hệ thống bài tập vận dụng, thực - HS đọc.
hành và bổ sung, phát triển, giúp HS củng - HS trả lời.
cố kiến thức về phép chia
Cách thức tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài. - HS thực hiện lần lượt các YC vào vở
- Bài yêu cầu làm gì? vào trao đổi với bạn bên cạnh cách
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: làm của mình.
a) YCHS tính nhẩm dựa vào bảng nhân 2,
nhân 5 viết các tích còn thiếu trong bảng
b) YCHS dựa vào bảng nhân ở câu a để thực
hiện các phép tính chia, rồi viết kết quả vào
ô có dấu trong bảng.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023

Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức HS làm bài vào vở - HS đọc.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - HS trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS làm vở, chia sẻ bài làm với bạn
- HS giơ tay trình bày đáp án:
a. 2 cm x 5 = 10 cm
10 cm : 5 = 2 cm
b. 2 kg x 3 = 6 kg
Bài 3: 6 kg : 3 = 2 kg
- Gọi HS đọc YC bài. c. 2 l x 4 = 8 l
- Bài yêu cầu làm gì? 8l:4=2l
- YCHS thao tác với từng cách chia ở từng - HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài
câu tập
- Tổ cức HS hoạt động nhóm thực hiện - HS chú ý quan sát, giơ tay đọc đề.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - HS chú ý lắng nghe để biết cách lập.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS dưới sự hướng dẫn của GV, thảo
luận nhóm đôi và tìm ra đáp án.
- HS giơ tay trình bày đáp án:
Bài 4: a. 20 : 5 = 4
- Gọi HS đọc YC bài. b. 20 : 4 = 5
- Bài yêu cầu làm gì? c. 20 : 2 = 10
- Tổ chức HS làm bài vào vở - HS đọc.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - HS trả lời.
- GV nhận xét, khen ngợi HS. HS hoạt động nhóm thống nhất cách
làm và làm vào phiếu nhóm

3. Vận dụng trải nghiệm: - HS đọc.


- Nhận xét giờ học. - HS trả lời.
- HS làm vở, chia sẻ bài làm với bạn
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................
TIẾT 4:
SINH HOẠT LỚP
SƠ KẾT TUẦN
NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA GIA ĐÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Sơ kết tuần:

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS
những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- HS biết cách chọn và tổ chức một ngày đáng nhớ, tạo cảm xúc vui vẻ cho tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tivi chiếu bài.
- HS: SGK; giấy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần.
a. Sơ kết tuần 20:
- Từng tổ báo cáo. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt báo cáo tình hình tổ, lớp.
động của tổ, lớp trong tuần 20.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong
tuần.
* Ưu điểm:
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
* Tồn tại
……………………………………………
……………………………………………
…………………………………………....
b. Phương hướng tuần 21: - HS nghe để thực hiện kế hoạch
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. tuần 21.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà
trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ
sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức
nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần
trước. - HS chia sẻ theo cặp.
− GV gợi ý HS chia sẻ theo cặp đôi về
những hoạt động chính của gia đình trong
một ngày đáng nhớ: Mỗi thành viên trong
gia đình thường làm gì trong những dịp đó? - Chia sẻ trước lớp.
− Phát hiện những ngày đáng nhớ giống
nhau và khác nhau của các bạn trong nhóm,
trong lớp. - HS lắng nghe.
Kết luận: Gia đình nào cũng có những ngày

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023
đáng nhớ để gặp nhau, cảm thấy hạnh phúc
khi sum họp. - HS chia sẻ trong nhóm.
b. Hoạt động nhóm: - HS chia sẻ trước lớp.
GV chia HS thành từng nhóm. Mỗi tổ nghĩ
một ngày lễ chung cho lớp. Trình bày các lí
do về việc lựa chọn ngày đó của nhóm
mình. - HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm
Mục đích:HS biết cách chọn và tổ chức một
ngày đáng nhớ tạo cảm xúc vui vẻ cho tập
thể. Đây là hoạt động tham khảo, GV có thể - HS thực hiện.
gợi ý cho HS suy nghĩ, thực hiện nếu có thời
gian.
Cách tiến hành:
- GV chia HS thành từng tổ. Mỗi tổ nghĩ
một ngày lễ chung cho lớp. Trình bày các lí
do về việc lựa chọn ngày đó của tổ mình.
GV tổ chức cho HS tự đánh giá sau chủ
đề: GV hướng dẫn HS vẽ cây trải nghiệm - Mỗi tổ lên kế hoạch tổ chức một
vào vở và dán các bông hoa vào cây trải ngày lễ cho lớp.
nghiệm qua các nội dung sau: Ví dụ:
+ Làm một việc để bày tỏ tình cảm, lòng – Ngày đầu tiên của mùa đồng với lễ
biết ơn tới người thân hội" Trà gừng chống rét".
+ Cùng bố mẹ thực hiện các hoạt động đón – Ngày của các bạn trai lớp mình.
Tết.
+ Nhớ và tham gia tổ chức một ngày lễ
trong gia đình. - HS dựa vào hướng dẫn của GV để
hoàn thiện cây trải nghiệm.

Kết luận:
− Nhóm nào có phần trình bày thuyết phục
nhất thì ngày của nhóm đó được chọn.
− Thảo luận: Trong ngày đó, lớp mình nên
làm gì?
3. Cam kết hành động.
Em hãy lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho
một người thân trong gia đình.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An


Tuần 20 Lớp 2B Năm học 2022 - 2023

Giáo viên:Nguyễn Thị Hà An

You might also like