Chương Trình Môn Học Hóa Hữu Cơ

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

HÓA HỮU CƠ
Mã số của môn học: MH 12
Thời gian của môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 28 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:


 Vị trí của môn học: Môn học được bố trí trước khi sinh viên chuyển sang học các
môn chuyên môn nghề như: công nghệ chế biến, thiết bị chế biến dầu khí
 Tính chất của môn học: Hóa hữu cơ là môn học kỹ thuật cơ sở của chương trình
đào tạo cao đẳng nghề liên quan đến công nghệ và thiết bị dầu khí. Môn học này trang
bị những kiến thức cơ bản về đặc tính và tính chất của các hợp chất hữu cơ
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
 Thu thập được những kiến thức cơ bản về các hợp chất hữu cơ, làm cơ sở cho các
môn học chuyên ngành kỹ thuật.
 Gọi tên và trình bày được các hợp chất hữu cơ.
 Viết được các phản ứng hóa học xảy ra.
 Có tính nghiêm túc, cẩn thận, kỷ luật cao trong học tập và thực hành trong phòng
thí nghiệm.
 Nhận thấy được tầm quan trọng của môn học trong nghề Vận hành thiết bị chế
biến dầu khí.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:


1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian
Số Thực Kiểm tra*
Tên chương mục Lý
TT Tổng số hành, (LT hoặc
thuyết
Bài tập TH)
Giới thiệu chung về hợp chất hữu
I 15 7 7 1
cơ và dầu mỏ
II Các hợp chất hydrocacbon no 19 9 9 1
Ankan 10 5 5 0
Xycloankan 8 4 4 0
Kiểm tra 1 0 0 1
Các hợp chất hydrocacbon không
III 8 4 4 0
no
Anken, an kin và ankadien 4 2 2 0
Xycloanken và xycloankin 4 2 2 0
IV Các hợp chất hydrocacbon thơm 18 8 8 2
Hợp chất HC thơm có một vòng
benzen 12 6 6 0
Hợp chất HC thơm có nhiều vòng
benzen 3 1,5 1,5 0
Hợp chất HC thơm không có vòng
benzen 1 0,5 0,5 0
Kiểm tra 2 0 0 2
Tổng cộng 60 28 28 4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành
được tính vào giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:


Chương 1: Giới thiệu chung về hợp chất hữu cơ.
Mục tiêu:
 Trình bày được các khái niệm cơ bản về hợp chất hữu cơ, cấu trúc phân tử và các
phản ứng hoá học.
 Có tính nghiêm túc, cẩn thận, kỷ luật cao trong học tập.

Nội dung:
1. Định nghĩa – Phân loại Thời gian : 04 giờ
2. Cấu trúc phân tử các hợp chất hữu cơ Thời gian : 04 giờ
3. Liên kết cộng hóa trị Thời gian : 02 giờ
4. Phản ứng hữu cơ Thời gian : 02 giờ
5. Dầu mỏ Thời gian: 02 giờ
6. Kiểm tra Thời gian : 01 giờ
Chương 2: Các hợp chất hydrocacbon no
Mục tiêu:
 Trình bày được cấu tạo các hợp chất hydrocacbon no, các đặc tính và tính chất của
chúng.
 Có tính nghiêm túc, cẩn thận, kỷ luật cao trong học tập và thực hành trong phòng
thí nghiệm.

Nội dung:
1. Ankan Thời gian : 10 giờ
1.1. Định nghĩa
1.2. Danh pháp
1.3. Các tính chất của ankan
1.4. Điều chế
1.5. Ứng dụng
2. Xycloankan Thời gian : 08 giờ
2.1. Danh pháp
2.2. Tính chất vật lý
2.3. Tính chất hoá học
2.4. Các phương pháp điều chế
3. Kiểm tra Thời gian : 01 giờ
Chương 3: Các hợp chất hydrocacbon không no
Mục tiêu:
 Trình bày được cấu tạo các hợp chất hydrocacbon không no, các đặc tính và tính
chất của chúng.
 Có tính nghiêm túc, cẩn thận, kỷ luật cao trong học tập và thực hành trong phòng
thí nghiệm.

Nội dung:
1. Anken, ankin và ankadien Thời gian : 04 giờ
1.1. Định nghĩa và danh pháp
1.2. Tính chất vật lý và hoá học
1.3. Các phương pháp điều chế
1.4. Ứng dụng của anken
2. Xycloanken và xycloankin Thời gian : 04giờ
2.1. Danh pháp
2.2. Tính chất vật lý và hóa học
2.3. Điều chế
2.4. Một số ứng dụng của xycloanken và xycloankin
Chương 4: Các hợp chất hydrocacbon thơm
Mục tiêu:
 Trình bày được cấu tạo các hợp chất hydrocacbon thơm, các đặc tính và tính chất
của chúng.
 Có tính nghiêm túc, cẩn thận, kỷ luật cao trong học tập và thực hành trong phòng
thí nghiệm.

Nội dung:
1. Hợp chất HC thơm có một vòng benzen Thời gian : 12 giờ
1.1. Khái niệm về tính thơm và chất thơm
1.2. Danh pháp
1.3. Tính chất hóa học
1.4. Các phương pháp điều chế
2. Hợp chất HC thơm có nhiều vòng benzen Thời gian : 03 giờ
2.1. Danh pháp
2.2. Tính chất hoá học
3. Hợp chất HC thơm không có vòng benzen Thời gian : 01 giờ
4. Kiểm tra Thời gian : 02 giờ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
 Giáo án, giáo trình, sách bài tập, máy chiếu, máy vi tính.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


 Kiến thức: + Liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ.

 Các phản ứng hóa học.


 Các hợp chất hữu cơ cơ bản: ankan, xycloankan, benzen và HC thơm.
 Kỹ năng:

 Nắm vững lý thuyết hóa học hữu cơ.


 Viết được các phản ứng hữu cơ.
 Phân biệt các hợp chất hữu cơ.
 Công cụ đánh giá: theo quy định hiện hành.
 Phương pháp đánh giá: theo quy định hiện hành.

VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH :


1. Phạm vi áp dụng chương trình :
 Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên nghề Vận hành
thiết bị chế biến Dầu khí và làm tài liệu tham khảo cho các nghề thuộc các ngành nghề
kỹ thuật.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học :
 Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý :
 Cấu trúc và liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ.
 Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ.
 Các hợp chất hữu cơ cơ bản: ankan, anken, ankin, hydrocacbon thơm.
4. Tài liệu cần tham khảo:
 Giáo trình Hoá Hữu Cơ, tác giả Trần Văn Thạnh - Đại học Bách Khoa TP. HCM.
 Giáo trình Hoá Hữu Cơ, tác giả Tống Thanh Hương - Đại học Mỏ Địa Chất Hà
Nội.
 Bài tập Hoá Hữu Cơ, tác giả Ngô Thị Thuận – NXB Giáo dục.

You might also like