Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Một số dẫn chứng nghị luận xã hội

 Hygge --> cái này là một phong cách sống


Hygge không có từ đồng nghĩa nào trong tiếng Anh hoặc bất cứ
ngôn ngữ nào nhưng có thể hiểu nôm nà là “hạnh phúc từ những
điều nhỏ bé”. Với Hygge thì hạnh phúc không ở đâu xa vời, nó có
thể là một bữa ăn ấm cúng, một phút đi dạo để kết nối cùng tự
nhiên, những khoảnh khắc thư giãn trong cuộc sống hàng ngày.
Hygge là cách tận hưởng những điều đơn giản trong cuộc sống,
chứ không theo đuổi những niềm vui thoáng chốc. Không chỉ ở
việc bạn sống, mà còn phải biết và tận hưởng được hiện tại.
 “MƯỢN SÁCH CỌC NIỀM TIN”
Hà Nội tranh nhau từng mét đất để gửi xe, nhưng có những người
cho đi mà không suy nghĩ gì, thư viện “ Defree Book” là một nơi
như vậy. Ở thư viện đặc biệt này, ta có thể mượn sách mà chẳng
cần phải đặt cọc bất cứ một thứ gì.Trong không gian rộng khoảng
30m2, thư viện DeFree Book có rất nhiều đầu sách khác nhau, đa
dạng ở các lĩnh vực như lịch sử, kinh tế, văn hóa, ngoại giao,
chính trị, chuyên ngành... Thư viện mở cửa từ 9h sáng đến 21 giờ
hàng ngày, những người ghé đọc chủ yếu là sinh viên các trường
đại học. Với việc không mất phí, không đặt cọc và không giới hạn
thời gian nên thư viện hoạt động trên nguyên tắc tự giác, tất cả
đều dựa vào niềm tin giữa những người yêu thích đọc sách. Có
thể nói DeFree Book là nơi mà những sự tốt đẹp tìm đến với nhau,
cùng nhau thực hiện một sứ mệnh cao cả: để những cuốn sách
không nằm im trên giá. Nhưng thực chất, sứ mệnh ấy giản đơn
lắm, chỉ là xây dựng một văn hóa đọc lành mạnh, gây dựng lòng
tin giữa người với người và lan tỏa những điều tử tế nhỏ bé đến
cộng đồng mà thôi.
 NGƯỜI PHỤ NỮ NGHÈO DẠY BƠI CHO HÀNG NGHÌN TRẺ
EM
Bà Sáu Thia được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 20 phụ
nữ truyền cảm hứng 2021. Bà Sáu Thia là người phụ nữ từng bán
vé số kiếm sống nhưng đã dạy bơi miễn phí cho khoảng 3.800 trẻ
em ở Đồng Tháp kể từ năm 1992 đến nay. Khi được hỏi vì sao
không dành thời gian để phát triển kinh tế gia đình mà lại dồn hết
cho việc dạy bơi không công và làm công tác xã hội? Bà Sáu Thia
cười và nói: “Tôi không sợ nghèo, không sợ đói mà chỉ sợ trẻ em
không biết bơi sẽ nguy hiểm. Tôi còn mạnh giỏi, còn dạy các cháu
được thì cố gắng. Vật chất tôi không có, chứ tình thương của trẻ
em, cô bác xóm giềng dành cho tôi rất là nhiều, đó là giàu quá đi
chứ. Cống hiến cho xã hội được bao nhiêu thì nên bao nhiêu, làm
gì được thì tôi cứ làm”. Không chỉ có việc chăm lo cho trẻ nhỏ biết
bơi lội, bà Sáu đã chắt chiu từng đồng tiền mọn của mình cùng với
những phần tiền thưởng từ các bằng khen, huân chương để mua
gạo tặng người già neo đơn, mua bánh kẹo cho trẻ em nghèo.
Làm việc tốt giúp người, giúp đời đó là điều ai trong mỗi chúng ta
cũng đều mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ sự
nhẫn nại, bền bỉ, kiên gan vượt qua mọi rào cản, hy sinh cả hạnh
phúc bản thân để xả thân vì cộng đồng. Nghị lực vượt khó cùng
tấm lòng nhân ái bao la của bà Sáu Thia đã và đang lan tỏa thông
điệp yêu thương và truyền cảm hứng cho tất cả phụ nữ Việt Nam
dù trong bất kỳ hoàn cảnh hay lứa tuổi nào. Gần trọn đời người
gắn bó cùng sông nước, giờ đây bà Sáu lại khắc khoải chờ mong
cơn đại dịch qua nhanh để bà được trở lại với việc dạy bơi lội cho
trẻ - một công việc bình thường nhưng thật phi thường.
 CÔ GÁI BẠI NÃO TRÊN HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH NỮ LUẬT
SƯ TÀI NĂNG
Mắc chứng bệnh bại não từ nhỏ, chỉ cao 1m48 và nặng 37kg thế
nhưng Nguyễn Mai Anh (sinh năm 2001, Phú Thọ) đã mạnh mẽ
đối diện với căn bệnh của mình, vượt qua mọi khó khăn để trở
thành sinh viên trường Đại học Luật. Bởi vì căn bệnh của mình,
Mai Anh trưởng thành với những tổn thương vì những lời nói và
ánh mắt soi mói của mọi người, cô chia sẻ: “ Những năm Trung
học cơ sở, em bắt đầu cảm nhận được ánh mắt thương hại, nghi
ngờ của mọi người khi nhìn thấy em. Mọi người bảo em là què…”.
Có những lúc, cô đã muốn bỏ cuộc thế nhưng với ý chí, nghị lực
mạnh mẽ, cô lại vực dậy tinh thần, chứng minh cho mọi người
thấy không có gì là không thể, chứng minh rằng cô không muốn
khuất phục trước số phận, chứng minh rằng dù khiếm khuyết
nhưng bằng niềm tin và lòng kiên trì, những đứa trẻ bị bại não
cũng có thể thực hiện được ước mơ. Và sau những nỗ lực không
ngừng nghỉ, không chỉ là học sinh giỏi, đậu trường chuyên mà Mai
Anh còn đỗ vào ngôi trường Luật danh giá để tiếp tục thực hiện
những giấc mơ còn ấp ủ.

You might also like