Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024

Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 1


Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
… Ngày nay, sức mạnh của một dân tộc, của một đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên được đào
lên để bán mà sức mạnh phải tạo ra từ trí tuệ mỗi người.
Thầy mong rằng các em sẽ giữ vững niềm tin.
Giữa những tác động của thời cuộc, giữa những thực tại với nhiều trăn trở, lo toan; giữa những
nốt trầm đang vang xa trong tâm tưởng mỗi người, có cả những âm vang của bi quan, chán nản...Tất cả
sẽ dội vào tâm tư các em, có thể nó bào mòn niềm tin trong sáng của các em. Nhưng thử hỏi chỉ ngồi
kêu ca, ngồi làm anh hùng bàn phím thì sẽ được gì hơn; có bớt đi đói nghèo được chút nào không? Sao
không nghĩ và làm một việc tốt hơn, chí ít cũng có ích cho chính mình? Tuổi mười tám, đôi mươi mà chỉ
ngồi ủ dột, chỉ ngồi than nghèo, than khó thì chán quá chừng. Sự mục ruỗng trong tâm hồn không phải
chỉ sự xâm thực của ngoại cảnh mà chính là do bản lĩnh mỗi người. Đừng đánh mất niềm tin, mất niềm
tin là tiêu tan động lực.
Ai cũng biết còn không ít điều bất cập. Điều đáng nói là từ bất cập rồi nhìn mọi cái trở thành ảm
đạm; từ cái góc nhìn bé nhỏ của mình chưa nghĩ thêm được gì mà chỉ ngồi phê phán, chưa tìm thêm một
giải pháp tốt hơn mà ngồi sầu não. Ngồi mà phán thì dễ lắm, sao không nghĩ cách làm? Rồi không chỉ
có vậy, đem cái u uất, bi quan đó đi gieo vào trong lòng người khác, khiến họ thêm vơi bớt niềm tin.
Thầy mong rằng, mỗi em, trước hết tạo cho chính mình niềm tin chân chính.
Để làm cho nụ cười chớm nở trên môi trẻ thơ, trên môi chúng ta không thể là nụ cười gượng gạo.
Để giữ cho sự trong vắt, thánh thiện trong tâm hồn và ánh mắt trẻ thơ, trong lòng chúng ta không thể
chứa chất những điều sầu muộn, u uất và đầy tràn bão tố. Đừng để những tổn thương làm rạn nứt những
tâm hồn. Đừng để cái thái cực đói nghèo níu kéo, cái ảo tưởng giàu có trong mơ che lấp và ngồi than
vãn với cuộc đời, không làm gì cả thì liệu có ích gì không?
Không thể chối bỏ thực tại, nhưng cũng đừng ngồi để chờ ba điều ước trong chuyện cổ tích, hãy
nghĩ cách làm thông minh và hành động. Thầy kỳ vọng vào các em.
Niềm tin chân chính luôn đồng hành với bản lĩnh với sự chính trực. Sự cám dỗ luôn bên cạnh ta và
ngay cả trong ta, sự ngọt ngào và du dương sẽ dễ làm lòng ta dao động, sự thô ráp của cuộc đời có thể
làm ta dễ phải rụt tay. Sự giằng xé giữa cái phải chịu mất và cái an toàn của lợi ích, không phải dễ dàng
để chiến thắng chính mình. Với những người đầy tình yêu thương, thông thái và giàu đức hi sinh như
các em, thầy tin rằng, các em sẽ đủ minh mẫn để lựa chọn và quyết định, xác đinh được cái đúng, cái
sai cái nên làm và cái không nên làm.
(Bài phát biểu khai giảng năm học 2023-2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Nguyễn Văn Minh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, niềm tin chân chính luôn đồng hành với điều gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng các câu hỏi trong văn bản trên.
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để
tạo cho mình niềm tin chân chính.
Câu 2 (5,0 điểm)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét về tinh thần bi
tráng được thể hiện trong tác phẩm.

ĐĂNG KÝ TRỌN BỘ ĐỀ VIP ÔN THI TN THPT 2024


SOẠN CHUẨN MINH HỌA BGD

- 40 đề vip biên soạn độc quyền từ Tailieuchuan.vn

- Bản word có giải chi tiết, ma trận.

- Sát đề thi thật, câu hỏi đa dạng, tính mới.

- Bảo hành tài liệu bởi đội ngũ chuyên môn khi mua chính chủ.
(Giảm 10% trong hôm nay)

Hỗ trợ qua Zalo 24/24

Ngoài ra website còn có đề thi vip minh họa TN THPT 2024 tất cả
các môn như Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa - GDCD

Chia sẻ tới đồng nghiệp nếu bạn thấy tài liệu hữu ích

✅ CẢNH BÁO: Hiện tại rất nhiều thầy cô tải đề miễn phí trên mạng do các nhóm hoặc các cá nhân share
tràn lan hoặc mua những nơi giá rẻ đã bị nhiễm vi rút và mã độc khiến mất thông tin và toàn bộ dữ liệu trên máy
tính, bộ đề tổng hợp bừa bãi sai công thức hoặc bị nhét đề cũ của năm ngoái, rất mong thầy cô cẩn thận trước
các bộ đề giống của web nhưng không được bán ra bởi TAILIEUCHUAN.VN nhằm giảm thiểu rủi ro.
MA TRẬN
Mức độ nhận thức %
Vận dụng Tổng Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cao điểm
TT Kĩ năng
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời
(%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian
(phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30
2 Viết đoạn
văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20
luận xã hội
3 Viết bài
nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50
văn học
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐĂNG KÝ TRỌN BỘ ĐỀ VIP ÔN THI TN THPT 2024


SOẠN CHUẨN MINH HỌA BGD

- 40 đề vip biên soạn độc quyền từ Tailieuchuan.vn

- Bản word có giải chi tiết, ma trận.

- Sát đề thi thật, câu hỏi đa dạng, tính mới.

- Bảo hành tài liệu bởi đội ngũ chuyên môn khi mua chính chủ.

(Giảm 10% trong hôm nay)

Hỗ trợ qua Zalo 24/24


Ngoài ra website còn có đề thi vip minh họa TN THPT 2024 tất cả
các môn như Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa - GDCD

Chia sẻ tới đồng nghiệp nếu bạn thấy tài liệu hữu ích

✅ CẢNH BÁO: Hiện tại rất nhiều thầy cô tải đề miễn phí trên mạng do các nhóm hoặc các cá nhân share
tràn lan hoặc mua những nơi giá rẻ đã bị nhiễm vi rút và mã độc khiến mất thông tin và toàn bộ dữ liệu trên máy
tính, bộ đề tổng hợp bừa bãi sai công thức hoặc bị nhét đề cũ của năm ngoái, rất mong thầy cô cẩn thận trước
các bộ đề giống của web nhưng không được bán ra bởi TAILIEUCHUAN.VN nhằm giảm thiểu rủi ro.

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh không trả lời đúng: 0 điểm
2 Theo tác giả, niềm tin chân chính luôn đồng hành với bản 0,75
lĩnh với sự chính trực.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 02 ý trong đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm
3 - Câu hỏi được sử dụng trong đoạn: Nhưng thử hỏi chỉ 1,0
ngồi kêu ca, ngồi làm anh hùng bàn phím thì sẽ được gì hơn;
có bớt đi đói nghèo được chút nào không? Sao không nghĩ và
làm một việc tốt hơn, chí ít cũng có ích cho chính mình?
Ngồi mà phán thì dễ lắm, sao không nghĩ cách làm?…
- Tác dụng
+ Làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục cho lời văn
+ Nhấn mạnh mong muốn các bạn trẻ nhận thức lại về
cách ứng xử của bản thân trước cuộc sống và thay thế những
cách làm tiêu cực bằng các hành động thông minh, tích cực
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh không trả lời được: 0 điểm
4 HS nêu được thông điệp và lí giải phù hợp 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0
bản thân về điều cần làm để tạo cho mình niềm tin chân chính.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,
quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Điều cần làm để tạo cho mình niềm tin chân chính.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để
triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ
suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Có thể
theo hướng sau:
- Niềm tin chân chính là niềm tin có trí tuệ cân nhắc, soi
sáng để từ đó hướng con người tới những điều tốt đẹp, ý nghĩa
trong cuộc sống.
- Để tạo cho bản thân niềm tin chân chính cần:
+ Yêu thương, trân trọng, thấu hiểu chính bản thân mình;
+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh, sáng suốt trước mọi việc
trong cuộc sống không vội tin theo, không vội nghi ngờ bất cứ
điều gì;
+ Nỗ lực học tập, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện
bản thân, nâng cao vốn tri thức, trải nghiệm;
+ Luôn nhìn vào những điều tốt đẹp, tích cực trong cuộc
sống để nuôi dưỡng niềm tin…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng;
dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ
và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ
xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không
tiêu biểu (0,5 điểm)
- Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí
lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị
luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp
(0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng
nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc
quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải
nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ
về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời
văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Phân tích hình tượng người lính trong đoạn 3 bài thơ 5,0
“Tây Tiến”. Từ đó, nhận xét về tinh thần bi tráng được thể
hiện trong tác phẩm.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đoạn thơ trong 0,5
bài thơ “Tây Tiến”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần 0,5
nghị luận
Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,25
điểm; giới thiệu vấn đề: 0,25 điểm
c. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác 2,5
nhau. Sau đây là một gợi ý
* Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ
- Hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt, đậm chất bi tráng
qua những nét lạ hoá về ngoại hình:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+ Lời thơ chất chứa sự nghiệt ngã của hiện thực đời sống chiến
đấu. Người lính sống với những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn
lại chịu sự hành hạ của những cơn sốt rét rừng khiến cho tóc
không mọc được và nước da thì xanh xao tiều tuỵ.
+ Quang Dũng đã phản ánh hiện thực qua cái nhìn lãng mạn
hoá làm nên chất riêng cho câu thơ của mình. Cách nói “không
mọc tóc” đưa con người lên vị thế chủ động , vượt lên hoàn
cảnh. Còn thủ pháp tương phản trong câu thơ thứ hai lại nhấn
mạnh rằng người lính tuy ốm nhưng không yếu, ở họ vẫn tràn
đầy khí thế, sức mạnh, sự oai phong, lẫm liệt. Đó chính là chất
thép của những ngời lính Tây Tiến.
Như vậy, chỉ với hai hình ảnh thơ, QD đã vừa phản ánh sâu
sắc, chân thực cuộc sống, chiến đấu của người lính vừa khắc
hoạ được vẻ đẹp hào hùng, khí thế mạnh mẽ vượt lên hoàn
cảnh của họ
- Đời sống tâm hồn của người lính Tây Tiến
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ “Mắt trừng” là hình ảnh gợi ấn tượng về đôi mắt mở to hướng
về phía trước chứa đựng sự dồn nén, căm uất tới phẫn nộ và
quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Qua ánh mắt ấy, ta cũng cảm nhận
được chí làm trai mạnh mẽ, kiêu hùng của những người lính
Tây Tiến.
+ Gắn liền với mông là mơ, gắn liền với chí là tình, tình trong
giấc mơ lãng mạn. Giấc mơ ấy hướng về Hà Nội với “dáng
kiều thơm” – bóng dáng của người thiếu nữ Hà thành trẻ trung,
duyên dáng, thanh lịch. Chính nỗi nhớ này góp phần hoàn thiện
vẻ đẹp của hình tượng khi họ không chỉ là những con người
biết sống, chiến đấu vì Tổ quốc mà còn có cả một trái tim tha
thiết yêu thương, một tâm hồn trẻ trung, hào hoa, đa tình.
Như vậy, hai câu thơ với tương phản đặc sắc giữa mộng và
mơ, giữa nghĩa chung và tinh riêng đã đem đến cho người đọc
chân dung chân thực về người lính TT.
- Lí tưởng của người lính
+Viết về đời sống của người lính, Quang Dũng không hề né
tránh hiện thực mà nhìn thẳng để viết nên những vần thơ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Câu thơ ngắt nhịp 4/3, trọng tâm rơi vào chữ “mồ” khiến âm
điệu như trầm lắng hẳn xuống trong nỗi bi thương, xót xa trước
những hi sinh, mất mát của người lính. Từ láy”rải rác” mở đầu
gói trọn bao cảm xúc bi thương trước hiện thực nghiệt ngã
nhưng ngay sau đó hai từ Hán Việt xuất hiện liên tiếp “biên
cương”, “viễn xứ” tạo không khí cổ kính, trang nghiêm biến
những nầm mồ hoang lạnh dọc đường biên giới thành mộ chí
tôn nghiêm vĩnh hằng.
+ Những hi sinh, mất mát ấy dường như bị xoá mờ trước lí
tưởng sống của người lính:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
“Đời xanh” là hình ảnh biểu tượng cho tuổi trẻ - phần đời đẹp
đẽ nhất, quý giá nhất của mỗi người. Hai chữ “chẳng tiếc” đầy
tính khẩu ngữ để thể hiện thái độ ngang tàn, bất cần và cả sự
bình thản, bản lĩnh đối diện, coi thường cái chết. Họ sẵn sàng
hi sinh để cho Tổ quốc mãi mãi xanh tươi. Lí tưởng cao đẹp
này không chỉ là của riêng người lính Tây Tiến mà còn là lí
tưởng chung của cả thời đại.
- Sự hi sinh của người lính
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
+ Lời thơ mang giá trị hiện thực sâu sắc, người lính sống đã
thiếu thốn, gian khổ đến lúc nằm xuống cũng chỉ có manh
chiếu bọc thây thậm chí chiếu cũng không có, đồng đội phải
khâm niệm các anh với chính tấm áo hàng ngày vẫn mặc.
+ Hình ảnh tấm áo được thi vị hóa thành “áo bào” đem đến cho
ngườ đọc ấn tượng về dáng vẻ của người tráng sĩ thửa trước
hiên ngang, lẫm liệt coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Cách nói giảm, nói tránh “anh về đất” đã làm giảm đi cảm
giác đau xót, bi thương. Đồng thời, chữ “về” được sử dụng tài
tình còn làm bật lên được thái độ bình thản, ngạo nghễ của
những người tráng sĩ trước cái chết. Chính sự hi sinh cao cả đó
đã khiến các anh trở nên bất tử cùng với đất mẹ.
+ Gắn với sự hi sinh của người lính, hình ảnh sông Mã một lần
nữa xuất hiện. Thủ pháp nhân hoá “sông Mã gầm lên” gợi ra
âm vang hùng tráng của sông núi, của quê hương đất nước khi
tiến đưa các anh về với đất mẹ.
* Đánh giá
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn.
+ Sử dụng hình ảnh cổ kính gợi sự trang trọng.
+ Ngôn ngữ tài hoa, sử dụng từ Hán - Việt kết hợp với từ thuần
Việt…
- Nội dung: Đoạn thơ đã khắc họa rõ nét chân dung người lính
Tây Tiến như một bức tượng đài bất tử về người lính một thời
không thể nào quên. Đồng thời qua đoạn thơ ta cảm nhận được
tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào sâu sắc mà Quang Dũng dành
cho người lính Tây Tiến.
* Nhận xét về tinh thần bi tráng được thể hiện trong tác phẩm 0,5
- Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố bi và yếu tố
tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi
sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ.
- Tinh thần bi tráng biểu hiện trong tác phẩm:
+ Lời thơ không hề né tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết,
đến những gian khổ, mất mát mà người lính phải đối diện.
+ Hình ảnh gợi lại những hiện thực đau thương như hình ảnh
những nấm mồ “rải rác biên cương mồ viễn xứ” càng nhân lên
cảm xúc bi thương đó, nhưng cách Quang Dũng dùng từ Hán
Việt trang trọng đã khiến cái bi thương lạnh lẽo mờ đi.
+ Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh
thần bi tráng và đậm đà chất sử thi. Sự hi sinh của các anh là
“về đất”, về lòng đất mẹ thân yêu. Một sự hi sinh thầm lặng,
thanh thản như một chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ. Giây phút
vĩnh biệt đồng đội vang lên tiếng gầm của dòng Sông Mã như
một “khúc độc hành” bi tráng…
- Tinh thần bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ
đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến. Tinh thần bi
tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách
nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả,
ngữ pháp
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học
trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác
phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc, độc đáo trong thơ Tố
Hữu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 2
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau
Lại gặp lại cánh chuồn ngày thơ bé
Bay đan nhau dệt mảnh nắng cuối cùng
Con chuồn ngô hay làm dáng
Chao mình soi mặt ao trong
Đốt cháy lòng một nét chờ mong
Con chuồn đỏ thân ngời như ngọn lửa
Con chuồn vằn mang những điều kỳ lạ
Với đứa trẻ nào chưa biết bơi
Ôi cánh chuồn gợi những buồn vui
Cánh chuồn nào bay vào những nỗi nhớ?
Ngọn sào thưa cánh chuồn ai ngái ngủ
Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu!
Gió heo may hôm nay về chăng
Mà chuồn chuồn bay về dăng dăng
Báo cơn bão phương nào thổi tới?

Đường sẽ vắng nếu trời bão nổi


Cánh cửa nhà sập lại trước khi mưa
Con chim tìm tránh bão sẽ về xa
Con kiến nhỏ cũng ẩn mình trong tổ
Không còn trời xanh chỉ mưa và gió
Những dòng sông không nhà cửa miên man
Và mây, mây khắp chốn lang thang
Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp
Cho cơn lốc dữ tợn về bẻ nát
Trái đất này sẽ nhận chìm trong mưa
Không tìm đâu một chỗ nương nhờ!
Mỏng manh thế chịu làm sao nổi
Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
Trời bão lên rồi mày ở đâu?
(Xuân Quỳnh, Chuồn chuồn báo bão, dẫn theo www.thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh miêu tả cuộc sống khi bão nổi.
Câu 3. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ ở cuối văn bản.
Câu 4. Nhận xét về hình tượng những con chuồn chuồn trong văn bản.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của truyền
thống trong đời sống hiện đại.
Câu 2 (5,0 điểm)
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi
sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều
rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cócây nào không bị thương.
Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa
ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành
từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có
bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây
ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng
rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thắng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm
mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây
đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mai ra, năm mười hôm thì
cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con
chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng
lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rấtnhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế
hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà
nu nối tiếp tới chân trời.
( Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008,
Tr.38)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
MA TRẬN
Mức độ nhận thức %
Vận dụng Tổng Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cao điểm
TT Kĩ năng
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời
(%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian
(phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30
2 Viết đoạn
văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20
luận xã hội
3 Viết bài
nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50
văn học
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100
Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

ĐĂNG KÝ TRỌN BỘ ĐỀ VIP ÔN THI TN THPT 2024


SOẠN CHUẨN MINH HỌA BGD

- 40 đề vip biên soạn độc quyền từ Tailieuchuan.vn

- Bản word có giải chi tiết, ma trận.

- Sát đề thi thật, câu hỏi đa dạng, tính mới.

- Bảo hành tài liệu bởi đội ngũ chuyên môn khi mua chính chủ.
(Giảm 10% trong hôm nay)

Hỗ trợ qua Zalo 24/24

Ngoài ra website còn có đề thi vip minh họa TN THPT 2024 tất cả
các môn như Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa - GDCD

Chia sẻ tới đồng nghiệp nếu bạn thấy tài liệu hữu ích

✅ CẢNH BÁO: Hiện tại rất nhiều thầy cô tải đề miễn phí trên mạng do các nhóm hoặc các cá nhân share
tràn lan hoặc mua những nơi giá rẻ đã bị nhiễm vi rút và mã độc khiến mất thông tin và toàn bộ dữ liệu trên máy
tính, bộ đề tổng hợp bừa bãi sai công thức hoặc bị nhét đề cũ của năm ngoái, rất mong thầy cô cẩn thận trước
các bộ đề giống của web nhưng không được bán ra bởi TAILIEUCHUAN.VN nhằm giảm thiểu rủi ro.
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Thể thơ: tự do 0,75
2 Những hình ảnh miêu tả cuộc sống khi bão nổi: đường vắng, cánh cửa nhà 0,75
sập lại, con chim tìm tránh bão, con kiến nhỏ ẩn mình trong tổ…
3 - Câu hỏi tu từ: Mỏng manh thế chịu làm sao nổi 1,0
Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
Trời bão lên rồi mày ở đâu?

- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi xót xa, thương cảm, lo lắng cho những cánh chuồn bé
nhỏ, mỏng manh trước cơn bão.
+ Tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương dành cho những loài vật bé nhỏ
đồng thời suy ngẫm về con người trước những bão giông cuộc đời.
+ Tạo nhịp điệu da diết, trăn trở cho lời thơ.
4 - Hình tượng những cánh chuồn trong văn bản: 0,5
+ Đa dạng, mỗi loài có một đặc điểm riêng
+ Gắn với những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm
+ Mỏng manh, thường được coi là dấu hiệu báo bão
- Nhận xét:
+ Hình ảnh những cánh chuồn được miêu tả chân thực, sinh động và hấp
dẫn trong văn bản.
+ Đây không chỉ là hình ảnh thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho
những lo âu, trăn trở, khắc khoải thường trực trong thơ Xuân Quỳnh.
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về giá trị của truyền 2,0
thống trong cuộc sống hiện đại.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân
– hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Giá trị của truyền thống trong cuộc sống hiện đại.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sức mạnh của hi vọng
trong cuộc sống. Có thể theo hướng:
- Truyền thống là những yếu tố thuộc cả lĩnh vực vật chất và tinh thần được
hình thành, gìn giữ trong chiều dài lịch sử và trở thành bản sắc riêng của
một dân tộc.
- Truyền thống có giá trị đặc biệt lớn lao trong đời sống hiện đại:
+ Là động lực thúc đẩy các thế hệ sau hành động để tiếp nối, phát triển, làm
rạng danh dân tộc.
+ Giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn, quê hương, đất nước, bồi bổ tâm
hồn, hướng tới lối sống tích cực, ý nghĩa.
+ Gắn kết các thành viên trong cộng đồng dân tộc, thúc đẩy sự phát triển
của xã hội…
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trong 5,0
“Rừng xà nu”. Từ đó, nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà
văn Nguyễn Trung Thành.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trong “Rừng
xà nu”. Từ đó, nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn
Trung Thành.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu
sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm và hình 0,5
tượng cây xà nu trong đoạn trích.
* Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn trích 2,5
– Cây xà nu, rừng xà nu đau thương trong bom đạn:
+ Năm 1965, đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, chúng mở rộng cuộc
chiến tranh và dập tắt các phong trào đấu tranh cách mạng trên mảnh đất
Tây Nguyên. Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu cùng chịu chung số phận từ
bom đạn của kẻ thù với hình ảnh Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây
nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ
ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào
ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện
thành từng cục máu lớn. Với đoạn văn miêu tả thật sống động, nhà văn đã
thổi vào cây xà nu, rừng xà nu như một sinh thể có hồn, mang dáng vẻ của
một con người, một tập thể đang chịu đựng trước sự tàn phá do bom đạn
của đế quốc. Đặc biệt, với nghệ thuật tăng cấp cả rừng xà nu không có cây
nào không bị thương chứng tỏ, bom đạn của đế quốc, chúng ra sức hủy diệt
sức sống của thiên nhiên, môi trường sống của con người với chính sách
đốt sạch, quét sạch, giết sạch. Hình ảnh nhựa ứa ra, tràn trề … và đặc
quyện thành từng cục máu lớn, một hình ảnh nhân hóa độc đáo, chứng tỏ
nhựa xà nu chính là hơi thở, mạch sống là máu thịt của con người Tây
Nguyên đang chịu đựng sự đau thương tàn khốc trước bom đạn của Đế
quốc, càng khơi dậy lòng căm thù sâu sắc của người dân Tây Nguyên đối
với quân giặc thật vô cùng.
+ Hình ảnh cây xà nu tiếp tục khắc họa với nét bút độc đáo của Nguyễn
Trung Thành, tác giả đã thổi vào cây xà nu mang dáng vẻ như con người
đang hứng chịu trước bom đạn tàn khốc của đế quốc qua hình ảnh thật xúc
động: Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác
chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết
thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Với
ngôn ngữ tạo hình độc đáo, tác giả khắc họa hình ảnh cây xà nu con đang
vươn mình tràn đầy sức sống nhưng bom đạn của kẻ thù ra sức hủy diệt,
những cây con không đủ sức đề kháng, vết thương cứ loét mãi ra rồi cây
chết, càng gợi cho người đọc thấy rõ sức sống thiên nhiên bị hủy diệt cũng
là sự hủy diệt cả hơi thở của người dân Tây Nguyên, càng cho chúng ta thấy
rõ bom đạn tội ác của đế quốc trong chiến tranh Việt Nam thật vô cùng tàn
bạo.
- Cây xà nu, rừng xà nu có sức sống mãnh liệt
+ Rừng xà nu nằm cạnh con nước lớn ngang tầm đạn đại bác của giặc, mỗi
ngày đều chịu sự tàn phá khốc liệt do bom đạn của kẻ thù, nhưng cây xà nu
vẫn vươn mình trỗi dậy, đón nhận ánh sáng của mặt trời, toát lên một sức
sống mãnh liệt, hiên ngang, bất khuất như tinh thần bất khuất của người dân
Tây Nguyên trước kẻ thù, với hình ảnh: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục,
đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao
thẳng lên bầu trời. Bằng nghệ thuật tăng cấp, kết hợp với biện pháp nhân
hóa, so sánh, tác giả cho chúng ta hình dung sức sống mạnh mẽ của cây xà
nu, khi một cây ngã gục lại nhiều cây khác trồi lên, nhú lên ngọn xanh rờn,
chứng tỏ sức sống tiềm tàng của cây xà nu thật mãnh liệt.
+ Sức sống của cây xà nu vẫn hiên ngang, ngạo nghễ thách thức trước bom
đạn kẻ thù với hình ảnh nhân hóa độc đáo, sáng tạo qua ngòi bút của Nguyễn
Trung Thành: Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum
sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết
nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể
cường tráng. Qua đoạn văn miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn, tác giả
khắc họa hình ảnh cây xà nu mang một sức sống tiềm tàng, bất diệt. Nó có
sức đề kháng rất mãnh liệt trước bom đạn tối tân của đế quốc, toát lên một
dáng vẻ mạnh mẽ cường tráng, ngạo nghễ, cho chúng ta liên tưởng tinh thần
bất khuất của người dân Xô Man dù đối diện trước bom đạn cùng hành động
tàn bạo, khủng bố, dã man của kẻ thù, nhưng không thể nào dập tắt ngọn
lửa đấu tranh của họ. Họ vẫn bất khuất kiên cường dưới ngọn cờ cách mạng.
– Cây xà nu, rừng xà nu sừng sững tiếp nối bất diệt.
+ Trước sự tàn phá của kẻ thù nhằm hủy diệt sức sống thiên nhiên và cuộc
sống con người Tây Nguyên, chúng ra sức tàn phá, đàn áp, khủng bố nhằm
dập tắt cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên tiêu biểu là dân làng Xô
Man. Nhưng lạ thay, đã bao năm qua, cây xà nu, rừng xà nu vẫn sinh sôi
nảy lộc, vươn mình khoe sắc dưới ánh sáng mặt trời, vẫn ưỡn tấm ngực lớn
của mình ra che chở cho làng, một hình ảnh so sánh nhân hóa độc đáo, toát
lên vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người Tây Nguyên thật kiên cường bất
khuất.
+ Hình ảnh Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không
thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân như một biểu tượng
cho sức sống bất diệt, vượt lên sự khắc nghiệt do bom đạn của đế quốc của
xà nu nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.
- Hình tượng cây xà nu được xây dựng bằng nghệ thuật độc đáo:
+ Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng,
khi đặc tả cận cảnh một số cây.
+ Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà
nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh
nắng…
+ Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người.
Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể
hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều
suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.
+ Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm
tưởng đoạn văn giống như một đoạn thơ trữ tình.

* Nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành 0,5
- Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả giàu chất sử thi và đậm chất lãng
mạn, bay bổng khi tạo dựng đối lập giữa sự tàn khốc của chiến tranh với
sức sống của cây xà nu; tạo dựng được một bức tranh hoành tráng và đầy
lãng mạn về cây xà nu, rừng xà nu (không gian ngút ngàn và hình tượng
cây xà nu khoẻ khoắn, mạnh mẽ, ham ánh sáng, khí trời, tràn đầy sinh lực,
căng đầy nhựa sống,…); ngôn ngữ miêu tả trong đoạn trích khi mạnh mẽ,
hùng tráng khi tha thiết, tự hào; vừa lãng mạn bay bổng vừa trữ tình sâu
lắng… mạnh mẽ, hùng tráng khi miêu tả, nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến
tranh; tha thiết, tự hào khi miêu tả sức sống kì diệu của cây xà nu; điểm
nhìn mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: đó là một cái nhìn thể hiện sự
khâm phục, trân trọng và ngưỡng vọng đối với cái cao cả; đó là cảm hứng
ngợi ca, tôn vinh cái hùng, cái đẹp của thiên nhiên và con người…
- Bút pháp miêu tả thiên nhiên độc đáo của Nguyễn Trung Thành đã làm
nên những trang văn chân thực mà đầy sức hấp dẫn, khiến hình tượng xà nu
sống mãi trong tâm trí bạn đọc bao thế hệ.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10

ĐĂNG KÝ TRỌN BỘ ĐỀ VIP ÔN THI TN THPT 2024


SOẠN CHUẨN MINH HỌA BGD
- 40 đề vip biên soạn độc quyền từ Tailieuchuan.vn

- Bản word có giải chi tiết, ma trận.

- Sát đề thi thật, câu hỏi đa dạng, tính mới.

- Bảo hành tài liệu bởi đội ngũ chuyên môn khi mua chính chủ.

(Giảm 10% trong hôm nay)

Hỗ trợ qua Zalo 24/24

Ngoài ra website còn có đề thi vip minh họa TN THPT 2024 tất cả
các môn như Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa - GDCD

Chia sẻ tới đồng nghiệp nếu bạn thấy tài liệu hữu ích
✅ CẢNH BÁO: Hiện tại rất nhiều thầy cô tải đề miễn phí trên mạng do các nhóm hoặc các cá nhân share
tràn lan hoặc mua những nơi giá rẻ đã bị nhiễm vi rút và mã độc khiến mất thông tin và toàn bộ dữ liệu trên máy
tính, bộ đề tổng hợp bừa bãi sai công thức hoặc bị nhét đề cũ của năm ngoái, rất mong thầy cô cẩn thận trước
các bộ đề giống của web nhưng không được bán ra bởi TAILIEUCHUAN.VN nhằm giảm thiểu rủi ro.

----------------Hết------------------
BBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Hôm nay trong lòng tôi
Vẫn có một niềm yêu thương tha thiết bồi hồi
Nhìn áng mây bay lơ lửng trên trời,
nhìn ánh nắng ngày mai như soi sáng cả một đời
Đất Nước đã thay đổi thật rồi
Không còn mưa bom đạn nổ
Không còn tiếng súng
Không còn người phải ra đi
Không còn người phải khổ đau
Không còn mất mát nào nữa
Sẽ tốt hơn và bình yên
Sẽ vui không còn buồn nữa
Hãy đón chào ngày mới sắp sửa
Đến với ta như đến với đất nước mình

Em ơi! Anh yêu em như yêu đất nước


Vì đó là bóng hình,
Của tất cả chúng ta
(Trích Đất nước đã thay đổi rồi, Lê Đức, theo https://www.thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Đất Nước đã thay đổi thật rồi
Không còn mưa bom đạn nổ
Không còn tiếng súng
Không còn người phải ra đi
Không còn người phải khổ đau
Không còn mất mát nào nữa
Câu 3: Những dòng thơ sau gợi nhắc cho anh/ chị điều gì về mối quan hệ giữa con người và đất
nước:
Em ơi! Anh yêu em như yêu đất nước
Vì đó là bóng hình,
Của tất cả chúng ta
Câu 4: Anh/chị nhận xét về cảm xúc của tác giả trước sự thay đổi của đất nước được thể hiện trong
đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc chấp
nhận thay đổi trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)


Trong bài thơ “Sóng” với hai khổ thơ đầu nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.155)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà
thơ Xuân Quỳnh.

ĐĂNG KÝ TRỌN BỘ ĐỀ VIP ÔN THI TN THPT 2024


SOẠN CHUẨN MINH HỌA BGD

- 40 đề vip biên soạn độc quyền từ Tailieuchuan.vn


- Bản word có giải chi tiết, ma trận.
- Sát đề thi thật, câu hỏi đa dạng, tính mới.
- Bảo hành tài liệu bởi đội ngũ chuyên môn khi mua chính chủ.
(Giảm 10% trong hôm nay)

Hỗ trợ qua Zalo 24/24

Ngoài ra website còn có đề thi vip minh họa TN THPT 2024 tất
cả các môn như Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa -
GDCD

Chia sẻ tới đồng nghiệp nếu bạn thấy tài liệu hữu ích

✅ CẢNH BÁO: Hiện tại rất nhiều thầy cô tải đề miễn phí trên mạng do các nhóm hoặc các cá nhân
share tràn lan hoặc mua những nơi giá rẻ đã bị nhiễm vi rút và mã độc khiến mất thông tin và toàn bộ dữ
liệu trên máy tính, bộ đề tổng hợp bừa bãi sai công thức hoặc bị nhét đề cũ của năm ngoái, rất mong thầy
cô cẩn thận trước các bộ đề giống của web nhưng không được bán ra bởi TAILIEUCHUAN.VN nhằm
giảm thiểu rủi ro.
MA TRẬN

Mức độ nhận thức %


Vận dụng Tổng Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cao điểm
TT Kĩ năng
Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời
(%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian
(phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30
2 Viết đoạn
văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20
luận xã hội
3 Viết bài
nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50
văn học
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Thể thơ: Tự do 0,75
2 Phép tu từ được sử dụng trong những dòng thơ: Điệp cấu trúc câu bắt đầu 0,75
bằng từ Không còn, phép liệt kê cụ thể những thay đổi của đất nước khi
thực sự không còn mưa bom đạn nổ, tiếng súng, người phải ra đi, người
phải khổ đau, mất mát.
3 - Mối quan hệ giữa con người và đất nước được tác giả gợi nhắc qua 1,0
những dòng thơ: Đó là mối quan hệ gắn bó sâu sắc như bóng với hình,
như tình yêu anh dành cho em bởi đất nước là của tất cả chúng ta.
- Tác giả nhắn nhủ mỗi người phải coi trọng, giữ gìn, có trách nhiệm bảo
vệ và phát triển đất nước.
4 - Cảm xúc của tác giả trước sự thay đổi của đất nước: 0,5
+ Niềm hân hoan, phấn khởi, vui sướng tột cùng.
+ Ngợi ca và trân trọng đất nước, con người.
+ Tự hào và có niềm tin mãnh liệt về ngày mai.
- Nhận xét: Đây là cảm xúc tự hào, vui sướng về sự thay đổi của đất nước
ở hiện tại, đồng thời là niềm tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng
của đất nước.
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của 2,0
việc chấp nhận thay đổi trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Ý nghĩa của việc chấp nhận thay đổi trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc chấp nhận
thay đổi trong cuộc sống
Có thể theo hướng:
- Làm động lực thúc đẩy bản thân phát triển.
- Mang lại cuộc sống làn gió mới với những thứ tốt đẹp hơn.
- Giúp linh hoạt thích ứng và dễ dàng xử trí trước những tình huống cấp
bách khắc nghiệt trong cuộc sống.
- Bước ra khỏi vùng an toàn dễ dàng hơn, không bị choáng ngợp trước
hoàn cảnh.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Phân tích đoạn thơ trích khổ 1, 2 bài thơ “Sóng”. Từ đó nhận xét tính 5,0
hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Những cung bậc cảm xúc khác nhau của người phụ nữ khi yêu và tính
hiện đại trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các
yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng” và đoạn trích 0,5
* Phân tích đoạn trích thơ: 2,5
- Sóng là những cung bậc trạng thái đối ngược nhưng lại rất hài hòa
của người phụ nữ khi yêu.
+ Sóng mang trong mình những đặc tính đối lập: Dữ dội/ dịu êm và ồn
ào/ lặng lẽ. Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng
ngoài biển khơi. Lúc biển động phong ba sóng dữ dội, ồn ào, khi trời yên,
bể lặng sóng dịu êm, lặng lẽ. Những đối lập ấy đôi khi thật rõ ràng có thể
dự báo trước nhưng nhiều lúc cũng khó đoán thất thường và hết sức bất
ngờ.
+ Giống như sóng, người phụ nữ khi yêu đang tự nhận thức về những
biến động trong lòng mình mà chân thành bộc bạch không giấu diếm
những trạng thái tâm lý tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp của một
tâm hồn đang khát khao yêu thương: Lúc giận dữ, hờn ghen, khi dịu hiền,
sâu lắng. Tính khí của người con gái trong tình yêu vốn mang trong mình
nhiều đối cực mâu thuẫn nhưng đó là những mâu thuẫn trong thống nhất
bởi tất cả là đều là những biểu hiện khác nhau của một trái tim yêu chân
thành mãnh liệt.
->Xuân Quỳnh nhấn mạnh trạng thái tâm lý tình cảm vừa phong phú,
vừa phức tạp của một tâm hồn đang khát khao yêu thương và ước mong
bình yên trong tình yêu khi đặt các từ dịu êm, lặng lẽ ở cuối câu tạo điểm
nhấn.
- Sóng là khát khao mang trong mình sự vươn tới để khẳng định tình
yêu rộng lớn, cao cả của tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
+“Sông” là không gian, là môi trường tồn tại của sóng. Nhưng “sông”
lại “không hiểu”, không thấu cảm được nỗi lòng cũng như mong muốn
thầm kín của sóng. Bởi không gian chật hẹp của sông làm cho sóng bị giới
hạn. Sóng không thể thỏa sức vùng vẫy như ở ngoài đại dương bao la. Do
đó, sóng quyết tâm “tìm ra tận bể” không gian rộng lớn hơn để thỏa sức
vùng vẫy với những khao khát của riêng mình, tự do khẳng định sức mạnh
của mình với tần số dao động mạnh hơn.
+ Giống như sóng, người phụ nữ khi yêu đã mang trong mình trái tim
nhiều xúc cảm cũng không chịu sự gò bó, khuôn mẫu mà vỡ òa, phá tan
rào cản, vươn lên khẳng định giá trị của bản thân mình tìm đến những tâm
hồn đồng điệu để vươn tới một tình yêu đích thực vững bền. Tư duy ấy
cho thấy, Xuân Quỳnh là một người phụ nữ vô cùng mãnh liệt, cháy bỏng
trong tình yêu, cách nghĩ và cách yêu, cách thể hiện của Xuân Quỳnh thật
khác lạ, không hề giấu diếm, không e dè, không ngập ngừng mà rất chủ
động và táo bạo, quyết liệt.
-> Hành trình tìm ra tận bể của sóng cũng là hành trình tự nhận thức
chính mình của người phụ nữ về giá trị đích thực của tình yêu.
- Sóng là khao khát tình yêu đến cháy bỏng của người phụ nữ.
+ Sóng là dù “ngày xưa” hay “ngày sau” vẫn thuộc về biển cả, vẫn
luôn hướng về bờ và vỗ về bờ. Như vậy, sóng chính là hơi thở của đại
dương của vũ trụ bao la bí ẩn.
+ Tựa như sóng, tình yêu là hơi thở của con người trong vũ trụ này.
Bao nhiêu thế kỷ qua con người đã đến với tình yêu đã sống và không thể
thiếu tình yêu và sẽ còn yêu chừng nào còn tồn tại. Tình yêu là khát vọng,
là đích đến cuối cùng của con người, đặc biệt là trái tim tuổi trẻ. Tình yêu
làm cho người trẻ bồi hồi với những khát vọng, nồng cháy với những đam
mê, khao khát đến mãnh liệt những cảm xúc loạn nhịp. Điều đó thật dễ
hiểu bởi tuổi trẻ sinh ra là để yêu, tình yêu làm cho trái tim tuổi trẻ phải
xao xuyến, phải bồi hồi.
+Từ trải nghiệm của bản thân Xuân Quỳnh khẳng định một chân lý:
Khát vọng tình yêu là vĩnh viễn. Nó không chỉ thường trực trong tâm hồn
con người đặc biệt là tuổi trẻ mà còn khiến người ta trẻ lại tái sinh như
con sóng biển ào lên rồi lại tan ra hòa nhập vào biển cả mãi mãi.
-> Xuân Quỳnh, có thêm những khám phá, phát hiện về quy luật vĩnh
hằng của tình yêu con người nhất là tuổi trẻ.
- Nghệ thuật đặc sắc:
+ Thể thơ năm chữ ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp
sóng.
+ Hình tượng thơ mới mẻ, sáng tạo.
+ Âm điệu thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, đối lập cùng quan niệm hiện đại trong tư
duy Xuân Quỳnh.
=> Đoạn thơ góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu,
đồng thời khẳng định chân lí: Khát vọng tình yêu là vĩnh viễn, con người
cần tình yêu nhất là tuổi trẻ.
* Nhận xét tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân 0,5
Quỳnh
- Tình yêu trước hết vẫn mang nét truyền thống: Dịu dàng, đằm thắm, hồn
hậu, dễ thương, thủy chung, son sắt, nhưng cũng thật mãnh liệt, táo bạo.
- Đoạn thơ thể hiện quan niệm mới mẻ cũng đồng thời là tính hiện đại
trong quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh: Đó là, khi yêu
người phụ nữ dám vượt qua những điều nhỏ bé vươn lên để khẳng định
giá trị tình yêu đích thực của bản thân, luôn giữ trong mình nhiệt huyết và
tin tưởng sức mạnh của tình yêu.
=>Tất cả tạo nên phong cách thơ Xuân Quỳnh: là tiếng lòng của một tâm
hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm
thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10

ĐĂNG KÝ TRỌN BỘ ĐỀ VIP ÔN THI TN THPT 2024


SOẠN CHUẨN MINH HỌA BGD

- 40 đề vip biên soạn độc quyền từ Tailieuchuan.vn


- Bản word có giải chi tiết, ma trận.
- Sát đề thi thật, câu hỏi đa dạng, tính mới.
- Bảo hành tài liệu bởi đội ngũ chuyên môn khi mua chính chủ.
(Giảm 10% trong hôm nay)

Hỗ trợ qua Zalo 24/24

Ngoài ra website còn có đề thi vip minh họa TN THPT 2024 tất
cả các môn như Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa -
GDCD

Chia sẻ tới đồng nghiệp nếu bạn thấy tài liệu hữu ích

✅ CẢNH BÁO: Hiện tại rất nhiều thầy cô tải đề miễn phí trên mạng do các nhóm hoặc các cá nhân
share tràn lan hoặc mua những nơi giá rẻ đã bị nhiễm vi rút và mã độc khiến mất thông tin và toàn bộ dữ
liệu trên máy tính, bộ đề tổng hợp bừa bãi sai công thức hoặc bị nhét đề cũ của năm ngoái, rất mong thầy
cô cẩn thận trước các bộ đề giống của web nhưng không được bán ra bởi TAILIEUCHUAN.VN nhằm
giảm thiểu rủi ro.

----------------Hết------------------

You might also like