Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 62

Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc

lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
CTY CP CTGT TỈNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀ RỊA – VŨNG TÀU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KHATLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm
2023

KẾ HOẠCH
TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

GÓI THẦU SỐ 17: XÂY LẮP ĐOẠN TỪ ĐẦU TUYẾN ĐẾN NÚT
GIAO QUỐC LỘ 51 (PHÂN ĐOẠN KM0+00 – KM1+706.48)
DỰ ÁN: NÂNG CẤP, MỞ RỘNG TỈNH LỘ 994 ĐOẠN TỪ VÒNG
XOAY NHÀ LỚN LONG SƠN ĐẾN QUỐC LỘ 51 VÀ XÂY DỰNG
MỚI ĐOẠN TỪ QUỐC LỘ 51 ĐẾN CẦU CỬA LẤP, THÀNH PHỐ
VŨNG TÀU

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT NHÀ THẦU THI CÔNG
BAN QLDA CN GIAO PHÂN VIỆN KHCN GTVT CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
THÔNG TỈNH BÀ RỊA – PHÍA NAM TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH
VŨNG TÀU BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Công ty cổ phần Công trình giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

MỤC LỤC
1.Chính sách về quản lý an toàn lao động………………………………………………......1
1.1.Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động…………………………………...1
1.2.Các quy định của pháp luật……………………………………………………………..2
1.3.Lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện…………………………………………..5
2.Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các bên có
liên quan…………………………………………………………………………………...7
3.Quy định về tổ chức huấn luyện về an toàn lao động…………………………………9
3.1. Bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người phụ trách công tác an toàn lao
động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động………………………………9
3.2.Kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất……………………………………………….11
4.Quy định về các quy trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc định kỳ
đối với các công việc có yêu cầu cụ thể đảm bảo an toàn lao động…………………...13
4.1. Những nội dung cơ bản của nội quy làm việc liên quan đến An toàn vệ sinh lao động
bao gồm…………………………………………………………………………………...13
4.2.Nội dung giao kết về bảo hộ lao động trong hợp đồng……………………………….14
5.Các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong tổ chức mặt bằng thi công………………...14
5.1.Các yêu cầu chung……………………………………………………………………14
5.2.Đường đi lại và vận chuyển…………………………………………………………..15
5.3.Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt bằng
công trường khác có liên quan……………………………………………………………15
5.4.An toàn - vệ sinh lao động đối với tài xế xe tải các loại……………………………...15
5.5.An toàn - vệ sinh lao động đối với thợ lái máy xúc…………………………………..18
5.6.An toàn vệ sinh lao động đối với tài xế xe cần cẩu bánh lốp, bánh xích……………..19
5.7.An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ cầm tay chạy bằng điện (DCĐCT)
…………..20
5.8.An toàn lao động đối với công việc đào đất thủ công…………………………………
22
5.9.An toàn lao động đối với việc thi công trụ đất xi măng (TĐXM)
…………………….23
5.10.An toàn vệ sinh lao động đối với thợ hàn
điện……………………………………….24

Công ty cổ phần Công trình giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
5.11.An toàn vệ sinh lao động đối với thợ
điện……………………………………….......26
5.12.An toàn vệ sinh lao động đối với thợ xây……………………………………………
27
5.13.An toàn vệ sinh lao động đối với thợ đúc bê tông……………………………………
29
6.Quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cụ thể trên công trường
6.1.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã………………………………
31
6.2.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi……………………...32
6.3.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu………………………32
6.4.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng trong
thi công xây dựng công trình……………………………………………………………..33
6.5.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn……………………………33
6.6.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt
nước……………………………………………………………………………………….34
6.7.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy,
nổ……………………………..34
6.8.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân
cận………………....34
6.9.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao
động khác có liên quan……………………………………………………………………35
7.Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá
nhân……………………………………………………………………………………....35
7.1.Cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân……………………………………………...
….35
7.2.Sử dụng phương tiện bảo vệ cá
nhân………………………………………………….36
7.3.Bảo quản phương tiện bảo vệ cá
nhân………………………………………………...36
7.4.Quy định về túi sơ cứu tại nơi làm việc…………………………………………….…
36
7.5.Các phương tiện bảo vệ cá
nhân……………………………………………………....38

Công ty cổ phần Công trình giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
8.Quản lý sức khỏe và môi trường lao
động…………………………………………....42
8.1.Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao
động………………………………………....42
8.2.Quan trắc môi trường lao
động………………………………………………………..43
9.Quy định về ứng phó với tình huống khẩn
cấp……………………………………....45
9.1.Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng
cứu khẩn
cấp……………………………………………………………………………....45
9.2.Sơ đồ ứng phó, mạng lưới thông tin liên lạc……………………………………….....46
9.3.Các quy trình đối phó tình huống khẩn
cấp…………………………………………...46
10.Quy trình thực hiện việc theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định
kỳ, đột
xuất……………………………………………………………………………….47
11.Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực
hiện…………………………..47

Công ty cổ phần Công trình giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

CÔNG TRÌNH:
NÂNG CẤP, MỞ RỘNG TỈNH LỘ 994 ĐOẠN TỪ VÒNG XOAY NHÀ LỚN LONG SƠN
ĐẾN QUỐC LỘ 51 VÀ XÂY DỰNG MỚI ĐOẠN TỪ QUỐC LỘ 51 ĐẾN CẦU CỬA LẤP,
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
GÓI THẦU SỐ 17: XÂY LẮP ĐOẠN TỪ ĐẦU TUYẾN ĐẾN NÚT GIAO QUỐC LỘ 51
(PHÂN ĐOẠN KM0+00 – KM1+706.48)
1. Chính sách về quản lý an toàn lao động
1.1.Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động
Để công việc được hoàn thành một cách trọn vẹn thì sự an toàn của người thợ là
yếu tố không thể thiếu. Các bạn hoàn toàn có thể đạt được điều này nếu luôn quý trọng
bản thân, có ý thức tự bảo vệ mình và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao
động sau:
- Phòng tránh tai nạn luôn tốt hơn là giải quyết hậu quả sau khi tai nạn đã xảy ra;
- Cảm nhận được nguy cơ tiềm ẩn thì nên phòng tránh trước khi tiến hành làm việc;
- Sử dụng trang bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân trong mọi công việc;
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn về an toàn khi sử dụng đi kèm với máy móc và
dụng cụ;
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và các dụng cụ điện;
- Kiểm tra chất lượng của dụng cụ va máy móc mà mình sẽ sử dụng trước khi làm
việc;
- Đảm bảo khu vực làm việc được gọn gàng, không có những vật hay yếu tố có thể
gây ra nguy hiểm trong quá trình làm việc.
* An toàn nơi làm việc:
Nguyên tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động thể
hiện trên các mặt sau:
- An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh;
- An toàn lao động và vệ sinh lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử dụng
lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân
và môi trường lao động...
- Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động... thì ở đó phải có an toàn
lao động, vệ sinh lao động.
Các mối nguy hiểm trong khi làm việc ở công trình có thể là:
Trang 1
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
- Ngã từ trên cao, tai nạn cơ giới, máy móc, dụng cụ, điện giật, dẫm phải vật nhọn,
bị các vật từ trên cao rơi xuống;
- Ngoài ra còn có các nguy cơ về sức khoẻ khi tiếp xúc với hoá chất dung môi,
amiang, nấm mốc, tiếng ồn, khói bụi và các hoạt động chân tay. Vì vậy nơi làm việc phải:
Gọn gàng, thoáng đãng, đi lại dễ dàng, không bị hạn chế tầm nhìn, không để nguyên vật
liệu, dụng cụ ở trên cao hoặc nơi dễ rơi, đổ; nguồn điện, dây dẫn điện phải được đặt ở nơi
cao ráo.
*/ An toàn về điện:
Điện luôn là một yếu tố nguy hiểm khi làm việc, gây giật điện, cháy, nổ vì thế phải
thật cẩn thận khi sử dụng:
– Hạn chế nguồn điện và vật dẫn điện ở nơi làm việc;
– Giữ cho nơi làm việc luôn gọn gàng khô ráo;
– Sử dụng giầy và găng tay cách điện nếu cần;
– Các dụng cụ, máy móc chạy điện cần được bảo quản ở trạng thái làm việc tốt;
– Khi sử dụng luôn phải tuân thủ tốt các hướng dẫn về an toàn của nhà sản xuất;
– Rút dụng cụ khỏi nguồn điện, cho dù chỉ tạm thời không sử dụng trong thời gian
ngắn.
*/ Dụng cụ và máy móc cầm tay:
Các dụng cụ và máy móc cầm tay luôn có các quy tắc và hướng dẫn sử dụng của
nhà sản xuất;
Trước khi sử dụng, nên tìm hiểu kỹ cách dùng và các quy tắc an toàn của chúng;
Kiểm tra tình trạng của dụng cụ, máy móc xem còn tốt không ? có an toàn không ?
Độ chắc chắn, hở điện, sứt mẻ, nứt gãy, bong tróc….
Tình trạng cũ, mòn của dụng cụ máy móc cũng là một yếu tố nghiêm trọng ảnh
hưởng đến sự an toàn và năng suất làm việc của bạn. Vì vậy nên thay mới nếu cần thiết.
1.2.Các quy định của pháp luật
Luật số 84/2015/QH13: Luật an toàn, vệ sinh lao động;
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết
Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện an
toàn, VSLĐ và quan trắc môi trường lao động;
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Trang 2
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng về Quy định về
quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
- Trách nhiệm của Nhà thầu thi công xây dựng công trình:
+ Trước khi khởi công xây dựng công trình, phải tổ chức lập, trình Chủ đầu tư chấp
thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc
đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường.
+ Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định và tổ chức thực hiện kế
hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
+ Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn
lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực
hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các
phần việc do mình thực hiện.
+ Tổ chức lập biện pháp thi công chi tiết riêng cho những công việc đặc thù, có nguy
cơ mất an toàn lao động cao, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
trong xây dựng công trình.
+ Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây
mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi
công.
+ Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong
quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an
toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng.
+ Thực hiện các nội dung khác khác theo quy định của pháp luậtvề an toàn, vệ sinh
lao động.
- Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
+ Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công
trình do nhà thầu lập và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhà thầu.
+ Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các
quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi
phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối
hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp
thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động
gây chết người.
+ Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải
quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Trang 3
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
+ Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn
lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao
động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp
tục thi công.
+ Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi
xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn
lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị,
vật tư theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Thông tư này; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về
máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
+ Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi
công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền giao cho nhà thầu này thực hiện một
hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng tư
vấn xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây
dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi
công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
+ Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ
- thi công xây dựng công trình (EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay (sau đây viết tắt là
tổng thầu), trách nhiệm quản lý an toàn lao động được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư được quyền giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách
nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu
tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ
các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
của tổng thầu.
b) Tổng thầu thực hiện các trách nhiệm do chủ đầu tư giao theo quy định tại điểm
a khoản này và thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với phần việc
do mình thực hiện.
+ Việc thực hiện các quy định nêu tại Điều này của chủ đầu tư không làm giảm trách
nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các phần
việc do mình thực hiện.
- Trách nhiệm của bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công:
+ Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây
dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận.
+ Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai
nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng
đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám

Trang 4
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng
người lao động làm việc trên công trường.
+ Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động thì phải có biện pháp chấn chỉnh
kịp thời, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu; quyết định việc tạm dừng thi công xây
dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao
động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ
thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường.
+ Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao
động; tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng:
+ Thực hiện các quy định tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
+ Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao
động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý
hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.
+ Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.
1.3.Lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện
1.3.1. Nội dung của kế hoạch quản lý an toàn lao động bao gồm:
a) Các biện pháp về kỹ thuật an toàn lao động:
- Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che, chắn,
hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây
sự cố, tai nạn lao động.
- Làm thêm các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm.
- Bổ sung hệ thống chống sét, chống rò điện.
- Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động…
- Đặt biển báo.
- Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy, chữa cháy.
- Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với người lao động.
- Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có
nhiều người qua lại.
b) Các biện pháp kỹ thuật phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động:
- Lắp đạt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc.
Trang 5
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
- Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố
độc hại lan truyền.
- Xây dựng, cải tạo nhà tắm.
- Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc.
c) Mua sắm trang bị bảo vệ cá nhân:
- Dây an toàn, mặt nạ phòng độc, tất chống dính, tất chống vắt, ủng cách điện, ủng chịu
axít, mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi, bao tải chống ồn,
quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt…
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động:
- Khám sức khỏe khi tuyển dụng.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng bằng hiện vật.
- Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động.
e) Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về quản lý an toàn lao động:
- Tổ chức huấn luyện về quản lý an toàn lao động.
- Chiếu phim, tham quan triển lãm quản lý an toàn lao động.
- Tổ chức thi an toàn, vệ sinh giỏi.
- Tổ chức thi viết, thi vẽ, đề xuất các biện pháp tãng cường công tác quản lý an toàn lao
động.
- Kẻ panô, áp phích an toàn lao động; mua tài liệu, tạp chí quản lý an toàn lao động.
Kế hoạch quản lý an toàn lao động gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời
gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong nãm
kế hoạch phải được xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nội dung công việc. Kinh phí
trong kế hoạch quản lý an toàn lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí
lưu thông của các doanh nghiệp; đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp được tính
trong chi phí thường xuyên.
1.3.2. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý an toàn lao động:
a) Căn cứ để lập kế hoạch:
- Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất – kinh doanh và tình hình lao động của
năm kế hoạch.
- Những thiếu sót tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động được rút ra từ các vụ
tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, từ các báo cáo kiểm điểưi việc thực hiện
công tác quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường năm trước.

Trang 6
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
- Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn và kiến
nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý an toàn lao động:
- Sau khi kế hoạch quản lý an toàn lao động được người sử dụng lao động hoặc cấp có
thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện.
- Cán bộ quản lý an toàn lao động phối hợp với bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo người sử dụng lao động, đảm bảo
kế hoạch quản lý an toàn lao động được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế
hoạch quản lý an toàn lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong
đơn vị biết.
Hiệu chỉnh kế hoạch quản lý an toàn lao động
- Cãn cứ vào việc kết quả điều tra, giám sát và đánh giá, nếu xét thấy kế hoạch quán lý
an toàn lao động đã xây dựng còn khiếm khuyết do khách quan, chú quan thì phải thực
hiện hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.
- Xác định và phân tích những nguyên nhân cơ bản của những vấn đề không còn phù
hợp của kế hoạch quản lý an toàn lao động.
- Khi hiệu chỉnh kế hoạch quản lý an toàn lao động phải có thứ tự ưu tiên.
2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các bên có
liên quan

Trang 7
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

- Ban chỉ huy công trường thay mặt Ban giám đốc, theo nhiệm vụ được giao trực
tiếp chỉ đạo thi công hiện trường:
+ Giao dịch với Chủ đầu tư giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật phát sinh thông qua các
cán bộ nghiệp vụ của ban chỉ huy công trường.
+ Ban chỉ huy công trường trực tiếp chỉ đạo đến từng tổ sản xuất thông qua các đội
trưởng để đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ và chất lượng.
- Tổ kỹ thuật: Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban chỉ huy công trường, chịu trách
nhiệm về mặt quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình. Tổ kỹ thuật bao gồm 02 bộ phận.
+ Tổ KCS: Kiểm tra kỹ thuật, tiến độ thi công của các tổ đội để báo cáo Ban chỉ
huy công trường. Kiểm tra làm các mẫu thí nghiệm theo đúng quy trình quy phạm hiện
hành. Phối hợp với Tư vấn giám sát của Bên A trong việc làm thí nghiệm để đảm bảo
đúng theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.
+ Tổ trắc địa: Sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dùng như máy kinh vỹ, thủy
bình… để phục vụ các công tác định vị, kiểm tra cao độ, tim mốc.
+ Các tổ thi công trực tiếp: Máy cơ giới, cốp pha, cốt thép, cơ khí, thiết bị, bê tông,
hoàn thiện… là các tổ trực tiếp tham gia thi công. Mỗi tổ có một tổ trưởng để quản lý số
Trang 8
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
công nhân thuộc đội mình nhằm đảm bảo nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất
lượng công tác và tiết kiện vật tư.
- Tổ cung ứng vật tư kỹ thuật: Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban chỉ huy công
trường. Căn cứ vào quy trình công nghệ và tiến độ thi công, phải đảm bảo cung cấp đầy
đủ và đồng bộ cấu kiện, kết cấu, VLXD, thiết kế kỹ thuật… đảm bảo thi công liên tục
không bị gián đoạn.
- Tổ cấp cứu y tế: Chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy công trường về công tác
phòng chống dịch bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ và công nhân trên công
trường, sơ cấp cứu kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
- Tổ bảo vệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường: Chịu trách nhiệm trước Ban chỉ
huy công trường về công tác bảo vệ an ninh trật tự trong phạm vi công trình, bảo đảm an
toàn lao động khi thi công trên công trường, nhắc nhở dọn dẹp vệ sinh công trường để
không gây ô nhiễm môi trường.
3. Quy định về tổ chức huấn luyện về an toàn lao động
Nhằm cung cấp kiến thức và trang bị những kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động
giảm thiểu những thiệt hại về tài sản và con người do thiếu hiểu biết về an toàn – vệ sinh
lao động. Đơn vị thi công chúng tôi thường xuyên tổ chức khóa học huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động. Cấp chứng chỉ – chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy
định của nghị định 44/2016/NĐ-CP trên toàn quốc.
3.1.Bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người phụ trách công tác an toàn lao
động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động:

Nhóm Nội dung


Nhóm 1 - Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.
- Nghiệp vụ công tác ATVSLĐ: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện
quy định về ATVSLĐ ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền
hạn về công tác ATVSLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có
hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện LĐ; văn hóa AT trong
SXKD.
Nhóm 2 - Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.
- Nghiệp vụ công tác ATVSLĐ: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện
quy định về ATVSLĐ ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình,
biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; phân định trách nhiệm và giao quyền
hạn về công tác ATVSLĐ; văn hóa AT trong SXKD; kiến thức cơ bản
về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện
LĐ; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hằng năm;
Trang 9
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây
dựng hệ thống quản lý về ATVSLĐ; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra;
công tác Điều tra TNLĐ; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn
luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư,
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; hoạt động thông tin, tuyên
truyền, huấn luyện về ATVSLĐ; sơ cấp cứu TNLĐ, phòng chống
BNN cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật,
thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy,
thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm
việc AT với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ.
Nhóm 3 - Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.
- Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ: Chính sách, chế độ về ATVSLĐ đối
với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại
nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện LĐ; chức năng, nhiệm
vụ của mạng lưới AT, VS viên; văn hóa AT trong SXKD; nội quy
ATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn ATVSLĐ và sử dụng thiết bị AT,
phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu TNLĐ, phòng
chống BNN;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy,
thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương
pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ mà người được huấn luyện đang làm;
quy trình làm việc ATVSLĐ; kỹ thuật ATVSLĐ liên quan đến công
việc của người lao động.
Nhóm 4 - Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ: Quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về ATVSLĐ đối
với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại
nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng,
nhiệm vụ của mạng lưới AT, VS viên; văn hóa AT trong SXKD; nội
quy ATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn ATVSLĐ và sử dụng các thiết bị
AT, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu TNLĐ,
phòng chống BNN.
- Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu

Trang 10
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
cụ thể về ATVSLĐ tại nơi làm việc;
Nhóm 5 - Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ;
- Nghiệp vụ công tác ATVSLĐ: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện
quy định về ATVSLĐ ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền
hạn về công tác ATVSLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có
hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện LĐ; văn hóa AT trong
SXKD;
- Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế LĐ: Yếu
tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường LĐ để đánh giá
yếu tố có hại; lập hồ sơ VSLĐ tại nơi làm việc; các BNN thường gặp
và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám BNN, khám bố trí việc
làm, chuẩn bị hồ sơ giám định BNN; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp
cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; AT thực phẩm; quy trình
lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và
dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc,
phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ
năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương
tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác VSLĐ; phương pháp
truyền thông giáo dục về VSLĐ, phòng chống BNN; lập và quản lý
thông tin về VSLĐ, BNN tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức
khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị BNN. Công tác phối
hợp với người làm công tác ATVSLĐ hoặc bộ phận quản lý công tác
ATVSLĐ để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72
Luật ATVSLĐ.
Nhóm 6 Người lao động tham gia mạng lưới AT, VS viên ngoài nội dung huấn
luyện ATVSLĐ theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ
năng và phương pháp hoạt động của AT, VS viên.
3.2.Kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất:

HL lần HL định kỳ Thực hiện việc HL


Đối tượng đầu (thời Thời Thời
gian) Tổ chức Cấp giấy
hạn gian
Nhóm 1 ≥ 16 giờ, 2 50% Tổ chức Tổ chức
Người quản lý phụ trách công tác bao gồm cả năm lần hạng A, HL cấp
ATVSLĐ bao gồm: thời gian đầu B, C giấy
kiểm tra. chứng
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở nhận HL,
Trang 11
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

HL lần HL định kỳ Thực hiện việc HL


Đối tượng đầu (thời Thời Thời
gian) Tổ chức Cấp giấy
hạn gian
sản xuất, kinh doanh và phòng, thời hạn
ban, chi nhánh trực thuộc; phụ 02 năm
trách bộ phận sản xuất, kinh
doanh, kỹ thuật; quản đốc phân
xưởng hoặc tương đương;
- Cấp phó của người đứng đầu
theo quy định trên được giao
nhiệm vụ phụ trách công tác
ATVSĐ.
Nhóm 2 ≥ 48 giờ, 2 50% Tổ Tổ chức
Người làm công tác ATVSLĐ bao gồm cả năm lần chức hạng HL cấp
thời gian đầu C giấy
- Chuyên trách, bán chuyên trách HL lý chứng
về an toàn, vệ sinh lao động của cơ thuyết, TH nhận HL,
sở. và kiểm tra. thời hạn
- Người trực tiếp giám sát về an 02 năm
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc.
- Người trực tiếp giám sát về an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc.
Nhóm 3 ≥ 24 giờ, 2 50% Tổ NSDLĐ
Người lao động làm công việc có bao gồm cả năm lần chức hạng cấp Thẻ
yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thời gian đầu B, C AT, thời
kiểm tra. hạn 02
năm
Nhóm 4 ≥ 16 giờ, 1 50% Tổ NSDLĐ
Người lao động không thuộc các bao gồm cả năm lần chức hạng vào sổ
nhóm 1, 2, 3 và 5, bao gồm cả thời gian đầu A, B, C theo dõi
người học nghề, tập nghề và thử kiểm tra. hoặc DN công tác
việc để làm việc cho người sử tự HL HL của
dụng lao động DN

Nhóm 5 ≥ 56 giờ, 2 50% Tổ Tổ chức


Người làm công tác y tế. bao gồm cả năm lần chức hạng HL cấp
thời gian đầu A, B, giấy
kiểm tra. C và cơ Chứng
Trang 12
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

HL lần HL định kỳ Thực hiện việc HL


Đối tượng đầu (thời Thời Thời
gian) Tổ chức Cấp giấy
hạn gian
Trong đó, sở y tế chỉ
thời gian bảo đảm chứng
HL cấp thêm điều nhận
Chứng chỉ kiện chuyên
chứng nhận môn về y
chuyên tế lao
môn y tế động có
LĐ ít nhất thời hạn
là 40 giờ, 05 năm
nội dung
HL cấp
giấy chứng
nhận
ATVSLĐ ít
nhất là 16
giờ
Nhóm 6 ≥4 giờ 2 50%
Tổ Tổ chức
AT, vệ sinh viên theo quy định tại ngoài nội năm lần
chức hạng HL cấp
Điều 74 Luật ATVSLĐ dung đã đầu
A, B, C giấy
được HL chứng
ATVSLĐ. nhận HL,
thời hạn
02 năm
4. Quy định về các quy trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc định
kỳ đối với các công việc có yêu cầu cụ thể đảm bảo an toàn lao động
4.1. Những nội dung cơ bản của nội quy làm việc liên quan đến An toàn vệ sinh lao
động bao gồm:
 Tất cả cán bộ, công nhân trực tiếp thi công trong phạm vi công trường đều phải
tuân thủ các quy trình về đảm bảo an toàn lao động.
 Trong công trường phải rào chắn chỗ có người thường qua lại.
 Dây điện thi công phải đi trên cột, không đặt dưới đất, có cầu dao đóng ngắt khi hết
giờ làm việc. Ban đêm có đèn chiếu sáng bảo vệ những nơi nhạy cảm và kẻ gian dễ đột
nhập.
 Công nhân làm việc trực tiếp phải mặc trang phục bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, giày
bảo hộ do Công ty cấp phát.

Trang 13
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Thi công ở độ cao phải lắp đặt giàn dáo chắc chắn an toàn, kiểm tra kỹ các tấm ván
lắp đặt để đứng không mục, mọt hoặc bị dập, vỡ, nứt.
 Thi công ở vị trí cao, cheo leo phải đeo dây an toàn mới được làm việc.
 Nếu thi công ban đêm, phải bố trí đủ ánh sáng đèn để làm việc.
 Trong thi công cần dùng điện phải kéo đến nơi hoặc nối lại dây trong khi có điện,
tuyệt đối người không có trách nhiệm, không được tự động sửa chữa, phải báo cho phụ
trách điện giải quyết.
 Tất cả mọi người trong công trường phải tuân thủ thực hiện bản nội quy đã đề ra.
 Cấm hút thuốc hay sử dụng ngọn lửa hở ở những nơi dễ cháy nổ, kho vật tư, kho
nhiên liệu.
 Công nhân bảo vệ trực công trường không được tổ chức uống rượu, bài bạc hoặc bỏ
đi nơi khác trong ca trực, phải thường xuyên tuần tra canh gác, bảo vệ tài sản của công
trường.
 Không được ở lại đêm trên công trường khi không được sự cho phép của cán bộ có
thẩm quyền, khi ở lại phải đăng ký với ban chỉ huy công trường.
 Cấm đưa người lạ hoặc thân nhân vào phạm vi công trường mà không được phép
của Ban chỉ huy công trường.
 Các đơn vị ngoài vào công trường thi công phải chấp hành đầy đủ các nội quy, quy
trình làm việc của công trường đề ra và các điều khoản quy định trong hợp đồng giữa hai
bên.
4.2.Nội dung giao kết về bảo hộ lao động trong hợp đồng:
Trong hợp đồng lao động, các nội dung giao kết về BHLĐ giữa người sử dụng lao
động với người lao động thường gồm những nội dung sau đây:
 Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn – vệ sinh;
 Được huấn luyện, sát hạch lần đầu định kỳ về kiến thức ATVSLĐ;
 Được trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân và bồi dưỡng bằng hiện vật (nếu làm
việc trong điều kiện yếu tố độc nguy hiểm, độc hại);
 Được hưởng các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động.
5. Các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong tổ chức mặt bằng thi công
5.1. Các yêu cầu chung:
+ Không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các khu vực lân cận, đảm bảo
an toàn cho các công trình hiện hữu.
+ Không ảnh hưởng và làm hư hại đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có (các hệ
thống đường, ống cấp thoát nước, cấp điện, điện thoại, …)
Trang 14
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
+ Đảm bảo phân luồng thi công hợp lý và an toàn trong công trường.
5.2.Đường đi lại và vận chuyển:
- Tại các đầu mối giao thông trên công trường phải có sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng từng
tuyến đường cho các phương tiện vận tải cơ giới, thủ công. Trên các tuyến đường của
công trường phải đặt hệ thống biển báo giao thông đúng với các quy định về an toàn giao
thông hiện hành.
- Khi dùng phương tiện thủ công hoặc cơ giới để vận chuyển qua các hố rãnh, phải
bố trí ván, cầu, cống để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Kích thước, kết cấu
ván, cầu, cống được xác định theo các tiêu chuẩn hiện hành.
- Chiều rộng đường ô tô tối thiểu là 3,5 m khi chạy 1 chiều và rộng 6 m khi chạy 2
chiều. Bán kính vòng tối thiểu là 10 m.
5.3.Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt
bằng công trường khác có liên quan:
- Các nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công phải được xếp đặt gọn gàng, khi
cần sử dụng thì được bốc xếp dễ dàng.
5.4.An toàn - vệ sinh lao động đối với tài xế xe tải các loại:
- Phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế
độ
- Trước khi cho xe chạy người lái xe phải:
+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe bao gồm: hệ thống thắng hãm, hệ thống tay
lái, các côn chuyển và dẫn hướng, các ống hãm, các chốt an toàn... các hệ thống đèn chiếu
sáng, đèn báo hiệu, còi, gạt nước mưa, độ mòn vỏ xe, để tin chắc chúng ở trong tình trạng
hoàn hảo.
+ Kiểm tra các chốt hãm giữ thùng ben khỏi bị lật, khả năng kẹp chặt thùng ben và
cơ cấu nâng tình trạng các chốt phía sau thùng xe.
+ Kiểm tra các cây dùng để chằn buộc hàng trên xe, dụng cụ chữa cháy....
+ Kiểm tra nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát.
- Cấm chở người trong các thùng xe.
- Người áp tải hàng chỉ được ngồi trong cabine (buồng lái).
- Khi đưa xe tải, xe tự đổ vào lấy hàng từ phễu chứa, từ máy xúc phải tính toán sao
cho cabine xe không đi qua dưới bunker (boongke). Gầu xúc của máy xúc không đưa qua
lại trên cabine xe. Dòng chảy của vật liệu từ miệng rót của boongke, silo phải rơi đúng
tâm thùng xe.

Trang 15
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
+ Chỉ cho phép chất xếp hàng rời lên ngang thành xe (trong trường hợp cần thiết có
thể nâng thành xe lên cao hơn nhưng không được vượt quá cho phép) và phải được sự
đồng ý của cơ quan đăng kiểm xe.
+ Cấm người đứng trên thùng xe khi nhận hàng. Lái xe phải rời cabine khi gầu xúc,
cần trục chuyển hàng lên xe.
+ Khi chưa đến lượt mình vào nhận hàng, xe phải đậu có trật tự ở các mặc bằng đã
được dọn sạch và ngoài tầm hoạt động của máy xúc.
+ Chỉ được phép xuống hàng (trút hàng) khi đã nhận được lệnh cho phép từ nơi
tiếp nhận. Cấm bốc dỡ hàng khi xe chưa dừng hẳn.
+ Chỉ khi nhận được tín hiệu cho vào nhận hàng xe mới được vào vị trí cần thiết.
Xe chỉ rời khỏi vị trí nhận hàng khi đã nhận được tín hiệu cho phép.
 Đối với xe tải tự đổ:
+ Không được chở hàng có kích thước vượt quá phạm vi thùng xe hay xếp trùm lên
rơmooc nối thêm.
+ Trước khi nâng hay hạ thùng xe, lái xe phải đứng lên bậc quan sát và biết chắc
rằng không có người ở đằng sau hay ở gần thùng xe.
+ Nếu thùng xe đang nằm nghiêng mà vật liệu còn bám lại chưa rơi hết thì dùng
xẻng hay cào cán dài để xử lý tiếp, không được lắc hay gõ đập vào thùng xe. Phải tạo lối
đi dọc theo ôtô dành cho công nhân làm công việc vét sạch thùng xe nhất là đang ở tư thế
nâng thùng trút hàng trên các nền đắp hay gầu cạn.
+ Khi đổ đất lấp hố, không được cho xe tiến sát gần mép miệng hố dưới 1m.
+ Cấm chạy xe khi thùng xe còn ở tư thế nâng sau khi đã trút hàng xong.
 Đối với xe tải thường hàng chất lên xe phải theo nguyên tắc sau:
+ Chất hàng vào giữa thùng xe.
+ Hàng nặng chất xuống dưới, hàng nhẹ chất lên trên.
+ Hàng phải được chằng buộc cẩn thận, không được lung lay.
+ Chất hàng đúng tải trọng cho phép.
+ Hàng chất lên xe không được vượt quá khỏi thùng xe về phía hai bên theo qui định
của cảnh sát giao thông. Hàng chất quá dài phải có miếng vải báo hiệu (ban ngày) và đèn
đỏ (ban đêm).
+ Đối với xe tải thường chỉ cho phép rời chỗ khi công nhân bốc xếp đã hoàn tất công
việc, rời xe và khóa thùng xe cẩn thận.
 Khi rời xe nghỉ việc người lái phải tắt máy, kéo thắng tay, cài số, rút chìa khóa điện và
khóa cửa lại.
+ Khi xe đang đậu mà máy vẫn nổ thì người lái xe không được rời khỏi xe đi nơi
khác.

Trang 16
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Cấm kiểm tra hay sửa chữa nhỏ khi xe đang bốc hàng. Chỉ được kiểm tra hay sửa chữa
cơ cấu nâng hay cụm chi tiết của xe lúc thùng xe được nâng lên và đã chống cần bảo
hiểm (cần chặn). Không được dùng xà beng, thanh kim loại hay các đồ vật bất kỳ để thay
cho cần bảo hiểm.
+ Khi nghỉ việc nghiêm cấm việc chống thùng xe lên để lợi dụng nước mưa làm sạch
thùng, phải hạ hoàn toàn thùng xuống.
 Khi đổ nhiên liệu phải tắt máy xe, khi bơm bánh xe phải bơm đúng áp suất qui định và
đứng né một bên để đề phòng vòng chặn bắn ra. Nếu bơm bánh xe ở tư thế đã tháo rời thì
phải đặt nó nằm trên mặt đất sao cho phía có vòng chặn quay xuống dưới, khi ráp bánh xe
phải kiểm tra để bảo đảm vòng chặn đã vào rãnh vành bánh toàn bộ và đều.
 Trong phạm vi công trường, tốc độ chạy xe không được vượt quá 5 km/h. Khi chạy
cùng chiều, khoảng cách giữa các xe không được nhỏ hơn 20m. Trên đoạn đường thẳng
và tầm nhìn không bị hạn chế có thể chạy tới 10km/h. Khi xe lên dốc chỉ được chạy số 2
không được thay đổi số. Cấm đậu xe ở giữa dốc để nghỉ hay nhận hàng. Nếu bắt buộc phải
đậu ở dốc thì bánh xe phải được chèn chắc chắn. Xe chở chất nổ chỉ được dừng lại ở nơi
có càng ít người càng tốt.
+ Khi xe đang chạy nghiêm cấm người lên và xuống hay đeo bám xe.
 Khi có tai nạn giao thông tài xế phải:
+ Tìm mọi cách cấp cứu nạn nhân hoặc gửi nạn nhân tới cơ sở cấp cứu gần nhất.
+ Nghiêm cấm hành động bỏ mặc nạn nhân.
+ Để nguyên xe ở vị trí xảy ra tai nạn cho đến khi cảnh sát đến xử lý.
+ Tìm cách báo cho cơ quan chủ quản, các ngành chức năng biết để tổ chức xử lý
theo luật định.
 Khi ôtô bị sa lầy và phải nhờ ôtô khác kéo, việc kéo phải diễn ra theo các bước sau:
+ Thoạt tiên phải rút căng dây cáp.
+ Kéo từ từ không kéo giật.
+ Khi kéo không cho phép ai đứng gần dây cáp để đề phòng cáp đứt văng vào người.
Khi ôtô bị hỏng phải nhờ các phương tiện khác kéo thì phải bảo đảm:
+ Dùng dây kéo mềm (xích, cáp) hay thanh cứng (ống thép hoặc ống có tai kéo hai
đầu).
+ Nếu kéo bằng dây mềm thì dây phải có chiều dài 4 - 6m, dây mềm phải nối với hai
móc kéo. Cấm buộc dây kéo vào cầu trước. Ô tô được kéo phải có cơ cấu lái, thắng, cầu
trước, còi và đèn chiếu sáng tốt.
+ Nếu kéo bằng thanh cứng thì ôtô bị kéo phải có cơ cấu lái, cầu trước, còi và đèn
chiếu sáng tốt.
+ Xe kéo phải chạy tốc độ chậm.

Trang 17
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Tài xế phải sử dụng thành thạo dụng cụ phòng cháy đặt trên xe để chữa cháy. Vị trí
dừng xe để chữa cháy phải được xem xét để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
nhưng phải làm nhanh nhất sau khi có dấu hiệu cháy. Phải thường xuyên chăm sóc các
phương tiện chữa cháy để bảo đảm sự hoạt động tin cậy của chúng.
5.5.An toàn - vệ sinh lao động đối với thợ lái máy xúc:
 Phải chịu sự hướng dẫn và giám sát bởi cán bộ kỹ thuật chỉ huy khi làm việc gần các
công trình ngầm và công trình nổi có tại hiện trường nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và
xe máy.
 Trước khi cho máy vận hành phải yêu cầu những người không có phận sự rời khỏi máy
xúc và ra khỏi khu vực bán kính làm việc của nó. Cấm mọi người chui vào gầm máy xúc
với bất cứ lý do nào. Trong khi máy đang hoạt động, thợ phụ phải ngồi đúng vị trí của
mình.
 Phải kiểm tra để khẳng định tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của xe máy (đèn, còi, tay lái
máy...) trước khi đưa xe vào vận hành. Nếu không bảo đảm chất lượng phải có biện pháp
khắc phục ngay mới cho phép hoạt động. Phải có thang treo có móc để khi cần có thể móc
vào cần xúc để trèo lên sửa chữa các bộ phận ở đầu cần và phải kết hợp sử dụng dây đai
an toàn.
 Máy xúc bánh hơi không có chân chống ngoài phải đóng thắng bánh xe và cơ cấu cân
bằng trước khi làm việc và được kê chèn chắc chắn. Nền đất nơi máy xúc làm việc phải
bằng phẳng, vững chắc, nếu nền dất yếu phải lát tà vẹt.
 Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ
nhấn chuông, còi báo). Nếu khởi động máy bằng tay thì phải nắm tay quay sao cho tất cả
các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn
tay.
 Khi động cơ và các bộ phận của máy xúc đang làm việc cấm vặn chặt, bôi trơn bất cứ
bộ phận nào và không được đến xem các cụm chi tiết máy bố trí ở nơi chật hẹp và nguy
hiểm.
 Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm:
+ Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái.
+ Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay
quay gàu.
+ Thắng đột ngột.
+ Để máy xúc hoạt động khi dang dùng tay cố định dây cáp hay dùng tay nắn thẳng
dây cáp khi tời đang quấn cáp.
+ Cấm dùng dây cáp đã bị nối, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của dây cáp.
 Máy xúc hoạt động vào ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ.
Trang 18
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Khi di chuyển trên đường dốc lớn hơn 15o phải có sự hỗ trợ của máy kéo hoặc tời.
 Nếu động cơ diesel làm việc quá nóng thì mở miệng rót của bộ tản nhiệt với tay có đeo
găng dày tránh bỏng, mặt phải tránh xa miệng rót (đầu tiên nới lỏng cho hơi nước xì ra từ
từ, sau đó mới lấy nắp khỏi miệng rót).
 Khi máy đang hoạt động không được rời nơi làm việc. Khi có sự cố phải lập tức tắt
động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có
cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng).
 Máy xúc làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép
của cơ quan quản lý đường dây đó.
 Khi đi qua các công trình ngầm phải biết chắc nó không phá hủy công trình bởi chính
trọng tải của nó.
 Khi ngừng công việc phải đặt cần dọc theo trục máy xúc và đặt gầu xúc lên nền đất.
 Chỉ được làm vệ sinh máy khi động cơ đã ngừng hoàn toàn chuyển động và máy đã ở
thế ổn định.
5.6.An toàn vệ sinh lao động đối với tài xế xe cần cẩu bánh lốp, bánh xích:
 Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho
nhau bằng tín hiệu qui ước.
 Chỉ được nâng những tải trọng phù hợp với sức nâng của cần cẩu (tải trọng nâng cho
phép ghi ở móc cần cẩu).
 Cần cẩu chỉ được dùng để nâng chứ không dược dùng để kéo hàng (tải trọng).
 Trước khi buộc móc hàng phải:
+ Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng
nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải.
+ Cáp không bị xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải bình
thường. Các móc phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có vết nứt, không bị
biến dạng, khóa hãm móc hoàn hảo.
+ Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê
chống lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh.
+ Nếu xe cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc, dưới chân
chống có đặt các tấm lót đúng qui cách.
+ Phải tính toán để tin chắc khi cần cẩu quay, đầu cần không chạm vào các vật cản
khác, đặc biệt là phạm vi hành lang an toàn điện cao thế.
+ Nếu xe cần cẩu hoạt động trên nền đất mới, phải đầm nén kỹ nền đó và phải đậu
cách mép của các hố móng, đường hào một khoảng cách bảo đảm an toàn để tránh hiện
tượng sụt lở đất ở mép hố.

Trang 19
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện hàng.
Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho phép buộc
các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều nhau. Góc căng
cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc chắn. Đối với các vật
cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển cho nó không bị lăng trong quá
trình di chuyển.
 Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng đứng,
thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để klểm tra độ ổn định của tải trọng.
Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn.... thì mới được nâng lên đến độ cao cần
thiết.
 Khi dùng hai cần cẩu để cùng nâng một vật thì phải:
+ Đậu xe cần cẩu trên nền đất chịu tải như nhau.
+ Dùng móc, xích, cáp chịu tải như nhau.
+ Tốc độ nâng vật ngang nhau..
+ Phải có người chỉ huy bằng hiệu lệnh cho cả hai xe.
 Người chỉ huy bằng hiệu lệnh có thể bằng còi, cờ tín hiệu hay máy bộ đàm với thợ vận
hành cẩu. Dùng hiệu lệnh bằng cờ, còi chỉ áp dụng trong trường tầm nhìn thấy của thợ lái
cẩu.
 Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên mặt
sàn qui định.
 Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ.
 Trong khi cần cẩu làm việc:
+ Mọi người không có phận sự phải đứng ngoài chu vi vạch ra bởi tầm với của cần
trục một khoảng cách tối thiểu là 3 mét.
+ Cấm việc vừa nâng tải trọng vừa quay cần.
+ Người điều khiển cần cẩu và người được giao làm tín hiệu phải luôn luôn có mặt tại
nơi làm việc.
 Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và quan sát
các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.
 Khi gió từ cấp 5 trở lên phải đưa máy cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng gió
và hãm phanh, chèn bánh.
5.7.An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ cầm tay chạy bằng điện (DCĐCT):
 Khi làm việc phải sử dụng đúng, đủ các PTBVCN.
 Phải cất giữ DCĐCT trong các tủ đồ nghề riêng và việc kiểm tra chúng phải được giao
cho các Chuyên viên (thường là các thợ lắp ráp điện). Chu kỳ kiểm tra không ít hơn một

Trang 20
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
lần mỗi tháng, không kể kiểm tra đột xuất do các lý do khác như hỏng hóc, vừa nhận lại từ
người khác.
 Trước lúc cấp phát cần kiểm tra trên giá thử trước mặt người nhận để xác định độ hoàn
hảo của nó (không chạm vỏ...) nghiêm cấm sử dụng những DCĐCT bị hư và chúng phải
đuợc thu hồi ngay để đưa đi sửa chữa.
 Trước lúc bắt đầu làm việc phải kiểm tra tình trạng các vít kẹp chặt các chi tiết, nút, độ
hoàn hảo của độ truyền động (bằng cách quay trục chính), của vỏ cách điện, lõi dây điện
không có vết gãy, sự hoàn hảo của cái ngắt điện và nối đất.
 Khi đang làm việc nếu thấy hư hỏng dù rất nhỏ nhưng cảm nhận được tác dụng yếu của
dòng điện thì phải tức khắc ngừng ngay công việc để đưa chúng đi kiểm tra sửa chữa.
 Chỉ cho phép sử dụng DCĐCT với điện áp không quá 36 vôn, 24 vôn, 12 vôn tại nơi
làm việc có cấp nguy hiểm từ cao đến đặc biệt về điện tại những nơi không thuộc các cấp
nguy hiểm đó thì cho phép sử dụng DCĐCT có điện áp 110 và 220 vôn nhưng nhất thiết
phải có găng tay, giày và thảm cách điện.
 Làm việc với DCĐCT có điện áp nguồn dưới 36 vôn ở bên trong các kết cấu bằng kim
loại (thùng, bể, lò, ống...) đều phải sử dụng găng tay và thảm cách điện.
 Nghiêm cấm sử dụng DCĐCT có cách điện hai lớp với ký hiệu ở vỏ là ±, có điện áp
trên 36 vôn để làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm. Ngoại trừ trường hợp đó, các
DCĐCT không cần phải có tiếp đất. Cấp điện cho DCĐCT phải thực hiện bằng dây mềm
có lõi tiếp đất và liên kết bằng phích cắm. Sự tiếp đất được thực hiện bằng đầu cắm có
chiều dài dài hơn đầu nối với các pha.
 Khi DCĐCT' đang làm việc nghiêm cấm các trường hợp sau:
+ Dùng tay cầm vào đầu công tác, đầu cắt của nó.
+ Lắp hay tháo đầu công tác trước khi ngừng hoàn toàn chuyển động quay.
+ Dùng tay thu dọn phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay.
+ Làm việc trên cao với thang di động (thay vì phải làm trên các giàn giáo vững chắc
có lan can bảo vệ).
+ Đấu điện vào lưới bằng cách xoắn dây.
+ Tháo lớp vỏ bảo vệ hao che phần cắt của nó.
+ Làm việc ngoài trời dưới mưa.
+ Để dây dẫn điện tiếp xúc với cáp điện có bề mặt nóng, ẩm hay dính dầu.
+ Không được mang các máy biến áp di động và bộ biến đổi tần số vào bên trong các
phần hình trống của lò hơi, các bình bằng kim loại và trong các ví trí đặc biệt nguy hiểm
điện.
 Khi ngừng làm việc dù chỉ trong chốc lát, khi bị cúp điện đột xuất hay kết thúc công
việc nhất thiết phải ngắt DCĐCT khỏi lưới để loại bỏ hoàn toàn điện áp. Tại những vị trí

Trang 21
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
nguy hiểm về điện khi chỉ có một người sử dụng DCĐCT làm việc thì những người khác
cần sẵn sàng cấp cứu. Nên tổ chức làm việc thành từng nhóm có từ hai người trở lên.
 Kết thúc công việc phải cất DCĐCT vào nơi quy định. Thu dọn trật tự ngăn nắp sạch sẽ
nơi làm việc trước khi ra về.
5.8.An toàn lao động đối với công việc đào đất thủ công:
 Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát
theo chế độ
+ Trước khi bắt tay vào đào đất phải yêu cầu cán bộ chỉ huy thi công cho biết:
+ Đặc điểm của đất nền và những điều cần chú ý khi làm việc với nó.
+ Tại nơi đào đất có những công trình kết cấu ngầm nào cần né tránh.
 Các dụng cụ cầm tay (cuốc, xẻng v.v..) dùng cho việc đào đất phải được kiểm tra về
tình trạng hoàn hảo của chúng trước khi làm việc. Các dụng cụ bị hư hỏng phải được thu
hồi để đưa đi sửa chữa hay hủy bỏ và người công nhân đào đất không được sử dụng các
dụng cụ đó với bất cứ lý do gì.
 Đào đất dưới móng dưới đường hào lên phải phải đổ cách miệng hố đào ít nhất là
0,5m. Đối với những hố đào có mái dốc mà góc nghiêng lớn hơn góc trượt tự nhiên của
đất thì phải tính toán xác định vị trí đổ đất nhưng không được nhỏ hơn 0,5m. Đất đổ lên
miệng hào phải có độ dốc ít nhất là 45 độ theo mặt phẳng nằm ngang. Khi đào đất lên
triền đồi núi phải có biện pháp đề phòng đất đá lăn theo bờ dốc.
 Phải làm mương rãnh thoát nước và có biện pháp chống xói lở vê mùa mưa cho khu
vực đang đào đất. Trong khi đào phải chú ý quan sát tình trạng của đất đề kịp thời chủ
động ngăn chặn hiện tượng lở đất.
 Khi hố móng, đường hào đạt tới độ sâu 0,5m phải làm bậc hay dùng thang cho công
nhân lên xuống, bậc phải có kích thước tối thiểu là 0,75m theo chiều dài và 0,40m theo
chiều rộng: Cấm bám vào các thanh chống vách của hố đào để lên xuống.
 Cấm ngồi nghỉ (nhất là tụ tập đông người) tại cạnh hố đào hoặc thành đất đắp đề phòng
sụt lở đất.
 Khi hố móng đạt tới độ sâu 2,0m phải thường xuyên bố trí không ít 2 người cùng làm
việc nhưng đứng cách xa nhau một khoảng cần thiết để có thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra
tai nạn bất ngờ.
 Trong khu vực đang đào đất phải chú ý:
+ Giữ khoảng cách hợp lý giữa các người cùng làm việc, không hướng dụng cụ về
phía nhau (ví dụ khi cuốc) để tránh gây tai nạn cho nhau.
+ Cần bố trí người làm việc đồng thời trên miệng hố đào và bên dưới hố đào tạo cùng
một vị trí để ngăn ngừa đất đá đổ xuống người ở dưới.

Trang 22
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Nghiêm cấm đào đất theo kiểu hàm ếch trong bất cứ hoàn cảnh nào.
 Xung quanh khu vực đang đào đất phải đặt rào cấm hay biển báo để ngăn không cho
người lạ mặt, đặc biệt là trẻ con rơi xuống hố, nhất là hố ngập nước về mùa mưa.
 Kết thúc ca làm việc phải thu dọn và làm vệ sinh dụng cụ, làm vệ sinh cá nhân trước
khi ra về.
5.9.An toàn lao động đối với việc thi công trụ đất xi măng (TĐXM):
 Các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để ĐBAT cho người lao động, đặc biệt
chú ý đến các nguy cơ do: Ngã vào các hố, lỗ trên mặt đất hoặc xuống nước; máy, thiết bị
thi công TĐXM bị đổ; mất an toàn khi vận chuyển, nâng, hạ, đổ bê tông TĐXM; mất an
toàn điện; mất an toàn khi làm việc trong các điều kiện thời tiết bất lợi; các phương tiện
bảo vệ cá nhân không phù hợp.
 Việc thi công TĐXM phải do người lao động đã được đào tạo, huấn luyện chuyên về
thi công TĐXM thực hiện dưới sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.
 Trước khi thi công TĐXM, phải xác định vị trí và có biện pháp bảo vệ các công trình
ngầm hiện hữu (như đường cấp điện, khí, cấp thoát nước, thông tin liên lạc). Sau khi đã đổ
TĐXM các công trình ngầm này phải được hoàn trả lại, đảm bảo sử dụng bình thường và
an toàn theo quy định.
 Các máy, thiết bị thi công TĐXM phải được đặt trên nền móng vững chắc, không bị
nghiêng, lún quá mức cho phép theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
 Máy, thiết bị thi công TĐXM phải được bảo vệ, giám sát thường xuyên (như bố trí
người giám sát, có rào chắn hoặc lưới bảo vệ).
 Trường hợp máy, thiết bị thi công TĐXM nằm ở các vị trí gần hoặc trong vùng nguy
hiểm của các đường dây tải điện, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ĐBAT điện
theo quy định.
 Trường hợp có nhiều máy, thiết bị thi công TĐXM cùng hoạt động trong một khu vực
thì phải bố trí, điều phối và kiểm soát để chúng không bị va chạm vào nhau.
 Đối với công việc khoan tạo lỗ cho TĐXM bằng phương pháp búa đập (quả nặng), búa
phải được treo (liên kết) an toàn để ngăn ngừa chúng bị văng ra khi các liên kết bị hỏng.
 Phải có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa máy, thiết bị thi công TĐXM bị lật; đặc biệt
chú ý trường hợp máy, thiết bị thi công TĐXM làm việc ở gần các hố, các mặt dốc.
 Các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để ngăn dây cáp trượt ra khỏi puli hoặc
bánh xe trên đỉnh của máy, thiết bị thi công TĐXM.
 Khi thi công TĐXM, đặc biệt trong các khu vực đông dân cư, phải tuân thủ các quy
định về đảm bảo vệ sinh, môi trường và sức khỏe cho người ở trong và khu vực lân cận
công .

Trang 23
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Máy khoan sử dụng trong thi công TĐXM là máy chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng
được thiết kế cho một hoặc nhiều công dụng sau:
 Khoan tạo các lỗ tròn trong nền đất phục vụ thi công TĐXM trong đất.
 Kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy
khoan theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt
và trước khi đưa vào sử dụng.
5.10. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ hàn điện:
 Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được làm việc hàn điện:
+ Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định.
+ Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.
+ Được đào tạo nghề hàn điện, và có chứng chỉ kèm theo, đã qua huấn luyện về
BHLĐ và được cấp thẻ an toàn và được cấp trên giao nhiệm vụ.
+ Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ: áo
quần vải bạt, găng tay chịu nhiệt và có độ dẫn điện thấp, giầy da lộn cao cổ có đế cách
điện, ghệt vải bạt, mặt nạ hàn có gắn kính hàn đúng mã hiệu và không bị nút, trong những
trường hợp cần thiết còn được cấp mũ cứng, dây đai an toàn, khẩu trang.
 Trong thời gian hàn đlện, các phần bằng kim loại của thiết bị hàn điện (vỏ máy biến thế
hàn, máy phát điện hàn,... ) trong điều kiện bình thường không được có điện áp. Vỏ máy
hàn, giá hàn, các chi tiết và kết cấu hàn phải được nối đất trước khi thiết bị được nối vào
nguồn.
+ Máy phát điện và biến thế hàn, cũng như các dụng cụ và thiết bị phụ tùng dể hàn
các chi tiết ở ngoài trời được đặt trong phòng nhỏ hay dưới mái che. Cấm tiến hành công
việc hàn điện ở ngoài trời dưới mưa. Điện áp không tải của máy biến thế hàn hồ quang
bằng tay và nửa tự động không được vượt quá 75 vôn, hàn tự động không được vượt quá
80 vôn. Điện áp của máy phát điện hàn không được quá 80 vôn. Nếu một số máy biến thế
hàn hoặc máy phát điện phục vụ cho một máy hàn hồ quang thì sơ đồ mắc điện của chúng
phải đảm bảo điện áp mạch hàn không vượt quá giới hạn trên.
 Chiều dài dây từ nguồn điện đến thiết bị hàn di dộng không được vượt quá 10m.
 Lớp vỏ bọc cách điện của dây phải dược bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học khi rải trên
mặt đất. Cấm dùng dây có lớp vỏ bọc hay cách điện bị hư.
 Trước lúc bắt đầu hàn điện và trong thời gian làm việc phải theo dõi độ hoàn hảo của
vỏ cách điện của dây dẫn, độ cách điện và cách nhiệt của cán kìm hàn, sự liên kết chắc
chắn của tất cả các tiếp điểm. Phải chú ý để không cho dây dẫn tiếp xúc với nước dầu, dây
cáp thép, dây điện hàn phải đặt cách các ống mềm dẫn ôxy và axêtylen, các thiết bị có
ngọn lửa, khí đốt, các chi tiết hàn nóng đỏ và các đường ống dẫn nước nóng không dưới 1
mét.
Trang 24
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Không cho phép cấp điện trực tiếp cho hồ quang hàn từ mạng điện lực, mạng điện
chiếu sáng, mạng điện tiếp xúc. Việc nối ngắt thiết bị hàn điện khỏi lưới, việc thay cầu chì
cũng như việc theo dõi trạng thái hoàn hảo của chúng trong quá trình sử dụng phải được
tiến hành bởi thợ điện chuyên nghiệp. Nghiêm cấm những người thợ hàn làm các công
việc đó.
 Dây dẫn điện đi và về trong máy biến thế hàn di động đều phải được bọc cách điện.
 Kìm điện phải có tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt cho phép thay thế
điện cực nhanh mà không phải tiếp xúc với các phần mang điện.
 Khi tiến hành hàn trong điều kiện nguy hiểm cao bởi dòng điện (hàn bên trong các
khoang tàu thủy, các thùng chứa, thân lò hơi, các hộp kim loại...) người thợ phải được cấp
phát các phương tiện bảo vệ cách điện (găng tay, ủng và thảm) và phải có sự theo dõi
giám sát của một người thứ hai từ bên ngoài.
 Thiết bị hàn phải có khóa liên động để tự động nối mạch khi chạm que hàn và có bộ
phận khống chế hạ điện áp xuống 12 vôn khi không tải nhưng không được chậm quá 1
giây sau khi ngắt mạch điện hàn khi hàn ở những chỗ nguy hiểm.
 Khi tiến hành hàn điện trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm
kim loại, cáctông amiăng hay bằng những vật liệu khó cháy khác. Không cho phép hàn
điện nếu chưa triển khai biện pháp phòng chống cháy.
 Khi tiến hành hàn điện trên một số tầng nhà (theo chiều thẳng đứng) phải có biện pháp
bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại, các mẩu que hàn cháy
dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới.
 Khi tiến hành hàn điện trong các vị trí ẩm ướt người thợ hàn phải ở trên sàn khô hay
sàn được phủ tấm cách điện.
 Để đề phòng nhiễm bệnh và tổn thương đường hô hấp do thường xuyên hít phải hơi
khói hàn, tại vị trí hàn phải tổ chức thông gió (hút, cấp) cục bộ và chung. Hàn trong các
thùng kín phải:
 Nghiêm cấm hàn các bình và thiết bị đã từng chứa các sản phẩm dầu và khí nguy hiểm
nổ nếu chưa qua làm sạch (xịt rửa) cẩn thận bằng nước nóng, bằng dung dịch soude hay
chưng hấp với sự thông gió tiếp theo.
 Nghiêm cấm sử dụng và bảo quản các chất dễ bắt lửa ở gần vị trí hàn.
 Khi sử dụng đồng thời các nguồn điện hàn một trạm cần phải đặt chúng cách nhau
không dưới 0,35m.
 Khi giải lao người thợ hàn phải ngắt bộ đổi điện hàn hay biến thế khỏi lưới điện.
 Khi kết thúc công việc, sau khi ngắt điện khỏi thiết bị hàn phải sắp xếp ngăn nắp chỗ
làm việc, thu dọn dây, các dụng cụ bảo vệ và xếp đặt cẩn thận chúng vào vị trí riêng, phải

Trang 25
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
tin chắc rằng sau khi làm việc không c̣n để lại các vật cháy âm ỉ như: giẻ, mảnh gỗ, vật
liệu cách điện...
5.11. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ điện:
 Thợ điện cho dù có trình độ tay nghề cao nhưng đang ở trong tình trạng say rượu, mệt
mỏi... đều không được phép làm việc.
 Thợ điện phải nắm vững các sơ đồ mạch điện động lực, mạch điện chiếu sáng, mạch
điện của các thiết bị công nghệ, các nút khởi động cầu dao, công tắc tơ, rơ le, khởi dộng từ
v.v... thuộc quyền mình quản lý.
 Chỉ được nối các thiết bị tiêu thụ điện vào lưới bằng các phụ kiện qui định, không cho
nối bằng cách xoắn các đầu dây.
 Khi tiến hành sửa chữa điện tại các thiết bị điện, đường dây.... nhất thiết phải cắt điện
tại bộ phận đó, đường dây đó; treo biển "cấm đóng điện - có người làm việc". Nếu sửa
đường dây thì phải treo biển báo ở hai đầu dây, thử xem còn điện áp hay không sau khi đã
cắt điện; xem lại chất lượng tiếp đất hoặc đặt tiếp đất tạm thời vào dây ngắn mạch nếu
chưa có tiếp đất. Việc xem có điện hay không phải tiến hành bằng các phương tiện qui
định.
 Nếu vì lý do nào đó mà không thể cắt điện thì phải rào che các phần mang điện mà
công nhân có thể chạm vào; đứng trên ghế cách điện và sử dụng găng tay cách điện, ủng
cách điện, kìm cách điện để tiến hành công việc.
 Sau khi kết thúc công việc sửa chữa điện phải tháo dây nối đất tạm thời và dây ngắn
mạch, kiểm tra đủ số người tham gia sửa chữa mới được đóng điện trở lại. Nghiêm cấm
đóng điện trước qui định. Phải tìm mọi cách loại trừ khả năng đóng điện trở lại bởi những
người khác khi chưa kết thúc công việc sửa chữa điện.
 Tại những nơi có nguy hiểm điện phải đặt các biển báo đề phòng được qui định bởi
ngành điện để lưu ý mọi người cảnh giác. Biển báo phải rõ được chiếu sáng đầy đủ.
 Phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh va chạm vào các phần mang điện:
+ Bảo đảm chất lượng bọc cách điện hay tăng cường cách điện hai lớp.
+ Che chắn phần mang điện hở.
+ Giữ khoảng cách an toàn qui định.
+ Hạ điện áp (12V, 24V, 36V) tùy theo mức độ nguy hiểm điện tại nơi làm việc (ẩm
ướt, có bụi dẫn điện...)
+ Cắt điện tự động với độ nhạy và độ tin cậy cao.
+ Tiếp đất vỏ máy, tiếp đất dây trung tính lặp lại (kể cả thiết bị cố định và di động).
 Phải đặt các bảng phân phối điện, thiết bị khởi động, cầu dao ở nơi khô ráo, thuận tiện
cho thao tác và xử lý sự cố khi cần thiết; vỏ kim loại bao che chúng phải được nối đất bảo

Trang 26
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
vệ, phải ghi rõ điện áp sử dụng và khóa lại chắc chắn. Nếu tại khu vực thuộc quyền quản
lý có nhiều cầu dao thì phải đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn.
+ Cầu dao với điện áp định mức 380 Vôn trở lên phải có hộp bảo vệ.
+ Cầu dao với điện áp định mức 500 Vôn trở lên phải có hệ thống truyền động cơ khí
đóng cắt gián tiếp.
 Phải thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn các mối nối của cầu dao và giữ sạch chúng để
đề phòng nẹt lửa.
 Khi nối dây với nhau phải cạo sạch, vặn xoắn chặt hoặc hàn. Khi đi dây phải sử dụng
sứ cách điện đúng qui cách.
 Làm việc với điện áp cao và tại các nơi có mức nguy hiểm điện cao phải luôn luôn có
hai người cùng làm và phải có người giám sát là người có bậc thợ cao hơn. Người thực
hiện công việc phải được cách điện chắc chắn và chỉ được phép thực hiện đúng những nội
dung ghi trong phiếu thao tác.
 Làm việc trên cao (thang, sàn làm việc...) phải có dây đai an toàn. Các phương tiện bảo
vệ cá nhân cách điện phải đặt nơi dễ thấy, dễ lấy, phải được giữ gìn sạch sẽ nơi khô ráo
thoáng mát và phải chịu sự kiểm tra định kỳ, kiểm tra khi cấp phát và kiểm tra trước mỗi
ca làm việc.
 Các dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng
chạm mát trên vỏ máy, về tình trạng của dây tiếp đất bảo vệ.
 Thợ điện phải nắm vững cách giải phóng người bị nạn khỏi điện áp bằng một trong các
cách sau:
+ Cúp cầu dao.
+ Sử dụng rìu cán khô không dẫn điện để chặt đứt dây điện.
+ Sử dụng sào có cán khô không dẫn điện để gạt dây ra khỏi nạn nhân.
+ Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện để cứu nạn nhân.
+ Nắm vào áo quần nạn nhân tại những vị trí khô ráo, không có mồ hôi... (ví dụ cổ
áo) để kéo nạn nhân.
+ Trong khi hành động, phải tìm cách tăng độ cách điện bằng cách đứng trên các ghế
gỗ, bục gỗ khô.v.v...
+ Sau khi giải phóng nạn nhân khỏi điện áp, phải tiến hành ngay các biện pháp cấp
cứu một cách liên tục cho đến khi bác sĩ tới bao gồm hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim
ngoài lồng ngực.
5.12. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ xây:
 Phải tuân thủ nghiêm ngặt sự phân công và các chỉ dẫn về kỹ thuật an toàn thi công bởi
người phụ trách.

Trang 27
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Trước và trong quá trình xây móng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của thành hố
móng, đặc biệt trong mùa mưa phải chú ý đến hiện tượng sụt lở của các mái dốc, hoặc sự
hư hỏng của các vách chống.
 Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm bậc lên xuống.
 Khi trời mưa phải có biện pháp đề phòng trượt ngã.
 Đưa vật liệu xuống hố móng phải dùng các dụng cụ cải tiến hoặc cơ giới.
 Khi làm các công việc trong phạm vi móng các công trình cũ phải theo đúng thiết kế thi
công, đồng thời phải có cán bộ kỹ thuật hoặc độ trưởng giám sát.
 Cấm làm việc hoặc vận chuyển vật liệu trên miệng hố móng trong khu vực đang có
người làm việc ở dưới hố nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn.
 Khi xây móng phải chú ý bố trí dây chuyền thi công hợp lý, đặc biệt chú ý khâu xây và
đưa vật liệu lên xuống.
 Khi xây hố móng sâu quá 2m, hoặc xây móng bên chân đồi núi lúc mưa to phải ngừng
việc ngay.
 Chỉ được lấp đất vào một bên hố móng mới xây khi khối xây đã đạt cường độ thiết kế.
 Trước khi xây tường phải xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường đã xây cũng
như tình trạng của đà giáo và giá đỡ, đồng thời kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và
vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác theo sự huớng dẫn của cán bộ kỹ thuật
hoặc đội trưởng.
 Chuyển vật liệu (gạch, vữa... ) lên sàn công tác ở độ cao từ 2m trở lên phải dùng các
thiết bị cẩu chuyển. Bàn nâng gạch phải có thành chắn bảo đảm không bị rơi, đổ khi nâng.
Cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m.
 Khi xây tường bằng đá nếu ngừng xây phải siết mạch cẩn thận các viên đá ở hai đầu và
trên mặt.
 Khi xây nếu có mưa to, giông hoặc gió cấp 6 trở lên phải che đậy, chống đỡ khối xây
cẩn thận để giữ cho khối xây khỏi bị xói lở hoặc bị sập đổ và công nhân phải đến nơi ẩn
nấp an toàn.
 Khi xây dựng xong trụ độc lập hoặc tường đầu hồi, về mùa mưa bão phải làm mái che.
 Không để bất cứ một vật gì trên mặt tường đang xây.
 Đặt và cố định các cấu kiện đúc sẵn phải đúng thiết kế thi công.
 Khi vừa xây vừa cố định các tấm ốp, chỉ được ngừng xây khi đã xây quá độ cao mép
trên của các tấm ốp đó.
 Cấm dùng các chất màu độc hại để làm vữa trát màu.
 Thùng, xô đựng vữa cung như các dụng cụ đồ nghề khác phải để ở vị trí chắc chắn để
tránh rơi, trượt đổ.
Trang 28
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Công nhân điều khiển máy phun vữa phải có ủng, găng tay, kính bảo vệ mất.
 Điện dùng cho công tác trát trong bể và hầm kín phải có điện áp không lớn hơn 36 vôn.
5.13. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ đúc bê tông:
 Các dụng cụ đồ nghề phải hoàn hảo về chất lượng kỹ thuật và được dùng đúng công
năng. Hằng ngày trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra các dụng cụ đồ nghề, nếu có
hư hỏng phải thu hồi ngay để đem đi sửa chữa hoặc thay thế.
 Ván khuôn dùng cho thi công bê tông và bê tông cốt thép cũng như đà giáo đỡ sàn công
tác phải dựng lắp đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được xét duyệt. Ván khuôn
ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải bảo đảm vững chắc khi cẩu lắp
 Khi chuyển các bộ phận ván khuôn đến các vị trí lắp bằng máy cẩu, phải tránh va chạm
vào các bộ phận kết cấu đã lắp trước.
 Dựng đặt ván khuôn hoặc ván khuôn tự mang ở độ cao trên 8m phải giao cho công
nhân có kinh nghiệm làm.
 Khi dựng lắp ván khuôn đồng thời với việc đặt cốt thép chịu lực, thì ngay sau khi đã
làm xong các liên kết phải bít kín các lỗ ở ván khuôn.
 Chỉ được đặt ván khuôn treo vào khung của công trình sau khi các bộ phận của khung
đã liên kết xong. Ván khuôn treo phải liên kết sao cho không bị chuyển vị hoặc đu đưa.
 Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng phải kiểm tra lại tình hình của
ván khuôn, cột chống, lan can bảo vệ, cầu thang và sàn công tác, nếu có hư hỏng phải sửa
chữa ngay. Khu vực đang sửa chữa có thể xảy ra nguy hiểm phải có rào ngăn và biển cấm.
 Các công đoạn gia công cốt thép (vuốt thẳng, cắt, uốn,....) phải có lán che, làm trong
khu vực riêng, chung quanh có rào ngăn và biển cấm. Người không có nhiệm vụ không
được ra vào khu vực này.
 Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc thiết bị chuyên dùng.
 Bàn gia công cốt thép phải cố định vào nền chắc chắn nhất là khi gia công các loại thép
có đường kính lớn hơn 20mm. Đối với bàn gia công cốt thép có bố trí công nhân làm việc
ở cả hai phía, phải có lưới thép bảo vệ ở giữa.
 Khi nắn thẳng thép tròn ở dạng cuộn bằng máy phải:
+ Ngừng động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộc.
+ Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy.
+ Rào ngăn phạm vi sợi thép chạy từ trục cuộc đến tambour của máy.
 Cấm dùng máy chuyển động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các
thiết bị bảo đảm an toàn
 Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đa quay đã ngừng hoạt động.

Trang 29
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Khi làm sạch bụi và rỉ ở các máy gia công cốt thép, phải trang bị cho công nhân găng
tay bạt, khẩu trang và kính chống bụi.
 Hàn cốt thép thanh vào khung và luới, hàn thép chờ hoặc hàn khuếch đại các bộ phận
cốt thép, phải theo các qui định an toàn về hàn điện và hàn hơi.
 Các khung cốt đã gia công xong, phải xếp gọn gàng vào nơi qui định. Cấm xếp gần các
máy hoặc lối qua lại.
 Không được chất cốt thép trên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho
phép trong thiết kế.
 Khi dựng đặt cốt thép cách đường dây dẫn điện trần đang vận hành một khoảng nhỏ
hơn chiều dài cốt thép đó phải cắt điện. Trường hợp không thể cắt điện được thì phải có
biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện.
 Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng ít nhất là 0,40m. Cấm qua
lại trực tiếp trên các khung cốt thép.
 Khi dựng đặt ván khuôn vào vị trí hoặc buộc, hàn cốt thép tại chỗ về ban đêm hoặc tối
trời phải có đèn chiếu sáng.
 Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra việc lắp đặt ván khuôn, cốt thép
cũng như tình trạng của đà giáo và sàn công tác. Kiểm tra xong phải có biên bản xác nhận.
 Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30 độ trở lên phải có dây
chằng néo buộc chắc chắn các thiết bị, công nhân phải có dây an toàn.
 Thi công bê tông hố sâu, đường hầm hoặc các vị trí chật hẹp phải bảo đảm thông gió và
chiếu sáng đầy đủ. Đèn chiếu sáng có điện áp 110V và 220V phải treo cách mặt sàn thao
tác ít nhất 2,5m. Treo ở độ cao dưới 2,5m phải dùng đèn có điện thế 36V, đui đèn bằng sứ
hoặc bằng nhựa.
 Thi công bê tông ngoài trời phải có lán che mưa nắng, ban đêm phải có đèn chiếu sáng.
Công nhân thi công bê tông dưới nước phải được trang bị các dụng cụ cấp cứu. Đèn điện
chiếu sáng có điện áp 110V và 220V phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất 2,5m. Treo ở
độ cao dưới 2,5m phải dùng đèn có điện thế 36V, đui đèn bằng sứ hoặc bằng nhựa.
 Thi công bê tông ở độ sâu lớn hơn 1,5m phải dùng máng dẫn hoặc vòi voi cố định chắc
chắn vào các bộ phận ván khuôn hoặc sàn thao tác.
 Dùng vòi rung để đổ vữa bê tông phải:
+ Cố định chắc chắn đầu phễu của vòi voi, đồng thời kiểm tra tình trạng mối liên kết
của các đoạn vòi voi.
+ Cố định chắc chắn máy chấn động với vòi.
+ Cố định chắc chắn dây cáo vòi.
+ Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông.

Trang 30
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông phải:
+ Nối đất vỏ đầm rung đạt chất lượng qui định (thường là nối không qua phích cắm
chuyên dụng).
+ Dùng dây bọc cách điện mềm bằng cao su nối từ bảng phân phối đến động cơ điện
của đầm.
+ Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút để làm
nguội (không được làm nguội bằng nước). Công nhân vận hành máy phải được trang bị
ủng cao su cách điện.
+ Công nhân sử dụng đầm rung phải được trang bị găng tay chống rung có lớp đệm
dày ở lòng bàn tay.
 Lối qua lại phía dưới khu vực đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp bắt
buộc phải có người qua lại thì phải làm các tấm che ở phía trên lối qua lại đó.
 Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng đà giáo hoặc giá đỡ. Không được lên các cột chống
hoặc cạnh ván khuôn. Không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang
bảo dưỡng.
 Chỉ được tháo dỡ ván khuôn khi đã được cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình đó cho
phép.
 Trước khi tháo dỡ ván khuôn phải thu dọn tất cả các vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên
các bộ phận công trình sắp tháo dỡ ván khuôn.
 Khi tháo dỡ ván khuôn phải thường xuyên quan sát các bộ phận kết cấu, nếu thấy có
hiện tượng biến dạng phải ngừng việc ngay và báo cho cán bộ kỹ thuật phụ trách công
trình đó biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
 Khi tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lý; phải luôn luôn đề phòng ván bị rơi
hoặc kết cấu bị sập đổ bất ngờ, khu vực tháo dỡ ván khuôn phải có rào ngăn và biển cấm
và do cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình hướng dẫn.
 Sau khi tháo dỡ ván khuôn nếu phải che chắn các lỗ hổng chừa sẵn ở các bộ kết cấu
công trình thì phải che chắn ngay.
 Tháo dỡ ván khuôn trượt, ván khuôn vòm phải theo sự chỉ dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ
thuật.
6. Quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cụ thể trên công trường
6.1.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã:
- Tuyển dụng người làm việc trên cao đúng tiêu chuẩn quy định.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát an toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.

Trang 31
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rơi, ngã trên cao cụ thể phù hợp với từng
dạng công tác, từng phạm vi và vị trí làm việc trên cao bao gồm:
+ Các biện pháp an toàn chung khi làm việc trên cao.
+ Biện pháp phòng ngừa rơi, ngã trên cao khi thi công các công tác xây lắp ở trên
cao.
6.2.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi:
- Khi làm việc trên cao phải có túi đựng dụng cụ thi công, không được bỏ trong túi quần,
túi áo. Sử dụng dụng cụ đồ nghề, máy móc thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân (như nón
bảo hộ lao động), v.v. đúng chủng loại có chất lượng tốt bảo đảm an toàn phù hợp với
công việc và điều kiện làm việc. Không đùa nghịch, tung ném dụng cụ, vật liệu hay bất cứ
vật gì trong khu vực thi công.
- Khi sử dụng giàn giáo phải đúng theo thiết kế, thuyết minh đã được cấp có thẩm
quyền xét duyệt. Các chi tiết như mâm cặp, giá đỡ, thanh neo vv… theo đúng quy định,
cấm sử dụng thanh đà làm sàn thao tác.
- Khi tháo cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có các biện pháp đề phòng
cốp pha rơi hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ, phải có rào chắn và biển báo các lỗ
hổng của công trình. Cốp pha sau khi tháo phải được nhổ đinh và xếp vào nơi quy định.
- Khi chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3 mét) xuống phải có máng
trượt hoặc các thiết bị nâng khác. Miệng dưới máng trượt đặt cách mặt đất không quá 1
mét. Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi bên dưới chưa rào chắn,
chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới. Các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện
pháp chống lăn, trượt theo mái dốc, kể cả trường hợp do tác động của gió. Không xếp tải
lên giàn giáo, giá đỡ, thang, sàn công tác, v.v . không đúng nơi quy định.
- Không đi vào vùng nguy hiểm, nơi đã ngăn rào, chăng dây hoặc biển báo, v.v.
Trường hợp làm việc trong vùng nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp an toàn thích
ứng. Trong quá trình cẩu lắp, không được để người đứng, bám trên kết cấu, cấu kiện.
Đồng thời không để cho các kết cấu, cấu kiện đi qua phía trên đầu người. Sau khi buộc
móc, phải nâng tải lên đến độ cao 20 cm rồi dừng lại kiểm tra mức độ cân bằng và ổn định
của tải.
6.3.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu:
- Đảm bảo công tác an toàn lao động: Mọi công nhân khi tham gia xây dựng hoặc
vào các khu vực đang xây dựng đều phải mang đồ bảo hộ cá nhân, đề phòng tai nạn lao
động có thể xảy ra. Các đơn vị thi công xây dựng phải thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn về an toàn lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân, qua
đó nâng cao các kỹ năng tổ chức và thực hiện công tác an toàn lao động trên các công
trường xây dựng, từ đó góp phần hạn chế và giảm thiểu tai nạn lao động.

Trang 32
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
- Tuân thủ nghiêm ngặt trình tự thi công: Trình tự thi công hợp lí thường là dưới
mặt đất trước, trên mặt đất sau, phối hợp thi công giữa kết cấu chủ thể với hệ thống giằng
chống, mái nhà đối xứng và đồng đều. Các kết cấu hoặc cấu kiện khi chưa đạt đến độ chắc
chắn thì không được để cấu kiện phải chịu tải trọng rất dễ xảy ra ra tai nạn, sập đổ công
trình.
- Chú ý tính ổn định hệ thống giàn giáo chống đỡ, cốp pha và thời gian dỡ cốp
pha: Hệ thống giàn giáo chống đỡ, cốp pha là các loại kết cấu tạm thời, thường hay bị coi
nhẹ chất lượng, sử dụng nhiều lần dẫn đến chất lượng giảm sút, phương án cấu tạo không
tốt, thiếu tính toán kiểm tra về kết cấu, thi công sơ sài dễ dẫn đến nguy cơ mất chịu lực
khả năng chịu lực của hệ thống giàn giáo chống đỡ dẫn đến sập, đổ công trình.
6.4.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng trong
thi công xây dựng công trình:
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo trì và thay thế các bộ phận, chi tiết hư hỏng.
- Không sử dụng các chi tiết máy móc - thiết bị đã han rỉ, không đúng chủng loại
vào việc thay thế các chi tiết đã hư hỏng.
- Không để người không có nghiệp vụ chuyên môn sử dụng các máy móc – thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
6.5.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn:
Điện luôn là một yếu tố nguy hiểm khi làm việc, gây giật điện, cháy, nổ vì thế phải
thật cẩn thận khi sử dụng:
- Hạn chế nguồn điện và vật dẫn điện ở nơi làm việc.
- Giữ cho nơi làm việc luôn gọn gàng khô ráo.
- Sử dụng giầy và găng tay cách điện nếu cần.
- Các dụng cụ, máy móc chạy điện cần được bảo quản ở trạng thái làm việc tốt.
- Khi sử dụng luôn phải tuân thủ tốt các hướng dẫn về an toàn của nhà sản xuất.
- Rút dụng cụ khỏi nguồn điện, cho dù chỉ tạm thời không sử dụng trong thời gian
ngắn.
- Người thợ hàn phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu quy định về hàn, như: Chứng
nhận nghề, sức khoẻ, huấn luyện, trang bị đầy đủ phương tiện an toàn…v..v..
- Máy hàn điện phải được nối đất hoặc nối không bảo vệ.
- Kiểm tra trước khi (làm việc) hàn: Hệ thống điện phục vụ máy hàn điện đảm bảo
an toàn.
- Không dùng cột sắt, bãi tiếp địa làm cực âm khi hàn.
- Để đảm bảo AT phải xúc, rửa hoặc có biện pháp làm sạch thiết bị, thùng, hầm…

Trang 33
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
- Khi hàn trong khu vực có nguy cơ điện giật cao, đèn chiếu sáng di động nên dùng
điện áp thấp 12V.
- Phải che, chắn bảo vệ AT cho những người xung quanh; có hệ thống khử hơi khí
độc hại cho những vị trí hàn cố định.
6.6.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt
nước:
Khi thi công trên mặt nước hoặc ở gần nước, phải chú ý: Bảo vệ người lao động
tránh rơi xuống nước; Cứu hộ khi có người rơi xuống nước.
Khi thi công trên mặt nước hoặc ở gần mặt nước với yêu cầu về các dụng cụ bảo
hiểm sau:
- Hàng rào bảo vệ, lưới an toàn, dây bảo hiểm;
- Phao cứu sinh, áo cứu sinh và thuyền cứu sinh;
- Phòng chống các mối nguy hiểm khác như các loài bò sát (sống ở gần mặt nước)
và các động vật.
6.7.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ:
Tuyên truyền đến mọi người trong công trường cần nêu cao tinh thần chấp hành
đúng nội quy để không xảy ra cháy nổ như: lắp đặt thiết bị báo cháy, không vứt tàn thuốc
bừa bãi, hay dùng lửa không đúng quy định, ngoài ra bạn cũng cần phân vùng các khu xây
dựng, sắp xếp và bố trí nhà ở điều hành công trình theo khu vực dễ cháy của vật chất, như
vậy sẽ dễ dàng cho việc cách ly lửa với vật dễ cháy.
+ Sắp xếp, bố trí nguyên vật liệu:
Phân khu sắp xếp vật liệu: vật liệu gây cháy, vật liệu dễ bắt cháy xa các khu vực thi
công sử dụng máy hàn, xì… hoặc các tủ điện, ổ cắm có nguy cơ chập điện cao.
Thường xuyên vệ sinh khu vực xây dựng và thi công, không để rác thải như giấy,
bìa các-tông… bừa bãi trên nền đất.
Bố trí phương tiện báo cháy & chữa cháy tại các khu vực lưu trữ vật liệu chữa cháy
hoặc thiết kế lối thoát hợp lý trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
+ Tổ chức hệ thống điện tại công trường xây dựng
Các thiết bị điện cầm tay như máy hàn, xì… chỉ được mang vào công trường sau
khi đã được kiểm tra độ an toàn và đạt các chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
Hệ thống dây dẫn trên công trường phải đảm bảo công suất tải và được treo cao 2m
để đảm bảo an toàn.
Tất cả các ổ cắm điện phải là ổ công nghiệp, chuyên dụng cho thi công.
Không để dây điện, ổ cắm, thiết bị điện trực tiếp lên sàn, đặc biệt là nơi sàn ẩm.
6.8.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận:
Trang 34
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
- Lắp đặt các biển báo công trình đang thi công để người dân và các công trình lân
cận được biết.
6.9.Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn
lao động khác có liên quan:
- Thực hiện đúng biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công
xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá
nhân
7.1.Cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân
Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn
ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động,
dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác và được cấp phát theo nguyên
tắc:
 Nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh
lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức
có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân.
 Nhà thầu thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
theo danh mục tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH. Trong
trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban
hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho
người lao động thì Nhà thầu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc
đó, đồng thời phải báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ,
ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-
BLĐTBXH để đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung vào danh mục.
 Nhà thầu căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở
của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể
người lao động để quyết định thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp
với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
 Nhà thầu sẽ lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và
phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu tại Phụ lục
3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH.
 Người lao động có quyền yêu cầu Nhà thầu bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương
tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-
BLĐTBXH cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nhà thầu tham khảo ý kiến của tổ chức
công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.
Trang 35
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Người đến tham quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, Nhà thầu cấp phát các
phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian tham quan, học tập.
 Nghiêm cấm Nhà thầu cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá
nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.
7.2.Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
 Nhà thầu sẽ tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện
bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
 Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì Nhà thầu
(hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách
trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi;
không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
 Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo
đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi
phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy
định của pháp luật.
 Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Nhà thầu có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị
mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính
đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi
hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại
những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu Nhà thầu yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
7.3.Bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
 Nhà thầu có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có
trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
 Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ
gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, Nhà thầu sẽ có các biện
pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người
lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
7.4.Quy định về túi sơ cứu tại nơi làm việc
7.4.1. Yêu cầu chung
 Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động theo quy định tại
mục 2;
 Đối với mỗi mặt bằng hoặc bộ phận làm việc cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ
cứu phù hợp;

Trang 36
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần
thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các vật dụng khác;
 Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ cứu theo
quy định.
7.4.2. Quy định số lượng túi sơ cứu đối với khu vực làm việc

TT Quy mô khu vực làm việc Số lượng và loại túi


1 ≤ 25 người lao động Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A
2 Từ 26 - 50 người lao động Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B
3 Từ 51 - 150 người lao động Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C
- Ghi chú: 01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.
7.4.3. Quy định nội dung trang bị cho 01 túi sơ cứu

STT Yêu cầu trang bị tối thiểu Túi A Túi B Túi C


1 Băng dính 02 02 04
2 Băng kích thước 5 x 200 cm 02 04 06
3 Băng kích thước 10 x 200 cm 02 04 06
4 Băng kích thước 15 x 200 cm 01 02 04
5 Băng tam giác 04 04 06
6 Băng chun 04 04 06
7 Gạc thấm nước 01 02 04
8 Bông hút nước 05 07 10
9 Garo cao su cỡ 6 x 100 cm 02 02 04
10 Garo cao su cỡ 4 x 100 cm 02 02 04
11 Kéo cắt băng 01 01 01
12 Panh không mấu thẳng kích thước 16 - 18 cm 02 02 02
13 Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm 02 02 02
14 Găng tay khám bệnh 05 10 20
15 Mặt nạ phòng độc thích hợp 01 01 02
16 Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ 01 03 06
17 Dung dịch sát trùng
Trang 37
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
STT Yêu cầu trang bị tối thiểu Túi A Túi B Túi C
- Cồn 70° 01 01 02
- Dung dịch Betadine 01 01 02
18 Kim băng an toàn 10 20 30
19 Tấm lót nilon không thấm nước 02 04 06
20 Phác đồ sơ cứu 01 01 01
21 Kính bảo vệ mắt 02 04 06
22 Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi 01 01 01
23 Nẹp cổ 01 01 02
24 Nẹp cánh tay 01 01 01
25 Nẹp cẳng tay 01 01 01
26 Nẹp đùi 01 01 02
27 Nẹp cẳng chân 01 01 02

7.5.Các phương tiện bảo vệ cá nhân


7.5.1. Mũ bảo hộ
Mũ bảo hộ: bảo vệ đầu của bạn không bị chấn thương do các vật rơi từ trên cao
xuống, nắng, mưa, bụi...

7.5.2. Đai, áo an toàn


Dây đai an toàn: Bảo vệ bạn khi làm việc ở trên cao hoặc các vị trí nguy hiểm có khả năng
rơi ngã.

Trang 38
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

Quần áo bảo hộ: bảo vệ bạn khỏi tác động của môi trường như nắng gió, tia cực
tím, hoá chất đôi khi cả lửa và những chấn thương nhẹ. Áo an toàn có phủ chất phản
quang để dễ nhìn thấy bạn trong môi trường làm việc bị hạn chế tầm nhìn.

7.5.3. Phương tiện bảo vệ cho mắt, tai, mặt, tay chân
Kính bảo hộ: Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi những dị vật, bụi khói…

Trang 39
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

Giầy bảo hộ: thường có đế dầy (có lá thép mỏng ở giữa), mũi cứng để bảo vệ chân
bạn khỏi các vật nhọn khi giẫm phải hay các vật nặng rơi vào chân bạn. Khi làm việc ở
những nơi trơn trượt thì nên dung loại giầy có đế chống trượt. Ngoài ra còn có giầy chống
nước, chống cháy, chống hoá chất.

Ủng cao su: dùng trong môi trường ướt và hoá chất (đổ bê tông), hoặc chống giật điện.

Găng tay bảo hộ: Bảo vệ đôi tay bạn khỏi những chấn thương và trong một số trường hợp
làm tăng khả năng nắm giữ.

Trang 40
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

Áo phao: bảo vệ sự an toàn cho bản thân, tránh những tình huống xấu không mong muốn
trong quá trình làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường sông nước.

7.5.4. Hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan
Hộp sơ cứu y tế là nơi chứa các vật dụng y tế thiết yếu sử dụng trong các trường hợp tai
nạn bất ngờ xảy ra. Ngoài những dụng cụ y tế tối thiểu thì hộp sơ cứu y tế sẽ có thêm
những trang thiết bị, thuốc… phù hợp với các khu vực mà nó có thể được sử dụng. Hộp sơ
cứu y tế buộc phải có hình chữ thập to, rõ ràng bên ngoài để mọi người có thể dễ dàng
nhìn thấy và không nhầm lẫn với những hộp đựng vật khác.

Trang 41
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động


8.1.Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động
8.1.1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
 Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
 Quan trắc môi trường lao động;
 Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
 Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong
môi trường lao động đối với sức khỏe;
 Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe
tại nơi làm việc;
 Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định
tại Phụ lục 1 Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016;
 Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi
tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
Hằng năm, công ty xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe
người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
8.1.2. Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao
động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá
trình làm việc tại cơ sở lao động.
Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người
lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có
tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu
được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
- Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao
động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao
động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan
đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối
với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng
văn bản của người lao động.
8.1.3. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
a. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
Trang 42
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
 Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm
việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
b. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
 Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối
với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao
động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
 Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp
đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người
lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
 Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
 Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có).
c. Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016.
8.1.4. Quản lý hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động
 Tất cả các trường hợp bị tai nạn lao động, nhiễm độc tại nơi làm việc phải được
lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động.
 Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 và phải lưu giữ tại cơ sở
lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
8.2.Quan trắc môi trường lao động:
8.2.1. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động được thực hiện như sau:
(Điều 35 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP)
 Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao
động do cơ sở lao động lập. Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc
biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh
giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại
Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
 Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao
động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
 Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
+ Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh;
Trang 43
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
+ Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có
khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
+ Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết
quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương
pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
 Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh
lao động trong trường hợp sau đây:
+ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo,
nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe
người lao động;
+ Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc
môi trường lao động;
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
8.2.2. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động (Điều 36 Nghị định
44/2016/NĐ-CP):
 Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số
lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có
hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
 Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
 Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác
có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ
sơ vệ sinh lao động.
8.2.3. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao
động thực hiện như sau: (Khoản 4 Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP)
 Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và
phòng chống bệnh nghề nghiệp;
 Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến
nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
 Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao
động.
8.2.4. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường
lao động: (trích từ Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP)
 Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực
hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản
Trang 44
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại
mới đối với sức khỏe người lao động.
 Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh
doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác
quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
9. Quy định về ứng phó với tình huống khẩn cấp
9.1.Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và
ứng cứu khẩn cấp:
 Công ty chúng tôi đề ra phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh
lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định của
pháp luật; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy
ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.
 Trách nhiệm xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng,
ứng cứu khẩn cấp:
+ Nhà thầu ngay lập tức ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, việc sử
dụng vật tư, chất, hoạt động lao động tại nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; không được buộc người lao
động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc nếu các nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động chưa được khắc
phục; thực hiện các biện pháp khắc phục, các biện pháp theo phương án xử lý sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp để tổ chức cứu
người, tài sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, người xung quanh
nơi làm việc, tài sản và môi trường; kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương nơi
xảy ra sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp;
+ Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra ở công
trường nào thì người trực tiếp quản lý tại đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực,
vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố theo quy định của pháp luật chuyên
ngành;
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của đơn vị quản lý công trình thì phải khẩn
cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các đơn vị khác tham gia ứng
cứu; các bộ phận phòng ban liên quan được được yêu cầu huy động phải thực hiện và phối
hợp thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp trong phạm vi, khả năng của mình.
9.2.Sơ đồ ứng phó, mạng lưới thông tin liên lạc

Trang 45
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

9.3.Các quy trình đối phó tình huống khẩn cấp


9.3.1. Lập kế hoạch
 Bổ nhiệm nhân sự liên quan.
 Đánh giá các rủi ro liên quan.
 Tổ chức diễn tập, huấn luyện.
 Xem xét, cập nhật.
9.3.2. Thiết bị y tế - nhân viên sơ cấp cứu.
 Duy trì đầy đủ các dụng cụ sơ cấp cứu.
Tổ chức thông tin nhân viên sơ cấp cứu (quyết định thành lập đội sơ cấp cứu)
Đèn chiếu sáng khẩn cấp

Trang 46
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
 Đèn chiếu sáng khẩn cấp đủ duy trí ánh sáng để thoát ra khi có sự cố. Được lắp đặt tại
các khu vực đầu, giữa và cuối công trường.
 Cổng bảo vệ, bộ phận an toàn được trang bị đèn pin để sử dụng trong các tình huống
khẩn cấp.
9.3.3. Lối thoát hiểm.
 Các lối thoát hiểm phải được duy trì sự sạch sẽ thông thoáng, không có vật tư cản
trở sự thoát hiểm
 Trang bị các biển chỉ dẫn tại các lối thoát hiểm.
9.3.4. Tổ chức sơ tán.
 Khi nghe tín hiệu báo động, thì các nhân viên phải tiến hành sơ tán theo quy định.
Nhưng phải tắt hết tất cả thiết bị đang hoạt động, thiết bị điện.
 Tất cả di chuyển nhanh đến địa điểm tập trung, nhưng không được rời khỏi công
trường.
 Khi tình huống xảy ra sự cố khẩn cấp vào ban đêm, không có công nhân làm
việc. Nhân viên bảo vệ thông báo sự việc cho chỉ huy trưởng/ trưởng ban an toàn.
 Duy trì các số điện thoại trong trường hợp khẩn cấp tại chốt bảo vệ.
10. Quy trình thực hiện việc theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động
định kỳ, đột xuất
- Cử cán bộ theo dõi, ghi chép đầy đủ, báo cáo việc thực hiện kế hoạch tổng thể về
công tác an toàn lao động tại công trình để giải quyết kịp thời các tình huống đột xuất xảy
ra trong quá trình thi công.
- Thường xuyên báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao
động trong thi công xây dựng công trình (nếu có) đến Chủ đầu tư và các cơ quan có liên
quan để giải quyết kịp thời. Chia sẻ thông tin về tai nạn, sự cố (nếu có) để nâng cao nhận
thức của người lao động.
11. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực hiện

MẪU KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG


(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN (NẾU CÓ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ SỞ XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
---------------
Địa chỉ: .................................................
...................., ngày …. tháng …. năm……..
Điện thoại/Fax: .....................................
Email: ...................................................

Trang 47
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kính gửi: - Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ...1...
- Công an huyện ...2...

1. Thông tin về vụ tai nạn:


- Thời gian xảy ra tai nạn: ..... giờ ..... phút ..... ngày ..... tháng ..... năm......;
- Nơi xảy ra tai nạn: ......................................................................................................................
- Tóm tắt diễn biến/ hậu quả vụ tai nạn: .......................................................................................
........................................................................................................................................................
2. Thông tin về các nạn nhân:
Họ và tên nạn Năm Tình trạng tai nạn
TT Giới tính Nghề nghiệp3
nhân sinh (chết/bị thương nặng/nhẹ)
1
2
3
4 .....

NGƯỜI KHAI BÁO


(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

1
Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2
Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
3
Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
theo quy định của Luật Thống kê.

Trang 48
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
(Tên cơ sở) ... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số.............../ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......................., ngày ..... tháng ..... năm .............
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
............1........... (Nhẹ hoặc nặng) ........................
1. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
- Tên cơ sở: ...................................................................................................................................
- Địa chỉ: ....................................................... thuộc tỉnh/thành phố: ............................................
- Số điện thoại, Fax, ...................................... E-mail: ...................................................................
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: 2......................................................................................
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): .........................................................................
- Loại hình cơ sở: 3.........................................................................................................................
- Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): .....................................................
2. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
........................................................................................................................................................
3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
........................................................................................................................................................
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên: ........................................................ ; Giới tính:..........................................Nam/Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................................
- Quê quán: ....................................................................................................................................
- Nơi thường trú: ...........................................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): ...............................................................
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): .........................................................
- Nghề nghiệp: 4.............................................................................................................................
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:.....................................................(năm)
- Tuổi nghề: ............................... (năm); Bậc thợ (nếu có): ................................................
- Loại lao động:
Có hợp đồng lao động:5...................................../ Không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về ATVSLĐ..............................có/ không.
Trang 49
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm............;
- Nơi xảy ra tai nạn: ......................................................................................................................
- Thời gian bắt đầu làm việc: ........................................................................................................
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: ... giờ.....phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn: ........................................................................................................
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (trong đó phải xác định rõ tai nạn lao động xảy ra do một
trong các nguyên nhân sau: lỗi của người sử dụng lao động; lỗi của người lao động; lỗi của cả
người sử dụng lao động và người lao động; nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng
lao động và người lao động).
8. Kết luận về vụ tai nạn: (phải xác định rõ vụ tai nạn đó là một trong các trường hợp sau: tai
nạn lao động; tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ
sinh lao động; không phải là tai nạn lao động).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý: ...................................................
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
- Nội dung công việc: ....................................................................................................................
- Người có trách nhiệm thi hành: ..................................................................................................
- Thời gian hoàn thành: .................................................................................................................
11. Tình trạng thương tích:
- Vị trí vết thương: ........................................................................................................................
- Mức độ tổn thương: ....................................................................................................................
12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu: ............................................................................
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có):
Tổng số:.........................................đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế..................................đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị.........................................đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp.......................................................đồng;
- Thiệt hại tài sản/thiết bị.........................................................đồng.

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC (Ký, ghi rõ họ tên)


CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU


TRA
Trang 50
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA
TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Người sử
dụng lao
động hoặc
người được
ủy quyền
bằng văn
bản)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
(nếu có)

Trang 51
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
1
Căn cứ danh mục yếu tố gây chấn thương.
2
Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo
quy định của Luật Thống kê.
3
Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy
định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
4
Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
theo quy định của Luật Thống kê.
5
Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa,
vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.

Trang 52
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ
(6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)
Địa chỉ: Mã huyện, quận1:
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) ... năm ...
Ngày báo cáo: ...............................................
Thuộc loại hình cơ sở 2(doanh nghiệp):...................Mã loại hình cơ sở:

Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.


Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở:3......................................................... Mã lĩnh vực:
Tổng số lao động của cơ sở: .............. người, trong đó nữ.................người
Tổng quỹ lương:...............triệu đồng
I. Tình hình chung tai nạn lao động
Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật
Số vụ ( Vụ) Số người bị nạn (Người)
Số người Số người bị thương
Tổng số Số LĐ nữ
Số vụ chết nặng
Mã có từ Nạn Nạn Nạn
Tên chỉ tiêu thống kê Số vụ
số 2 nhân nhân nhân
Tổng có
người không không không Nạn nhân
số người
bị nạn Tổng thuộc Tổng thuộc Tổng thuộc Tổng không thuộc
chết
trở số quyền số quyền số quyền số quyền quản lý
lên quản quản quản
lý lý lý
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1. Tai nạn lao động
1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4
a. Do người sử dụng lao động
Không có thiết bị an toàn
hoặc thiết bị không đảm
bảo an toàn
Không có phương tiện bảo
vệ cá nhân hoặc phương
tiện bảo vệ cá nhân không
tốt
Tổ chức lao động chưa hợp
Trang 53
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

Chưa huấn luyện hoặc
huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao
động chưa đầy đủ
Không có quy trình an toàn
hoặc biện pháp làm việc an
toàn
Điều kiện làm việc không
tốt
b. Do người lao động
Vi phạm nội quy, quy
trình, quy chuẩn, biện pháp
làm
việc an toàn
Không sử dụng phương
tiện bảo vệ cá nhân
c. Khách quan khó tránh/
Nguyên nhân chưa kể
đến
1. 2. Phân theo yếu tố gây
chấn thương5

1.3. Phân theo nghề
nghiệp6
....
2. Tai nạn được hưởng
trợ cấp theo quy định tại
Khoản 2 Điều 39 Luật
ATVSLĐ
3. Tổng số (3=1+2)
II. Thiệt hại do tai nạn lao động
Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ)
Tổng số ngày
nghỉ vì tai nạn Khoản chi cụ thể của cơ sở
lao động (kể cả Thiệt hại tài sản (1.000 đ)
Tổng số Trả lương
ngày nghỉ chế Bồi thường /Trợ
Y tế trong thời
độ) cấp
gian điều trị
1 2 3 4 5 6

ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)

Trang 54
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51

Trang 55
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
1
Ghi mã số theo Danh mục đơn vị hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định
của Luật Thống kê.
2
Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy
định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
3
Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo
quy định của Luật Thống kê.
4
Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
5
Ghi tên và mã số theo danh mục yếu tố gây chấn thương.
6
Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
theo quy định của Luật Thống kê.

Trang 56
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
MẪU THÔNG BÁO THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ CƠ SỞ
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
---------------
Số:…….. /TB-.... ………….., ngày …. tháng …. năm …..

THÔNG BÁO
Về thông tin của người làm công tác y tế cơ sở
Kính gửi: Sở Y tế ..................................................................................................
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh: ................................. đại diện ông (bà) ......................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
Điện thoại .................................................................. Fax: ..........................................................
Thông báo người làm công tác y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh
nghề nghiệp cho cơ sở sản xuất kinh doanh (tên cơ sở sản xuất kinh doanh)...............................,
cụ thể:
- Họ và tên: ....................................................................................................................................
- Trình độ chuyên môn: .................................................................................................................
- Số điện thoại liên hệ: ..................................................................................................................
- Chứng nhận, chứng chỉ về y tế lao động: ...................................................................................

ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên;
- .......................
- Lưu: VT, .......

Trang 57
Dự án: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 đoạn từ vòng xoay Nhà Lớn Long Sơn đến Quốc lộ 51 và Xây dựng
mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu.
Gói thầu 17: Xây lắp Đoạn từ đầu tuyến đến cuối nút giao Quốc lộ 51
MẪU THÔNG BÁO THÔNG TIN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CUNG CẤP DỊCH
VỤ CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------
Số: .................../TB-.... ......................, ngày …. tháng …. năm …..

THÔNG BÁO
Về thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe
người lao động
Kính gửi: Sở Y tế.
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh: ......................................... đại diện ông (bà) ..............................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
Điện thoại .......................................................... Fax: ..................................................................
Thông báo đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại cơ sở sản xuất
kinh doanh tên cơ sở sản xuất kinh doanh):............................................cụ thể:
- Tên cơ sở cung cấp dịch vụ: .......................................................................................................
- Địa chỉ .........................................................................................................................................
- Số điện thoại liên hệ: ..................................................................................................................
- Nội dung cung cấp dịch vụ: ........................................................................................................
- Thời gian cung cấp dịch vụ: .......................................................................................................

ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên;
- .......................
- Lưu: VT, .......

Trang 58

You might also like