PHÂN MÔN VẬT LÍ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

A.

PHÂN MÔN VẬT LÍ


I. Lí thuyết
1.
- Năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt được gọi là năng lượng nhiệt (gọi tắt là nhiệt năng)
- Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
2.
Các hình thức truyền nhiệt : Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

Ví dụ:

Dẫn nhiệt: Đưa một đầu thanh sắt vào bếp lò, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng.

Đối lưu: Đun một ấm nước từ đáy ấm, một lúc sau sờ vào mặt nước trong ấm ta thấy nóng.

Bức xạ nhiệt: Đứng gần bóng đèn dây tóc, ta thấy nóng.

3.
- Các vật dẫn nhiệt tốt:
+ Bàn là inox
+ Ấm nước bằng kim loại
+ Xoong nhôm/ inox
+ Thìa inox
- Các vật dẫn nhiệt kém:
+ Áo bông, nỉ
+ Găng tay len, cao su
+ Cốc uống nước bằng sứ
+ Thìa gỗ
II. Bài tập
1.
- Bỏ đá vào cốc nước thì nước trong cốc lạnh dần: Nhiệt độ của nước giảm dần do đã truyền bớt nhiệt năng cho cục đá, nhiệt độ của
đá tăng dần (đá tan dần) vì đã nhận thêm được nhiệt năng từ nước.

- Khi xoa hai tay vào nhau thì tay nóng lên vì các hạt cấu trúc, phân tử, nguyên tử trong tay chúng ta dao động nhiều hơn, chuyển
động nhanh hơn làm tăng nhiệt năng.

2.
Các hình thức truyền nhiệt:
- Bức xạ nhiệt : truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. ...
- Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng, hoặc qua các bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.
- Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng/ chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là do sự đối lưu của dòng
không khí.
3.
*Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống:
- Khinh khí cầu: Sử dụng việc đốt nóng không khí làm cho không khí nở ra, khối lượng riêng của không khí giảm, nên khí cầu có thể bay
lên cao, nhờ sức gió mà di chuyển được.
- Băng kép (bộ phận chính của rơle nhiệt)

- Làm khâu dao, khâu liềm


- Khi lắp đặt đường ray xe lửa, giữa các thanh ray thường để hở 1 khe nhỏ. Khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể nở dài ra.
- Khi làm cầu, giữa các nhịp cầu, người ta thường để hở một đoạn nhỏ.
- Sử dụng con lăn ở gối cầu của cầu thép. Khi nhiệt độ tăng, nhờ con lăn mà cầu thép nở dài ra không bị cản trở.
- Các ống dẫn khí thường được uốn cong ở 1 số đoạn để khi khí nóng đi qua, ống dễ dàng nở dài ra.
*Mô tả sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính khí quyển
Khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt
lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
*Một trong những cách khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ sinh hoạt trong gia đình là sử dụng hệ thống nhiệt động học địa
nhiệt. Dưới đây là một số ý tưởng cụ thể:
Hệ thống sưởi ấm địa nhiệt: Hệ thống này hoạt động bằng cách đưa ống dẫn chất lỏng dưới mặt đất, nơi nhiệt độ luôn ổn định quanh năm.
Chất lỏng này sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh và mang nhiệt độ này lên mặt đất để sưởi ấm cho ngôi nhà.
Máy nước nóng địa nhiệt: Tương tự như hệ thống sưởi ấm, máy nước nóng địa nhiệt cũng sử dụng ống dẫn chất lỏng dưới mặt đất để hấp
thụ nhiệt. Tuy nhiên, thay vì sử dụng nhiệt độ này để sưởi ấm, nó sẽ được sử dụng để làm nóng nước.
Hệ thống làm mát địa nhiệt: Trong mùa hè, hệ thống này hoạt động ngược lại so với hệ thống sưởi ấm. Thay vì hấp thụ nhiệt từ môi trường
xung quanh, hệ thống này sẽ đưa nhiệt từ ngôi nhà xuống mặt đất, giúp làm mát ngôi nhà.
4. Một vài ví dụ về bài tập giải thích
a) Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các
lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.
b) Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Nồi xoong làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín. Bát đĩa dùng để
đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.
c) Vì khi đun nóng nước dòng nước nóng trước có nhiệt độ thấp hơn sẽ di chuyển lên trên, còn dòng nước chưa nóng nặng hơn nên di chuyển
xuống dưới cách này giúp cho nước nóng đều và sẽ nóng được nhiều hơn
d) Xăng dầu là vật dễ cháy nổ khi có nhiệt độ cao. Các bể, bồn chứa xăng dầu thường sơn nhũ bạc vì các vật màu sáng, ánh
bạc thì hấp thụ nhiệt kém, phản xạ nhiệt tốt, chúng làm giảm sự hấp thụ nhiệt từ mặt trời hay ánh sáng để tránh hiện
tượng cháy nổ.
e) Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng và nở ra nên làm
vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì nhiệt độ lớp thủy tinh bên trong tăng lên và kịp thời dẫn nhiệt ra ngoài nên cốc nóng lên đều ở cả trong và ngoài,
do đó sẽ khó bị vỡ cốc.
Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên
ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.

You might also like