Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
----------***----------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA TIKTOK ĐẾN THÓI QUEN


ĂN UỐNG CỦA SINH VIÊN TRONG KHU ĐÔ THỊ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm tác giả:


Nguyễn Hồ Quang Huy
Nguyễn Thái Linh
Nguyễn Ngân Nhạn
Nguyễn Hồng Xuân Thắm
Lớp: 2320DAI033L03

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thói quen ăn uống là những thái độ và hành vi liên quan đến việc ăn uống, được
lặp đi lặp lại nhiều lần bởi một người hay nhóm người. Thói quen ăn uống bao gồm:
thái độ, sự nhận thức, sự lựa chọn, tiêu thụ và lãng phí thực phẩm. Những thói quen này
có thể được hình thành do nhiều yếu tố như văn hóa, gia đình, môi trường sống, sở thích
cá nhân,… Người trẻ hiện nay, đặc biệt là sinh viên đang có xu hướng theo đuổi những
thói quen ăn uống kém lành mạnh như tiêu thụ thức ăn nhanh, thói quen bỏ bữa, lãng
phí đồ ăn,.... Một trong những yếu tố góp phần dẫn đến loạt hành vi này là mạng xã hội,
trong đó có TikTok. Đây là một ứng dụng video âm nhạc trên mạng xã hội được ra mắt
vào năm 2017. Trái ngược với các nền tảng truyền thông xã hội khác, TikTok được đặc
trưng bởi các đoạn video nhỏ ngắn dưới một phút. TikTok ra đời ảnh hưởng cả tích cực
và tiêu cực đến thói quen ăn uống của sinh viên.
Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn thành
phố Thủ Đức và thành phố Dĩ An. Đây là khu vực tập trung sinh viên của nhiều trường
đại học và cao đẳng, mật độ dân số cao và nhịp sống hiện đại. Với nhu cầu ăn uống của
một lượng lớn sinh viên tại khu vực này, Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh đã hình thành những khu vực ăn uống, những con đường ẩm thực. Sinh viên ở
đây có rất nhiều sự lựa chọn về địa điểm ăn uống, món ăn, hay loại thực phẩm. Những
yếu tố này đã hình thành nên những thói quen ăn uống thói quen lành mạnh và không
lành mạnh ở sinh viên. Tuy nhiên, những thói quen này không bền vững mà rất dễ bị tác
động và thay đổi theo nhiều nhân tố khác nhau. Một trong những nhân tố này là xu
hướng sử dụng TikTok để lựa chọn và tiêu thụ thực phẩm.
Nhận thấy ngày càng nhiều sinh viên trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh sử dụng TikTok cho việc lựa chọn, tiêu thụ thực phẩm, nhưng chưa
có những nghiên cứu cụ thể mô tả tác động của TikTok đối với thói quen ăn uống của
sinh viên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của TikTok đến thói
quen ăn uống của sinh viên trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh” với mong muốn cung cấp thông tin hữu ích cho các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn
uống trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng phù hợp
nhu cầu ăn uống của sinh viên. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu hi vọng đề tài có thể hỗ
trợ các nhà quản lý giáo dục, nhà hoạch định chính sách, các tổ chức y tế có những
định hướng giáo dục và biện pháp phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của sinh viên. Hơn hết, kết quả nghiên cứu có thể giúp sinh viên nâng cao
nhận thức về tác động của TikTok đến thói quen ăn uống của bản thân, từ đó có những
lựa chọn ăn uống lành mạnh và khoa học.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau
của TikTok và tác động của mạng xã hội này đến thói quen ăn uống của con người.
Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý trong lĩnh vực này có thể kể đến như:
Gillian và cộng sự (2014) đưa ra kết luận trong nghiên cứu “Social media
interventions for diet and exercise behaviours: a systematic review and meta-analysis
of randomised controlled trials” (tạm dịch: “Những biện pháp can thiệp của mạng xã
hội đối với thói quen ăn kiêng và tập thể dục: một bài đánh giá và phân tích - tổng hợp
có hệ thống các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng”) cho rằng có sự khác biệt đáng
kể giữa các biện pháp can thiệp trên mạng xã hội và các biện pháp kiểm soát can thiệp
khác trong việc thúc đẩy chế độ ăn uống và hành vi lành mạnh. Kết quả tổng hợp của
nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ chất béo trong chế độ ăn uống ở nhóm sử dụng
mạng xã hội giảm đáng kể. Từ đó ta thấy phương tiện truyền thông xã hội có thể mang
lại những lợi ích nhất định cho các biện pháp can thiệp y tế công cộng hay việc ảnh
hưởng tới thói quen ăn uống lành mạnh của người dùng.
Trong tác phẩm “TikTok made me do it: Teenagers’ Perception and Use of Food
Content on TikTok” (tạm dịch: “TikTok ép tôi làm thế: Nhận thức và cách sử dụng nội
dung thực phẩm trên TikTok của thanh thiếu niên”), Wang và cộng sự (2022) đã
nghiên cứu về cách thanh thiếu niên tương tác với nội dung về thực phẩm trên TikTok
và ảnh hưởng của nó đến thói quen ăn uống. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những nội
dung trên TikTok mang đến cảm hứng ăn uống lành mạnh mỗi ngày, thúc đẩy giới trẻ
thử những thực phẩm mới, học hỏi chế độ ăn uống phù hợp với bản thân.
Ngoài những tác động tích cực của TikTok đến lối sống hay thói quen ăn uống,
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng TikTok còn ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen ăn uống
của giới trẻ. Các công trình như “The Implications of Social Media in Dietary Habits
and Body Image; exploring Gender Differences” (tạm dịch: “Ý nghĩa của mạng xã hội
đối với thói quen ăn uống và hình ảnh cơ thể; tìm hiểu về những sự khác biệt giới
tính”) của Hutchison (2023), “TikTok Promotes Diet Culture and Negative Body
Image Rhetoric: A Content Analysis” (tạm dịch: “TikTok thúc đẩy văn hóa ăn kiêng và
hùng biện về hình ảnh cơ thể tiêu cực: một bài phân tích nội dung”) của Raiter và
cộng sự (2023), ‘‘Further evidence of the association between social media use,
eating disorder pathology and appearance ideals and pressure: a cross-sectional study
in Norwegian adolescents” (tạm dịch: “Thêm những bằng chứng về mối liên hệ giữa
việc sử dụng mạng xã hội, bệnh lý rối loạn ăn uống với những lý tưởng và áp lực về
ngoại hình: một nghiên cứu cắt ngang về thanh thiếu niên Na Uy”) của Dahlgren và
cộng sự (2024) cùng nhiều nghiên cứu khác cũng kết luận rằng TikTok có ảnh hưởng
tiêu cực đến thói quen ăn uống của người trẻ khi chỉ ra các nội dung trên mạng xã hội
này cho xu hướng khuyến khích, lãng mạn hóa chứng rối loạn ăn uống (eating
disorder).
Nhìn chung, các tác phẩm này đã cung cấp những nội dung về ảnh hưởng của
TikTok đến một số hành vi liên quan đến thói quen ăn uống của giới trẻ, cả mặt tích
cực và mặt tiêu cực. Tuy nhiên, các lý thuyết này chủ yếu đề cập đến những tác động
của TikTok đến quá trình tiêu thụ thực phẩm, chưa nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng của
TikTok đến các yếu tố khác của thói quen ăn uống như sự lựa chọn hay lãng phí thực
phẩm.
Tại Việt Nam những nghiên cứu quan tâm đến ảnh hưởng của TikTok đến thói
quen ăn uống của giới trẻ còn hạn chế. Tuy nhiên, vẫn có một số tác phẩm liên quan có
thể kể đến như sau:
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của nội dung video trên TikTok đến hành vi, thái độ
của sinh viên Hà Nội”, nhóm tác giả Phạm Thùy Trinh, Phạm Thị Yến, Hoàng Phi
Yến, Trần Thị Hiên, Nguyễn Hồng Hạnh (2020) đã chỉ ra rằng xu hướng sử dụng
TikTok ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới sinh viên bởi sự tiện lợi, dễ dàng
thao tác và những tính năng giải trí hấp dẫn. Nghiên cứu cho thấy TikTok đã và đang
tạo ra những tác động nhất định đến hành vi và thái độ của sinh viên Hà Nội, bao gồm
cả mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, những lợi ích mà nội dung video TikTok mang
lại có phần vượt trội hơn so với những ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa, nghiên cứu còn
chỉ rõ có khoảng hơn 85% các bạn sinh viên dành sự quan tâm cho các chủ đề ăn uống
trên TikTok càng cho thấy mạng xã hội này ảnh hưởng không ít đến hành vi ăn uống
của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên.
Trong tác phẩm “The Generation Z view of Key Opinion Leader reviewing food
on TikTok platform in Vietnam” (tạm dịch: “Quan điểm của Thế hệ Z về việc người
dẫn dắt dư luận chủ chốt nhận xét đồ ăn trên nền tảng TikTok tại Việt Nam”), tác giả
Nguyễn Đoàn Nhật Thắng và các cộng sự (2022) khi nghiên cứu về các KOL (Key
Opinion Leader - người dẫn dắt dư luận chủ chốt) cũng đã chỉ ra rằng các dù các KOL
trên TikTok thường không có chuyên môn về ẩm thực, họ vẫn nắm vai trò quan trọng
trong việc dẫn dắt dư luận và người xem về lựa chọn đồ ăn. Điều này có vai trò định
hướng một phần đến thói quen ăn uống của người dùng.
Có thể thấy, những nghiên cứu về ảnh hưởng của TikTok ở Việt Nam chưa nhận
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình hiện có đã đề
cập được một số vấn đề có mối liên hệ với thói quen ăn uống của người dùng nền tảng
này.
Nhìn chung, những công trình đi trước (cả trong và ngoài nước) đều đã khái
quát một số ảnh hưởng của TikTok đến các yếu tố của thói quen ăn uống như: sự lựa
chọn và tiêu thụ thực phẩm, chế độ ăn uống. Tuy nhiên, tại khu đô thị Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, chưa có công bố nào mô tả tác động của TikTok đến thói
quen ăn uống của sinh viên Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Do
đó, đề tài nghiên cứu này đảm bảo tính mới và không trùng lặp với bất kì nghiên cứu
khoa học nào trước đó.

4. Mục tiêu nghiên cứu


Phân tích tác động của TikTok đến thói quen ăn uống của sinh viên trong Khu
đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Phạm vi nghiên cứu


● Phạm vi không gian:
Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
● Phạm vi thời gian:
Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 4 năm 2024
6. Mẫu khảo sát
Khảo sát ngẫu nhiên sinh viên trong Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.

7. Câu hỏi nghiên cứu


TikTok ảnh hưởng như thế nào đến thói quen ăn uống của sinh viên trong Khu
đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh?

8. Giả thuyết nghiên cứu


TikTok ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen ăn uống của sinh viên trong Khu đô
thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực và ảnh
hưởng tiêu cực.

9. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập các thông tin liên
quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được
công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê. Mục đích
của phương pháp này nhằm khảo cứu, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan
đến định hướng nghiên cứu ảnh hưởng của TikTok đến thói quen ăn uống, từ đó kế
thừa những lý thuyết và kinh nghiệm của những người đi trước. Chúng tôi nghiên cứu
các tài liệu về những ảnh hưởng của mạng xã hội, trong đó có TikTok đến thói quen ăn
uống của thanh thiếu niên, sinh viên Việt Nam và cụ thể hơn là sinh viên trong Khu đô
thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp đưa ra những câu hỏi với người đối
thoại để thu thập thông tin. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong nghiên cứu
này để có được những thông tin mà các tác giả sẽ dự định tìm hiểu sâu hơn, mang tính
thực tế và khách quan từ sinh viên trong Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn nhóm từ 5 đến
10 người về tần suất xem video ngắn TikTok về chủ đề ăn uống, xu hướng tìm kiếm
quán ăn dựa theo TikTok, xu hướng đánh giá quán ăn khi theo ngườ,... và một số câu
hỏi liên quan khác.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn viết nhằm thu
thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Hoạt động thu thập
dữ liệu được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng câu hỏi in sẵn,
người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo
một quy ước đã được thống nhất hoặc sẽ có một đội ngũ điều tra viên tham gia lấy ý
kiến và đánh dấu câu trả lời vào phiếu hỏi. Phương pháp này được sử dụng trong
nghiên cứu này để khảo sát sinh viên trong Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh về tần suất sử dụng TikTok và những ảnh hưởng của TikTok đến thói các
yếu tố của thói quen ăn uống như: chế độ ăn uống, sự lựa chọn, tiêu thụ, và lãng phí
thực phẩm, của sinh viên trong Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dự định tiến hành khảo sát thông qua Google Forms
với bảng câu hỏi từ 15 - 20 câu mang tính khách quan, để nắm được các đặc điểm cơ
bản của nhóm đối tượng bị ảnh hưởng thói quen ăn uống từ ứng dụng TikTok như tuổi
tác, giới tính,... và các câu hỏi
Phương pháp xử lý thông tin định tính là một phương pháp trong nghiên cứu
khoa học và thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu không có giá trị số, mà thay
vào đó là mô tả các thuộc tính hoặc đặc điểm của dữ liệu. Phương pháp này thường
được sử dụng khi muốn hiểu và mô tả các khía cạnh không có tính chất số liệu của một
hiện tượng hoặc tình huống. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để thu thập
thông tin cần thiết cho đề tài ở dạng định tính, từ đó đưa ra những kết luận liên quan
đến đề tài. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng những thông tin dạng định tính đã
có một cách chọn lọc để hiểu rõ và mô tả một khía cạnh nhất định về đề tài như cái
nhìn của chính sinh viên về những ảnh hướng của TikTok đến thói quen ăn uống, đưa
ra những phân tích có cơ sở và góp phần để kết luận được khách quan, hợp lý nhất.
Phương pháp xử lý thông tin định lượng là một phương pháp trong nghiên cứu
khoa học và thống kê dùng để phân tích dữ liệu có giá trị số, thường là kết quả của các
đo lường hoặc thử nghiệm. Phương pháp này thường được sử dụng khi muốn đo
lường, so sánh và kết luận dựa trên các giá trị số liệu và mối quan hệ giữa chúng.
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để lấy nguồn dữ liệu có giá trị số từ phân
tích ra các kết luận liên quan đến đề tài. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ lấy những
dữ liệu số đã thu thập được để đo lượng độ phủ sóng của TikTok với sinh viên, so sánh
giữa các nhóm đối tượng (giới tính, tuổi tác,...) và các khía cạnh khác để đưa ra phân
tích, kết luận phù hợp nhất.

10. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo (và phụ lục), nội
dung chính của đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của TikTok đến thói quen ăn
uống của sinh viên trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” được
kết cấu thành 3 chương, 10 mục.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dahlgren, C.L., Sundgot-Borgen, C., Kvalem, I.L., Wennersberg, A., & Wisting, L.
(2024). Further evidence of the association between social media use, eating
disorder pathology and appearance ideals and pressure: a cross-sectional study
in Norwegian adolescents. Journal of Eating Disorders, 12(34).
https://doi.org/10.1186/s40337-024-00992-3
Hutchison, Z. (2023). The Implications of Social Media in Dietary Habits and Body
Image; exploring Gender Differences. Undergraduate thesis, Dublin, National
College of Ireland.
https://norma.ncirl.ie/6704/
Nguyen Doan Nhat Thang, Tran Hoang Hao, Le Thi My Danh, & Nguyen Thi Thuy
Hien. (2023). The generation Z view of key opinion leader reviewing food on
TikTok platform in Vietnam. Proceedings of the World Conference on Media
and Mass Communication, 7(01), 226–244.
https://doi.org/10.17501/24246778.2023.7109
Phạm Thùy Trinh, Phạm Thị Yến, Hoàng Phi Yến, Trần Thị Hiên, & Nguyễn Hồng
Hạnh. (2020). Ảnh hưởng của nội dung video trên TikTok đến hành vi, thái độ
của sinh viên Hà Nội. Trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Sinh viên thường niên:
Năm học 2020-2021.
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/133538/1/KY_20211023220
259.pdf
Raiter, N., Husnudinov, R., Mazza, K., & Lamarche, L. (2023). TikTok Promotes Diet
Culture and Negative Body Image Rhetoric: A Content Analysis. Journal of
Nutrition Education and Behavior, 55(10), 755-760.
https://doi.org/10.1016/j.jneb.2023.08.001

Wang, C.H., Sher, S.T.H., Salman, I., & Janek, K. ​(2022). “TikTok Made Me Do It”:
Teenagers’ Perception and Use of Food Content on TikTok. 458-463.
10.1145/3501712.3535290

Williams, G., Hamm, MP., Shulhan, J., Vandermeer, B., & Hartling, L. (2014).

Social media interventions for diet and exercise behaviours: a systematic


review and meta-analysis of randomised controlled trials. BMJ Open, 4(2).

10.1136/bmjopen-2013-003926

You might also like