Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ THAM KHẢO 18/6/2024

CÂU 1. CƠ HỌC VẬT RẮN (4,0 điểm)


Trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang có một thanh
mảnh AB đồng chất có khối lượng m, chiều dài là 2 A O G
B
2m
đang nằm yên. Một viên đạn nhỏ, có khối lượng (Hình 2)
3
bay ngang với tốc độ V0 tới cắm vào đầu B theo phương vuông góc với thanh và ghim
chặt vào đó (Hình 2).
1. Xác định chuyển động của hệ sau va chạm.
2. Tìm độ giảm động năng của hệ do va chạm.
CÂU 2 . Quang hình (4,0 điểm)
Một thấu kính mỏng có hai mặt cầu lồi cùng bán kính R=14 cm làm bằng chất
có chiết suất n =1,5 được đặt ở mặt giới hạn hai môi trường có chiết suất lần lượt là n1
= 1 và n2 = 1,3 (hình 4).
a. Xác định vị trí các tiêu điểm chính F và F’ của thấu kính.
b. Xác định số phóng đại của vật AB đặt cách hệ một khoảng d = 60 cm như
(hình 3). Nêu cách dựng ảnh của vật AB.
c. Chứng tỏ rằng tồn tại một điểm M
nằm trên trục chính mà mọi tia sáng có
phương đi qua điểm M (và đến thấu kính với
góc tới nhỏ) dường như truyền thẳng qua
thấu kính. Hãy xác định khoảng cách từ M
tới quang tâm O của thấu kính.
CÂU 3 . TĨNH ĐIỆN (4,0 điểm)
Trong không gian ở đỉnh của hình vuông nội tiếp đường tròn bán kính R0 có đặt 4 chất
điểm có khối lượng m, hai trong số đó có điện tích q, +q
hai mang điện tích - q (hình 4). Ban đầu những chất m

điểm này có vận tốc có cùng độ lớn, và có phương tiếp
m O
-q -q
tuyến với đường tròn theo chiều kim đồng hồ. Biết rằng m
khoảng cách nhỏ nhất của các vật đạt được tới tâm O là R0
m
R1 (R1 < R0). Xem rằng tại mọi thời điểm các vật nằm (Hình 4)
+q
trên đường tròn có tâm O. Bỏ qua lực hấp dẫn. Mỗi hạt
sẽ chuyển động theo quỹ đạo như thế nào? Xác định thời gian chuyển động của các hạt
từ lúc ban đầu tới khi đạt khoảng cách R1 tới tâm.
Câu 4. CƠ CHẤT ĐIỂM (4,0 ĐIỂM)
Dây chiều dài L không dãn nằm trên mặt bàn
nằm ngang, đầu đây bên phải luồn qua một lỗ nhỏ trên
bàn và buộc vào phía dưới mặt bàn như hình vẽ. Phần
dây bên dưới mặt bàn vắt qua một ròng rọc nhỏ nhẹ có
treo một vật khối lượng M . Đầu dây bên trái được giữ
sao cho lúc đầu ròng rọc ở sát mặt dưới của bàn, sau đó thả ra. Dây sẽ trượt trên bàn
vào lỗ. Bỏ qua ma sát. Bề dày mặt bàn không đáng kể.
Tìm tốc độ v của đầu bên trái vào lúc nó di chuyển được một đoạn x trong hai trường
hợp.
1. Bỏ qua khối lượng dây.
2. Dây đồng chất tiết điện đều có khối lượng m .
Áp dụng số với x = 20 cm ; g = 10 m / s2 ; m = 500 g và M = 1,1 kg
----------

You might also like