Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM


KHOA: CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

BÁO CÁO ĐỀ TÀI


MÔN HỌC: KỸ THUẬT CHẾ TẠO

THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY IN 3D VẬT LIỆU SÁP NẾN

GVHD: Nguyễn Thanh Tân


Mã LHP: MATE230430_23_2_01CLC
Nhóm SVTH: 03
Vũ Tuấn Anh 22146074
Phan Công Tâm 22146215
Bùi Nhật Tân 22146217
Phan Nguyễn Quốc Thanh 22146220
Nguyễn Văn Thái 22146225
Nguyễn Phong Tuấn 22146249
Nguyễn Hoàng Vũ 22146254

TPHCM, ngày 7 tháng 6 năm 2024

Năm học 2023-2024


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Cơ khí chế tạo
máy – Trường đại học sư phạm kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Các thầy cô đã luôn nhiệt tình
dạy dỗ và tạo điều kiện cho chúng em học tập và nghiên cứu trong suốt những năm học đại học.
Em cũng xin cảm ơn tới thầy Nguyễn Thanh Tân đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong
suốt thời gian làm đồ án vừa qua.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân trong gia đình và các bạn sinh viên
trong tập thể lớp 22146CL1AB đã cho tôi những ý kiến đóng góp giá trị khi thực hiện đề tài này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng.......năm 2024
Sinh viên
MỞ ĐẦU
Các nước phát triển trên thế giới, sự đột phá về khoa học kỹ thuật đã giúp họ tìm ra những
kỹ thuật tiên tiến áp dụng trong sản xuất, chế tạo. Đến thời điểm hiện nay, việc ứng dụng kỹ thuật
trong cuộc sống, công việc cũng như nhiều lĩnh vực khác đã và đang được áp dụng phổ biến rộng
rãi hơn. Xu hướng công nghệ dù đi tới đâu cũng đều nhằm phục vụ và cải thiện đời sống con người,
trong đó, sẽ có những công nghệ và phát minh có thể thay đổi toàn diện cuộc sống con người.
Những xu hướng công nghệ sẽ thay đổi cuộc sống tương lai:
+ Trí tuệ nhân tạo-Robot.
+ Công nghệ nano và khoa học vật liệu.
+ Công nghệ in 3D bằng sáp.
+ Sự nở rộ của các thiết bị đeo được.
+ Công nghệ pin và sạc không dây.
+ Màn hình cong.
Công nghệ in 3D là một trong những xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, đang thu
hút sự chú ý của hàng loạt các nước trên thế giới. Công nghệ in 3D hiện giờ đã không còn quá xa
lạ với giới chuyên môn và người sử dụng trên toàn thế giới. Vậy công nghệ in 3D là gì và tại sao
nó đem lại nhiều lợi ích đến vậy ?.
MỤC LỤC
Chương 1. Tổng quan về máy in 3d ........................................................................................ 5
1. Công nghệ in 3d là gì? ....................................................................................................... 5
2. Lịch sử phát triển công nghệ máy in 3d. ......................................................................... 6
3. Tình hình công nghệ in 3d trên thế giới .......................................................................... 8
4. Công nghệ in 3d ở Việt Nam ............................................................................................. 9
5. Ứng dụng .......................................................................................................................... 10
Chương 2. Thiết kế máy in 3D .............................................................................................. 18
1. Thiết kế cơ khí ................................................................................................................. 18
2. Lựa chọn, tính toán động cơ ........................................................................................... 18
3. Tính toán .......................................................................................................................... 19
4. Lựa chọn hệ thống điều khiển ........................................................................................ 23
5. Linh kiện điện tử.............................................................................................................. 23
Chương 3. Vật liệu sáp ........................................................................................................... 29
1. Tổng quan về sáp ............................................................................................................. 29
2. Các thông số kỹ thuật của sáp ........................................................................................ 29
3. Ứng dụng của sáp ............................................................................................................ 30
Chương 4. Phương pháp tạo phôi ......................................................................................... 30
1. Quy trình in 3D bằng sáp ................................................................................................ 30
2. Các phương pháp tạo phôi phổ biến hiện nay: ............................................................. 31
Chương 5. Phương pháp gia công ......................................................................................... 35
Chương 6. Kiểm tra,đánh giá và cải tiến.............................................................................. 37
1. Kiểm tra: ........................................................................................................................37
2. Đánh giá: ........................................................................................................................37
3. Cải tiến: ..........................................................................................................................38
Chương 7. Kết luận ..............................................................................................................40
Chương 1. Tổng quan về máy in 3d
1. Công nghệ in 3d là gì?
Cách đây khoảng 40 năm về trước, những ai lần đầu tiên nghe tiếng phát ra trên radio, nhìn
thấy hình mình trên 1 tấm giấy, hay xem những con người bé tỉ chạy nhảy trong chiếc hộp vuông
thì ta đã thấy công nghệ đó thật hiện đại. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, đi bất
cứ đâu chúng ta cũng nghe thấy TV 3D, phim 3D, âm thanh 3D, Hình 3D. Tất cả những cụm từ
trên dùng để chỉ những công nghệ tạo ảo giác hình khối lên thị giác và thính giác của con người,
nhằm mô phỏng lại những gì ta có thể thấy và nghe được. Nhưng 3D trong công nghệ in 3D là một
định nghĩa hoàn toàn khác với 3D mang tính mô phỏng mà ta đã nói như ở trên.
In 3D ở đây sản phẩm thật, vật thể thật mà ta có thể cầm trên tay, quan sát một cách chính
xác, 3D ở đây là mọi thứ xung quanh ta, mà từ nguyên thủy đến hiện nay ta vẫn tiếp xúc hàng ngày,
quá quen thuộc mà ta chẳng gọi nó là 3D làm gì.
Thế nào là in 3D? In 3D là in ấn ra một vật thể theo không gian ba chiều (Dài Rộng-Cao)
mà ta có thể cầm nắm, quan sát hay sử dụng nó như: mô hình xe hơi, máy bay, lọ hoa, giày, quần
áo,... thậm chí là một ngôi nhà, đôi giày, cái chụp đèn ngủ. Đối với in 3D, cảm hứng sáng tạo là vô
tận, tất cả những gì bạn cần là một ý tưởng tuyệt vời. Hiện nay có nhiều công nghệ in 3D, trong đó
FDM và SLA là 2 công nghệ 3D được sử dụng rộng rãi nhất: FDM (Fused Deposition Modeling),
SLA (Stereolithograp).
Công nghệ in 3D là gì? Công nghệ in 3D hay công nghệ tạo mẫu nhanh là cách thức để
thực hiện việc in 3D, hay cách thức để máy in 3D hoạt động. Ngày nay công nghệ in 3D phát triển
rất đa dạng, với mỗi sản phẩm 3D có thể được in ra với nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu dạng
khối, dạng lỏng, dạng bột bụi. Với mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như sử dụng
tia laser, dụng cụ cắt, đùn nhựa... Cách thức in thì có in từ dưới lên, in từ đỉnh xuống.
Vật liệu in 3D: Có thể là nhựa PLA, ABS, Nylon, Flexible. Wood,
giấy, bột, polymer, kim loại, đặc biệt là socola, kem...các vật liệu này có đặc điểm là có sự kết dính
với nhau để vật liệu lớp bên trên kết dính với lớp bên dưới được.
Công nghệ in 3D – xu hướng của tương lai!
Công nghệ in 3D có những đặc điểm gì khiến các chuyên gia đánh giá đây là xu hướng phát
triển đầy mạnh mẽ trong thời gian tới, xu hướng của tương lai?
Ưu điểm đầu tiên: Đúng như tên gọi của nó: công nghệ tạo mẫu nhanh công nghệ này có
sự vượt trội về thời gian chế tạo một sản phẩm hoàn thiện. “Nhanh” ở đây cũng chỉ là một giới hạn
tương đối. Thông thường, để tạo ra một sản phẩm mới mất khoảng từ 3-72 giờ, phụ thuộc vào kích
thước và độ phức tạp của sản phẩm. Có thể bạn cho rằng khoảng thời gian này có vẻ chậm, nhưng
so với thời gian mà các công nghệ chế tạo truyền thống thường mất từ nhiều tuần đến nhiều tháng
để tạo ra một sản phẩm thì nó nhanh hơn rất nhiều. Chính vì cần ít thời gian hơn để tạo ra sản phẩm
nên các công ty sản xuất tiết kiệm được chỉ phí, nhanh chóng đưa ra thị trường những sản phẩm
mới.
Ưu điểm đặc biệt thứ 2: vì dụ ta có thể chế tạo được cái đầu người với đầy đủ bộ phân cả
bên trong lẫn bên ngoài một cách chỉ tiết chỉ trong một lần thực hiện mà các phương pháp truyền
thống không thể chế tạo được.
2. Lịch sử phát triển công nghệ máy in 3d.
Cơ chế hay tính chất của công nghệ. Thuật ngữ “in 3D" sẽ cho người nghe hình dung về
việc sử dụng máy in phun với đầu mực di Có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ công
nghệ sản xuất đắp dần quen thuộc nhất là Công nghệ in 3D, bên cạnh những tên khác như Công
nghệ tạo mẫu nhanh. Công nghệ chế tạo nhanh và Công nghệ chế tạo trực tiếp. Như vậy, hầu hết
các thuật ngữ này đều ra đời dựa trên chuyển trên giấy để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện, giống
như máy in bình thường hiện nay vẫn hay sử dụng tại văn phòng. Trên thực tế thi công nghệ sản
xuất đắp dần cũng có thể hoạt động tương tự như vậy, nhưng nó còn có những quá trình, kĩ thuật
tiến bộ hơn. Một cách cụ thể, Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ (American Society for Testing
Materials - ASTM) đã đưa ra một khái niệm rõ ràng về công nghệ đắp dần: “Công nghệ sản xuất
đắp dần là một quá trình sử dụng các nguyên liệu để chế tạo nên mô hình 3D, thường là chồng từng
lớp nguyên liệu lên nhau, và quá trình này trái ngược với quá trình cất gọt vẫn thường dùng để chế
tạo xưa nay". Có thể thấy đây là một phương pháp sản xuất hoàn toàn trái ngược so với các phương
pháp cắt gọt - hay còn gọi là phương pháp gia công, mài giữa vật liệu nguyên khối - bằng cách loại
bỏ hoặc cắt gọt đi một phần vật liệu, nhằm có được sản phẩm cuối cùng. Còn với sản xuất đắp dần,
ta có thể coi nó là công nghệ tạo hình như đúc hay ép khuôn, nhưng từ những nguyên liệu riêng lẻ
để đắp dần thành sản phẩm cuối cùng.
Công nghệ sản xuất đắp dần ra đời đã được 30 năm nay. Năm 1986, Charles Hull sáng tạo ra một
quá trình gọi là Stereolithography - sản xuất vật thể từ nhựa lông và làm cứng lại nhờ laser. Sau đó,
ông Hull thành lập công ty 3DSystems, một trong những nhà cung cấp công nghệ lớn nhất hiện
nay trong lĩnh vực sản xuất đắp dần. Nếu lập biểu thời gian thì chúng ta sẽ thấy công nghệ này phát
triển theo một biểu đồ logarit. Từ 1986 đến 2007, trong 20 năm đầu tiên, công nghệ này mới chỉ
có các bước đi nhỏ, chậm, đây được gọi là giai đoạn xâm nhập, bước nền cho công nghệ tạo mẫu
nhanh. Tuy nhiên đến năm 2009, đã có một sự biến động lớn trên thị trường, nhiều bằng sáng chế
về công nghệ này đã hết hạn bảo vệ bản quyền, trong đó có bằng sở hữu FDM. Quá trình Fuse
Deposition Modelling (FDM) tạo hình sản phẩm nhờ nấu chảy vật liệu rồi xếp đặt chồng lớp, vốn
được sở hữu bởi hãng Stratasys, một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực. Khi
bằng sáng chế về FDM hết giá trị, công nghệ này đã thu hút nhiều nhà sản xuất tham gia. Giá thành
sản xuất giảm và FDM trở thành một trong những chia khóa công nghệ cơ bản của các máy sản
xuất đắp dần được tiêu thụ trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, đến năm 2014, các bằng sáng chế
cho công nghệ Nung kết sử dụng laser (Selective Laser Sintering- SLS) cũng bắt đầu hết hạn, tạo
cơ hội cho những sáng chế mới phát triển hơn nữa ngành sản xuất đắp dần, mở đường cho một thời
kỳ phát triển mạnh mẽ của ngảnh công nghiệp này trong tương lai rất gần.
Năm 2013, ngành công nghệ sản xuất đắp dần trị giá khoảng 3,1 tỷ USD/năm, tăng 35% so với
năm 2012. Trong vòng sáu năm tới, tốc độ tăng trường trung bình được dự đoán ở mức cao, khoảng
32%/năm và đạt mức 21 tỷ USD vào năm 2020.
3. Tình hình công nghệ in 3d trên thế giới
Công nghệ in 3D rất được quan tâm bởi các nước trên thế giới. Tăng cường trong sản xuất
công nghiệp và giáo dục là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nước với công nghệ này.
Ở Mỹ: công nghệ in 3D có vai trò là tiềm năng cách mạng hóa trong phương pháp sản xuất
ra hầu hết tất cả mọi thứ. Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ công nghệ này từ nhiều thập kỷ trước. Năm 2012,
NAMII được thành lập nhằm thúc đẩy công nghệ in 3D ở Mỹ. Năm 2014, NAMII đầu tư 9 triệu
USD cho việc nghiên cứu ứng dụng in 3D. Ngoài ra, quỹ khoa học quốc gia và bộ quốc phòng Mỹ
rất quan tâm và đầu tư cho công nghệ in 3D.
Ở Trung Quốc (TQ): năm 2012, TQ đã đưa công nghệ in 3D vào chương trình nghiên cứu
và phát triển công nghệ cao quốc gia. Chính phủ TQ cấp 6,5 triệu USD nghiên cứu tập trung về in
3D. 6/2013, TQ cam kết đầu tư 245 triệu USD cho việc nghiên cứu in 3D.
Ở Anh: 6/2013 Anh hỗ trợ 13,9 triệu USD cho các công ty tư nhân để phát triển in 3D.
2014. Anh công bố thành lập trung tâm quốc gia in 3D với khoản đầu tư 25 triệu USD.
Ở Nhật Bản (NB): 2014, NB dành khoảng 44 triệu USD trong ngân sách để hỗ trợ hoạt
động nghiên cứu, phát triển công nghệ 3D.
Từ những thông tin trên thấy được những ứng dụng to lớn cũng như tác động, ảnh hưởng
cụ thể của công nghệ in 3D, là một ngành công nghệ tiên tiến chiếm lĩnh vị trí to lớn trong kinh tế,
xã hội và chính trị ...
4. Công nghệ in 3d ở Việt Nam
Công nghệ in 3D ở việt Nam đã có mặt khoảng năm 2003, tuy nhiên do giá thành còn cao
nên vẫn chưa được ứng dụng nhiều, chủ yếu dùng trong công tác nghiên cứu. Hiện nay công nghệ
này được ứng dụng phổ biến hơn trong rất nhiều các lĩnh vực. Công nghệ in 3D có thể tăng trưởng
lợi ích kinh tế tối đa cho doanh nghiệp nói chung và các cá nhân nói riêng. Với việc mua máy in
3D và có thể thiết kế 3D, bạn có thể biển ý tưởng thành vật mẫu chỉ trong thời gian ngắn.
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, công đoạn tạo prototype thường
chiếm khá nhiều thời gian trong quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, vì phải đưa mẫu
thiết kế đến các cơ sở gia công thực hiện, nhưng độ chính xác lại chưa cao và tốn một khoản chi
phí đáng kể. Về vấn đề này, máy in 3D hoàn toàn có thể đưa đến giải pháp tối ưu cho người sử
dụng. Sở hữu một chiếc máy in 3D của riêng mình sẽ đảm bảo những ý tưởng của bạn được thực
hiện hỏa nhanh nhất và hoàn hảo nhất. In một thiết kế riêng bằng máy în 3D mang đậm cá tính
sáng tạo chắc chắn sẽ luôn là những trải nghiệm thú vị đối với người đam mê công nghệ.
Đa dạng các dòng máy in 3D trên thị trường Việt Nam:
Ngày trước, để mua một máy in 3D thì phải lên mạng nước ngoài để tìm hiểu, đặt hàng và
phải mất thời gian chờ để máy vận chuyển về nước. Tuy nhiên hiện nay có thể dễ dàng tìm mua
máy in 3D ngay tại thị trường trong nước, với nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, giá cả phù hợp nhưng
vẫn đảm bảo về chất lượng, có thể khẳng định tương đương với các dòng máy nhập khác. Máy in
3D thương hiệu việt được rất nhiều doanh nghiệp trong nước lựa chọn. Những lí do đáng xem xét
để đầu tư vào công nghệ in 3D.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty máy in 3D tham gia vào thị
trường trong nước.
• Công ty 3D MAKER: chuyên nghiên cứu, sản xuất, phân phối các loại máy in 3D
uy tín, chất lượng với nhiều dòng khác nhau: STARTER, PRO225,
PRO230.PRO350....
• Công ty Flashgorge Việt Nam: công ty phân phối máy in 3D tại Việt Nam với
nhiều loại máy đa dạng: 3D printer chocolate, 3D full color HD printer, 3D printer
A Finder, 3D Creator X...

• Creatz3D Pte Ltd là nhà phân phối ủy quyền của tập đoàn máy in 3D Stratasys tại
Singapore và Việt Nam. Công ty có 4 dòng máy chính: Idea, Design, Production,
Dental... Và còn rất nhiều công ty khác trên thị trường Việt Nam.
5. Ứng dụng
Công nghệ sản xuất chế tạo:
Tất nhiên, các ngành công nghiệp sản xuất đã trở thành đối tượng sử dụng in 3D
nhiều nhất. Li do chính khiến công nghệ sản xuất đắp dần được sử dụng rộng dãi trong
môi trường công nghiệp là do nó cho phép sản xuất các bộ phận với số lượng ít, bộ phận
có hình dạng phức tạp, cắt giảm phế liệu, tạo nhanh sản phẩm thử nghiệm, sản xuất theo
yêu cầu. Lí do nữa là in 3D giúp giảm độ phức tạp trong quản lí chuỗi cung ứng, cho
phép sản xuất các bộ phận tại chỗ thay vì phải sản xuất ở nơi khác mang đến.
Ngành công nghiệp ô tô đã sử dụng in 3D để sản xuất những chiếc xe hoàn chỉnh.
Trên thực tế, một chiếc xe tên là Urbee đã được sản xuất toàn bộ bằng công nghệ in 3D.
Nhà sản xuất chiếc xe này đã tập trung vào việc tăng tối đa số lượng các bộ phận xe
được in 3D với mục tiêu chính là tiết kiệm nhiên liệu.
Trong gia đình:
Máy in 3D để bàn có thể cho phép bạn sản xuất những gì bạn muốn ngay trong căn
nhà riêng của mình, tất nhiên là với kích thước phù hợp với máy in và các nguyên liệu
có thể có. Các vật dụng yêu thích như đồ chơi, đồ dùng và đồ trang trí là những ứng
dụng phổ biến nhất. Nhờ máy in 3D để mỗi người có thể tự thiết kế và sản xuất vật dụng
theo yêu cầu riêng biệt, làm nên cá tính của bản thân...
* Kết luận:
Máy in 3D được xem là một phát minh mới lạ và đã không còn quá xa lạ với giới
chuyên môn. Ở Việt Nam, máy in 3D đang bắt đầu tiếp cận thị trường thông qua các
hãng với thương hiệu nước ngoài hay các máy in do Việt Nam sản xuất. Sau khi tìm
hiểu em sẽ đi nghiên cứu, chế tạo một máy in 3D mini cá nhân. Dự kiến kết quả đạt
được như sau:
Nghiên cứu lí thuyết:
+ Nghiên cứu tổng hợp về máy in 3D, cơ sở lí thuyết và nguyên lí hoạt động của
máy.
+ Nghiên cứu thiết kế, gia công, lắp giáp cơ khí cho máy in.
+ Nghiên cứu về lựa chọn các module điều khiển cho máy in.
Dự kiến kết quả thực tế:
❖ Chế tạo thành công máy in 3D: thiết kế, chế tạo máy in 3D mini có kích
thước 415x415x415mm, khổ in 230x230x230mm


Tổng chi phí thực hiện đề tài 10.000.000VND
❖ Danh sách các linh kiện:

SỐ
HÌNH TÊN LINH KIỆN ĐƠN VỊ
LƯƠNG

Nhôm EU 2020

370mm 8 Cây

410mm 4 Cây

190mm 2 Cây

Ty tròn crom 8mm 10 Cây


LM8LUU 10 Cái

Bộ E3D V6 1 Bộ

Tấm PEI nam châm khổ 235 x 235 mm 1 Bộ

Bàn nhiệt MK3 - 24V khổ (235 x


1 Cái
235mm)

Vòng bi F695-2RS hoặc F695ZZ 24 cái

Dây đai GT2 (loại tốt) 3 m


Pully GT2 - 20 răng lỗ 5mm 2 Cái

Vitme T8 dài 300mm (bước 8) 2 Cây

Bộ nhựa máy Voron Legacy ABS 1 Bộ

Ốc Đồng Chìm M3 100 Cái

Động cơ bước 42 dài 40 5 Cái

Khớp nối mềm 5mm ra 8mm 2 Cái


Táng nhôm định hình 2020 bắt sau 5mm 100 Cái

Bộ ốc ráp voron 1 Bộ

Quạt 40mm - 24V 1 Cái

Nguồn tổ ong Meanwell LRS-350-24 1 Cái

Driver động cơ bước TMC 2209 V2 5 Cái

mks gen l v1.0 1 Cái


Cảm Biến Tiệm Cận Kim Loại SN04
1 Cái
NPN

Dây điện + công tác 3 Bộ

LCD 2004 1 Cái


Chương 2. Thiết kế máy in 3D
1. Thiết kế cơ khí
Dựa trên những khảo sát thực tế môn hình máy in 3D, tụi em đã thiết kế một máy in 3D có
cấu tạo gần giống các máy in khác trên thị trường. Ngoại trừ phần đầu in dùng để in sáp thay vì
nhựa như các loại máy khác. Máy gồm các bộ phận sau:
+ 3 trục chuyển động chính X, Y, Z trong đó: trục X và Y chuyển động vuông góc với nhau
trên mặt phẳng Z, trục Z chuyển động tịnh tiến lên xuống so với X và Y.
+ Bàn nhiệt được gắn cố định trên bích trượt trên trục Y.
+ Đầu đùn được làm bằng kim loại: gồm trục vít, motor dẫn động trục vít, và đầu in.
+ Các trục X, Y, Z được cấu tạo gồm:
Trục X gồm: bộ phân cố định và bộ phận chuyển động.
+ Bộ phận chuyển động: chuyển động trượt của mặt bích trên 2 thanh trục trơn nhờ cơ cấu chuyển
động của dây đai.
- Đầu đùn được gắn trên bộ phân chuyển động có tác dụng chuyển động qua lại trục X.
- Trục Y được gắn cố định trên bàn máy. Bàn nhiệt chuyển động dựa trên chuyển động của các mặt
bích chuyển động trượt trên trục Y qua chuyển động của dây đai.
Trục Z gồm 2 bộ phận: bộ phân cố định và bộ phận chuyển động.
+ Bộ phân chuyển động: là chuyển động tịnh tiến của vít me theo phương lên xuống theo trục Z.
Mô hình máy in.
2. Lựa chọn, tính toán động cơ
2.1. Lựa chọn động cơ
Để có thể xác định chính xác tọa độ để tiến hành in, các loại động cơ được lựa chọn phổ
biến bao gồm động cơ servo và động cơ bước ( step motor ).
Động cơ servo
Ưu điểm:
• Điều khiển chính xác.
• Hiệu suất cao.
• Có momen trục lớn.
Nhược điểm:
• Giá thành khá cao.
• Chỉ làm việc ở hệ thống hồi tiếp.
• Khó bảo dưỡng.
• Phải lưu ý kỹ thông số điều khiển.
• Phải có driver riêng để điều khiển.
Động cơ bước
Ưu điểm:
• Điều khiển được tọa độ, tốc độ chính xác.
• Làm việc được trong hệ thống không hồi tiếp (hệ thống hở ).
• Giá thành không cao.
• Duy trì momen tốt, có thể cho momen xoắn cao với tốc độ thấp.
Nhược điểm:
• Dù cho momen xoắn cao với tốc độ thấp nhưng so với các động cơ khác thì momen xoắn
của động cơ bước vẫn nhỏ hơn, máy nhỏ.
• Làm việc ồn.
• Có thể xảy ra sai số do không có hệ thống hồi tiếp.
➢ Từ những ưu điểm và nhược điểm trên ta quyết định sẽ không sử dụng động cơ servo vì
những bất lợi như: giá thành quá cao, phải có driver điều khiển riêng . điều này không phù
hợp với chi phí của máy in 3D giá rẻ. Vì thế nhóm em chọn sử dụng động cơ bước.
3. Tính toán
3.1. Tính toán trục x
+ Lực tác dụng lên trục x:
F = m.a = 0.5 * 0.05 = 0.025 (N)
Trong đó:
F: lực tác dụng lên trục x (N).
m: khối lượng của trục x (kg). Sau khi lắp ráp, tụi em đo được cân nặng của trục x
xấp xỉ 0.5 kg.
a: gia tốc (m/s^2). Dựa vào khảo sát của một số mô hình máy in 3D, gia tốc của trục
x rơi vào khoảng 0.05 (m/s^2)

+ Momen xoắn:
M = F. d = F*D/2 = 0.025 * 0.0006 = 0.000015 (Nm)
Trong đó:
M: momen xoắn (Nm).
F: Lực tác dụng lên trục.
d: chiều dài cánh tay đòn (m). chiều dài cánh tay đòn được tính bằng phân nửa đường kính
puli.
D: đường kính của Puli đai (m). Đường kính của puli được tính như sau:
D = C/3.14 với: C là chu vi của puli, sử dụng puli 20 răng có chu vi là
4mm.
3.2. Tính toán trục y
Lực tác dụng lên trục Y:
F = m.a = 0.3 * 0.05 = 0.0015 (N)
Trong đó:
m: là khối lượng của trục y (kg). Sau khi lắp ráp, tụi em đo được cân nặng của trục y xấp
xỉ 0.3kg.
a: gia tốc (m/s^2). Dựa vào khảo sát của một số mô hình máy in 3D, gia tốc của trục y rơi
vào khoảng 0.05 (m/s^2)
+ Momen xoắn:
M = F. d = F*D/2 = 0.0015 * 0.0006 = 0.000015 (Nm)
Trong đó:
M: momen xoắn (Nm).
F: Lực tác dụng lên trục.
d: chiều dài cánh tay đòn (m). chiều dài cánh tay đòn được tính bằng phân nửa đường kính
puli.
D: đường kính của Puli đai (m). Đường kính của puli được tính như sau:
D = C/3.14 với: C là chu vi của puli, sử dụng puli 20 răng có chu vi là
4mm.

3.3. Tính toán trục z


+ Lực tác dụng lên trục z:
F = m.a = 1.2 * 0.003 = 0.0036 (N)
Trong đó:
F: lực tác dụng lên trục z (N).
m: khối lượng của trục z (kg). Sau khi lắp ráp, tụi em đo được cân nặng của trục z
xấp xỉ 1.2 kg.
a: gia tốc (m/s^2). Dựa vào khảo sát của một số mô hình máy in 3D, gia tốc của trục
z rơi vào khoảng 0.003 (m/s^2)
+ Momen xoắn:
M = F. d = F*D/2 = 0.0036 * 8*10^-3/2= 0.000014 (Nm)
Trong đó:
M: momen xoắn (Nm).
F: Lực tác dụng lên trục.
d: chiều dài cánh tay đòn (m). chiều dài cánh tay đòn được tính bằng phân nửa đường kính
puli.
D: đường kính của Puli đai (m). Đường kính của puli được tính như sau:
D = C/3.14 với: C là chu vi của puli, sử dụng puli 20 răng có chu vi là
4mm.
3.4. Tính toán công suất động cơ
Công suất làm việc:
P = V*M = (1/6) * 5 = 0.8 (W)
Trong đó:
M: là momen xoắn (Nm).
V: là vận tốc quay của motor (V/s).
Do ma sát, hao mòn của các bộ dẫn truyền ta có hiệu suất chung của hệ dẫn động là:
Hiệu suất tổng = hiệu suất khớp nối * hiệu suất của ổ lăn = 1*1 = 1

Công suất làm việc của trục động cơ:


Công suất động cơ = công suất trục công tác / hiệu suất tổng

3.4.1. Chọn số vòng quay của động cơ


Số vòng quay của trục công tác:
Hiệu suất trục công tác = [ 60*10^3 * (1/6) ] / ( 3.14 * 10 )
Trong đó:
D: là đường kính puly đai.
V: Vận tốc vòng quay.
Xác định số vòng quay đồng bộ nên dùng cho động cơ:
Ta chọn sơ bộ số vòng quay đồng bộ của động cơ là 360 vòng/phút , từ đó ta có tỷ số truyền
của hệ thống là:
Tỷ số truyền = số vòng quay đồng bộ / số vòng của trục của trục công tác = 360/32 = 11.25
Ta có tỷ số truyền nằm trong khoảng 8 đến 40.
Vì hệ thống cần độ chính xác cao và công suấtkhông lớn nên ta có thể chọn động cơ bước NEMA
17
Thông số kỹ thuật của động cơ:
Kiểu động cơ: NEMA 17.
Điện áp định mức: 4-5,5VDC
Dòng định mức: 1-1,5 A
Độ phân giải: 1,8 độ/bước
3.5. Tính toán chọn trục.
Trục làm việc trong điều kiện chịu tải trung bình nên ta dùng thép 45 thường hóa có áp
suất pháp b = 600 (Mpa); áp suất pháp chảy = 340 (Mpa); áp suất cắt giới hạn từ 12 đến 20 (Mpa)
để chế tạo.
Xác định sơ bộ đường kính trục

Chọn d = 6 mm
3.2.2.7. Chọn ổ bi:
- Tính phản lực tại các ổ

YA = F/2 = 134.41/2 = 67.2 (N)


∑MB = 300 * 2 * XA – (300 * 2 + 10) * FK – 300 * Ft1 =0
4. Lựa chọn hệ thống điều khiển
Theo khảo sát trên thi trường nhóm em nhận thấy mạch điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất để
làm bộ não cho máy là mạch vi điều khiển MKS GEN L v1.0 , Mạch RAMPS 1.4, màn hình LCD
128*64, Module điều khiển đông cơ bước 4988.
5. Linh kiện điện tử
5.1. Mạch MKS GEN L v1.0
MKS Gen-L là một sản phẩm được phát triển bởi MKS. Đối với các vấn đề của bo mạch mở nguồn
ramps1.4, đã được tối ưu hóa & D phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt của các nhà sản xuất máy
in 3D như bo mạch điều khiển chính, thay thế động cơ, hỗ trợ 4988 drive và 8825 drive và các
driver khác, để đáp ứng nhu cầu của bạn. Dự trữ cổng xuất xung và hướng của động cơ để thuận
tiện cho việc lưu trữ bên ngoài mạch điều khiển động cơ điện lớn, giữ lại giao diện Ramps 1.4
Servos, AUX-1, AUX-2, cung cấp một giao diện 5V, cung cấp các tùy chọn linh hoạt và đa dạng.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
– Model: MKS Gen L V1.0
– Điện áp: 12V/ 24VDC
– Chip: Atmega2560 (Arduino mega2560)
– Chip Usb to TTL : CH340
– Kết nối không dây: Wifi/Bluetooth
– Hỗ trợ cảm biến nhiệt loại: NTC 100K
– Hỗ trợ cặp nhiệt loại: AD597/PT100
– N Endstop: 6
– N Fan: 1
– Bộ đùn: E1, E2
– Micro step: Full step
– Hỗ trợ driver: A4988, A4982, DRV8825, TMC2100, LV8729, TB6600..vv
– Hỗ trợ LCD điều khiển: LCD2004, LCD12864, MKS TFT, OLED..vv
– Phần mềm hỗ trợ: Simplify 3D, KISSlicer, Cura, Repetier-host..vv
– File hỗ trợ: G-Code
– Thẻ nhớ: Tùy theo Ramp LCD
– Có thể sử dụng cho các loại máy in 3D như: Máy 3 trục X,Y,Z , Delta, i3, corexy…vv
– Kích thước: 110x84x22mm
5.2. Mạch điều khiển động cơ bước A4988

A4988 là mạch điều khiển động cơ bước cực kỳ nhỏ gọn, hỗ trợ nhiều chế độ làm việc, điều chỉnh
được dòng ra cho động cơ, tự động ngắt điện khi quá nóng. Mạch điều khiển động cơ bước A4988
hỗ trợ nhiều chế độ hoạt động như Full, 1/2, 1/4, 1/8 và 1/16
Thông số kỹ thuật của A4988
Điện áp nguồn cấp tối thiểu: 8 V
Điện áp cấp cực đại: 35 V
Dòng cấp liên tục cho mỗi pha khi không có tản nhiệt, làm mát: 1A
Dòng cấp liên tục cho mỗi pha khi có tản nhiệt, làm mát: 2A
Điện áp logic 1 tối thiểu: 3V
Điện áp logic 1 tối đa: 5.5V
Độ phân giải (chế độ điều khiển bước): full, 1/2, 1/4, 1/8, và 1/16
Tính năng tự động ngắt điện khi quá nhiệt
Kích thước mạch: 15.24 x 20.32 (cm)
Cách sử dụng A4988
Thông qua 3 chân MS1, MS2, MS3 bạn sẽ lựa chọn các chế độ full hay 1/2 hay 1/4…. Bạn có thể
nối thẳng 3 chân này với công tắc bit 3p để dễ thiết lập từ trên phần cứng. Lưu ý là nếu thả nổi 3
chân này tức là mode full step.
Chân ENABLE sẽ bật tắt động cơ, mức LOW là bật module, mức HIGH là tắt module
Chân DIR điều khiển chiều quay của động cơ
Chân STEP điều khiển bước của động cơ, mỗi xung là tương ứng với 1 bước (hoặc vi bước)
Hai chân Reset và Sleep luôn nối với nhau.

5.3. Bộ điều khiển hiển thị LCD


Màn hình LCD 2004 được thiết kế sử dụng với board RAMPs, có chức năng làm bảng hiển
thị và điều khiển máy in 3D

5.4. Nguồn : Bộ nguồn tổ ong Meanwell LRS-350-24 (350W 24V 14.6A)


Mã sản phẩm LRS-350-24

Series LRS-350

Công nghệ AC/DC

Loại output CV

Công suất đầu ra (W) 350.40W

Điện áp đầu ra (V) 24V

Dòng điện đầu ra (A) 14.6A

Điện áp đầu vào (V) 90 ~ 132VAC / 180 ~ 264VAC

Điện áp điều chỉnh 21.6 ~ 28.8V

Nhiệt độ hoạt động -25 ~ +70℃

Vỏ Kim Loại

Kích thước 215*115*30mm

Trọng lượng 0.76Kg


Chương 3. Vật liệu sáp
1. Tổng quan về sáp
Sáp là một hợp chất hữu cơ, có thể là tự nhiên hoặc tổng hợp, có đặc tính dẻo ở nhiệt độ phòng.
Sáp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm mỹ phẩm, thực phẩm, và in
ấn. Dưới đây là một tổng quan về các loại sáp phổ biến và các thông số kỹ thuật của chúng:
1.1. Các loại sáp
1. Sáp Parafin
Nguồn gốc: Dầu mỏ
Ứng dụng: Nến, giấy chống nước, mỹ phẩm
Nhiệt độ nóng chảy: 46-68°C
2. Sáp Ong
Nguồn gốc: Sáp tự nhiên từ tổ ong
Ứng dụng: Mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc mỡ
Nhiệt độ nóng chảy: 62-64°C
3. Sáp Carnauba
Nguồn gốc: Cây cọ carnauba
Ứng dụng: Đánh bóng ô tô, mỹ phẩm, thực phẩm
Nhiệt độ nóng chảy: 82-86°C
4. Sáp Polyethylene (PE)
Nguồn gốc: Tổng hợp từ polyethylene
Ứng dụng: Sơn, mực in, chất phủ
Nhiệt độ nóng chảy: 100-120°C
5. Sáp Microcrystalline
Nguồn gốc: Tinh chế từ dầu mỏ
Ứng dụng: Mỹ phẩm, bao bì thực phẩm
Nhiệt độ nóng chảy: 54-102°C
2. Các thông số kỹ thuật của sáp
a) Nhiệt Độ Nóng Chảy
Đặc điểm quan trọng, xác định ứng dụng của sáp.
b) Độ Nhớt
Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và ứng dụng của sáp trong các sản phẩm.
c) Độ Đục
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ trong suốt của sản phẩm cuối cùng.
d) Độ Bền Cơ Học
Quan trọng cho các ứng dụng yêu cầu tính cứng hoặc mềm dẻo cụ thể.
e) Khả Năng Tương Thích Hóa Học
Khả năng kết hợp với các thành phần khác trong công thức sản phẩm.
3. Ứng dụng của sáp
Mỹ Phẩm: Sáp được sử dụng trong son môi, kem dưỡng da, và nhiều sản phẩm làm đẹp khác.
Thực Phẩm: Sáp ong và carnauba được dùng trong đóng gói thực phẩm và lớp phủ kẹo.
In Ấn: Sáp polyethylene và sáp resin được sử dụng trong mực in và giấy in nhiệt.
Sáp là một thành phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp nhờ vào các tính chất vật lý và
hóa học độc đáo của nó.
Chương 4. Phương pháp tạo phôi
1. Quy trình in 3D bằng sáp
-Những người thợ kim hoàn đã sử dụng sáp ong trong hàng ngàn năm để chạm khắc và thiết kế các
công cụ bằng tay. Mô hình sáp được bọc lại bởi lớp vỏ cứng, sau đó sáp được nấu chảy ra và lớp
vỏ cứng trở thành khuôn để đổ kim loại lỏng vào.
-Ngày nay, quy trình này được gọi là đúc đầu tư trong khi các thợ kim hoàn gọi nó là đúc sáp bị
mất. Nó không thay đổi nhiều ngoại trừ việc giờ đây nó nhanh hơn đáng kể và có thể tùy chỉnh
nhiều hơn với sáp in 3D.

Hình 4.1
-Thay vì tạo mẫu sáp thông qua ép phun hoặc chạm khắc, bạn sẽ thiết kế các bộ phận trong phần
mềm thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) và in 3D chúng bằng sáp. Có các chương trình phần
mềm dành riêng cho đúc trong công nghiệp, nha khoa và đồ trang sức, vì vậy chúng ta không cần
có kỹ năng thiết kế chuyên sâu. Chúng ta cũng có thể tìm được một bộ phận hiện có bằng cách quét
3D và tải nó lên phần mềm CAD của mình.
-In 3D cho phép chúng ta tạo ra từng mẫu khác nhau (không cần khuôn mới cho máy ép phun) và
chúng ta có thể hợp nhất các bộ phận trong mẫu in 3D của mình thay vì phải lắp ráp nhiều bộ phận
đúc. Ví dụ, với các chi tiết trang sức nhỏ hơn, chúng ta có thể in toàn bộ mẫu cùng một lúc mà
không cần lắp ráp.
-Mô hình sáp in 3D đang trở thành phương pháp được ưa chuộng trong một số ngành công nghiệp.
2. Các phương pháp tạo phôi phổ biến hiện nay:
2.1. In 3D bằng sáp trực tiếp (Direct Wax Printing):
-Công nghệ: Sử dụng máy in 3D chuyên dụng để in phôi trực tiếp từ sáp. Máy in hoạt động bằng
cách phun sáp lỏng hoặc nấu chảy sáp để tạo thành các lớp liên tiếp.
-Quy trình: Các lớp sáp được đùn ra qua một đầu phun theo mẫu thiết kế đã lập trình sẵn, lớp này
chồng lên lớp kia cho đến khi hoàn thành mô hình.
-Ưu điểm: Độ chính xác cao, bề mặt mịn, và khả năng tạo ra các chi tiết phức tạp,giá thành hợp lí.
-Nhược điểm: Chờ sáp đông lại, thời gian in khá lâu.
-Ứng dụng: Thường dùng trong chế tác trang sức, nha khoa và các mẫu đúc phức tạp.
2.2. In 3D SLA (Stereolithography) với sáp:
-Công nghệ: Sử dụng máy in SLA với sáp quang hóa, trong đó sáp lỏng được làm cứng lại bằng tia
laser.
-Quy trình: Một tia laser UV chiếu lên bề mặt của một bồn chứa sáp lỏng, làm cứng sáp theo mẫu
thiết kế từng lớp một. Sau khi một lớp hoàn thành, bề mặt sáp được hạ xuống và tiếp tục với lớp
tiếp theo.
-Ưu điểm: Độ phân giải rất cao, tạo được các chi tiết nhỏ và phức tạp.
-Nhược điểm: giá thành cao, đòi hỏi sáp tiêu chuẩn, sản phẩm được tạo ra có độ bền cơ học không
cao. Đặc biệt, nếu như tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với ánh sáng mặt trời.
-Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi trong ngành trang sức và nha khoa để tạo ra các mẫu thử và khuôn
đúc chính xác.
2.3. In 3D DLP (Digital Light Processing) với sáp:
-Công nghệ: Tương tự như SLA, nhưng thay vì dùng tia laser, Sử dụng nguyên lý chiếu sáng và
polymerization, công nghệ này cho phép tạo ra các sản phẩm
Hình 4.2
-Quy trình: Ánh sáng UV chiếu qua một mặt nạ kỹ thuật số, làm cứng lớp sáp theo mẫu từng lớp
một. Sau khi hoàn thành một lớp, bề mặt sáp được hạ xuống và tiếp tục với lớp tiếp theo.
-Ưu điểm: Tốc độ in nhanh, độ phân giải cao, và khả năng tạo ra các chi tiết phức tạp.
-Nhược điểm: Chi phí sản phẩm cao,chi phí vật liệu cao,yêu cầu về môi trường làm việc có thể ảnh
hưởng chất lượng in.
-Ứng dụng: Thường được sử dụng trong sản xuất trang sức và các ứng dụng yêu cầu độ chi tiết
cao.
2.4. In 3D MJP (MultiJet Printing) với sáp:
-Công nghệ: đây là công nghệ đột phá sử dụng các đầu phun để phun các giọt sáp lỏng rất nhỏ tạo
thành từng lớp theo mẫu thiết kế.
-Quy trình: Các đầu phun phun sáp lỏng lên bề mặt, sau đó làm cứng từng lớp bằng đèn UV. Quá
trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi hoàn thành mô hình.
-Ưu điểm: Độ chính xác cao, bề mặt mịn, và khả năng tạo ra các chi tiết nhỏ và phức tạp,sẽ tối ưu
hơn với các kiểu in khác nếu như sản xuất hàng loạt.
-Nhược điểm: giá thành đầu tư thiết bị cao.
-Ứng dụng: Thích hợp cho các ứng dụng cần độ chính xác cao như sản xuất trang sức và các bộ
phận nhỏ kỹ thuật.
2.5. In 3D bằng công nghệ FDM (Fused Deposition Modeling) với sáp:
-Công nghệ: Sử dụng công nghệ FDM để đùn sáp nóng chảy thành từng lớp.
-Quy trình: Sáp nóng chảy được đùn ra qua một đầu phun và xây dựng mô hình theo từng lớp. Mỗi
lớp sáp được đặt chồng lên lớp trước đó cho đến khi hoàn thành mô hình.
-Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ sử dụng và bảo trì.
-Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu chi phí thấp và tốc độ in nhanh hơn
là độ chính xác cao.
-Nhược điểm: phải có loại sáp chuyên dụng cho máy FDM

Hình 4.3

Kết Luận: Vì các phương pháp như SLA,DLP cần phải có loại sáp in chuyên dụng trên thị trường
có giá thành khá cao.

Hình 4.4
Và phải sử dụng đèn UV để làm đông sáp kinh phí cao. Nên phương án tối ưu nhất là in trực tiếp
bằng sáp sau khi làm nóng cho sáp chảy ra có thể tùy ý chọn loại sáp, không phải dùng sáp chuyên
dụng.
Phân tích sản xuất đơn chiếc và hàng loạt.
2.6. Sản xuất đơn chiếc
-Phương pháp: In 3D bằng sáp trực tiếp hoặc SLA/DLP với sáp.
-Ưu điểm:
+ Độ chính xác cao: Các phương pháp như SLA và DLP cho phép tạo ra các chi tiết nhỏ và phức
tạp với độ phân giải rất cao.
+Tùy biến linh hoạt: Dễ dàng tùy chỉnh và thay đổi thiết kế theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
+Chi phí đầu tư ban đầu thấp: Không cần đầu tư vào các thiết bị sản xuất hàng loạt đắt tiền.
-Nhược điểm:
+Thời gian sản xuất dài hơn: So với sản xuất hàng loạt, thời gian sản xuất cho mỗi sản phẩm đơn
chiếc có thể lâu hơn.
+Chi phí sản xuất cao hơn trên mỗi sản phẩm.
2.7. Sản xuất hàng loạt
-Phương pháp: In 3D bằng công nghệ MJP hoặc SLA với sáp trong quy mô lớn.
-Ưu điểm:
+Tốc độ sản xuất nhanh hơn: Sản xuất hàng loạt cho phép in nhiều sản phẩm cùng lúc, giảm thời
gian chờ đợi.
+Giảm chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm: Chi phí cố định được chia sẻ trên nhiều sản phẩm, làm
giảm chi phí đơn vị.
+Khả năng sản xuất đồng đều: Các sản phẩm sản xuất hàng loạt thường có chất lượng đồng đều
hơn.
-Nhược điểm:
+Chi phí đầu tư ban đầu cao: Yêu cầu đầu tư vào các thiết bị và máy móc có khả năng sản xuất
hàng loạt.
+Khả năng tùy chỉnh thấp hơn: Khó khăn hơn trong việc thay đổi thiết kế cho từng sản phẩm cụ
thể.
2.8. So sánh giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt
-Chi phí: Sản xuất đơn chiếc có chi phí cao hơn trên mỗi sản phẩm, nhưng chi phí đầu tư ban đầu
thấp hơn. Sản xuất hàng loạt tiết kiệm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm nhưng yêu cầu đầu tư ban
đầu lớn.
-Thời gian: Sản xuất đơn chiếc có thể nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, trong khi sản xuất
hàng loạt yêu cầu thời gian chuẩn bị dài hơn nhưng thời gian sản xuất từng sản phẩm ngắn hơn.
-Chất lượng và tính linh hoạt: Sản xuất đơn chiếc cho phép linh hoạt thay đổi thiết kế và phù hợp
với sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao. Sản xuất hàng loạt đảm bảo tính nhất quán cao cho sản
phẩm nhưng kém linh hoạt hơn khi cần thay đổi thiết kế.
Kết luận:Việc lựa chọn phương án nào phụ thuộc vào mục tiêu sản xuất cụ thể của doanh nghiệp.
Nếu cần sản xuất sản phẩm theo yêu cầu cá nhân, số lượng ít, và cần thay đổi thiết kế thường xuyên,
sản xuất đơn chiếc là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu sản xuất với số lượng lớn, yêu cầu tính nhất
quán cao và muốn giảm chi phí trên mỗi sản phẩm, sản xuất hàng loạt là phương án tối ưu. Việc
tối ưu hóa các yếu tố như chi phí, thời gian, và chất lượng trong từng phương án sẽ giúp đạt hiệu
quả sản xuất cao nhất.
Chương 5. Phương pháp gia công
Việc gia công cơ khí để tạo ra từng bộ phận của máy in 3D bằng sáp đòi hỏi sự chính xác cao
và kỹ thuật tiên tiến. Dưới đây là phân tích cách gia công cơ khí cho từng bộ phận:
Cơ cấu di chuyển (Movement Mechanism): Các bộ phận cơ cấu di chuyển như trục vít, ray trượt,
và bánh răng thường được sản xuất bằng phương pháp tiện CNC và phay CNC để đảm bảo độ
chính xác và độ bền cần thiết cho việc di chuyển chính xác và mượt mà.
Với 3 trục chuyển động X, Y, Z trong đó: trục X chuyển động trên trục Z, trục Y chuyển
động vuông góc với trục X, trục Z chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng so với trục Y.
Các trục X, Y, Z có cấu tạo gồm các thành phần sau:
Trục X gồm 2 phần: phần cố định và phần chuyển động.
Phần chuyển động là chuyên động trượt của mặt bích trên 2 thanh trục trơn qua chuyển
động dây đai.
Trục Y được gắn cố định trên bàn máy. Chuyển động trên trục Y là
chuyển động của bàn nhiệt, bàn nhiệt được gắn liền với các mặt bích chuyển
động trượt trên trục Y qua chuyển động dây đai.
Trục Z gồm 2 phần: phần cố định và phần chuyển động.
Phần chuyển động: là chuyển động vít me tịnh tiến theo phương thẳng đứng.
Đầu phun (Nozzle): Đầu phun thường được sản xuất bằng phương pháp phay CNC hoặc
tiện CNC, cho phép tạo ra các hình dạng phức tạp với độ chính xác cao. Các kỹ thuật này sử dụng
máy cơ khí tự động được điều khiển bởi máy tính để cắt và tạo hình từ phôi kim loại.
Đầu đùn nhựa được gắn trên mặt bích chuyển động trượt trên trục X và lên xuống theo trục
Z.
Hệ thống cấp sáp (Wax Feeding System): Các bộ phận như bình chứa và ống dẫn thường
được làm từ nhựa hoặc kim loại và có thể được sản xuất thông qua kỹ thuật đúc hoặc in 3D. Đúc
là phương pháp truyền thống để tạo ra các bộ phận lớn, trong khi in 3D cho phép tạo ra các bộ phận
phức tạp với ít chất thải hơn.
Bàn in (Print Bed): Bàn in cần có bề mặt phẳng và chịu nhiệt. Nó có thể được gia công từ
kim loại như thép hoặc nhôm bằng phương pháp phay CNC, đảm bảo bề mặt mịn và độ phẳng cần
thiết1.
Hệ thống điều khiển (Control System): Bộ phận này bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
Phần cứng thường được sản xuất bằng phương pháp đúc hoặc mạch in PCB, trong khi phần mềm
được phát triển thông qua các ngôn ngữ lập trình và phần mềm CAD/CAM/CAE1.
Khung máy: Khung máy in 3D thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, đảm bảo
độ chắc chắn và ổn định cho máy trong quá trình hoạt động.
Gia công kim loại: Khung máy kim loại thường được gia công bằng phương pháp cắt gọt
CNC từ các thanh kim loại phôi. Các bộ phận khác nhau của khung máy được ghép nối với nhau
bằng hàn, vít hoặc keo dán.
Gia công nhựa: Khung máy bằng nhựa cứng thường được gia công bằng phương pháp ép
phun hoặc đúc. Phương pháp ép phun sử dụng khuôn để tạo hình cho nhựa nóng chảy, còn phương
pháp đúc sử dụng khuôn để tạo hình cho nhựa lỏng.
Hệ thống ép đùn:
Hệ thống ép đùn chịu trách nhiệm làm nóng và đẩy vật liệu in (như nhựa, kim loại, hoặc
sinh học) qua đầu in.
Bộ phận gia nhiệt: Bộ phận gia nhiệt thường sử dụng điện trở hoặc tia laser để làm nóng
vật liệu in đến nhiệt độ nóng chảy.
Bánh răng đẩy: Bánh răng đẩy sử dụng lực để đẩy vật liệu in nóng chảy qua đầu in.
Các phương pháp gia công cơ khí như CNC Milling và CNC Turning là chìa khóa để sản xuất các
bộ phận máy in 3D bằng sáp với độ chính xác cao. Các kỹ thuật này cho phép lập trình máy cơ khí
để tự động sản xuất các bộ phận theo thiết kế CAD đã được lập trình trước1. Điều này không chỉ
giúp tăng năng suất mà còn đảm bảo chất lượng và độ chính xác của sản phẩm cuối cùng.
Chương 6. Kiểm tra,đánh giá và cải tiến
1. Kiểm tra:
Kiểm tra lại việc đấu nối:
Đảm bảo an toàn, hiệu suất, và độ ổn định của máy, tăng tuổi thọ, giảm lỗi và nâng cao chất
lượng sản phẩm in.
Kiểm tra nguồn điện:
Đảm bảo rằng nguồn điện cung cấp cho máy in 3D ổn định và đúng với yêu cầu kỹ thuật của
máy. Kiểm tra dây nguồn, phích cắm và các kết nối điện để đảm bảo an toàn và không có hư hỏng.
Kiểm tra hoạt động của hệ thống dẫn động:
Đánh giá sự di chuyển mượt mà và chính xác của các trục X, Y và Z. Kiểm tra các ray dẫn
hướng, đai dẫn động và các ổ trục để đảm bảo không có hiện tượng kẹt hay mài mòn quá mức.
Kiểm tra các endstop và đầu dò:
Đảm bảo rằng các công tắc giới hạn (endstop) hoạt động chính xác để ngăn chặn các trục di
chuyển quá giới hạn cho phép. Kiểm tra cảm biến đầu dò (probe) để đảm bảo chúng nhận diện
đúng vị trí.
Kiểm tra các động cơ bước:
Đảm bảo rằng các động cơ bước hoạt động chính xác và không bị quá tải. Kiểm tra dây nối và
các driver điều khiển động cơ để đảm bảo không có lỗi.
Kiểm tra nhiệt độ:
Đảm bảo rằng các cảm biến nhiệt độ trên đầu in và bàn nhiệt hoạt động chính xác. Kiểm tra
xem nhiệt độ đạt được có ổn định và đúng với thiết lập ban đầu hay không.
Bù cân bằng bàn nhiệt:
Đảm bảo rằng bàn nhiệt (heatbed) được cân bằng đúng cách để tránh hiện tượng in lệch hoặc
không đồng đều. Sử dụng các công cụ cân bằng để điều chỉnh độ cao của bàn nhiệt cho phù hợp.
2. Đánh giá:
Đánh giá độ ổn định: Sau khi hoàn tất việc lắp ráp máy in, tiến hành kiểm tra lần lượt chuyển
động của từng trục.
Trục X: Cắm nguồn khởi động máy in, điều khiển trục X chuyển động bằng tay. Qua quá trình
quan sát, nhận thấy trục X chuyển động ổn định, dây đai không bị trùng.
Trục Y:Tiếp tục điều khiển trục Y chuyển động bằng tay. Quan sát thấy trục Y chuyển động ổn
định, dây đai vẫn căng trong quá trình chuyển động.
Trục Z: Cuối cùng, điều khiển trục Z chuyển động bằng tay. Quan sát thấy trục Z chuyển động
ổn định, trục vít me và trục định hướng không bị lắc hay chênh lệch quãng đường giữa hai bên trục
Z.
Sau khi kiểm tra chuyển động của các trục bằng tay, tiến hành in thử một vật thể trong 1 ngày.
Khi quá trình in kết thúc, sản phẩm in hoàn thiện đúng như thiết kế, không gặp lỗi hay dừng đột
ngột trong quá trình in.
Dựa trên các lần kiểm tra trên, các trục chuyển động không có hiện tượng sai lệch, dây đai
không bị trùng. Máy in 3D hiện tại hoạt động ổn định.
Kiểm tra độ chính xác đầu phun:
Tiến hành in thử một vật thể, tăng nhiệt độ đầu đùn lên 200 độ C, quan sát quá trình đầu đùn hoạt
động, nhận thấy nhựa in được đùn ra đều, các lớp nhựa xếp chồng khít nhau mà không tạo khe hở.
Khi quá trình in kết thúc, kích thước vật in đúng với thiết kế.
➢ Đầu đùn hoạt động ổn định và chính xác.
3. Cải tiến:
a) Nâng cấp hệ thống cơ khí:
Sử dụng thanh dẫn hướng chất lượng cao: Thay thế thanh dẫn hướng hiện tại bằng loại có độ
chính xác và độ bền cao hơn để giảm thiểu sai lệch trong quá trình in.
Cải tiến trục vít me và đai: Đảm bảo các trục vít me và đai có chất lượng tốt, giảm hiện tượng
lắc và tăng độ ổn định cho các trục chuyển động.
b) Tối ưu hóa hệ thống điện và điều khiển:
Nâng cấp động cơ bước: Sử dụng động cơ bước có độ phân giải cao hơn để cải thiện độ chính
xác của các chuyển động.
Tích hợp hệ thống điều khiển tiên tiến: Áp dụng các bộ điều khiển hiện đại với khả năng tối ưu
hóa chuyển động và giảm thiểu rung lắc.
c) Cải thiện hệ thống đùn sáp:
Sử dụng đầu phun chính xác: Đầu phun có độ chính xác cao giúp sáp được đùn ra đều và mịn,
tránh hiện tượng tắc nghẽn và tạo khe hở.
Tăng cường kiểm soát nhiệt độ: Cải tiến hệ thống gia nhiệt để đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định
trong quá trình đùn sáp, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm in.
d) Cập nhật phần mềm và firmware:
Tối ưu hóa phần mềm điều khiển: Sử dụng phần mềm điều khiển có khả năng tối ưu hóa các
lệnh in, giảm thiểu thời gian và tăng hiệu suất in.
Cập nhật firmware: Đảm bảo firmware của máy in luôn được cập nhật để khai thác hết các tính
năng mới và sửa lỗi.

e) Tăng cường hệ thống làm mát và thông gió:


Lắp đặt hệ thống làm mát hiệu quả: Đảm bảo máy in hoạt động ở nhiệt độ tối ưu, giảm thiểu
hiện tượng quá nhiệt làm ảnh hưởng đến chất lượng in.
Cải thiện thông gió: Đảm bảo không gian in luôn thông thoáng, giảm thiểu ảnh hưởng của môi
trường bên ngoài đến quá trình in.
Những phương án cải tiến này sẽ giúp máy in 3D hoạt động ổn định hơn, nâng cao độ chính xác
và chất lượng sản phẩm in, đồng thời kéo dài tuổi thọ của máy.
Chương 7. Kết luận
Đề tài sau khi hoàn thành đã nhận được kết quả khả quan:
- Về phần cơ khí: thiết kế, chế tạo thành công được mô hình máy in 3D có kích thước nhỏ.
+ Khung máy với kích thước 415x415x415mm
+ Đường kính lỗ đùn nhựa 0.4mm
+ Kích thước in 230x230x230mm
+ Trục X: chuyển động trơn nhẹ, khối lượng
+ Trục Y và bàn máy: chuyển động trơn nhẹ, khối lượng nhỏ
+ Trục Z: chyển động trơn nhẹ, có khử dơ vít me
- Hệ thống điều khiển: sử dụng board MKS Gen Lv1.0, hoạt động ổn định được nạp firmware mã
nguồn mở miễn phí marlin
- Về phần mềm: đã sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế 3D Solidwworks và cũng đã biết thêm
về phần mềm Repetier Host dùng trong máy in 3D.
- Máy đã in ra được sản phẩm cụ thể có thể dùng để làm ra những máy in

You might also like