TÀI LIỆU THAM KHẢO C6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

6.

1 Hành vi pháp luật


6.1.1 Khái niệm
Hành vi pháp luật có thể thực hiện bằng hành động thông qua cử chỉ, lời nói... hoặc không hành
động nhưng phải được biểu hiện ra bên ngoài có thể nhìn, nghe thấy và nhận thức được hành động hay
không hành động đó.
Phân loại
6.1.2 Căn cứ vào sự phù hợp của hành vi đối với qui định của pháp luật
6.1.2.1 - Hành vi hợp pháp là những hành vi được thực hiện phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật
(Thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình; không tiến hành những gì mà pháp luật cấm; hoạt động
trong phạm vi pháp luật cho phép)
- Hành vi không hợp pháp (hay còn gọi là hành vi trái pháp luật) là hành vi được thực hiện trái với
những quy định của pháp luật như không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, làm những việc mà
pháp luật cấm, hoạt động vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật...
Căn cứ vào phương thức biểu hiện ra bên ngoài của hành vi
- Hành vi hành động là hành vi mà chủ thể phải thực hiện bằng những thao tác nhất định. Chẳng hạn,
hành vi ký hợp đồng, hành vi tham gia giao thông trên đường phố...
6.1.2.2 - Hành vi không hành động là hành vi mà chủ thể thực hiện nó bằng cách không tiến hành những
thao tác nhất định. Chẳng hạn, hành vi không tố giác người phạm tội, hành vi không cứu giúp những
người đang trong tình trạng nguy hiểm...
Vi phạm pháp luật
Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
6.2
bảo vệ.
6.2.1

6.2.2 Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật


- Là hành vi xác định của con người;
- Trái pháp luật xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ;
- Có lỗi;
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

6.2.3 Cấu thành của vi phạm pháp luật


6.2.3.1 Mặt chủ quan
Là toàn bộ diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể khi vi phạm pháp luật, bao gồm: Lỗi, động cơ và
mục đích.
- Lỗi: là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi đó, bao
gồm:
+ Lỗi cố ý trực tiếp;
+ Cố ý gián tiếp;
+ Vô ý vì quá tự tin;
+ Vô ý do cẩu thả.
- Động cơ: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Mục đích: là kết quả cuối cùng trong ý thức chủ quan mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong
muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
6.2.3.2 Mặt khách quan
Là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm:
+ Hành vi trái pháp luật;
+ Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
+ Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ vi phạm pháp luật.

6.2.3.3 Khách thể


Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
6.2.3.4
Chủ thể
Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình
trước pháp luật.
+ Đối với chủ thể là cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp lý phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận
thức, điều khiển hành vi và tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lý mà năng lực trách nhiệm pháp lý đó
sẽ được pháp luật quy định cụ thể.
+ Đối với chủ thể là tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức được xác định trên cơ sở địa
vị pháp lý.

6.2.4 Phân loại vi phạm pháp luật


6.2.4.1 Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi trái pháp luật được quy định trong pháp luật hình sự, có lỗi,
do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại những quan hệ xã hội quan trọng nhất,
theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hình sự.
Vi phạm pháp luật hành chính
6.2.4.2

Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có năng lực pháp lí thực
hiện, xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước mà không bị coi là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử lý hành chính.
Vi phạm pháp luật dân sự
6.2.4.3
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản.
Vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật nhà nước là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
6.2.4.4
lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức, thuộc phạm vi quản
lý nhà nước. Chủ thể vi phạm kỷ luật nhà nước là cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ
quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước.

6.3 Trách nhiệm pháp lý


6.3.1 Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức
trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp
dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp
luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của
mình gây ra.

6.3.2
Đặc điểm
- Thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật;
- Thứ hai, trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến
hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định;
- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt.

6.3.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý


6.3.3.1 Trách nhiệm pháp lý hình sự
Là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện
hành vi phạm tội. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài
pháp luật như: cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
Trách nhiệm pháp lý hành chính
6.3.3.2 Được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Chủ thể phải gánh chịu
trách nhiệm hành chính có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật, như: Cảnh cáo, phạt tiền,
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề...
Trách nhiệm pháp lý dân sự
6.3.3.3 Được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm dân sự. Chủ thể phải chịu trách nhiệm dân
sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật, như: buộc chấm dứt hành vi vi phạm dân sự,
buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi
phạm...
Trách nhiệm kỷ luật
Được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm kỷ luật nhà nước. Chủ thể phải chịu trách nhiệm kỷ
6.3.3.4 luật nhà nước có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật, như: cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ
ngạch, cách chức, buộc thôi việc, buộc thôi học... Loại tách nhiệm pháp lí này có thể đi kèm các loại
trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm dân sự mà đồng thời
cũng vi phạm kỷ luật nhà nước.

6.3.4 Những yêu cầu cơ bản đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý;
- Bảo đảm tính hợp lý trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý;
- Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các
quyền, các giá trị con người;
- Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, nhằm bảo
đảm việc truy cứu trách nhiệm pháp lý được thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật tương
tự có thể xảy ra cũng như ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực;
- Bảo đảm nguyên tắc công bằng trong truy cứu trách nhiệm pháp lý.

You might also like