Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

VÍ DỤ VỀ TỘI PHẠM

Ví duj1: A (20tuổi) và B (15 tuổi) yêu nhau được 3 tháng và có quan hệ tình dục
nhiều lần nhưng cả hai đều tự nguyện, sẽ không có chuyện gì nếu như lúc B phát hiện
mình mang bầu và định nói với bố mẹ A và bố mẹ mình để giải quyết, vì lo sợ bị đánh
chửi và lo bị tố cáo nên A đã khuyên B phá thai nhưng B không phá, nhiều lần đe dọa
B phá thai nhưng không được nên A đã nghĩ bụng sẽ giết B để diệt khẩu. Một hôm A
hẹn B đi uống nước lúc trở B về nhà A đã nảy sinh ý định giết B, A rút con dao đã
giấu trong người ra đâm B một nhát khiến B tử vong

Trả lời:
Theo điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 “tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi:
1.Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Theo Điều 145, Bộ luật Hình sự 2015, A (20 tuổi) và B (15 tuổi) tình nguyện quan hệ
tình dục nhưng tại thời điểm quan hệ, B chỉ mới 15 tuổi , quan hệ tình dục nhiều lần
và B có thai mà A đã khuyên B phá thai, A nhiều lần đe dọa B phá thai do đó A sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao câu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Theo Điều 123 Bộ Luật hình sự, tội giết người được quy định như sau:
"1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự, A tránh để tố cáo mà A đã dùng dao đâm chết B vì
vậy A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người
Ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng

Tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS;
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng quy định tại khoản 1 Điều 233 BLHS;
Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182
BLHS…
Ví dụ về tội phạm nghiêm trọng
Tội cố ý truyền HIV cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 149 BLHS;
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 169 BLHS…
Tội buôn lậu quy định tại khoản 2 Điều 188 BLHS…
Ví dụ về tội phạm rất nghiêm trọng
Tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS;
Tội cướp tài sản quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS,

Ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng


Tội giết người tại khoản 1 Điều 123 BLHS;
Tội cướp tài sản quy định tại khoản 4 Điều 168 BLHS;

Tội hiếp dâm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi
2017.

Theo đó, Tội hiếp dâm thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất là
từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường
hợp:

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi
của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

- Tội tham ô tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 353 Bộ luật Hình sự.

Tội tham ô tài sản thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất là 20
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên

BÀI TẬP
A (38 tuổi) vay của chị B 1,9 tỷ đồng để lấy vốn làm ăn. Do làm ăn thua lỗ, hạn cho
vay đã hết và chị B ráo riết đòi nợ mà A không có tiền trả, A đã dùng dao giết chết chị
B để không phải trả nợ.
1.A có phải là tội phạm hình sự không? Nếu có thì căn cứ vào đâu?
Có khoản 1 điều 8 BLHS quy định
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,
trật tự và an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự”
2.Hành vi phạm tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại
Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ
trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều
này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ
luật này.

Căn cứ điểm c khoản 1 điều 9, Bộ luật Hình sự thì hành vi chị A dùng dao giết chị B
để không phải trả nợ là tội phạm rất nghiêm trọng, mức cao nhất của khung hình phạt
quy định là từ trên 3 – 7 năm

TH2: A là phụ nữ đã có gia đình. Cuộc sống vợ chồng không thuận hòa, hay cãi nhau.
Trong những lần như vậy, A thường bị chồng đánh đập rất tàn nhẫn. A muốn giết
chồng nên đã thuê B là tên lưu manh chuyên nghiệp. Sau khi ngã giá A và B đi đến
thỏa thuận B nhận lời giết chồng của A và sẽ nhận được 20 triệu đồng và sự việc xảy
ra sau đó như thỏa thuận. Hãy xác định:
1. Có đồngphạm trong việc giết người hay không? Tại sao? có Khoản 1, dd17 BLHS
2. Hành vi của A thuộc:
A. Người thực hành
B. Người tổ chức
C. Người xúi giục
D. Người giúp sức

You might also like