ĐỀ CƯƠNG ôn tập - gửi sinh viên 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

I. Đề cương trắc nghiệm

Chương 1.

1. Tiêu chí, nhận diện cơ bản sau đây của bất động sản là đúng?

A. Lài sản đó không thể di dời được, tồn tại lâu dài.

B. Có tuổi thọ gắn với tài sản

C. Không thuộc chủ quyền của một chủ thể

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

2. Thuộc tính của bất động sản?

A. Tính linh hoạt, Tính không đồng nhất, Tính cá biệt, Tính bền vững

B. Tính linh hoạt, Tính khan hiếm, Tính bền vững, Tính thích nghi

C. Tính bất động, Tính không đồng nhất, Tính khan hiếm, Tính giá trị cao

D. Tính bất động, Tính không đồng nhất, Tính khan hiếm, Tính bền vững

3. Đâu không phải thuộc tính của bất động sản?

A. Tính bất động,

B. Tính không đồng nhất,

C. Tính bền vững

D. Tính giá trị cao

4. Đâu không phải thuộc tính của bất động sản?


A. Tính bất động,

B. Tính nhu cầu cao,

C. Tính khan hiếm,

D. Tính bền vững

5. Đâu không phải thuộc tính của bất động sản?

A. Tính bất động,

B. Tính không đồng nhất,

C. Tính dễ thanh khoản

D. Tính bền vững

6. Yếu tố nào tạo nên giá đất cao?

A. Yế tố không gian

B. Yếu tố kinh tế

C. Yếu tố pháp lý

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

7. Điều kiện để bất động sản trở thành hàng hoá?

A. Bất động sản phải có chủ sở hữu cụ thể,

B. Bất động sản phải được pháp luật cho phép

C. Bất động sản phải có đủ điều kiện để giao dịch

D. Cả 3 phương án trên đều đúng


8. Đặc điểm hàng hóa bất động sản nào là đúng?

A. Tính cá biệt và khan hiếm

B. Tính không bền vững

C. Mang Yếu tố tình cảm

D. Chịu sự chi phối của thị

9. Đâu không phải đặc điểm hàng hóa bất động sản?

A. Tính cá biệt

B. Tính bền lâu

C. Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau

D. Tính ổn định thị trường

10. Đâu không phải đặc điểm hàng hóa bất động sản?

A. Bền lâu

B. Khan hiếm

C. Chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau

D. Sản phẩm có cung cố định


11. Hàng hoá BĐS là các BĐS được đưa ra giao dịch trên thị trường,
thường gồm có?

A. Quền sở hữu đất, cơ sở hạ tầng để bán trong kì hoạt động kinh doanh thông
thường.

B. Quyền sử dụng đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng
để bán trong kì hoạt động kinh doanh thông thường.

C. Quyền sử dụng nhà, đất, cơ sở hạ tầng để bán trong kì hoạt động kinh
doanh thông thường.

D. Quyền sử dụng và quyền sở hữu đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất,
cơ sở hạ tầng để bán trong kì hoạt động kinh doanh thông thường.

12. Các chủ thể tham gia Thị trường bất động sản gồm:

A. Cá nhân, doanh nghiệp kinh doah BĐS, nhà thầu xây dựng, Các tổ
chức môi giới, tư vấn; Các tổ chức tài chính; Nhà nước

B. Nhà nước, người môi giới, công ty tư vấn, nhà đầu tư, người bán bất động
sản và người mua bất động sản.

C. Cá nhân, doanh nghiệp kinh doah BĐS; Các tổ chức môi giới, công ty tư
vấn, công ty đấu giá, giới trung gian, người bán bất động sản và người
mua bất động sản.

D. Nhà nước, người môi giới, công ty tư vấn, nhà đầu tư, ngân hàng, người
bán bất động sản và người mua bất động sản.

13. Thị trường bất động sản gồm có các thành phần nào sau đây?
A. Nhà nước; Tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản; Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản; Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản; Các
tổ chức dịch vụ hỗ trợ thị trường BĐS

B. Nhà nước; Tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản; Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản; Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản; Các văn phòng hỗ trợ
thị trường BĐS

C. Nhà nước; Tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản; Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản; Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản;

D. Tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản; Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được kinh doanh bất động sản; Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được kinh doanh bất động sản; Các tổ chức dịch vụ hỗ trợ thị
trường BĐS

14. Đặc điểm nào là đúng của thị trường bất động sản?

A. Bất động sản là hàng hóa đặc biệt nên phải có phương thức mua bán, khi
mua bán phải thỏa mãn các yêu cầu pháp lý; Là nơi diễn ra hoạt động
của người mua và người bán Bất động sản giao kết với nhau; Thị trường
bất động sản mang tính đặc vùng và khu vực

B. Bất động sản là hàng hóa đặc biệt nên phải có phương thức mua bán,
chuyển nhượng đặc biệt khi mua bán phải thỏa mãn các yêu cầu pháp lý;
Là nơi diễn ra hoạt động của người mua và người bán Bất động sản giao
kết với nhau; Thị trường bất động sản mang tính khu vực
C. Bất động sản là hàng hóa nên phải có phương thức mua bán, chuyển
nhượng đặc biệt khi mua bán phải thỏa mãn các yêu cầu pháp lý; Là nơi
diễn ra hoạt động của người mua và người bán Bất động sản giao kết với
nhau; Thị trường bất động sản mang tính đặc vùng và khu vực

D. Bất động sản là hàng hóa đặc biệt nên phải có phương thức mua bán,
chuyển nhượng đặc biệt khi mua bán phải thỏa mãn các yêu cầu
pháp lý; Là nơi diễn ra hoạt động của người mua và người bán Bất
động sản giao kết với nhau; Thị trường bất động sản mang tính đặc
vùng và khu vực

15. Số lượng người mua và người bán thị trường bất động sản?

A. Nhiều người tham gia; người bán kiểm soát “thị trường của người mua,”
và người mua kiểm soát thị trường của người bán.”

B. Ít người tham gia; người bán kiểm soát “thị trường của người mua,” và
người mua kiểm soát thị trường của người bán.”

C. Ít người tham gia; người bán kiểm soát “thị trường của người bán,”
và người mua kiểm soát thị trường của người mua.”

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

16. Theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất
động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác
xã và phải có vốn pháp định?

A. Tối thiểu 10 tỷ đồng

B. Không được thấp hơn 15 tỷ đồng


C. Không được thấp hơn 20 tỷ đồng

D. Tối thiểu 30 tỷ đồng

17. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được kinh doanh bất
động sản dưới các hình thức sau đây

A. Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;


B. Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để
cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở
để bán, cho thuê, cho thuê mua;
C. Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây
dựng nhà, công trình xây dựng để bán cho người Việt nam và người
nước ngoài.
D. Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán,
cho thuê, cho thuê mua;

18. Đâu không phải cấp độ phát triển của thị trường bất động sản?

A. Cấp độ sơ khởi
B. Cấp độ tập trung hóa
C. Cấp độ tiền tệ hóa
D. Cấp độ thị trường hóa

19. Cầu bất động sản được hiểu là:

A. Khối lượng BĐS mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả
năng thanh toán để nhận được BĐS đó.
B. Số lượng nhà và đất được bán trên trị trường
C. Tổng nhu cầu của người dân về các sản phẩm bất động sản trên thị trường
D. Tổng số nhu cầu về các sản phẩm đất và tài sản trên đất, mà người dân có
khả năng và sẵn sàng giao dịch để mua bất động sản đó.
20. Cung bất động sản được hiểu là:
A. Là số lượng sản phẩm BĐS, đất đai mà các doanh nghiệp cung ứng ra thị
trường để bán cho các hộ gia đình
B. Là cung về dịch vụ BĐS, khối lượng BĐS với giá cả mà nhóm người
cung cấp muốn và sẵn sàng bán ra trên thị trường BĐS tại một thời
điểm
C. Là lượng cung về đất đai và nhà ở mà các doanh nghiệp kinh doanh BĐS
cung ứng ra thị trường để bán ra thị trường
D. Là cung về các hàng hóa BĐS mà các doanh nghiệp kinh doanh BĐS bán
ra thị trường tại một thời điểm

21. Thị trường nào sau đây tác động đến thị trường bất động sản?
A. Thị trường hàng hóa, thị trường gia dụng; thị trường lao động; thị trường
vốn; thị trường khoa học công nghệ.
B. Thị trường hàng hóa, nguyên vật liệu; thị trường lao động; thị trường
vốn; thị trường khoa học công nghệ.
C. Thị trường hàng hóa, nguyên vật liệu; thị trường lao động; thị trường nông
sản; thị trường khoa học công nghệ.
D. Thị trường hàng hóa, thị trường lao động; thị trường vốn; thị trường khoa
học công nghệ.

Chương 2

22. Phân loại hàng hóa bất động sản thành các loại nào sau?
A. Bất động sản du lịch; bất động sản công nghiệp và bất động sản để ở
B. Bất động sản nghỉ dưỡng; bất động sản khu công nghiệp, bất động sản đất
nền và bất động sản đặc biệt
C. Bất động sản có đầu tư xây dựng; bất động sản không đầu tư xây dựng
và bất động sản đặc biệt
D. Bất động sản đất thủ cư; bất động sản khu công nghiệp, bất động sản đất
nền và bất động sản đặc biệt
23. Quản lý nhà nước về thị trường bất động sản là?

A. Là hoạt động quản lý đất đai và các tài sản gắn liền với đất

B. Là việc nhà nước quản lý các giao dịch đất đai trên thị trường và kiểm
soát người mua, người bán trên thị trường.

C. Là việc nhà nước quản lý người mua và người bán trên thị trường bất
động sản bằng cách ban hành luật đất đai.

D. Là việc Nhà nước sử dụng các phương pháp, công cụ, giải pháp
quản lý để điều chỉnh các quan hệ BĐS, quan hệ cung cầu trên thị
trường.

24. Đáp án nào sau đây không phải là mục tiêu quản lý nhà nước đối với
thị trường bất động sản?

A. Kiểm soát độc quyền và đặt quy chế cho cạnh tranh lành mạnh.

B. Duy trì sự ổn định, hiệu quả, công khai cho thị trường bất động sản,
chống đầu cơ, lũng đoạn.

C. Hỗ trợ tài chính cho mọi nhu cầu của người tiêu dùng

D. Xây dựng thị trường bất động sản chính thống, minh bạch, giảm thiểu
rủi ro.
25. Đâu không phải là nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thị trường bất
động sản?

A. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội

B. Nguyên tắc pháp quyền:

C. Nguyên tắc phân cấp:

D. Nguyên tắc tối đa lợi nhuận

26. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản bao
gồm?

A. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội; Nguyên tắc pháp quyền- Nguyên
tắc phân cấp quản lý; Nguyên tắc liên thông; Nguyên tắc tập trung, dân
chủ; Nguyên tắc công khai, minh bạch.

B. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế; Nguyên tắc pháp quyền; Nguyên tắc phân
cấp quản lý; Nguyên tắc liên thông; Nguyên tắc pháp quyền Nguyên tắc tập
trung, dân chủ; Nguyên tắc công khai, minh bạch

C. Nguyên tắc hiệu quả xã hội; Nguyên tắc pháp quyền, Nguyên tắc phân cấp
quản lý; Nguyên tắc liên thông; Nguyên tắc tập trung, dân chủ; Nguyên tắc
công khai, minh bạch.

D. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội; Nguyên tắc liên minh; Nguyên tắc
tập trung, dân chủ; Nguyên tắc công khai, minh bạch; Nguyên tắc công bằng.

27. Vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản là?
A. Vai trò định hướng, vai trò quản lý, và vai trò phát triển.
B. Vai trò quản lý, vai trò lãnh đạo và vai trò phát triển.
C. Vai trò quản lý, và trò điều phối và vai trò phát triển.
D. Vai trò định hướng, vai trò quản lý, và vai trò thực hiện.

28. Vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản là?
A. Vai trò hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và điều chỉnh.
B. Vai trò quản lý, định hướng, phát triển.
C. Vai trò quản lý, điều phối và phát triển.
D. Vai trò định hướng, quản lý và thực hiện.

29. Nhà nước quản lý thị trường bất động sản dựa trên những loại công
cụ chính sau?
A. Công cụ pháp luật về đất đai, bất động sản; Công cụ quyền lực nhà nước;
Công cụ tài chính bất động sản; Công cụ quản lý hành chính.
B. Công cụ pháp luật về đất đai, bất động sản; Công cụ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; Công cụ tài chính bất động sản; Công cụ quản lý
hành chính.
C. Công cụ pháp luật về đất đai, bất động sản; Công cụ quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; Công cụ tài chính bất động sản; Công cụ phán xử tranh chấp.
D. Công cụ pháp luật về đất đai, bất động sản; Công cụ năng lực quản lý nhà
nước; Công cụ tài chính bất động sản; Công cụ quản lý hành chính.

Chương 3

30. Các quyền cơ bản của người sử dụng đất ở Mỹ là?


A. Quyền đăng ký đất đai; Quyền chuyển nhượng đất đai; Quyền địa tô?
B. Quyền thống kê đất đai; Quyền chuyển nhượng đất đai; Quyền địa tô?
C. Quyền đăng ký đất đai; Quyền chuyển nhượng đất đai; Quyền địa
dịch?
D. Quyền đăng ký đất đai; Quyền điều chỉnh đất đai; Quyền địa tô?
31. Thị trường BĐS ở Đức được điều chỉnh bởi nhiều những đạo luật nào
sau đây?
A. Đạo luật đất đai, Đạo luật cư trú, Đạo luật về xây dựng nhà ở, Đạo
luật về quyền thừa kế xây dựng, Đạo luật về sở hữu nhà ở...
B. Đạo luật đất đai, Đạo luật cư trú, Đạo luật về xây dựng nhà ở, Đạo luật về
quyền thừa kế xây dựng, Đạo luật Nông nghiệp...
C. Đạo luật đất đai, Đạo luật cư trú, Đạo luật về xây dựng, Đạo luật về quyền
thừa kế xây dựng, Đạo luật Nông nghiệp...
D. Đạo luật đất đai, Đạo luật di cư, Đạo luật về xây dựng, Đạo luật về quyền
thừa kế xây dựng, Đạo luật Nông nghiệp...
32. Ở Đức các quy định về cách thức giao dịch BĐS nào là đúng?
A. Các giao dịch như: mua, bán, cho thuê đều phải thực hiện thông qua
hợp đồng theo giá thoả thuận và bắt buộc phải qua công chứng
B. Các giao dịch như: mua, bán, cho thuê đều phải thực hiện thông qua hợp
đồng theo giá thoả thuận và bắt buộc phải có người làm chứng
C. Các giao dịch như: mua, bán, cho thuê đều phải thực hiện thông qua hợp
đồng theo giá thoả thuận và bắt buộc phải được xác nhận Chính quyền địa
phương.
D. Các giao dịch như: mua, bán, cho thuê đều phải thực hiện thông qua hợp
đồng theo giá thoả thuận và bắt buộc phải có đủ điều kiện tài chính.
33. Chính sách của chính phủ Hàn Quốc trong quản lý thị trường bất
động sản nhà ở có tác động như thế nào?
A. Đã làm tăng giá bất động sản nói chung, đặc biệt tăng nhanh tại
những khu vực sinh sống của người có thu nhập cao.
B. Đã làm giảm giá bất động sản nói chung, đặc biệt tăng nhanh tại những
khu vực sinh sống của người có thu nhập cao.
C. Đã làm giảm giá bất động sản nói chung, đặc biệt giảm nhanh tại những
khu vực sinh sống của người ở nông thôn.
D. Đã làm tăng giá bất động sản ở thành thị và giảm nhanh tại những khu vực
sinh sống của người ở nông thôn.

34. Pháp luật về thị trường BĐS nhà đất của Trung Quốc bao gồm ?

A. Quy định về giao dịch, phát triển ngành nhà đất; Quy định quản lý các
quyền về nhà đất; Quy định pháp luật, quy tắc và điều lệ cơ bản về thị
trường BĐS
B. Quy định về quản lý giao dịch, phát triển ngành nhà đất; Quy định quản
lý các quyền về nhà đất; Quy tắc và điều lệ cơ bản về thị trường BĐS
C. Quy định về quản lí giao dịch, phát triển ngành nhà đất; Quy định quản lý
các quyền về nhà đất; Quy định pháp luật, quy tắc cơ bản về thị trường
BĐS
D. Quy định về quản lý giao dịch, phát triển ngành nhà đất; Quy định
quản lý các quyền về nhà đất; Quy định pháp luật, quy tắc và điều lệ
cơ bản về thị trường BĐS

35. Singapore hiện nay dân số đảm bảo có nhà ở hoặc căn hộ đứng tên
bao nhiêu %?
A. Singapore có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất trên thế giới, với 90% cư dân
có nhà ở hoặc căn hộ đứng tên mình
B. Singapore có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất trên thế giới, với 85% cư dân có
nhà ở hoặc căn hộ đứng tên mình
C. Singapore có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất trên thế giới, với 70% cư dân có
nhà ở hoặc căn hộ đứng tên mình
D. Singapore có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất trên thế giới, với 65% cư dân có
nhà ở hoặc căn hộ đứng tên mình
36. Mô hình kinh tế hỗn hợp là?
A. Là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định, mọi sự biến động trên thị
trường đều do nhà nước kiểm soát.
B. Là kinh tế mà sự can thiệp của nhà nước vào các quyết định của doanh
nghiệp đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp.
C. Là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định, và hình thức sở hữu
tư nhân là phổ biến hơn, nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào
các quyết định cá nhân.
D. Là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định, thị trường biến động một
cách tự do có sự thống nhất hỗn hợp giữa doanh nghiệp và nhà nước.
37. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trường bất động sản ở
Việt Nam?
A. Bắt nguồn từ tâm lý, thói quen của một bộ phận dân cư coi thường
hoặc không hiểu biết pháp luật
B. Bắt nguồn từ tâm lý, thói quen của toàn bộ dân cư coi thường hoặc
không hiểu biết pháp luật
C. Bắt nguồn thói quen của toàn bộ dân cư coi thường hoặc không hiểu
biết pháp luật
D. Bắt nguồn thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cư coi thường hoặc
không hiểu biết pháp luật
38. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trường bất động sản ở
Việt Nam?
A. Phần lớn người dân không hiểu hoặc coi nhẹ việc đăng ký quyền sử dụng đất
khi thực hiện các giao dịch về đất đai

B. Phần lớn người chủ động giao dịch và đăng ký quyền sử dụng đất khi thực
hiện các giao dịch về đất đai

C. Một số người dân không hiểu hoặc coi nhẹ việc đăng ký quyền sử dụng
đất khi thực hiện các giao dịch về đất đai

D. Cả ba phương án trên đều đúng

39. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trường bất động sản ở
Việt Nam?
A. Do hệ thống chính sách tài chính về đất đai còn nhiều bất cập với thuế suất
quy định quá cao so với thu nhập của đại đa số người lao động- Do hệ
thống thuế và
B. Do hệ thống thuế và các chính sách tài chính về đất đai còn nhiều bất
cập với thuế suất quy định quá cao so với thu nhập của đại đa số người
lao động
C. Do hệ thống thuế và chính sách giá về nhà ở còn nhiều bất cập với thuế
suất quy định quá cao so với thu nhập của đại đa số người lao động
D. Do hệ thống thuế và thủ thục hành chính về đất đai còn nhiều bất cập với
thuế suất quy định quá cao so với thu nhập của đại đa số người lao động

Chương 4

40. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường bất động sản Việt
Nam được chia thành mấy giai đoạn?
A. Giai đoạn trước năm 1986; Giai đoạn 1986 – 1993; Giai đoạn 1993 -2003;
Giai đoạn sau 2003
B. Giai đoạn trước năm 1980; Giai đoạn 1980 – 1986; Giai đoạn 1986 – 1993;
Giai đoạn 1993 -2013; Giai đoạn sau 2013
C. Giai đoạn trước năm 1980; Giai đoạn 1980 – 1986; Giai đoạn 1986 –
1993; Giai đoạn 1993 -2003; Giai đoạn sau 2003
D. Giai đoạn trước năm 1980; Giai đoạn 1980 – 1986; Giai đoạn 1986 – 1993;
Giai đoạn 1993 -2003; Giai đoạn sau 2003- 2013; Giai đoạn sau 2013
41. Đâu không phải là các yếu tố chính tác động đến thị trường bất động
sản?
A. Tình hình kinh tế, chính trị
B. Chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm
C. Chính sách của Đảng, Nhà nước
D. Sự tăng trưởng về dân số
42. Ở Việt Nam nhà nước đã ban hành những chính sách nào liên quan
đến TTBĐS?

A. Chính sách đất đai; Chính sách tín dụng bất động sản; Chính sách thuế; Chính
sách cạnh tranh; Chính sách nhà ở.

B. Chính sách đất đai; Chính sách tín dụng bất động sản; Chính sách thuế;
Chính sách cạnh tranh; Chính sách cung - cầu

C. Chính sách đất đai; Chính sách tín dụng bất động sản; Chính sách thuế; Chính
sách cạnh tranh; Chính sách giá.

D. Chính sách đất đai; Chính sách tín dụng bất động sản; Chính sách thuế; Chính
sách cạnh tranh; Chính sách Xây dựng

43. Chính sách đất đai ở nước ta hiện nay được xây dựng dựa trên luật
đất đai nào?

A. Dựa trên Luật đất đai 2013


B. Dựa trên Luật đất đai 2003

C. Dựa trên Luật đất đai 1987

D. Dựa trên Luật đất đai 2022

44. Ở Việt Nam người sử dụng đất có các quyền nào sau đây?

A. Quyền chuyển đổi; chuyển nhượng cho thuê; cho thuê lại; thừa kế,
trao tặng; thế chấp; bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

B. Quyền chuyển đổi; chuyển nhượng cho thuê; thừa kế, trao tặng; thế chấp;
bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

C. Quyền chuyển đổi; chuyển nhượng cho thuê; cho thuê lại; trao tặng; thế
chấp; bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

D. Quyền chuyển đổi; chuyển nhượng cho thuê; cho thuê lại; thừa kế, trao
tặng; bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

45. Theo quy định của pháp luật hiện hành, quản lý Nhà nước về TTBĐS
được giao cho nhiều Bộ quản lý nào sau đây:
A. Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng, Bộ
Công thương; Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn.
B. Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ
Xây dựng, Bộ Thương Mại; Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn.
C. Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ
Xây dựng, Bộ Công An; Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn.
D. Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ Xây dựng, Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp, phát triển nông
thôn.
I. Đề cương Tự luận

Chương 2.

1. Vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản. Để quản lý thị
trường bất động sản nhà nước cần có những chính sách cơ bản nào?
Phân tích tầm quan trọng của các chính sách?
 Vai trò quản lý
- Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường BĐS; quản
lý, điều hành thị trường, làm "trọng tài" giữa các chủ thể tham gia thị trường.
- Vai trò định hướng: Nhà nước có vai trò dự báo, định hướng TTBĐS phát
triển bền vững, phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh XH.
- Vai trò phát triển: Nhà nước đóng vai trò là nhà cung đất đai và trực tiếp tham
gia đầu tư, phát triển một số BĐS thiết yếu cho nhu cầu PTKT mà thị trường
không muốn hoặc không đủ sức tham gia như hạ tầng kỹ thuật, nhà ở xã hội,
nhà ở cho người thu nhập thấp và cung ứng BĐS để chủ động bình ổn và điều
tiết thị trường...
- Vai trò điều tiết thị trường bất động sản phù hợp với các mục tiêu kinh tế - xã
hội đảo đảm phân phối công bằng theo những chuẩn mực mà xã hội chấp nhận
là mục tiêu theo đuổi của mọi Nhà nước. Nhà nước can thiệp vào thị trường
bất động sản còn nhằm mục tiêu ổn định thị trường. Bất động sản liên quan
đến tiêu chuẩn an toàn sống và an toàn lao động của dân cư.
- Ngoài ra, Nhà nước có vai trò hỗ trợ để thị trường bất động sản hoạt động hiệu
quả thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát, tạo dựng hạ tầng cơ sở nhằm
khuyến khích dân cư sử dụng đất hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo
việc làm và thu nhập.
 Nhà nước cần có những chính sách cơ bản và tầm quan trọng?
- Chính sách đất đai:
- Chính sách tín dụng bất động sản
- Chính sách thuế:
- Chính sách cung - cầu:
2. Mục tiêu, nguyên tắc trong quản lý nhà nước đối với thị trường bất động
sản? Trong các mục tiêu trên mục tiêu nào là quan trọng nhất vì sao?
 Mục tiêu
- Kiểm soát độc quyền và đặt quy chế cho cạnh tranh lành mạnh.
- Duy trì sự ổn định, hiệu quả, công khai cho thị trường bất động sản, chống
đầu cơ, lũng đoạn
- Kiểm soát chất lượng hàng hóa bất động sản nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu
quả các loại bất động sản, đồng thời nâng cao tính công bằng, đồng thuận khi
giao dịch trên thị trường bất động sản.
- Điều tiết hợp lý phần địa tô chênh lệch và khoản thu nhập từ các hành vi
giao dịch bất động sản để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, công bằng
xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư.
- Xây dựng thị bất động sản chính thống, minh bạch, giảm thiểu rủi ro.
 Nguyên tắc
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội: Bất kỳ hành vi can thiệp nào của Nhà
nước cũng phải hướng đến hiệu quả kinh tế - xã hội với hàm ý vì lợi ích chung
của xã hội, không vì lợi ích của cơ quan quản lý hoặc nhóm lợi ích cá biệt,
đồng thời phải kết hợp lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội.
- Nguyên tắc pháp quyền: sự can thiệp của Nhà nước trong giới hạn pháp luật
quy định và thể hiện dưới các hình thức công. Hành vi quản lý thị trường bất
động sản của các cơ quan nhà nước phải được luật hóa.
- Nguyên tắc phân cấp: Quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản là
công việc phức tạp cần nhiều cơ quan, đơn vị tham gia nhưng phảo trong một
hệ thống phân cấp quản lý với chức n ăng, nhiệm vụ rõ ràng, mỗi cơ quan ở
cấp bậc hợp lý đảm trách. Phân cấp thị trường bất động sản thường thực hiện
theo lãnh thổ và theo chức năng.
- Nguyên tắc liên thông: Quản lý Nhà nước đối với các phân khúc phải thống
nhất và đồng bộ nhằm làm cho bất động sản có thể dịch chuyển dễ dàng giữa
các thị trường. Quản lý thị trường bất động sản cũng cần thống nhất với các
thị trường khác, nhất là thị trường tài chính
- Nguyên tắc tập trung, dân chủ: phải tuân thủ quy định của pháp luật và thực
hiện quyền chủ sở hữu toàn dân về đất đai, bằng việc tạo điều kiện để người
dân có thể tham gia giám sát hoạt động QLNN trực tiếp hoặc thông qua tổ
chức như hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội khác.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: cần công khai chính sách, quy chế, thủ
tục hành chính, dịch vụ công, thông tin thị trường và nghĩa vụ tài chính với
Nhà nước
 Các mục tiêu đều quan trọng, phân tích….

3. Các công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản? Trong các
nhóm công cụ đã nêu, nhóm công cụ nào quan trọng nhất? vì sao?

* Các công cụ

Công cụ kế hoạch

Đây là công cụ thuộc nhóm hành chính - pháp lý, nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
của TTBĐS cũng như xu hướng phát triển của thị trường

QH xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở đảm bảo cho sự lãnh đạo quản lý tập trung,
thống nhất của Nhà nước đối với TTBĐS.

Thông qua việc bố trí, sắp xếp kế hoạch sử dụng các loại đất đai và nhà ở đã được
phê duyệt và được thể hiện trên các bản QH tổng thể, QH chi tiết, nhà nước sẽ kiểm
soát được diễn biến về tình hình đất đai và nhà ở.
Từ đó, ngăn chặn được tình trạng SDĐ, nhà ở lãng phí, bừa bãi, SD không đúng mục
đích và không theo QH. Thông qua QH , bắt buộc các đối tượng SDĐĐ, nhà ở chỉ
được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình.

=> cho phép NN có cơ sở để QLĐĐ, nhà ở chắc chắn và trật tự hơn; các vướng mắc,
tranh chấp ĐĐ, nhà ở có cơ sở pháp lý để giải quyết tốt hơn, triệt để hơn.

QH phát triển đô thị là căn cứ quan trọng cho việc XD kế hoạch SDĐĐ và XD nhà
ở.

Như vậy, việc XD kế hoạch phải dựa vào QH, QH là căn cứ không thể thiếu của kế
hoạch. Quy hoạch càng khoa học, càng chính xác cụ thể bao nhiêu thì kế hoạch càng
có điều kiện để thực hiện bấy nhiêu.

QH, kế hoạch SDĐĐ và nhà ở tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả các
loại đất đai và nhà ở hợp lý hơn, chính xác hơn. Việc tính thuế, định giá cả các loại
ĐĐ, BĐS phải dùa vào việc đánh giá, phân hàng các loại ĐĐ nhà ở và qui mô, phạm
vi của chúng cho các đối tượng SD.

QH phải gắn liền với công tác dự báo, vì vậy cần dự báo về xu hướng PTKT-XH,
nhu cầu sử dụng lao động để từ đó có KH chủ động phát triển TTBĐS cũng như
quản lý thị trường

Công cụ hành chính

Đây là hệ thống văn bản hành chính quy định thủ tục tạo lập, giao dịch, chuyển
nhượng quyền liên quan tới nhà đất, bất động sản.

Nó là cơ sở tạo ra cho các hàng hoá bất động sản giao dịch trên thị trường

Nếu thủ tục càng đơn giản, minh bạch, chi phí vừa phải thì nó sẽ làm tăng tính “thanh
khoản” cho hàng hoá và thị trường.
=> cần thống nhất về thủ tục đăng ký bất động sản theo hướng đơn giản, nhanh gọn,
thuận tiện, chi phí thấp, chẳng hạn như thủ tục, chi phí trong giao dịch, chuyển
nhượng, công chứng bất động sản...

Công cụ pháp luật

Công cụ pháp luật về đất đai, bất động sản bao gồm những văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh các hàng hoá BĐS, các giao dịch và dịch vụ liên quan đến TTBĐS.
Nó điều chỉnh từ giai đoạn giao đất, tạo thành bất động sản giao dịch trên thị trường.

Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này gồm Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật
Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Thuế chuyển quyền (thuế thu nhập
cá nhân), Luật doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư...

Để thị trường BĐS đạt được hiệu quả cao và phát triển bền vững, trong quá trình xây
dựng các công cụ pháp luật về đất đai, bất động sản, đòi hỏi phải bảo đảm tính đồng
bộ, thống nhất, đầy đủ và luôn đáp ứng, theo kịp yêu cầu thực tiễn cuộc sống.

Trong quá trình vận hành, cần có sự chỉ đạo kịp thời và đúng theo hướng quản lý
đồng bộ, hợp lý. Đồng thời, phải xử phạt nghiêm minh, mạnh mẽ hơn nữa những
hành vi, vụ việc vi phạm theo đúng kỷ cương của một nhà nước pháp quyền.

Công cụ kỹ thuật

 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

 Khảo sát, đo đạc; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy
hoạch SDĐ; điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

 Đăng ký đất đai, lập và quản lí hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai và xử lí vi phạm pháp luật về đất đai

Công cụ tài chính

Các công cụ, CS tài chính luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo
vốn, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. TTBĐS lập và giao dịch chúng
qua TT sẽ cần nguồn vốn lớn. Điều này sẽ được giải quyết khi sử dụng các
CCTC bất động sản như: vốn vay, trái phiếu đô thị và XD, tín dụng uỷ thác
XD BĐS, ngân sách đầu tư vào kết cấu hạ tầng, chính sách thuế và phí tài sản
BĐS…

Những công cụ này vừa có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển, lại vừa có khả năng
tàn phá lớn đối với thị trường bất động sản. Cuộc khủng hoảng tín dụng BĐS
ở Mỹ và chính sách tài chính, tín dụng nới lỏng cho thị trường bất động sản ở
nước ta cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã minh chứng rõ điều đó. Do đó, cần
khéo léo sử dụng công cụ tài chính BĐS để góp phần ổn định KT-XHcủa đất
nước.

 Ngoài ra, Nhà nước có thể sử dụng công cụ lãi suất hoặc tín dụng ưu đãi để
điều tiết TTBĐS. Khi TT quá trầm lắng, Nhà nước có thể giảm lãi suất và cho
vay ưu đãi để kích thích cung, cầu bất động sản. Ngược lại, khi TTBĐ sản
phát triển quá "nóng" thì Nhà nước có thể "giảm nhiệt" bằng cách tăng lãi suất
để giảm nguồn vốn đầu tư vào BĐS và đánh thuế "đầu cơ" nhà đất.

* Các công trên đều quan trọng vì….

Chương 4.

1. Hạn chế của và nguyên nhân của hạn chế về công tác quản lý của TTBĐS ở
Việt Nam. Giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường bất
động sản ở Việt Nam.
 Hạn chế
- Sự tồn tại đồng thời cả hai thị trường bất động sản chính thức và thị trường
bất động sản không chính thức. Hai loại thị trường này cùng tồn tại song song
và giao thoa với nhau. Loại hình thị trường bất động sản không chính thức
vẫn phổ biến vì nhiều lý do:
- Bắt nguồn từ tâm lý, thói quen của một bộ phận dân cư coi thường hoặc
không hiểu biết pháp luật
- Một số người dân không hiểu hoặc coi nhẹ việc đăng ký quyền sử dụng đất
khi thực hiện các giao dịch về đất đai
- Do hệ thống thuế và các chính sách tài chính về đất đai còn nhiều bất cập
với thuế suất quy định quá cao so với thu nhập của đại đa số người lao động
- Thị trường bất động sản Việt Nam còn đang ở cấp độ phát triển thấp
- Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn rất thiếu minh bạch
- Các chủ thể tham gia thị trường bất động sản còn hạn chế và thiếu tính
chuyên nghiệp
- Giá cả BĐS có sự chênh lệch rất rõ rệt giữa các địa phương
- Thị trường bất động sản Việt Nam rất khó tiếp cận

 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế


- Hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư
xây dựng, giao dịch bất động sản đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được
hoàn thiện, còn chồng chéo.
- Việc phát triển bất động sản không theo quy hoạch, không có kế hoạch,
không căn cứ vào nhu cầu của thị trường và nguồn lực thực hiện
- Chính sách phát triển thị trường bất động sản chưa thật sự phù hợp, vai trò
của Nhà nước trong kiểm soát và điều tiết thị trường bất động sản thông qua
thị trường quyền sử dụng đất sơ cấp chưa hiệu quả.
- Hệ thống các định chế tài chính bất động sản chưa được hoàn thiện, thiếu
nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản; chính sách tín dụng
bất động sản không ổn định, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, cũng như người
dân
- Chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản chưa thực sự là công cụ góp
phần công khai, minh bạch và điều tiết thị trường, hạn chế đầu cơ; phương
pháp tính thuế và thủ tục nộp thuế có điểm còn chưa thực sự tạo thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp, dễ thất thu thuế.
- Năng lực các chủ thể của thị trường bất động sản, kể cả về năng lực chuyên
môn cũng như năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, hoạt động thiếu chuyên
nghiệp, đầu tư theo phong trào, thậm chí có không ít doanh nghiệp kinh doanh
theo kiểu chụp giật, lừa đảo làm mất lòng tin của xã hội đối với thị trường.
- Đa số các nhà đầu tư mới chú trọng đến các sản phẩm có lợi nhuận cao mà
chưa quan tâm đến các sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là các
đối tượng có thu nhập thấp
- Các thị trường khác có tính chất hỗ trợ, kết hợp với thị trường bất động sản
như: thị trường vốn, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường xây dựng, thị
trường lao động phát triển chưa đồng bộ, chưa tương thích với thị trường bất
động sản, vì vậy chưa hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển một cách
ổn định.
- Hệ thống thông tin, dự báo về thị trường bất động sản không thống nhất,
thiếu tin cậy gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, cũng như bảo đảm
tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản. Chưa có hệ thống theo
dõi thống kê tình hình thị trường bất động sản, hệ thống quản lý và thống kê
dữ liệu về sở hữu bất động sản, giao dịch bất động sản đồng bộ
- Công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản còn nhiều bất cập,
chưa phát huy được vai trò của nhà nước trong việc định hướng, điều tiết vĩ
mô và kiểm soát hoạt động của thị trường bảo đảm thị trường bất động sản
hoạt động một cách ổn định, lành mạnh.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh
bất động sản, quản lý sử dụng đất đai, giao dịch bất động sản chưa được
thường xuyên, liên tục.
- Thủ tục hành chính liên quan đến thị trường bất động sản như thủ tục đầu
tư, giao đất, hoạt động xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất… còn phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng chung đến thị
trường bất động sản.
 Giải pháp
- Hoàn thiện môi trường cho hoạt động của thị trường bất động sản
- Hoàn thiện định hướng phát triển thị trường bất động sản
- Hoàn thiện chính sách điều tiết đối với thị trường bất động sản
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên thị trường bất
động sản
Lưu ý: Có thể căn cứ hạn chế và nguyên nhân hạn chế trên để đề
xuất thêm nhóm giải pháp khác)

3. Các yếu tố tác động đến thị trường bất động sản ở Việt Nam. Trong các yếu tố
trên, yếu tố nào tạo nên khan hiếm đất đai trong thị trường hiện nay? Vì sao?

(1). Tình hình kinh tế, chính trị

- Chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các nhà đầu tư quốc tế
tăng cường đầu tư vào Việt Nam giúp cho cầu về BĐS tăng.

- Sự tăng trưởng kinh tế cao giúp cho người dân tăng thu nhập, mức độ sinh hoạt
tăng dẫn đến cầu BĐS tăng.

(2). Chính sách của Đảng, Nhà nước

- Chính sách đất đai:


- Chính sách tín dụng bất động sản

- Chính sách thuế:

- Các chính sách thị trường

- Chính sách giả cả bất động sản

- Chính sách cung - cầu:

(3) Sự tăng trưởng về dân số và nhu cầu phát triển

(4) Thu nhập của dân cư

 Trong các yếu tố trên, yếu tố nào tạo nên khan hiếm đất đai trong thị
trường hiện nay? Vì sao? (Sự tăng trưởng về dân số và nhu cầu phát
triển)

3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước quản lý thị trường bất động sản tại
Việt Nam. Lấy ví dụ chứng minh

(1). Định hướng hoạt động thị trường bất động sản

Nhà nước tiến hành điều tiết, kiểm soát, định hướng cho thị trường BĐS đạt tới sự
ổn định, tránh mất cân bằng trầm trọng trong quan hệ cung cầu, tham gia vào việc
hình thành, điều chỉnh giá cả BĐS.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường và bảo vệ
lợi ích, quyền lợi cho họ…

Chính sách đối với thị trường bất động sản ngày càng rõ nét, một số chính sách đã
có tác động quan trọng trong điều tiết và quản lý thị trường BĐS khi thị trường trầm
lắng, giảm đà phát triển hoặc khi bùng phát theo chiều hướng phát triển nóng.
Tuy nhiên trong công tác QLNN đối với TTBĐS còn đang gặp phải một số hạn chế
nhất định:

Thiếu cơ quan chuyên trách quản lý BĐS.

Hệ thống cơ qua chuyên trách quản lý BĐS có trách nhiệm: xác định rõ ràng ai là
người hưởng các quyền BĐS, xác định rõ ràng các quyền được cho phép, xác định
rõ ràng ranh giới của BĐS và giải quyết phần lớn các tranh chấp BĐS ngay tại thực
địa

(2) Tạo lập môi trường cho hoạt động của thị trường bất động sản

- Hệ thống pháp luật: Nhà nước vừa tạo lập môi trường khuôn khổ pháp lý cho
TTBĐS vừa hướng dẫn biện pháp thực hiện các giao dịch của TTBĐS.

Yếu tố pháp luật có tính chất quy định sự hình thành và phát triển.

Hệ thống pháp luật quy định điều kiện thực hiện, phạm vi, nội dung… của các giao
dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê… BĐS.

Đồng thời, hệ thống pháp luật còn hướng dẫn thực hiện các giao dịch đó: Hợp đồng
chuyển nhượng, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mướn; quy định về thế chấp, về
góp vốn

Các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật về nhà đất - BĐS đều có
những đặc điểm chung của hệ thống các văn bản pháp luật của nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, đó là:

- Duy trì trật tự và an toàn xã hội trong lĩnh vực kinh doanh đất đai và nhà ở

- Luật pháp là công cụ bắt buộc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế và các
nghĩa vụ khác đối với nhà nước.
- Thông qua công cụ luật pháp nhà nước đảm bảo sự bình đằng, công bằng giữa
các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai và nhà ở , đảm bảo sự kết hợp hài giữa
các lợi ích.

Môi trường pháp lý cho thị trường BĐS như: quy định về hàng hoá đem ra giao dịch,
quy định về phương thức giao dịch, quy định về tổ chức quản lý thị trường BĐS,...
cụ thể như sau:

 Nhà nước xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật của nền kinh tế thị trường
(trong đó có hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS)

 Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm
1999);

 Bộ luật Dân sự năm 1995 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005);

 Luật Xây dựng năm 2003;

 Luật Đầu tư năm 2005;

 Luật Doanh nghiệp năm 2005;

 Luật Thương mại năm 2005; Luật về Nhà ở năm 2005;

 Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 (Luật KDBĐS) điều chỉnh trực tiếp hoạt
động kinh doanh BĐS.

Luật đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Nhà ở năm 2014

(3) Điều tiết, điều chỉnh đối với thị trường bất động sản

- Điều tiết thị trường bất động sản thông qua thuế

Thuế Nhà đất


Thuế chuyển quyền sử dụng đất:

Thuế chuyển quyền sử dụng đất:

 Điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách tín dụng

Nhà nước đã sử dụng chính sách tín dụng như một công cụ quan trọng để điều tiết
thị trường bất động sản

Để khuyển khích doanh nghiệp cung ứng nhà ở cho người có thu nhập thấp, Nhà
nước đã có chính sách cho vay vốn theo chế độ ưu đãi. Theo đó, Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam dành 30.000 tỷ đồng hỗ trợ các dự án nhà
ở cho người thu nhập thấp và công nhân.

(4) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của thị trường bất động sản

Kiểm tra, kiểm tra, giám sát quản lý thị trường BĐS tránh nhứng sai sót, tiêu
cực xảy ra trong hoạt động của thị trường bất động sản

Phát hiện những sai phạm và tiến hành xử lý những vi phạm.

Đảm bảo có hệ thống quản lý, điều hành thị trường bất động sản đồng bộ từ
TW tới địa phương

Cơ chế giám sát và kiểm tra thật rõ, theo quy trình quy định của Thanh tra,
kiểm tra

Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo và đưa các chỉ tiêu phát triển thị
trường bất động sản thành chỉ tiêu hàng năm trong kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của cả nước cũng như từng địa phương.

Bên canh công tác thanh tra, thường xuyên tổ chức rà soát các dự án phát triển
đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai
để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các
dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị
trường; kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư

 Lấy ví dụ chứng minh

4. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản ở
Việt Nam, vì sao cần sự quản lý của thống các cơ quan này

(1) Các lĩnh vực quản lý Nhà nước liên quan đến thị trường bất động sản

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quản lý Nhà nước về TTBĐS được giao cho
nhiều Bộ ngành quản lý:

- Kế hoạch - Đầu tư: Bộ Kế hoạch và đầu tư;

- Tài chính, công sản: Bộ Tài chính

- Tài nguyên - Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Xây dựng, Nhà ở và thị trường bất động sản: Bộ Xây Dựng;

- Công nghiệp, thương mại: Bộ Công thương;

- Nông nghiệp, phát triển nông thôn: Bộ NN&PTNT

(2) Hệ thống cơ quan quản lý thị trường bất động sản

- Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.

- Bộ Xây dựng: Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản trên phạm vi cả nước, có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:

+ Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy
phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản.
+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển
thị trường bất động sản.

+ Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
việc tổ chức thực hiện và quản lý kinh doanh bất động sản.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có
thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo Chính phủ về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản
trên phạm vi cả nước.

+ Quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao
dịch bất động sản; quy định chi tiết việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao
dịch bất động sản.

+ Xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thông tin quốc gia về thị trường bất động
sản; xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản trên phạm vi
cả nước.

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh bất động sản.

+ Hợp tác quốc tế về kinh doanh bất động sản.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quy định, hướng dẫn về các loại đất được tham gia thị trường bất động sản theo
quy định của Luật đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản.

+ Quy định, hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong kinh doanh bất động sản.

- Bộ Tài chính: Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
mình có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách về thuế và nghĩa
vụ tài chính khác trong kinh doanh bất động sản.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn việc thanh
toán trong các giao dịch kinh doanh bất động sản, việc cho vay thế chấp bằng bất
động sản, bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ: Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức
quản lý, kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với kinh doanh bất động sản trên địa
bàn.

+ Bố trí quỹ đất để phát triển các dự án bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của địa phương.

+ Ban hành, công khai và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các dự án bất động
sản.

+ Quản lý hành nghề môi giới bất động sản, hoạt động của sàn giao dịch bất động
sản và các dịch vụ bất động sản khác trên địa bàn.
+ Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản, xây dựng và công bố các
chỉ số đánh giá thị trường bất động sản trên phạm vi địa bàn.

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh bất động sản trên địa bàn.

+ Hợp tác quốc tế về kinh doanh bất động sản.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh
doanh bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền

 Vì sao cần sự quản lý của thống các cơ quan này

You might also like