Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền

CHUYÊN ĐỀ: PIN ĐIỆN HÓA


A. LÍ THUYẾT
I.1. Pin Galvani

Hoá năng của phản ứng oxi hoá khử có thể chuyển thành nhiệt năng hay điện năng
tuỳ thuộc vào cách tiến hành phản ứng. Ví dụ, với phản ứng: Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4
nếu thực hiện phản ứng bằng cách nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuSO4 (nghĩa là cho
chất khử và chất oxi hoá tiếp xúc trực tiếp với nhau) thì hóa năng của phản ứng sẽ chuyển
thành nhiệt năng (Ho = -51,82 kcal). Trong trường hợp này các quá trình oxi hoá và khử sẽ
xảy ra ở cùng một nơi và electron sẽ được chuyển trực tiếp từ Zn sang CuSO4.

Nhưng nếu nhúng thanh Zn vào dung dịch muối kẽm (ví dụ dung dịch ZnSO4 1 M),
nhúng thanh đồng vào dung dịch muối đồng (ví dụ dung dịch CuSO4 1 M), hai thanh kim
loại được nối với nhau bằng một dây dẫn, hai dung dịch sulfat được nối với nhau bằng một
cầu muối, cầu muối là một ống hình chữ U chứa đầy dung dịch bão hoà của một muối nào
đó, ví dụ: KCl, KNO3… thì các quá trình khử và oxi hoá sẽ xảy ra ở hai nơi khác nhau và
electron không chuyển trực tiếp từ Zn sang Cu2+ mà phải đi qua một dây dẫn điện (mạch
ngoài) làm phát sinh dòng điện. Ở đây, hoá năng đã chuyển thành điện năng. Một thiết bị
như vậy được gọi là một pin Galvani hay một nguyên tố Galvani.

(
Hình 1. Pin Galvani Cu – Zn

*Giải thích hoạt động của pin:


Pin gồm hai phần có cấu tạo giống nhau: đều gồm một thanh kim loại nhúng trong
dung dịch muối của nó. Mỗi phần là một nửa pin.
Ta hãy xét nửa pin gồm thanh kẽm nhúng trong dung dịch muối kẽm.
Năm học 2022 – 2023 Trang 1
Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
Do Zn là một kim loại, có các electron hoá trị chuyển động khá tự do nên các nguyên
tử Zn dễ dàng mất electron để thành ion dương:
Zn – 2e ⇌ Zn2+ hay: Zn ⇌ Zn2+ + 2e (1)
Khi nhúng thanh Zn vào dung dịch, quá trình (1) xảy ra, các nguyên tử ở bề mặt
thanh kim loại sẽ chuyển thành Zn2+ khuếch tán vào dung dịch, để các electron nằm lại trên
bề mặt thanh Zn. Kết quả là trên bề mặt thanh Zn tích điện âm (các electron), còn lớp dung
dịch gần bề mặt thanh Zn tích điện dương (các ion Zn2+) tạo thành một lớp điện kép (Hình
2).

Zn

2+
Zn
Hình 2. Sự hình thành lớp điện kép
Hiệu số điện thế giữa hai phần tích điện dương và âm của lớp điện kép chính là thế
khử hay thế điện cực của cặp oxi hoá - khử Zn2+/Zn.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với nửa pin gồm thanh đồng nhúng trong dung dịch
muối đồng.
Như vậy, mỗi một nửa pin sẽ có một điện thế xác định, độ lớn của điện thế phụ thuộc
vào bản chất của kim loại, nồng độ của ion kim loại trong dung dịch, nhiệt độ. Một hệ như
vậy được gọi là một điện cực.
Khi nối hai điện cực có điện thế khác nhau bằng dây dẫn điện, sẽ xảy ra quá trình cân
bằng điện thế giữa hai điện cực do sự chuyển electron từ điện cực này sang điện cực khác,
vì thế trong mạch xuất hiện dòng điện.
Đối với pin Cu – Zn đang xét, Zn là kim loại hoạt động mạnh hơn nên dễ cho
electron hơn Cu, vì thế trên thanh Zn sẽ có nhiều electron hơn thanh Cu, vì thế điện cực Zn
được gọi là điện cực âm, điện cực Cu được gọi là điện cực dương. Khi nối hai điện cực bằng
dây dẫn, electron sẽ chuyển từ điện cực Zn sang điện cực Cu. Điều này dẫn đến:

- Ở điện cực Zn: cân bằng (1) sẽ chuyển dịch sang phải để bù lại số electron bị
chuyển đi, làm thanh Zn bị tan dần ra. Nói cách khác, trên điện cực kẽm, quá trình oxi hoá
Zn tiếp tục xảy ra.

- Ở điện cực Cu: do có thêm electron chuyển từ điện cực Zn sang nên cân bằng
Cu⇌Cu2++2e (2) sẽ chuyển dịch sang trái, nghĩa là các ion Cu2+ trong dung dịch sẽ đến
nhận electron trên bề mặt thanh Cu và chuyển thành Cu kim loại bám vào thanh Cu. Nói
cách khác, trên điện cực đồng, xảy ra quá trình khử các ion Cu2+: Cu2+ + 2e ⇌ Cu (3)
Như vậy, trong toàn bộ pin xảy ra hai quá trình:
* Quá trình oxi hoá: Zn – 2e ⇌ Zn2+ (1) xảy ra trên điện cực Zn (điện cực âm)
* Quá trình khử: Cu2+ + 2e ⇌ Cu (3) xảy ra trên điện cực Cu (điện cực dương)

Năm học 2022 – 2023 Trang 2


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
Phương trình oxi hoá khử xảy ra trong pin:
Zn + Cu2+ ⇌ Zn2+ + Cu 
Phản ứng này giống hệt phản ứng xảy ra khi cho Zn tác dụng trực tiếp với dung dịch CuSO4.
Việc bố trí tách biệt hai cặp oxi hoá khử thành hai điện cực cho phép lợi dụng sự chuyển
electron giữa chất khử và chất oxi hoá để sản sinh ra dòng điện.
Như vậy: pin là dụng cụ cho phép sử dụng sự trao đổi electron trong các phản
ứng oxi hoá khử để sản sinh ra dòng điện.
Trong các pin này, hoá năng đã chuyển thành điện năng nên chúng được gọi là pin
điện hoá.

- Sự hoà tan Zn làm dư ion dương Zn2+ trong dung dịch ở điện cực kẽm, còn sự
chuyển Cu2+ thành kết tủa đồng sẽ làm dư ion âm SO42- trong dung dịch ở điện cực đồng.
Hiện tượng này cản trở hoạt động của pin. Để khắc phục hiện tượng này, người ta nối hai
điện cực bằng một cầu muối. Nhờ cầu muối, các ion có thể chuyển từ dung dịch này qua
dung dịch khác, giúp cân bằng điện tích trong các dung dịch và pin sẽ hoạt động cho đến khi
thanh kẽm tan hết hay Cu2+ kết tủa hết.
Về mặt vật lý, việc nối hai dung dịch bằng cầu muối chính là để đóng kín mạch điện.

Pin galvani Cu - Zn được biểu diễn một cách đơn giản bằng sơ đồ sau:
(-) Zn  ZnSO4  CuSO4  Cu (+)
Hay: (-) Zn  Zn2+  Cu2+  Cu (+)
Trong trường hợp tổng quát, pin galvani được ký hiệu như sau:
(-) M1  M1n+  M2m+  M2 (+)
Như vậy, một pin được tạo thành từ việc ghép hai điện cực của hai cặp oxi hoá khử
có thế khử khác nhau.
I.2. Một số loại điện cực:
1. Điện cực kim loại: Điện cực kim loại là một hệ gồm kim loại M nhúng và dung dịch
chứa cation Mn+. Trên bề mặt điện cực có cân bằng
Mn+ + ne ⇌ M0.
Điện cực kim loại được ký hiệu là : M0  Mn+, C
Ví dụ : Zn  Zn2+, C Cu  Cu2+, C
C : là nồng độ mol/l của Mn+ trong dung dịch , đối với điện cực chuẩn C = 1M
2. Điện cực oxi hóa - khử : Là loại điện cực trong đó chất làm điện cực là một chất
trơ (Pt, than chì), không tham gia phản ứng điện cực mà là nơi trao đổi electron giữa chất
oxi hóa và chất khử nằm trong dung dịch. Chất làm điện cực trơ thường là platin hay than
chì. Chất oxi hóa và chất khử có thể là chất khí hay các ion nằm trong dung dịch.
Nhúng một thanh platin vào dung dịch có cặp oxh/kh, lúc này có thể xảy ra các trường
hợp sau:
 Nếu khả năng thu electron của dạng oxi hóa mạnh, dạng oxi sẽ lấy một số electron
của thanh platin và biến thành dạng khử tương ứng.
OXH + n e ⇌ KH
Làm cho thanh platin tích điện dương, dung dịch tích điện âm và điện cực có thế
dương so với dung dịch

Năm học 2022 – 2023 Trang 3


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
 Nếu khả năng khử của dạng khử mạnh hơn, nó sẽ nhường một số electron cho thanh
platin và biến thành dạng oxi hóa tương ứng.
Kh - ne ⇌ Oxi
Làm cho thanh Pt tích điện âm, dung dịch tích điện dương, do đó thanh Pt có điện thế
âm so với dung dịch. Thế điện cực oxh – kh thường được gọi tắt là thế oxh – kh
Ví dụ: khi nhúng thanh platin vào dung dịch có chứa đồng thời hai muối FeSO4 và
Fe2(SO4)3 tức là dung dịch có cặp oxh – kh Fe3+/Fe2+ ta được điện cực oxh – kh có ký
hiệu là: ( Pt ) Fe3+/ Fe2+ và phản ứng điện cực là: Fe3+ + e ⇌ Fe2+
3. Điện cực calomen: Điện cực gồm thuỷ ngân (Hg), calomen (Hg2Cl2) và dung dịch
chứa chất điện ly có ion Cl- (KCl, NaCl …).
Phản ứng oxh – kh xảy ra trên điện cực calomen (vì thuỷ ngân lỏng nên dùng thêm
một dây platin nhúng vào thuỷ ngân và nối với một dây dẫn ra ngoài)
Hg2Cl2 + 2e ⇌ 2Hg + 2Cl-
Điện cực calomen ký hiệu là: Hg  Hg2Cl2  Cl-, C
Điện cực này có ưu điểm là điện thế ổn định
(Trong thực tế, để làm điện cực so sánh người ta thường dùng điện cực calomen
Hg│Hg2Cl2│ KCl bão hoà có thế bằng 0,2415V so với điện cực tiêu chuẩn hiđro do điện
cực calomen có thế rất ổn định, độ lặp lại cao, dễ sử dụng và dễ bảo quản).
4. Điện cực hydro : Điện cực hydro là một điện cực khí thuộc loại điện cực oxh –
kh. Điện cực gồm một tấm Pt phủ muội platin nhúng vào dung dịch axít chứa ion H+, đựng
trong ống thuỷ tinh đã được dẫn vào một luồng khí hydro có một áp suất P xác định. Điện
cực khí hydro được ký hiệu là:
Pt  H2, 1 atm  H+, 1M và phản ứng điện cực là H2 ⇌ 2H+ + 2e

II. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN:


- Suất điện động của pin là giá trị của hiệu số điện thế lớn nhất giữa hai điện cực của pin.
- Suất điện động của pin được tính bằng hiệu số điện thế giữa điện cực dương và điện cực
âm:

Epin = E+ - E-

Cường độ của một cặp oxi hoá khử được đặc trưng bởi thế khử của nó. Trong một cặp
Oxh/Kh, khi Oxh là chất oxi hoá mạnh thì Kh là chất khử yếu, cân bằng: Oxh + ne ⇌ Kh
sẽ chuyển dịch mạnh về phía phải, làm hằng số cân bằng K =
 Kh  có giá trị lớn nên
Oxh 
G0 = -RT.lnK càng âm.
G của hệ bằng công có ích A' do hệ sinh ra. Trong phản ứng oxi hoá khử đang xét,
công có ích A' là công chuyển n mol electron trong điện trường có hiệu điện thế E:
A' = - nF.E
với: * F là điện tích của 1 mol electron, được gọi là hằng số Faraday; F = 96500 C = 23,06
kcal

Năm học 2022 – 2023 Trang 4


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
* E là hiệu số điện thế giữa dạng khử và dạng oxi hoá, được gọi là thế khử của cặp
Oxh/Kh, thường được ký hiệu là E (V) hay  (V). Vậy:

G = - nF.E

Ta thấy: khi dạng oxi hoá của cặp Ox/Kh càng mạnh, cân bằng: Ox + ne ⇌ Kh sẽ
càng chuyển dịch mạnh về phía phải, làm G càng âm, tức E càng có giá trị dương lớn.
Về mặt nhiệt động học, E đặc trưng cho trạng thái cân bằng khử nên E được gọi là
thế khử. Thế khử E còn được gọi là thế oxi hoá - khử (ngụ ý đặc trưng cho quá trình oxi
hoá khử nói chung), hay thế điện cực (ngụ ý việc xác định thế khử bằng thực nghiệm được
thực hiện bằng cách đo thế của các điện cực tương ứng) và được ký hiệu là: EOx/Kh.
Thế khử tiêu chuẩn EoOx/Kh của các cặp Ox/Kh đựơc tính ở điều kiện:
T = 298oK; P = 1 atm = 101,325 kPa; [Ox] = [Kh] = 1 M
Theo quy ước: Eo2H+/H2 = 0 (V).

Từ hệ thức: G = Go + RTlnK


Ta có: - nF.E = - nF.Eo + RTlnK , với E là thế khử ở điều kiện bất kỳ.

 E = Eo - RT
lnK hay: E = Eo - RT
ln Kh 
nF nF Ox 

Trong biểu thức trên, nếu: R = 1,987 cal/mol.K thì F = 23060 cal
R = 8,314 J/mol.K thì F = 96500 J

Nếu T = 298oK, thay ln = 2,303lg và các giá trị R, F vào biểu thức trên, ta có:

0,0592 Kh 
E = Eo - lg
n Ox 

Các phương trình trên được gọi là phương trình Nernst.

- Với các cặp Ox/Kh kiểu: Mn+ + ne = M(r) , phương trình Nernst có dạng:
E = Eo - 0,059 lg 1n 
n M 
- Nếu phản ứng oxi hoá khử có ion H+ hay OH- tham gia, ví dụ:
-
MnO4 + 8 H+ + 5e ⇌ Mn2+ + 4 H2O
- - -
BrO3 + 3 H2O + 6e ⇌ Br + 6 OH
thì: EMnO4-/Mn2+ = EoMnO4-/Mn2+ -
0,0592
lg 
Mn 2  
5   
MnO 4 . H 
8

EBrO3-/Br- = EoBrO3-/Br- -
0,0592 Br  . OH  6
6
lg
BrO3 
- Nếu có chất khí, ví dụ phản ứng: 2 H3O+ + 2e ⇌ H2 (k) + 2 H2O

Năm học 2022 – 2023 Trang 5


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
0,0592 PH 2
thì: E H3O+/H2 = EoH3O+/H2 - lg , với PH2 là áp suất riêng phần của H2 (atm).
2 
H 3O  2
III. THẾ ĐIỆN CỰC:
III.1. Điều kiện tiêu chuẩn của các loại điện cực
Một điện cực được coi là ở điều kiện tiêu chuẩn khi:
- Nồng độ (chính xác là hoạt độ) của ion hoặc phân tử chất tham gia phản ứng điện
cực bằng 1 M. Nếu là chất khí thì áp suất riêng phần (chính xác là hoạt áp riêng phần) của
khí đó bằng 1 atm.
- Nhiệt độ xác định.

Ví dụ: Điện cực chuẩn của Zn là một thanh kẽm nhúng trong dung dịch Zn2+ 1 M.
Điện cực chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+ là điện cực gồm dây Pt nhúng trong dung dịch có
[Fe3+] = [Fe2+] = 1 M.

Có những điện cực mà chất tham gia phản ứng điện cực tan ít trong nước. Ví dụ:
- Điện cực Ag nhúng trong dung dịch KCl có kết tủa AgCl, được ký hiệu: Ag/AgCl,
KCl. Phản ứng của điện cực này như sau: AgCl  + e ⇌ Ag + Cl-
Điều kiện chuẩn của điện cực: nhiệt độ xác định, dung dịch Cl- 1 M bão hoà AgCl.
- Điện cực calomen Hg/Hg2Cl2, KCl: Hg2Cl2 + 2e ⇌ 2 Hg + 2 Cl-
Điều kiện chuẩn của điện cực: nhiệt độ xác định, dung dịch Cl- 1 M bão hoà Hg2Cl2.

III. 2. Thế điện cực và thế điện cực chuẩn: Ta đã biết, suất điện động của pin bằng hiệu số
điện thế của hai điện cực ( khi không phóng điện )
E = E + - E-
Như vậy, ứng với một nửa phản ứng oxh – kh, mỗi điện cực có một điện thế xác định
gọi là thế điện cực ( E+ hay E- ). Thế của điện cực chuẩn gọi là thế điện cực chuẩn hay thế
chuẩn của điện cực. Trong thực tế người ta chỉ đo được hiệu số điện thế của hai điện cực,
mà không đo được trực tiếp thế của mỗi điện cực ứng với nửa phản ứng oxh – kh.
Vì vậy, muốn thành lập một thang thế điện cực, người ta phải chọn một điện cực
tham chiếu với một thế điện cực qui ước xác định làm mốc sau đó đo hiệu số điện thế giữa
điện cực cần xét và điện cực tham chiếu. Trên cơ sở đó người ta xác định thế điện cực riêng
tương đối của các điện cực khác.
Theo qui ước quốc tế, điện cực chuẩn hydro được chọn làm điện cực tham chiếu
III.3. Điện cực tiêu chuẩn Hydro :
“ Điện cực chuẩn hydro là điện cực hydro làm việc ở điều kiện t0C = 250C ; PH2 =
1atm và  H+ = 1mol/l. Thế điện cực này được qui ước bằng 0: EoH+/H2 = 0,0 V ”

Phản ứng ở điện cực hydro: 2 H+(dd) + 2e ⇌ H2 (k)

Năm học 2022 – 2023 Trang 6


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền

Hình 3. Điện cực tiêu chuẩn hydro


III.4. Thế điện cực chuẩn của kim loại: Là sức điện động của pin tạo bởi điện cực làm
bằng kim loại đó ( ghi bên phải ) nhúng vào dung dịch muối của nó có nồng độ ion kim loại
bằng 1mol/l và điện cực tiêu chuẩn hydro ( ghi bên trái )
Pt , H2  H+  Mn+  M
PH2 = 1atm ;  H+ =  Mn+ = 1mol/l

III.5. Thế điện cực oxh/kh: Là sức điện động của pin tạo bởi điện cực platin (ghi bên phải
) nhúng vào dung dịch của cặp oxi hóa - khử có nồng độ mỗi dạng bằng 1mol/l và điện cực
hydro ( ghi bên trái )
Pt , H2  H+   oxh, kh  Pt PH2 = 1atm  H+ =  oxh  =  kh  = 1mol/l
Như vậy muốn đo thế điện cực tiêu chuẩn của kim loại, thế điện cực oxi hóa / khử tiêu
chuẩn ta phải đo sức điện động và xác định chiều dòng điện của pin.
Ví dụ: Muốn đo thế điện cực tiêu chuẩn của Zn ta lập pin
Pt , H2  H+   Zn2+  Zn PH2 = 1atm ;  H+ =  Zn2+ = 1mol/l
Thực nghiệm cho thấy khi pin làm việc, ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực Zn sang
điện cực tiêu chuẩn hydro, do đó dòng điện theo chiều ngược lại, nên cực hydro là cực
dương ( + ) và điện cực kẽm là cực âm ( - ). Sức điện động của pin này đo được 0,763V
E0 = E0+ - E0- = E0(H+/H2) - E0(Zn2+/Zn) = 0 – E0(Zn2+/Zn) = 0,763V
Vậy : E0(Zn2+/Zn) = -0,763V
Điện cực kẽm tích điện âm hơn ( dấu - ) so với điện cực tiêu chuẩn hydro, chứng tỏ
rằng Zn hoạt động mạnh hơn hydro
Khi pin làm việc: Ở cực âm ( cực Zn ) xảy ra sự oxi hóa kẽm Zn ⇌ Zn2+
– 2e
Ở cực dương( điện cực tiêu chuẩn hydro) ion H+ bi khử 2H+ +2e ⇌
H2

Năm học 2022 – 2023 Trang 7


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
Vậy phản ứng xảy ra khi pin làm việc là: Zn + 2H+ → Zn2+ + H2

Ví dụ : Đo thế điện cực của cặp Fe3+/Fe2+. Ta lập pin


Pt , H2  H+   Fe3+, Fe2+  Pt PH2 = 1atm  H+ =  Fe3+  =  Fe2+  = 1mol/l
Thực nghiệm cho thấy khi pin làm việc, ở mạch ngoài electron chuyển từ hydro sang
điện cực oxi hóa - khử , do đó cực oxi hóa- khử là cực dương ( + ), điện cực tiêu chuẩn
hydro là cực âm ( - ). Sức điện động của pin này bằng 0,771V
E0 = E0+ - E0- = E0(Fe3+/Fe2+) – E0(H+/H2) = E0(Fe3+/Fe2+) – 0 = 0,771V
Vậy E0(Fe3+/Fe2+) = + 0,771V
Ở cực dương ( + ) : xảy ra sự khử ion Fe3+ Fe3+ + 1e ⇌ Fe2+
Ở cực âm ( - ) : xảy ra sự oxi hóa H2 - 2e ⇌ 2H+
Phản ứng khi pin làm việc : H2 + 2Fe3+ → 2Fe2+ + 2H+
Bằng cách đo tương tự và sắp xếp theo thứ tự thế điện cực chuẩn ta thu được bảng thế
điện cực. Qua bảng thế điện cực chuẩn chúng ta rút ra được một số nhận xét quan trọng
sau về tính hoạt động của các cặp oxh/kh trong dung dịch nước
 Thế điện cực của cặp nào càng nhỏ ( trị số đại số ) thì dạng khử hoạt động càng
mạnh còn dạng oxi hóa của nó hoạt động càng kém , ngược lại cặp có thế điện cực
càng lớn thì dạng oxi hóa hoạt động càng mạnh còn dạng khử của nó hoạt động
càng kém .
 Cặp oxh/kh nào có thế điện cực tiêu chuẩn lớn thì dạng oxi hóa của nó có thể oxi
hóa dạng khử của cặp có thế điện hóa nhỏ hơn
E0(Oxh1/Kh1) < E0(Oxh2/Kh2): phản ứng Oxh2 + Kh1 → Kh2 + Oxh1
III.6. Thế điện cực và hằng số cân bằng:
* Đối với phản ứng oxi hóa khử thuận nghịch, ở 250C ta có:

 Kh1
Ox1  ne 

0
( EOx  E10 )
1 / Kh1


 Ox2  ne
Kh2 

0
( EOx2 / Kh2
 E20 )


 Ox2  Kh1
Ox1  Kh2 
 (6)
Ta có: G 0  nF E 0 (7)
(n là số electron trao đổi trong phản ứng (6))
E 0  E10  E 20
F là 96.500 C.mol-1
G 0 Là biến thiên năng lượng tự do tiêu chuẩn.
Mặt khác, G 0 = - RTlnK (8)
R=8,314 J.mol-1.K-1
T= 273 + t0C.
K là hằng số cân bằng của phản ứng (6)
1 nF
Từ (5) và (6) ta có: lg K  . .E 0
2,3 RT

Năm học 2022 – 2023 Trang 8


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
n E 0
ở 25 C:
0
lg K  (9a)
0,0592
K  10 nE / 0,0592
0
Hay: (9b)
Nếu K > 10 phản ứng xảy ra hoàn toàn
4

Nếu K < 10-4 phản ứng thực tế không xảy ra.


Nếu 10-4 < K < 104 có phản ứng nhưng không hoàn toàn.
* Ta có thể tổ hợp hằng số của cân bằng (6) theo cách thông thường:

 Kh1
Ox1+ ne 
 K1

 Ox2+ ne
Kh2 
 K2 ’

 Kh1  Ox2
Ox1  Kh2 
 K
n ( E10  E 20 ) nE10  nE20

K  K 1 .K '
2  10 0 , 0592
 10 0 , 0592
.10 0 , 0592

nE10  nE20
1
Như vậy: K1  10 và K  K  10
0,0592 '
2 2
0 , 0592

Một cách tổng quát có thể viết:


Kh K  10 nE / 0,0592 (10)
0
Ox + ne
Ox + ne K 1  10  nE / 0,0592 (11)
0
Kh
* Từ hằng số cân bằng ta có thể tính E0:
R.T .2,303 0,0592
EO  lg K  . lg K
n.F n
* Để tính E0 của một cặp oxi hoá- khử bất kì, cần thực hiện theo các bước sau:
- Viết phương trình nửa phản ứng của cặp oxi hoá- khử nghiên cứu.
- Tổ hợp các cân bằng đã chọn sau khi nhân với hệ số thích hợp (nếu cần).
- Thiết lập biểu thức tính K và sau đó lấy logarit để chuyển sang biểu thức tính E0.
Lưu ý : Coi hoạt độ a bằng nồng độ.
* Xác định chiều xảy ra phản ứng giữa các cặp oxi hoá- khử.
Giả sử cặp oxi hoá - khử OX1/Kh1 với thế oxi hoá- khử (E1) và cặp oxi hoá- khử
OX2/Kh2(E2), có khả năng phản ứng với nhau theo phương trình:
n1OX2 + n2Kh1 n1Kh2 + n2OX1
Nếu E2 > E1 , phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
Nếu E2 < E1, phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.
Nếu E2 = E1 , hệ ở trạng thái cân bằng và không biến đổi, trong một hệ ở trạng thái cân bằng
mọi cặp oxi hóa- khử đều có cùng một thế oxi hoá- khử (E).
Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá- khử xảy ra theo chiều: Chất oxi hoá mạnh nhất (của cặp oxi
hoá- khử có thế lớn hơn) oxi hoá chất khử mạnh nhất (của cặp có thế nhỏ hơn) tạo ra chất
oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Ví dụ: Cho biết E Fe0
3
/ Fe
 0,77V ; E Sn
2
0
/ Sn
 0,12V 4 2

→ Tính oxi hoá: Fe3+> Sn4+; tính khử: Sn2+ > Fe2+
Chiều của phản ứng xảy ra giữa 2 cặp oxi hoá- khử trên là:
2Fe3+ + Sn2+ → Sn4+ + 2Fe2+
IV. CÁC NGUỒN ĐIỆN: PIN, ĂC QUY
1. Pin
Trong các pin điện, quá trình oxi hoá: Kh → Ox + ne, xảy ra trên anod.

Năm học 2022 – 2023 Trang 9


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
Vì chất khử thường là một kim loại dễ dẫn điện nên người ta sử dụng ngay kim loại
đó làm điện cực.
Phản ứng khử: Ox + ne → Kh, xảy ra trên catod. Chất oxi hoá ở catod thường
không phải là kim loại (khó dẫn điện) nên người ta phải sử dụng một điện cực trơ để dẫn
điện (thường là graphit) nhúng vào chất oxi hoá có thêm chất dẫn điện (chẳng hạn bột
graphit).

Ngoài các chất oxi hoá và chất khử, trong pin điện còn phải có một dung dịch điện ly
ở dạng lỏng hay dạng bột nhão.

Trong việc sản xuất pin, phải tính đến giá thành của pin (dùng những nguyên liệu rẻ
như Fe, Zn, Na). Ngoài ra còn phải xét đến khả năng gây ô nhiễm môi trường của nguyên
liệu làm pin.
Sau đây là một loại pin thường gặp:
a/ Pin Leclanché
Pin Leclanché (Hình vẽ) thuộc loại pin muối hay còn gọi là pin axit. Pin gồm một
thỏi graphit hình trụ, dùng làm catod (cực dương), đặt giữa một khối bột nhão gồm NH 4Cl,
MnO2, ZnCl2, muội axetylen, tinh bột, đựng trong một vỏ bọc bằng kẽm, vỏ này được dùng
làm anod (cực âm).
Phản ứng oxi hoá ở anod: Zn → Zn2+ + 2e
Phản ứng khử ở catod: 2 MnO2 + 2 H+ + 2e → Mn2O3 + H2O
Phản ứng phụ: Zn2+ + 2 NH4Cl → [Zn(NH3)4]Cl2 + 2 H+
Phản ứng tổng hợp: Zn + 2 MnO2 + 2 NH4Cl → Mn2O3 + [Zn(NH3)4]Cl2 +
H2 O
Như vậy chất điện ly là ZnCl2, NH4Cl ở dạng bột nhão.
Pin này có sức điện động 1,5 V.

Hình 4. Sơ đồ pin Leclanché

b/ Pin kiềm hình nút áo


- Tác nhân oxi hoá là bột HgO hay bột Ag2O nên thường được gọi là pin thuỷ ngân
hay pin bạc.
- Tác nhân khử cũng là kẽm kim loại (thường ở dạng hỗn hống)

Năm học 2022 – 2023 Trang 10


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
- Nắp trên là điện cực âm, thường làm bằng thép mạ đồng.
- Chất điện ly là KOH. Vỏ pin là điện cực dương, thường làm bằng thép mạ Niken
(Ni), cách ly với nắp trên.
Phản ứng oxi hoá ở anod: Zn + 2 OH- → ZnO + H2O(l) + 2e
Phản ứng khử ở catod: HgO + H2O(l) + 2e → Hg + 2 OH-
Hoặc: Ag2O + H2O(l) + 2e → 2 Ag + 2 OH-
Hay: ½ O2 + H2O(l) + 2e → 2 OH-
Phản ứng tổng cộng: Zn + HgO → ZnO + Hg
Pin thủy ngân có sức điện động khoảng 1,35 V.
17_372

Insulation
Cathode (steel)
Anode (zinc container)

Solution of HgO (oxidizing


agent) in a basic medium (KOH
and Zn(OH)2)

Hình 5. Pin thuỷ ngân

c/ Pin liti
- Liti được dùng làm chất khử ở anod (Li → Li+ + e). Vì liti có thế điện cực rất âm (-
3,03 V) nên với liti người ta có thể tạo các pin có sức điện động cao. Tuy nhiên, do có thế
điện cực lớn, Li dễ tác dụng với nước, nên muốn chế tạo pin liti, phải sử dụng dung môi hữu
cơ.

Hình 6. Pin liti

d/ Pin nhiên liệu


Pin nhiên liệu là pin có chất khử là một nhiên liệu, các chất oxi hoá, khử được bổ
sung liên tục, vì vậy thời gian hoạt động của pin không bị hạn chế. Pin nhiên liệu thường
được nhắc đến hiện nay là pin hydro – oxi với sức điện động khoảng 1,2 V.
Phản ứng oxi hoá H2 ở anod: 2 H2 (k) + 4 OH- → 4 H2O(k) + 4 e
Phản ứng khử O2 ở catod: O2 (k) + 2 H2O(k) + 4 e → 4 OH-
Phản ứng tổng cộng: 2 H2 (k) + O2 (k) → 2 H2O(k)
Năm học 2022 – 2023 Trang 11
Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền

B. BÀI TẬP
I. Tính hằng số cân bằng, Xác định chiều của phản ứng oxi hóa khử:
Bài 1: Cho giản đồ thế khử chuẩn Mn trong môi trường axit
 2
MnO4   MnO4
0 , 56V


?
MnO2

a. Tính thế khử chuẩn của các cặp MnO42-/MnO2


b. Hãy cho biết phản ứng sau có thể xảy ra được không ? tại sao ?
3MnO42- + 4H + = 2MnO-4 + MnO2 + 2H2O
Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên.
Bài 2: Nhận xét khả năng oxi hóa Fe2+ bởi oxi ở pH =0 và khả năng oxi hóa của Fe(OH)2
bởi oxi trong nước .
Cho E0Fe3+/Fe2+ = 0,771V; E0O2,H+/H2O = 1,23V;
pKsFe(OH)3 = 37,0; pKsFe(OH)2 = 15,1.
Bài 3: Cho E0 (O2/ H2O) = 1,23 V và E0 (O2/ OH – ) = 0,401 V
a) Hãy viết các phản ứng xảy ra.
b) Nếu P O2 luôn luôn bằng 1atm (t0 = 250C) thì thế của các phản ứng trên sẽ bằng bao
nhiêu khi pH = 3 và pH = 10
Bài 4. Cho phản ứng oxi hoá khử sau: 

2Cu2+ + 4I 
 2CuI (r) + I2 (aq)
với: E oCu2  Cu 
= 0,153V và E o = 0,535V
I2 2I 

a) CuI khó tan trong nước với Ksp = 1,11012. Hãy tính E0 của của cân bằng: CuI (r)

  Cu+ + I.

b) Tính E0 và hằng số cân bằng của sự khử Cu2+ bằng I? So sánh trị số thế điện cực và dựa
vào trị số tính được cho biết phản ứng có khả năng tự xảy ra không? G.iải thích
DẠNG 2: THIẾT LẬP SƠ ĐỒ PIN VÀ VIẾT CÁC PHẢN ỨNG XẢY RA Ở ĐIỆN
CỰC
Bài 1: Người ta lập 1 pin gồm 2 nữa pin sau:
Zn / Zn ( NO ) (0,1M) và Ag / Ag NO (0,1M) có thể chuẩn tương ứng bằng -0,76v và 0,80v
3 2 3

a. Thiết lập sơ đồ pin và các dấu ở 2 điện cực


b. Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc
c. Tính E của pin
d. Tính các nồng độ khi pin không có khả năng phát điện (pin đã dùng hết)

Năm học 2022 – 2023 Trang 12


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
Bài 2: Người ta lập một pin gồm hai nửa pin sau: Zn/Zn(NO3)2 0,1M và Ag/AgNO3 0,1M
có thế khử chuẩn tương ứng là E o 2  0,76V và E o   0,80 V .
Zn / Zn Ag / Ag
a. Thiết lập sơ đồ pin.
b. Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc.
c. Tính suất điện động của pin.
Tính nồng độ các ion trong dung dịch khi pin ngừng hoạt động
Bài 3: 1. Cho biết: các cặp oxi-hóa khử Cu2+/Cu, I 3 /3I  và Cu+/Cu có thế khử chuẩn lần lượt
là E 10 = 0,34v và E 02 = 0,55v; E 30 = 0,52v và tích số hòa tan của CuI là KS= 10 12
2. Thiết lập sơ đồ pin sao cho khi pin hoạt động xãy ra phản ứng:
2Cu2+ + 5I-  2CuI + I 3
3. Tính suất điện động của pin.
Bài 4: Tính EoAgCl / Ag và hằng số cân bằng của phản ứng sau:
2AgCl + Cu 2Ag + Cu2+ + 2 Cl 
Biết EoAg 
/ Ag
 0,799V EoCu2 / Cu  0,337V TAgCl  1010
Bài 5: Cho pin:
H2(Pt), p H 2 = 1 atm H  1M MnO 4  1M, Mn 2  1M, H  1M Pt
Biết rằng sđđ của pin ở 25oC là 1,5V.
1. Hãy cho biết phản ứng quy ước, phản ứng thực tế xảy ra trong pin và xác định
o
E  2
.
MnO 4 / Mn
2. Sức điện động của pin thay đổi ra sao (xét ảnh hưởng định tính), nếu:
-Thêm ít NaHCO3 vào nửa trái của pin?
-Thêm ít FeSO4 vào nửa phải của pin?
-Thêm ít CH3COONa vào nửa phải của pin?
Bài 6:

Bài 7:

Năm học 2022 – 2023 Trang 13


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền

DẠNG 3: THIẾT LẬP SƠ ĐỒ PIN DỰA TRÊN PHẢN ỨNG TỔNG QUÁT
Bài 1: 1. Thiết lập sơ đồ pin và viết nửa phản ứng để khi pin hoạt động xảy ra phản ứng:
CH3COO- + HSO4- ⇌ CH3COOH + SO42-
2. Tính ΔGopin
Bài 2:

Bài 3: Thiết lập sơ đồ pin khi pin hoạt động thì xảy ra các phản ứng sau: (Viết phương trình
phản ứng xảy ra trên các điện cực)
a. MnO4- + Cr3+ + H+  Cr2O72- + ….
b. CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O
c. Ag+ + Br-  AgBr
d. Zn + 4NH3  Zn(NH3)42+

DẠNG 4: TÍNH HẰNG SỐ, SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN VÀ CÁC BÀI TẬP LIÊN
QUAN ĐẾN SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN
Bài 1: Cho sơ đồ pin

Bài 2: Tính nồng độ ban đầu của HSO4-, biết rằng khi đo sức điện động của pin:
Pt  I- 0,1M; I3- 0,02M ║ MnO4- 0,05M, Mn2+ 0,01M, HSO4- C M  Pt
ở 250C được giá trị 0,824V.

Năm học 2022 – 2023 Trang 14


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
Cho: E 0MnO /Mn = 1,51V; E 0I /3I = 0,5355V; Ka (HSO4-) = 1,0.10-2.
- 2+ - -
4 3

Bài 3: Sục khí Cl2 ( PCl =1,0 atm) vào nước ở 250C xảy ra phản ứng sau:
2

Cl2(k) + H2O  HClO + HCl (a)


0 0 0
E Cl / Cl = 1,36V; E HClO / Cl = 1,49V; E Cl / Cl = 1,4V.
- - -
2(k) 2(aq)

a. Tính E0 của cặp HClO/Cl2(k).


b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng (a).
c. Tính nồng độ Cl2.aq do phản ứng: Cl2(k) + aq  Cl2.aq
Bài 4: 1. Có 2 điện cực: Cu  CuSO4 0,01M; Ag, AgCl NaCl 0,01M. Thiết lập một pin
điện hóa giữa hai điện cực trên. Viết sơ đồ pin điện hóa trên, phương trình xảy ra ở mỗi điện
cực khi pin làm việc và tính sức điện động của pin.
2. Lấy điện cực Ag,AgCl  NaCl 0,01M ghép với điện cực hidro:
Pt (H2)  CH3COOH 0,01M, CH3COONa x(M) tạo thành pin có sơ đồ:
Pt (H2)  CH3COOH 0,01M, CH3COONa x(M)║ NaCl 0,01M Ag, AgCl
Tính giá trị của CH3COONa để suất điện động của pin có giá trị bằng 0,622V. Cho biết:
E 0Ag /Ag = 0,8V; E 0Cu /Cu = 0,34V; TAgCl = 1,6.10-10, Ka (CH3COOH) = 10-4,76.
+ 2+

Bài 5: Một pin gồm điện cực Pt nhúng trong dung dịch KClO4 0,001M và KClO3 0,1M ở
pH = 8,3 ghép với điện cực Ag nhúng trong dung dịch KI 0,01M có chứa AgI .
Biết: E 0AgI/Ag = -0,145V; E 0ClO- ,H+ /ClO- = 1,19V; Tính E 0ClO- /ClO- ,OH- và thiết lập sơ đồ
4 3 4 3

pin.
Bài 6: 1. Cho pin điện hóa:
Pt | H2(p = 1 atm), HAc 0,01M, NaAc 0,01M || NaCl 0,01M | AgCl, Ag
Tính hằng số phân li của axit axetic ở 25 0C biết rằng:
Sức điện động của pin bằng 0,622 V ở 250C.
E0(Ag+/Ag) = +0,80 V
T(AgCl) = 1,77  1010
E0(2H+/H2) = 0,000 V
2. Biết rằng: E0(2H+/H2) = 0,000 V; E0(O2, 2H2O, 4H+) = 1,23 V; E0(Cu2+/Cu) = +0,34V.
Có thể sản xuất được CuSO4 bằng cách:
a. cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở pH = 0, p = 1, t0 = 250C atm hay không?
b. cho Cu vào dung dịch H2SO4 ở pH = 1, t0 = 250C được sục khí oxy liên tục ở áp suất
0,50 atm, nồng độ được Cu2+ được duy trì 2M?
Bài 7: Dung dịch X gồm K2Cr2O7 0,010 M; KMnO4 0,010 M; Fe2(SO4)3 0,0050 M và
H2SO4 (pH của dung dịch bằng 0). Thêm dung dịch KI vào dung dịch X cho đến nồng độ
của KI là 0,50 M, được dung dịch Y (coi thể tích không thay đổi khi thêm KI vào dung dịch
X).
a) Hãy mô tả các quá trình xảy ra và cho biết thành phần của dung dịch Y.
b) Tính thế của điện cực platin nhúng trong dung dịch Y.
c) Cho biết khả năng phản ứng của Cu2+ với I- (dư) ở điều kiện tiêu chuẩn. Giải thích.
d) Viết sơ đồ pin được ghép bởi điện cực platin nhúng trong dung dịch Y và điện cực platin
nhúng trong dung dịch gồm Cu2+, I- (cùng nồng độ 1 M) và chất rắn CuI. Viết phương trình
hoá học của các phản ứng xảy ra trên từng điện cực và xảy ra trong pin khi pin hoạt động.
Cho: E 0Cr O /Cr = 1,330 V; E 0MnO /Mn = 1,510 V; E 0Fe /Fe = 0,771 V; E 0I /I = 0,5355 V
2 3+ 2+ 3+ 2+  
2 7 4 3

Năm học 2022 – 2023 Trang 15


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
RT
= 0,153 V; pK s(CuI)  12; ở 25 oC: 2,303
0
E 2+  = 0,0592; Cr (z = 24).
Cu /Cu F

CHUYÊN ĐỀ: ĐIỆN PHÂN


I – KHÁI NIỆM
Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một
chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li
- Sự điện phân là quá trình sử dụng điện năng để tạo ra sự biến đổi hóa học
- Trong quá trình điện phân, dưới tác dụng của điện trường các cation chạy về cực âm
(catot) còn các anion chạy về điện cực dương (anot), tại đó xảy ra phản ứng trên các điện
cực (sự phóng điện)
+ Điện cực nối với cực âm của máy phát điện (nguồn điện một chiều) gọi là cực âm hay
catot (catod).
+ Điện cực nối với cực dương của máy phát điện gọi là cực dương hay anot (anod).
=> Tại bề mặt của catot luôn luôn có quá trình khử xảy ra, là quá trình trong đó chất oxi
hóa nhận điện tử để tạo thành chất khử tương ứng.
=> Tại bề mặt anot luôn luôn có quá trình oxi hóa xảy ra, là quá trình trong đó chất khử
cho điện tử để tạo thành chất oxi hoá tương ứng.
 Chú ý:
- Khi có nhiều chất khử khác nhau, thường là các ion kim loại khác nhau (ion dương) cùng
về catot thì chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất sẽ bị khử trước; Khi hết chất oxi hóa
mạnh nhất mà còn điện phân tiếp tục, thì chất oxi hóa yếu hơn kế tiếp mới bị khử sau;...
Thí dụ: Có các ion kim loại Cu2+, Ag+, Fe2+ cùng về catot bình điện phân.
Do độ mạnh tính oxi hóa giảm dần như sau: Ag+ > Cu2+ > Fe2+, nên quá trình khử
lần lượt xảy ra ở catot là:
Ag+ + e → Ag (1)
Cu + 2e→ Cu
2+
(2)
Fe + 2e→ Fe
2+
(3)
- Tương tự, khi có nhiều chất khử khác nhau, thường là các anion phi kim khác nhau, cùng
về anot, thì chất khử nào mạnh nhất sẽ bị oxi hóa trước; Khi hết chất khử mạnh nhất mà
còn điện phân tiếp tục thì chất khử yếu hơn kế tiếp mới bị oxi hóa sau;...
Thí dụ: Có các anion Cl-, Br -, I- cùng về anot trơ.
Do độ mạnh tính khử giảm dần như sau: I- > Br - > Cl-, nên quá trình oxi hóa lần lượt xảy ra
ở anot như sau:
2I- → I2 +2e (1)
2Br → Br2 +2e
-
(2)
2Cl- → Cl2 +2e (3)
=> Tóm lại: Tại catot xảy ra quá trình khử cation (Mn+ + ne → M) còn tại anot xảy ra quá
trình oxi hóa anion (Xn- → X + ne)
- Người ta phân biệt: Điện phân chất điện li nóng chảy, điện phân dung dịch chất điện li
trong nước, điện phân dùng điện cực dương tan hay hiện tượng dương cực tan.
1. Điện phân nóng chảy: Áp dụng đối với MCln, M(OH)n và Al2O3 (M là kim loại nhóm
IA và IIA) là các kim loại có tính khử mạnh như K, Na, Mg, Al...
a. Điện phân nóng chảy oxit:
Nhôm là kim loại được sản xuất bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy. Al2O3
nguyên chất nóng chảy ở nhiệt độ trên 20000C. Một phương pháp rất thành công để sản xuất

Năm học 2022 – 2023 Trang 16


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
nhôm là tạo một dung dịch dẫn điện có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 20000C bằng cách hòa
tan Al2O3 vào criolit nóng chảy (Na3AlF6).
Phương trình sự điện phân: 2Al2O3 = 4Al + 3O2.
Sơ đồ phản ứng:
• Tác dụng của Na3AlF6 (criolit):
- Hạ nhiệt độ nóng chảy cho hỗn hợp phản ứng Al2O3 từ 2050oC xuống khoảng 900oC
- Tăng khả năng dẫn điện cho hệ phản ứng
- Ngăn chặn sự tiếp xúc của oxi không khí với Al.
Chú ý: Do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở anot ăn mòn:
2C + O2 → 2CO↑
2CO + O2 → 2CO2↑
Vì vậy, trong quá trình điện phân nóng chảy oxit, tại anot thường thu được hỗn hợp
khí CO, CO2, O2.
b. Điện phân nóng chảy hydroxit kim loại kiềm:
2MOH → 2M + O2↑ + H2O↑ (M = Na, K,…)
Ví dụ: Điện phân NaOH nóng chảy có thể biểu diễn bằng sơ đồ:
Catot ( – ) NaOH Anot ( + )
4| Na + 1e → Na
+
4OH- → O2 + 2H2O + 4e
Phương trình điện phân là: 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O
c. Điện phân muối clorua (thường dùng điều chế KL kiềm và kiềm thổ)
2MClx → 2M + xCl2 (x = 1, 2)
Ví dụ: Điện phân NaCl nóng chảy có thể biểu diễn bằng sơ đồ:
Catot ( – ) NaCl Anot ( + )
2| Na + e → Na
+
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân là: 2NaCl 2Na + Cl2
Cần có màng ngăn không cho Cl2 tác dụng trở lại với
Na ở trạng thái nóng chảy làm giảm hiệu suất của quá
trình điện phân. Một số chất phụ gia như NaF, KCl
giúp làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hệ…
2. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước:
- Vai trò của nước: Trước hết là dung môi hòa tan các chất điện phân, sau đó có thể tham gia
trực tiếp vào quá trình điện phân. Trong sự điện phân dung dịch, ngoài các ion do chất điện
li phân li ra còn có các ion H+ và OH- của nước. Do đó việc xác định sản phẩm của sự điện
phân phức tạp hơn. Tùy thuộc vào tính khử và tính oxi hóa của các ion có trong bình điện
phân mà ta thu được những sản phẩm khác nhau.
Ví dụ: khi điện phân dung dịch NaCl, các ion Na+, H+ (H2O) chạy về catot còn các ion Cl-,
OH-(H2O) chạy về anot. Ion nào trong số chúng sẽ phóng điện ở các điện cực?
Cơ sở để giải quyết vẫn đề này là dựa vào các giá trị thế oxi hóa – khử của các cặp. Trong
quá trình điện phân, trên catot diễn ra sự khử. Vì vậy khi có nhiều dạng oxi hóa thì trước hết
dạng oxi hóa của cặp có thế lớn hơn sẽ bị khử trước. Ngược lại trên anot sẽ diễn ra sự oxi
hóa dạng khử của cặp có thế oxi hóa – khử nhỏ nhất trước.
* Quy tắc anot: Am-, OH- (do nước hoặc bazơ điện li)
- Trường hợp anot trơ (C, Pt)
+ Nếu có mặt các anion Am-: I-, Br-, Cl-, S2-, RCOO-,... hay tính khử của Am->> OH- thì Am-
sẽ bị oxi hóa trước:

Năm học 2022 – 2023 Trang 17


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
2Cl- Cl2 +2e
2RCOO- R-R + 2CO2 + 2e.
Nếu có mặt các anion A : F , SO 4, NO3-...Hay tính khử Am-<< OH- thì OH- sẽ bị oxi hóa:
m- - 2-

Nếu OH- do nước điện li:



H2O   H   OH 

1
OH   O2  H   2e
2
Phương trình tổng: 2 H 2O  O2  4 H   4e
Nếu OH- do bazơ điện li: 2OH   O2  2 H   4e
- Trường hợp anot hoạt động: Bản thân các kim loại này có tính khử vượt trội hơn hẳn so
với các anion có mặt trong dung dịch, vì vậy chúng sẽ tham gia vào quá trình oxi hóa. Được
gọi là hiện tượng dương cực tan: Nếu anot làm bằng kim loại mà ion của nó có mặt trong
dung dịch thì khi điện phân: Anot sẽ bị hòa tan dần tạo ra các ion dương M n+, các ion dương
này đi vào dung dịch để bổ sung cho số ion dương bị giảm.
* Quy tắc catot:
+ Tại catot (cực âm) H2O bị khử: 2H2O + 2e → H2 + 2OH–
+ Tại anot (cực dương) H2O bị oxi hóa: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
- Tại catot (cực âm) xảy ra quá trình khử M+, H+ (axit), H2O theo quy tắc:
+ Các cation nhóm IA, IIA, Al3+ không bị khử (khi đó H2O bị khử)
+ Các ion H+ (axit) và cation kim loại khác bị khử theo thứ tự trong dãy thế điện cực
chuẩn
(ion có tính oxi hóa mạnh hơn bị khử trước): Mn+ + ne → M
+ Các ion H+ (axit) dễ bị khử hơn các ion H+ (H2O)

Ví dụ: khi điện phân dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2 và HCl thì thứ tự các ion bị khử
là:
Fe3+ + 1e → Fe2+ ; Cu2+ + 2e → Cu ; 2H+ + 2e → H2 ; Fe2+ + 2e → Fe
- Tại anot (cực dương) xảy ra quá trình oxi hóa anion gốc axit, OH– (bazơ kiềm), H2O theo
quy tắc:
+ Các anion gốc axit có oxi như NO3- , SO4 2– , PO43– , CO32– , ClO- … không bị oxi hóa
4

+ Các trường hợp khác bị oxi hóa theo thứ tự: S2– > I– > Br– > Cl– > RCOO– > OH– >
H2 O
AIt It
3. Định luật Faraday: m= hay n=
nF nF
Trong đó:
+ m: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)
+ A: Khối lượng mol của chất thu được ở điện cực
+ n: Số electron trao đổi ở điện cực
+ I: Cường độ dòng điện (A)
+ t: Thời gian điện phân
+ F: Hằng số Faraday (F = 96500 nếu thời gian tính theo giây; F = 26,8 nếu thời gian tính
theo giờ)
Năm học 2022 – 2023 Trang 18
Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
Ví dụ: Điện phân 100 ml dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn với cường độ dòng
điện I = 1,93A. Dung dịch thu được sau khi điện phân có pH = 12. Biết thể tích dung dịch
không đổi, clo không hòa tan trong nước và hiệu suất điện phân 100%. Tính thời gian điện
phân
II. SỰ PHÂN CỰC
Khi dòng điện đi qua ranh giới phân chia điện cực - dung dịch thì trạng thái điện cực (về
thế, mật độ dòng) sẽ bị thay đổi. Hiện tượng đó gọi là sự phân cực điện cực. Khi phân cực
thì thế của điện cực sẽ khác với thế cân bằng của nó. Nếu khi phân cực, thế của điện cực
chuyển dịch về phía dương hơn so với thế cân bằng của nó thì được gọi là phân cực anot và
ngược lại.
1. Phân cực nồng độ
Phân cực nồng độ sinh ra do sự biến đổi nồng độ của ion ở lớp gần bề mặt điện cực. Ở lớp
gần bề mặt anot, do kim loại bị hòa tan nên nồng độ của ion tăng lên. Theo công thức Nerst,
thế của nó sẽ tăng lên. Còn trên catot sẽ xảy ra sự khử cation do đó nồng độ của nó ở lớp bề
mặt sẽ giảm đi và thế điện cực sẽ giảm đi. Mật độ dòng càng lớn thì sự biến đổi nồng độ của
ion ở gần lớp bề mặt điện cực càng lớn nên sự phân cực càng mạnh.
2. Sự phân cực hóa học
Khi dòng điện đi qua ranh giới phân chia điện cực - dung dịch (là bề mặt điện cực), có thể
xảy ra phản ứng giữa môi trường hoặc chất điện li với vật liệu làm điện cực. Sản phẩm sinh
ra làm biến đổi tính chất của bề mặt điện cực, do đó làm thay đổi thế điện cực. Hiện tượng
đó gọi là sự phân cực hóa học.
3. Sự phân cực điện hóa
Theo định luật Ôm, khi cho dòng điện đi qua dây dẫn thì cường độ dòng điện sẽ tỉ lệ với
điện áp đặt vào: I = U/R.
Thực nghiệm cho thấy dòng điện chỉ đi qua dung dịch điện li khi điện áp giữa hai điện cực
có giá trị xác định.
III. THẾ PHÂN HỦY
Bằng lí thuyết và thực nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng sự điện phân chỉ bắt đầu
xảy ra ở một điện áp hoàn toàn xác định. Vậy điện áp tối thiểu giữa hai điện cực để sự điện
phân bắt đầu xảy ra gọi là thế phân hủy. Về phương diện lí thuyết, thế phân hủy của 1 chất
bằng suất điện động của pin tạo bởi chất thoát ra ở catot và anot.
IV. QUÁ THẾ
Bằng thực nghiệm người ta thấy rằng hầu hết thế phân giải thường lớn hơn suất điện động
của pin tạo bởi các chất thoát ra tại các điện cực. Hiệu số giữa thế phân hủy và suất điện
động của pin tạo bởi các chất thoát ra trên điện cực được gọi là quá thế.
E pg =(Ea0 -Ec0 )+ΔEa +ΔEc
Với:  E a : Quá thế cực dương;  E c : Quá thế cực âm
E pg : Thế phân giải; E 0a  Ec0 : Suất điện động của pin tương ứng.
Và thế phóng điện của từng ion trên các điện cực được tính theo công thức
Ở catot: ε 'c =ε c +ηc Ở anot: ε 'a =ε a +ηa
Trong đó:  c ,  a lần lượt là thế cân bằng của cation và anion
c ,a : lần lượt là quá thế trên catot và anot.
Quá thế phụ thuộc vào:
- Bản chất của chất thoát ra ở điện cực: Thông thường các khí có quá thế lớn, quá thế của
sản phẩm rắn hầu như bằng 0.

Năm học 2022 – 2023 Trang 19


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
- Bản chất của điện cực: Hidro có quá thế rất lớn trên điện cực thủy ngân, còn các điện cực
khác như Pt, Ni, Fe... quá thế rất bé.
- Trạng thái bề mặt của điện cực: Khi bề mặt nhẵn bóng thì quá thế cao, bề mặt xốp thì quá
thế thấp.
Khi điện phân nước, bên cạnh các cation và anion của chất điện li còn có các ion H 3O + ,OH - .
Do đó, việc nghiên cứu quá thế của hidro và oxi có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi biết quá
thế của oxi và hidro có thể điều khiển quá trình điện phân theo ý muốn.
Thực nghiệm cho thấy, quá thế của hidro và oxi phụ thuộc vào mật độ dòng, bản chất của
chất làm điện cực, trạng thái bề mặt của nó, thành phần dung dịch...
V. MỘT SỐ VÍ DỤ ĐIỆN PHÂN DUNG DỊCH
- Điện phân dung dịch CuCl2 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ:
Catot ( – ) CuCl2 Anot ( + )
2+ -
Cu + 2e Cu 2Cl Cl2 + 2e
Phương trình điện phân là: CuCl2  Cu + Cl2
- Điện phân dung dịch K2SO4 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ:
Catot (–) K2SO4 Anot (+)
H2O, K +
(H2O) H2O, SO4 2 
2| 2H2O + 2e  H2 + 2OH- 2H2O  O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân là: 2H2O  2H2 + O2
- Điện phân dung dịch NaCl bão hòa với điện cực trơ có màng ngăn có thể biểu diễn
bằng sơ đồ:
Catot ( – ) NaCl Anot ( + )
H2O, Na+ (H2O) Cl-, H2O
2H2O + 2e  H2 + 2OH- 2Cl-  Cl2 + 2e
Phương trình điện phân là: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
Nếu không có màng ngăn thì: Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O nên phương trình
điện phân là: NaCl + H2O  komm
 NaClO + H2
- Điện phân dung dịch NiSO4 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ:
Catot ( – ) NiSO4 Anot ( + )
2+
Ni , H2O (H2O) H2O, SO42-
2| Ni + 2e  Ni
2+
2H2O  O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân là: 2NiSO4 + 2H2O  2Ni + 2H2SO4 + O2
- Điện phân dung dịch NiSO4 với anot bằng Cu có thể biểu diễn bằng sơ đồ:
Catot ( – ) NiSO4 Cu ( + )
Ni2+, H2O (H2O) H2O, SO42-
Ni2+ + 2e  Ni Cu  Cu2+ + 2e
Phương trình điện phân là: NiSO4 + Cu  CuSO4 + Ni
- Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng Cu (như hình vẽ sau đây):
Ở catot ( – ): Cu2+(dd) + 2e  Cu làm giảm nồng độ ion Cu2+ ở
bên nhánh trái của ống chữ U
Ở anot ( + ): Cu(r)  Cu2+(dd) + 2e làm tăng nồng độ ion Cu2+ ở bên
nhánh trái của ống chữ U và anot dần dần bị hòa tan
Phương trình điện phân là: Cu(r) + Cu2+(dd)  Cu2+(dd) + Cu(r)

Năm học 2022 – 2023 Trang 20


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền

- Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2 và HCl với anot trơ có thể biểu diễn
bằng sơ đồ:
Catot ( – ) FeCl3, CuCl2, HCl Anot ( + )
3+ 2+ +
Fe , Cu , H
2| Fe3+ + 1e  Fe2+
Cu2+ + 2e  Cu 2Cl-  Cl2 + 2e
2H+ + 2e  H2
Fe2+ + 2e  Fe
Quá trình điện phân lần lượt xảy ra ở các điện cực là:
2FeCl3  2FeCl2 + Cl2
CuCl2  Cu + Cl2
2HCl  H2 + Cl2
FeCl2  Fe + Cl2
VI. ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN PHÂN
Sự điện phân có nhiều ứng dụng trong công nghiệp
- Sản xuất NaOH, Cl2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl đậm đặc.Trong quá
trình điện phân sản phẩm tạo thành là NaOH, Cl2, H2.
- Sản xuất các khí H2, O2 bằng phương pháp điện phân các dung dịch như K2SO4, H2SO4,
NaOH... thực chất là điện phân nước, còn các chất muối, axit, kiềm chỉ đóng vai trò làm
tăng độ dẫn điện của dung dịch. Trong phòng thí nghiệm sự điện phân nước đã thực hiện
năm 1800 và hiện nay vẫn sử dụng để điều chế oxi siêu tinh khiết.
- Sản xuất Li, Na, K, Mg, Ca, Ba, Cl2, Br2... bằng cách điện phân các muối halogen nóng
chảy.
- Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy có thêm criolit để giảm
nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit.
- Sản xuất KClO3 bằng phương pháp điện phân nóng chảy KCl.
- Điều chế các kim loại tinh khiết: Bằng phương pháp điện phân người ta có thể thu được
các kim loại có độ tinh khiết cao như Zn, Cd, Mn, Cr, Fe...
- Tinh chế kim loại: Nhờ phương pháp này có thể tinh chế hàng loạt kim loại như Cu, Ag,
Au, Ni, Co và Pb. Phổ biến nhất là tinh chế đồng. Đồng thô (lẫn tạp chất) được dùng làm
anot, nhúng trong dung dịch điện phân CuSO4. Đồng tinh khiết được dùng làm catot. Các
ion Cu2+ từ sự hòa tan anot chuyển về catot và bị khử thành đồng tinh khiết bám vào catot.
- Mạ điện: Người ta có thể mạ các kim loại như Zn, Cd, Cu, Ni,
Cr, Sn, Ag, Au lên bề mặt các đồ vật bằng kim loại để chống gỉ,
tăng vẻ bóng đẹp của đồ vật bằng phương pháp điện phân. Trong
mạ điện kim loại để mạ được dùng làm anot nhúng trong dung
dịch muối của nó.Điện phân với anot tan cũng được dùng trong mạ
điện, nhằm bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật
mạ. Anot là kim loại dùng để mạ (như hình vẽ là bạc) còn catot là
vật cần mạ (cái thìa). Lớp mạ thường rất mỏng, có độ dày từ 5.10-5
÷ 1.10-3 cm
- Phân tích định tính, phân tích định lượng và tách các kim loại ra
khỏi hỗn hợp của chúng. Nguyên tắc dựa trên thế phóng điện khác

Năm học 2022 – 2023 Trang 21


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
nhau của các ion kim loại trong hỗn hợp.

VII. MỘT SỐ CƠ SỞ ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN


- Nếu dung dịch có chứa ion Fe3+ và một số ion dương khác thì Fe3+ sẽ nhận điện tử theo
nguyên tắc sau:
Giai đọan 1: Fe3+ + 1e  Fe2+
Giai đọan 2: Fe2+ trở về đúng vị trí của nó: Fe2+ + 2e  Fe
- Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám vào
- Khi catot bắt đầu xuất hiện bọt khí hoặc khối lượng catot không đổi nghĩa là các ion kim
loại bị điện phân trong dung dịch đã bị điện phân hết, tại catot H2O bắt đầu bị điện phân.
- Khi pH của dung dịch không đổi có nghĩa là các ion âm hoặc dương (hay cả hai loại) có
thể bị điện phân đã bị điện phân hết. Khi đó tiếp tục điện phân sẽ là H2O bị điện phân.
- Chất rắn thoát ra có thể là kim loại (có thể là kết tủa của một kim loại hay có cả hai).
- Chất khí thoát ra sau điện phân gồm cả khí thoát ra ở catot và anot (trừ khí gây ra phản ứng
phụ, tạo sản phẩm tan trong dung dịch). Nếu đề yêu cầu tính lượng khí, phải xác định rõ khí
ở điện cực nào, hay khí thu được tất cả sau điện phân.
- Với quá trình điện phân có sinh ra kết tủa hay giải phóng khí thì:
mdung dịch sau điện phân = mdung dịch trước điện phân – mkết tủa - mkhí
- Độ giảm khối lượng của dung dịch: Δm = (m kết tủa + m khí)
- Nếu điện phân các bình nối tiếp nhau thì Q = I.t qua mỗi bình bằng nhau. Sự thu hoặc
nhường electron ở các cực cùng tên phải như nhau và các chất sinh ra ở các cực cùng tên tỉ
lệ mol với nhau.
- Khi điện phân các dung dịch:
+ Hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,…)
+ Axit có oxi (HNO3, H2SO4, HClO4,…)
+ Muối tạo bởi axit có oxi và bazơ kiềm (KNO3, Na2SO4,…) → Thực tế là điện phân
H2O để cho H2 (ở catot) và O2 (ở anot)
- Khi điện phân dung dịch với anot là một kim loại không trơ (không phải Pt hay điện
cực than chì) thì tại anot chỉ xảy ra quá trình oxi hóa điện cực
- Có thể có các phản ứng phụ xảy ra giữa từng cặp: Chất tạo thành ở điện cực, chất
tan trong dung dịch, chất dùng làm điện cực.
Ví dụ:
+ Điện phân nóng chảy Al2O3 (có Na3AlF6) với anot làm bằng than chì thì điện cực bị
ăn mòn dần do chúng cháy trong oxi mới sinh
+ Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn tạo ra nước Gia–ven và có khí H2 thoát
ra ở catot
+ Phản ứng giữa axit trong dung dịch với kim loại bám trên catot
- Viết phản ứng (thu hoặc nhường electron) xảy ra ở các điện cực theo đúng thứ tự, không
cần viết phương trình điện phân tổng quát
- Nếu đề bài cho I và t thì trước hết tính số mol electron trao đổi ở từng điện cực (n e) theo
It
công thức: n e = . Sau đó dựa vào thứ tự điện phân, so sánh tổng số mol electron nhường
F
hoặc nhận với ne để biết mức độ điện phân xảy ra. Ví dụ để dự đoán xem cation kim loại có
bị khử hết không hay nước có bị điện phân không và H2O có bị điện phân thì ở điện cực
nào…
+ Trong nhiều trường hợp, có thể dùng định luật bảo toàn mol electron (số mol
electron thu được ở catot bằng số mol electron nhường ở anot) để giải cho nhanh.
Năm học 2022 – 2023 Trang 22
Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền
- Nếu đề bài yêu cầu tính điện lượng cần cho quá trình điện phân thì áp dụng công thức:
Q = I.t = ne.F
BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN
Câu 1: Dung dịch X gồm Fe2(SO4)3 0,1500M ; FeSO4 0,0150M và KCl 2M.
1. Cần đặt điện thế tối thiểu là bao nhiêu để có quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra
đầu tiên ở mỗi điện cực khi điện phân dung dịch X ở pH=0.
2. Điện phân 100ml dung dịch X với cường độ dòng điện một chiều không đổi có I =
9,650A và trong thời gian 150 giây, thu được dung dịch Y.
a) Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân.
b) Tính pH của dung dịch Y.
c) Lắp một pin điện gồm một điện cực hiđro tiêu chẩn với một điện cực Pt nhúng vào
dung dịch Y. Tính sức điện động của pin khi pin bắt đầu phóng điện và viết sơ đồ của pin.
(Giả thiết rằng H2O bay hơi không đáng kể và thể tích của dung dịch không thay đổi trong
quá trình điện phân)
Cho: E0(Fe3+/Fe2+) = 0,771V; E0(2H+/H2) = 0,00V; β*[Fe(OH)]2+= 10-2,17;
β*[Fe(OH)]+= 10-5,92; E0(Cl2/2Cl-)= 1,36V.
Câu 2: Người ta chế tạo một pin điện hoạt động ở 25oC như sau:
Điện cực đồng gồm một thanh Cu nhúng vào dung dịch CuSO4 0,15M;
Điện cực kẽm gồm một thanh Zn nhúng vào dung dịch ZnSO4 2,00M.
Ghép 2 điện cực trên thành một tế bào Ganvani.
1. Viết sơ đồ của tế bào Ganvani trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra tại các điện cực
và phản ứng tổng quát khi tế bào hoạt động.
2. Tính sức điện động của pin tại nhiệt độ 25oC.
3. Khi pin phóng hết điện, nồng độ các chất trong mỗi dung dịch là bao nhiêu?
4. Đặt một hiệu điện thế ngoài vào tế bào để tiến hành điện phân trong vòng 1 giờ với
cường độ dòng điện 1,0 A, sau đó ngắt ra khỏi nguồn điện ngoài. Hãy cho biết sức điện
động của pin ngay sau khi điện phân là bao nhiêu? Biết thể tích dung dịch ở mỗi điện cực là
1 lít. Bỏ qua ảnh hưởng của quá thế.
o
Cho ECu o
2+ /Cu = 0,337 V và E Zn 2+ /Zn = -0,760 V

Câu 3: 1. Cho: E0Ag +


/Ag
= 0,779V; E0AgI/Ag,I- = - 0,15V. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích
số tan của AgI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin.
2. Ở 250C, cho dòng điện một chiều có cường độ 0,5 A đi qua bình điện phân chứa 2 điện
cực platin nhúng trong 200 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,02 M; Co(NO3)2 1 M và HNO3
0,01 M.
a. Viết phương trình các nửa phản ứng có thể xảy ra tại catot và anot trong quá trình điện
phân.
b. Khi 10% lượng ion kim loại đầu tiên bị điện phân, người ta ngắt mạch điện và nối đoản
mạch hai cực của bình điện phân. Hãy viết các quá trình hóa học xảy ra.
c. Xác định khoảng thế của nguồn điện ngoài đặt vào catot để có thể điện phân hoàn toàn
ion thứ nhất trên catot (coi quá trình điện phân là hoàn toàn khi nồng độ của ion bị điện
phân còn lại 10-6 M).
Chấp nhận: Áp suất riêng phần của khí hiđro: PH =1 atm ; khi tính toán không kể đến quá
2

thế, nhiệt độ dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình điện phân.
Cho: E0Cu /Cu = + 0,337 V; E 0Co /Co = - 0,227 V; E 0O , H /H O = +1,229 V . Hằng số Faraday F =
2+ 2+ +
2 2
-1
96500 C.mol

Năm học 2022 – 2023 Trang 23


Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo viên: Lê Trung Hiền

----------------Hết-----------------

Năm học 2022 – 2023 Trang 24

You might also like