Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 115

MỤC LỤC

BÀI 1. TỔNG QUAN LUẬT SO SÁNH___________________________________1


I. KHÁI NIỆM LUẬT SO SÁNH____________________________________1
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT SO SÁNH________13
III. VẬN DỤNG:__________________________________________________13
BÀI 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI________________________________________________16
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT SO SÁNH VÀ NGHIÊN CỨU PLNN___16
II. NGUỒN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU PLNN_____16
III. MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI NGHIÊN CỨU PLNN
18
IV. NGUYÊN TÁC GIẢI THÍCH VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LUẬT__19
BÀI 3. CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI___________________21
I. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN____________________________________21
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI______________________________________________22
III. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN NHÓM HTPL_________________________22
1. Sự phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới__________________22
2. Các tiêu chí để phân nhóm các hệ thống pháp luật___________________23
IV. CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI______28
BÀI 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC ANH____________________________38
I. CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH
38
II. HỆ THỐNG TOÀ ÁN ANH_____________________________________50
III. ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG TOÀ ÁN ANH_______________________57
IV. NGHỀ LUẬT VÀ ĐÀO TẠP LUẬT Ở ANH______________________62
BÀI 5. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỘNG HOÀ PHÁP______________________64
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT___________________________64
II. BỘ LUẬT DÂN SỰ NAPOLEON 1804____________________________72
III. HỆ THỐNG CƠ QUAN TOÀ ÁN PHÁP___________________________75
IV. NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO LUẬT Ở PHÁP_____83
BÀI 6. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ___________________________________85
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT_____________85
II. HIẾN PHÁP MỸ_______________________________________________90
III. HỆ THỐNG TOÀ ÁN__________________________________________93
IV. NGHỀ LUẬT VÀ ĐÀO TẠO LUẬT____________________________98
BỘ CÂU HỎI_______________________________________________________99
BÀI 1. TỔNG QUAN LUẬT SO SÁNH

I. KHÁI NIỆM LUẬT SO SÁNH

1. Tên gọi của môn học


Trên thế giới, tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia lại có tên gọi khác nhau đối với môn học này:
Comparative Law, Law on Comparison,…
Tại VN, tên gọi của lĩnh vực học thuật này có thể có các tên gọi:
- So sánh luật: tên gọi này thể hiện nội dung luật so sánh là một phương pháp nghiên cứu
pháp luật (so sánh các quy định, chế định, văn bản QPPL với nhau) => giống như các
phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, logic,…
- Luật so sánh: dễ gây nhầm lẫn về việc tồn tại của ngành Luật so sánh với đối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập, tương tự như “luật dân sự”, “luật hình sự”;
“luật thương mại”. Tuy nhiên trên thực tế không có sự tồn tại của một ngành luật thực
định tên Luật so sánh với các quy phạm pháp luật riêng biệt.
- Luật học so sánh: được coi là tên gọi chính xác nhất về mặt nội hàm => lý luận của các
nhà khoa học:
 Luật so sánh là 1 ngành khoa học pháp lý độc lập vì trên thực tế có sự xuất hiện
của các ngành khoa học chung (chính trị, xã hội học,…)
 Nếu các ngành khoa học này sử dụng phương pháp so sánh thì sẽ cho ra 1 ngành
khoa học pháp lý: chính trị học so sánh, kinh tế học so sánh
Tên gọi có nội hàm chính xác nhất? Tên gọi chính xác nhất để gọi tên cho môn học?
Về mặt nội hàm, Luật học so sánh là tên gọi chính xác nhất
Tên gọi phổ biến nhất là Luật so sánh vì:
+ Ngay từ khi Luật so sánh ra đời thì các quốc gia tiên phong đi đầu như Thụy điển, pháp,
đức, Anh đã gọi tên môn học này là Luật so sánh => Các quốc gia về sau nghiên cứu và tiếp thu
môn học này và cũng vì thế nên tiếp nhận tên gọi này.
+ Sau quá trình phát triển lâu dài, môn học này đã tự chứng minh mình là 1 khoa học pháp
lý chứ không phải là 1 ngành luật thực định. Nhà khoa học nào nghiên cứu cũng đều phải khẳng
định rằng Luật so sánh không thể là 1 ngành luật thực định mà là một khoa học
Lưu ý: Bất kì tên gọi nào cũng không làm thay đỏi nội hàm hay bản chất của môn học

2. Bản chất của luật so sánh


Luật so sánh không là pháp luật nội dung, không là 1 ngành luật độc lập mà là một ngành
khoa học pháp lý độc lập => có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, không có đối
tượng và phương pháp điều chỉnh. => Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
1
Quan điểm 1: Về mặt bản chất thì môn học này chỉ là 1 phương pháp so sánh pháp luật
(VD: So sánh chế định hợp đồng của LTM 2005 và Bộ luật Dân sự)
Quan điểm 2: Luật so sánh chỉ đơn thuần là một môn học được đưa ra nhằm mục đích
truyền đạt kiến thức về hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới => Từ đố phân chia để
truyền tải các đặc điểm của pháp luật quốc gia
Quan điểm 3: Đây là một ngành khoa học pháp lý độc lập vì
- Lập luận 1: Trên thực tế có một ngành khoa học bắt đầu từ khoa học lý luận chung
(chính trị học, xã hội học,…) + Đối p so sánh = Khoa học so sánh. Chẳng hạn như:
kinh tế học so sánh, xã hội học so sánh.
=> Khoa học pháp lý + phương pháp so sánh = khoa học pháp lý so sánh
- Lập luận 2: Nếu luật so sánh được hiểu là phương pháp so sánh thông thường thì luật
so sánh sẽ chỉ đi tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy phạm A và quy
phạm B trong hệ thống PL quốc gia. Tuy nhiên, Luật so sánh không đơn thuần là so
sánh giữa 2 chế định luật trong nước mà phải có yếu tố nước ngoài thì mới là khoa
học luật so sánh => Phải hướng đến nước ngoài
- Lập luận 3: Nếu đây là phương pháp so sánh thì chỉ dừng lại ở việc chỉ ra điểm tương
đồng và khác biệt. Còn Luật so sánh đi qua các bước sau:
 B1: Tìm ra ra điểm tương đồng và khác biệt
 B2: Sau khi tìm ra điểm tương đồng và khác biệt còn lí giải nguồn gốc, đánh giá
giải pháp pháp lý cho từng hệ thống pháp luật khác nhau.
 B3: Sau khi lí giải nguồn gốc và điểm tương đồng và khác biệt còn xây dựng một
cơ sở phương pháp luận
 B4: nhằm mục đích sau cùng của Luật so sánh là cấy ghép vào pháp luật quốc gia
=> đi đến Hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật

Tên gọi nào có thể thay đổi bản chất của môn học này?
Tên gọi chỉ là cách quy ước để biểu thị nội dung môn học => Không làm thay đổi bản chất
khách quan của môn học.
Nhận định: Không có luật so sánh mà chỉ có so sánh luật
 Nhận định sai. Ý của người hỏi là không có sự tồn tại của một ngành luật mà chỉ có so
sánh luật vì chỉ tồn tại phương pháp so sánh luật.
 Nhận định đúng. Khi quy ước luật so sánh được hiểu như một ngành luật thực định điều
chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định có tên là so sánh mà chỉ có luật so sánh tồn tại
dưới dạng phương pháp nghiên cứu.
 Nhận định sai. Gọi tên như thế nào thì không làm thay đổi bản chất của môn học này.

2
Cơ sở nào để chứng minh Luật so sánh là một ngành khoa học mà không phải là một phương
pháp so sánh thông thường?
Xuất phát từ 2 lập luận:
- Nếu là một phương pháp so sánh thông thường thì nó có thể diễn ra ở các quy phạm
chế định trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Nếu là một ngành khoa học pháp
lý đó phải có sự xuất hiện của một đối tượng là hệ thống pháp luật nước ngoài.
- Luật so sánh không chỉ giới hạn ở việc tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các
hệ thống pháp luật mà còn tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của sự tương đồng và khác
biệt đó => Từ đó đưa ra các giải pháp pháp lý => Từ đó đưa đến mục tiêu cấy ghép
pháp luật và hoàn thiện pháp luật quốc gia.

3. Đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh


Quan điểm 1: Quan điểm của Zweigert & Kotz: Luật so sánh là một hoạt động mang tính trí
tuệ - pháp luật là đối tượng nghiên cứu và pp so sánh là cách thức thực hiện. => Pháp luật là đối
tượng nghiên cứu của luật so sánh.
Quan điểm 2: Quan điểm của Peter De Cruz: Luật so sánh là một quá trình nghiên cứu mục
tiêu… sự nghiên cứu đó phải dựa trên cơ sở so sánh => Đối tượng nghiên cứu là các truyền thống
pháp luật và quy phạm pháp luật chứa đụng trong truyền thống pháp luật đó
Quan điểm 3: Quan điểm của các học giả Xã hội chủ nghĩa: liệt kê nhiều đối tượng (như
Văn hóa pháp lý, kĩ thuật pháp lý, Hệ tư tưởng pháp luật, Hệ thống pháp luật, Chế định pháp luật,...)
=> Pháp luật không tồn tại độc lập mà tồn tại song song và đi liền với các ngành khác.
 Pháp luật không tồn tại độc lập, 1 chế định pháp luật phải đặt trong “bối cảnh” cụ thể ->
việc so sánh PL không thể bóc tách hoàn toàn ra khỏi bối cảnh, việc so sánh PL phải đặt
quy định trong hoàn cảnh xh của quốc gia đó, nguyên nhân ra đời của quy định đó, hệ tư
tưởng của các nhà lập pháp ở quốc gia đó => mới có thể lý giải được lý do có sự khác
nhau giữa các hệ thống pháp luật. => PL tồn tại song song và đi liền với các vấn đề khác.
Bối cảnh này chính là các vh pháp lý, kỹ thuật pháp lý, hệ tư tưởng pháp luật, hệ thống
pháp luật, chế định pháp luật.
Quan điểm 4: Quan điểm của GS. Michel Bogdan: Bám sát trên mục tiêu chung của Luật so
sánh để đưa ra 4 nhóm quan điểm về đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh
- Nhóm 1: So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và
khác biệt
- Nhóm 2: Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để giải thích nguồn
gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống pháp luật
khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc
nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt lõi của hệ thống pháp luật

3
-Nhóm 3: Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan, bao
gồm những vấn đề mang tính pp luận có liên quan đến việc nghiên cứu PLNN
- Nhóm 4: Xây dựng cơ sở pp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm nhập
tiếp thu các giá trị pháp lý, quy tắc PL giữa các Hệ thống pháp luật trên TG.
 Đây là quan điểm nêu ra đối tượng nghiên cứu của luật so sánh rộng lớn nhất vì ông đã
bám sát các mục tiêu của luật so sánh, đi đến cốt lõi của ngành khoa học pháp lý luật so
sánh
 Đây là quan điểm phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, không
có quan điểm nào là chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh. Bởi vì các
quan điểm trên không phủ nhận nhau, đều có điểm chung: rộng lớn, đều hướng đến 1 vấn
đề chung là pháp luật và các vấn đề đi kèm pháp luật => chỉ khác nhau ở các thực tiếp cận
vấn đề.
Quan điểm nào về đối tượng nghiên cứu là chính xác nhất?
Không có quan điểm nào là chính xác nhất, tùy vào lập luận mỗi người. Vì các quan điểm
của các học giả không có mâu thuẫn mà Các quan điểm đều có đặc điểm chung:
o Cho rằng pháp luật so sánh không phải một ngành luật mà là một khoa học nghiên cứu so
sánh pháp luật
o Khoa học luật so sánh không đồng nhất với nghiên cứu PLNN. Luật so sánh có điểm chung
với khoa học so sánh pháp luật nước ngoài vì có chung nhóm đối với tượng nghiên cứu là
pháp luật nước ngoài. Nếu luật so sánh coi pháp luật nước ngoài là một nguồn vốn, tiền để
hình thành công trình so sánh là cách thức để nghiên cứu pháp luật nước ngoài, luật so sánh,
công trình so sánh là cách thức để nghiên cứu pháp luật nước ngoài, luật so sánh, công trình
so sánh là cách thức để nghiên cứu pháp luật nước ngoài, gia tăng hiểu biết về pháp luật nước
ngoài.
o So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng
là một tong những đặc trưng quan trọng nhất của Luật so sánh
o Một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của Luật so sánh là giải thích những
điểm tương đồng và khác biệt.
Quan điểm nào về đối tượng nghiên cứu là phổ biến nhất theo hệ thống pháp luật Việt Nam ?
Quan điểm của GS. Michael Bordan vì:
- Các quan điểm của các tác giả không có mâu thuẫn với nhau => Phạm vi chỉ ra đối
tượng nghiên cứu của luật so sánh là rộng nhất
- Khác biệt về cách thức đưa ra quan điểm của mình. Ưu điểm của GS Bordan là tổng
hợp các quan điểm của các tác giả trước đó và đưa ra một tiến trình cụ thể, chi tiết
nhất.

4
4. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh (thi)
Đặc điểm 1: ĐTNC của Luật so sánh có phạm vi rộng lớn: Xuất phát từ 2 nguyên nhân
- NN1: Đối tượng của Luật so sánh bao giờ cũng từ 2 hệ thống pháp luật trở lên
- NN2: Pháp luật không tồn tại 1 cách độc lập mà tồn tại trong tính tổng thể, toàn diện –
đi kèm với PL là gồm bối cảnh, văn hóa, hệ tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ ,…
 Không bốc hai chế định này ra so sánh ngay lập tức để tiến hành so sánh một mình gắn
liền với việc hình thành nên đối tượng. Ví dụ: chế định BTTH ngoài hợp đồng trong hệ
thống PL Pháp và HTPL VN. => Vi phạm nguyên tắc nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
=> Phải đánh giá tổng thể cách thức hình thành chế định pháp luật đó.
Phải nghiên cứu cái này là để tìm ra nguyên nhân, lý giải sự tương đồng và khác biệt
giữa các hệ thống pháp luật và đánh giá giải pháp.
-
=> ĐTNC rộng lớn
Đặc điểm 2: ĐTNC của Luật so sánh có tính biến đổi không ngừng. => VÌ:
- Chủ nghĩa Mac - Lenin: các sự việc luôn có tính biến đổi không ngừng
- Pháp luật – đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh – luôn thay đổi cùng với đời sống
xã hội => PL phải có sự thay đổi và biến đổi không ngừng để điều chỉnh sự thay đổi
để điều chỉnh quan hệ xã hội.
Ví dụ: Quy định về kiểm soát gia tăng dân số ở Việt Nam và Trung Quốc. Trước đây,
Trung Quốc ban hành chính sách mỗi cặp đôi chỉ có 01 con. Tuy nhiên, kể từ năm
2021, Trung Quốc có sự thay đổi: khuyến khích mỗi cặp đôi kết hôn sớm và có đủ 02
con, có nhiều phúc lợi cho các cặp đôi sinh đủ 02 con.
Đặc điểm 3: ĐTNC của Luật so sánh mang tính hướng ngoại. => Vì trong 1 công trình
nghiên cứu Luật so sánh luôn luôn bao giờ cũng phải có sự xuất hiện của ít nhất một hệ thống
PLNN – là hệ thống pháp luật khác với hệ thống pháp luật của nước nơi người nghiên cứu. Ví dụ:
Khả năng hài hoá pháp luật trong PL ASEAN => so sánh PL VN với các nước trong ASEAN hoặc
giữa các nước ASEAN khác với nhau; So sánh quy định về tiền ảo trong PL Nga và PL Mỹ.
Đặc điểm 4: ĐTNC của Luật so sánh phải được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực
tiễn
- Thực tiễn: với nội dung pháp luật như vậy, khi nhà nước áp dụng quy định vào đời
sống xã hội thì sẽ vận hành chúng như thế nào. (pháp luật sống đang vận hành như thế
nào, có phù hợp, có giống với pháp luật trên giấy hay không).
- Lý luận: về mặt chế định nội dung quy định đó, quy định, chế định, văn bản đó được
áp dụng như thế nào (quy định trên giấy)

5
Câu hỏi: Trọng tâm của Luật so sánh có thể là nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật quốc gia.
Theo các bạn, đặc điểm nào ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động lập pháp quốc gia?
Đặc điểm nào của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh cũng có vai trò và ảnh hưởng khác
nhau đến hoạt động lập pháp của quốc gia. Ví dụ: quan điểm đặc điểm “được nghiên cứu dưới góc
độ lý luận và thực tiễn” có ảnh hưởng nhất đến hoạt động lập pháp của quốc gia vì: đánh giá, học
hỏi kinh nghiệm từ quy định sẵn có của pháp luật nước ngoài sẽ rút ngắn thời gian lập pháp so với
việc tự xây dựng.
Quan điểm về đặc điểm “nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn” là tác động
hoặc ảnh hưởng nhất đến PLQG vì: các nước khác có thể cấy ghép quy định tiến bộ, hay, phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử nước mình đó vào hệ thống PL quốc gia mình để “lắp đầy” lỗ hổng PL nước
nhà.

5. Các cấp độ so sánh


Cấp độ so sánh vi mô: so sánh cấp độ nhỏ
Cấp độ so sánh vĩ mô: so sánh cấp độ lớn

 Tuỳ thuộc vào người nghiên cứu là (trình độ chuyên môn) mục tiêu của công trình so
sánh, nội dung công trình, chuyên môn và năng lực, thời gian đầu tư nghiên cứu mà có
thể thay đổi phương pháp so sánh vi mô hay so sánh vĩ mô đối với công trình đó.
 Không có phương pháp so sánh nào khó hay dễ
Câu hỏi: Vì sao phải phân chia thành các cấp độ so sánh?
Do phạm vi và đối tượng của luật so sánh rộng nên các nghiên cứu so sánh PL có thể tiến
hành so sánh một cách tổng thể, khái quát hệ thống PL này với hệ thống PL khác.
Hoặc so sánh thành tố của hệ thống PL này với thành tố tương ứng với hệ thống PL khác

6
Từ quan điểm đó, các học giả thường phân ra thành nhiều cấp độ so sánh khác nhau, tuy
nhiên trong khuôn khổ chương trình chúng ta chỉ tìm hiểu hai cấp độ so sánh pháp luật là so sánh vĩ
mô và so sánh vi mô

6. Phương pháp nghiên cứu của Luật so sánh


Câu hỏi định hướng:
1. Có bao nhiêu nhóm phương pháp nghiên cứu luật so sánh? Đó là những nhóm nào?
2. Trong những nhóm phương pháp thì có những phương pháp nghiên cứu so sánh cụ thể
nào?
3. Nêu cách hiểu, cách thức vận hành, ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp
nghiên cứu?
4. Trong số những phương pháp nghiên cứu trên thì phương pháp nào là tối ưu nhất?
Chia làm 2 nhóm
- Nhóm phương pháp nghiên cứu chung: Không chỉ được dùng trong Luật so sánh mà
còn trong các ngành KHPL khác
 PP phân tích, diễn dịch quy nạp, tổng hợp
- Nhóm phương pháp nghiên cứu đặc thù: Gọi là phương pháp đặc thù nhưng Không
phải bởi vì chỉ Luật so sánh mới có những pp này nhưng đây là những pp được sử
dụng thường xuyên và phổ biến nhất trong khoa học Luật so sánh (Câu nhận định: PP
nghiên cứu đặc thù có phải chỉ tồn tại trong khoa học Luật so sánh hay không). Một số
các ngành KHPL khác như: Lịch sử NN và PL hay Lịch sử PL thế giới cũng có thể so
sánh các giai đoạn lịch sử khác nhau của các HTPL điển hình trên thế giới để phân
tích đặc điểm hay các vấn đề khác để sử dụng trong những ngành này
 PP so sánh lịch sử: PP so sánh dựa vào các yếu tố lịch sử, các giai đoạn lịch sử
nhất định để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các vấn đề cần so
sánh
o Là Vĩ dựa vào các yếu tố LS, các giai đoạn LS nhất định của hệ thống PL này
và hệ thống PL khác để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các
vấn đề cần so sánh.
o Người nghiên cứu xác định các yếu tố trong LS (KT, văn hoá, xã hội, chính
trị, hệ tư tưởng...) mà họ thấy rằng có khả năng tác động như thế nào đến
những điểm tương đồng và khác biệt của đối tượng so sánh. trong quá khứ tác
động như thế nào đến với những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối
tượng so sánh => mục tiêu số 2. VD: Đề tài “Pháp điển hoá luật tư: Mô hình
và thực tiễn quốc tế (Anh, Pháp, Đức) + Anh không phát triển pháp điển hoá
luật tư, ít bộ luật trong luật tư, trong TM, DS sử dụng án lệ, tập quán TM

7
+ Pháp phát triển mạnh mẽ và rất sớm pháp điển hoá luật tư => đầu tiên là Bộ
luật Dân sự Napoleon -> bộ luật HS, bộ luật TM,...
+ Đức có nhiều khác biệt về pháp điển hoá với Pháp -> Pháp: pháp điển hoá
giản dị, Đức: học thuật, mô phạm => vì lịch sử:
+ Anh có diễn ra cách mạng dân chủ tư sản không triệt để -> vẫn áp dụng PL
phong kiến là tàn dư của phong kiến -> chủ nghĩa Khai sáng và pháp điển hoá
PL không được sử dụng nhiều.
+ Pháp, Đức diễn ra cách mạng dân chủ tư sản triệt để, chủ nghĩa tư sản lên
nắm quyền => chủ nghĩa khai sáng, pháp điển hoá
o PP này thường được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề thuộc về BẢN CHẤT
(cốt lõi, bản chất của vấn đề) và đối tượng nghiên cứu của Luật SS là lý giải
điểm tương đồng và khác biệt => Phải tiến hành để nghiên cứu được đúng bản
chất của vấn đề khác biệt và đồng thời PP này giúp người nghiên cứu dự đoán
được xu hướng phát triển của các hệ thống PL (tại sao hệ thống PL lại phát
triển theo hướng A mà không phải là theo hướng B).VD: PLVN đang ngày
càng chịu nhiều ảnh hưởng của PL Nhật Bản vì quan hệ về quan hệ kinh tế
ngày càng gắn bó hơn thì pháp luật phải hài hòa hóa, hội nhập về luật chơi thì
mới hợp tác được => điều chỉnh PL nước mình sao cho đi đến mục tiêu hài
hoà hoá và nhất thể hoá PL.
 PP so sánh quy phạm: Là pp so sánh các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật,
văn bản pháp luật của hệ thống pháp luật này vứi các quy phạm, chế định, văn bản
pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật khác => Phải so sánh về một cặp
quy phạm pháp luật cùng tương đồng, tương ứng với nhau trong HTPL khác nhau.
o Là PP so sánh các QPPL, chế định PL, văn bản PL của hệ thống PL này với các
quy phạm, chế định, văn bản PL tương ứng trong HTPL khác.
o Quy trình: từ quy phạm pháp luật đến quan hệ xã hội.
Trả lời câu hỏi: quy phạm nào trong hệ thống pháp luật B thực hiện chức năng
tương ứng (giống như) với quy phạm M trong hệ thống pháp luật A.
VD: Nghiên cứu hình thức thực hiện quyền đại diện lao động theo PL CHLB
Đức và VN dưới góc nhìn của Luật so sánh.
CHLB Đức: Mục 2 tiểu mục 3 Hiến pháp
BLLĐ 2012
Ưu điểm: PP này sẽ dễ thực hiện khi có kiến thức PL và khi tìm được các cặp
quy phạm tương ứng để có thể dễ dàng so sánh.
Nhược điểm: Không phải lúc nào cũng tìm được các cặp tương đồng để so
sánh.
Có 03 trường hợp không thể tiến hành được:

8
+ Khi không tìm thấy cặp quy phạm pháp luật, chế định PL, văn bản QPPL
tương đồng => Nguyên nhân này có thể do chủ quan (người nghiên cứu không
đủ khả năng để tiếp cận) hoặc khách quan (hệ thống PLQG đó không có quy
định). VD: PL của Pháp không có văn bản quy phạm pháp luật nào có tên là
Luật Hôn nhân và gia đình.
+ Các thuật ngữ có hình thức giống nhau nhưng nội hàm khác nhau.
VD: Crime/Crimé (Trong tiếng Pháp thì Crimé chỉ tội phạm rất nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng).
+Không tìm được VBQPPL tương ứng do cùng một vấn đề xã hội nhưng quốc
gia lại quy định ở các văn bản quy phạm khác nhau.
 PP so sánh chức năng: Lưu ý: So sánh giải pháp được sử dụng trong các xã hội
khác nhau để giải quyết cùng quan hệ xã hội tồn tại ở các XH đó.
Chứ không phải giải pháp pháp lý vì so sánh giải pháp thì rộng hơn giải pháp pháp
lý (VD: Kiểm soát gia tăng dân số => Trung Quốc đưa ra quy định mỗi nhà 1 con,
ở Việt Nam thì vấn đề kiểm soát gia tăng ds không tồn tại dưới dạng quy định của
PL mà tồn tại dưới dạng chính sách hoặc được đưa ra các quy định của pháp luật
=> Vậy nên không gọi là các giải pháp pháp lý).
o Là PP so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải
quyết cùng QHXH tồn tại ở các XH đó.
o Quy trình: từ QHXH đến sự điều chỉnh của PL
Theo đó, vấn đề này được giải quyết hiệu quả như thế nào trong HTTL A và
HTPL B => Thể hiện đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh là đánh giá giải
pháp trong các hệ thống PLQG.
o Là PP so sánh các giải pháp trong hệ thống PL khác nhau, chứ không phải so
sánh các giải pháp pháp lý. Tùy vào cách nhìn nhận vấn đề của mỗi quốc gia
khi ứng phó với cùng một vấn đề xã hội, có qg nhận thấy nó quan trọng nên sử
dụng giải pháp pháp lý bằng các quy định của PL để điều chỉnh, có QG thì ko,
có QG lại sử dụng kết hợp cả giải pháp pháp lý và các giải pháp khác như KT,
CT, XVH, XH… để điều chỉnh vấn đề.
o Trả lời cho câu hỏi: Vấn đề này được giải quyết hiệu quả như thế nào trong
HTPL A và HTPL B? => đối tượng điều chỉnh số 3 và số 4 của LSS
o Ví dụ: Vấn đề thực hiện HĐ khi hoàn cảnh XH cơ bản
Pháp: pacta sunt servanda (thiện chí trung thực khi giao kết HĐ) - BLDS 1804
Anh: học thuyết về sự tiêu giải của HĐ dựa trên sự tổng kết các án lệ của Anh
Đức: học thuyết căn cứ của HĐ (mong đợi của các bên khi thực hiện HĐ)
QHXH ở các QG khác nhau là gần như giống nhau. VD: vấn đề gia tăng dân số
VN, TQ, Nhật đều có thể xuất hiện -> các QG khác nhau đều có thể gặp vấn đề
XH giống nhau, nhưng giải pháp mỗi QG đưa ra là khác nhau .
9
Câu hỏi: Phương pháp so sánh nào là tối ưu nhất? => Không có phương pháp tối ưu nhất
vì mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng và nhược điểm riêng. Phương pháp nào phù hợp với 1
công trình nhất định tuỳ thuộc vào mục tiêu công trình, nội dung công trình, chuyên môn, năng lực
và thời gian nghiên cứu => Sẽ do người nghiên cứu quyết định.
Tuy nhiên, khuyến khích người nghiên cứu kết hợp tất cả các phương pháp trên để đem lại
hiệu quả nhất trong công trình nghiên cứu của mình.
KHÁI NIỆM CỦA LUẬT SO SÁNH:
Luật so sánh là một lĩnh vực khoa học độc lập nghiên cứu các đối tượng sau:
- So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
- Lý giải sự tương đồng và khác biệt
- Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thích

7. Vai trò của luật so sánh


Đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh có rạch ròi đối với các ngành khoa học khác hay
không?
 Không vì sẽ có sự giao thoa với các ngành khoa học khác. Đặc thù khi hợp chung 4 đối
tượng của Luật so sánh sẽ là đặc thù nhưng nếu tách ra thì không còn là đặc thù của luật
so sánh.
Trình bày những vai trò hoặc ứng dụng của Luật so sánh?
Mỗi một vai trò hãy lấy một ví dụ. Phải lấy tên đề tài hoặc công trình nghiên cứu so sánh cụ thể từ đó
rút ra được ý nghĩa của vai trò luật so sánh

10
a. Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hoá pháp lý nói chung
Văn hoá pháp lý là gì? => Có nhiều định nghĩa về văn hoá pháp lý, nhưng để tiếp cận dễ
dàng thì ta có thể hiểu văn hoá pháp lý là thuật ngữ nói lên mối liên hệ giữa pháp luật, thường bao
gồm 4 yếu tố:
- Tri thức pháp luật: mức độ hiểu biết, nắm rõ PL của người dân
- Tình cảm của người dân đối với hệ thống PL: họ tích cực hay tieu cực, có thiện cảm
hay ác cảm với HTPL
- Lòng tin vào HTPL: niêm tin của người dân đối việc pháp luật là công cụ để đảm bảo
sự công bằng trong tiễn: từ hiểu biết về páhp luật thì họ tuan thủ hay không tuân thủ
- Hành vi pháp lý trên thực tiễn: từ hiểu biết về pháp luật htif họ tuân thủ hay không
tuân thủ pháp luật
CÂU HỎI: Vì sao luật so sánh lại tạo cơ sở cho sự hiểu biết văn hoá pháp luật nói
chung?
Mục đích đầu tiên của Luật SS là cung cấp tri thức PL cho người nghiên cứu.
Trước hết, LSS cho chúng ta cái nhìn toàn diện về HTPL của các QG trên thế giới thông qua
việc giới thiệu các gia đình PL khác nhau. Vì LSS không đồng nhất với nghiên PLNN, LSS ngoài
cung cấp hiểu biết về PL còn cung cấp tri thức về văn hoá pháp lý của các nước. Đối tượng nghiên
cứu của LSS rộng: không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý (nội dung điều chỉnh
các HTPL) mà còn m rộng nghiên cứu đánh giá các vấn đề về KT, CT, VH, XH, hệ tư tưởng…
Trong quá trình tiến hành các công trình so sánh PL, để hiểu 1 cách đúng đắn các quy định
của PLNN, các nhà nghiên cứu cũng phải tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởng đến PL như lịch sử,
văn hoá, địa lý, ngôn ngữ, điều kiện KT-XH của nước mà hệ thống PL được lựa chọn để so sánh.
=> cung cấp tri thức về các lĩnh vực khác.
Quá trình so sánh đòi hỏi người nghiên cứu đưa ra được kết luận về điểm tương đồng và khác
biệt giữa các hệ thống PL mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm tương đồng và khác biệt đó
chính là sự khác biệt về KT, CT, XH, tôn giáo, lịch sử, địa lý... => những kiến thức về các lĩnh vực
khác vừa là nền tảng để phân tích và làm rõ nội dung PL của các nước, đồng thời những tri thức ấy
cũng được bổ sung và hoàn thiện thêm khi tiến hành các nghiên cứu so sánh.
Đối tượng nghiên cứu của LSS luôn được nghiên cứu cả góc độ lý luận và thực tiễn: để nhìn
nhận xem người dân QG đó đánh giá như thế nào đối với nội dung pháp luật mà Nhà nước đó áp
dụng.
NHẬN ĐỊNH: “Hiểu biết về HTPL của người dân càng cao thì VHPL của người dân
quốc gia đó càng cao”

11
Nhận định sai. Vì nếu họ có hiểu biết về HTPL, tức có tri thức pháp luật, nhưng họ ko tuân
thủ pháp luật, nghĩa là không thực hiện hành vi pháp lý trên thực tiễn, thì VHPL của họ cũng không
cao. Ví dụ: Biết vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật nhưng vẫn vượt.

b. Tạo cơ sở để hiểu biết tốt hơn về pháp luật của quốc gia mình
Nghiên cứu HTPL khác không chỉ bổ sung những tri thức mà còn nâng cao sự hiểu biết
những tri thức đã tiếp thu trước đó với mức độ khác nhau. Khi tiến hành so sánh luật, đặc biệt là khi
so sánh HTPL QG của QG mình với HTPL của QG khác, người nghiên cứu sẽ có được những hiểu
biết mới về PL của nước mình.
Kết quả của việc so sánh sẽ giúp cho “các luật gia nhìn nhận HTPL nước mình với một quan
điểm hoàn toàn mới và một khoảng cách cần thiết”.
=> Đánh giá PL nước mình một cách khách quan, đầy đủ và chính xác hơn => nhận thức
đúng đắn hơn những ưu điểm, hạn chế của PLQG mình
=> Đưa ra các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện HTPL
Nhiều câu hỏi trong HTPL của nước mình chưa được giải đáp trong các KHPL khác lại được
giải đáp 1 cách đơn giản, có khi có câu trả lời hoàn toàn mới trong LSS.
Ví dụ: Mô hình toà gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam và Hàn Quốc (toà gia đình
và người chưa thành niên ở VN được thành lập theo Luật Tổ chức Toà án năm 2014, có sự so sánh
với PL Hàn Quốc để rút ra các kinh nghiệm cho việc cải tiến mô hình toà chuyên trách, để mô hình
toà chuyên trách này hoạt động có hiệu quả thì việc nghiên cứu PLNN là cần thiết)
CÂU HỎI: Đối với những công trình so sánh chỉ tiến hành trên các HTPL nước ngoài
thì có mang lại được giá trị này hay không?
Có. Vì khi sống và chịu sự điều chỉnh của 1 HTPLQG thì trong tư duy của chúng ta dù ít dù
nhiều cũng có sự hiểu biết về pháp luật của QG mình. Cho nên khi tiếp cận với HTPL nước ngoài
(giống với một mảng vấn đề của HTPL mà ta đã biết) thì ta sẽ hình dung nhiều mảng vấn đề để so
sánh giữa PL QG mình với pl nước ngoài về vấn đề được điều chỉnh (QG mình điều chỉnh như thế
nào? Có khác gì với PL nước ngoài về vấn đề này?).

c. Vai trò của luật so sánh đối với hoạt động lập pháp (hay ra thi)
LSS đóng vai trò tích cực hoạt động lập pháp của QG vì:
- Khó có QG nào trên TG mà có thể tự hoàn thiện HTPL QG mà không có bất kỳ sự
tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác.
- LSS hỗ trợ hoạt động lập pháp ở những khía cạnh sau:
 Hỗ trợ trong việc đưa ra ý tưởng về ban hành mới hoặc sửa đổi luật

12
 Giúp nhà lập pháp dự liệu được khả năng tác động của một đạo luật hay giải pháp
pháp lý cụ thể tới các QHXH mà không nhất thiết phải tiến hành các thử nghiệm
rủi ro -> tránh được rủi ro, hậu quả khó lường cho xã hội
 Cung cấp các giải pháp pháp lý được HTPL nước ngoài sử dụng để điều chỉnh đối
với vấn đề mà cơ quan lập pháp trong nước đang quan tâm
Ví dụ: Giới hạn quyền tác giả trong việc sao chép và trích dẫn tác phẩm dưới góc
nhìn luật so sánh (trong công trình, tác giả đã phân tích một số điểm giới hạn
quyền tác giả nổi bật trong việc sao chép và trích dẫn tác phẩm theo pháp luật VN,
đồng thời có sự so sánh với pháp luật của các QG khác (Thuỵ Điển, Nhật Bản,
Hoa Kỳ) và các ĐƯQT có liên quan, từ đó đề xuất góp ý hoàn thiện PL phù hợp.
LSS giúp cơ quan lập pháp dự liệu trước được tác động của giải pháp pháp lý từ HTPL nước
ngoài nếu tiếp thu vào PL trong nước vì: Một trong những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của
LSS là được tiến hành nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn, nghĩa là ngoài việc nghiên
cứu các giải pháp pháp lý mà HTPL nước ngoài sử dụng thì cơ quan lập pháp còn phải xem xét các
giải pháp đó được họ sử dụng như thế nào, có tác hại hay hậu quả gì đối với quốc gia nước ngoài.
Từ đó, cơ quan lập pháp xem các điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình có giống với quốc gia
nước ngoài hay không và kết quả mang lại có là kết quả mình mong muốn hay không. Sau đó, đưa
ra quyết định có lựa chọn áp dụng hay ko để hoàn thiện HTPL QG.
Có 2 cách tiếp thu PL nước ngoài/cấy ghép PL nước ngoài:
- Tiếp thu có chọn lọc (cấy ghép gián tiếp): tiếp thu một phần hoặc biến đổi đi các giải
pháp pháp lý từ htpl nước ngoài khi mang về htpl trong nước để phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh thực tế hay mục đích riêng của NN.
- Tiếp thu nguyên vẹn (cấy ghép trực tiếp): tiếp thu toàn bộ giải pháp lý từ HTPL nước
ngoài vào HTPL trong nước. => Để tiếp thu nguyên vẹn các giải pháp pháp lý của
HTPL nước ngoài thì QG cần phải xem xét những điều kiện nào? => 02 điều kiện
quan trọng nhất:
 Sự tương thích về cơ sở hạ tầng giữa 2 quốc gia: Vì PL là yếu tố kiến trúc thượng
tầng, bao giờ nó cũng bị quyết định bởi các điều kiện về cơ sở hạn tầng (KT, CT,
VH, XH, hệ tư tưởng,…), nếu tương đồng thì ta mới tiến hành cấy ghép trực tiếp
được. - Mục đích điều chỉnh phải tương đồng nhau. Khi nào 1 trong các điều kiện
trên không tương thích nhau thì QG sẽ cấy ghép gián tiếp tiếp thu có chọn lọc.
=>Trong 2 cách trên, cách nào phổ biến hơn? Tiếp thu gián tiếp (có chọn lọc) vì ko bao
giờ có 2 quốc gia có cơ sở hạ tầng hoàn toàn giống nhau và kể cả có cơ sở hạ tầng giống
nhau thì mục đích của các NN cũng sẽ khác nhau.

13
CÂU HỎI 1: “Tiếp thu PL nước ngoài là tiếp thu những ưu điểm của HTPL nước ngoài đem
về HTPL trong nước”/ Việc áp dụng PL nước ngoài để hoàn thiện PL VN có phải là luôn áp dụng
PL của các quốc gia tiên tiến, phát triển cho PL của quốc gia kém phát triển không (một chiều)?
=> Sai. Vì ưu điểm của HTPL nước ngoài, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của
họ chưa chắc sẽ là ưu điểm của HTPL QG mình, nhiều khi cái hay của họ khi đem về HTPL trong
nước lại là cái dở, cái hạn chế. Khi tiếp thu plnn, phải xem xét sự tương thích về cơ sở hạ tầng và
mục đích điều chỉnh của 2 QG, ko phải cứ chọn những cái hay, cái tốt của họ đem vào HTPL trong
nước. Chính vì thế, cần tiếp thu có chọn lọc PL nước ngoài để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
của quốc gia mình.
CÂU HỎI 2: Nếu áp dụng PL nước ngoài để hoàn thiện PL VN thì có được coi là mất đi lòng
tự tôn dân tộc đối với PL QG mình không?
Hoàn toàn không chính xác. Việc cấy ghép PL nước ngoài không phải chỉ vì quy định đó
xuất phát từ nước ngoài mà lại chối bỏ nó, quan trọng là quy định đó đem lại giải pháp pháp lý phù
hợp với bối cảnh quốc gia mình. Các thẩm phán khi giải quyết vẫn không ngần ngại tìm kiếm các
giải pháp pháp lý phù hợp, tiên tiến ở nước ngoài.

d. Vai trò của luật so sánh đối với hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật
Hài hòa hóa PL: là quá trình nhằm giảm đi sự khác biệt và tăng sự tương đồng giữa các
HTPL trong một hoặc một nhóm lĩnh vực nào đó.
Nhất thể hóa PL: là quá trình theo đó các quy phạm mâu thuẫn của các HTPL khác nhau
được thay thế bởi các QPPL chung nhất.
So sánh hài hoà hoá PL và nhất thể hoá PL:
- Giống: mục đích: đều nhằm làm giảm đi sự khác biệt và tăng sự tương đồng giữa các
HTPL trong một hoặc một nhóm lĩnh vực.
- Khác:

14
Vai trò:
- Nhà làm luật tìm ra các điểm thiếu tương thích giữa nội luật và các cam kết quốc tế,
giúp họ hoặc định công việc cần thiết để theo đúng các cam kết quốc tế
- Người nghiên cứu có cái nhìn rõ ràng hơn về việc liệu có thể cấy ghéo PLNN và nên
lựa chọn hệ thống để cấy ghép và liệu việc cấy ghép đó có lợi ích hay không
Làm thế nào để LSS giảm đi tính tối ưu của các nguyên tắc PL phương Tây? Không chỉ
chỉ ra ưu điểm mà còn chỉ ra khuyết điểm, hạn chế của PL phương Tây Vai trò của LSS đối với việc
tăng cường tính đa nguyên của PL?
Tính đa nguyên của PL là:
Các QG theo đa nguyên không chấp nhận sử dụng trực tiếp ĐƯQT -> phải nội luật hoá -> cơ
quan có thẩm quyền phải hiểu rõ ĐƯQT muốn nội luật hoá -> công trình LSS sẽ đưa ra định hướng,
hỗ trợ nhà lập pháp thực hiện quy trình này hiệu quả hơn Khái niệm quốc gia văn minh là gì?
Điểm c K1 Đ98 Quy chế ICJ
=> các QG phương Tây tự nhận mình văn minh hơn => đây chỉ là cụm từ tự phong của các
QG thực dân, do họ phát triển về kinh tế
Hiện nay, tất cả các QG đều cần được coi là QG văn minh

e. Vai trò của luật so sánh đối với hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật
Giải thích pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với việc thực thi và áp dụng pháp luật + Kỹ
năng so sánh luật chính là con đường duy nhất giúp giải thích chính xác pháp luật khi đạo luật hay
điều luật đó được ban hành để thực thi các cam kết quốc tế
Đối với thẩm phán:
- Các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc DS có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì
phải giải thích và áp dụng PL như QG ban hành ra quy phạm ấy. Điều này được hỗ trợ
rất lớn từ các công trình nghiên cứu về các HTPL của LSS.

15
- Mọi thẩm phán khi áp dụng PLNN đều phải đảm bảo vấn đề bảo lưu trật tự công cộng
=> so sánh PLNN
 Trường hợp áp dụng các QPPL là kết quả của quá trình hài hoá và nhất thể hoá PL,
các thẩm phản phải đảm bảo tính thống nhất của các quy tắc đã được hài hoá hoá
và nhất thể hoá. LSS sẽ giúp xác định nội dung và cách thức áp dụng các quy định
này.
 Trường hợp áp dụng PL trong nước để giải quyết những vụ việc không có yếu tố
nước ngoài, LSS vẫn có thể được sử dụng như là phương tiện để giải thích và áp
dụng các quy định đó -. trường hợp PLQG có những khoảng trống hay tồn tại
những quy phạm không rõ ràng.
Đối với luật sư:

 Các luật sư cần phải nghiên cứu PL và cả những quy tắc bất thành văn, văn hoá pháp
lý của QG để lựa chọn HTPL tối ưu cho khách hàng của mình giưuax những HTPL có
thể được áp dụng. Điều này sẽ vượt qua được bởi sự hỗ trợ của LSS.

f. Vai trò đối với Công pháp quốc tế


CPQT là ngành luật đặc biệt điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể là các quốc gia trong
quan hệ hợp tác với nhau
Việc đàm phán các ĐƯQT (nguồn luật quan trọng nhất của CPQT) chỉ có thể diễn ra nếu các
bên tham gia ký kết hiểu biết nhất định về HTPL của nhau. Do đó, kiến thức LSS được coi là có ý
nghĩa trực tiếp đối với việc ký kết các ĐƯQT
Các nguyên tắc pháp lý được các QG công nhận cũng là nguồn quan trọng để TAQT áp dung
để giải quyết các tranh chấp và các nguyên tắc pháp lý này chỉ có thể đạt được thông qua việc so
sánh nghiên cứu HTPL nước ngoài

g. Vai trò đối với tư pháp quốc tế


TPQT là hệ thống các QPPL xung đột được áp dung bởi toà án hoặc các cơ quan có thẩm
quyền khác trong các trường hợp tình huống pháp lý có liên quan đến nhiều hơn một HTPL
Luật so sánh:

 Hỗ trợ các nhà lập pháp trong việc soạn thảo các quy tắc xung đột pháp luật mới.
 Được sử dụng bởi các toà án trong quá trình dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật
nước ngoài hoặc công nhận và thi hành các quyết định và phán quyết nước ngoài.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT SO SÁNH


Không thi

16
III. VẬN DỤNG:

Câu 1: Về tổng quan, khi so sánh HTPL VN và HTPL Pháp, ta nhận thấy rằng ngành
luật dân sự VN được thể hiện trong BLDS có rất nhiều điểm tương đồng với BLDS Pháp. Tuy
nhiên, có thể thấy, VN và Pháp nằm ở 2 châu lục khác nhau, trình độ phát triển KT khác
nhau, dân cư khác nhau, VH, tôn giáo hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao BLDS của 2 QG lại
có nhiều điểm tương đồng như vậy? Hãy dùng PP so sánh lịch sử để lý giải nguyên nhân của
những điểm tương đồng và khác biệt đó/lý giải mối liên hệ của VN và Pháp trong quá khứ?
Do VN đã từng là thuộc địa của Pháp: Trong thời kì thuộc địa thì Pháp đã đem BLDS của
mình vào áp dụng trực tiếp ở miền Bắc VN trong một thời gian ngắn. Sau đó, Pháp đã định hướng
để xây dựng BLDS cho Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Các BLDS sau đó cũng đều được xây dựng
trên cơ sở tiếp thu các quan điểm của BLDS Pháp.
Trong thời kì thuộc địa, Pháp rất coi trọng vấn đề giáo dục: Pháp mở rất nhiều trường đào tạo
từ tiểu học đến tú tài ở VN và đưa học sinh sang Pháp du học. Trong số các ngành được người Pháp
chú trọng và đào tạo có ngành luật với mục đích để người VN hiểu được chính sách và pháp luật
của người Pháp. Nhờ đó, Pháp có thể cai trị VN một cách tốt hơn.

17
Câu 2: Tại sao đối với PP so sánh quy phạm rào cản về mặt ngôn ngữ ko quá lớn để có
thể ảnh hưởng đến quá trình tiến hành các PP này? Còn với PP so sánh chức năng thì rào cản
ngôn ngữ lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiến hành?
Yêu cầu về dịch thuật của PP so sánh quy phạm chỉ giới hạn trong các cặp quy phạm, chế
định, VBPL được so sánh, tức yêu cầu về dịch thuật ko quá rộng như với PP so sánh chức năng.
PP so sánh chức năng đòi hỏi phải so sánh tổng thể các giải pháp được quốc gia sử dụng, ko
chỉ dừng lại ở các giải pháp pháp lý. Giải pháp pháp lý cũng có thể được quy định ở nhiều cấp độ
văn bản khác nhau: luật, nghị định, thông tư… Ngoài ra, còn phải làm rõ các trong quy phạm về tôn
giáo, chính trị, đạo đức… có quy định hay các giải quyết đối với vấn đề đó hay ko… Do đó, phạm
vi, yêu cầu về dịch thuật sẽ mở rộng ra ở nhiều loại hình nguồn luật, thậm chí là ở nhiều lĩnh vực
khác nhau.

Câu 3: Trong một công trình so sánh phải sử dụng bao nhiêu PP?
Việc sử dụng bao nhiêu PP do chính bản thân người tiến hành công trình so sánh quyết định.
Không có công thức quy định phải sử dụng bao nhiều PP Có 2 nhóm yếu tố sau:
- Yếu tố thuộc về bản thân công trình: đối tượng của công trình so sánh là gì (ví dụ nếu
đối tượng so sánh là quy phạm với quy phạm kia), phạm vi của đối tượng được so
sánh, mục đích hướng tới giải quyết vấn đề gì (nếu dừng lại ở việc cung cấp cho học
giả hiểu biết về HTPL nước ngoài…, nếu mục đích là đánh giá ưu điểm, mặc tồn tại
của HTPL và đưa ra giải pháp…)
- Yếu tố thuộc về bản thân người tiến hành công trình so sánh: trình độ (cử nhân hay
thạc sĩ), khả năng về thông thạo ngoại ngữ, truyền thống PL mà học giả đó được đào
tạo (một người được đào tạo trong truyền thống PL XHCN sẽ khác một người đào tạo
trong truyền thống PL thông luật).
Khái niệm LSS:
Luật so sánh là lĩnh vực khoa học nghiên cứu các đối tượng sau:
- So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
- Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thích nguồn gốc của
chúng, đánh giá những giải pháp đa được sử dụng trong các HTPL khác nhau, phân
nhóm các HTPL thành các dòng họ PL hoặc nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của các
HTPL
- Xử lý các vấn đề mang tính PP luận nảy sinh có liên quan, bao gồm các vấn đề mang
tính PP luận liên quan đến việc nghiên cứu PLNN
- Xây dựng cơ sở PP luận để tiến hành nghiên cứu các quy luật xâm nhập, tiếp thu các
giá trị pháp lý, quy tắc pháp lý giữa các HTPL trên thế giới

18
BÀI 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
NƯỚC NGOÀI

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT SO SÁNH VÀ NGHIÊN CỨU PLNN


Luật so sánh và nghiên cứu PLNN là hai khái niệm độc lập:
- Nghiên cứu PLNN có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng nàh nước và pháp luật
trong HTPL khác với HTPL người nghiên cứu được học tập, đào tạo
- Mục đích chính của luật so sánh là hướng tới tìm kiếm các giải pháp pháp lý để hoàn
thiện cho các hệ thống pháp luật của người nghiên cứu cũng như hệ thống pháp luật
nước ngoài
Giữa LSS và nghiên cứu PLNN có mối quan hệ bổ trợ nhau. Mlh thể hiện ở việc:
- Các công trình nghiên cứu PLNN được coi là cung cấp nguồn thông tin không thể
thiếu cho người tiến hành so sánh để có hiểu biết về PLNN để tiến hành so sánh trong
công trình nghiên cứu luật so sánh
- Các công trình nghiên cứu của LSS sẽ làm cho tri thức về hệ thống PLNN có chiều
sâu và toàn diện hơn. LSS cung cấp những nguyên tắc pháp lý cần thiết nhằm đảm
bảo cho hoạt động NCPLNN được thực hiện một cách dễ dàng, khoa học và khách
quan.
Luật so sánh cung cấp phương pháp luận để hoạt động NCPLNN trở nên dễ dàng,
khoa học và khách quan hơn.
Lưu ý: Nếu không có luật so sánh thì vẫn nghiên cứu pháp luật nước ngoài bình
thường.
 Mối quan hệ tương hỗ
Câu hỏi định hướng: Vì sao không thể tách rời hoạt động so sánh PL với hoạt động
NCPLNN? Vì LSS và nghiên cứu PLNN có mối quan hệ tương hỗ với nhau => trình bày mối
quan hệ tương hỗ nêu trên.
“Không có hệ thống tư pháp của QG nào nằm ngoài phạm vi của LSS”. Đúng/ sai?
“Nghiên cứu PL nước ngoài và LSS là 2 vòng tròn đồng tâm, LSS là vòng tròn bự hơn”.
Hoặc “LSS sẽ bao gồm luôn cả nghiên cứu PL nước ngoài”. Hoặc “Nghiên cứu PL nước ngoài
là một bộ phận của LSS”.
SAI. Mặc dù PL nước ngoài mà một đối tượng nghiên cứu của LSS, LSS và nghiên cứu PL
nước ngoài là 2 ngành khoa học pháp lý độc lập với nhau. => 2 vòng tròn giao nhau, mức độ giao
nhau tuỳ thuộc vào mục đích của công trình. Mối liên kết của chúng thể hiện trong 1 số trường hợp,
2 ngành KH này có những nhóm đối tượng nghiên cứu chung:

19
- Kết quả nghiên cứu PLNN sẽ là nguyên liệu để LSS thực hiện công trình so sánh. - Thông
qua công trình nghiên cứu LSS, sẽ có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về PLNN => mối liên hệ tương hỗ
nhau chứ không đồng nhất nhau.
 Bởi vì có mối quan hệ tương hỗ: Cái này là nguồn thông tin không thể thiếu để làm nên
cái kia, cái kết quả là nguồn để công nhận thông tin đầu vào

II. NGUỒN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU PLNN


Lưu ý: nguồn thông tin nghiên cứu không phải nguồn luật.
Nguồn thông tin của PLNN được chia thành 02 nhóm nguồn như sau:
- Nguồn thông tin chủ yếu: Là nguồn luật trong HTPL các nước mà chúng ta nghiên
cứu. Nguồn luật của các quốc gia rất đa dạng như: VBQPPL, án lệ, kinh Koran,... =>
có giá trị pháp lý bắt buộc chung. Ở một số quốc gia thông luật thì thẩm phán có thể
viện dẫn các học thuyết pháp lý khi chưa có quy định án lệ.
Ưu điểm: Là nguồn thông tin chính thống, chuẩn xác
Nhược điểm: Khó thu thập, khó đọc hiểu, có xu hướng dễ lạc hậu hoặc chưa có quy
định.
- Nguồn thông tin thứ yếu: là các sản phẩm, các công trình trong lĩnh vực khoa học
pháp lý. Là nguồn thể hiện gián tiếp về nội dung của PLNN thông qua các công trình
trong lĩnh vực khoa học pháp lý: luận văn, luận án chuyên ngành luật, giáo trình luật,
các bình luận khoa học, công trình nghiên cứu khoa học các cấp, tạp chí chuyên ngành
=> không có giát rị pháp lý bắt buộc, mang tính quan điểm, tham khải => phân loại
nguồn thông tin dựa trên giá trị pháp lý của nguồn thông tin đối với HTPL mà ta đang
nghiên cứu.

20
Câu hỏi: Có bắt buộc người nghiên cứu phải sử dụng cả 02 nguồn thông tin không?
KHÔNG.
Dựa vào mục đích khoa học, phạm vi nghiên cứu và cấp độ so sánh mà người nghiên cứu có
thể sử dụng đồng thời cả hai loại nguồn trên, tuy nhiên trong từng trường hợp mà mỗi loại nguồn có
vai trò và được sử dụng với mức độ khác nhau. Việc lựa chọn nguồn thông tin nào để NC còn phụ
thuộc vào trình độ và khả năng của người nghiên cứu. Không thể kết luận nguồn nào có giá trị hay
vai trò quan trọng hơn mà tuỳ trường hợp NNC phải lựa chọn nguồn thông tin cho phù hợp.
Lưu ý để sử dụng hiệu quả từng nhóm nguồn thông tin khi nghiên cứu PLNN: Các yếu tố cơ
bản chi phối người tiến hành công trình nghiên cứu của LSS gồm:
+ Yếu tố liên quan đến công trình NC: đối tượng của công trình NC, phạm vi của công trình
NC.
+ Yếu tố liên quan đến bản thân người tiến hành công trình NC: trình độ (người nghiên cứu
có được đào tạo chuyên ngành pháp lý hay không?), khả năng (khả năng tài chính, ngôn ngữ), mục
đích nghiên cứu, hệ thống pháp luật của QG mà người nghiên cứu được đào tạo.

21
III. MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI NGHIÊN CỨU PLNN (MỘT
SỐ LƯU Ý CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
NƯỚC NGOÀI)

1. Sai lầm trong việc xác định, thu thập và dịch thuật nguồn thông tin
Vì sao phải xác định các nguồn thông tin? => Vì trật tự phân cấp thứ bậc pháp lý của các
nguồn luật khác nhau trong các hệ thống PL khác nhau thì sẽ khác nhau. VD:
- Ở VN: Hiến pháp cao nhất
- Ở Anh: không có Hiến pháp thành văn, Hiến pháp bất thành văn chỉ có giá trị ngang
với đạo luật do Nghị viện ban hành
Nếu nghiên cứu 1 vấn đề trong 2 hệ thống PL khác nhau, với truyền thống PL khác nhau:
Pháp thì luật thành văn áp dụng thường xuyên, Mỹ thì án lệ thường xuyên được áp dụng => không
xác định được nguồn thông tin và phân cấp thứ bậc => sai lầm trong việc nghiên cứu khiến cho
nghiên cứu khập khiễng => Phải trả lời được câu hỏi thông tin tìm được:
- Do ai ban hành
- Có còn hiệu lực hay không
=> Nếu nguồn thông tin đó không còn giá trị pháp lý, không có giá trị pháp lý => Phải lưu ý
vấn đề dịch thuật, trong quá trình dịch thuật, người nghiên cứu phải sử dụng từ điển đơn nghĩa (từ
điển Anh-Anh) và từ điển chuyên ngành pháp lý. VD: Từ “crime” trong tiếng Anh dùng để chỉ các
loại tội phạm nói chung, nhưng từ “crimé” trong tiếng Pháp lại dùng để chỉ loại tội phạm nghiêm
trọng nhất.

2. Đưa ra các giải thuyết, giả định về các hệ thống pháp luật nước ngoài mà không
chứng minh bằng nội dung HTPL nước ngoài (sai lầm trong việc giả định về sự
tương đồng và khác biệt mà không chứng minh bằng nội dung cụ thể của pháp
luật)
Việc giả định về tính tương đồng và khác biệt trong quá trình thực hiện công trình NC SS là
điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên nếu giả định nhưng không chứng minh thì dễ dẫn đến rủi ro và
sai lầm, vì mỗi một quốc gia khác nhau có HTPL khác nhau, việc sử dung các thuật ngữ pháp lý, nội
dung các chế định pháp luật đôi khi cũng khác biệt.
VD: Luật XHCN và dân luật đều có chung nguồn gốc là luật La Mã cổ => đều chú trọng luật
thành văn hơn là luật bất thành văn => đều coi trọng luật nội dung hơn luật tố tụng => từ những
điểm giống nhau đó, người nghiên cứu cho rằng/ đưa ra giả định cả 2 hệ thống PL này đều không có
sự phân chia luật công và luật tư => tuy nhiên quên chứng minh
TRÊN THỰC TẾ, hệ thống PL XHCN và thông luật không có sự phân chia luật công và luật
tư, còn dân luật thì lại có sự phân chia này. Đây là điểm khác nhau giữa dân luật và HTPL XHCN.

22
3. Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu lại sử dụng phương thức, quan điểm
như đối với luật trong nước. (Không khách quan về mặt tư duy)
Sai lầm này xuất phát từ việc người NC sử dụng tư duy pháp lý của quốc gia mình để hiểu và
giải thích pháp luật nước ngoài và hiểu phiến diện hoặc hiểu không đúng về HTPL nước ngoài
NHẬN ĐỊNH: “Người chưa từng học luật trong nước đôi khi lại có thể nghiên cứu PL nước
ngoài tốt hơn, dễ dàng so với người đã từng học luật trong nước”.
KHÔNG SAI.
=> xuất phát từ sai lầm nghiên cứu PLNN nhưng lại áp đặt định kiến trong hệ thống PL quốc
gia. VD: Pháp: quy định người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ là chồng, chồng chết => chuyển cho
người thừa kế.
=> BLDS của VN dựa trên BLDS Napoleon của Pháp => cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng ở VN
y như Pháp -> thực tế, với BLDS VN, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi người chồng chết.

IV. NGUYÊN TÁC GIẢI THÍCH VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LUẬT


Lưu ý: nguồn luật chứ không phải nguồn thông tin => với câu hỏi trên chỉ tập trung vào
nguồn tin chủ yếu.
Các nguyên tắc cần lưu ý khi giải thích và sử dụng các nguồn luật
1. Nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp của nguồn luật trong HTPL được nghiên cứu
- Trật tự phân cấp là việc sắp xếp thứ bậc trên dưới các nguồn luật.
- Người NC có thể vi phạm nguyên tắc này một cách vô thức, nhất là liên quan đến trật tự thứ bậc
các nguồn luật trong HTPL
- VD: Việc quá đề cao đến án lệ hoặc VBPL của các nhà luật học châu Âu lục địa hay Anh – Mỹ
khi tiếp nhận đến HTPL của nhau.
2. Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể, toàn diện đối với HTPL được nghiên cứu
- Phải đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể: từ những quy định trực tiếp đến gián
tiếp, từ các quy định do cơ quan nhà nước ban hành đến các quy định “sống” trong thực tiễn
- VD: Liên quan đến vấn đề trợ cấp xã hội ở Thuỵ Điển và ở Pháp
=> Không nên cắt rời một chi tiết trong HTPL NN và chỉ NC chi tiết đó mà không quan tâm
đến đến mối quan hệ của chi tiết đó với phần còn lại của HTPL.
Khi nghiên cứu PLVN phải nghiên cứu các quy định trực tiếp và quy định gián tiếp. Phải đặt
trong bối cảnh tổng thể của hoàn cảnh kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
3. Nguyên tắc nghiên cứu PLNN phải đảm bảo khách quan về tư duy
- Đảm bảo khách quan khi tiếp cận pháp luật nước ngoài: không áp đặt các định kiến mang tính
chủ quan về văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo,… lên HTPL nước
ngoài được nghiên cứu.

23
- Cần đặt quy phạm PLNN trong chính bối cảnh và môi trường nơi quy phạm đó được hình
thành.
4. Nguyên tắc giải thích pháp luật đúng với cách thức giải thích pháp luật của HTPL
nơi đã ban hành ra quy phạm pháp luật đó
- Các nguồn luật nước ngoài phải được giải thích như chúng được giải thích tại các nước đã sản
sinh ra nguồn luật ấy.
- VD: Đối với HTPL Anh – Mỹ, việc giải thích pháp luật căn cứ vào tinh thần của lời văn, còn
đối với HTPL châu Âu lục địa, cần tập trung vào quy định của pháp luật (quan điểm, mục đích
của nhà lập pháp).
5. Vấn đề dịch thuật trong hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài
- Khi dịch thuật cần phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại.
- Khi dịch thuật đối với các vấn đề pháp lý nên sử dụng loại từ điển chuyên ngành pháp lý như
từ điển pháp luật Anh – Anh, từ điển pháp luật Pháp – Pháp, hoặc từ điển Luật học.
- Cần lưu ý đến các thuật ngữ được sử dụng tương đồng về mặt nội hàm mặc dù khác nhau về từ
ngữ sử dụng; lưu ý về các thuật ngữ được sử dụng mang tính quy ước.
- Vd: Hội thẩm nhân dân – Bồi thẩm đoàn; Tổng công ty – Tập đoàn
Tort (Common law): bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Civil law)

24
BÀI 3. CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI

I. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN


1. Thuật ngữ: Hệ thống pháp luật
Nghĩa rộng: sự tập hợp hài hoà, thống nhất tất cả các quy phạm => HTPL quốc gia được xây
dựng dựa trên tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau và được hình phân
định thành các chế định pháp luật, ngành luật
Pháp luật quốc gia được hình thành bằng hai con đường:
- NN đặt ra quy tắc xử sự mới
- NN thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn
HTPL quốc gia có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia ban hành ra nó
HTPL quốc gia còn bao gồm các nguyên tắc, chế định từ các ĐƯQT, các văn bản QPPL, tập
quán pháp, tiền lệ pháp của toà án và trọng tài quốc tế; các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội,
chính sách của nhà cầm quyền, học thuyết của các nhà KHPL, tin điều tôn giáo,...
HTPL QG: Hệ thống các quy phạm pháp lý:
- Thành văn hoặc bất thành văn
- Do nhà nước đặt ra hoặc công nhận
- Phát sinh trên lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia ban hành
 Mở rộng hơn HTPL (thế giới): là mô tả nhóm (tập hợp) các HTPL quốc gia có sự tương
đồng được dựa trên những tiêu chí nhất định.
 Có 4 nhóm HTPL thế giới
Ngoài ra còn có các thuật ngữ truyền thống PL hoặc dòng họ PL:
Dòng họ PL: Nhấn mạnh về gốc => Muốn nhấn mạnh về sự tương đồng về nguồn gốc ban
đầu (Common Law => Xuất phát nguồn gốc từ nước Anh).
Truyền thống pháp luật => Nhấn mạnh về sự tương đồng về văn hóa, tôn giáo, xã hội,…
 Các thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho nhau đều được mặc dù xét về mặt nội hàm
có sự khác biệt nhất định.
 Sở dĩ có sự đa dạng về tên gọi:
- Thứ nhất là do nhiều nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm
- Thứ hai do vấn đề dịch thuật
2. Thuật ngữ bản đồ pháp luật thế giới
Nhìn vào đó chúng ta biết quốc gia nào được phân vào nhóm nào được phân nhóm

25
 Xây dựng bản đồ PL thế giới là mục tiêu hướng đến của các nhà nghiên cứu luật so sánh
tuy nhiên những nhà nghiên cứu khác nhau thì cho rằng việc xây dựng bản đồ PL thế giới
khác nhau (theo kết quả nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu).
Hệ thống pháp luật:
- Bối cảnh 1: gắn liền với quốc gia. VD: hệ thống PL nước Mỹ => người đọc có thể
mong đợi rằng đó là các quy phạm PL trên toàn thể lãnh thổ Mỹ hoặc hệ thống PL của
1 bang trong hệ thống Nhà nước liên bang Mỹ.
“HTPL + quốc gia”
- Bối cảnh 2: tổng thể các HTPL quốc gia có nhiều điểm tương đồng nhất định. VD: hệ
thống PL Romano - Germanique (HTPL la mã Đức); HTPL Civil Law; HTPL
Common law.
“HTPL + thế giới”
=> Thuật ngữ “HTPL + thế giới” còn được dịch là truyền thống PL “tradition of law”
hay dòng họ PL/ gia đình PL (family of law)
- Các thuật ngữ này có thể thay đổi cho nhau tuy nhiên việc có sự phân biệt các thuật
ngữ này là vì mục đích của nhà nghiên cứu hướng đến khi thực hiện công trình nghiên
cứu khác nhau:
 VD nhà nghiên cứu không dùng HTPL thông luật mà dùng là truyền thống PL
thông luật thì nhà nghiên cứu muốn nhấn mạnh tính phân loại rằng các QG
được đưa vào hệ thống PL này có cùng một khoảng không gian văn hoá, hệ tư
tưởng và khu vực địa lý nhất định.
 VD dùng thuật ngữ dòng họ PL => nhấn mạnh tính phân loại các QG được đưa
chung vào so sánh có tương đồng về lịch sử hình thành và phát triển, kỹ thuật
pháp lý, triết lý pháp luật ở các QG này.
 Tựu chung lại thì các thuật ngữ “truyền thống PL”, “dòng họ PL/ gia đình PL” và
“HTPL” có thể thay thế cho nhau, nhưng khác biệt ở sự nhấn mạnh tính so sánh:

II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ
YẾU TRÊN THẾ GIỚI (hỏi thi vấn đáp)
Trên thế giới tồn tại hơn 200 HTPL quốc gia khác nhau => tìm hiểu từng HTPL QG trong số
200 HTPL QG đó sẽ khó khăn hơn tìm hiểu 4 nhóm HTPL thế giới chủ yếu => thông qua tìm hiểu 4
HTPL TG chủ yếu để có được nền tảng về tất cả các HTPL QG.
Mục đích phân nhóm có 2 mục đích lớn: (1) Mục đích nghiên cứu và (2) mục đích giảng dạy
26
Thể hiện như thế nào? Trên TG có 200 quốc gia thì trường Đại học thì không thể học được
hết PL của 200 quốc gia trên thế giới => Thay vì giảng dạy PL của từng QG thì ngta sẽ giảng dạy
PL của một số quốc gia tiêu biểu trong hệ thống PL đó => Nắm đc các đặc điểm của hệ thống PL
của các nước trong dòng họ PL đó.
Về mục đích nghiên cứu: khi có nhiệm vụ nghiên cứu PL về một quốc gia xa lạ (VD như
Chad) và thông tin trên mạng Internet thì nếu chúng ta biết được Chad là thuộc địa cũ của Pháp nên
sẽ thuộc hệ thống Civil Law => Dễ dàng nghiên cứu vì đã nắm được các đặc điểm của PL Chad.
VD khi nghiên cứu PL New Zealand => Biết đc nước này theo HTPL Common law nên sẽ
chủ động tìm án lệ
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu
- Cung cấp kiến thức nền tảng về các đặc điểm của hệ thống pháp luật của những nước đã
được phân nhóm
- Cung cấp bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp luật trên thế giới
- Tạo điều kiện cho việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia trên thế giới
- Giúp dự báo
VD: Pháp luật Myanmar nằm trong HTPL Anh – Mỹ (thông luật – common law), tiếp cận
pháp luật Myanmar dễ dàng hơn bằng cách tiếp cận các đặc trưng của thông luật. VD: Khi ta đã
nắm vững HTPL Anh và lại có nhu cầu tìm hiểu HTPL của New Zealand thì không cần phải nghiên
cứu PL New Zealand từ đầu, bởi vì HTPL New Zealand dựa trên HTPL Anh nên ta chỉ cần tập
trung xem xét một số ít những điểm khác biệt giữa hai HTPL.
VD: VN thừa nhận án lệ. Đây là xu hướng chung, giải quyết được những hạn chế của PL
thành văn (PL thành văn có tính trừu tượng, khái quát, sẽ có những vấn đề pháp lý chưa có cách
hiểu chung, mơ hồ, khó hiểu), án lệ ra đời khi pháp luật thành văn không có quy định, không tìm ra
được tập quán, không áp dụng được pháp luật tương tự thì lúc này thẩm phán được dựa trên lẽ phải,
lẽ công bằng, tạo nên những tiền lệ trong quá trình xét xử. CSPL tại: Nghị quyết 04/2019 về quy
trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ của Hội đồng TPTANDTC.

III. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN NHÓM HTPL

1. Sự phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới


Sự phân nhóm các hệ thống pháp luật cho đến hiện nay đã hình thành nên những hệ tống
pháp luật chủ yếu sau:
- HTPL châu âu lục địa (civil law):
 Bao gồm những quốc gia có HTPL dựa trên luật La Mã
 Được hình thành nhờ vào nỗ lực của các trường đại học tổng hợp ở châu Âu: trong
lịch sử phát triển của civil law, khoảng TK VI TCN - XI, XII sau CN => Luật La

27
Mã biến mất ở châu Âu lục địa, chỉ trở lại vào TK XII, XIII theo hoạt động giảng
dạy của các trường đại học.
 Dựa trên cơ sở các bộ luật của hoàng đế Justinian => Bộ biên soạn tư nhân nhưng
có ý nghĩa quan trọng
- HTPL Anh – Mỹ (common law)
 Bao gồm nước Anh và hình mẫu của pháp luật Anh => PL Anh tác động và kéo
theo các QG bị ảnh hưởng đi theo HTPL thông luật (common law)
 Thông luật hình thành thông qua hoạt động xét xử của toà án => tách biệt hoàn
toàn với đặc điểm của các HTPL còn lại. Ở các HTPL khác, sản phẩm để điều
chỉnh các QHXH là đến từ cơ quan lập pháp, trong khi theo common law đến từ cơ
quan tư pháp.
 Quy phạm của thông luật nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể chứ không nhằm tạo
nên các nguyên tắc, quy tắc ứng xử chung trong tương lai => case by case
 Quy phạm của thông luật nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể chứ không nhằm tạo
nên các nguyên tắc, quy tắc ứng xử chung trong tương lai
- HTPL xã hội chủ nghĩa
 Những dấu ấn của HTPL châu âu lục địa và pháp luật la mã có ảnh hưởng ít nhiều
đến HTPL này (nguồn gốc gián tiếp từ La Mã cổ chứ không phải nguồn gốc trực
tiếp như civil law)
 HTPLxhcn vẫn có những nét khác biệt cơ bản: Điều này giúp cho HTPL XHCN
dù có rất nhiều tương đồng với civil law nhưng vẫn có những nét khác biệt cơ bản
 HTPL xhcn đề cao các sản phẩm của hoạt động cách mạng và thể hiện ý chí của
nhân dân. => Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- HTPL Hồi giáo
 Pháp luật được xem là lý tưởng là pháp luật đạo Hồi gắn với tôn giáo Hồi giáo
 Những tập quán địa phương chỉ được xem là hiện tượng thực tế, các đạo luật của
chính quyền chỉ được xem là những biện pháp quản lý tạm thời, cso tính chất cục
bộ

2. Các tiêu chí để phân nhóm các hệ thống pháp luật


Tiêu chí phân nhóm là yếu tố quyết định đối với việc xác định số lượng các HTPL cũng như
để xếp HTPL QG vào HTPL QT
Quan điểm về các tiêu chí phân nhóm xuất hiện hai quan điểm:
- Sử dụng 1 tiêu chí (dễ thực hiện nhưng hiệu quả không cao) => vd: tiêu chí nguồn gốc
lịch sử => HTPL của các quốc gia có nguồn gốc từ La Mã và HTPL của các quốc gia có
nguồn gốc từ luật Anh cổ. => Hạn chế: tính phân loại không cao: trong các HTPPL của

28
các QG có nguồn gốc từ Luật La Mã thì có HTPL XHCN và HTPL châu Âu lục địa -> 2
HTPL này lại có những điểm khác nhau.
Hoặc có thể là theo tiêu chí tôn giáo sẽ có HTPL tôn giáo và HTPL phi tôn giáo
Hoặc căn cứ vào tiêu chí chế độ xã hội phân thành HTPL XHCN và HTPL TBCN.

- Sử dụng 2 tiêu chí trở lên (nhiều tiêu chí) (khó thực hiện nhưng lại hiệu quả cao) => vd:
quan điểm của GS. Rene David (Pháp): tiêu chí kỹ thuật pháp lý và hệ tư tưởng => 5
nhóm HTPL thế giới:
Mỗi tiêu chí khác nhau sẽ có một ý nghĩa khác nhau trong việc phân nhóm các HTPL. Vd:
tiêu chí hệ tư tưởng của Rene, tiêu chí nguồn luật
Mức độ chi tiết của việc phân tích các tiêu chí cũng ảnh hưởng đến kết quả của việc phân
nhóm. Vd: tiêu chí lịch sử phát triển của các HTPL
Mục đích và thời điểm phân nhóm cũng ảnh hưởng đến kết quả phân nhóm. Ví dụ: thời kì
sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu vào những năm 90 của TKXX
Kết luận: Việc phân chia các HTPL trên TG thành các nhóm khác nhau nếu dựa vào mục
đích, tiêu chí, thời điểm khác nhau sẽ cho ra các kết quả không giống nhau
 Có rất nhiều tiêu chí nhưng Không thể khẳng định tiêu chí nào là chính xác nhất hay cách
phân chia nào là đúng đắn nhất và một học giả có thể đưa ra cách phân nhóm của mình
với những tiêu chí nhất định để phục vụ cho những mục tiêu nhất định
Mỗi tiêu chí sẽ có một ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu chỉ sử dụng một tiêu chí để
phân nhóm các HTPL thì việc phân chia đó hoàn toàn có thể dẫn đến sự trùng lặp, mâu
thuẫn và không đạt được mục đích của sự phân chia. Các HTPL trên thế giới đang có xu
hướng xích lại gần nhau nếu như trước đây tiêu chí này đặc trưng cho HTPL A chẳng hạn
nhưng bây giờ nó không còn là đặc trưng nữa. Vì thế, khi phân nhóm các HTPL cần sử
dụng nhiều tiêu chí để phân loại một cách rõ ràng, sẽ triệt để hơn và dễ dàng đạt được
mục đích của sự phân nhóm. Có thể sử dụng một số tiêu chí như: hình thức pháp lý,
nguồn gốc lịch sử của pháp luật, cấu trúc pháp lý, vị trí vai trò của cơ quan tư pháp… Tuỳ
vào mục đích nghiên cứu và trình độ của người nghiên cứu mà có thể sử dụng nhiều tiêu
chí để tối ưu hoá việc phân nhóm.

Tiêu chí Hệ thống pháp luật

29
(Được cho là sử dụng phổ biến nhất theo nội
dung bài học)
Dựa trên Giáo trình của Nga
1. Hình thức pháp luật
2. Nguồn gốc pháp luật
3. Vai trò làm luật của thẩm phán đối với hoạt 1. Dân luật
động lập pháp 2. Thông luật
4. Sự phân chia pháp luật thành luật công và 3. XHCN
luật tư 4. Hồi giáo
5. Mối tương quan giữa luật tố tụng và luật nội
dung
6. Mức độ pháp điển hoá pháp luật
Tiêu chí 1: Nguồn gốc pháp luật: Nguồn gốc PL của PL thế giới cho rằng xuất phát từ hai gốc rễ:
+ Pháp luật La Mã:
Do lãnh thổ rộng trải dài từ Châu Âu sang Châu Á, Phi nên PL La Mã ảnh hưởng rất lớn đối
với nhiều quốc gia.
Pháp luật La Mã có nguồn luật quan trọng nhất, được xem là tinh hoa pháp lý của La Mã là
Bộ tập hợp các chế định dân sự của La Mã (Corpus Juris Vivillis) ảnh hưởng sâu sắc đến PL của rất
nhiều quốc gia trên TG.
+ Pháp luật Anh cổ: (tập quán của người Anh cổ Anglo – Saxon tồn tại trước năm 1066)
Vai trò của tiêu chí nguồn gốc: Giúp phân phân định các HTPL trên TG thành 2 nhóm:
- Nhóm của nguồn gốc PL La Mã: Civil Law, XHCN
- Nhóm có nguồn gốc PL Anh cổ: Common Law
Cách thức mở rộng thông qua 2 cách thức là tự nguyện và áp đặt nhưng chủ yếu là áp đặt
thông qua quá trình xâm lược.
Tiêu chí 2: Hình thức pháp luật (hay còn gọi là Nguồn luật chủ yếu)\
Khi nghiên cứu nguồn luật của các quốc gia thì các nhà nghiên cứu thấy rằng dù nguồn luật của các
hệ thống PL trên thế giới rất đa dạng nhưng vẫn có thể chia thành hai nhóm:
- Pháp luật thành văn (văn bản QPPL)
- Pháp luật bất thành văn (Án lệ, Kinh Koran, tập quán, học thuyết pháp lý,…).
 Đến thời điểm hiện nay, các QG trên thế giới đều sử dụng rất đa dạng các nguồn luật VD
như VN sử dụng cả văn bản quy phạm PL, Án lệ,…
Vai trò của tiêu chí: Giúp phân định các hệ thống PL trên TG thành các nhóm:

30
- Nhóm có nguồn luật chủ yếu là luật thành văn (Civil Law, XHCN)
- Nhóm có nguồn luật chủ yếu là luật bất thành văn (Common Law)
Tiêu chí 3: Vai trò của thẩm phán đối với hoạt động lập pháp
Giúp phân định thành 2 nhóm:
- Nhóm thẩm phán không có vai trò lập pháp: civil law và XHCN
- Nhóm thẩm phán có vai trò lập pháp: Common law
 Đây không là 6 tiêu chí tuyệt đối mà có thể có các tiêu chí khác nữa. Chẳng hạn như: tiêu
chí tôn giáo (tôn giáo và phi tôn giáo), hình thái kinh tế xh (TBCN và XHCN),…
 Không có tiêu chí nào là quan trọng nhất vì tuỳ thuộc mục đích của nhà nghiên cứu
mà lựa chọn tiêu chí sao cho phù hợp
VD: nhà nghiên cứu sâu về lịch sử nhà nước và PL thì sẽ cho rằng tiêu chí nguồn
gốc là quan trọng nhất.
Có 3 hình thức pháp luật
- Tập quán pháp: hình thức của pháp luật tồn tại dưới dạng những phong tục, tập quán
được lưu truyền trong đời sống xh, được nhà nước thừa nhận là những quy tắc sử xự
mang tính bắt buộc chung
Tập quan + NN thừa nhận và nâng lên thành pháp luật (thông qua các VB QPPL) => Luật
Tập quán + NN thừa nhận, tồn tại xong song với PL => tập quán pháp
- Án lệ (tiền lệ pháp): hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được hình
thành bởi cơ quan tư pháp. Trước hết là Bản án, quyết định của cơ quan toà án có thẩm
quyền ban hành, có khả năng trở thành khuôn mẫu chung để áp dụng cho những vụ việc
tương tự sau này thì được nâng lên thành án lệ.
Bản án, quyết định của toà án cấp trên có giá trị bắt buộc đối với toà án cấp dưới trong
cùng một hệ thống toà án nếu hai vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết => bản án, quyết
định đó là án lệ (sau khi đã đáp ứng các điều kiện trở thành án lệ - theo quy định của từng
quốc gia)
- Văn bản QPPL: văn bản chứa đựng QPPL do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
VBQPPL: ĐƯQT, hiệp ước QT, đạo luật, bộ luật,…

 Dựa vào tiêu chí hình thức pháp luật:


- HTPL chủ yếu là PL thành văn: HTPL châu âu lục địa, HTPL XHCN
- HTPL chủ yếu là bất thành văn: HTPL thông luật
- Đa dạng hoá các nguồn luật: nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, VN,…

Nguồn gốc pháp luật:

31
- Hiện nay trên thế giới các HTPL có nguồn gốc chủ yếu từ hai nguồn gốc quan trọng nhất
là: Luật Anh cổ (PL xuất hiện ở Anh trước 1066); Luật La mã cổ (nổi bật nhất là Luật 12
bảng – năm 450 B.C)

 Dựa vào tiêu chí nguồn gốc pháp luật:


- HTPL các nước có nguồn gốc từ luật Anh cổ: HTPL thông luật
- HTPL các nước có nguồn gốc từ luật La mã cổ: HTPL châu âu lục địa, HTPL XHCN
Vai trò làm luật của cơ quan tư pháp
- Ở những nước khác nhau thuộc các HTPL khác nhau thì vai trò của toà án cũng rất khác
nhau
 Ở XHCN, châu Âu lục địa theo học thuyết tam quyền phân lập => mỗi CQ tư
pháp, hành pháp, lập pháp nắm giữ một nhánh quyền lực riêng => không có lý do
gì cơ quan tư pháp được thực hiện chức năng lập pháp
 Ở thông luật, không đi theo học thuyết tam quyền phân lập vì cuộc cách mạng dân
chủ tư sản ở các QG thông luật (tiêu biểu là Anh) là cách mạng tư sản không triệt
để, NN phong kiến vẫn tồn tại song song với NN tư sản, PL của NN mới không
được lên ngôi ở Anh
- Dựa vào tiêu chí vai trò làm luật của CQTP:
 Toà án chỉ có thẩm quyền giải thích và áp dụng pháp luật) => HTPL châu Âu lục
địa, HTPL XHCN
 Toà án có chức năng làm luật => HTPL thông luật
- Nguyên nhân: học thuyết tam quyền phân lập (phân chia quyền lục lập pháp – hành pháp
– tư pháp)
- Lưu ý: Trong xu hướng sử dụng án lệ để bổ sung cho những khiểm khuyết của VBQPPL,
thẩm quyền ban hành án lệ ở một số quốc gia được trao cho toà án cấp cao nhất ở QG này
(Thụy Sỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, TQ, VN..)
Vấn đề phân chia PL thành luật công và luật tư
- Đây là sản phẩm của trường phái pháp luật tự nhiên (TK XVIII – XIX). Cơ sở phân chia
luật công và luật tư là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
- Luật công: tổng thể các quy phạm pháp luật điều chính mối quan hệ giữa nhà nước với
công dân hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình thực hiện công quyền
- Luật tư: điều chỉnh mối quan hệ giữa các tư nhân, hướng tới lợi ích tư
- Cơ sở đê phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp là phương pháp điều chỉnh:
 PP tự do thoả thuận, bình đẳng => luật tư
 PP mệnh lệnh => luật công
- Nguyên nhân:

32
 Cuộc Cách mạng dân chủ tư sản diễn ra ở các nước civl law là cuộc CM tư sản
triệt để, xoá bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, tư sản trở thành giai cấp cầm quyền
=> đề cao học thuyết phân chia luật công và luật tư vốn là sản phẩm của cách
mạng tư sản. Trong khi đó, ở các quốc gia Anh - Mỹ thì cuộc CM tư sản diễn ra
không triệt để.
 Lịch sử hình thành của hệ thống thông luật common law: ra đời nhằm thâu tóm
quyền lực vào tay nhà vua để dễ dàng quản lý => mang yếu tố công => mọi
QHXH đều bắt nguồn từ tính công => không cần thiết để phân chia. Tương tự ở
các QG XHCN, khi nhắc đến XHCN, CSCN nhớ đến công hữu, mọi sở hữu tư
trong XH đều bị loại trừ => không cần thiết để phân chia luật công và luật tư.
- Dựa vào tiêu chí phân chia pháp luật thành luật công và luật tư:
 Các nước có sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư: HTPL châu Âu lục
địa
 Các nước không có sự phân chia PL thành luật công và luật tư: HTPL thông luật
HTPL XHCN
Mối tương quan giữa luật hình thức và luật nội dung
- Luật nội dung: các QPPL chứa đựng những quy định mà nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận để điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội – là nền tảng của HTPL ở một số QG vì nó
xác định quy chế pháp lý, quyền và nghĩa vụ của chủ thể, các tiền đề vật chất cũng như
điều kiện cần thiết để thực hiện được mục đích của PL trong các trường hợp cụ thể của
thực tiễn cuộc sống (chứa đựng trong các Bộ luật chung và luật chuyên ngành) => QPPL
điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ
- Luật hình thức: các QPPL xác định cơ chế, thủ tục và hình thức pháp lý nhằm đưa ra các
quy định trong các QPPL nội dung vào cuộc sống (chứa đựng trong các bộ luật tổ tụng,
văn bầu xây định trình tự, thủ tục...) => QPPL điều chỉnh về trình tự, thủ tục
 Ví dụ: để xđ một người có tội theo quy định của luật nội dung thì phải trải qua quá
trình điều tra, truy tố, xét xử, kiểm tra chứng cứ,… theo quy định của luật tố tụng.
- Mối tương quan giữa luật hình thức và luật nội dung ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo
luật và cấu trúc nghề luật ở các HTPL khác nhau (vai trò của luật sư. thẩm phán; cơ cấu
giảng dạy, đào tạo, kinh nghiệm, bằng cấp...)
- Nguyên nhân:
 HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN ra đời từ Luật La Mã cổ => coi trọng PL
thành văn => được xây dựng dựa trên kỹ thuật pháp điển hoá (là hoạt động được
tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền để hệ thống hoá các QPPL đã có, loại bỏ các
QPPL lỗi thời, ban hành các VBQPPL mới) => quyền và nghĩa vụ của công dân
được quy định rõ trong các VBQPPL. Đó là lý do 2 HTPL này chú trọng luật nội
dung hơn luật tố tụng.

33
 HTPL thông luật: nguồn gốc từ Luật Anh cổ, quá trình hình thành và phát triển
dựa trên thực tiễn xét xử, án lệ là nguồn quan trọng nhất => hoạt động xét xử rất
được xem trọng => chú trọng luật hình thức hơn nội dung.
- Dựa vào tiêu chỉ mối tương quan giữa luật hình thức và luật nội dung:
 Luật tố tụng được coi trọng hơn so với luật nội dung: HTPL thông luật => Vì có
nguồn gốc từ Luật Anh cổ, quá trình hình thành dựa trên hoạt động xét xử và tạo
ra án lệ, nên luật tố tụng được coi trọng
 Luật tố tụng được coi trọng hơn luật hình thức: HTPL châu Âu lục địa (civil law),
HTPL XHCN. => Bởi lẽ, HTPL này được hình thành dựa trên hệ thống PL la mã
(luật hành văn). Thông qua hoạt động pháp điển hoá – hoạt động tiến hành bởi cơ
quan có thẩm quyền, hệ thống hoá pháp luật đã có, loại bỏ vb lỗi thời, ban hành
vb QPPL mới - do đó mọi quyền và nghĩa vụ của công dân đc quy định trong luật

Mức độ pháp điển hoá pháp luật: Pháp điển hoá là hoạt động do CQNN có thẩm quyền
thực hiện hệ thống hoá các QPPL đang có, loại bỏ QPPL lỗi thời và ban hành các QPPL mới. Kết
quả của sự pháp điển hóa là sự ra đời của hoạt động pháp điển hóa chính là sự ra đời của văn bản
quy phạm pháp luật => Đây là hoạt động đặc thù của hệ thống PL thành văn nên đây là hoạt động
gắn liền và sống còn của HTPL thành văn => chỉ được thực hiện bởi CQNN có thẩm quyền, tuy
nhiên từ thuở xa xưa thì có nhiều bộ pháp điển hoá tư nhân, nhằm phục vụ mục đích sử dụng pháp
luật dễ dàng hơn
- Nguyên nhân: PL thành văn luôn đi kèm với hoạt động pháp điển hoá vì 1 đạo luật không
thể ban hành 1 lần và sử dụng mãi mãi mà cần điều chỉnh, bổ sung theo sự thay đổi của
điều kiện KT, XH,... => pháp điển hoá là hoạt động đặc thù của PL thành văn. Trong khi
đó, HTPL XHCN và HTPL châu Âu lục địa - có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ, vốn coi
trọng luật thành văn thì VBQPPL là nguồn luật quan trọng nhất -> mức độ pháp điển hoá
cao, phạm vi rộng, tất cả các lĩnh vực. Ngược lại, ở HTPL thông luật, mặc dù vẫn có sự
sử dụng văn bản QPPL (PL thành văn: VBQPPL nhằm nội luật hoá các cam kết quốc tế)
tuy nhiên đó chỉ là trong 1 số lĩnh vực nhất định, ít hơn rất nhiều so với các nước civil law
và XHCN => pháp điển hoá có mức độ thấp và phạm vi hẹp. 1 trong những ví dụ của việc
pháp điển hoá ở các nước common law là nâng những quy tắc trong án lệ lên thành PL
thành văn. Phán quyết công nhận hôn nhân đồng giới ở Hoa Kỳ được các bang nâng lên
thành luật, bổ sung quy định công nhận hôn nhân đồng giới vào luật các bang.
- Phân định pháp luật của quốc gia trên thế giới thành 2 nhóm:
 Nhóm có mức độ pháp điển hoá cao, phạm vi rộng: civil law và XHCN => Vì
nguồn luật quan trọng nhất là luật thành văn, và pháp điển hoá là hoạt động quan
trọng, đặc thù của pháp luật hành văn.

34
 Nhóm có mức độ pháp điển hoá thấp, phạm vi hẹp: common law => Vì luật thành
văn chỉ sử dụng trong một lĩnh vực nhất định, diễn ra trong phạm vi hẹp vì được
áp dụng khi nâng các quy tắc trong án lệ thành luật thành văn. Mở rộng: ngoài ra
còn có hệ pháp luật hồi giáo vì hệ thống này xây dựng trên kinh thánh mà kinh
thánh là bất di bất dịch nên pháp điển hoá khó có thể chạm đến HTPL này
- PL các QG Hồi giáo có nguồn luật quan trọng nhất là Kinh Koran, tuy nhiên Kinh Koran
là không thay đổi, vì thế thực tế pháp điển hoá không thể chạm tới HTPL Hồi giáo.

IV. CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI
Các nhà nghiên cứu luật so sánh có thể chia thành nhiều nhóm pháp luật khác nhau. Nhưng
chương trình là thống nhất là 04 hệ thống PL chủ yếu là: Common Law, Civil Law, XHCN và Hồi
giáo được có mặt ở nhiều công trình nghiên cứu.

1. Hệ thống pháp luật civil law


Các tên gọi khác: HTPL dân luật, HTPL Châu âu lục địa, HTPL La Mã – Đức (Romano –
Germanic, có tên gọi này là vì có sự kết hợp giữa pháp luật La Mã và tập quán của người Giéc
manh), HTPL Pháp – Đức. => Chỉ civil law chứ không phải HTPL của Pháp và HTPL của Đức.
Civil law => Ý nghĩa: nguồn gốc pháp luật Civil law là từ luật La Mã cổ - Copus Juris Civilis
dịch ra tiếng anh là Civil law
HTPL Pháp – Đức (Đây là hai quốc gia tiêu biểu của hệ thống PL này, có sản phẩm khoa học
pháp lý ảnh hưởng đến các quốc gia khác) => Thủ phủ của La Mã nằm ở thành Rome - Tây Âu =>
từ đó, La Mã có ảnh hưởng rất lớn đến các nước Tây Âu như Pháp, Đức. PL các nước civil law có
nguồn gốc từ PL La Mã.
Các đặc điểm: Tiếp tục dựa trên 6 tiêu chí phân nhóm cũng là 6 đặc điểm khi phân tích
HTPL

a. Nguồn gốc pháp luật: Khởi nguồn từ Châu Âu lục địa


 Pháp luật La Mã - Copus Juris Civillis
La Mã là đế chế hùng mạnh rộng lớn nên pháp luật La Mã ảnh hưởng nhiều nhất tới Tây Âu,
thủ phủ của La Mã ở thành Rome là thủ đô nước Ý ngày nay.
Pháp luật La Mã: Copus Juris Civillis (Bộ Tập hợp các chế định luật dân sự La Mã – dịch
sang tiếng Anh là Civil Law) – Đây là một tinh hoa pháp lý của La Mã. Được Ban bố bởi vua
Justinian từ 529 – 534. Gồm 4 thành tố (thành phần):
- Bộ luật Justinian: tập hợp các sắc lệnh của các hoàng đế trước đó
- Digest/Pandects: cuốn bình luận luật học tập hợp các học thuyết pháp lý có giá trị nhất
của thời La Mã.
- Institutes: giáo trình đào tạo luật la mã
35
- Novels/New laws: Luật do chính nhà vua Justinian ban hành
Quá trình hình thành và phát triển của Civil law. Chia làm 03 giai đoạn lớn:
- Trước TK 13: giai đoạn tập quán => Từ thế kỉ 5 (Tây La Mã sụp đổ), Luật La Mã bị
quên lãng. Trước khi Tây La Mã sụp đổ thì PL La Mã được áp dụng ở lãnh thổ Tây La
Mã. Khi người Giéc manh xâm chiếm vùng đất Tây La Mã thì người Giéc manh áp
dụng tập quán của mình để cai trị vùng đất Tây La Mã. PL thời kỳ này cũng chịu sự
ảnh hưởng của tôn giáo, có sự giao thoa giữa tập quán và giáo luật. Thời kì đêm
trường trung cổ: chiến tranh, nạn đói, bệnh dịch giết chết hàng trăm triệu người trong
thời gian dài khi La Mã xung đột sụp đổ => Các thành tựu của La Mã trước đó bị tàn
phá => Nguồn luật là tập quán chịu ảnh hưởng của tôn giáo
- Từ 13 – 18: hình thành tư tưởng về PL thành văn ở châu Âu => Cuối thể kỉ 12 thương
mại bắt đầu phát triển ở các thành phố lớn, đặt ra như cầu cần có phát triển. => Các
tập quán địa phương tỏ ra không còn phù hợp để điều chỉnh.
Các trường đại học bắt đầu nghiên cứu lại và giảng dạy lại pháp luật La Mã (Copus
Juris Civilis) nên trải qua thời gian dài suốt 5 thế kỷ thì tư tưởng về pháp luật thành
văn hình thành, đó là hệ tư tương pháp luật chung: Jus commune => Luật La Mã quay
trở lại Châu Âu.
Nhiều trường phái pháp luật bắt đầu xuất hiện. Phong trào văn hoá phục hưng (TK14
– 17 – Ý là khôi phục lại, chấn hưng lại giá trị tinh hoa đích thực của La Mã và Hy
Lạp cổ đại sau thời gian dài bị quên lãng) và chủ nghĩa triết học khai sáng (Pháp, đây
là phong trào đặt vai trò của con người là trung tâm, lý trí của con người là trên hết và
pháp luật tạo ra là do lý trí của con người chứ không phải do một thế lực siêu nhiên
nào hết) đây là hai nguồn xung lực rất lớn: các nhà tư tưởng muốn khôi phục và chấn
hưng giá trị, tinh hoa đích thực của La Mã và Hy Lạp cổ đại trong tất cả lĩnh vực –
Phong trào này là chất xúc tác để pháp luật thành văn được nghiên cứu.
- Từ TK 18 – nay (giai đoạn pháp điển hóa): giai đoạn pháp điển hoá phát triển và mở
rộng Civil law ra ngoài Châu Âu => Sự ra đời cho hàng loạt các bộ luật ở Pháp như:
BLDS Napoleon 1804 (hình mẫu của pháp luật dân sự), Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền, sau đó là các bộ luật ở Đức (BLDS Đức).
- Mở rộng civil law qua 2 con đường: áp đặt (thông qua xâm lược) và tự nguyện. Các
quốc gia bị xâm lược bị áp đặt pháp luật và sau này trở thành các quốc gia theo trường
phái Civil law.
Mở rộng: Civil Law có thể phân ra thành các hệ thống nhỏ hơn: Civil Law của Pháp, của
Đức, Civil Law của các nước Bắc Âu.

36
b. Hình thức pháp luật (nguồn luật chủ yếu):
Nguồn luật chủ yếu: Văn bản QPPL – luật thành văn (đây là điểm tương đồng với HTPL
XHCN) vì nguồn gốc của nó là Luật La mã là luật thành văn.
 Lý do1: civil law có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ, mà Luật La Mã coi trọng nguồn luật
thành văn, nguồn luật quan trọng nhất là Bộ tập hợp các chế định dân sự La Mã => đây
cũng là nguồn luật thành văn, vì vậy civil law cũng coi trọng các nguồn luật thành văn.
Ngoài ra còn có các nguồn bổ trợ: án lệ, tập quán, học thuyết2, các nguyên tắc chung của PL.
Civil law thời kỳ đầu không sử dụng án lệ, tuy nhiên vì một số hạn chế của PL thành văn
(không phải lúc nào cũng dự đoán và theo kịp sự thay đổi của XH) => civil law bắt đầu sử dụng án
lệ như nguồn bổ trợ cho những khiếm khuyết của VBQPPL.
Câu hỏi: Vì sao HTPL Việt Nam nói riêng và HTPL XHCN nói chung lại coi trọng
nguồn luật thành văn?
Vì HTPL XHCN có nguồn gốc từ Luật La Mã, mà Luật La Mã coi trọng nguồn luật thành
văn, nguồn luật quan trọng nhất là Bộ tập hợp các chế định dân sự La Mã => đây cũng là nguồn luật
thành văn, vì vậy HTPL XHCN cũng coi trọng các nguồn luật thành văn. HTPL Việt Nam thuộc
HTPL XHCN.

c. Vai trò của thẩm phán đối với hoạt động lập pháp
Thẩm phán không có vai trò lập pháp mà chỉ thực hiện vai trò xét xử. Vai trò lập pháp thuộc
về Nghị viện/ Quốc hội
Ảnh hưởng học thuyết tam quyền phân lập: 3 nhánh quyền lực phải độc lập với nhau. Mỗi cơ
quan nắm giữ một nhánh quyền lực; cơ quan tư pháp thực hiện nhánh quyền tư pháp, áp dụng PL
đúng với ý chí của cơ quan lập pháp, chức năng xét xử chứ không có vai trò làm luật => Cơ quan tài
phán (thẩm phán) đã giao quyền lập pháp cho Quốc hội/ Nghị viện, vì vậy không còn vai trò lập
pháp.
=> Thẩm phán không có vai trò lập pháp.

d. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư: Có sự phân chia thành lĩnh vực
luật công và luật tư
LƯU Ý: đây là HTPL duy nhất có sự phân chia PL thành luật công và luật tư
Nguyên nhân tại sao có sự phân chia:

1
Hầu hết lý do xuất phát từ nguồn gốc của HTPL đó.
2
Khi các thẩm phán civil law xét xử, họ cũng có thể xem xét các học thuyết - những viên gạch, tinh thần đầu tiên để xây
dựng nên các QPPL -> 1 số trường hợp thẩm phán có thể dựa vào học thuyết để đưa ra quan điểm xét xử của mình.
37
- Thứ nhất, nguồn gốc La Mã – Corpus Juris Civillis là Bộ tập hợp các chế định dân sự
La Mã điều chỉnh trực tiếp chủ yếu trong lĩnh vực luật tư (HĐ, mua bán,…) => Pháp
luật La Mã coi trọng luật tư.
- Thứ hai, hệ thống PL này chịu ảnh hưởng của trường phái pháp luật tự nhiên (Luật tự
nhiên là trường phái pháp luật thì bên cạnh pháp luật do con người tạo ra thì còn có
pháp luật do tự nhiên ban tặng): nền móng cho luật công => Trường phái PL từ cổ đại,
con người sinh ra đều bình đẳng và tự do như nhau, nhà triết học cổ đại Plato cho rằng
cần đặt con người vào bối cảnh chưa có luật lệ, chưa có Nhà nước, luật lệ do Nhà
nước ban hành đã giới hạn quyền tự do và bình đẳng của con người => cần thiết xây
dựng luật công để kiểm soát và hạn chế quyền lực của Nhà nước => Nền móng ra đời
của Luật công (luật để kiềm chế quyền lực của nhà nước).
- Các cuộc cách mạng tư sản triệt để (đặc biệt là ở Pháp – đầu tàu của dòng họ PL này):
Khi CMTS triệt để thì giai cấp tư sản lên nắm quyền thì họ đòi hỏi quyền lợi tư được
ghi nhận rõ ràng => xoá bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, hình thành nên hình thái
KT-XH mới, xây dựng nên Nhà nước tư sản => tư sản nắm quyền và cần xây dựng
luật lệ mới để ghi nhận quyền lợi của giai cấp tư sản => học thuyết phân chia luật
công và luật tư đến từ giai cấp tư sản
 Hệ quả: ảnh hưởng đến cấu trúc toà án => Toà án giải quyết vụ việc công và tư,
Tòa án chuyên biệt hóa nhánh xét xử việc công và luật tư.

e. Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng:


Luật nội dung chiếm ưu thế hơn luật tố tụng => Nguyên nhân: nguồn gốc La Mã, quyền và
nghĩa vụ công dân được điều chỉnh chặt chẽ bởi luật thành văn. Luật Tố tụng chỉ là phương tiện để
luật nội dung được thực thi trên thực tế.
Hệ quả:
- Đào tạo luật mang tính học thuật;
- Hoạt động tố tụng xem trọng chứng cứ, mô hình tố tụng thẩm vấn
So sánh với Common law: Đối với common law, họ coi trọng Luật tố tụng hơn => mô hình
tranh tụng là mô hình tố tụng đối kháng - tố tụng tranh tụng, các bên chứng minh mình đúng, thẩm
phán chỉ đứng giữa xem xét và đưa ra phán quyết

f. Mức độ pháp điển hoá:


Nguồn luật chủ yếu là VB QPPL => có mức độ pháp điển hoá cao, diễn ra trên toàn bộ
HTPL. => Lý giải: nguồn gốc PL La Mã – là luật thành văn. Nguồn luật quan trọng nhất của civil
law là VBQPPL. Pháp điển hoá lại là hoạt động đặc thù, sống còn, gắn liền với sự tồn tại của
VBQPPL. Bởi không có bất kỳ VBQPPL nào có thể tồn tại mãi mãi, mà XH luôn có sự thay đổi,
phát triển, đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi các VBQPPL. Hầu hết mọi lĩnh vực nào trong XH cũng có
VBQPPL điều chỉnh => ở đâu có PL thành văn, ở đó có pháp điển hoá.
38
2. Hệ thống pháp luật Thông luật (common law)
Các tên gọi khác: HTPL thông luật; HTPL Anh – Mỹ; HTPL Anglo – Saxon; HTPL án lệ
Anh và Mỹ là 2 quốc gia tiêu biểu của HTPL common law
ĐẶC ĐIỂM:

a. Nguồn gốc:
Từ pháp luật Anh cổ, cụ thể là các tập quán của người Anh cổ (Anglo – Saxon) tồn tại của
năm 1066 => Gốc của Common Law.
Quá trình hình thành HTPL Common Law: Năm 1066, William (công tước người Pháp xứ
Normandy) tiến đánh và chinh phục nước Anh, lên làm vua của nước Anh. Sau khi lên làm vua ông
không xóa bỏ luật pháp cũ mà vẫn giữ lại các tập quán của người Anh cổ => thành lập toà án hoàng
gia => xét xử lưu động dựa trên tập quán địa phương => Hình thành các nguyên tắc pháp lý chung
được áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh (common law – nghĩa hẹp là luật chung) hình thành
TK13 => Anh mở rộng thuộc địa, hình thành hệ thống common law. Cụ thể:
- 1066: Vua Edward là vua nước Anh, do không có con nên sau khi qua đời đã truyền ngôi
cho người thân - William (người Pháp - đứng đầu 1 tỉnh nước Pháp). Khi vua Edward,
ông lại không truyền ngôi cho William mà truyền ngôi cho anh rể. William dưới sự hậu
thuẫn của Hoàng gia Pháp đã tiến đánh nước Anh, chinh phục người Anh, lên làm vua ở
nước Anh.
- William tiến hành hàng loạt cải cách. Trong hệ thống tư pháp và lĩnh vực PL: Thành lập
Toà án hoàng gia=> không chỉ xét xử bảo vệ quyền lợi Hoàng gia mà còn củng cố vị thế
của Hoàng gia và vua.
=> mùa hè cử thẩm phán Hoàng gia đi xét xử lưu động khắp mọi nơi trên đất nước.
=> các thẩm phán Hoàng gia khi xét xử ở mỗi địa phương không áp đặt PL mà tôn trọng
tập quán của địa phương (các tập quán của người Anh cổ) để tránh gây đối kháng với lãnh
chúa phong kiến và nhân dân địa phương. Đến mùa đông, các thẩm phán Hoàng gia quay
về thủ đô nước Anh và thảo luận, bàn bạc về các vụ việc mình xét xử, các nguyên tắc PL
mình đã sáng tạo => lặp đi lặp lại hàng thế kỷ.
=> Hình thành các nguyên tắc PL chung của nước Anh => common law (thế kỷ 13) =>
lúc này common law chỉ là bộ phận PL, các nguyên tắc PL chung chỉ áp dụng của Anh.
Sau đó, Anh tiến hành xâm lược để mở rộng thuộc địa “Mặt trời không bao giờ lặn trên
nước Anh” => Anh đem PL Anh - common law đi áp đặt lên các nước thuộc địa => Hình
thành hệ thống Common Law.

Tại sao nước Anh không thuộc HTPL civil law? => Nước Anh không chịu ảnh hướng của
của Pháp luật La mã dù từng bị La Mã đô hộ, vì:

39
- Vị trí địa lý: Anh nằm ở đảo xa lục địa của đế quốc La mã nên mức độ cai trị thấp
- Mục đích cai trị: La Mã muốn khai thác tài nguyên chứ ko áp đặt pháp luật
- Không tương thích với luật La Mã: Tình hình nước Anh khép kín, lạc hậu => trong khi đó
luật la mã điều chỉnh trong lĩnh vực dân sự (HĐ, mua bán), trong khi đó Anh còn là bộ
tộc, phong kiến lạc hậu, không thể tương thích với luật La mã

b. Hình thức pháp luật


Nguồn luật chủ yếu: án lệ => Nguyên nhân: nguyên tắc stare decisis (tiền lệ phải được tuân
thủ - thẩm phán phải tuân thủ nếu vụ án có tình tiết tương tự với vụ án trước đó)
Nguồn luật bổ trợ: VB QPPL => VB QPPL ban hành bởi nghị viện có giá trị pháp lý cao hơn
án lệ => Vì án lệ ko điều chỉnh hết được các vấn đề trong xh, những vấn đề mới, không thuộc phạm
vi điều chỉnh truyền thống của án lệ thì phải có QPPL điều chỉnh (y tế, giao thông công cộng,…)
Ngoài ra, các quốc gia nội luật hoá cam kết quốc tế bằng cách xd vb QPPL
Lưu ý: common law vẫn có sử dụng VBQPPL và các nguồn khác: vì án lệ mang tính tiểu tiết,
đối với các vấn đề mới chưa phát sinh trong XH, không thuộc phạm vi điều chỉnh truyền thống của
án lệ thì vẫn cần phải có các VBQPPL điều chỉnh. VD: giao thông công cộng, bảo hiểm y tế. Ngoài
ra do quá trình toàn cầu hoá, các QG phải nội luật hoá các cam kết QT bằng cách xây dựng các
VBQPPL.
Nguyên nhân:
- Nguồn gốc của common law từ Luật Anh cổ (các tập quán của người Anh cổ Anglo -
Saxton).
- PL được tạo ra từ thực tiễn xét xử, các thẩm phán làm ra luật.
- Nguyên tắc Stare decisis (Tiền lệ phải được tuân thủ): khi các thẩm phán xét xử phải tuân
theo án lệ đã ban hành trước đó nếu có sự tương tự về mặt tình tiết.

c. Vai trò của thẩm phán đối với hoạt động lập pháp:
Pháp luật ra đời từ thực tiễn xét xử => Thẩm phán có vai trò lập pháp (tạo ra án lệ)

d. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư:


Không có sự phân chia. Nguyên nhân:
- Chế độ phong kiến Anh tập quyền cao độ: tập quyền cao độ là mọi quyền lực tập trung
vào hoàng gia và vua. Thể hiện qua 2 yếu tố:
 Sự hình thành toà án Hoàng gia để củng cố quyền lực => toà án xét xử đồng thời
tranh chấp công lẫn tư, không có sự phân biệt
 Sự tồn tại của hệ thống Trát (Writ): Trát là lệnh ban hành bởi nhà vua, quy định
trình tự, thủ tục giải quyết các loại vụ việc được xét xử và trình tự xét xử vụ việc.

40
Muốn được xét xử bởi toà án hoàng gia thì phải xin được Trát => tất cả vụ việc
đều qua nhà vua, thông qua nhà nước.
 Công hoá mn quan hệ xh (làm cho mọi qh trong xh đều mang tính chất công nên
không có sự phân chia)

- Cách mạng tư sản Anh (TK) 17 không triệt để (Cuộc cách mạng vinh quang): không
triệt để vì ko xoá được phong kiến, hệ quả là hoàng gia anh vẫn tồn tại do có sự thoả
hiệp giữa hoàng gia và nhà nước tư sản (hoàng gia tồn tại song song với nhà nước tư
sản) => học thuyết luật công và luật tư là sản phẩm của CM tư sản triệt để vì giai
cấp tư sản muốn quan hệ tư tách khỏi quan hệ công nên luật tư được tách khỏi luật
công. Nhưng vì tồn tại hoàng gia và NN tư sản nên ko có sự phân chia rõ ràng vì
hoàng gia muốn qh “công”

e. Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng


PL TỐ TỤNG CHIẾM ƯU THẾ HƠN LUẬT NỘI DUNG, vì:
- Pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử
- Sự tồn tại của hệ thống Trát trước cải cách toà án Anh 1873 – 1875: Trát quy định trình tự
thủ tục tố tụng => đi xin trát đã là tố tụng, và nội dung Trát lại quy định về thủ tục tố tụng
- Sau khi không còn hệ thống Trát, tư duy tố tụng vẫn còn bởi (vì trát đã tồn tại trong 1
thời gian rất dài) – Trát ngày nay là lệnh triệu tập nhưng tư duy tố tụng còn do hệ thống
Trát đã tồn tại quá dài
 Hệ quả: đào tạo luật mang tính thực hành; tố tụng tranh tụng

f. Mức độ pháp điển hoá:


Mức độ thấp vì không phải là hoạt động đặc thù:
- Pháp điển hoá gắn liền với PL thành văn. Ở HTPL common law, PL thành văn không
phải nguồn luật quan trọng nhất, dù họ cũng sử dụng VBQPPL.
- Pháp điển hoá chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp: chỉ những lĩnh vực nhỏ hẹp có PL thành
văn, nâng các nguyên tắc trong án lệ lên thành PL thành văn; chỉ những lĩnh vực có PL
thành văn mới có pháp điển hoá.
Ví dụ: Toà án liên bang Mỹ có phán quyết về hôn nhân đồng giới => án lệ => tinh thần thừa
nhận hôn nhân đồng giới -> các Bang thông qua các đạo luật để công nhận hôn nhân đồng giới ->
pháp điển hoá: nâng nguyên tắc trong án lệ lên thành PL thành văn.
Hiện nay, hoạt động pháp điển hoá ngày càng phát triển ở các nước theo HTPL common law.
Vì xu hướng các QG trên TG ngày càng coi trọng PL thành văn: trong quá trình toàn câu hoá, các
QG phải nội luật hoá các cam kết QT bằng các VBQPPL. => VD: Ở Mỹ có US Code và CSR là 2
bộ pháp điển hoá nổi tiếng.
Tiêu chí HTPL Civil law HTPL common law
41
Nguồn gốc pháp luật La mã Cổ Luật Anh cổ
Hình thức pháp luật VB QPPL là nguồn luật chủ Án lệ là nguồn luật chủ yếu
(nguồn luật) yếu
Vai trò của thẩm Không có vai trò làm luật => Có vai trò làm luật
phán vì xuất phát từ học thuyết
tam quyền phân lập, lập
pháp giao cho nghị
viện/quốc hội, thẩm phán chỉ
có vai trò áp dụng pháp luật
Sự phân chia pháp Có sự phân chia => hệ thống Không có sự phân chia
luật thành luật công duy nhất có sự phân chia
và luật tư
Mối tương quan giữa Xem trọng luật nội dung Xem trọng luật hình thức
luật tố tụng và luật
nội dung
Pháp điển hoá Cao, phạm vị rộng Thấp, phạm vi hẹp

3. Hệ thống pháp luật XHCN


Nhiều học giả phương Tây xếp VN là QG thuộc HTPL Civil Law vì HTPL XHCN có nhiều
điểm tương đồng với civil law, Pháp là nước đô hộ VN và Pháp cũng là nước theo HTPL civil law.
Tuy nhiên, đặc điểm HTPL XHCN khác biệt với HTPL Civil Law và các HTPL khác đó
chính là HTPL XHCN có dựa trên học thuyết Mác Lênin.
Năm 1991: Liên Xô sụp đổ, các quốc gia XHCN cũ quay trở lại truyền thống pháp luật cũ.

a. Nguồn gốc pháp luật


Nguồn gốc từ pháp luật La Mã, vì:
- TK 11 – 14: sau CMT10 Nga, Liên Xô ra đời. Trước đó, thì vẫn là nước Nga và nước
Nga cổ chịu ảnh hưởng bởi luật Đông La Mã.
- Từ thời Peter Đại đế (1689), công pháp mô hình nhà nước Nga theo mô hình Pháp, Đức
- Kỹ thuật Liên Xô xây dựng PL cũng dựa trên kỹ thuật lập pháp của Pháp, Đức (xây dựng
từ phần chung đến phần riêng). Đặc điểm nổi bật nhất: học thuết Mac – Lenin

42
b. Hình thức pháp luật (nguồn luật)
Nguồn luật chủ yếu: văn bản QPPL
Nguồn bổ trợ: tiền lệ pháp (án lệ), lẽ công bằng, các nguyên tắc chung của pháp luật

c. Vai trò của thẩm phán đối với hoạt động lập pháp
Vai trò lập pháp thuộc về Quốc hội (cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân). Chỉ có luật của
QH làm ra mới phản ánh được ý chí của nhân dân => thẩm phán không có vai trò lập pháp vì không
thể đại diện cho ý chí của nhân dân.

d. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư


KHÔNG CÓ SỰ PHÂN CHIA
Nguyên nhân: đặc trưng ban đầu là không có sự phân chia và pháp luật lợi ích chung toàn thể
nhân dân chứ không bảo vệ riêng cho giới cầm quyền.
Hệ quả: toà án đơn nhất

e. Mối tương quan giữa luật tố tụng và luật nội dung


Luật nội dung chiếm ưu thế hơn luật tố tụng => Các quan hệ xh được điều chỉnh chặt chẽ bởi
pháp luật nội dung, ghi nhận quyền lợi toàn thể nhân dân.
Hệ quả: đào tạo luật mang tính học thuật; hoạt động tố tụng xem trọng chứng cứ, mô hình tố
tụng thẩm vấn

f. Pháp điển hoá pháp luật


Nguồn chủ yếu là vb QPPL => pháp điển hoá là hoạt động đặc thù => mức độ pháp điển hoá
cao, diễn ra trên phạm vi rộng
Xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật XHCN: liên xô sụp đổ:
- Một số quốc gia quay trở lại truyền thống pháp luật châu âu lục địa
- Một số quốc gia khác tiếp tục con đường xhcn => Đến nay chỉ còn 5 quốc gia theo
XHCN: Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào, Triều Tiên
Nếu so sánh giữa HTPL XHCN với HTPL civil law về pháp điển hoá thì có thể nói rằng mức
độ pháp điển hoá của HTPL civil law cao hơn HTPL XHCN. HTPL Civil law ra đời sớm, có nhiều
thành tựu pháp lý lớn, PL thành văn xuất hiện sớm ở Pháp, Đức với chất lượng pháp lý cao, được
nhiều quốc gia học hỏi kinh nghiệm. Các QG XHCN chỉ mới xuất hiện từ khi Liên Xô ra đời, học
hỏi kinh nghiệm từ Liên Xô. VD: Bộ luật Napoleon của Pháp ra đời từ năm 1804 và vẫn có hiệu lực
tới ngày nay.
Ngày nay, 1 số quốc gia cho rằng hệ thống PL XHCN là sự hỗn hợp giữa civil law và
XHCN, không còn HTPL XHCN như thời Liên Xô.

43
4. Hệ thống pháp luật Hồi giáo
Đạo hồi: tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới sau Kito giáo
Tên của đạo hồi theo tiếng Ả Rập là Islam – có nghĩa là “tuân phục” theo thượng đế => Lời
cầu nguyện mỗi ngày: “Không có chúa trời khác ngoài Allah mà Muhammad là sử giả của ngài”.
Allah là thượng dế; Muhammad là sứ giả của thượng đế (nhà tiên tri) – người nghe được lời của
thượng đế và truyền lại cho tín đồ hồi giáo – Muhammad là người đứng đầu hồi giáo, hướng dẫn
cách thức hành xử cho phù hợp với thượng đế, ngoài ra còn đưa ra lời tiên tri.
Về Muhammad:
- Sinh năm 570 ở Mecca (Saudi Arabia)
- Năm 40 tuổi, Muhammad tuyên bố được Thiên sứ Jibreel ghé thăm trong hang động và
được truyền lời mặc khải đầu tiên từ thượng đế.
- Năm 613 bắt đầu thuyết giảng
- Vai trò lãnh tụ tôn giáo gắn liền với vai trò là thủ lĩnh chính trị
- Năm 632 Muhammad qua đời, Hồi giáo bắt đầu chia rẽ thành 2 dòng chính: Sunni và
Shia (Iran - Ả Rập Xê Út)
Không phải quốc gia nào cũng được xếp vào HTPL Hồi Giáo mà phải đáp ứng các điều kiện
nhất định.
Luật hồi giáo (Shariah): Là giáo lí tối cao của đạo hồi, gồm kinh Koran, Sunna,… => không
phải là luật của nhà nước mà là một tập hợp các quy tắc xử sự mang tính tôn giáo. Hướng dẫn cách
hành xử của tính đồ hồi giáo: cấm nói dối, cấm ngoại tình, uông rượu,… với những hình phạt hà
khắc. Các diễn giải ở mỗi quốc gia có sự khác nhau => Luật hồi giáo không đồng nhất với HTPL ở
các nước Hồi giáo
Căn cứ xác định HTPL hồi giáo (thi): phải thoả mãn đồng thời 2 tiêu chí
- Có đạo hồi làm quốc đạo: tôn giáo lớn nhất cả nhất
- Lấy kinh Koran làm nguồn luật tối cao
Ví dụ: Trước đó có Thổ Nhĩ Kỳ có đạo Hồi làm quốc đạo, nhưng không lấy kinh Koran làm
nguồn luật tối cao => Thổ Nhĩ Kỳ cũng không được xếp vào HTPL Hồi giáo.
Nguồn luật (thi):
- Koran (nguồn luật tối cao và quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật của các quốc gia
Hồi giáo): lời tuyên đọc của Muhammad, được ghi chép thành sách – vừa là kinh thánh,
vừa là nguồn luật chủ đạo trong PL quốc gia => Những luật lệ trong Koran bao trùm một
phạm vi rộng
- Sunna – “con đường quen đi”: bổ sung và cụ thể hoá Koran thông qua miêu tả lối sống,
cách hành xử của Muhammad. Ví dụ: Koran cấm uống rượu nhưng không có chế tài,

44
Sunna quy định chế tài phạt roi (vì Muhammad phạt roi người uống rượu). Koran quy
định phải cầu nguyện, Sunnah quy định cụ thể giờ giấc cầu nguyện.
- Ijima
 Các giải pháp pháp lí cho những tình huống mới được sự đồng thuận của cộng
đồng Hồi giáo những người có uy tín trong cộng đồng, được thừa nhận lâu dài.
VD: Sự đồng thuận về độ tuổi kết hôn, về số lượng vợ mà người đàn ông có thể
lấy.
 Gắn bó mật thiết với Koran và Sunna, ví dụ:
- Quiyas: phương pháp suy luận tương tự, sử dụng khi hướng giải quyết của các vụ việc
không được đề cập trong kinh Koran, Sunna và Ijima. Ví dụ: Koran cấm uống rượu thì
Quiyas quy định cấm sử dụng chất kích thích
- Tóm lại:
 Koran và Sunna: mang tính thần thánh siêu nhiên
 Ijima và Quiyas: sản phẩm của lý trí con người
- Vb QPPL: ban đầu là sự chuyển hoá những tư tưởng, quan điểm của các học giả pháp lý
đạo hồi, được nhà nước nâng lên và có vai trò như Luật
Đặc điểm cơ bản
- Có tính bền vững cao: các quy định mang tính khái quát, linh hoạt
- Vai trò của nhà nước đối với hoạt động lập pháp khá hạn chế => vì tính tối cao của kinh
Koran, nhà nước chỉ lập pháp trong các lĩnh vực của phạm vi xh hiện đại
- Phạm vi điều chỉnh rộng
Pháp luật thương mại của các quốc gia hồi giáo: Các bộ luật của Ai Cập, Koweit, Ả rập,…
chịu ảnh hưởng từ phương tây, hình mẫu là bộ luật dân sự Pháp => rất xem trọng uy tín trong kinh
doanh, vì lừa dối trong kinh doanh là đi ngược với đạo đức của Thượng đế.
Sự thích ứng của HTPL hồi giáo với thế giới hiện đại:
- Áp dụng tập quán: lấp những chỗ trống của pháp luật
- Sử dụng các thủ thuật pháp lý để né tránh các quy định đã lạc hậu
- Áp dụng các vb QPPL do cơ quan có thẩm quyền ban hành
Ví dụ: PL Hồi giáo quy định đàn ông được lấy nhiều vợ, tuy nhiên đặt ra thủ thuật pháp lý:
(1) phải có VB đồng ý của người vợ đầu tiên, (2) phải đối xử với các người vợ một cách công bằng
như nhau.
Xu hướng phát triển của các HTPL: xu hướng xích lại gần nhau:
- Tiếp thu thành tựu của nhau
- Hài hoà hoá pháp luật
- Xu hướng hình thành HTPL hỗn hợp

45
46
BÀI 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC ANH
Liên hiệp Vương quốc Anh (British): gồm England, xứ Wales, Bắc Ireland và Scotland
HTPL Anh chúng ta tìm hiểu là HTPL của England và xứ Wales. Bắc Ireland và Scotland là vùng
có nhiều đặc trưng về HTPL khác biệt.

I. CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH
Lịch sử hình thành và phát triển của PL Anh được chia thành 4 giai đoạn:
- GĐ1: trước năm 1066: Không có HTPL tồn tại mà chỉ tồn tại các tập quán địa phương
- Anglo Saxon.
- GĐ2: năm 1066 - thế kỷ XV: common law.
- GĐ3: TK15-TK19: Ở Anh xuất hiện bộ phận PL ra đời tiếp theo, không được gọi là
PL mà là “enquity” - “lẽ công bằng” để bổ sung cho khiếm khuyết của common law.
- GĐ4: TK19 - nay: sự xuất hiện của bộ phận thứ 3 - pháp luật thành văn. => 3 bộ phận
chính trong HTPL Anh là: common law, equity, pháp luật thành văn.
Các thành phần chủ yếu của HTPL Anh gồm: Thông luật, Luật công bằng, PL thành văn

1. Thông luật

a. Lịch sử hình thành và phát triển của thông luật


Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn trước 1066 và gia đoạn từ 1066 – TK XV
v Giai đoạn trước 1066: KHONG CÓ THÔNG LUẬT
Anh chịu sự thống trị suốt 4 thế kỷ bởi người La Mã. Kéo dài đến năm 475. Sau khi đế quốc
La Mã không còn cai trị thì để lại cho Anh một cái đặc biệt là phân quyền cát cứ. Các vùng đất của
Anh được chia thành nhiều vùng lãnh thổ (Đứng đầu là lãnh chúa phong kiến). Những hình thái về
kinh tế, xã hội, pháp luật do lãnh chúa phong kiến lựa chọn.
“Phân quyền cát cứ” về mặt hành chính và lãnh thổ: trên toàn lãnh thổ nước Anh, quyền lực
được phân tá trong tay các lãnh chúa phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến có quyền quản lý, kiểm
soát lãnh địa của mình, các vùng tồn tại như những quốc gia độc lập.
Bối cảnh nước Anh:
- Về KT: tự cung tự cấp, khép kín trong từng khu vực lãnh địa. Phương thức sản xuất là
PTSX bộ tộc và PTSX phong kiến.
- Về CT: tính phân quyền cát cứ rất cao, đứng đầu là các lãnh chúa phong kiến, quyền
lực được thâu tóm trong tay lãnh chúa phong kiến, mỗi vùng như các quốc gia độc lập
với nhau.
- Về PL: tập quán địa phương => tập quán địa phương nào thì chỉ có giá trị áp dụng giới
hạn trong địa phương đó mà thôi, không có sự học hỏi, tiếp thu pháp luật.
47
Đặc điểm của tập quán địa phương:
- Có nguồn gốc chủ yếu từ German. Khi La Mã sụp đổ, những bộ lạc khác nhau có nguồn
gốc German (không phải chỉ người Đức hiện nay), Saxon đến nước Anh và mang theo tập
quán địa phương của mình để giải quyết các tranh chấp phát sinh
- Đa dạng và phong phú. Do quy định của các lãnh chúa phong kiến là tập quán địa phương
của vùng nào thì sử dụng giới hạn trong lãnh thổ địa phương đó, sẽ có nhiều tập quán địa
phương được sử dụng ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau
- Nguyên tắc áp dụng: nguyên tắc vùng => tập quán địa phương của vùng nào thì sử dụng
để giải quyết tranh chấp giới hạn trong lãnh thổ địa phương đó --> Khuyết điểm: đối với
những tranh chấp liên quan đến công dân của từ 2 vùng lãnh thổ trở lên thì sẽ xảy ra xung
đột PL: tập quán địa phương nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp đó? => nguyên
tắc này khiến không có quy tắc địa phương nào có thể áp dụng => sau này các Thẩm phán
hoàng gia đã loại bỏ nguyên tắc này.
- Hình thức tồn tại: truyền miệng – bất thành văn => không được ghi chép lại. Khi có 1
tranh chấp xảy ra, những tộc trưởng sẽ được triệu tập để họ nhắc lại những tập quán để sử
dụng.
 Nhận xét: Khác biệt với Pháp: từ buổi đầu, các Thẩm phán Pháp áp dụng bất cứ tập quán
địa phương nào để giải quyết tranh chấp đều cho ghi chép lại thành những Bộ biên soạn
tư nhân ban đầu -> hình thức thành văn chứ không phải bất thành văn.
Câu hỏi: VÌ SAO LA MÃ ĐÃ CAI TRỊ ANH QUỐC TRONG SUỐT 4 THẾ KỶ NHƯNG
HẦU NHƯ KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU ẤN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THÔNG LUẬT ANH?
Vị trí địa lý của Anh nằm xa Thủ phủ Rome của La Mã, La Mã không thể ảnh hưởng đến
Anh.
Luật La Mã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dân sự, hợp đồng, còn nền KT Anh thời điểm
đó vẫn chỉ là tự cung tự cấp, lạc hậu, không thể tương thích và tiếp thu PL La Mã.
Mục đích cai trị Anh của La Mã là để khai thác thuộc địa, không phải để đồng hoá.
Sự phản đối của các lãnh chúa phong kiến đối với Luật La Mã, họ đang sử dụng tập quán địa
phương 1 cách trôi chảy, còn Luật La Mã các lãnh chúa phong kiến chưa hề biết đến -> từ chối áp
dụng PL nước ngoài. Đặc trưng của người dân Anh khá bảo thủ, theo thói quen cũ, và người Anh đã
quen áp dụng các tập quán địa phương -> xu hướng bài trừ PL nước ngoài.
PL trong giai đoạn này không đơn thuần là công cụ để cai trị, mà đối với người dân La Mã
PL là đặc ân của Thượng Đế, vì vậy họ chỉ trao PL La Mã cho người dân và binh lính của La Mã,
không thẩm thấu và để lại dấu ấn cho người dân ở vùng thuộc địa như Anh
=> LA MÃ ĐÃ CAI TRỊ ANH QUỐC TRONG SUẤT 4 THẾ KỶ NHƯNG KHÔNG ĐỂ
LẠI DẤU ẤN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THÔNG LUẬT ANH (vẫn có dấu ấn - “equity” - lẽ công
bằng, bộ phận thứ 2 của HTPL Anh có dấu ấn của Luật La Mã).
48
Hoạt động xét xử:

- Cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà địa hạt (county Court) và toà một trăm (hundred
court)
- Phương thức xét xử: tuỳ nghi, sử dụng yếu tố siêu nhiên, tâm linh trong hoạt động xét xử
(hình thức thử thách bị đơn). VD: yêu cầu bị đơn bị đóng đinh, nhúng tay vào vạc dầu +
bị đơn phải cầu xin sự chở che của Chúa Trời => nếu vết thương của bị đơn mau lành =>
được tuyên bố là vô tội). => Hoạt động xết xử mang tính trừng trị và răn đe.
 Nhận xét: Trước năm 1066, ở Anh chưa có hệ thống pháp luật thống nhất cho toàn bộ
lãnh thổ mà nguồn pháp luật là tập quán địa phương, hay còn gọi là tập quán vùng. Hoạt
động xét xử của Toà án chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị là các lãnh chúa
phong kiến, chứ không nhằm bảo vệ người dân, vì vậy mang tính răn đe rất nghiêm khắc
để người dân sợ PL.

v Giai đoạn 1066 – cuối thế kỉ XV: thông luật xuất hiện và trở thành bộ phận quan
trọng nhất của HTPL Anh
Năm 1066, cuộc chinh phạt của tộc người Norman vào Anh => toàn bộ lãnh thổ nước Anh
rơi vào sự cai trị của người Pháp. William lên ngôi Hoàng đế Anh và xây dựng bộ máy cai trị của
Hoàng gia Anh.
William đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực: hành chính, quân đội, văn hoá, tư pháp –
thành lập các toà án hoàng gia, pháp luật – giữ nguyên toàn bộ pháp luật được áp dụng trước 1066
=> giữ nguyên pháp luật, cùng với hệ thống toà án phong kiến địa phương đã áp dụng trước đó vẫn
trao cho lãnh chúa địa phương quyền lực nhất định để xoa dịu các lãnh chúa phong kiến bằng cách
để lại cho họ những quyền lực nhất định.
Nguyên nhân William tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực nhưng giữ nguyên PL:
(1) Do tính phân quyền cát cứ, quyền lực nước Anh hiện tại đang phân tán trong tay các
lãnh chúa phong kiến, lãnh chúa phong kiến giữ quyền lực rất lớn trong cả lập pháp,
hành pháp, tư pháp, đôi khi lấn át cả Hoàng gia, cần cải cách để thâu tóm quyền lực
vào tay Hoàng gia Anh và nhà vua;
(2) Với người dân Anh, William và những người Norman theo ông sang Anh là kẻ xâm
lược, do đó sẽ gặp phải sự chống đối từ người dân bản địa, đặc biệt là các lãnh chúa
phong kiến --> mâu thuẫn gay gắt giữa người dân Anh, đặc biệt là lãnh chúa phong
kiến với Hoàng gia Anh;

49
(3) Hoàng gia Anh chưa thể xoá bỏ toàn bộ lãnh chúa phong kiến.
 William một mặt cho tiến hành nhiều cải cách và xoa dịu lãnh chúa phong kiến nên Anh
đã cho giữ lại toàn bộ HTPL trước đó cùng với hệ thồng Toà án đó =>Trao cho lãnh chúa
phong kiến 1 phần quyền lực nhất định.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TOÀ ÁN HOÀNG GIA ANH THỜI KÌ ĐẦU:


- Toà án chỉ đặt trụ sở duy nhất ở Westminister -> khó khăn cho người dân để tiếp cận,
người dân khó biết đến TA này.
- TA chỉ giải quyết 1 số tranh chấp liên quan đến Hoàng gia Anh để tạo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước
 Thời gian đầu, tầm ảnh hưởng của TA Hoàng gia Anh không lớn.
 Mục đích cao nhất , tham vọng của William là nhằm mở rộng và tập trung quyền
lực của Nhà vua, dần mở rộng thẩm quyền của Toà án Hoang gia, biến TA Hoàng
gia thành hệ thống TA được áp dụng duy nhất trên lãnh thổ và xoá bỏ hoàn toàn
Toà án địa phương.
- 02 biện pháp để dần mở rộng tầm ảnh hưởng của TA Hoàng gia Anh.
 Cho ra đời “Trát”.
 Phương thức “xét xử lưu động”: Các thẩm phán Hoàng gia trở thành “thẩm
phán lưu động”, vào mùa hè họ đi khắp đất nước để xét xử tất cả các vụ việc
mà người dân đưa ra, vào mùa đông họ trở về London để trao đổi với nhau về
kết quả xét xử của mình.
 Ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng của Toà án Hoàng gia Anh vì:
 Nguồn luật áp dụng: tập quán địa phương => giữ nguyên nguồn luật đã
quen thuộc với người dân địa phương.
 Giá trị của bản án, quyết định được đưa ra bởi TA Hoàng gia => Vì TA
trong giai đoạn này có sự tham gia của nhà vua (cột mốc sáng chói cho
quyền lực tối cao) => Chắc chắn sẽ được thực thi trên thực tế => uy
quyền, bảo đảm thực thi trên thực tế cao hơn nhiều so với TA địa
phương.
 Phương thức xét xử: phá bỏ nguyên tắc vùng, không dựa vào các yếu tố
tôn giáo và siêu nhiên. Nhờ các thẩm phán Hoàng gia xét xử lưu động ở
nhiều nơi, biết được nhiều tập quán --> họ có thể áp dụng tập quán của
địa phương khác miễn là nhận thấy trong tập quán đó chứa đựng có quy
tắc phù hợp để giải quyết vụ việc. Khi thấy tập quán lạc hậu, thẩm phán
bãi bỏ và áp dụng các tập quán khác phù hợp, mới mẻ hơn. Việc ngày
càng gia tăng các tranh chấp có sự tham gia của công dân đến từ 2 hay
nhiều lãnh địa khác nhau mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho TA
Hoàng gia.
50
 Với những tính ưu việt, hiện đại đó, đến cuối thời kỳ Trung Cổ, hoạt động xét
xử của Toà án Hoàng gia ngày càng mở rộng và dần thay thế các Toà án phong
kiến địa phương.
Từ đó, Common law hay “luật chung” ra đời vào thế kỷ XIII thay thế cho các tập quán địa
phương (PL mới). Nói cách khác, “common law” đã phát triển và mở rộng các tập quán địa phương
(hình thành từ PL cũ) => Các yếu tố để ra đời luật chung:
- Hoàng gia Anh đã thành công trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền tập
trung cao độ dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh.
- Việc các thẩm phán toà án Hoàng gia áp dụng thường xuyên hơn những quy định PL
giống nhau trên khắp cả nước.

b. ĐẶC ĐIỂM CỦA COMMON LAW


(1) Thông luật được hình thành tách bạch với con đường lập pháp:
Thông qua hoạt động xét xử của toà án hoàng gia và các thẩm phán lưu động cùng sự học hỏi
và rút kinh nghiệm giữa các thẩm phán tạo tiền đề cho sự ra đời của common law
Không từ hoạt động ban hành vb pháp luật
 Là biểu hiện đặc trung về vai trò làm luật của toà án ở các nước thông luật, khẳng định vai trò
của thảm phán ở các quốc gia thông luật vừa có chức năng ban hành pháp luật, vừa có chức
năng giải thích và áp dụng pháp luật
Chứng minh sự ra đời của thông luật tách bạch với con đường tư pháp:
+ Nhấn mạnh vai trò của các thẩm phán trong việc tự nguyện áp dụng quy định chung thống
nhất.
+ Nhấn mạnh vào sự phát triển của Toà án Hoàng gia thay thế cho Toà án địa phương trước
đó.
(2) Luật tố tụng được coi trọng hơn luật thực chất
Sự tồn tại cảu hệ thống trát (writ): lệnh hay các hình thức khởi kiện. Trát (Writ/ form of
action): thời điểm mới ra đời, thẩm quyền của TA Hoàng gia bó hẹp trong những vấn đề đơn giản
=> họ cho ra đời hình thức khởi kiện là trát => để tạo ưu thế của thẩm quyền TA Hoàng gia so với
TA địa phương: một người dân không đương nhiên có thể đem vụ việc của mình đến giải quyết tại
TA Hoàng gia mà muốn được giải quyết thì bên nguyên đơn phải đến Văn phòng Đại Pháp Quan
xin trát - xin TA Hoàng gia cho mình quyền khởi kiện tại TA Hoàng gia. Mỗi vụ việc khác nhau sẽ
có trát tương ứng khác nhau => 1 trát sẽ tương ứng với 1 trình tự, thủ tục tố tụng rất khác nhau =>
Mỗi vụ việc để được khởi kiện tại TA Hoàng gia đều phải có trát (no writ, no right) => 02 khả năng:
- Sau 1 thời gian dài theo đuổi vụ kiện thì phát hiện trát đã xin không phù hợp với loại
vụ việc => phải xin lại trát từ đầu => mất thời gian trước đó
51
- QHXH đang tranh chấp không có trát nào tương ứng => không có quyền khởi kiện.
Việc xin trát chỉ là thủ tục về tố tụng, không ảnh hưởng tới nội dung tranh chấp, nội dung
thực định, nhưng lại quyết định việc nguyên đơn được xét xử hay không tại TA. Tuy nhiên nội dung
trát có “Nhân danh Nhà vua, yêu cầu bị đơn phải thực hiện đúng pháp luật và đúng yêu cầu của
nguyên đơn”
1 khi có trát sẽ chắc chắn không có thẩm phán Hoàng gia nào có thể từ chối thụ lý vụ việc
(đảm bảo khả năng vụ việc của nguyên đơn sẽ được thụ lý xét xử). --> Mặc dù thủ tục đi xin trát chỉ
đơn thuần là thủ tục tố tụng nhưng có vai trò rất quan trọng --> trước khi giải quyết vấn đề luật thực
định phải quan tâm đến việc xin trát trước --> luật thủ tục được chiếm ưu thế hơn luật thực định. +
Lãnh chúa phong kiến giới hạn số trát 1 năm Hoàng gia Anh được phép ban hành -> có nhiều
QHXH không có trát tương ứng, khiến người dân không thể tiếp cận công lý.
 trát trở thành rào cản tố tụng => vào TK19, trát đã bị bãi bỏ.
Mặc dù trát đã bị bãi bỏ, nhưng tư duy pháp lý thiên về tố tụng đã ăn sâu, thẩm thấu vào tâm
lý của người dân Anh, của thẩm phán Anh khiến luật tố tụng chiếm ưu thế hơn luật thực định cho
đến ngày nay.
Hệ thống trát được biểu hiện bên ngoài và tư duy pháp lý tố tụng của người dân Anh là
nguyên nhân cốt lõi bên trong khẳng định vai trò không thay đổi của luật tố tụng ở Anh.
(3) Thông luật không thừa nhạn học thuyết luật công và luật tư
Thứ nhất, do sự tồn tại của hệ trát (no writ no right) => mọi nối quan hệ xh đều quy về mối
quan hệ công: nhà vua và bên vi phạm PL. Bởi trát là nhân danh quyền lực cao nhất của nhà vua,
mang yếu tố công -> QHXH dù công hay tư đều quy về quan hệ công. => Sự phân chia luật công và
luật tư là không cần thiết. Ví dụ:
- Dân sự: bị đơn còn phải trả 1 khoản tiền cho Toà án Hoàng gia vì làm xáo trộn và ảnh
hưởng đến hoạt động của Hoàng gia.
- Hình sự: kí tự R ở đầu mỗi bản án, viết tắt của Rex hoặc Regina - vua hoặc nữ hoàng,
thể hiện thẩm quyền của Hoàng gia
Thứ hai, sự ra đời của thông luật: nhu cầu quản lý hành chính và thống nhất quyền lực vào
tay nhà vua -> sự thành lập của Toà án Hoàng gia và hệ thống trát --> góp phần hình thành nên
thông luật --> thông luật Anh được là hoàn toàn mang tính chất công.
Thứ ba, Cuộc Cách mạng dân chủ tư sản ở Anh diễn ra không triệt để. Sự nhu nhược của tư
sản Anh khiến Hoàng gia Anh vẫn tồn tại song song trong Nhà nước Anh. 1 bộ phận PL phong kiến
Anh vẫn còn tồn tại trong lòng XH -> bài trừ, không áp dụng những tư tưởng của PL hiện đại, tư
sản, như học thuyết phân chia luật công và luật tư không có khả năng lên ngôi ở Anh.
(4) Quá trình hình thành của thông luật Anh mang tính liên tục và có tính kế thừa

52
Tính liên tục: Sự kiện năm 1066, Anh rơi vào sự cai trị của Pháp => Anh trở thành 1 phần
lãnh thổ Pháp, mặc dù William cải cách nhiều lĩnh vực nhưng vẫn giữ nguyên PL trước đó - tập
quán địa phương trước 1066 --> phát triển từ chính PL đã có trước đó. Lịch sử nước Anh không trải
qua một cuộc biến động sâu sắc nào làm thay đổi toàn diện bản chất XH, chế độ phong kiến vẫn tồn
tại, PL phong kiến vẫn còn tồn tại => Việc William giữ nguyên hệ thống pháp luật – tập quán địa
phương đã có từ trc 1066
Tính kế thừa: nếu chúng ta nói rằng common law là bộ phận PL MỚI hoàn toàn được hình
thành cũng đúng, mà nói common law phát triển từ các tập quán địa phương cũng được, vì các thẩm
phán Hoàng gia tự nguyện áp dụng các tập quán địa phương sẵn có.
 Lịch sử nước Anh không trải qua một cuộc biến động sâu sắc nào làm thay đổi toàn diện
bản chất xh (không như cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Pháp)
 (không như cuộc CM tư sản diễn ra triệt để ở Pháp - PL Pháp có tính kế thừa nhưng mang
tính gián đoạn do cuộc nội chiến 10 năm).

(5) Trong lĩnh vực dân sự, thông luật Anh chủ yếu sử dụng chế tài phạt tiền
Nếu một người bị toà án kết luận vi phạm pháp luật thì anh ta sẽ phải bồi thường một khoản
tiền cho bên bị hại => Chỉ mang ý nghĩa khắc phục phần nào tổn thất do bên vi phạm pháp luật gây
ra mà không có ý nghĩa ngăn chạn hành vi gây tổn thất
Khuyết điểm đó đã dẫn đến sự hình thành của bộ phận thứ 2 của HTPL Anh: lẽ công bằng -
equity. Các chế tài theo lẽ công bằng sẽ khắc phục được những khuyết điểm của chế tài phạt tiền
trong thông luật.

(6) Nguyên tắc Stare decisis (nguyên tắc “tiền lệ phải được tuân thủ”)– nguyên tắc
xương sống tạo tiền đề cho sự phát triển và ổn định của thông luật Anh
Thế kỉ XIII, common law được hình thành trên cơ sở thẩm phán tự nguyện tuân thủ, áp dụng
các nguyên tắc xét xử của nhau --> nguyên tắc này được hình thành cùng với sự ra đời của common
law --> nguyên tắc này lúc đầu chỉ có giá trị khuyến khích áp dụng.
Đến thế kỷ XV, các phán quyết của thẩm phán nhiều hơn --> tuyển tập án lệ của thẩm phán
--> nguyên tắc này trở nên bắt buộc áp dụng đối với mọi thẩm phán.
Tên gọi: Stare decisis – to stand upon a decision
Nội dung: các thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào những án kệ đã có trước đó để xét xử
nếu hai vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết.
- Ví dụ: Mayo - Elizabez. Elizabez - có người đàn ông đột nhập vào nhà đánh cô, cướp
tài sản. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện Elizabez khai không có thật --> tội gây rối
trật tự công cộng --> TA đưa ra 2 lý do hình thành phán quyết: (1) cô này khiến cảnh
53
sát mất thời gian, (2) cô đặt người đàn ông vô tội vào tình huống có thể bị truy tố ==>
án lệ về tội gây rối trật tự công cộng.
Một thời gian sau, có vụ việc xảy ra: bà Mayo đang đi siêu thị, có người đàn ông va
trúng. Sau đó bà mất ví. Sau đó bà Mayo được thông báo do bà tự bỏ quên ví trong
siêu thị --> tương tự: bà Mayo cũng khiến cảnh sát điều tra việc không có thật, khiến
người đàn ông đứng trước nguy cơ bị truy tố vô lý --> áp dụng án lệ của Elizabez,
khép bà Mayo vào tội gây rối trật tự công cộng.
Bản án được ban hành bởi TA cấp trên có giá trị bắt buộc áp dụng với TA cấp dưới,
nói cách khác, Thẩm phán của TA cấp dưới phải tuân thủ các phán quyết của thẩm
phán TA cấp trên.
 Nguyên tắc này đã tạo ra sự ổn định, trôi chảy cho vận hành án lệ.
Ý nghĩa:
- Tiết kiệm thời gian giải quyết vụ việc
- Nguyên tắc được xem là giải pháp cho sự công bằng bình đẳng và nhất quán cho sự
thông luật
- Nguyên tắc đảm bảo tính đoán định trước của pháp luật: có thể dự đoán trước kết quả
xét xử của vụ việc vì đã từng có hậu quả pháp lý trong án lệ trước đó, biết được khi
mình làm gì/ không làm gì thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý gì.
- Đảm bảo tính công bằng trong hoạt động xét xử, bất kể người phạm tội là ai đi nữa thì
với nguyên tắc này, khi vụ việc có những tình tiết tương tự thì đều phải chịu phán
quyết tương tự.
- Vừa đảm bảo sự tồn tại ổn định của thông luật nhưng một khía cạnh khác lại kiến cho
thông luật trở nên cứng nhắc, mất dần đi tính linh hoạt
Hạn chế của nguyên tắc: Án lệ có thể lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với điều kiện kte, xh
thời điểm đó => thông luật dần trở nên cứng nhắc, mất đi linh hoạt
Khắc phục hạn chế của nguyên tắc này: bởi
- Điều kiện đầu tiên để áp dụng nguyên tắc này: chỉ khi nào chứng minh vụ việc hiện tại
có sự tương tự về mặt tình tiết với vụ việc đã có trước đó --> để từ chối áp dụng án lệ
đã có trước đó, thẩm phán cần chứng minh sự không tương tự về mặt tình tiết. --> đó
là lý do không có quy định nào về việc thế nào là 2 vụ việc có tính tương tự về mặt
tình tiết --> thẩm phán được trao quyền để tự do xem xét, quyết định rằng đó có phải
vụ việc tương tự về mặt tình tiết với vụ việc đã có án lệ trước đó không --> nếu nhận
thấy án lệ đã lạc hậu, có thể từ chối áp dụng với lý do 02 vụ việc này không “tương tự
về mặt tình tiết” => tính độc lập của thẩm phán Anh trong quá trình xét xử, trong việc
xác định sự “tương tự về mặt tình tiết của hai vụ viêc”

54
- Sự “tự cởi trới” khỏi nguyên tắc stare decisis của viện nguyễn lão vào năm 1966.
Trường hợp án lệ đã không còn phù hợp, viện nguyên lão với tư cách là TA cao nhất
trong hệ thống TA Anh có thể tuyên bố bãi bỏ án lệ mà chính mình ban hành đã lỗi
thời, ban hành án lệ khác để thay thế. => mở đường cho hệ thống pháp luật Anh tiếp
tục phát triển.
Nguyên nhân kiến Viện nguyên lão “tự cởi trói khỏi nguyên tắc stare decisis
- Mở đường cho thông luật phát triển
- Yếu tố chính trị. Viện nguyên lão không muốn bị Nghị viện – cơ quan lập pháp can
thiệp vào thẩm quyền lập pháp của mình nên đã tự chủ động cởi trói cho mình bằng
cách có quyền tự bãi bỏ án lệ lỗi thời của mình, không để Nghị viện thay thế mình
thực hiện điều đó.

c. Cách hiểu về “Common Law”


“Common law” có nhiều cách hiểu, đặt trong 5 bối cảnh
Nghĩa hẹp:
- Bối cảnh 1: “common law” (c viết thường) <--> đặt trong bối cảnh tập quán địa
phương --> common law là luật chung áp dụng thống nhất cho toàn nước Anh, không
phải tập quán.
- Bối cảnh 2: “common law: <--> đặt trong bối cảnh equity --> common law là luật,
không phải lẽ công bằng --> common law mới có ý nghĩa là 1 bộ phận của HTPL
Anh.
- Bối cảnh 3: đặt trong mối tương quan với luật thành văn (statutory law) --> common
law là luật bất thành văn (unwritten law), là án lệ, là luật do thẩm phán làm ra (judge-
made law).
- Bối cảnh 4: đặt trong bối cảnh với PL nước ngoài --> common law không có ý nghĩa
chỉ là “luật” - 1 bộ phận của HTPL Anh, mà common law sẽ bao gồm tất cả các bộ
phận cấu thành nên HTPL Anh --> common law = HTPL Anh, bao gồm cả equity - lẽ
công bằng, luật thành văn, luật án lệ.
Nghĩa rộng:
- Bối cảnh 5: đặt trong mối tương thích với “civil law”, HTPL XHCN, HTPL Hồi giáo
--> “common law” là “system of law” - HTPL - tập hợp PL của tất cả các QG có
nguồn gốc từ Anh, mang đầy đủ 06 đặc điểm của HTPL Anh - Mỹ, bao gồm cả HTPL
Anh và HTPL của các QG là con của HTPL Anh (VD: HTPL Mỹ).

2. Luât công bằng (Equity)


Lẽ ra “equity” dịch ra tiếng Việt phải là “lẽ công bằng”, “lẽ phải” nhưng thống nhất thuật
ngữ dịch equity phải là “Luật Công bằng”, mặc dù khi viết không phải là “equity law”.
55
Ra đời sau thông luật

a. Lịch sử hình thành


TK15, Anh là QG phát triển vượt trội về mặt KT. Thời điểm này, common law dần trở nên
kém linh hoạt, cứng nhắc và bộc lộ nhiều hạn chế. VD 1: thẩm phán thường xuyên phải dùng án lệ
cũ cho những mối QHXH mới; chế tài phạt tiền được sử dụng chủ yếu --> 1 số trường hợp người
dân không hài lòng với phán quyết. VD 2: hình sự: nhà vua sử dụng common law để đàn áp tầng lớp
tư sản và tiểu tư sản trong XH - tầng lớp tiến bộ nhất trong XH --> sự khắc nghiệt của common law
khiến người dân Anh di cư sang Bắc Mỹ.
Sự phát triển quá mức của hệ thống Trát.
--> Nhu cầu những giải pháp pháp lý mới để khắc phục những hạn chế của thông luật: equity.
Thời điểm đó, nhà vua là “tượng đài công lý”. Nếu người dân không hài lòng với phán quyết,
họ sẽ đưa phán quyết đến nhà vua để mong nhà vua phán xử và đưa ra công lý thực sự. Giai đoạn
đầu, các vụ việc này ít --> nhà vua tự xét xử các vụ việc liên quan đến lẽ phải, lẽ công bằng theo
định hướng của ngài Trưởng ban thư ký của nhà vua. Vị này là linh mục Cơ đốc giáo.
Dần dà, khi số lượng các vụ việc nhiều hơn, nhà vua không thể tự mình xét xử các vụ việc --
> trao toàn quyền cho các ngài Trưởng Ban thư ký của nhà vua (Đại pháp quan, Đổng lý văn phòng,
Lord Chancellor).
Cuối thế kỷ XV, Court of Chancery - Toà Công bằng ra đời.
Ngài Lord Chancellor - linh mục Cơ đốc giáo đóng vai trò là Thẩm phán. --> phán quyết chịu
ảnh hưởng của những quy tắc, luật lệ của giáo hội và một phần của Luật La Mã.
 Nguyên nhân ra đời của Luật công bằng
- Sự cứng nhắc và phức tạp của common law. Vd: Dân sự: sử dụng án lệ cũ cho những
mối QH xã hội mới, chế tài phạt tiền được sử dụng chủ yếu. Hình sự: chế tài trở nên
hà khắc
- Sự phát triển quá mức của hệ thống trát
- Nhu cầu những giải pháp pháp lý mới để khắc phục những hạn chế của thông luật:
Equity.
Quá trình hình thành luật công bằng và toà công bằng:
- Công bằng (equite, equity): Nhà vua là thượng đài công lý”
- Nhà vua xem xét các vụ việc liên quan đến là phái, lê cơm bằng thỏa đình hưởng của
quái. Trưởng ban thư kỳ. Nhà vua (linh mục cơ đọc gino)
- Ngài Trưởng ban thư ký Nhà vua (Đại pháp quản Đông lý văn phòng Lord Chancellor)
được trao toàn quyền
 Cuối thế kỷ XV, Court of Chancery — Toa Công bằng ra đời

56
Thủ tục xét xử của toà công bằng:
- Mở đầu bằng đơn thỉnh cầu (bill hay petition): => không cần trát
 Đơn thỉnh cầu được viết tay bởi nguyên đơn
 Sau khi tiếp nhận đơn thỉnh cầu, đại pháp quan sẽ phát hành trát triệu tập cho bị
đơn
- Không có sự hiện diện của bồi thẩm đoàn (bồi thẩm đoàn là những người có xuất thân từ
nhiều tầng lớp trong xã hội, không có liên hệ với nhau --> khiến cho Toà thông luật bị
rườm rà) --> toà công bằng chỉ có thẩm phán, thư ký toà, các bên liên quan và luật sư bào
chữa cho các bên (nếu cần thiết).
- Thẩm phán có quyền thẩm vấn bị đơn và họ phải trả lời trên cơ sở tuyên thệ - đặt tay lên
Kinh Thánh tuyên thệ những gì mình trình bày là đúng với sự thật --> chỉ diễn ra bởi vì
thẩm phán toà công bằng là linh mục cơ đốc giáo, xét xử vì lẽ công bằng
- Thẩm phán không bị ràng buộc bởi nguyên tắc stare decisis vào giai đoạn đầu (trước khi
cải cách toà án xuất hiện). Sau đó, khi toà án công bằng có nhiều phán quyết hơn, trở
thành tuyển tập phán quyết, họ vẫn phải tuân theo nguyên tắc stare decisis
- Biện pháp khắc phục công lý: linh hoạt và đa dạng hơn: ngoài phạt tiền có thể yêu cầu
bên A trả lại tài sản cho bên B; có thể yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện HĐ để giảm
thiểu tổn thất,…

b. Đặc điểm
Có đầy đủ những đặc điểm cơ bản của thông luật
Ra đời sau, với mục đích bổ sung, khắc phục những khiến khuyết, hạn ché của htoong luật
=> có những khác biệt so với thông luật
- Luật Công bằng có 1 hệ thống những phương tiện pháp lý hoàn toàn mới mẻ, linh hoạt
giúp cho bên bị xâm phạm lợi ích dễ dàng có được công lý:
 Luật công bằng có tính mềm dẻo, linh hoạt hơn thông luật vì nó chứa đựng các
quan điểm cá nhân của thẩm phán, không có quy định, chuẩn mực như thế nào là
lẽ phải, lẽ công bằng.
 Sử dụng các giải pháp pháp lý mới mẻ như tuyên bố quyền của bên nguyên, lệnh
buộc hay cấm bên bị tiếp tục thực hiện hành vi nào đó. VD: yêu cầu A trả lại đất
đai, tài sản cho B - anh nông dân đi viễn chinh; có tính chất ngăn chặn hành vi gây
ra thiệt hại trước khi nó xảy ra - lệnh cấm A sử dụng đất của B khi B đi viễn chinh
(Nguyên tắc người gõ cửa toà công bằng phải có bàn tay sạch).
- Thủ tục tố tụng:
 Tổ chức nhân sự và thủ tục tố tụng của toà công bằng đơn giản hơn toà thông luật:
không óc bồi thẩm đoàn, chỉ gồm 1 thẩm phán và 1 thư kí toà án, không cần xin

57
trát, có thể có hoặc không có luật sư của các bên. Khác với toà thông luật tuỳ theo
tính chất phức tạp của vụ việc có thể có 1 hội đồng thẩm phán từ 3-5 người.
 Chứng cứ: thẩm phán có quyền yêu cầu các bên trình ra một loại chứng cứ bất kì.
Vì tiêu chí xét xử của Toà công bằng là tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng --> có quyền
yêu cầu các bên trình ra bằng chứng ảnh hưởng đến kết quả xét xử vụ việc.
 Thẩm phán có thể thẩm vấn bị đơn, bị đơn trả lời trên cơ sở tuyên thệ (một điều
chỉ có ở toà công bằng hi thẩm phán là linh mục) => chỉ thẩm vấn bị đơn, không
có nguyên đơn vì nguyên tắc “người gõ cửa toà công bằng phải có bàn tay sạch”
- Luật công bằng còn có một số nguyên tắc pháp lý không có ở thông luật
 Nguyên tắc “công bằng đi sau pháp luật” – enquity follows the law: Quy định đưa
ra bởi toà công bằng không được mâu thuẫn, không được trái với quy định đưa ra
bởi toà thông luật một cách trực diện => hoạt động xét xử với toà công bằng không
được trái với các quy định hiện có của thông luật
Luật công bằng hình thành để sửa đổi và bổ sung cho thông luật chứ không nhằm thay
thế thông luật.
Biểu hiện: toà công bằng không can thiệp bằng cách yêu cầu toà thông luật phải xét
xử lại vụ việc hay xem xét lại các bản án chưa thoả đáng mà bằng việc đưa ra các lệnh
cấm cho bên bị đơn (không được tìm cách tiếp tục khởi kiện hay cưỡng chế thi hành
phán quyết). --> toà công bằng lặng lẽ đi sau, bổ sung cho những khiếm khuyết của
thông luật, chứ không đối đầu trực diện.
--> luật công bằng nhờ đó mới có thể phát triển khi trước đó đã có thông luật phát
triển rất rộng mở.
VD: Anh nông dân đi viễn chinh có thể dựa trên chế độ uỷ thác của luật công bằng để
uỷ thác đất của mình cho người khác, hưởng lợi trong lúc uỷ thác, tránh đất của mình
bị người khác cướp mất.

 Nguyên tắc “người gõ toà công bằng phải có bàn tay sạch”
Người khiếu nại tại toà công bằng phải đảm bảo anh ta thực hiện các hành động hợp
với lương tâm, không trái với những giá trị XH --> lý do thẩm phán chỉ yêu cầu bị đơn
tuyên thệ --> 1 khi đi khiếu nại ở toà công bằng, nguyên đơn đã đảm bảo những gì
mình nói là đúng sự thật.
VD: C có thể đi khởi kiện khi thấy A chiếm dụng đất của B - việc khởi kiện này là
đúng với lương tâm, giá trị đạo đức của C.
==> một số trường hợp phán quyết của toà công bằng không giống với phán quyết của
toà thông luật vì các thẩm phán của toà công bằng coi trọng nhất, đảm bảo là lẽ công
bằng, “tình” chứ không phải pháp luật, “lý” như thẩm phán ở toà thông luật.

58
c. Mối tương quan giữa Thông luật và luật công bằng
Trước cải cách toà án 1873 – 1875: Luật công bằng đi sau thông luật, bổ sung cho Thông luật
Sau cải cách toà án 1873 – 1875: luật công bằng có vị thế ngang bằng với thông luật
 Nguyên nhân:
Trước cải cách toà án, nước Anh tồn tại 2 hệ thống toà án độc lập với nhau. Mỗi toà lại sử
dụng một thủ tục tố tụng cũng như pháp luật hoàn toàn khác nhau đã làm tăng thêm tính
phức tạp, tốn kém vốn có của thủ tục tố tụng ở nước Anh.
 Kết quả:
Xoá bỏ tình trạng tồn tại song song hai nhánh toà án, sáp nhập hai toà làm một, chấm dứt
tính chất hai mặt của thủ tục tố tụng ở Anh.
--> Sau cải cách toà án, bằng việc hợp nhất 2 hệ thống toà án tồn tại song song vào một toà
án duy nhất đã làm cho luật công bằng có vị trí ngang với thông luật, không còn là một bộ phận bổ
sung cho thông luật như giai đoạn trước cải cách toà án.
Lưu ý:
(1) Mặc dù 2 hệ thống TA - TA thông luật và TA công bằng, PL nội dung vẫn tồn tại song
song 2 bộ phận khác nhau, Luật Công bằng và Thông luật vẫn là 2 bộ phận độc lập, thẩm
phán dù xuất phát từ loại toà án nào cũng đều được áp dụng các quy phạm, án lệ trong
Thông luật hoặc Luật Công bằng.
--> cuộc cải cách chỉ nhằm đơn giản hoá thủ tục tố tụng, đơn giản hoá PL tố tụng, còn PL
nội dung vẫn không thay đổi, tồn tại 2 bộ phận Luật công bằng và Thông luật.
(2) Thông luật và luật Công bằng không ra đời cùng lúc, song song, mà Thông luật ra đời
trước ở thế kỷ 13 --> do sự khiếm khuyết của Thông luật, đến thế kỷ 16, Luật Công bằng
mới ra đời.

3. Luật thành văn


Xuất hiện từ lâu, trong giai đoạn đầu không được chú trọng phát triển, chỉ được chú trọng và
phát triển sau cuộc cách mạng tư sản vào thế ký XVIII. Đặc biệt đến thế kỷ XX, luật thành văn mới
có xu hướng phát triển mạnh. Khi Nghị viện trở thành cơ quan quyền lực tối cao thì các văn bản do
Nghị viện ban hành (luật) mới có giá trị pháp lý cao nhất trong trật tự thứ bậc các nguồn luật.
Lưu ý:
- Nguồn luật có giá trị pháp lý cao nhất là luật thành văn do nghị viện ban hành
- Nguồn luật quan trọng nhất là án lệ
 Luật do Nghị viện ban hành có giá trị pháp lý cao hơn án lệ, vì vậy nếu có xảy ra xung
đột giữa án lệ và Luật do Nghị viện ban hành thì luật thành văn sẽ ưu tiên được áp dụng.
Tuy nhiên, án lệ vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất trong nguồn luật của nước Anh

59
Phạm vi điều chỉnh: Luật thành văn chỉ điều chỉnh một phạm vi nhỏ hẹp những QHXH chưa
có án lệ để điều chỉnh hoặc những lĩnh vực mới hoàn toàn xa lạ với thông luật trong XH hiện đại
như: luật trong lĩnh vực BXH, giáo dục, y tế, hoặc những luật điều chỉnh sự phát triển KT, giao
thông của các thành phố.

II. HỆ THỐNG TOÀ ÁN ANH


Thẩm phán có chức năng làm luật --> có phải tất cả các Thẩm phán ở Anh đều có thẩm
quyền lập pháp? Có phải tất cả các bản án được ban hành đều được trở thành án lệ ở Anh?

a. Các đặc trưng về cấu trúc Hệ thống toà án Anh


Hệ thống toà án Anh được nhận xét mang tính phức tạp, cồng kềnh vì 2 đặc điểm:
- Các toà trong hệ thống toà án Anh không được hình thành đồng bộ ngay từ đầu mà hình
thành theo thời gian và thoe nhu cầu của thực tiễn xét xử
- Các toà trong hệ thống toà án Anh không có sự tách bạch về thẩm quyền xét xử và cấp
xét xử
Hệ thống toà án Anh có 4 đặc trung tiêu biểu:
- Các TA trong HTTA Anh có tính độc lập nhất định với nhau => mỗi TA sẽ do chính Hội
đồng thẩm phán của TA đó quyết định thẩm quyền => khác với các quốc gia khác: do 1
đạo luật chung - đạo luật tổ chức toà án quy định chung về thẩm quyền của Toà. Chỉ có ở
Anh, trong mỗi toà án lại có Hội đồng thẩm phán quyết định quy trình, trình tự thủ tục,
thẩm quyền của chính TA đó.
- Hệ thống TA Anh không có cơ quan riêng biệt thực hiện chức năng bảo hiến vì truyền
thống PL của Anh là bất thành văn, không có HP thành văn cho mình, HP bất thành văn
chỉ có giá trị pháp lý = các đạo luật do Nghị viện ban hành => không cần thiết đặt ra nhu
cầu có 1 cơ quan bảo hiến - cơ chế đảm bảo thực thi Hiến pháp. => so sánh với Mỹ: dù có
nhiều điểm tương đồng giữa PL Mỹ và Anh, nhưng Mỹ có HP thành văn - HP tối cao liên
bang Mỹ, có cơ quan bảo hiến. Pháp cũng có Hội đồng bảo hiến. VN cũng có cơ chế bảo
hiến thông qua hoạt động giám sát của QH.
- HTTA Anh được tổ chức theo mô hình đơn nhất (nhất nguyên) và theo cấu trúc phân cấp
từ toà cấp thấp đến toà cấp cao.
=> Trên thực tế bất kỳ Toà nào thuộc nhánh TA có thẩm quyền chung đều có thể lấy các
vụ việc hành chính, thương mại giải quyết.
=> Khác với Pháp: nhánh toà có thẩm quyền chung và nhánh toà chuyên giải quyết các
vụ việc hành chính --> nhị nguyên, 2 cấp, 2 nhánh, 2 cấp
- Hệ thống toà án Anh sẽ bao gồm các toà có thẩm quyền chung và các cơ quan tư pháp
(tribunals)
 Toà án có thẩm quyền chung --> dân sự, hình sự => sơ thẩm, phúc thẩm

60
 Có cơ quan xét xử bán tư pháp --> thực hiện xét xử một số lĩnh vực chuyên biệt:
hành chính, thương mại, an sinh xh,… => sơ thẩm, phúc thẩm
Lưu ý: cơ quan xét xử bán tư pháp này vẫn là 1 phần cấu tạo HTTA Anh, tuy
nhiên những CQ xét xử bán tư pháp không có thẩm quyền ban hành án lệ, nên
trong phạm vi môn học chỉ nghiên cứu các TA có thẩm quyền chung. Tuy nhiên
lưu ý khi nhắc đến HTTA Anh, vẫn phải nhớ ngoài TA có thẩm quyền chung còn
có CQ xét xử bán tư pháp với thủ tục và thẩm quyền độc lập với TA có thẩm
quyền chung. => 2 cơ quan này có sự độc lập về mặt thẩm quyền

b. Cấu trúc của hệ thống toà án Anh

NHẬN XÉT SƠ LƯỢC:


Một bản án có thể được phúc thẩm bởi 1 hoặc 1 số toà án cấp trên trực tiếp hoặc không trực
tiếp với nó (thủ tục nhảy có – leaf – frog)
HT PL Anh không tồn tại quy phạm PL cho sự phân chia TA Anh ra 2 nhóm: TA cấp trên -
superior và TA cấp dưới - inferior, việc phân chia này chỉ mang tính học thuật dựa trên 1 trong 2 cơ
sở:

61
- Dựa vào thẩm quyền tạo ra án lệ của toà án:
 Không có thẩm quyền tạo ra án lệ thì thuộc toà cấp thấp: gia đình, địa hạt, pháp
quan.
 Có thẩm quyền tạo ra án lệ: toà công lý cấp cao, phúc thẩm, tối cao, hình sự trung
ương. Toà hình sự trung ương là ngoại lệ, dù không có thẩm quyền tạo ra án lệ vẫn
được đưa vào nhóm toà cấp cáp.
- Dựa vào số lượng phân toà và đạo luật hình thành nên toà án đó
 Những toà nào có nhiều phân toà nằm rải rác trên toàn bộ lãnh thổ --> TA địa
phương --> toà cấp thấp.
 Những toà còn lại sẽ riêng 1 đạo luật để hình thành nên nó --> toà cấp cao: toà
công lý cấp cao, phúc thẩm, tối cao, hình sự trung ương.

a. Nhóm toà án cấp dưới


Nhóm toà án cấp dưới hay còn được gọi là toà án địa phương, gồm: toà địa hạt, toà gia đình,
toà pháp quan
Xét xử những vụ việc mang tính đơn giản, giá trị tranh chấp không cao, tình tiết không quá
phức tạp, phạt tù không quá 07 năm tù.
Chỉ thực hiện 1 cấp xét xử duy nhất: sơ thẩm.
Cơ cấu toà: các thẩm phán xét xử ở các toà này sẽ được gọi là thẩm phán vùng - thẩm phán
địa hạt, có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư pháp. => KHÔNG CÓ thẩm
quyền ban hành án lệ, phán quyết của TA này không có giá trị PL để ràng buộc. VÌ:
- Vì các TA này chỉ giải quyết giới hạn trong 1 vùng lãnh thổ nhất định, tình tiết mang tính
đơn giản, khó trở thành khuôn mẫu chung, không mang tính điển hình cho những vụ việc
có tính chất tương tự sau này.
- Vì những TA này thuộc cấp thấp, phán quyết có khả năng không có giá trị chung thẩm
cuối cùng, có khả năng bị xét xử phúc thẩm bởi các TA cấp trên --> không đủ tiêu chuẩn
trở thành khuôn mẫu cho những vụ việc có tình tiết tương tự sau này.
- Vì yêu cầu về trình độ chuyên môn, uy tín của các thẩm phán ở toà án cấp thấp là không
cao, chỉ có 07 năm làm việc trong lĩnh vực tư pháp. Trong khi đó, yêu cầu về trình độ
chuyên môn với thẩm phán ở toà cấp cao là 10 năm làm việc trong lĩnh vực tư pháp, ít
nhất 02 năm làm thẩm phán ở toà cấp thấp --> 1 số trường hợp bản án của TA cấp thấp
không đủ tiêu chuẩn để trở thành khuôn mẫu chung cho các vụ việc sau này.
Toà địa - Thẩm phán xét xử theo vụ việc: chỉ có các vụ việc DS, mang tính đơn giản, giá
hạt trị tranh chấp không cao.
- Chỉ có 1 cấp xét xử: sơ thẩm
- Yêu cầu về trình độ chuyên môn của thẩm phán (thẩm phán địa phương/ địa
62
hạt/ vùng): tối thiểu 7 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tư pháp.
- Có thể bị xét xử phúc thẩm bởi TA cấp trên trực tiếp - phân toà Toà công bằng
trong Toà công lý cấp cao hoặc TA cấp trên không trực tiếp.
- Không có thẩm quyền tạo ra án lệ.
- Trước 2014, không có Toà gia đình --> trước đây, các vụ việc thuộc thẩm
quyền của Toà gia đình sẽ do Toà địa hạt xét xử --> toà địa hạt bị quá tải, không
có chuyên môn cao vì số lượng vụ việc gia đình tăng cao --> 2014, thành lập
Toà gia đình.
- Với sự ra đời của Toà gia đình --> “các toà trong hệ thống TA Anh không
được hình thành đồng bộ ngay từ đầu mà hình thành theo thời gian và theo nhu
Toà
cầu xét xử của thực tiễn xét xử”.
pháp
quan - Chuyên giải quyết các tranh chấp về tài sản, tranh chấp quyền nuôi con, tranh
chấp sau ly hôn,...
- Chỉ thực hiện 1 cấp xét xử duy nhất - xét xử sơ thẩm
- Phúc thẩm bởi phân toà gia đình tại Toà công lý tối cao hoặc phân toà dân sự
của Toà phúc thẩm - leaf frog
- Không có thẩm quyền ban hành án lệ
- Toà án đầu tiên, thấp nhất có thẩm quyền xét xử hình sự --> 90% các bản án
liên quan đến hình sự sẽ do toà phán quan xem xét.
- Trong 1 số trường hợp còn có thẩm quyền xét xử 1 số vụ việc dân sự --> khác
với toà địa hạt: những vụ việc DS được xét xử bởi toà pháp quan có tính đơn
giản hơn rất nhiều so với toà địa hạt --> minh chứng cho nhận xét số 2 về HTTA
Anh “các TA trong HTTA Anh không có sự tách bạch về thẩm quyền xét xử”.
- Bị phúc thẩm bởi Toà hình sự trung ương hoặc Toà Nữ hoàng:
Toà gia
+ Toà hình sự trung ương: toà pháp quan đã ra quyết định những các bên muốn
đình
kháng cáo về khía cạnh áp dụng PL - cách thức đưa ra bản án, phán quyết
+ Toà Nữ hoàng: toà pháp quan đã ra quyết định những các bên muốn kháng
cáo về cả khía cạnh nội dung, tình tiết vụ việc và áp dụng PL
==> Lý do: Bởi vì xuất phát từ PL Anh là pháp luật Anh, dựa vào thẩm phán (có
chức năng làm luật) --> Nhằm mục đích làm cho áp dụng được PL 1 cách thống
nhất trên toàn bộ lãnh thổ, mới cho các bên được kháng cáo về áp dụng PL.
- KHÔNG CÓ thẩm quyền ban hành án lệ.

63
b. Nhóm toà án cấp trên
Về thẩm quyền: có thẩm quyền xét xử dân sự và hình sự mang tính phức tạp, giá trị tranh
chấp cao hơn nhiều các vụ việc được xem xét bởi TA cấp dưới.
Cấp xét xử: Thực hiện cả chức năng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
Có thẩm quyền ban hành án lệ --> bản án, phán quyết của toà được ban hành có khả năng trở
thành luật => lý do:
- Các vụ việc có khả năng trở thành điển hình cho XH, phán quyết có khả năng trở thành
khuôn mẫu chung cho XH.
- Trình độ chuyên môn của các thẩm phán cao hơn nhiều so với các TA địa phương: 10
năm làm việc trong lĩnh vực tư pháp và ít nhất 02 năm làm thẩm phán ở toà cấp thấp -->
phán quyết chính xác hơn, thuyết phục hơn, độ tin cậy cao hơn, có khả năng cao trở thành
khuôn mẫu cho các vụ việc tương tự sau này

 TOÀ CÔNG LÝ CẤP CAO (TOÀ DÂN SỰ CÓ THẨM QUYỀN CHUNG) – HIGH
COURT
Xét xử sơ thẩm các vụ việc DS phức tạp.
Xét xử phúc thẩm các vụ việc dân sự được đưa lên từ Toà địa hạt, Toà gia đình cấp dưới. Có
1 số trường hợp Toà công lý cấp cao có thể xét xử phúc thẩm vụ việc hình sự, vì Toà Nữ hoàng là 1
phân toà của Toà công lý cấp cao, mà toà nữ hoàng sẽ xét xử phúc thẩm các vụ việc hình sự của toà
pháp quan. --> Minh chứng cho việc các TA trong HTTA Anh không có sự tách bạch về thẩm
quyền xét xử và cấp xét xử.
Gồm 3 phân toà:
- Toà công bằng - sơ thẩm các vụ việc KD, uỷ thác, SHTT, liên quan đến công bằng, lẽ
phải; còn xét xử phúc thẩm 1 số vụ việc được đưa lên từ toà địa hạt cấp dưới
- Toà gia đình - sơ thẩm các vụ việc gia đình, phúc thẩm 1 số vụ việc gia đình được đưa lên
từ toà gia đình cấp dưới
- Toà Nữ hoàng - ngoài chức năng chính là “xét xử-tư pháp” còn được thực hiện 1 chức
năng “giám sát tư pháp” (judical review) - giám sát tất cả các hoạt động xét xử của tất cả
các cơ quan xét xử còn lại, bao gồm cả cơ quan bán tư pháp --> chức năng này chỉ toà nữ
hoàng mới có. Trong quá trình CQ xét xử bán tư pháp xét xử, nếu toà Nữ hoàng nhận
thấy các vụ việc đó có khả năng trở thành khuôn mẫu chung cho các vụ việc tương tự sau
này thì toà Nữ hoàng có thể ra Lệnh chuyển để chuyển các vụ việc đang được CQ xét xử
bán tư pháp chuyển lên toà Nữ hoàng.

64
Có thẩm quyền tạo ra án lệ --> mỗi năm tối đa 10% phán quyết của Toà công lý cấp cao sẽ
được công bố và trở thành án lệ --> không phải tất cả các BA, phán quyết được đưa ra trong HTTA
Anh đều có thể trở thành án lệ mà phải trải qua quá trình xem xét các điều kiện.

 TOÀ HÌNH SỰ TRUNG ƯƠNG


Trước 1971, không có Toà hình sự trung ương, tất cả các vụ việc HS, DS trong giai đoạn này
sẽ được giải quyết bởi Toà công lý cấp cao  toà công lý cấp cao sau đó bị quá tải  phát sinh nhu
cầu cần phải có sự tách bạch giữa thẩm quyền xét xử DS và HS, giúp thẩm quyền xét xử của TA
công lý cấp cao thông suốt hơn.
Đạo luật TA 1971  ra đời Toà hình sự trung ương. Tiền thân của Toà hình sự trung ương là các
phiên xét xử lưu động. Đây là Toà thứ 2 trong HTTA Anh cho thấy “các toà trong hệ thống TA Anh
không được hình thành đồng bộ ngay từ đầu mà hình thành theo thời gian và theo nhu cầu xét xử
của thực tiễn xét xử”.
LƯU Ý toà hình sự trung ương có toà cấp dưới trực tiếp là toà pháp quan, toà này có chức
năng thực hiện 1 số vụ việc dân sự --> toà hình sự trung ương vừa xét xử sơ thẩm hình sự, vừa thực
hiện chức năng xét xử phúc thẩm 1 số vụ việc dân sự được đưa lên bởi toà pháp quan.  minh
chứng thứ 3 cho thấy HTTA Anh không có sự tách bạch về thẩm quyền xét xử.
Dù được phân vào nhóm TA cấp trên nhưng không có thẩm quyền ban hành án lệ --> bản án,
phán quyết của Toà hình sự trung ương sẽ không thể trở thành pháp luật.  nguyên nhân:
- Nguồn gốc xuất thân: Tiền thân của toà hình sự trung ương là toà xét xử lưu động, mà
trước đây toà xét xử lưu động không có thẩm quyền ban hành án lệ nên toà hình sự trung
ương cũng không có thẩm quyền ban hành án lệ.
- Tính chất vụ việc: Án lệ hình sự rất có khả năng tác động đến nhân quyền, do đó các BA
trong lĩnh vực hình sự sẽ quan trọng hơn rất nhiều dân sự --> thẩm quyền ban hành án lệ
HS không nên được ban hành bởi 1 nhóm người trong Hội đồng thẩm phán của Toà hình
sự trung ương mà nên được lấy từ nhiều nguồn hơn --> 4 nguồn tạo thành án lệ cho Toà
hình sự trung ương:
 Toà tối cao
 Toà phúc thẩm
 Toà công lý cấp cao - án lệ trong lĩnh vực dân sự
 PL thành văn do Nghị viện ban hành

 TOÀ PHÚC THẨM


Thụ lý xét xử phúc thẩm tất cả vụ việc DS, HS trong HTTA Anh - Gồm 02 phân toà:
- Phân toà dân sự xét xử các vụ việc dân sự.

65
- Phân toà hình sự xét xử các vụ việc hình sự.
Cơ cấu: lựa chọn Thẩm phán cao cấp - Chủ tịch HĐTP của Toà công lý cấp cao và toà hình
sự trung ương trở thành HĐTP của Toà phúc thẩm.
Có thẩm quyền ban hành án lệ  mỗi năm tối đa 25% án lệ của Toà phúc thẩm được công
bố và trở thành án lệ.

c. Toà tối cao


Chứng minh rằng Anh là 1 HTPL bất thành văn.
Thành lập dựa trên Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005.
Trước 2005, vị trí cao nhất không phải Toà tối cao mà là Viện nguyên lão, còn gọi là Uỷ ban
phúc thẩm thượng nghị viện Anh ==> vị trí cao nhất trong HT tư pháp lại là cơ quan lập pháp -
Nghị viện => sự không tách bạch về thẩm quyền tư pháp - lập pháp, sự phân chia quyền lực này lấn
lướt cơ quan tư pháp ==> cần tách bạch thẩm quyền giữa cơ quan tư pháp và cơ quan lập pháp -->
Đạo luật cải cách Hiến pháp 2005. - Toà án tối cao từ 2005 đã lấy đi toàn bộ thẩm quyền xét xử các
vụ việc của Viện nguyên lão - thẩm quyền tối cao và trở thành cơ quan có vị trí cao nhất trong
HTTA Anh. - Thẩm quyền của Toà án tối cao là thẩm quyền xem xét vụ việc về khía cạnh áp dụng
PL, chứ không phải chức năng xét xử --> căn cứ vào nội dung, tình tiết trong BA của TA cấp dưới
để đưa ra nhận định về cách thức áp dụng PL: các thẩm phán của TA cấp dưới đã ra quyết định
đúng chưa, chứ không xét xử lại toàn bộ vụ việc: không điều tra lại từ đầu.  Lý do:
- Thủ tục tố tụng ở common law là tố tụng tranh tụng tại toà, không phải án tại hồ sơ,
không có bộ hồ sơ như civil law --> TA cấp dưới là những TA có cơ sở tốt nhất để tiếp
cận với vụ việc 1 cách nguyên sơ, đúng đắn từ đầu -> TA cấp cao sẽ căn cứ vào nội dung
tình tiết của TA cấp dưới chứ không có cơ sở giải quyết lại toàn bộ vụ việc. - Các phiên
toà cấp dưới đều có bồi thẩm đoàn - đại diện cho ý chí của nhân dân. TA tối cao xét thấy
bồi thẩm đoàn đã 1 phần quyết định phán quyết đó --> TA tối cao tôn trọng ý chí của
nhân dân nên sẽ không xem xét lại nội dung, tình tiết của vụ việc đó nữa. Việc TA tối cao
xem xét việc áp dụng PL của vụ việc chỉ để đảm bảo áp dụng PL thống nhất.
Quy trình thủ tục để BA được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm:
- Hoạt động kháng cáo phải được sự đồng ý của TA cấp dưới đã xét xử vụ việc đó.
 DS: phải có đơn đồng ý của TA cấp dưới đã xét xử vụ việc đó.
 HS: phải có đơn đồng ý của TA cấp dưới đã xét xử vụ việc đó và phải có thêm đơn
cho phép xét xử lại của TA tối cao.
 đảm bảo các vụ việc được xem xét lại là các vụ việc rất quan trọng, có khả năng ảnh
hưởng lớn đến đất nước, xã hội, có khả năng trở thành khuôn mẫu chung cho XH. --> mỗi năm tối
đa 75% bản án của TA tối cao được xem xét, công bố và trở thành án lệ.

66
TA cấp dưới gửi kháng cáo -> TA tối cao thụ lý kháng cáo --> Ta tối cao nhận ra áp dụng
PL chưa đúng đắn --> xem xét lại dựa trên tình tiết đã có trong BA đó; hoặc nhận thấy TA
cấp dưới xem xét tốt hơn --> gửi lại cho TA cấp dưới xem xét
Đạo luật cải cách hiến pháp 2005 dẫn đến 2 kết quả, thành tựu quan trọng:
- Sự ra đời của TA tối cao thay thế cho Viện nguyên lão --> tạo ra sự tách bạch chưa từng
có ở Anh trước đây về thẩm quyền lập pháp và thẩm quyền tư pháp.
- Trước 2005, chức năng bổ nhiệm thẩm phán là do Đại pháp quan. Sau 2005, thành lập Uỷ
ban bổ nhiệm thẩm phán chuyên làm nhiệm vụ bổ nhiệm thẩm phán vào các vị trí còn
khuyết trong TA --> chức năng bổ nhiệm thẩm phán không còn được đặt trong tay 1 cá
nhân mà được chuyển vào một hội đồng, một tổ chức --> cơ chế bổ nhiệm thẩm phán rõ
ràng, minh bạch hơn.

III. ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG TOÀ ÁN ANH


-Án lệ là đặc trưng, là nguồn luật quan trọng nhất trong HTPL Anh, bởi Anh là quốc gia theo
truyền thống thông luật. Tuy nhiên, không phải tất cả bản án của TA đều trở thành án lệ --> phải đạt
được điều kiện nhất định
Cấu trúc: bản án trở thành án lệ sau khi đáp ứng những điều kiện nhất định -> án lệ là bản án,
nhưng bản án chưa chắc là án lệ, vì không phải phần nào trong bản án cũng được phát triển thành án
lệ.
Án lệ vận hành theo chiều dọc và theo chiều ngang

67
Quy tắc áp dụng án lệ: học thuyết tiền lệ phải được tuân thủ

1. Khái niệm
Có nhiều cách hiểu về án lệ. Ở mỗi quốc gia, án lệ có cách hiểu và lý giải khác nhau. Trong
HTPL Anh, án lệ cũng được hiểu theo những cách khác nhau về án lệ. Có 2 hình thức hiểu về án lệ:
Theo nghĩa rộng: án lệ là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chứa đụng các
quy tắc pháp lý do toà án ban hành được sử dụng để làm khuôn mẫu chung cho những vụ việc có
tình tiết tương tự sau này => một nguồn luật do cơ quan tư pháp làm ra.
Theo nghĩa hẹp: án lệ là quy trình để làm luật và quản lý luật của thẩm phán, quy trình này
thông tuyển tập án lệ của toà án.
 Là nguồn luật và là hình thức pháp luật quan trọng của anh do cơ quan tư pháp tạo ra. =>
có giá trị bắt buộc áp dụng
Tựu trung lại án lệ chính là nguồn luật và là hình thức PL quan trọng nhất của HTPL Anh, và
hình thức PL này do cơ quan tư pháp sáng tạo ra --> sự khác biệt giữa các quốc gia dân luật: chú
trọng các VBQPPL, là sản phẩm của cơ quan lập pháp.
Mở rộng – Án lệ trong các quốc gia dân luật:
- Pháp và Đức: án lệ ngày càng được chú trọng và được xem là nguồn bổ trợ cho pháp luật
thành văn nhiều thế kỷ trước chỉ khẳng định vị trí độc tôn, vượt trội của PL thành văn mà
phủ nhận sự tồn tại của án lệ --> trong xu hướng xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dần
dần sự phát triển của án lệ được coi trọng hơn như nguồn bổ trợ của PL thành văn. Pháp:
lĩnh vực hành chính có nguồn luật quan trọng nhất là nguồn án lệ hành chính --> không
diễn ra hoạt động pháp điển hoá như TTDS, TTHS --> khẳng định vai trò dần được coi
trọng của án lệ ở các nước dân luật.
- Điều 5 Code Napoleon: nghiêm cấm các thẩm phán giải quyết dững vụ việc được giao xét
xử bằng cách đặt ra những quy định chung có tính chất quy phạm => => nghiêm cấm các
thẩm phán trong quá trình xét xử không được tự mình làm luật.
- Việt Nam: Điều 1 Nghị quyết 04/2019: án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án về một vụ viẹc cụ thể được HĐTP
TANDTC lựa chọn và được CA TANDTC công bố là án lệ để các toà án nghiên cứu, áp
dụng trong xét xử. => không có giá trị bắt buộc áp dụng, nguồn để tham khảo
 Trên thực tế trong HTPL Pháp và các quốc gia, án lệ vẫn tồn tại và là nguồn bổ trợ quan
trọng của VBQPPL nhưng về mặt lý luận, án lệ không được phép tồn tại vì các thẩm phán
đã bị nghiêm cấm trong việc làm luật.
Án lệ trong HTPL Anh Án lệ trong HTPL Việt Nam
Án lệ là những bản án, Án lệ là những lập luận trong bản án --> khó có thể xác định
những quyết định lập luận nào trong bản án được coi là án lệ: chứa đựng những
68
Nguồn luật có giá trị áp quy tắc pháp lý để toà án đưa ra phán quyết của mình, vì
dụng bắt buộc cho thẩm trong BA cũng có những lập luận không liên quan đến việc
phán đối với những vụ việc đưa ra phán quyết cuối cùng: bàn về nội dung tình tiết nào đó
có tình tiết tương tự dựa trong vụ việc, bàn về tính hợp pháp của chứng cứ,...=> gây ra
trên nguyên tắc stare nhiều bối rối và khiến cho thẩm phán trong quá trình áp dụng
decisis án lệ là án lệ được áp dụng là lập luận nào
Được công bố chỉ để thẩm phán nghiên cứu, áp dụng trong
xét xử --> án lệ không có giá trị bắt buộc áp dụng mà chỉ
được công bố như một nguồn để các thẩm phán nghiên cứu,
xem vụ việc mình đang xét xử có thể được áp dụng tương tự
án lệ đó không.
--> chỉ là nguồn tham khảo, chưa có giá trị bắt buộc

2. Điều kiện để bản án trở thành án lệ


Có hiệu lực pháp luật
Được ban hành bởi toà án có thẩm quyền tạo ra án lệ: toà tối cao, toà phúc thẩm, toà công lý
cấp cao => các toà án cấp trên ngoài trừ toà hình sự trung ương
 Điều kiện có hiệu lực:
Bản án có hiệu lực pháp luật.
Bản án được ban hành bởi toà án có thẩm quyền tạo ra án lệ: TA tối cao, Toà phúc thẩm, Toà
công lý cấp cao.
Đảm bảo về mặt hình thức: rõ ràng, có đầy đủ các phần (tóm tắt, lập luận, phán quyết), phải
có đầy đủ tên của các bên, sách sẽ, đảm bảo hình thức (không mất góc, mất tờ)
Tính mới: nội dung và giải pháp pháp lý được đưa ra để giải quyết vụ việc --> tình tiết vụ
việc phải mới mẻ, khác biệt các vụ việc đã có án lệ; phán quyết cũng mới mẻ với các án lệ trước đó.
Được công bố trong các tuyển tập án lệ chính thức được công bố hằng năm của TA đó (law
report được công bố định kỳ hằng năm bởi Hội đồng thẩm phán TA cao cấp nhất của Anh tuyển
chọn, chắt lọc, xem xét và công bố --> được đưa vào tuyển tập này thì mặc định bản án đó đã đáp
ứng được cả 4 điều kiện nêu trên. Nếu đáp ứng cả 4 điều kiện trên mà không được công bố trong
tuyển tập án lệ chính thức thì cũng không thể trở thành án lệ. => Điều kiện QUYẾT ĐỊNH để bản
án trở thành án lệ.

Trên thực tế, các thẩm phám/ luật sư trong quá trình xét xử/ bào chữa cho thân chủ vẫn có thể
dựa vào những bản án chưa được đưa vào tuyển tập án lệ để làm mạnh lập luận của mình --> viện
dẫn để làm rõ lập luận. Thực tế nguồn được dựa vào nhiều nhất là án lệ trong tuyển tập án lệ => PL
69
không cấm viện dẫn các bản án, phán quyết, quyết định không được đưa vào án lệ, chỉ là trường hợp
này không phổ biến.
Ở VN, theo NQ 04/2019: Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí:
1) Có giá trị làm trị làm rõ quy định của PL còn nhiều cách hiểu khác nhau.
2) Có tính chuẩn mực. -> thực tế đặt ra rất nhiều tiêu chí khác, vì hiện nay chưa có quy định
thế nào là “chuẩn mực” --> HĐTP TANDTC quyết định và trình cho TANDTC quyết định bản án
đó có tính chuẩn mực hay không.
3) Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất PL trong xét xử. --> đích đến sau cùng của thẩm
phán là: xét xử sao cho dường như tất cả các vụ việc có tình tiết như nhau đều được xét xử theo 1
cách thức như nhau, để có kết quả như nhau --> đảm bảo tính áp dụng thống nhất, tính nhất quán
của PL: phải có 1 cách giải quyết giống như nhau cho những.

3. Cấu trúc (nội dung) của một án lệ


Một bản án gồm 3 phần: tóm tắt mội dung tình tiêt vụ việc, lấp luận của thẩm phán để đưa ra
phán quyết, phán quyết của thẩm phán. Tuy nhiên chỉ có lập luận của thẩm phán để đưa ra phán
quyết mới là án lệ, gồm có 2 phần:
- Ratio Decidendi (lý do để đưa ra phán quyết): chứa đựng lập luận, những nguyên tắc,
những quy phạm pháp luật dựa vào đó thẩm phán đưa ra phán quyết => có giá trị bắt
buộc áp dụng => Đây là phần vận hành trong nguyên tắc stare
- Obiter Dictum (bình luận của thẩm phán): chứa đụng những bình luận, nhận xét hoặc ý
kiến của thẩm phán đưa ra để xét xử vụ việc => không có giá trị bắt buộc áp dụng (tham
khảo)
Phần này thường phụ thuộc vào vị trí toà án đưa ra phán quyết, thẩm phán xét xử vụ
việc đó có nhiều kinh nghiệm hay không, có uy tín hay không.
 Để các thẩm phán tuân theo nguyên tắc stare decisis các thẩm phán cần phải phân biệt thế
nào là obiter và thế nào là ratio?  có thẩm phán chỉ rõ trong bản án của mình phần nào
là ratio, phần nào là obiter, có thẩm phán không. Thực tế cũng không có chuẩn mực quy
định đâu là ratio, đâu là obiter.
 Xảy ra trường hợp: Thẩm phán A xác định lập luận 1,2,3 trong án lệ X là ratio; còn thẩm
phán B xác định lập luận 4,5,6 trong cùng án lệ X lại là ratio --> cùng áp dụng 1 án lệ
nhưng kết quả xét xử do áp dụng vụ việc đó lại khác nhau.
 Xuất phát từ lý do án lệ Anh bị bó buộc trong những không gian nhất định, cứng nhắc,
kém linh hoạt do nguyên tắc stare --> để các thẩm phán được linh hoạt lựa chọn đâu là
ratio, đâu là obiter, phụ thuộc vào kinh nghiệm, ý chí, trình độ của thẩm phán --> khắc
phục bớt sự cứng nhắc của án lệ.

70
Cách phân biệt ratio và obiter: việc phân biệt phần ratio và obiter của các thẩm phán rất khác
nhau và phụ thuộc vào ý chí cá nhân của từng thẩm phán, do đó việc vận dụng án lệ của thẩm phán
luôn linh hoạt, mềm dẻo và được xem là nghệ thuật của người thẩm phán. tiêu chuẩn đặt ra cho
thẩm phán TA Anh không yêu cầu bằng cấp mà yêu cầu về kinh nghiệm họ làm việc trong ngành tư
pháp, uy tín của họ xây dựng từ việc họ áp dụng lặp đi lặp lại các án lệ --> trình độ của thẩm phán
để họ có thể nhận biết được đâu là obiter, đâu là ratio.
Cách thực khắc phục sự cứng nhắc, kém linh hoạt của án lệ Anh:
- Để cho các thẩm phán tự do xác định tính tương tự của các vụ việc
- Sự tự cởi trói của Viện nguyên lão vào năm 2005 để mở đường cho án lệ tiếp tục phát
triển
- Để cho các thẩm phán tự do xác định đâu là ratio, đâu là obiter trong bản án.

4. Tên gọi của án lệ


Tên gọi của các bên – năm phán quyết được tuyên – [năm xuất bản án lệ] – số tuyển tập được
xuất bản trong năm – tên tuyển tập án lệ - số trang.
Án lệ dân sự: Tên nguyên đơn v Tên bị đơn
- Ex: Alexander v Rayson [1936] 1 QB 169. Trong đó: v: vesus (và), NĐ: Alexander, BĐ:
Rayson, năm: 1936, Số tuyển tập: 1, Tên: QB – Queen, Số trang: 169
Án lệ hình sự: R v Tên bị cáo
- Ex: R v Richard. Trong đó: v: against (chống lại), R: Res (Vua)/ Regina (Nữ hoàng)
Trong quá trình xét xử, để làm mạnh cho lập luận của mình, các thẩm phán Anh sẽ gọi tên án
lệ vì đây là chứng cứ, căn cứ quan trọng trong phán quyết.
Ngược lại ở các nước dân luật có thể viện dẫn một bản án đã được công bố là án lệ để lập
luận cho vụ việc của mình NHƯNG thẩm phán tại các quốc gia dân luật lại hoàn toàn không được
đề cập đến các phán quyết, bản án mà mình sử dụng trong bản án của mình --> xuất phát từ lý do ở
các nước dân luật, các thẩm phán không được tự mình làm luật.

5. Phương thức vận hành án lệ


Theo chiều dọc: án lệ của toà án cấp trên có già trị bắt buộc tuân thủ đối với toà án cấp dưới
Theo chiều ngang: toà án có nghĩa vụ tuân thủ án lệ do chính nó tạo ra hoặc án lệ của toà án
khác cùng cấp với nó.
 Trước năm 1066, Viện nguyên lão cũng phải bắt buộc áp dụng án lệ do mình tạo ra -->
đến năm 1066, Viện nguyên lão năm 1966 tự cởi trói khỏi việc áp dụng án lệ cho chính
mình tạo ra, thoát khỏi nguyên tắc stare decisis. Đó là cơ quan tư pháp cao nhất trong HT
tư pháp nên đây là cơ quan tư pháp nằm ở vị trí phù hợp nhất để sửa đổi, loại bỏ các án lệ

71
đã lỗi thời với QHXH mới phát sinh --> mở đường cho án lệ phát triển, giúp án lệ linh
hoạt hơn, mềm dẻo hơn, thích nghi với các QHXH mới phát sinh.
Mở rộng so sánh: Phương thức vận hành án lệ ở Mỹ => Án lệ ở Mỹ chỉ được vận hành theo
chiều dọc: Mỹ là Nhà nước liên bang --> để các bang đảm bảo sự tách bạch về mặt thẩm quyền giữa
các bang thì án lệ sẽ tồn tại trong chính bang đó --> không có chuyện án lệ được vận hành theo
chiều ngang --> án lệ của Toà phúc thẩm.

6. Quy tắc áp dụng án lệ


Nguyên tác: stare decisis – nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ: “các thẩm phán khi xét xử
phải căn cứ vào những án lệ đã có trước đó nếu hai vụ việc có sự tương tự về tình tiết.”  Đảm bảo
điều kiện tiênn quyết “tính tương tự về mặt tình tiết” của hia vụ việc thì mới có thể áp dụng nguyên
tắc này.
Khi hai vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết, thẩm phán có 3 sự lựa chọn:
- Nếu có án lệ, chứa những nội dung rất phù hợp với phụ việc đang giải quyết => Follow
and apply this precedent
- Nếu có án lệ nhưng án lệ chứa những lập luận không còn dùng được, thì họ sẽ chỉ ra
những phần phù hợp và những lập luận ko phù hợp (khu biệt) => Distinguishes
- Bác bỏ án lệ có trước, khi thấy những lập luận trong án lệ khi thấy hoàn toàn không phù
hợp với vụ việc đang xử lý => Overrules this precednet
 Hiếm khi nào thẩm phán tuyên bố bác bỏ án lệ đã có trước đó --> vì vấp phải trở ngại:
phán quyết của thẩm phán đó cũng sẽ bị bác bỏ bởi 1 thẩm phán khác --> nguyên tắc stare
trở nên lỏng lẻo, không còn cố định và ổn định nữa; án lệ đó là do Hội đồng thẩm phán
cao cấp tuyển chọn và chắt lọc ra --> phủ nhận án lệ đó giống như tác động xấu đến nhận
định, quan điểm của Hội đồng thẩm phán cao cấp, trong khi các vị trong Hội đồng đó có
thể đồng thời nằm trong Uỷ ban bổ nhiệm thẩm phán để bổ nhiệm nên các thẩm phán
trong HTTA Anh.
Thay vào đó, để né tránh áp dụng án lệ đó, thẩm phán sẽ chỉ ra rằng vụ việc đang xét xử
có sự “không tương tự về mặt tình tiết với vụ việc đã có trước đó”. --> thoát khỏi nguyên
tắc stare decisis.
“Tương tự về mặt tình tiết”????
Ví dụ: Donoghue v Stevenson [1932] A.C. 562. Một ngày nọ, cô Donoghue đi siêu thị mua
cafe gừng, phát hiện trong lon có 1 con ốc sên --> cô nhập viện vì bị shock và đau dạ dày --> kiện
Stevenson là nhà sx: yêu cầu BTTH do tổn thất sức khoẻ, và BTTH do tổn thất tinh thần vì bị shock
--> chưa có án lệ trong việc BTTH về tinh thần --> thẩm phán đưa ra cơ sở lập luận mới:
BTTH ngoài HĐ - BTTH về tinh thần cho cô Dongohue --> giả sử có người uống chai nước và phát
hiện vật thể là cây đinh --> có được xem là tương tự về mặt tình tiết hay không? --> việc xác định

72
tính tương tự hay không sẽ có nhiều quan điểm khác nhau --> thẩm phán là người tự do trong việc
xác định có hay không có sự tương tự về mặt tình tiết:
Tương tự: đều là các thành phần không có trong bảng thành phần cafe, đều gây shock cho
người tiêu dùng
Không tương tự:
==> PL Anh mặc dù chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc, nhưng cũng chừa khoảng trống cho
các thẩm phán linh hoạt trong việc đưa ra phán quyết, để các thẩm phán có thể tự do trong việc làm
luật và ban hành PL.

IV. NGHỀ LUẬT VÀ ĐÀO TẠP LUẬT Ở ANH


Nghề luật:
- Luật sư tư vấn
- Luật sư bào chữa - Thẩm phán
NHẬN XÉT:
- Yêu cầu để trở thành luật sư và thẩm phán ở Anh không đặt nặng về trình độ học vấn,
bằng cấp, số năm đào tạo mà chú trọng vào kinh nghiệm
- Cơ cấu ngành luật ở Anh đơn giản hơn rất nhiều cơ cấu ngành luật ở các nước dân
luật. Vd: Ở VN, có công chứng viên, còn ở Anh không có công chứng viên vì HTPL
của họ là tố tụng tranh tụng, không phải án tại hồ sơ, coi trọng PL bất thành văn,
không có sự phân chia thành luật công và luật tư.
- Nghề luật sư ở Anh được chia thành luật sư tư vấn là luật sư bào chữa

Thẩm phán:
- Là chức danh cao quý nhất trong các chức danh tư pháp
- Việc đào tạo được thực hiện bởi chính các thẩm phán giảng dạy
- Do Uỷ ban bổ nhiện thẩm phán bổ nhiệm

73
BÀI 5. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỘNG HOÀ PHÁP

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT


Cột mốc là cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1789

1. Giai đoạn trước cách mạng dân chủ tư sản 1789

a. Tình hình pháp luật


Trước thế kỷ V, luật La Mã được áp dụng theo nguyên tắc công dân. Pháp luật nước Pháp
trong giai đoạn đang tồn tại 2 nguồn pháp luật chính:
(1) Luật La Mã áp dụng cho công dân La Mã và người dân Pháp;
(2) Luật tập quán áp dụng cho các đối tượng còn lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất thân của
họ
→ Ngyên tắc chung áp dụng cho 2 nguồn luật này: luật cá nhân (droit de l’origine de
l’individu). Nếu công dân La Mã hoặc người dân Pháp thì sẽ áp dụng luật La Mã, nếu là tộc
người German và đối tượng còn lại sẽ áp dụng tập quán.
→ Nếu HTPL Anh không chịu nhiều ảnh hưởng của luật La Mã thì ngược lại luật La Mã
được sử dụng rộng rãi và thẩm thấu vào cuộc sống của người dân Pháp.

Sau năm 475, đế quốc La Mã tan rã, nước Pháp bước vào thời kỳ phong kiến. Pháp đã
chuyển sang giao thương, trao đổi mua bán hàng hóa, giao kết hợp đồng… Trong khi đó ở Anh vẫn
đang ở kte khép kín, tự cung tự cấp. Cùng với chế độ phong kiến phân quyền cát cứ, lãnh thổ được
chia thành 60 vùng pháp luật khác nhau => PL nước Pháp có sự đa dạng: “1 người nếu đi khắp nước
Pháp thì họ sẽ chịu sự thay đổi PL thường xuyên giống như thay đổi ngựa” → luật vùng (droit
régional).
Pháp luật được phân chia thành 2 vùng, lấy sông loire làm ranh giới:
- Miền Bắc (vùng pháp luật tập quán):
 Nguồn luật chủ yếu là luật tập quán, có nguồn gốc từ German.
 Ở Anh trước năm 1066 cũng tồn tại tập quán địa phương. Tuy nhiên, nếu như ở Anh,
tập quán cũng được áp dụng nhưng với hình thức truyền miệng thì các tập quán của
Pháp lúc bấy giờ đã được tuyển tập thành các tuyển tập chính thức (Ở Anh, xuất phát
từ nguồn luật bất thành văn → không được ghi chép.) => tư duy về PL thành văn đã
có từ thời điểm này do chịu sự ảnh hưởng của Luật La Mã với Pháp từ thế kỷ V.
74
Trong giai đoạn đầu, các thẩm phán tự ghi chép lại các tập quán địa phương, các phán
quyết của mình --> dần dần không còn mang tính tự pháp mà mang tính hệ thống hơn
bởi các tập quán đó sẽ được tuyển tập lại thành tuyển tập tập quán.
Tuyển tập tập quán nổi tiếng nhất và phổ biến nhất thời điểm này là Tuyển tập tập
quán Paris --> vì những tập quán địa phương ở Anh được áp dụng theo nguyên tắc
vùng, kèm theo quy định nếu vùng nào không có tập quán này thì sẽ áp dụng tập quán
của vùng lân cận --> xuất phát từ sự rộng lớn về lãnh thổ của mình, tập quán vùng
Paris được áp dụng phổ biến ở nhiều khu vực nhất.
 Tư tưởng PL thành văn đã có ở Pháp từ giai đoạn đầu trước CMDCTS 1789.
- Miền Nam (vùng pháp luật thành văn):
Nguồn luật: Luật La Mã → Nguyên nhân luật La Mã được áp dụng thường xuyên ở miền
Nam: vị trí địa lý gần các cảng biển, hoạt động giao thương, mua bán phát triển mạnh mẽ. Nền tảng
của PL La Mã lại là luật điều chỉnh về dân sự, mua bán hàng hoá  sự tương thích về tình hình KT
và vị trí của Luật La Mã và luật ở miền Nam  thích hợp để Luật La Mã thẩm thấm và phát triển ở
vùng này => Pháp luật thành văn được chú trọng.
Bên cạnh đó, còn có các nguồn luật khác như:
- Luật Giáo hội (droit canonique):
 Đến thế kỷ XVI, Luật Giáo hội vẫn điều chỉnh các vấn đề về hôn nhân và gia đình.
 Điều chỉnh các vấn đề liên quan chặt chẽ đến nhà thờ.
- Luật Nhà vua (droit royal):
 Điều chỉnh các vấn đề dân sự liên quan đến tầng lớp quý tộc
 Từ thế kỷ XVII, các Sắc lệnh của Nhà vua (ordonnances du roi) được ban hành và
được áp dụng trên khắp cả nước ngày càng nhiều, bao gồm luật TTDS và TTHS.
⇒ Trong giai đoạn này, ở Pháp chưa có 1 HTPL thống nhất, tồn tại nhiều nguồn luật mang
tính đa dạng, phân tán và không thống nhất với nhau
→ Cần sự thống nhất PL vì sự đa dạng về hình thức PL sẽ khiến cho các QHXH ở Pháp sẽ tồn tại
nhiều cách giải quyết khác nhau …

Giai đoạn từ khoảng thế kỷ XII, XIII đến trước cuộc cách mạng: sự quay trở lại của Luật
La Mã ở châu Âu lục địa.
- Xuất phát từ lý do pháp luật không thống nhất dẫn đến sự xung đột pháp luật, xảy ra ngay
trong nội bộ của nước Pháp.
- Kinh tế phát triển dẫn đến sự hình thành của các giai tầng mới trong xã hội: tư sản, tiểu tư
sản => QHXH mới phát sinh chưa có PL điều chỉnh.
→ Nhu cầu thống nhất pháp luật: Luật La Mã. Vì:
 Luật La Mã đã có sự thẩm thấu vào PL Pháp từ thế kỷ V --> tư tưởng pháp lý của Luật
La Mã đã thẩm thấu vào đời sống, ăn sâu vào đời sống chính trị, vào tư tưởng lập pháp
75
của các nhà lập pháp. VD: Tập quán địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi tư duy của PL
thành văn, vì vậy dù là tập quán địa phương nhưng vẫn được tuyển tập thành các
tuyển tập tập quán dựa trên tư duy pháp luật của Luật La Mã. Các bộ phận PL khác
như Luật Giáo hội chỉ áp dụng trong 1 số lĩnh vực, không toàn diện.
 Sự tương thích của bối cảnh KT – XH của nước Pháp bấy giờ với luật La Mã.
Dù đã có tư duy pháp lý về luật La Mã, nhưng vẫn tồn tại phong kiến phân quyền cát cứ -->
quyền lực còn bị phân tán vào tay nhiều chủ thể, chưa có nhà cầm quyền nắm trong tay toàn bộ
quyền lực để ban hành PL áp dụng thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ và cũng chưa có đủ thực quyền
để có thể đảm bảo thực thi PL mình đưa ra.
--> HTPL nước Pháp bấy giờ vẫn chưa thống nhất, hay nói cách khác là HTPL chưa phát
triển trên con đường PL thành văn vì yếu tố tư duy pháp lý của Luật La Mã - tư duy pháp lý của luật
thành văn đã có, nhưng Pháp lúc bấy giờ vẫn thiếu đi 1 nhà cầm quyền có thể ban hành PL thống
nhất trên toàn bộ lãnh thổ.
==> KẾT LUẬN:
Mỗi vùng lãnh thổ đều áp dụng nguồn luật khác nhau, khiến cho PL trở nên phân tán, không
có sự thống nhất trong PL. Sự tác động lẫn nhau và mối quan hệ giữa các nguồn luật này sẽ
khiến PL Pháp cồng kềnh, phức tạp, đặt ra nhu cầu cần phải thống nhất PL.
(?) Vì sao không lựa chọn những tập quán địa phương, không phát triển Luật Giáo hội mà lựa
chọn Luật La Mã?
Tư duy … → sử dụng Luật La Mã là nguồn luật thuận tiện, hợp lý trong giai đoạn này vì tất
cả đều biết đến nó và đều ảnh hưởng bởi tư duy pháp lý của Luật La Mã.
Áp dụng những tập quán địa phương gò bó, chỉ áp dụng trong vùng địa lý hành chính nhất
định → không thể điều chỉnh trong phạm vi cả nước + không thể điều chỉnh đầy đủ các quan hệ xã
hội lúc bấy giờ.
⇒ Xét 2 nguyên nhân:
Sự tương thích của Luật La Mã với điều kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Pháp lúc bấy giờ;
Tư duy pháp lý của Luật La Mã.
(?) Nước Pháp đã phát triển theo con đường của PL thành văn hay chưa?
Lúc bấy giờ chưa thể khẳng định nước Pháp theo con đường PL thành văn vì lúc bấy giờ, họ
chỉ mới nảy sinh ý định trong xã hội nước Pháp.
Yếu tố quyền lực Nhà nước chưa đủ vì Pháp lúc này còn … → chế độ phong kiến phân
quyền cát cứ làm cho quyền lực Nhà nước nằm rải rác ở những vùng khác nhau , không tập trung
vào trong tay của 1 chủ thể duy nhất.
NN lúc bấy giờ không có đủ thực quyền, không … , không có cơ chế để thực thi những
quyền đó.
76
⇒ Mỗi vùng lãnh thổ đều áp dụng nguồn luật khác nhau, khiến cho pháp luật trở nên phân tán,
không có sự thống nhất trong pháp luật. Sự tác động lẫn nhau và mối quan hệ giữa các nguồn lại
khiến cho pháp luật trở nên phức tạp và cồng kềnh.
b. Đặc trưng của pháp luật
Pháp luật trong giai đoạn này không mang tính hệ thống:
- Sự phân chia pháp luật thành vùng phía Nam và phía bắc sông Loire
- Luật Giáo hội (droit canonque), Luật Nhà vua (droit royal).
→ Đa dạng về nguồn gốc, nội dung và cách thức áp dụng. Luật Giáo hội được áp dụng bởi
nhà thờ, Luật Nhà vua được áp dụng bởi Toà án. Mỗi hệ thống TA khác nhau áp dụng PL khác
nhau. VD: Hai người muốn kết hôn phải tổ chức đám cưới tại nhà thờ, chịu ảnh hưởng của luật giáo
hội nhưng quyền sở hữu tài sản của họ lại được điều chỉnh tại luật của địa phương nơi có hôn nhân
(theo pháp luật điều chỉnh của luật nơi có hôn nhân theo quy định của Luật La Mã lúc bấy giờ).
Pháp luật mang nặng tính giai cấp:
Xã hội được phân chia thành 3 đẳng cấp, mỗi đẳng cấp áp dụng pháp luật riêng lẻ

Tăng lữ.
→ 2 tầng lớp này ít nhưng nắm giữ nhiều quyền hạn khác nhau.
Quý tộc.

→ Thành phần đông đảo nhất trong xã hội lúc bấy giờ → tạo nhiều
Đẳng cấp thứ ba: Tư sản, giá trị thặng dư trong xã hội nhưng không có quyền lợi chính trị (bầu
tiểu tư sản, nông dân, cử,…), chịu sự phụ thuộc của tầng lớp tăng lữ, quý tộc.
bình dân thành thị. → Tầng lớp thứ 3 chịu nhiều thiệt thòi → mâu thuẫn giữa tầng lớp
thứ 3 với tăng lữ, quý tộc ngày càng trở nên gay gắt.

Ví dụ: trong thừa kế, quy định thừa kế với quý tộc là tài sản TK được để lại duy nhất cho con trai
trưởng. Còn đối với đẳng cấp thứ 3: tài sản TK được chia đều cho những người con trai của người
để lại di sản --> mang nặng tính giai cập và bất bình đẳng --> PL phức tạp, cồng kềnh hơn.
--> cùng 1 vấn đề nhưng PL điều chỉnh với giai cấp khác nhau lại khác nhau.

Pháp luật mang tính bất bình đẳng, nặng tính gia trưởng:
- Bất bình đẳng giữa các đẳng cấp trong xã hội.
- Bất bình đẳng nam - nữ
VD: Ngay sau khi người con gái bước qua ngạch cửa nhà chồng thị mọi của hồi môn của
người con gái đều trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của người chồng. Người chồng có quyền
định đoạt mọi việc trong gia đình. Người chồng có quyền ly hôn với người vợ bất cứ lúc nào nhưng
người vợ thì lại không có quyền này.

77
c. Thành tựu
Sự ra đời của những quy phạm pháp luật được kế thừa trực tiếp từ Luật La Mã → tác động
lớn đến Pháp giai đoạn sau. VD: chế định về tài sản nơi có hôn nhân, luật nơi có vật là chế định tiếp
thu trực tiếp từ luật La Mã --> sau này được ghi nhận trong BLDS Napoleon 1804 --> PL mang tính
kế thừa
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật đã được hình thành và phát triển mạnh trong giai
đoạn này → nhiều HTPL dẫn đến xung đột pháp luật, từ đó thẩm phán các tòa án đã hình thành các
nguyên tắc giải quyết xung đột. --> không chỉ là nền tảng của PL của tư pháp quốc tế ở Pháp mà
còn là khuôn mẫu, chuẩn mực cho nhiều quốc gia.
Tổ chức Luật sư ở Pháp được hình thành (thế kỷ XIII). Sự ra đời của tổ chức luật sư này
chứng minh nghề luật sư được công nhận là 1 nghề cao quý trong XH --> người dân đã có ý thức
hơn về PL, về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình khi nhờ luật sư tư vấn về quyền của mình -->
động lực cho các tầng lớp tiến bộ trong XH tiến hành cách mạng dân chủ tư sản.

2. Giai đoạn chuyển tiếp 1789 - 1799


(?) Vì sao đây được gọi là giai đoạn chuyển tiếp?
→ “GĐ nội chiến” vì giai đoạn này mặc dù đã giành được thắng lợi nhưng các tầng lớp tham
gia lãnh đạo cách mạng vẫn chưa thống nhất trong việc phân chia quyền lực và xây dựng bộ máy để
điều hành vững chắc đất nước.
“GĐ chuyển tiếp” vì đây là giai đoạn tạm chững lại để chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
để chuyển từ PL phong kiến sang PL tư sản.
Cuộc cách mạng dân chủ tư sản của Pháp là cuộc cách mạng triệt để, với sự thắng lợi hoàn
toàn của giai cấp tư sản => xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến trong xã hội, thắng lợi hoàn toàn
thuộc về giai cấp tư sản. Khác với Anh: cuộc CMDCTS nửa vời, phong kiến vẫn tồn tại song song
trong XH Anh với tư sản.
PL Pháp mang tính kế thừa nhưng lại có sự gián đoạn --> gián đoạn để cắt đứt triệt để tất cả
tàn dư của giai đoạn phong kiến, chuyển mình hoàn toàn qua nền PL tư sản.

a. Tình hình pháp luật


Sự ra đời của Bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền 1789 gồm 17 điều khoản đều
tựu chung lại đều: khẳng định quyền tự do, bình đẳng của con người nhằm mục đích xoá bỏ hoàn
toàn bất công trong giai đoạn trước đó. mong muốn tha thiết của các giai cấp tiến bộ trong XH khi
họ tiến hành cuộc cách mạng: quyền tự do hội họp, quyền tự do học tập,... --> các điều khoản này là
kim chỉ nam là các văn bản sau này: đề cao quyền tự do
- Bình đẳng của con người trước pháp luật
- Quyền tự do của con người trong hôn nhân
78
- Quyền tự do của con người trong giao kết hợp đồng
Sự ra đời của Hiến pháp 1791: Hiến pháp đầu tiên của Pháp: thừa nhận xem những quyền tự
do của con người trong Tuyên ngôn là nội dung chính của Hiến pháp. Hiến pháp có hạn chế khi
phân loại công dân trong xã hội thành 2 loại:
- Công dân tích cực: có nhiều tài sản, đong thuế, có đóng góp cho BMNN => được can
thiệp vào hệ thống chính trị, có quyền bầu cử.
- Công dân thụ động: không tạo nên tài sản, không thể đóng thuế => không được bầu
cử, không được tham gia can thiệp vào hệ thống chính trị
→ Bất bình đẳng, về sau bị lên án nhiều.
Sau đó khi Napoleon ra đời, ông đã nhanh chóng sửa đổi Hiến pháp này. --> Pháp là nước có
nhiều Hiến pháp thứ 2 trên thế giới

b. Đặc trưng của pháp luật


Thể hiện tính tự do:
Tự do về nhân thân, về tài sản và tự do giao kết hợp đồng.
- Tự do trong các mối quan hệ gia đình: về độ tuổi trưởng thành, tự do kết hôn, ly hôn
và tự do tái giá.
VD: Trong giai đoạn trước, người vợ không có quyền ly hôn thì đến giai đoạn này PL
ghi nhận tự do ly hôn của phụ nữ.
Nếu người con đủ 21 tuổi thì được tự do quyết định, không còn lệ thuộc vào người
cha như trước.
- Giải phóng khỏi tính gia trưởng, khỏi sự ràng buộc của người cha khi đến tuổi trưởng
thành.
Tự do tài sản và tự do hợp đồng: “... mỗi người có tài sản thuộc về riêng cá nhân họ,... Thành
quả lao động của một người thì thuộc về sở hữu của người đó”; “hợp đồng là sự tự nguyện giữa các
bên và chỉ bị hủy bỏ khi hai bên đồng ý hoặc có sự vi phạm pháp luật”.
Pháp luật có sự phân chia ra làm các chế định công và các chế định tư → ảnh hưởng của
pháp luật La Mã.
- Luật tư: điều chỉnh quan hệ bình đẳng giữa cá nhân và pháp nhân tư quyền; luật công:
mối quan hệ bất bình đẳng mà một bên là Nhà nước/ cơ quan đại diện Nhà nước
- Sự tồn tại của nhánh tòa án Hành chính bên cạnh nhánh tòa án thẩm quyền chung.
Pháp luật thể hiện tính bình đẳng:
- Bình đẳng giữa các giai tầng xã hội: các đặc quyền phong kiến (của tầng lớp quý tộc,
tăng lữ bị xóa bỏ

79
- Bình đẳng giữa nam - nữ: con trai và con gái có quyền ngang nhau trong việc hưởng
tài sản thừa kế, người con trai cả không còn có đặc quyền.
→ Chính các đặc trưng này là nền tảng cho việc xóa bỏ những bất cập của pháp luật
phong kiến giai đoạn trước đó và xây dựng HTPL thống nhất ở giai đoạn sau. Luật chỉ do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực thống nhất trên toàn lãnh thổ.

c. Thành tựu
Thành tựu nổi bật nhất trong giai đoạn này chính là sự xóa bỏ pháp luật phong kiến và đặt
nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và dân chủ đầu tiên ở châu Âu bằng việc cho ra
đời bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền.
Lý tưởng: công bằng, bình đẳng trước PL phải được đảm bảo, đặc quyền đặc lợi phải được
xoá bỏ, phải thống nhất HTPL--> đã được thực hiện ở giai đoạn sau.

3. Giai đoạn từ 1799 đến nay

a. Tình hình pháp luật


Năm 1799, Napoleon trở thành Đại tổng tài, tiến hành thay đổi Hiến pháp
Năm 1804, Napoleon lên ngôi Hoàng đế, thực hiện cải cách hệ thống tòa án. => Sự ra đời
của toà phá án
THế kỷ XVIII, các quốc gia châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa triết học khai
sáng (philosophie de l’illumination) và công cuộc pháp điển hóa diễn ra. Quá trình pháp điển hóa
pháp luật diễn ra trong 6 năm và Sự ra đời của 5 Bộ luật
- BLDS 1804
- BLTTDS 1806
- BL Thương mại 1807
- BLTTHS 1808 → dựa trên những sắc lệnh Hoàng gia đã có sẵn, các nhà làm luật đã
thuận lợi tạo nên BLTTHS trước.
- BLHS 1810
→ Pháp điển hóa: chấm dứt vô số những tàn tích cổ hủ của pháp luật, những tập quản cản trở
sự phát triển của xã hội. => ra đời HTPL thống nhất trên toàn lãnh thổ.
→ Sự thay đổi mang tính hệ thống ở mức độ cao và quy mô rộng lớn, toàn diện chứ không
còn chỉ là sự tuyển tập tự phát, nhỏ lẻ của các thẩm phán như giai đoạn trước năm 1789.
--> Ngọn cờ kéo theo các QG châu Âu lục địa khác cũng phát triển theo con đường PL Pháp
--> PL Pháp đã phát triển trên con đường PL thành văn --> hình thành nên khuynh hướng
phát triển chung cho các QG châu Âu lục địa khác.

80
Vai trò của các trường đại học tổng hợp trong việc hình thành một hệ tư tưởng pháp lý chung
đóng vai trò vô cùng quan trọng.
(?) Vì sao PL Pháp phát triển trên con đường PL thành văn lại hình thành nên khuynh
hướng phát triển chung cho các QG châu Âu lục địa khác?
 Lý do về yếu tố tự nguyện: Do vai trò của các trường ĐH tổng hợp thế kỷ 12, 13 trong sự
quay lại của PL La Mã --> tiếp nhận, giảng dạy cho sinh viên trong kỹ thuật lập pháp, cách thức tư
duy PL --> sinh viên đem tư duy và cách thức xây dựng PL đó áp dụng vào PL của quốc gia mình --
> hình thành nên hệ thống tư duy, tư tưởng pháp luật thống nhất giữa các quốc gia châu Âu lục địa.
Khi Pháp phát triển con đường PL thành văn và đạt được thành tựu là 05 Bộ luật --> các QG khác
nhìn thấy và dựa trên cơ sở tư duy pháp lý tương đồng đã có trước đó --> tự nguyện đi theo con
đường phát triển của PL Pháp.
 Lý do về yếu tố áp đặt: Nhắc đến Napoleon là nhớ đến các cuộc viễn chinh, chiến tranh
xâm lược thuộc địa --> khi xâm lược thì trên con đường viễn chinh, ông quy định rằng binh lính và
người dân của mình phải đem theo PL của Pháp đến các QG đó --> áp đặt PL của Pháp cho cả các
QG trên con đường viễn chinh và QG bị xâm lược.

b. Đặc trưng
Tính pháp điểm hóa cao: thể hiện ở việc cho ra đời hàng loại các bộ luật. Trong đó BLDS
1804 thể hiện trình độ pháp điển hóa phát triển đến mức rất cao của người Pháp khi trong vòng 4
tháng ngắn ngủi 4 nhà soạn thảo chính hình thành nên bộ luật này đã cho ra đời đến 2281 điều
khoản.
PL có tính kế thừa: sự ra đời của 2281 điều khảon của bLDS 1804 không phải là một sản
phẩm sáng tạo hoàn toàn mới của các nhà lập pháp trong giai đoạn này mà có hệ thống của những
PL từ những nền tảng của PL trước đó, tức là PL giai đoạn sau cách mạng là sự kế thừa và phát huy
hoàn hảo những giá trị tốt đẹp trong giai đoạn trước CM và giai đoạn chuyển tiếp.
PL có tính toàn diện: Nhà lập pháp đã ban hành 05 Bộ luật điều chỉnh tất cả các QHXH, các
vấn đề XH mà người dân quan tâm, và hiệu lực áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ..

c. Thành quả
Thành tựu nhứ nhất của gia đoạn này là: Thành tựu của quá trình pháp điển hoá:
- Tạo ra trật tự phân cấp thứ bậc các nguồn luật tại Pháp: HP (văn bản PL có giá trị cao
nhất), Luật, VB dưới Luật và án lệ.
- Sự ràng buộc pháp luật Liên minh châu Âu EU (gồm cả PL thành văn và các án lệ của
toà án công lý châu âu)
Án lệ tại Pháp:

81
Cách hiểu về án lệ: án lệ là sự giải thích linh hoạt nhằm mở rộng của PL thành văn, giải thích
trên cơ sở quan điểm của nhà lập pháp (không phải sản phẩm của cơ quan tư pháp, không phải quan
điểm của thẩm phán trong quá trình xét xử vì thẩm phán không có quyền làm luật.
Giá trị của án lệ: án lệ ở Pháp không có giá trị bắt buộc đương nhiên đối với thẩm phán Pháp
mà chỉ có giá trị ràng buộc về mặt tâm lý. → chỉ có ràng buộc về mặt tâm lý chứ không ràng buộc
về pháp lý.
Toà án Anh viện dẫn các án lệ để làm căn cứ vững mạnh cho lập luận của mình, còn Tòa án
Pháp không sử dụng phương pháp phân tích tương tự án lệ để làm cơ sở cho các quyết định của bản
án và các thẩm phán cũng không được trình dẫn án lệ trong các bản án của mình . Vì hẩm phán ở
civil law không được làm luật, không được ban hành án lệ.
Thành tựu thứ hai của pl giai đoạn này chính là đã tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất ,
có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ.
⇒ Kết luận:
Đến thời kỳ Napoleon, các điều kiện để Pháp phát triển pháp luật theo con đường của PL
thành văn đã được hội tụ đầy đủ:
- Tư duy pháp lý của luật La Mã.
- Sự ra đời của một nhà nước thực quyền → quyền lực tập trung vào tay của nhà nước.
Sự ra đời của năm bộ luật đồ sộ ở Pháp đã mở ra trào lưu pháp điển hoá ở Pháp và ở châu Âu
lục địa, giúp cho HTPL châu Âu lục địa phát triển với đầy đủ các đặc trưng như ngày hôm nay
chúng ta biết đến.
 Pháp là tiêu biểu, điển hình của truyền thống pháp luật Civil

II. BỘ LUẬT DÂN SỰ NAPOLEON 1804


Nghiên cứu BLDS mà không phải bất kỳ đạo luật nào khác vì BLDS Napoleon 1804 mang
trên mình đầy đủ những đặc điểm của HTPL Pháp nói riêng và toàn bộ HTPL châu Âu lục địa nói
chung.
v Hoàn cảnh ra đời
Năm 1800 Napoleon chỉ định Uỷ ban bao gồm 4 thành viên: Potalis và Maleville (đại diện
miền Nam – pl thành văn), Bigot và Tronchet (đại diện miền Bắc – tập quán) => sự tinh tế của
Napoleon: lựa chọn số lượng thành viên Uỷ ban từ trường phái mỗi miền PL nước Pháp: PL thành
văn và PL tập quán bằng nhau, nhằm chắt lọc tinh hoa giá trị của pl ở từng miền.
Sau 4 tháng làm việc vào tháng 1/1801 cho ra đời Dự thảo đầu tiên
Tháng 4/1804, Bộ luật được thông qua và có hiệu lực – gọi là Bộ luật dân sự Napoleon 1804
=> Vai trò của Napoleon là rất lớn trong việc thúc đẩy sự thành công của bộ luật, sự ảnh hưởng của
ông ta về mặt nội dung và áp dụng trên thực tế.
82
(?) Vì sao Napoleon chọn dân sự là lĩnh vực đầu tiên mà ông ta tiến hành pháp điển hoá?
Pháp luật được soạn thảo nhằm điều chỉnh qhxh, điều chỉnh, giải đáp cho những bức xúc của
xh trong giai đoạn đó. Nguyên nhân dẫn đến cách mạng là do mâu thuẫn lợi ích giữa tầng lớp tư
sản, tiểu tư sản và tâng lớp của xh phong kiến, tư sản bị kìm kẹp bởi giai cấp phong kiến và những
đặc quyền đặc lợi của phong kiến --> bức xúc về quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sở hữu cơ
bản của con người => ngay sau cách mạng vấn đề đặt ra đầu tiên là giải đáp cho bức xúc về lợi ích
tư trong xh như: quyền tự do, bình đẳng, sở hữu.
Pháp luật Pháp ảnh hưởng nhiều bởi pháp luật La Mã mà pháp luật La Mã điều chỉnh trong
lĩnh vực hợp đồng, dân sự => dựa trên nền tảng sẵn có từ pl La Mã
v Bộ luật là sự kết hợp giữa các quy định pháp luật đã có từ thời Trung cổ và
những quy định của pháp luật thời kì chuyển tiếp (tính kế thừa của pháp luật
Pháp)
Các quyền tự do cá nhân: kết hôn, ly hôn; tự do hợp đồng được ghi nhận lại và nhấn mạnh
hơn (từ giai đoạn chuyển tiếp đã có mầm móng, tư tưởng về các quyền tự do cá nhân, thay thế cho
sự gia trưởng của PL giai đoạn trước cách mạng).
Các nguyên tắc pháp lý thời kỳ chuyển tiếp: luật về hợp đồng từ luật La Mã, luật về hôn nhân
gia đình từ tập quán phía Bắc => Bộ luật Dân sự Napoleon không phải là sự sáng tạo hoàn toàn mà
là sản phẩm tiến bộ từ những nền tảng sẵn có của pháp luật La Mã và tập quán vùng trước đó.
v Bộ luật dân sự là biểu hiện đặc trưng của truyền thống Civil law
Nguồn gốc pháp luật: Bộ luật có nguồn gốc từ luật La Mã, cả PL thành văn và các tập quan
địa phương
Hình thức pháp luật: BLDS là sản phẩm của luật thành văn => thông qua hoạt động pháp
điển hoá, CQ lập pháp thông qua hoạt động soạn thảo PL Gồm 2281 điều khoản
BLDS được hình thành thông qua hoạt động lập pháp của Nghị viện, hoàn toàn không có sự
tham gia của cơ quan tư pháp
Sự chia PL thành luật công và luật tư: BLDS là giải pháp cho những bức xúc về lợi ích tư =>
giải quyết các vấn đề về quyền con người, kết hôn, ly hôn, hợp đồng, thừa kế,… => BLDS là điển
hình cho PL Pháp có sự phân chia luật công và luật tư
Mối tương quan giữa luật nội dung và luật hình thức BLDS là một minh chứng cho việc luật
nội dung được coi trọng hơn luật tố tụng: các điều khoản đều nêu lên giải pháp để giải quyết quan
hệ xh chứ không đề ra các cách thức tố tụng.
Pháp điển hoá: BLDS là sản phẩm điển hình, thể hiện mức độ và quy mô pháp điển hoá to
lớn, vượt trội hơn hẳn các bộ biên soạn tư nhân trước đây --> nguồn cảm hứng cho các Bộ luật được
ban hành sau này của Pháp, và cả ban hành các Bộ luật của các QG khác trên thế giới.

83
1. Về hình thức, ngôn ngữ và kỹ thuật soạn thảo
Cấu trúc: quyển (livre) – thiên (titre) – chương (chapitre) – mục (section) – điều (article); quy
định từ điều khoản chung đến điều khoản riêng. Ex: Quy định về bất động sản tại các Điều 517,
Điều 518.
- Như thế nào là tài sản
- Như thế nào là động sản, bất động sản
- Quyền định đoạt vs ĐS như thế nào, BĐS như thế nào
Ngôn ngữ: rõ ràng, súc tích, tránh sự mơ hồ, khó áp dụng. Ex: Điều 1108 về điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng (tính tự nguyện, năng lực giao kết, đối tượng và căn cứ); Điều 212 về quyền
và nghĩa vụ của vợ và chồng.
Kỹ thuật soạn thảo: xây dựng các nguyên tắc pháp lý chung thay vì các điều khoản chi tiết. --
> mang tính khái quát, linh hoạt, sẽ được áp dụng linh hoạt với từng tình huống pháp lý phát sinh. --
> rất khác biệt với án lệ Anh: án lệ Anh là PL điều chỉnh mang tính cụ thể, thích ứng với từng tình
huống PL phát sinhl; còn QPPL lại mang tính khái quát, trừu tượng hơn.

2. Về nội dung
Bộ luật bao gồm 2281 điều, được chia làm 3 quyển:
Quyển I (12 thiên): Nhân thân (Des personnes): Quy định các vấn đề về nhân thân – gắn liền
trực tiếp đến một người: khai sinh, khai tử, hộ tịch, kết hôn, ly hôn, mối quan hệ giữa cha mẹ và
con,... Vấn đề nổi bật gồm:
- Cho và nhận con nuôi: được sửa đổi bổ sung nhiều nhất --> với ảnh hưởng hoàn cảnh cá
nhân của Napoleon, các nhà lập pháp phải xây dựng điều khoản về cho và nhận con nuôi
trong BLDS --> những điều khoản này hiện nay đã bị sửa đổi, bổ sung nhiều nhất từ
trước đến nay.
- Về kết hôn và ly hôn: quy định được thừa hưởng hoàn toàn từ giai đoạn chuyển tiếp
Quyển II (4 thiên): Tài sản và thay đổi khác của quyền sở hữu (Des biens et des différentes
modifications de la propriété):
- Thiên 1: phân biệt các loại tài sản
- Thiên 2: sở hữu
- Thiên 3: quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, quyền sử dụng và quyền cư dụng
- Thiên 4: dịch quyền và địa dịch (quyền và nghĩa vụ của chủ tài sản BĐS liền kề)
Quyển III (20 thiên): Các phương thức khác nhau xác lập quyền sở hữu, về thừa kế, di chúc,
các loại hợp đồng và vấn đề tài sản giữa vợ và chồng (Des différentes manières dont on acquient la
propriété):

84
- Hợp đồng: bên cạnh BLDS Pháp - BL chung thì còn nhiều những BL chuyên ngành như
BLTM, BLHH cũng quy định về HĐ --> nội dung của những Bộ luật này độc lập chứ
không chồng chéo với nhau. Nếu là vấn đề về HĐ nói chung thì đưa vào Bộ luật chung,
nếu là HĐ chuyên ngành thì đưa vào các Bộ luật chuyên ngành.  trình độ pháp điển
hoá, cấu trúc luật của Pháp rất tiến bộ.
- Vấn đề tài sản giữa vợ và chồng: cho phép người vợ và người chồng trước khi kết hôn có
thể thoả thuận đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng (khế ước tiền hôn nhân)
- Thừa kế: con gái và con trai bình đẳng nhau trong việc hưởng di sản. PL xác định rất rõ
diện thừa kế, hàng thừa kế, thứ tự thừa kế,...
Nhận xét: BLDS napoleon 1804 là 1 bộ luật không có kẽ hở về mặt hình thức và về mặt
logic. Tuy nhiên về mặt nội dung thì bộ luật này cũng có những hạn chế riêng.
v Một số hạn chế
Sự ảnh hưởng của cá nhân Napoleon: VDd quy định về cho và nhận con nuôi
Hạn chế của các VBPL nói chung: tính không thể dự đoán hết thảy, tính trừu tượng và khái
quát => dẫn đến nhiều cách hiểu
Hạn chế đến từ “tinh thần” của Bộ luật: Bộ luật này như “hiến pháp” trong lĩnh vực luật tư
của Bộ luật quá đồ sộ và chi tiết. => nếu là luật gốc phải ngắn gọn súc tích, nên trái với tinh thần
của một luật gốc.
 Không nên thần thánh hoá Bộ luật về một BL không có kẽ hở về mặt nội dung và có tính
áp dụng tuyệt đối cho đến ngày nay.

3. Giá trị lịch sử của bộ luật


Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận quyền bình đẳng của cá nhân trước pháp luật
Lần đầu tiên có một bộ luật quy định về việc tôn trọng một cách tuyệt đội các cam kết trong
hợp đồng
Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và có cơ chế đảm bảo thực thi
quyền ấy
Bộ luật chứa đụng gần như đầy ffur các nguyên tắc của pháp luật dân sự (nguyên tắc tự do ý
chí, nguyên tắc tự nguyện tuân thủ thoả thuận,...)
 KẾT LUẬN: Về sau có thể sẽ có những bộ luật tiến bộ hơn nhưng sẽ không có bộ luật
nào có giá trị lịch sử như Bộ luật dân sự Napoleon

85
III. HỆ THỐNG CƠ QUAN TOÀ ÁN PHÁP

 Một số nhận xét ban đầu:


- Anh là một hệ thống toà án đơn nhất, còn Pháp thì có 2 hệ thống toà án
- Hình thành nên 2 cấp xét xử
- Nhiều phân toà cấp dưới hơn toà án Anh, còn có các toà án cấp thấp trong lĩnh vực
hình sự, hành chính
- Có một toà tách biệt hoàn toàn và độc lập với các toà khác

1. Đặc trưng chung


Hệ thống toà án được phân chia thành 2 nhánh toà => Hệ thống toà án có cấu trúc nhị nguyên
(kim tự tháp đôi), bao gồm 2 nhánh toà: (1) nhánh toà có thẩm quyền chung (tư pháp) xét xử các vụ
án dân sự và hình sự và (2) nhánh toà hành chính – có thẩm quyền xét xử các vụ việc hành chính.
Việc phân chia thành 2 nhánh toà vì:
- Hệ thống PL Pháp có sự phân chia thành luật tư và luật công => Họ xđ luật công và
luật tư không thể đặt lên cùng một “bàn cân” vì tính bất bình đẳng, với các tính chất
và cách thực thi khác nhau. Một là giữa các bên bth trong xh và một bên là có sự tham
gia của cơ quan quyền lực nhà nước
- Sự tồn tại của học thuyết tam quyền phân lập nên thẩm phán toà án tư pháp không
được tham gia vào hoạt động xét xử của hệ thống hành pháp mà phải có cơ quan xét
xử riêng biệt.
- Thực tiễn pháp luật Pháp sau cách mạng: thẩm quyền của cơ quan tư pháp quá lớn, lấn
át thẩm quyền của cơ quan hành pháp nên có sự tách biệt để cân bằng quyền lực giữa
các nhánh quyền lực.

Hệ thống có 2 cấp xét xử, 3 cấp toà:

86
3 cấp toà:
- Cấp I: thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm
- Cấp II: thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm
- Cấp III - cấp tối cao: Tòa phá án và Hội đồng Nhà nước - xem xét lại vụ việc để đảm
bảo các TA cấp dưới áp dụng PL 1 cách thống nhất
2 cấp xét xử:
- Sơ thẩm
- Phúc thẩm: toà phúc thẩm DS, toà đại hình phúc thẩm, toà phúc thẩm hành chính Toà
phá án và hội đồng nhà nước: cấp tối cao --> xem xét lại vụ việc để đảm bảo rằng các
TA cấp dưới đã áp dụng PL 1 cách thống nhất --> giống cách quy định thẩm quyền
của Toà án tối cao trong HTTA Anh.

Dân sự: sơ thẩm (toà dân sự thẩm quyền rộng; toà dân sự thẩm quyền hẹp) và phúc thẩm.
Hình sự: sơ thẩm (tiểu hình – giải quyết vụ việc ở mức độ cáo hơn toà vi cảnh, vi cảnh) và
thẩm
Hành chính: sơ thẩm (sơ thẩm hành chính và sơ thẩm hành chính chuyên trách) và toà phúc
thẩm
Hội đồng nhà nước và toà phá án: có chức năng xem xét laị vụ việc để đảm bảo pl được áp
dụng đúng và thống nhất. không có chức năng xét xử => không phải là một cấp xét xử => toà án tối
cao

Pháp luật coi trọng luật nội dung hơn luật tố tụng: Toà phá án ra đời nhằm đảm bảo nội dung
pháp luật phải được hiểu và áp dụng thống nhất trên toàn bộ nước Pháp, không có chức năng xét xử
lại vụ việc mà chỉ đảm bảo áp dụng thống nhất --> không phải cấp xét xử thứ ba, không chỉ xét xử
phúc thẩm lại vụ án
Nguyên tắc:
- Cấp tối cao không có chức năng xét xử
- Những bản án đã được giải quyết bởi TA cấp dưới nếu có kháng cáo, kháng nghị sẽ
được xét xử phúc thẩm bởi TA phúc thẩm
 Ngoại lệ:
- 3 cấp toà (sơ thẩm, phúc thẩm, tối cao) => Hội đồng NN (cấp tối cao) đáng lẽ không
có thẩm quyền xét xử nhưng lại có thể xét xử sơ thẩm mang tính chất chung thẩm và
xét xử một số vụ việc hành chính nhất định
- 2 cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm): một số những bản án của toà án cấp dưới bị giới
hạn quyền phúc thẩm => Lý do giới hạn quyền phúc thẩm vì
87
 ố lượng những toà sơ thẩm ở Pháp nhiều hơn hẳn số lượng toà phúc thẩm,nếu
không giới hạn thì hoạt động của toà phúc thẩm bị quá tải do số lượng của toà
sơ thẩm quá nhiều. Ngoài ra,
 Giá trị tranh chấp bị giới hạn phúc thẩm thấp hơn nhiều so với chi phí các bên
phải bỏ ra để xét xử phúc thẩm. Với những tranh chấp giá trị thấp (chẳng hạn
dưới 4000 euro), có khả năng thấp hơn chi phí họ phải bỏ ra để có thể xét xử
phúc thẩm => dù không được phúc thẩm thì các vụ việc đó vẫn có thể được
xem xét lại lại theo thủ tục phá án tại toà phá án
NHẬN ĐỊNH: “Đối với tất cả trường hợp bản án, phán quyết của vụ án bị giới hạn quyền
phúc thẩm, bản án, phán quyết đó đều mang giá trị chung thẩm”.
 Sai. Vì các bản án đó vẫn có thể được xem xét lại theo thủ tục xem xét lại của Toà phá án
trong trường hợp đặc biệt
Về nguyên tắc, toà án Pháp không có thẩm quyền ban hành án lệ trong quá trình xét xử, Điều
5 BLDS Pháp 1804: Thẩm phán không được tạo ra các quy tắc pháp lý mang tính chất quy phạm
chung trong quá trình xét xử vụ việc. Tuy nhiên, thực tế án lệ vẫn tồn tại và có giá trị nhất định
trong HTPL Pháp: là nguồn bổ trợ của luật dân sự và là nguồn quan trọng của luật hành chính Pháp.
Vì có sự mâu thuẫn nên có sự so sánh như sau:
- Cách hiểu: Án lệ ở Pháp chỉ được xem là sự giải thích linh hoạt nhằm mở rộng nội
hàm của pháp luật thành văn chứ không phải là con đường làm luật của thẩm phán
bằng việc tạo ra các nguyên tắc pháp lý mới
- Cách vận hành: Thẩm phán không có quyền làm luật mà họ chỉ có quyền giải thích
pháp luật và giải thích trên cơ sở bám sát vào quan điểm của nhà lập pháp
- Tính ràng buộc của án lệ: không có giá trị bắt buộc áp dụng nhưng mang tính ràng
buộc về mặt tâm lý.

88
2. Nhánh Toà tư pháp

Những toà nào bị giới hạn quyền phúc thẩm?

a. Các toà án sơ thẩm


 TOÀ SƠ THẨM DÂN SỰ
Toà sơ thẩm dân sự thẩm quyền hẹp (Tribunal d’instance)
- Thẩm quyền:
 Giải quyết tranh chấp dân sự nhỏ

89
 Thẩm quyền xét xử theo vụ việc và theo lãnh thổ
o Theo vụ việc: vụ việc có giá trị tranh chấp dưới 10.000 euro
o Theo lãnh thổ: có 307 toà trên toà lãnh thổ, TQ dựa vào nơi cư trú của bị
đơn
- Thủ tục xét xử: thường là bởi một TP chuyên nghiệp
- Cấp phúc thẩm: tại Toà phúc thẩm
- Giới hạn quyền PT: các tranh chấp có giá trị dưới 4.000 euro
Toà sơ thẩm dân sự thẩm quyền rộng (Tribunal de Grande Instance)
- Thẩm quyền
 Xét xử ST các vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp từ 10.000 euro trở lên
 Thẩm quyền đặc biệt đối với các vụ việc về hộ tịch, ly hôn, thừa kế, bất động
sản, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá…
- Thủ tục xét xử: thực hiện bởi một hội đồng ít nhất 3 TP chuyên nghiệp, đối với vụ
việc về gia đình là 1 TP
- Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm
- Giới hạn quyền PT: Không bị giới hạn quyền phúc thẩm

Các toà đặc biệt:


Tiêu chí Toà thương mại Toà lao động Toà nông nghiệp
Thẩm - Tranh chấp giữa cá nhân và - Tranh chấp giữa Tranh chấp giữa
quyền thương nhân, thương nhân với người lao động và chủ đất và người
nhau,… người sử dụng lao thuê đất về việc
- Tranh chấp về hành vi thương động gắn với hợp thuê đất nông
mại đồng lao động Nghiệp

Thủ tục xét Ba thẩm phán không chuyên, hỗ - Các thẩm phán lao Các thẩm phán
xử trợ bởi thư ký toà án (Thẩm phán động: 2 TP xuất thân không chuyên: 2
không chuyên - thẩm phán hoà từ người lao động và TP xuất thân từ
bình, chỉ nhận được sự tin tưởng 2 TP từ người sử thuê đất và 2 TP từ
của người dân địa phương, có thể dụng lao động người cho thuê đất
là chủ các doanh nghiệp, v.v - Hoà giải là quy
không được đưa vào bộ máy nhà trình bắt buộc
90
nước, không được hưởng lương
nhà nước --> có nên bãi bỏ mô
hình này không vì họ không có
trình độ chuyên nghiệp như thẩm
phán thông thường, liệu có đủ
công tâm? Nhưng mặc khác họ
vẫn nhận được sự ủng hộ lớn từ
người dân địa phương.)
Cấp phúc Toà phúc thẩm
thẩm
Giới hạn Các tranh chấp có giá trị dưới Các tranh chấp có giá trị nhỏ, vụ việc đơn
quyền 4,000 euro giản.
phúc thẩm
 TOÀ ÁN SƠ THẨM DÂN SỰ
Toà vi cảnh:
- Thẩm quyền: Xét xử các vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng và hay các lỗi vi cảnh
(contravention): lái xe quá tốc độ, ăn cắp vặt, …
- Hình phạt: Phạt tiền, tịch thu tang vật, bằng lái xe…
- Thủ tục xét xử: Thực hiện bởi một thẩm phán và một nhân viên cơ quan công quyền
- Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm (trừ TH bị tịch thu bằng lái xe)
Toà tiểu hình
- Thẩm quyền: Vụ việc hình sự từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng (trộm cắp, lừa đảo,
gây thương tích…)
- Hình phạt: Phạt tiền (tối thiểu 3.750 euro), phạt tù (không quá 10 năm)…
- Thủ tục xét xử: Hội đồng gồm 3 TP với sự giúp việc của thành viên cơ quan công
quyền
- Cấp phúc thẩm: Không bị giới hạn quyền PT.
Toà đại hình:
- Thẩm quyền:
 Vụ việc hình sự rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
 Tội phạm vị thành niên (có sự tham gia của bồi thẩm đoàn)
- Thủ tục xét xử:
 Hội đồng gồm 3 TP
 Có sự hiện diện của bồi thẩm đoàn
91
- Hình phạt: Ít nhất 10 năm tù cho đến chung thân
- Phúc thẩm: Toà đại hình phúc thẩm

b. Các toà án phúc thẩm


Toà án phúc thẩm:
- Thẩm quyền
 Xét xử tất cả các bản án của Toà án cấp dưới nằm trong nhánh toà án có thẩm
quyền xét xử chung (trừ các bản án tại các toà ST bị giới hạn quyền phúc thẩm)
 Xét xử lại cả về nội dung tình tiết vụ việc lẫn pháp luật được áp dụng.
- Thủ tục xét xử: Hội đồng gồm 3 – 5 thẩm phán chuyên nghiệp
Toà phá án
- Thẩm phán xét xử: xem xét lại quan điểm pháp luật của các bản án, phán quyết của
toà án cấp dưới
- Thủ tục:
 Được thực hiện bởi một trong sáu phòng
 Ra quyết định công nhận hoặc phá án (phá bỏ bản án của toà án cấp dưới) - Nếu
phá án, Toà trả bản án về cho toà án cấp dưới xét xử lại vụ việc - toà án cấp dưới
đã xét xử sơ thẩm với 1 hội đồng thẩm phán khác hoặc toà án cấp dưới tương
đương. - Hiệu lực của quyết định: một vụ việc không được xem xét quá hai lần, lần
sau cùng Toà phá án sẽ đưa ra quan điểm đối với việc xét xử
 Thẩm phán chuyên trách
 Thẩm phán không chuyên: ko có kiến thức về pháp luật, không đc đào tạo nhưng
là những người nhận được sự tin tưởng và được bầu làm tổng

c. Nhánh toà hành chính

Toà sơ thẩm hành chính:


- Thẩm quyền:
 ST các vụ kiện hành chính, trừ các vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của HĐNN -
Thẩm quyền theo lãnh thổ: toà án nơi có trụ sở của cơ quan đã ban hành quyết
định hành chính bị khiếu kiện

92
 Huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định bị kiện
- Thủ tục xét xử: Do một Hội đồng gồm 3 – 5 TP, các vụ việc đơn giản sẽ do một TP
thụ lý.
Toà sơ thẩm hành chính chuyên trách:
- Có thẩm quyền chuyên trách
- Mỗi toà do một văn bản thành lập nên
- Quy chế tố tụng tương tự như Toà ST hành chính thẩm quyền chung
Toà phúc thẩm hành chính:
- Thẩm quyền: Phúc thẩm các vụ việc hành chính đã được giải quyết bởi Toà ST hành
chính nhưng có kháng cáo, trừ các bản án thuộc thẩm quyền PT của HĐNN
- Thủ tục xét xử: Thực hiện nhiệm vụ như Toà phúc thẩm, thẩm quyền chung Hội đồng
Nhà nước
- Chức năng:
 Tư pháp: Xét xử sơ thẩm (mang tính chung thẩm), phúc thẩm và phá án vụ việc
hành chính (từ năm 1987 Toà có quyền huỷ phán quyết và xét xử như cấp xét xử
thứ ba)
 Tư vấn: tư vấn cho Chính phủ khi có một dự thảo luật sắp được thông qua; nghiên
cứu các đề án của Chính phủ
Hội đồng nhà nước:
- Chức năng:
 Tư pháp: Xét xử sơ thẩm (mang tính chung thẩm), phúc thẩm và phá án vụ việc
hành chính (từ năm 1987 Toà có quyền huỷ phán quyết và xét xử như cấp xét
xử thứ ba)
 Tư vấn: tư vấn cho Chính phủ khi có một dự thảo luật sắp được thông qua;
nghiên cứu các đề án của Chính phủ.

d. Toà xung đột


Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền tài phán của nhánh Toà án Tư pháp và nhánh Toà
án Hành chính, quyết định nhánh toà nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
- Xung đột tích cực: cả 2 toà đều mong muốn giải quyết vụ việc
- Xung đột tiêu cực: cả 2 toà đều không muốn giải quyết vụ
Quyết định này sẽ có giá trị chung thẩm và có giá trị thi hành ngay
Thành phần: 3 thẩm phán từ Toà phá án và 3 thẩm phán từ Hội đồng Nhà nước

e. Hội đồng hiến pháp (cơ chế bảo hiến)


Chức năng:
93
- Tư pháp: Giải quyết tính hợp hiến của các đạo luật, phân định thẩm quyền lập pháp
của Nghị viện và Chính phủ, phân chia quyền lực giữa Nhà nước Pháp và các lãnh thổ
hải ngoại; giải quyết tranh chấp liên quan đến bầu cử, trưng cầu ý dân. Hoạt động này
được thực hiện bởi Hội đồng Hiến pháp như một toà án, với trình tự thủ tục đặc biệt.
- Tư vấn: Tư vấn cho Tổng thống thực thi Điều 16 của Hiến pháp (ban bố tình trạng
khẩn cấp trên toàn quốc); tư vấn cho Chính phủ trong việc tổ chức bầu cử Tổng thống
hay trưng cầu ý dân.
Giám sát tính hợp hiến:
- Giám sát trước: trước khi một đạo luật được ban hành hoặc một điều ước quốc tế được
phê chuẩn, theo yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Thượng
viện, Chủ tịch Hạ viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ yêu cầu, Hội đồng Hiến
pháp sẽ được thực hiện việc giám sát. => giám sát đương nhiên.
- Giám sát sau: bổ sung từ ngày 1/3/2010, Toà phá án và HĐNN có quyền đề xuất Hội
đồng Hiến pháp xem xét các đạo luật đã có hiệu lực vi phạm các quyền và sự tự do
trong Hiến pháp. => cơ chế giám sát mang tính chất có yêu cầu

Tiêu chí Pháp Hoa Kỳ Việt Nam


Mô hình Bảo hiến tập Bảo hiến phi tập trung Bảo hiến tập trung
trung
Thẩm quyền Hội đồng bảo Mọi Toà án Quốc hội
hiến
Tính chất Khái quát Cụ thể Tương đối cụ thể
giám
sát
Phạm vi bảo Hẹp hơn so với Rất rộng Tương đối hẹp
hiến phạm vi bảo hiến
của Mỹ
Phương thức Giám sát trước và Giám sát sau Chưa có quy định
giám sát sau

Chủ thể GS trước: đương Mọi cá nhân, tổ chức Chưa có quy định
có nhiên
quyền yêu
cầu bảo hiến GS sau: các bên

liên quan
Hậu quả HĐBH có quyền Chỉ dừng lại ở việc QH chưa có đủ
tuyên bố huỷ bỏ tuyên bố vi hiến khả năng để ngăn

94
đạo luật hoặc nội chặn
hành vi vi hiến
dung vi hiến

IV. NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO LUẬT Ở PHÁP

Thẩm phán của hệ thống Toà án tư Thẩm phán của hệ thống Toà án
pháp hành chính
Phải có bằng cử nhân luật (4 năm)
Thi vào trường đào tạo chức danh tư Thi vào trường hành chính quốc gia
pháp ( ENA).
(Ecole Nationale de la Magistrature – Ngoài ra, có thể lựa chọn từ công chức
ENM) CQ HC NN đã qua một số năm công
tác
Được đào tạo trong vòng 31 tháng kể cả thực tập
Sẽ được Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm vào vị trí tương ứng
Có quy chế của thẩm phán Có quy chế là công chức, không được
xem là thẩm phán (ngoại trừ các thẩm
phán của Hội đồng Nhà nước – Tham
chính viện).

95
BÀI 6. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ
HTPL Mỹ là HTPL con của HTPL Anh, mang nhiều đặc điểm chung với HTPL Anh. Tuy ra
đời trên nền tảng HTPL Anh, HTPL Mỹ cũng mang nhiều đặc điểm riêng.

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. Lịch sử hình thành nhà nước

a. Quá trình di dân hình thành nên các khu dân cư – tiền thân của Mỹ
Sự khám phá ra châu Mỹ của Christopher Colombus năm 1492. => Di dân nhằm 2 mục đích:
đưa người dân sang khám phá khai thác khoáng sản, tài nguyên ở khu vực mới khám phá này để
đưa về phát triển kinh tế của chính quốc; đưa dân cư sang định cư sinh sống ổn định ở khu vực mới
khám phá này để khu vực này trở.
Những nước tiên phong trong quá trình di dân là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đan
Mạch, Thuỵ Điển, Hà Lan, Anh.
- Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha: khai thác tài nguyên
- Anh, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch: định cư lâu dài
 Thành phần di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã tạo nên đặc điểm đa sắc tộc của
Mỹ. => hình thành nên hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Nguyên nhân dẫn đến việc di dân của nước Anh
Kinh tế:
- Thế kỷ 15, 16 Anh là QG châu Âu hùng mạnh --> công nghiệp nặng và công nghiệp
nhẹ phát triển nhất là luyện kim và dệt may -->
- Công nghiệp dệt may: cần nhiều khoáng sản, chăn nuôi cừu, nguyên liệu dệt may -->
địa chủ lấy lại đất đai đang cho người nông dân thuê để canh tác để trồng cỏ, nuôi cừu
--> nông dân đến các thành phố, đô thị để tìm kiếm việc làm, tuy nhiên lúc này các đô
thị đã bị cơ giới hoá, không còn cần nhu cầu lao động chân tay.
- Công nghiệp luyện kim: Anh cũng không mạnh về tài nguyên thô ban đầu --> mở trào
lưu di dân để khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên ở khu vực mới khám phá
đưa về phát triển chính quốc --> người dân Anh bị dụ dỗ hoặc bị ép buộc để tham gia
vào trào lưu di dân.
Chính trị:
- Hoàng gia Anh trở nên chuyên chế hơn bao giờ hết, cuộc CMDSTS không triệt để, tư
sản Anh nhu nhược, không thể đại diện cho nhân dân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản
bất mãn, khao khát được tự do, được bình đẳng về KT, CT, XH --> khao khát có
vùng đất mới để thực hiện mong muốn về quyền tự do, bình đẳng --> tầng lớp này

96
tham gia vào làn sóng di dân sang vùng mới khám phá, bao gồm cả tầng lớp trí thức,
bao gồm cả các luật sư Anh.

Tôn giáo: có nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo đều muốn phát triển tôn giáo của mình nên tôn giáo
có luật lệ hà khắc hơn, do đó những người ko chịu được sự ràng buộc hà khắc này đã di dân.
Pháp luật: Thông luật Anh giai đoạn này rất cứng nhắc, phức tạp, không thể điều chỉnh mọi
QHXH, Hoàng gia Anh đã xem thông luật như công cụ hữu hiệu để đàn áp các cuộc nổi dậy trong
XH --> chế tài hình sự ngày càng gay gắt hơn, người dân bất mãn vì bị áp bức, số lượng tù binh
ngày càng nhiều --> các tù binh nổi dậy và tham gia vào làn sóng di dân.
 Thành phần di cư từ Anh sang Bắc Mỹ rất đa dạng, phong phú.
 Mặc dù có sự đa dạng về thành phần, điểm chung của họ là có cùng mục đích hướng đến
tự do về kinh tế, chính trị, bình đẳng về địa vị xã hội. => thoát khỏi sự trói buộc, hà khắc
của hoàng gia Anh. => PL Mỹ coi trọng quyền tự do.
Kết quả của cuộc di dân:
Từ đầu thế kỷ XVII cho đến cuối thế XVIII đã hình thành Mười ba khu thuộc địa của Anh
trên đất Bắc Mỹ. => Lưu ý 13 khu vực thuộc địa này vẫn là thuộc địa của Anh, vẫn chịu sự kiểm
soát của Hoàng gia Anh, chưa phải nước Mỹ.
Đặc điểm chung của các khu thuộc địa
Mối quan hệ giữa Hoàng gia Anh với các khu thuộc địa: Hoàng gia Anh thực hiện việc bảo
trợ về kinh tế, chính trị, ngoại giao và pháp luật đối với các khu thuộc địa này. => Hoàng gia Anh
không để các khu thuộc địa, giao lưu, liên kết với nhau
- Kinh tế: mối liên hệ KT lúc này là: Hoàng gia Anh - các khu vực thuộc địa --> Hoàng gia
Anh bảo trợ về mặt kinh tế, nghiêm cấm các khu thuộc địa này giao lưu, liên kết về kinh
tế với nhau, vì họ sợ rằng các khu thuộc địa này sẽ liên kết với nhau về mặt chính trị để
lật đổ Hoàng gia Anh --> chỉ được giao lưu kinh tế với Hoàng gia Anh. => Các khu thuộc
địa thông qua hoàng gia để giao thương
- Chính trị - ngoại giao: thực hiện chính sách về chính trị và ngoại giao. Đại diện giao lưu,
kí kết,… không cho phép các khu thuộc địa này hình thành chính quyền riêng biệt.
- Pháp luật: Hoàng gia Anh yêu cầu khu thuộc địa áp dụng thông luật Anh. Tuy nhiên trên
thực tế thì thông luật được áp dụng một cách hạn chế do sự bảo của Anh chỉ mang tính
gián tiếp. Nguyên nhân khiến thông luật Anh không phổ biến: (1) Hoàng gia Anh ở xa xôi
nên chính sách luật lệ của Anh không thẩm thấu vào đời sống người dân, mà họ chủ yếu
sử dụng tập quan địa phương; (2) mục đích di dân là đạt được tự do nên họ không dễ
dàng chịu sự ràng buộc của hoàng gia Anh

97
 Tuy nhiên, về thực chất sự bảo trợ của Hoàng gia Anh chỉ mang tính gián tiếp,
không tác động sâu sắc
Mối quan hệ giữa các khu thuộc địa với nhau:
- Kinh tế: Mỗi khu thuộc địa là một khu vực kinh tế độc lập và riêng biệt, không được thiết
lập quan hệ, không có đồng tiền chung
- Chính quyền: Bộ máy chính quyền và cách thức quản lý riêng, độc lập => bầu cử: khẳng
định quyền dân chủ tự quyết trong giai đoạn này
- Pháp luật: Mỗi khu thuộc địa có Hiến chương riêng: luông giương cao quyền tự do bình
đẳng

b. Quá trình đấu tranh giành độc lập (1775 – 1783)


Nguyên nhân:
- Nhu cầu độc lập về kinh tế, chính trị, pháp luật của người dân thuộc địa, thoát ly khỏi
sự cai trị của Hoàng gia Anh
- Sự tăng cường áp đặt của hoàng gia Anh. Hoàng gia Anh càng tìm cách kìm kẹp sự
phát triển của các khu vực thuộc địa này --> ban hành các chính sách, đạo luật về thuế
khoá, về tem, về trà: Năm 1793, Công ty Đông Ấn cung cấp trà gần như bị phá sản,
Hoàng gia Anh cung cấp nhiều chính sách ưu đãi và miễn thuế cho họ: giá trà họ được
bán với giá rất thấp --> giọt nước tràn ly khiến người dân Anh nổi dậy.
Diễn biến:
-1773: sự kiện “Bữa tiệc trà ở Boston” => người dân đổ toàn bộ các kiện trà của công
ty Đông Ấn xuống biển --> Hoàng gia Anh cho 1 số lượng lớn binh lính đến vùng
thuộc địa này để bức ép người dân
- 1774 – 1775: “đại hội châu lục” => tiến hành lật đổ chính quyền địa phương đang có
của Anh và sự cai trị của Hoàng gia Anh
- 1776: tuyên ngôn độc lập ra => tuyên bố mình là khối thịnh vương chung độc lập khỏi
nước Anh
 Năm 1773, dưới sự hỗ trợ của Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha (một số quốc gia đối lập về
chính trị và kinh tế với Mỹ) --> yêu cầu Hoàng gia Anh ngồi lại ký 1 Hoà ước Paris để
công nhận sự tồn tại độc lập của nước Mỹ
 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự tập hợp các chủng tộc người khác nhau cùng là các quốc
gia độc lập, không lệ thuộc quốc gia nào khác - đã ra đời và được công nhận là 1 quốc gia
độc lập (nước Mỹ).
 Sự ra đời của một quốc gia độc lập quốc gia mang tên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

98
2. Lịch sử hình thành pháp luật Mỹ

a. Giai đoạn pháp luật Mỹ tiếp thu có chọn lọc Thông luật Anh (trước 1776)
Pháp luật Mỹ thế kỷ 17: Pháp luật được áp dụng chủ yếu là các quy định riêng của các quan
chức địa phương, pháp luật có nguồn gốc từ Kinh thánh và một số bộ luật thô sơ là kết quả của hoạt
động pháp điển hoá. => Thông luật Anh được áp dụng hạn chế, vì:
- Khi người dân di cư thì những gì họ đối mặt là cơm ăn áo mặc nên nhu cầu về hệ
thống pháp luật chưa cao.
- Sự bất mãn của ngừoi dân ở khu vực thuộc địa đối với hoàng gia Anh nên khi sang
vùng đất mới với mục đích tự do thì họ không muốn áp dụng hệ thống pl cũ.
- Không có sự tương thích giữa thông luật Anh và xh Mỹ. Thông luật Anh cứng nhắc,
chỉ điều chỉnh các QHXH đã cũ. Những tầng lớp di cư sang Mỹ là là tầng lớp tiến bộ
(tư sản, tiểu tư sản) theo đuổi quyền tự do, bình đẳng
- Nước Mỹ không có đủ điều kiện cần thiết để áp dụng thông luật Anh, không hệ thống
toà án để áp dụng nguyên tắc stare decisis, không có đội ngũ thẩm phán, hệ thống toà
án, tuyển tập án lệ đủ nhiều và phát triển.
Pháp luật Mỹ thế kỷ 18: Thông luật Anh ngày càng được tiếp nhận nhiều hơn tại các khu
thuộc địa. Nguyên nhân:
- Sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội đòi hỏi sự điều chỉnh của một hệ thống
pháp luật thống nhất => Nghĩ ngay đến hệ thống thông luật vì đây là nguồn gốc của
họ.
- Thông luật Anh được xem là mắt xích cho sự đoàn kết các thuộc địa => điểm chung
giữ các khu vực thuộc địa. => Ngoài các khu vực thuộc địa trên Bắc Mỹ, còn có rất
nhiều khu vực thuộc địa của các quốc gia khác như Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha -->
các khu vực thuộc địa này phải gắn kết chặt chẽ với nhau để chống lại sự lăm le xâm
lược của các thế lực bên ngoài --> họ tìm thấy điểm chung để đoàn kết các khu vực
thuộc địa với nhau là có nguồn gốc Anh, là thông luật Anh.
- Nước Mỹ đã có cơ sở cho việc áp dụng thông luật: Có khả năng xây dựng hệ thống
toà án, thẩm phán, án lệ bắt đầu được viết. Tài liệu về thông luật Anh du nhập ở Mỹ.
- Chính sách KT của Hoàng gia Anh trước đây khiến các khu vực thuộc địa không giao
lưu với nhau mà chỉ giao lưu với Hoàng gia Anh, PL nổi bật của Anh là ở thông luật
Anh --> các khu vực thuộc địa này giao lưu thương mại với Hoàng gia Anh nên cũng
cần có sự hiểu biết về PL Anh để bảo vệ quyền lợi của mình.

b. Giai đoạn pháp luật Mỹ phát triển độc lập với thông luật Anh (sau 1776)
Sau khi Mỹ giành độc lập vào năm 1776, nước Mỹ đã dấy lên phong trào độc lập và li khai
khỏi tất cả các “yếu tố Anh”, bao gồm cả li khai khỏi pháp luật, những thói quen từ

99
- Nếu những án lệ, những QPPL nào người Mỹ đã tiếp thu hay áp dụng trước năm 1776
thì đến nay vẫn có hiệu lực
- Những án lệ, QPPL, những thay đổi PL trong lòng nước Anh từ năm 1776 trở về sau
sẽ không còn ảnh hưởng đến Mỹ nữa.
Tuy nhiên vì PL Anh đã là hình mẫu quen thuộc và áp dụng cho Mỹ trong thời gian dài (2
thế kỷ), PL Anh vẫn là chuẩn mực giúp Mỹ xây dựng HTPL của mình --> PL Anh vẫn có ảnh
hưởng rất lớn trong tư tưởng, quan điểm pháp luật của Mỹ --> đó là lý do PL Mỹ ở lại trong HTPL
thông luật (common law) chứ không bước ra phát triển nên 1 HTPL mới hay tham gia HTPL châu
Âu lục địa - HTPL trái ngược hoàn toàn với Thông luật. Sự đấu tranh lâu dài để ly khai khỏi các yếu
tố Anh và sự chối bỏ ban đầu của Mỹ đối với PL Anh khiến PL Mỹ không thể bê nguyên PL Anh
mà chỉ là sự tiếp thu có chọn lọc PL Anh: chỉ giữ lại những gì phù hợp với người Mỹ, phù hợp với
nền tự do dân chủ: hoàn toàn xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế của PL Anh trong PL của mình.
Người Mỹ đã tiếp nhận pháp luật Anh với tinh thần chỉ giữ lại những gì phù hợp với người
Mỹ, phù hợp với nền tự do dân chủ => những thay đổi trong nước Anh từ 1776 trở về sau thì không
ảnh hưởng đến Mỹ nữa. Tuy nhiên, pháp luật Anh vẫn là hình mẫu được sử dụng trong một thời
gian dài nên pl Anh vẫn được tiếp nhận một phần tại Mỹ.

c. Kết luận
Nước Mỹ vẫn ở lại trong hệ thống pl thông luật, xuất phát từ 2 nguyên nhân:
-Sự trở về với thông luật là sự trở về với truyền thống Anh và nguồn gốc Anh của
người Mỹ vì xét cho cùng thì người Mỹ ban đầu đã được sinh ra và lớn lên ở Anh,
ngôn ngữ họ sử dụng cũng là tiếng Anh.
- Đa số các luật gia được đào tạo trong truyền thống thông luật nên lẽ dĩ nhiên họ vẫn
muốn tiếp tục áp dụng thông luật thay vì chuyển sang một hệ thống pl khác trái ngược
với tư duy và thói quen thông thường của họ
 Tuy nhiên sự cạnh tranh giữa hai hệ thống pl qua hơn nửa thế kỷ giúp pl Mỹ hình thành
những đặc điểm khác biệt so với pl Anh.

3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Mỹ

a. Đặc điểm về cấu trúc hệ thống pháp luật Mỹ


Về cấu trúc gồm 1 hệ thống pháp luật liên bang và 50 hệ thống pháp luật từng ban. Hiến
pháp Liên bang Mỹ tại Điều 1 quy định: thẩm quyền lập pháp của liên bang và các bang sẽ được
hình thành theo cách thức là: những quyền nào được quy định trong 8 khoản đầu tiên của Điều 1
Hiến pháp thì thuộc về Nhà nước liên bang, những vấn đề nào không được liệt kê trong 8 khoản
đầu tiên của Điều 1 Hiến pháp này thì sẽ thuộc thẩm quyền lập pháp của các bang và nhân dân.
Hệ thống pháp luật Mỹ có tính thống nhất: Hiến pháp Liên bang cho phép mỗi bang có
quyền tự do lập pháp, nhưng 1 điều khoản ràng buộc chung khiến HTPL Mỹ có tính thống nhất là
100
pháp luật các bang không được trái với hiến pháp liên bang hay trái ngược hoàn toàn với các bang
còn lại. Các bang cũng phải giao lưu kinh tế, chính trị với nhau nên họ phải thông qua thiết chế
chung của PL liên bang, nên các bang không thể tự đặt ra PL hoàn toàn trái ngược với các bang
khác --> nhìn tổng thể HTPL Mỹ vẫn có tính thống nhất.
Quy phạm về xung đột pháp luật rất phát triển:
- Giữa liên bang với các bang: Hiến pháp liên bang có sự phân định thẩm quyền lập
pháp giữa liên bang và các bang. Nếu vấn đề xung đột thuộc thẩm quyền lập pháp của
Nhà nước liên bang (8 khoản đầu tiên của Điều 1 Hiến pháp liên bang) thì áp dụng PL
liên bang, nếu vấn đề xung đột thuộc thẩm quyền lập pháp của các bang thì áp dụng
PL của bang, không có nguyên tắc ưu tiên áp dụng PL liên bang.
- Giữa các bang với nhau: áp dụng nguyên tắc giải quyết xung đột PL của chính các
bang đó (dẫn chiếu ngược trở lại, dẫn chiếu đến nước thứ 3, dẫn chiếu) theo như cách
thức xác định PL áp dụng của tư pháp quốc tế

b. Đặc điểm cấu trúc nguồn luật


Pháp điển hoá phát triển mạnh => đặc điểm giúp Mỹ khác biệt hoàn toàn với HTPL Anh. Có
2 bộ pháp điển hoá nổi tiếng: (1) Bộ pháp điển hoá US trong lĩnh vực dân sự và hình sự; (2) Bộ
pháp điển các vấn đề liên quan đến cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều bộ luật mẫu, nhiều khung
pháp lý chung giữa các bang.
Nguồn luật
- Án lệ (liên bang, bang):
 Là phương pháp, cách thức giải thích luật
 Hình thức, cấu trúc: giống với án lệ Anh
 Phương thức vận hành: theo chiều dọc => án lệ của bang nào thì có giá trị bắt
buộc áp dụng đối với bang đó, không có giá trị bắt buộc áp dụng với các bang
khác. Không phải tất cả toà án tối cao liên bang thì có giá trị bắt buộc đối với
toà án của các bang, chỉ 1 số trường hợp mới có giá trị bắt buộc (**).
 Quy tắc áp dung án lệ: Stare Decisis => áp dụng mang tính mềm dèo và linh
hoạt hơn trong hệ thống PL Anh. Họ coi rằng trong quá trình xét xử vụ việc thì
thẩm phán ngoài tuân theo án lệ thì còn xem xét, tuân thủ chính sách của nhà
nước, PL thành văn cũng như tự do trong việc đưa ra quan điểm của thẩm phán
trong quá trình xét xử.
 Bao gồm: AL liên bang và AL bang
(**) Khi nào Thẩm phán của Toà án của 1 bang thì phải tuân theo án lệ của Toà án tối
cao liên bang?

101
Thẩm phán TA tối cao liên bang sẽ áp dụng án lệ của 1 bang nếu vấn đề đang xét xử liên
quan đến Hiến pháp và pháp luật của 1 bang. Ngược lại, thẩm phán TA bang sẽ áp dụng án lệ liên
bang khi vấn đề đang xét xử liên quan đến Hiến pháp và pháp luật của liên bang.
--> xem xét vấn đề thuộc thẩm quyền lập pháp của bang hay liên bang.
- Luật thành văn (HP, ĐƯQT, vb lập pháp của QH, vb dưới luật)
 Hiến pháp Liên bang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
 Điều ước quốc tế: Hiệp ước quốc tế và Hiệp định hành pháp
 Các bộ luật, đạo luật và văn bản dưới luật
- Các nguồn bổ trợ (tập quán pháp, tác phẩm của học giả pháp lý)
 Tập quán pháp
 Các tác phẩm của học giả pháp lý
 Luật công bằng

II. HIẾN PHÁP MỸ


Tu chính án: sửa đổi luật nhưng không sửa đổi trực tiếp trên luật đó mà sửa đổi với 1 nghị
định thư bên cạnh.

1. Quá trình soạn thảo Hiến pháp

a. Bối cảnh soạn thảo


- Hiến chương Liên minh lỏng lẻo, không trao cho Liên minh thẩm quyền đủ để liên kết
các bang với nhau, Quốc hội được lập cũng không có thực quyền để vận hành hệ thống liên minh
này.
Pháp luật: Sự thiếu vắng một văn kiện pháp lý điều chỉnh thẩm quyền pháp lý Liên bang
Kinh tế: Nền kinh tế đang khủng hoảng nghiêm trọng (về ngoại thương, về sản xuất sau
chiến tranh) - Chính trị – xã hội: Nhà nước Liên bang mất dần ảnh hưởng và không có thực quyền,
nhà nước Mỹ đứng trước nguy cơ tan rã --> nhiều người dân muốn quay trở về với Anh. --> Khiến
Nhà nước Mỹ non trẻ mới hình thành đứng trước nguy cơ tan rã. --> Phải có Nhà nước đủ vững
mạnh, thực quyền để đảm bảo thực thi quyền lực trên thực tế --> tiến hành Hội nghị lập hiến
Chính trị – xã hội: Nhà nước Liên bang mất dần ảnh hưởng và không có thực quyền, nhà
nước Mỹ đứng trước nguy cơ tan rã.

b. Diễn biến của hội nghị lập hiến


9/1786, Hội nghị Annapolis được tổ chức bàn về việc tu sửa Các Điều khoản Liên bang
5/1787, Hội nghị lập hiến tại Philadelphia được tổ chức và bắt đầu phác thảo một Hiến pháp
Hội nghị kéo dài từ ngày 25/5 đến 17/9/1787, nội dung Hiến pháp được hoàn tất nhưng chưa
có hiệu lực.
102
c. Quá trình phê chuẩn hiến pháp
Hiến pháp sẽ có hiệu lực khi có tối thiểu 9 tiểu bang tham gia phê chuẩn (Điều 7 của Hiến
pháp)
Sự vận đông cho việc phê chuẩn Hiến pháp diễn ra rất gay gắt trên toàn bộ nước Mỹ
Cuối cùng, những người ủng hộ nhà nước Liên bang đã giành được thắng lợi, một chính phủ
với đầy đủ ý nghĩa đã được thành lập. Hiến pháp được thông qua và có hiệu lực vào ngày
30/4/1789.

2. Nội dung của Hiến pháp


Gồm: 7 điều khoản và 27 tu chính án (nghe lại record 1:00:00):
- Điều 1: thẩm quyền lập pháp của QH
- Điều 2: thẩm quyền hành pháp được trao cho thủ tướng làm đại diện
- Điều 3: thẩm quyền tư pháp của Toà án tối cao liên bang mỹ - tối cao pháp viện Mỹ
- Điều 4: thỏa thuận phân chia thẩm quyền lập pháp giữa nhà nước liên bang và các
bang cũng như giữa nhà nước các bang với nhau
- Điều 5: cơ chế sửa đổi Hiến pháp
- Điều 6: điều khoản tối cao - quy định việc ưu tiên Hiến pháp liên bang
- Điều 7: hiệu lực của Hiến pháp
ĐẶC TRƯNG CỦA HIẾN PHÁP:
Hiến pháp là một thoả ước liên minh giữa các tiểu bang và cũng là sự thoả hiệp phân chia
quyền lực giữa chính quyền Liên bang và các tiểu bang (Điều 1, 2, 3, 4 Hiến pháp)
- Hiến pháp là nhân tố đảm bảo cho hoạt động của nhà nước Liên bang, gắn kết các tiểu
bang
- Hiến pháp trao quyền lực cho liên bang và tiểu bang
- Sự thoả thuận phân chia thẩm quyền giữa nhà nước liên bang và tiểu bang:
 Khoản 8 Điều 1
 Tu chính án 10: Những quyền lực nào Hiến pháp không trao cho liên bang và
không cấm đoán các tiểu bang thì thuộc về tiểu bang và nhân dân.
 Về việc phân chia thẩm quyền giữa nhà nước liên bang và tiểu bang, liên bang được
trao cho thẩm quyền lập pháp một cách cụ thể, các bang được trao cho thẩm quyền
lập pháp một cách tổng quát.
 “Thẩm quyền còn lại’: những vấn đề không thuộc thẩm quyền liên bang, liên bang
chưa tận dụng quy định được hết thì các bang có thể tranh thủ hình thành quy định
đưa nó vào PL các bang để điều chỉnh trong bang --> liên bang không cố tình can
thiệp vào hoạt động thông thường của Nhà nước các bang --> lời hứa của liên bang
để các bang tham gia ký kết Hiến pháp này.
103
Hiến pháp là một khế ước xã hội
- Khế ước xã hội: nhân dân Mỹ và chính quyền liên bang, trong đó Quốc hội là cơ quan
đại diện của nhân dân được nhân dân uỷ quyền
--> Hiến pháp chỉ là bản Hợp đồng giữa nhân dân và nhà nước chứ không phải do Nhà
nước ban hành và bắt buộc áp dụng. Lời mở đầu Hiến pháp: “Chúng tôi, những người
dân tự do của nước Mỹ tuyên bố rằng” --> không phải theo hướng Nhà nước ban
hành, người dân thực hiện mà là người dân tự tuyên bố trịnh trọng các quyền của
mình.
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:
 Nhà nước: giữ gìn trật tự, cung cấp dịch vụ công
 Nhân dân: đóng thuế để duy trì bộ máy nhà nước.
Hiến pháp là sự thoả thuận phân chia giữa các nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
- Học thuyết tam quyền phân lập
 Lập pháp (Điều 1)
 Hành pháp (Điều 2)
 Tư pháp (Điều 3)
Khác với tam quyền phân lập ở Pháp: ở Mỹ có thêm cơ chế tam quyền phân lập kiềm
chế đối trọng: Pháp trao cho mỗi cơ quan sự độc lập nhất định với nhau, không nhánh
quyền lực nào có thể can thiệp vào thẩm quyền của nhánh quyền lực nào, còn ở Mỹ lại
có sự kiềm chế đối trọng: hoạt động của cơ quan này cũng được giám sát, xem xét,
điều chỉnh bởi 2 cơ quan còn lại.
VD: Nghị viện ở Mỹ có thể ban hành PL: tổng thống thuộc nhánh hành pháp có quyền
phủ quyết 1 số đạo luật của Nghị viện. Thông qua cơ chế bảo hiến, Toà án có thể can
thiệp vào thẩm quyền lập pháp của Nghị viện.

3. Cơ chế tu chính Hiến pháp – cơ chế sửa đổi Hiến pháp


Điều 5 của Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền thông qua các điều luật mà họ cho là “cần
thiết và hợp lý”:
- Thông qua các thành viên của Quốc hội: Đại hội sửa đổi Hiến pháp khi có từ 2/3 số
thành viên của 2 viện xét thấy cần thiết => tu chính thường niên, tu chính đương nhiên
- Thông qua cơ quan lập pháp bang: Theo yêu cầu của 2/3 số cơ quan lập pháp bang;
những thay đổi trở thành một phần của Hiến pháp khi có 3/4 các bang đồng ý phê
chuẩn => tu chính theo yêu cầu vào bất kỳ lúc nào, không mang tính thường niên
 Cơ chế tu chính mềm dẻo, linh hoạt nhưng không quá dễ dàng
 Hiến pháp “sống”, trường tồn, vĩnh cửu vì có tính thích nghi với sự phát triển của XH.

104
III. HỆ THỐNG TOÀ ÁN

1. Đặc trưng của hệ thống toà án Hoa Kỳ


Hệ thống toà án có cấu trúc kép: toà án liên bang (1) và toà án các bang (50) => hơn 51 hệ
thống toà án: 1 HTTA liên bang, 50 HTTA liên bang, 1 HT Colombia, nhiều HTTA của khu vực
thuộc địa của Mỹ.
Hệ thống toà án liên bang và các bang hoàn toàn tách biệt với nhau về cơ cấu tổ chức, thẩm
quyền, mỗi hệ thống có cấu trúc riêng, cấp sơ thẩm và phúc thẩm riêng. => toà án liên bang không
là toà án cấp trên của toà án các bang
Do các VBPL khác nhau quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động. TA tối cao liên
bang Mỹ được quy định trong Hiến pháp, mỗi toà khác do chính bang hình thành nên quy chế toà,
hoặc mỗi toà do 1 đạo luật hình thành.
Đặc trung về Thẩm quyền xét xử:
- Thẩm quyền xét xử lãnh thổ: xảy ra trên bang nào thì toà án bang đó có thẩm quyền
xét xử
- Thẩm quyền xét xử vụ việc: toà chuyên trách có thẩm quyền theo vụ việc
- Thẩm quyền xét xử phân cấp: phân chia thành các cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm,
phúc thẩm ở toà tối cao => --> toà sơ thẩm được xét xử ban đầu, chỉ 1 số trường hợp
đặc biệt mới được trao cho thẩm quyền xét xử phúc thẩm (vd: Toà thị trưởng). Toà
phúc thẩm thì thông thường không thực hiện chức năng xét xử ban đầu. Đối với các
bang nào có cấp phúc thẩm và cấp toà tối cao --> toà tối cao sẽ phúc thẩm lại lần thứ
hai. Những toà có chức năng xét xử ban đầu và phúc thẩm thì phán quyết có giá trị
chung thẩm.

2. Cấu trúc

TH đặc biệt: nếu có khúc mắc về giải thích PL (dù là Hiến pháp, PL liên bang hay các bang
đi nữa) thì Toà án tối cao liên bang vẫn là cấp xét xử cuối cùng => Ngoại lệ duy nhất toà án tối cao
liên bang được can thiệp vào thẩm quyền xét xử của toà án các bang.

105
a. Hệ thống toà án liên bang
Luật áp dụng tại các toà án liên bang
- Nguyên tắc chung: Tòa án liên bang có nghĩa vụ áp dụng luật của các bang khi vấn đề
xét xử nằm trong thẩm quyền làm luật của các bang và khi vấn đề rõ ràng có tính chất
địa phương
- Trong một vụ việc có thể áp dụng cả luật của liên bang và của bang, luật của bang sẽ
được áp dụng. Luật của liên bang chỉ áp dụng khi nó liên quan tới vấn đề liên bang.
Cấp sơ thẩm: Toà án hạt liên bang/ Toà án khu vực liên bang/ Toà án quận liên bang (District
Court):
- Thẩm quyền:
 Các vụ việc có liên quan đến luật liên bang
 Các tranh chấp có giá trị từ 75.000 USD
 Các tranh chấp đa chủng
- Sự tham gia của bồi thẩm đoàn: 6 – 12 người
- Vai trò tạo lập chính sách:
Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm liên bang/ Toà phúc thẩm vùng/ Toà phúc thẩm khu vực
(Circuit Court of Appeal)
- Thành lập năm 1891
- Cấu trúc: 13 toà phúc thẩm:
 Toà 1 – 11: chia ra thành từng khu vực để đặt phiên toà
 Toà Washington DC
 Toà phúc thẩm toàn liên bang
- Thẩm quyền:
 Sửa đổi cho các bản án của toà sơ thẩm
 Phân loại và đưa vụ việc lên toà án tối cao
- Vai trò tạo lập chính sách:
Cấp tối cao: Toà án tối cao liên bang/ Tối cao pháp viện Mỹ (Supreme Court of US)
- Thẩm quyền:
 Xét xử sơ thẩm mang tính chung thẩm với một số vụ việc
 Phúc thẩm các vụ việc của toà án liên bang cấp dưới và toà án tối cao bang
- Phương thức phúc thẩm:
 Phúc thẩm đương nhiên
 Phúc thẩm thịnh án
 Thông qua trát đẩy lên xét xử lại
 Thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích hiến pháp, luật, nghị quyết
106
Ngoài ra còn có các toà án đặc biệt (Toà án thuế liên bang, Toà khiếu nại liên bang,...) và các
cơ quan xét xử bán tư pháp.
- Toà án hạt liên bang
 Thẩm quyền:
o Các vụ việc có liên quan đến luật liên bang
o Các tranh chấp có giá trị từ 75.000 USD
o Các tranh chấp đa chủng - tranh chấp giữa công dân đến từ nhiều bang khác
nhau
 Sự tham gia của Bồi thẩm đoàn: 6 (dân sự) – 12 (hình sự) người --> có Bồi
thẩm đoàn ở cấp sơ thẩm, còn phúc thẩm lại không có bồi thẩm đoàn
 Vai trò tạo lập chính sách: có
--> “Con ngựa thồ của ngành tư pháp Anh” --> số lượng vụ việc được xét xử
bởi TA hạt liên bang chiếm 80% số lượng vụ việc được xét xử trong HT TA.

- Toà án phúc thẩm liên bang


 Thành lập năm 1891 để hạn chế bớt các vụ việc không quan trọng được xét xử
bởi TA tối cao, giảm gánh nặng xét xử cho TA tối cao
 Cấu trúc: 13 toà phúc thẩm:
o Toà 1 – 11
o Toà Washington DC - chỉ giải quyết các vụ việc ở Washington DC
o Toà phúc thẩm toàn liên bang -> phúc thẩm các vụ việc sơ thẩm được xét xử
sơ thẩm bởi các TA đặc biệt ở Mỹ
 Thẩm quyền:
o Sửa lỗi cho các bản án của toà sơ thẩm --> xem xét quan điểm pháp lý, không
xét xử vì:
Mới được hình thành sau, chức năng phúc thẩm trước đó đã được trao cho
Toà phúc thẩm tối cao liên bang.
Không có Bồi thẩm đoàn, chỉ có Hội đồng thẩm phán có từ 3-12 người tuỳ
thuộc vào tính phức tạp của vụ việc. Trong khi tất cả nội dung, tình tiết vụ
việc đã được điều tra, liệt kê ở các toà cấp dưới thì có sự tham gia của bồi
thẩm đoàn, đã được bồi thẩm đoàn xem xét, mà bồi thẩm đoàn là đại diện cho
nhân dân --> toà phúc thẩm không xem xét lại tình tiết vụ việc đã được xem
xét ở bản án sơ thẩm để tôn trọng ý chí của nhân dân, mà nước Mỹ lại đề cao
ý chí, quan điểm của nhân dân, mà chỉ sửa lỗi cho bản án được đưa ra bởi
thẩm phán ở toà sơ thẩm về cách thức xác định PL.
o Phân loại và đưa vụ việc lên toà án tối cao
 Vai trò tạo lập chính sách: có
107
Toà án tối cao:
- Thẩm quyền:
 Xét xử sơ thẩm mang tính chung thẩm đối với một số vụ việc
 Phúc thẩm các vụ việc của toà án liên bang cấp dưới và toà án tối cao Bang
 (đối với các vụ việc liên quan việc giải thích Hiến pháp và PL của liên bang và các
bang)
- Phương thức phúc thẩm:
 Phúc thẩm đương nhiên: đối với những vụ việc có kháng cáo kháng nghị gửi lên
toà tối cao liên bang (số lượng rất ít).
 Phúc thẩm thỉnh án: các toà cấp dưới đang xét xử nhưng chủ động đưa văn bản
mong muốn được toà tối cao hướng dẫn cách thức xét xử vụ việc này --> toà tối
cao cho văn bản hướng dẫn hoặc trực tiếp đem vụ việc đó lên xét xử
 Thông qua trát lấy lên xét xử lại: toà án thông qua trát yêu cầu toà cấp dưới đưa vụ
việc có tính nghiêm trọng cho XH, có thể ban hành PL, chính sách mới lên để xét
xử.
- Hằng năm toà chỉ xét xử 80 vụ việc.
- Thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết,…

b. Hệ thống toà án bang


Các toà án của từng bang thực hiện thẩm quyền xét xử của mình một cách độc lập, hoàn toàn
không mang tính bắt buộc về việc phải tuân thủ các quyết định của toà án bang khác. Gồm:
- Toà án sơ thẩm

- Toà án phúc thẩm

108
- Toà án tối cao bang
 Thẩm quyền:
o Sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ việc có khả năng tạo ramcác
nguyên tắc pháp lý mới
o Phúc thẩm các bản án của toà sơ thẩm tiểu bang (khi tiểu bang không có toà
phúc thẩm riêng)
o Phúc thẩm (về quan điểm pháp luật) các bản án của toà phúc thẩm tiểu bang
o Giải thích Hiến pháp, pháp luật bang; thực hiên chức năng bảo hiến
 Thủ tục xét xử: 3 - 9 thẩm phán hoặc “en banc”

3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền tư pháp giữa toà án Liên bang và toà án bang
Nguyên tắc chung: Tòa án liên bang có nghĩa vụ áp dụng luật của các bang khi vấn đề xét xử
nằm trong thẩm quyền làm luật của các bang và khi vấn đề rõ ràng có tính chất địa phương.
Trong một vụ việc có thể áp dụng cả luật của liên bang và của bang, luật của bang sẽ ưu tiên
được áp dụng (dựa trên nguyên tắc “thẩm quyền còn lại”, Nhà nước liên bang không cố gắng can
thiệp vào thẩm quyền của các bang). Luật của liên bang chỉ áp dụng khi nó liên quan tới vấn đề liên
bang.
Các vụ việc mà thẩm quyền giải quyết chỉ thuộc về một hệ thống toà án
- Toà án của bang được độc quyền xét xử đối với vụ việc do luật pháp của bang quy
định và thoả mãn thêm điều kiện các bên trong vụ việc đều phải là công dân của bang
mình (thoả mãn đồng thời);
- Toà án liên bang có thẩm quyền chuyên biệt đối với một số vụ việc liên quan đến: thủ
tục xử lý phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp hàng hải, khiếu kiện chống lại các
cơ quan hành chính liên bang.
Các vụ việc mà cả hai hệ thống toà án đều có thẩm quyền
- Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án bao gồm:
 Các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng Hiến pháp và các đạo luật
của liên bang.
 Các tranh chấp liên quan đến yếu tố “đa chủng”. Nếu bên nguyên khởi kiện tại một
toà án bang không phải bang của bên bị thì bên bị có thể yêu cầu chuyển vụ việc
lên toà án liên bang.
- Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án bao gồm các
vụ án mà cả cơ quan nhà nước cấp liên bang và cấp bang đều có quyền khởi tố.

109
 Các bên được lựa chọn toà án bang hay liên bang để giải quyết.

4. Luật áp dụng tại các toà án


Về luật tố tụng: Không phụ thuộc vào việc tòa án thụ lý vụ việc thẩm quyền lập pháp của cấp
nào, luật tố tụng được áp dụng trong mọi trường hợp là luật tố tụng của tòa án mình.
- VD: Khi tòa án liên bang thụ lý vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của bang thì tòa án
liên bang sẽ áp dụng luật tố tụng của liên bang.
Về luật nội dung: Nguyên tắc là vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của cấp nào thì tòa án
phải áp dụng luật nội dung của cấp đó. Đối với những vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền lập pháp của
cả bang và liên bang thì tòa án phải áp dụng pháp luật của bang nếu vấn đề liên quan đến bang, áp
dụng pháp luật liên bang khi vụ tranh chấp mang tính chất xuyên bang

IV. NGHỀ LUẬT VÀ ĐÀO TẠO LUẬT

110
BỘ CÂU HỎI
1. Nêu nội hàm của các tên gọi cho môn học này ở Việt Nam.
2. Trong các tên gọi khác nhau dùng cho môn học này, tên gọi nào là chính xác nhất? Tại
sao?
3. Trong các tên gọi được sử dụng tại VN với môn học này, tên gọi nào làm thay đổi bản
chất của môn học?
4. Hãy nêu quan điểm của Giáo sư Michael Bogdan về đối tượng nghiên cứu của LSS? Hãy
cho biết ưu điểm của quan điểm này.
5. Hãy nêu các đặc điểm chủ yếu của đối tượng nghiên cứu của LSS.
6. Vì sao nói các đối tượng nghiên cứu của LSS có tính biến đổi không ngừng? Cho ví dụ.
7. Vì sao đối tượng nghiên cứu của LSS vô cùng rộng lớn? Cho ví dụ.
8. Phương pháp so sánh PL là gì? Nêu các phương pháp so sánh PL thường được sử dụng.
9. Trình bày PP so sánh lịch sử của LSS.
10. Trình bày những ưu điểm và hạn chế của PP so sánh quy phạm.
11. Tại sao nói LSS giúp nâng cao hiểu biết về PL quốc gia mình?
12. Hãy cho biết vai trò của LSS đối với hoạt động lập pháp. Cho ví dụ.
13. Việc tiếp thu PL nước ngoài có chọn lọc được hiểu như thế nào?
14. Trình bày nguyên tắc nghiên cứu PL nước ngoài phải khách quan về mặt tư duy.
15. Nghiên cứu PL nước ngoài trong tính toàn diện và tổng thể được hiểu như thế nào? Cho
ví dụ minh hoạ.
16. Nêu quan điểm của bạn về nhận định: Cấy ghép trực tiếp PL nước ngoài luôn là giải pháp
hữu hiệu để hoàn thiện HTPL quốc gia.
17. Trình bày các cách thức sử dụng các loại nguồn thông tin trong việc nghiên cứu PL nước
ngoài để thực hiện công trình so sánh.
18. Trình bày ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng từng loại nguồn thông tin trong hoạt động
nghiên cứu PL nước ngoài.
19. Trình bày nguyên tắc tuân trọng trật tự phân cấp các nguồn luật trong HTPL của các nước
khi nghiên cứu PL nước ngoài?
20. Phân tích mục đích của hoạt động phân nhóm các HTPL.
21. Trong các tiêu chí phân nhóm các HTPL trên thế giới thì tiêu chí nào là quan trọng nhất?
Tại sao?
22. Hãy nêu nguồn gốc PL của hệ thống PL châu Âu lục địa.
23. Phân tích trật tự nguồn luật của HTPL châu Âu lục địa (hình thức PL).
24. Phân tích vai trò của tòa án của các nước thông luật đối với việc giải thích PL.
25. Trình bày các điều kiện để phân nhóm HTPL Hồi giáo (2 điều kiện).
26. Trình bày nguồn của HTPL Hồi giáo.
27. Hãy trình bày vị trí và vai trò của kinh Koran trong HTPL Hồi giáo.
111
28. Cho biết xu hướng phát triển của các HTPL chủ yếu trên thế giới.
29. Khái quát sự hình thành và phát triển của thông luật Anh.
30. Thông luật Anh được hình thành bằng phương thức nào?
31. Vì sao thông luật không có sự phân chia thành luật công và luật tư?
32. Nguyên tắc stare decisis có những ưu điểm và hạn chế gì?
33. Cho biết ý nghĩa của nguyên tắc stare decisis trong HTPL Anh.
34. Phân tích vai trò của luật công bằng trong HTPL Anh.
35. Nêu mối tương quan giữa thông luật và luật công bằng của HTPL Anh trước và sau cải
cách tòa án 1873 - 1875.
36. Phân tích ý nghĩa của cải cách tư pháp nước Anh 1873 - 1875.
37. Phân tích ý nghĩa của cải cách tư pháp nước Anh năm 2005.
38. Hãy trình bày các thành phần của bản án trong HTPL Anh. Phần nào có giá trị là án lệ?
39. Trình bày cấu trúc của án lệ trong HTPL Anh.
40. Trình bày các điều kiện để bản án trở thành án lệ trong HTPL Anh.
41. Hãy cho biết những đặc trưng của HTPL Mỹ về mặt cấu trúc của HTPL.
42. Hãy cho biết những yếu tố cơ bản dẫn đến tình “trường tồn” của Hiến pháp Liên bang
Mỹ.
43. Hãy cho biết nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức quyền lực bộ máy nhà nước Liên
bang Mỹ.
44. Nêu nguyên tắc phân chia quyền lực tư pháp giữa Nhà nước liên bang và nhà nước bang
theo Hiến pháp Liên bang Mỹ.
45. Những Toà án nào của Mỹ có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp Liên bang?
46. Hãy cho biết vai trò chủ yếu của Tòa án tối cao liên bang Mỹ đối với Hiến pháp Liên
bang.
47. So sánh việc sử dụng nguyên tắc stare decisis trong hệ thống Anh và HTPL Mỹ.
48. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn trước 1789.
49. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn chuyển tiếp 1789-1799.
50. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn 1799 - nay.
51. Hãy chứng minh rằng, một đặc điểm khác biệt trong sự phát triển PL của Anh và Pháp đó
là: Nếu PL Anh phát triển một cách liên tục thì PL Pháp lại có sự gián đoạn nhưng mang
tính kế thừa.
52. Nêu các giá trị làm nên tính điển hình của BLDS Pháp 1804.
53. Ưu điểm về ngôn ngữ trong BLDS Pháp 1804.
54. Trình bày những giá trị lịch sử và giá trị nội dung điển hình của BLDS Pháp 1804.
55. Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của HTTA Pháp.
56. Hãy nêu nguyên nhân vì sao HTTA Pháp có cấu trúc nhị nguyên.
57. Nguyên tắc ba cấp toà và hai cấp xét xử đã được áp dụng triệt để trong việc thiết lập hệ
thống toà án Pháp.
112
58. Trình bày vị trí và chức năng của Hội đồng Hiến pháp của nước Pháp.
59. Trình bày sự khác biệt giữa mô hình bảo hiến giữa Pháp và Mỹ,
60. Án lệ được sử dụng tại Pháp nói riêng và các nước civil law nói chung có giống án lệ của
Anh hay không? Vì sao?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------
1. Tại sao nói tên gọi Luật học so sánh là tên gọi chính xác nhất về mặt nội hàm?
2. Trong các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của LSS, thì quan điểm của giáo sư Bogdan là
quan điểm được thừa nhận rộng rãi nhất tại Việt Nam (chỉ ở Việt Nam chứ không ở tầm LSS
nói chung của thế giới). Tại sao?

Bài kiểm tra


Câu 1: tên gọi luật học so sánh là tên gọi chính xác nhất để gọi tên môn học này
Câu 2: nghiên cứu pháp luật nước ngoài là mục đích chính của luật so sánh
Câu 3: án lệ là nguồn luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong cấu trúc nguồn luật của Anh vì
hệ thống pháp luật Anh vì hệ thống pháp luật anh thuộc hệ thôgns thông luâth
Câu 4: các thẩm phán Anh bị bắt buộc áp dụng toàn bộ nội dung của một án lệ
Câu 5: pháp luật pháp từ giai đoạn từ thế kỉ 5 đến 13 không chịu ảnh hưởng của luật la mã vì
lúc này la mã đã chấp dứt đô hộ

Chứng minh 1 đặc điểm khác biệt trong sự phát triển PL anh và Pháp là nếu pháp luật Anh
phát triển liên tục thì pháp luật Pháp lại có sự gián đoạn nhưng có tính kế thừa (ntruc)
Phân tích tiêu chí về nguồn gốc pháp luật và vai trò của tư quan tư pháp trong hoạt động
phân nhóm hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới.

113

You might also like