Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1. Hôn nhân là gì? Anh chị hãy trình bày chức năng của hôn nhân?

1. Khái niệm hôn nhân


- Hôn nhân là sự giao kết giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi các tập quán và luật pháp của xã
hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản xuất ra con người, từ đó sản sinh những
quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ với nhau và con cháu của họ.
- Hôn nhân là một liên minh tình dục và kinh tế được xã hội thừa nhận.
- Để xây dựng một định nghĩa về hôn nhân bao quát hết tất cả sự khác biệt giữa các nền văn hóa là
việc làm hết sức khó khăn vì luôn có ở đâu đó một nền văn hoá khác không phù hợp với định nghĩa
mà chúng ta lập ra. Tuy nhiên các nhà nhân học có thể đồng ý với nhau rằng, một hôn nhân thường
liên quan đến:

Một nền văn hóa được xác định mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà từ
các gia đình khác nhau, nó quy định thông qua quan hệ tính giao và duy trì nòi giống.


Một tập hợp các quyền lợi của vợ chồng và gia đình của họ đối với nhau, bao gồm quyền
chăm sóc đối với con cái của họ.

- Quy định các trách nhiệm tuân thủ truyền thống văn hóa của các cặp vợ chồng hoặc của họ đối với
bà con thân thuộc và cả phân công lao động trong một gia tộc. Khái niệm này nhấn mạnh chức năng
của hôn nhân phải thực hiện ở hầu hết cộng đồng.
- Mục đích cơ bản của hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái của vợ chồng.
Quan trọng hơn nữa hôn nhân góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của cả một dân
tộc. Hôn nhân đem lại những quyền lợi và trách nhiệm quan trọng cho những người đã trở thành vợ
chồng. Hôn nhân tạo dựng mạng lưới quan hệ xã hội.
2. Các chức năng của hôn nhân
Hôn nhân là một thể chế nhằm thỏa mãn nhiều loại chức năng khác nhau trong việc duy trì và kéo
dài cuộc, sống con người. Những chức năng này bao gồm chuyển hành vi tính dục thành những mối
quan hệ xã hội ổn định, thỏa mãn những nhu cầu kinh tế của những người kết hôn với nhau, kéo dài
các nhóm thân tộc của xã hội, cung cấp một thiết chế để chăm nom con trẻ cho đến khi chúng trưởng
thành.
2.1. Hợp thức hóa quan hệ tình dục
Trong các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ tình dục là một thành phần quan trọng. Bởi vì trong nhiều
xã hội, hôn nhân là điều kiện tiên quyết và chính thức để có thể bắt đầu hoạt động tình dục. Sự ham
muốn tình dục là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy tới hôn nhân. Tuy nhiên có các mối quan hệ tình
dục có thể tồn tại mà không cần đến sự chung thuỷ hoặc là cam kết gắn bó với nhau lâu dài. Trong
nhiểu xã hội, người ta thừa nhận các mối quan hệ tình dục hợp pháp ngoài hôn nhân. Ví dụ về nguồn
dữ liệu về sự đa dạng văn hóa (White, 1987) đã chỉ ra rằng, chỉ có 27% trong 146 xã hội được thống
kê thể hiện tầm quan trọng của trinh tiết phụ nữ kết hôn. Nguồn dữ liệu này còn cho biết chi có 44%
trong toàn bộ mẫu 109 xã hội ngăn cấm tình dục ngoài hôn nhân đối với cả chồng và vợ. Người Toda
ở miền Nam Ấn Độ thừa nhận tính hợp pháp của các quan hệ tình dục bất chính giữa một người phụ
nữ có chồng với những người đàn ông nhất định, ví dụ như các thầy tu, nhưng được người chồng
chấp nhận. Trong xā hội của các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại, māi dâm được sùng
kính và thường được thể hiện như là một phần trong nghi lễ thần thánh tại nơi trang nghiêm như là
đến thờ được chấp nhận. Mặc dù các liên minh tình dục được xã hội chấp nhận, nhưng chúng không
được xem như là ví dụ của hôn nhân, vì chúng thiếu cam kết công khai về một mối quan hệ lâu dài
và sự thuỷ chung về tình dục, những điều vốn là những đặc điểm dễ nhận biết của hôn nhân. Sự ràng
buộc của hôn nhân sẽ làm giảm đi sự xung đột tiềm tàng quan hệ tình dục đối với nhiều cá nhân góp
phần ổn định xã hội.
2.2. Thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên
Việc kết hôn sẽ tạo ra một gia đình mới vì lợi ích của các thành viên, không chỉ có chồng và vợ mà
cả con cái do họ sinh ra. Nhóm mới này thường đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mỗi thành viên
về ăn, ở, mặc; con cái được nuôi dạy và nhập thân văn hóa từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành và
cuối cùng là duy trì nòi giống. Tập quán hôn nhân vốn rất đa dạng ở các cư dân và các dân tộc,
nhưng trong từng xã hội hôn nhân đã thể chế hóa những quyển lợi và nghĩa vụ cụ thể cho những
thành viên trong gia đình. Hôn nhân sē hình thành các ràng buộc xã hội được thể chế hoá một cách
hợp pháp mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con cái. Trong quan hệ tình dục, người
chồng và người vợ mỗi người đều có quyền quan hệ tình dục đối với người già (trừ khi chồng có
nhiều hơn một vợ và người vợ có nhiều hơn một chồng, trong trường hợp này một người chồng/ vợ
sẽ chia sẻ quyền về tình dục đối với nhiều vợ/ chồng). Người chồng hay vợ có toàn quyền hay một
phần quyền đối với thành quả lao động và tài sản của người khác, và khối tài sản chung cần được
thiết lập vì lợi ích của con cái trong cuộc hôn nhân.
2.3. Tạo lập các liên minh họ hàng
Trong các xã hội không thuộc phương Tây, hôn nhân tạo ra các liên minh giữa những họ hàng của
hai vợ chồng. Chúng ta có thể cảm thấy rằng, những người có mối quan hệ huyết thống của một đôi
vợ chồng không nên hay nên ít dính líu đến cuộc hôn nhân của hai người đó, nhưng thực tế có sự liên
quan sâu sắc và kéo dài của những người họ hàng được xem như là chuyện đương nhiên trong nhiều
xã hội. Để thể hiện ý tưởng về mối quan hệ rộng hơn giữa những người họ hàng của một đôi vợ
chồng, các nhà nhân học dùng thuật ngữ quan hệ thích tộc (affinity). Nếu như hôn nhân nhằm chỉ các
mối quan hệ giữa một đôi kết hôn với nhau thì quan hệ thích tộc nói đến quan hệ này cộng với những
mối quan hệ giữa hai vợ chồng đó với những người họ hàng hai bên. Chúng ta gọi những người có
quan hệ với nhau qua hôn nhân là những người họ hàng thân thích: Thông qua hôn nhân tạo nên các
mối dây ràng buộc này gọi là liên minh thích tộc nhằm thể hiện các chức năng sinh tồn, chính trị,
luật pháp, kinh tế và xã hội vì lợi ích của những người liên quan.

Một trách nhiệm thường thấy của những người họ hàng thân thích: là mang đến cho họ những thứ
cần thiết cho cuộc sống như tặng thức ăn, quà cáp, tiền bạc vào dịp cưới hỏi, sinh con, tang ma hay
các dịp khác. Tập quán này đóng vai trò hữu ích để giúp đỡ chia sẻ với nhau nhất là những lúc khó
khăn. Một nghĩa vụ khá phổ biến là những người họ hàng thân thích có trách nhiệm bảo vệ. lẫn nhau
khi có chiến tranh hay các tranh chấp lợi ích khác.

Mối quan hệ họ hàng thân thích không chỉ mang ý nghĩa về mặt xā hội, kinh tế, chính trị mà còn chỉ
phối phong: tục lễ nghi qua việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ giữa một người chồng, người vợ và
các thành viên trong gia đình. Nó được phân phối vào lúc cưới hay như là một phẩm kéo dài liên tục
trong suốt cuộc hôn nhân. Các nhà nhân học dùng các thuật ngữ như sính lễ, ở rể và của hồi môn để
phân biệt các loại hàng hoá và dịch vụ được phân phối.

Sính lễ. Sính lễ là tài sản được chuyển từ gia đình chú rể đến gia đình cô dâu vào đám cưới.
Có đến 3/4 các xã hội trên thế giới này có thỏa thuận: hôn nhân gắn liền với việc quyết định
xem gia đinh chú rể tương lai sẽ phải đền bù cho gia đình cô dâu tương lai bao nhiêu về
những mất mát trong công việc: sản xuất và, sinh sản của cô ấy (Could & Herberstein, 1965;
Murdock, 1957) Sự đền bù này bao gồm quà tặng, còn được gọi là quà sính lễ, giá của cô
dâu, hoặc là giá sinh đẻ con cái. Sính lễ có thể là động vật, tiền bạc, nhà cửa, trang sức hay
quần áo được coi là giá trị cao trong xã hội. Số lượng và chất lượng của sính lễ tùy thuộc vào
sự giàu có hay danh tiếng của gia đình chú rể trong tương quan với gia đình cô dâu và tầm
quan trọng về mặt xã hội của cuộc hôn nhân ấy. Nhìn chung thì gia đình chú rể càng có nhiều
quyền thì sính lễ càng lớn. Điều đó đặc biệt đúng trong xã hội phụ hệ với quyển quan trọng
nhất mà gia đình chú rể có được là quyền tuyên bố bất kỳ đứa con nào do người vợ sinh ra
đều là thành viên của nhóm ấy. Mặc dù sính lễ phổ biến trong xā hội phụ hệ, nhưng nó vẫn
xảy ra trong xã hội mẫu hệ. Trong xã hội mẫu hệ, con cái sinh ra đều thuộc tông tộc của
người vợ, vì vậy cuộc hôn nhân mang lại lợi ích cho bên chồng ít hơn nên sính lễ thông
thường nhỏ hơn.


Tục ở rể. Ở rể là một hình thức đền bù khác cho gia đinh cô dâu dưới hình thức lao động của
chú rể. Làm rể được phát hiện trọng 24% các xã hội mà các nhà nhân học nghiên cứu. Nó đặc
biệt phổ biến trong xã hội của người du mục là người không có sự tích lũy tài sản cần thiết
cho việc chi trả quà sính lễ. Ở Yanomami, con rể thường phải sống với cha mẹ vợ, giúp đỡ
cha mẹ vợ săn bắn, làm vườn chỉ đến khi cha mẹ vợ cho phép được quyền quyết định đối với
con gái của họ. Thời gian ở rể có thể đến khi cô vợ có con đầu lòng, đôi khi kéo dài cho đến
khi người cha vợ qua đời.


Của hồi môn. Trong của hồi môn lợi ích chảy ngược chiều với quà sính lễ hay việc làm rể.
Theo phong tục văn hoá thì của hồi môn là phần của cải cha mẹ bên vợ cho con gái của mình
đi lấy chồng hoặc gia đình nhà chồng cho con dâu. Của hồi môn thường là hàng hóa, nữ
trang, đổ vàng þạc, đổ vật gia dụng hay gia súc... Của hồi môn thường được thực hiện rộng
rãi ở cả châu Á và châu u. Tập quán này, có thể bắt nguồn từ những nơi mà đất đai được thừa
kế bởi con trai, vì vậy đây là một cách mà cha mẹ có thể tính cả cho con gái như là người
thừa hưởng tài sản của họ. Giống như quà sính lễ và việc ở rể, của hồi môn phản ánh địa vị
của người phụ nữ trong cuộc hôn nhân. Quà sính lễ và ở rể thường khi địa vị của người phụ
nữ là cao; còn của hồi môn lại có khả năng xảy ra khi địa vị của người phụ nữ là thấp
(Schlegel & Barry, 1986). Của hồi môn tổn tại phổ biến trong xā hội nông nghiệp hoặc là
chăn nuôi mà trong đó hàng hóa được sản xuất ra để trao đổi trên thị trường và có sự phân
biệt sự giàu có giữa các gia đình. Của hồi môn được xem như một loại thừa kế tài sản gia
đình của người phụ nữ, nó giữ gìn của cải của gia đinh bởi việc làm lợi cho con cháu của
người trao tặng.

* Các hình thức cư trú sau hôn nhân


- Hình thức cư trú bên chồng (Patrilocal residence).
Khi cặp vợ chồng mới cưới sống với gia đình cha chồng được gọi là cư trú bên chồng. Đây là
hình thức cư trú thịnh hành nhất trong thế giới ngày nay. Loại hình cư trú này tạo ra một cách thức
tập hợp đặc biệt những người đàn ông có quan hệ họ hàng với nhau: một người đàn ông, anh em trai
của họ, con trai của họ cùng với các bà vợ, tất cả cũng sống và làm việc với nhau.
- Hình thức cư trú bên vợ (Matrilocal residence)
Khi cặp vợ chồng mới cưới sống với hay gần với gia đình bên vợ, hình thức cư trú này được
gọi là cư trú bên vợ, thường thấy nhất trong các xã hội mẫu hệ. Ở đây, nòng cốt của xã hội bao gồm
một phụ nữ, các chị em gái của bà và các con gái của họ, cũng với các ông chồng.
- Hình thức cư trú bên cậu (Uncle Local residence)
Là loại hình thức cư trú ít thịnh hành. Ở đây cặp vợ chồng mới cưới sống với cậu hay gần với
anh hay em trai của mẹ chồng. Cậu, tức anh hay em trai của mẹ, là người đàn ông quan trọng nhất
trong dòng họ bên mẹ. Anh ta sẽ là người thừa kế của người cậu này, và vì vậy đã làm nổi bật mối
quan hệ này. Loại hình cư trú này được gọi là cư trú bên cậu.
- Hình thức cư trú độc lập (Neolocal residence)
Là loại hình không giống với ba loại hình thức cư trú trên, tức là khi cặp vợ chồng mới cưới
sẽ không sống gần với gia đình bên vợ hay bên chồng của họ, mà là tách ra ở riêng chỗ mới một cách
độc lập. Loại hình cư trú này cũng được tìm thấy trong xã hội hiện đại ngày nay
2. Chủng tộc là gì? Anh chị hãy trình bày đặc điểm nhân chủng của các đại chủng?
- Khái niệm chủng tộc
Chủng tộc là một quần thể (hoặc tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những đặc điểm di
truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến
một vùng địa vực nhất định.
Nhận thức chủng tộc trên cơ sở quần thể (chứ không phải cá thể) là một bước tiến quan trọng
trong lý thuyết nhân chủng và sinh học.
Các chủng tộc rất phong phú, các dạng trung gian do hỗn chủng sinh ra ngày càng nhiều =>
làm thay đổi và xóa nhòa ranh giới giữa các chủng tộc.

You might also like