Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 5


MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
MÃ MÔN HỌC: D02031
Danh sách nhóm 5:
1. Phạm Ngọc Xuân Quý – MSSV: 722K0056
2. Nguyễn Ngọc Mỹ Quỳnh – MSSV: 722K0051
3. F
4. F
5. F
6. F
7. F
8. F
9. F
10. F
11. F
Câu 1: Anh chị hãy trình bày những bài học kinh nghiệm về
nghệ thuật quân sự Việt Nam (trình bày tóm tắt) trong các
bài học đó bài học nào anh chị tâm đắc nhất, anh chị vận
dụng bài học đó vào quá trình học tập rèn luyện như thế
nào?
Nhắc lại định nghĩa nghệ thuật quân sự: là hệ thống các quan điểm về quân sự và
các vấn đề liên quan đến vấn đề về Chiến lược, chiến thuật, chiến dịch trong hoạt
động quân sự của một tổ chức, tập đoàn quân.
• Có 5 bài học kinh nghiệm tiêu biểu về nghệ thuật quân sự Việt Nam như sau :
1. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công:
- Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để giành
thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc,
mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
- Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lý đã chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam (quân
Chiêm Thành), phá tan âm mưu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành. Trước
nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lí Thường Kiệt đã sử dụng biện pháp "tiên phát
chế nhân" chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Ông đã tận
dụng thế "thiên hiểm" của địa hình, xây dựng tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt,
thực hiện trận quyết chiến chiến lược, chủ động chặn và đánh địch từ xa để bảo vệ
Thăng Long.

- Không những tiến công địch trên mặt trận quân sự mà ta còn tiến công trên mặt
trên chính trị, kinh tế,... Đặc biệt nhất qua những cuộc chiến thì việc đánh vào lòng
người là vô cùng quan trọng, khoét sâu chỗ yếu của địch để “kiên quyết không
ngừng thế tiến công”, tiến công địch vào đúng thời cơ, địa điểm thích hợp cho họ
thấy được sự vô nghĩa của chiến tranh, góp phần thay đổi cục diện chiến tranh có
lợi cho ta.

Hình 1. Chiến sĩ đào hào chuẩn bị chiến đấu

2. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc:


- Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật
quân sự của tổ tiên ta, hễ kẻ thù đụng đến nước ta, thì "vua tôi đồng lòng, anh em
hoà mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh", giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.
Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức, chính sách “khoan thư sức dân” là một
đỉnh cao của tư tưởng dựa vào dân để chiến đấu. Trong các cuộc chiến tranh giải
phóng, với ý chí kiên cường của dân tộc, triều đại nhà Lí, Trần, hậu Lê...đã tạo
được thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp các cách
đánh, các lực lượng cùng đánh..
+ Cả nước đánh giặc, trăm họ ai cũng là binh (ba lần thắng quân Nguyên Mông)
+ Đánh giặc thần tốc, táo bạo, bất ngờ (Nguyễn Huệ đánh quân Thanh, quân
Xiêm)
- Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là : Mỗi người dân là một người
lính, đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là
một pháo đài diệt giặc, cả nước là một chiến trường
3. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế:
- Trong đấu tranh vũ trang, trước một đối tượng có sức mạnh vượt trội về quân sự,
khoa học công nghệ phải biết kết hợp chặt chẽ các yếu tố: lực lượng, thế trận, thời
cơ và mưu trí, sáng tạo. Dùng lực phải dựa vào thế có lợi, dùng đúng nơi, đúng lúc
mới đạt hiệu quả cao, lực nhỏ hoá lớn, yếu hoá mạnh. Tạo thế, tạo lực để sẵn sàng
đánh địch khi thời cơ có lợi nhất. Đặt thế, lực vào đúng thời cơ có lợi thì “sức
dùng một nửa mà công được gấp đôi”.
- Muốn đánh thắng, còn phải dùng mưu kế, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cái
mạnh của ta. Luôn chú ý lừa địch và giữ bí mật, bất ngờ. Đánh bất ngờ, tạo hiệu
quả diệt địch, nhất là trong điều kiện lực lượng quân sự địch mạnh, có vũ khí công
nghệ cao.
- Nghệ thuật quân sự của ta còn phải biết đánh giá đúng và triệt để khai thác các yếu
tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Đó là nghệ thuật nắm bắt và phát huy sức mạnh
của thời đại, phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước, con người Việt Nam,
trong đó, cần đặc biệt chú trọng “nhân hoà”. Chỉ có kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời,
mưu và các yếu tố khác, ta mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp, đánh thắng kẻ thù
có kinh tế, quân sự mạnh khi chúng liều lĩnh xâm lược nước ta.
- Và Cuộc cách mạng tháng 8/1945 đã cho thấy được nghệ thuật quân sự này rõ
ràng thế nào.
Hình 2. Bùng nổ cách mạng tháng 8

4. Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng
cần thiết để đánh thắng địch:
- Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta khi đối đầu
với kẻ địch mạnh
- Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lí trong khi chỉ có khoảng
10 vạn quân, Lí Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác
để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
- Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên -Mông, lần thứ 2 là
60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã "lấy đoản binh để chế trường trận",
hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
- Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, đã đánh
thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng "tránh thế
ban mai, đánh lúc chiều tà" và vận dụng cách đánh "vây thành để diệt viện".
- Nhà Tây Sơn có khoảng 10 vạn quân, nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lược
và quân bán nước Lê Chiêu Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần
tốc, bất ngờ.
- “Trùng độc chiến” và “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” (của tướng Vương
Thừa Vũ)

- Bằng một lực lượng vũ trang non trẻ đã chiến đấu thắng lợi, tiêu diệt một bộ phận
sinh lực địch, giam chân đội quân chính quy đông khoảng 6500 binh sĩ của Pháp
trong thành phố suốt 60 ngày đêm (gấp đôi thời gian quy định), với cuộc rút lui
thần kỳ của Trung đoàn Thủ đô, đã tạo điều kiện cho cả nước triển khai chiến lược
trường kỳ kháng chiến cho đến ngày toàn thắng.

5. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu:
- Mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch đều có những mục đích cụ thể khác nhau, nhưng
mục đích chung nhất của mọi hoạt động tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc là tiêu diệt sinh lực địch phải đi đôi với bảo vệ vững chắc mục tiêu. Muốn
giành thắng lợi triệt để trong chiến tranh, chúng ta phải kết hợp tiêu hao sinh lực
với tiêu diệt địch ồ ạt. Sự tiêu hao trên diện rộng bằng các đòn đánh vừa và nhỏ
của chiến tranh nhân dân địa phương sẽ tạo điều kiện cho việc tác chiến tập trung
bằng các binh đoàn chủ lực, tiến công lớn, tiêu diệt binh lực địch. Đi đôi với tiêu
hao sinh lực địch, chúng ta phải bảo vệ vững chắc mục tiêu của mình, đó là vấn đề
quy tắc của chúng ta trong Quân giải phóng nhân dân để bảo vệ Tổ quốc.

Hình 3. Hình ảnh trong chiến dịch Hòa Bình- Tiêu diệt "con mắt" của địch

BÀI HỌC TÂM ĐẮC:


- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Dựng nước luôn đi đôi với giữ nước đã trở
thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có chiến lược sống còn, đảm bảo cho dân
tộc ta mãi mãi trường tồn và cường thịnh. Dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước đầy gian khổ và hi sinh nhưng rất vẻ vang. Một dân tộc mà
hàng bao thế hệ kế tiếp nhau phải chống giặc ngoại xâm, trong những điều kiện rất
ác liệt, trong so sánh lực lượng hết sức chênh lệch, tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ
quốc rất khác, một cách đánh riêng, có hiệu quả hơn, đó là sử dụng nghệ thuật cả
nước đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh; mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là một pháo đài, đánh
giặc mọi nơi mọi lúc và bằng mọi vũ khí có trong tay.
- Trong suốt chiều dài lịch sử, từ các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng; Bà Triệu;
Lí Bí trong 1000 năm Bắc thuộc, cho tới các cuộc kháng chiến chốn Tống của nhà
Tiền Lê; nhà Lí; cuộc kháng chiến chống lại vó ngựa xâm lược hùng mạnh của đế
quốc Nguyên Mông của nhà Trần; cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh
xâm lượng của nhà Lê. Cho tới hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược được tiến hành dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác
Hồ trong thế kỉ XX, tất cả các cuộc kháng chiến tranh chống xâm lược ấy đã được
tiến hành trong các thời điểm khác nhau, nhưng tất cả các cuộc chiến tranh chống
xâm lược ấy có 1 đặc điểm chung đó là tất cả đều được tiến hành dưới hình thức
một cuộc chiến tranh nhân dân với sự tham gia của toàn dân tộc chống lại kẻ thù
xâm lược, dành lại độc lập cho toàn dân tộc.
- Đặc biệt ở chiến dịch Hồ Chí Minh, nét độc đáo và đặc sắc nhất của nghệ thuật
quân sự ( toàn dân đánh giặc kết hợp với sự lãnh đạo tài tình của Đảng) đã đem lại
thắng lợi lớn.
- Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thứ IV (12-1976) của Đảng đã khẳng
định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một
trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như
một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn
và có tính thời đại sâu sắc”.
- Video clip: (574) Chiến dịch Hồ Chí Minh | Giải Phóng Miền Nam 30/4 năm 1975 | Tóm tắt
lịch sử Việt Nam - EZ Sử - YouTube

Vận dụng:
- Hiện nay trong thời kỳ thời đại mới, thời đại tuy hòa bình vẫn còn nhưng chiến
tranh ngầm, “chiến tranh lạnh” giữa các nước vẫn đang âm thầm diễn ra, vì vậy ta
cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, chống lại chiến tranh và bảo vệ Tổ
quốc.
- Đấu tranh ngày nay không còn chỉ về mặt quân sự mà còn ở nhiều lĩnh vực khác
đặc biệt là công nghệ và kinh tế. Vì vậy, năng động sáng tạo, luôn luôn học hỏi
tìm tòi là điều cần thiết.
- Luôn cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch đang âm mưu xâm
lược nước ta một lần nữa.
- Trau dồi những kiến thức, kỹ năng về an ninh quốc phòng, quan tâm đến chính trị,
tình hình xung quanh khu vực sinh sống, xã hội.
- Đoàn kết, thân ái, yêu thương lẫn nhau, yêu thương quê hương tổ quốc.

Câu 2: Trình bày các hiểu biết của mình về cội nguồn 54 dân
tộc Việt Nam?
CỘI NGUỒN:

- Lời Bác Hồ đã căn dặn trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số: “Đồng bào Kinh
hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai, Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc
thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống
chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết
góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự chủ của chúng ta”.
- 54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường,
Tày - Thái, Mông - Dao, Ka Đai, Tạng Miến, Khơ-me, Nam Đảo, Hán.
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt.
Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự,
Sán Chay, Bố Y. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc và
Tây Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn,
Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái....
Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn
Nhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo;
Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc: Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ,
Cống, Si La.
Nhóm ngôn ngữ Khơ-me có 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ
Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng,
Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng.
Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu
Ru. Đồng bào cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và
dải đất ven biển miền Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ.
Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu. Đồng bào cư trú
trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ.
- VIDEO CLIP: (613) 54 dân tộc Việt Nam từ đâu tới đất này? | Tomtatnhanh.vn - YouTube

You might also like