Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1 : Những đặc điểm chung về điều kiện hình thành của các nền văn minh Ai

Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa.


Từ xa xưa, đi cùng với sự xuất hiện của con người, chính những dòng nước đã đem
lại nền tảng cho sự sống, xây dựng nên những nền văn minh. Với con người,
những nơi có dòng sông chảy qua đều là những vùng đất may mắn là phước lành
được ban từ thượng đế. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa là bốn nền văn
minh
như thế.
Nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa hình thành trên những vùng
đất tương đối rộng lớn được bồi đắp bởi sông Nile (Ai Cập), sông Ti-grơ và Ơ-
phrát(Lưỡng Hà), sông Ấn- Hằng(Ấn Độ), sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung
Quốc). Những con sông này đem lại một lượng khổng lồ phù sa màu mỡ cho đất
đai, cung cấp lượng nước dồi dào cho nông nghiệp, mang lại những nguyên liệu
cần thiết cho sự sống và con đường đi lại, giao thương cho cư dân của bốn nền văn
minh. Nhờ có nền nông nghiệp phát triển mặc cho công cụ vẫn còn thô sơ, đời
sống kinh tế cũng phát triển theo, đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển rực
rỡ của bốn nền văn minh này.
Nền văn minh Lưỡng Hà nằm trên vùng chảy qua của hai con sông lớn là Tigris và
Euphrates. Vào mùa xuân, tuyết ở cao nguyên Acmenia tan ra làm nước ở hai con
sông này dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả một vùng rộng lớn. Nhưng chính
nhờ nước lụt, đất đai ở đây không ngừng được bồi đắp và trở nên màu mỡ giúp
nông nghiệp rồi sau đó là kinh tế phát triển.

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh nằm ở Đông Bắc Châu Phi, tập trung dọc theo
hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực đất nước Ai Cập ngày nay. Hàng năm, từ tháng
6 đến tháng 11, nước sông Nile dâng cao đem theo một lượng lớn phù sa bồi đắo
cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ giúp kinh tế phát triển và
hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới.
Miền bắc Ấn Độ có hai dòng sông lớn chảy qua là sông Ấn và sông Hằng. Cả hai
dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ. Vì vậy
nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.
Trung Quốc suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung
Quốc có hai con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà ở phía Bắc và Trường Giang ở
phía Nam. Hoàng Hà hay gây ngập lụt nhưng do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm
màu mỡ, tạo điều kiện thuậ lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy nơi đây
trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc

Tuy nhiên, những dòng sông này cũng đem lại cho cả bồn nền văn minh này những
thách thức. Những thách thức này không phải là để kìm nén lại sự phát triển của
các nền văn minh, trái lại nó là động cơ để văn minh được hình thành.
Do nghề nông và chăn nuôi phát triển, lương thực được tích trữ và ổn định, nhân
khẩu gia tăng. Chẳng bao lâu sau chiến tranh và phân hóa giai cấp xảy ra, sinh ra
các quốc gia có người cai trị đứng ra chỉ đạo mọi người, nền văn minh cũng từ đó
được nảy sinh.
Bên cạnh đó, các dòng sông cũng đặt ra yêu cầu về trị thủy, đòi hỏi một tổ chức
đứng ra để diều hành và xử lý, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của nhà nước – yếu tố
quan trọng nhất cho sự xuất hiện của một nền văn minh.
Ở Ai Cập, nửa sau thiên kỉ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
phân hóa giàu nghèo, các công xã nông thôn đầu tiên đã liên hiệp lại thành những
nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần trở thành hai miền Thượng và Hạ Ai
Cập rồi thống nhất thành nước Ai Cập. Tiếp sau đó là sự xuất hiện và tàn lụi của
nhiều các vương triều.
Vào khoảng đầu thiên kỉ III TCN, ở miền nam Lưỡng Hà, nơi cư trú của người
Xume, do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến phân hóa giàu nghèo, đã
xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ lấy 1 thành thị là trung tâm gọi là thành bang.

KIẾN TRÚC HI - LA
Kiến trúc
Hi Lạp:
- Sự ra đời và hình thành của kiến trúc Hy Lap cổ đại trải dài trên một vùng đất
rộng lớn như miền Nam bán đảo Balkans, Sicila, Pháp, khu vực Tiểu Á, Ai
Cập…
- Do những nhu cầu của người dân sống trong khu vực như thường xuyên tổ
chức lễ hội, thi đấu thể thao, bình luận văn chương hay là những cuộc họp chợ,
mua bán trao đổi kéo theo việc xây dựng những công trình kiến trúc để đáp ứng
được những nhu cầu đó như: quảng trường tôn giáo Acropolis, quảng trường
thương mại Agora, đền thờ, nhà hát, sân vận động,...
- Hình thức bên ngoài được xử lý đạt trình độ cao: đường nét trang nhã, hài hòa,
hoa văn phong phú, tinh tế. Sử dụng nhiều chất liệu đá.
- Đền thờ Hy Lạp có nhiều cột chạy phía bên ngoài, các loại hình đền đài này có
hình dáng nhất định dựa vào mức độ dày đặc của cột.
- Sử dụng thức cột Doric, Lonic, Corinthien, Cariathide.
- Trong các thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu
biểu: đền miếu, rạp hát, sân vận động...
+ Đền Parthenon, là đền thờ thần Athena xây dựng thế kỉ VI CN, được xem là
công trình nổi tiếng nhất và đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
Mái lợp bằng đá cẩm thạch, điêu khắc trang trí bằng đá cẩm thạch trắng. có các
cột tròn trang trí rất đẹp, các bức phù đề tài thần thoại và sinh hoạt xã hội của
Aten lúc bấy giờ.
+ Ngoài Aten, ở các nơi khác cũng có những công trình kiến trúc đẹp như đền
thần Zeus ở Olympus, các đền thờ ở một số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin.
La Mã
- Thành tựu về kiến trúc của La Mã lại càng rực rỡ. Số lượng công trình kiến
trúc lớn, bao gồm tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, khải hoàn môn, cột
kỉ niệm, cầu đường, ống dẫn nước,... Những công trình này từ thời cộng hòa đã
có, nhưng đặc biệt phát triển từ thời Ôctaviút.
- Quy mô kiến trúc đồ sộ, hoành tráng bề thế; gây ấn tượng về sức mạnh, quyền
lực; tạo cảm giác về một sự bền vững lâu dài.
- Tổ hợp không gian kiến trúc phức tạp đáp ứng được nhu cầu ngày cành đa
dạng của cuộc sống

- Ra đời kỹ thuật xây dựng vòm cuốn bằng đá; tìm ra bê tông thiên nhiên.
- Tiếp tục phát triển ba loại thức cột thời Hi Lạp và sáng tạo thêm hai loại thức
cột mới là Toscan và Compozit.
Trong số các công trình kiến trúc ở La Mã nổi tiếng nhất là đền Păngtênông, rạp
hát, các khải hoàn môn.
+ Đền Păngtênông bắt đầu xây dựng từ thời Ôgút. Đền xây hình tròn, mái tròn,
hết sức mĩ quan và hùng vĩ.
+ Các khải hoàn môn do các hoàng đế La Mã xây để ăn mừng chiến thắng, cũng
xây theo kiểu cửa vòm.
* So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã:
Hi Lạp
1. Thức cột Doric
- Thức cột Doric, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất. Do người Dorian sán tạo
ra, phát triển mạnh ở miền nam Ý. Có khả năng chịu lực cao nhất, được ví như
vẻ đẹp của người đàn ông. Được hình thành từmột trục thẳng đứng phình to dần
ở đáy; có 20 gờ sống đứng; cột đứng trực tiếp trên mặt công trình, không có bệ
đỡ. Phần đầu cột gồm đoạn phình tròn phía trên và một phiến đá vuông nằm trên
đó, không trang trí. Công trình tiêu biểu sử dụng là dền Parthenon
2. Thức cột Lonic
- Thức cột Ionic phổ biến rộng rãi ở Hi Lạp, nguồn gốc từu Ionia, thuộc địa của
Hy Lạp. Mang dáng vẻ thanh mảnh, tượng trưng cho vẻ đẹp mềm mại, nữ tính
người phụ nữ. Cột có bệ đỡ bằng đá; cột thon hơn Doric, các đường xoi dọc thân
cột sâu hơn. Đầu cột gồm phiến đá có hai nếp cuộn tròn giống 2 lọn tóc cuốn,
được trang trí họa tiết chìm, sinh động. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở
Ephesus, Lăng mộ vua Mausole ở Halicacnat
3. Thức cột Corinthian
- Thức cột Corinthian ra đời sau hai cột trên, là thức cột hoa mĩ, tỉ mỉ và cung
phú nhất. Về cơ bản giống kiểu Lonic, song cột cao hơn, bệ đỡ cầu kỳ hơn, đỉnh
cột được trang trí tri tiết hoa lá dưới các nếp cuộn đứng. Có 2 loại cột là:
Corinthian La Mã và Corinthian Renaissance. Công trình sử dụng loại cột này
như đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.
La Mã
1. Thức cột Toscan
+ Được hình thành và sáng tạo từ thức cột Doric nhưng thiết kế mảnh mai và
nhỏ hơn; trục cột cũng thường trơn tru, nhẵn bóng chứ không có các đường sáo
(rãnh) như thức cột Doric. Có những ưu thế được xem là phù hợp hơn với các
công trình bình thường và có thể áp dụng rộng rãi hơn: khỏe khoắn, bình dị, đơn
giản.
2. Thức cột Composite
+ Cột Composite là một kiểu cột được thiết kế theo kiểu La Mã kết hợp giữa
thức cột Lonic và Corithian Hi Lạp. Hiện nay thức cột Composite có lẽ là chi
tiết kiến trúc phổ biến nhất khi thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc cổ
điển, giúp tăng sự sang trọng và đẳng cấp.
* Nhân loại thế kỷ 21 kế thừa gì của văn minh Hy - La
- Mái vòm là phát minh kiến trúc vĩ đại của người La Mã. Ngày nay, các công
trình kiến trúc như: nhà thờ Hồi giáo Lotfollah ở Iran, tòa nhà Reichstag ở Đức
cũng được thiết kế theo kiểu mái vòm và cải biến để phù hợp với thẩm mỹ của
mỗi quốc gia
- Các thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp cổ điển vẫn còn được ứng dụng
rộng rãi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tại Việt Nam, thức cột cơ bản xuất
hiện nhiều trong các công trình cổ điển, Tân cổ điển với quy mô lớn, bề thế.
Nhưng để phù hợp với kiến trúc, văn hóa và đặc trưng của người Việt, mà những
chi tiết đã được giản lược đi rất nhiều.
* Một số công trình kiến trúc còn tồn tại đến ngày nay
- Hy Lạp:
+ Parthenon là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ V trước
công nguyên ở Acropolis.
+ Đền Erectheion là đền thờ thần chiến binh Athena và thần biểnPoseidon. Được
người Hy Lạp xây dựng từ khoảng 2500 năm trước, hiện đang nằm trên thành
Acroplis và bảo tàng cổ vật quốc gia Acroplis
- La Mã:
+ Quảng trường La Mã tọa lạc tại trung tâm của thành phố Rome. Đây là một
quần thể kiến trúc hình chữ nhật và bao quanh bởi những công trình chính phủ
quan trọng của chính quyền La Mã cổ đại.
+ Đấu trường Colosseum là một trong những công trình biểu tượng nổi tiếng
nhất của đế chế La Mã, vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong quá khứ,
Colosseum là nơi diễn ra những cuộc chiến đẫm máu của võ sĩ giác đấu, nhằm
mục đích tiêu khiển cho người dân thành Rome

You might also like