2020 cân bằng can cân thanh toan bop

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

Cân bằng cán cân thanh toán (Balance of Payment - BOP):


các yếu tố ảnh hưởng cơ bản.
GS.TS. Nguyễn Văn Song
Tóm tắt
Cân bằng cán cân thanh toán bị ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đó là lãi suất của tiền nội địa, tỉ
giá hối đoái, giá hàng hoá nội địa, sự co giãn của xuất khẩu với giá của hàng hoá nội địa. Bài viết
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản này tới cán cân thanh toán của một quốc gia, đồng thời
bài viết cũng phân tích ảnh hưởng biến động của các yếu tố này tới thu nhập quốc dân của một
quốc gia.
Từ khoá: Cân bằng, cán cân thanh toán, thu nhập quốc dân.
Abstracts
The balance of payments is influenced by the basic factors that are interest rates on domestic
money, exchange rates, prices of domestic goods, and the elasticity of exports to the prices of
domestic goods. The paper analyzes the impact of these fundamentals on a country's balance of
payments, and also analyzes the impact of these factors on a country's national income.
Keywords: balance, balance of payments, national income.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cân bằng thanh thoán (Balance of Payment/BOP) là một báo cáo, bao gồm tất cả các
giao dịch kinh tế, tài chính, tài sản của một quốc gia với tất cả quốc gia trên thế giới trong
một giai đoạn thời gian, thường là một năm hoặc một quý (Will Kenton. 2019).
Cán cân thanh toán được xem như sự cân bằng giữa xuất khẩu ròng (net export) với dòng
vốn ra (net capital outflow). Cán cân thanh toán của một quốc gia thặng dư (BOP surplus)
khi xuất khẩu ròng lớn hơn dòng vốn ra; sẽ cân bằng nếu xuất khẩu ròng bằng với dòng
vốn ra (BOP equiplibrium), nếu cán cân thanh toán là cân bằng (BOP- equiplibrium) đó là
tình trạng của một nền kinh tế mà chi tiêu và đầu tư ở nước ngoài tương đương với mức
chi tiêu và đầu tư của các nước khác vào trong chính nước đó trong một giai đoạn nhất
định, do vậy dự trữ ngoại tế của nước đó trong giai đoạn này không thay đổi; và bị thâm
thủng trong cán cân thanh toán nếu xuất khẩu ròng nhỏ hơn dòng vốn ra (BOP deficit) (R.
Dornbusch và P. Samluelson, 1948).
Có 3 thành phần chính được bao gồm trong cán cân thanh toán: thứ nhất, tài khoản hiện
hành đánh giá các khoản giao dịch thương mại quốc tế, thu nhập ròng của đầu tư, và các
khoản chi trả trực tiếp; thứ hai, tài khoản tài chính đo sự thay đổi quyền sở hữu quốc tế về
tài sản; thứ ba, tài khoản vốn bao gồm tất cả các giao dịch tài chính khác, những giao dịch
này không ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế quốc dân.
Mục đích của bài viết là nhằm làm rõ thêm các trạng thái của cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế và phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố chính (lãi suất ngân hàng, giá hàng hoá
nội địa và tỉ giá hối đoái) tới cán cân thanh toán và tới thu nhập của nền kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu và phân tích: nghiên cứu sử dụng mô hình toán học để mô tả các
trạng thái của cân bằng cán cân thanh toán, phân tích các ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản
đến cán cân thanh toán và thu nhập quốc gia.

1
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo Quỹ tiền tệ Thế giới IMF (2010), cân bằng cán cân thanh toán (BOP) là các giao dịch
giữa một nền kinh tế với phần còn lại của Thế giới; từ đó cho biết thực trạng công nợ của
một quốc gia tại một thời điểm nhất định. BOP cũng cho biết tình trạng kinh tế của quốc
gia trên trường quốc tế. Phân tích về BOP của Bulgari giai đoạn 2000 – 2004 cho thấy sự
chuyển đổi trong cơ cấu BOP của nước này, qua thay đổi cơ cấu kinh tế và sự tăng lên đột
biến của dòng vốn ra nước ngoài từ du lịch và chuyển khoản hiện tại. Kết quả nghiên cứu
của Gagea & Stanculescu (2010) tại Romania cho thấy cán cân thanh toán của nước này
trong tình trạng mất cân đối, nhưng có dấu hiệu phục hồi của thâm hụt thương mại. Ken &
Bob (2009) dự báo phân tích cán cân thanh toán của Anh đến năm 2020, theo giả định, dự
kiến thâm hụt tài khoản vãng tăng từ 2% GDP năm 2009 lên gần 5% GDP đến cuối giai
đoạn. Nghiên cứu đề xuất, nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến một sự sụt giảm trong
sản lượng và khiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Nghiên cứu cũng kêu gọi các nhà hoạch định
chính sách cần thay đổi chính sách ngành công nghiệp để cải thiện hiệu suất thương mại
của Vương quốc Anh. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải bảo vệ vai trò của London như
một trung tâm tài chính toàn cầu. Tại Ý, Enrico Tosti (2013) tập trung nghiên cứu cán cân
thanh toán liên qua tới công nghệ, từ đó tác giả chỉ ra rằng: hệ thống thu thập dữ liệu mới
được sử dụng dựa trên báo cáo trực tiếp của các doanh nghiệp, các khoản tín dụng và ghi
nợ có xu hướng tăng lên đáng kể so với hệ thống cũ (dựa trên báo cáo của ngân hàng). Các
khoản bán hàng, chuyển nhượng bằng sáng chế, tiền bản quyền và các giấy phép khác đều
thâm hụt. Thương mại công nghệ trong kinh tế Ý vẫn chưa được đánh gia cao và chiếm tỷ
lệ thấp trong GDP của nước này so với các nền kinh tế tiên tiến khác. IanTsung-yenChen
(2014) nghiên cứu về sức mạnh trong cán cân thanh toán của Trung Quốc, kết quả nghiên
cứu cho thấy, sức mạnh này thể hiện ở việc Trung Quốc gia tăng vị thế với tư cách là người
mua hàng chính trên toàn cầu, đặc biệt ở lĩnh vực quân sự. Tác giả cũng đưa ra cái nhìn về
mối liên hệ giữa BOP và quyền lực của một quốc gia trên Thế giới. BOP của một quốc gia
là một tiêu chí hữu ích khi nhận định quyền lực tương đối của một quốc gia trên trường
quốc tế vì nó cung cấp số liệu thể hiện mối quan hệ giữa một nền kinh tế và phần còn lại
của thế giới. Nếu một quốc gia thu hút được nhiều của cải hơn, sở hữu các nguồn lực kinh
tế nhiều hơn so với phần còn lại của Thế giới thì quốc gia đó có nhiều khả năng phát triển
sức mạnh quân sự của mình.
Henry Thompson (2000) nghiên cứu làm thế nào một quốc gia có thể khắc phục thâm hụt
thương mại khi nhập khẩu nhiều thu từ xuất khẩu. Tác giả xem xét vai trò của chính phủ
ảnh hưởng như thế nào tới BOP. Kết quả cho thấy mối quan hệ, độ co giãn của hang hoá
xuất nhập khẩu và cán cân thương mại; ngân sách chính phủ và BOP; vai trò quốc tế của
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. David Chaundy (1999) nghiên cứu mối quan hệ
giữa các chỉ số: Cân bằng tài khoản hiện tại của cán cân thanh toán, xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa dịch vụ, tổng nợ nước ngoài, tài sản dự trữ chính thức, tỷ giá hối đoái.
Tương tự, Robert Tatum (2010) phân tích tác động của tự do hóa nhập khẩu trên cán cân
thanh toán khi có hạn ngạch và thuế quan tới cán cân thanh toán. Kết quả từ nghiên cứu
của Batool et al. (2015) tại Pakistan cho thấy: tỷ giá hối đoái thực tế ảnh hưởng tỷ lệ nghịch
đến cán cân thanh toán không chỉ trong dài hạn mà cả trong ngắn hạn. Lãi suất ảnh hưởng
tỷ lệ nghịch đến cán cân thanh toán trong dài hạn nhưng ảnh hưởng tích cực trong ngắn
hạn. GDP thực tế tăng giúp BOP chuyển theo hướng tích cực; cung tiền tăng ảnh hưởng
tích cực đến BOP trong ngắn hạn nhưng ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn.

2
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

III. NỘI DUNG, KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN


3.1 Ba trạng thái của cán cân thanh toán của nền kinh tế
Để nghiên cứu các trạng thái của cán cân thanh toán chúng ta có thể sử dụng mô hình
đường IS, đường LM và đường BOP sau đây.

BOP Lãi suất (i) BOP


Lãi suất (i) BOP

IS IS

iBOP

i i
iBOP

LM LM

O Y O Y
Hình 1. Thâm hụt cán cân thanh toán Hình 2. Thặng dư cán cân thanh toán

Lãi suất (i) BOP

IS

LM

O Y
Hình 3. Cân bằng cán cân thanh toán

Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng thâm thủng cán cân thanh toán, giao điểm của đường
BOP và đường LM nằm bên trái giao điểm của đường IS và đường LM (Hình 1), iBOP > i ;
Trong trường hợp nền kinh tế ở vào trạng thái thặng dư cán cân thanh toán giao điểm của
đường BOP và đường LM nằm bên phải giao điểm của đường IS và đường LM (Hình 2)
iBOP < i ; Khi nền kinh tế ở tình trạng cân bằng cán cân thanh toán, đường BOP, đường LM
và đường IS sẽ giao nhau cùng một điểm, lúc này không có sự khác biệt giữa i và iBOP.

3
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đến cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập
quốc dân
3.2.1 Xây dựng mô hình
Mô hình được xây dựng dựa trên nền kinh tế mở, với các biến như sau:
EX là xuất khẩu; IM là nhập khẩu; F(i) là dòng vốn ra (net capital outflow); e là tỉ giá hối
đoái tính bằng VND/USD; Pd là mức giá nội địa của hàng hoá, dich vụ xuất, nhập khẩu; Pf
là mức giá quốc tế của hàng hoá, dich vụ xuất, nhập khẩu được tính bằng USD; Y là thu
nhập quốc dân.
Ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình:
EX/Pd < 0 : giá nội địa cuả hàng hoá tăng thì xuất khẩu giảm. (1)
IM/Pd > 0 : giá nội địa của hàng hoá tăng sẽ làm tăng nhập khẩu. (2)
EX/e > 0 : tỉ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng xuất khẩu. (3)
IM/e < 0 : tỉ giá hối đoái giảm sẽ làm tăng nhập khẩu. (4)
EX/Y > 0 : thu nhập quốc dân tăng sẽ làm tăng xuất khẩu. (5)
F(i)/i < 0 : lãi suất tăng sẽ làm dòng vốn vào (net capital inflow) và ngược lại nếu lãi
suất giảm sẽ làm cho dòng vốn ra (net capital outflow). (6)
Cân bằng cán cân thanh toán (BOP equiplibrium) xảy ra trong các trường hợp sau:
EX – IM – F(i) = 0, cân bằng cán cân thanh toán có nghĩa là xuất khẩu ròng của một quốc
gia đúng bằng dòng vốn chảy ra (EX – IM) = F(i)) (Hình 3) (7)
EX – IM – F(i) > 0 thặng dư trong cán cân thanh toán (BOP surplus) (Hình 2) (8)
EX – IM – F(i) < 0 thâm thủng trong cán cân thanh toán (BOP deficit) (Hình 1) (9)
Chúng ta có thể triển khai cân bằng cán cân thanh toán như sau:
Pd  EX(Pd,e) – Pf  e  IM (Pd, e, Y) – F(i) = 0 (10)
3.2.2 Lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc
dân.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất ngân hang tới cán cân thanh toán và thu nhập quốc
dân, chúng ta giả định giá nội địa và tỉ giá hối đoái không thay đổi, chỉ nghiên cứu và phân
tích ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân. Khi lãi
suất ngân hàng tăng, hoặc giảm sẽ ảnh hưởng tới đường BOP như thế nào và điều đó tác
động tới thu nhập quốc dân ra sao?

4
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

io Đuờng BOP

`
F(i) i1

F(i1) F(io) Y1 Yo

EXo – IMo Đường xuất khẩu


ròng

EX1 – IM1

Hình 4. Ảnh hưởng của lãi suất tới cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân
Dựa vào phương (10) và Hình 4 ta thấy, khi lãi suất ngân hàng giảm từ io tới i1, sự thay đổi
này của lãi suất ngân hàng không làm dịch chuyển đường BOP và đường xuất khẩu ròng
(EX – IM) mà chỉ làm di chuyển trên hai đường này (xem hình 4). Kết quả của việc giảm
lãi suất ngân hàng (từ io xuống i1) sẽ làm gia tăng dòng vốn ra thị trường kinh tế quốc tế
(net capital outflow) (F(io) < F(i1), đồng thời làm giảm thu nhập từ Yo về Y1 mặc dù xuất
khẩu ròng có thể tăng lên (xem sự biến động qua hình 4).

3.2.3 Giá, độ co giãn của giá hàng hoá, dịch vụ nội địa với xuất khẩu tới cân bằng cán cân thanh
toán và thu nhập quốc dân.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của giá cả hàng hoá, dịch vụ nội địa (Pd), đến cán cân thanh toán và thu
nhập quốc dân, chúng ta giả sử không có sự thay đổi của lãi suất và tỉ giá hối đoái, chúng ta chỉ xét
ảnh hưởng của giá hàng hoá nội địa tới cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân.
Từ phương trình 10 và hình 5, nếu giả sử lãi suất (i) và tỉ giá hối đoái (e) không đổi, điều này có
nghĩa là ảnh hưởng của giá chỉ tác động tới đường xuất khẩu ròng mà không ảnh hưởng tới dòng
vốn ra thị trường kinh tế quốc tế F(i). Cũng từ phương trình (10) ta thấy, khi giá nội địa của hàng
hoá, dịch vụ thay đổi, số hạng [Pf  e  IM (Pd, e, Y)] trong phương trình (10) sẽ giảm. Như vậy,
sự thay đổi của giá ảnh hưởng tới đường xuất khẩu ròng chủ yếu phụ thuộc vào số hạng [Pd
EX(Pd,e)]. Lấy vi phân tổng [Pd EX(Pd,e)] ta có: dEX/dPd = EX + Pd  dEX/dPd = EX (1 + Pd/EX
 dEX/dPd) = EX (1 + Ex).

5
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

Đuờng BOP giá


P1

io
Đuờng BOP giá
Po

F(i)

Y1 Yo

EX1 – IM1
Đường xuất khẩu
EXo – IMo ròng với giá Po

Đường xuất khẩu


ròng với giá P1

Hình 5. Ảnh hưởng của giá hàng hoá, dịch vụ tới cân bằng cán cân thanh toán và
thu nhập quốc dân

Trong đó: Ex là độ co giãn của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với giá. Từ dEX/dPd = EX (1
+ Ex) ta có nếu |Ex| > 1, tức là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu co giãn với giá sẽ làm cho
dEX/dPd > 0 và ngược lại nếu |Ex| < 1, tức là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu ít co giãn với giá
sẽ làm cho dEX/dPd <0.
Tóm lại, nếu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu co giãn với giá thì khi giá tăng sẽ làm cho đường
xuất khẩu ròng dịch chuyển về bên trái và kéo theo đường BOP cũng dịch chuyển về bên
trái làm giảm thu nhập quốc dân. Ngược lại, nếu giá giảm sẽ làm cho đường xuất khẩu ròng
dịch chuyển về bên phải và kéo theo đường BOP cũng dịch chuyển về bên phải làm tăng
thu nhập quốc dân. Như vậy, ảnh hưởng của giá hàng hoá, dịch vụ nội địa (Pd) tới cán cân
thanh toán và thu nhập quốc dân đồng biến hay nghịch biến tuỳ thuộc vào độ co giãn của
xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ đó với giá của chúng.
3.2.3 Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng đến cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc
dân.
Để đánh giá, phân tích ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán và
thu nhập quốc dân, phân tích sự di chuyển của đường BOP cũng như đường xuất khẩu ròng
trong điều kiện chỉ có tỉ giá hối đoái thay đổi, các biến khác trong phương trình (10) không
thay đổi, ta có: khi mà tỉ giá hối đoái tăng, trong điều kiện này [Pf  e  IM (Pd, e, Y)] giảm
và [Pd EX(Pd,e)] sẽ tăng. Kết quả sẽ làm cho đường xuất khẩu ròng chuyển dịch về bên
phải, kéo theo đường BOP cũng chuyển về bên phải và như vậy làm cho thu nhập quốc dân

6
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

sẽ tăng (xem hình 6). Kết quả này dẫn tới cán cân thanh toán sẽ có xu hướng thặng dư và
thu nhập quốc dân sẽ tăng.

Đuờng BOP
với eo
io
Đuờng BOP
F(i)
với e1

Yo Y1
EXo – IMo Đường xuất
khẩu
EX1 – IM1 ròng với eo

Đường xuất
khẩu
ròng với e1

Hình 6. Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh
toán và thu nhập quốc dân

4. KẾT LUẬN
Cán cân thanh toán có vai trò quan trọng tới thu nhập quốc dân, dự trữ ngoại tệ cho một
quốc gia. Cán cân thanh toán bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đoc có 3 yếu tố cơ bản
là: lãi suất ngân hang; giá cả hàng hoá, dịch vụ trong nước; độ co giãn của xuất khẩu hàng
hoá với giá hàng hoá, dịch vụ trong nước; và tỉ giá hối đoái. Kết quả phân tích các mô hình
trên cho chúng ta một số kết luận chính sau đây:
Thứ nhất, ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng: khi lãi suất ngân hàng tăng, trong điều kiện
các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng và làm cho thu nhập quốc
dân tang (mặc dù xuất khẩu ròng giảm); và ngược lại, khi lãi suất ngân hàng điều chỉnh
giảm làm cho xuất khẩu ròng giảm, làm giảm thu nhập quốc dân mặc dù xuất khẩu ròng
tăng
Thứ hai, ảnh hưởng của giá cả hàng hoá, dịch vụ nội địa: khi giá cả nội địa của hàng hoá,
dịch vụ tăng trong điều kiện hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu co giãn với giá |Ex| > 1, sẽ làm
cho thu nhập quốc dân giảm. Ngược lại, nếu giá giảm sẽ làm cho đường xuất khẩu ròng
dịch chuyển về bên phải và kéo theo đường BOP cũng dịch chuyển về bên phải làm tăng
thu nhập quốc dân. Như vậy, ảnh hưởng của giá cả hàng hoá nội địa tới cán cân thanh toán
còn tuỳ thuộc vào độ co giãn của xuất khẩu hàng hoá đó với giá cả của hàng hoá đó.
Thứ ba, ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái: khi tỉ giá hối đoái tăng, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng, điều này kéo theo thu nhập quốc dân tăng.
Và ngược lại, tỉ giá hối đoái giảm sẽ làm cho xuất khẩu ròng giảm và làm cho thu nhập
quốc dân giảm (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

7
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3 (502), tháng 3 năm 2020

Thứ tư, độ co giãn của đường BOP: sự tăng, giảm thu nhập quốc dân nhiều hay ít do ảnh
hưởng của các yếu tố lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hoá, dịch vụ nội địa và tỉ giá hối đoái
còn phụ thuộc vào độ dốc của đường xuất BOP. Nếu đường BOP không dốc (co giãn) thì
mức độ tăng thu nhập quốc dân sẽ nhiều hơn so với đường BOP dốc (ít co giãn)./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Batool, Syeda Azra & Mehmood, Tahir & Jadoon, Atif Khan, 2015. "What Determines Balance of Payments:
A Case of Pakistan," Sukkur IBA Journal of Management and Business, Sukkur IBA University, vol.
2(1), pages 47-70
David Chaundy, 1999. "What is the Accommodating Item in the Balance of Payments?," Working
Papers wp122, Centre for Business Research, University of Cambridge
Enrico Tosti, 2013. "The Italian technology balance of payments," Questioni di Economia e Finanza
(Occasional Papers)207, Bank of Italy, Economic Research and International Relations Area.
Gagea Andreea & stanculescu Anca-Maria, 2010. "Mechanisms and Policies for Romanian Balance of
Payments' Equilibrium," Ovidius University Annals, Economic Sciences Series, Ovidius University of
Constantza, Faculty of Economic Sciences, vol. 0(1), pages 55-59.
Henry Thompson, 2000. "Balance of Payments," World Scientific Book Chapters,in: International
Economics Global Markets and International Competition, chapter 10, pages 337-365
IanTsung-yenChen, 2014. Balanceofpaymentsand power:assessingChina’s globalandregional
interdependencerelationship. InternationalRelations ofthe Asia-Pacific. Volume14 (2014)271–302
International Monetary Fund - BALANCE OF PAYMENTS MANUAL - Được truy cập từ
https://www.imf.org/external/np/sta/bop/bopman.pdf. Tháng 12/2019
Ken Coutts & Bob Rowthorn, 2009. "Prospects for the UK Balance of Payments," Working Papers wp394,
Centre for Business Research, University of Cambridge.
PAUL A. SAMUELSON AND WILLIAM D. NORDHALLS. 1948. Economics. McGrow Hill
Robert Tatum, 2010. "Liberalization of import restrictions on capital goods and the balance of
payments," The Journal of International Trade & Economic Development, Taylor & Francis Journals,
vol. 19(3), pages 385-419.
RUDIGER DORNBUSCH AND STANLEY FISCHER. 1996. Marcoeconomics Sixth edition. McGrow
Hill.
WILL KENTON. 2019. Balance of Payment. Được truy cập từ
https://www.investopedia.com/terms/b/bop.asp tháng 11/ 2019.

You might also like