01.6.Đề Kiểm Tra Điều Kiện

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ tên: Trần Thị Trang

Lớp: 2305QTVE
MSV: 2305QTVE070
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
HỌC PHẦN: LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc nâng ngạch công chức chỉ được
thực hiện thông qua hình thức thi nâng ngạch. S
- Theo Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bố sung 2019) như sau:“Việc
nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công
chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc
xét nâng ngạch.”
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền chỉ
đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đ
-Theo điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (được sửa đổi bởi khoản
2 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi
2019) như sau: “ Chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ
thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính do trình độ lạc
hậu là một trong số các tình tiết giảm nhẹ. Đ
-Theo điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2013/ NĐ-CP:
Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng:
.......g) Vi phạm do trình độ lạc hậu
4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính đều được giải
quyết theo thủ tục hành chính. S
-Cũng như các công việc khác trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, các tranh
chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính cần phải được giải quyết theo thủ
tục hành chính. Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát
sinh trong quan hệ pháp luật hành chính mà việc giải quyết chúng còn có thể được
thực hiện theo thủ tục tố trước Nhà nước. Tất nhiên, không phải trong mọi trường hợp
chủ thể vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính đều phải chịu cùng một loại trách
nhiệm pháp lí trước Nhà nước. Tuỳ thuộc vào việc hành vi trái pháp luật hành chính
cấu thành loại vi phạm pháp luật nào mà Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự,
hành chính, kỉ luật nhà nước đối với người vi phạm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp, Viên chức có hành vi
xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại thì
không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật. Đ
-Căn cứ Điều 53 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
“2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
..... c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
đối ngoại”
6. Thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính chỉ thuộc về cơ quan
hành chính nước. S
-Quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi nhiều cơ quan, có hiệu lực pháp
lí và thi hành khác nhau
Vd: quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao....
7. Tổ chức xã hội là chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước. S
Để xác định căn cứ pháp lý cho nhận định "Tổ chức xã hội không phải là chủ thể có
thẩm quyền quản lý nhà nước," chúng ta có thể tham khảo Hiến pháp và các văn bản
pháp luật liên quan.
-Theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:
Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.”
Điều 94: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
-Theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019):
Điều 1: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành
pháp, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.”
-Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019):
Điều 2: “Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.”
-Theo Luật về Hội năm 2010:
Điều 1: “Hội là tổ chức tự nguyện của công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam cùng
ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới tính, cùng giới, nhằm mục đích tập hợp, đoàn
kết hội viên, hoạt động không vì lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội
viên, cộng đồng và xã hội.”
Từ các căn cứ pháp lý nêu trên, có thể thấy rõ ràng rằng quyền lực quản lý nhà nước
thuộc về các cơ quan nhà nước, trong khi các tổ chức xã hội hoạt động nhằm bảo vệ
quyền lợi của thành viên và đóng góp vào sự phát triển xã hội nhưng không có thẩm
quyền quản lý nhà nước.
8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Ủy ban nhân dân huyện
loại I có không quá hai Phó Chủ tịch. S
-Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật tổ chức chính quyền địa phương “Ủy ban nhân
dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III có không quá
hai Phó Chủ tịch.”
9. Công chức luôn hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đ
-Theo khoản 2 Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung 2019 : “Công chức là công dân Việt Nam,
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
10. Viên chức chỉ làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Đ
-Theo Điều 2 Luật viên chức 2010: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển
dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng
làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật.”

You might also like