Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

KHÁI NIỆM
1. CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT: là những nền tảng quan trọng như đường sá, bến cảng,
đường sắt, nhà máy, những phát minh cải tiền kĩ thuật có tác dụng đến xây dựng và phát triển
sản xuất, tập trung hình thành nền sản xuất hiện đại cơ khí với nền nông nghiệp, công nghiệp,
khoa học và công nghệ tiên tiến.
2. CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT DU LỊCH: gồm tất cà các cơ sở vật chất kĩ thuật do chính
ngành du lịch quản lí, đồng thời bao gồm các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như cầu đường, giao
thông vận tải, điện nước và thông tin liên lạc...
CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT DU LỊCH bao gồm 2 thành tố sau:
 Cơ sở vật chất kĩ thuật trực tiếp
 Cơ sở vật chất mang tính nền tảng cơ sở và hỗ trợ phát triển ngành du lịch gồm :
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội
+ Cơ sở vật chất của các ngành tham gia hỗ trợ và phục vụ du lịch
II. VAI TRÒ
 Là nhân tốt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh du lịch
 Là yếu tố đảm bảo về điều cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện
 Góp phần quyết định số lượng, chất lượng của dịch vụ được cung cấp
CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT DU LỊCH
TỈNH AN GIANG
Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang
cho biết: trong những năm qua ngành du lịch tỉnh An Giang cũng đã ngày càng trở nên phát triển.
Tình đã xác định rõ “Phát triển ngành du lịch tỉnh nhà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Chỉ tính 6
tháng đầu năm 2019, An Giang đã đón được hơn 7 triệu lượt khách, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm
2018, ướt đạt 76,09% so với kế hoạch năm 2019 và doanh thu từ du lịch mang lại là 4000 tỷ đồng.
Để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng và điều kiện sẵn có, cần
thiết phải xây dựng một hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch hoàn chỉnh bao gồm hạ tầng giao thông, hạ
tầng viễn thông và hạ tầng dịch vụ...
Thực tế về việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh AG:

 Toàn tỉnh hiện nay có 91 cơ sở lưu trú với 2.665 phòng. Trong đó có 55 khách sạn đạt chuẩn
từ 01 đến 04 sao và 06 nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
 Có 21 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành với 08 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế và 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.
 NỔI BẬT: AG đã đầu tư và phát triển cáp treo Khu du lịch núi Cấm hiện đại với chiều dài
hơn 3500m
 Các hạng mục vui chơi, nghĩ dưỡng hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển:
Khu du lịch Núi Sập, Khu du lịch Vạn Hương Mai, Khu du lịch lịch sinh thái RỪNG TRÀM
TRÀ SƯ
 Khu du lịch Núi Sam cũng đã vinh dự được chính phủ công nhận là Khu du lịch Quốc gia
 Hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển khá đồng bộ, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Đi cùng với sự phát triển của hạ tầng viễn thông là việc thành lập tổng đài hotline hỗ trợ du
khách
 Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch cũng ngày càng được nâng cao tay nghề, kỹ
năng và chất lượng hơn thông qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn về các công tác mua
bán, kinh doanh dịch vụ và phục vụ du khách
 Hạ tầng giao thông cũng đã và đang được tỉnh đầu tư theo hướng hoàn chỉnh các tuyến đường
giao thông chính đến các khu, điểm du lịch. Các bến phà, cầu nối giữa các huyện trong tỉnh
cũng được trùng tu nâng cấp ngày càng chất lượng và đẹp hơn
 Vừa qua, UBND thành phố Long Xuyên cũng đã tổ chức lễ khánh thành 02 phố đi bộ Hai Bà
Trưng và Nguyễn Huệ
 Các khu di tích lịch sử văn hóa cũng đang được trùng tu và phát triển.
 Mục đích của việc nâng cấp đồng bộ và phát triển hạ tầng du lịch
là để tạo động lực cho ngành du lịch của tỉnh phát triển thành
ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp
theo. Phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích
văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh; phát
triển ngành du lịch An Giang theo hướng “du lịch văn hóa tâm
linh” trọng điểm của cả nước.
Mục tiêu tỉnh An Giang sắp tới là đưa du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển, nâng cao hình ảnh du lịch
An Giang trong mắt du khách, trở thành điểm đến “Hấp dẫn – thân thiện – an toàn”, vừa thu hút vừa
giữ chân du khách. Phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch An Giang thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các
ngành, lĩnh vực khác, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại,
điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp trong tỉnh phát triển và lớn mạnh.

You might also like