Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC LUẬT TỐ TỤNG

HÌNH SỰ THAY THẾ THI HẾT HỌC PHẦN


Lớp TP.HCM GIẢNG ĐƯỜNG B1-405 mã lớp 24D2LAW51101902

Thời hạn: SV làm từ ngày 20/5/2024 đến 20/6/2024 rồi nộp cho lớp
trưởng (lớp trưởng Oanh). Lớp trưởng tập hợp đầy đủ nộp thầy. Không
nộp riêng lẽ từng SV, tránh thất lạc. Gv sẽ check đạo văn.
THẮC MẮC ALO TH NHÉ: 0918 403595
Chú ý TÊN FILE: STT.HOVATEN.MSSV.TENDETAI

1. CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN:


Học viên/ sinh viên được tuỳ ý chọn chủ đề để viết, theo một trong các hướng sau
đây:
I.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT KẾT HỢP BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT

I.1. Hướng dẫn thực hiện:


Để thực hiện đề tài theo hướng tìm hiểu các học thuyết chính trị, pháp lý hoặc bình
luận pháp luật từ nền tảng lý thuyết, sinh viên cần lựa chọn một vấn đề mà sinh viên cho
rằng cần phải phân tích, bình luận quy định đó và hướng tới việc liên hệ với các vấn đề
thực tiễn trên thế giới hoặc Việt Nam.

Cấu trúc bài viết thông thường phải đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Xác định được vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (vấn đề nghiên cứu
phải là một vấn đề pháp lý).

2. Trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra bằng cách luận điểm, luận cứ và
luận chứng chặt chẽ (có thể thông qua việc phân tích một hoặc vài vụ việc, tình
huống hoặc bản án để làm rõ những quy định của pháp luật đó, hoặc chỉ đơn giản
là thực hiện các phương pháp lập luận để làm rõ những bất cập, hạn chế hay có
đánh giá về vấn đề pháp lý).

3. Nêu những nhận định, nhận xét hay kiến nghị của tác giả đối với vấn đề pháp lý
mà mình nghiên cứu.
I.1. Một số đề tài tham khảo (CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ CHO TRƯỚC LỚP) NGOÀI RA CÓ
THỂ CHỌN
1. Tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn- so sánh.
2. Bội thẩm đoàn trong TTHS
3. Quyền con người trong TTHS
4. Quyền tư pháp và độc lập tư pháp
5. Chức năng: buộc tội/ bào chữa/ xét xử trong TTHS
6. Chủ thể (buộc tội/ bào chữa/ xét xử) trong TTHS
7. Một giai đoạn của TTHS ( như khởi tố/ điều tra….)
8. Nguyên tắc suy đoán vô tội/ nguyên tắc tranh tụng hoặc nguyên tắc…
9. Thỏa thuận nhận tộ trong TTHS một số quốc gia
10. Biện pháp ngăn chặn trong TTHS ( chọn 1 biện pháp cụ thể)
CHÚ Ý:
- NGOÀI RA SINH VIÊN CÓ THỂ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ KHÁC VỚI YÊU CẦU
PHẢI PHÙ HỢP VỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
MÔN HỌC.
- ĐỀ TÀI CÀNG HẸP CÀNG HAY.
- PHẢI VIẾT DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
- CÓ TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI

Thận trọng: Khi thực hiện các chủ đề nói trên, SV “nên” (bắt buộc) tham khảo tài
liệu dịch, tài liệu nước ngoài. Nếu chỉ sử dụng thuần túy tài liệu tiếng Việt, học giả Việt
sẽ hạn chế góc nhìn của người viết.

GIẢNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH SINH VIÊN SO SÁNH VỚI CÁC QUỐC GIA TIÊU
BIỂU VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU.

I.2 HƯỚNG NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ


TRÊN NỀN TẢNG LÝ THUYẾT RÕ RÀNG.
Để thực hiện đề tài theo nghiên cứu dựa trên tình huống pháp lý, sinh viên cần lựa
chọn được một tình huống pháp lý có vấn đề. Tình huống đó có thể là tình huống phát
sinh trong thực tiễn cuộc sống mà sinh viên tiếp cận được, vấn đề mà sinh viên cho rằng
cần phải bình luận quy định đó và hướng tới việc tìm ra được giải pháp hoàn thiện quy
định đó.

Cấu trúc bài viết thông thường phải đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Tóm tắt tình huống cần phân tích.

2. Xác định những vấn đề đề pháp lý cần giải quyết.

3. Xác định quy định của pháp luật có liên quan phục vụ cho việc giải quyết tình
huống

4. Nêu cách thức giải quyết tình huống đó. Những quan điểm khác nhau hoặc
những tranh luận, ý kiến khác nhau trong việc giải quyết vụ việc.

5. Đưa ra nhận định, nhận xét hay kiến nghị của tác giả đối với vấn đề pháp lý mà
mình nghiên cứu.

I.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN VIỆC BÌNH LUẬN SỰ


KIỆN THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ:
Ví dụ đề tài có thể như : Bình luận pháp lý về vụ việc “HỒ DUY HẢI”, “CÔNG
CHÚA HUAWEI” “TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG MANG MA TÚY”, “VỤ
MINH BÉO TẠI HOA KỲ”…

B. HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY BÀI VIẾT:


Không kể các trang bìa, lời cám ơn, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục nội dung
chính của Bài viết có độ dài từ 1500-2500 từ (khoản 4-6 trang trang A4), font chữ Times
new roman, cỡ chữ 13, dãn dòng 1.5 dãn đoạn before 3, after 3, canh lề trái là 3 cm, trên,
dưới, phải là 2.5 cm.
Bài viết nộp cho GV bao gồm 2 file là (1) file word 2013 và (2) file PDF báo cáo tương
đồng của Turnitin.
Nội dung bài viết cần bao gồm các nội dung :
- Giới thiệu (không quá 5 dòng)
- Nội dung bài viết
- Danh mục tài liệu tham khảo (không ít hơn 5 tài liệu tham khảo và chỉ những
tài liệu tham khảo nào có sử dụng footnote thì mới được tập hợp tại danh mục
này. Việc tham khảo càng nhiều tài liệu càng được khuyến khích).

Có thể tham khảo bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp tại trang
http://lapphap.vn/Pages/trangchu.aspx để biết cách viết bài khoa học.
HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG FOOTNOTE.
Footnote là công cụ giúp tác giả chú thích một số thuật ngữ ở dưới trang tài liệu hoặc dẫn
nguồn tài liệu tham khảo nội dung vừa trình bày.
Để làm được điều này các bạn cần qua các bước sau:
- Đặt con trỏ sau ý hoặc từ cần chú thích.
- Vào references/ insert footnote (nếu word 2003 thì vào menu Insert/Footnote).
Ví dụ : Từ footnote mầu đỏ1 ở trên đã được giải thích ở dưới trang.
Khi tác giả dàn lại trang, các ý hoặc từ đã footnote có thể sẽ nhảy qua trang khác,
lúc đó footnote cũng nhảy theo.
HƯỚNG DẪN SẮP XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật, …). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên
âm, không dịch, kể cả bằng tiếng Trung Quốc, Nhật, … (đối với những tài liệu bằng ngôn
ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận văn theo thông lệ của từng
nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, không đảo lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo các hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục
và Đào tạo xếp vào vần B, …
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin
sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- tên sách, luận văn, luận án hoặc báo cáo, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … ghi đầy đủ các
thông tin sau:
- tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “tên bài báo”, (đặc trong ngoặc kép, không in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
1
Đã chú thích
- tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tập (không có dấu ngăn cách)
- (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình
bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu tham khảo
được rõ ràng và dể theo dõi.
VÍ DỤ VỀ LIỆT KÊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ở CUỐI BÀI VIẾT
Tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bang (2011), Một số vấn đề pháp lý về các hạn chế để đảm bảo an
toàn trong hoạt động của các TCTD, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học
Luật TP. HCM, số 2, Trang 34-40.
2. Lê Vinh Danh (2009), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Giao thông vận tải.
3. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) (2010) – Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại –
NXB Phương Đông.
4. Nguyễn Trọng Điệp (2007) - Cơ sở khoa học của các quy định về tình trạng phá sán
trong luật phá sản 2004 – Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7, trang 51-57.
5. Frederic S.Mishkin (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Dương Kim Thế Nguyên (2016), Pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại xem
trực tuyến tại http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?
ItemID=157 (truy cập ngày 16/3/2017)
7. Lê Kiên (2017), Tài sản quan chức vẫn chỉ công khai tại cơ quan làm việc?
https://tuoitre.vn/tai-san-quan-chuc-van-chi-cong-khai-tai-co-quan-lam-viec-
20171109143021886.htm (truy cập ngày 16/3/2017)
Tiếng Anh
8. Bliss, Robert R. và Kaufnan George G. (2006), A Comparion of U.S Corporate and
Bank Insolvency Reluation, Economic Perspective, FRB of Chicago Working
Paper.
9. Bob Wessels (2006) - Banks in distress under rules of European insolvency law -
Journal of International Banking Law And Regulation 2006, pp. 301-308.
10. Charles Jordan Tabb (1995), The history of bankruptcy law in United states , Abi
Law Review (Vol 3:5), pp 5-51, có thể tải về từ
http://www.law.du.edu/documents/registrar/adv-assign/Sousa_Bankruptcy_The
%20History%20of%20Bankruptcy_99.pdf (truy cập lần cuối ngày 14.5.2014).
11. Dziobeck, Claudia and Ceyla Pazarbasioglu (1998), “Lessons from Systemic Bank
Restructuring”, IMF có thể tải về từ
http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/wp97161.pdf (truy cập lần cuối ngày
14.5.2014)
12. E. Gerald Corrigan (2000), Are Banks Special? (A Revisitation) có thể xem trực
tuyến tại http://www.minneapolisfed.org/publications_papers/pub_display.cfm?
id=3527 (truy cập lần cuối ngày 14.5.2014)

Mẫu bài viết

TÊN BÀI VIẾT

Tên tác giả


Mã số học viên….. lớp………
Nơi công tác
Số điện thoại :
Địa chỉ email:

Tóm tắt :
(khoản 5 dòng)

Đặt vấn đề:

(Nội dung bài viết)

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo


Phụ lục

You might also like