Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

THẢO LUẬN ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN

PHẦN ĐỌC – HIỂU


I. CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN : Gồm 2 phần:
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm):
* Gồm 4 câu hỏi về ngữ liệu được trích dẫn (Câu 1: 0,5đ; Câu 2: 0,5đ; Câu 3: 1,0đ;
Câu 4: 1,0đ).
* Ngữ liệu ngoài chương trình.
* Nội dung kiến thức: tổng hợp 3 phân môn: Tiếng Việt, Làm văn, Văn học. Cụ thể :
- Phần Tiếng Việt:
+ Từ vựng : Từ và cấu tạo từ TV; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện
tượng chuyển nghĩa của từ; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Từ đồng âm; Trường từ vựng;
Từ Hán Việt; Sự phát triển của từ vựng; Thành ngữ; từ tượng thanh và từ tượng hình...
+ Một số biện pháp tu từ: So sánh; Nhân hóa; Ẩn sụ; Hoán dụ; Điệp
ngữ; Chơi chữ; Nói quá; Nói giảm nói tránh...
+ Hội thoại : Các phương châm hội thoại…
- Phần Làm văn : Liên kết câu và liên kết đoạn văn; Câu chủ đề; Phương thức
biểu đạt, ...
- Phần Văn học : Kiến thức thuộc về văn bản được trích dẫn ( Thể loại, nội dung,
chủ đề, ...)

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)


+ Câu 1: NLXH (2,0 điểm)
+ Câu 2: NLVH (5,0 điểm)

II. CÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU:
1, Xác định vị trí bài tập đọc - hiểu trong đề kiểm tra Ngữ Văn:
- Các câu hỏi đọc hiểu văn bản thường xuyên xuất hiện ở vị trí đầu đề thi, thông
thường có điểm số là 3 điểm. Vì vậy, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chính xác, đúng
trọng tâm yêu cầu của đề thi. Để làm tốt các kiểu bài này, học sinh cần nhận biết được
các dạng câu hỏi có trong bài đọc hiểu văn bản và có các kỹ năng cần thiết để trả lời các
câu hỏi này.
- Phần bài tập đọc hiểu trong đề gồm hai nội dung:
+ Phần ngữ liệu: Ngữ liệu ngoài chương trình.
+ Hệ thống câu hỏi: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến
cao: từ nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao.
* Yêu cầu chung
+ Đọc kĩ ngữ liệu, chú ý cả nhan đề (nếu có) và nguồn trích dẫn.
+ Đọc hết các câu hỏi một lượt, gạch chân dưới những từ quan trọng của mỗi câu hỏi.
+ Khi làm bài cần vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức thực tế đời sống.
+ Bài làm ngắn gọn, trả lời đúng trọng tâm của đề nhưng phải đầy đủ và chính xác.
2, Hệ thống câu hỏi: Phần nội dung câu hỏi bao gồm có các kiểu câu hỏi như sau:
* Câu hỏi nhận biết
1
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu hỏi nhận biết là một trong các dạng đề đọc hiểu môn Ngữ văn quen thuộc.
Yêu cầu xác định: đề tài; thể loại; phương thức biểu đạt; chỉ ra các biện pháp tu từ; các
chi tiết chính;… trong văn bản. Nhận biết các thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp
trong văn bản ... Mục đích của bài tập đọc hiểu Ngữ văn là tái hiện kiến thức. Vì thế, khi
trình bày các em cần lưu ý:
+ Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, hỏi đâu đáp đó.
+ Trả lời ngắn gọn, súc tích; đúng trọng tâm vấn đề.
Học sinh cần trả lời rõ ràng chính xác trọng tâm theo nội dung. Ở phần này mức
độ câu hỏi khá dễ dàng nên phần này các em nên cẩn trọng đễ đạt điểm tối đa. Tránh
việc đọc lướt, chủ quan, trả lời lệch ý câu hỏi.
* Câu hỏi thông hiểu
- Đối với dạng câu hỏi thông hiểu, các em sẽ gặp những yêu cầu phổ biến như:
nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản; sắp xếp, phân loại thông tin trong văn bản.
Kết nối; đối chiếu; lý giải; mối quan hệ của các thông tin để lý giải nội dung văn bản. Cắt
nghĩa; lý giải nội dung; hiệu quả của các biện pháp tu từ; các chi tiết; các sự kiện thông
tin… có trong văn bản; dựa vào nội dung văn bản để lý giải hoặc giải quyết các tình
huống, các vấn đề trong văn bản.
- Khi gặp đề đọc hiểu Ngữ văn dạng câu hỏi thông hiểu, các em cần lưu ý: Bám sát
yêu cầu của đề; diễn đạt súc tích, ngắn gọn, dùng những từ, cụm từ chuẩn xác và sắc để
diễn tả và trình bày theo các gạch đầu dòng.
- Câu hỏi xác định chủ đề cần:
+ Xác định những từ ngữ có tính chất then chốt (là những từ ngữ chứa đựng nội
dung cốt lõi của văn bản; nó có thể xuất hiện ở nhan đề hoặc được lặp đi lặp lại; thường
là thành phần chính của câu...).
+ Xác định câu chủ đề của văn bản. (Vì câu chủ đề thường chứa đựng nội dung,
câu chủ đề có thể đứng đầu, đứng cuối hoặc ở vị trí khác tùy theo cách thức triển khai
văn bản.,).
+ Nếu không xác định được từ ngữ then chốt hoặc câu chủ đề thì có thể dựa vào
những từ ngữ cùng trường nghĩa. Trường nghĩa nào có nhiều từ ngữ thì những nét chung
về nghĩa của nó là một gợi ý để xác định nội dung câu trả lời.
- Câu hỏi thuộc phần hoàn cảnh sáng tác thì ngoài việc đọc kỹ văn bản, xác định nội
dung đề cập còn chú ý thêm cả nguồn dẫn về thời gian sáng tác, sự kiện lịch sử...
- Câu hỏi xác định chủ đề phải căn cứ vào các từ ngữ lặp đi, lặp lại nhiều lần; mối liên
hệ, gắn kết giữa các ý, các vế, các câu (cùng nói về vấn đề gì, nhấn mạnh điều gì?)
- Câu hỏi chỉ ra biện pháp tu từ thì phải xác định được tên gọi của biện pháp tu từ?, biện
pháp tu từ đó thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, cách nói nào? (chỉ rõ biểu hiện, minh
chứng).
* Câu hỏi vận dụng
Đây là dạng câu hỏi trọng tâm nhất của phần Đọc hiểu (được nhiều điểm và góp
phần phân loại lực học của học sinh). Dạng câu hỏi này thường xuất hiện với những yêu
cầu: Giải thích ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề; nêu tư tưởng, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của
đoạn trích; phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng; giải thích, nêu ý nghĩa của
từ, cụm từ, câu, hoặc một đoạn nhỏ hơn trong văn bản; nhận xét tình cảm, thái độ của tác
2
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
giả đối với vấn đề được đề cập; đề xuất giải pháp; nêu ngắn gọn bài học kinh nghiệm
được rút ra từ nội dung của đoạn ngữ liệu hoặc những vấn đề của thực tiễn, thể hiện được
những quan điểm và trải nghiệm của bản thân người học.
* Lưu ý: Trong dạng câu hỏi vận dụng có hai phần: Câu hỏi vận dụng thấp và câu hỏi
vận dụng cao. Trong đó dạng câu hỏi vận dụng cao góp phần phân loại bài làm học sinh
và sẽ là hệ câu hỏi được sử dụng nhiều trong đề thi Ngữ Văn. Chính vì vậy để công phá
và chinh phục số điểm cao nhất, học sinh cần chú ý dành nhiều thời gian và tập trung tìm
tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu, tư duy sáng tạo để giải quyết dạng câu hỏi này.
+ Về kiến thức: cần huy động tổng lực từ kiến thức trong sách vở và kiến thức trong
đời sống thực tế, kiến thức phần Văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn để phối
kết hợp trong cách cắt nghĩa, lý giải, giải quyết yêu cầu của câu hỏi.
+ Về kỹ năng; Trước hết đọc kỹ yêu cầu câu hỏi, xác định nội dung trọng tâm cần
triển khai, sử dụng câu từ sắc nét, trả lời ngắn gọn đúng và trúng nội dung yêu cầu.
Với dạng câu hỏi này học sinh cần lưu ý các kỹ năng giải quyết như sau:
- Với dạng câu hỏi về vấn đề lí giải ý nghĩa nhan đề của văn bản, yêu cầu học sinh cần:
+ Giải thích được nghĩa tường minh của nhan đề: Đặt ra và trả lời câu hỏi: A là gì?
+ Xác định nghĩa hàm ẩn (nghĩa biểu tượng) của nhan đề. Muốn vậy, phải đặt nhan
đề trong mối liên hệ với nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản,
- Với dạng câu hỏi về vấn đề đặt tiêu đề cho văn bản, yêu cầu học sinh cần:
+ Dựa vào nội dung đoạn ngữ liệu để khái quát lên thành tiêu đề cho phù hợp.
+ Lựa chọn những từ ngữ thích đáng nhất, phù hợp nhất, ngắn gọn, chính xác và hấp
dẫn nhất để đặt tiêu đề cho nội dung đoạn ngữ liệu, bám sát nội dung đoạn ngữ liệu.
- Với dạng câu hỏi giải thích nội dung, ỷ nghĩa của từ, cụm từ hoặc câu, hoặc một đoạn
nhỏ hơn trong văn bản, trong đoạn ngữ liệu, yêu cầu học sinh cần:
+ Giải thích nghĩa tường minh, nghĩa cụ thể của từ, cụm từ, câu trong đoạn ngữ liệu.
+ Đặt từ, cụm từ, câu đó vào trong ngữ cảnh cụ thể là văn bản, trong mối liên hệ với
những từ, những câu khác để giải thích nghĩa của chúng sao cho đúng nhất.
- Với dạng câu hỏi xác định thái độ tình cảm tác giả, yêu cầu học sinh cần:
+ Thái độ tình cảm của tác giả có thể bộc lộ một cách trực tiếp ngay trong văn bản
qua hệ thống những từ ngữ cảm thán, biểu cảm hoặc những từ ngữ có liên quan đến thái
độ tình cảm như: yêu, ghét, buồn, vui, nhớ nhưng, cảm mến, tương tư...
+ Thái độ, tình cảm của tác giả không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp thông
qua giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, cách xưng gọi với đối tượng được nói tới.
- Với dạng câu hỏi trình bày cảm nhận và phân tích về một chi tiết, hình ảnh, một từ ngữ,
hoặc một câu trong đoạn văn bản cần:
+ Xác định được nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật mà bản thân cảm nhận được qua
chi tiết, hình ảnh đó.
+ Phân tích, lí giải được nó đặc sắc ở chỗ nào?(Phân tích các yếu tố từ nghệ thuật
đến nội dung, liên hệ với đời sống, bản thân...)
+ Thể hiện được cảm xúc chân thực của mình qua cách diễn đạt... (Tránh lối viết sáo
rỗng, hô khẩu hiệu).
3, Các kiến thức cơ bản để làm bài tập đọc hiểu :
3.1. Phần Tiếng Việt.
3
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
a, Từ vựng:
- Từ xét về cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy...
- Nghĩa của từ: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ
biểu thị...
- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển...
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau...
- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau...
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau...
- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật...
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người...
- Sự phát triển của từ vựng: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ...
- Trường từ vựng...
- Từ Hán Việt...
- Thành ngữ....
....
b. Một số biện pháp tu từ:
1.So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra sự
giống nhau và khác nhau giữa chúng.
* Tác dụng của so sánh: So sánh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
.2. Nhân hóa: là cách gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được
dùng để gọi hoặc tả con người.
* Tác dụng: Nhân hóa khiến sự vật trở nên sống động, gần với đời sống con người.
3. Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác vì giữa
chúng có điểm tương đồng với nhau.
* Tác dụng: Dùng ẩn dụ nhằm tăng thêm tính gợi hình gợi cảm, sự hàm súc, lôi cuốn
cho cách diễn đạt.
4. Hoán dụ: là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, sự
việc, hiện tượng, khái niệm khác vì giữa chúng có quan hệ gần gũi, đi đôi với nhau trong
thực tế.
* Tác dụng: dùng hoán dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5. Nói quá: là cách nói phóng đại mức độ, qui mô, tính chất, của sự vật hiện tượng
được miêu tả.
Nói quá còn gọi là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ
* Tác dụng: Tô đậm nhấn mạnh, gây ấn tượng hơn về điều định nói, tăng sức biểu cảm
cho sự diễn đạt.
6. Nói giảm, nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự
việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, sự việc, hiện
tượng.
* Tác dụng:
- Tạo nên cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển; tăng sức biểu cảm cho lời thơ, văn.
- Giảm bớt mức độ tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề trong những trường
hợp cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm.

4
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
- Thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói
đói với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có giáp
dục, có văn hoá.
7. Điệp ngữ: là biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữ hoặc cả câu một cách
có nghệ thuật.
* Tác dụng: dùng điệp ngữ vừa nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý; vừa tạo âm hưởng nhịp
điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ (tha thiết, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh
mẽ); vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc.
8. Chơi chữ: là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ
vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.
* Tác dụng: Biện pháp này thường được dùng nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho
sự diễn đạt trở nên hấp dẫn và thú vị (thường được dùng để châm biếm, đả kích hoặc để
đùa vui)
c. Hội thoại :
- Các phương châm hội thoại: Phương châm về Lượng, Chất, Quan hệ, Cách thức.

2. Phần Làm văn : Liên kết câu và liên kết đoạn văn; Kiểu đoạn văn; Câu chủ đề;
Phương thức biểu đạt, ...
* Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ biểu thị quan hệ kết nối với câu đứng
trước.
* Phép lặp: lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
* Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ có tác dụng thay thế những đã có ở
câu đứng trước.
* Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng:: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng
nghĩa hoặc trái nghĩa, hoặc những từ cùng trường liên tưởng với những từ đã có ở câu
đứng trước.
....
3. Phần Văn học : Kiến thức thuộc về văn bản được trích dẫn ( Thể loại, nội dung, chủ
đề, đặc điểm ngôn ngữ, hình thức nghệ thuật, ...)

III. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH KHI THỰC HIỆN BÀI TẬP
ĐỌC - HIỂU :
1. HS thường không đọc kĩ câu hỏi... VD: Đề hỏi phương thức biểu đạt chính (chỉ 1
phương thức) hay các phương thức biểu đạt (từ 2 phương thức trở lên..); hoặc những câu
hỏi có dùng từ ngữ phủ định .
2. HS khó khăn khi nhận diện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ...
3. HS hay sai câu nêu nội dung chính hoặc chủ đề của đoạn văn, đoạn thơ...
4. HS không hiểu nghĩa của từ. Không biết nhận diện từ Hán Việt.
5. HS không tự tin khi xác định các phép liên kết, hoặc rút ra thông điệp ....
6. HS trả lời rất dài nhưng câu trả lời vẫn thiếu ý. ….
7. HS dành quá nhiều thời gian cho phần Đọc – hiểu (vì là phần làm đầu tiên, thời
gian còn nhiều…)
....
5
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
IV. CÁCH KHẮC PHỤC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC
HIỂU.
* Yêu cầu
- Hình thức: trả lời ngắn gọn, trình bày đúng thứ tự lần lượt các câu hỏi.
- Nội dung
+ Đầy đủ thông tin
+ Trọng tâm, không lan man
+ Quỹ thời gian sử dụng cho phần Đọc – hiểu : 15 – 20 phút.
* Kĩ năng
- Đọc kĩ đoan trích ngữ liệu đọc câu hỏi.
- Gạch chân những cụm từ có ý trả lời sẵn trong văn bản
- Viết ra giấy nháp những ý cơ bản...
*Cách trả lời các câu hỏi.
Dạng 1: Xác định phương thức biểu đạt / thể thơ.
- Cần xác định nội dung chính của văn bản để tìm ra mục đích giao tiếp
- Câu hỏi phương thức biểu đạt chính: chỉ trả lời một phương thức. Câu hỏi
các phương thức biểu đạt trả lời nhiều hơn một.
- Thể thơ: nắm vững đặc điểm các thể thơ, đếm hết số chữ trong mỗi dòng thơ.
Dạng 2: Nêu nội dung chính / chủ đề văn bản.
- Xác định câu chủ đề của đoạn văn ở vị trí đầu hoặc cuối đoạn văn
- Chú ý đến các từ ngữ, hình ảnh xuất hiện xuyên suốt ở trong nội dung của văn
bản vì đó là những từ ngữ, hình ảnh tập trung thể hiện chủ đề
- Văn bản gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn thể hiện một chủ đề độc lập, cần
phải xem xét các chủ đề đó có liên quan gì với nhau không để tìm ra được chủ đề chính
Dạng 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ
- Cách làm: gọi tên chính xác biện pháp tu từ kèm theo các dẫn chứng, phân tích
hiệu quả nội dung và hình thức
- Diễn đạt:
+ Nhấn mạnh/ làm nổi bật nội dung……đồng thời thể hiện…… của
tác giả….
+ Biện pháp tu từ này làm cho lời thơ (lời văn) thêm sinh động, tăng
sức gợi hình gợi cảm, hấp dẫn / thú vị / dễ hiểu / có hồn / ….
Dạng 4: Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh, lời nhận định, quan điểm
- Giải thích các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết cần dựa vào nội dung văn bản để giải
thích, áp dụng đúng vào văn cảnh đề bài ra để trình bày đầy đủ các nét nghĩa.
- Nếu câu có nhiều vế thì giải thích từng vế, nếu có một vế thì chọn từ khóa để
giai thích rồi rút ra ý nghĩa của cả câu nói
Dạng 5: Xác định các phép liên kết câu
- Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức, liên kết hình thức được thể hiện
ngay ở trong câu, từ nên có thể xác định được thông qua việc quan sát trong văn bản...
(nếu thấy nghi ngờ còn phép liên kết nào nữa thì cứ ghi ra...)
Dạng 6: Rút ra một bài học, một thông điệp ý nghĩa nhất.

6
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
- Bài học là những gì người đọc nhận thức được rút ra cho mình qua những điều
mà tác giả phản ánh trong văn bản.
- Thông điệp là những gì mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
- Để làm câu hỏi này cần phải căn cứ vào nội dung của văn bản để có cơ sở suy
luận hợp lí
- Nên rút ra một (hoặc hơn một) bài học / thông điệp có tầm khái quát
- Ghi ngắn gọn, không cần giải thích dài dòng
- Cách diễn đạt
+ Thông điệp / bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với em: chúng ta cần,
nên, phải đừng… Đây là những thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em vì nó giúp em
nhận ra rằng… / hiểu rằng…
+ Thiết nghĩ thông điệp này không chỉ có ý nghĩa đối với em mà còn hữu
ích với mọi người
Dạng 7: Trình bày hoặc nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý, đúng hay sai về một
vấn đề.
- Đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần: phải hợp truyền thống,
chuẩn đạo đức, pháp luật.
- Diễn đat: em đồng tình / không đồng tình vì… Vì… Nếu không thì sẽ… Vì vậy…

V. MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC - HIỂU MINH HỌA:


ĐỀ LUYỆN THI VÀO 10
ĐỀ SỐ 01 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người
khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của
người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành
công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ
hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.

Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển
của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết
năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác
sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.
(George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng địch, NXB Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh, 2017, tr.,44)
Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Nghị luận
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ây
trong đoạn văn: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác (...) Họ để mặc
cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày."

7
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Phé lặp
Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến
thành công của người khác"?
+ Bực bội vì cảm thấy tự ti, thua kém người khác
+ Không muốn nghĩ đến sự thất bại của bản thân
+ Không muốn người khác hơn mình
( 2/3 ý được tối đa)
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: "Ganh tị với sự thành công của người khác
sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình” không? Vì sao?
+ Đồng ý
+ Khi ganh tị chúng ta sẽ mất thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự ti, so sánh, không có
nhiều tg để nỗ lực thay đổi bản thân, khó thành công.
+ Khi ganh tị chúng ta sẽ luôn sống trong tâm trạng mệt mỏi, không còn muốn làm gì để
cố gắng cho thành công của mình.
+ Không nhận ra cơ hội thành công của chính mình ở trước mắt để nắm bắt lấy.
( 0,25 đ/ý)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 1 đến
10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 02 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey
Clark.
Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao
theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn
đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm
nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn
mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một
thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ
lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói
dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như
nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực
không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám
phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.
8
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một
lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.
(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”, www
wattpad.com)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt,
cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần
nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính
trực”?
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho
những mối quan hệ được bền vững”?
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều
rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?
ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”

Câu 3.
– Sự trung thực: là thật thà, ngay thẳng, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược
với sự dối trá…
– Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối
quan hệ được bền vững, lâu dài
- Ngược lại, nếu chúng ta không trung thực sẽ đánh mất niềm tin, gây ra sự nghi kị, đề
phòng lẫn nhau. Mối quan hệ giữa con người với con người trở nên xa cách.

Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành
công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực
Vì:
– Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo
đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn
luyện mình trên con đường tìm đến thành công.
– Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan
hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái
độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng
chính bản thân mình..
* Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công(đạt được ước mơ, sống thoải
mái, thanh thản, hạnh phúc)

Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều
rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?
– Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và có lí giải hợp lí
9
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
(Có thể đưa ra ý kiến đồng tình và lí giải :

+ Đồng tình: 0,25 đ


+ Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình; mọi người đề
phòng, xa lánh, sẽ không đạt được kết quả mình mong muốn trong công việc cũng như
trong cuộc sống….
+ Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại
hậu quả về sau….
+ Người không trung thực sẽ sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi khi gian dối bị phát
hiện, không thanh thản, không vui vẻ …. )
( 0,25 đ/1 ý)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của
sự trung thực trong thành công của mỗi người.
Câu 2 ( 5.0 điểm)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ.

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 03 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn
sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải
đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái
độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó
diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn
biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng
không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống có ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn
đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con
người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong
sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời,
sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc- man
Ku- sin đã khẳng định?.
(Theo Bài tập ngữ văn 12, Tập hai, NXB GD, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói của Nooc- man Ku- sin: “cái chết không phải là
điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi
ngay khi còn sống”? (0,5 điểm)
Câu 3: Em hãy chỉ ra một biểu hiện khác của “bệnh vô cảm” trong đời sống? (1,0 điểm)
10
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 4: Thông điệp sống có ý nghĩa nhất mà em rút ra từ văn bản trên? (1,0 điểm)
ĐÁP ÁN.
1 . Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận .
2 . Theo tác giả , những “triệu chứng” của thói vô cảm là:
+ Không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc
và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống có ý nghĩa .
3 . Chị hiểu như sau :
+ Khi chúng ta chết đi , đó là quy luật diễn ra tự nhiên nên không phải là điều quá mất
mát . Nhưng sự mất mát lớn nhất chính là tâm hồn lụi tàn khi còn sống . Nếu có tâm hồn
lụi tàn ấy , ta chỉ sống vô cảm , thờ ơ và chẳng màng đến mọi thứ xung quanh nữa . Cả
cuộc đời ta không có yêu thương hay những khát vọng trong cuộc sống . Chính điều ấy
mới là sự mất mát lớn nhất bởi ta đã bỏ phí quá nhiều thời gian có thể sống ý nghĩa , có
thể sống vui vẻ cho một tâm hồn lụi tàn - thói vô cảm , thờ ơ -phi nghĩa .
4 . Thông điệp : Phải sống thật ý nghĩa và hết mình .
Vì :
Khi ta sống hết mình và sống có ý nghĩa thì ta sẽ cảm thấy tự hào , hạnh phúc và thoải
mái . Sống hết mình cũng giống như ta báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ . Sống có ý
nghĩa như ta đang cống hiến hết mình cho xã hội và thế hệ mầm non phía sau . Đó là một
cuộc sống rất đẹp và đáng tự hào . Còn khi không sống hết mình và ý nghĩa , cuộc đời ta
chỉ sống mãi với sự cô đơn và buồn bã .
( Diễn đạt không lưu loát trừ 0,25)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm):
Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên, trích Truyện Kiều của Nguyễn
Du.

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 04 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hỉện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ
trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có
gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc
chắn, môi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính
bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
11
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong
chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 1.
1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2. Thành phần biệt lập: Chắc chắn (Thành phần tình thái)
3.Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Bạn có thể … nhưng bạn … ; Bạn không … nhưng bạn
4.Mỗi người sinh ra sẽ có những giá trị của riêng mình. Điều quan trọng là bạn phải nhận
ra và phát huy những giá trị đó của mình đồng thời biết yêu thương mình nhiều hơn.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học.
Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (5,0 điềm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm,"
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93 – 94)

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 05 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp,
bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay.
Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa
bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du
dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc
đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn
thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng
tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết
rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
(“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm)
12
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 1. Tìm và chỉ ra 1 phép liên kết câu được dùng trong đoạn văn. (0.5 điểm)
Câu 2. Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả…” mang hàm ý gì? Nêu tác
dụng ? (1,0 điểm)
Câu 3. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của 1 biện pháp tu từ được Đăng Tâm
sử dụng trong đoạn văn. (1.5 điểm)
Đáp án:
Câu 1:
Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn văn: Phép thế.
- “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”.
- “Tất cả” - thế cho những người bạn của nhân vật trữ tình.
Câu 2:
- Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả…”
=> Ý nói rằng: mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi
buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường…
- Tác dụng: Tạo tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội
dung, ý nghĩa. Tạo hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe.
Câu 3:
* Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sử dụng:
- Liệt kê:
+ “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh”
+ “…Trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và
những gì thân thương nhất…”
- Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác): “Giấc mơ tuổi học trò du dương…”
- So sánh: “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad…”
* Tác dụng:
- Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc
mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui - buồn của một thời tuổi
thơ.
- Làm bật nên khao khát bình dị đó là được quay ngược thời gian trở về tuổi học trò
của Đăng Tâm.
- Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân
trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò”.
II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Trong ca khúc “Đường đến ngày vinh quang”, có một đoạn rất hay:
“Chẳng chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những
mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.
(Trích “Đường đến ngày vinh quang” – Trần Lập)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu hát trên bằng một đoạn văn văn (khoảng
200 chữ)
Câu 2:(5.0 điểm)
Cảm nhận của em về khổ thơ sau
13
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu


Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

( Theo “Kiều ở lầu Ngưng Bích, Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 06 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau. Ông đưa hai người – một người ngốc
nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Sau đó, ông
nói hai người cùng đào giếng để tìm nguồn nước.
Chàng ngốc không suy nghĩ gì mà liên cầm cuốc lên và bắt đầu đào. Còn người thông
minh dự đoán và lựa chọn phần đất có thể có nước. Hai tiếng sau, cả hai đều đào được
hai mét nhưng vẫn chưa thấy nước. Người thông minh nghĩ mình đã chọn sai nên liền tìm
một vị trí khác để đào. Chàng ngốc tiếp tục kiên nhẫn đào phần đất của mình. Hai tiếng
sau, anh đào được thêm một mét nữa, còn người thông minh đào được hai mét ở chổ
mới.
Một lúc sau, người thông minh lại cảm thấy dường như mình đang đào sai chỗ nên tìm
một mảnh đất khác. Hai tiếng nữa lại trôi qua, chàng ngốc đào được thêm nửa mét nữa,
còn người thông minh chuyển sang chỗ mới và đào được hai mét. Cả hai đều chưa thấy
nước. Người thông minh cho rằng vùng đất này không có nước nên bỏ cuộc. Trong khi
đó, chàng ngốc vẫn tiếp tục đào và cuối cùng anh đã tìm thấy nguồn nước.
Kết quả là chàng ngốc đã chiến thắng người thông minh.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 13, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 97-
98)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc?
Câu 3. (1,0 điểm) Tìm, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông
đưa hai người - một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng -
đến một vùng đất.
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của người thông minh
trong văn bản không? Vì sao?
ĐÁP ÁN.
1.Phương thức biểu đạt : tự sự
14
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
2.Người thông minh nghĩ mình đã chọn sai, đào ngay chỗ không có nước nên đã bỏ cuộc.
3.Thành phần biệt lập là thành phần phụ chú.
– một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng -
Vai trò : nhằm giải thích, ghi chú cho cụm từ "hai người".
4.Em không đồng tình
Vì : mỗi công việc đều cần sự kiên trì, nhẫn nại. Đừng nên bỏ cuộc quá sớm, cũng không
nên quá cố chấp vào một việc không thể đạt được mục đích. Bởi hai việc này hoàn toàn
khác nhau
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.
Câu 2 (3,0 điểm) Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ .
Từ phương trời chẳng hạn quen nhau,
Súng bên sủng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đối trị ki.
Đồng chí !
(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 128)
Trình bày cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính trong đoạn thơ trên.

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 07 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hai biển hồ
Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng
như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước
trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai
ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút
nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người
có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây.
Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.
Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà
không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận
nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước
trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...
Quà tặng cuộc sống (Nhà xuất bản Trẻ, 2007)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
15
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 2. Theo tác giả, vì sao Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ
lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.” (1,0
điểm)
Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên? (1,0 điểm)
C1. PTBĐ nghị luận
C2. Vì, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong
hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh.
C3. - BPTT nhân hóa
- Tác dụng
+ tăng sức gợi hình, gợi cảm
+ Nhấn mạnh những đặc điểm của Biển chết
C4. Lối sống chỉ luôn giữ cho mình.
C5.Cuộc sống của chúng ta càng ngày càng phát triển. Xã hội luôn hướng đến văn minh,
lịch sử. Nhưng để đạt được điều đó chúng ta cần phải biết sẻ chia những điều tốt đẹp
trong cuộc sống với mọi người. Sẻ chia là sự san sẻ, giúp đỡ, trao đi những điều tốt đẹp
của chính bản thân mình cho người khác. Vậy nên sự chia sẽ là cần thiết đối với cuộc
sống của chúng ta. Con người ngoài kia còn rất nhiều người gặp khó khăn, có sống phận
bất hạnh. Chúng ta hãy trao đi những điều mà mình có thể giúp đỡ người khác để vượt
qua những điều đó. Khi làm được một việc tốt, khi sẽ chia với người khác chúng ta cũng
sẽ hạnh phúc hơn, cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Sẻ chia cũng là đồng cảm, là yêu
thương sẽ giúp cho xã hội ngày càng văn minh hơn nữa.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cho
và nhận trong cuộc sống, nhất là trong những ngày cả nước tập trung phòng, chống dịch
Covid-19.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính
Hữu:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vùng trán tướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đấu súng trăng treo.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 129)

16
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
ĐỀ THI THỬ VÀO 10
ĐỀ SỐ 08 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí
tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia
nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một
thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh.
Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm
năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”.
Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người
xung quanh.”
(Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB
Thế giới, 2019)
Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên.(0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, tại sao Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của
con người” ?(0,5 điểm)
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa
khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”.(1,0 điểm)
Câu 4. Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc
phát triển trí tuệ? (1,0 điểm)

ĐÁP ÁN.
Câu 1. Hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên:
Phép lặp từ ngữ: trí tuê
Phép lặp cú pháp câu: .... giống như ....
Phép nối: Thật vậy,......
Câu 2: Theo tác giả, Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con
người” vì: có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người
xung quanh.
Câu 3: Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh: giúp ta hình dung, gia tăng trí tưởng tượng
khi so sánh trí tuệ với chiếc chìa khóa diệu kì. Giúp câu văn trở nên cụ thể hơn và người
đọc hình dung rõ hơn trí tuệ có thể khai phá, mở ra một thế giới mới.
+ Tình cảm nâng niu và khẳng định tầm quan trọng của trí tuệ.
Câu 4:
Nếu không phát triển trí tuệ thì:
- Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại
Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm khả năng nhận thức về vấn đề
- Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống
- Không phát triển tâm hồn
- ...........
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
17
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân.
Câu 2. (5,0 điểm) Vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong đoạn thơ sau:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,


Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9 Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 09 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
(1) Tôi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn
trân trọng, biết ơn (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, công việc,
gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì
có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống trong vùng chiến tranh. Biết ơn
người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên bàn. Cầu chúc
cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc cho người bán hàng nơi
bạn mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua.
(2) Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất cứ
điều gì là hiển nhiên. Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì bạn
thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng. Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB trẻ, 2019, tr.33-
34)
Câu 1. (0,5 điểm) Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị điều gì?
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều
thứ biết gì hơn những gì bạn thấy”.
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các
câu in đậm.
Câu 4. (1,0 điểm) Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần trân trọng, biết ơn, em
tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Câu 1: Theo đoạn trích tác giả đề nghị: Hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng,
biết ơn.
18
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 2: Thành phần biệt lập: “chắc chắn”. Đây là thành phần tình thái được dùng để thể
hiện cách nhìn (mức độ chắc chắn) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Câu 3: Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận của mình, lý giải. Gợi ý:
- Tăng sức gợi hình gợi tả cho câu văn
- Tạo nhịn điệu
- Nhấn mạnh lòng biết ơn.
Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình về điều mà mình tâm đắc nhất, lý
giải
Gợi ý:
- Điều tâm đắc nhất: Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe.
- Lý giải: Con mắt là cửa sổ tâm hồn, biết ơn vì chúng ta có thể nhìn ngắm thế giới này,
nhìn ngắm những vẻ đẹp và điều kì diệu của thế giới. Trái tim khỏe mạnh giúp chúng ta
sống khỏe, biết cảm nhận tình yêu thương giúp cuộc đời có ý nghĩa hơn.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống. Đoạn văn có câu sử dụng
thành phần khởi ngữ (gạch chân thành phần khởi ngữ).
Câu 2.(5,0 điểm).
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa


Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
(Bằng Việt, Bếp lửa, Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 144)
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ trên.

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 10 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:
"Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
19
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến? (0,75 điểm)
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: (1,25 điểm)
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ: lục bát.
Câu 2:
- Trong bài thơ những âm thanh được nhắc đến:
+Tiếng ve
+Tiếng ru “ạ ời”
+Tiếng võng kẽo cà
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: so sánh. (Tác giả so sánh mẹ với ngọn gió)
- Tác dụng: Tác giả so sánh “mẹ” với “ngọn gió”. Ngọn gió đem đến sự mát mẻ cho con
trong giấc ngủ cũng như mẹ mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất, bình yên nhất.
Biện pháp so sánh cho thấy sự hy sinh cao cả của mẹ dành cho con, đồng thời cũng cho
thấy sự biết ơn của những đứa con với người mẹ của mình.
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm).
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về lòng hiếu thảo.
Câu 2. (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không
thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi,
giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …
[...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...]
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén
đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt
gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi
đầu... Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:

20
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán
nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là
những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc,
có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người
làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những
chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn
bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này
người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu
người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục, 2014, tr 165 - 166)

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 11 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể một con trai. Vị
khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ
thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định
đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên
ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ, Bùi Xuân Lộc, NXB Trẻ, 2005)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Vị khách không
mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại
của con trai.”
Câu 3. (1,0 điểm) Hình ảnh viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp trong văn bản có ý nghĩa gì?
Câu 4. (1,0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ nội dung văn bản trên? (trả lời trong
khoảng 3-5 dòng).
Đáp án:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
Câu 2:
Biện pháp tu từ: nhân hóa "Vị khách".
Câu 3:
Nghĩa tượng trưng của 2 hình ảnh:
- Hạt cát: Những nghịch cảnh, khó khăn, rủi ro mà con người có thể gặp trong cuộc sống.
- Chất dẻo: Cách ứng phó, khắc phục để vượt qua những rủi ro, trở ngại.
21
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 4:
Thông điệp: Cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, trở ngại, những việc bất thường. Vì
vậy, khi đứng trước khó khăn, mỗi người phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục để có
được sự thành công.
Câu 3. Ý nghĩa tượng của các hình ảnh như sau:
+ Hạt cát: Những khó khăn, nghịch cảnh, rủi ro không may trong cuộc sống
+ Chất dẻo: Cách ứng phó, đối mặt và khắc phục khó khăn bằng biện pháp mềm
dẻo.
+ Viên ngọc trai thì tượng trưng, biểu hiện cho thành quả lao động vất vả
Câu 4. Câu chuyện trên gửi đến cho các bạn thông điệp rằng trong cuộc sống dù
bạn có gặp khó khăn, trở ngại nào chúng ta hãy bình tĩnh trước mọi vấn đề như vậy
mới có suy nghĩ chín chắn để đưa ra quyết định phù hợp nhất
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về chủ đề: tinh thần vượt khó trong cuộc
sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Sách giáo
khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014) để thấy được vẻ đẹp của con người lao
động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

ĐỀ THI THỬ VÀO 10


ĐỀ SỐ 12 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi
Con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy
Mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn mà vẫn
thấy
Trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy
Tìm cách từ chối những ân cần...
Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chồn chân
Nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ
Con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả
Mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
Đã có gốc rễ lo vun trồng...
Mẹ vẫn luôn ở đây ôm con, con biết không! "
(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con.... Nguyễn Phong Việt, Sao con phải đau đến như
vậy, NXB Văn hoá - Văn nghệ, 2017, tr64-65)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

22
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn
trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau:
mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng...
Câu 4. (1,0 điểm) Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối ân cần
của cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em điều đó đáng chê trách hay có thể cảm
thông? Vì sao?
ĐÁP ÁN.
Câu 1:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do
Câu 2:
Phép liệt kê: con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy
Câu 3:
Hai câu thơ nói về tình yêu thương vô điều kiện của mẹ dành cho con, là sự chở che, vun
đắp từ khi người con được sinh ra.
Câu 4:
Trình bày quan điểm riêng của em, lý giải hợp lý.
Mẫu 1:
Mối quan hệ con cái và cha mẹ ngày nay càng lúc càng xa cách so với thập niên trước.
Có thể vì khoảng cách địa lý, công việc, sự gấp gáp của đời sống… nhưng trên hết có lẽ
khát khao cá nhân của người trẻ càng lúc càng mãnh liệt và cực kỳ quan trọng trong cuộc
sống hiện đại.
Một khi người trẻ cảm giác "đủ lông đủ cánh", muốn nỗ lực tự thân để thực hiện ước mơ,
có khi sẽ cảm thấy những bao dung, ân cần của cha mẹ như một sự cản trở ngầm với mục
tiêu hướng đến. Những ngông nghênh, bất chấp và cái tôi của tuổi trẻ là một rào cản
không nhỏ để ngăn cách sợi dây yêu thương của gia đình bền chặt.
Không thể đòi hỏi quá nhiều ở giới trẻ về giá trị gia đình. Nhưng việc gì cũng cần thời
gian để chiêm nghiệm và nhận ra, "từ chối những ân cần của cha mẹ" cũng là thử thách
để con mạnh mẽ, trưởng thành trong đời sống ngày càng khắc nghiệt. Song, nó còn là bài
học, để sau này vỡ lẽ ra, chúng ta mới biết trân trọng, quý giá những yêu thương mà mẹ
cha trao đi không cần hồi đáp. Hãy nhớ rằng, dù có ra sao, cha mẹ vẫn luôn ở đó với tình
thương chân thành, dù con vẫn nhỏ dại hay trưởng thành. Mẫu 2:
Theo em, hành động "những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ"
vừa đáng chê trách nhưng cũng có thể cảm thông.
- Chê trách vì: hành động tìm cách từ chối ấy sẽ khiến cho cha mẹ - những người luôn hi
sinh, yêu thương con vô điều kiện bị tổn thương
- Cảm thông vì:
+ Những đứa trẻ còn chưa đủ trưởng thành để thấu hiểu được tình yêu thương lớn lao trời
bể của cha mẹ.
+ Tuổi trưởng thành khiến những đứa con có khát vọng được tự do, độc lập, có không
gian riêng tư, được tự làm mọi thứ... nên đã muốn từ chối những gì mà cha mẹ đem đến.
ADVERTISEMENT
23
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang
+ Những đứa trẻ cũng muốn chia sẻ ân cần cùng bố mẹ, muốn bố mẹ được nghỉ ngơi,
nhưng chưa biết cách thể hiện tình cảm, suy nghĩ ấm ấp đó của mình cho thật hợp lí.
→ Vì vậy, tuy đáng chê trách, nhưng những đứa con ấy cũng xứng đáng để cảm thông để
ngày càng hoàn thiện hơn.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình.
Câu 2.
Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau:
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa
còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng
nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm
khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa
khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận
trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và
cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài
răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề
ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây
lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh
đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy
chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.
Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra
ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh
càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm
năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy,
anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối
cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể
chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi
không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ
nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199, 200)

.....................................................................

24
Vũ Thị Thư- gv Trường THCS Phạm Huy Quang

You might also like