đo lường điện tử

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 76

Trang 1

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 2

Giáo trình đo lường điện được biên soạn theo chương trình khung của
Khoa ĐTVTHK. Nội dung biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu,
thực tế và theo hướng lắp đặt.

Các kiến thức trong giáo trình được phân bổ theo 3 hoạt động cụ thể :
lý thuyết, thực hành và tự học. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần
nội dung của chuyên ngành học, nên người dạy – người học cần tham
khảo thêm các giáo trình liên quan để việc sử dụng giáo trình và lĩnh hội
kiến thức có hiệu quả hơn.

Khi soạn giáo trình, tác giả đã cố gắng gắn kết nội dung chương trình
vào thực tế liên quan đến ngành học và phù hợp với đối tượng sử dụng để
củng cố gắn kết kiến thức sách vở và thực tiễn; với thời lượng 75 giờ
chuẩn theo quy định.

Trong quá trình sử dụng, tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể điều chỉnh thứ
tự các bài học, thực hành để đạt hiệu quả giảng dạy cao hơn. Và căn cứ
vào thiết bị phục vụ giảng dạy của từng trường, khả năng tổ chức cho học
sinh thực tập, kể cả ngoại khóa mà cơ sở đào tạo có thể sắp xếp theo điều
kiện thực tế .

Mặc dù đã cố gắng để đáp ứng mọi yêu cầu, nhưng trong lần soạn đầu tiên
với những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết; rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên
gia, quý thầy cô, đồng nghiệp cùng các em học sinh – sinh viên để phiên bản
sau hoàn chỉnh hơn.

Tác giả
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 3

CHƢƠNG I : KHÁI NIỆM VỀ ĐO LƢỜNG


1. ĐẠI LƢỢNG ĐO LƢỜNG
Trong lĩnh vực đo lường, dựa trên tính chất cơ bản của đại lượng đo, chúng ta phân
ra 2 loại cơ bản:
- Đại lượng điện
- Đại lượng không điện: là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học… không
mang đặc trưng của đại lượng điện
Tùy thuộc vào tính chất cụ thể của đại lượng đo, chúng ta đặt ra phương pháp và
cách thức đo, từ đó thiết kế và chế tạo các thiết bị đo
1.1. Đại lượng điện
Được phân ra 2 dạng:
- Đại lượng điện tác động
- Đại lượng điện thụ động
1.1.1. Đại lượng điện tác động
Đại lượng điện áp, dòng điện, công suất là những đại lượng mang năng lượng điện.
Khi đo các đại lượng này, bản thân năng lượng này sẽ cung cấp cho các mạch đo.
Trong trường hợp năng lượng quá lớn, sẽ giảm bớt cho phù hợp với mạch đo. Ví dụ
như phân áp, phân dòng.
Nếu trong trường hợp quá nhỏ sẽ khuếch đại đủ lớn cho mạch đo có thể hoạt động
được
1.1.2. Đại lượng điện thụ động
Đại lượng điện trở, điện cảm, điện dung, hỗ cảm,… các đại lượng này không mang
năng lượng nên phải cung cấp điện áp hoặc dòng điện cho các đại lượng này khi đưa
vào mạch đo.
Trong trường hợp đại lượng này đang là phần tử trong mạch điện đang hoạt động,
chúng ta phải quan tâm đến cách thức đo theo yêu cầu. Ví dụ như cách thức đo nóng -
nghĩa là đo phần tử này trong khi mạch đang hoạt động hoặc cách thức đo nguội - khi
phần tử này đang ngưng hoạt động. Ở mỗi cách thức đo sẽ có phương pháp đo riêng.
1.2. Đại lượng không điện
Đây là những đại lượng hiện hữu trong đời sống của chúng ta (nhiệt độ, áp suất, độ
ẩm, độ pH, tốc độ,… )

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 4

Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp ngày nay, để đo lường và điều khiển tự
động hóa các đại lượng không điện nói trên, chúng ta cần chuyển đổi các đại lượng
nói trên sang đại lượng điện bằng những bộ chuyển đổi hoặc cảm biến hoàn chỉnh,
thuận lợi, chính xác, tin cậy hơn trong lĩnh vực đo lường và điều khiển tự động.
2. CHỨC NĂNG VÀ THUỘC TÍNH CỦA THIẾT BỊ ĐO LƢỜNG
2.1. Chức năng của thiết bị đo
Hầu hết các thiết bị đo có chức năng cung cấp cho chúng ta kết quả đo được của
đại lượng đang khảo sát. Kết quả này được chỉ thị hoặc ghi lại trong suốt quá trình đo,
hoặc được dùng để tự động điều khiển đại lượng được đo.
Ví dụ: trong hệ thống diều khiển nhiệt độ, máy đo nhiệt độ có nhiệm vụ đo và ghi
lại kết quả đo của hệ thống đang hoạt động và giúp cho hệ thống xử lý và điều khiển tự
động theo thong số nhiệt độ.
Nói chung thiết bị đo lường có chức năng quan trọng là kiểm tra sự hoạt động của
hệ thống tự động điều khiển, nghĩa là đo lường quá trình trong công nghiệp.
2.2. Đặc tính của thiết bị đo lường
Với nhiều cách thức đo đa dạng khác nhau cho nhiều đại lượng có những đặc tính
riêng biệt, chúng ta có thể phân biệt có 2 dạng thiết bị đo phụ thuộc vào đặc tính một
cách tổng quát
Ví dụ: để đo độ dẫn điện, chúng ta dùng thiết bị đo dòng điện thuần túy điện là
micro-ampe kế hoặc mili ampe-kế. Nhưng nếu chúng ta dùng thiết bị đo có sự kết hợp
mạch điện tử để đo độ dẫn điện thì phải biến đổi dòng điện đo thành điện áp đo. Sau
đó mạch đo điện tử đo dòng điện dưới dạng điện áp. Như vậy là giữa thiết bị đo điện
và thiết bị đo điện tử có đặc tính khác nhau
Các loại thiết bị đo, kết quả được chỉ thị bằng kim chỉ thị (thiết bị đo dạng Analog),
có loại bằng hiện số (thiết bị đo dạng digital). Hiện nay loại hiện số đang thông dụng.
Đây cũng là một đặc tính phân biệt của thiết bị đo.
Ngoài ra, thiết bị đo lường còn mang đặc tính của một thiết bị điện tử (nếu là thiết
bị đo điện tử) như: tổng trở nhập cao, độ nhạy cao, hệ số khuếch đại ổn định và có độ
tin cậy đảm bảo cho kết quả đo. Còn có them chức năng truyền và nhận tín hiệu đo
lường từ xa (telemetry). Đây là môn học quan trọng trong lĩnh vực đo lường điều
khiển từ xa.
3. CHUẨN HÓA TRONG ĐO LƢỜNG
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 5

3.1. Cấp chuẩn hóa


Khi sử dụng thiết bị đo lường, chúng ta mong muốn thiết bị được chuẩn hóa (calip)
khi được xuất xưởng, nghĩa là đã được chuẩn hóa với thiết bị đo lường chuẩn
(standard). Việc chuẩn hóa thiết bị đo lường được xác định theo 4 cấp như sau:
Cấp 1: chuẩn quốc tế (International standard) – các thiết bị đo lường cấp chuẩn
quốc tế được thực hiện định chuẩn tại Trung tâm đo lường quốc tế đặt tại Paris
(Pháp), các thiết bị đo lường chuẩn hóa cấp 1 này theo định kỳ được kiểm tra và đánh
giá lại theo trị số đo tuyệt đối của các đơn vị cơ bản vật lý được hội nghị quốc tế về đo
lường giới thiệu và chấp nhận.
Cấp 2: Chuẩn quốc gia - các thiết bị đo lường tại các Viện định chuẩn quốc gia ở
các quốc gia khác nhau trên thế giới đã được chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế và chúng
cũng được chuẩn hóa tại các viện định chuẩn quốc gia.
Cấp 3: Chuẩn khu vực - trong một quốc gia có thể có nhiều trung tâm định chuẩn
cho từng khu vực (standard zone center). Các thiết bị đo lường tại các trung tâm này
đương nhiên phải mang chuẩn quốc gia (national standard). Những thiết bị đo lường
được định chuẩn tại các trung tâm định chuẩn này sẽ mang chuẩn khu vực (zone
standard).
Cấp 4: Chuẩn phòng thí nghiệm – trung từng khu vực sẽ có những phòng thí
nghiệm được công nhận để chuẩn hóa các thiết bị được dùng trong sản xuất công
nghiệp. Như vậy các thiết bị được chuẩn hóa tại các phòng thí nghiệm này sẽ có chuẩn
hóa của phòng thí nghiệm. Do đó các thiết bị đo lường khi được sản xuất ra được
chuẩn hóa tại cấp nào thì sẽ mang chất lượng tiêu chuẩn đo lường của cấp đó.
Còn các thiết bị đo lường tại các trung tâm đo lường, viện định chuẩn quốc gia phải
được chuẩn hóa và mang tiêu chuẩn cấp cao hơn. Ví dụ phòng thí nghiệm phải trang bị
các thiết bị đo lường có tiêu chuẩn của chuẩn vùng hoặc chuẩn quốc gia, còn các thiết
bị đo lường tại viện định chuẩn quốc gia thì phải có chuẩn quốc tế. Ngoài ra theo định
kỳ được đặt ra phải được kiểm tra và chuẩn hóa lại các thiết bị đo lường
3.2. Cấp chính xác của thiết bị đo
Sau khi được xuất xưởng chế tạo, thiết bị đo lường sẽ được kiểm nghiệm chất
lượng, được chuẩn hóa theo cấp tương ứng như đã đề cập ở trên và sẽ được phòng
kiểm nghiệm định cho cấp chính xác sau khi được xác định sai số cho từng tầm đo
của thiết bị. Do đó, khi sử dụng thiết bị đo lường, chúng ta nên quan tâm đến cấp
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 6

chính xác của thiết bị đo được ghi trên máy đo hoặc trong số tay kĩ thuật của thiết bị
đo. Để từ cấp chính xác này chúng ta sẽ đánh giá được sai số của kết quả đo
Ví dụ: Một Vôn- kế có ghi cấp chính xác là 1, nghĩa là giới hạn sai số của nó có
tầm đo là 1%.
4. CHẤT LƢỢNG CỦA ĐO LƢỜNG
4.1. Đặc tính của cách thức đo
Sự hiểu biết về đặc tính của cách thức đo rất cần thiết cho phần lớn việc chọn lựa
thiết bị đo thích hợp cho công việc đo lường. Nó bao gồm 2 đặc tính đo lường:
- Đặc tính tĩnh
- Đặc tính động
4.2. Đặc tính tĩnh (static)
Tổng quát, đặc tính tĩnh của thiết bị đo là đặc tính có được khi thiết bị đo được sử
dụng đo các đại lượng có điều kiện không thay đổi trong một quá trình đo. Tất cả các
đặc tính tĩnh của cách thức đo có được nhờ một quá trình chuẩn .
Một số đặc tính được diễn tả như sau:
- Mức độ chính xác (sai số)
- Độ phân giải: khoảng chia nhỏ nhất để thiết bị đo đáp ứng được
- Độ nhạy
- Độ sai biệt của trị số đo được với trị số tin cậy được
- Trị số đo chấp nhận được qua xác suất của trị số đo
4.3. Định nghĩa sai số trong đo lường
Đo lường là sự so sánh đại lượng chưa biết (đại lượng đo) với đại lượng được
chuẩn hóa (đại lượng mẫu hoặc đại lượng chuẩn). Như vậy, công việc đo lường là nối
thiết bị đo vào hệ thống được khảo sát, kết quả đo các đại lượng cần thiết thu được trên
thiết bị đo.
Trong thực tế, khó xác định trị số thực các đại lượng đo. Vì vậy, trị số đo được cho
bằng thiết bị đo, được gọi là trị số tin cậy được (expected value). Bất kì đại lượng đo
nào cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều thông số. Do kết quả đo ít khi phản ánh đúng trị số
tín cậy được. Cho nên có nhiều hệ số (factor) ảnh hưởng trong đo lường liên quan đến
thiết bị đo. Ngoài ra có những hệ số khác liên quan đến con người sử dụng thiết bị đo.
Như vậy, độ chính xác của thiết bị đo được diễn tả dưới hình thức sai số.
4.4. Các loại sai số
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 7

Sai số tuyệt đối: e = Yn – Xn


E – sai số tuyệt đối; Yn – trị số tin cậy được, Xn – trị số đo được.
Sai số tương đối (tính theo %): er = | | 100%

Độ chính xác tương đối: A = 1 - | |

Độ chính xác tính theo %: a = 100% - er = (A x 100%)


Ví dụ: điện áp hai đầu điện trở có trị số tin cậy được là 50V. Dùng Vôn – kế đo
được 49V
Như vậy sai số tuyệt đối: e = 1V
Sai số tương đối: e= 100% = 2%

Độ chính xác : A = 1 – 0.02 = 0.98, a = 98% = 100% - 2 %

Tính chính xác (precision): 1 - | |

– trị số trung bình của n lần đo.


Ví dụ: = 97, trị số đo được
= 101,1 trị số trung bình của 10 lần đo.

Tính chính xác của cách đo: 1 - | | = 96% 96%

Sai số chủ quan: Một cách tổng quát, sai số này do lỗi lầm của người sử dụng thiết
bị đo và phụ thuộc vào vào việc đọc sai kết quả,hoặc ghi sai, hoặc người sử dụng sai
không đúng theo quy trình hoạt động.
Sai số hệ thống: phụ thuộc vào thiết bị đo và điều kiện môi trường.

Sai số do thiết bị đo: các phần tử của thiết bị đom có sai số do công nghệ chế tạo,
sự lão hoá do sử dụng. Muốn giảm sai số này cần phải bảo trì định kỳ cho thiết bị đo.

Sai số do ảnh hưởng của điều kiện môi trường: cụ thể như nhiệt độ tăng cao, áp
suất tăng, độ ẩm tăng, điện trường hoặc từ trường tăng đều ảnh hưởng tới sai số của
thiết bị đo lường. Giảm sai số này bằng cách giữ sao cho diều kiện môi trường ít thay
đổi hoặc bổ chính (compensation) đối với nhiệt độ và độ ẩm. Và dung biện pháp bảo
vệ chống ảnh hưởng tĩnh điện và từ trường nhiễu. Sai số hệ thống chịu ảnh hưởng khác
nhau ở trạng thái tĩnh và trạng thái động:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 8

- Ở trạng thái tĩnh: sai số hệ thống phụ thuộc vào giới hạn của thiết bị đo hoặc do
quy luật vật lý chi phối sự hoạt động của nó.
- Ở trạng thái động: sai số hệ thống do sự không đáp ứng theo tốc độ thay đổi nhanh
theo đại lượng đo.
Sai số ngẫu nhiên: ngoài sự hiện diện sai số do chủ quan trong cách thức đo và sai số
hệ thống thì còn lại là sai số ngẫu nhiên. Thông thường, sai số ngẫu nhiên được thu
nhập từ một số lớn những ảnh hưởng nhiều được tính toán trong đo lường do có tính
chính xác cao. Sai số ngẫu nhiên thường được phân tích bằng phương pháp thống kê.
Ví dụ: giả sử điện áp được đo bằng một Vôn – kế được đọc cách khoảng 1 phút. Mặc
dù vôn – kế hoạt động trong điều kiện môi trường không thay đổi, được chuẩn hoá
trước khi đo và đại lượng điện áp đó xem như không thay đổi, thì trị số đọc của Vôn -
kế vẫn có thay đổi chút ít. Sự thay đổi này không được hiệu chỉnh bởi bất kì phương
pháp định chuẩn nào khác, vì do sai số ngẫu nhiên gây ra.
Sự phân tích thống kê các số liệu đo rất quan trọng, từ đó chúng ta xác định các kết
quả đo không chắc chắn (có sai số lớn) sau cùng. Để cho sự phân tích thống kê có ý
nghĩa, phần lớn số liệu đo lường đòi hỏi sai số hệ thống phải nhỏ so với sai số ngẫu
nhiên
Khi đo một đại lượng bất kì nào mà bết kế quả đo phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì
những yếu tố này đều quan trọng cả. Theo điều kiện lý tưởng mức độ ảnh hưởng của
các thông số
4.5. Các nguồn sai số
Thiết bị đo không đo được trị số chính xác vì những lý do sau:

- Không nắm vững những thông số đo và điều kiện thiết kế


- Thiết kế nhiều khuyết điểm
- Thiết bị đo hoạt động không ổn định
- Bảo trì thiết bị đo kém
- Do người vận hành thiết bị đi không đúng
- Do những giới hạn của thiết kế
4.6. Đặc tính động
Một số rất ít các thiết bị đo đáp ứng tức thời ngay với đại lượng đo thay đổi. Phần lớn
nó đáp ứng chậm hoặc không theo kịp sự thay đổi của đại lượng đo. Sự chậm chạp

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 9

này phụ thuộc đặc tính của thiết bị đo như tính quán tính, nhiệt dung hoặc điện
dung,… đươc thể hiện qua thời gian trễ của thiết bị đo. Do đó, sự hoạt động ở trạng
thái động hoặc trạng thái giao thời của thiết bị đo cũng quan trọng như trạng thái tĩnh.

Đối với đại lượng đo có 3 dạng thay đổi như sau:

- Thay đổi có dạng hàm bước theo thời gian


- Thay đổi có dạng hàm tuyến tính theo thời gian
- Thay đổi có dạng hàm điều hòa theo thời gian.
Đặc tuyến động của thiết bị đo:

 Tốc độ đáp ứng


 Độ trung thực
 Tính trễ
 Sai số động
 Đáp ứng động ở bậc zero (bậc không)

Một cách tổng quát, tín hiệu đo và tín hiệu ra của thiết bị đo đươc diễn tả theo phương
trình sau:

an + an-1 + …..+ a1 + a 0 x0 = b m + bm-1 + ….+ b1 + b 0 x0

x0 – tín hiệu của thiết bị đo, x1 – tín hiệu đo


a0 an – thông số của hệ thống đo giả sử không đổi.
b0 bn – thông số của hệ thống đo giả sử không đổi.
Khi a0, b0 khác không (≠ 0) thì các giá trị a, b khác bằng không (= 0).
Phương trình vi phân còn lại:

a0x0 = b0x1; x0 = xi ; K= : độ nhạy tĩnh

Như vậy, đây là trường hợp đại lượng vào và đại lượng ra không phụ thuộc vào thời
gian, là điều kiện lý tưởng của trạng thái động. Ví dụ như sự thay đổi vị trí con chạy
của biến trở tuyến tính theo đại lượng đo.
 Đáp ứng động ở bậc nhất:
Khi các giá trị a1, b1, ao bo khác không (≠ 0), còn các giá trị còn lại bằng không (= 0):

a1 + a0x0 = b0xi

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 10

Bất kì thiết bị đo nào thỏa phương trình này được gọi là thiết bị đo bậc nhất. Chia
hai vế của phương trình trên cho a0, ta có:

+ x0 = xi. Hoặc: + x0 = xi ; ( D + 1)x0 = Kxi

Với D = ; = : thời hằng; K = : độ nhạy tĩnh.

Thời hằng có đơn vị là thời gian, trong khi đó độ nhạy tĩnh K có đơn vị đo là đơn
vị của tín hiệu ra / tín hiệu vào.

Hàm truyền hoạt động (transfer function) của bất kì thiết bị đo bậc nhất: =

Ví dụ cụ thể của thiết bị đo bậc nhất là nhiệt kế thủy ngân.


 Đáp ứng động của thiết bị bậc 2 được định nghĩa theo phương trình:

a2 + a1 + a0x0 = b0xi

Phương trình trên được rút gọn lại : ( +2 + 1)x0 = Kxi

Với = – tần số không đệm tự nhiên, radial/thời gian

ξ – tỉ số đệm; ξ = ;K=

Bất kì thiết bị đo nào thỏa mãn phương trình này gọi là thiết bị đo bậc hai.

 Thông thường loại thiết bị đo bâc nhất chỉ hoạt động đo với đại lượng có năng
lượng
Ví dụ: loại cân dung lò xo đàn hồi (lực kế) có năng lượng là cơ năng, nhiệt kế có năng
lượng là nhiệt năng.

 Loại thiết bị đo bậc hai có sự trao đổi giữa hai dạng năng lượng
Ví dụ: năng lượng tĩnh điện và từ điện trong mạch LC, cụ thể như chỉ thị cơ cấu điện
từ kết hợp với mạch khuếch đại

4.7. Phân tích thống kê đo lường

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 11

Sự phân tích thống kê các số liệu đo rất quan trọng, từ đó chúng ta xác định các kết
quả đo không chắc chắn (có sai số lớn) sau cùng. Để cho sự phân tích thống kê có ý
nghĩa, phần lớn số liệu đo lường đòi hỏi sai số hệ thống phải nhỏ so với sai số ngẫu
nhiên
Khi đo một đại lượng bất kì nào mà bết kế quả đo phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì
những yếu tố này đều quan trọng cả. Theo điều kiện lý tưởng, mức độ ảnh hưởng của
các thông số phải được xác định để cho việc đo lường nếu có sai số phải được giải
thích và hiểu được nguyên nhân gây ra sai số. Nhưng sự phân tích sai số không được
tách khỏi số liệu đã được cố định trong các kết quả đo lường.
Ý nghĩa số học của sự đo nhiều lần: hầu hết giá trị đo chấp nhận được và biến số đo
có ý nghĩa số học của thiết bị đo đọc được ở nhiều lần đo. Sự gần đúng tốt nhất có thể
có khi số lần đọc của cùng một đại lượng đo phải lớn. Ý nghĩa số học của n lần đo
được xác định cho biến số x được cho bằng biểu thức:
=

Trong đó: - trị trung bình, xn - trị số x của lần đo thứ n; n – số lần đo.
Độ lệch:
Độ lệch lần đo thứ 1: d1 = x1 –
Độ lệch lần đo thứ 2: d2 = x2 -
…………………………………….
Độ lệch lần đo thứ n: dn = xn –
Ví dụ: x1 = 50.1 Ω ; x2 = 49.7 Ω; x3 = 49.6 Ω; x4 = 50.2 Ω

Ý nghĩa số học: = = 49.9

Độ lệch của từng giá trị đo:


d1 = 50.1 – 49.9 = 0.2 ; d2 = 49.7 – 49.9 = - 0.2
d3 = 49.6 – 49.9 = - 0.3; d4 =50.2 – 49.9 = 0.3
Tổng đại số của các độ lệch: dtot = 0.2 – 0.2 + 0.3 – 0.3 = 0
Như vậy, khi tổng đại số các độ lệch của các lần đo so với ý nghĩa số học bằng
không thì không có sự phân tán của các kết quả đo xung quanh
Độ lệch trung bình: có thể dùng như một biểu thức của tính chính xác của thiết bị
đo.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 12

Độ lệch trung bình càng nhỏ thì biểu thức đo càng chính xác
Biểu thức độ lệch trung bình D được xác định:

D=

Ví dụ: D của các trị số đo của ví dụ trước:

D=

Độ lệch chuẩn: (standard deviation) độ lệch chuẩn của một số lần đo là các giá
trị độ lệch quanh giá trị trung bình được xác định như sau:

Độ lệch chuẩn cho n lần đo : =[ ]1/2 (số lần đo n 30)

Nếu số lần đo nhỏ hơn 30 lần (n 30) thì độ lệch chuẩn được diễn tả:

=[ ]1/2

Ví dụ: độ lệch chuẩn của các số đo cụ thể trên:

=[ ]1/2 = = 0.294

Độ lệch chuẩn này rất quan trọng trong sự phân tích thống kê số liệu đo. Nếu giảm
được độ lệch chuẩn sẽ có hiệu quả trong việc cải tiến kết quả đo lường.
Sai số ngẫu nhiên: thường được tính trên cơ sở đường phân bố Gauss của độ lệch
chuẩn:

eRd = và giới hạn của sai số ngẫu nhiên lim(eRd)= 4.5eRd

Những trị số nào có độ lệch vượt quá giới hạn của sau số ngẫu nhiên đều được loại
bỏ
Ví dụ: kết quả đo điện trở được thực hiện trong 8 lần đo như sau:
R1 = 116.2 Ω; R2 = 118.2 Ω; R3 = 116.5 Ω; R4 = 117.0 Ω
R5 = 118.2 Ω; R6 = 118.4 Ω; R7 = 117.8 Ω; R8 = 118.1 Ω

Trị trung bình của điện trở: = = 117.8 Ω

Độ lệch của các lần đo:


d1 = - 1.6 Ω; d2 = 0.4 Ω ; d3 = 0.7 Ω ; d4 = -0.8 Ω
d5 = 0.4 Ω ; d6 = 0.6 Ω ; d7 = 0.0 Ω ; d8 = 0.3 Ω
Sai số ngẫu nhiên của các kết quả đo:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 13

eRd = = 0.19 Ω 0.2 Ω

Giới hạn của sai số ngẫu nhiên : lim (eRd) = 0.9 Ω


Như vậy kết quả đo lần một có độ lệch tuyệt đối : = 1.6 > 0.9 sẽ bị loại bỏ.
4.8. Giới hạn của sai số
Phần lớn các nhà sản xuất thường xác định sai số của thiết bị đo bằng sai số tầm
đo, đây cũng là giới hạn sai số của thiết bị đo (cấp chính xác của thiết bị đo) mặc dù
trong thực tế sai số thực của thiết bị đo có thể nhỏ hơn giá trị này
Ví dụ 1: vôn – kế có sai số tầm đo 2% ở tầm đo (thang đo) 300V. Tính giới hạn
sai số dùng để đo điện áp 120V
Sai số tầm đo: 300V x 0.02 = 6V
Do đó giới hạn sai số ở 120V: 6/120 x 100% = 5%
Ví dụ 2: Vôn – kế và ampe – kế được dùng để xác định công suất tiêu thụ của điện
trở. Cả hai thiết bị này đều ở sai số tầm đo 1%. Nếu vôn – kế được đọc ở tầm đo
150V có chỉ thị 80V và ampe – kế được đọc ở tầm đo 100mA là 80mA
Giới hạn của sai số tầm đo của vôn – kế: 150V x 1% = 1.5V
Giới hạn sai số ở trị số 80V: 1.5/80 x 100% = 1.86%
Giới hạn của sai số tầm đo ampe – kế: 100mA x 0.01 = 1mA
Giới hạn sai số ở trị số đọc: 1/70 x 100% = 1.43%
Giới hạn sai số của công suất đo được: 1.86% + 1.43% = 3.29%
5. NHỮNG PHẦN TỬ TRONG THIẾT BỊ ĐO LƢỜNG
Tổng quát, thiết bị đo điện tử thường được cấu tạo bằng ba phần như sau:

Cảm biến Bộ chế biến tín hiệu Bộ chỉ thị kết quả

Cảm biến: phần tử biến đổi các đại lượng đo không điện sang đại lượng điện. Bộ
phận này chỉ có khi thiết bị đo điện tử đo các đại lượng trong công nghiệp.
Bộ chế biến tín hiệu: Biến đổi tín hiệu điện (điện áp, dòng điện, điện trở,…) cho phù
hợp với bộ chỉ thị kết quả. Bộ này bao gồm mạch phân tầm đo, mạch điều hợp tổng
trở, mạch khuếch đại tín hiệu đủ lớn cho bộ chỉ thị kết quả. Có thể là mạch cầu đo (đối
với đại lượng điện trở, điện cảm, điện dung). Ngoài ra, trong bộ chế biến có thể là
mạch lọc, mạch chỉnh lưu, mạch sửa dạng tín hiệu, mạch chopper, mạch biến đổi tín
hiệu A/D, …
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 14

Bộ chỉ thị kết quả: Trong phần này kết quả đo được chỉ thị dưới hai hình thức kim
hoặc số hiển thị.
6. LỢI ÍCH THIẾT THỰC CỦA ĐIỆN TỬ TRONG ĐO LƢỜNG
Trong quá khứ, lợi ích thiết thực của cơ học và quang học đã giúp ích cho kỹ thuật
đo lường. Hiện tại và tương lai điện tử đã và đóng góp rất nhiều trong sự phát triển cho
thiết bị đo lường. Các đại lượng điện và đại lượng không điện được cảm biến đo lường
chuyển đổi sang tín hiệu điện. Các tín hiệu này được các mạch điện tử chế biến cho
phù hợp với mạch đo, mạch thu thập dữ liệu đo lường. Ngày nay, chúng ta không còn
nghi ngờ gì về ưu điểm của mạch điện tử :
 Độ nhạy thích hợp
 Tiêu thụ năng lượng ít
 Tốc độ đáp ứng nhanh
 Dễ tương thích truyền tín hiệu đi xa
 Độ tin cậy cao
 Độ linh hoạt cao phù hợp với các vấn đề đo lường
7. SỰ CHỌN LỰA, TÍNH CẨN THẬN VÀ CÁCH DÙNG THIẾT BỊ ĐO
Có những thiết bị đo rất tốt, rất chính xác những sẽ cho ra kết quả sai hoặc không
chính xác nếu chúng ta không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng quy định của
thiết bị đo. Do đó, chúng ta phải quan sát đến cách thức và quy trình sử dụng của từng
thiết bị đo. Ngoài ra, chúng ta phải chọn thiết bị đo cho phù hợp với đại lượng đo.
Phần lớn các thiết bị đo có độ nhạy cao tương đối phức tạp, đòi hỏi chúng ta cẩn
thận khi sử dụng, nếu không sẽ dễ gây ra hư hỏng hoặc làm cho thiết bị đo không
chính xác. Vậy bắt buộc người sử dụng phải đọc và tìm hiểu kĩ đặc tính, cách sử dụng,
quy trình hoạt động của máy trước khi cho máy bắt đầu hoạt động. Lựa chọn thiết bị
đo phải phù hợp với mức độ chính xác theo yêu cầu của đại lượng đo. Vì mức độ
chính xác và độ nhạy cảm của thiết bị có liên quan trực tiếp với giá tiền của máy.
Nghĩa là máy càng chính xác, càng nhạy thì giá càng cao. Nhiều khi theo yêu cầu của
đại lượng đo không cần dùng đến thiết bị quá nhạy hoặc độ chính xác quá cao. Khi sử
dụng máy phải cẩn thận, tránh nguy hiểm cho máy đo vì quá tầm đo hoặc bị chấn động
cơ học (do di chuyển hoặc va chạm cơ học…), thường đối với thiết bị chỉ kim. Ngoài
ra phải lưu ý đến điều kiện của tải phối hợp với thiết bị đo (đối với thiết bị đo điện tử)

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 15

ví dụ như: đáp ứng tần số, phối hợp trở kháng… Nếu không thỏa các điều kiện này
cũng gây sai số thiết bị đo.
Để tránh hư hỏng cho thiết bị đo, luôn luôn đòi hỏi người sử dụng máy phải đọc qua
và hiểu rõ tài liệu chỉ dẫn (Service manual) cho những thiết bị đo mới sử dụng lần đầu.
8. HỆ THỐNG ĐO LƢỜNG
8.1. Hệ thống đo lường dạng tương đồng
Hệ thống đo lường một kênh:

Mạch chế biến tín hiệu


Đại
lượng
Cảm Giao Khuếch Mạch
đo và
biến tiếp đại lọc
điều
khiển

Thiết bị Mạch so Tín hiệu


điều khiển sánh chuẩn

Màn
Sử
ảnh
dụng
kết
quả Thiết Thiết
bị đọc bị ghi

Hình 1.1: hệ thống đo lường tương đồng

Tín hiệu đo được tạo ra từ cảm biến đo lường (transducer)do đại lượng đo tác động
vào . Tín hiệu này đi qua mạch chế biến tín hiệu (signal conditioner). Sau đó đi vào bộ
phận trình bày kết quả (Display) và thiết bị ghi (record) để cho bộ phận đọc kết quả sử
dụng ngay kết quả đo này. Ngoài ra, hệ thống đo lường còn liên kết với hệ thống điều
khiển tự động bằng cách lấy tín hiệu đo ở ngõ ra của mạch chế biến tín hiệu đưa qua
mạch so sánh với tín hiệu chuẩn để điều khiển đối tượng (đại lượng) đang được đo. Ví
dụ: đại lượng đo là nhiệt độ thì đối tượng điều khiển cũng là nhiệt độ.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 16

Cảm biến f10


f1m
Tín hiệu đo 1 CB MOD V1
X1
f2m f2000
Tín hiệu đo 2 CB MOD
X2 V2

Bộ chế biến tín hiệu fim fio ∑ V


Tín hiệu đo i CB MOD
Xi Vi

fno VN
Bộ chế biến tín hiệu fnm
CB MOD
XN
Phân kênh theo tần số

Giải điều chế

DEMOD X1
f1 f1m

DEMOD X2
f2 f2m
Phát Thu
DEMOD
Xi
fi fim

DEMOD XN
fn fnm
Bộ thu nhận chế biến tín hiệu

Hình 1.2: hệ thống đo lường tương đồng nhiều kênh

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 17

Hệ thống đo lường nhiều kênh: trường hợp cần đo nhiều đại lượng thì mỗi đại
lượng đo ở một kênh. Như vậy sau mỗi tín hiệu đo được lấy ra từ mạch chế biến tín
hiệu ở mỗi kênh sẽ đưa qua mạch phân kênh (multiplexer) để được sắp xếp tuần tự
truyền đi trên cùng một hệ thống dẫn truyền (dây dẫn hay vô tuyến). Để có sự phân
biệt các đại lượng đo, trước khi đưa vào mạch phân kênh cần phải mã hóa hoặc điều
chế (Modulation – MOD) theo tần số khác nhau (ví dụ như f10, f20, ….) cho mỗi tín
hiệu của đại lượng đo. Tại nơi nhận tín hiệu lại phải giải mã hoặc giải điều chế
(demodulation – DEMOD) để lấy lại từng tín hiệu đo. Đây cũng là hình thức đo lường
từ xa (telemety) cho nhiều đại lượng đo.
8.2. Hệ thống đo lường dạng số (Digital)
Bộ chỉ
Đại lượng đo quan sát Sử
thị số
dụng
kết
Cảm Chế biến Xử quả
biến tín hiệu S/H ADC lý số đo
Tín hiệu
vật lý Bộ điều khiển
logic DAC

Máy ghi
(in)
Thiết bị
điều khiển μP Chƣơng
trình

Hình 1.3: hệ thống đo lường số kết hợp với μP


Thiết bị vi xử lý (Microprocessor –μP) tham gia vào hệ thống đo lường nhằm mục
đích xử lý nhanh tín hiệu đo, chống nhiễu tốt hơn so với tín hiệu đo ở dạng Analog khi
truyền đi xa. Cách ly tốt hơn và dễ thực hiện hơn nếu dùng phương pháp quang học
(Dùng cách thức ghép bằng tín hiệu quang (opto – coupler). Đây cũng là hình thức
thường dùng hiện nay.
Với sự phát triển của máy tính cá nhân (PC), hệ thống đo lường dùng kỹ thuật số
dùng PC để tự động hoá hệ thống đo lường ở mức độ cao hơn và thuận lợi hơn khi sử

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 18

dụng. Do đó, chúng ta bước sang một giai đoạn với Máy tính hoá thiết bị đo lường
(computerized ỉntumentation)
Trong hệ thống đo lường dùng kĩ thuật số, tín hiệu dạng Analog được chuyển đổi
sang tín hiệu dạng số (digital) bằng các mạch ADC (Analog digital converter) để cho
bộ xử lý (μP) hoạt động, sau đó muốn có dạng Analog để sử dụng, chúng ta dùng
mạch DAC (digital analog converter) để chuyển đổi lại.
Ngoài ra hệ thống đo lường dạng số còn có ưu điểm là sự hoạt động thông minh
nhờ vào chương trình phần mềm (solfware) cài đặt vào máy tính để xử lý tín hiệu đo
lường và điều khiển hệ thống tự động hoá.
8.3. Tính linh hoạt trong sự điều khiển từ xa thiết bị đo lường
Hệ thống đo lường dạng số nhờ sự kết nối với máy tính đã điều khiển từ xa
(Remote) các chức năng của hệ thống đo lường bằng cách sử dụng các đường truyền số
liệu (BUS) của bộ vi xử lý (μP). Hệ thống được trình bày ở hình 1.4
Như máy tính PC điều khiển thiết bị đo lường thông qua bộ giao tiếp chuẩn
(interface bus standard) thông dụng là IE488 hoặc RS232C. Phần giao tiếp truyền số
đa năng (GPIB – general purpose interface bus) được thiết kế để thực hiện sự điều
khiển.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 19

Cảm biến

Hình 1.4: hệ thống thu nhận và xử lý dữ liệu dùng mạch giao tiếp RS232

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 20

Tên đại lượng Tên đơn vị Kí hiệu

1.Các đại lượng cơ bản

Độ dài Mét m

Khối lƣợng Kilogam Kg

Thời gian Giây s

Dòng điện Ampe A

Nhiệt độ Kelvin K

Số lƣợng vật chất Môn mol

Cƣờng độ ánh sáng Candela Cd

2.Các đại lượng cơ học:

Tốc độ Mét trên giây m/s

Gia tốc Mét trên giây bình phương m/s2

Năng lƣợng và công Jun J

Lực Niuton N

Công suất Watt W

Năng lƣợng Watt giây Ws

3.Các đại lượng điện

Lƣợng điện Cu-lông C

Điện áp, thế điện động Vôn V

Cƣờng độ điện trƣờng Vôn trên mét V/m

Điện dung Fara F

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 21

Điện trở Ôm Ω

Điện trở riêng Ôm mét Ωm

Hệ số điện môi tuyệt đối Fara trên mét F/m

4. Các đại lượng từ

Từ thông Vebe Wb

Cảm ứng từ Tesla T

Cƣờng độ từ trƣờng Ampe trên met A/m

Điện cảm Henri H

Hệ số từ thẩm Henri trên met H/m

5. Các đại lượng quang

Luồng ánh sáng Lumen lm

Cƣờng độ sáng riêng Candela trên mét vuông Cd/m2

Độ chiếu sáng lux lx

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 22

CÁC CẤP CHUẨN 1 QUỐC GIA CỦA CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN HỆ THỐNG SI
Chuẩn cấp 1 là chuẩn đảm bảo tạo ra những đại lượng có đơn vị chính xác nhất của
một quốc gia.
a) Chuẩn đơn vị độ dài:
Đơn vị độ dài (m). Mét là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong
khoảng thời gian 1/ 299792458 giây (CGPM* lần thứ 17, 1983. *CGPM – tên viết tắt
tiếng Pháp của đại hội cân đo quốc tế).
b) Chuẩn đơn vị khối lƣợng
Kilogram(kg) – là đơn vị khối lượng bằng khối lượng của mẫu kilogram quốc tế
đặt tại trung tâm mẫu và cân quốc tế tại Pari
c) Chuẩn đơn vị thời gian
Đơn vị thời gian – giây (s) là khoảng thời gian của 9192631770 chu kì phát xạ,
tương ứng thời gian chuyền giữa hai mức gần nhất ở trạng thái cơ bản của nguyên tử
xê – si 133.
d) Chuẩn đơn vị dòng điện
Ampe (A) là dòng điện không đổi khi chạy trong hai dây dẫn thẳng, song song, dài
vô hạn, tiết diện tròn nhỏ không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, sẽ
gây ra trên mỗi mét dài của dây một lực 2.10-7 niu – tơn (CGPM lần thứ 9, 1948).
e) Chuẩn đơn vị nhiệt độ
Đơn vị nhiệt độ là Kelvin (K) – đó là nhiệt độ có giá trị bằng 1/273,16 phần nhiệt
độ đông của điểm thứ 3 của nước (là điểm cân bằng của 3 trạng thái: rắn, lỏng, hơi)
f) Chuẩn đơn vị cƣờng độ ánh sáng
Đơn vị cường độ ánh sáng là Candela (Cd) là cường độ ánh sáng theo một phương
xác định của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc có tần số 540 x 1012 hec và có cường
độ bức xạ theo phương đó là 1/683 oat trên steradian (CGPM lần thứ 16, 1979).
g) Đơn vị số lƣợng vật chất
Đơn vị số lượng vật chất (mol) – là số lượng vật chất có số phân tử (hay nguyên
tử, các hạt) bằng số nguyên tử có trong 12C với khối lượng là 0,012kg.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 23

1.5 CẤU TRÖC CƠ BẢN CỦA DỤNG CỤ ĐO


1.5.1 Phân loại dụng cụ đo
Dụng cụ đo được phân loại như sau
a) Theo cách biến đối có thể phân thành:
Dụng cụ đo biến đổi thẳng, là dụng cụ đo mà đại lượng cần đo X được biến
đổi thành lượng ra Y theo một đường thẳng không có khâu phản hồi.
Dụng cụ đo kiểu biến đổi bù là loại dụng cụ có mạch phản hồi với các
chuyển đổi ngược biến đổi đại lượng ra Y thành đại lượng bù Xk để bù với tín
hiệu đo X
Mạch đo là mạch khép kín. Phép so sánh được diễn ra sau các chuyển đổi sơ cấp.
b) Theo phƣơng pháp so sánh, đại lƣợng đo đƣợc phân thành:
Dụng cụ đo đánh giá trực tiếp: là dụng cụ được khắc độ theo đơn vị của đại
lượng đo từ trước. Khi đo, đại lượng đo so sánh với nó để ra cho kết quả đo.
Dụng cụ đo kiểu so sánh: là dụng cụ đo thực hiện việc so sánh qua mỗi lần
đo. Sơ đồ đo là sơ đồ kiểu biến đổi bù
c) Theo phƣơng pháp đƣa ra thông tin đo đƣợc chia thành
Dụng cụ đo tương tự, đó là dụng cụ có số chỉ là một hàm liên tục của đại
lượng đo.
Dụng cụ đo tương tự gồm: dụng cụ đo có kim chỉ, dụng cụ đo kiểu tự ghi (kết quả
đo được ghi lại dưới dạng đường cong phụ thuộc thời gian).
Dụng cụ đo chỉ thị số: là dụng cụ trong đó đại lượng đo liên tục được biến
đổi thành rời rạc và kết quả đo thể hiện dưới dạng số
d) Theo đại lƣợng đo: các dụng cụ được mang tên đại lượng đo như Vonmet,
Ampemet, Ôm – mét,….
1.5.2 Sơ đồ khối của dụng cụ đo
a) Sơ đồ cấu trúc của dụng cụ đo
Mỗi dụng cụ đo có 3 khâu chính đó là: chuyển đổi sơ cấp, mạch đo và cơ cấu chỉ
thị. (hình 1-3)

CĐSC: Chuyển đổi sơ cấp


CĐSC MĐ CT
MĐ: Mạch đo
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
CT: Cơ cấu chỉ thị
Hình 1.3: cấu trúc chung của dụng cụ đo
Trang 24

- Trong đó chuyển đổi sơ cấp làm nhiệm vụ biến đổi các đại lượng đo thành tín hiệu
điện. Đó là khâu quan trọng nhất của thiết bị đo.
- Mạch đo là khâu gia công thông tin đo sau chuyển đổi sơ cấp làm nhiệm vụ tính
tóan và thực hiện trên sơ đồ mạch. Mạch đo thường là mạch điện tử vi xử lý để nâng
cao đặc tính của dụng cụ đo.
- Cơ cấu chỉ thị là khâu cuối cùng của dụng cụ thể hiện kết quả đo dưới dạng con số
so với đơn vị.
Có 3 cách thể hiện kết quả đo:

+ Chỉ thị bằng kim chỉ

+ Chỉ thị bằng thiết bị tự ghi

+ Chỉ thị dưới dạng con số.

b. Sơ đồ cấu trúc của dụng cụ đo biến đổi thẳng:


Dụng cụ đo biến đổi thẳng có sơ đồ cấu trúc như hình 1-4. Việc biến đổi thông tin
đo chỉ xảy ra trên một đường thẳng, tức là không có khâu phản hồi.

X Y1 Y2 Yn-1 Yn
CĐ1 CĐ2 CĐn

Hình 1.4: sơ đồ cấu trúc của dụng cụ biến đổi thẳng

Theo sơ đồ này, đại lượng đo X được đưa qua các khâu chuyển đổi CĐ1 (sơ cấp),
CĐ2, …., CĐn/ để biến thành đại lượng Yn tiện cho việc quan sát và chỉ thị. Các đại
lượng Y1, Y2, …Yn là các đại lượng trung gian.
c. Sơ đồ cấu trúc của dụng cụ đo kiểu so sánh
Dụng cụ đo kiểu so sánh có sơ đồ cấu trúc như hình 1.5. Đó là dụng cụ có mạch
phản hồi với các bộ chuyển đổi ngược (CĐN) để tạo ra tín hiệu Xk so sánh với tín hiệu
đo X. Mạch đo là một vòng khép kín. Sau bộ so sánh ta có tín hiệu X = X - Xk

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 25

X X Y  CĐ: Chuyển đổi thuận


SS CĐ1 CĐn
 CĐN: Chuyển đổi ngược
Xk CT  SS: Bộ so sánh
CĐNm CĐN1  CT: Chỉ thị kết quả

Hình 1.5
Khi X = 0 ta có dụng cụ so sánh cân bằng, với X ≠ 0 là dụng cụ so sánh không
cân bằng.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 26

1.6 CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA DỤNG CỤ ĐO


Dụng cụ đo có nhiều loại tùy theo chức năng của chúng, nhưng đều có những đặc
tính cơ bản sau:
1.6.1 Sai số của dụng cụ đo
Nguyên nhân gây ra sai số của dụng cụ đo có nhiều loại khác nhau nhưng có thể
phân thành 2 loại:
a) Sai số hệ thống: Đó là sai số cơ bản mà giá trị của nó luôn luôn không đổi
hoặc thay đổi có quy luật. Sai số này về nguyên tắc có thể loại trừ được
b) Sai số ngẫu nhiên: Là sai số mà giá trị của nó thay đổi rất ngẫu nhiên do sự
thay đổi của môi trường bên ngoài (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm …) sai số này gọi là sai số
phụ.
c) Ngoài các sai số trên, để đánh giá sai số của dụng cụ khi đo một đại lƣợng
nào đó, ngƣời ta còn phân loại:
Sai số tuyệt đối: là hiệu giữa giá trị đại lượng đo X và giá trị thực Xth(là giá
trị đại lượng đo xác định được với một độ chính xác nào đó nhờ các dụng cụ mẫu)
X = X – Xth (1 – 5)
Sai số tương đối của phép đo được đánh giá bằng phần trăm của tỷ số
sai số tuyệt đối và giá trị thực:

%= 100% = 100% (vì Xt X) (1-6)

Cấp chính xác của dụng cụ đo là giá trị sai số cực đại mà dụng cụ đo mắc
phải. Người ta quy định cấp chính xác của dụng cụ đo đúng bằng sai số tương đối quy
đổi của dụng cụ đó và được nhà nước quy định cụ thể:
%= 100% (1 -7)

Xm – sai số tuyệt đối cực đại


Xm – giá trị lớn nhất của thang đo
1.6.2 Độ nhạy
Độ nhạy của dụng cụ đo tính bằng:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 27

S= = F (X) (1 – 8)

Y – Đại lượng ra
X – Đại lượng vào

Đại lượng C = là hằng số của dụng cụ đo

Nếu một dụng cụ gồm nhiều khâu biến đổi, mỗi khâu có độ nhạy riêng thì độ nhạy
của toàn dụng cụ :
S= S1.S2…….Sn = (1 – 9)
1.6.3 Điện trở của dụng cụ đo và công suất tiêu thụ
a) Điện trở vào:là điện trở ở đầu vào của dụng cụ. Điện trở vào của dụng cụ đo
phải phù hợp với điện trở đầu ra của khâu trước đó của chuyển đổi sơ cấp
Khi đo điện áp của một nguồn điện hoặc điện áp rơi trên phụ tải điện trở của Von-
mét càng lớn càng tốt. Ngược lại khi đo dòng điện qua phụ tải yêu cầu điện trở của
Ampe – mét càng nhỏ càng tốt để giảm sai số của phép đo.
b) Điện trở ra của dụng cụ đo: xác định công suất có thể truyền tải cho khâu tiếp
theo. Điện trở ra càng nhỏ thì công suất càng lớn.
1.6.4 Độ tác động nhanh
Độ tác động nhanh là thời gian để dụng cụ xác lập kết quả đo trên chỉ thị
Đối với dụng cụ tương tự, thời gian này khoảng 4s. Đối với dụng cụ số có thể đo
được hàng nghìn điểm đo trong 1s.
1.6.5 Độ tin cậy.
Độ tin cậy của dụng cụ đo phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
 Độ tin cậy của các linh kiện sử dụng
 Kết cấu của dụng cụ không quá phức tạp
 Điều kiện làm việc
Độ tin cậy được xác định bởi thời gian làm việc tin cậy trong điều kiện cho phép có
phù hợp với thời gian quy định hay không
Độ tin cậy làm việc là một đặc tính rất quan trọng của dụng cụ đo.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 28

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nêu các định nghĩa về đo lường, đo lường học và kĩ thuật đo lường ?
2. Thế nào là tín hiệu đo và đại lượng đo ?
Phân biệt sự khác nhau và giống nhau về tín hiệu đo lường và đại lượng đo.
3. Thiết bị đo là gì? Phân loại chung về thiết bị đo
4. Phương pháp đo là gì ? Có mấy loại phương pháp đo
5. Đơn vị đo là gì? Thế nào là đơn vị tiêu chuẩn? có mấy nhóm đơn vị chuẩn?
6. Dụng cụ đo là gì? Nêu cấu trúc chung của dụng cụ đo. Phân loại dụng cụ đo.
7. Nêu đặc tính cơ bản của một dụng cụ đo. Cấp chính xác của dụng cụ đo là
gì? Phân biệt sai số đo của dụng cụ và cấp chính xác khác nhau ở chỗ nào ?

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 29

CHƢƠNG II: MỘT SỐ CƠ CẤU ĐO THÔNG DỤNG

2.1 DỤNG CỤ ĐO TƢƠNG TỰ


2.1.1 Khái niệm chung
Dụng cụ đo tương tự (Analog) là loại dụng cụ đo mà số chỉ của nó (là đại lượng
liên tục) tỷ lệ với đại lượng đo. Trong các dụng cụ đo tương tự, người ta thường dùng
các chỉ thị cơ điện, tín hiệu vào là dòng điện hoặc điện áp, còn tín hiệu ra là góc quay
của phần động (kim chỉ) hoặc di chuyển của bút ghi trên giấy (dụng cụ tự ghi). Những
dụng cụ này chính là dụng cụ đo biến đổi thẳng. Đại lượng cần đo như dòng điện, điện
áp, tần số, góc pha,… được biến đổi thành góc quay của phần động, tức là biến năng
lượng điện từ thành năng lượng cơ học: α = F(X) , X – đại lượng điện, α - góc quay.
2.1.2 Nguyên lý làm việc của các chỉ thị cơ điện
Khi cho dòng điện vào một cơ cấu chỉ thị cơ điện, do tác động của từ trường lên
phần động của cơ cấu đo sẽ tạo ra một mô – men quay Mq. Độ lớn của mô – men này
tỷ lệ với độ lớn của dòng điện đưa vào cơ cấu:

Mq = ( 2 – 1)

We – năng lượng điện từ trường


α – Góc quay phần động
Nếu đặt vào trục của phần động một lò xo cản, khi phần động quay lò xo bị xoắn
lại sinh ra mô – men cản (Mc). Mô – men này tỷ lệ thuận với góc lệch α và được biểu
diễn dưới biểu thức:
Mc = Dα (2 -2)
D – hệ số phụ thuộc vào kích thước và vật liệu chế tạo lò xo
Khi mô – men cản bằng mô – men quay, phần động của cơ cấu dừng lại ở vị trí cân
bằng: Mq = Mc. Từ (2 – 1) và (2 – 2) ta có:

= Dα α= (2 – 3)

Đây là phương trình đặc tính thang đo từ đó ta biết được đặc tính của thang và tính
chất của cơ cấu chỉ thị.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 30

Vị trí cân bằng αc có thể xác định bằng đồ thị như hình 2 – 1. Ứng với các dòng
điện khác nhau ta có các góc lệch khác nhau (với dòng I1 ta có αc1, với dòng I2 ta có
αc2) M

Mq Mc
2
Mq
1

α
αc1 αc2
Hình 2 -1
2.1.3 Những bộ phận chính và chi tiết chung của cơ cấu chỉ thị cơ điện
a) Trục và trụ
Là bộ phận đảm bảo cho phần động xoay trên trục như khung dây, kim chỉ, lò xo
cản, .v.v….
Trục làm bằng thép tròn có đường kính từ 0.8  1.5 mm, đầu trục hình chop với
góc đỉnh = 45 600 và đỉnh bán cầu có bán kính 0.05 0.3 mm (hình 2.2). Trục
được chế tạo bằng loại thép cứng pha iridi hoặc osimi. Trụ đỡ làm bằng đá cứng (agat
hay cacbua rundum)

Hình 2.2: a,b – trục c,d – trục đỡ


Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 31

b) Lò xo phản kháng
Là chi tiết thực hiện hai nhiệm vụ: tạo ra mô – men cản và dẫn dòng điện vào khung
dây. Lò xo được chế tạo thành hình xoắn ốc (Hình 2 – 3) từ đồng berili hoặc photpho
đồng để có độ đàn hồi tốt và dễ hàn.

Hình 2.3: lò xo phản kháng

c) Dây căng và dây treo


Khi cần giảm mô – men cản để tăng độ nhạy của cơ cấu chỉ thị, người tat hay lò xo
bằng dây căng hoặc dây treo (hình 2-4). Dây căng và dây treo là các đoạn dây phẳng,
có tiết diện hình chữ nhật được làm bằng đồng berili hoặc đồng photpho. Mô – men
phản kháng của dây căng và dây treo nhỏ và tránh được ma sát.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 32

d) Kim chỉ
Kim chỉ là chi tiết được tạo bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm, với dụng cụ có cấp
chính xác cao, kim được làm bằng thủy tinh. Hình dáng của kim phụ thuộc vào cấp
chính xác của dụng cụ đo và vị trí đặt dụng cụ để quan sát.
Hình 2.5 là một số loại kim chỉ thường dùng.

e) Thang đo
Thang đo là bộ phận để khắc độ các giá trị của đại lượng. Có nhiều loại thang đo
khác nhau tùy thuộc vào cấp chính xác và bản chất của cơ cấu chỉ thị. Thang đo
thường được chế tạo từ nhôm lá, trên mặt khắc vạch chia độ. Để tránh sai số, khi đọc
đôi khi người ta đặt gương phản chiếu phía dưới thang đo.
Hình 2.6 là một loại thang đo thường dùng.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 33

f) Bộ phận cản dịu


Là bộ phận để giảm quá trình dao động của phần động và xác định vị trí cân bằng
được nhanh chóng. Cản dịu được chia thành 2 loại: cản dịu không khí và cản dịu cảm
ứng từ.
 Cản dịu không khí: có cấu tạo như hình 2.7a gồm một hộp kín trong đó có lá
nhôm chuyển động gắn liền với trục quay. Khi phần động của cơ cấu chỉ thị chuyển
động, lá nhôm chuyển động theo tạo nên lực cản làm giảm quá trình dao động.
 Cản dịu cảm ứng từ gồm 1 lá nhôm mỏng có dạng hình quạt di chuyển trong
khe hở của nam châm vĩnh cửu (hình 2.7b). Khi lá nhôm chuyển động, từ trường
xuyên qua lá nhôm tạo nên dòng điện cảm ứng trong lá nhôm chống lại sự di chuyển
đó.

2.1.4 Cơ cấu chỉ thị từ điện


a) Cấu tạo
Cơ cấu chỉ thị từ điện gồm có 2 phần cơ bản: phần tĩnh và phần động (hình 2.8)
Phần tĩnh gồm có: nam châm vĩnh cửu 1, mạch từ 2, cực từ 3 và lõi 4 có khe hở
không khí.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 34

Phần động gồm có: khung dây 5 được quấn bằng dây đồng có đường kính 0.03
0.07 mm. Khung dây được gắn vào trục (hoặc dây căng, dây treo), quay và di
chuyển trong khe hở không khí giữa cực từ 3 và lõi 4.
Nam châm được chế tạo bằng các hộp kim vonfram, alnico, hợp kim crom,… Có
trị số từ cảm từ 0.1 0.12 Tesla và từ 0.2 0.3 Tesla.

b) Nguyên lý làm việc


Khi có dòng điện chạy qua khung dây, dưới tác động của từ trường nam châm vĩnh
cửu, khung dây lệch khỏi vị trí ban đầu một góc α. Mô-men quay được tính theo biểu
thức:

Mq = (2 – 4)

We – năng lượng điện từ tỷ lệ với độ lớn của từ thông trong các khe hở không khí
và dòng điện chạy trong khung dây.
We = I (2 – 5) mà = BSWα (2 – 6)
B – độ từ cảm của nam châm vĩnh cửu
S – tiết diện khung dây
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 35

W – số vòng của khung


Α – góc lệch của khung khỏi vị trí ban đầu
Thay ( 2- 5) vào (2 – 4) ta có:

Mq = = = BSWI (2 – 7)

Ở vị trí cân bằng, mô-men quay bằng mô-men cản


Mq = Mc, từ (2-2) và (2 – 7) ta có:

BSWI = Dα và α = BSWI = SII (2 – 8)

Do B,S,W,D là hằng số nên góc lệch α tỷ lệ bậc nhất với dòng điện I
Từ biểu thức (2 – 8) ta thấy cơ cấu từ điện chỉ có thể đo được dòng điện một chiều,

thang đo đều nhau, độ nhạy SI = BWS là một hằng số không đổi. Cơ cấu từ điện

dùng để chế tạo Ampemet, Von-met, Ôm-met nhiều thang đo và có dải đo rộng, độ
chính xác cao (cấp 0.1 0.5)
2.1.5 Cơ cấu chỉ thị điện từ
a) Cấu tạo
Cơ cấu chỉ thị điện từ được phân thành 2 loại: cuộn dây dẹt và cuộn dây tròn.
Cuộn dây dẹt: phần tĩnh là một cuộn dây phẳng 1, bên trong khe hở không khí
(hình 2.9a). Phần động là lõi thép 2 được gắn trên trục 5, lõi thép có thể quay tự do
trong khe hở không khí.
Cuộn dây tròn: phần tĩnh là cuộn dây có mạch từ khép kín (hình 2.9b) bên trong
bố trí tấm kim loại cố định 2, tấm động 3 gắn với trục quay.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 36

b) Nguyên lý làm việc


Đối với cuộn dây dẹt: khi có dòng điện chạy trong cuộn dây sẽ tạo thành một
nam châm điện hút lõi 2 vào khe hở không khí tạo thành mô – men quay (Mq)
Đối với cuộn dây tròn: khi có dòng điện chạy trong cuộn dây sẽ xuất hiện điện
từ trường và từ hóa các tấm kim loại tĩnh và động để tạo thành nam châm.Giữa các
tấm kim loại hình thành lực đẩy lẫn nhau và xuất hiện mô – men quay (Mq).

Ta có: Mq =

Trong đó We = ( 2 – 9)

L – điện cảm cuộn dây, I – dòng điện chạy trong cuộn dây.
Do đó:

Mq = = I2 (2 – 10)

Khi ở vị trí cân bằng: Mq = Mc

Ta có: I2 = Dα và: α= I2 (2 – 11)

Từ biểu thức (2 – 11) ta thấy góc quay α của cơ cấu không phụ thuộc vào chiều dòng
điện nên có thể đo dòng điện một chiều và xoay chiều, thang đo không đều, tiêu thụ
công suất lớn, độ chính xác không cao.
Cơ cấu chỉ thị điện từ được dùng để chế tạo Vôn – mét, ampe – mét trong mạch điện
xoay chiều tần số công nghiệp có độ chính xác cấp 1 2.
2.1.6 Cơ cấu chỉ thị điện động
a) Cấu tạo
Cơ cấu chỉ thị điện động gồm có cuộn dây phần tĩnh 1 (hình 2.10) được chia thành
hai phần nối tiếp nhau để tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Phần động là
khung dây 2 đặt trong cuộn dây tĩnh và gắn trên trục quay. Hình dáng cuộn dây có thể
tròn hoặc vuông. Cả phần động và phần tĩnh được bọc kín bằng màn chắn từ để tránh
ảnh hưởng của từ trường ngoài đến sự làm việc của cơ cấu chỉ thị.
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 37

b) Nguyên lý làm việc


Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây tĩnh, trong cuộn dây xuất hiện từ trường. Từ
trường tác động lên dòng điện chạy trong khung dây và tạo nên mô – men quay làm
phần động quay đi một góc α:

Mq =

Nếu dòng điện đi vào các cuộn dây là dòng điện một chiều I1 và I2 thì:

W e = L1 + L2 + M12I1I2 (2 – 12)

L1,L2 – điện cảm của cuộn dây tĩnh và động


M12 – hỗ cảm giữa hai cuộn dây
I1, I2 – dòng điện một chiều chạy trong cuộn dây tĩnh và động
Do L1 và L2 không thay đổi khi khung dây quay trong cuộn dây tĩnh do đó đạo hàm
của chúng theo goc α bằng không và ta có:

Mq = = I1 I2 (2 – 13)

Khi ở vị trí cân bằng, Mq = Mc

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 38

I1I2 = Dα, α = I1 I2 (2 – 14a)

Khi cuộn dây tĩnh và cuộn dây động mắc nối tiếp nhau, ta có I1 = I2 = I. từ (2 – 14a) ta

có: α = I2 (2-14b)

Với i1 và i2 là dòng xoay chiều ta có mô – men quay tức thời:

mqt = i1i2 (2 – 15)

và mô – men quay trung bình trong một chu kì được tính theo biểu thức:

M qtb = (2 – 16)

Nếu i1 = I1msin t, i2 = I2msin( t – ). Từ (2 – 15) và (2 – 16) ta có:

Mqtb =

Mq = I1I2cos (2 – 17)

– góc lệch giữa I1 và I2


Ở điều kiện cân bằng, Mq = Mc

Dα = I1I2 cos

α= I1 I2 cos (2 – 18)

Từ (2 – 14a), (2 – 14b) và (2 – 18) ta thấy rằng cơ cấu điện động có thể dùng trong
mạch một chiều và xoay chiều, thang đo không đều, có thể dùng để tạo Vôn – met,
Ampe – met và Watt – met có độ chính xác cao, với cấp chính xác từ 0.1 0.2. Nhược
điểm là tiêu thụ công suất lớn.
2.1.7 Ampe – met một chiều
Ampe – mét một chiều được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị từ điện. Dòng cho phép
qua cơ cấu đo từ 10-1 10-2A. Điện trở của cơ cấu từ 20Ω 2000Ω. Vì vậy, khi sử
dụng cơ cấu này để đo dòng điện lớn hơn dòng điện cho phép qua cơ cấu chỉ thị, người
ta phải mắc thêm một điện trở sun nối song song với cơ cấu chỉ thị. Sơ đồ cấu tạo như
hình 2 – 11.
Điện trở sun được tính theo công thức:
Rs = ( 2 – 19)

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 39

Rct - điện trở của cơ cấu chỉ thị.


n= – hệ số mở rộng thang đo; I – dòng cần đo; Ict – dòng cực đại mà cơ cấu

đo chịu được.

Hình 2.11: sơ đồ cấu tạo ampe – mét một chiều

Khi Ampe – mét có nhiều thang đo (hình 2.12) người ta mắc các điện trở R1, R2, R3
như hình 2.12a hoặc hình 2.12b. Việc tính R1, R2, R3 ứng với các dòng điện cần đo
theo công thức (2 – 19). Các điện trở sun được chế tạo bằng Manganin có độ ổn định
cao và độ chính xác cao hơn độ chính xác của cơ cấu đo ít nhất là 1 cấp. (ví dụ cơ cấu
đo có độ chính xác cấp 0.5 thì sun phải có độ chính xác 0.2)

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 40

Do cuộn dây của cơ cấu chỉ thị được quấn bằng dây đồng mảnh, điện trở của nó
thay đổi đáng kể khi nhiệt độ của môi trường thay đổi, mặt khác do dòng điện chạy
qua cuộn dây là nung nóng cũng gây nên sự thay đổi điện trở. Để giảm ảnh hưởng của
sự thay đổi điện trở cuộn dây khi nhiệt độ môi trường thay đổi người ta mắc thêm các
điện trở bù bằng Manganin hoặc Constantan với cuộn dây cơ cơ cấu đo như hình 2.13

R1 – điện trở làm bằng đồng (Cu)


R2 – điện trở Manganin (Mn)
R3 – điện trở Manganin
rCT – điện trở chỉ thị
RS – điện trở sun

2.1.8 Vôn – mét một chiều


Vôn – mét một chiều được chế tạo cũng dựa trên cơ cấu chỉ thị từ điện. Điện áp
định mức của chỉ thị vào khoảng 50 75mV. Muốn tạo thành Vôn – mét có giới hạn
đo lớn hơn, người ta mắc nối tiếp với cơ cấu chỉ thị những điện trở phụ bằng
Manganin (hình 2.14a)

Hình 2.14: Vôn – mét nhiều thang đo

Giá trị của điện trở phụ được tính theo công thức:
Rp =Rct (m-1) ( 2 – 20)

m= hệ số mở rộng thang đo

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 41

Để tạo thành Vôn – mét có nhiều thang đo, người ta mắc nối tiếp với cơ cấu chỉ thị
các điện trở phụ Rp1, Rp2, Rp3 (hình 2.14b)
2.1.9 Các Ampe – mét xoay chiều
Để đo dòng điện xoay chiều nhiều tần số công nghiệp, người ta thường dùng ampe –
mét điện từ, điện động, sắt điện động và từ điện chỉnh lưu.
a) Ampe – mét điện từ
Là dụng cụ đo dòng điện dựa trên cơ cấu chỉ thị điện từ. Mỗi cơ cấu điện từ được
chế tạo với số Ampe – vòng nhất định (ví dụ như cuộn dây tròn có IW = 200A vòng,
cuộn dẹt có IW = 100 150A vòng). Do đó khi mở rộng thang chỉ cần thay đổi sao
cho IW là hằng số bằng cách chia cuộn dây thành nhiều đoạn bằng nhau và thay đổi
cách nối ghép các đoạn đó như hình 2.15a – đo dòng điện nhỏ, hình 2.15b – đo dòng
điện trung bình, hình 2.15c – đo dòng điện lớn.

Hình 2.15: Mở rộng thang đo của Ampe – mét điện từ

b) Ampe – mét điện động


Thường sử dụng đo dòng điện ở tần số 50Hz hoặc cao hơn (400 2000Hz) với độ
chính xác cao (cấp 0.5 0.2). Tùy theo dòng điện đo mà cuộn dây tĩnh và động được
mắc nối tiếp hoặc song song hình 2.16

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh

Hình 2.16
Trang 42

Với dòng điện nhỏ hơn 0.5A, người ta mắc nối tiếp cuộn dây động và cuộn dây
tĩnh (hình 2.16a), khi dòng lớn hơn 0.5A, cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được ghép
song song như hình 2.16b. Ampe – met điện động có độ chính xác cao nên được sử
dụng làm dụng cụ mẫu. Các phần tử R, L trong sơ đồ dùng để bù sai số tần số và tạo
cho dòng điện ở hai cuộn dây trung pha nhau.
c) Ampe – mét chỉnh lưu
Là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều kết hợp giữa cơ cấu chỉ thị từ điện và mạch
chỉnh lưu bằng đi - ốt. Hình 2.17a là mạch chỉnh lưu nửa chu kì và 2.17b là mạch
chỉnh lưu hai nửa chu kì.

Hình 2.17: a) Chỉnh lưu nửa chu kỳ b) Chỉnh lưu hai nửa chu kì

Nói chung các Ampe – mét chỉnh lưu có độ chính xác không cao do hệ số chỉnh
lưu thay đổi theo nhiệt độ và thay đổi theo tần số. Vì vậy cần phải bù nhiệt độ và bù
tần số. Hình 2.18 là các sơ đồ bù tần số của các Ampe – mét chỉnh lưu bằng cuộn cảm
L và tụ C.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh

Hình 2.18: Các phương pháp bù tần số của ampe – mét chỉnh lưu
Trang 43

Mặt khác, các Ampe – mét từ điện chỉnh lưu được tính toán với dòng điện có dạng
hình sin, hệ số hình dáng: khd = 1,1.
α= I

Khi đo với các dòng điện không phải hình sin sẽ gây sai số. Ưu điểm của dụng cụ
này là độ nhạy cao, tiêu thụ công suất nhỏ, có thể làm việc được với tần số từ 500 Hz
1kHz. Nhược điểm là độ chính xác thấp (cấp chính xác 1 1.5)
d) Ampe – mét nhiệt điện
Là dụng cụ kết hợp giữa chỉ thị từ điện và cặp nhiệt điện như hình 2.19a. Cặp nhiệt
điện gồm hai thanh kim loại khác nhau được hàn với nhau tại một đầu gọi là đầu làm
việc (t1), 2 đầu kia được nối với milivonmet gọi là đầu tự do (t0).

Một số vật liệu được sử dụng làm cặp nhiệt điện là sắt – constantan, đồng –
constantan, crom – alumen và platin – platin/rodi. Khi nhiệt độ đầu làm việc (t1) khác
nhiệt độ đầu tự do (t0), cặp nhiệt điện sinh ra một sức điện động:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 44

0 0
Et = k 1 với = t1 – t0 là hiệu nhiệt độ giữa hai đầu t1 và t0 (2 – 21)
0
Nếu ta đốt nóng đầu làm việc t1 bằng một dòng điện Ix thì quan hệ giữa thiệt độ

dòng điện Ix được biểu diễn bằng biểu thức:
0
= k2 Ix2 (2 – 22)
Từ (2 – 22) thay vào (2 – 21) ta được:
Et = k1k2Ix2 = kIx2 (2 – 23)
Sức điện động Et được đo bằng milivonmet từ điện khi đó góc quay α được biểu
diễn bằng biểu thức:
α = kIx2
Hình 2.19b,c là cấu tạo của hai cặp nhiệt điện khác nhau. Hình 2.19b là cặp nhiệt
được đặt trong ống chân không để bảo vệ chỗ nối khỏi bị tổn hao nhiệt. Hình 2.19c là
cặp nhiệt với vật dẫn nung phẳng, nhờ tấm đồng đệm và cách điện làm cho cặp nhiệt ít
bị ảnh hưởng do nhiệt độ của môi trường.
Ampe – mét nhiệt điện có sai số lớn do tiêu hao công suất, khả năng quá tải kém
nhưng có thể đo được ở dải tần rộng (từ một chiều đến tần số MHz) mà các ampe cơ
điện khác không đo được.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 45

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP


LÝ THUYẾT:
1. Thế nào là dụng cụ đo tương tự ?
2. Nêu nguyên lý làm việc của chỉ thị cơ điện và các chi tiết chung của cơ cấu chỉ
thị cơ điện
3. Có mấy loại chỉ thị cơ điện?
Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc điểm, ứng dụng của các chỉ thị từ
điện, điện từ, điện động.
4. Nêu cấu tạo của ampe – mét một chiều, các phương pháp mở rộng thang đo của
Ampe – mét một chiều?
5. Nêu cấu tạo của Vôn – mét một chiều, các phương pháp mở rộng thang đo của
Vôn – mét một chiều?
6. Trình bày cấu tạo – đặc điểm của vôn – mét và ampe – mét từ điện chỉnh lưu
7. Nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp thay đổi thang đo của ampe
– mét điện từ và điện động
8. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ampe – mét nhiệt điện
9. Nêu cấu tạo, phương pháp mở rộng thang đo của vôn – mét điện từ , điện động.
Đặc điểm của các Vôn – mét trên.
10. Trình bày cấu tạo của các Vôn – mét bán dẫn một chiều (khuếch đại Tranzito và
IC opvamp). Đặc điểm của các loại vôn – mét trên
11. Vôn mét điện tử xoay chiều khác với vôn –mét điện tử một chiều thế nào? Vẽ
sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý, đặc điểm của các vôn mét trên.
12. Nêu nguyên lý cơ bản của phương pháp đo điện áp bằng so sánh
Trình bày nguyên lý làm việc của điện thế kế tự động cân bằng
13. Phân loại Vôn – mét số
Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm của các vôn – mét số biến đổi thời
gian và vôn – mét số biến đổi tần số
BÀI TẬP
1. Một cơ cấu chỉ thị từ điện có dòng điện định mức Iđm = 250 µA (với độ lệch
toàn thang đo) và sai số ±1%. Tính giới hạn trên và dưới của dòng cần đo và sai
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 46

số phần trăm khi đo với các giá trị của dòng: I1 = 250µA; I2 = 125 µA; I3 =
2.5µA.
2. Một Ampe – mét từ điện (hình 2.44) có dòng điện định mức qua chỉ thị Ict =
0.1mA; điện trở của khung dây chỉ thị Rct = 99Ω. Điện trở sun Rs = 1Ω. Xác
định dòng điện toàn phần chạy qua ampe – mét khi kim của ampe – mét:
a. Lệch toàn thang đo
b. Lệch ½ thang đo
c. Lệch ¼ thang đo

3. Một ampe – mét có 3 thang đo như hình 2.45 có: các điện trở R1 = 0.05Ω, R2 =
0.45Ω; R3 = 4.5Ω. Điện trở của chỉ thị Rct = 1kΩ, dòng điện định mức của chỉ
thị Ict = 50µA. Tính các giá trị I1, I2, I3.

4. Một miliampe – mét từ điện có thang đo 150 vạch, với giá trị độ chia C1 =
0.1mA. Điện trở của cơ cấu chỉ thị Rct = 100Ω. Tính các giá trị điện trở sun
tương ứng để đo dòng điện 1A; 2A và 5A. Vẽ sơ đồ mạch.
5. Một cơ cấu đo từ điện có dòng định mức Ict = 20mA. Người ta mắc thêm vào cơ
cấu một điện trở sun Rs = 0.2Ω sẽ đo được dòng cực đại là 200mA. Tính các

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 47

điện trở phụ nối với cơ cấu mới này để đo điện áp 100V; 300V và 600V. Vẽ sơ
đồ mạch điện.
6. Một cơ cấu đo từ điện có dòng định mức Ict = 10mA. Điện trở của cơ cấu chỉ thị
Rct = 100Ω. Người ta sử dụng cơ cấu trên để chế tạo một Vôn – mét có 3 thang
đo. Biết rằng các điện trở R1 = 4900Ω; R2 = 5000Ω; R3 = 20000Ω. Xác định
các giá trị điện áp U1, U2, U3. (hình 2.46)

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 48

CHƢƠNG III: ĐO CÁC ĐẠI LƢỢNG ĐIỆN CƠ BẢN


3.1 ĐO DÕNG ĐIỆN
3.1.1 Đo dòng điện một chiều
a.Dụng cụ đo: dụng cụ để đo dòng điện đọc thẳng người ta dùng Ampe – mét
Kí hiệu: A
b. Phương pháp đo:
Khi đo ampe – mét được mắc nối tiếp với phụ tải:

Rm

Ta có: Rtđ = Rt +Rm


Trong đó:
Rm – điện trở trong của ampe – mét gây sai số
Mặt khác, khi đo Ampe – mét tiêu thụ một lượng công suất PA = I2Rm
Từ đó, để đo được chính xác thì Rmphải rất nhỏ.
c.Mở rộng giới hạn đo cho Ampe – mét từ điện:
Khi đo điện cần đo vượt quá giới hạn của cơ cấu đo người ta mở rộng thang đo bằng
cách mắc những điện trở song song với cơ cấu đo gọi là sun (đây là phương pháp phân
mạch)
Ta có: IsRs = IARm hay = (3 – 1)

Rm – điện trở trong của cơ cấu đo


Rs – Điện trở Sun
Từ (3 – 1) ta suy ra:
=

Vì I = IA + IS là dòng điện cần đo nên ta có:


Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 49

= =1+ (3 – 2)

Đặt ni = 1 +

Ta suy ra: I = niIA


(ni = 1 + là bội số của sun)  cách tính điện trở sun

ni: cho biết khi có mắc Sun thì thang đo của Ampe – mét được mở rộng ni lần so với
lúc chưa mắc Sun.
Từ (3 – 1) ta thấy, nếu RS càng nhỏ so với Rm thì thang đo được mở rộng càng lớn.
Điện trở sun có thể được tính theo cách sau:
Rs = (*)

Trong đó, Itải là dòng điện qua tải


Rs =

Ampe – mét được mắc nhiều điện trở Sun khác nhau để có nhiều
tầm đo khác nhau như hình vẽ

Có thể dùng cách chuyển đổi tầm đo theo kiểu Sun Ayrton

Mạch đo kiển Sun Ayrton có 3 tầm đo 1, 2, 3:


 Khi khóa K ở vị trí 1: tầm đo nhỏ nhất
 Điện trở Sun ở vị trí 1
RS1 = R1 + R2 + R3
 Nội trở của cơ cấu là Rm
 Khi khóa K ở vị trí 2:
o Điện trở Sun ở vị trí 2

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 50

RS2 = R1+ R2
o Nội trở của cơ cấu là Rm + R3
 Khi khóa K ở vị trí 3
o Điện trở Sun ở vị trí 3:
RS3 = R1
o Nội trở của cơ cấu là Rm + R3 + R2
Ví dụ: Cho cơ cấu đo có nội trở Rm = 1kΩ. Dòng điện lớn nhất qua cơ cấu là 50µA.
Tính các điện trở Sun ở tầm đo 1 (1mA), tầm đo 2 (10mA), tầm đo 3 (100mA).
Giải:
Ở tầm đo 1 (1mA):

Áp dụng công thức: Rs =

Ta có: Rs1 = R1+R2+R3 = Rs = = = 52.6Ω

Ở tầm đo 2 (10mA):

Áp dụng công thức RS =

Ta có:

RS2 = R1+ R2 = = =

Ở tầm đo 3 (100mA):

Áp dụng công thức: RS =

Ta có:

RS3 = R1 = = =

Thay vào ta có:

R1 + R2 = = 52.6kΩ - R3

 R3 = = 47,337 Ω

R1 = = = 0,526Ω

Vậy giá trị các điện trở Sun ở các tầm đo là:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 51

RS1 = R1 + R2 + R3 = 0,526 + 4,737 + 47,337 = 52,6Ω


RS2 = R1 + R2 = 0,526 + 4,737 = 4,263Ω
RS3 = R1 = 0,526Ω
d. Mở rộng tầm đo cho cơ cấu điện từ:
Thay đổi số vòng dây quấn cho cuộn dây cố định với lực điện từ F không đổi:
F = 300 ampe /vòng cho 3 tầm đo:
I1 = 1A; I2 = 5A; I3 = 10A.
Khi đó: n1 = 300 vòng cho tầm đo 1A
n2 = 60 vòng cho tầm đo 5A
n3 = 30 vòng cho tầm đo 10A
e. Mở rộng tầm đo cho cơ cấu điện động
Mắc song song các điện trở Sun với cuộn dây di động. Cách tính điện trở Sun giống
như cách tính ở cơ cấu từ điện.
3.1.2 Đo dòng điện xoay chiều (AC)
a.Nguyên lý đo
Cơ cấu điện từ và điện động đều hoạt động được với dòng điện xoay chiều , do đó
có thể dùng hai cơ cấu này trực tiếp và mở rộng tầm đo như Ampe – mét đo dòng điện
một chiều.
Riêng cơ cấu từ điện khi dùng phải biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện
một chiều. Ngoài ra, do tính chính xác của cơ cấu từ điện nên cơ cấu này rất thông
dụng trong phần lớn Ampe – mét ( trong máy đo vạn năng VOM)
b. Mở rộng tầm đo
Dùng điện Sun và đi - ốt cho cơ cấu từ điện (Ampe – mét chỉnh lưu)

Đi - ốt mắc nối tiếp với cơ cấu, do đó dòng điện Icltb qua cơ cấu, dòng còn lại qua
điện trở Sun.
Nói chung các Ampe – mét chỉnh lưu có độ chính xác không cao do hệ số chỉnh lưu
thay đổi theo nhiệt độ, thay đổi theo tần số. Vì vậy cần phải bù nhiệt độ và bù tần số.
Dưới đây là sơ đồ bù tần số của các ampe - mét chính lưu bằng cuộn cảm và tụ điện
C.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 52

Mặt khác các Ampe – mét từ điện chỉnh lưu được tính toán với dòng điện có dạng
hình sin, hệ số hình dáng Khd = 1,1

α= .I

Khi đo với các dòng điện không phải hình sin sẽ gây sai số.
Ưu điểm của dụng cụ đo này là độ nhạy cao, tiêu thụ công suất nhỏ, có thể làm việc
ở tần số 500Hz 1kHz.
Nhược điểm: độ chính xác thấp
Ampe mét điện từ là dụng cụ đo dòng điện dựa trên cơ cấu chỉ thị điện từ.
Mỗi cơ cấu điện từ được chế tạo với số Ampe và số vòng nhất định
Ví dụ:
Cuộn dây tròn có IW = 200A vòng, cuộn dẹt có IW = 100 150A vòng . do đó khi
mở rộng thang đo chỉ cần thay đổi sao cho IW là hằng số, bằng cách chia đoạn dây
thành nhiều đoạn bằng nhau và thay đổi cách nối ghép các đoạn đó như hình 3.6a để
đo dòng điện nhỏ, hình 3.6b để đo dòng điện trung bình và hình 3.6c để đo dòng điện
lớn.

Ampe – mét điện động: thường sử dụng đo dòng điện ở tần số 50Hz hoặc
cao hơn (400 2000) với độ chính xác cao (cấp 0,5

Tùy theo dòng điện cần đo mà cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được mắc nối tiếp
hoặc song song (hình 3.7)
 Khi dòng điện cần đo nhỏ hơn 0,5A người ta mắc nối tiếp cuộn dây tĩnh (A1,
A2) và cuộn dây động (hình 3.7a)
 Khi dòng điện cần đo lớn hơn 0,5A, cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được
ghép song song (hình 3.7b)
Ampe – mét điện động có độ chính xác cao nên được sử dụng làm dụng cụ mẫu.
Các phần tử R, L trong sơ đồ dùng để bù sai số tần số và tạo cho dòng điện 2 cuộn
dây trùng pha nhau
 Khi cần đo các dòng điện lớn, để mở rộng thang đo người ta còn dùng máy
biến dòng điện (BI).
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 53

 Cấu tạo của biến dòng gồm có 2 cuộn dây:


- Cuộn sơ cấp W1 được mắc nối tiếp với mạch điện có dòng I1 cần đo.
- Cuộn thứ cấp W2 mắc nối tiếp với Ampe – mét cho dòng điện I2 chạy qua.
 Để đảm bảo an toàn, cuộn thứ cấp luôn luôn được nối đất.
Cuộn thứ cấp được chế tạo với dòng điện định mức là 5A. Chẳng hạn, người ta
thường gặp máy biến dòng có dòng điện định mức là 15/5A; 50/5A; 70/5A;
100/5A,…. (trừ những trường hợp đặc biệt)
Ta có tỷ số biến dòng: Ki = =

Tỷ số Ki bao giờ cũng được tính sẵn khi thiết kế BI nên khi trên ampe-mét có số đo
I2 ta dễ dàng tính ngay được I1:
I1 = Ki.I2
Ví dụ:
Biến dòng điện có dòng điện định mức là 600/5A; W1 = 1 vòng
Xác định số vòng của cuộn thứ cấp và tìm xem khi ampe – mét thứ cấp chỉ I2 =
2,85A thì dòng điện cuộn sơ cấp là bao nhiêu?
Giải:

Tỷ số biến dòng: Ki = = 120

Số vòng cuộn thứ cấp: W2 = KiW1 = 120 vòng


Dòng điện sơ cấp: I1 = KiI2 = 120* 2,85 = 342A.
Ampe kìm:
Ame kìm là một máy biến dòng có lắp sẵn một ampe-mét vào cuộn thứ cấp. Đường
dây có dòng điện cần đo đóng vai trò cuộn sơ cấp. Mạch từ của ampe kìm có thể mở ra
như một chiếc kìm. Khi cần đo dòng điện của một đường dây nào đó chỉ việc mở mạch
từ ra và cho đường dây đó vào giữa kìm rồi đóng mạch từ lại. Ampe-mét gắn trên kìm
sẽ chỉ cho biết giá trị dòng điện cần đo.
Chức năng chính của ampe kìm là đo dòng điện xoay chiều (đến vài trăm ampe) mà
không cần phải ngắt mạch điện, thường dùng để đo dòng điện trên đường dây, dòng
điện chạy qua máy móc đang làm việc…
Ngoài ra trên Ampe kìm còn có các thang đo ACV, DCV và thang đo điện tử
+ Ưu điểm: gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện, an toàn. Thường dùng để đo dòng điện trên
đường dây, dòng điện chạy qua các máy móc đang vận hành mà không cần cắt mạch
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 54

+ Nhược điểm: chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài.


3.2 ĐO ĐIỆN ÁP
3.2.1 Dụng cụ đo và phương pháp đo
a. Dụng cụ đo
Để đo điện áp đọc thẳng trị số ta dùng Vôn – mét
Kí hiệu : V
b. Phương pháp đo
Khi đo Vôn-mét được mắc song song với đoạn mạch cần đo

Ta có: Iv = (1)

rv = hằng số, biết Ivsuy ra điện áp U


Dòng qua cơ cấu Iv làm quay kim một góc tỷ lệ với dòng điện Iv cũng chính tỷ lệ với
điện áp cần đo U. Trên thang đo ta ghi thẳng trị số điện áp.
Từ (1) suy ra Iv gây sai số, muốn giảm sai số thì phải tăng điện trở rv

Mặt khác, vôn – mét cũng tiêu thụ một lượng công suất: Pv =  rv càng lớn thì Pv

càng nhỏ, điện áp U đo được càng chính xác


3.2.2 Đo điện áp DC
a. Nguyên lý đo
Điện áp được chuyển thành dòng điện đo đi qua cơ cấu đo
Nếu cơ cấu đo có Imax và điện trở nối tiếp R thì:
Iđo = ≤ Imax với Rm là điện trở trong của cơ cấu đo

Tổng trở vào vôn – kế: Zv = R + Rm


Các cơ cấu từ điện, điện từ, điện động đều được dùng làm vôn – mét DC. Bằng cách
nối tiếp điện trở để hạn chế dòng điện qua cơ cấu chỉ thị. Riêng cơ cấu điện động cuộn
dây di động và cuộn dây di động mắc nối tiếp.
b. Mở rộng giới hạn đo
Mỗi cơ cấu đo chỉ giới hạn đo được một giá trị nhất định. Vì vậy, để mở rộng giới
hạn đo của Vôn – mét (khi điện áp cần đo vượt quá giới hạn đo cho phép của Vôn –
mét) người ta mắc thêm một điện trở phụ Rp nối tiếp với cơ cấu đo.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 55

Ta có: Up = ỈRp I=

Uv = I.rv I=

= =

Vì: Up + Uv = U

Nên = =1+

Đặt 1 + = nu

= nu U = Uv nU (nu= 1 + : bội số điện trở phụ)

Hệ số nu cho biết khi mắc điện trở phụ thì thang đo của Vôn – mét được mở rộng nu
lần.
Nếu Rp rất lớn so với rv thì thang đo càng được mở rộng.
Rp càng lớn so với nu thì cỡ đo càng được mở rộng.
Muốn có nhiều tầm đo khác nhau ta dùng mạch đo như sau:
Đây cũng là mạch đo điện áp DC thường dùng trong đo vạn năng
Tổng trở vào của Von – mét thay đổi theo tầm đo nghĩa là tổng trở vào càng lớn thì
tầm đo điện áp càng lớn. Cho nên người ta dùng trị số độ nhạy Ω/VDC của Vôn-mét
để xác định tổng trở vào cho mỗi tầm đo.
Ví dụ: Vôn – mét có độ nhạy 20kΩ/VDC
+ Ở tầm đo 2,5V, tổng trở vào là: ZV1 = 2,5V *20kΩ/VDC = 50kΩ
+ Ở tầm đo 10V, tổng trở vào là : ZV2 = 10V *20kΩ/VDC = 200kΩ

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 56

3.2.3 Đo điện áp AC
Đối với cơ cấu đo điện động, điện từ, Vôn-mét AC dùng những cơ cấu này phải
mắc nối tiếp điện trở với cơ cấu đo như Vôn-mét DC. Vì hai cơ cấu này hoạt động với
trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Riêng cơ cấu từ điện phải dùng phương pháp
biến đổi như ở Ampe – mét tức là dùng Đi-ốt chỉnh lưu.
a. Vôn-mét từ điện chỉnh lưu đo điện áp xoay chiều
Là dụng cụ được phối hợp mạch chỉnh lưu với cơ cấu đo từ điện như hình vẽ

Mở rộng thang đo ở Vôn-mét từ điện chỉnh lưu cũng tương tự Vôn-mét từ điện một
chiều
b. Vôn-mét điện từ
Là dụng cụ đo điện áp xoay chiều tần số công nghiệp. Cuộn dây phần tĩnh có số
vòng lớn từ 1000 6000 vòng. Để mở rộng thang đo, người ta mắc nối tiếp với cuộn
dây các điện trở phụ như hình dưới đây. Tụ điện C dùng để bù tần số khi đo ở tần số
cao hơn tần số công nghiệp

c. Vôn-mét điện động


Cấu tạo của Vôn-mét điện động giống Ampe-mét điện động nhưng số vòng cuộn
dây tĩnh lớn hơn, tiết diện dây nhỏ hơn.
Trong vôn-mét điện động cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được mắc nối tiếp nhau.
Cuộn dây tĩnh được chia thành 2 phần A1 và A2 (Như hình 3.7)
Khi đo điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 150V, hau đoạn A1 và A2 được mắc song song
với nhau. Nếu điện áp U> 150V, các đoạn A1 và A2 được mắc nối tiếp nhau.
Ngoài ra, để mở rộng phạm vi đo lớn hơn (trên 600V), người ta dùng máy biến áp
đo lường (BU)

Tương tự như BI, BU dùng đo lường trong mạch điện xoay chiều điện áp cao. Cấu
tạo tương tự như máy biến áp thông thường. Ta có tỷ số biến áp:
KU = = U1 = KU.U2

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 57

Điện áp định mức thứ cấp U2 luôn luôn được tính toán là 100V (trừ một số trường
hợp đặc biệt)
Chẳng hạn:
 Đối với điện áp 10kV: người ta dùng BU cho điện áp định mức là
10000/100V
 Đối với điện áp 35kV: người ta thường dùng BU có điện áp định mức là
35000/100V.
Ví dụ:
Thanh góp điện áp 110kV có đặt biến điện áp 115000/100V, bên thứ cấp mắc Vôn –
mét và các dụng cụ đo. Khi vôn – mét chỉ U = 95V thì điện áp trên thanh góp là bao
nhiêu?
Giải:
Ta có tỷ số biến áp:
KU = = = 1150

Điện áp trên thanh góp chính là điện áp sơ cấp của BU, ta có:
U1 = KU.U2 = 1150*95 = 109250V= 109,25kV
Vậy điện áp trên thanh góp là 109,25kV
3.3 ĐO CÔNG SUẤT
3.3.1 Đo công suất tác dụng mạch một chiều
Đo gián tiếp
Ta biết công suất mạch một chiều được tính theo công thức: P = UI
Nên ta đo công suất bằng cách mắc sơ đồ đo như sau:

+ Dùng ampe – mét xác định trị số dòng điện qua tải
+ Dùng Von-mét xác định trị số điện áp giáng trên tải
Từ đó ta xác định được công suất tiêu thụ trên tải theo công thức trên.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 58

Nhược điểm
- Chậm có kết quả vì phải qua quá trình tính toán trung gian
- Cần phải có 2 dụng cụ đo
- Sai số tương đối lớn.
[Sai số phép đo = (sai số ampe-mét + sai số Vôn-mét + sai số tính toán]
Đo trực tiếp
Để đo công suất trực tiếp ta dùng dụng cụ đo là oát-mét
Oát-mét thường được chế tạo từ cơ cấu đo điện động hoặc sắt điện động. Đây là hai
cơ cấu đo vừa đo được IAC và IDC. Oát-mét gồm hai cuộn dây:

UDC UAC

+ Cuộn dây tĩnh (1): có số vòng ít, dùng dây có tiết diện lớn và được mắc nối tiếp
với mạch cần đo công suất gọi là cuộn dòng.
+ Cuộn dây động (2): được quấn nhiều vòng với tiết diện dây nhỏ, có điện trở nhỏ
được mắc nối tiếp với điện trở phụ Rp và song song với mạch cần đo công suất gọi là
cuộn áp
Trên thang đo người ta ghi thẳng trị số công suất ứng với góc quay α
Khi đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn dây, mô-men quay sẽ đổi chiều, do
đó kim của oát-mét sẽ quay ngược lại. Tính chất đó gọi là cực tính của oát-mét.
Để tránh mắc nhầm cực tính, các đầu cuộn dây cùng nối với đầu nguồn được đánh
dấu (*) hoặc (+). Cần chú ý điều này khi sử dụng Oát-mét.
3.3.2 Đo công suất tác dụng mạch xoay chiều 1 pha, 3 pha
a. Đo công suất trong mạch điện xoay chiều 1 pha

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 59

Với mạch điện xoay chiều, không thể dùng phương pháp ampe-mét, vôn-mét để xác
định công suất tiêu thụ trên tải (vì tích số UI chỉ là công suất biểu kiến) mà phải dùng
Oát-mét để đo.
Ta biết góc quay α trong trường hợp này tỉ lệ với các dòng điện I (dòng điện qua tải)
và IV (dòng điện qua cuộn đồng tỷ lệ với điện áp tải) qua hai cuộn dây và góc lệch pha
giữa chúng. Vì điện cảm trong cuộn áp không đáng kể nên dòng điện IV và U cùng
pha. Vậy góc lệch pha giữa hai dòng điện I và IV cũng chính là góc lệch pha φ giữa
dòng điện I và điện áp phụ tải U. Do đó, ta có:
α= UI cosφ = P = K1 P

Trong đó: (K1 = )

Nghĩa là góc quay của kim tỷ lệ với công suất cần đo. Do đó oát-mét kiểu điện động
và sắt điện động có thể dùng để đo công suất trong các mạch điện một chiều và xoay
chiều.
Khi sử dụng oát-mét phải chú ý đến cực tính của cuộn dây. Vì khi đổi chiều dòng
điện 1 trong 2 cuộn dây thì mô-men quay đổi chiều dẫn đến kim của oát-mét quay
ngược.

UAC

Cách đấu Oát-mét vào mạch: có 2 cách

UAC UAC
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 60

 Đấu cuộn dòng điện trong : dùng khi đo mạch điện có công suất nhỏ
 Đấu cuộn dòng điện ngoài: dùng khi đo mạch điện có công suất lớn.
Thay đổi tầm đo:
 Đối với cuộn dòng điện: người ta chia cuộn dòng (cuộn tĩnh) thành hai nửa
cuộn rồi đấu nối tiếp hoặc song song lại với nhau
o Khi đấu nối tiếp hai nửa cuộn (hình 3.20a) : tầm đo là Iđm
o Khi đấu song song hai nửa cuộn (hình 3.20b): tầm đo là 2Iđm
 Đối với cuộn điện áp: dùng điện trở phụ nhiều cỡ để thay đổi tầm đo như
vôn-mét, mắc nối tiếp các điện trở phụ vào cuộn động, mạch như hình 3.20c
b. Đo công suất trong mạch điện xoay chiều 3 pha
Mạch 3 pha 4 dây:

Để đo công suất ở mạch 3 pha 4 dây, người ta dùng 3 oát-mét 1 pha, mỗi oát-mét
mắc vào một pha, sau đó cộng các chỉ số của chúng lại với nhau:
P3P = P1 + P2 + P3
Trong thực tế người ta chế tạo oát-mét 3 pha 3 phần tử. Nó bao gồm 3 cuộn dòng
điện tương ứng với 3 cuộn điện áp gắn trên cùng một trục quay. Mô-men làm quay

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 61

phần động là tổng của 3 mô-men thành phần. Tức là số chỉ của Oát-mét sẽ tỷ lệ với
công suất 3 pha.
Phương trình đặc tính thang đo:
α = K3P3P
Sơ đồ mắc như sau:

Mạch 3 pha 3 dây:


Gọi dòng điện chạy trong 3 pha lần lượt là iA; iB; iC, ta có:
iA +iB +ic = 0 ic = - (iA +iB)

Công suất tức thời 3 pha:


P3P = iAUA + iBUB + iCUC = iAUA + iBUB - (iA +iB)UC
= iA(UA – UC) + iB(UB – UC) = iAUAC + iBUBC
= P1 + P2
Như vậy, công suất của mạng 3 pha 3 dây được đo 2 oát-mét một pha:
- Oát-mét thứ nhất đo dòng điện pha A và điện áp UAC
- Oát –mét thứ hai đo dòng điện pha B và điện áp UBC
Sơ đồ mắc Oát-mét như sau:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 62

Trong thực tế người ta chế tạo oát-mét 3 pha 2 phần tử nối chung một trục, cách mắc
dây oát-mét 3 pha như cách mắc ở phương pháp đo công suất mạng 3 pha bằng 2 oát-
mét, số chỉ của oát-mét này sẽ là công suất của mạng 3 pha 3 dây.
Sơ đồ mắc oát-mét như sau:

Trường hợp mạng 3 pha cân bằng:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 63

Nếu trường hợp mạng 3 pha cân bằng, chúng ta chỉ cần dùng một oát-mét một pha
đo công suất ở một pha sau đó lấy kết quả đo được nhân với 3 (mạch 3 pha 4 dây)
hoặc nhân với 2 (mạch 3 pha 3 dây)

Trường hợp đã nối đúng cực tính mà kim của một oát-mét nào đó vẫn quay
ngược thì phải đổi chiều cuộn dây điện áp của oát-mét ấy. Lúc đó công suất tác dụng
của mạch 3 pha sẽ bằng hiệu số của 2 số chỉ của 2 oát-mét, tức là:
P3P = P1 – P2
Cho nên ta nói rằng công suất của mạng 3 pha bằng tổng đại số số chỉ của 2 oát-
mét.
3.4 ĐO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
Hệ số công suất cosφ của mạch điện xoay chiều dùng để đánh giá chất lượng của
mạch điện. Trong đó φ là góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện.
3.4.1 Đo hệ số công suất bằng phương pháp đo gián tiếp
Theo công thức tính công suất, ta có:
P = UIcos φ Cos φ =

Vậy dùng các dụng cụ đo: oát-mét, vôn-mét và ampe-mét


- Với mạch 3 pha đối xứng:
P= UdIdcos φ cos φ =

- Với mạch 3 pha không đối xứng: cos φ của 3 pha không bằng nhau nên có khái
niệm cos φ của mạch 3 pha như sau:
Từ tam giác công suất, ta có:

s
Q
φ
P

tg φ = mà cos φ = nên cos φ =

Với hộ tiêu thụ điện năng:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 64

cos φ =

Trong đó:
WPK : điện năng phản kháng đo bằng dụng cụ đếm điện năng phản kháng (công tơ
phản kháng)
WTD: điện năng tác dụng đo bằng dụng cụ đếm điện năng tác dụng (công tơ điện)
3.4.2 Đo hệ số công suất đọc thẳng
Dụng cụ đo hệ số công suất đọc thẳng là cosφ kế, cosφ kế điện động 1 pha có cơ
cấu đo là tỷ số kế điện động có mạch mắc như hình 3.25

Cuộn dây phần tĩnh của tỷ số kế là cuộn dòng điện có dòng điện của phụ tải đi qua,
cuộn dây điện áp được chia thành 2 cuộn được đặt dưới điện áp U, trong đó một cuộn
được nối tiếp với điện trở phụ RP lớn nên dòng I1 qua cuộn dây 1 trùng pha với điện áp
U, cuộn dây 2 nối tiếp với cuộn cảm L có điện cảm lớn nên dòng I2 qua cuộn dây 2
chậm pha sau so với điện áp U một góc 900
3.5 ĐO ĐIỆN NĂNG
3.5.1 Công dụng
Để đo điện năng trong mạch điện xoay chiều người ta dùng công tơ điện (còn gọi là
máy đếm điện năng, điện kế hay điện năng kế). Nói cách khác, công tơ điện là loại
máy đo dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của phụ tải. Số chỉ trên công tơ được tính
bằng KWh
3.5.2 Cấu tạo – nguyên lý làm việc của công tơ điện
a. Cấu tạo

- Phần tĩnh: gồm có nam châm điện chữ G, nam châm dòng điện chữ U và một
nam châm vĩnh cữu làm bộ cản dịu.
 Nam châm điện chữ G quấn dây cỡ nhỏ, số vòng nhiều, nối song song
với mạch cần đo làm cuộn áp.
 Nam châm dòng điện chữ U quấn số vòng dây ít, tiết diện dây lớn làm
cuộn dòng và được mắc nối tiếp với mạch cần đo.
 Nam châm vĩnh cửu để tạo ra mô-men cản.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 65

- Phần động: Là một đĩa nhôm (6) tròn, ở tâm dĩa có gắn trục quay (2),
một đầu trục gắn trên ổ đỡ, một đầu còn lại gắn với hệ thống bánh xe răng (3)
có cáu tạo đặc biệt theo tỷ lệ để đếm số vòng quay của đĩa nhôm thể hiện trên
bánh xe của trục số (4)
b. Nguyên lý làm việc
Công tơ điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ.
Khi có dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dòng điện sẽ sinh ra từ thông Φ1 biến thiên
qua đĩa nhôm. Do đó trong đĩa nhôm sẽ xuất hiện dòng điện xoáy ii. Tương tự như
vậy, ở cuộn điện áp xoay chiều sinh ra từ thông Φ2 biến thiên do đó sinh ra dòng điện
iu ngược chiều với ii. Các dòng ii và iu tác dụng với Φ1 và Φ2 tạo thành mô-men quay
làm đĩa nhôm quay.
Mq = K1P
Do đĩa nhôm lại nằm trong từ trường của nam châm vĩnh cửu nên khi đĩa nhôm
quay thì trong đĩa lại xuất hiện dòng cảm ứng ic. Sự tương tác giữa ic và từ trường của
nam châm vĩnh cửu sẽ sinh ra mô-men hãm, ngược chiều với mô-men quay (do đó
nam châm vĩnh cửu còn gọi là nam châm hãm).
Mc = K2.n (n là tốc độ quay của đĩa nhôm)
Khi Mq = Mc thì đĩa nhôm quay đều
Mq = Mc K1 P = K 2 n

n =P = K3 P (K3 = )

Như vậy, tốc độ quay của đĩa nhôm tỷ lệ với công suất P của mạch cần đo (công
suất qua công tơ điện)
Để đo điện năng trong mạch xoay chiều 3 pha, có thể dùng 2 công tơ 1 pha
với cách mắc dây tương tự như khi đo công suất 3 pha bằng 2 oát-mét. Cũng
có thể dùng công tơ 3 pha để đo điện năng trong mạch xoay chiều 3 pha.
Công tơ 3 pha gồm 2 cơ cấu cong tơ 1 pha nối trên cùng một trục quay như
hình 3.28

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 66

3.5.3 Cách mắc công tơ vào mạch cần đo


Đối với công tơ 1 pha hay 3 pha đều có cực tính của các cuộn dòng và áp được đánh
dấu bằng dấu (*), do đó khi mắc dây cần chú ý đấu đúng đầu cực tính.
- Sơ đồ đấu dây công tơ 1 pha:
- Sơ đồ đấu dây công tơ 3 pha 3 phần tử:
- Kí hiệu quy ước: công tơ điện một pha đưa ra 4 đầu dây được đánh số lần lượt từ
trái qua phải là 1,2,3,4 hay là 1S, 2S, 3L, 4L:
 Các đầu 1, 2 hay là 1S, 2S được nối với nguồn
 Các đầu 3, 4 hay là 3L, 4L được nối với tải tiêu thụ.
3.5.4 Cách chọn công tơ hợp lý
Trên công tơ điện, nhà sản xuất sẽ cho các giá trị:
 Điện áp định mức: Uđm là giá trị điện áp cho phép công tơ làm việc. Công tơ
1 pha thường có điện áp định mức là 220V hoặc 110V; công tơ 3 pha thường
có điện áp định mức là: 3 pha 380V hoặc 3 pha 220V
 Dòng điện định mức: Iđm là giá trị dòng điện làm việc của công tơ. Nhà sản
xuất thường cho giá trị dòng điện làm việc bình thường (định mức) và dòng
điện tối đa (cực đại) mà công tơ có thể làm việc được dưới dạng Iđm (Imax)
 Hằng số công tơ: cho biết số vòng quay của công tơ trên mỗi KWh điện năng
tiêu thụ. Thông thường có các số sau: 450Rev/KWh; 600Rev/KWh;
900Rv/KWh; 1200Rev/KWh;….
 Ngoài ra, trên nhãn còn có các thông số khác như: tần số, số hiệu sản phẩm,
năm sản xuất,…
Quan sát kĩ các kí hiệu trên mặt công tơ để chọn công tơ thích hợp với mạch
cần đo: điện áp, dòng điện định mức, hằng số công tơ, cấp chính xác, v.v…
Khi chọn công tơ, ngoài việc chọn điện áp của công tơ thích hợp với điện áp mạch
cần đo, ta cần phải chọn dòng điện định mức của công tơ thích hợp với dòng điện
mạch đo. Muốn vậy ta phải tính cường độ dòng điện tối đa của tất cả các đồ dùng điện
trong nhà, xem như tất cả đồ dùng điện này được sử dụng cùng một lúc.
3.5.5 Đo kiểm công tơ
Do cấu tạo công tơ (cuộn dòng điện dây to ít vòng và cuộn điện áp dây nhỏ nhiều
vòng hơn) nên khi dùng Ohm kế để đo kiểm sẽ được kết quả Rdòng <<Ráp.
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 67

Chú ý: muốn phép đo được chính xác, khi đo phải hở đầu nối tại điểm số 2 trên sơ
đồ.
3.5.6 Kiểm tra sơ bộ tốc độ quay của công tơ
Tốc độ quay của động cơ phụ thuộc vào:
- Độ lớn của tải: tải càng lớn tốc độ quay càng nhanh
- Hằng số đếm của công tơ: hằng số này càng cao tốc độ quay sẽ càng nhanh.
Đây là tham số cơ bản để cân chỉnh hoặc kiểm tra độ chính xác của công tơ
Ví dụ:
Công tơ điện loại 220V; 10(30)A;600Rev/KWh. Kiểm tra công tơ bằng bóng đèn
220V – 100W thì thấy:
 Giả sử điện áp nguồn đúng là 220V và công suất của đèn đúng 100W không
sau số
 Do công suất của đèn là 100W nên phải sử dụng 10h thì lượng điện năng
tiêu thụ mới là 1KWh. Nghĩa là lúc đó đồng hồ quay được 600 vòng.
 Như vậy trong 1h, công tơ sẽ quay được 600/10 = 60 vòng quay hay là mỗi
phút công tơ sẽ quay 1 vòng
3.5.7 Đọc chỉ số và tính điện năng tiêu thụ
Khi công tơ làm việc, lượng điện năng tiêu thụ sẽ được hiển thị trên mặt số, đơn vị
tính là KWh. Người dùng chỉ việc đọc giá trị này theo qui ước từ trái sang phải

Ngàn Chục Lẻ 1/10

Chục ngàn Trăm Đơn vị

Tính điện năng tiêu thụ mỗi tháng Atháng = chỉ số mới – chỉ số cũ

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 68

CHƢƠNG IV:ĐO CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠCH ĐIỆN


4.1 ĐO ĐIỆN TRỞ R
4.1.1 Đo điện trở gián tiếp
Nguyên tắc: biết được dòng điện qua điện trở cần đo Rxvà điện áp giáng trên nó thì
theo định luật Ohm sẽ xác định được điện trở đó:

Rx =

a. Phương pháp dùng Vôn-mét và Ampe-mét


Đo điện trở nhỏ

Ta có: I = Ix + Iv

= + =U( )=U

I=U lấy điện áp U chia cho 2 vế ta được :

= = Rx

Chia tử và mẫu của vế phải cho rv ta có:

= Rx

Rx càng nhỏ so với rv thì 1 nên Rx nghĩa là sai số càng nhỏ

Kết luận: sơ đồ ampe-mét và vôn-mét thường được dùng để đo các điện trở Rx nhỏ
hơn nhiều lần ( ít nhất 100 lần) so với điện trở trong rv của Vôn-mét
Đo điện trở trung bình và tương đối lớn

Phân tích tương tự như trên ta có:

= Rx+ rA

Nếu Rx càng lớn thì ảnh hưởng của rA càng không đáng kể.
Kết luận: Sơ đồ vôn-mét và ampe-mét thường dùng để đo các điện trở Rx lớn hơn
nhiều lần (ít nhất 100 lần) so với điện trở trong rA của ampe-mét
b. Đo bằng cầu đơn (Wheastone)
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 69

Điều chỉnh các biến trở R2, R3, R4 để kim điện kế chỉ không. Ta nói cầu đã cân bằng
UA = UB
Hay UAB = 0 (không có dòng điện qua nhánh AB)
UDA = UDB I2.R2 = I1.R4 (4 – 1)

UAC = UBC I2.Rx = I1R3 (4 – 2)

Chia (4-1) cho (4-2) ta được:

= Rx = R3

= k, thường được điều chỉnh theo các tỷ lệ biết trước, khi đo chỉ cần điều chỉnh

R3. Tuy nhiên khi đã điều chỉnh R3 rồi mà cầu đo vẫn không cân bằng thì ta phải chọn

lại tỷ số rồi điều chỉnh R3 cho cầu cân bằng.

Phương pháp này đo chính xác nhưng cấu tạo phức tạp, giá thành đắt.
4.1.2 Đo điện trở trực tiếp
Thiết bị dùng để đo điện trở trực tiếp gọi là Ohm-mét
Ký hiệu Ω
a. Đo bằng Ohm-mét
Đấu nối tiếp

Khi đo, dòng điện qua cơ cấu đo sẽ là: I =

Nếu giữ U và Rp không đổi thì dòng điện I sẽ phụ thuộc vào giá trị của điện trở R x,
từ đó góc lệch của kim là α sẽ phụ thuộc vào giá trị của điện trở cần đo. Trên thang đo
người ta ghi trực tiếp trị số của điện trở:
 Điện trở Rp được chọn sao cho khi ấn N, Rx = 0 (tức là Im = max, dòng cực đại
qua cơ cấu) thì kim của Ohm-mét quay hết mạch chia độ và khi hở mạch thì Rx
= ∞ (tức là Im = 0, không có dòng qua cơ cấu) thì kim đứng yên. Như vậy ở
Ohm-mét , mặt chia độ ngược với chiều quay của kim
 Trong quá trình dùng Ohm-mét đo điện trở, điện áp của pin (Unguồn) sẽ giảm
dần làm kết quả đo kém chính xác. Vì vậy trước mỗi lần đo phải ấn nút N
xuống để chỉnh kim đúng vị trí không sau đó mới bắt đầu đo.
Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 70

Đấu song song:


Điện trở cần đo được đấu song song với cơ cấu đo

Là loại dụng cụ đo trong đó Rx được mắc song song với cơ cấu đo như hình vẽ
trên.
Ưu điểm của loại Ohm-mét này là có thể đo được điện trở tương đối nhỏ và điện
trở trong của Ohm-mét RΩ nhỏ khi dòng điện từ nguồn cung cấp không lớn lắm. Do đó
Rx mắc song song với cơ cấu đo nên khi Rx = ∞ (chưa có Rx) dòng điện qua cơ cấu đo
là lớn nhất, với Rx = 0 dòng điện qua cơ cấu đo là gần bằng không. Thang đo được
khắc độ giống như Vôn-mét.
Điều chỉnh thang đo của Ohm-mét trong trường hợp nguồn cung cấp thay đổi cũng
dùng một biến trở RM và điều chỉnh ứng với Rx = ∞. Xác định RM cũng giống như sơ
đồ Ohm-mét mắc nối tiếp.
b. Đo bằng Mego – mét
Mego – mét là dụng cụ đo điện trở lớn mà Ohm-mét không đo được.
Mego-mét thường dùng đo điện trở cách điện của máy điện, khí cụ điện, cuộn dây
máy điện.
Kí hiệu MΩ
Cấu tạo:

Gồm tỷ số kế từ điện và manheto kiểu tay quay dùng làm nguồn để đo


Phần động gồm có 2 khung dây (1) và (2) đặt lệch nhau 900 quấn ngược chiều
nhau, không có lò xo đối kháng. Khe hở giữa nam châm và lõi thép không đều nhằm
tạo nên một từ trường không đều.
Nguồn điện cung cấp cho hai cuộn dây là một máy phát điện một chiều quay tay có
điện áp từ (500 1000)V
Điện trở cần đo Rx được mắc nối tiếp với cuộn dây (1)
Điện trở phụ RP được mắc nối tiếp với cuộn dây (2)
Nguyên lý:
Khi đo, ta quay máy phát điện với tốc độ đều (khoảng 70 80 vòng/phút ). Sức
điện động của máy phát điện sẽ tạo ra hai dòng điện I1 và I2 trong hai cuộn dây, nghĩa

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 71

là xuất hiện 2 mô-men quay M1 và M2 ngược chiều nhau. Như vậy kim sẽ quay theo
hiệu số của 2 mô-men và chỉ dừng lại khi M1 = M2
Vì mô-men quay tỉ lệ với dòng điện nên ta có:
M1 = K1.I1 và M2 = K2.I2
Do đó, khi kim cân bằng thì:

K1.I1 = K2I2 hoặc =

Do từ trường phân bố không đều trong khe hở không khí nên tỷ số phụ thuộc

vào vị trí các cuộn dây, nghĩa là phụ thuộc vào góc quay α của kim.

= = f(x)

Mặt khác các dòng điện I1 và I2 bằng:


I1 =
r1 và r2 là điện trở của các cuộn dây (1) và (2)
I2 =

Nên = = f(x)

Nghĩa là góc quay α của kim phụ thuộc vào Rx (vì r1, r2 và Rp đều không đổi)
Trên thang đo của Mego-met người ta ghi trực tiếp trị số điện trở kΩ, MΩ tương
ứng với các góc quay của kim.
Chú ý:
 Vì không có lò xo cân bằng nên khi không đo kim sẽ ở một vị trí bất kì trên
mặt số.
 Không nên chạm vào 2 đầu ra của dây để tránh bị điện giật khi quay.
c. Đo điện trở đất bằng cầu đo MC – 07
Dựa trên nguyên tắc của tỷ số kế từ điện để chế tạo cầu đo MC – 07. Đây là dụng
cụ đo điện trở tiếp đất (Rtđ) đọc thẳng và có tên gọi là Tero-mét.
Cấu tạo
Cấu tạo của MC – 07:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 72

Gồm:
 Khung dây K1 và K2
 Máy phát điện một chiều
 Điện trở phụ Rp lớn hơn r1, r2 (r1, r2 là điện trở của các cuộn dây K1, K2 )
và Rtđ rất nhiều
 Cực X nối cọc cần đo Rtđ
 Cực U là cực áp nối với cọc phụ, cách cọc cần đo Rtđ một khoảng 20m
 Cọc I là cực dòng nối với cọc phụ cách cọc U một khoảng 20m.
Nguyên lý
- Nối các cực X, U, I của cầu đo theo sơ đồ trên.
- Quay máy phát để cung cấp I1 cho K1
I1 tới X chia thành 2 thành phần: I1’ và I2
 I1’ xuống điện trở tiếp đất Rtđ
 I2 đến cuộn dây K2
Do Rp lớn hơn Rtđ và ru nên I2 nhỏ hơn rất nhiều I1’ I1 ’ I

Và ru + Rp + r2 Rp
Trên sơ đồ Rtđ // (ru + Rp + r2) nên : I1’ Rtđ = I2. (ru + Rp + r2)

I1’. Rtđ = I2. Rp =

α = K. hay α=K

Khi Rp = hằng số thì α chỉ còn phụ thuộc Rtđ. Vậy biết α ta xác định được Rtđ cần
đo.
Theo sơ đồ trên của MC – 07 nhận thấy dòng điện qua đất là dòng một chiều sẽ gây
ra hiện tượng điện phân, dung dịch điện phân trong đất làm cho Rtđ bị biến đổi dẫn
đến kết quả đo Rtđ có sai số lớn. Để khắc phục điều này người ta dùng thêm vành góp
điện cho MC – 07 để biến dòng điện qua các cọc tiếp đất là dòng xoay chiều, còn dòng
qua MC – 07 vẫn là dòng một chiều.
Ta có sơ đồ như sau:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 73

4.2 ĐO ĐIỆN CẢM L


4.2.1 Khái niệm
Cuộn cảm lý tưởng là cuộn dây chỉ có thành phần điện kháng (XL = .L) hoặc chỉ
là thuần khiết là điện cảm L,nhưng trong thực tế các cuộn dây, ngoài thành phần điện
kháng XL còn có điện trở của cuộn dây RL. Điện trở RL càng lớn độ phẩm chất của
cuộn dây càng kém. Nếu gọi Q là độ phẩm chất của cuộn dây thì Q được đặc trưng bởi
tỷ số giữa điện kháng XL và điện trở của cuộn dây đó: Q =

4.2.2 Sơ đồ Vôn-mét, Ampe- mét


Mạch đo được mắc như hình:

Tổng trở của cuộn dây được xác định:


Z= =

= Z2Rx2

= (Z2 - )

Lx =

Điện trở RX được xác định trước


Hệ số phẩm chất Q = (thay số vào) Q

4.2.3 Sơ đồ Vôn-mét, ampe-mét và oát-mét

Trường hợp mạch đo dùng thêm Oát-mét điện trở RX của cuộn dây được xác định
bởi biểu thức sau:

Rx =

Tổng trở của cuộn dây:


Z= = Z2 = + = Z2Rx2

Lx = =

Quy đồng mẫu số , ta có:


Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh
Trang 74

Lx = =

P : công suất tiêu hao của cuộn dây được xác định bằng oát-mét
U: đọc được trên Vôn – mét
I: Đọc được trên Ampe-mét.
Hệ số phẩm chất Q = (thay số vào) Q

4.2.4 Đo điện cảm bằng cầu đo đơn giản


Mạch đo được mắc như hình:

Nguyên lý:
Điều chỉnh R1, R2 và L1để cầu cân bằng.
Khi cầu cân bằng ta có:
L1R1 = LxR2 Lx = L1

4.3 ĐO ĐIỆN DUNG C


4.3.1 Khái niệm điện dung và góc tổn hao
Tụ điện lý tưởng là tụ điện không tiêu thụ công suất (dòng điện một chiều không đi
qua tụ) nhưng trong thực tế do có lớp điện môi nên vẫn có dòng điện nhỏ đi qua từ cực
này đến cực kia. Vì vậy trong tụ có sự tổn hao công suất.
Sự tổn hao công suất này rất nhỏ và để đánh giá sự tổn hao của tụ điện, người ta
thường đo góc tổn hao (tg )
Tụ điện được biểu diễn dưới dạng một tụ lý tưởng nối tiếp với một điện trở (tụ điện
tổn hao ít) hoặc nối song song với một điện trở (tụ điện tổn hao nhiều)

Với tụ điện có tổn hao nhỏ, dựa vào giản đồ vec-tơ ta xác định góc tổn hao
như sau:
UR = IR ; Uc =

Tg = = tg = R C (4.3.1a)

: góc tổn hao của tụ điện


Với tụ điện có tổn hao nhiều, ta có:

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 75

IR = ; Ic = U C

Tg = = tg = (4.3.1b)

4.3.2 Sơ đồ Vôn – mét, Ampe – mét


Mạch đo được mắc như sau:

Nếu sự tổn hao công suất của điện môi tụ điện không đáng kể thì tổng trở của tụ
điện Cx được xác định bởi Vôn-mét và Ampe-mét như sau:
Z= = Cx = (4.3.2)

Nguồn tín hiệu cung cấp cho mạch đo là nguồn tín hiệu hình sin có biên độ và tần
số không đổi.
4.3.3 Sơ đồ Vôn – mét, Ampe – mét và Oát-mét
Mạch đo được mắc như sau:

Trường hợp mạch đo dùng thêm oát-mét điện trở rò Rx của tụ điện Cx được xác
định bởi biểu thức sau:
Rx = (4.3.3)

Tổng trở của tụ điện:

Z= = Z2 = + =

Cx = = =

= = =

Thay Rx, Cx và vào công thức (4.3.1b)

Tg = ( – góc tổn hao của tụ điện

Sự hao mất công suất do điện môi của tụ cho bởi công thức P = UIcos φ

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh


Trang 76

Phương pháp dùng Oat-mét không chính xác khi xác định điện dung của những tụ
điện có góc tổn hao nhỏ. Để đo những tụ điện có góc tổn hao nhỏ, người ta dùng
phương pháp cầu đo.

Giáo trình Đo lường điện Nguyễn Hữu Châu Minh

You might also like