6 Chuong 4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 96

Chương bốn

HÓA HỌC TINH DẦU

4.1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Tinh dầu, theo nghĩa tổng quát, bao gồm tất cả sản phẩm do
sự sản xuất tinh dầu (Chương hai) cung cấp. Do đó, nó là một
hỗn hợp rất nhiều hợp chất (hợp phần, cấu tử), tùy thuộc vào
nguồn sinh vật cung cấp nguyên liệu.

Vì thế, hiểu biết về khía cạnh hóa học của các hợp chất này là
điều không thể thiếu được khi muốn nghiên cứu về tinh dầu
một cách đầy đủ.

Cho đến nay có nhiều cách phân loại các hợp chất hiện diện
trong tinh dầu, tùy theo mục đích sử dụng sự phân loại này.

4.1.1 PHÂN LOẠI THEO NHÓM CHỨC

Cách phân loại này là cách phân loại cổ điển nhất. Theo như
Ernest Guenther đã đề nghị trong quyển The Essential Oils Vol.
2. Việc phân loại này nhằm mục đích sắp xếp các hợp chất hiện
diện trong tinh dầu thành từng nhóm theo nhóm chức của các
hợp phần.

4.1.1.1 Alcol

4.1.1.1.1 Alcol bảo hòa

Chủ yếu là các alcol nhất cấp, các alcol nhị cấp ít hơn, còn alcol
tam cấp thì rất ít. Thường bắt gặp ở dạng tự do, có mặt trong
nhiều loại tinh dầu. Sau đây là một số alcol thường gặp trong
các loại tinh dầu như:

169
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Etanol, CH3CH2OH, có trong các loại tinh dầu dễ bay hơi,


nhưng etanol thường bị xem là chất pha trộn vào tinh dầu.

Alcol n-butyl, CH3CH2CH2CH2OH có trong tinh dầu cúc La Mã.

Alcol s-butyl, 2-butanol, CH3CH2CHOHCH3, có trong tinh dầu


Eucalyptus amyglalina.

Alcol n-hexyl, CH3(CH2)5OH, có trong tinh dầu Heraleum


giganteum.

3-Metyl-1-pentanol, CH3CH2CH(CH3)CH2CH2OH, có trong tinh


dầu phong lữ.

2-Heptanol, CH3(CH2)4CHOHCH3, có trong tinh dầu đinh


hương.

Alcol n-octyl, CH3(CH2)7OH, có trong tinh dầu trà xanh.

Alcol n-amyl, CH3(CH2)4OH, có trong tinh dầu cô lập từ trái táo.

Alcol isoamyl, (CH3)2CH(CH2)2OH, có trong tinh dầu sả Java,


tinh dầu Eucalyptus globulus.

3-Octanol, CH3CH2CHOH(CH2)4CH3, có trong tinh dầu bạc hà


Nhật Bản.

Alcol 2-nonyl, CH3CHOH(CH2)6CH3, có trong tinh dầu đinh


hương, tinh dầu vân hương.

2-Undecanol, CH3(CH2)8CHOHCH3, có trong tinh dầu lá


trawas.

4.1.1.1.2 Alcol không bảo hòa

cis-3-Hexenol có trong tinh dầu bạc hà Nhật bản.

170
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

trans-3-Hexenol có trong tinh dầu lá hoa tím.

1-Octen-3-ol, CH3(CH2)4CHOHCH=CH2, có trong tinh dầu nấm


Armyllaria matsutake.

2,6-Nonadienol, CH3CH2CH=CH(CH2)2CH=CHCH2OH, có
trong tinh dầu lá hoa tím.

2-Metyl-2-hepten-6-ol, (CH3)2C=CHCH2CH2CHOHCH3, được


tìm thấy một lượng nhỏ trong tinh dầu trầm hương và tinh dầu
sả chanh.

Androl có trong tinh dầu thì là.

1-Undecen-10-ol có trong tinh dầu lá trawas.

H H H CH2CH2OH
C C C C
H3CCH2 CH2CH2OH H3CCH2 H
cis-3-Hexenol trans-3-Hexenol

CH3 (CH2)5 CH CH CH2 CH2 CH (CH2)7 CH CH3


OH OH
Androl 1-Undecen-10-ol

4.1.1.2 Phenol và phenyl eter

4.1.1.2.1 Phenol

Hydroquinon, 1,4-dihydroxybenzen, có trong tinh dầu hồi.

Vanilin, p-hydroxy-m-metoxybenzaldehyd, có trong tinh dầu


đinh hương.

4-(4-Hydroxyphenyl)-2-butanon có trong tinh dầu trái mâm sôi.

171
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

p-Isopropylphenol có trong tinh dầu Eucalyptus polybratea.

Alylpyrocatecol, 4-alyl-1,2-dihydroxybenzen, có trong tinh dầu


lá trầu.

Chavicol, p-alylphenol, cũng có trong tinh dầu lá trầu.

Salicylat metyl là hợp phần chính trong tinh dầu Gaultheria


procumbens, Betula lenta, ylang ylang, đinh hương.

Salicylat isoamyl được tìm thấy trong nhiều loại tinh dầu trái
cây.

Carvacrol là thành phần chính có trong tinh dầu kinh giới, húng
chanh.

OH OH

COOMe COOCH2CH2CH(CH3)2

Salicylat metyl Salicylat isoamyl

CH3
OH OH
OH

H3C CH3 CH2CH2COCH3 CH2CH CH2


Carvacrol 4-(4-Hydroxyphenyl)-2-butanon Chavicol

172
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

4.1.1.2.2 Phenyl eter

Metyleugenol, 4-alyl-1,2-dimetoxybenzen, trong tinh dầu thông,


tinh dầu sả, tinh dầu trà xanh.

Metylisoeugenol, 1,2-dimetoxy-4-(1-propenyl)benzen, có trong


tinh dầu Cymbopogon javanensis, Asarum arifolium, tinh dầu
ylang ylang, champaca, hột nhục đậu khấu.

Elemicin, 5-alyl-1,2,3-trimetoxybenzen, có trong tinh dầu tràm


Manila.

Asaron, 1,2,5-trimetoxy-4-(1-propenyl)benzen, có trong tinh


dầu Asarum arifolium.

Dimetylhydroquinon eter, 1,4-dimetoxybenzen, có trong tinh


dầu lan dạ hương.

Alcol anisyl có trong tinh dầu trái hồi và trái vani.

Myristicin có trong tinh dầu hột nhục đậu khấu.

Apiol, 1,2-metylendioxy-3,6-dimetoxy-4-alylbenzen, có trong


tinh dầu hột ngò tây.

Feniculin được cô lập từ tinh dầu thì là, tinh dầu hồi.

Croweacin được ly trích từ lá cây Eriostemon crowei.

Dilapiol có trong tinh dầu thì là ở miền đông Ấn Độ, Nhật, Tây
Ban Nha.

Diasaron được cô lập từ tinh dầu rễ cây Wyld hazelnut Hungari.

Alyltetrametoxybenzen, 5-alyl-1,2,3,4-tetrametoxybenzen,
được cô lập từ tinh dầu hột ngò tây.

173
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

CHOH
O CH2 CH CH2
H2C
O
OCH3 OCH3
Alcol anisyl Myristicin

OCH3 CH CH CH3

O CH2 CH CH2
H2C
O
OCH3 OCH2 CH CH(CH3)2
Apiol Feniculin

O CH2

O H3CO O

CH2

H2C O H3CO

H2C CH OCH3 CH2 CH CH2


Croweacin Dilapiol

174
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

CH3 CH3
H3CO OCH3
CH CH
H3CO CH CH OCH3

OCH3 H3CO
Diasarol

4.1.1.2.3 Phenol và phenyl eter

p-Metoxyphenol có trong tinh dầu hồi.

p-Etoxyphenol cũng có trong tinh dầu hồi.

Chavibetol có trong tinh dầu lá trầu và trong tinh dầu chương


não.

OH OH OCH3
OH

OCH3 OCH2CH3 OCH2 CH CH2


p-Metoxyphenol p-Etoxyphenol Chavibetol

4.1.1.2.4 Phenol, phenyl eter, ceton

Xantoxylin, 2-hydroxy-4,6-dimetoxyacetophenon, có trong tinh


dầu Blumea balsamifera.

Eugenon (2,4,6-trimetoxybenzoylaceton) có trong tinh dầu nụ


hoa Eugenia caryophyllata.

175
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Peonol (2-hydroxy-4-metoxyacetophenon) có trong tinh dầu rễ


cây Primula auricula L.

4-Metoxyacetophenon có trong tinh dầu hồi.

Baekeol có trong tinh dầu Baekea crenulata và Darwinia


gradiflora.

O CH3
C COCH2COCH3
H3CO OH CH3O OCH3

OCH3 OCH3
Xantoxylin Eugenon

OCH3 OCH3 CH3


H3CO OH

C(CH3)2
HO C
COCH3 COCH3 OCH3 O
Peonol 4-Metoxyacetophenon Baekeol

4.1.1.3 Aldehyd và ceton

4.1.1.3.1 Aldehyd chi phương

Formaldehyd, HCHO, xuất hiện trong một số tinh dầu thu được
bằng phương pháp thủy chưng cất.

Acetaldehyd, CH3CHO, tìm thấy trong tinh dầu hồi hương,


chương não, bạc hà.

176
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Propionaldehyd, CH3CH2CHO, tìm thấy trong tinh dầu thông.

n-Butyraldehyd, butanal, CH3CH2CH2CHO, tìm thấy trong tinh


dầu cajuput, Eucalyptus globulus, Monarda fistulosa.

n-Valeraldehyd, CH3CH2CH2CH2CHO, có trong tinh dầu


Achyllea moschata.

Isovaleraldehyd, 2-metyl-n-butyraldehyd, 3-metylbutanal,


(CH3)2CHCH2CHO, tìm thấy trong tinh dầu Eucalyptus
globulus, cajuput, đinh hương, sả Java, gỗ bạch đàn.

n-Caproaldehyd, aldehyd caproic, hexanal, CH3(CH2)4CHO, có


trong tinh dầu Eucalyptus globulus.

n-Caprylaldehyd, aldehyd caprylic, octanal, CH3(CH2)6CHO, có


trong tinh dầu sả chanh, vỏ chanh.

Pelargonaldehyd, nonanal, CH3(CH2)7CHO, có trong tinh dầu


rễ cây orris, sả chanh, quýt, hoa hồng.

n-Decylaldehyd, aldehyd capric, decanal, CH3(CH2)8CHO, có


trong tinh dầu rễ cây orris, Albies alba, cây tùng, cam ngọt, sả
chanh, rau mùi, vỏ quít.

Lauraldehyd, dodecanal, CH3(CH2)10CHO, có trong tinh dầu


Abies alba, cam ngọt, vân hương, thông Okinawa.

Stearaldehyd, aldehyd stearic, octadecanal, CH3(CH2)16CHO,


có trong tinh dầu phachium, Cinnamomum micranthum.

4.1.1.3.2 Aldehyd hương phương

Cumaldehyd, p-isopropylbenzaldehyd, là cấu tử chính trong


tinh dầu hột cumin, quế Tích lan, hoa keo, các loại tinh dầu
Eucalyptus.

177
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Hydrocinamaldehyd, 3-phenylpropionaldehyd,
C6H5CH2CH2CHO, được tìm thấy trong tinh dầu quế Tích lan.
Salicylaldehyd, o-hydroxybenzaldehyd, tìm thấy trong tinh dầu
của nhiều cây thuộc loài Spyraca, tinh dầu hoa quế và những
tinh dầu dễ bay hơi khác.

p-Anisaldehyd, p-metoxybenzaldehyd, có trong tinh dầu hồi


hương, thì là, vanila Tahiti, hoa keo.

p-Metoxycinamaldehyd, 3-(p-metoxyphenyl)-2-propenal, có
trong tinh dầu estragon.

o-Metoxycinamaldehyd, 3-(o-metoxyphenyl)-2-propenal, được


tìm thấy trong tinh dầu hoa quế.

Vanilin, 4-hydroxy-3-metoxybenzaldehyd, xuất hiện trong tinh


dầu nhựa cây với hàm lượng nhỏ, hột vanila, tinh dầu đinh
hương.

4-Metoxysalicylaldehyd, 2-hydroxy-4-metoxybezaldehyd, 2-
hydroxyanisaldehyd, tìm thấy trong tinh dầu trích từ rễ cây
Decalepis hamyltonii.

Metylvanilin, 3,4-dimetoxybenzaldehyd, có trong tinh dầu


Cymbopogon javanesis.

Piperonal, 3,4-metylendioxybenzaldehyd, heliotropin, nguồn


gốc của piperonal được tìm thấy trong tinh dầu của những loài
hoa như Spyraea ulmaria và Robinia pseudecacya.

H3CO OH

HO CHO H3CO CHO

Vanilin 4-Metoxysalicylaldehyd

178
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

H3CO
O CHO

H3CO CHO
O

Metylvanilin Piperonal

4.1.1.3.3 Ceton chi phương

Metyl n-pentyl ceton, CH3(CH2)4COCH3, xuất hiện trong phần


ly trích có nhiệt độ sôi thấp từ cây đinh hương và quế Tích Lan.

Etyl n-pentyl ceton, 3-octanon, CH3CH2CO(CH2)4CH3, có trong


tinh dầu hoa oải hương Pháp.

n-Heptyl metyl ceton, 2-nonanon, CH3CO(CH2)6CH3, là hợp


phần chính trong tinh dầu vân hương.

Metyl n-nonyl ceton, 2-undecanon, CH3CO(CH2)8CH3, là hợp


phần chính trong tinh dầu vân hương.

Diacetyl, dimetylgloxal, CH3COCOCH3, tìm thấy trong tinh dầu


của cây bách, tùng, rễ cây diên vỹ, gỗ bạch đàn, nguyệt quế,
carum.

4.1.1.3.4 Ceton hương phương

Acetophenon, metyl phenyl ceton, là hợp phần chính trong tinh


dầu Stirlingia latifolia.

p-Metylacetophenon, metyl p-tolyl ceton, p-acetyltoluen, được


tìm thấy trong các tinh dầu gỗ cabreuva Brazil (Myrocarpus
sastigiatus) và M. frondosus Allem, và thân cây hoa hồng.

o-Hydroxyacetophenon, o-acetylphenol, được cô lập từ tinh


dầu Chione glabra.

179
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

p-Metoxyphenylaceton được tìm thấy trong tinh dầu hồi Nga,


thì là và hồi Trung Quốc.

COCH3 CH2COCH3

OH
CH3 COCH3 OCH3
p-Metylacetophenon o-Hydroxyacetophenon p-Metoxyphenylaceton

4.1.1.4 Acid carboxylic

4.1.1.4.1 Acid chi phương

4.1.1.4.1.1 Bảo hòa

Acid formic, HCOOH, được tìm thấy trong tinh dầu phong lữ.

Acid acetic, CH3COOH, có trong các tinh dầu dễ bay hơi và


thường ở dạng ester như acetat linalyl, geranyl, bornyl là hợp
phần chính trong một số tinh dầu như bergamot, oải hương, lá
thông kim Siberi.

Acid propionic, CH3CH2COOH, có trong tinh dầu oải hương,


cajuput.

Acid n-butyric, acid butanoic, CH3CH2CH2COOH, có trong tinh


dầu oải hương, bạc hà hăng Mỹ, nữ lang, hột nhục đậu khấu,
hoa bia, sả Tích Lan, Eucalyptus globulus.

Acid isobutyric, (H3C)2CHCOOH, có trong tinh dầu lá nguyệt


quế, cúc La Mã, rễ cây kim sa.

180
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Acid isovaleric, (H3C)2CHCH2COOH, có trong một số lượng lớn


tinh dầu như tinh dầu nữ lang, sả, bách, lá nguyệt quế, bạc hà
lục, bạc hà cay Mỹ, hoa bia.

Acid 2-metylbutanoic, CH3CH2CH(CH3)COOH, được tìm thấy


trong tinh dầu hột cà phê, rễ cây bạch chỉ.

Acid n-caproic, acid hexanoic, CH3(CH2)4COOH, có trong tinh


dầu sả chanh, sả, chương não, oải hương.

Acid œnantic, acid heptanoic, CH3(CH2)5COOH, có trong tinh


dầu hoa bia, thạch xương bồ, gỗ tuyết tùng Himalaya.

Acid n-caprylic, acid octanoic, CH3(CH2)6COOH, có trong tinh


dầu hoa bia, chương não, cam ngọt, bạc hà cay Mỹ (Hedeoma
pulegioides), chanh ta, hoa thuốc lá.

Acid pelargonic, acid nonanoic, CH3(CH2)7COOH, có trong tinh


dầu hoa bia.

Acid n-capric, acid decanoic, CH3(CH2)8COOH, có trong tinh


dầu hoa cúc, sả chanh, hoa bia, bạc hà cay Mỹ (Hedeoma
pulegioides), cây đoan, hột hồi, hột nhục đậu khấu.

Acid n-undecylic, acid undecanoic, CH3(CH2)9COOH, có trong


tinh dầu Artemisia frigida, rễ cây orris.

Acid lauric, acid n-dodecanoic, CH3(CH2)10COOH, có trong tinh


dầu chương não.

Acid myristic, acid n-tetradecanoic, CH3(CH2)12COOH, là hợp


phần chính của tinh dầu trích từ rễ cây orris, hột nhục đậu khấu.

Acid palmitic, acid n-hexadecanoic, CH3(CH2)14COOH, có trong


tinh dầu cây thiên thảo, mầm hột cây cần tây, cây hồi, cây mùi
tây, củ cà rốt và cũng có trong tinh dầu ép từ trái hạnh. Ở dạng
ester thì có trong tinh dầu dễ bay hơi Artemisia verlotorum.

181
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Acid stearic, acid n-octadecanoic, CH3(CH2)16COOH, có trong


tinh dầu tuyết tùng Himalaya, thiên thảo.

4.1.1.4.1.2 Không bảo hòa

Acid metacrylic, CH2=C(CH3)COOH, dạng tự do và dạng ester


của acid này có trong tinh dầu cúc La Mã.

Acid isopropylidenacetic, (H3C)2C=CHCOOH, có trong tinh dầu


masterwort.

Acid sucinic, acid etan-1,2-dicarboxylic, HOOCCH2CH2COOH,


có trong tinh dầu gỗ Groupia tomentosa.

Acid hydroxymyristic, CH3(CH2)2CH(OH)(CH2)9COOH, được


tìm thấy trong tinh dầu ly trích từ mầm hột của cây bạch chỉ và
từ cây sabadill.

Acid 15-hydroxypentadecylic, HO(CH2)14COOH, có trong tinh


dầu rễ cây bạch chỉ, hột juniper.

Acid oleic, CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH, có trong tinh dầu rễ


cây orris.

Acid angelic, acid trans-2-metylcrotonic, có trong tinh dầu cúc


La Mã, rễ cây bạch chỉ.

Acid tiglic, acid cis-2-metylcrotonic, có trong tinh dầu phong lữ,


hồi.

H3C H H3C CH3


C C C C
HOOC CH3 HOOC H
Acid angelic Acid tiglic

182
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

4.1.1.4.2 Acid hương phương

Acid benzoic, C6H5COOH, được tìm thấy trong tinh dầu lá quế,
hột hồi, đinh hương, quế, ylang ylang và trong tinh dầu của một
số loài hoa như hoa huệ, hoa lan dạ hương.

Acid phenylacetic, C6H5CH2COOH, ở dạng tự do và dạng ester


có trong tinh dầu bạc hà Nhật (Mentha arvensis).

Acid cinamic, C6H5CH=CHCOOH, đồng phân trans chiếm ưu


thế trong tự nhiên. Acid này được tìm thấy trong tinh dầu cây
bồ đề ở Mỹ và Châu Á, trong tinh dầu quế, balsam Peru, húng
quế.

Acid salicylic, acid o-hydroxybenzoic, có trong tinh dầu ylang


ylang, bạc hà hăng Mỹ, hồi, quế.

Acid p-anisic, acid p-metoxybenzoic, được tìm thấy trong tinh


dầu hột vani Tahiti, thầu dầu.

Acid piperonylic, 3,4-metylendioxybenzoic, có trong tinh dầu


chương não.

Acid veratric, acid 3,4-dimetoxybenzoic, có trong tinh dầu


sabadill và tồn tại dưới dạng ester metyl, etyl.

Acid trimetylgalic, acid 3,4,5-trimetoxybenzoic, có trong tinh


dầu Boronia pinnata Smith.

Acid p-metoxycinamic dạng ester etyl của acid này có trong tinh
dầu ly trích từ thân, rễ Hedychium spicatum Ham., Kaempferia
galanga, rễ cây cava.

183
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

O COOH CH CHCOOH
O

H3CO OCH3
COOH OCH3 OCH3
Acid piperonylic Acid trimetylgalic Acid p-metoxycinamic

4.1.1.5 Ester

Ester có nhiều trong các loại tinh dầu, đặc tính quan trọng của
nó là có mùi thơm. Một vài tinh dầu hầu như hoàn toàn là ester.
Thí dụ như tinh dầu của cây lộc đề, tinh dầu của cây hoa bia
ngọt chứa đến 99% salicylat metyl.

4.1.1.5.1 Ester chi phương

4.1.1.5.1.1 Bảo hòa

Format etyl, HCOOCH2CH3, có trong nhiều loại trái cây.

Acetat etyl, CH3COOCH2CH3, là hợp phần tạo mùi thơm trong


trái cây. Thí dụ ester này được trích ra từ trái thơm, khóm.

Acetat butyl, CH3COO(CH2)3CH3, được tìm thấy trong tinh dầu


nhiều loại trái cây.

Acetat isoamyl, CH3COO(CH2)2CH(CH3)2, là hợp phần chính


trong mùi thơm của chuối và nhiều loại trái cây.

Acetat n-hexyl CH3COO(CH2)5CH3, có trong nhiều loại trái cây.

Propionat etyl, CH3CH2COOCH2CH3, có trong nhiều loại trái


cây.

184
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Butyrat n-butyl, CH3(CH2)2COOCH2(CH2)2CH3, được tìm thấy


trong nhiều loại trái cây và mật (ong, hoa).

Butyrat isoamyl, CH3(CH2)2COO(CH2)2CH(CH3)2, có trong


chuối.

2-Metylbutyrat etyl, CH3CH2CH(CH3)COOC2H5, có trong tinh


dầu họ Cam quýt.

4.1.1.5.1.2 Không bảo hòa

Format cis-3-hexenyl có trong tinh dầu trà xanh.

Acetat trans-2-hexenyl có trong tinh dầu bạc hà và tinh dầu


nhiều loại trái cây.

Acetat cis-2-hexenyl có trong tinh dầu trà xanh và nhiều loại trái
cây.

Isobutyrat cis-3-hexenyl có trong tinh dầu bạc hà lục.

2-trans-4-cis-Decadienoat etyl được tìm thấy trong mùi thơm


trái lê.

HCOOCH2CH2 CH2CH3 H3CCOOCH2 H


C C C C
H H H (CH2)2CH3

Format cis-3-hexenyl Acetat trans-2-hexenyl

H3CCOOCH2 (CH2)2CH3 (H3C)2CHCOOCH2CH2 CH2CH3


C C C C
H H H H

Acetat cis-2-hexenyl Isobutyrat cis-3-hexenyl

185
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

H H
C C H
H3C(CH2)4 C C
H COOCH2CH3
2-trans-4-cis-Decadienoat etyl

4.1.1.5.2 Ester hương phương

Acetat benzyl, C6H5CH2OOCCH3, là ester rất quan trọng, là


hợp phần chính trong tinh dầu hoa lài Tây, lan dạ hương, dành
dành, ylang ylang.

Benzoat metyl, C6H5COOCH3, có trong tinh dầu ylang ylang,


đinh hương, huệ.

Benzoat etyl, C6H5COOC2H5, mặc dù không thể hiện rõ nhưng


cũng có mặt trong nhiều tinh dầu.

Benzoat benzyl, C6H5COOC6H5, là ester quan trọng có trong


tinh dầu hoa ylang ylang, huệ, là hợp phần chính trong tinh dầu
trích từ nhựa cây balsam Peru.

Salicylat metyl, o-hydroxybenzoat metyl, là hợp phần chính


trong tinh dầu cây lộc đề (Gaultheria), Betula lenta (99%), hoa
ylang ylang, cửu lý hương, đinh hương, huệ, quế, lá trà xanh.
Cinamat metyl, C6H5CH=CHCOOCH3, là hợp phần chính trong
tinh dầu Ocimum canum, Alpimia galanga, Ocimum basilicum
ở bắc Ấn Độ (52%).

Cinamat etyl, C6H5CH=CHCOOCH2CH3, chỉ có trong một vài


tinh dầu như Campheria galanga, cây bồ đề.

Cinamat benzyl, C6H5CH=CHCOOCH2C6H5, có trong tinh dầu


cây bồ đề, cây balsam Peru, copaiba-jacaré balsam.

186
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Cinamat cinamyl, C6H5CH=CHCOOCH2CH=CHC6H5, có trong


tinh dầu cây bồ đề, balsam Peru, balsam Honduras.

4.1.1.5.3 Ester có chứa nitrogen

Antranilat metyl, o-aminobenzoat metyl, có trong tinh dầu hoa


lài, huệ, dành dành, ylang ylang, trong Robinia pseudacacya và
trong tinh dầu lá của cây cam ngọt, quýt. Ngoài ra ester này còn
có trong nước ép trái nho.

Antranilat dimetyl, N-metylantranilat metyl, là hợp phần quan


trọng trong tinh dầu lá quýt, vỏ quýt.

Damascenin, 3-metoxy-N-metylantranilat metyl, được tìm thấy


bởi Schneider, trong hột giống Nigella damascena.

COOCH3 COOCH3 COOCH3

NH2 NHCH3 NHCH3

OCH3
Antranilat metyl Antranilat dimetyl Damascenin

4.1.1.6 Lacton

Lacton được phân bố khá rộng trong tự nhiên. Các dạng của
lacton thường gặp trong tinh dầu là coumarin.

O O

Coumarin

Coumarin (lacton của acid o-hydroxycinamic) được phân bố


rộng trong nhiều thực vật, là hợp phần hương thơm của đậu

187
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

tonka, Asperula odorata. Ngoài ra cumarin còn có trong tinh


dầu oải hương, quế, nhựa balsam Peru, …

Một số lacton khác cũng thường gặp như:

Umbeliferon, 7-hydroxycumarin, có trong vỏ cây nguyệt quế đại


kích (Daphne mezereum), nhựa thông, một vài loài
Umbelliferae và trong tinh dầu bưởi chùm Florida.

Umbeliferon metyl eter, 7-metoxycumarin, có trong tinh dầu cúc


Đức (Matricaria chamomylla), oải hương Pháp. 1.000 kg cây
oải hương thu được ít nhất 60 g eter này.

Limetin, 5,7-dimetoxycumarin, có trong tinh dầu bergamot,


chanh ta.

Ostol, 7-metoxy-8-(3-metyl-2-butenyl) cumarin, có trong tinh


dầu rễ cây bạch chỉ, rễ cây Imperatoria ostruthium.

Angelicin, furan-[2’,3’,7,8]-cumarin, là chất nền của một vài


furocoumarin trong tự nhiên (như isobergapten, pimpinelin),
được tìm thấy trong tinh dầu rễ cây bạch chỉ.

Ostrutin, 6-geranyl-7-hydroxycumarin, có trong rễ cây


Peucedanum ostruthium Koch., ly trích với benzen cho hiệu
suất là 1,4%.

Xantotoxin, 8-metoxyfuran-2’,3’,6,7-coumarin, có trong tinh dầu


chưng cất từ vỏ trái Fagara xanthoxyloides Lam. Hiệu suất của
xantotoxyn sẽ cao hơn nếu vỏ được ly trích với etanol. Ngoài
ra xantotoxyn có 0,02% trong hột cây bạch chỉ (Angelica
archangelica L.)

Bergaptol, 5-hydroxyfuran-2’,3’,6,7-cumarin, có một lượng nhỏ


trong tinh dầu vỏ chanh ta.

188
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Xantotoxol, 8-hydroxyfuran-2’,3’,6,7-cumarin, có 0,02% trong


hột của cây bạch chỉ.

Bergapten, 5-metoxyfuran-2’,3’,6,7-cumarin, có trong tinh dầu


bergamot (5%). Ngoài ra cũng có trong hộtt Seseli indicum,
trong tinh dầu trích từ lá Skimmia laureola; hột cây bạch chỉ
(Angelica archangelica L.) chứa khoảng 0,1% bergapten.

Masoylacton, lacton của acid 5-hydroxy-2-decenoic có trong


tinh dầu trích từ vỏ cây Cryptocaria massoia.

Exaltolid, lacton của acid 15-hydroxypentadecanoic, có trong


tinh dầu rễ cây bạch chỉ (Archangelica officinalis syn. Angelica
archangelica).

7-Metoxy-5-geranoxycumarin có một lượng khá lớn (2,0% −


2,5%) trong tinh dầu vỏ chanh ta.

Isoimpinelin, 5,8-dimetoxyfuran-2’,3’,6,7-cumarin, có trong tinh


dầu Pimpinella saxifraga L. , Seseli indicum Wall., Heracleum
sphondylium L., Luvunga scandens Ham., chanh ta, Citrus
aurantifolia Swingle.

Imperatorin, xantotoxyl isoamylenyl eter, có rất nhiều trong hột


Angelica archangelica L., Angelica glabra Makino chứa 1,3%
imperatorin và có trong trái Aegle marmelos.

Isoimperatrin, bergaptyl isoamylenyl eter, có trong tinh dầu


thân, rễ Peucedanum ostruthium Koch. syn. imperatoria
ostruthium L.

Pimpinelin, 5,6-dimetoxyfuran-2’,3’,7,8-cumarin, có trong tinh


dầu rễ Pimpinella saxifraga (5 kg thu được 4 − 5 g), rễ
Heracleum sphondylium.

Bergamotin có trong tinh dầu bergamot.

189
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

H3CO O O

HO O O
Umbeliferon Metyl umbeliferon eter

H3C
H3CO O O C CH CH2
H3C H3CO O O

OCH3
Limetin Ostol

O O O

Angelicin

HO O O

H3C
C CHCH2CH2C CHCH2
H3C CH3
Ostrutin

190
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

OH

O O O
OCH3 O O O
Xantotoxyn Bergaptol

OCH3

O O O
OH O O O
Xantotoxol Bergapten

CH3(CH2)4CHCH2CH CHC O CH2 (CH2)13 C O


O O
Masoylacton Exaltolid

H3CO O O

CH3
OCH2CH CCH2CH2CH C
CH3 CH3

7-Metoxy-5-geranoxycumarin

191
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

OCH3

O O O
OCH3
Isopimpinellin

CH3
OCH2CH C
CH3
O O O
CH3
O CH2CH C CH3 O O O
Imperatorin Isoimperatrin

O O O

H3CO
OCH3
Pimpinelin
CH3
OCH2CH C CH2CH2CH C
CH3 CH3

O O O
Bergamotin

192
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

4.1.2 PHÂN LOẠI THEO SƯỜN CARBON

Sự phân loại này chủ yếu nhằm phục vụ cho việc giải thích các
đường sinh tổng hợp tạo ra các loại hợp phần khác nhau trong
tinh dầu. Theo sự phân loại này, các hợp chất có trong tinh dầu
chia ra làm bốn nhóm: nhóm chi phương, nhóm hương
phương, nhóm chi hoàn và nhóm terpen.

4.1.2.1 Hợp chất chi phương

Những hợp chất dây thẳng này thường không bảo hòa, có chứa
oxygen hoặc chứa một hay nhiều dị nguyên tử.

4.1.2.2 Hợp chất hương phương

Bao gồm tất cả những hợp chất có chứa nhân benzen trong
công thức phân tử, nhóm này được chia thành ba nhóm nhỏ:
nhóm hợp chất đơn giản, nhóm dẫn xuất từ sự hương phương
hóa các monoterpen chi hoàn, và nhóm phenylpropen.

4.1.2.2.1 Hợp chất đơn giản

Trên nhân benzen có thể mang một hay nhiều nhóm chức.

Naptalen có trong tinh dầu cuống hoa đinh hương, rễ cây orris.

Styren, C6H5CH=CH2, có trong tinh dầu nhựa thơm Honduras.

Alcol benzyl, C6H5CH2OH có trong tinh dầu ylang ylang, hoa


huệ.

Alcol phenetyl, C6H5CH2CH2OH được tìm thấy trong tinh dầu


phong lữ.

Alcol phenylpropyl, C6H5CH2CH2CH2OH có trong tinh dầu nhựa


cây bồ đề Mỹ.

193
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

4.1.2.2.2 Dẫn xuất monoterpen chi hoàn

Có sườn terpen, nhưng lại có nhân benzen.

Tymol là hợp phần chính trong tinh dầu cỏ xạ hương và một ít


trong tinh dầu kinh giới.

Carvacrol là hợp phần chính trong tinh dầu kinh giới, húng
chanh.

p-Cymen là hợp phần trong tinh dầu chanh, nhựa thông.

Alcol cuminyl được tìm thấy trong tinh dầu oải hương Pháp, lá
cây Eucalyptus bakeri.

CH2OH
OH

OH

Tymol Carvacrol p-Cymen Alcol cuminyl

4.1.2.2.3 Hợp chất phenylpropen

Nhóm này là nhóm quan trọng nhất trong các hợp chất có chứa
nhân benzen. Tất cả những hợp chất trong nhóm này đều có
một nhóm thế dây thẳng, ba carbon gắn vào nhân benzen, dây
này thường không bảo hòa, dạng alyl hoặc propenyl. Ngoài ra,
trên nhân benzen còn có thể mang những nhóm thế khác. Theo
một thống kê cho đến năm 1993 có khoảng 50 hợp chất
phenylpropen được xác định.

194
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Metylchavicol, 1-metoxy-4-(2-propenyl)benzen, estragol, có


trong tinh dầu thì là, tinh dầu hồi, tinh dầu thông, tinh dầu húng
quế.

Anetol, 1-metoxy-4-(1-propenyl)benzen, chiếm 80-90% trong


tinh dầu hồi, 80% trong tinh dầu thì là.

Safrol, 1,2-metylendioxy-4-(2-propenyl)benzen, là hợp phần


chính trong tinh dầu cây de vàng Brazil, Mỹ, tinh dầu hồi, tinh
dầu chương não.

Isosafrol, 1,2-metylendioxy-4-(1-propenyl)benzen, có trong tinh


dầu ylang ylang.

Cinamaldehyd là hợp phần chính trong tinh dầu vỏ quế.

Eugenol được ly trích từ tinh dầu đinh hương, chiếm trên 85%
trong tinh dầu nguyệt quế, de vàng.

Isoeugenol có trong tinh dầu hoa ylang-ylang, nhục đậu khấu,


kim hương.

Acetat eugenyl có trong tinh dầu đinh hương cùng với eugenol.

OCH3 O
O

CH2 CH CH2 CH2 CH CH2


Metylchavicol Safrol

195
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

O OMe
O

CH CH CH3 CH CH CH3
Isosafrol Anetol

OH

CH=CHCHO
OCH3

CH2 CH CH2
Cinamaldehyd Eugenol

OH OOCCH3
OMe OCH3

CH CH CH3 CH2 CH CH2


Isoeugenol Acetat eugenyl

4.1.2.3 Hợp chất chi hoàn

Có thể bảo hòa hoặc không bảo hòa:

3-Metylcyclohexanon được cô lập từ tinh dầu sả, tinh dầu bạc


hà.

Muscon thu được từ túi xạ của con hươu xạ đực.

196
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Civeton là hợp phần chính của hỗn hợp có mùi hắc được ly
trích từ tuyến xạ của con cầy hương.

Perylaceton có trong tinh dầu cỏ Perylla frutescens.

Angustion có trong tinh dầu Backhousia angustifolia.

p-Metyltetrahydroacetophenon, 4-acetyl-1-metyl-1-cyclohexen,
được cô lập từ tinh dầu gỗ tuyết tùng.

Jasmon, 2-(2-pentenyl)-1-metylcyclopenta-3-on, có trong tinh


dầu hoa lài.

Leptospermon có trong tinh dầu ly trích từ các loài cây


Leptospermum.

Mentofuran có trong tinh dầu hoa bạc hà.

Oxid carlina, benzyl-2-furylacetylen, là hợp phần chính trong


tinh dầu rễ Carlina aucaulis L.

Dihydrociveton, cycloheptadecanon, có trong tuyến tạo mùi của


loài Louisiana muskrat đực và cái.

Exalton cũng có trong tuyến tạo mùi của loài Louisiana muskrat
nhưng với hàm lượng thấp.

H3C HC (CH2)7
CH CH2 O
(CH2)12 CO HC (CH2)7
Muscon Civeton

197
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

O
COCH3
COCH2CH2CH(CH3)2
CH3
O CH3
O H3C CH3
Perylaceton Angustion

O
CH3 O
C CH3
CH(CH3)2
H3C
O O
H3C CH3 H3C O

Leptospermon Mentofuran

CH2 CH2 CH C(CH3)2

O
Perilen

CH2 C C
O
Oxid carlina

(CH2)16 C O (CH2)14 C O

Dihydrociveton Exalton

198
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

4.1.2.4 Hợp chất terpen (xem phần 4.2)

4.1.3 PHÂN LOẠI THEO NGUYÊN TỐ

Sự phân loại này nhằm phục vụ cho việc tinh chế và đánh giá
các tinh dầu, thí dụ như tinh dầu khử terpen, ...

4.1.3.1 Hợp chất hydrocarbon

Phân tử chỉ chứa hydrogen và carbon, những hợp chất này có


thể bảo hòa hay không bảo hòa, dây thẳng hay dây nhánh.
Những hợp chất bảo hòa chủ yếu là sáp (parafin), stearopten.
Còn các hợp chất không bảo hòa chủ yếu là các monoterpen,
sesquiterpen hydrocarbon.

4.1.3.2 Hợp chất oxygen

Chỉ chung tất cả những hợp chất có chứa nguyên tử oxygen


trong phân tử, không kể nó có sườn carbon như thế nào và
oxygen thuộc về nhóm chức nào (alcol, phenol, eter, ester,
aldehyd, ceton, ...).

4.1.3.3 Hợp chất có chứa dị nguyên tử

Dị nguyên tử trong trường hợp này chủ yếu là nitrogen (N) và


lưu huỳnh (S).

4.1.3.3.1 Hợp chất có chứa nitrogen

Acid cyanhydric, HCN, có trong nhiều loại cây trồng, trong phần
tinh dầu dễ bay hơi. Acid hydrocyanic thường kết hợp với
benzaldehyd, ví dụ trong trái hạnh đắng, nước ép trái đào, nhân
trái mơ.

Alylnitril, CH2=CHCH2CN, 3-butennitril, luôn luôn có một ít trong


tinh dầu mù tạc và một lượng lớn trong tinh dầu mù tạc tổng
hợp.

199
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

Benzylnitril, C6H5CH2CN, 2-phenyletanitril, có trong tinh dầu


Lepidium satvum, hoa cam.

Phenyletylnitril, C6H5CH2CH2CN, 3-phenylpropanitril, là cấu


phần chính của tinh dầu trích từ Nasturtium officinale.

Indol có trong tinh dầu hoa lài, hoa trường thọ, hoa tường vi,
Robinia pseudacacya, Hevea brasyliensis Muell., cam ngọt,
chanh.

Skatol có trong tinh dầu gỗ Celtis reticulosa, C. durandii.


CH3

N N
H H
Indol Skatol

4.1.3.3.2 Hợp chất có chứa lưu huỳnh

3-Metyltiopropanol, CH3SCH2CH2CH2OH, có trong hương


thơm nước chấm làm từ đậu nành.

-Metyltiopropionat metyl, CH3SCH2CH2COOCH3, có trong tinh


dầu ớt cayen ngọt, dứa (1.000 kg thu được 1 g).

s-Butyl propenyl disulfur là hợp phần chính của cây a ngùy


(45%).

Alylsulfuryl alyl sulfur là hợp phần, có tính kháng khuẩn cao,


của tinh dầu tỏi (Allium sativum).

Dialyl sulfur, (CH2=CHCH2)2S, có trong tinh dầu tỏi, hành.

200
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.1 Thành phần Hóa học

H3CH2C CH2 CHCH2SSCH2CH CH2


CHSSCH CHCH3
H3C O
s-Butyl propenyl disulfur Alylsulfuryl alyl sulfur

4.1.3.3.3 Hợp chất có chứa nitrogen và lưu huỳnh

Ester của acid isotiocyanic thường tìm thấy trong tinh dầu mù
tạt. Đặc điểm của chúng là có mùi hăng cay, thường tồn tại
dưới dạng glycosid.

Isotiocyanat alyl, CH2=CHCH2N=C=S, là hợp phần chính trong


tinh dầu Brassica nigra L. hay B. juncea L., Alliaria offcinalis,
các loài Cardamine và Sisymbrium.

Isotiocyanat s-butyl là hợp phần chính của tinh dầu (Cochleria


officinalis) cũng có trong tinh dầu trích từ các cây Cochleria
danica, Cardamine amara , C. pratensis.

Isotiocyanat -butenyl, CH2=CH(CH2)2N=C=S, ở dạng glycosid


có trong hột cải dầu (Brassica napus) và trong hột colza Trung
Quốc, Brassica juncea Hook. et Thoms (Ấn Độ).

Isotiocyanat benzyl, C6H5CH2N=C=S, có trong cây sen cạn


(Tropaeolum majus) và cải xoong (Lepidium sativum).

Isotiocyanat -phenetyl, C6H5CH2CH2N=C=S, là hợp phần chính


của tinh dầu rễ cây Reseda odorata, Nasturtium officinale,
Barbaraea praecox, Brassica rapa var. rapifera và Cochlearia
armoracya L.

Isotiocyanat 4-hydroxybenzyl có trong hột mù tạc trắng.

2-Isobutyltiazol có trong hương thơm trái cà chua.

201
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

CH2N C S

CH3CH2CHN C S
CH3 OH
Isotiocyanat s-butyl Isotiocyanat 4-hydroxybenzyl

S CH2CH(CH3)2
2-Isobutyltiazol

4.2 TERPEN TRONG TINH DẦU

4.2.1 ĐẠI CƯƠNG

Từ terpen lần đầu tiên được Kékulé sử dụng để chỉ các


hydrocarbon đồng phân C10H16. Hiện nay, từ này dùng để chỉ
tất cả những hợp chất có cơ cấu sườn carbon được dựa trên
đơn vị phân tử isopren, C5H8.

CH3

CH2 C CH CH2
Isopren

Do đó, terpen có công thức chung là (C5H8)n, tạo ra do sự kết


hợp của hai hay nhiều đơn vị isopren. Vì thế, dựa vào số đơn
vị isopren có trong phân tử terpen, người ta chia terpen thành
nhiều nhóm hợp chất.

202
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Bảng 4.1: Phân loại terpen theo đơn vị isopren

n Terpen Số Nguồn gốc


carbon

1 Hemiterpen 5 Tinh dầu (hiếm)


2 Monoterpen 10 Tinh dầu
3 Sesquiterpen 15 Tinh dầu
4 Diterpen 20 Nhựa dầu
5 Sesterpen 25 (hiếm)
6 Triterpen 30 Sterol, Saponin
8 Tetraterpen 40 Caroten
>8 Polyterpen >40 Cao su

Theo Ingold, trong các hợp chất terpen nói trên các đơn vị
isopren nối với nhau theo nguyên tắc “đầu-đuôi“.

C C C C

1 2 3 4
Đầu Đuôi

Đầu của đơn vị isopren này nối với đuôi một đơn vị isopren
khác. Qui tắc “đầu-đuôi“ này chỉ áp dụng đúng với monoterpen,
sesquiterpen, diterpen, sesterpen, đối với triterpen và
tetraterpen thì qui tắc nối này chỉ đúng ở ba hoặc bốn phân tử
isopren ở mỗi đầu, còn nối C−C ở giữa phân tử là nối “đuôi-
đuôi“.

Terpen trong tinh dầu chủ yếu nằm trong hai nhóm hợp chất
monoterpen và sesquiterpen. Những terpen này thường không
bảo hòa và mang các loại nhóm chức khác nhau. Tổng quát,
cho đến thống kê vào năm 1993, có khoảng 1.000 monoterpen
và 3.000 sesquiterpen có cơ cấu được xác định.

203
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Trong số những hợp chất này cũng có nhiều trường hợp ngoại
lệ như không tuân theo nguyên tắc isopren về số lượng carbon
hoặc không tuân theo qui tắc nối “đầu-đuôi”.
4
2
9 HOCH2 3 1
1
OH 4
6 2
7 3
8
5 3 2

4 1

Santenol (C9H16O) Lavandulol (C10H18O)

Sau đây là phần trình bày một số terpen thường gặp trong tinh
dầu, sắp theo thứ tự về cơ cấu.

4.2.2 HEMITERPEN

Cho đến hiện nay, rất ít hợp chất thuộc nhóm hemiterpen được
biết đến. Isopren được phóng thích ra từ lá của nhiều loài cây,
đóng vai trò như hormon của cây, tương tự như etylen.
Isopentenol và alcol 3,3-dimetylalyl tìm thấy trong một số tinh
dầu ở dạng tự do hoặc dạng kết hợp trong ester. Acetat của
alcol thứ hai là một pheromon báo động của loài ong, có đặc
tính bay hơi dễ dàng và phân tán rất nhanh.

Sau đây là một số hợp chất có trong tinh dầu có thể xếp vào
nhóm hemiterpen:

204
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

COOH

Isopren Acid isovaleric

COOH
OH
Alcol isoamil Acid dimetilacrilic

OH HOOC
Alcol dimetilalil Acid tiglic

COOH
CHO

Isovaleraldehid Acid angelic

4.2.3 MONOTERPEN

Phân tử monoterpen bao gồm hai đơn vị isopren, sườn carbon


có thể là chi phương hay chi hoàn.

4.2.3.1 Monoterpen chi phương

Sườn cơ bản là 2,6-dimetyloctan.


8

1
7
6 3 2
Me

5 4 Me

Dây nhánh iso có thể nằm dưới hai dạng:

205
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

3 3

2 2
1 1

Isopropyliden Isopropenyl
(-) (-)

Trong thiên nhiên người ta thường gặp dạng - nhiều hơn.

4.2.3.1.1 Monoterpen hydrocarbon

Hầu hết các monoterpen hydrocarbon đều không bảo hòa, do


đó các terpen này dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, oxygen và ánh
sáng dễ đưa đến các phản ứng: Diels−Alder, polymer hóa,
chuyển vị, ….

Đa số các monoterpen chi phương đều có mùi thơm dễ chịu,


được sử dụng trong hương liệu. Chúng còn là nguyên liệu đầu
để tổng hợp các monoterpen oxygen. Một số monoterpen chi
phương hydrocarbon tìm thấy trong thiên nhiên như:

Myrcen là hợp phần trong tinh dầu của hoa nguyệt quế, hoa bia
và trong một số loại tinh dầu khác.

Ocimen là đồng phân của myrcen, có nhiều trong tinh dầu oải
hương Pháp.

-Myrcen cis--Ocimen trans--Ocimen

206
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.3.1.2 Monoterpen oxygen

Oxygen có trong các nhóm chức alcol, aldehyd, ester, ...

4.2.3.1.2.1 Alcol

Bupleurol, 2-metyl-6-metylenoctan-8-ol, có trong tinh dầu trích


từ hoa và lá của Bupleurum fruticosum L..

Linalol, 3,7-dimetyl-1,6-octadien-3-ol, tồn tại trong thiên nhiên


dưới hai dạng hữu triền và tả triền: d-linalol có trong tinh dầu
trầm hương Mexico, hột nhục đậu khấu, cam ngọt, rau mùi,
Orthodon linaloliferum Fujita (82%); l-linalol có trong tinh dầu
trầm hương (60 − 80%), oải hương, hoa cam, chanh, vỏ chanh
ta, húng quế (ở Pháp, Đức), phong lữ. Acetat linalyl là thành
phần chính của tinh dầu oải hương và bergamot.

Geraniol, 2,6-dimetyl-2,6-octadien-8-ol, có trong tinh dầu sả (30


− 40%), hoa hồng, phong lữ (40 − 50%), sả chanh, Eucalyptus
staigerana, Eucalyptus macarthurii, trầm hương, rau mùi, oải
hương, hoa cam, ylang ylang.

Nerol, 2,6-dimetyl-2,6-octadien-8-ol, và ester acetic của nó có


trong tinh dầu helichrysum (30 − 50%), hoa cam, hoa hồng,
trầm hương, sả Tích lan.

Lavandulol, 2-isopropenyl-5-metyl-4-hexen-1-ol, dạng l- và


ester (nhất là acetat) của nó có trong tinh dầu oải hương Pháp
(Lavandula vera) (1%).

Citronelol, 2,6-dimetyl-2-octen-8-ol. d-Citronelol có trong tinh


dầu sả Java, phong lữ, cỏ roi ngựa, cối lá sẫm, Eucalyptus
citriodora. l-Citronelol là thành phần chính trong tinh dầu phong
lữ Réunion (35 − 40%), hoa hồng Bungari (10 − 35%),
Eucalyptus citriodora.

Myrcenol có trong tinh dầu oải hương Trung Quốc.

207
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

HO
CH2OH

CH2OH CH2OH

Bupleurol Linalol Geraniol Nerol

HOCH2 CH2OH

OH

Lavandulol Citronelol (Rodinol) Myrcenol

4.2.3.1.2.2 Aldehyd

Geranial, trans-3,7-dimetyl-2,6-octadien-1-al, và neral, cis-3,7-


dimetyl-2,6-octadien-1-al, là hợp phần của nhiều tinh dầu: sả
chanh (70 − 80%), Backhousia citriodora, Ocimum pylosum
(35%), cỏ roi ngựa, sả Java, vỏ chanh, gừng, Leptospermum
citratum, lá của vài loài thuộc họ Cam quýt.

Citronelal, 3,7-dimetyl-6-octen-1-al. d-Citronelal là hợp phần


chính của tinh dầu sả, Eucalyptus citriodora và vài loài khuynh
diệp, chanh và hoa hồng. l-Citronelal có trong tinh dầu
Leptospermum flavescens var. citratum. Các aldehyd này khi
hoàn nguyên trở thành các alcol tương ứng.

208
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

CHO CHO

CHO

Geranial Neral Citronelal


(Citral a) (Citral b) (Rodinal)

4.2.3.1.2.3 Ester

Acetat linalyl là một ester quan trọng, hợp phần chính tinh dầu
oải hương, bergamot. Ester này cũng có trong một số tinh dầu
khác như tinh dầu hoa cam, lài, ylang ylang.

Acetat citronelyl có trong tinh dầu sả, phong lữ.

Format citronelyl có trong tinh dầu phong lữ.

Format geranyl có trong tinh dầu phong lữ.

Butyrat citronelyl có trong tinh dầu sả.

Acetat neryl có trong vài tinh dầu như: Helichrysum


angustifolium, chanh và tinh dầu hoa cam.

Acetat geranyl là ester quan trọng, được phân bố rộng trong


tinh dầu, là cấu tử chính trong một số tinh dầu, có trong tinh
dầu sả chanh, phong lữ, hoa cam, oải hương, rau mùi,
Eucalyptus macarthuri và Eucalyptus staigeriana.

209
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

CH3COO
CH3COOH2C HCOOH2C

Acetat linalyl Acetat citronelyl Format citronelyl

HCOOH2C CH3CH2CH2COOH2C

Format geranyl Butyrat citronelyl

CH3COOH2C

CH2OOCCH3

Acetat neryl Acetat geranyl

4.2.3.2 Monoterpen chi hoàn

4.2.3.2.1 Monoterpen đơn hoàn

Sườn cơ bản của các monoterpen đơn hoàn được gọi là p-


mentan.

210
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

1
6 2

5 3
4
8

9 10

p-Mentan

4.2.3.2.1.1 Hợp chất hydrocarbon

Một số hợp chất trong nhóm này thường gặp trong tinh dầu
như:

Limonen có trong các tinh dầu dễ bay hơi, là hợp phần chính
trong các tinh dầu họ Cam quýt. d-Limonen có trong tinh dầu
vỏ cam (90%), chanh, quýt, bưởi, lá cam, bergamot, hoa cam,
carum (40%), thì là, cần tây (60%). l- Limonen có trong tinh dầu
lá thông kim, Abies alba, thông Nga, bạc hà, bạc hà lục,
Eucalyptus staigeriana. dl-Limonen có trong tinh dầu thông lá
kim ở Siberi, tinh dầu sả chanh, hột tiêu, hột nhục đậu khấu,
tinh dầu hoa cam, rau mùi, cây thì là.

Isolimonen có trong tinh dầu Chenopodium ambrosioides var.


anthelminticum.

Terpinolen có trong tinh dầu trám Manila, rau mùi, cam, cây
bách Monterey (Cupressus macrocarpa).

-Terpinen là hợp phần chính của “terpinen” có trong tinh dầu


tùng, rau mùi, Ocimum viride, bạch đậu khấu Tích Lan.

-Terpinen chiếm hàm lượng nhỏ trong “terpinen”, có trong tinh


dầu rau mùi, vỏ chanh, thì là, Ocimum viride. -Terpinen còn có

211
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

trong tinh dầu cỏ xạ hương, Eucalyptus dives, Crithmum


maritimum, Mosla japonica.

-Phelandren có hai đồng phân quang học là l--phelandren và


d--phelandren. -Phelandren có trong tinh dầu quế, cỏ gừng,
thì là đắng, Schinus mollé. l--Phelandren trong tinh dầu
Eucalyptus dives, E. phellandra, ớt ngọt, nguyệt quế.

-Phelandren giống như -phelandren, tồn tại ở cả hai dạng tả


triền và hữu triền. Dạng d--phelandren có trong tinh dầu thì là
nước, bạch chỉ, gừng Châu Phi, hồi. Dạng l--phelandren có
trong tinh dầu tiêu Nhật, nhựa thơm Canada.

Limonen Isolimonen Terpinolen -Terpinen

-Terpinen -Phelandren -Phelandren

Các dien đơn hoàn này có thể biến đổi qua lại với nhau:

212
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Terpinolen -Terpinen

4.2.3.2.1.2 Hợp chất oxygen

Oxygen nằm trong các nhóm chức alcol, aldehyd, ceton, oxid.

4.2.3.2.1.2.1 Alcol

Thường gặp alcol nhị, tam cấp và diol.

Mentol vì có 3C thủ tính nên có 4 cặp đồng phân quang học:


mentol, neomentol, isomentol, neoisomentol. Mentol có trong
tinh dầu bạc hà, bách, bạch đậu khấu Tích Lan, hột nhục đậu
khấu. l-Mentol quan trọng nhất trong tất cả các mentol, có trong
tinh dầu bạc hà cay (Mentha piperita) (50 − 65%), tinh dầu bạc
hà Nhật (Mentha arvensis) (75 − 90%) và một lượng nhỏ được
tìm thấy trong tinh dầu phong lữ Réunion. d-Neomentol được
tìm thấy trong tinh dầu Mentha arvensis.

Isopulegol cũng có 3C thủ tính nên cũng có 4 cặp đồng phân


quang học: isopulegol, neoisopulegol, neoisoisopulegol,
isoisopulegol. Isopulegol có trong tinh dầu sả chanh (ở miền
nam nước Pháp, Châu Phi gần xích đạo), Leptospermum
liversidgei.

Piperitol không phân bố rộng trong tự nhiên. l-Piperitol có trong


tinh dầu khuynh diệp, đặc biệt là tinh dầu Eucalyptus radiata
Sieb. d-Piperitol có trong tinh dầu các loài Andropogon (trồng
ở khu vực Etawah, Ấn Độ).

213
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Pulegol có trong tinh dầu bạc hà hăng.

Carveol có một lượng nhỏ trong tinh dầu hột giống carum, bạc
hà lục.

-Terpineol có 2 đồng phân quang học là d--terpineol và l--


terpineol. Dạng d--terpineol có trong tinh dầu nhựa thông Nga,
cam ngọt. l--Terpineol có trong tinh dầu thông, chương não,
lá quế, vỏ chanh.

-Terpineol được tìm thấy một ít trong tinh dầu trích từ


Cupressus torulosa Don.

Terpinen-4-ol có trong tinh dầu của cây bách, trái bách xù, bạch
đậu khấu Tích Lan, hột nhục đậu khấu, kinh giới, cỏ xạ hương,
tràm trà.

Alcol perilyl có trong tinh dầu cỏ gừng (Andropogon


schoenanthus L.), bergamot, cối lá sẫm, Monarda fistulosa, bạc
hà lục.

Dihydroterpineol có trong tinh dầu nhựa thông, chứa trans-


dihydroterpineol.

Terpin có trong tinh dầu Myrocarpus sylvestris (65,8%).

OH OH OH

Mentol Isopulegol Piperitol

214
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

OH OH
OH

Pulegol Carveol -Terpineol

CH2OH
OH

OH

-Terpineol Terpinen-4-ol Alcol perilyl

OH

OH OH

Dihydroterpineol Terpin

4.2.3.2.1.2.2 Aldehyd

l-Perilaldehyd là hợp phần chính (khoảng 50%) trong tinh dầu


tía tô (Perylla nankinensis Dene.), d-perilaldehyd có trong tinh
dầu Hernandia peltata, Perylla ocimoides và trong tinh dầu
sulpicya (65%).

215
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Phelandral, 4-isopropyl-1-cyclohexenaldehyd, có trong tinh dầu


thì là nước (Phellandrium aquaticum L.), Eucalyptus
hemiphloia, E. polybractea, E. bakeri Maiden.

CHO CHO

Perylaldehyd Phelandral

4.2.3.2.1.2.3 Ceton

Các monoterpen alcol nhị cấp khi oxid hóa cho ra ceton tương
ứng:

Carveol → Carvon
Carvomentol → Carvomenton
Piperitol → Piperiton
Mentol → Menton
Pulegol → Pulegon
Isopulegol → Isopulegon

d-Carvon là hợp phần chính (50 − 60%) trong tinh dầu của hột
carum, hột thì là (Anethum graveolens L.). l-Carvon là hợp phần
chính của tinh dầu bạc hà lục (trên 70%). dl-Carvon có trong
tinh dầu gừng.

Carvomenton có trong tinh dầu Blumea eriantha (họ


Compositae). dl-Carvomenton có trong tinh dầu Blumea
malcolmii (16%).

216
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

d-Carvotanaceton là hợp phần chính trong tinh dầu một số cây


họ Cúc như Blumea malcolmii, (82%), Blumea eriantha D.C.
(95%).

Dihydrocarvon có một lượng nhỏ trong tinh dầu hột carum.

Piperiton có hai dạng d-, l- trong vài tinh dầu. d-Piperiton có


trong dầu bạc hà Nhật (Mentha arvensis), Andropogon
iwarancusa Jones (80%), Cymbopogon sennaarensis Chiov
(45%), l-piperiton có trong tinh dầu khuynh diệp, Eucalyptus
dives (40%) và Eucalyptus radiata.

Piperitenon có trong tinh dầu bạc hà hăng Moroccan (Mentha


pulegium L. var. eriantha).

Isopiperitenon được tìm thấy trong tinh dầu trích từ Mentha


pulegium var. vyllona Benth. (trồng ở Bắc Phi ).

Dạng tả triền của crypton có trong tinh dầu Eucalyptus


polybractea, E. hemiphloia, E. cneorifolia. Dạng hữu triền có
trong tinh dầu thì là nước (Phellandrium aquaticum L.).

d-Menton có trong tinh dầu Nepeta japonica và Barosma


pulchella. l-Menton có trong tinh dầu bạc hà hăng, bạc hà cay
(trên 30%), Calamintha nepeta. d-Isomenton có trong tinh dầu
bạc hà hăng Moroccan và Bồ Đào Nha. l-Isomenton có trong
tinh dầu phong lữ Katanga (75%).

d-Pulegon là hợp phần chính trong tinh dầu bạc hà hăng


(Mentha pulegium, Hedeoma pulegioides) (80 − 90%), trong
tinh dầu bạc hà Nhật (Mentha arvensis var. piperascens),
Pycnanthemum lanceolatum, Calamintha nepeta.

Isopulegon chiếm 15% trong dầu bạc hà hăng.

217
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

O
O O

Carvon Carvomenton Carvotanaceton

O O

Dihydrocarvon Piperiton Piperitenon

O O

Isopiperitenon Crypton Menton

O O

Pulegon Isopulegon

218
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.3.2.1.2.4 Ester

Format terpinyl có trong tinh dầu bạch đậu khấu Tích Lan.

Acetat terpinyl có trong tinh dầu bách, bạch đậu khấu Malabar,
lá thông kim Siberian.

Acetat mentyl chỉ được tìm thấy trong tinh dầu bạc hà cay.

Isovalerat mentyl có trong tinh dầu bạc hà Nga, Anh, Pháp, Mỹ.

HCOO CH3COO

Format terpinyl Acetat terpinyl

CH3COO (CH3)2CHCH2COO

Acetat mentyl Isovalerat mentyl

4.2.3.2.1.2.5 Oxid

1,8-Cineol (eucalyptol) có trong tinh dầu của một số loài khuynh


diệp (30 − 70%), Eucalyptus polybractea (92%), lá nguyệt quế
(50%), bạch đậu khấu, căn hành gừng.

1,4-Cineol hiếm, có trong tinh dầu của cây tiêu thuốc.

219
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Ascaridol là hợp phần chính của tinh dầu wormseed Mỹ


(Chenopodium ambrosioides var. anthelminticum L.) (65 −
70%).

O O
O
O

1,8-Cineol 1,4-Cineol Ascaridol

4.2.3.2.2 Monoterpen nhị hoàn

Monoterpen nhị hoàn có bốn loại sườn cơ bản như sau: pinan,
caran, tujan, camphan và ba loại sườn đồng phân với camphan
là isocamphan, isoborylan, fenchan.
10 10

10 3 4 10
4 2 5 3
2 1
5 1 6 2
1 3 6 2
7 8 9
6 7 1
9 7
6 8 4 8 7 5 3
5 9 8 9 4

Pinan Caran Tujan Camphan

1 8
2
6 8 1
9 1 10
7 2 2
3 6 6
5 9 8 9
4 7
3 7
5 5 3
10
10 4 4

Fenchan Isocamphan Isoborylan

220
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.3.2.2.1 Hợp chất hydrocarbon

-Tujen có hai đồng phân quang học l--tujen và d--tujen. l-


-Tujen được tìm thấy trong nhiều tinh dầu. d--Tujen được
tìm thấy lần đầu tiên trong nhựa của cây Boswellia serrata
Roxb. -Tujen là đồng phân vị trí của -tujen.

Sabinen được tìm thấy trong tinh dầu tùng (Junipesis sabina
L.)

-3-Caren trong tinh dầu nhựa dầu của cây Pinus longifolia. d-
-3-Caren được tìm thấy trong tinh dầu nhựa thông Thụy Điển,
tinh dầu từ loài P. pumylio. l--3-Caren được ly trích từ tinh dầu
trong thân rễ cây Kaempferia galanga và từ tinh dầu cây P.
sylvestris.

-4-Caren, d--4-caren được tách ra từ tinh dầu ly trích từ cỏ


Andropogon jauarancusa Jones; có trong tinh dầu thông
Finnish, tinh dầu thông Thụy Điển, tinh dầu cây Dacrydium
franklini; l-4-caren chưa được mô tả.

-Pinen được xem là hợp chất chính trong monoterpen


hydrocarbon, xuất hiện nhiều trong thiên nhiên, được tìm thấy
trong hầu hết tinh dầu thuộc họ Pinaceae, là hợp phần chính
trong tinh dầu nhựa dầu thông, đóng vai trò quan trọng trong
tổng hợp camphor.

-Pinen (Norpinen), l--pinen có trong tinh dầu nhựa thơm


Oregon; d--pinen và còn được tìm thấy trong tinh dầu từ trái
chín của cây Ferula galbaniaflua.

Camphen, monoterpen hydrocarbon nhị hoàn tinh thể duy nhất


xuất hiện trong tự nhiên; l-camphen tách ra từ tinh dầu ly trích
từ loài cây Albies concolor.

221
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

-Tujen -Tujen Sabinen -3-Caren

-4-Caren -Pinen -Pinen Camphen

4.2.3.2.2.2 Hợp chất oxygen

4.2.3.2.2.2.1 Alcol

Pinocarveol được cô lập từ phần có nhiệt độ sôi cao của tinh


dầu ly trích từ cây Eucalyptus globulus.

Borneol xuất hiện nhiều trong thiên nhiên ở dạng tự do và dạng


ester; d-borneol (Borneocamphor) là hợp phần chính của tinh
dầu từ cây Dryobalanops camphora; trong khi đó l-borneol xuất
hiện trong tinh dầu Pinus palustris. dl-borneol còn được tìm
thấy trong nhiều tinh dầu khác.

Pinocampheol là alcol nhị cấp, l-pinocampheol được tìm thấy


trong tinh dầu bài hương (Hyssopus officinalis).

Alcol tujyl là alcol nhị cấp, được tìm thấy ở trạng thái tự do và
kết hợp với nhiều loại acid trong tinh dầu.

222
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Sabinol, d-sabinol xuất hiện trong tự nhiên ở cả hai dạng: dạng


tự do và dạng acetat, có trong tinh dầu tùng (Junipesis sabina
L.)

Myrtenol có trong tinh dầu trích từ lá và hoa của cây Myrtus


communis L., tinh dầu cây Darwinia grandiflora và cây
Chamaecyparis formosensis Matsum (xuất hiện cùng với
dihydromyrtenol) và từ loài Eucalyptus globulus.

Verbenol được tìm thấy trong khi nghiên cứu về nhựa dầu của
cây Boswellia carteri.

Alcol fenchyl được trích ly từ tinh dầu rễ cây Pinus palustris.

OH OH OH

Pinocarveol Borneol Pinocampheol

OH OH
CH2OH

Alcol tujyl Sabinol Myrtenol

OH
OH
Verbenol Alcol fenchyl

223
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.3.2.2.2.2 Aldehyd và ceton

Myrtenal có trong tinh dầu Eucalyptus globulus.

Fenchon có trong tinh dầu hột thì là và tinh dầu Lavandula


stoechas.

Tujon được tìm thấy trong tinh dầu cúc ngải (Tanacetum
vulgael L.), tinh dầu ngải tây (Artemisia absinthium L.).

Camphor xuất hiện nhiều trong thiên nhiên, dưới 3 dạng là: d-
camphor, l-camphor, dl-camphor. Nguồn chính của d-camphor
từ tinh dầu gỗ Cinnamomum camphora Nees.

Santenon có trong tinh dầu gỗ đàn hương, bạch đàn ở đông


Ấn Độ.

Pinocamphon có trong tinh dầu bài hương (Hyssopus


officinalis).

Pinocarvon xuất hiện nhiều trong thiên nhiên, dạng l-


pinocarvon có trong tinh dầu Eucalyptus globulus.

Verbenon có trong tinh dầu nhựa thông, d-verbenon xuất hiện


trong tinh dầu cỏ roi ngựa Thụy Điển.
CH3
CH3 O
CHO
O
CH3
CH3
Mirtenal Fenchon Tujon

224
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

CH2
O O
H

O
Santenon Pinocarvon Verbenon

4.2.3.2.3 Monoterpen tam hoàn

Teresantalol có trong tinh dầu gỗ đàn hương.

Nortricycloekasantalal cũng có trong tinh dầu gỗ đàn hương


Đông Ấn.

CH3 CH3
CH2OH CH2CHO

CH3 CH3
Teresantalol Nortricycloekasantalal (11C)

4.2.4 SESQUITERPEN

4.2.4.1 Sesquiterpen chi phương

Các sesquiterpen chi phương có sườn cơ bản là farnesan.


14

6 8
5 9
7
12
4
3 10 15
11

2
13 1

Farnesan

225
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.4.1.1 Sesquiterpen hydrocarbon

Sesquicitronelen chiếm một phần nhỏ trong dầu sả Tích Lan và


Java.

Sesquicitronelen

4.2.4.1.2 Sesquiterpen oxygen

4.2.4.1.2.1 Alcol

Farnesol, 3,7,11-trimetyl-2,6,10-dodecatrien-1-ol, có trong tinh


dầu hoa cam, hoa hồng, sả Tích Lan, sả chanh, nhựa thơm
Peru, hoa keo, cỏ mộc đề, hoa anh thảo, hoa lài.

Nerolidol, 3,7,11-trimetyl-1,6,10-dodecatrien-3-ol, có trong tinh


dầu hoa cam, nhựa thơm Peru, ylang ylang, cabreuva
(Myrospermum erythroxylon Fr. Allem.) (75-80%).

OH
OH

Farnesol Nerolidol

226
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.4.2 Sesquiterpen chi hoàn

4.2.4.2.1 Sesquiterpen đơn hoàn

Các sesquiterpen đơn hoàn có ba sườn cơ bản là: bisabolan


(vòng sáu), germacran (vòng mười) và humulan (vòng mười
một).
14

6 8
1 15 9
7
5 9
2 8
10 10
4 12
12
3 15 3
11 5 7
4 6 11
2
13 1 14 13

Bisabolan Germacran
(Vòng 6) (Vòng 10)
15

6
7
9 8 5

10 4

11 3 14

2
1
12 13

Humulan
(vòng 11)

4.2.4.2.1.1 Hợp chất hydrocarbon

Bisabolen có 3 đồng phân là -bisabolen, -bisabolen, -


bisabolen, được phân bố rộng trong tự nhiên, có trong tinh dầu
nhựa thơm bisabol, chanh tây, chanh ta, bergamot, chương
não, thông lá kim Siberie, hồi sao Trung Quốc, bạch đậu khấu,
đàn hương.

227
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Zingiberen là hợp phần chính của tinh dầu gừng (Zingiber


officinale Roscoe), rễ Curcuma zedoaria Rosc.

Curcumen có trong rễ của Curcuma aromatica.

Germacren B có trong tinh dầu hoa bia (hublon).

Germacren C, D có trong tinh dầu Kasura japonica.

Humulen có trong tinh dầu hoa bia (Humulus lupulus L.), đinh
hương.

-Bisabolen -Bisabolen

-Bisabolen Zingiberen

228
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Curcumen Germacren B

Germacren C Germacren D

-Humulen -Humulen

4.2.4.2.1.2 Hợp chất oxygen

Atlanton có 2 đồng phân là -atlanton và -atlanton, được tìm


thấy trong tinh dầu gỗ tuyết tùng Atlas (Cedrus atlantica
Manet.), gỗ tuyết tùng Himalaya (Cedrus deodora Loud.)

229
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

O O

-Atlanton -Atlanton

CH2OH
Germacron Lanceol

4.2.4.2.3 Sesquiterpen nhị hoàn

Sesquiterpen nhị hoàn có 3 loại sườn carbon cơ bản: naptalen


vòng [6,6], azulen vòng [7,5] và caryophylen vòng [9,4].

4.2.4.2.2.1 Sườn naptalen

Có hai dạng cơ bản là: cadinan và eudesman (selinan) với


cadalen và eudalen là hai hợp chất hương phương có cơ cấu
tương ứng

230
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

15
15
2 1 9
1
9 10 3 2 8
10

3 12
8 7
6 4 14 5 7
5 4 6 11

12 11 13 14 13

Cadinan Eudesman (Selinan)

Cadalen Eudalen

4.2.4.2.2.1.1 Hợp chất hydrocarbon

-Cadinen là một trong những sesquiterpen phân bố rộng nhất.


d--Cadinen có trong tinh dầu gỗ tuyết tùng Atlas, đàn hương
Tây An và gỗ Juniperus oxycedrus. l--Cadinen có trong tinh
dầu cade, cây bách, cây tiêu thuốc. Cadinen có trong tinh dầu
lá tuyết tùng, Pinus pumylio, trái bách xù, tiêu, chương não, sả
chanh, ylang ylang, hoắc hương, bạch tùng hương.

Sumbulen có trong tinh dầu rễ xạ hương, là thành phần hương


thơm của tinh dầu trích từ rễ sumbul (Ferula sumbul Hook.).

Sesquibenihen có trong tinh dầu rễ Chamaecyparis


formosensis Matsum.

Orthodonen có trong tinh dầu trích từ Orthodon lanceolatum


Kudo.

231
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

-Selinen có trong tinh dầu trích từ hột cần tây (Apium


graveolens) (20%).

Eudesmen có trong vài loại tinh dầu Eucalyptus và


Leptospermum.

-Cadinen Sumbulen

Sesquibenihen -Selinen

-Murolen -Amorphen

232
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.4.2.2.1.2 Hợp chất oxygen

Calamendiol có trong tinh dầu Acorus calamus.

Cimbopol chiếm 15% trong tinh dầu của sả Java.

d-Cadinol là hợp phần chính trong tinh dầu bạch tùng hương,
tinh dầu lá của Chamaecyparis obtusa, tinh dầu đàn hương Tây
Ấn. l-Cadinol có trong tinh dầu cây tiêu thuốc, tinh dầu sả Java,
tinh dầu Cedrela toona Roxb.

Toreyol có trong tinh dầu lá của Torreya nucifera S. et Z.

Sequibenihiol có trong tinh dầu rễ cây Chamaecyparis


formosensis Matsum.

-Santonin, là một lacton, có trong tinh dầu Artemisia maritima


Linn.

Eudesmol (selinenol) có trong tinh dầu trích từ Eucalyptus


piperita và có trong một số tinh dầu khuynh diệp khác.

Eremophylon có trong các loại cây nhỏ, cây bụi như


Eremophyla mitchelli.

Cyperon có trong tinh dầu trích từ củ Cyperus rotundus.

OH

CH2 CH2OH
OH

Calamendiol Cimbopol

233
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

OH

OH

Cadinol Toreiol

CH2OH O
O
CH2 CH2 O
Sequibenihiol - Santonin

OH
OH
CH2

-Eudesmol -Eudesmol

O
CH2
Eremophylon Cyperon

234
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

4.2.4.2.2.2 Sườn azulen

Sesquiterpen bảo hòa có sườn azulen có tên là guaian.

15

9 1
8 10
2
7
6 4 3
12
5
11 14

13
Azulen Guaian

4.2.4.2.2.2.1 Hợp chất hydrocarbon

Guaiazulen được tìm thấy trong tinh dầu phong lữ.

Vetivazulen (dây nhánh không đúng vị trí) có trong tinh dầu rễ


hương bài.

Chamazulen (14 C) có trong tinh dầu hoa cúc.

Guaiazulen Vetivazulen

235
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Chamazulen -Bulnesen

4.2.4.2.2.2.2 Hợp chất oxygen

Guaiol có trong dầu gỗ bạch tùng hương, trong cây Bulnesia


sarmienti Lorentz.

Parteniol có trong tinh dầu guayule (Parthenium argentatum


Gray).

-Vetivon (dẫn xuất của vetivazulen) có trong tinh dầu vetiver.

Carotol (dây nhánh không đúng vị trí) có trong tinh dầu Daucus
carota.

OH OH

Guaiol Parteniol

236
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

O
OH

-Vetivon Carotol

OH

Bulnesol

4.2.4.2.2.3 Sườn caryophylen

Sườn carbon có tên là caryophylan:

14

6
5
3 4 7

2
8
1 9 15

12 10
11

13
Caryophylan

4.2.4.2.2.3.1 Hợp chất hydrocarbon

Caryophylen có trong tinh dầu cuống và nụ đinh hương, hoa


bia, Alpinia chinensis Roscoe (30%). -Caryophylen có trong

237
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

tinh dầu nụ và cành đinh hương Châu Phi, balsam Maracaibo,


quế Tích Lan, lá quế, đàn hương Tây Ấn, bạc hà (14%). Ngoài
ra caryophylen còn có trong tinh dầu oải hương, cỏ xạ hương,
ớt và một số tinh dầu khác.

-Caryophylen (trans-) Isocaryophylen

4.2.4.2.2.3.2 Hợp chất oxygen

Oxid caryophylen

4.2.4.2.2.4 Các dạng sườn khác

4.2.4.2.2.4.1 Hợp chất hydrocarbon

-Santalen có trong tinh dầu đàn hương Đông Ấn.

238
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

-Santalen Eremophylen

4.2.4.2.2.4.2 Hợp chất oxygen

-Santalol có trong tinh dầu gỗ đàn hương đông Ấn Độ.

Elemol có trong tinh dầu sả Java và dầu trám Manila.

OH

OH

-Santalol Elemol

4.2.4.2.3 Sesquiterpen tam hoàn

4.2.4.2.3.1 Hợp chất hydrocarbon

-Santalen có trong tinh dầu đàn hương Đông Ấn.

Cedren có trong tinh dầu gỗ tuyết tùng Mỹ (60 − 70%)


(Juniperus virginiana L.), Juniperus polycarpos Kock.,
Scyadopitys verticyllata, Ptorodon pubescens Benth.

Gurjunen là thành phần chính của tinh dầu trích từ nhựa dầu
của vài loài Dipterocarpus.

239
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Copaen là thành phần tương đối hiếm trong tinh dầu nhựa dầu
copaiba balsam Châu Phi (Oxystigma mannii Harms), tinh dầu
papina (Sindora inermis) (70%), tinh dầu trích từ cây gụ Đông
Ấn (Cedrela toona) (35%).

Aromadendren là sesquiterpen chính trong tinh dầu khuynh


diệp. Nó cũng có thể tồn tại trong một số tinh dầu khác.

-Santalen Gurjunen

Copaen Aromadendren

4.2.4.2.3.2 Hợp chất oxygen

Acid teresantalic ở dạng tự do và dạng ester có trong tinh dầu


đàn hương Đông Ấn.

Ledol có trong tinh dầu trà đầm lầy chưng cất từ lá và phát hoa
ngọn của Ledum palustre L., L. groenlandicum và L.
columbianum và từ lá của Sphacele parviflora L. ở Colombia.

-Santalol là hợp phần chính trong tinh dầu đàn hương Đông
Ấn.

240
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.2 Terpen trong tinh dầu

Nortricycloekasantalal có trong tinh dầu đàn hương Đông Ấn.

H3C OH

COOH

Acid teresantalic Ledol

CH3
OH
CHO
CH3
-Santalol Nortricycloekasantalal

4.3 SINH TỔNG HỢP

4.3.1 ĐẠI CƯƠNG

Tổng quát, sinh tổng hợp là sự tổng hợp xảy ra trong cơ thể
sinh vật, xúc tác bằng diếu tố (enzym). Vì trong cơ thể sinh vật
có một số lượng rất lớn các hóa chất cho nên cũng có rất nhiều
chuỗi phản ứng liên tiếp nhau để tạo ra chúng. Mỗi một chuỗi
phản ứng liên tiếp nhằm tạo ra một nhóm hợp chất có một cơ
cấu chung nhất định được gọi là một đường sinh tổng hợp.

Sinh tổng hợp, khác với sinh phát nguyên, là nguồn gốc tạo
thành các hợp chất trong sinh vật, được điều khiển bằng gen.
Các loại tinh dầu thực vật, sở dĩ có những đặc tính khác nhau
đó là do quá trình tạo ra chúng dựa trên cơ sở di truyền của
từng loài thực vật.

241
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Tiền chất là chất nền của một đường sinh tổng hợp. Thí dụ acid
sikimic là tiền chất của các phenylpropen; acid mevalonic là tiền
chất của terpen. Tiền chất có ý nghĩa tương đối vì bản thân nó
có thể là sản phẩm của một đường sinh tổng hợp khác .

Sự sinh tổng hợp các hợp chất có trong tinh dầu có thể tiến
hành ngay từ lúc khởi điểm của quá trình sinh trưởng của sinh
vật, thí dụ trong các cây cung cấp tinh dầu từ lá, vỏ, gỗ, rễ, ....
Nhưng cũng có sự sinh tổng hợp chỉ xuất hiện ở một giai đoạn
sinh trưởng nhất định nào đó của sinh vật, thí dụ như: giai đoạn
chín của trái, giai đoạn nở của hoa ...

Các đường sinh tổng hợp cũng có thể phối hợp với nhau để
tạo ra các loại dẫn xuất, nghĩa là các sản phẩm của các đường
sinh tổng hợp có thể tác dụng với nhau, thí dụ acid carboxylic
tác dụng với alcol cho ra ester.

Người ta nghiên cứu các đường sinh tổng hợp bằng cách cho
những tiền chất có chứa 14C (đôi khi dùng 13C) vào thực vật.
Sau những khoảng thời gian nhất định, tại những vị trí nhất định
trên cây người ta ly trích và xác định cơ cấu mới của tiền chất
nhờ vào vị trí carbon đồng vị (in vivo), hoặc ly trích enzym từ
cây ra cho tác dụng với tiền chất là những hóa chất đã được
chọn sẵn, các phản ứng này được thực hiện trong những dụng
cụ của phòng thí nghiệm (in vitro). Cho đến nay người ta vẫn
còn tiếp tục nghiên cứu về các con đường sinh tổng hợp nhằm
giải thích sự tạo thành của tất cả những hợp chất cô lập được
từ những sinh vật.

Có rất nhiều loại diếu tố hiện diện trong các đường sinh tổng
hợp như: reductaz, decarboxylaz, aminotransferaz,
dehydrogenaz, isomeraz, lipoxygenaz, oxidaz ...

Sự sinh tổng hợp trong thực vật, tùy theo công dụng của sản
phẩm đối với chính bản thân thực vật, được chia ra làm hai loại
biến dưỡng: nhất cấp và nhị cấp (thứ cấp).

242
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Một cách tổng quát sự biến dưỡng nhất cấp cung cấp các nhóm
hợp chất tối cần thiết cho cây như: carbohydrat, nucleosid, acid
amin trong khi sự biến dưỡng nhị cấp (thứ cấp) cung cấp các
nhóm hợp chất như: terpenoid, steroid, alkaloid, nhiệm vụ của
những hợp chất sau này đối với cây chưa được xác định rõ
ràng. Như vậy có thể nói sự biến dưỡng thứ nhất tuyệt đối cần
thiết cho đời sống của cây, trong khi sự biến dưỡng thứ hai
(thứ cấp) không có công dụng cụ thể. Sau đây là sơ đồ sự biến
dưỡng của các loại hợp chất thiên nhiên trong cây xanh và rong
biển quang hợp (Sơ đồ 4.1).
CO 2 + H2O

h

Glucoz + Carbohidrat khaùc Polisacarid

Nucleosid RNA, DNA

CO 2H

OP

- Coumarin, ...
CO 2
HO OH
OH Protein
Acid sikimic Acid amin Enzim
höông phöông Alkaloid
O
OH Terpenoid
S coenzim A HO 2C Steroid
OH Carotenoid
Acid mevalonic
Poliphenol
Acid beùo Hôïp chaát chi phöông
Prostaglandin

Protein
Chu kyø Acid amin Enzim
acid tricarboxilic chi phöông Alkaloid

Sơ đồ 4.1: Sự biến dưỡng nhất cấp và nhị cấp trong thực vật

243
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

4.3.2 SINH TỔNG HỢP HỢP CHẤT CHI PHƯƠNG

Người ta đã xác nhận tiền chất của những hợp chất chi phương
là những acid béo có được do sự thủy giải các triglycerid.

Sau đây là thí dụ sơ đồ sinh tổng hợp một số hợp chất chi
phương có trong tinh dầu đi từ acid linoleic do sự thủy giải
triglycerid.

Triglicerid

COOH

Acid linoleic

Lipoxigenaz

I II

Với enzym lipoxygenaz, hai nối đôi trong acid linoleic có thể bị
chuyển hóa từ cấu hình cis thành trans tiếp cách và kế đó là
peroxid hóa tại C của nối đôi trans vừa mới tạo thành, theo
hai cách khác nhau được trình bày lần lượt như sau:

244
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Cách I:

COOH
OOH

Hidroperoxidliaz

CHO +
OHC COOH
cis-3-Nonenal Acid 9-oxononanoic

Isomeraz

CH O

trans-2-Nonenal

Dihidrogenaz

CH 2O H

trans-2-Nonenol

245
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Cách II:
COOH

OOH

Hidroperoxidliaz

+ OHC COOH
CHO
Hexanal Acid cis-12-oxo-9-dodecenoic

CH2OH
Hexanol

4.3.3 SINH TỔNG HỢP PHENYLPROPEN

Người ta đã nhận thấy acid sikimic, ngoài việc là tiền chất của
các acid amin hương phương (phenylalanin, tyrosin,
triptophan, ...), còn là tiền chất của nhóm hợp chất
phenylpropen trong tinh dầu.

Acid sikimic được sinh tổng hợp theo sơ đồ như sau:

246
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

H OH
OP
O
OH
4-Phosphat D-eritroz
CO 2 D-Glucoz
COOH

OP
Acid phosphoenolpiruvic (PEP)

HO COOH O

OH COOH
PO
O OH OH
OH OH
Acid 3-dehidroquinic 7-Phosphat acid 3-deoxi-
D-arabinoheptulosonic (DAHP)

COOH COOH

O OH HO OH
OH OH
Acid 3-dehidrosikimic Acid sikimic

247
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Sự sinh tổng hợp phenylpropen từ acid sikimic theo sơ đồ sau


đây:
COOH
Acid sikimic
NH2

Phenilalanin

PAL

COOH

HO
Chavicol Acid cinamic

MeO MeO
Anetol Estragol

Đầu tiên acid sikimic chuyển hóa cho ra amino acid


phenylalanin, sau đó phenylalanin biến đổi thành acid trans-
cinamic bởi tác động của diếu tố phenylalanin amonia liaz
(PAL). Quá trình này rất quan trọng trong sự biến dưỡng thứ
hai (thứ cấp) vì từ đây sẽ tạo thành nhiều loại alkaloid (morphin,
berberin, tubocurarin), flavonoid, coumarin.

Phenylpropen là một trong những nhóm hợp chất đơn giản nhất
của dẫn xuất acid cinamic.

248
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Sự thay đổi cơ cấu của acid cinamic có thể là mất oxygen trong
sườn carbon hoặc thay đổi vị trí nối đôi cuối dây hoặc giữa dây.

4.3.4 SINH TỔNG HỢP TERPEN

Terpen trong tinh dầu chủ yếu là monoterpen và sesquiterpen.


Sự sinh tổng hợp sesquiterpen đi ngang qua sự sinh tổng hợp
monoterpen. Hiện nay người ta đã xác định được tiền chất của
monoterpen là pyrophosphat isopentenyl (IPP).

Pyrophosphat isopentenyl lại được sinh tổng hợp từ acid


mevalonic.

Acid mevalonic (MVA) được thành lập từ acid acetic trong các
mô của sinh vật. Cơ chế bao gồm sự súc hợp của hai phân tử
acetyl CoA tạo ra acetoacetyl CoA (CoA: coenzym A, chất
chuyên chở các nhóm acetyl hoạt động). Sau đó acetoacetyl
CoA súc hợp với một phân tử acetyl CoA nữa và tạo ra -
hydroxy--metylglutaryl CoA. Sau đó chất này sẽ được hoàn
nguyên hai lần liên tiếp với sự tham gia của phosphat
nicotinamid adenin dinucleotid (NADPH). Kết trái là nhóm
carboxyl có mang CoA sẽ bị chuyển hóa thành alcol nhất.

Acid 3R-(+)-mevalonic khi tạo thành sẽ không chuyển hóa


ngược lại.

Me OH
HOOC
OH
Acid 3R-(+)-mevalonic

Sơ đồ sự sinh chuyển hóa có thể trình bày như sau:

249
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

2 CH3CO SCoA CH3COCH2CO SCoA + CoA SH


Acetil CoA Acetoacetil CoA

CH3CO SCoA

CH2 COOH
NADPH
H3C C CH2 CO SCoA + CoA SH

OH
−Hidroxi-−metilglutaril CoA

CH2 COOH CH2 COOH


NADPH
H3C C CH2 CH SCoA H3C C CH2 CH2OH

OH OH OH
Acid mevalonic

Sau đó, acid mevalonic được phosphoryl hóa liên tiếp qua hai
giai đoạn. Cả hai giai đoạn đều có sự tham gia của phosphat
adenosin (ATP) trong vai trò hợp chất cung cấp phosphat
(NADPH và ATP là những cofactor đặc biệt quan trọng). Acid
mevalonic lúc này được chuyển hóa thành acid 5-
pyrophosphatmevalonic theo sơ đồ sau:

250
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

CH2 COOH CH2 COOH


ATP
H3C C CH2 CH2OH H3C C CH2 CH2OP

OH OH
Acid mevalonic
ATP

CH2 COOH

H3C C CH2 CH2OPP

OH
Acid 5-pirophosphatmevalonic

Bước biến đổi kế tiếp của acid 5-pyrophosphatmevalonic là


bước biến đổi đặc sắc nhất của sự biến dưỡng isopren.

CH2 OPP
CH2 OPP
H2C OH
C - H2O H2C
H2C CH3 - CO2 C
H2C CH3
C O

O H
Acid 5-pirophosphatmevalonic Pirophosphat isopentenil

Trong sự biến đổi này nhóm carboxyl của acid 5-


pyrophosphatmevalonic sẽ bị loại đi dưới dạng CO 2. Sự loại
này xảy ra đồng thời với sự khử H2O giữa hai nguyên tử carbon
C2 và C3 để tạo ra pyrophosphat isopentenyl (IPP).

251
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

4.3.4.1 Sinh tổng hợp monoterpen

Pyrophosphat isopentenyl là đơn vị căn bản trong quá trình sinh


tổng hợp monoterpen, sesquiterpen và các terpen cao hơn.

Sự tham gia của IPP vào các quá trình trên diễn ra như sau:
đầu tiên một phân tử IPP đồng phân hóa thành phân tử
pyrophosphat dimetylalyl (DMAPP) dưới ảnh hưởng của một
loại isomeraz.
CH2 OOP CH2 OOP
isomeraz
H2C HC

C C
H2C CH3 H3C CH3

Pyrophosphat isopentenyl Pyrophosphat dimetylalyl

Pyrophosphat dimetylalyl là một tác nhân thân điện tử, do đó


nó có thể chuyển một đơn vị dimetylalyl vào một tâm thân hạch
của một IPP.

OPP
OPP
H
PPO

IPP + DMAPP GPP

Trong trường hợp này, tâm thân hạch là nối đôi ở cuối phân tử
IPP. Phản ứng đưa đến sự kết hợp hai đơn vị năm carbon. Sản
phẩm của phản ứng được gọi là pyrophosphat geranyl (GPP).

Hầu hết các monoterpen được thành lập từ GPP hoặc từ đồng
phân hình học của nó là pyrophosphat neryl (NPP). Với nối đôi

252
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

nằm ở cấu hình cis, pyrophosphat neryl là tiền chất cho các
monoterpen chi hoàn.

CH2OPP

CH2OPP

GPP NPP

GPP vẫn còn một đơn vị pyrophosphat alyl nên nó cũng có khả
năng đưa nhóm geranyl vào một tâm thân hạch nữa. Việc này
sẽ diễn ra trong sự sinh tổng hợp sesquiterpen.

4.3.4.1.1 Sinh tổng hợp monoterpen chi phương

Một khi GPP hình thành, có nhiều sự lựa chọn cho sự biến đổi
tiếp theo, mỗi hướng biến đổi được kiểm soát bởi một diếu tố
đặc biệt. Bước đầu tiên là sự loại pyrophosphat từ GPP để cho
ra hợp chất oxygen như geraniol, linalol, hoặc hợp chất
hydrocarbon như ocimen, myrcen. Sau đó những hợp chất này
có thể bị oxid hóa hoặc hoàn nguyên để tạo thành những hợp
chất khác như citral và citronelal, …

Sơ đồ sinh tổng hợp monoterpen chi phương như sau:

253
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

CH2OPP

GPP

OH
CH2OH

Geraniol Linalol Mircen

CHO CHO

Citral Citronelal Ocimen

4.3.4.1.2 Sinh tổng hợp monoterpen đơn hoàn

Các hợp chất monoterpen đơn hoàn được hình thành ngang
qua phản ứng hóa vòng nội phân tử của pyrophosphat linalyl

254
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

(LPP), hợp chất này là sản phẩm chuyển vị của GPP.


Pyrophosphat linalyl chịu sự đóng vòng xúc tác với diếu tố
prenyl cyclaz (Croteau 1987), một trong những sản phẩm
thường gặp nhất là monoterpen hydrocarbon limonen. Limonen
tạo thành có thể phản ứng như một chất nền để tạo thành trans-
carveol. trans-Carveol tiếp tục bị oxid hóa thành carvon, là hợp
phần chánh của một loại tinh dầu bạc hà lục (Mentha spicata).
Sơ đồ sinh tổng hợp monoterpen đơn hoàn có thể được trình
bày như sau:

OPP OPP
CH2

GPP LPP Limonen

O HO

Carvon Carveol

4.3.4.1.3 Sinh tổng hợp monoterpen nhị hoàn

Monoterpen nhị hoàn có thể được tạo ra trực tiếp từ GPP, NPP
hoặc LPP với bước đầu tiên là sự loại nhóm −OPP tạo thành

255
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

cation geranyl, neryl hoặc linalyl tương ứng. Thí dụ một sơ đồ


sinh tổng hợp đi từ NPP (với C* là 14C):

* *
OPP

* * *

*
* * * *

Một điều rất lý thú là biệt tính lập thể của các đồng phân quang
học trong sự sinh tổng hợp được bảo vệ rất chặt chẽ. Thí dụ
như trong sự sinh tổng hợp camphor (BPP: pyrophosphat
bornyl):

256
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

* * *

OPP OH O
BPP (-)-Borneol (-)-Camphor

OPP *
OPP

* *
OPP

NPP LPP GPP

* * *

OPP OH O
BPP (+)-Borneol (+)-Camphor

Một số monoterpen có sự sinh tổng hợp tạo vòng đặc biệt, thí
dụ như trong cây Chenopodium ambrosiodes sự cộng hai
oxygen vào monoterpen không bảo hòa xúc tác bởi enzym
iodoperoxidaz chuyển hóa -terpinen thành ascaridol.

257
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

−Terpinen

O O

OOH

Ascaridol

4.3.4.2 Sinh tổng hợp sesquiterpen

Pyrophosphat farnesyl (FPP) là tiền chất của sesquiterpen


được hình thành do sự kết hợp thêm một phân tử pyrophosphat
isopentenyl vào một pyrophosphat geranyl.

Sơ đồ sinh tổng hợp sesquiterpen:


H
OPP
OPP
OPP
CH2

GPP IPP FPP

258
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

4.3.4.2.1 Sinh tổng hợp sesquiterpen chi phương

Pyrophosphat farnesyl đồng phân hóa thành pyrophosphat


nerolidyl, cả hai là nguồn gốc của các sesquiterpen chi phương.

Isomeraz OPP

OPP

Pyrophosphat farnesyl Pyrophosphat nerolidyl

4.3.4.2.2 Sinh tổng hợp sesquiterpen chi hoàn

Tùy theo sự đóng vòng của các cation dẫn xuất từ 2Z,6E-FPP
hoặc 2E,6E-FPP cung cấp sườn cơ bản của các hợp chất
sesquiterpen chi hoàn (một, hai và ba vòng).

Các kiểu đóng vòng của các cation này xảy ra theo các kiểu tạo
nối như sau:

2Z,6E-FPP 2E,6E-FPP

Thí dụ trong sự đóng vòng với cation dẫn xuất từ 2Z,6E-FPP


cho sesquiterpen đơn hoàn vòng sáu:

259
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

-Bisabolen

Hoặc cho sesquiterpen nhị hoàn sườn azulen:

Hoặc cho sesquiterpen nhị hoàn sườn naptalen, thí dụ trong sự


sinh tổng hợp -cadinen.

260
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

H
H

H
H

-Cadinen

Hoặc cho sesquiterpen nhị hoàn sườn caryophylan, như trong


sự sinh tổng hợp caryophylen:

261
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Caryophylen

Cation dẫn xuất từ 2E,6E-FPP cũng cho phản ứng đóng vòng,
thí dụ như trong sự sinh tổng hợp germacren B (vòng 10):

262
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Germacren B

Hoặc trong sự sinh tổng hợp humulen (vòng 11):

263
Chương bốn: Hóa Học Tinh Dầu 4.3 Sinh tổng hợp

Humulen

Trên đây chỉ là sự giới thiệu một số cơ chế sinh tổng hợp
sesquiterpen kinh điển, còn rất nhiều trường hợp khác đang
tiếp tục được nghiên cứu.

264

You might also like