Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI – ĐỀ THI 4 CÂU – MỖI CÂU 2.

5Đ – THI TỰ
LUẬN – ĐỀ ĐÓNG 60P
1. Mạng xã hội là gì? Phân tích các đặc điểm của mạng xã hội?
a. Khái niệm :
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người
sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông
tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò
chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự
khác.
b. Đặc điểm :
Nhìn chung có nhiều mô hình MXH khác nhau, nhưng hầu hết MXH có những
đặc điểm chung như:
• Mạng xã hội là ứng dụng trên nền tảng Internet
• Nội dung trên MXH là do người dùng tự sáng tạo, chia sẻ
• Người dùng tạo ra hồ sơ cá nhân phù hợp cho trang hoặc ứng dụng được duy trì
trên nền tảng MXH
• MXH tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội trên mạng bằng cách
kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức khác
2. Truyền thông mạng xã hội là gi? Truyền thông Marketing qua mạng xã hội được
tiếp cận dưới những dạng nào?
A. Truyền thông mạng xã hội là gi?
Truyền thông mạng xã hội là thuật ngữ gộp chung chỉ những phần mềm và dịch vụ
web cho phép người dùng cùng nhau hoạt động, trao đổi, thảo luận, giao tiếp và tham gia
vào bất kỳ hình thức tương tác xã hội nào trên môi trường trực tuyến.
B. Truyền thông Marketing qua mạng xã hội được tiếp cận dưới những dạng nào?
Truyền thông Marketing qua mạng xã hội được tiếp cận dưới cả hai dạng là các
phương tiện trả tiền và các phương tiện miễn phí.
Với các mạng xã hội, các thương hiệu trả tiền để mua vị trí đặt quảng cáo và tận
dụng các công nghệ chia sẻ để tăng cường tần suất quảng cáo. Ngược lại, các phương tiện
miễn phí giúp những thông điệp được lan truyền mà doanh nghiệp không cần chi trả bất
kì chi phí nào
3. Phân tích bốn lĩnh vực của phương tiện truyền thông xã hội.
1. Cộng đồng xã hội :
Cộng đồng trên mạng xã hội được đặc trưng bởi giao tiếp và tương tác hai chiều,
tính hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm cũng như nguồn lực.
2. Xuất bản xã hội :
Các trang chia sẻ thông tin chứa những nội dung có thể được tìm kiếm bởi đối
tượng công chúng rộng lớn, nhưng từng kênh một lại có thể có sự lựa chọn theo dõi bởi
những nhóm người đặc thù. Các trang chia sẻ phương tiện cũng có thể kết nối với nhau.
3. Giải trí xã hội :
Lĩnh vực giải trí trên phương tiện truyền thông xã hội, còn gọi là giải trí xã hội,
bao gồm cách các kênh cho phép người sử dụng chơi, thư giãn, giải trí.
4. Thương mại :
Lĩnh vực thương mại trên phương tiện truyền thông xã hội (gọi là thương mại xã
hội- social commerce) nhấn mạnh hành vi mua sắm của những người mua sắm trực tuyến
khi họ trao đổi và hợp tác với nhau thông qua trải nghiệm mua sắm
4. Kế hoạch truyền thông là gì? Phân tích lợi ích của lập kế hoạch truyền thông?
A. Kế hoạch truyền thông là gì ?
Kế hoạch truyền thông: là bản kế hoạch triển khai dự án truyền thông. Kế hoạch
này mô tả chi tiết đối tượng mục tiêu, phương thức triển khai, ngân sách cần thiết,…
trong các giai đoạn chiến lược truyền thông cụ thể. Kế hoạch truyền thông giúp DN có
một hướng dẫn rõ ràng và chặt chẽ để thúc đẩy các hoạt động tiếp thị tới đối tượng mục
tiêu
B. Phân tích lợi ích của lập kế hoạch truyền thông?
• Duy trì tính tổ chức cao hơn trong chiến dịch quảng cáo
• Thiết lập và theo dõi ngân sách chiến dịch
• Hiểu rõ hơn đối tượng của bạn bằng cách tiến hành nghiên cứu từ trước, từ đó
giúp nhắm mục tiêu và phân khúc đối tượng hiệu quả hơn
• Nắm vững hơn về những gì các nhà quảng cáo khác đang làm
• Có mốc chuẩn để so sánh các chiến dịch quảng cáo trong tương la

5. Phân tích các bước trong quá trình lập kế hoạch truyền thông qua phương tiện
truyền thông xã hội?
Bước 1: Thu thập, phân tích thông tin từ môi trường bên trong và bên ngoài.
Để bắt tay vào xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể. Phân tích thị trường là
bước đầu tiên và cơ bản giúp xác định doanh nghiệp mình đang ở đâu và sắp phải đối mặt
với những gì. Nếu không có bước này, DN sẽ khó xác định được thị trường tiềm năng và
đối thủ cạnh tranh ra sao. Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và thách thức
của thương hiệu trên thị trường sẽ giúp DN hoạch định kế hoạch chính xác
Bước 2: Xác định cụ thể mục tiêu truyền thông:
Mỗi chiến dịch khác nhau đều sẽ có mục tiêu khác nhau. Cần xác định cụ thể các
chỉ số để có thể đo lường và theo dõi được hiệu quả. Ngoài ra, chia nhỏ ra từng giai đoạn
với một khoảng thời gian xác định là hết sức cần thiết.
Mô hình SMART được xem là phương án phù hợp có thể vận dụng. Cụ thể như sau:
• Specific: Tính cụ thể
• Measurable: Đo lường
• Achievable: Khả năng thực hiện được
• Realistic/Relevant: Tính thực tế/Liên quan
• Timebound: Thời hạn
Một số mục tiêu phổ biến trong truyền thông mạng xã hội:
• Tăng nhận thức về thương hiệu
• Gia tăng khách hàng tiềm năng
• Cải thiện sự tham gia của cộng đồng
• Tăng doanh thu
Bước 3: Định hình chân dung khách hàng mục tiêu:
Có thể hiểu khách hàng mục tiêu (Target Customer) chính là đối tượng trực tiếp
mà DN muốn tiếp cận và truyền tải thông điệp tới họ
Bước 4: Đưa ra thông điệp chiến dịch cần truyền thông:
Thông điệp là sự phối hợp và tổng hợp các yếu tố như ngôn ngữ, hình ảnh, màu
sắc, âm thanh nhằm truyền đạt ý đồ của chủ thể đến công chúng nhận tin
Thông điệp truyền thông là biểu hiện của những yếu tố mà nhà quản trị truyền
thông muốn lưu lại trong tâm trí của đối tượng nhận tin, là những yếu tố cần thiết để ảnh
hưởng, duy trì hay làm thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi của đối tượng nhận tin
Content luôn luôn là “King“. Đặc biệt là thông điệp chính của mỗi chiến dịch luôn
quan trọng và cần quan tâm. Thông điệp hay luôn tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt
giữa hàng ngàn nội dung phải tiếp nhận hàng ngày. Ngoài ra còn làm cho khách hàng có
cái nhìn tốt hơn về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Bước 5: Xác định kênh truyền thông phù hợp:
Có nhiều kênh truyền thông khác nhau, do đó cần xác định sản phẩm dịch vụ thực
sự phù hợp với kênh truyền thông nào. Tính chất của mỗi kênh sẽ khác nhau. Phải xác
định đâu là nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu mà mình đang hướng đến
Bước 6: Lên chiến lược truyền thông, ngân sách chi tiết :
Việc tính toán xác định thời gian để triển khai là rất quan trọng. Đồng thời việc
phân bổ ngân sách vào từng khoảng thời gian cũng cần được quan tâm. Cần lưu ý làm sao
cho kế hoạch và chi phí bỏ ra phải hợp lý, khả thi và mang lại hiệu quả.
6. Thông điệp truyền thông là gì? Doanh nghiệp cần lưu ý những điều gì khi đưa ra
thông điệp truyền thông?
A. Thông điệp truyền thông là gì?
Thông điệp truyền thông là biểu hiện của những yếu tố mà nhà quản trị truyền
thông muốn lưu lại trong tâm trí của đối tượng nhận tin, là những yếu tố cần thiết để ảnh
hưởng, duy trì hay làm thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi của đối tượng nhận tin
B. Doanh nghiệp cần lưu ý những điều gì khi đưa ra thông điệp truyền thông?
Để có thể tạo nên một thông điệp hay, được khách hàng ghi nhớ cần chú ý những
điều sau:
• Thông điệp của DN truyền tải những gì?
• Tại sao phải truyền tải những thông điệp đó?
• Thông điệp có truyền tải đầy đủ những thông tin về sản phẩm dịch vụ mà DN mong
muốn khách hàng nhận lấy?
• Thông điệp truyền tải có mới mẻ và đột phá so với thị trường?
• Nó có thật sự phù hợp với mục tiêu mà DN đề ra
7. Trình bày khái niệm và đặc trưng của cộng đồng số?
A. Khái niệm :
Cộng đồng mạng, hay còn được gọi là cộng đồng trực tuyến hoặc cộng đồng số, là
một cộng đồng ảo có các thành viên tương tác với nhau thông qua Internet.
Cộng đồng số giúp cho các thành viên có thể thỏa mãn nhu cầu kết nối, thu hút nguồn
lực, giải trí và thông tin. Các thành viên cộng đồng tham gia, thảo luận, chia sẻ và tương
tác với nhau cũng như thu hút thành viên mới. Các thành viên có thể rất đa dạng, biến
động phụ thuộc vào mức độ tham gia, các mối quan hệ thành viên.
B. Đặc Trưng :
• Trao đổi
• Sự có mặt
• Tính dân chủ
• Chuẩn mực hành vi
• Mức độ tham gia
8. Khi nghiên cứu chân dung khách hàng thì cần tập trung vào những yếu tố nào?
Thông tin chung: Nghề nghiệp, gia đình, vị trí địa lý (thành thị, nông thôn), gia
đình có bao nhiêu người, tình trạng hôn nhân.
Thông tin về nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, thu nhập trung bình.
Tính cách, hành vi: Họ có tính cách như thế nào? Tiếp nhận thông tin ở đâu? Họ
tra cứu thông tin dựa trên hình thức nào? Để tiếp cận họ cần dựa trên hình thức nào?
Vấn đề, nỗi đau, suy nghĩ, thách thức, yếu tố thúc đẩy họ trong cuộc sống ngắn
hạn, dài hạn.
Điểm chung ảnh hưởng tới quyết định họ mua và không mua hàng.
9. Phân tích các hình thức truyền thông dựa trên trò chơi trên mạng xã hội?
Có 3 hình thức truyền thông dựa trên trò chơi trên mạng xã hội :
• Quảng cáo trong game
Quảng cáo hiển thị: được tích hợp vào trong môi trường game như các biển quảng
cáo, poster phim, hay các biển hiệu
Quảng cáo tĩnh: được lập trình sẵn trong game và tất cả người chơi đều nhìn thấy nó
Quảng cáo động: là những quảng cáo thay đổi liên tục dựa trên các tiêu chí nhất định
• Đặt hình ảnh sản phẩm
Cho xuất hiện trên màn hình: tên thương hiệu đi kèm với những gì đang xảy ra
trong chương trình.
Đặt chữ: là một dạng quảng cáo trong đó những dòng chữ nhắc về thương hiệu ở
trong game
Quảng cáo giao dịch trao thưởng cho người chơi nếu họ thực hiện một yêu cầu.
• Tích hợp thương hiệu :
Quảng cáo chìm trong game là những sản phẩm được đặt trong quá trình chơi game,
và trò chơi được tích hợp với thương hiệu
Game quảng cáo là một hình thức giải trí mang tính quảng cáo. Nó được thiết kế
bởi thương hiệu để phản ánh thông điệp quảng cáo của nó
10. Hoạt động thương mại trên mạng xã hội là gì? Phân tích những lợi ích của việc
các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại trên mạng xã hội?
A. Khái niệm :
Thương mại trên mạng xã hội là một nhánh của thương mại điện tử (thông qua
việc mua và bán các sản phẩm trên Internet). Nó sử dụng các ứng dụng truyền thông
mạng xã hội để cho phép người mua hàng tương tác với người bán trong khi mua hàng
trực tuyến.
B. Lợi ích :
• Không tốn nhiều chi phí đầu tư.
• Có thể bán hàng mọi lúc mọi nơi.
• Tiếp cận và khai thác được nhiều khách hàng hơn
• Nâng cao trải nghiệm khách hàng
• Dễ dàng chăm sóc khách hàng
• Dễ dàng quản lý và tính toán doanh thu
• Có thể kết hợp và bổ trợ cho kinh doanh truyền thống
• Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm.
11. Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại trên mạng xã hội cần lưu ý
những điều gì?
• Xác định chiến lược tổng quát và lập kế hoạch cụ thể
• Đầu tư vào chất lượng sản phẩm
• Xác định mức giá phù hợp
• Xây dựng một chiến lược Marketing bài bản
• Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
12. Mua sắm xã hội là gì và tiến trình mua sắm xã hội diễn ra theo các bước nào ?
A. Khái niệm :
Mua sắm xã hội được hiểu như các tình huống mà người dùng tương tác với
những người khác thông qua một sự kiện mua sắm. Cũng giống như mua sắm truyền
thống, quyết định mua hàng cũng được ảnh hưởng bởi ý kiến của những người khác. Các
ứng dụng trên mạng xã hội cho phép chia sẻ thông tin về sản phẩm, đăng tải ý kiến cũng
như tìm hiểu ý kiến của người khác một cách dễ dàng, và giao tiếp với bạn bè, gia đình
hay đồng nghiệp về ý định mua hàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
B. Tiến trình mua sắm xã hội :
1. Xác định nhu cầu
2. Tìm kiếm thông tin
3. Đánh giá các lựa chọn thay thế
4. Quyết định mua hàng
5. Hành vi trước khi mua

You might also like