Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC

I. Đối tượng của văn học (Cái có trong hiện thực mà văn học đang tìm kiếm, hướng đến)
- Đối tượng của văn học là toàn bộ phạm vi đời sống mà văn học muốn nhận thức, khám phá,
lý giải, có nghĩa là “không có gì thuộc về đời sống mà lại xa lạ với văn học” => Văn học
luôn gần gũi, tiệm cận với các phạm vi đời sống. Và bao giờ cũng vậy, mỗi quan hệ giữa văn
học và hiện thực luôn được thể hiện thông qua nhà văn. Bởi lẽ nhà văn chính là người trực
tiếp khai thác thế giới hiện thực.
- Những câu chuyện về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực:
+ Câu chuyện về nghệ sĩ hát rong người Hy Lạp cổ (aedo)
Những người Hy Lạp cổ xưa thường gọi những nghệ nhân hát rong trong các ngôi làng là
những “aedo”. Đó là những người sẽ trực tiếp kể cho con cháu trong làng nghe về những sự
tích xa xưa, những câu chuyện về thế giới xung quanh, về những tiền nhân đi trước. kể cho
còn chú nghe mà mỗi khi có đoàn người du mục đi ngang qua ngội làng của họ, họ cũng sẽ
thắp lên lửa hồng trong đếm đó, tập trung mọi người lại quây quần bên bếp lửa để những
“aedo” sẽ kể cho họ nghe về thế giới xa xưa, huyền thoại về con người, về tổ tiên, những sự
tích liên quan đến nguồn gốc của họ. Như vậy, có thể nói rằng, chính những người nghệ sĩ
hát rong kia đã dùng một hình thức gọi là hát rong để truyền tải câu chuyện về hiện thực, về
những phạm vi đời sống. Ở góc độ này, văn chương cũng kể những câu chuyện về hiện thực.
Vậy nên, văn chương cũng là một hình thức đặc biệt đã khai thác tường tân những phạm vi
đời sống.
+ Câu chuyện về những thoại nhân trong ký ức của Mạc Ngôn
NHỮNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN
[…] Hai trăm năm trước đây, Bồ Tùng Linh – một trong những người kể chuyện lớn nhất
mọi thời đại – đã sống gần nơi tôi lớn lên, nơi mà nhiều người – trong đó có tôi – tiếp nối cái
truyền thống mà ông ấy đã tạo dựng. Dù ở bất cứ đâu – làm việc trên đồng với tập thể, trong
đội sản xuất chuồng bò hay chuồng ngựa, trên chiếc giường có hệ thống sưởi của ông bà, cả
trên chiếc xe bò xóc qua xóc lại – thì tai tôi vẫn đầy những chuyện tình siêu nhiên, mang
màu sắc lịch sử hay những câu chuyện kỳ lạ và lôi cuốn, tất cả đều liên quan mật thiết với
môi trường tự nhiên và lịch sử các bộ lạc, và tất cả đã đem đến một hiện thực sinh động trong
tâm trí tôi. Ngay cả trong những giấc mơ hoang dại nhất tôi cũng không thể mường tượng
rằng sẽ có ngày những thứ ấy trở thành chất liệu cho tiểu thuyết của chính mình, vì tôi
chỉ là một đứa bé thích những câu chuyện, là người ấn tượng với những câu chuyện mà mọi
người quanh mình đang kể. […]
(Trích Diễn từ nhận giải Nobel 2012 của Mạc Ngôn)
 Những người kể chuyện ở đây có thể nói chính là nhà văn và có chăng Mạc Ngôn cũng
đang tự ám chỉ chính mình là một trong những người kể chuyện đó. Ngay trong chuyện kể
này, Mạc Ngôn đã từng là người lắng nghe những câu chuyện và rồi những câu chuyện kia
lại trở thành dữ liệu để ông viết nên tiểu thuyết của chính mình. Nhan đề những người kể
chuyện đã trực tiếp liên quan đến các “thoại nhân” và Mạc Ngôn cũng đã tự nhận mình
chính là một thoại nhân như thế, là người tạo nên mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Để
kể nen được những câu chuyện đó, hẳn nhà văn phải có một hành trình rất dài để trải nghiệm,
tích luỹ những dữ liệu về hiện thực đó. Điều đó đã được Mạc Ngôn thể hiện qua cụm từ “tai
tôi vẫn đầy những chuyện”.
Nhà văn là những người kể chuyện và văn chương chính là những câu chuyện về đời sống
hiện thực của chúng ta.
+ Câu chuyện về chủ nhân Nobel Văn học 2022
Chủ nhân giải Nobel Văn học 2022 được trao giải “vì sự can trường và sắc sảo lạnh lùng mà
nữ văn sĩ đã dùng để phơi bày căn nguyên, sự bất hoà về những hạn chế chung của ký ức cá
nhân”
 Thực ra dù nhà văn có viết rất riêng tư, về những câu chuyện của cá nhân chính họ thì đích
đến của họ vẫn không phải là một thứ chủ nghĩa cá nhân ích kỉ mà ngược lại họ lại luôn
hướng đến, tìm kiếm sự đồng cảm, giãi bày với tất cả mọi người xung quanh. Để rồi từ đó,
soi chiếu vào trong tác phẩm, người đọc lại nhìn ra bóng dáng của chính cuộc đời họ.
Đọc những trang văn của Annie Ernaux, nếu như mọt người nào đó đã từng trải qua những
cuộc hôn nhân buồn bã, những cuộc li hôn với người chồng thì ắt hẳn cũng có một sự đồng
cảm với chính nhà văn này. Người chông của bà đã chọn cách li hôn với Annie Ernaux vì
một lí do vô cùng đơn giản. Đó là bà ấy viết những đã dấu chồng, sáng tạo nghệ thuật những
dấu chồng hay không cho chồng biết việc mình xuất bản sách. Và rồi khi người chồng phát
hiện ra điều này, ông đã quát lớn lên rằng: “Cô có thể dấu tôi việc xuất bản một cuốn sách thì
ắt hằn cô cũng sẽ dấu tôi về việc thử đi ngoài tình, lừa tồi về những việc khác”. Cũng từ đó
mà cuộc hôn nhân đi đến đổ vỡ. Bên cạnh đó, những câu chuyện về kí ức cá nhân của Annie
Ernaux cũng cực kì buồn hơn nữa khi bà nphair đối diện với căn bệnh đãng trí của mẹ mình
và hơn nữa, chính bà cũng đang mắc phải căn bệnh ung thư. Nó như đang ăn mòn cả thể xác
và linh hồn của bà. Với bà, viết như một hình thức để thăm dò những cảm xúc, trải nghiệm
cá nhân và những kí ức đau buồn, là một sự phơi bày tất cả những chiều kích cá nhân.
 “Tác phẩm của tôi như một thứ gì đó nằm giữa văn học, xã hội học và lịch sử”
(Annie Ernaux)
Nghĩa là tác phẩm của bà cũng là tác phẩm đứng trên một lằn ranh, câu chuyện của bà cũng
là câu chuyện vừa mang bóng dáng của nghệ thuật, của văn học nhưng đồng thời cũng phản
ánh được những khía cạnh của xã hội, lịch sử, của những câu chuyện lớn rộng hơn về loài
người.
Annie Ernaux cũng chính là một người kể chuyện, những câu chuyện của chính mình.
 “Annie Ernaux sinh năm 1940, người gốc Lillebone, Sein Maritime, vùng Normandie –
bắc nước Pháp, lớn lên trong cửa hàng tạp hoá của cha mẹ cô ở Yvetot – nơi cho phép
Ernaux nghe được “tất cả các cuộc trò chuyện và tiếng nói” từ khi còn rất nhỏ, và nhận thức
được thứ bậc xã hội, kể cả những thủ đoạn tinh vi nhất của tầng lớp thống trị. Cuộc đời
Ernaux gắn liền với nghiệp cầm bút và văn chương đã giúp “người đàn bà viết” này thăng
hoa. Những năm từ 1972 đến 1981 là giai đoạn giằng xé trên con đường sự nghiệp của
Ernaux: Chọn cuộc sống yên ấm bên chồng trong một gia đình tư sản hay theo đuổi nghiệp
cầm bút nhọc nhằn? Và khi quyết định lấy văn chương làm nghiệp dĩ, Ernaux từng bị mỉa
mai là “kẻ đào ngũ giai cấp”!
 “10 năm ấy rất quan trọng trong cuộc đời tôi vì khoảng thời gian đó khẳng định khát vọng
viết văn của tôi… Và tôi đã dành được tự do cho mình. Tôi đã phải chịu đựng thế nào khi
không có sự tụ do đó, ngay cả khi tôi đang có một cuộc hôn nhân nồng ấm. Ấy chính là câu
chuyện đời tôi, những cũng là câu chuyện của hàng ngàn phụ nữ đang tìm kiếm tự do và giải
phóng” – Ernaux nói với AFP. => Ernaux đã chia sẻ về 10 năm bà đã sống hết mình với văn
chương, được thể hiện tự do, khát vọng của mình. Có thể tháy, kí ức tuổi thơ chưa bao giờ là
nguội lạnh trong con người chúng ta cả và đối với nhà văn cũng thế. Có đôi khi, nó còn là
khởi nguồn cho cảm hứng sáng tạo cuả nhà văn.Quá khứ là một điều vô cùng quan trọng với
sự viết hay chính sự viết cũng là một cách thức để ta nhìn lại như cách mà Thạch Lam đã
ngoảnh lại nhìn những năm tháng sống ở Hà Nội trược khi gia đình gặp biến cố. Những sáng
tạo của nhà văn không bao giờ đến như một sự ngẫu nhiên. Để viết ra một văn bản cũng
giống như sự tổ hợp những tính chất mà họ đã tích luỹ trước đó trong chính trải nghiệm của
mình. Và giờ đây khi mọi thứ đã chín muồi thì họ lại đưa những dữ liệu ấy vào trong tác
phẩm. Thậm chí, những dữ liệu ấy đôi khi con lấy từ một nguồn kí ức xa xôi, như cái cách ta
bắt gặp cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Kí ức, câu
chuyện sẽ luôn xuyên suốt trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Song, khi văn học đặt ánh nhìn về đời sống, nó không soi nhìn một cách hời hợt, nông cạn,
bề ngoài:
+ Văn học không quan tâm đến những cấu tạo vật chất của thế giới (giống như khoa học,
thiên văn học, địa chất học,…). Ngược lại, văn học chạm đến những vấn đề về tinh thần,về
ý nghĩa sự tồn tại của vật chất, của con người.
 Hành trình của văn học bản chất chính là những câu chuyện đi tìm ý nghĩa của hiện thực,
của đời người. Thay vì đưa ra những định luật, những cân đo đong đếm một cách chuẩn xác,
văn học lại chọn cách tiếp cận thế giới bằng những mối quan hệ, nghĩa là không bao giờ nhìn
sự vật hiện tượng trong một trạng thái đơn nhất của nó mà luôn đặt nó song hành với các mối
quan hệ tương cận xung quanh để tìm kiếm ý nghĩa. Ví dụ, với một nhà khoa học, khi anh ta
cắt nghĩa một đám mấy, anh sẽ dưa ra những lập luận như sau: đó là một trạng thái bay hơi
và ngưng tụ của nước. Thế nhưng, văn học sẽ không nới về điều đấy. Văn học chọn cách đặt
đám mấy đó trong các mối quan hệ với con người, thiên nhiên,…
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp”
(Xuân Diệu)
Mây đang trong một trạng thái vô cùng vội vã. Xuân Diệu đã đặt nó trong tương quan giữa
thiên nhiên với con người để chỉ ra ý nghĩa về sự trôi chảy của thời gian và cả sự giao mùa
đang dần đến.
Chẳng hạn như về hố đen: Khoa học sẽ khai thác hố đen dưới một góc nhìn của cấu tạo vật
chất, thiên văn. Tuy nhiên, trong văn học, hố đen lại ẩn dụ cho chính con người, về đời sống
này. Văn học sẽ chất văn chúng ta về chính những hố đen sâu trong bản thân con người. Và
nếu như vũ trụ tồn tại một hố đen, nơi tất cả những quy luật vật lí sẽ bị vô hiệu hay nơi mà nó
có một sức hút mãnh liệt để tất cả những vật đi ngang qua đó sẽ bị xé vụn đi thì văn học lại
mô tả một thứ hố đen đáng sợ hơn. Đó là những gì sâu trong tâm khảm con người (nỗi buồn,
sự sợ hãi, lòng tham, sự ích kỉ) => con người hoang mang. tự ngã, lo lắng trước những bản
thể của mình.
+ Nhận thức của văn học khác với nhận thức của khoa học. Nếu như khoa học diễn giải thế
giới này bằng các định nghĩa về lượng, về chất; với những phân tích sự cấu thành của đối
tượng; thì với văn chương, nhà văn tiếp cận thế giới bằng các mối quan hệ. Nghĩa là, nhà
văn luôn đặt sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác; với
các ý niệm tinh thần khác để tìm kiếm ý nghĩa.
- Song, con người cũng cực kì phức tạp; và bản thân con người cũng là đối tượng nghiên cứu
của nhiều lĩnh vực khác (tâm lý học, khoa học, sinh học,…). Chính vì thế, văn học quan tâm
nhiều hơn đến chiều kích cá nhân của con người, với những cá tính, với những tư tương,
tâm trạng…
Đích đến của tâm lý học khi khai thác về thế giới tinh thần của con người là để tìm ra ở con
người những loại bệnh tâm lý, phát hiện những trạng thái tinh thần của con người liệu có ổn
định hay không. Nhưng văn học sẽ không bao giờ kết luận về một loại bệnh tâm lý nào đó
của con người. Văn học sẽ khai thác sâu hơn về những câu chuyện tinh thần, những câu
chuyện rộng hơn về chiều kích cá nhân những đích đến vẫn là đi tìm ý nghĩa đằng sau đó,
trăn trở về những câu hỏi đằng sau đó. Bên trong chiều kích cá nhân có thể là tư tưởng của
con người, là thế giới tình cảm, những lựa chọn, cá tính của con người, là chính kiến của con
người,… Mỗi người sẽ có riêng cho mình một chiều kích cá nhân. Giữa những chiều kích cá
nhân ấy đôi khi sẽ có những điểm tương đồng với nhau nhưng cũng sẽ có những câu chuyện
khác biệt với nhau. => Hiện thực vô cùng phức tạp và đa đoan. Vậy nên văn học không thể
khai thác một cách triệt để hiện thực, thay vào đó nó sẽ đặt ra những câu hỏi bỏ ngỏ để người
đọc tham gia vào, lấp đầy nó.
 “Năm Nguyên Hoà thứ mười sáu bị giáng chức và đổi ra quận Cửu Giang giữ chức Tư mã.
Tới mùa thu năm sau, tiễn đưa khách ở bến Bồn, bỗng nghe tiếng tì bà giữa đêm khuya từ
mái thuyền con vẳng lại. Tiếng đàn này lanh lảnh chẳng khác gì tiếng đàn nơi đất đế đô, khi
hỏi đến thì ra đó là tiếng đàn ca nữ ở đất Trường An.”
(Bạch Cư Dị, Tựa- Tỳ bà hành)
 Nhân vật trữ tình, một người từng làm quan lớn nhưng bây giờ lại bị đẩy xuống chức Tư
Mã. Và trong hoàn cảnh đó, nhân vật trữ tình lại trực diện với một người kỹ nữ trong cảnh
nước mênh mông. Với khung cảnh ấy, tình cảm ấy cũng như âm thanh của tiếng đàn tỳ bà ấy
đã làm cho hai vị khách cần được tiễn đưa quên mất đi buổi đưa tiễn đó, trực diện với họ giờ
đây chỉ còn tiếng đàn, chỉ còn tiếng lòng, chỉ còn những tâm sự giữa những giai nhân tài tử
thôi. Dù đã bị giáng chức nhưng nhân vật trữ tình vẫn còn giữ chức Tư mã. Còn với người ca
kỹ ấy, dù có đẹp đến nghiêng nước nghiêng thành đi chăng nữa thì về bản chất thân phận vẫn
là một người kỷ nữ thôi. Chỉ với âm thanh tiếng đàn (nghệ thuật), hai con người ở hai thân
phận, hai địa vị khác nhau nay đã được kết nối. Họ như bị ràng buộc vào nhau, bình đẳng với
nhau để cùng đồng cảm về những trải nghiệm riêng của chính mình. Người ca kỹ cũng có
trải nghiệm riêng của cô ấy, nhân vật trữ tình cũng có những trải nghiệm riêng. Nhưng họ đã
đồng cảm, đến bên nhau và lắng nghe câu chuyện của nhau. Văn học đã tạo ra sự liên kết,
đồng cảm. Nó giúp ta thấu hiểu về câu chuyện (chiều kích cá nhân) của những kẻ khác. Văn
học nói về ciều kích cá nhân của con người nhưng cao hơn là hiểu về chiều kích cá nhân của
nhau để không câu chuyện của riêng ai tồn tại một cách đơn lẻ. Mà người ta hoà toàn có thể
thấy bóng dáng của mình trong câu chuyện của kẻ khác và thấy bóng dáng của kẻ khác trong
câu chuyện của chính mình.
 Vậy văn chương nói với chúng ta điều gì về kẻ khác? Văn chương tạo nên sự tương tác lẫn
nhau giữa các chiều kích cá nhân. Hệ quả là tạo nên sự đồng cảm, giúp ta lột đi những lớp
mặt nạ trong văn học. Nghĩa là khi bản thân ta hiểu về chiều kích cá nhân của những con
người xa lạ ngoài kia thì ta sẽ hiểu về những lớp mặt nạ mà họ đang mang. Con người rất
khó thể hiện khuôn mặt thật của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của đời sống. Chẳng
hạn như khi ta tiếp xúc với người thân, bạn bè, thày cô, ta đều có những lớp lớp mặt nạ
riêng. Vậy nên khi chúng ta hiểu về chiều kích cá nhân của người khác, ta sx hiểu về chính
những lớp mặt nạ mà họ đang mang.
 Tại sao con người đeo mặt nạ?
 Nhà văn đã phát hiện ra những lớp mặt nạ như thế nào?
 Văn chương giúp con người cởi mặt nạ ra sao?
( Sự che đậy của các nhân vật)
- Hệ quả của việc đi sâu vào khám phá chiều kích cá nhân đó là văn học luôn đặt ra những
định nghĩa mới về con người, hoặc thách thức mọi định nghĩa có sẵn về con người. Văn học
nhìn con người ở bình diện đa chiều, không dễ dãi, không phán xét, không định kiến.
II. Nội dung của văn học ( Những cái có trong hiện thực đã đi vào tác phẩm)
- Nội dung của văn học: những những gì thuộc về đời sống mà văn học đã nhận thức, chiếm
lĩnh, để từ đó, chuyển hoá vào trong tác phẩm văn học. Cụ thể hơn, nội dung của văn học
chính là bức tranh đời sống được tái tạo lại trong tác phẩm văn học – một thế giới nghệ
thuật sống động, phong phú.
- Hiện thực là cội nguồn của văn học. Tất cả những gì có mặt trong hiện thực đều có thể trở
thành một dữ liệu của văn chương. Kể cả khi văn học có hư cấu, tưởng tượng, hay biểu đạt
những chi tiết hoang đường thì bóng dáng của hiện thực cũng ít nhiều được thấp thoáng
trong đó. Ví dụ như ta có truyện Thánh Gióng, truyện đã hư cấu, tưởng tượng ở chỗ một đứa
trẻ vừa mới lên ba những đã có sức mạnh phi thường, biết đánh giặc. Tuy nhiên, trong cái hư
cấu ấy lại có bóng dáng của hiện thực về tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, về
sự ra đời của một hình thái tổ chức xã hội mới chính là làng xã.
( Chuyện người con gái Nam Xương, Trăm năm cô đơn, văn học sau 75)
 Quan niệm của M. Gorky: “…nhà sinh vật học khi nghiên cứu con cừu không nhất thiết phải
tưởng tượng mình là con cừu, nhưng nhà văn khi miêu tả người keo kiệt thì không thể không
tưởng tượng mình là gã keo kiệt, khi miêu tả kẻ tham lam, không thể không tưởng mình là
người tham lam.”
 Để sáng tạo nghệ thuật thì nhà văn buộc phải tưởng tượng, phải hoá thân
 “Giấc mơ ban ngày” – Freud
 “miệng ở Triết Giang, mặt ở Bắc Kinh, áo quần ở Sơn Tây” – Lỗ Tấn đã thừa nhân tác phẩm
của mình được pha tạp từ nhiều yếu tố đấy => sự vay mượn, tưởng tượng của nhà văn.
- Văn học không phản ánh đời sống một cách nguyên xi, như sự phản chiếu của một tấm
gương. Hiện thực đi vào văn học bao giờ cũng được tái tạo, chuyển hoá thông qua đôi bàn
tay sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là lý do vì sao hiện thực đi vào tác phẩm nghệ thuật có
bóng dáng của cuộc đời chứ không bao giờ trùng khít với cuộc đời.
- Hiện thực đời sống mà văn học phản ánh có khả năng khái quát được những phương diện
bản chất nhất, mang tính quy luật, chứa đựng xu thế vận động của đời sống. Hiện thực ấy
bao trùm lên tất cả mọi người, làm cho con người cảm thấy như mình đang hiện diện trong
đó.
 “Anh là người trung thực nhất đời,
Chỉ bắn nỗi đau kia
Từ trận đánh trở về, mang nỗi đau cháy bỏng
Anh lên đạn khẩu Uyxecto cổ lỗ
Chỉ bắn nỗi đau kia, đâu bắn tấm lòng mình…”
(E.Eptusenko)
Đây là những lời thơ của nhà thơ người Xô Viết – Eptusenko trong bài thơ “Hengmingway ở
Việt Nam”. Bài thơ đã gợi cho ta về hình ảnh của nhà văn Hengmingway. Ông đã lựa chọn
một cách ra đi nhẹ nhàng như một cuộc viên du bằng cách lên đạn khẩu súng và tự bắn chính
mình.
Hengmingway đã từng quan niệm rằng: “Con người có thể bị huỷ diệt những không thể bị
đánh bại”. Đó chính là lí do tại sao ông lão Santiago lại cho rằng mình sẽ không bao giờ thua
cuộc mà thay vào đó phải vượt ra khỏi những khuôn khổ, giới hạn tầm thường để cho mình
những trải nghiệm mới.
Ẩn dụ về con cá kiếm: con cá kiếm là một thực thể vô cùng đẹp của thiên nhiên và đại
dương, tuy nhiên dường như con cá kiếm cũng chính là ẩn dụ cho giấc mơ của con người
chúng ta, đầy đẹp đẽ, khiến con người muốn có được như lại xa vời. Có những giấc mơ chỉ
đẹp khi ở xa ta để đến khi ta tiệm cận được nó thì ta cũng không giữ được.
- Sâu hơn nữa, hiện thực mà văn học khám phá nhiều nhất vẫn là hiện thực tinh thần của con
người, gắn với những trải nghiệm cá nhân sâu sắc. Và cũng chính từ những trải nghiệm cá
nhân này nên văn học thường nhìn ra những mảng hiện thực bị khuất lấp, dễ bị gạt ra bên lề,
trở nên vô hình trong đời sống.
Đó là lí do vì sao giải Nobel văn học năm 2023 được trao cho nhà văn người Na Uy – Joe
Fosse. Bởi lẽ bằng sự sáng tạo của mình, ông đã cất tiếng thay cho những con người không
có cơ hội được cất tiếng, về câu chuyện của chính những người đang bị gạt ra bên rìa, bên lề
của cuộc sống. Văn học nói về những trải nghiệm của con người, những hiện thực khuất lấp
sâu bên trong.
 “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đom
bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây. An và Liên lặng ngước mặt nhìn lên các vì sao để
tìm sông Ngân Hà và con vịt đi theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với
tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại
chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chỏng
hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lừng đi trong đêm tối,
mất đi, rồi lại hiện ra…”
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
 Một thoáng nào đó trong cuộc sống, con người vẫn thường dành cho mình những phút giây
để nhìn lên chính “vũ trụ thăm thẳm bao la” kia, để nhìn vào những điều kì diệu, đẹp đẽ phía
trước. Thế những không kéo dài được bao lâu thì chúng ta lại chúi về mặt đất, nhìn vào thực
tại nơi mà chúng ta đang đứng ở đây với cả những nỗi buồn, những cực khổ mà bản thân
đang chịu. Nhà văn Thạch Lam đã phát lộ được câu chuyện bất bình đẳng của văn minh.
Liên, An hay những con người khác trong phố huyện này nhìn ngắm đoàn tàu, chờ đợi đoàn
tàu thế những liệu rằng họ có được đặt chân lên chính đoàn tàu đó hay đoàn tàu kia chỉ là
một sự thoáng qua trong kí ức, sự nhìn ngắm và quan sát của họ thôi? Để lại đằng sau họ là
những đốm lửa li ti trên đường sắt, để lại đằng sau đoàn tàu là nỗi thềm khát, mơ mộng của
biết bao con người đang sống trong phố huyện này
III. Hình tượng nghệ thuật (Cách thức văn học thể hiện nội dung)
Cho một luận đề sau: Cuộc sống trần thế là một thiên đường
Nhà tư tưởng Người nghệ sĩ
-Dùng khái niệm để định nghĩa một “Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
khái niệm Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
-Dùng cái trừ tượng để đinh nghĩa một Này đây lá của cành tơ phơ phất;
trừu tượng Của yến anh này đây khúc tình si.
-Lối công thức “A là B” là cách biểu Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
đạt của nhà tư tưởng Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa…”
(Vội Vàng, Xuân Diệu)
 Cụ thể hoá bằng những hình ảnh cảm tính, sống động;
tác động trực tiếp vào cảm giác của người đọc, người
nghe; khơi dậy những liên tưởng – “sự sống đang sinh
thành”
Nhận xét:
- Nếu như các nhà khoa học chiếm lĩnh đối tượng, biểu đạt nội dung nhận thức của mình
bằng các khái niệm, định nghĩa thì với người nghệ sĩ – anh ta sẽ cụ thể hoá đối tượng bằng
những hình ảnh cảm tính, sống động; tác động trực tiếp vào cảm giác của người đọc,
người nghe; khơi dậy những liên tưởng, màu sắc, âm thanh, hình vị.
- Hình tượng khác với khái niệm: Hình tượng có thể chạm đến những quy luật, bản chất
khái quát của tồn tại, nhân quần; nhưng bao giờ nó cũng có một bề mặt rất cảm tính, cụ
thể, sống động, bảo lưu trong đó những ấn tượng rất độc đáo của chủ thể nhận thức.
Khái niệm
- Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo theo
quy luật của nghệ thuật.
- Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng,
sáng tạo.
- Trên phương diện nhận thức: Nhà văn nói về thế giới bằng hình tượng, biểu đạt nhận thức
của mình về thế giới bằng hình tượng, cho nên mỗi hình tượng là một phát hiện của nhà
văn về đời sống.
- Trên phương diện cấu trúc: Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất giữa các
mặt đối lập: cảm tính – lý tính, chủ quan – khách quan, cụ thể - khái quát, hiện thực – lý
tưởng, hữu hình – vô hình… Chính cấu trúc đặc biệt làm cho hình tượng nghệ thuật trở
nên sống động, phong phú, khắc chế những thứ đã trở thành quán tính, thói quen.
- Trên phương diện thẩm mỹ: Mỗi một hình tượng nghệ thuật độc đáo bao giờ cũng mang
đến cho người đọc những ấn tượng thẩm mỹ, với những suy nghĩ về đời sống – con người.
Hình ảnh – Hình tượng (kí hiệu thông thường) – Biểu tượng (Siêu kí hiệu)
Vì sao hình tượng nghệ thuật sống động?
 Vừa nói ra, vừa không nói ra
 Vừa rõ ràng đơn nghĩa, vừa mơ hồ đa nghĩa
- Trạng thái “lưỡng tự bất khả quyết”
- Tính nhân văn bên trong ta “thao thức”, mất ngủ
 Vừa đang thành, vừa đã thành
 Vừa mời gọi sự diễn giải, vừa khước từ sự diễn giải
- Oedipus
IV. Ngôn từ nghệ thuật (Chất liệu)
 “Sự miêu tả nghệ thuật là sự miêu tả Sub specie aeternitates (tiếng La Tinh: trước cái
vĩnh hằng), chỉ có những ngôn từ, hình ảnh xứng đáng để ghi nhớ muôn đời”
(M. Bakhtin)
Những áp lực của ngôn từ
- Ngôn từ đặt ra những áp lực cho nhà văn như thế nào?
Lấy ngôn từ là chất liệu, nhưng hình tượng văn học là hình tượng phi trực quan. Nghĩa là,
chúng ta không chạm được vào hình tượng văn học; chỉ có thể vận dụng tư duy, xúc cảm,
tưởng tượng qua việc va chạm với hệ thống ngôn ngữ. Chính vì tính phi trực quan, nên
ngôn từ đang mất dần vị thế trong thời đại văn hoá nghe nhìn.
Những ưu thế của ngôn từ
- Ngôn từ giúp biểu đạt được nhiều trạng thái cảm giác của con người, kể cả những cảm
giác tế vi
- Đúng là văn học không tác động trực tiếp vào thị giác của con người; những ngược lại,
văn học giúp kích hoạt và mài sắc trí tưởng tượng của chúng ta.
- Một điều đặc biệt nữa, ngôn từ văn học có thể biểu đạt đồng thời sự cộng hưởng, giao thoa
của các giác quan, gây ra những ấn tượng mạnh mẽ.
- Mặt khác, ngôn từ là hiện thực trực tiếp của tư duy con người. Lấy ngôn từ làm chất liệu,
văn học không chỉ truyền đạt thông tin mà còn diễn tả hoạt động tư duy – tư tưởng của con
người: từ thế giới ý thức đến cả tiềm thức và vô thức.
Phân biệt ngôn từ văn học và ngôn ngữ thông thường:
- Ngôn ngữ thông thường là công cụ giao tiếp để truyền đạt thông tin trong đời sống, chú
trọng nhiều hơn vào nội dung thông tin. Ngôn ngữ văn học thì hướng đến việc trình bày
những thông tin thẩm mỹ, nghĩa là thông tin mang những ý nghĩa, giá trị về mặt tinh thần.
- Trong văn học, ngoài việc chú trọng đến nội dung thông tin thẩm mỹ, ta còn phải chú ý
đến hình thức của thông tin ấy (hình ảnh, thẻ thơ, cách ngắt câu, ngắt dòng,…), bởi chính
những yếu tố đó phần nào tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo cho tác phẩm nghệ thuật, cũng là
phần nào thể hiện được ý đồ, nội dung thông điệp.
- Trong văn học, ngôn từ luôn đừng trước nguy cơ bị thách tức, tự làm mới mình. Nhất là ở
thể loại thơ ca – nơi mà độc giả bắt dặp rất nhiều những cách diễn đạt bất ngờ, những cách
kết hợp từ chưa từng có, những nỗ lực phá vỡ quy chuẩn,… Chính những sự tự làm mới
đó giúp cho tư duy của con người không bị đóng khung, chống lại sức ì trong cách nghĩ,
cách cảm.
Ngôn từ văn học có những phẩm chất nào?
 Tính hình tượng
Do nhiệm vụ của văn học là biểu đạt thế giới bằng hìnht ượng, nên ngôn từ trong tác phẩm
văn học cần phải giàu tình hình tượng – đó là thứ ngôn từ có khả năng làm ta như thấy sự
sống đang vận động trước mắt mình, và nói như Nguyễn Minh Châu, điều kì diệu nhất của
văn chương là làm con người ta như thấy được “sự hình thành của bản thân đời sống”
 Tính truyền cảm
Do văn chương là tiếng nói của tình cảm, nên ngôn từ nghệ thuật có tính biểu cảm. Văn
chương có giọng điệu, và giọng điệu chính là phương diện thể hiện tình cảm của nhà văn
đối với đối tượng mình mô tả. Ngay kể cả nhà văn cố gắng tiết chế cảm xúc của mình nhất
thì sự tiết chế ấy bản thân nó cũng là một kí hiệu của tình cảm
 Tính mơ hồ, đa nghĩa
 Tính lạ hoá

You might also like