Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 196

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM
KHOA NGÂN HÀNG

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN


LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
(THEORY OF FINANCE AND MONEY)

Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Đán

1
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN

• Tên học phần: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

• Số tín chỉ: 03

• Học phần tiên quyết: Kinh tế học Vĩ mô

• Yêu cầu: Sinh viên phải có tài liệu, nghe giảng trên lớp, tham gia thảo
luận, làm bài tập và tham dự đầy đủ các buổi kiểm tra, thi.

• Khoa/Bộ môn phụ trách: Khoa Ngân hàng

2
2. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

• Kiến thức: Hiểu biết các nguyên lý về tài chính tiền tệ, tài chính công, tổ
chức tài chính và thị trƣờng.

• Kỹ năng: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực tài chính.

• Thái độ và phẩm chất nghề nghiệp: Cẩn trọng, trung thực, tuân thủ chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp và ý thức cộng đồng.

• Năng lực thực hành nghề nghiệp: Đánh giá đƣợc thị trƣờng tài chính.

3
3. NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN

CHƢƠNG 1: ĐẠI CƢƠNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ


CHƢƠNG 2: TÀI CHÍNH CÔNG
CHƢƠNG 3: TÍN DỤNG
CHƢƠNG 4: LÃI SUẤT
CHƢƠNG 5: THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
CHƢƠNG 6: NGÂN HÀNG
CHƢƠNG 7: CUNG CẦU TIỀN TỆ
CHƢƠNG 8: LẠM PHÁT
CHƢƠNG 9: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ

4
4. TÀI LIỆU HỌC TẬP

• Lê Thị Tuyết Hoa và Đặng Văn Dân (2017), Lý thuyết Tài


Tài liệu chính chính - Tiền tệ, Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM. (Giáo trình)
• Slide bài giảng

• Mishkin, F.S. (2014), The economics of Money, Banking and


Tài liệu Financial Merket, Eleventh edition, Pearson Addison-
tham khảo Wesley, USA.
• Các văn bản pháp lý có liên quan, tạp chí, website,..

5
5. PHƢƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

Thành phần đánh giá Phƣơng thức đánh giá Trọng số

A1.1. Sự chuyên cần, ý thức và thái độ học tập 10%

A1. Đánh giá quá trình


A1.2. Thảo luận và bài tập nhóm 20%

A1.3. Kiểm tra giữa kỳ 20%

A2. Đánh giá cuối kỳ A2.1. Thi cuối kỳ 50%

6
CHƢƠNG 1
ĐẠI CƢƠNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
(OVERVIEW OF FINANCE AND MONEY)

7
NỘI DUNG CHƢƠNG 1

1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ TIỀN TỆ


1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ TÀI CHÍNH

8
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

Sự ra đời của
tiền tệ
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế
khách quan. Tiền tệ phát sinh, tồn
tại và phát triển gắn liền với sự ra
đời và phát triển của nền kinh tế
hàng hóa.

9
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

Sự ra đời của tiền tệ


Phƣơng thức trao đổi trực tiếp (H - H)

Hàng hóa A Hàng hóa B

Giai đoạn bán ≡ Giai đoạn mua

=> Hình thức trao đổi trực tiếp đòi hỏi cần phải có sự phù hợp về thời gian,
địa điểm và quan trọng hơn hết là nhu cầu của các bên trao đổi.
10
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ
Sự ra đời của tiền tệ
Phƣơng thức trao đổi gián tiếp (H - T - H)

Hàng hóa A Vật trung gian Hàng hóa B

Giai đoạn bán Giai đoạn mua

=> Phƣơng thức trao đổi gián tiếp thông qua vật trung gian đã khắc phục đƣợc
nhƣợc điểm của phƣơng thức trao đổi trực tiếp.
11
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

Sự ra đời của tiền tệ

Vật trung gian đó đƣợc khai sinh dƣới cái tên “tiền tệ”. Sự
ra đời của vật trung gian trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự
xuất hiện của tiền tệ, đồng thời cũng là bƣớc chuyển hóa từ nền
kinh tế hiện vật sang nền kinh tế tiền tệ.

12
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ
Sự phát triển của tiền tệ

Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền
tệ ngày càng phát triển, trải qua nhiều hình thái khác nhau phù hợp
với nhu cầu lƣu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.
- Hóa tệ
- Kim tệ
- Tiền giấy
- Bút tệ và tiền điện tử

13
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ
Sự phát triển của tiền tệ

Hóa tệ: Khi tiền tệ mới xuất hiện, ở những thời gian và
không gian khác nhau, có nhiều hàng hóa kế tiếp nhau đóng vai trò
làm tiền tệ.
+ Gạo (Philippines)
+ Chè (Tây Tạng, Mông Cổ, Indonesia)
+ Thuốc lá (Bắc Mỹ)
+ Hƣơu (Nga), ...

14
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

Sự phát triển của tiền tệ

Kim tệ: Khi cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai đƣợc
thực hiện (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp) diễn ra bƣớc quá
độ chuyển sang kim loại làm tiền tệ. Kim loại làm tiền có nhiều ƣu
điểm hơn tiền tệ hàng hóa:
+ Chất lƣợng và trọng lƣợng dễ xác định hơn
+ Bền và thuần nhất về chất hơn,...

15
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

Sự phát triển của tiền tệ

Tiền giấy: Thế kỷ 16 - 17, các chứng chỉ tiền gửi (do ngân
hàng phát hành khi huy động vốn) đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện
thanh toán ở châu Âu đƣợc thay thế bằng giấy bạc của ngân hàng
phát hành - gọi là tiền giấy bản vị vàng. Tiền giấy bất khả hoán có
đặc tính:
+ Không đƣợc chuyển đổi ra vàng
+ Giá trị nội tại của tiền giấy rất thấp
+ Tiền giấy là tiền pháp định,...

16
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ
Sự phát triển của tiền tệ

Bút tệ và tiền điện tử: tiền gửi tại các ngân hàng thể hiện một
quyền nắm giữ tiền giấy, có thể chuyển nhƣợng và thanh toán bằng
các bút toán trên tài khoản tại ngân hàng (những con số ghi trên
TKNH) gọi là bút tệ. Phƣơng thức thanh toán thủ công (chứng từ
bằng giấy) đƣợc thay thế bằng phƣơng thức thanh toán điện tử gọi
là tiền điện tử:
+ Thẻ rút tiền (ATM), thẻ tín dụng (Credit card),...
+ Có ƣu điểm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí

17
BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ

Khái niệm tiền tệ

Theo Marx (1962)


“Tiền tệ (Money) là một loại hàng hóa đặc biệt, độc
quyền giữ vai trò là vật ngang giá chung để phục vụ cho
quá trình trao đổi và lƣu thông hàng hóa”

Theo các nhà kinh tế học hiện đại


“Tiền tệ là bất kỳ cái gì đƣợc chấp nhận chung trong việc
thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong
việc trả nợ” (Mishkin, 2001)
BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ thực chất cũng chỉ là một loại hàng hóa, nhƣng nó đã tách ra
khỏi thế giới hàng hóa và trở thành một loại hàng hóa đặc biệt.

Giá trị
Thuộc tính của
hàng hóa

Giá trị sử dụng

19
CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ

 Căn cứ vào giá trị của tiền tệ


• Tiền thực (Commodity money)
• Dấu hiệu giá trị (tín tệ) (Token money)

 Căn cứ vào tính vật chất của tiền tệ


• Tiền mặt (Cash)
• Tiền ghi sổ (Bút tệ) (Bank money)

20
CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
Tiền thực (hóa tệ)

Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa. Đây là hình thái đầu tiên của
tiền tệ và đƣợc sử dụng trong một thời gian dài.

Hóa tệ

Hóa tệ phi kim loại Hóa tệ kim loại

21
CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
Dấu hiệu giá trị (tín tệ)

Tín tệ là loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, song nhờ sự tín
nhiệm của mọi ngƣời và quy ƣớc của xã hội mà nó đƣợc lƣu dùng

Tín tệ kim loại


Tiền giấy
Tín tệ
khả hoán
Tiền giấy
Tiền giấy bất
khả hoán
CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
Tiền mặt

Tiền mặt là loại tiền vật chất, đƣợc quy định một cách cụ thể về hình
dáng, kích thƣớc, trọng lƣợng, màu sắc, tên gọi.

Tiền ghi sổ (bút tệ)

Bút tệ là loại tiền tệ phi vật chất, tồn tại dƣới hình thức những con
số, ghi trên tài khoản tại ngân hàng. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ
đƣợc thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền
gửi tại ngân hàng.
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Chức năng thƣớc đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng đo lƣờng giá trị khi tiền đƣợc sử dụng để đo
lƣờng và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.

(Nguồn: Mishkin 1999)


(*) = n(n-1)/2
24
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Chức năng phƣơng tiện trao đổi
• Tiền tệ làm “phương tiện lưu thông” khi tiền tệ làm môi giới cho quá
trình trao đổi hàng hóa, sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động
của hàng hóa, phục vụ cho sự chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa từ chủ
thể này sang chủ thể khác.

• Tiền tệ làm “phương tiện thanh toán” khi sự vận động của tiền tệ tách rời
hoặc độc lập tƣơng đối so với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho
quan hệ mua bán hàng hóa, thực hiện các khoản dịch vụ và giải trừ các
khoản nợ.

25
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

Chức năng phƣơng tiện tích lũy


• Khi tiền rút khỏi quá trình lƣu thông là tiền thực hiện chức năng phƣơng
tiện tích lũy (dây chuyền mua bán hàng hóa tạm thời bị gián đoạn).

• Tiền tệ thực hiện chức năng “phƣơng tiện tích lũy giá trị” khi tiền tệ tạm
thời về trạng thái nằm im để dự trữ giá trị, thực hiện các chức năng trao
đổi trong tƣơng lai.

26
VAI TRÕ CỦA TIỀN TỆ

Thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế


Tiền tệ đóng vai trò chất bôi trơn cho guồng máy sản xuất và lƣu thông
hàng hóa. Khi mức độ tiền tệ hóa càng cao thì hoạt động giao lƣu kinh tế
càng diễn ra thuận lợi và trôi chảy.
• Là công cụ hạch toán và đo lƣờng hiệu quả SXKD
• Giảm chi phí GD, giảm tính bất ổn của quan hệ trao đổi
• Thúc đẩy chuyên môn hóa và phân công LĐXH
• Là cơ sở hình thành nên hoạt động tài chính tín dụng

27
VAI TRÕ CỦA TIỀN TỆ

Tích lũy và tập trung vốn cho xã hội


Tiền tệ giúp các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện mục tiêu tích lũy tập
trung vốn dễ dàng và tiện lợi, phục vụ nhu cầu mở rộng tái sản xuất và chi
tiêu.

28
VAI TRÕ CỦA TIỀN TỆ

Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế


Với chức năng tiền tệ thế giới hoặc tiền tệ quốc tế, tiền tệ đã trở thành
công cụ hữu ích giúp một quốc gia mở rộng các quan hệ kinh tế của mình
ra thế giới, đồng thời thu hút các nguồn lực vào quốc gia mình.

29
VAI TRÕ CỦA TIỀN TỆ

Cộng cụ quản lý kinh tế vĩ mô


Tiền tệ đƣợc sử dụng làm công cụ tham chiếu để xây dựng các chính sách
kinh tế vĩ mô nhƣ: chính sách tài khóa, chính sách kinh tế đối ngoại, chính
sách tiền tệ, … qua đó tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô.

30
CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

Khái niệm và nội dung chế độ tiền tệ


Chế độ tiền tệ là toàn bộ những quy định mang tính pháp luật về hình
thức tổ chức lƣu thông tiền tệ của một nƣớc trong đó các yếu tố khác nhau
của lƣu thông tiền tệ đƣợc kết hợp một cách thống nhất.

Nội dung của chế độ tiền tệ bao gồm:


- Phƣơng tiện tiền tệ
- Đơn vị tiền tệ
- Cơ chế đúc tiền
- Cơ chế phát hành tiền giấy

31
CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
Các chế độ tiền tệ
Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ trong đó 2 kim loại vàng và bạc đồng
thời đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của chế độ lƣu thông
tiền tệ của quốc gia.
Tiền tệ bản vị đƣợc tự do đúc và có hiệu lực pháp lý chi trả vô hạn định
trong phạm vi quốc gia và quốc tế

Chế độ song bản vị

Chế độ bản vị Chế độ bản vị


song song kép
CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
Các chế độ tiền tệ

Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ trong đó một kim loại quý (vàng hoặc
bạc) đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của chế độ lƣu thông
tiền tệ của quốc gia.

Chế độ đơn bản vị

Chế độ bản vị Chế độ bản vị


Chế độ bản vị bạc
vàng cổ điển vàng mới

Chế độ bản vị Chế độ bản vị


vàng thoi hối đoái vàng
CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
Các chế độ tiền tệ

Chế độ ngoại tệ bản vị là chế độ tiền tệ trong đó một quốc gia quy định
đơn vị tiền tệ của mình theo một ngoại tệ nhất định

Chế độ ngoại tệ bản vị

Chế độ tiền tệ Chế độ bản vị Chế độ tiền tệ


theo khu vực dollar Mỹ tập thể
KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA TÀI CHÍNH

Khái niệm Tài chính là tổng thể các quan


tài chính hệ kinh tế, gắn liền với việc
phân phối tổng sản phẩm quốc
dân và các nguồn lực tài chính
thông qua việc tạo lập, sử dụng
các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội
nhất định.

35
KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA TÀI CHÍNH
Sự hình thành, phát triển của tài chính

Sự ra đời của tài chính dựa trên hai tiền đề nền tảng
Tiền đề thứ nhất: sự ra đời và phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
Tiền đề thứ hai: sự ra đời của nhà nƣớc với các quyền lực chính trị đặc thù
để điều phối các quan hệ kinh tế dƣới hình thành giá trị.
BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH

Bản chất của tài chính là những mối quan hệ kinh tế gắn liền với sự vận
động của tiền tệ nhằm phân phối lại các nguồn lực tài chính. Các mối quan
hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính bao gồm:
- Tài chính công
- Tài chính doanh nghiệp
- Tài chính quốc tế
- Tài chính cá nhân và hộ gia đình
- Tài chính của các tổ chức xã hội
CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH
Chức năng phân phối

Phân phối tài chính (thông qua phân phối lần đầu và phân phối lại) là sự
phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hƣớng nhất định
cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để đầu tƣ phát triển
kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của nhà nƣớc, xã hội và cá nhân.
Đối tượng của phân phối tài chính là của cải xã hội biểu hiện dƣới
hình thái giá trị
Chủ thể của phân phối tài chính là nhà nƣớc, doanh nghiệp, các hộ gia
đình, các tổ chức xã hội,...
Kết quả của phân phối: hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH
Chức năng giám đốc

Giám đốc tài chính là quá trình theo dõi, kiểm soát và đánh giá các hoạt
động tài chính nhằm đảm bảo tính đúng đắn và hợp lý các mối quan hệ kinh
tế gắn với quá trình phân phối tài chính.
Đối tượng của giám đốc tài chính: là các quan hệ kinh tế thông qua quá
trình phân phối, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Chủ thể giám đốc tài chính cũng là các chủ thể phân phối tài chính.
VAI TRÕ CỦA TÀI CHÍNH
Công cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân

Xác lập các quan hệ cân đối của


Hình thành nên những nguồn lực nền kinh tế nhƣ: cân đối tích lũy -
tài chính cho các khâu của hệ tiêu dùng, cân đối tiết kiệm - đầu
thống tài chính tƣ,...

Điều tiết thu nhập giữa các địa


phƣơng, các ngành,... đảm bảo
tính công bằng trong phân phối

40
VAI TRÕ CỦA TÀI CHÍNH

Tác động để các quan hệ kinh tế vận


động theo định hƣớng của nhà nƣớc

Công cụ điều
tiết vĩ mô nền Hƣớng dẫn các hoạt động kinh doanh
kinh tế phù hợp với các chính sách kinh tế

Kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ kinh


tế nhằm thích ứng với những biến động
của nền kinh tế

41
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế, có quan hệ hữu cơ với nhau trong việc hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể.

Thị trƣờng tài chính

HỆ THỐNG
TÀI CHÍNH

Cơ sở hạ tầng tài
Các khu vực tài chính
chính
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
Khái niệm

Chính sách tài chính quốc gia là tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô
điều tiết sự vận động của các dòng vốn tiền tệ và các nguồn lực tài chính,
qua đó tác động vào các hoạt động của nền kinh tế theo định hƣớng của nhà
nƣớc.
Chính sách tài chính bao gồm:
Chính sách tài khóa
Chính sách tiền tệ
Chính sach đối với thị trường tài chính
Chính sách tỷ giá.
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
Mục tiêu của chính sách tài chính

Mục tiêu tổng quát của chính sách tài chính là:
Tăng cƣờng tiềm lực của nền tài chính quốc gia, tăng cƣờng vị trí của tài
chính trong nền kinh tế đủ sức chi phối và điều tiết quá trình phân phối và
phân phối lại các nguồn lực tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho nền
kinh tế,
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc
dân, tăng cƣờng an sinh và thực hiện công bằng xã hội, góp phần thực hiện
các mục tiêu ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế của nhà nƣớc.
CHƢƠNG 2
TÀI CHÍNH CÔNG
(PUBLIC FINANCE)

45
NỘI DUNG CHƢƠNG 2
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
2.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
2.3. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

46
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

Khái niệm tài chính công

Tài chính công (Public finance) là hệ thống các quan hệ kinh


tế giữa nhà nƣớc và các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong
quá trình nhà nƣớc tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính
quốc gia nhằm thực hiện các chức năng quản lý kinh tế xã hội
của nhà nƣớc.

47
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Đặc điểm của tài chính công
Hoạt động của tài chính công

Luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị


của nhà nƣớc

Luôn gắn chặt với sở hữu nhà nƣớc

Là hoạt động phân phối lại nguồn tài chính


theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp

48
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Vai trò của tài chính công
• Huy động nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc.

• Là công cụ điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế:


Về mặt kinh tế
Về mặt thị trƣờng
Về mặt xã hội

49
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ


Khái niệm các khoản thu, chi của Nhà nƣớc
đƣợc dự toán và thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định,
do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền quyết định để đảm bảo
thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của nhà nƣớc (Luật
Ngân sách nhà nƣớc 2015).

50
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Thu ngân sách nhà nƣớc

Thu ngân sách nhà nƣớc (Budget revenue) là một phần của nguồn tài
chính quốc gia đƣợc nhà nƣớc tập trung để tạo lập nên quỹ tiền tệ của nhà
nƣớc nhằm phục vụ cho các mục tiêu chung của quốc gia.

51
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Thu ngân sách nhà nƣớc
Đặc điểm của thu nhân sách nhà nƣớc:
- Mang tính pháp luật cao
- Phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng thời kỳ
- Mang tính không hoàn trả trực tiếp

52
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Thu ngân sách nhà nƣớc
Nguồn thu nhân sách nhà nƣớc:
- Thuế và các khoản mang tính chất thuế
- Các khoản thu không mang tính chất thuế
- Các khoản vay

53
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Chi ngân sách nhà nƣớc

Chi ngân sách nhà nƣớc (Budget expenditure) là hoạt động phân phối
và sử dụng quỹ ngân sách nhà nƣớc nhằm thực hiện các mục tiêu của
quốc gia.

54
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Chi thƣờng xuyên Chi đầu tƣ phát triển
- Chi sự nghiệp - Chi đầu tƣ hạ tầng KT - XH
- Chi quản lý nhà nƣớc - Chi đầu tƣ hỗ trợ vốn cho các DNNN
- Chi quốc phòng, an ninh, trật tự XH - Chi góp vốn cổ phần, liên doanh
- Chi thƣờng xuyên khác - Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia

Chi ngân sách


nhà nƣớc

Chi dự trữ.
Chi trả nợ, cho vay và viện trợ
Các khoản chi khác.

55
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Trạng thái của ngân sách


nhà nƣớc

Thâm hụt Cân bằng Thặng dƣ


(Thu < Chi) (Thu = Chi) (Thu > Chi)

56
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Thâm hụt ngân sách và nguồn tài trợ

Thâm hụt ngân sách nhà nƣớc (Budget deficit) là trạng thái của ngân
sách nhà nƣớc mà tại đó tổng số thu (không bao gồm các khoản mang
tính hoàn trả) nhỏ hơn tổng số chi của ngân sách nhà nƣớc.

57
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Thâm hụt ngân sách và nguồn tài trợ
Đổi mới CSKT (trong quá
trình hội nhập), cắt giảm thuế
Chủ quan
CSKT tác động môi trƣờng
Nguyên nhân KD của DN

Tác động của kinh tế


thế giới
Khách quan
Sự biến động của các yếu
tố thiên nhiên, môi trƣờng
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Thâm hụt ngân sách và nguồn tài trợ


Nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách: có 04 nguồn cơ bản có thể tài trợ
cho thâm hụt ngân sách bao gồm,
- Vay tiền từ ngân hàng trung ƣơng
- Vay tiền từ hệ thống ngân hàng thƣơng mại
- Vay ngoài ngân hàng
- Vay nƣớc ngoài

59
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc


Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc là việc xác định, sắp xếp bố trí
các bộ phận cấu thành hệ thống ngân sách nhà nƣớc nhằm thực hiện hiệu
quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng nhƣ toàn bộ hệ
thống ngân sách.

60
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Chu trình ngân sách nhà nƣớc
Chu trình ngân sách bao gồm toàn bộ hoạt động của ngân sách từ khi bắt
đầu hình thành cho đến khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài
khóa mới..

Hình thành ngân sách

Chu trình
ngân sách Chấp hành ngân sách

Quyết toán ngân sách


61
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Chính sách tài khóa là hệ


Khái niệm chính sách thống các giải pháp nhằm
tài khóa
điều chỉnh thu nhập và chi
tiêu của chỉnh phủ để thực
hiện các mục tiêu vĩ mô
cho nền kinh tế, hƣớng nền
kinh tế đạt mức sản lƣợng
và việc làm mong muốn.

62
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Mục tiêu của chính sách tài khóa

Ổn định tiền tệ, ổn định sức mua của


đồng tiền.

Tăng cƣờng tiềm lực tài chính nhằm tăng


trƣởng kinh tế.

Phân phối công bằng, tạo việc làm, tăng


cƣờng an sinh xã hội.

63
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Công cụ của chính sách tài khóa
Chính phủ can thiệp bằng các công cụ chủ yếu sau:
- Chính sách thu ngân sách
- Chính sách chi ngân sách
- Chính sách cân đối ngân sách

64
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Phân loại chính sách tài khóa

Căn cứ vào tƣơng quan giữa thu và chi ngân sách nhà nƣớc

Chính sách tài khóa cân


bằng: chính phủ cố gắng Chính sách tài khóa mở Chính sách tài khóa thắt
duy trì các khoản chi tiêu ở rộng: các khoản chi của
chính phủ sẽ có xu hƣớng
chặt: các khoản thu có xu
mức độ hợp lý, vừa phải,
nằm trong khả năng tự chủ lớn hơn các nguồn thu trong hƣớng cao hơn so với các
về tài chính mà không phải cân đối ngân sách. khoản chi tiêu.
đi vay nợ.

65
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Phân loại chính sách tài khóa

Căn cứ vào mục tiêu của chính phủ

Chính sách tài khóa cùng chiều Chính sách tài khóa ngƣợc chiều
Mục tiêu của chính phủ là luôn đạt đƣợc Mục tiêu của chính phủ là giữ cho nền kinh
ngân sách cân bằng cho dù sản lƣợng có tế luôn ở mức sản lƣợng tiềm năng và mức
thay đổi nhƣ thế nào. thất nghiệp thấp.

66
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Phân loại chính sách tài khóa

Căn cứ vào động thái của chính phủ

Chính sách tài khóa thuận chu kỳ Chính sách tài khóa ngƣợc chu kỳ
Đƣợc chính phủ tiến hành CSTK mở rộng Đƣợc chính phủ tiến hành CSTK thắt chặt
vào giai đoạn nền kinh tế tăng trƣởng và khi nền kinh tế đang ở trạng thái phát triển
phát triển, và CSTK thu hẹp vào giai đoạn nóng, và CSTK mở rộng khi nền kinh tế
nền kinh tế suy thoái. đang ở trạng thái suy yếu.

67
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Tác động của chính sách tài khóa

Tác động đến Tác động đến Tác động dến Tác động đén Tác động đến
thu nhập tăng trƣởng lạm phát nợ công chu kỳ KD

Sự gia tăng trong Một CSTK mở rộng, Một CSTK mở rộng CSTK tác động đến
các nguồn thu nhà Chính sách thu và với định hƣớng gia CKKD thông qua cơ
chi ngân sách tác và bành trƣớng tất
nƣớc tất yếu sẽ tăng trong chi tiêu yếu dẫn tới bội chi chế ổn định tự động.
dẫn đến sự sụt động mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu Cơ chế ổn định tự
đếnnguồn vốn đầu ngân sách nhà nƣớc.
giảm trong thu cầu TTKT, trong Có thể nói việc sử động là cơ chế có tác
nhập thực của dân tƣ xã hội. ngắn hạn tất yếu sẽ động tự hạn chế đƣợc
dụng nợ để tài trợ
chúng và ngƣợc dẫn đến sự gia tăng cho thâm hụt ngân những dao động của
lại. trong tổng cầu, gây sách của nhà nƣớc là CKKD mà không cần
Chính sách thuế
áp lực lên giá cả và hoạt động phổ biến bất kỳ hành động điều
ảnh hƣởng trực tiếp gây ra lạm phát.
đến TN thực của và mang tính chất tất chỉnh nào của các nhà
CSTK cũng chính yếu đối với nhu cầu hoạt động CS.
là công cụ để nhà nền kinh tế, từ đó
tác động đến tiết tăng trƣởng và phát
nƣớc có thể điều Một CSTK thắt chặt, triển của mỗi quốc
tiết và phân phối kiệm tƣ nhân và lợi
tiết giảm trong chi gia, nhất là trong bối Hai công cụ chủ yếu và
lại TN quốc dân. nhuận của DN
tiêu, tăng thu ngân cảnh hội nhập nhƣ quan trọng của CSTK
sách, trong ngắn hạn hiện nay . tạo ra cơ chế ổn định tự
Đối với các hoạt sẽ có tác động kiềm động đó là thuế lũy tiến
động đầu tƣ quốc tế, hãm tổng cầu, kéo và trợ cấp thất nghiệp
CSTK sẽ tác động giá cả hàng hóa đi
đến dòng chuyển xuống, giúp kiềm chế
dịch của các nguồn lạm phát.
vốn đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc.
CHƢƠNG 3
TÍN DỤNG
(CREDIT)

69
NỘI DUNG CHƢƠNG 3
3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
3.2. BẢN CHẤT TÍN DỤNG
3.3. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
3.4. VAI TRÕ TÍN DỤNG

70
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
Khái niệm tín dụng

Tín dụng (Credit) là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị
(dƣới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử
dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lƣợng giá trị lớn hơn ban đầu.

71
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
Cơ sở khách quan hình thành tín dụng

Xuất phát từ đặc điểm chu chuyển vốn Xuất phát từ nhu cầu đầu tƣ, chi tiêu và sinh lợi
trong nền kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế

Đối với doanh nghiệp: trong SXKD có Những ngƣời tạm thời
lúc DN tạm thời thừa vốn, có lúc tạm thừa vốn muốn tìm kiếm
thời thiếu vốn. LN từ tiền nhàn rồi (nảy
sinh nhu cầu cho vay vốn.
Những ngƣời thiếu vốn
cần có vốn để đáp ứng
Đối với cá nhân, hộ gia đình: giữa thu nhu cầu chi tiêu hay đầu
nhập và nhu cầu chi tiêu của họ không tƣ phát triển SX, tìm kiếm
phải lúc nào cũng có sự phù hợp nhau về nhiều lợi nhuận hơn (nảy
cả số lƣợng và thời gian. sinh nhu cầu đi vay)

Đối với nhà nƣớc: Các nguồn thu thƣờng


định kỳ trong khi nhu cầu chi tiêu lại diễn
ra khá thƣờng xuyên dẫn đến cân đối thu
chi của NSNN xảy ra tình trạng không
phù hợp nhau.
BẢN CHẤT TÍN DỤNG

Tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời vốn


trên cơ sở của sự tin tƣởng, sự tín nhiệm.

Tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời vốn


trên cơ sở hoàn trả

Tín dụng là sự vận động của tƣ bản cho vay

73
CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
Tín dụng thƣơng mại
Tín dụng thƣơng mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau
dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

Công cụ của tín dụng thƣơng mại là Thƣơng phiếu có đặc điểm:
- Tính trừu tượng
- Tính pháp lý
- Tính lưu thông

74
CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
Tín dụng thƣơng mại_(Phân loại thƣơng phiếu)

Căn cứ vào chủ thể Căn cứ vào khả năng


ký phát chuyển nhƣợng

Thƣơng phiếu vô danh:


Hối phiếu: Ngƣời cho vay ký phát không ghi tên ngƣời thụ
hƣởng.

Thƣơng phiếu ký danh: ghi


Lệnh phiếu: Ngƣời đi vay ký phát tên ngƣời thụ hƣởng (có thể
chuyển nhƣợng khi chƣa đến
hạn thanh toán).

Thƣơng phiếu đích danh:


ghi tên ngƣời thụ hƣởng
(không thể chuyển nhƣợng).
CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể trong nền
kinh tế. Dƣới góc độ là ngƣời cấp tín dụng, TDNH có thể đƣợc phân loại:

Mục đích Thời hạn Đảm bảo Hình thức Phƣơng pháp Tính chất
tín dụng tín dụng tín dụng vốn tín dụng hoàn trả hoàn trả

Tín dụng Tín dụng Tín dụng


không đảm Tín dụng Tín dụng Trực tiếp
SXKD ngắn hạn bằng tiền. trả góp
bảo

Tín dụng Tín dụng Tín dụng có Tín dụng Tín dụng
tiêu dùng trung hạn đảm bảo Gián tiếp
bằng tài sản phi trả góp

Tín dụng Theo


dài hạn yêu cầu
CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
Tín dụng nhà nƣớc

Tín dụng nhà nƣớc là quan hệ tín dụng giữa nhà nƣớc và các chủ thể trong nền
kinh tế, trong đó nhà nƣớc thma gia với tƣ cách là bên đi vay. Nhà nƣớc huy động
vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu của ngân sách.
Công cụ của tín dụng nhà nƣớc là Trái phiếu.
CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
Tín dụng nhà nƣớc_ Phân loại

Căn cứ Căn cứ Căn cứ Phƣơng pháp Tính chất


phạm vi thời hạn mục đích hoàn trả chuyển nhƣợng

Trái phiếu Trái phiếu Tín phiếu Trái phiếu Trái phiếu
quốc nội ngắn hạn kho bạc chiết khấu vô danh

Trái phiếu Trái phiếu Trái phiếu Trái phiếu Trái phiếu
quốc tế dài hạn kho bạc Coupon đích danh

Trái phiếu Trái phiếu Trái phiếu


đầu tƣ tích lũy ký danh
CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG
Các loại hình tín dụng khác

Tín dụng doanh nghiệp là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp với
các hộ gia đình, cá nhân trong xã hội.
Tín dụng tƣ nhân là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các hộ gia đình, cá nhân trong
xã hội.
.
VAI TRÕ CỦA TÍN DỤNG

THÖC ĐẨY QUÁ THỰC HIỆN MỞ RỘNG QUAN


TRUYỀN TẢI
TRÌNH TÁI SẢN CHÍNH SÁCH XÃ HỆ KINH TẾ ĐỐI
ĐỘNG THÁI ĐIỀU
XUẤT XÃ HỘI HỘI CỦA NN NGOẠI
TIẾT CỦA NN
HĐTD thúc đẩy sự Tài trợ bằng chính Cấp tín dụng tài trợ
Nhà nƣớc điều tiết
vận động của các sách tín dụng ƣu đãi hoạt động xuất nhập
HĐTD thông qua việc
nguồn vốn nhàn rỗi, cho các vùng kinh tế khẩu, thu vốn tín
điều tiết lãi suất, quy
đáp ứng các nguồn khó khăn, vùng sâu, dụng nƣớc ngoài =>
trình cho vay, kiểm
cầu vốn, buộc ngƣời vùng xa, các đối thúc đẩy hoạt động
soát nguồn cung tín
đi vay phải thật sự tƣợng chính sách, cho ngoại thƣơng và các
dụng của hệ thống
quan tâm đến hiệu vay đối với học sinh quan hệ kinh tế quốc
ngân hàng TM.
quả sử dụng nguồn sinh viên. tế khác.
vốn vay.
CHƢƠNG 4
LÃI SUẤT
(INTEREST RATE)

81
NỘI DUNG CHƢƠNG 4
4.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LÃI SUẤT
4.2. VAI TRÕ CỦA LÃI SUẤT
4.3. PHƢƠNG PHÁP TÍNH LÃI SUẤT
4.4. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
4.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
4.6. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG LÃI SUẤT
4.7. CẤU TRÖC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT
4.8. CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
82
KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA LÃI SUẤT
Khái niệm lãi suất
Lãi (Interest) là số tiền ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay để đƣợc
sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Lãi suất (Interest rate) là tỷ lệ %, phản ánh tiền lãi (hay chi phí) phải trả
tính trên tổng số vốn vay trong một thời gian nhất định.

83
KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA LÃI SUẤT

Bản chất của lãi suất

Lãi là giá cả của vốn tín dụng

Lãi là giá cả của tƣ bản cho vay

Lãi suất là công cụ phản ánh giá cả


của vốn tín dụng

84
VAI TRÕ CỦA LÃI SUẤT

Vai trò của lãi suất

Lãi suất là Lãi suất là đòn


phƣơng tiện bẩy kích thích
Lãi suất là một Lãi suất là
kích thích lợi ngân hàng và trong những Lãi suất là
công cụ kích
ích vật chất để công cụ dự báo công cụ điều
các doanh thích đầu tƣ
thu hút mọi nghiệp hoạt tình hình nền tiết vĩ mô nền phát triển kinh
nguồn vốn động có hiệu kinh tế.
kinh tế. tế.
nhàn rỗi trong
quả.
nền kinh tế.

85
PHƢƠNG PHÁP TÍNH LÃI
Phƣơng pháp lãi suất đơn
Phƣơng pháp lãi suất đơn là phƣơng pháp áp dụng để tính tiền lãi của các
khoản vay hoặc đầu tƣ, mà trong đó tiền lãi của mỗi kỳ không đƣợc nhập
vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo.

Công thức
Cn = C0.(1 + i.n); In = C0.i.n
Trong đó:
Cn: tổng giá trị tích lũy (gồm vốn gốc và lãi); C0: vốn gốc
In: tiền lãi; i: lãi suất; n: số kỳ hạn

86
PHƢƠNG PHÁP TÍNH LÃI
Phƣơng pháp lãi suất kép
Phƣơng pháp lãi suất kép là phƣơng pháp áp dụng để tính tiền lãi của các
khoản vay hoặc đầu tƣ, mà trong đó tiền lãi của mỗi kỳ đƣợc nhập vào vốn
gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo.

Công thức
Cn = C0.(1 + i)n; In = C0.[(1 + i)n - 1]
Trong đó:
Cn: tổng giá trị tích lũy (gồm vốn gốc và lãi); C0: vốn gốc
In: tiền lãi; i: lãi suất; n: số kỳ hạn

87
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Căn cứ vào giá trị của tiền lãi

Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất thông báo hoặc thỏa thuận trong
các quan hệ tín dụng.

Lãi suất thực: là lãi suất đƣợc xác định trên cơ sở đã loại trừ tỷ lệ
lạm phát.

Lãi suất hiệu dụng: phản ánh thu nhập thực chất của ngƣời cho
vay nhận đƣợc hoặc chi phí của ngƣời đi vay phải trả.
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
Căn cứ vào thời hạn tín dụng

• Là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng ngắn hạn


Lãi suất ngắn hạn (dƣới 1 năm) (thƣờng thấp hơn lãi suất dài hạn).

• Là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng trung và dài


Lãi suất dài hạn hạn (từ 1 năm) (thƣờng cao hơn lãi suất ngắn hạn).

89
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất

Lãi suất cố định Lãi suất biến đổi


- Lãi suất đƣợc duy trì cố định trong suốt - Lãi suất thay đổi theo biến động của lãi
thời hạn vay. suất thị trƣờng.
- Không thể linh hoạt trƣớc những biến đổi - Có thể phản ứng trƣớc những biến đổi của
trên thị trƣờng tài chính. thị trƣờng.
- Không phản ánh đúng tín hiệu thị trƣờng. - Phản ánh đúng tín hiệu thị trƣờng.
- Thƣờng áp dụng cho vay ngắn hạn. - Thƣờng áp dụng cho vay trung và dài hạn

90
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Căn cứ vào phƣơng pháp trả lãi

Lãi suất chiết khấu: là lãi suất đƣợc hoàn trả toàn bộ ngay đầu kỳ
trên cơ sở khấu trừ vào giá trị vốn vay.

Lãi suất coupon: là lãi suất đƣợc hoàn trả định kỳ.

Lãi suất tích lũy: là lãi suất đƣợc hoàn trả toàn bộ vào lúc đáo hạn.
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng

Lãi suất tiền Lãi suất cho Lãi suất Lãi suất tái Lãi suất tái Lãi suất
gửi chiết khấu LS liên
vay chiết khấu cấp vốn cơ bản
ngân hàng
Lãi suất NH Lãi suất Lãi suất LS cho vay
phải trả cho ngƣời đi vay NHTM nhận của NHTW
LS cho vay Lãi suất cho LS làm tham
của NHTW vay giữa các chiếu cho
khách hàng trả cho NH đƣợc thông khi CK hoặc với các
gửi tiền tại khi vay vốn qua CK giấy tái CK giấy NH trên thị các NH xác
NH tờ
NHTM khi trƣờng liên định LSKD
NH tờ từ các cầm cố giấy và làm chỉ
ngân hàng
NHTM tờ hoặc cho tiêu cho điều
vay lại hành CSTT

92
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Nhân tố trực tiếp

Cầu quỹ cho vay

Cầu vốn từ doanh nghiệp: đầu tƣ nhà


máy, thiết bị, hàng tồn kho,...

Cầu vốn từ nhà nƣớc: điều hòa tình trạng


ngân sách quốc gia.

Cầu vốn từ ngƣời tiêu dùng: mua sắm


hàng tiêu dùng lâu bền, nhu yếu phẩm,...

93
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Nhân tố trực tiếp
Cung quỹ cho vay

Tiết kiệm
- Tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình.
- Tiết kiệm từ các doanh nghiệp.
- Thặng dƣ ngân sách
- Dòng tiết kiệm nƣớc ngoài

Tiền
- Tiền cung ứng của NHTW
- Chịu tác động bởi khả năng tạo bút tệ của của hệ thống
NHTM và việc phát hành tiền của NHTW
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Nhân tố gián tiếp
Lạm phát kỳ vọng ↑ => ir ↓ => Lợi tức thực của ngƣời cho vay ↓ => Cung quỹ
cho vay ↓ => Lãi suất ↑
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Nhân tố gián tiếp
Sự phát triển của nền kinh tế
Cầu quỹ cho vay: kinh tế phát triển => hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất
trong nền kinh tế ↑ => cơ hội đầu tƣ sinh lợi ↑ => cầu quỹ cho vay ↑.

Cung quỹ cho vay: kinh tế phát triển => thu nhập và của cải ↑ => tiết kiệm ↑
=> cung quỹ cho vay ↑.

Lãi suất cân bằng: Thay đổi tùy thuộc vào độ tƣơng tác giữa đƣờng cung và
đƣờng cầu quỹ cho vay.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Nhân tố gián tiếp
Tỷ suất lợi nhuận bình quân ↑ => Đầu tƣ ↑ => Cầu quỹ cho vay ↑, Cung quỹ cho
vay ổn định => Lãi suất ↑
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Nhân tố gián tiếp
Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa nới lỏng: Chi tiêu công ↑, thuế ↓ => Cầu quỹ cho vay ↑
=> Lãi suất ↑.

Chính sách tài khóa thắt chặt: Chi tiêu công ↓, thuế ↑ => Cầu quỹ cho vay ↓
=> Lãi suất ↓.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Nhân tố gián tiếp
Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ nới lỏng Chính sách tiền tệ thắt chặt

- Cung tiền tệ ↑ => Cung quỹ cho vay ↑. - Cung tiền tệ ↓ => Cung quỹ cho vay ↓.

- Bơm tiền vào lƣu thông => Cầu quỹ - Rút bớt tiền ra khỏi lƣu thông => Cầu
cho vay ↓ => Lãi suất cân bằng ↓. quỹ cho vay ↑ => Lãi suất cân bằng ↑.
- Dự trữ bắt buộc ↓ => Lãi suất ↓. - Dự trữ bắt buộc ↑ => Lãi suất ↑.

- Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp - Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp
vốn ↓ => Lãi suất ↓. vốn ↑ => Lãi suất ↑.
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG LÃI SUẤT
Tác động đến đầu tƣ

Lãi suất tăng: Chi phí vốn vay ↑ => Thu nhập từ đầu tƣ bằng vốn vay ↓,
=> Đầu tƣ ↓.
Lãi suất giảm: Chi phí vốn vay ↓ => Thu nhập từ đầu tƣ bằng vốn vay ↑,
=> Đầu tƣ ↑.
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG LÃI SUẤT
Tác động đến chi tiêu
Mối quan hệ giữa thu nhập khả dụng và chi tiêu tiêu dùng:
C = a + mpc × DI; (DI = Y - T)
Lãi suất tăng: Tiết kiêm ↑ => Chi tiêu tiêu dùng ↓.

Lãi suất giảm: Tiết kiêm ↓ => Chi tiêu tiêu dùng ↑.
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG LÃI SUẤT
Tác động đến xuất khẩu ròng

Lãi suất ↑ => Lợi tức dự tính về tiền gửi (bản tệ) ↑ => Giá trị tiền gửi bằng bản
tệ ↑ => Tỷ giá hối đoái ↓ => Hạn chế XK, khuyến khích NK => XK ròng ↓

Lãi
suất

i2 2

1
i1 Đƣờng xuất
khẩu ròng

NX2 NX1 Xuất khẩu ròng


TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG LÃI SUẤT

Tác động đến lạm phát

Cung cho Khả năng tạo


Lãi suất tái tiền của
vay của Cung tiền ↓ Lạm phát ↓
cấp vốn ↑
NHTM ↓ NHTM ↓

103
CẤU TRÖC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT

Khái niệm

Cấu trúc rủi ro của lãi suất Mức bù rủi ro


(Risk structure of interest rate) (Risk premium)
Là tƣơng quan về lãi suất giữa các công cụ Là chênh lệch LS giữa công cụ nợ có rủi ro
nợ có cùng kỳ hạn thanh toán. và công cụ nợ không có rủi ro, đo lƣờng
khoản lãi phụ thêm mà ngƣời cho vay nhận
đƣợc khi nắm giữ một công cụ nợ có rủi ro.

104
CẤU TRÖC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT

Nhân tố ảnh hƣởng


Rủi ro
vỡ nợ

Yếu tố tác
động đến cấu
trúc rủi ro của
lãi suất
Chính Tính
sách thanh
thuế khoản

105
CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
Khái niệm
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (Term structure of interest rate) là tƣơng
quan về lãi suất giữa những công cụ nợ có cùng đặc tính về rủi ro vỡ nợ,
khả năng thanh khoản và thuế, nhƣng khác nhau về kỳ hạn thanh toán.

LS LS LS LS
hoàn hoàn hoàn hoàn
vốn vốn vốn vốn

Kỳ hạn thanh toán Kỳ hạn thanh toán Kỳ hạn thanh toán Kỳ hạn thanh toán
106
CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
Lý thuyết dự tính
Các công cụ nợ có cùng rủi ro vỡ nợ, tính thanh khoản, chế độ thuế khóa
nhƣng khác nhau về kỳ hạn thanh toán sẽ đƣợc coi là tƣơng đƣơng nếu
nhƣ chúng có cùng mức lợi tức kỳ vọng.
Nếu các công cụ nợ có kỳ hạn khác nhau nhƣng có thể thay thế hoàn hảo
cho nhau thì lãi suất của công cụ có kỳ hạn n thời kỳ bằng trung bình các
lãi suất của công cụ có kỳ hạn 1 thời kỳ trong quá trình tồn tại n thời kỳ
của công cụ này.

107
CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
Lý thuyết dự tính
Công thức:

Trong đó:
i(n): lãi suất dài hạn trong hiện tại của trái phiếu kỳ hạn n năm
it: lãi suất ngắn hạn dự tính ở năm thứ t trong tƣơng lai
n: kỳ hạn của trái phiếu

108
CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
Lý thuyết dự tính

Lý thuyết dự tính có ý nghĩa quan


Ƣu điểm: Giải thích đƣợc sự biến
trọng, cung cấp cơ sở để giải thích
động theo nhau của lãi suất ngắn
sự thay đổi của cấu trúc kỳ hạn của
hạn và lãi suất dài hạn.
LS ở những thời điểm khác nhau

Nhƣợc điểm: không giải thích


đƣợc xu hƣớng tổng quát của
đƣờng lãi suất: tạo sao đƣờng lãi
suất thƣờng dốc lên

109
CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
Lý thuyết thị trƣờng phân cách

Quan điểm

Các công cụ nợ có kỳ hạn thanh toán khác nhau là hoàn toàn


biệt lập và không thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo.

Lãi suất của một công cụ nợ đƣợc xác định do lƣợng cung và
lƣợng cầu công cụ đó, không chịu sự tác động của lợi tức dự
tính của các công cụ nợ có kỳ hạn khác nhau.

Lãi suất công cụ nợ ngắn hạn thƣờng thấp hơn lãi suất công
cụ nợ dài hạn.
CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT

Lý thuyết môi trƣờng ƣu tiên

Giải thích đƣợc vấn đề:


Các công cụ nợ có kỳ hạn Nhà đầu tƣ thƣờng ƣa - LS của các công cụ nợ có
thanh toán khác nhau thì thích các công cụ nợ ngắn kỳ hạn khác nhau thƣờng
có thể thay thế cho nhau, hạn hơn công cụ nợ dài diễn tiến theo nhau.
nhƣng không thể thay thế hạn. Sự ƣa thích này gọi là - Các đƣờng lãi suất thƣờng
hoàn hảo đƣợc. “môi trƣờng ƣu tiên”. dốc lên.
- Ý nghĩa chiều hƣớng của
các đƣờng lãi suất.

111
CẤU TRÖC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
Lý thuyết môi trƣờng ƣu tiên
Công thức:

Trong đó:
i(n): lãi suất dài hạn trong hiện tại của trái phiếu kỳ hạn n năm
it: lãi suất ngắn hạn dự tính ở năm thứ t trong tƣơng lai
n: kỳ hạn của trái phiếu
k(n): mức bù kỳ hạn (Term premium) của trái phiếu kỳ hạn n năm

112
CHƢƠNG 5
THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
(FINANCIAL MARKET)

113
NỘI DUNG CHƢƠNG 5

5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTTC


5.2. CHỨC NĂNG THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
5.3. CẤU TRÖC THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
5.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN TTTC
5.5. HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
5.6. VAI TRÕ CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

114
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTTC
Sự hình thành cung cầu vốn

Vốn tạm thời Thiếu hụt vốn


nhàn rỗi của SXKD của DN,
doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu
dân cƣ cá nhân, hộ GĐ

Nguồn LUÂN
Nguồn
cung vốn Thặng dƣ ngân CHUYỂN
sách nhà nƣớc Chi tiêu công cầu vốn
VỐN

Vốn viện trợ,


đầu tƣ từ CP Thâm hụt ngân
các nƣớc, các sách nhà nƣớc
tổ chức QT,...
115
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTTC
Sự xuất hiện quan hệ mua bán tài sản tài chính
Khi quan hệ chuyển giao vốn đƣợc thực hiện làm phát sinh các công cụ tài
chính (gọi là tài sản tài chính):
- Các hợp đồng tín dụng
- Cổ phiếu, trái phiếu
- Giấy nhận nợ, thƣơng phiếu,...

116
CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

Khái niệm thị trƣờng tài chính

Thị trƣờng tài chính (Financial market) là nơi diễn ra


hoạt động giao dịch mua bán các tài sản tài chính ngắn,
trung và dài hạn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

117
CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Chức năng dẫn vốn
Tài chính gián tiếp
Các tr/gian
tài chính

(vốn) (vốn) (vốn)

Chủ thể tạm thời Thị trƣờng Chủ thể tạm thời
thừa vốn (vốn) tài chính (vốn) thiếu vốn

Tài chính trực tiếp


CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

Khuyến khích tiết kiệm trong toàn xã hội


- Các chủ thể cung ứng vốn thu đƣợc lợi nhuận.
- Đảm bảo an toàn cho tài sản.
Chức năng
tiết kiệm
Đảm bảo các luồng quỹ hoạt động có hiệu quả
Thông qua tín hiệu lãi suất, thị trƣờng tài chính có thể
phát tín hiệu về chiều hƣớng nguồn cung và cầu vốn.

119
CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

Chức năng thanh khoản

Tạo thanh khoản cho các tài sản tài chính, hỗ trợ chức năng
dẫn vốn và chức năng tiết kiệm.

Khả năng thanh khoản càng cao càng thu hút đƣợc nhiều nguồn
vốn chảy vào thị trƣờng.

120
CƠ CẤU CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

Trên giác độ cơ cấu của thị trƣờng

Thị trƣờng tài chính sơ cấp Thị trƣờng tài chính thứ cấp
(Thị trường cấp một) (Thị trường cấp hai)
Là thị trƣờng phát hành các tài sản tài Là thị trƣờng mua đi bán lại những tài sản
chính. Trên thị trƣờng này, vốn từ nhà đầu tài chính đã đƣợc phát hành.
tƣ đƣợc chuyển sang nhà phát hành thông
qua việc nhà đầu tƣ mua các tài sản tài
chính mới phát hành.

121
CƠ CẤU CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

Căn cứ vào thời hạn

Thị trƣờng tài chính ngắn hạn Thị trƣờng tài chính dài hạn
(Thị trường tiền tệ) (Thị trường vốn)
Là thị trƣờng giao dịch chuyển Là nơi mua bán trao đổi các tài sản tài
nhƣợng các tài sản tài chính ngắn hạn. chính trung và dài hạn nhằm giải
quyết các nhu cầu về vốn trung và dài
hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế.

122
CƠ CẤU CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Căn cứ vào nghĩa vụ tài chính của các chủ thể

1 2 3

Thị trƣờng nợ TT vốn CP Thị trƣờng PS


Là thị trƣờng Là thị trƣờng là thị trƣờng phát
mua bán các mua bán cổ hành và mua đi
công cụ tài phiếu. Các bán lại các công
chính nợ nhƣ: công ty cổ cụ phái sinh.
trái phiếu, tín phần phát CCPS là các
phiếu, thƣơng hành cổ phiếu công cụ tài chính
phiếu,… để huy động cao cấp, VD:
vốn. quyền chọn,...
CƠ CẤU CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

Căn cứ vào loại tiền giao dịch

Thị trƣờng nội tệ là thị trƣờng phát hành và giao dịch giấy
tờ có giá bằng đồng nội tệ, đồng thời là thị trƣờng vay và
đi vay những khoản vốn bằng đồng nội tệ.

Thị trƣờng ngoại tệ (thị trường ngoại hối) là một bộ phận


của thị trƣờng tiền tệ “nơi” diễn ra việc giao dịch các loại
ngoại hối. Ngoại hối bao gồm: ngoại tệ; các phƣơng tiện
thanh toán, giấy tờ có giá bằng tiền nƣớc ngoài,...

124
CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

CHỦ THỂ CUNG VỐN CHỦ THỂ CẦU VỐN


- Là các chủ thể tạm thời dƣ thừa các nguồn - Là các chủ thể đang thiếu hụt vốn, cần
vốn nhàn rỗi. đƣợc bổ sung.
- Có thể là pháp nhân hoặc thể nhân. - Chủ yếu là các DN (phát hành CK vốn và
- Mục đích chính: đầu tƣ sinh lợi. CK nợ) và nhà nƣớc (PHCK nợ).
CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA TTTC

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH NHÀ NƢỚC


- Định chế tài chính trung gian Chủ thể quản lý và giám sát nhằm đảm bảo
TTTC sẽ phát triển đúng hƣớng và lành
- Định chế tài chính bán trung gian
mạnh vì TTTC có ảnh hƣởng rất lớn đến sự
phát triển của nền kinh tế.
125
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

Khái niệm, đặc điểm của tài sản tài chính

Khái niệm Đặc điểm


Tài sàn tài chính là tài sản mà giá trị thực - Là tài sản vô hình
của nó không phụ thuộc vào giá trị vật chất - Giá trị thực không liên quan đến hình thức
của tài sản. Bất cứ một giao dịch tài chính và tính chất vật chất, mà phụ thuộc vào
nào cũng tạo ra các tài sản tài chính. quyền hợp pháp về những lợi ích TL
- Có thể chuyển nhƣợng trên TTTC.

126
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

Công cụ tài chính ngắn hạn


- Tín phiếu kho bạc
- Chứng chỉ tiền gửi
- Thƣơng phiếu
- Chấp phiếu ngân hàng
- Hợp đồng mua lại

Công cụ tài chính dài hạn


- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Chứng khoán phái sinh.
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính
Tín phiếu kho bạc (Treasury bill): là loại trái phiếu chính phủ có kỳ hạn
dƣới 1 năm do Bộ Tài chính phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân
sách nhà nƣớc và là một công cụ quan trọng để NHTW điều hành CSTT.
- Phát hành trên thị trƣờng sơ cấp thông qua đấu thầu
- Thanh khoản tốt nhất hầu nhƣ không có rủi ro;
- Lãi suất có thể dùng để định giá chứng khoán.

128
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính
Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit) là một loại giấy tờ có giá do
ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác..
- Lãi suất thỏa thuận trên cơ sở lãi suất thị trƣờng
- Có thể chuyển nhƣợng khi còn hiệu lực.

129
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính
Thƣơng phiếu (Commercial paper) là một loại giấy tờ có giá ghi nhận lệnh
yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán vô điều kiện một khoản tiền xác
định trong một thời gian nhất định.

HỐI PHIẾU LỆNH PHIẾU


- Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện - Giấy nhận nợ vô điều kiện
- Ngƣời cho vay ký phát. - Ngƣời đi vay ký phát.
- Yêu cầu ngƣời đi vay trả một số - Cam kết sẽ hoàn trả số tiền nhất
tiền nhất định sau một thời gian định khi đến hạn thanh toán cho
xác định. ngƣời thụ hƣởng.

130
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính
Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance) là một loại hối phiếu do công
ty phát hành và đƣợc ngân hàng chấp nhận thanh toán bằng cách đóng dấu
“Chấp nhận” lên hối phiếu đó.
- Bên nhận nợ sẽ phải ký gửi một lƣợng tiền nhất định.
- Thƣờng đƣợc bán lại trên thị trƣờng thứ cấp.
- Thời hạn thƣờng từ 30 - 270 ngày, phổ biến nhất là trong vòng 90 ngày.

131
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính

Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement) là một dạng vay ngắn hạn đối
với các loại chứng khoán của chính phủ. Ngƣời tham gia bán các chứng
khoán này cho ngƣời đầu tƣ và mua lại vào một ngày nhất định (thƣờng
không quá 2 tuần).

132
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính
Cổ phiếu (Stock) là một chứng thƣ xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu
hợp pháp của chủ thể nắm giữ với doanh nghiệp cổ phần.

CỔ PHIẾU THƢỜNG CỔ PHIẾU ƢU ĐÃI


- Cổ tức không cố định - Cổ tức cố định
- Có quyền biểu quyết. - Không đƣợc quyền biểu quyết.
- Đƣợc quyền tiên mãi. - Không đƣợc quyền tiên mãi.
- Đƣợc phân chia TS sau cùng khi - Đƣợc phân chia TS trƣớc CP
công ty phá sản. thƣờng khi công ty phá sản.

133
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính
Trái phiếu (Bond) là một chứng thƣ xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát
hành đối với ngƣời sở hữu, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi
trong một thời hạn nhất định.
Căn cứ chủ thể Căn cứ lợi tức Căn cứ mức độ Căn cứ tính chất
phát hành trái phiếu đảm bảo TT của trái phiếu

Trái phiếu Trái phiếu hƣởng Trái phiếu có Trái phiếu


doanh nghiệp lãi hàng kỳ đảm bảo chuyển đổi

Trái phiếu Trái phiếu TP không có TP có quyền


chính phủ chiết khấu đảm bảo mua cổ phiếu

Trái phiếu có
thể mua lại
HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Các loại tài sản tài chính
Chứng khoán phái sinh (Derivatives) là một chứng khoán đƣợc sinh ra từ
một chứng khoán gốc và giá cả của nó phụ thuộc vào giá cả của chứng
khoán gốc.
- Hàng hóa cơ sở: cổ phiếu, trái phiếu
- Mục tiêu: phân tán rủi ro; bảo vệ và gia tăng lợi nhuận.

135
VAI TRÕ CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

NÂNG CAO TÍNH


DUNG HÕA LỢI KÍCH THÍCH CÁC TẠO ĐIỀU KIỆN
HIỆU QUẢ CỦA
ÍCH CỦA CÁC CHỦ DN SẢN SXKD THUẬN LỢI CHO
NỀN KINH TẾ
THỂ THAM GIA HIỆU QUẢ GD TÀI CHÍNH
- Tránh lãng phí vốn:
Tạo điều kiện huy Cơ chế đấu giá trên Tính hiệu quả của Với sự phát triển của
động, tập trung tài TTTC cung cấp cho hoạt động SXKD của công nghệ thông tin
nguyên vốn trong toàn ngƣời mua và ngƣời các DN hay triển thì giao dịch trên
nền KT để đáp ứng cho bán vốn mức giá cả vọng của các dự án TTTC đã khắc phục
nhu cầu SX, đầu tƣ. tối ƣu, tránh đƣợc có liên quan mật thiết đƣợc hạn chế về
trƣờng hợp lợi nhuận đến chi phí sử dụng không gian, giảm
- Tạo kênh huy động vốn, do đó đòi hỏi
vốn an toàn: Nhà của cá nhân này đƣợc thiểu các chi phí …
tạo ra trên thiệt hại các DN phải thật sự nhằm nâng cao hiệu
nƣớc bù đắp bội chi
NS bằng cách PHTP ra của cá nhân khác. quan tâm đúng mức quả dẫn truyền vốn
công chúng, giúp tránh đến hiệu quả kinh của thị trƣờng.
đƣợc lạm phát. doanh của mình.
CHƢƠNG 6
NGÂN HÀNG

137
NỘI DUNG CHƢƠNG 6

6.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI


6.2. NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG

138
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG

Lịch sử ra đời của hệ thống


Lịch sử hình thành ngân hàng gắn liền với sự
ngân hàng phát triển của SX lƣu thông
hàng hóa. Tổ chức đặc biệt
lấy tiền tệ làm đối tƣợng,
phƣơng tiện, mục đích trong
HĐKD của mình. Đáp ứng
nhu cầu vốn của các đối
tƣợng trong XH.

139
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Thế kỷ 15 - 18 Thế kỷ 18 - 20 Thế kỷ 20 đến nay


Các NH hoạt động độc lập, Nhà nƣớc bắt đầu can thiệp Sau Đại khủng hoảng 1929 -
chƣa thành hệ thống, chỉ vào hoạt động kinh doanh 1933, hầu hết các nƣớc đều
thực hiện các nghiệp vụ tiền ngân hàng nhằm kiểm soát nền nắm quyền kiểm soát ngân
tệ sơ khai nhƣ thời trung cổ. kinh tế, tránh sự lũng đoạn của hàng phát hành tiền, qua đó
- Amsterdam Wisselbank (1609) các ngân hàng. điều tiết hoạt động kinh tế.
- Bank of Hamburg (1619) - Ngân hàng phát hành - Ngân hàng trung ƣơng
- Bank of England (1694). - Ngân hàng trung gian. - Ngân hàng trung gian.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG

Hệ thống ngân hàng

Ngân hàng trung gian


Ngân hàng trung ƣơng (1) Trung gian tín dụng giữa các chủ thể
trong nền kinh tế. (2) Trung gian giữa
- Độc quyền phát hành tiền.
NHTW và nền kinh tế.
- Quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và HĐNH. - NH thƣơng mại
- Hiệp hội tiết kiệm và cho vay
- NH tiết kiệm tƣơng trợ
- Các liên hiệp, hợp tác xã tín dụng
- Ngân hàng đặc biệt

141
Khái niệm ngân hàng thƣơng mại

Ngân hàng thƣơng mại (Commercial bank) là tổ chức kinh


doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là huy
động tiền gửi và cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
thanh toán.

142
CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chức năng quản lý tiền gửi

Chức năng quản lý tiền gửi: Ngân hàng nhận tiền gửi,
giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu thanh toán cho
các chủ thể trong nền kinh tế.

• Với khách hàng: sinh lời cho nguồn vốn nhàn rỗi.
• Với ngân hàng: là cơ sở để NH thực hiện chức năng thanh toán và tín dụng.
• Với nền kinh tế: thúc đẩy lƣu thông nguồn vốn nhàn rỗi, tạo điều kiện để tái SX xã hội

143
CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chức năng trung gian thanh toán

Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thay mặt
khách hàng trích tiền trên tài khoản của khách hàng để
thanh toán giúp họ theo ủy nhiệm của khách hàng.

• Với khách hàng: tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
• Với ngân hàng: tăng uy tín, thu nhập, thu hút vốn KD, là tiền đề để NH tạo bút tệ.
• Với nền kinh tế: giúp vốn luân chuyển nhanh, giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông.

144
CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng: Huy động các khoản
tiền tạm thời nhàn rỗi, hình thành nên quỹ tiền tệ tập
trung, sau đó, NH sử dụng để cho vay đối với các chủ thể
cần vốn, phục vụ cho SXKD hay tiêu dùng.

• Với khách hàng: thỏa mãn nhu cầu thiếu vốn, an toàn và sinh lãi cho vốn nhàn rỗi.
• Với ngân hàng: tạo thu nhập cho NH từ chênh lệch lãi suất huy động và cho vay .
• Với nền kinh tế: thúc đẩy TTKT, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

145
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠO TIỀN
Quá trình tạo tiền
Với khoản tiền gửi nhận đƣợc ban đầu, hệ thống NHTM thông qua cho vay bằng
chuyển khoản kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng có khả năng
mở rộng tiền gửi gấp nhiều lần, từ đó tạo thêm bút tệ cho lƣu thông.

146
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠO TIỀN

Quá trình tạo tiền

1 Trong đó:
D =M ×
r M: tiền gửi ban đầu
D: tiền gửi mở rộng
1 r: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
∆D = M × ˗1 ∆D: tổng tiền gửi đƣợc tạo thêm
r

147
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠO TIỀN

Quá trình tạo tiền

1
D =M × Trong đó:
r+e+c M: tiền gửi ban đầu
D: tiền gửi mở rộng
1
∆D = M × ˗1 r: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
r+e+c e: tỷ lệ dự trữ thừa
c: tỷ lệ TM trên tổng tiền gửi
Hệ số mở rộng tiền gửi

Hệ số tạo tiền
148
Khái niệm ngân hàng trung ƣơng

Ngân hàng trung ƣơng (Central bank) là cơ quan độc quyền


phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền
tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm ổn định giá trị tiền tệ, góp phần
đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức
tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

149
MÔ HÌNH VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA NHTW

NHTW độc lập với Chính phủ NHTW trực thuộc Chính phủ

Quốc hội
Quốc hội
Chính phủ
Chính phủ NHTW
NHTW

- Quan hệ: hợp tác - Quan hệ: điều hành, trực thuộc
- Chính phủ không can thiệp vào - Các quyết định, chính sách của
hoạt động của NHTW. NHTW đều phải đƣợc CP chuẩn y
- Một số quốc gia áp dụng: Đức, - Một số quốc gia áp dụng: Hàn
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc. Quốc, Việt Nam, Indonesia,...

150
CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG
Chức năng phát hành tiền

NHTW là cơ quan độc quyền phát Nguyên tắc phát hành tiền: guyên
hành tiền ra lƣu thông, bao gồm tắc đảm bảo, nguyên tắc cân đối.
tiền giấy và tiền kim loại.

Kênh cung ứng ứng tiền:


- Tín dụng đối với nhà nƣớc
- Tín dụng đối với NHTM
- Nghiệp vụ thị trƣờng mở
- Thị trƣờng ngoại hối
151
CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG

Chức năng ngân hàng của ngân hàng

Mở tài khoản, quản lý tiền gửi của NHTM


- Tiền gửi dự trữ bắt buộc
- Tiền gửi thanh toán
Trung gian thanh toán giữa các ngân hàng
- Thực hiện tại phòng Giao hoán
- Có thể thanh toán từng lần hoặc bù trừ

Cấp tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại


- Tái chiết khấu các giấy tờ có giá
- Cho vay lại theo HSTD, ĐB bằng giấy tờ có giá

152
CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG
Chức năng ngân hàng của Nhà nƣớc

Dịch vụ thủ quỹ, thanh toán, cấp tín dụng cho chính phủ

Đại lý phát hành chứng khoán của chính phủ

Đại diện cho chính phủ tại IMF, WB,…

Tƣ vấn tài chính, tiền tệ - ngân hàng cho chính phủ

Quản lý và điều hòa dự trữ ngoại hối của quốc gia


153
CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG

Chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ ngân hàng

Quản lý hoạt động của hệ thống Quản lý vĩ mô nền kinh tế


ngân hàng và các tổ chức tín dụng - Xây dựng và thực thi chính sách tiền
- Xem xét và cấp giấy phép hoạt động tệ quốc gia nhằm ổn định tiền tệ, tăng
- Kiểm soát, thanh tra hoạt động trƣởng kinh tế và tăng mức nhân dụng.
- Xử lý các vi phạm lĩnh vực TTNH - Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh
- Đình chỉ, giải thể NH vi phạm luật,… tế, ổn định sức mua đồng tiền, điều tiết
khối lƣợng tiền lƣu thông,…

154
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Khái niệm chính sách tiền tệ


Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là một bộ phận của chính sách kinh
tế tài chính của một quốc gia để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền
kinh tế. Thông qua các công cụ để tác động, điều tiết lƣợng tiền cung ứng
cho nền kinh tế nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định
nhƣ: kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, đạt mức toàn dụng lao động và
cuối cùng là tăng trƣởng kinh tế.

155
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Phân loại chính sách tiền tệ

Căn cứ vào chức năng và đối tƣợng tác động

Chính sách tiền tệ cơ cấu Chính sách tiền tệ chức năng


- Lựa chọn hệ thống tiền tệ, quy định - Tổng hòa các biện pháp nhằm điều
đơn vị tiền tệ, luật phát hành tiền, … tiết, chỉ đạo các hoạt động tiền tệ
- Chủ thể thực hiện : các cơ quan lập - Chủ thể thực hiện : NHTW, ngân hàng
pháp (Quốc hội, Nghị viện,…) dự trữ, cơ quan hữu trách tiền tệ,…

156
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Phân loại chính sách tiền tệ

Căn cứ vào việc lựa chọn mục tiêu CSTT

Chính sách tiền tệ đa mục tiêu Chính sách tiền tệ đơn mục tiêu
Khi điều hành CSTT, NHTW theo đuổi Khi điều hành CSTT, NHTW chỉ theo
nhiều mục tiêu, nhƣ: ổn định tiền tệ, tỷ đuổi một mục tiêu duy nhất và đó cũng là
lệTTKT cao hoặc tỷ lệ thất nghiệp thấp. mục tiêu cuối cùng.

157
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Phân loại chính sách tiền tệ

CĂN CỨ ĐỘNG THÁI KIỂM SOÁT LƢỢNG TIỀN


TRONG LƢU THÔNG CỦA NHTW

Chính sách tiền tệ mở rộng Chính sách tiền tệ thắt chặt

- Tăng cung tiền trong lƣu thông - Giảm cung tiền trong lƣu thông
- Kích thích đầu tƣ, mở rộng sản - Hạn chế đầu tƣ, kìm hãm sự phát
xuất, tạo thêm việc làm. triển quá nóng của nền kinh tế.
- Mục tiêu : chống suy thoái. - Mục tiêu : chống lạm phát.

158
MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

MỤC TIÊU CUỐI CÙNG

Ổn định tiền tệ Tăng trƣởng kinh tế Công ăn việc làm cao


- Ổn định giá trị đối CSTT có thể tác động Thông qua tác động
nội của đồng tiền. đến TTKT thông qua tích cực của tiền tệ đối
CS lãi suất và cung với TTKT, CSTT góp
- Ổn định giá trị đối phần tạo ra nhiều cơ
ứng tiền của NHTW.
ngoại của đồng tiền. hội về việc làm.
MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Mục tiêu trung gian
Mục tiêu trung gian của CSTT là những biến số kinh tế mà thông qua đó
các công cụ của NHTW phát huy đƣợc tác dụng, vƣợt qua sự chậm trễ về
thông tin và đạt đƣợc những mục tiêu cuối cùng mà CSTT đã đề ra trƣớc đó.

160
MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động bao gồm các chỉ tiêu đƣợc
NHTW lựa chọn để đạt đƣợc mục tiêu trung gian
của CSTT.
. CÁC MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Cơ số tiền tệ (MB).
- Lãi suất liên ngân hàng.
Tùy tình hình và mục tiêu mà NHTW chỉ có thể lựa chọn
một trong hai chỉ tiêu trên làm mục tiêu hoạt động của
CSTT.

161
CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Cơ chế truyền dẫn chính


sách tiền tệ là quá trình
Khái niệm mà qua đó các quyết
định chính sách tiền tệ
đƣợc truyền tải và dẫn
đến những thay đổi trong
GDP và lạm phát.
(Taylor 1995)

162
CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KÊNH DẪN TRUYỀN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Kênh lãi suất Kênh tín dụng Kênh tỷ giá hối đoái Kênh giá TSTC
- Trƣớc hết, bản thân Là kênh cho vay của CSTT thay đổi làm Bằng cách tác động
lãi suất là một công cụ NHTM đối với nền dòng chảy vốn thay đổi làm thay đổi giá TSTC
điều hành CSTT và tác động đến TGHĐ. của nền KT. CSTT gây
kinh tế, phản ánh
- Lãi suất là kênh TGHĐ thay đổi làm ra một sự điều chỉnh
những thay đổi trong XK ròng thay đổi và
truyền tải thông điệp trong danh mục TS
của CSTT thông qua điều hành CSTT tác ảnh hƣởng đến các chỉ của ngƣời tiêu dùng.
các công cụ khác nhƣ động đến các chỉ tiêu tiêu vĩ mô. Sau đó ảnh hƣởng đến
dự trữ bắt buộc, kênh kinh tế vĩ mô. các biến KT vĩ mô.
thị trƣờng mở.

163
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc (Required reserve)


là một phần vốn huy động tiền gửi Cơ sở xác định dự trữ bắt buộc:
mà các tổ chức tín dụng bắt buộc các loại nợ, quy mô các khoản nợ
phải dự trữ theo luật định.

Tài sản duy trì dự trữ bắt buộc:


tiền mặt tại quỹ, tiền gửi duy trì trên
tài khoản tại NHTW, tín phiếu chính
phủ ký gửi tại NHTW.

164
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Dự trữ bắt buộc
Cơ chế vận hành:
- Điều chỉnh tỷ lệ DTBB.
- Điều chỉnh lãi suất tiền gửi DTBB (rất ít).

Cơ chế tác động


NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (r ↑) => Lƣợng tiền dự trữ
bắt buộc của NHTM tại NHTW ↑ => Vốn khả dụng của
NHTM ↓ => Khả năng cho vay của NHTM ↓ => Khả năng tạo
tiền ↓ => Cung tiền ↓.
NHTW tăng lãi suất tiền gửi DTBB?

165
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Dự trữ bắt buộc

ƢU ĐIỂM NHƢỢC ĐIỂM


- Bình đẳng giữa các NHTM - Thiếu linh hoạt, cần có thời
trong điều kiện KD nhƣ nhau. gian để phát huy tác dụng.
- Công cụ chủ động và quyền - Khó khăn cho việc quản lý
lực của NHTW. KNTT của hệ thống NHTM
- Thiết lập mối quan hệ giữa - Hình thức thuế thu nhập vô
việc tạo tiền của hệ thống hình đối với các NHTM.
NHTM với nhu cầu tái cấp
vốn tại NHTW.

166
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Tái cấp vốn
Tái cấp vốn (Refinance) là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của ngân
hàng trung ƣơng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phƣơng tiện thanh toán
cho ngân hàng thƣơng mại.
- Là biện pháp nhằm cung ứng tiền
- Tạo cơ sở ban đầu thúc đẩy hệ thống NHTM tạo ra bút tệ.
- Khai thông năng lực thanh toán cho các NHTM.

167
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Tái cấp vốn
Cơ chế vận hành:
- Điều chỉnh tỷ lệ DTBB.
- Điều chỉnh điều kiện tái cấp vốn.
- Điều chình hạn mức tái cấp vốn
Cơ chế tác động
CSTT mở rộng => Lãi suất tái cấp vốn ↓ => Nhu cầu tái cấp
vốn của NHTM ↑ => Khả năng cho vay của NHTM ↑ => Cung
tiền ↑ => Đầu tƣ, sản lƣợng ↑ => Khắc phục tình trạng suy
thoái kinh tế.

168
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Tái cấp vốn

- Là hình thức cho vay an toàn (có giấy tờ đảm bảo)


Ƣu
- Tạo thế chủ động cho NHTW khi thực hiện CSTT mở rộng hay
điểm
thắt chặt nhằm điều tiết kinh tế.

Nhƣợc NHTW chỉ có thể khuyến khích chứ không thể buộc các NHTM
điểm phải vay hay không vay .

169
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Nghiệp vụ thị trƣờng mở

Nghiệp vụ thị trƣờng mở (Open Market Operations) là công cụ


để ngân hàng trung ƣơng thực hiện việc cung ứng và điều hòa
khối lƣợng tiền tệ thông qua nghiệp vụ mua hoặc bán các loại
công trái, trái phiếu kho bạc, hay các chứng thƣ tài sản khác.

170
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Nghiệp vụ thị trƣờng mở
Cơ chế vận hành:
- Bán ra giấy tờ có giá.
- Mua vào giấy tờ có giá.

Cơ chế tác động


Tác động vào cung tiền: NHTW bán tín phiếu kho bạc => Dự
trữ của NHTM ↓ => Dự trữ để mở rộng cho vay ↓ => Khối
lƣợng tín dụng ↓ => Cung tiền ↓.
Tác động vào lãi suất thị trƣờng: NHTW bán tín phiếu kho
bạc => Dự trữ của NHTM ↓ => Lãi suất ngắn hạn ↑ => Lãi
suất thị trƣờng ↑.

171
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Nghiệp vụ thị trƣờng mở (Lợi thế)

Công cụ có tính linh Các nghiệp vụ mua, Phạm vị tác động của
hoạt cả về mặt khối bán GTCG đƣợc thực CSTT sẽ rộng hơn nên
lƣợng và thời điểm can hiện nhanh chóng, nên nghiệp vụ thị trƣờng mở
thiệp. có thể đảo ngƣợc là một công cụ khá tuyệt
nghiệp vụ khi cần thiết. diệu trong điều hành
chính sách tiền tệ.

172
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là giới hạn tối đa khối lƣợng tín dụng mà các NHTM
đƣợc cung cấp cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Cơ chế tác động


CSTT thắt chặt => NHTW ↓ hạn mức tín dụng của hệ
thống NHTM => Khả năng cho vay của NHTM ↓ => Khả
năng tạo tiền ↓ => Cung tiền ↓ => Lạm phát ↓.

173
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Quy định khung lãi suất
Quy định khung lãi suất là biện pháp quản lý hành chính về mặt lãi suất của
NHTW đối với các ngân NHTM. NHTW sẽ quy định khung lãi suất cho từng
đối tƣợng, ngành nghề, khu vực kinh tế,… cho mỗi món vay hay loại tiền gửi
cụ thể cho hệ thống ngân hàng và các ngân hàng phải kinh doanh dựa trên
khung lãi suất đó.

174
CHƢƠNG 7
CUNG CẦU TIỀN TỆ
(MONEY DEMAND & MONEY SUPPLY)

175
NỘI DUNG CHƢƠNG 7

7.1. CẦU TIỀN TỆ


7.2. CUNG TIỀN TỆ
7.3. QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ

176
CẦU TIỀN TỆ

Mức cầu tiền tệ (Money


demand) là tổng số
Khái niệm lƣợng tiền cần thiết cho
lƣu thông hàng hóa, dịch
vụ và cất giữ tài sản
trong nền kinh tế cho
một khoảng thời gian
nhất định.

177
CẦU TIỀN TỆ
Các học thuyết về cầu tiền tệ
Học thuyết của Fisher
Theo học thuyết cầu tiền tệ của Fisher, cầu tiền tệ là một hàm số của thu
nhập và lãi suất không ảnh hƣởng đến cầu tiền.

Md.V = P.Y → Md. = P.Y/V


Trong đó:
Md : mức cầu tiền
P: mức giá cả
Y: tổng sản phẩm quốc dân
V: vòng quay của tiền

178
CẦU TIỀN TỆ
Các học thuyết về cầu tiền tệ
Học thuyết của trƣờng phái Cambridge
Theo học thuyết cầu tiền tệ của trƣờng phái Cambridge, cầu tiền tệ là một
hàm số của thu nhập danh nghĩa. Tốc độ lƣu thông tiền tệ (1/V) không phải
là hằng số, có thể biến động trong ngắn hạn.

Md = k.P.Y; k = 1/V
Trong đó:
Md : mức cầu tiền
P: mức giá cả
Y: tổng sản phẩm quốc dân
V: vòng quay của tiền
179
CẦU TIỀN TỆ
Các học thuyết về cầu tiền tệ
Học thuyết của Keynes
Theo học thuyết cầu tiền tệ của Keynes, cầu tiền tệ là một hàm số của thu
nhập và lãi suất. Cầu tiền tƣơng quan âm với lãi suất và tốc độ lƣu thông của
tiền tệ không phải là hằng số.

Md
= f (i,Y)
P
Trong đó:
Md/P: mức cầu tiền
P: mức giá cả
i: lãi suất
Y: tổng sản phẩm quốc dân
180
CẦU TIỀN TỆ
Các học thuyết về cầu tiền tệ
Học thuyết của Friedman
Theo học thuyết của Friedman, cầu tiền tệ bị ảnh hƣởng bởi thu nhập và lợi
tức dự tính của các tài sản khác so với lợi tức dự tính của việc nắm giữ tiền.
Md
= f (Yp, rb ˗ rm, re ˗ rm, Πe ˗ rm)
P
Trong đó:
Md/P: mức cầu tiền
Yp: thu nhập thƣờng xuyên
rm: lợi tức kỳ vọng của tiền
rb: lợi tức kỳ vọng của trái phiếu
re: lợi tức kỳ vọng của cổ phiếu
Πe tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.
181
CẦU TIỀN TỆ

Các nhân tố ảnh hƣởng đến cầu tiền tệ

- Thu nhập.
- Chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
- Sự phát triển của hệ thống thanh toán
- Tâm lý và thói quen công chúng

182
CUNG TIỀN TỆ
Khái niệm mức cung tiền tệ
Mức cung tiền tệ (Money supply) là số lƣợng tiền thực tế trong lƣu thông,
thƣờng đƣợc xác định trong một thời kỳ nhất định (gồm tiền mặt, tiền gửi thanh
toán và các tài sản có tính lỏng cao dễ chuyển sang tiền mặt và đƣợc chấp nhận
rộng rãi trong thanh toán).

183
CUNG TIỀN TỆ
Các phép đo cung tiền tệ

Phép đo tiền tài sản M4 = M3 + S

184
CUNG TIỀN TỆ
Quá trình cung ứng tiền tệ
Cung ứng tiền mặt của NHTW
Toàn bộ lƣợng tiền mặt NHTW phát hành ra nền kinh tế đƣợc gọi là cơ số
tiền tệ (tiền mạnh hay tiền cơ sở) (Monetary Base, MB).

MB = M0 + R = M0 + (RR + ER)
Trong đó:
M0 : tiền mặt ngoài ngân hàng.
R: tiền mặt dự trữ trong hệ thống ngân hàng.
RR: tiền dự trữ bắt buộc.
ER: tiền dự trữ thừa.

185
CUNG TIỀN TỆ
Quá trình cung ứng tiền tệ
Cung ứng tiền mặt của NHTW
Để kiểm soát lƣợng cung tiền, các nhà chính sách thƣờng tách cơ số tiền tệ
làm hai phần: một phần NHTW có thể kiểm soát đầy đủ (cơ số tiền không
vay_Non - monetary base) và phần kiểm soát kém hơn (cơ số tiền
vay_Discount Loan).

MB = MBn + DL
MBn: thông qua hoạt động trên TT mở hoặc TT ngoại hối.
DL: thông qua hoạt động cấp tín dụng của NHTW đối với chính phủ và NHTM.

186
CUNG TIỀN TỆ
Quá trình cung ứng tiền tệ
Tạo bút tệ của NHTM: Từ một khoản tiền gửi nhận đƣợc
của một NHTM sẽ mở rộng tiền gửi lên nhiều lần.

Tạo bút tệ tối đa Tạo bút tệ phi tối đa


1 1
D= ×M D= ×M
r r+e+c
Điều kiện Điều kiện
- Cho vay hoàn toàn bằng CK. - Cho vay bằng cả tiền mặt và CK.
- Không dự trữ thừa. - Có dự trữ thừa.

187
CUNG TIỀN TỆ
Mô hình lƣợng cung tiền
Theo phép đo M1

MS1 = MB . m1
m1: Hệ số gia tăng tiền tệ theo phép đo M1
1+c 1+c
m1 = ; m1 =
c+r+e c + (r + e).(1+t)

188
CUNG TIỀN TỆ
Mô hình lƣợng cung tiền
Theo phép đo M2

MS2 = MB . m2
m2: Hệ số gia tăng tiền tệ theo phép đo M2
1+c+t 1+c+t
m2 = ; m2 =
c+r+e c + (r + e).(1+t)

189
CUNG TIỀN TỆ

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CUNG TIỀN TỆ

- Cơ số tiền tệ (MB)
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Tỷ lệ tiền mặt
- Tỷ lệ dự trữ thừa
- Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn

190
QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ

Tổng cầu tiền tệ Tổng cung tiền tệ

Đƣờng tổng cầu tiền tệ Đƣờng tổng cung tiền tệ

191
QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ
CÂN BẰNG CUNG CẦU TIỀN TỆ

Quan hệ cung cầu tiền xác lập lãi suất cân bằng 192
QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ
SỬ DỤNG TIỀN TỆ ĐỂ KÍCH THÍCH, ĐIỀU TIẾT HĐ KINH TẾ

Quan hệ cung cầu tiền và sản lƣợng 193


QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ
SỬ DỤNG TIỀN TỆ ĐỂ KÍCH THÍCH, ĐIỀU TIẾT HĐ KINH TẾ

Quan hệ sản lƣợng và giá cả hàng hóa khi nền


kinh tế đạt mức sản lƣợng tiềm năng 194
QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ
SỬ DỤNG TIỀN TỆ ĐỂ KÍCH THÍCH, ĐIỀU TIẾT HĐ KINH TẾ

Quan hệ sản lƣợng và giá cả hàng hóa khi nền


kinh tế chƣa đạt mức sản lƣợng tiềm năng 195
196

You might also like