Bản sao TONG HOP DE CUONG GDDP - 2023 (có đáp án)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 2023

Câu 1: Những vấn đề toàn cầu có chung đặc điểm là


A. phạm vi ảnh hưởng rộng lớn
B. cần sự hợp tác giải quyết của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới
C. phạm vi ảnh hưởng ở một vài khu vực
D. phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, cần sự hợp tác giải quyết của nhiều quốc gia, khu vực trên thế
giới
Câu 2: Biến đổi khí hậu toàn cầu là
A. sự thay đổi của khí hậu B. sự thay đổi của hệ thống khí hậu
C. sự thay đổi của thời tiết, khí hậu D. thời tiết diễn biến thất thường
Câu 3: Biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là
A. nhiệt độ Trái Đất tăng cao, khí hậu thay đổi thất thường
B. khí hậu diễn biến thất thường
C. diện tích rừng suy giảm
D. suy giảm đa dạng sinh học
Câu 4: Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu bao gồm
A. con người B. tự nhiên
C. tự nhiên và con người D. các nhân tố khác
Câu 5: Hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do
A.
các khí CO2, SO2... giữ lại bức xạ Mặt Trời
B.
các khí CO2, SO2... giữ lại bức xạ mặt đất
C.
cháy rừng
D.
núi lửa hoạt động
Câu 6: Hậu quả của hiện tượng Trái Đất nóng lên là
A. nước biển dâng, cháy rừng, hạn hán
B. ảnh hưởng tới đời sống sinh vật
C. Băng tan, cháy rừng, lũ lụt
D. băng tan, nước biển dâng, ảnh hưởng tới đời sống của con người, sinh vật, gia tăng tần suất
thiên tai
Câu 7: Hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển tăng nhanh chủ yếu là do
A. cháy rừng
B. núi lửa hoạt động
C. sử dụng năng lượng truyền thống trong sản xuất và sinh hoạt, các phương tiện giao thông vận
tải
D. sử dụng năng lượng truyền thống trong sản xuất công nghiệp
Câu 8: Giải pháp tốt nhất để hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên là
A. trồng và bảo vệ rừng
B. hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, tìm kiếm nguồn năng lượng sạch thay thế
C. phát triển thủy lợi
D. đắp đê ven biển để hạn chế nước biển xâm nhập sâu vào đất liền
Câu 9: Nguyên nhân nào khiến Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước có nguy cơ cao chịu tác động của
biến đổi khí hậu toàn cầu?
A. Ba mặt giáp biển, vùng biển nhiệt đới, thuộc khu vực châu Á gió mùa
B. Hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi
D. Có các loại gió hoạt động theo mùa
Câu 10: Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế nào?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đông Nam Bộ
C. Tây Nam Bộ D. Tây Nguyên
Câu 11: Bà Rịa – Vũng Tàu giáp với những tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Bình Thuận, Đồng Nai, TP. HCM B. Nình Thuận, Đồng Nai, TP. HCM
C. Long An, Bình Thuận, TP. HCM D. Long An, Đồng Nai, TP. HCM
Câu 12: Tên gọi nào dưới đây không phải là tên gọi của Thành phố Vũng Tàu trước đây?
A. Tam Thắng B. Oporeto Cin chagas verdareiras
C. Tam Thuyền D. Cap Sain Jacques
Câu 13: Những nguyên nhân nào khiến Bà Rịa – Vũng Tàu chịu nhiều ảnh hưởng mạnh của Biến đổi
khí hậu?
A. Đường bờ biển ngắn, địa hình thấp
B. Đường bờ biển dài, địa hình cao
C. Đường bờ biển dài, địa hình thấp
D. Biển ăn sâu vào đất liền, địa hình núi phân bố ven bờ
Câu 14: Chiều dài đường bờ biển của tỉnh BR-VT là
A. hơn 100km B. Hơn 300km C. hơn 400km D. Hơn 500km
Câu 15: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên tỉnh BR-VT là
A. gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán
B. cháy rừng
C. khí hậu thay đổi thất thường
D. sạt lở bờ biển
Câu 16: Ngành kinh tế nào của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu?
A. Du lịch B. Trồng trọt C. Thủy sản D. Tất cả các
ngành
Câu 17: Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu phân thành 2 mùa là:
A. Đông – Hạ B. Khô - Mưa C. Đông - Mưa D. Khô – Hạ
Câu 18: Nền nhiệt độ của Bà Rịa – Vũng Tàu
A. Tương đối ổn định B. có nhiều biến động
C. biên độ nhiệt lớn D. thay đổi thất thường
Câu 19: Vì sao Bà Rịa – Vũng Tàu ít khi chịu ảnh hưởng của bão?
A. Cách xa các tâm bão
B. Công tác phòng chống bão được thực hiện hiệu quả
C. Có núi phân bố ven biển chắn bão
D. Hướng bão trong khu vực này chủ yếu song song với đường bờ biển, ít khi vào đất liền
Câu 20: Cơn bão Durian gây thiệt hại nghiêm trọng ở Vũng Tàu diễn ra vào năm
A. 2002 B. 2004 C. 2006 D. 2008

CHỦ ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Câu 21: Di sản văn hoá vật thể là:


A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
B. Sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
C. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
D. Sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 22: Di sản văn hoá bao gồm:
A. Di sản văn hoá tinh thần và di sản văn hoá vật thể.
B. Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
C. Di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần.
D. Di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.
Câu 23: Đâu KHÔNG phải là di sản văn hoá tiêu biểu của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
A. Lễ hội Gióng B. Bạch Dinh
C. Mặt nạ vàng Giồng Lớn D. Nhà tù Côn Đảo
Câu 24: Di sản văn hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có giá trị gì?
A. Giá trị giáo dục B. Giá trị văn hóa C. Giá trị du lịch D. Cả 3 đáp án
trên
Câu 25: Ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện nay:
cộng đồng, nâng cao trách nhiệm đối với quê hương, đối với di sản.
A. Giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tinh thần
B. Thông qua giáo dục di sản giúp cho học sinh có những hiểu biết về các giá trị của di sản văn
hoá, cũng như có ý thức gìn giữ, bảo vệ di sản.
C. Góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của các thế hệ trước để lại trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện nay.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26: Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức ở đâu:
A. Xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) B. Đình Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu)
C. Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) D. Cả 3 đáp án trên
Câu 27: Lễ hội mang đậm nét văn hoá biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
A. Lễ hội cúng thần Lúa (lễ hội Ốp Yang Va)
B. Lễ hội Nghinh Ông
C. Lễ hội cúng thần Rừng (lễ hội Ốp Yang Vri)
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28:Nơi thờ thần, thờ những người có công khai hoang, lập ấp, xây dựng và bảo vệ xóm làng, tổ
chức sinh hoạt văn hoá của cộng đồng được gọi là:
A. Miếu B. Chùa C. Đình D. Ấm
Câu 29: Di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là sự kết hợp, tiếp biến (tiếp thu, biến đổi) đa dạng
văn hoá của các dân tộc Chơ Ro, Hoa, Khmer, Kinh (Việt), Mạ,... Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 30: Lễ cầu an thường được tổ chức vào:
A. Mùa xuân và mùa đông B. Mùa xuân và mùa hạ
C. Mùa xuân và mùa thu D. Mùa thu và mùa đông
Câu 31: Lễ Hạ điền tổ chức vào đầu mùa mưa, mang ý nghĩa người nông dân xuống đồng để cày
cấy. Lễ Thượng điền cử hành vào cuối mùa mưa, khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 32: Theo quan niệm dân gian, cá Ông thường cứu giúp ngư dân mỗi khi họ gặp nạn trên biển
nên được tôn thờ là vị thần hộ mệnh. Hằng năm, ngư dân ven biển thường tổ chức lễ Nghinh Ông
linh đình để tỏ lòng biết ơn, sùng kính và cầu mong được gia hộ khi đi biển. Ông ở đây là:
A. Cá voi B. Cá heo C. Cá hồi D. Cá La Hán
Câu 33: Khu di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là:
A. Nhà Tròn B. Nhà tù Côn Đảo C. Nhà lớn Long Sơn D. Thích Ca
Phật Đài
Câu 34: Bảo vật quốc gia có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hoá của cư dân
cổ sinh sống ở vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu thời cổ đại là:
A. Mũi tên đồng Cổ Loa B. Trống đồng Đông Sơn
C. Rìu tay bằng đá di chỉ Núi Đọ D. Mặt nạ Giồng Lớn
Câu 35: Lễ hội cúng thần Rừng có ý nghĩa:
A. Cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh
B. Cầu mùa màng bội thu
C. Cầu cuộc sống ấm no, đủ đầy
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 36: Cúng thần Rừng là một nét sinh hoạt văn hoá dân gian gắn với tín ngưỡng thờ đa thần của
người Chơ Ro, cho nên bên cạnh lễ cúng thần Rừng, người Chơ Ro còn cúng thần Sông, thần Núi,
thần Lúa,... Đúng hay sai?
A. Sai B. Đúng
Câu 37: Lễ hội cúng thần Rừng (lễ hội Ốp Yang Vri) diễn ra ở đâu:
A. Bên bìa rừng B. Dưới một gốc cây cổ thụ
C. Ở bờ sông D. Trên núi
Câu 38: Theo quan niệm của người Chơ Ro thì “hồn Lúa” trú ngụ tại đám lúa ... và chờ dân làng
rước về khi cúng lễ.
Trong dấu "..." là:
A. Non B. Xấu nhất C. Tốt nhất D. Vàng
Câu 39: Trong tín ngưỡng dân gian, Ông Nam Hải là:
A. Người anh hùng B. Thành hoàng làng
C. Cá voi D. Người dân địa phương
Câu 40: Lễ hội Nghinh Cô diễn ra ở đâu
A. Dinh Cô (thị trấn Long Hải) B. Bạch Dinh
C. Đình Thắng Tam D. Niết Bàn Tịnh Xá
Câu 41: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có các di sản văn hoá vật thể, vừa có di sản văn hoá phi vật
thể. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai

CHỦ ĐỀ 3: VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Câu 42: Câu chuyện “Sự tích núi Nhang” kể về tên một ngọn núi thuộc địa phương nào của tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu?
A. Xuyên Mộc B. Châu Đức C. Bà Rịa D. Long Sơn
Câu 43: Trong “Sự tích núi Nhang”, sau khi Krung hóa thành chim, người vợ ngó lên ngọn cây gì
chờ trông mỏi mòn?
A. Bằng lăng B. Tre C. Khế D. Xà nu.
Câu 44: Loại quả nào được nhắc đến trong câu chuyện “Sự tích núi Nhang”?
A. Đào B. Khế C. Xoài D. Sung.
Câu 45: Trong “Sự tích núi Nhang” phần con suối chảy xuôi, được đặt tên là...?
phần chảy ngược mang tên suối….?
A. Đưa Em; Gai B. Gai; Đưa Em C. Đưa Anh; Chông D. Chông; Đưa
Anh.
Câu 46: Địa danh trong câu ca dao sau thuộc địa phương nào của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía tựa kề áo
nâu Ai về nhắn với Ông Câu
Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa.
A. Phú Mỹ B. Xuyên Mộc C. Đất Đỏ D. Côn Đảo
Câu 47: Địa danh nào sau đây không phải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
A. Núi Ông Trịnh và Núi Thị Vải B. Thác sông Ray
C. Hòn Cau và bãi Đầm Trầu D. Dinh Thầy Thím.
Câu 48: “Vè các lái” được sáng tác nhằm mục đích gì?
A. Phản ánh kịp thời các sự kiện trong cuộc sống hằng ngày trong xóm, ấp, địa phương, dân tộc.
B. Phản ánh chuyến đi xa của các lái buôn.
C. Giới thiệu các địa danh.
D. Phản ánh nỗi vất vả, nhọc nhằn khi phải chèo thuyền ra khơi.
Câu 49: “Hồ Đắng” là tên của một địa danh thuộc địa phận nào của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
A. Long Điền B. Đất Đỏ C. Xuyên Mộc D. Côn Đảo.
Câu 50: Điền từ vào chỗ trống:
Buồm …… ba cánh chạy
vô Hòn Bà, Hóc Kiểm quanh co Hồ Tràm
Kim ngân lễ vật cúng dường
Lâm râm khấn nguyện lòng thường chớ quên.
A. Căng B. Giương C. Tung D. Bay
Câu 51: “Mũi Bà” là địa danh thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
A. Đúng B. Sai
Câu 52: “Sự tích Ẹo Ông Từ” đề cập đến loài thú dữ nảo?
A. Cọp B. Báo C. Gấu D. Sư Tử.
Câu 53: Sự tích “Thần trừ thú dữ” gắn với địa phương nào trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
A. Long Sơn B. Long Hải C. Long Điền D. Đất Đỏ.
Câu 54: Trong “Sự tích Thần trừ thú dữ”, thầy Tuân chết vì lí do gì?
A. Hồn ma con trâu rừng về báo oán
B. Thần linh trừng phạt
C. Ông bị thương khi đánh nhau với trâu
D. Không rõ lí do
Câu 55: Hòn Rù Rì là tên gọi khác của:
A. Hòn Trầu B. Hòn Cau C. Hòn Trứng D. Hòn Trâu
Câu 56: Lễ hội nào sau đây không phải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
A. Lễ giỗ bà Phi Yến B. Lễ hội Dinh Cô
C. Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu D. Lễ hội Nghinh Ông
Câu 57: Câu chuyện “Chàng út” của người dân tộc Châu Ro, kể về:
A. Mối tình của chàng trai và con lợn rừng
B. Người con út thông minh
C. Sự độc ác của dì ghẻ
D. Tất cà đều đúng
Câu 58: Người dân tộc Châu Ro hiện nay đang sinh sống nhiều nhất trong địa bàn nào của tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu?
A. Xuyên Mộc B. Châu Đức C. Long Điền D. Đất Đỏ
Câu 59: Tương Kì và Tao Phùng là tên gọi dân gian của 2 ngọn núi nào của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
A. Núi Dinh, núi Minh Đạm B. Núi Thị Vải, núi Chân Tiên
C. Núi Nứa, núi Dinh D. Núi Lớn, Núi Nhỏ
Câu 60: Hai câu ca dao sau gắn với câu chuyện dân gian về nhân vật nào?
“Gió đưa cây cải về Trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”
A. Bà Phi Yến B. Bà Rịa C. Bà Đen D. Bà Chúa Sứ
Câu 61: Đặc trưng của văn học dân gian:
A. Tính truyền miệng C. Sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
B. Tính tập thể D. Tất cả các đáp án trên
Câu 62: Ngoài các đặc trưng chung của văn học dân gian Việt Nam, văn học dân gian tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu còn có những nét đặc trưng nào?
A. Kết hợp, hoà trộn giữa văn học dân gian của nhiều vùng, miền
B. Phản ánh hành trình của những người khai hoang, mở cõi
C. Tính dị bản, tính diễn xướng
D. Kết hợp, hoà trộn giữa văn học dân gian của nhiều vùng, miền và phản ánh hành trình của
những người khai hoang, mở cõi
Câu 63: Hãy điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm:
“Anh đi ... xây đồn
Sú hoang mấy bãi, cát cồn mấy
doi Đất đầy dấu hổ, chân voi
Biển sâu mấy khúc, mõ chòi điểm
canh Ai về Gia Định quê mình
Nhắn cây có trái thì anh đón nàng.”
A. Tam Thắng C. Núi Nhỏ
B. Bãi Dứa D. Núi Lớn

Câu 64: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống


“Bao giờ …. hết sình,
Bàu Thành hết nước, hai đứa mình xa nhau”.
A. Bàu Trũng C. Bàu Sen
B. Bưng Bạc D. Bến Đá

Câu 65: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau:


“Đường về đất đỏ ....
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.”
A. Miền Đông C. Mênh mông
B. Quê chồng D. Xuôi dòng

Câu 66: Điền từ còn thiếu trong bài ca dao sau:


“Ai sang Hòn Trác, Hòn Tài
Cho em nhắn gửi một vài câu
thơ Đêm sương gió lặng, sao mờ
Trăng khuya chếch bóng vẫn chờ đợi mây
Chừng nào núi Chúa hết cây
….. hết đá, dạ này hết thương.”
A. Côn Đảo C. Bến Đá
B. Côn Lôn D. Bến Nôm
Câu 67: Điền từ còn thiếu trong bài ca dao sau:
“… xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công
nhân Hận thù trời đất khôn cầm
Càng tươi dòng máu, càng bầm ruột gan.”
A. Rừng thông C. Rừng cây
B. Cao su D. Rừng điều
Câu 68: Các truyện cổ: “Ẹo ông Từ”, “Sự tích thần trừ thú dữ đất Long Điền” giải thích sự ra đời
những hòn đảo ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; “Sự tích Hòn Cau”, “Hòn Trầu” kể lại công cuộc diệt trừ
thú dữ, đem lại bình yên cho vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu, là đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 69: Truyện “Sự tích núi Nhang” của dân tộc nào?
A. Khơ me C. Chơ ro
B. Cơ Tu D. Kinh
Câu 70: Văn học dân gian của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ảnh hưởng đến văn học viết của tỉnh trên
các phương diện nào?
A. Đề tài, nội dung và hình thức thể hiện
B. Chất liệu ngôn từ, hình ảnh và giọng điệu
C. Đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tác và phong cách nghệ thuật
D. Cảm hứng nghệ thuật, thông điệp cuộc sống, từ ngữ, giọng điệu và thể loại
Câu 71: Các truyện: “Sự tích của đảo”, “Sự tích sông Ray”, “Sự tích núi Nhang” thuộc thể loại nào?
A. Sử thi C. Truyền thuyết
B. Cổ tích D. Thần thoại
Câu 72: Thể loại văn học dân gian nào là thể loại tự sự dùng để kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra
thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới
và đời sống con người?
A. Thần thoại C.Truyện cổ tích
B.Truyền thuyết D.Truyện truyền kì
Câu 73: Các truyện: “Chàng Lác”, “Chàng Katiêng và con quỷ”, “Hai anh em” thuộc thể loại nào
sau đây?
A. Thần thoại C.Truyện cổ tích
B.Truyền thuyết D.Truyện truyền kì
Câu 74: Thể loại văn học dân gian nào đề cập tới sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc
các phong cảnh hay sự vật của địa phương theo quan điểm của nhân dân?
A. Thần thoại C.Truyện cổ tích
B.Truyền thuyết D.Truyện truyền kì
Câu 75: Thể loại văn học dân gian nào có đặc điểm: không chỉ phản ánh đặc trưng văn hoá của mỗi
vùng, miền mà còn chứa đựng kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá mà nhân dân nhận thức được?
A. Ca dao C.Câu đố
B.Thành ngữ D.Tục ngữ
Câu 76: Thể loại văn học dân gian nào là tập trung thể hiện thế giới tình cảm, cảm xúc của nhân dân
lao động?
A. Ca dao C.Câu đố
B.Thành ngữ D.Tục ngữ
Câu 77: Thể loại văn học dân gian nào là nghi thức, nghi lễ gắn liền với các lễ hội; được hình thành
trong quá trình lao động, sản xuất, có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng;
có những quy định rất chặt chẽ mà người tham gia phải tuân theo?
A. Trò diễn dân gian C. Diễn xướng dân gian
B. Tích chèo B. Tích trò

Câu 78: Những câu sau thuộc thể loại nào?


– Tháng Giêng nắng
dài Tháng Hai giông tố
Tháng Ba nồm rộ
Tháng Tư nồm non
A. Ca dao C.Câu đố
B.Thành ngữ D.Tục ngữ
Câu 79: Đoạn trích sau không phải là ca dao, đúng hay sai?
“Lúc sinh tiền Ngài trú ngụ đại
dương Khi tử hậu kí thân nơi lục địa
Người ngư nghiệp đền ơn đáp nghĩa
Lúc hành thuyền, Ngài cải tử hoàn sinh.”
A. Đúng B. Sai
Câu 80: Trong các lễ hội Nghinh Cô, lễ hội Nghinh Ông luôn có một trò diễn dân gian rất đặc sắc, đó
là:
A. Hát ả đào C. Hát Bả trạo
B. Hát quan họ D. Hát chèo thuyền

CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG NHÂN VẬT VÀ BỐI CẢNH NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC TRUYỀN
THỐNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Câu 81: Trong các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc sĩ sau, ai là người sinh ra trong một gia đình người Chơ
Ro có truyền thống âm nhạc lâu đời?
A. Nghệ nhân Lý Thị Nhiễn B. Nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Việt Hùng
C. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Viết Phong D. Nhạc sĩ Thiên Toàn
Câu 82: Ai từng đạt danh hiệu “Nhạc sĩ sử dụng được nhiều nhạc cụ nhất ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
do Trung tâm sách kỉ lục Việt Nam ghi nhận?
A. Nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang B. Nhạc sĩ Thiên Toàn
C. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Viết Phong D. Nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Việt Hùng
Câu 83: Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Viết Phong từng đạt danh hiệu nào sau đây?
A. Trưởng phòng nghệ thuật biểu diễn đoàn Ca múa nhạc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
B. Trưởng Ban Âm nhạc, Phó Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kì 2013 –
2018.
C. Là tay đàn accordion và đàn phím điện tử rất cừ trong giới văn nghệ và là một nhạc sĩ đầy triển
vọng vào những năm 1970 – 1980.
D. Huy chương bạc tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại thành phố Đà
Nẵng năm 1994 và tại thành phố Nha Trang năm 2004.
Câu 84: Ca khúc nào được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch tặng bằng khen và công nhận là 1
trong 10 ca khúc hay nhất chào thiên niên kỉ mới?
A. Sóng ru biển hát (Nhạc sĩ Việt Hùng)
B. Thế giới năm 2000 (Nhạc sĩ Thiên Toàn)
C. Iêng con (Ru con) (dân ca Chơ Ro)
D. Người Chơ Ro xây dựng nông thôn mới (Nhạc sĩ Đỗ Thành Khang)
Câu 85: Đoạn lời sau thuộc bài hát nào?
Ta đi bên nhau trên thành phố
biển Nghe gió lao xao, nghe sóng rì rào
Hương hoa xinh tươi thơm tỏa sắc trời
Bà Rịa Vũng Tàu vào thiên niên kỷ
mới.
A. Sóng ru biển hát (Nhạc sĩ Việt Hùng)
B. Thế giới năm 2000 (Nhạc sĩ Thiên Toàn)
C. Bà Rịa – Vũng Tàu trong trái tim ta (Nhạc sĩ Thiên Toàn)
D. Biển chiều Hàng Dương (Nhạc sĩ Đỗ Thành Khang)
Câu 86: Điền từ còn thiếu để hoàn thành đoạn lời sau trích trong bài hát Thế giới năm 2000 của nhạc
sĩ Thiên Toàn:
Năm hai ngàn thế giới cùng hát chung bài
ca Những giai điệu уêu thương rộng mở chân trời xa
Ѕống sao cho thân giàu lòng nhân ái.
Tiếng dương cầm ngân nga nhịp nối bao đại dương
Ϲhúng ta..............................nồng thắm thêm tình
thương
Xiết taу nhau ta cùng vang câu hát.
A. hồng, đen, trắng B. trắng, nâu, đỏ C. vàng, đen, trắng D. vàng, trắng,
đỏ
Câu 87: Ai là người chỉ huy, phối khí cho các dàn nhạc nhẹ, dàn nhạc dân tộc; hiện là hội viên hội
Nhạc sĩ Việt Nam và hội viên hội Văn hoá nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
A. Nghệ nhân Lý Thị Nhiễn B. Nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Việt Hùng
C. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Viết Phong D. Nhạc sĩ Thiên Toàn
Câu 88: Iêng con (Ru con) là bài dân ca Chơ Ro thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ
đối với đứa con, đồng thời nói lên niềm mong ước của mẹ với con về điều gì?
A. Con ngoan chóng lớn, giúp mẹ giúp ba.
B. Con chăm ngoan, học giỏi.
C. Con trưởng thành, có sự nghiệp vững vàng.
D. Con hiếu thảo, có tính tự lập.
Câu 89: Hát vui trung thu là bài hát được viết lời mới dựa trên điệu Cao san thuộc:
A. Làn điệu dân ca Bắc Bộ B. Làn điệu dân ca Trung Bộ.
C. Làn điệu hát chèo. D. Nhạc Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Câu 90: Câu hát “Vang vang trống lân tưng bừng sân trường mở hội trung thu, trông trăng hát ca.
Đêm trung thu vui sao cùng hòa giọng đàn với tiếng hát điệu nhịp nhàng” thể hiện nội dung chính
nào của bài Hát vui trung thu?
A. Trẻ em với các trò chơi dân gian. B. Cảnh đêm trăng thơ mộng.
C. Niềm vui của đêm trung thu. D. Cảnh múa lân tưng bừng.
Câu 91: Bài hát Người Chơ Ro xây dựng nông thôn mới được nhạc sĩ Đỗ Thành Khang sáng tác với
giai điệu mang âm hưởng dân ca, tiết tấu sôi nổi; lời ca nói lên cảm xúc chân thành của người dân
Chơ Ro trong thời kì hội nhập xây dựng nông thôn mới. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 92: Điền từ còn thiếu trong câu hát sau:
“............sáng về khắp miền quê ta, đời sống ngày càng nâng cao”.
(Người Chơ Ro xây dựng nông thôn mới)
A. Trăng. B. Chữ. C. Lúa. D. Điện.
Câu 93: Âm nhạc của người Chơ Ro bao gồm:
A. Các làn điệu dân ca.
B. Các bản nhạc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các nhạc khí dân tộc và các điệu múa dân tộc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 94: Loại nhạc cụ nào được ví như linh hồn của người Chơ Ro; âm thanh của nó là thiêng liêng,
không thể thiếu trong các lễ cúng Thần Lúa, Thần Rừng hoặc khi gọi các vị thần về chữa bệnh?
A. Chiêng, Cồng B. Kèn Bầu C. Sáo D. Kèn Môi
Câu 95: Theo tiếng Chơ Ro, Goong là tên gọi của loại nhạc cụ nào?
A. Chiêng B. Cồng C. Sáo D. Kèn Môi
Câu 96: Nghệ thuật múa của người Chơ Ro không bao gồm loại hình nào sau đây?
A. Múa sinh hoạt B. Múa lao động C. Múa sạp D. Múa tín
ngưỡng
Câu 97: Loại hình nào trong nghệ thuật múa của người Chơ Ro là những động tác bắt nguồn từ lao
động hằng ngày như: chọc lỗ tra hạt, đeo gùi, sàng gạo, giã gạo,… được cách điệu thành động tác
múa, đôi khi kết hợp thêm với công cụ lao động?
A. Múa sinh hoạt B. Múa lao động C. Múa sạp D. Múa tín
ngưỡng
Câu 98: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hoá truyền
thống của người dân miền biển. Các lễ hội này luôn có sự tham gia của âm nhạc, tạo nên một bầu
không khí lôi cuốn, hấp dẫn người tham dự. Lễ hội nào không có ở tỉnh ta?
A. Lễ hội Ok Om Bok B. Lễ hội Dinh Cô – Long Hải
C. Lễ hội Kỳ Yên ở đình Xuyên Mộc D. Nghinh Ông Nam Hải
Câu 99: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có phong trào nghệ thuật Đờn ca tài tử hoạt động mạnh mẽ, với các
chương trình được tổ chức trình diễn định kì hằng tháng như:
A. “Đêm biển gọi” tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền
B. “Đêm trăng rằm” ở phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa
C. “Điểm hẹn Sông Dinh” của câu lạc bộ Đờn ca tài tử ở Trung tâm Văn hoá – Nghệ thuật tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu
D. Cả A,B,C đều đúng.

CHỦ ĐỀ 5: NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Câu 100: Nhà triển lãm và biểu diễn Đờn ca tài tử của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được khánh thành tại
đâu?
A. Thành phố Vũng Tàu B. Thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ
C. Thành phố Bà Rịa D. Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền
Câu 101: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với đặc điểm của lễ hội truyền thống?
A. Được hình thành, tồn tại và lưu truyền từ đời này sang đời khác
B. Gắn với tín ngưỡng dân gian
C. Liên quan đến các nhân vật lịch sử
D. Du nhập từ nước ngoài trong thời kì đất nước hội nhập
Câu 102: Chủ thể của lễ hội truyền thống là ai?
A. Cộng đồng
B. Chính quyền địa phương
C. Người trông coi di tích lịch sử - văn hóa
D. Đơn vị tài trợ
Câu 103: Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là ý nghĩa của lễ hội truyền thống?
A. Giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
B. Tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng
C. Tôn vinh vẻ đẹp các công trình tín ngưỡng, tôn giáo
D. Giao thương với các địa phương khác
Câu 104: Các trò chơi dân gian thuộc nội dung nào của lễ hội truyền thống?
A. Không có trong lễ hội B. Phần hội
C. Phần chuẩn bị D. Phần lễ
Câu 105: Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là mục đích của hoạt động trang trí trong lễ hội?
A. Tạo không gian có giá trị thẩm mỹ
B. Thể hiện sự tôn kính nơi diễn ra nghi lễ
C. Thể hiện nét đẹp văn hóa độc đáo địa phương
D. Tận dụng vật liệu dư thừa
Câu 106: Đâu KHÔNG PHẢI là không gian nhân tạo trong lễ hội?
A. Đình B. Chùa C. Nhà D. Miếu
Câu 107: Lễ hội nào sau đây là Tết cầu mùa của đồng bào Chơ Ro?
A. Lễ hội Sayangva B. Lễ hội Trùng Cửu
C. Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành D. Lễ hội Dinh Cô
Câu 108: Lễ hội nào sau đây là lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển?
A. Lễ hội Trùng Cửu B. Lễ hội Sayangva C. Lễ hội Sayangbri D. Lễ hội
Nghinh Ông
Câu 109: Lễ hội Trùng Cửu diễn ra vào thời gian nào?
A. Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 10 âm lịch
B. Từ đêm mùng 8 đến ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch
C. Từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch
D. Từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch
Câu 110: Lễ hội Dinh Cô là lễ hội ghi nhớ công lao của vị thần nào?
A. Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần
B. Thần Lúa
C. Thần Rừng
D. Thần Mưa

CHỦ ĐỀ 6: CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Câu 111: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kì 2020 – 2025 đã
khẳng định kinh tế của địa phương tập trung phát triển các lĩnh vực chính là:
A. Công nghiệp, cảng biển. B. Du lịch.
C. Nông nghiệp công nghệ cao. D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 112: Lượng du khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng
bao nhiêu lượt?
A. Trung bình khoảng 15 – 16 triệu lượt.
B. Trung bình khoảng 9 – 10 triệu lượt.
C. Trung bình khoảng 3 – 4 triệu lượt.
D. Trung bình khoảng 19 – 20 triệu lượt.
Câu 113: Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có bao nhiêu cơ sở trồng trọt ứng
dụng công nghệ cao đang hoạt động?
A. 322. B. 344. C. 366. D. 388.
Câu 114: Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có bao nhiêu khu công nghiệp được
đưa vào quy hoạch?
A. 16. B. 17. C. 21. D. 23.
Câu 115: Khu công nghiệp Đá Bạc thuộc thuộc Huyện nào của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
A. Phú Mỹ. B. Đất Đỏ. C. Châu Đức. D. Xuyên Mộc.
Câu 116: Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
chiếm bao nhiêu % dân số toàn tỉnh?
A. 48.04%. B. 47.04%. C. 45.04%. D. 43.04%.
Câu 117: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đưa cảng biển nào trở thành cảng cửa ngõ, cảng trung
chuyển quốc tế quan trọng của quốc gia và khu vực Đông Nam Á?
A. Cảng Vũng Tàu. B. Cảng Long Sơn. C. Cảng Cái Mép. D. Cảng Côn
Đảo.
Câu 118: Trong định hướng về tổ chức lãnh thổ du lịch, giai đoạn 2021 – 2030, ngành du lịch tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu tiếp tục tập trung phát triển mấy cụm du lịch?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 119: Các trường đào tạo nhân lực ngành du lịch trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là:
A. Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
B. Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu
C. Trường Cao đẳng nghề Khách sạn Quốc tế Imperial.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 120: Đến năm 2025, lao đông ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng bao nhiêu nguồn
nhân lực?
A. Có khoảng 38 000 lao động. B. Có khoảng 40 000 lao động.
C. Có khoảng 36 000 lao động. D. Có khoảng 42 000 lao động.
Câu 121: Nhu cầu đào tạo nhân lực theo định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn 2030 cần khoảng bao nhiêu nguồn nhân lực?
A. Hơn 30 000 người. B. Hơn 40 000 người. C. Hơn 50 000 người. D. Hơn 60 000
người.
Câu 122: Hai con sông cung cấp nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và phát triển nông nghiệp, công
nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là:
A. Sông Thị Vải và sông Dinh. B. Sông Dinh và sông Ray.
C. Sông Thị Vải và sông Ray. D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 123: Vai trò ngành công nghiệp đối với nền kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là:
A. Công nghiệp là ngành then chốt tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương.
B. Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo được nhiều sản phẩm mới giá trị cao, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
C. Công nghiệp đóng góp quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 124: Cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo đúng định hướng?
A. Giảm tỉ trọng ngành khai khoáng, tăng dần tỉ trọng ngành sản xuất, chế biến, chế tạo.
B. Tăng tỉ trọng ngành khai khoáng, giảm dần tỉ trọng ngành sản xuất, chế biến, chế tạo.
C. Cùng tăng tỉ trọng ngành khai khoáng và tỉ trọng ngành sản xuất, chế biến, chế tạo.
D. Cùng giảm tỉ trọng ngành khai khoáng và tỉ trọng ngành sản xuất, chế biến, chế tạo.
Câu 125: Khi thành lập vào năm 1991, nền kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu phụ thuộc vào
ngành nào?
A. Trồng trọt. B. Đánh bắt thủy hải sản.
C. Dầu khí. D. Tiểu thủ công nghiệp.
Câu 126: Ở Thành phố Vũng Tàu có các khu công nghiệp đang hoạt động là?
A. Đông Xuyên, Long Sơn. B. Long Sơn, Mỹ Xuân.
C. Đông Xuyên, Đá Bạc. D. Mỹ Xuân, Đá Bạc.
Câu 127: Tại Thị xã Phú Mỹ, khu công nghiệp nào ra đời và hoạt động sớm nhất?
A. Khu công nghiệp Cái Mép.
B. Khu công nghiệp Phú Mỹ 1.
C. Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và mở rộng.
D. Khu công nghiệp Phú Mỹ 3.
Câu 128: Để phát triển ngành “du lịch”, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần thực hiện các giải pháp:
A. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.
B. Chú trọng thu hút, phát triển các sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao.
C. Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế .
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 129: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao có vai trò như thế nào đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu?
A. Tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
B. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
C. Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 130: Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Châu Đức (Sonadezi) thuộc địa phận 2 huyện nào trong
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
A. Châu Đức - Đất Đỏ. B. Châu Đức - Phú Mỹ.
C. Châu Đức - Long Điền. D. Châu Đức - Xuyên Mộc.

HẾT

You might also like