Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 72

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

-------***-------

ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHỦ

ĐỀ “CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG” MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Ở


HỌC SINH TIỂU HỌC

Tiểu luận thay thế học phần: Tích hợp giáo dục môi trường ở trường tiểu học

(Số tín chỉ: 02)

Họ và tên : Nguyễn Khánh Chi

Mã sinh viên : 221000884

Lớp : GDTH D2021C

GVHD : Cô Phạm Việt Quỳnh

Hà Nội – 2024

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

-------***-------

ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHỦ

ĐỀ “CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG” MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Ở


HỌC SINH TIỂU HỌC

Tiểu luận thay thế học phần: Tích hợp giáo dục môi trường ở trường tiểu học

(Số tín chỉ: 02)

Họ và tên : Nguyễn Khánh Chi

Mã sinh viên : 221000884

Lớp : GDTH D2021C

GVHD : Cô Phạm Việt Quỳnh

Hà Nội – 2024

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 2
I. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4
4. Bố cục đề tài...................................................................................................... 4
II. NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC ............................................................................. 5
1.1. Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp ............................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 5
1.1.2. Các nguyên tắc tích hợp ........................................................................ 7
1.1.3. Các hình thức tích hợp .......................................................................... 7
1.1.3.1. Tích hợp nội môn .................................................................................. 7
1.1.4. Sự cần thiết phải dạy học tích hợp ........................................................ 9
1.2. Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học .......................... 11
1.2.1. Giáo dục môi trường ........................................................................... 11
1.2.2. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường ........................................... 12
1.2.3. Các hình thức tích hợp giáo dục môi trường ...................................... 14
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học lớp 3 ............................... 15
1.3.1. Đặc điểm sinh lý .................................................................................. 15
1.3.2. Đặc điểm tâm lý .................................................................................. 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHỦ ĐỀ
“CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG” MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 ..... 19
2.1. Đặc điểm môn Tự Nhiên và Xã Hội ....................................................... 19

1
2.2. Phân tích chủ đề “Cộng đồng địa phương” môn Tự nhiên và Xã hội 3
20
2.3. Nguyên tắc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tự nhiên & Xã
hội 3 21
2.3.1. Đảm bảo về mục tiêu, nội dung yêu cầu cần đạt của chương trình môn
Tự nhiên & Xã hội 3 ........................................................................................ 21
2.3.2. Đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động dạy học .................. 22
2.3.3. Đảm bảo sự gắn kết với thực tiễn ....................................................... 23
2.3.4. Đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá
trình dạy học .................................................................................................... 24
2.3.5. Đảm bảo tính khả thi ........................................................................... 25
2.4. Quy trình tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “ Cộng đồng địa
phương” môn Tự nhiên & Xã hội 3 ................................................................ 26
2.4.1. Quy trình ............................................................................................. 26
2.4.2. Ví dụ minh họa .................................................................................... 27
2.5. Một số kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề
“Cộng đồng địa phương” môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3 .............................. 30
2.5.1. Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp (3 tiết) ................................. 30
2.5.2. Bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp (3 tiết) ............ 44
2.5.3. Bài 11: Di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan thiên nhiên .................... 57
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 65
3.1. Kết luận........................................................................................................ 65
3.2. Khuyến nghị ................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 68

2
LỜI CẢM ƠN
Em đã giành nhiều tâm huyết để hoàn thành đề tài tiểu luận của mình. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Phạm Việt Quỳnh
(giảng viên hướng dẫn môn Tích hợp giáo dục môi trường ở trường TH). Cô đã tận
tình hướng dẫn cho lớp. Nhờ sự chỉ dẫn của cô, em đã hiểu thêm về đề tài nghiên cứu
để có thể hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần một cách tốt nhất. Tuy vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô
và các bạn học cùng lớp bài luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2024

Sinh viên

Nguyễn Khánh Chi

1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV Giáo viên
HS Học sinh
BVMT Bảo vệ môi trường
TNXH Tự nhiên xã hội

2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục - đào tạo luôn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát
triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng với quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức đã tác
động mạnh đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và sức ép của dân số lên nguồn tài nguyên môi
trường đang ngày càng nặng nề. Ô nhiễm môi trường đã và đang là một trong những
vấn đề cấp bách hiện nay vì nó đang đe dọa đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học, gây
nên biến đổi khí hậu cũng như nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu (Phạm
Thị Phương Anh, 2017). Ngày nay, có thể thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn
ra ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, khí hậu trái đất nóng lên, các cơn bão ngày
càng nhiều và khó lường trước, nguồn nước ô nhiễm nặng nề dẫn đến tình trạng khan
hiếm nước, chất lượng không khí ngày càng xấu đi… Điều đó đã gây tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của toàn nhân loại.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề đặc biệt cấp thiết, đòi hỏi toàn thế
giới quan tâm và chung tay góp sức nhằm đưa ra những đánh giá về hiện trạng, nguyên
nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường, đồng thời đề ra cách khắc phục. Ở nước ta,
BVMT đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết liệt thông qua các chính
sách, nghị quyết đã được ban hành. Một trong những giải pháp quan trọng, đó là giáo
dục ý thức BVMT cho người dân, mà học sinh là đối tượng được quan tâm đặc biệt.

Tự Nhiên và Xã Hội là môn học có nhiều ưu thế trong việc tích hợp nội dung
giáo dục môi trường. Vì vậy, trong dạy học Tự Nhiên và Xã Hội, bên cạnh việc giảng
dạy chuyên môn, giáo viên cần tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh là việc làm
thiết thực và hiệu quả nhằm chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta. Nhận ra

3
ưu điểm này nên em làm bài tiểu luận với đề tài: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG TRONG CHỦ ĐỀ “CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG” MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Ở HỌC SINH TIỂU HỌC” để làm rõ hơn về nội dung tích hợp
giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nói chung và trong chủ
đề “Cộng đồng địa phương” nói riêng. Qua đó có thể đề xuất một số biện pháp, khuyến
nghị nhằm phát thêm thêm những hình thức, nội dung tích hợp môi trường cho môn
Tự nhiên và xã hội.

2. Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận nghiên cứu về cơ sở lý luận của dạy học tích hợp giáo dục môi
trường ở tiểu học và việc tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “ Cộng đồng địa
phương” môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Như vậy đề tài đã đem lại hiệu quả giáo dục
trong việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường cho giáo viên và học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của dạy học tích hợp giáo dục môi trường
ở tiểu học

Trên cơ sở lý luận đó, tìm hiểu về việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở chủ đề “ Cộng đồng địa phương”. Từ đó đưa ra một số kế
hoạch bài dạy có tích hợp nội dung giáo dục môi trường thuộc chủ đề “Cộng đồng địa
phương”.

4. Bố cục đề tài

Bài tiểu luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp giáo dục môi trường ở tiểu học

Chương 2: Tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “Cộng đồng địa phương” môn
Tự nhiên và xã hội lớp 3
4
II. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC
1.1. Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm dạy học

Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có
mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà
nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”,
một số khác dựa trên quan điểm phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công
nghệ cho rằng “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có
định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với
mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn
hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài
toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”.

Tóm lại Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh,
trong đó hoạt động giảng dạy của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, hoạt động họctập
của học sinh đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học.
Hai hoạt động này tương tác, ăn khớp với nhau, thiếu một trong hai hoạt động,
hoạt hay hoạt động thiếu ăn khớp, quá trình dạy học không tồn tại.

1.1.1.2. Khái niệm tích hợp

Trong nghiên cứu về khoa học tích hợp, hai xu hướng chính hiện ra là tích hợp
các lĩnh vực khoa học trong quá trình nghiên cứu và tích hợp các môn học trong quá
trình giảng dạy. Hai xu hướng này khác nhau về nguyên nhân và nội dung. Xu hướng
tích hợp khoa học trong nghiên cứu thường tuân theo quy trình nhận thức từ tổng quát
đến phân tích và sau đó tổng hợp. Nói cách khác, quá trình này là sự nhận thức về
5
một đối tượng từ các góc độ khác nhau, từ tổng quan đến chi tiết, và từ chi tiết trở lại
tổng quan. Trong thời đại hiện nay, sự phân nhánh trong lĩnh vực khoa học tiếp tục
phát triển song song với sự tích hợp giữa các lĩnh vực. Đặc biệt, trong thế kỷ XX,
hình thái của khoa học đã chuyển từ việc phân tích và tổng hợp cấu trúc đến việc phát
triển các ngành và mối liên kết giữa chúng, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và
lượng thông tin khoa học được cập nhật liên tục.

Trong khi đó, trong giáo dục, sự phát triển của khoa học và hạn chế về thời gian
học tập đã thúc đẩy xu hướng chuyển từ việc dạy các môn học cá nhân sang việc tích
hợp chúng. Bằng cách này, có thể tối ưu hóa hiệu quả của giáo dục và đảm bảo học
sinh có cơ hội tiếp cận nhiều kiến thức mà không bị bỏ lại phía sau.

Vậy tích hợp là gì? Tích hợp (integration) là sự kết hợp một cách hữu cơ, có
hệ thống các kiến thức, khái niệm quen thuộc, các môn học khác nhau thành một
nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề
cập trong các môn học.

Như vậy, dạy học tích hợp là định hướng dạy học, trong đó giáo viên tổ chức,
hướng dẫn học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới;
giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống được thực hiện
ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng mới; phát triển được những
năng lực cần thiết, nhất là năng lực vận dụng tổng hớp các tri thức, kỹ năng và giải
quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên
quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt
được nhiều mục tiêu khác nhau.

6
1.1.2. Các nguyên tắc tích hợp

Trong những tài liệu nghiên cứu về các nguyên tắc tích hợp giáo dục môi trường vào
các môn học, người ta thường đề cập đến ba nguyên tắc cơ bản

- Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa: Tích hợp, quá trình mà kết quả là
tạo ra một chỉnh thể duy nhất; Phân hóa, ngược lại, là sự phân chia tổng thể thành các
phần theo một dấu hiệu nào đó. Về mặt triết học, tích hợp và phân hóa là hai quá trình
có qua hệ biện chứng. qui định lẫn nhau không thể tách rời.

- Nguyên tắc người học làm trung tâm: Nguyên tắc người học làm trung tâm xác
định vị trí của HS và Gv trong hệ thống giáo dục tích hợp / HS là chủ thể của quá
trình giáo dục.

- Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp: Mối quan hệ của giáo dục
với môi trường văn hóa. Tổ chức quá trình giáo dục phải tính đến đặc trưng văn hóa
xã hội, bên ngoài và bên trong của người đọc

1.1.3. Các hình thức tích hợp

1.1.3.1. Tích hợp nội môn

Hình thức dạy học tích hợp nội môn còn có tên tiếng Anh là Interdisciplinary
Approach/Integration. Đây là hình thức dạy học tích hợp ở tiểu học có phạm vi hẹp
nhất, chủ yếu là tổng hợp lại các kiến thức của 2 hay nhiều nội dung trong cùng một
môn học. Qua đó, thầy cô giáo sẽ hỗ trợ học sinh liên kết, vận dụng kiến thức từ các
phần riêng biệt lại với nhau. Hình thức tích hợp nội môn vẫn sẽ được giảng dạy riêng
theo từng môn, tuy nhiên những phần trùng nhau sẽ được loại bỏ đi.

Chẳng hạn như: Trong môn Tiếng Việt sẽ có các phần là Tập đọc, Luyện từ và
câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn thì thầy cô giáo có thể cho học sinh viết đoạn
văn hoặc kể chuyện trong một bài học Tập đọc.

7
Hình thức dạy học tích hợp ở tiểu học – Tích hợp nội môn
1.1.3.2. Tích hợp đa môn
Tích hợp đa môn hay còn được gọi là Multidisciplinary Integration, đây là hình
thức giảng dạy vận dụng một nội dung bài học cho nhiều môn khác nhau. Với hình
thức dạy học tích hợp ở tiểu học này, nội dung sẽ được xây dựng thành chuỗi lý thuyết
giúp học sinh tổng hợp tất cả kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học khác nhau.

Ví dụ như việc nhắc lại địa lý An Giang thuộc Nam Kỳ thông qua câu chuyện
Bình tây đại nguyên soái Trương Định.

1.1.3.3. Tích hợp xuyên môn


Tích hợp xuyên môn còn có tên tiếng Anh là Transdisciplinary Integration. Đây
là phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học phức tạp nhất. Đây là phương pháp giảng
dạy một nội dung, kiến thức vượt ra khỏi phạm vi của một môn học. Đồng thời,
phương pháp này cũng yêu cầu khả năng ứng dụng những kiến thức và kỹ năng của
người học ở mức cao hơn các hình thức giảng dạy khác.

8
Hình thức dạy học tích hợp xuyên môn thường được áp dụng để học sinh thực
hiện các dự án. Thông qua đó, học sinh sẽ có cách nhìn nhận toàn diện hơn về một
vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.

Chẳng hạn như: Trong một dự án về khoa học như chế tạo robot, học sinh sẽ
cần sự hướng dẫn, hỗ trợ của cả giáo viên tin học, vật lý, lập trình…

Hình thức dạy học tích hợp ở tiểu học – Tích hợp xuyên môn

1.1.3.4. Tích hợp liên môn


Tích hợp liên môn là phương thức giảng dạy sử dụng các kiến thức từ nhiều
môn học để lý giải, làm rõ vấn đề. Thông qua phương pháp dạy học tích hợp này, học
sinh sẽ tránh được việc học một kiến thức nhiều lần.

Ví dụ như học sinh sẽ cần vận dụng cả kiến thức về sự tác dụng của lực trong
môn vật lý, kiến thức về cơ học và sinh học để tìm hiểu rõ hơn về sự vận động của cơ
thể con người.

1.1.4. Sự cần thiết phải dạy học tích hợp

Sự cần thiết của dạy học tích hợp ngày nay là một vấn đề được đặt ra và thảo
luận rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục. Trong thời đại hiện đại với sự phát triển nhanh

9
chóng của công nghệ và kiến thức, việc giáo dục không chỉ đòi hỏi việc truyền đạt
kiến thức mà còn cần tạo ra một môi trường học tập đa chiều, kích thích sự tư duy
sáng tạo và phát triển toàn diện cho học sinh. Dưới đây là một số lý do về sự cần thiết
của dạy học tích hợp:

Kết nối kiến thức: Trong một thế giới ngày nay, kiến thức không còn giới hạn
trong một lĩnh vực đơn lẻ mà thường là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc
dạy học tích hợp giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa các môn học và ứng dụng
kiến thức từ một lĩnh vực vào một lĩnh vực khác. Chẳng hạn, việc học về lịch sử có
thể được kết hợp với văn học, ngôn ngữ hoặc thậm chí là toán học để hiểu rõ sâu sắc
hơn về một thời kỳ lịch sử nào đó.

Phát triển tư duy toàn diện: Việc tích hợp các môn học không chỉ giúp học
sinh có cái nhìn tổng quan về một đề tài mà còn phát triển tư duy toàn diện. Thay vì
chỉ biết giải toán trong môn Toán, học sinh còn được khuyến khích áp dụng kiến thức
này vào giải quyết các vấn đề thực tế trong môn Khoa học hoặc kỹ năng giải quyết
vấn đề trong môn Xã hội.

Tạo ra môi trường học tập đa dạng và thú vị: Dạy học tích hợp mở ra không
gian cho việc sáng tạo trong giảng dạy và học tập. Giáo viên có thể tạo ra các hoạt
động, dự án hoặc thậm chí là cuộc thi giữa các môn học để tạo ra một môi trường học
tập đa dạng và thú vị cho học sinh.

Phản ánh thực tế và nhu cầu của thị trường lao động: Trong một thế giới
ngày nay, nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những người có kiến thức chuyên môn
sâu mà còn đánh giá cao khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và khả năng giải
quyết vấn đề. Việc dạy học tích hợp giúp chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng cần
thiết này khi học sinh bước ra thế giới thực.

10
Nâng cao hiệu quả giáo dục: Dạy học tích hợp cũng mang lại nhiều lợi ích
trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Thay vì tách biệt các môn học, việc tích hợp
chúng giúp giảm thiểu sự trùng lặp trong giảng dạy, tăng cường sự liên kết và giúp
học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức.

Tiếp cận kiến thức đa dạng: Dạy học tích hợp mở ra cánh cửa cho việc tiếp
cận kiến thức đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Học sinh không chỉ học về một
khía cạnh của một đề tài mà còn được khuyến khích khám phá và hiểu rõ hơn về các
khía cạnh khác liên quan.

Tóm lại, dạy học tích hợp không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu
cấp thiết trong lĩnh vực giáo dục ngày nay. Việc kết hợp các môn học không chỉ giúp
học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức mà còn phát triển toàn diện cho họ, chuẩn bị cho
tương lai trong một thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng.

1.2. Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học
1.2.1. Giáo dục môi trường

Theo tác giả Abe (1980), Kirk (1980) thì thuật ngữ “giáo dục môi trường”
(Environment education) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1948.

Trong luật Giáo dục Môi trường của Mĩ (1970), giáo dục môi trường được định
nghĩa như sau:

“Giáo dục môi trường là quá trình giúp cho người đọc hiểu được mối quan hệ
giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh, nhận thức
được các vấn đề dân số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kĩ thuật, phát triển đô thị và
nông thôn… có ảnh hưởng đến môi trường con người như thế nào.”

Ở đây giáo dục môi trường được định nghĩa là một quá trình cung cấp cho
người học nhận thức về môi trường.

11
Tại hội thảo “Giáo dục môi trường trong chương trình của trường học” của
IUCN (Hiệp hội Quốc tế về Tự Nhiên và Tài nguyên thiên nhiên) năm 1970, giáo dục
môi trường được định nghĩa như sau:

“Giáo dục môi trường là một quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết
về mối quan hệ qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh
con người. Hơn nữa, giáo dục môi trường cũng đòi hỏi hình thành ở người học khả
năng quyết định và những hành động liên quan tới chất lượng môi trường.”

Nhiều tài liệu khác về giáo dục môi trường của các nước trên thế giới sau này
đều đưa ra những định nghĩa về giáo dục môi trường chứa đựng hai mục tiêu lớn như
định nghĩa của IUCN đã đề ra.

Tóm lại Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo
dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu
biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho
học sinh tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

1.2.2. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường

Giáo dục tích hợp môi trường không chỉ là một phương pháp giáo dục thông
thường mà còn là một cách tiếp cận đa chiều và phát triển toàn diện cho việc giáo dục
học sinh tiểu học. Môi trường tự nhiên và xã hội cung cấp một bối cảnh thú vị và
phong phú để học sinh khám phá và trải nghiệm. Vai trò của giáo dục tích hợp môi
trường rất quan trọng với nhiều lợi ích quan trọng như sau:

Môi trường tự nhiên là nơi tuyệt vời để kích thích sự tò mò và khám phá của
học sinh. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, học sinh có cơ hội khám
phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh mình. Từ việc quan sát cây cối, động vật đến
việc nghiên cứu về sự đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên cung cấp cho họ những
trải nghiệm học tập đa dạng và phong phú. Ngoài ra, giáo dục tích hợp môi trường
12
còn giúp phát triển các kỹ năng sống quan trọng cho học sinh. Khi tham gia vào các
hoạt động trong môi trường tự nhiên, họ không chỉ học được kiến thức mà còn phát
triển các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
Việc đối mặt với các thách thức và vấn đề trong môi trường tự nhiên giúp họ trở nên
linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm ra các giải pháp. Hơn nữa, hoạt động ngoài trời
trong môi trường tự nhiên cũng thúc đẩy sự vận động và tăng cường sức khỏe của học
sinh. Chạy nhảy, leo trèo, đào bới, đi dạo trong rừng, là những hoạt động không chỉ
giúp cải thiện thể chất mà còn phát triển sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp của trẻ. Việc
làm việc nhóm và hợp tác là một phần quan trọng trong môi trường tự nhiên. Học sinh
học được cách làm việc trong nhóm, chia sẻ ý kiến, lắng nghe ý kiến của người khác
và hoàn thành các nhiệm vụ theo nhóm. Đồng thời, họ cũng học được trách nhiệm và
lòng tự trọng thông qua việc chăm sóc và bảo vệ môi trường. Môi trường tự nhiên
cũng là nguồn cảm hứng không ngừng cho sự sáng tạo và tưởng tượng của học sinh.
Việc tiếp xúc với thiên nhiên, các hiện tượng tự nhiên và cảnh quan đẹp giúp kích
thích trí tưởng tượng và khả năng tạo ra các ý tưởng mới. Cuối cùng, thông qua việc
trải nghiệm và tìm hiểu về môi trường tự nhiên, học sinh phát triển sự hiểu biết về giá
trị của tự nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. Họ trở nên nhạy cảm với các vấn đề liên
quan đến bảo vệ môi trường và có ý thức hành động để bảo vệ và duy trì nguồn tài
nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Tóm lại, giáo dục tích hợp môi trường không chỉ là việc truyền đạt kiến thức
mà còn là việc nuôi dưỡng và phát triển toàn diện cho các em nhỏ, giúp họ trở thành
những công dân có ý thức và có khả năng thích ứng trong một thế giới đa dạng và
thay đổi không ngừng.

13
1.2.3. Các hình thức tích hợp giáo dục môi trường
1.2.3.1. Hình thức tích hợp (Intergration)

Ở hình thức này một phần nội dung của môn học chính là nội dung giáo dục
môi trường được đưa vào chương trình sách giáo khoa. Ở đây nội dung giáo dục môi
trường có thể là một chủ đề hay một hoặc một số bài học trọn vẹn.

Ví dụ: Trong chủ đề 2 – bài 9: Giữ gìn vệ sinh trường học môn TNXH lớp 2 sách kết
nối tri thức với cuộc sống, nội dung giáo dục môi trường được thể hiện trong cả bài.

1.2.3.2. Hình thức lồng ghép (Infustion)

Ở hình thức này một số kiến thức môn học cũng chính là kiến thức giáo dục
môi trường được đưa vào chương trình và sách giáo khoa theo các mức độ khác nhau:

+ Có thể chiếm một mục, một đoạn hay một vài câu trong bài học.

+ Có thể là các bài đọc thêm sau bài học chính nhằm bổ sung kiến thức về giáo
dục môi trường

Ví dụ: Khi dạy bài 24: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp – lớp 2 – môn TNXH
sách kết nối tri thức với cuộc sống, nội dung giáo dục môi trường được tích hợp ở nội
dung: Em làm gì để có thể chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp?. Ở nội dung này, Gv có
thể nhắc thêm về biện pháp cần giữ gìn môi trường sống xung quanh để khoong khí
trong sạch. Nội dung này được nhắc đến ở phần Ông mặt trời.

1.2.3.3. Hình thức liên hệ (Permeation)

Ở hình thức này các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong
sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học, người GV có thể bổ sung các kiến
thức bằng các liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường vào bài giảng cho phù hợp

14
Ví dụ: Khi dạy bài 18: Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và
động vật – lớp 2 – môn TNXH sách kết nối tri thức với cuộc sống, nội dung giáo dục
môi trường được nhắc đến ở việc để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật
thì cần phải bảo vệ môi trường.

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học lớp 3

Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ
em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội
để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm
lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành
và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã
hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ
phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo
trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

1.3.1. Đặc điểm sinh lý

Học sinh lớp 3, ở độ tuổi từ 8 đến 9, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong
sự phát triển sinh lý của trẻ. Trong thời kỳ này, các đặc điểm sinh lý phổ biến đang
xuất hiện và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Tăng trưởng và phát triển là một trong những điểm nổi bật nhất ở học sinh lớp
3. Trẻ thường trải qua sự thay đổi về chiều cao, cân nặng và tỷ lệ cơ thể. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng này là sự cải thiện đáng kể trong khả năng vận động và thể
chất. Trẻ có thể trở nên linh hoạt hơn, có khả năng tham gia vào các hoạt động thể
chất và thể thao một cách tự tin hơn.

Hệ thần kinh của học sinh lớp 3 đang phát triển mạnh mẽ. Điều này làm cho
khả năng tư duy và nhận thức của họ ngày càng tiến bộ. Trẻ bắt đầu phát triển khả

15
năng tư duy logic và suy luận, điều này được thể hiện qua cách trẻ xử lý vấn đề và
giải quyết các thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Các giác quan của học sinh lớp 3 đều đang phát triển đồng đều. Thị giác, âm
nhạc và cảm giác đều đang trở nên nhạy bén hơn, giúp trẻ có thể nhận biết và tận
hưởng thế giới xung quanh một cách rõ ràng hơn. Điều này cũng khuyến khích sự
phát triển của sở thích và kỹ năng trong các lĩnh vực này.

Sự phát triển của các hệ cơ quan cũng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe
và sức bền của học sinh lớp 3. Cơ quan như tim, phổi và hệ tiêu hóa đều đang hoạt
động hiệu quả hơn, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điều
này giúp trẻ có thể tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi một cách tích cực
và tự tin.

Tóm lại, đặc điểm sinh lý của học sinh lớp 3 đang phát triển mạnh mẽ và đa
dạng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của trẻ. Điều quan
trọng là đảm bảo rằng trẻ nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ cần thiết để phát triển toàn
diện và khỏe mạnh.

1.3.2. Đặc điểm tâm lý

Học sinh lớp 3 đang trải qua một giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng. Trong
giai đoạn này, có một số đặc điểm tâm lý phổ biến mà học sinh thường thể hiện. Trước
hết, tính tò mò và ham học là điều rất phổ biến ở học sinh lớp 3. Học sinh luôn muốn
khám phá thế giới xung quanh và có sự khát khao không ngừng nghỉ để học hỏi. Khả
năng thử nghiệm và khám phá mọi thứ, từ kiến thức mới đến kỹ năng mới, được thể
hiện rõ ràng. Ngoài ra, học sinh lớp 3 cũng bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư
duy. Học sinh bắt đầu hiểu được một phần lớn của thông điệp được truyền đạt trong
lớp học và cả trong cuộc sống hàng ngày. Việc này giúp học sinh phát triển khả năng
giao tiếp và suy nghĩ một cách sâu sắc hơn. Thành tựu trong học tập cũng là một yếu

16
tố quan trọng đối với học sinh lớp 3. Học sinh thường rất tự hào khi đạt được thành
công và cảm thấy động viên khi nhận được sự khích lệ từ gia đình và giáo viên. Bên
cạnh đó, học sinh lớp 3 bắt đầu phát triển khả năng suy luận và giải quyết vấn đề. Các
em thích thách thức bản thân với các bài toán và trò chơi tư duy, thể hiện sự sẵn lòng
vươn lên vượt qua những thách thức mới. Mặc dù vẫn cần sự hướng dẫn từ người lớn,
nhưng học sinh lớp 3 thường muốn tự làm mọi thứ một cách độc lập hơn. Các em bắt
đầu phát triển khả năng tự quản lý thời gian và công việc, làm cho họ trở nên ngày
càng tự tin hơn. Cuối cùng, tính cảm thông và sẵn lòng chia sẻ là một phần không thể
thiếu của đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3. Học sinh có khả năng cảm thông với
người khác và thường thể hiện sự quan tâm và lòng chia sẻ với bạn bè và gia đình.

17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn
học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới; giải quyết có
hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống được thực hiện ngay trong quá
trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng mới; phát triển được những năng lực cần
thiết, nhất là năng lực vận dụng tổng hớp các tri thức, kỹ năng và giải quyết vấn đề.
Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy
và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị
và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào
phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Việc tích hợp giáo dục môi trường trong
môn Tự nhiên và xã hội là rất quan trọng. Đặc biệt với học sinh lớp 3, học sinh đang
ở độ tuổi phát triển về năng lực và phẩm chất. Vì vậy khi tích hợp giáo dục môi trường
vào môn Tự Nhiên và xã hội lớp 3 sẽ rèn luyện cho HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường, cùng với đó HS sẽ biết được phải làm gì để bảo vệ giữ gìn môi trường
nói chung và môi trường xung quanh nhà, trường học nói riêng.

18
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHỦ ĐỀ
“CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG” MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
2.1. Đặc điểm môn Tự Nhiên và Xã Hội

Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa
trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học coi trọng việc
tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế, tạo cho HS cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự
nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học
cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

Tự nhiên: Phần này của môn học tập trung vào việc giới thiệu và giải thích các
hiện tượng tự nhiên như thời tiết, đất đai, động vật, thực vật, và các quy luật tự nhiên.
Học sinh được khuyến khích quan sát và thực hành để hiểu rõ hơn về sự tồn tại và
tương tác của các yếu tố tự nhiên này.

Xã hội: Phần này tập trung vào việc giới thiệu và giải thích các khía cạnh xã
hội và văn hóa của cộng đồng, quốc gia và thế giới. Học sinh học về lịch sử, địa lý,
văn hóa, và các phong tục, tập quán của các dân tộc và nền văn minh khác nhau.

Thực hành và trải nghiệm: Môn Tự Nhiên và Xã Hội thường được thiết kế
với sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Học sinh không chỉ ngồi trong lớp học mà
còn thực hiện các hoạt động ngoại khóa, thăm các địa điểm thực tế như bảo tàng, công
viên, hoặc trang trại để trải nghiệm và hiểu biết sâu hơn về các đề tài.

Kết nối với cuộc sống thực tế: Môn Tự Nhiên và Xã Hội thường được thiết kế
để có liên kết mạch lạc với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Các nội dung được
chọn lọc sao cho thú vị và có liên quan đến cuộc sống thực tế của học sinh, từ việc
học về cách trồng cây, chăm sóc động vật đến việc hiểu biết về các nền văn minh và
truyền thống văn hóa của các quốc gia trên thế giới.

19
Phát triển kỹ năng tự học: Môn Tự Nhiên và Xã Hội không chỉ giúp học sinh
hiểu biết về thế giới mà còn phát triển các kỹ năng tự học, như quan sát, nghiên cứu,
phân tích, và suy luận. Học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi, tìm kiếm thông tin
và tự mình khám phá để có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về các đề tài.

Kết hợp với công nghệ: Môn Tự Nhiên và Xã Hội cũng có thể được tích hợp
với công nghệ để tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong phú. Các ứng dụng,
trò chơi giáo dục và tài nguyên trực tuyến có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình
giảng dạy và học tập.

Với đặc điểm môn học như trên cho thấy, môn Tự nhiên và Xã hội có nhiều
khả năng để giáo dục BVMT. Điều này được thể hiện thông qua yêu cầu cần đạt về
năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, năng lực vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để: Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng,
mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; Phân tích được tình huống liên
quan đến vấn đề môi trường sống xung quanh (Bộ GD-ĐT, 2018b).

2.2. Phân tích chủ đề “Cộng đồng địa phương” môn Tự nhiên và Xã hội 3

CHỦ ĐỀ NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT


CỘNG Một số hoạt  Kể được tên, sản phẩm và ích lợi của một số hoạt
ĐỒNG ĐỊA động sản xuất động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc thủ
PHƯƠNG công) ở địa phương.
 Trình bày, giới thiệu được một trong số các sản
phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh
ảnh, vật thật,... sưu tầm được.
 Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh, video,... để chia
sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải
tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

20
Di tích văn  Giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp lời nói
hoá, lịch sử và với hình ảnh) một di tích lịch sử, văn hoá hoặc cảnh
cảnh quan quan thiên nhiên ở địa phương.
thiên nhiên  Thể hiện sự tôn trọng và có ý thức giữ vệ sinh
khi đi tham quan di tích văn hoá, lịch sử hoặc cảnh
quan thiên nhiên

2.3. Nguyên tắc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tự nhiên & Xã hội
3
2.3.1. Đảm bảo về mục tiêu, nội dung yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự
nhiên & Xã hội 3

Để đảm bảo rằng việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tự nhiên & Xã
hội ở lớp 3 đạt được mục tiêu và nội dung yêu cầu của chương trình, cần xác định các
yếu tố quan trọng sau. Trước hết, việc xác định rõ mục tiêu giáo dục là điều cần thiết.
Mục tiêu này bao gồm việc phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh đối
với các lĩnh vực như địa lý, lịch sử và các vấn đề xã hội. Ngoài ra, cần kiểm tra và
hiểu rõ nội dung yêu cầu của chương trình môn Tự nhiên & Xã hội ở lớp 3, bao gồm
các chủ đề và khối kiến thức mà học sinh cần phải nắm vững. Việc tích hợp giáo dục
môi trường cần phải phù hợp và không làm mất đi nội dung chương trình đã được quy
định. Đảm bảo tính toàn diện là một yếu tố quan trọng khác. Việc tích hợp giáo dục
môi trường không chỉ tập trung vào một khía cạnh nhất định mà còn phải bao gồm
các khía cạnh khác nhau, từ kiến thức đến kỹ năng và thái độ. Cuối cùng, cần thiết
lập cơ chế để đánh giá và đo lường việc đạt được mục tiêu giáo dục và nội dung yêu
cầu của cả chương trình môn Tự nhiên & Xã hội và việc tích hợp giáo dục môi trường
vào đó. Điều này giúp đảm bảo sự hiệu quả và tính thực tiễn của quá trình giảng dạy
và học tập.

21
2.3.2. Đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động dạy học

Lấy người học làm trung tâm là một hướng tiếp cận trong đào tạo mà người
học đóng vai trò trung tâm trong quá trình học tập. Thay vì tập trung vào việc truyền
đạt kiến thức từ người giảng dạy đến học viên, phương pháp này chuyển trọng tâm
đến sự tương tác, tự quản lý học tập, và khám phá cá nhân của học viên. Người học
được khuyến khích xây dựng kiến thức bằng cách tham gia vào các hoạt động, thảo
luận, nghiên cứu, và tìm hiểu sâu hơn về chủ đề học.

Để đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động dạy học trong việc tích hợp
giáo dục môi trường vào môn Tự nhiên & Xã hội ở lớp 3, có một số biện pháp quan
trọng cần được thực hiện. Đầu tiên, việc xây dựng một môi trường học tập tích cực là
chìa khóa quan trọng. Môi trường này cần được thiết kế để tạo ra sự thoải mái và động
viên, giúp học sinh cảm thấy tự tin để tham gia và chia sẻ ý kiến của mình về các vấn
đề môi trường. Bằng cách này, học sinh có thể cảm nhận được môi trường học tập là
nơi thú vị và động lực để học hỏi. Thứ hai, việc tạo cơ hội cho sự tham gia tích cực
của học sinh là cực kỳ quan trọng. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra điều kiện cho
học sinh thực hiện các hoạt động như đặt câu hỏi, thảo luận nhóm và thực hành thực
tế ngoài trời. Bằng cách này, học sinh có thể trải nghiệm và áp dụng kiến thức một
cách thực tế và sâu sắc hơn. Tiếp theo, khuyến khích học sinh tự tìm hiểu là một
phương pháp quan trọng để giúp học sinh phát triển khả năng tự học và khám phá.
Bằng cách này, học sinh sẽ trở nên tự tin và năng động trong việc khám phá thế giới
xung quanh và hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường. Ngoài ra, việc tích hợp quan
điểm và ý kiến của học sinh là cần thiết để tạo ra một môi trường học tập đa dạng và
sáng tạo. Học sinh cần được khuyến khích thể hiện quan điểm và ý kiến của mình về
các vấn đề môi trường và đồng thời được khuyến khích để suy nghĩ và giải quyết vấn
đề một cách độc lập. Cuối cùng, việc cung cấp phản hồi tích cực và xây dựng là một
phần quan trọng của quá trình học tập. Bằng cách này, học sinh sẽ được động viên và

22
khích lệ để tiếp tục tham gia và học hỏi trong quá trình tích hợp giáo dục môi trường.
Phản hồi này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản thân mình mà còn giúp học
sinh phát triển kỹ năng và năng lực cần thiết để thành công trong học tập và cuộc
sống.

2.3.3. Đảm bảo sự gắn kết với thực tiễn

Để đảm bảo sự gắn kết với thực tiễn trong việc tích hợp giáo dục môi trường
vào môn Tự nhiên & Xã hội ở lớp 3, các biện pháp cần được triển khai một cách toàn
diện và sáng tạo. Thông qua những hoạt động phong phú và thực tế, việc học không
chỉ trở nên sinh động hơn mà còn giúp học sinh hiểu sâu hơn về môi trường xã hội và
tự nhiên mà học sinh đang sống.

Một trong những biện pháp quan trọng nhất là thực hành ngoài trời. Tạo điều
kiện cho học sinh được tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên thông qua việc thăm
các công viên, vườn thú, hoặc khu vực tự nhiên khác không chỉ giúp học sinh học hỏi
kiến thức một cách cụ thể mà còn kích thích sự tò mò và khám phá. Khi học sinh cảm
nhận được cái đẹp và sức sống của thiên nhiên, học sinh sẽ có ý thức cao hơn về việc
bảo vệ và giữ gìn môi trường. Đồng thời, việc khuyến khích học sinh tham gia vào
các dự án cộng đồng liên quan đến bảo vệ môi trường cũng đóng vai trò quan trọng.
Thông qua việc thực hiện các hoạt động như làm sạch bãi biển, cây xanh, hoặc tái chế
rác thải, học sinh không chỉ hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường mà còn nhận thức
được ý nghĩa của việc đóng góp tích cực vào cộng đồng. Học sinh thấy rõ rằng hành
động nhỏ của mình có thể góp phần làm thay đổi tích cực cho môi trường xã hội.
Chuyến thăm các tổ chức và doanh nghiệp liên quan cũng là một cách hiệu quả để
gắn kết với thực tiễn. Học sinh được trực tiếp tham quan các hoạt động và công nghệ
được sử dụng trong việc bảo vệ môi trường hàng ngày. Việc này giúp học sinh nhận
ra rằng bảo vệ môi trường không chỉ là việc lý thuyết mà còn là một phần quan trọng
của cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi sự chung tay và nỗ lực của mỗi người. Cuối cùng,
23
việc xây dựng mối liên kết vững chắc với cộng đồng thông qua các hoạt động giáo
dục môi trường giúp học sinh nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường đối với cả cộng đồng và xã hội. Học sinh cảm nhận được sự ấm áp và hỗ
trợ từ cộng đồng, từ đó tạo động lực mạnh mẽ để học sinh tiếp tục hành động và lan
tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.

Tóm lại, việc đảm bảo sự gắn kết với thực tiễn trong giáo dục môi trường là
một yếu tố then chốt giúp học sinh hiểu rõ hơn về môi trường và phát triển ý thức bảo
vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Chỉ khi có sự kết nối chặt chẽ với thực tế, giáo dục môi
trường mới thật sự hiệu quả và bền vững.

2.3.4. Đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá trình
dạy học
Để đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá trình
dạy học của môn Tự nhiên & Xã hội ở lớp 3, chúng ta có thể thực hiện một số biện
pháp để tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ trong giáo dục môi trường.
Đầu tiên, việc sử dụng các phần mềm và ứng dụng giáo dục là một cách hiệu
quả để truyền đạt kiến thức về môi trường một cách sinh động và hấp dẫn. Các ứng
dụng có thể cung cấp hình ảnh, video và tài liệu minh họa, giúp học sinh hiểu sâu hơn
về các khái niệm và vấn đề môi trường một cách trực quan. Thứ hai, việc sử dụng
thiết bị giảng dạy thông minh như máy chiếu, bảng tương tác và máy tính bảng có thể
tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong phú. Nhờ vào những thiết bị này,
giáo viên có thể trình bày thông tin một cách trực quan và tương tác với học sinh,
khuyến khích sự tò mò và khám phá. Tiếp theo, việc sử dụng Internet là một nguồn
tài nguyên quý giá trong giáo dục môi trường. Giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm
thông tin mới nhất, các tài liệu tham khảo, và các tài nguyên giáo dục phong phú để
hỗ trợ quá trình học tập và nghiên cứu về môi trường. Hình ảnh và video cũng là một
công cụ hữu ích trong quá trình truyền đạt thông điệp về môi trường. Các tài liệu trực

24
quan này giúp học sinh kết nối với môi trường một cách sinh động và thú vị, làm cho
các khái niệm trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn. Cuối cùng, việc tạo ra các hoạt động
tương tác và thực hành trực quan cũng là một phương pháp hữu ích trong giáo dục
môi trường. Sử dụng các trò chơi trực tuyến, bài kiểm tra trực tuyến, hoặc các ứng
dụng di động không chỉ khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh mà còn giúp
học sinh học hỏi một cách hiệu quả về môi trường.
Tóm lại, sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là rất quan trọng trong
quá trình dạy học môn Tự nhiên & Xã hội ở lớp 3. Việc tận dụng các công nghệ này
không chỉ giúp tạo ra một môi trường học tập hiện đại và phong phú mà còn khuyến
khích sự tò mò, sáng tạo và tương tác của học sinh trong quá trình học tập về môi
trường.
2.3.5. Đảm bảo tính khả thi

Để đảm bảo tính khả thi khi tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tự nhiên &
Xã hội ở lớp 3, chúng ta cần thực hiện một loạt các biện pháp để đảm bảo việc triển
khai được diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Một trong những biện pháp quan trọng nhất là việc đánh giá tài nguyên có sẵn
trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nào. Điều này bao gồm việc đánh giá các yếu tố
như thời gian, nguồn lực và trang thiết bị. Việc đánh giá này sẽ giúp chúng ta xác định
được khả năng thực hiện và lập ra các hoạt động phù hợp với tài nguyên hiện có. Cần
phải xác định mục tiêu cụ thể cho việc tích hợp giáo dục môi trường, kèm theo kế
hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể và
phản ánh được nhu cầu thực tế của học sinh và giáo viên. Điều này giúp tạo ra một
hướng đi cụ thể và mục tiêu rõ ràng cho quá trình tích hợp. Việc tích hợp giáo dục
môi trường vào chương trình hiện có cũng là một yếu tố quan trọng. Đảm bảo rằng
các hoạt động giáo dục môi trường được tích hợp một cách hợp lý và không gây ảnh
hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ khác trong chương trình. Việc này đảm bảo

25
rằng việc tích hợp là khả thi và hiệu quả. Sự hợp tác và hỗ trợ từ tất cả các bên liên
quan cũng rất quan trọng. Tích hợp giáo dục môi trường đòi hỏi sự hợp tác giữa giáo
viên, nhà trường, phụ huynh và cộng đồng. Việc có sự hỗ trợ và cam kết từ tất cả các
bên là quan trọng để đảm bảo tính khả thi của các hoạt động. Cuối cùng, việc thực
hiện đánh giá định kỳ và liên tục để đánh giá hiệu quả của các hoạt động tích hợp là
không thể thiếu. Dựa vào kết quả đánh giá, chúng ta có thể điều chỉnh và cải thiện các
hoạt động để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình triển khai.

Tóm lại, bằng cách thực hiện các biện pháp trên, việc tích hợp giáo dục môi
trường vào môn Tự nhiên & Xã hội ở lớp 3 có thể được thực hiện một cách hiệu quả
và khả thi. Điều này sẽ mang lại lợi ích lớn cho sự phát triển toàn diện của học sinh
và giúp họ hiểu sâu hơn về môi trường xung quanh.

2.4. Quy trình tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “ Cộng đồng địa
phương” môn Tự nhiên & Xã hội 3
2.4.1. Quy trình

Bộ GD-ĐT (2014) đưa ra quy trình xây dựng bài học tích hợp gồm 6 bước: (1)
Rà soát chương trình, sách giáo khoa tìm ra những nội dung dạy học có liên quan với
nhau; (2) Xác định bài học/chủ đề tích hợp bao gồm môn học nào; (3) Xác định mục
tiêu bài học; (4) Dự kiến thời lượng cho bài tích hợp; (5) Xây dựng nội dung bài học;
(6) Xây dựng bài dạy tích hợp.

Việc xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục BVMT cũng có những điểm
tương đồng, tuy nhiên cũng có những điểm khác, đó là phải xác định mức độ tích hợp
để bài dạy đảm bảo như những lưu ý .

Dưới đây, chúng tôi đề xuất các bước xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp giáo
dục BVMT:

26
- Bước 1: Nghiên cứu/rà soát chương trình, sách giáo khoa để lựa chọn nội dung
(địa chỉ) có khả năng tích hợp.
- Bước 2: Xác định mức độ tích hợp (toàn phần, bộ phận, liên hệ) giáo dục
BVMT.
- Bước 3: Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
- Bước 4: Dự kiến các phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp.
- Bước 5: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể, bao gồm chuỗi các hoạt động (khởi
động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng).

2.4.2. Ví dụ minh họa

Bước 1: Lựa chọn Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà môn TNXH lớp 3 bộ sách kết nối
tri thức với cuộc sống

Bước 2: Mức độ tích hợp: Toàn phần

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường

* Mục tiêu bài học:

- Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà.

- Giải thích được một số cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.

- Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.

* Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường

- Giáo dục học sinh biết mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi
trường sống xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất
nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,.. Nếu môi trừng

27
xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh
sống, ẩn nấp, không khí sạch sẽ, trong lành giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu
quả hơn.

- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi
trường sống.

- Giáo dục HS giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường gây ảnh hướng đến môi
trường.

Bước 4: Dự kiến các phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

Bước 5: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể, bao gồm chuỗi các hoạt động (khởi động,
hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng).

Tiết 1

1. Hoạt động khởi động:

- GV tổ chức cho cả lớp nghe và hát theo bài hát “Bé quét nhà”

- GV hỏi:

+ Em bé trong bài hát đã làm gì để giúp đỡ bà, giúp đỡ mẹ?

+ Hằng ngày, em và mọi người trong gia đình thường làm gì để giữ vệ sinh xung
quanh nhà?

2. Hoạt động khám phá

* Hoạt động 1: Những việc cần làm để giữ sách môi trường xung quanh nhà ở

28
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 16
sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Kể tên việc làm trong mỗi hình? Nêu lợi ích của những việc làm đó?

- GV yêu cầu HS nói những việc em đã làm để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà

- GV kết luận : Vệ sinh xung quanh nhà ở, làm cho môi trường xung quanh nhà ở của
mình có không khí trong lành, thoáng đãng, sạch sẽ và đẹp hơn.

* Hoạt động 2: Lợi ích của việc giũ sạch môi trường xung quanh nhà ở. (làm việc
nhóm 2)

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 5, 6, 7 trang 17 sách giáo khoa thảo luận nhóm
đôi và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

H: Việc làm nào trong các hình sau có tác dụng giữ vệ sinh xung quanh nhà? Vì sao?

+ GV liên hệ: Mọi người trong bức tranh sống ở vùng hoặc nơi nào?

+ GV chốt: Mọi người dân dù sống ở đâu (thành thị, nông thôn, miền núi, vùng biển)
thì chúng ta đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Cần phải làm
những công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể nơi
mình sinh sống.

3. Hoạt động luyện tập: Liên hệ bản thân

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình
bày kết quả.

- GV cho HS liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản
làng…

H: Tại sao phải giữ gìn xung quanh nhà ở? Nói những việc bạn đã làm để giữ vệ sinh
xung quanh nhà ở?
29
- GV kết luận: Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm
bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,… không khí sạch sẽ, trong lành, giúp
em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn.

4. Hoạt động vận dụng

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Nhanh tay - nhanh mắt” để củng cố kiến
thức.

- GV nêu luật chơi: GV cho HS quan sát tranh thật nhanh, ai biết giơ tay nhanh để
giành quyền trả lời.

+ Chỉ ra những việc nên/không nên làm giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.

+ Lợi ích của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.

- GV cho HS xem 1 đoạn Video: “Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?

2.5. Một số kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề
“Cộng đồng địa phương” môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3
2.5.1. Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp (3 tiết)

Ở bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nội dung giáo dục môi trường được tích
hợp ở những nội dung sau:
+ Nội dung nói những việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường và lí do
vì sao phải làm những việc đó ở Tiết 3 – Phần Khám Phá – Hoạt động 1
+ Nội dung cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo
vệ môi trường ở Tiết 3 – Phần Thực hành – Hoạt động 2

30
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được tên. Sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Trình bày được ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Giới thiệu được một số các sản phẩm nông nghiệp của địa phương dựa trên các thông
tin, tranh ảnh, vật thật,... sưu tầm được.
- Nói được những việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường và lí do vì
sao phải làm những việc đó.
- Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo
vệ môi trường.
- Thảo luận, lập kế hoạch thực hiện dự án.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn
thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các
hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt
động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý, tiết kiệm khi sử dụng những sản phẩm
nông nghiệp và biết ơn những người nông dân đã làm ra các sản phẩm đó.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách
nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

31
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động: - GV mở bài hát “Đưa cơm cho mẹ em đi - HS lắng nghe bài hát.
cày” để khởi động bài học.
(5 phút) + HS Trả lời:
+ GV nêu câu hỏi:
- Mục tiêu: Mẹ em bé đang đi cày.
Mẹ em bé đang làm công việc gì?
+ Tạo không Em bé đưa cơm cho mẹ.
khí vui vẻ, Em bè đã làm việc gì để giúp mẹ?
phấn khởi
Bài hát nói về hoạt động nào?
trước giờ học. - HS lắng nghe.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
+ Kiểm tra
kiến thức đã - GV dẫn dắt vào bài mới.
học của học
sinh ở bài
trước.
2. Khám phá: Hoạt động 1. Tìm hiểu tên một số hoạt
động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm
( 20 phút)
của chúng. (làm việc cặp đôi)
- Mục tiêu: - Học sinh đọc yêu cầu
- GV chia sẻ các bức tranh từ 1 đến 8 và nêu
bài và tiến hành trình bày:
+ Kể được tên câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát, làm
và sản phẩm việc cặp đôi và mời đại diện một số cặp trình
của một số bày kết quả.
hoạt động sản
+ Chỉ và nói tên các hoạt động sản xuất nông
xuất nông
nghiệp trong hình?
nghiệp.
+ Kể tên các sản phẩm của hoạt động sản
xuất nông nghiệp đó?

32
- HS nhận xét ý kiến của
nhóm bạn.
- Lắng nghe rút kinh
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết
nghiệm.
quả.
- 1 HS nêu lại nội dung
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ1
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại: Tên một
số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản
phẩm
Hoạt động 2. . Tìm hiểu thêm tên một số
hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản
phẩm của chúng mà em biết. (làm việc
nhóm 4)
- GV cho HS đọc yêu cầu, nêu câu hỏi. Sau - Học sinh chia nhóm 4,
đó mời các nhóm tiến hành thảo luận (Mỗi đọc yêu cầu bài và tiến
HS nêu ít nhất một hoạt động sản xuất nông hành thảo luận.
nghiệp và sản phẩm của hoạt động đó) và
trình bày kết quả.

33
+ Kể tên một số hoạt động sản xuất nông
nghiệp khác mà em biết. Nói tên sản phẩm
- Đại diện các nhóm trình
của hoạt động đó ?
bày:
- GV mời đại diện 1 số nhóm trình bày kết
Trồng trọt (trồng cây
quả
lương thực như: trồng
lúa, ngô, khoai, sắn, ...;
trồng các loại rau, củ,
trồng cây ăn quả,...); chăn
nuôi ( chăn nuôi gia súc
bò, lợn, dê, trâu, ...; chăn
nuôi gia cầm gà, vịt, ngan
, ngỗng, chim bồ câu,
chim cút, ...; nuôi thả cá,
tôm; ...) trồng, khai thác,
bảo vệ rừng, nuôi trồng
và khai thác thủy, hải sản
- Đại diện các nhóm nhận
xét.
- Lắng nghe rút kinh
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. nghiệm.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. - 1 HS nêu lại nội dung
- GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: HĐ2
Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành
sản xuất lớn, bao gồm trồng trọt (trồng cây
lương thực như: trồng lúa, ngô, khoai, sắn,
...; trồng các loại rau, củ, trồng cây ăn
quả,...); chăn nuôi (chăn nuôi gia súc bò,
lợn, dê, trâu, ...; chăn nuôi gia cầm gà, vịt,
ngan , ngỗng, chim bồ câu, chim cút, ...;
nuôi thả cá, tôm; ...) trồng, khai thác, bảo vệ
rừng, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản.
3. Thực hành Hoạt động 3. Thực hành nói một hoạt
động sản xuất nông nghiệp cùng với một

34
(5 phút) sản phẩm ở địa phương em. (Làm việc
nhóm 4)
- Mục tiêu:
- GV nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến
+ Nêu được - Học sinh chia nhóm 4,
hành thảo luận và trình bày kết quả.
tên và sản đọc yêu cầu bài và tiến
phẩm của các + HS lần lượt nói tên một hoạt động sản hành thảo luận.
hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương cùng với
- Đại diện các nhóm trình
xuất nông một sản phẩm của hoạt động sản xuất nông
bày:
nghiệp ở địa nghiệp đó. Lưu ý người sau không nói lặp
phương. lại với người trước.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe, rút kinh
nghiệm.
4. Vận dụng. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: - HS lắng nghe luật chơi.
(5 phút) + GV chia lớp thành 3 nhóm có số lượng đều - Học sinh tham gia chơi:
nhau;
- Mục tiêu:
+ Chia bảng thành 3 phần.
+ Củng cố
những kiến + GV yêu cầu hs xếp thành 3 hàng, Khi GV
thức đã học hô “Bắt đầu”. Các em trong nhóm sẽ lần lượt
trong tiết học chạy lên bảng ghi 1 hoạt động sản xuất nông
để học sinh nghiệp và 1 sản phẩm của hoạt động sản
khắc sâu nội xuất nông nghiệp đó ở địa phương em.
dung. - HS nghe nhận xét.
+ Sau thời gian 5 phút GV hô “Kết thúc” GV
+ Vận dụng và HS kiểm tra nhóm nào ghi được nhiều - Lắng nghe.
kiến thức đã đáp án thì nhóm đó thắng cuộc.
học vào thực
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.
tiễn.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
+ Tạo không
khí vui vẻ, hào
hứng, lưu
luyến sau khi
học sinh bài
học.

35
TIẾT 2
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động: - GV khởi động bài học thông qua trả lời - HS lắng nghe câu hỏi.
câu hỏi:.
(5 phút) + HS Trả lời: các loại
+ GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên các loại lương thực, thực phẩm
- Mục tiêu:
lương thực, thực phẩm mà gia đình em mà gia đình em thường
+ Tạo không thường sử dụng? sử dụng: lúa, ngô, khoai,
khí vui vẻ, phấn sắn, ...; các loại thịt bò,
khởi trước giờ lợn, dê, trâu, ...; gà, vịt,
học. ngan , ngỗng, chim bồ
+ Kiểm tra kiến câu, chim cút, ...; nuôi thả
thức đã học của cá, tôm; ...)
- GV Nhận xét, tuyên dương.
học sinh ở bài - HS lắng nghe.
trước. - GV dẫn dắt vào bài mới
2. Khám phá: Hoạt động 1. Tìm hiểu về lợi ích của hoạt
động sản xuất nông nghiệp. (làm việc
( 20 phút)
nhóm)
- Mục tiêu:
- GV chia sẻ các bức tranh từ 9 đến 12 và
+ Nêu được ích nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát,
lợi của hoạt làm việc nhóm 4 và mời đại diện một số
động sản xuất nhóm trình bày kết quả.
nông nghiệp ở
+ Nêu một số lợi ích của sản phẩm nông
địa phương.
nghiệp?

- Một số nhóm trình bày.

36
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày Hoạt động sản xuất nông
kết quả. nghiệp làm ra các sản
phẩm như: thức ăn, đồ
uống, trang trí nhà cửa,
thuốc,..., sản xuất thủ
công, công nghiệp), đem
bán hoặc xuất khẩu thu
lại lợi ích kinh tế, ...
- HS nhận xét ý kiến của
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. nhóm bạn.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh


nghiệm.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại: Hoạt
động sản xuất nông nghiệp làm ra các sản - Học sinh lắng nghe.
phẩm để phục vụ cuộc sống con người
(thức ăn, đồ uống, trang trí nhà cửa,
thuốc,...), làm nguyên liệu cho các ngành
sản xuất khác (sản xuất thủ công, công
nghiệp), đem bán hoặc xuất khẩu thu lại lợi
ích kinh tế, ...
Hoạt động 2. Ích lợi của một số sản phẩm
nông nghiệp ở địa phương. (làm việc cặp
đôi)
- GV cho HS đọc thông tin trong đoạn hội
thoại và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh - Học sinh đọc yêu cầu
quan sát, làm việc cặp đôi và mời đại diện bài, trao đổi cặp đôi
một số nhóm trình bày kết quả.
+ Hai bạn trong hình đang trao đổi về lợi
ích của hoạt động sản xuất nông nghiệp
nào?

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp đó có ích


lợi gì?

37
- Đại diện các nhóm trình
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày bày:
kết quả.
+ Hai bạn trong hình
đang trao đổi về lợi ích
của hoạt động sản xuất
lúa gạo.
+Hoạt động sản xuất
nông nghiệp đó có ích lợi
cung cấp lương thực,
thực phẩm, trang trí nhà
cửa,...; cung cấp cho các
hoạt động sản xuất khác
(chế biến); buôn bán và
mang lại các lợi ích kinh
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. tế,...
- GV nhận xét chung, tuyên dương. - Đại diện các nhóm nhận
- GV chốt HĐ2 và mời HS đọc lại: Vai trò xét.
và tầm quan trọng của hoạt động sản xuất - Lắng nghe rút kinh
nông nghiệp: cung cấp lương thực, thực nghiệm.
phẩm, trang trí nhà cửa,...; cung cấp cho
các hoạt động sản xuất khác (chế biến);
buôn bán và mang lại các lợi ích kinh tế,...
Bên cạnh đó trồng rừng, trồng cây giúp bảo
vệ môi trường, chống xói mòn đất, ngăn
mưa lũ,...
3. Thực hành - Hoạt động 3. Tên hoạt động sản xuất
Vận dụng: nông nghiệp, sản phẩm và ích lợi của
( 10 phút)

38
- Mục tiêu: hoạt động sản xuất nông nghiệp đó (Làm
việc cặp đôi)
+ Củng cố - Học sinh làm cặp đôi,
những kiến - GV giao nhiệm vụ cho HS, sau đó yêu cầu đọc yêu cầu bài và tiến
thức đã học HS làm việc cặp đôi, hoàn thiện phiếu theo hành thảo luận.
trong tiết học gợi ý và trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm trình
để học sinh
bày:
khắc sâu nội
dung.
+ Vận dụng - Các nhóm nhận xét.
kiến thức đã - Lắng nghe, rút kinh
học vào thực - GV mời các nhóm khác nhận xét. nghiệm.
tiễn.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
+ Tạo không
khí vui vẻ, hào - Nhận xét bài học.
hứng, lưu luyến - Dặn dò về nhà.
sau khi học sinh
bài học.
+ Biết cách
xưng hô hoặc
cắt dán ảnh vào
sơ đồ gia đình
họ hàng nội,
ngoại theo gợi
ý.

TIẾT 3:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động: - GV tổ chức cho HS khởi động bài học - HS tham gia khởi động.
thông qua một số câu hỏi sau:
(5 phút)
+ Giới thiệu 1 hoạt động sản xuất nông
- Mục tiêu: - HS Trả lời:
nghiệp ở địa phương em?

39
+ Tạo không + Sản phẩm của hoạt động đó là gì?
khí vui vẻ, phấn
+ Sản phẩm đó mang lại lợi ích gì?
khởi trước giờ
học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.
+ Kiểm tra kiến - GV dẫn dắt vào bài mới.
thức đã học của
học sinh ở bài
trước.
2. Khám phá: Hoạt động 1. Tìm hiểu những việc nên
làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi
(15 phút)
trường và lí do phải làm những việc đó
- Mục tiêu: (làm việc nhóm)
+ Nêu được - GV chia sẻ các hình 14; 15 và nêu câu hỏi.
một số việc nên Sau đó mời học sinh quan sát, làm việc
làm để tiêu nhóm 4 và mời đại diện một số nhóm trình
dùng tiết kiệm, bày kết quả.
bảo vệ môi
+ Những việc nào nên làm để tiêu dùng tiết
trường. Nêu
kiệm, bảo vệ môi trường? Vì sao chúng ta
được lí do vì
nên làm như vậy?
sao phải làm - Một số nhóm trình bày.
những việc đó. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày
kết quả. + Bảo vệ môi trường
trong sản xuất nông
nghiệp: Không dùng
thuốc BVTV, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ hóa
học, hạn chế sử dụng
phân bón hóa học; nên sử
dụng phân bón hữu cơ,
phân vi sinh, không xả
nước thải, phân từ vật
nuôi ra môi trường, ra
nguồn nước, ...
+ Tiêu dùng tiết kiệm: Sử
dụng các sản phẩm nông

40
nghiệp tiết kiệm: Không
mua, nấu quá nhiều thức
ăn, sử dụng các bộ phận
của thực vật để làm thức
ăn cho vật nuôi hoặc làm
phân bón; tiết kiệm
nguồn nước trong tưới
tiêu;...

- HS nhận xét
- Lắng nghe rút kinh
nghiệm.
- Học sinh lắng nghe.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.


- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.
3. Thực hành: Hoạt động 2. Xử lí tình huống liên quan
đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi
(10 phút)
trường. (làm việc cặp đôi)
- Mục tiêu: - Học sinh chia nhóm 2,
- GV cho HS quan sát hình 16, chỉ và nói
đọc yêu cầu bài và tiến
+ Đưa ra được tình huống trong hình, GV nêu câu hỏi, HS
hành thảo luận.
cách xử lí khi làm việc cặp đôi đóng vai 2 bạn trong hình,
gặp các tình đưa ra các câu trả lời và xử lí tình huống.
huống liên
- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết - Đại diện một số cặp
quan đến tiêu
quả. trình bày:
dùng tiết kiệm,
bảo vệ môi
trường.

41
+ Tự tin, mạnh + Một bạn nói: Sao bạn
dạn trình mày lấy nhiều thức ăn thế?
trước lớp.
Bạn còn lại trả lời: Không
sao, mình ăn không hết sẽ
để lại/ Mình lấy thức ăn
cho cả bạn mình nữa.
Khuyên: Lấy vừa đủ ăn,
tránh lãng phí.
- Đại diện các nhóm nhận
xét.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh
- GV nhận xét chung, tuyên dương. nghiệm.
- GV chốt HĐ2 và mời HS đọc lại.
4. Vận dụng Hoạt động 3. Giới thiệu một số sản phẩm
nông nghiệp của địa phương (Làm việc
(5 phút):
chung cả lớp)
- Mục tiêu: - Học sinh cùng nhau
- GV chia lớp thành 3 nhóm, trưng bày sản
trưng bày sản phẩm của
+ Củng cố phẩm của nhóm mình đã sưu tầm được vào
nhóm mình đã sưu tầm
những kiến góc nhóm mình.
được vào góc nhóm
thức đã học
- GV mời các nhóm chia sẻ về thông tin mình.
trong tiết học
nhóm mình thu thập được: Các sản phẩm
để học sinh
nông nghiệp được trưng bày là những sản
khắc sâu nội
phẩm gì? Các sản phẩm đó có lợi ích gì?
dung.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp nào tạo ra
+ Vận dụng sản phẩm đó? Giới thiệu một số sản phẩm
kiến thức đã nông nghiệp đặc trưng của địa phương em?
học vào thực
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Các học sinh khác nhận
tiễn. xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. Bổ sung
+ Tạo không - Lắng nghe, rút kinh
thêm
khí vui vẻ, hào nghiệm.
hứng, lưu luyến * Thảo luận , lập kế hoạch thực hiện dự án.
sau khi học sinh
- Nhận xét bài học.
bài học.

42
+ Bày tỏ được - Dặn dò về nhà.
tình cảm, sự
quan tâm đối
với các thành
viên trong gia
đình.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

43
2.5.2. Bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp (3 tiết)

Ở bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp, nội dung giáo dục môi trường
được tích hợp thể hiện ở các nội dung
+ Nôi dung cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo
vệ môi trường được thể hiện xuyên suốt cả 3 tiết học chủ yếu ở hoạt động luyện tập,
hoạt động vận dụng ( Tiết 1 – Vận dụng - Hoạt động) (Tiết 2 – Luyện tập – Hoạt động
2,3) (Tiết 3 – Vận dụng – Hoạt động 2)
+ Qua bài học, GV có thể rèn luyện HS có trách nhiệm trong việc tiêu dung tích kiệm,
bảo vệ môi trường
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài 10: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THỦ CÔNG VÀ CÔNG NGHIỆP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được tên của một số hoạt động sản xuất thủ công ở địa phương, sản phẩm và lợi
ích của hoạt động sản xuất đó.
- Giới thiệu được một sản phẩm thủ công của địa phương dựa trên thông tin, tranh
ảnh, vật thật ... sưu tầm được.
- Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo
vệ môi trường.
- HS thể hiện trách nhiệm trong việc tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá khoa học và năng lực giao
tiếp.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào
thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sổng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
3. Phẩm chất:
44
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Máy tính, máy chiếu, webcam kế hoạch bài dạy, các slide minh họa, SGK, ...
- HS: SGK, vở ghi, giấy A4, sưu tầm tranh ảnh, vật thật về một số sản phẩm thủ công
nói chung và ở địa phương...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: - HS trả lời câu hỏi:
(5 phút) + Nón và các món đồ trang
trí làm từ gáo dừa: được sản
* Mục tiêu: Tạo
xuất bằng tay. Xe máy và bút
hứng thú cho
bi được sản xuất bằng máy
HS trước khi Quan sát hình và cho biết sản phẩm nào móc
bắt đầu tiết học được làm bằng tay, sản phẩm nào được
làm bằng máy móc.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Nón và các - HS lắng nghe.
món đồ trang trí làm từ gáo dừa: được - HS nhắc lại tên bài, ghi vở
sản xuất bằng tay là chủ yếu. Đây là hoạt
động sản xuất thủ công.
Xe máy và bút bi được sản xuất bằng máy
móc là chủ yếu. Đây là hoạt động sản xuất
công nghiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất
thủ công và công nghiệp, chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay

45
– Bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công
và công nghiệp (Tiết 1)
2. Khám phá Hoạt động 1: Hoạt động sản xuất thủ
công
(15 phút)
- GV chiếu hình 2,3,4,5 và yêu cầu HS
* Mục tiêu: - HS quan sát và trả lời câu
thảo luận nhóm đôi hoàn thành vào phiếu
hỏi.
- HS nói được học tập:
tên hoạt động
sản xuất thủ
công trong
hình.
- Nêu được lợi - HS trả lời:
ích của một số
hoạt động sản
Phiếu học tập:
xuất thủ công.
- Kể tên một số Hình Hoạt động Tên Sản
của những nghề phẩm
hoạt động sản
người trong thủ
xuất thủ công hình công
và sản phẩm 2
cuả hoạt động 3 - Các bạn khác theo dõi và
đó mà HS biết. 4 nhận xét
5 - HS lắng nghe.
- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: Lợi ích của một số hoạt


động sản xuất thủ công
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học
- HS lắng nghe.
tập: Quan sát các tranh 6, 7, 8, 9 và nêu
lợi ích của các sản phẩm thủ công ở trong - HS thảo luận nhóm 4
hình. - Đại diện 2 nhóm trình bày,
Hình Sản phẩm Ích lợi các nhóm khác nghe và bổ
sung
6

46
7
8
9
- GV nhận xét
- GV hỏi: Hoạt động sản xuất thủ công có - HS nghe
lợi ích gì?
- HS trả lời

- HS nghe và ghi nhớ

- GV nhận xét và chốt:


Hoạt động sản xuất thủ công làm ra các
sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người
như dùng trong sinh hoạt (nấu nướng,
trang trí ...) ngoài ra còn đem bán để
mang lại các ích lợi về kinh tế.
Hoạt động 3: Kể tên một số hoạt động
sản xuất thủ công mà em biết
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi
- HS chia sẻ với bạn ngồi
kể tên một số hoạt động sản xuất thủ công
cạnh
mà em biết. Nói tên sản phẩm của các
hoạt động đó.
- Gọi HS lần lượt nói tên một hoạt động
sản xuất thủ công cùng với một sản phẩm - HS nói tiếp nêu
của hoạt động đó.
- GV NX và bổ sung thông tin về hoạt
động sản xuất thủ công: Có nhiều ngành
nghề thủ công như: nghề gốm sứ, nghề - HS nghe, quan sát và ghi
làm chiếu, nghề dệt vải, nghề nón lá, nghề nhớ thông tin
mây tre đan, ... Các sản phẩm thủ công
truyền thống thường được sản xuất ở các
làng nghề thủ công. Nhiều sản phẩm thủ

47
công nổi tiếng đã được xuất khẩu ra nước
ngoài.
- Gọi HS đọc mục “Em có biết”
3. Vận dụng – Hoạt động 1: Kể tên một số hoạt động
Thực hành sản xuất thủ công ở địa phương
(10 phút) - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài
- 1 HS đọc: Kể tên một số
tập 1.
* Mục tiêu: hoạt động sản xuất thủ công
- GV chia HS thành các nhóm, phát giấy ở địa phương. Nêu tên sản
- Củng cố tri
để HS thảo luận nhóm trong 5 phút. phẩm và ích lợi của hoạt
thức, kĩ năng về
động sản xuất đó.
tên một số hoạt + GV quan sát và giúp đỡ HS ghi đủ và
động sản xuất chính xác thông tin nhất. - HS chia thành các nhóm 6,
thủ công. trao đổi và thực hiện nhiệm
- Mời đại diện nhóm trình bày
vụ.
- Giới thiệu
được một sản - Đại diện nhóm trình bày.
phẩm thủ công
- Nhóm khác theo dõi và
của địa phương
nhận xét.
dựa trên thông
tin, tranh ảnh, - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. - HS lắng nghe.
vật thật ... sưu
Hoạt động 2: Xử lí tình huống - HS quan sát
tầm được.
- GV chiếu yêu cầu tình huống của bài tập
- Đưa ra được
2.
cách xử lí khi
gặp các tình - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo gợi - HS nghe
huống liên ý:
quan đến tiêu + Mọi người trong hình đang ở đâu?
dùng tiết kiệm,
bảo vệ môi + Tình huống gì đang diễn ra?
trường. - Đại diện nhóm trình bày.
+ Nếu là em, em sẽ làm gì để tiêu dùng
tiết kiệm, bảo vệ môi trường? - Nhóm khác theo dõi và
nhận xét.
- Mời đại diện nhóm trình bày
Tình huống 1: Bạn nam
cùng với mẹ và chị gái đang
ở cửa hàng bán đồ gốm. Bạn

48
nam muốn mẹ mua cho con
lợn đất mới trong khi bạn ấy
đã có mấy con lợn đất ở nhà
rồi.
Xử lí: Nên khuyên bạn nam
không nên mua quá nhiều
món đó giống nhau hoặc
tương tự nhau, vì như thế sẽ
rất làng phi tiến bạc.
Tình huống 2: Bố và con
gái đang ở siêu thị, trước
gian hàng bán các đồ dùng ở
nhà (rổ, rá, khay.... bằng
nhựa và máy tre dạn). Bé
đang băn khoăn không biết
nên mua đồ nhựa hay mua đó
làm bằng máy tre dan.
Xử lí: Nói với bố là nên mua
đó làm bằng máy tre dan,
hạn chế sử dụng đồ nhựa để
bảo vệ môi trường; đồng
thời, dùng hàng máy tre dan
sẽ giúp bảo tồn nghề truyền
thống tốt hơn.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét, kết luận.
- 1 – 2 HS nhắc lại
Hoạt động sản xuất thủ công tạo ra sản
phẩm chủ yếu bằng tay với công cụ đơn
giản và thường sử dụng nguyên liệu lấy từ
thiên nhiên. Các sản phẩm thủ công phục
vụ cuộc sống và mang lại lợi ích kinh tế
cho con người
4. Vận dụng - GV hỏi HS: Sau bài học ngày hôm nay - HS trả lời
con học được những gì?
(5 phút)

49
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên
HS.
- HS lắng nghe
- Dặn HS về nhà sưu tầm thông tin về hoạt
động sản xuất công nghiệp nói chung và
hoạt động sản xuất công nghiệp ở địa
phương (nếu có).

TIẾT 2
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Khởi động - GV tổ chức trò chơi: - HS tham gia chơi:


(5 phút) - HS trả lời:
* Mục tiêu: + Câu 1: Hoạt động sản xuất thủ công là gì? + Hoạt động sản xuất thủ
Tạo hứng thú công là hoạt động tạo ra sản
cho HS trước phẩm chủ yếu bằng tay với
khi bắt đầu công cụ đơn giản và thưởng
tiết học sử dụng nguyên liệu lấy từ
thiên nhiên.
+ Câu 2: Lợi ích của hoạt động sản xuất thủ + Các sản phẩm thủ công
công là gì? phục vụ cuộc sống và mang
lại lợi ích kinh tế cho con
người.
+ Câu 3: Kể tên một số sản phẩm của hoạt + Đồ gốm sứ, các sản phẩm
động sản xuất thủ công ? từ mây tre đan, trang Đông
Hồ, nón, ...
- GV Nhận xét, tuyên dương. - HS nghe
- GV dẫn dắt vào bài mới: - HS lắng nghe.
Xe máy và bút bi được sản xuất bằng máy - HS nhắc lại tên bài, ghi vở
móc là chủ yếu. Đây là hoạt động sản xuất
công nghiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất
công nghiệp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Hoạt
động sản xuất thủ công và công nghiệp
(Tiết 2)

50
2.Khám phá - GV chiếu hình 12,13,14,15 và yêu cầu HS - HS quan sát và thảo luận 4.
(15 phút) thảo luận nhóm đôi hoàn thành vào phiếu
* Mục tiêu: học tập:
- HS nói Phiếu học tập: Nói tên hoạt động sản xuất
được tên hoạt công nghiệp trong mỗi hình và cho biết
động sản hoạt động đó làm ra sản phẩm gì
xuất công Hìn Tên hoạt động Sản phẩm
nghiệp trong h công nghiệp
hình. 12
- Nêu được 13
lợi ích của 14
một số hoạt - Đại diện nhóm trình bày:
động sản 15 Tên hoạt
xuất công - Mời đại diện nhóm trình bày Hìn động
Sản phẩm
nghiệp h công
- Kể được tên nghiệp
một số hoạt 12 Chế biến Thực
động sản thực phẩm
xuất công phẩm đóng hộp
nghiệp và (thịt hộp,
sản phẩm cuả cá hộp,
hoạt động đó ...)
mà HS biết. 13 Sản xuất Gang,
gang thép, sắt
thép
- GV nhận xét, kết luận. 14 Dệt may Vải, quần
áo
15 Khai Dầu thô
thác dầu
thô
- Các bạn khác theo dõi và
nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Lợi ích của một số hoạt
động sản xuất công nghiệp
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: - HS lắng nghe.
Quan sát các tranh 16 và nêu lợi ích của -HS thảo luận nhóm 4
các sản phẩm công nghiệp ở trong hình.
Hình 16 Lợi ích của sản phẩm

51
- Đại diện 2 nhóm trình bày,
các nhóm khác nghe và bổ
sung

- GV nhận xét
- GV hỏi: Hoạt động sản xuất thủ công có
lợi ích gì? - HS nghe
- GV nhận xét và chốt: - HS trả lời
Hoạt động sản xuất công nghiệp làm ra các
sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người - HS nghe và ghi nhớ
như làm đồ ăn cho con người, quần áo, ...
ngoài ra còn đem bán để mang lại các ích
lợi về kinh tế.
Hoạt động 3: Kể tên một số hoạt động sản
xuất thủ công mà em biết
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi - HS chia sẻ với bạn ngồi
kể tên một số hoạt động sản xuất công cạnh
nghiệp mà em biết. Nói tên sản phẩm của
các hoạt động đó.
- Gọi HS lần lượt nói tên một hoạt động sản
xuất công nghiệp cùng với một sản phẩm - HS nói tiếp nêu
của hoạt động đó.
- GV nhận xét và bổ sung thông tin về hoạt
động sản xuất công nghiệp: Công nghiệp là - HS nghe, quan sát và ghi
một lĩnh vực sản xuất, bao gồm các nhiều nhớ thông tin
ngành nghề: khai thác tài nguyên, chế
biến sản phẩm, chế tạo và sửa chữa máy
móc, thiết bị... Hoạt động sản xuất công
nghiệp thường diễn ra trong các nhà máy
hoặc các khu vực riêng. Có nhiều ngành
công nghiệp như: công nghiệp khai thác
khoáng san, công nghiệp năng lượng,
công nghiệp dệt may, công nghiệp đóng
tàu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,
công nghiệp thực phẩm...
52
3. Luyện tập Hoạt động 1: Kể tên một số hoạt động
(10 phút) sản xuất công nghiệp ở địa phương
* Mục tiêu: - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài - 1 HS đọc: Chia sẻ một số
- Củng cố tri tập 1. hoạt động sản xuất công
thức, kĩ năng nghiệp ở địa phương em theo
về tên một số gợi ý sau
hoạt động - GV chia HS thành các nhóm, phát giấy để - HS chia thành các nhóm 6,
sản xuất HS thảo luận nhóm trong 5 phút. trao đổi và thực hiện nhiệm
công nghiệp . + Tên và sản phẩm của hoạt động sản xuất vụ.
- Giới thiệu công nghiệp
được một sản + Ích lợi của hoạt động sản xuất đó
phẩm công + GV quan sát và giúp đỡ HS ghi đủ và
nghiệp của chính xác thông tin nhất.
địa phương - Mời đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày.
dựa trên - Nhóm khác theo dõi và nhận
thông tin, - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. xét.
tranh ảnh, - HS lắng nghe.
vật thật ... Hoạt động 2: Xử lí tình huống
sưu tầm - GV chiếu yêu cầu tình huống của bài tập - HS quan sát
được. 2. - HS nghe
- Đưa ra - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo gợi ý:
được cách xử + Mọi người trong hình đang ở đâu?
lí khi gặp các + Tình huống gì đang diễn ra?
tình huống + Nếu là em, em sẽ làm gì để tiêu dùng tiết
liên quan đến kiệm, bảo vệ môi trường?
tiêu dùng tiết - Mời đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày.
kiệm, bảo vệ - Nhóm khác theo dõi và nhận
môi trường. xét.
Tình huống 1: Tình huống:
Một bạn nam phát hiện ra em
gái của mình đã xé vở trắng
để lấy giấy gấp máy bay làm
đồ chơi.
Xử lí: Em sẽ khuyên em gái
là không nên sử dụng giấy
trắng để gấp máy bay vì sẽ
phải tốn tiền mua vở mới, như
thế là không tiết kiệm tiền:
nên dùng giấy đã qua sử dụng

53
để gấp máy bay hay làm đồ
- GV nhận xét, kết luận chơi.
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS nhắc lại
Hoạt động 3: Những việc nên làm để tiêu
dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường
- Mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3 - 1HS nêu
- Mời HS chia sẻ trước lớp về những việc - HS lần lượt chia sẻ
nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi
trường.
- GV nhận xét và chốt:
Một số việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, - HS nghe
bảo vệ môi trường như: sử dụng tiết kiệm - HS nghe và ghi nhớ
thức ăn, đồ uống, đồ dùng… ở trong nhà;
sử dụng điện, nước... tiết kiệm; tái chế, tái
sử dụng; hạn chế túi ni – lông…
- GV mời HS đọc kết luận trong sách
4. Vận dụng - GV hỏi HS: Sau buổi học hôm nay chúng - HS trả lời
(5 phút) ta học được gì?
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên - HS nghe
HS.
- Dặn HS về nhà sưu tầm thông tin, tranh
ảnh, vật thật ... về các sản phẩm thủ công - HS nghe và ghi nhớ
và/hoặc công nghiệp ở địa phương.

TIẾT 3
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động - GV tổ chức hỏi - HS trả lời:


(5 phút) + Câu 1: Hoạt động sản xuất công nghiệp + Hoạt động sản xuất thủ công
* Mục tiêu: gồm những hoạt động gì? bao gồm khai thác tài nguyên,
- Tạo hứng chế tạo và sửa chữa máy móc,
thú cho HS thiết bị; chế biến sản phẩm
trước khi bắt công nghiệp, nông nghiệp ...
đầu tiết học
+ Câu 2: Ích lợi của hoạt động sản xuất + Tạo ra nhiều sản phẩm như
công nghiệp là gì? áy móc, nguyên vật liệu, thiết
bị, đồ dùng, thiết bị phục vụ

54
sản xuất, đời sống và mang lại
các ích lợi kinh té cho con
người.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - HS nghe
- GV dẫn dắt vào bài mới: - HS lắng nghe.
Chúng ta sẽ cùng chia sẻ những thông tin - HS nhắc lại tên bài, ghi vở
về hoạt động sản xuất thủ công và công
nghiệp ở địa phương mình trong bài học
ngày hôm nay – Bài 10: Hoạt động sản
xuất thủ công và công nghiệp (Tiết 3)
2. Vận dụng - GV chia lớp thàng 4 nhóm và yêu cầu HS - HS quan sát và thảo luận
– Thực hành: thảo luận nhóm: theo nhóm
(25 phút) + Trưng bày tranh ảnh hoặc vật thật về các
* Mục tiêu: sản phẩm thủ công hoặc công nghiệp ở địa - Các nhóm trưng bày sản
- Học sinh phương mà em sưu tầm được: Đó là những phẩm và mỗi bạn sẽ tự giới
trình bày, giới sản phẩm gì? Các sản phẩm đó có lợi ích thiệu về sản phẩm của mình
thiệu được gì? Hoạt động sản xuất thủ công hay công trong nhóm (tên sản phẩm, tên
một trong số nghiệp nào tạo ra sản phẩm đó? hoạt động sản xuất và lợi ích
các sản phẩm + Chọn và giới thiệu một sản phẩm ở địa của sản phẩm)
thủ công hoặc phương em, - Các nhóm chia sẻ thông tin
công nghiệp - Mời đại diện nhóm trình bày mình thu thập được
của địa - Các bạn khác theo dõi và
phương dựa - GV nhận xét và sử dụng tư liệu đã sưu nhận xét.
trên các thông tầm, giới thiệu thêm cho HS về một số sản - HS lắng nghe.
tin, tranh ảnh, phẩm sản xuất thủ công hoặc công nghiệp
vật thật ... sưu đặc trưng của địa phương.
tầm được. Hoạt động 2: Tuyên truyền sự cần thiết
- Học sinh phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi
viết, vẽ hoặc trường
sử dụng tranh - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để - HS lắng nghe.
ảnh, video ... viết thông điệp hoặc vẽ tranh về sự cần thiết - HS thảo luận nhóm 4 chọn và
để chia sẻ với phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. thực hiện ý tưởng.
những người - GV mời các nhóm trình bày sản phẩm - Các nhóm trình bày sản
xung quanh phẩm
về sự cần thiết - GV nhận xét , tuyên dương - HS nhận xét nhóm bạn
phải tiêu dùng - HS nghe
tiết kiệm, bảo Hoạt động 3: Tổng kết
vệ môi - GV cho HS đọc nội dung chốt của ông - 1 HS đọc
trường. Mặt Trời.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: - HS lần lượt trả lời
55
+ Những người trong hình đang nói và làm
gì?
+ Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói
của bạn nhỏ trong hình?
+ Nếu là em, em có học dệt vải không? Vì - HS nghe
sao?
- GV nhận xét

3. Dặn dò - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên - HS nghe
(5 phút) HS. - HS nghe và ghi nhớ
- Dặn HS về nhà sưu tầm thông tin, tranh
ảnh, vật thật ... về các sản phẩm thủ công
và/hoặc công nghiệp ở địa phương.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ)


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

56
2.5.3. Bài 11: Di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
Ở bài 11: Di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, nội dung giáo dục môi
trường được tích hợp thể hiện ở nội dung:
+ Nội dung đưa ra một số cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến
cách ứng xử để thể hiện sự tôn trọng và ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan. (Tiết
2)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI 11: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Sưu tầm thông tin và giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp với lời nói với hình ảnh)
một di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử -
văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên.
- Đưa ra một số cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến cách ứng xử
để thể hiện sự tôn trọng và ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan.
- Làm việc nhóm xây dựng được sản phẩm học tập để giới thiệu về địa phương.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn
thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các
hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt
động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, sự tôn trọng và có ý thức
giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

57
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách
nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy: Tranh, ảnh, thông tin.
HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về Di tích lịch sử - văn hoá ở địa phương
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Khởi động - GV cho 1 số em xung phong kể một số di - 2 - 3 HS nêu.


tích lịch sử hoặc cảnh đẹp ở địa phương mà
(5 phút)
em biết.
- Mục tiêu: - HS lắng nghe.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
+ Tạo không
- GV dẫn dắt vào bài mới
khí vui vẻ,
khấn khởi
trước giờ
học.
+ Kiểm tra
kiến thức đã
học của học
sinh ở bài
trước.
2.Khám phá Hoạt động 1. Tìm hiểu di tích lịch sử - văn
hoá. (làm việc nhóm đôi)
(15 phút) - Học sinh đọc yêu cầu bài
- GV chia sẻ 3 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau và tiến thực hiện và lần lượt
- Mục tiêu:
đó mời nhóm đôi quan sát và trình bày kết chọn địa danh và trình bày
+ Giới thiệu quả. trước lớp
được một số
- Nhóm đôi nhận nhiệm vụ và thực hiện hoạt
di tích lịch sử
động – Trình bày trước lớp theo yêu cầu
- văn hoá
58
hoặc cảnh
quan.
+ Nêu được
tên di tích
lịch sử - văn
hoá, hoặc
cảnh quan
thiên nhiên ở
địa phương.

- GV mời các nhóm HS khác nhận xét.


- GV nhận xét chung, tuyên dương. - HS nhận xét ý kiến của các
nhóm.
- GV chốt
- Lắng nghe rút kinh
nghiệm.
3. Luyện tập Hoạt động 2. Tìm hiểu di tích lịch sử địa
phương . (làm việc nhóm )
(10 phút) - 2 HS đọc
- GV cho HS đọc yêu cầu 2 SGK
- Mục tiêu: - HS các nhóm đưa tranh đã
- Các nhóm đưa tranh sưu tầm sưu tầm.
+ HS tự tin,
giới thiệu - GV cho HS nêu câu hỏi. Sau đó mời lần - Học sinh nghe bạn đặt câu
được một di lượt HS tiến giới thiệu 1 di tích lịch sử em hỏi.
tích lịch sử đã sưu tầm.
- Lần lượt xung phong giới
văn hoá,
+ Nói tên địa danh và đặc điểm của địa danh thiệu di tích lịch sử mà mình
hoặc cảnh
đó? biết và trả lời câu hỏi bạn
quan thiên
đưa ra
nhiên đã sưu + Ở đó có những gì?
tầm. - Lắng nghe rút kinh
+ Mô tả địa danh và nói điều em tích nhất ở
nghiệm.
đó?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ
sung thêm:
- GV chốt thông tin

59
- Cho HS đọc mục “ Em có biết”
- GV mở rộng thêm 8 di sản thế giới tại Việt - 1 HS đọc
Nam
- Nghe hiểu thêm
Giới thiệu thêm về di tích lịch sử tại địa
phương em qua hình ảnh (GV chiếu)
4. Vận dụng. - GV tổ chức trò chơi “Du lịch vòng quanh - HS lắng nghe luật chơi.
đất nước”
(5 phút)
Nội dung trò chơi: Kể tên di tích lịch sử văn
- Mục tiêu: - Học sinh tham gia chơi và
hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam
có thể kể được:
+ Củng cố
những kiến Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
thức đã học
Di tích Pác Bó (Cao Bằng)
trong tiết học
để học sinh Dinh Độc Lập (Thành phố
khắc sâu nội Hồ Chí Minh)
dung. Hoàng thành Thăng Long
+ Vận dụng (Hà Nội)
kiến thức đã Khu di tích ATK Định Hóa
học vào thực (Thái Nguyên)
tiễn.
Khu di tích chiến thắng
+ Tạo không Điện Biên Phủ (Điện Biên)
khí vui vẻ,
hào hứng, Cố đô Huế (Thừa Thiên
lưu luyến sau Huế)
khi học sinh Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
bài học.
Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa -
Vũng Tàu)
Quần thể Tràng An (Ninh
Bình)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
(Hà Nội)

60
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi. Vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh)
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
Phố cổ Hội An (Quảng
+ Về nhà giới thiệu cho người thân hoặc
Nam)
những người xung quanh một di tích lịch sử
- văn hoá. - Nghe thực hiện theo yêu
cầu.
+ Thu thập tranh ảnh được phân công thực
hiện dự án từ bài 9 đến lớp để thực hiện sản
phẩm dự án.

TIẾT 2
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
1.Khởi động - GV cho HS xem đoạn video giới thiệu một địa - HS quan sát.
danh lịch sử của Việt Nam.
(5 phút)
+ Em hãy nêu địa danh lịch sử của Việt Nam
- Mục tiêu: + HS trả lời
có trong video là gì. Ấn tượng nhất trong địa
+ Tạo không danh này là gì?
khí vui vẻ,
- GV Nhận xét, tuyên dương.
khấn khởi
trước giờ học. - GV dẫn dắt vào bài mới
+ Kiểm tra
kiến thức đã
học của học
sinh ở bài
trước.
2.Khám phá Hoạt động 1. Kể tên những việc nên làm –
Không nên làm. (làm việc nhóm đôi)
(15 phút) - HS thảo luận nhóm
- GV nêu yêu cầu 1 HS đọc HĐ 1, quan sát nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu:
đôi hình 6 – 9, thực hiện yêu cầu và trả lời câu
+ Nêu được hỏi
những việc

61
nên làm,
những việc
không nên
làm khi đi
tham quan các
di tích lịch sử
- văn hoá - 3- 4 cặp đôi trình bày
hoặc cảnh - HS nhận xét ý kiến của
quan thiên - Đại diện nhóm lên trình bày bạn.
nhiên.
- GV mời các HS khác nhận xét. - Lắng nghe rút kinh
nghiệm.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.


- GV chốt HĐ1 : - Học sinh lắng nghe

+Những việc nên làm: Mặc quần áo lịch sự khi


đến những nơi tôn nghiêm như: đền, chùa, di
tích lịch sử - văn hoá; bảo vệ cảnh quan di tích
lịch sử; giữ vệ sinh chung, nhắc nhở người khác
giữ gìn và bảo vệ di tích; giữ vệ sinh...
Những việc không nên làm: Mặc quần áo ngắn,
hở hang khi đến những nơi không tôn nghiêm,
viết, vẽ bậy lên các di tích, các công trình ở các
cảnh quan, leo trèo di tích, hoặc những nơi bị
cấm, xả rác bừa bãi....
Hoạt động 2. Chia sẻ những việc em đã làm
để thể hiện sự tôn trọng, ý thức giữ vệ sinh
khi đi tham quan. (Làm việc nhóm 4)
- Học sinh chia nhóm 4,
- GV yêu cầu làm việc nhóm, lần lượt trả lời câu
đọc yêu cầu bài và tiến
hỏi
hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm
- Tổ chức trình bày trước lớp trình bày:
- GV mời các nhóm khác nhận xét.

62
- Đại diện các nhóm
nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh
nghiệm.
3.Thực hành Hoạt động 3. Xử lí tình huống (Làm việc
nhóm)
(10 phút)
- Cho HS quan sát tranh hình 10 chỉ và nói tình
- Mục tiêu: - HS cả lớp quan sát
huống trong hình.
hình 10
+ Đưa ra
- GV cho nhóm thảo luận về tình huống:
cách ứng xử
phù hợp trong ? Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Việc
- Các nhóm thảo luận
các tình làm nào nên làm trong tình huống đó? Vì sao?
huống liên
-Lần lượt các nhóm lên trình bày cách xử lí tình
quan đến cách
huống của nhóm mình.
ứng xử để thể
hiện tôn trọng - GV cho các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
và ý thức giữ - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương các nhóm - Lần lượt 3 -4 nhóm
vệ sinh khi đi đưa ra cách xử lí phù hợp. trình bày
tham quan.
- Cho HS nhắc lại thông tin:
+ Thể hiện
tình yêu quê Một nhóm bạn nhỏ đang đi tham quan Văn - Nghe nhận xét, bổ
hương, đất Miếu – Quốc Tử Giám. Một bạn nam đang trèo sung
nước; sự tôn qua hàng rào để vào sờ đầu rùa đá.
trọng và có Cách xử lí: Nếu em là các bạn đang đứng ở
thức giữ gìn ngoài, em sẽ không vào chơi với bạn mà khuyên
vệ sinh khi đi bạn nên đi ra ngoài, không nên trèo qua hàng rào
tham quan. ngăn cách và không sờ vào hiện vật đang được - HS xử lí tình huống
bảo quan tại di tích. nói lại đầy đủ thông tin
-GV tổng kết cho HS đọc thông điệp SGK/ 51

- 2 em đọc lại thông


điệp, cả lớp theo dõi
SGK

63
4.Vận dụng Hoạt động 4. Dự án giới thiệu về địa phương
em. (Làm việc cá nhân)
(5 phút): - Mỗi nhóm thống nhất
- GV cho các nhóm làm việc và thực hiện sản lựa chọn một nội dung
- Mục tiêu:
phẩm đã thu thập từ bài 9, 10, 11 để hoàn thành để trình bày dự án trước
+ Lựa chọn dự án giới thiệu về địa phương. nhóm:
nội dung và
VD:
sản phẩm học
tập để thực + Nhóm các sản phẩm
hiện dự án nông nghiệp tiêu biểu
giới thiệu về
+ Nhóm về sản xuất
địa phương
thủ công và sản phẩm ở
em.
địa phương
+ HS làm việc
+ Nhóm về một di tích
nhóm, hợp tác
lịch sử - văn hoá ở địa
và phân công
phương.
nhiệm vụ để
thực hiện dự - Đại diện các nhóm
án. trình bày:
- Các nhóm nhận xét.
+ Thể hiện - GV mời các nhóm khác nhận xét.
tình yêu quê - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe, rút kinh
hương, đất nghiệm.
nước. - Nhận xét bài học.
- Dặn dò về nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ)


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

64
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính
quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết, kĩ năng, giá
trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia
vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi
cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của
nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm
trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường; những kĩ năng giải quyết cũng như cách
thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những
vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề. Môi trường
Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi
trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế
giới. Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong
những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó giáo dục
bảo vệ môi trường phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người
có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi
trường trong thực tiễn. Môn Tự nhiên và xã hội là môn học rất hợp lý để tích hợp
cùng nội dung giáo dục môi trường cho trẻ tiểu học. Vì vậy giáo viên cần lựa chọn
những hình thức, phương pháp phù hợp để tích hợp một cách hợp lí giúp giáo dục
môi trường cho HS. Cùng với đó việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn TNXH
sẽ giúp trẻ không những rèn được những phẩm chất kĩ năng bài yêu cầu mà còn rèn
được ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.

65
3.2. Khuyến nghị

Việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tự Nhiên và Xã Hội ở lớp 3 đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Dưới đây em xin phép
đưa ra một số khuyến nghị có thể giúp thực hiện tích hợp này một cách hiệu quả:

Chương trình học linh hoạt là yếu tố chính để tạo ra một môi trường học tập đa
dạng và phong phú. Chương trình có thể được thiết kế để kết hợp giữa các nội dung
về môi trường và các chủ đề trong môn Tự Nhiên và Xã Hội. Các hoạt động học tập
có thể xoay quanh việc tìm hiểu về môi trường tự nhiên, các vấn đề xã hội liên quan
đến môi trường và cách bảo vệ môi trường. Việc này giúp học sinh hiểu rõ hơn về
mối liên kết giữa con người và môi trường xung quanh.

Sử dụng tài nguyên ngoại khoá là một cách hiệu quả để tạo ra trải nghiệm thực
tế và sinh động cho học sinh. Các chuyến thăm thực tế đến các địa điểm tự nhiên như
công viên, vườn thú, trang trại sẽ giúp học sinh trực tiếp tiếp cận và khám phá môi
trường tự nhiên. Đây là cơ hội tuyệt vời để học sinh áp dụng kiến thức học được trong
lớp vào thực tế và phát triển kỹ năng quan sát và phân tích.

Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môi trường tự nhiên là một phần
không thể thiếu của việc tích hợp giáo dục môi trường. Trồng cây, quan sát động vật,
nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên là những hoạt động giúp học sinh tiếp cận và
tương tác trực tiếp với môi trường. Những trải nghiệm này giúp họ hiểu sâu hơn về
môi trường và nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và duy trì nguồn tài
nguyên thiên nhiên.

Khuyến khích hợp tác và làm việc nhóm trong các hoạt động liên quan đến môi
trường là cách để phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề
cho học sinh. Họ có thể thảo luận, chia sẻ ý kiến và cùng nhau tìm ra giải pháp cho

66
các vấn đề môi trường. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng xã hội và tinh thần hợp
tác.

Tạo ra kết nối giữa môn học và cuộc sống hàng ngày của học sinh là một phần
quan trọng của việc tích hợp giáo dục môi trường. Các bài học có thể giúp họ nhận
biết và áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hay
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Điều này giúp họ
thấy rằng những gì họ học được không chỉ áp dụng trong sách vở mà còn liên quan
đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Động viên hành động tích cực là cách để khích lệ học sinh tham gia vào các
hoạt động bảo vệ môi trường. Tập trung rác, trồng cây, hay tham gia các chiến dịch
giảm thiểu ô nhiễm là những hoạt động giúp họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường và trở thành người có ý thức và trách nhiệm với môi trường.

Tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tự Nhiên và Xã Hội ở lớp 3 không chỉ
giúp học sinh hiểu biết sâu hơn về môi trường tự nhiên mà còn giúp phát triển kỹ năng
sống và ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Đồng thời, việc kết nối giữa môn
học và cuộc sống hàng ngày giúp họ nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường và tham gia vào các hoạt động tích cực cho cộng đồng và hành tinh.

67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.NGUYỄN THỊ THẤN, Giáo trình Tích hợp giáo dục môi trường
trong dạy học các môn học về tự nhiên xã hội, NXB ĐHSP Hà Nội.
2. Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường tiểu học (dùng
cho cán bộ quản lí, giáo viên tiểu học). NXB Đại học Sư phạm
3. Bộ GD-ĐT (2018). Công văn số 1803/BGDĐT-KHCNMT ngày 07/5/2018 về
việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2019.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Khải. Tập huấn về Lý thuyết sư phạm tích hợp
5. Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã
hội (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT)

68

You might also like